Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN HỒNG NHUNG ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊ.
Trang 1KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-
ĐOÀN HỒNG NHUNG
ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊN CỨ LIỆU BÁO
NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ VÀ THE NEW YORK TIMES
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT
NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông
TS Nguyễn Thị Bích Hạnh
Phản biện 1: GS.TS Lê Quang Thiêm
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 3: PGS.TS Hồ Ngọc Trung
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 202
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hoá các khái niệm trừu tượng, là hình thái tư duy của con người về thế giới Tiếp cận ngôn ngữ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận đang là một hướng đi mới được nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay quan tâm ủng hộ
1.2 Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc độc giả truy cập các trang báo mạng chính thống của quốc tế và trong nước (trong đó có
báo Nhân dân điện tử và The New York Times) để nắm bắt thông tin ngày
càng trở nên phổ biến vì tính chất nhanh, lượng thông tin nhiều và đa dạng Nghiên cứu diễn ngôn báo chí nói chung, nghiên cứu tiêu đề và sa-
pô với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí nói riêng hiện là đối tượng nghiên cứu được chú ý gần đây Với những độc giả ít thời gian, một lựa chọn thông minh là đọc nội dung tiêu đề (phần nêu chủ
đề bài báo) và sa-pô (phần tóm tắt nội dung chính của bài báo - đứng ngay dưới tiêu đề) của bài viết để nắm bắt các thông tin chủ đề và tinh thần của bài báo, từ đó chọn lọc các thông tin quan trọng, phù hợp với nhu cầu nắm bắt tin tức của bản thân để quyết định đọc toàn bộ bài viết hay không 1.3 Đã có khá nhiều nghiên cứu về phép ẩn dụ trong tin tức báo chí ; tuy nhiên, nghiên cứu tiêu đề báo chí cũng như phần sa-pô trong các tác phẩm báo chí dưới góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận là khoảng trống vẫn còn bỏ ngỏ
Lựa chọn đề tài luận án "Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử
và thời báo The New York Times", tác giả mong muốn khỏa lấp “khoảng
trống” đó
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu về ẩn dụ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận
2.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Các nhà khoa học đại diện là Lakoff và Johnson (1980), G Fauconnier (1985), R.Langacker (1987), M.Johnson (1987) Ngoài ra, những tên tuổi đáng chú ý khác là Turner, Jackendoft, Kovecses Goatly, Gibbs Rosch, Shore, Steen, Wierzbicka Theo tri nhận luận, ẩn dụ là kết quả của sự kết hợp ngôn ngữ- văn hoá trong quá trình tư duy của một cộng đồng văn hoá cụ thể
Nghiên cứu điển hình nhất và được coi là thành công nhất đối với nghiên cứu
ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận là tác phẩm “Metaphors We Live By” của
G Lakoff và M Johnson (1980)
2.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Trang 4Ở trong nước, nghiên cứu được xem là sớm nhất về khuynh hướng tri nhận có thể kể đến Nguyễn Lai (1990) về quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ hướng RA VÀO, LÊN XUỐNG, ĐẾN TỚI, LẠI QUA, SANG VỀ
Người đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam một cách có hệ thống với khung lý thuyết cụ thể là tác giả Lý Toàn Thắng (2005), tác giả chủ yếu nghiên cứu về cách thức tri nhận không gian và thời gian trong ngôn ngữ Năm 2007, Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm mới của mình về ẩn dụ trên cơ sở phủ nhận dòng quan điểm so sánh trong ẩn dụ Trần Văn Cơ (2009) giới thiệu khái luận về ẩn dụ tri nhận; Nguyễn Đức Dân (2001), (2009), Nguyễn Văn Hiệp (2012) tiếp nối nghiên cứu về các từ chỉ hướng không gian trong ngôn ngữ dưới góc độ tri nhận…
2.2 Các nghiên cứu về tiêu đề và sa-pô báo chí
2.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Nhóm tác giả Bonyadi và Samuel (2013) nghiên cứu so sánh các tiêu
