Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times). Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times). Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times). Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times). Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times). Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times).
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ THOA
ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN
CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH (TRONG MỤC BÌNH LUẬN QUỐC TẾ CỦA BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN
TỬ VÀ MỤC OPINION CỦA THE NEW YORK TIMES)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, năm 2021
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ THOA
ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN
CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH (TRONG MỤC BÌNH LUẬN QUỐC TẾ CỦA BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN
TỬ VÀ MỤC OPINION CỦA THE NEW YORK TIMES)
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 9222024
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS TS NGUYỄN VĂN HIỆP
Hà Nội, năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu thống
kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận án
HỒ THỊ THOA
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 7
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về diễn ngôn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị 13 1.2 Cơ sở lý thuyết 19
1.2.1 Cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ý niệm 19
1.2.2 Cơ sở lí luận về diễn ngôn chính trị 31
1.2.3 Cơ sở lí luận về so sánh đối chiếu 36
1.3 Tiểu kết 38
Chương 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “CHÍNH TRỊ” TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 40
2.1 Dẫn nhập 40
2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” 42
2.2.1Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 44
2.2.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 52
2.2.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc "CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH" trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 61
2.3 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG” 63
2.3.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 64
2.3.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 68
2.3.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 74
2.4 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” 75
2.4.1Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 76
2.4.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 81
2.4.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 85
2.5 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” 87
2.5.1Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 87
2.5.2Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 91
2.5.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 93
2.6 Phân tích ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN”
Trang 52.6.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 95
2.6.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 98
2.6.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/TỰ NHIÊN‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 100
2.7 Tiểu kết 102
Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “QUỐC GIA” TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 104 3.1 Dẫn nhập 104
3.2 Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI” 105
3.2.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 105
3.2.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 108
3.2.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI‖ trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh 111
3.3 Ẩn dụ cấu trúc “ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI” 113 3.3.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 114
3.3.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 117
3.3.3 So sánh ẩn dụ cấu trúc ―ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 122
3.4 Ẩn dụ cấu trúc “HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI” 123
Trang 63.4.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 123
3.4.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 129
3.4.3 So sánh ẩn dụ cấu trúc ―HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 137
3.5 Tiểu kết 139
KẾT LUẬN 141
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―CHÍNH TRỊ‖ trên cứ liệu tiếng
Việt và tiếng Anh 41
Bảng 2.2 Sơ đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH 43
Bảng 2.3 Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ 63
Bảng 2.4 Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ 76
Bảng 2.5: Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ 87
Bảng 2.6: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/TỰ NHIÊN‖ .95
Bảng 3.1: Thống kê số lượt ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―QUỐC GIA‖ xuất hiện trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 104
Bảng 3.2 Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI‖ 105
Bảng 3.3 Sơ đồ ánh xạ ―ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI‖ .113
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc "CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH" trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 62Hình 2.2: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 74Hình 2.3: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 86Hình 2.4: So sánh số lượng và tỉ lệ lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ
