Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGỌC TUẤN
ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Ngành: Ngôn ngữ học So sánh đối chiếu
Mã số: 9222024
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ H VN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT
Người hướng dẫn Khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành
2: PGS.TS Nguyễn Đăng Sửu
Phản biện 1: GS.TS Vũ Đức Nghiệu
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Trào
Phản biện 3: PGS.TS Lâm Quang Đông
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 31
MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Dù đa dạng về phương pháp nghiên cứu, các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận phạm trù mệnh lệnh chủ yếu: tập trung vào cú pháp theo quan điểm của các nhà Ngữ pháp Tạo sinh; tiếp cận lực ngôn trung dưới góc độ Ngữ dụng học; hoặc, phân tích sự đa dạng yếu tố tham thể: người nói, người nghe, thời gian và cảnh huống phát ngôn theo đường hướng Ngôn ngữ học Chức năng Các nghiên cứu về phạm trù mệnh lệnh chủ yếu tập trung xử lý về mặt cú pháp trong cấu trúc câu mệnh lệnh, thức mệnh
đề mệnh lệnh v.v; các biến thể cú pháp hình thái xảy ra trong cấu trúc câu mệnh lệnh, thức mệnh lệnh tiếng Anh; hoặc phân tích thống kê từ loại mang ý nghĩa, nét nghĩa mệnh lệnh như trong các nghiên cứu tiếng Việt Phần lớn các đường hướng tiếp cận, phân tích đều dựa trên thao tác nghiên cứu truyền thống: tách rời hoặc thoát ly khỏi ngữ cảnh hành ngôn Với đường hướng tiếp cận ngôn ngữ dựa trên đa dạng ngôn
cảnh dữ liệu (data-rich based), nhiều nhà ngôn ngữ học đương đại bày tỏ sự ủng hộ và thừa nhận những ảnh hưởng của lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận (Cognitive Linguistics-CL) và Ngữ pháp Kết cấu (Construction Grammar-CG) đến những
phương diện ngôn ngữ mà yếu tố ngữ pháp không mang tính tiên quyết Sự khác biệt
cơ bản với chủ nghĩa hình thức của Chomsky (the Formalist Chomskyan) - cho rằng
ngữ pháp phổ quát đóng vai trò cốt lõi trong mọi ngôn ngữ, ở chỗ: trường phái Ngôn ngữ học Tri nhận (CL) và Ngữ pháp kết cấu (CG) tiếp cận ngôn ngữ trong mối quan
hệ giữa hình thức và ý nghĩa ngôn dụng được ý niệm hoá (tri nhận) dựa trên sự trải nghiệm, nghiệm thân của cá nhân trong những chu cảnh ở từng ngôn ngữ cụ thể, thoát
ly tình trạng đóng băng hoặc khuôn mẫu hoá
Từ quan điểm và các bàn luận nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận với mục đích
nghiên cứu các đặc điểm tri nhận trong nội hàm kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và từ đó làm rõ những tương đồng, dị biệt về đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt Dựa trên 1404 ngữ liệu là các phát ngôn chứa mệnh lệnh trong 10 tác phẩm văn học, điện ảnh đương đại tiếng Anh, tiếng Việt, và một số ngữ liệu có chứa kết cấu mệnh lệnh từ các nguồn online như: các trang báo điện tử, mạng xã hội facebook, các trang dịch thuật phụ đề điện ảnh mở (free)…v.v., chúng tôi thực hiện nghiên cứu đối chiếu một chiều nhằm làm rõ những tương đồng và dị biệt của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên các đặc điểm tri nhận kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong hội thoại giữa hai ngôn ngữ
2.Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu xác định đối tượng là những đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu (ngữ pháp tri nhận) trong mối quan hệ tương đồng, dị biệt giữa hai kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt Những đặc điểm tương đồng, dị biệt trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt được làm rõ qua quy trình thao tác phân tích tích hợp đối chiếu một chiều dựa trên các kết quả thu được từ đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Do đó, luận án chú trọng phân tích, mô tả, xác lập các tiêu chí trong vai trò là công cụ xác định các đặc điểm tri nhận trong phạm trù kết cấu mệnh lệnh trong ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) và xem xét các tương đồng, dị biệt xuất hiện trong kết cấu