đề xã luận theo hai phương diện là tiền giả định và các phương diện tu từ trong hai tờ báo The New York Times và Tehran Times nhằm tuyên truyền
cho tư tưởng mà hai tờ báo mong muốn độc giả tiếp thu Một số nghiên cứu khác tiếp cận vai trò của các phương tiện từ vựng trong báo chí Fowler và các tác giả khác (1979) chỉ ra vai trò của phép tăng cường từ vựng (lexicalization) như một chiến thuật ngữ dụng nhằm đưa tư tưởng vào văn bản tin
Van Dijk (1988) với hướng tiếp cận mang tính tri nhận đối với cấu
trúc tin đã có một số ảnh hưởng nhất định đối với việc nghiên cứu cấu trúc tin Phân tích của Van Dijk được đặt trong một khung lý thuyết mang tính tri nhận về việc lĩnh hội văn bản Monsefi, R., & Mahadi, TST (2016) quan tâm đến chơi chữ trong tiêu đề báo chí tiếng Anh trực tuyến Các tác giả thấy rằng thủ pháp chơi chữ thường xuyên nhất trong những tiêu đề này là
ẩn dụ
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Mảng nghiên cứu về tiêu đề (tít) báo dành được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu liên quan đến các vấn đề mang tính lý thuyết Trịnh Sâm (2000) đã khảo sát các tiêu đề của nhiều thể loại thuộc phong cách báo chí.Vũ Quang Hào (2004) đã có một phần nghiên cứu tương đối đầy đủ về tít báo: cấu trúc và chức năng của tít báo, một số thủ pháp đặt tít thường gặp, một số tít mắc lỗi Cao Xuân Hạo (2006) đã có một phần nói
về chức năng của tiêu đề báo như một gợi dẫn có giá trị cho các sinh viên trường báo
Tuy nhiên, dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, nghiên cứu về tiêu đề và sa-pô
báo chí hiện không nhiều và chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê hoặc phạm vi hẹp
Trang 5như Vương Thị Kim Thanh (2011) phân loại dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa,
cú pháp của mỗi hình thức ẩn dụ trong tiêu đề báo chí thương mại tiếng Việt với đề tài “Ẩn dủ tri nhận trong tiêu đề báo chí thương mại tiếng Việt” Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung (2018) qua khảo sát 150 tiêu đề báo chí và 150 sa-pô trong các bài viết được khảo sát từ chuyên mục
“Chuyện thời sự” trên báo “Nhân dân điện tử”, đã đề cập đến ẩn dụ ý niệm
cơ sở CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
Tổng quát lại, nghiên cứu tiêu đề báo chí cũng như phần sa-pô trong các tác phẩm báo là một vấn đề không mới, song nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận vẫn còn là địa hạt mới mẻ, ít được quan tâm nghiên cứu Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận để làm rõ vai trò của ẩn
dụ trong một đơn vị đặc biệt của văn bản báo chí, thực hiện chức năng dụng học: gợi mở, kích thích sự khám phá, nhấn mạnh của tiêu đề và sa-
pô báo chí
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu đề và
sa-pô tiếng Việt và tiếng Anh (trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do dung lượng luận án có hạn, luận án chỉ dừng lại ở việc khảo sát
ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu đề và sa-pô tiếng Việt và tiếng Anh Anh (trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times) Việc phân
tích và lý giải các mô hình ẩn dụ định hướng và ẩn dụ bản thể sẽ được dành riêng trong một nghiên cứu khác
4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án hướng đến là thông qua việc làm rõ các mô hình ánh xạ của các ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tư liệu nghiên cứu, luận án chỉ ra cơ chế ánh xạ, cơ chế chuyển di các thuộc tính từ miền nguồn lên miền đích Từ đó, làm rõ tính bộ phận và đơn tuyến trong chiếu xạ ẩn dụ Dựa trên sự xuất hiện phổ biến của một số miền nguồn tiêu biểu và sự ánh
xạ lên một số miền đích phổ dụng trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt - tiếng Anh, luận án chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong tư duy ẩn dụ, sự ưa dùng/không ưa dùng ẩn dụ trong một thành tố đặc biệt của văn bản báo chí (tiêu đề, sa-pô)
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
Trang 62 Hệ thống hoá các quan điểm lý luận về ẩn dụ ý niệm và các khái niệm có liên quan làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài;