LÀ NHIỆT‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 94Hình 2.5: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 101Hình 3.1: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 112Hình 3.2: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA
LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 123Hình 3.3: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện của ẩn dụ cấu trúc ―HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt
138Hình 3.4: Kết quả thống kê lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―QUỐC GIA‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 140
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Những năm cuối thế kỉ XX, khoa học tri nhận phát triển đã cung cấp những góc nhìn toàndiện hơn về bản chất của ngôn ngữ và ngôn ngữ học theo hướng tri nhận Nghiên cứu ngày càngnhiều về số lượng, thuyết phục về chất lượng, giúp chúng ta có thể ―nhìn‖ sâu hơn về bản chấtcủa ngôn ngữ trong mối tương quan với tư duy và theo ngôn ngữ học tri nhận thì ngôn ngữ vừa làcông cụ vừa là cánh cửa để khám phá cách tư duy Hiện nay ngôn ngữ học tri đang được coi ngônngữ học giàu năng lực giải thích, giúp người nghiên cứu thông qua ý nghĩa và cấu trúc của ngônngữ mà khám phá và lý giải mối quan hệ biện chứng giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hoá - tư duy củacon người
Trong trào lưu đó, đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học, đó
là ẩn dụ ý niệm (ADYN) Với ADYN, ẩn dụ không còn là một khái niệm ngôn ngữ học đơnthuần, mà trở thành đối tượng được nghiên cứu sâu trong mối quan hệ với triết học, logic học vàtâm lý học Nhờ ADYN, chúng ta dễ dàng tư duy những điều bình thường, cho đến những lýthuyết khoa học trừu tượng nhất và ADYN là ―chìa khóa mở ra sự hiểu biết‖ về thế giới Đã cónhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam về ADYN từ các nguồn ngữ liệu khácnhau như diễn ngôn chính trị, diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn khẩu hiệu, văn xuôi, ca dao… Cácnghiên cứu đã chỉ ra thông qua ADYN, tư tưởng, hệ giá trị và đặc điểm văn hóa được biểu hiệnmột cách rõ ràng, mạch lạc nhất Chính vì vậy nó đã và đang trở thành một vấn đề sôi nổi, có tínhthời sự, thậm chí có thể được coi là một trong những vấn đề thời thượng của ngôn ngữ họcđương đại
Diễn ngôn chính trị là một loại diễn ngôn đề cập đến các vấn đề quản lý xã hội, thể hiệnmối quan tâm của con người đối với các vấn đề quản lý nhà nước, có sự liên kết một cách chặtchẽ giữa diễn ngôn và hành động Diễn ngôn chính trị tác động, giúp người đọc thấy ra vấn đề,hiểu vấn đề, suy nghĩ về vấn đề đó và có những hành động, ứng xử phù hợp Vì vậy chủ thể sửdụng diễn ngôn rất đa dạng từ các chính trị gia, nhà tư bản đến đông đảo người dân Các chính trịgia sử dụng diễn ngôn chính trị nhằm xây dựng hình ảnh bản thân, truyền đạt những quan điểmchínhtrị, cam kết hành động và xác lập uy tín cá nhân Các nhà tư bản sử dụng diễn ngôn chínhtrị trong những hội thảo, diễn đàn đối thoại với nhà cầm quyền trong mối quan hệ giữa doanhnghiệp và nhà nước Người dân sử dụng diễn ngôn chính trị vào mục đích bày tỏ những quanđiểm của bản thân về các vấn đề quản lý nhà nước, các chính sách, các chính khách của nhànước… mà không quá biểu lộ sự phô trương, thiếu tế nhị trong cách hành văn Dù có vai trò quantrọng như vậy, nhưng trong ngôn ngữ học tri nhận thì các diễn ngôn chính trị chưa thật sự đượcquan tâm và tìm hiểu tương xứng với tầm quan trọng của nó
Thực tiễn nghiên cứu, thu thập cứ liệu, chúng tôi nhận thấy báo Nhân dân điện tử là cơ
quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính định hướng chính trị cao, ngôn ngữ sử
dụng mang tính chính luận của Đảng và nhà nước The New York Times cũng là một trong những
Trang 11tờ báo có lượng truy cập lớn nhất tại Mỹ Tin tức trên hai báo đa dạng, phong phú và được cập nhật hàng giờ, khối lượng độc giả đông đảo, đa dạng Đề tài lựa chọn chuyên mục ―Bình luận
quốc tế‖ ở hai tờ báo lớn của Việt Nam và Mỹ là Báo Nhân dân điện tử và The New York Times
trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt bởi đây là hai chuyên mục thể hiện nhiều ẩn dụ ý niệm thông qua các diễn ngôn bình luận chính trị Đặc trưng của thể loại này là có sự chặt chẽ và logic cao trong lập luận Trong đó, cái ngầm ẩn tạo nên logic là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, liên quan đến sự tri nhận của con người đối với các hiện tượng chính trị - xã hội của đất nước Chính
vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài ―Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị
tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times)‖ để thực hiện luận án tiến sỹ để bổ sung thêm nguồn lý luận làm sáng
tỏ nhưng vấn đề nêu trên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ sau:
-Tổng quan tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm có liên quan đến đề tài;
- Xác lập khung lí luận cần thiết về ngôn ngữ học tri nhận và các khái niệm có liên quan
để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu;
- Khảo sát ẩn dụ cấu trúc (ADCT) được sử dụng thế nào trong diễn ngôn chính trị tiếngViệt và tiếng Anh và làm rõ cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích trong các mô hình ẩndụ;
- So sánh các ADCT tìm được trong hai khối ngữ liệu DNCT tiếng Việt và tiếng Anhnhằm tìm ra điểm tương đồng và dị biệt về đặc trưng tư duy giữa hai cộng đồng ngôn ngữ
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức ADCT trong DNCT tiếng Việt và
tiếng Anh trong chuyên mục ―Bình luận quốc tế‖ của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times.