Trang 42
mệnh lệnh ở ngôn ngữ đích (tiếng Việt) trong quá trình phân tích tích hợp đối chiếu
Để đạt mục đích đặt ra, luận án hướng đến giải quyết các nhiệm vụ cụ thể:
Một, chúng tôi thực hiện tổng quan các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận mệnh lệnh, xác lập cơ sở lý thuyết và hệ thống lý luận liên quan đến nội hàm phạm trù kết cấu mệnh lệnh dựa trên các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về cơ chế ý niệm hoá ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu từ lý thuyết lược đồ, điển mẫu và mô hình tri nhận nhằm xác định các tiêu chí và khu trú các kết cấu mệnh lệnh
Hai, luận án thực hiện phân tích, mô tả, hệ thống các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng, các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh từ quan điểm Ngôn ngữ học Tri nhận thông qua ngữ liệu được thống kê và hệ thống các luận cứ lý thuyết trong vai trò là cơ sở lý luận và công cụ thao tác nghiên cứu, trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng tiếng Việt
Dựa trên các đặc điểm tri nhận qua các phân tích đối chiếu tích hợp (dựa trên cơ
sở nguồn) về tiêu chí biểu lực mệnh lệnh, tham thể mệnh lệnh, các kiểu kết cấu tham gia vào
cú trúc kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, luận án đề xuất lược đồ và điển mẫu về mệnh lệnh tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận, với những tương đương và/hoặc khác biệt trong mối quan hệ đối chiếu với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Nhiệm vụ nghiên cứu được chúng tôi cụ thể hoá qua 03 câu hỏi nghiên cứu như sau:
1 Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được thể hiện qua những bình diện nào? Dựa trên các tiêu chí nào?
2 Những đặc điểm tri nhận của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong mối quan
hệ đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp tri nhận dựa trên cơ sở nguồn là đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh?
3 Lược đồ và tiêu chí điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt có đặc điểm gì?
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ nhiệm vụ đặt ra, luận án xác định đối tượng nghiên cứu là các đặc
điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh qua tình huống hội thoại trong các tác phẩm văn học, điện ảnh Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được xem là cơ sở nguồn trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ các tương đồng và dị biệt Đối
tượng trong nghiên cứu này bao gồm: Những đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh - tiếng Việt Phạm vi và dữ liệu
nghiên cứu của đề tài bao gồm 939 ngữ liệu có hành ngôn mệnh lệnh tiếng Anh và
465 ngữ liệu có hành ngôn cầu khiến tiếng Việt được thu thập và thống kê qua các tác phẩm văn học, điện ảnh đương đại tiêu biểu, gồm: 10 tác phẩm văn học, điện ảnh tiếng Anh và tiếng Việt
Đồng thời, một số ngữ liệu chứa kết cấu mệnh lệnh minh hoạ hoặc được sử dụng như vai trò đối chứng có nguồn tham khảo được trích dẫn từ các bài viết trong báo điện tử mạng xã hội facebook, trang biên dịch phụ đề online http://www.opensubtitles.org và/ hoặc từ kho tài liệu điện tử COCA (Corpus of Contemporary American English)…v.v