3 Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô được sử dụng trong mục “Bình luận quốc tế” (Nhân dân điện tử) và mục Opinion (The New York Times); làm rõ tính tầng bậc của ẩn dụ; làm rõ các cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và đích trong các mô hình ẩn dụ, các quan hệ gán ghép giữa các thuộc tính đặc trưng của hai miền này; chỉ ra các dụ dẫn ẩn dụ được ưa dùng trong mỗi ngôn ngữ, sự khác biệt (nếu có) giữa các ẩn dụ phái sinh
4 Miêu tả, phân tích, đối chiếu các mô hình ẩn dụ ý niệm trong 2 khối ngữ liệu Thông qua thống kê và khảo sát việc sử dụng ẩn dụ trong từng tiểu loại tiêu đề
và tiểu loại sa-pô, luận án hướng đến mục tiêu làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ thông qua việc sử dụng ẩn dụ ý niệm nói chung, thông qua việc sử dụng ẩn dụ trong từng thành tố của văn bản báo chí nói riêng nhằm hướng đến mục đích dụng học cụ thể
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống
kê, phân loại; phương pháp miêu tả; phương pháp phân tích diễn ngôn; luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1 Về lí thuyết
Bằng việc hệ thống một cách có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về
ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm, kế thừa các cơ sở lý luận đi trước, thông qua việc nghiên cứu sâu các ẩn dụ được tìm thấy trong ngữ liệu và
đi tìm lời giải đáp cho những tương đồng và khác biệt về ẩn dụ cấu trúc giữa hai cộng đồng ngôn ngữ, luận án góp phần bổ sung và làm sáng rõ các đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt và người Anh trong việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần bổ sung lý luận về vai trò của ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô
với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí
2 Về thực tiễn
Luận án đã xây dựng các sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ cấu trúc; so sánh
đối chiếu về tần suất, ánh xạ và đặc trưng tư duy ngôn ngữ trong các mô hình ẩn dụ; luận giải sự tương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống ẩn
dụ giữa hai ngôn ngữ dựa trên các đặc trưng ngôn ngữ và tư duy dân tộc Điều này giúp những người học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ
có thêm một cái nhìn về phương thức tư duy về thế giới khách quan của hai dân tộc Việt và Anh và những biểu hiện của tư duy này trong lĩnh vực
nghiên cứu cụ thể là tiêu đề và sa-pô báo chí
Trang 7Luận án cũng chỉ ra các loại ẩn dụ cấu trúc và tần suất sử dụng của các ẩn dụ này trong tiêu đề và sa-pô cùng một số bình luận về vai trò của
ẩn dụ trong các tiêu đề và sa-pô báo chí Đây là cơ sở tham khảo không chỉ giúp ích trong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với mọi người trong việc cập nhật thông tin quốc tế và trong nước một
cách nhanh chóng và chuẩn xác
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được chia thành ba chương (ngoài phần mở đầu, kết luận,
danh mục những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục): Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; Chương 2: Chương 2: Đối chiếu ẩn
dụ cấu trúc có miền đích “Chính trị” trong tiêu đề và Sa-pô báo chí Anh – Việt; Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia” trong
tiêu đề và Sa-pô báo chí Anh – Việt
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm
1.1 Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
Theo đường hướng tri nhận, ẩn dụ là phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ Cơ chế tri nhận của ẩn dụ bao gồm hai miền nguồn
và đích tồn tại tiền giả định trong ý thức của con người, trong đó những thuộc tính của miền nguồn được ánh xạ, phóng chiếu lên miền đích, cả hai miền nguồn và đích đều là những ý niệm Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ
1.2 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm
Đa số các lĩnh vực ý niệm nguồn đều cụ thể và các lĩnh vực ý niệm đích đều trừu tượng Đặc tính thứ năm là khả năng làm nổi bật hoặc che dấu Đặc tính thứ sáu là tính hệ thống trong cấu trúc ẩn dụ Đặc tính thứ bảy là tính tầng bậc trong cấu trúc ẩn dụ