Trên cơ sở 03 loại ẩn dụ: Ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng theo phânloại của Lakoff, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ADCT (một loại thuộc ẩn dụ ý niệm) có miềnđích Chính trị và Quốc gia trong các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, bởi đây là loại ẩn dụ có chức
Trang 12ẩn dụ cấu trúc, luận án còn tập trung làm rõ đặc điểm của ADCT được sử dụng trong DNCT củahai ngôn ngữ.
3.2 Ngữ liệu nghiên cứu
Để làm rõ ADCT được sử dụng ở hai miền đích Chính trị và Quốc gia, chúng tôi đãnghiên cứu 720 bài viết DNCT tiếng Việt và tiếng Anh trong 2 chuyên mục
―Bình luận quốc tế‖ của báo Nhân dân điện tử (360 bài viết tiếng Việt) và mục Opinion của The New York Times (360 bài viết tiếng Anh) trong thời gian 03 năm (từ 01/06/2016 đến
30/06/2019) với miền đích xác định trước là ―Chính trị‖ và―Quốc gia‖ Luận án lựa chọnchỉ tập trung hai miền đích ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖ vì trong quá trình khảo sát ngữ liệuDNCT trong hai chuyên mục, chúng tôi nhận thấy hai miền đích này có lượt xuất hiện ADCTvới tần suất lớn và mang tính đại diện cao Trong thời gian 03 năm, đã có tổng số 4971 lượtxuất hiện ADCT trong 02 miền đích là ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖, trong đó miền đích
―Chính trị‖ có lượt ADCT xuất hiện là 2145, và miền đích ―Quốc gia‖ có lượt ADCT xuấthiện là 2826
Các biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh được chúng tôi sử dụng trong luận án được lấynguyên gốc từ các bài viết DNCT tiếng Anh trong mục Opinion của The New York Times,không có phần dịch sang tiếng Việt nên phần dịch được chú trong ngoặc đơn ở chương 2,chương 3 là của tác giả tự dịch ra dựa trên ngữ cảnh của toàn văn bản
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính:Nghiên cứu định lượng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp các kết quả tìm được giữahai khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh, trong so sánh các số lượng các miền nguồn, tần số sửdụng Nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu chi tiết hơn, sâu hơn các ADCT tìmđược trong hai khối ngữ liệu, cách sử dụng các biểu thức ẩn dụ và làm sáng tỏ cách tri nhận củangười Anh và người Việt thể hiện trong các DNCT, từ đó tìm ra nét tương đồng, dị biệt giữa haingôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là:
Thủ pháp thống kê, phân loại: cho phép tập hợp, phân loại và thống kê các loại ADCTthu thập được trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh Các số liệu thống kê cho thấy mức độ thôngdụng của các ADCT trong các DNCT, và là cơ sở để đối chiếu về mặt định lượng giữa tiếng Việt
và tiếng Anh
Phương pháp miêu tả: được áp dụng trong việc thu thập, nhận diện cũng như phân loạicác ADCT trong khối liệu nghiên cứu, thủ pháp phân tích diễn ngôn cũng được sử dụng để hỗ trợcho phương pháp này nhằm phân tích rõ hơn các ADCT tìm thấy trong diễn ngôn chính trị tiếngViệt và tiếng Anh
Phương pháp phân tích diễn ngôn: Luận án chú ý đến tương tác của ngữ cảnh, vai trò củangười sử dụng trong môi trường tri nhận, đặc biệt là vận dụng các thủ pháp phân tích của lý
Trang 13thuyết quan yếu (relevance theory).