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
Trang 53
i.Phương pháp phân tích - mô tả, là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt
nhằm miêu tả, phân tích các đặc trưngngữ nghĩa, ngữ dụng và các kiểu kết cấu mệnh lệnh trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
ii.Phương pháp đối chiếu, được sử dụng trong chương 2 và 3 với mục đích:
Xây dựng cơ sở ngôn ngữ nguồn (trong chương2) và các khía cạnh, đặc điểm đối chiếu ở ngôn ngữ đích (trong chương 3).Và, đối chiếu làm rõ sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và các kiểu loại kết cấu cấp độ từ và mệnh đề trong kết cấu mệnh lệnh (trực tiếp và gián tiếp) tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, đặc biệt, làm rõ nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh của hai ngôn ngữ dựa trên nguyên lý lược đồ và điển mẫu kết
cấu mệnh lệnh được xác lập Các thủ pháp căn yếu được áp dụng, bao gồm: Thủ pháp thống
kê; Thủ pháp phân tích đối lập và loại suy trong lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh; Thủ pháp
mô hình hoá và phân tích cảnh huống ngôn từ; Thủ pháp nghiên cứu liên ngôn/ xuyên ngôn
và Thủ pháp phân tích tích hợp đối chiếu
5 Đóng góp của nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu về mệnh lệnh, cầu khiến, hành động ngôn từ cầu khiến, câu cầu khiến ở cả tiếng Anh và tiếng Việt được thực hiện góp phần củng cố cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về phạm trù diễn ngôn mệnh lệnh, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện tiếp cận và đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt dưới góc
độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác lập cơ sở lý luận và hệ thống hoá các luận cứ lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về kết cấu mệnh lệnh trong đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt qua đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu Ngoài ra, kết quả của luận án góp phần củng cố
ưu thế nổi trội của Ngôn ngữ học Tri nhận từ góc nhìn và đường hướng tiếp cận hiện đại trong việc luận giải các phạm trù, khía cạnh ngôn ngữ hiện đại
6 Ý nghĩa của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ các đặc trưng tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh Bên cạnh đó, các giá trị và ý nghĩa đối chiếu củng cố cơ sở khoa học về tính mới và phù hợp của Ngôn ngữ học Tri nhận trong sự đề cao đường hướng tiếp cận ý nghĩa biểu đạt và mối quan hệ của các tham thể dụng ngôn hơn là tập trung phân tích các mô hình/ biểu thức ngôn ngữ, đặc biệt là các tiêu chí tri nhận trừu tượng (ý niệm) ẩn trong vỏ ngôn ngữ, ngôn liệu qua thực tế sử dụng
Về thực tiễn, kết quả của luận án là nguồn tư liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học, cụ thể là nghiên cứu về Ngôn ngữ học Tri nhận, kết cấu ngữ pháp và ngữ nghĩa, ngữ dụng được tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh Ngoài ra, luận án cũng có thể được xem như một đóng góp vào khả năng ứng dụng Ngôn ngữ học Tri nhận trong bối cảnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ hiện nay: phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ/ ngoại ngữ của người học, hình thành ý niệm mới (ở ngôn ngữ đích) thông qua các hoạt động/ tình huống giao tiếp tri nhận và hoạt động trải nghiệm của bản thân
7 Bố cục của luận án
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này, chúng tôi trình bày các đường hướng Ngôn ngữ học tiếp cận, nghiên cứu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và tiếng Việt Đồng thời, xác lập hệ thống cơ sở lý thuyết và các luận cứ khoa học về tiếp cận kết cấu mệnh lệnh tiếng