Trang 81.2.2 Ý niệm và sự ý niệm hóa
Ý niệm chính là kết quả, là sản phẩm của hoạt động tri nhận của con người về thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình qua tương tác với thế giới Ý niệm hóa cũng là một trong những luận thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận Nếu ý niệm là sản phẩm của hoạt động tri nhận của con người thì ý niệm hóa có thể được hiểu chính là hoạt động tri nhận để hình thành nên những ý niệm Ý niệm hóa vì thế bao gồm trong nó nhiều quá trình tinh thần khác nhau
1.2.3 Miền, miền nguồn, miền đích
Miền là những thực thể tri nhận như trải nghiệm tinh thần, không gian trình hiện, ý niệm, hoặc phức hợp ý niệm Miền nguồn và miền đích là thuật ngữ quy chiếu tới các miền ý niệm trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm Miền nguồn thường cụ thể, có thể phác họa rõ ràng, dễ nhận biết hoặc đã được ý niệm hóa trong tâm trí con người trong khi miền đích thường trừu tượng, khó xác định hoặc còn mới mẻ đối với nhận thức và kinh nghiệm
1.2.4 Ánh xạ và lược đồ hình ảnh
Theo quan điểm tri nhận, thuật ngữ ánh xạ là một trong những thuật
ngữ chìa khóa của ngôn ngữ học tri nhận Ánh xạ là “một hệ thống cố định các tương ứng giữa các yếu tố hợp thành miền nguồn và miền đích” Lược đồ hình ảnh đến từ sự tương tác của con người với thế giới khách quan, là cách con người khám phá các vật thể vật lý bằng cách tiếp xúc với chúng, do đó lược đồ hình ảnh có thể được dùng như miền nguồn cho các ánh xạ ẩn dụ
1.2.5 Thuyết nghiệm thân
Con người thông qua trải nghiệm tương tác với thế giới hiện thực mà hình thành những lược đồ hình ảnh cơ bản, tức hình thành những mô hình tri nhận, và dựa vào đó để tiến hành phạm trù hóa, xây dựng nên các ý niệm Trải nghiệm của thân thể vừa kích hoạt, vừa đặt cơ sở tạo thành ẩn dụ
1.3 Phân loại ẩn dụ ý niệm
1.3.1 Ẩn dụ cấu trúc
Ẩn dụ cấu trúc tạo ra một cấu trúc ý niệm này từ một cấu trúc ý
niệm khác, làm cho hai ý niệm trùng lặp nhau Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả biểu trưng hoá trong sự liên tưởng, giúp người ta hiểu ý niệm đích A (thường trừu tượng) thông qua các cấu trúc ý niệm nguồn B (cụ thể hơn)
1.3.2 Ẩn dụ bản thể
Ẩn dụ bản thể quy những trải nghiệm vốn không thể phác họa rõ ràng, hoặc có tính mơ hồ, trừu tượng của chúng ta về những trạng thái cơ bản dưới dạng thức sự vật, chất liệu,… phục vụ cho những mục đích rất đa
Trang 9dạng Điều đó cho phép chúng ta nói về những hiện tượng trừu tượng như
là những vật thể cụ thể nhờ vào năng lực vật thể hóa của tri giác chúng ta
1.3.3 Ẩn dụ định hướng
Ẩn dụ định hướng không cấu trúc ý niệm thông qua một ý niệm khác
mà tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tương quan với nhau Hầu hết ẩn dụ định hướng liên quan đến định vị không gian với những kiểu đối lập như: lên-xuống, trong-ngoài, trước-sau, hoạt động-nghỉ, sâu-cạn, trung tâm-ngoại biên,… Ẩn dụ định hướng không mang tính võ đoán mà
có cơ sở kinh nghiệm lý tính và văn hóa
1.4 Quy trình nhận dạng ẩn dụ
Quy trình nhận dạng ẩn dụ MIP (Metaphor Identification Procedure)
do Pragglejaz (2007) xuất, được thực hiện với 4 bước như sau:
- (i) đọc toàn bộ các tiêu đề và sa-pô để thiết lập hiểu biết chung về nghĩa;
- (ii) xác định các từ ngữ có tiềm năng sử dụng ẩn dụ và các từ ngữ có liên quan trong ngữ cảnh;
- (iii) xác định dạng thức của biểu thức có từ ngữ ẩn dụ tiềm năng, đối chiếu các từ ngữ ẩn dụ tiềm năng vào các miền nguồn để gọi tên miền nguồn và miền đích, từ đó xác định liệu tiêu đề, sa-pô tìm được có phải là biểu thức ẩn dụ hay không;
- (iv) gọi tên các biểu thức ẩn dụ: các từ ngữ tiềm năng này trở thành
“từ biểu lộ ẩn dụ” (“metaphorically-expressed words”) (chúng tôi gọi là
“dụ dẫn”), các tiêu đề, sa-pô có chứa dụ dẫn ẩn dụ được gọi là “biểu thức
có nhiều tiểu loại như sa-pô gọi tên, sa-pô tóm tắt, sa-pô nêu sự việc dẫn đường (sa-pô duyên cớ), sa-pô chân dung, sa-pô tả cảnh, sa-pô nêu luận cứ, nêu nhận thức và những suy tư riêng của tác giả, sa-pô tiếp nối tiêu đề
Trang 103 Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu
3.1 Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học đối chiếu:
Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học đối chiếu là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ Trong số các chuyên ngành của ngôn ngữ học so sánh thì ngôn ngữ học đối chiếu có phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp, chỉ nghiên cứu hai (ít khi nhiều hơn hai) ngôn ngữ để phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó
3.2.Khái niệm Tertium comparison:
Việc so sánh hai đối tượng bất kỳ bao giờ cũng dựa trên một giả định
là hai đối tượng đó có một cái gì đó chung Cái cơ sở hay cái nền đó thường được gọi là Tertium comparationis (TC) Đây là một từ gốc La tinh dùng để chỉ cái thứ ba trong so sánh
3.3 Các nguyên tắc khi đối chiếu:
Trong nghiên cứu đối chiếu có năm nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc I: phải đảm bảo các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng
- Nguyên tắc II: việc nghiên cứu đối chiếu không chỉ chú ý đến phương diện ngôn ngữ một cách riêng biệt mà còn phải đặt trong hệ thống
- Nguyên tắc III: phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong
hệ thống mà còn phải xem xét chúng trong hoạt động giao tiếp
- Nguyên tắc IV: phải đảm bảo tính chất nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm vào mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu
- Nguyên tắc V: phải tính đến mức độ gần gũi về mặt loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu
Chương 2 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT-TIẾNG ANH
Trang 112.1 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” trong tiêu đề
và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh
Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH
Thuộc tính của miền nguồn
(cuộc chiến)
Thuộc tính miền đích (chính trị)
Chỉ huy/tổng tư lệnh trận chiến Các chính trị gia
Những người lính tham chiến Các phe phái chính chị
Kẻ thù trong cuộc chiến Các thế lực đối lập, thù nghịch trên
chính trường
Vũ khí sử dụng trong cuộc chiến Các chính sách địa chính trị
Chiến thuật trong chiến tranh Các chiến lược chính trị
Chiến thắng hay thất bại trong
chiến tranh
Chiến thắng hay thất bại trên chính trường
2.1.1 Trong tiêu đề
Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề
Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại sa-pô
Trang 12Kết quả nghiên cứu tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên
hai nguồn ngữ liệu: báo Nhân điện tử và The New York Times) cho thấy,
có một số lượng lớn các biểu thức ẩn dụ ý niệm “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô, mức độ phổ biến và tần suất dụ dẫn ẩn dụ ở tiếng Anh cao gấp 1,6 lần trong tiếng Việt Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có một vài điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh, cụ
thể: Trên báo Nhân dân điện tử, có 4 thuộc tính từ miền nguồn “chiến
tranh” được ánh xạ đến miền đích “chính trị”, trong đó thuộc tính về “vũ khí sử dụng trong chiến tranh” được sử dụng với 5 lượt dụ dẫn mà trên
The New York Times không kích hoạt thuộc tính này từ miền nguồn Trong
tiếng Việt, các biên tập viên người Việt có xu hướng ưa sử dụng thành ngữ trong các tiêu đề/ sa-pô báo chí để ẩn dụ về các vấn đề chính trị.Trong khi
đó, trên The New York Times, các biểu thức ẩn dụ chủ yếu nằm trong phần
sa-pô của bài viết Có 4 thuộc tính từ miền nguồn “chiến tranh” được chiếu lên miền đích “chính trị” nhưng thuộc tính kết cục của chiến tranh chỉ xuất hiện trong tiếng Anh mà không xuất hiện trong ngữ liệu tiếng Việt Chúng tôi không tìm thấy thành ngữ nào được sử dụng trong tiêu đề/ sa-pô bài viết để dùng với tư cách như một mã thông báo ẩn dụ
2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh
Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
Thuộc tính miền nguồn
(Hành trình)
Miền đích (Chính trị)
Mục tiêu của hành trình Mục tiêu của chính trị gia Những tuyến đường phải đi Các phương tiện giúp đạt được
mục tiêu Những khó khăn, trở ngại trên hành Những trở ngại, biến cố chính trị