Cách tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng kiến thức từ nhiều ngành khoa học kết hợpgiữa tri thức liên ngành và tri thức ngôn ngữ học nhằm sáng tỏ đặc điểm của các ADCT trongdiễn ngôn chính trị, từ đó tìm hiểu yếu tố đặc trưng văn hoá dân tộc, bối cảnh văn hoá xã hội gópphần giải thích các điểm tương đồng và dị biệt của các biểu thức ADCT trong tiếng Anh và tiếngViệt
Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để so sánh, đối chiếu các ADCT tìm đượctrong hai khối liệu nghiên cứu Trong luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu haichiều giữa tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữtiếng Việt và tiếng Anh
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án hệ thống có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ýniệm Kế thừa cơ sở lí luận từ những nghiên cứu đi trước, thông qua việc nghiên cứu các ẩn dụcấu trúc có miền đích là CHÍNH TRỊ và QUỐC GIA trong DNCT được tìm thấy trong ngữ liệucủa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các ẩn dụ thượng danh và hạ danh đã được sửdụng, tần suất xuất hiện, luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm những điểm tương đồng và dịbiệt trong cách tri nhận về DNCT giữa cộng đồng người nói tiếng Việt và tiếng Anh thông qua hệthống ẩn dụ ý niệm, từ đó có những đóng góp nhất định vào kho lí luận của ẩn dụ ý niệm nói chung
và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị nói riêng
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1 Về mặt lí luận
Về mặt lí luận, các kết quả của nghiên cứu đã góp phần củng cố lý thuyết của ngôn ngữhọc tri nhận, làm sáng rõ thêm khái niệm, đặc tính của ADYN, cơ chế ánh xạ của các ADYN,quan hệ giữa ẩn dụ trong ngôn ngữ với các đặc điểm tư duy, đặc trưng văn hoá trong DNCTtiếng Việt và tiếng Anh, một lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam
Luận án cũng tiếp tục khẳng định vai trò tri nhận và giao tiếp của ADYN trong DNCT, vàminh hoạ cho tính đa dạng văn hoá của ADYN
Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các ADYN đối với thể loại bài viếtDNCT, nêu rõ những đặc trưng cơ bản xuất hiện trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thờitìm ra mối quan hệ giữa ẩn dụ, DNCT và bối cảnh lịch sử đi kèm Nó mở ra hướng nghiên cứusâu hơn về thể loại DNCT hiện vẫn còn nhiều mảng trống tại Việt Nam
6.2 Về mặt thực tiễn
Những kết quả thu được của luận án sẽ giúp những nhà ngôn ngữ học hiểu sâu hơn vềADYN dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trong văn cảnh là các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh.Thông qua phân tích và so sánh các mô hình ẩn dụ và ánh xạ của ẩn dụ trong DNCT của haingôn ngữ, kết quả của luận án được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cách tiếp cận mới trong việc giảngdạy ngôn ngữ cũng như giảng dạy các lĩnh vực có liên quan khác tại Việt Nam; đóng góp cho các
Trang 14chung và DNCT nói riêng.
7 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm: phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận:
Chương 1: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án.
Dựa trên những nghiên cứu đi trước, luận án xác lập khung lý thuyết nghiên cứu ẩn dụ cấu trúctrong tiếng Việt và tiếng Anh làm cơ sở cho việc phân tích ADCT trong DNCT ở chương 2 và 3
Chương 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Chính trị‖ trong diễn ngôn chính trị
tiếng Anh và tiếng Việt, tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Chính trị‖, đồng