Anh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Trang 64
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN TRONG KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH
Dựa trên nguyên tắc đối chiếu một chiều được xác lập trong cơ sở lý thuyết, kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được xem là cơ sở (ngôn ngữ) nguồn trong đối chiếu
Chương 3: ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG VIỆT DỰA TRÊN
KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH
Trong chương này, chúng tôi thực hiện phân tích, mô tả và khu trú kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên cơ sở là ngữ liệu được thu thập thống kê từ 05 tác phẩm văn học, điện ảnh Việt Nam.Để thực hiện nhiệm vụ đối chiếu, chương 3 của luận án thực hiện mô tả, phân tích tích hợp đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên ngôn ngữ nguồn là kết quả trong chương 2: các đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Từ kết quả
đó, xây dựng và xác lập lược đồ và điển mẫu của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Kết luận của luận án là sự tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhằm chứng minh, giải thích, phản biện, trả lời câu hỏi nghiên cứu và đi đến kết luận dựa trên mục đích, nhiệm vụ
và đối tượng nghiên cứu đặt ra Bên cạnh những kết quả đạt được, phần kết luận, trong mức
độ hạn chế nhất định về mặt chủ quan và khách quan, nêu ra những vấn đề nghiên cứu còn
để ngỏ, chưa được tiếp cận và gợi mở hướng nghiên cứu mới
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các quan điểm và đường hướng tiếp cận kết cấu mệnh lệnh
1.1.1 Cú pháp trong kết cấu mệnh lệnh
Đặc trưng cơ bản và khu biệt của kết cấu mệnh đề mệnh lệnh được xác định dựa trên tổ hợp các đặc tính cú phápluôn là một thách thức với các nhà lý thuyết ngôn ngữ, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tiếp cận phạm trù mệnh lệnh tiếng Anh dưới góc
độ lý thuyết Tạo sinh của Chomsky
Các nhà Việt ngữ học theo đường hướng ngữ pháp truyền thống trong đó có các đại biểu như Lê Văn Lý (1972); Nguyễn Kim Thản (1977); Hoàng Trọng Phiến (1980) đã bàn luận và phân chia các dạng thức của câu theo hai tiêu chí cơ bản: cấu trúc cú pháp và mục đích phát ngôn Xét về mặt lịch sử, các đường hướng tiếp cận câu cầu khiến tiếng Việt dường như chưa đề cập đến lớp từ mang ý nghĩa cầu khiến
1.1.2 Kết cấu mệnh lệnh trong Ngữ dụng học
Kết cấu mệnh lệnh tổng quát hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn mệnh lệnh bằng lời nói (hành động ngôn từ mệnh lệnh), bao gồm: mong muốn, hy vọng, lời khuyên, yêu cầu, gợi ý, cầu xin, hướng dẫn, v.v và thậm chí có thể có cả hàm ý mỉa mai Jespersen (1924); Bolinger (1967); Huddleston và Pullum (2002) chỉ ra nhiều ý nghĩa trong số này không mang ý nghĩa mệnh lệnh mà phần lớn phản ánh hành động ngôn từ chỉ đạo/ chỉ huy, xúi giục, khuyên nhủ, yêu cầu, gợi ý, v.v để người khác làm điều gì đó (hoặc không làm điều gì đó, đối với mệnh lệnh phủ định) Đối với Việt ngữ học, các công trình của Nguyễn Đức Dân (2000); Nguyễn Thiện Giáp (2000); Đỗ Hữu Châu (1995,2001); Cao Xuân Hạo (1991) cũng đã xem xét hành động cầu khiến ở góc độ dụng học- không quan tâm đến loại hình mục đích phát ngôn mà khảo sát các hành
Trang 75
động ngôn từ, trừ quan điểm của Cao Xuân Hạo khi cho rằng dụng ngôn được xem xét sau khi xác định được kiểu câu
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khung lý thuyết và quan điểm nghiên cứu
Cơ sở lý luận và lý thuyết của luận án chủ yếu dựa trên:
1.Lý thuyết Ngữ pháp Tri nhận (Cognitive Grammar-CG) của Langacker (1987b,1991a,b,2000,2004,2008); Günter Radden and René Dirven (2007); và lý thuyết về mệnh đề Mô hình tri nhận ý tường hoá (Idealized cognitive models -ICM) của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) 2.Lý thuyết về lược đồ và điển mẫu của của Langacker (2008); Taylor (1989).3 Lý thuyết về ngữ pháp Kết cấu (Construction Grammar) của Fillmore (1988);Fillmore, Kay và O'Connor (1988); và Goldberg (1995,2006,2013)…v.v Quan điểm và nguyên tắc thực hiện nghiên cứu nhất quán, xuyên suốt trong các chương của luận án, như sau: Một, luận án áp dụng phân tích mô tả và phân tích tích hợp đối chiếu Hai, dựa trên ngữ dữ liệu đã được xử
lý, nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về Lược đồ và điển mẫu của Langacker (1987b,1991a,b,2000,2004,2008); Taylor (1989); và Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) Ba, quan điểm về khả năng tương thích giữa các kết cấu được tập trung nghiên cứu chủ yếu nhằm giải thích cho một số kết cấu mệnh lệnh hỗn hợp trong tiếng Anh trước khi so sánh đối chiếu với kết câú mệnh lệnh tiếng Việt
1.2.2 Kết cấu mệnh lệnh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
1.2.2.1 Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM)
Kịch bản này của Panther và Thornburg được Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) hoàn thiện, bao gồm: i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí
(Cost) đối với tiếp thể H và lợi ích đối (Benefit) với chủ thể S; ii)Tính tùy chọn thấp
(mức độ lịch sự thấp/ mức độ thao túng cao); và, iii)Chủ thể S có quyền lực/ vị thế cao hơn tiếp thể H
(action)
(mã hoá bằng động từ mệnh lệnh
-coded by imperative verbs)
sự kiện 2 Chủ thể (S)
cảnh huống tại lời
(Deictic setting)
cảnh huống giả định
(Hypothetical setting) 1.2.2.3 Điển mẫu
Điển mẫu, theo Taylor (1989), thể hiện ý niệm cốt lõi về khái niệm của một
Trang 86
phạm trù và dựa trên để xuất này, Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) phân tích điển mẫu mệnh lệnh theo hai tiêu chí:
Biểu lực mệnh lệnh
Taylor (1989); Thornburg và Panther (1997); Pérez Hernandez và Ruiz de
Mendoza (2002) sử dụng thuật ngữ Biểu lực (Force Exertion-FE) khi đề cập đến các
mức độ khác nhau của lực liên quan đến các phát ngôn mệnh lệnh
Bảng 1.2.2.3a: Giá trị tham tố biểu lực mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz de
Mendoza (2002)
Biểu lực
(FE) High (+) Cao Low (+) Thấp Không có Zero Low (-) Thấp High (-) Cao
Không nguyên mẫu (Non -prototype) Danh tính
(Identity)
Cụ thể (Individuated)
Không cụ thể (Non & generic) Vai nghĩa
(Semantic role)
Tiếp thể + tác thể (Causee + Agent)
Không rõ ràng (Non Causee + Agent)
1.2.3 Kết cấu mệnh lệnh trong ngữ pháp Tri nhận (ngữ pháp Kết cấu)
Goldberg (1995,2006,2013) cho rằng ngôn ngữ bao gồm các kết cấu như là những đơn vị cơ bản, không những thế, các dụng năng của kết cấu được coi là tổ hợp được cấu trúc hóa như Goldberg giải thích, tất cả các cấp độ phân tích ngữ pháp đều
liên quan đến các kết cấu cặp nối ghép (pairing) hình thức biểu đạt với chức năng ngữ
nghĩa hoặc chức năng diễn ngôn
1.2.4 Đối chiếu và nguyên tắc đối chiếu
1.2.4.1 Cơ sở so sánh đối chiếu
Trong ngôn ngữ học đối chiếu, sự cùng kiểu loại hay còn gọi là cơ sở nền (ground) quy chiếu tương đồng mang ý nghĩa như là “hằng số” và sự khác biệt là “biến số” và cũng trong lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu, hằng số được coi là cơ sở thứ ba
(Tertium Comparation-TC)- Cơ sở đối sánh
1.2.4.2 Hướng tiếp cận và nguyên tắc đối chiếu