thời đưa ra các biểu thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh
Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Quốc gia‖ trong diễn ngôn
chính trị tiếng Việt và tiếng Anh, tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến những ẩn
dụ cấu trúc có miền đích ―Quốc gia‖, đồng thời đưa ra các biểu thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến
trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh
Phần kết luận: tóm tắt các kết quả của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp sau
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm
1.1.1.1 Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng truyền thống
* Các nghiên cứu ở ngoài nước
Trong giai đoạn tiền tri nhận, ẩn dụ được hiểu là một sự so sánh ngầm giữa hai sự vật,
hiện tượng Xét về mặt định nghĩa, theo từ điển Dictionary of Language Teaching & Applied
Linguistics (Richards và cộng sự, 1992) ẩn dụ mô tả một sự vật, hiện tượng bằng cách nói đến
một sự vật hiện tượng khác có thể đem ra so sánh với nó Theo từ điển Oxford Advance
Learner‘s Dictionary (Hobby, 2005), ẩn dụ là hiện tượng một từ ngữ được dùng để mô tả, sự vật
hiện tượng theo một cách khác so với các dùng thông thường của nó, nhằm cho thấy những đặcđiểm tương đồng hoặc liên kết về ý nghĩa của hai sự vật hiện tượng, từ đó nhấn mạnh sự mô tảđộc đáo riêng biệt của biểu thức ẩn dụ
Bên cạnh những định nghĩa theo các từ điển kể trên thì trên thế giới, các nhà nghiên cứu
đã có những công trình nghiên cứu về ẩn dụ khác Theo nhận xét của Zoubi, Ali và Hasnawi (2006), ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khácnhau và thể hiện ở nhiều cấp độ về mặt ngôn ngữ Lý do cho sự phổ biến này được các tác giảgiải thích là nhờ việc ẩn dụ có khả năng linh hoạt trong biểu thị ý nghĩa, đơn giản hóa các ýniệm, định nghĩa mang tính trừu tượng cao [95] Theo Charteris-Black (2004), bên cạnh nhữngnhận định của Al-Zoubi, Al-Ali và Al-Hasnawi, ông còn nhấn mạnh rằng hiệu quả của ngôn ngữ
Al-và giao tiếp được nhấn mạnh nhờ Al-vào ẩn dụ do có sức nặng thuyết phục đối với lý trí Al-và tình cảmcủa người nghe [99]
Có thể thấy rằng việc sử dụng ẩn dụ trong ngôn ngữ hứa hẹn đạt được hiệu quả tối đa, bởi
đó là kết quả của chắt lọc văn hóa đại chúng dựa trên những giá trị văn hóa dân tộc Ẩn dụ giốngnhư hình ảnh phản chiếu của nhận thức và hành độngcủa một cộng đồng văn hóa, phản ánh quanđiểm và nhận thức của họ đối với thế giới khách quan và đời sống xã hội
Tuy nhiên với hướng nghiên cứu này, nhà nghiên cứu cho rằng ẩn dụ chỉ là vấn đề thuộc
về ngôn ngữ và không thuộc các vấn đề về tư duy và hành động, thêm vào đó, hướng nghiên cứunày cho rằng lối nói ẩn dụ chỉ xuất hiện trong các dạng ngôn ngữ đặc biệt, ví dụ như trong thi ca
và tu từ học (Lakoff (1989)) [126] Giống với quan điểm của Lakoff, Kövecses (2015) nhận định,
tu từ học truyền thống xem xét ẩn dụ dưới góc độ là một đặc điểm của từ ngữ, được xuất hiện vớimục đích nghệ thuật và không thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày [124] Chính vì lý
do này, ẩn dụ được hiểu là cách nói bóng bẩy xuất phát từ nhu cầu biểu đạt những khái niệm hoặcnhững ý nghĩa mà ngôn ngữ theo lối thông thường khó biểu đạt
Dựa trên những phân tích trên thì ẩn dụ theo hướng nghiên cứu truyền thống là cách nói
Trang 16việc biểu thị nghĩa hình ảnh của hai sự vật hiện tượng Chính sự tương đồng này cho phép giảithích sự vật hiện tượng theo lối ẩn dụ.