Để thực hiện đối chiếu và phân tích đối chiếu, Bùi Mạnh Hùng (2008) đưa ra cách tiếp cận cơ bản, cụ thể: Nghiên cứu đối chiếu một chiều: Một ngôn ngữ được sử dụng làm cơ sở (ngôn ngữ nguồn) từ đó, ngôn ngữ cơ sở cần được phân tích và (các) ngôn ngữ còn lại đóng vai trò phương tiện điều kiện để đối chiếu làm rõ các đặc điểm của ngôn ngữ cơ sở
Trang 97
1.2.4.3 Đối chiếu một chiều
Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), khi thực hiện đối chiếu một chiều (về một phạm trù ngôn ngữ nào đó) giữa hai ngôn ngữ, một ngôn ngữ bất kỳ được lựa chọn trong vai trò là cơ sở đối sánh
Bảng 1.2.4.3: Quy trình thực hiện đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh-
tiếng Việt
Phân tích, miêu tả Các đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng Các đặc điểm ngữ pháp kết cấu Xác lập cơ sở đích (Có thể là kết quả của các nghiên cứu trước đó) Tương đương trong tiếng Việt
tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn Kết quả Xác lập lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt
1.3 Tiểu kết chương 1
Từ các luận điểm phân tích trong tổng quan nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và đường hướng tiếp cận mệnh lệnh dưới góc độ
Ngôn ngữ học Tri nhận được xác lập trong vai trò là hệ thống lý luận và công cụ mô
tả, phân tích ngữ dữ liệu về kết cấu mệnh lệnh ở hai ngôn ngữ Quan điểm nghiên cứu
được chúng tôi áp dụng nhất quán như sau: Một, luận án áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp thông qua khảo sát thu thập ngữ, dữ liệu là các phát ngôn chứa phương tiện biểu thị mệnh lệnh được sử dụng trong hội thoại qua các tác phẩm văn học, điện ảnh Anh Anh, hoặc Anh Mỹ và Việt ngữ có tần suất cao nhất phục vụ phân tích tình huống dụng ngữ, và tính chuẩn tắc trong kết quả nghiên cứu Hai, dựa trên ngữ dữ liệu đã được xử lý, nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về Lược đồ và Điển mẫu trong của Langacker (1987b,1991a,b,2000,2004,2008); và Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) về hành động ngôn từ trong mệnh lệnh để thực hiện phân tích các đặc điểm tri nhận đi đến xác định điển mẫu của mệnh lệnh trên hai tiêu chí:
Biểu lực (Force Exertion) trong vai trò tiêu chí chính và Tham thể (Person Subject), trong đó Biểu lực là một khái niệm lõi của điển mẫu mệnh lệnh với một định nghĩa nhất quán, được phân tích như một biểu thức tạo thành từ các giá trị tham tố (có giá trị được đo đạc và hiển thị qua trị số)
Ba, kết cấu mệnh lệnh trong nghiên cứu này, theo quan điểm Goldberg (1995,2006, 2013), là một kiểu cấu trúc quy ước của ngôn ngữ thông thường mang ý nghĩa độc lập với các từ vựng trong câu Do đó, quan điểm về khả năng tương thích giữa các kết cấu được tập trung nghiên cứu chủ yếu nhằm giải thích cho một số kết cấu mệnh lệnh phức tạp trong tiếng Anh (cơ sở nguồn) trước khi so sánh đối chiếu
Luận án xác lập cơ sở lý luận và hệ thống hoá luận cứ lý thuyết như sau: i)Luận cứ lý thuyết thứ nhất dựa trên lý thuyết mô hình tri nhận ý tưởng hoá- ICM của Pérez
Trang 108
Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) trong nhiệm vụ khu biệt hành động ngôn từ mệnh lệnh và khu trú tiểu phạm trù hành động ngôn từ mệnh lệnh ra khỏi các kiểu loại, phạm trù hành động ngôn từ cầu khiến tổng quát trước khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh- tiếng Việt trong chương 2 và 3 ii)Luận cứ lý thuyết thứ hai dựa trên quan điểm và lý thuyết về lược đồ mệnh lệnh và điển mẫu mệnh lệnh của Langacker (2008); Taylor (1989) được áp dụng trong luận án như một luận cứ lý thuyết khi phân tích đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt iii)Hệ thống biểu thức định lượng và định tính trong các tiêu chí của điển mẫu mệnh lệnh và hành động ngôn từ mệnh lệnh của Thornburg và Panther (1997) và đề xuất cải tiến của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) được coi là luận cứ lý thuyết thứ ba được luận án áp dụng trong việc nghiên cứu, phân tích, miêu tả và luận giải các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh- tiếng Việt iv)Cứ luận lý thuyết thứ 4 của luận án dựa trên hệ thống các quan điểm tiếp cận kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh theo đường hướng ngữ pháp kết cấu- tri nhận của Günter Radden and René Dirven (2007);Langacker (1987b,1991a,b,2000,2004,2008) v) Nguyên tắc đối chiếu một chiều theo quan điểm của Bùi Mạnh Hùng (2008): đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh là
cứ luận lý thuyết và nền tảng lý luận trong việc thực hiện nghiên cứu phân tích tích hợp đối chiếu các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh giữa hai ngôn ngữ
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN TRONG KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH Dẫn nhập
Trong chương này, luận án áp dụng lý thuyết ICM trong việc khu biệt kết cấu
hành động ngôn từ cầu khiến với kết cấu mệnh lệnh gián tiếp (indirect imperative), và
phân tích các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh qua hai tiêu chí: biểu lực (định lượng) và tham thể mệnh lệnh (định tính) trong lược đồ, điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
2.1 Thức mệnh lệnh và phương tiện biểu đạt mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh
Trang 112.1.2 Những kết cấu động từ phổ biến trong mệnh lệnh tiếng Anh
Như số liệu được phân tích trong 2.1.1, let/ let’s, tell, get và look là nhóm
động từ mệnh lệnh (imperative verbs) có tần suất xuất hiện cao nhất, so với những
động từ/ nhóm động từ xuất hiện phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Trong mục này, nghiên cứu thực hiện phân tích, miêu tả các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa thường ngôn trong giao tiếp của động từ let/let’s, tell, get và look và một số động từ mệnh lệnh trong mục thống kê với mục đích làm rõ các khu biệt về cú pháp của các phát ngôn mệnh lệnh trong ngữ cảnh giao tiếp từ 5 ấn phẩm
tell get look be go do take give make listen forget wait
Biểu đồ 2.1.2: Tần suất xuất hiện của các động từ mệnh lệnh
0
50
Biểu đồ 2.1.2.1a: Phân bổ let / let's trong 5 tác phẩm
LET ME LET US (LET'S)
Trang 1210
Kết cấu mệnh lệnh với Let
Trong tương tác xã hội hằng ngày LET ME +V được coi như một biểu thức ngôn ngữ (mang tính phổ biến) thể hiện sự xin phép của chủ thể mệnh lệnh khi muốn thực hiện một hành động nào đó (ở đây được diễn đạt qua V) và có ý trao quyền cho phép thực hiện hành động đến người nghe (tiếp thể mệnh lệnh)
Kết cấu mệnh lệnh với Let’s
Tần suất xuất hiện của kết cấu mệnh lệnh let’s chiếm ưu thế trong ngữ dụng giao tiếp thường ngôn, cao nhất (so với các hình thức/ kết cấu mệnh lệnh khác) chiếm 80% trong tổng số 110 chỉ mục thống kê, ý nghĩa biểu đạt hành động được thực hiện mang tính chia sẻ/ chung (join/ shared action có tỷ lệ 12% và 8% là tỷ lệ của việc sử
dụng kết cấu mệnh lệnh Let’s see/ let’s say xuất hiện trong 2/5 tác phẩm
2.1.2.2 Kết cấu mệnh lệnh với Tell và Look
Kết cấu mệnh lệnh với Tell
Có thể nói, kết cấu TELL +*** khá đa dạng trong mệnh lệnh và có tần suất
xuất hiện trong giao tiếp thường ngôn mang tính phổ biến, đặc biệt, kết cấu tổ hợp TELL ME cũng thể hiện đặc điểm mệnh lệnh phổ quát như trong kết cấu LET ME và được khá nhiều quan điểm nghiên cứu ủng hộ như là một phần trong điển mẫu mệnh
lệnh thức của tiếng Anh
Kết cấu mệnh lệnh với Look
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đồng thời cho thấy hiện tượng động
từ chỉ tri giác như Look trong thực tế ngôn dụng thoát ly khỏi bản chất ngữ pháp ban đầu do thói quen sử dụng, để trở thành hoặc tiếp nhận một đặc tính mới về cả ngữ và nghĩa, tuy nhiên sự phân biệt rõ ràng giữa chức năng thán từ với động từ tri giác đôi khi gây tranh luận
2.1.2.3 Kết cấu của một số động từ mệnh lệnh tiếng Anh phổ biến khác
Give và Take
Cặp động từ Give và Take được chúng tôi khảo sát và đưa vào nghiên cứu dựa trên tính phổ biến ngữ dụng trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày, có tần suất xuất hiện trong biểu thị mệnh lệnh cao và đặc biệt hơn là đặc trưng biểu nghĩa không những trong phạm vi rộng,
đa nghĩa, mà còn có đặc trưng đối nghịch (nghĩa) giữa hai động từ này
Go và Come
Tỷ lệ xuất hiện của Gome on và Go on qua khảo sát cho thấy sự xuất hiện của
Go on trong giao tiếp và văn bản nhưng Come on chỉ duy nhất được sử dụng trong
117, 51%
110, 48% 2, 1%
Biểu đồ 2.1.2.1b: Tần suất xuất hiện Let/ let's/ don't let/ question
Let Let's Don't Question
Trang 1311
phát ngôn Kết cấu mệnh lệnh với Go được sử dụng như ẩn dụ phong phú hơn trong các kết hợp như Go on, Go ahead, Go back to sleep…v.v so với kết cấu Come on về hình thức, tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa Come ẩn dụ và phi ẩn dụ không quá chênh lệch so với sự xuất hiện của kết cấu Go trong biểu đạt ý nghĩa chuyển động cao hơn ẩn dụ
2.1.2.4 Kết cấu phủ định phổ biến trong mệnh lệnh thức tiếng Anh
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, 49 ngữ liệu chứa kết cấu phủ định mệnh lệnh chủ yếu được thống kê trong 5 tác phẩm qua tỷ lệ mô tả như sau:
2.1.2.5 Những cấu thành biểu lực phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Cấu thành mệnh lệnh trong tiếng Anh, ngoài kết cấu lõi của động từ, các thành phần bổ trợ ngoại vi có giá trị và vai trò không thể thiếu trong việc biểu đạt mức
độ mệnh lệnh, cảm xúc tương tác giao tiếp, cùng với hoặc/ và các chỉ dấu thể hiện giá trị vai vế, văn hoá thứ bậc gia đình, cộng đồng hoặc xã hội giữa chủ thể phát ngôn và tiếp thể mệnh lệnh cũng như các ý nghĩa khác trong chiến lược lịch sự và giao tiếp
2.1.2.6 Tân ngữ ngôi thứ nhất trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Dựa trên hệ thống cứ luận lý thuyết và các lập luận, phân tích, minh hoạ, nghiên cứu đi đến kết luận: Kết cấu mệnh lệnh trong tiếng Anh bao gồm nhóm động
từ (phổ biến nhất) với tân ngữ ngôi thứ nhất qua hai tham tố nổi trội cơ bản là Mong
muốn (Desire) và Lợi ích (Benefit) được biểu thức hoá như sau: V+ O (first personal pronoun object) Đáng kể và nổi bật là kết cấu của TELL, LET và GIVE + ME/US
trong việc thể hiện mối quan hệ đồng biến mức độ gia tăng của hai tham tố Mong
muốn (Desire) và Lợi ích (Benefit)
2.2 Đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
2.2.1 Quan điểm tiếp cận thức trong kết cấu mệnh lệnh
Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002), khi bàn về động cơ khẩn thiết, nhận định rằng ý nghĩa mệnh lệnh trong tình trạng khẩn cấp bảo đảm diễn đạt tính chất khẩn thiết của ngôn cảnh và triệt thoái các thành phần (mang tính chất/ sản sinh) lịch sự Mối tương quan về tương tác giao tiếp xã hội của Givón (1981) về cơ bản gồm: Quyền lực/ địa vị của chủ thể cao hơn dẫn đến nghĩa vụ tuân thủ của tiếp thể nhiều hơn; ngược lại, quyền lực/địa vị của tiếp thể cao hơn dẫn đến nghĩa vụ tuân thủ của tiếp thể càng thấp
2.2.2 Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh
Kết cấu mệnh lệnh trực tiếp trong tiếng Anh, dưới góc độ tiếp cận của Ngôn
0 10 20 30 40
Biểu đồ 2.1.2.4: Phân bổ kết cấu mệnh lệnh phủ định