* Các nghiên cứu trong nước
Theo quan điểm truyền thống, ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học định nghĩa ẩn dụ dựatrên cơ sở là sự tương đồng Đỗ Hữu Châu (1962) cho rằng: ―Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật nàybằng tên sự vật khác; giữa chúng có mối liên hệ tương đồng‖ [2] Nguyễn Thiện Giáp (2011) cóquan điểm tương tự: ―Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vậthoặc hiện tượng được so sánh với nhau‖ [17]
Từ những năm 1990 cách tiếp cận tri nhận trong nghiên cứu ngôn ngữ đã bắt đầu xuất
hiện ở Việt Nam Năm 1990, Nguyễn Lai nghiên cứu Từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt,
phân tích sự phát triển của ngữ nghĩa dựa trên những trải nghiệm của tâm lý và vật lý của các từchỉ hướng ra-vào, lên-xuống, đến-tới, lại- qua, sang-về Công trình này không dùng thuật ngữ
―ngôn ngữ học tri nhận‖, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đây là công trình mang màu sắc trinhận đầu tiên, mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam [44] Năm
2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã bước đầu sử dụng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụdưới
lăng kính là một kiểu ―tư duy phạm trù‖ Đặc biệt, Trần Văn Cơ (2009) với chuyên khảo Khảo
luận ẩn dụ tri nhận đã tổng thuật hai công trình kinh điển của Lakoff và Johnson là ―Metaphors
We Live by và Women, Fire and the Dangerous Things: What Categories Reveal about the Mind‖một cách toàn diện, hệ thống các vấn đề cốt lõi về ẩn dụ ý niệm, các khái niệm then chốt đượcphân tích, diễn giải tỉ mỉ bằng ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho cácnghiên cứu sau này [6]
Tóm lại với hướng nghiên cứu truyền thống thì ẩn dụ chỉ được xem xét như một hiệntượng chuyển nghĩa của từ, có thể chỉ là hiện tượng lời nói (ẩn dụ tu từ) hoặc hiện tượng ngônngữ (ẩn dụ từ vựng) chứ chưa được coi là một phương thức tư duy như ngôn ngữ học tri nhậnquan niệm sau này Phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày riêng về nghiên cứu ẩn dụ theo hướngngôn ngữ học tri nhận
1.1.1.2 Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận
* Các nghiên cứu ở ngoài nước
Ngôn ngữ học tri nhận ra đời dẫn đến những thay đổi khi nghiên cứu về ẩn dụ Dẫn đầutrong nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận bắt đầu từ những năm 1980 với nhữngcông trình nghiên cứu của những nhà khoa học thế giới như G Lakoff, M Johnson, Ch.Fillmore, Z Kövecses, M Turner, G Grady… Nghiên cứu điển hình nhất và được coi là thànhcông nhất đối với nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận là công trình ―Metaphors
We Live By‖ của G Lakoff và M Johnson (1980) Trong công trình này, Lakoff và Johnsonbắt đầu phát triển các khái niệm mới về ẩn dụ ý niệm và bắt đầu liên kết ẩn dụ trong nghiên cứungôn ngữ tới những ngành khoa học khác Lakoff và Johnson cho rằng, ẩn dụ là một quá trìnhliên quan đến nhận thức hơn là một quá trình ngôn ngữ Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
Trang 17nhận, ẩn dụ là một phương thức truyền đạt (công cụ) để ý niệm hóa các khái niệm trừu tượnghoặc tư duy về sự vật; ―hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, dựa vào đó chúng ta vừasuy nghĩ, vừa hành động, về cơ bản mang bản chất ẩn dụ‖ Ban đầu, xu hướng nghiên cứu ẩn dụtheo hướng ngôn ngữ tri nhận dựa vào trải nghiệm, tuy nhiên xu hướng này đã có những pháttriển mới về sau Lakoffvà Johnson cho rằng những ẩn dụ cảm xúc xuất hiện trong ngôn ngữ vàxuất phát từ cơ sở văn hóa và sinh học của con người [130].
Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) tiếp tục phát triển các kháiniệm về ẩn dụ, ông phát triển tư tưởng về sự liên hệ giữa quá trình tạo lập hệ thống ý niệm củacon người, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn dụ để xây dựng học thuyết về ―tưduy nghiệm thân‖ (embodied mind) Học thuyết này nghiên cứu sự liên hệ và phụ thuộc giữanăng lực nhận thức và tư duy đến thế giới quan trong đó liên kết với khía cạnh sinh học của conngười: đặc điểm não bộ và cơ thể người [127]
Việc ứng dụng những thành tựu của các lĩnh vực khoa học khác vào nghiên cứu ẩn dụ đãtạo tiền đề cho việc ứng dụng lý thuyết ẩn dụ vào nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực khácnhau của đời sống Các nghiên cứu cấu trúc của ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ thêm cách thức conngười tư duy ở một số lĩnh vực quan trọng
Xa hơn, đến nghiên cứu của Grady (1997) thì tác giả còn chỉ ra rằng kinh nghiệm hàng ngày,kinh nghiệm cảm giác của con người là cơ sở đưa ra các đánh giá chủ quan của nhận thức ngônngữ [111, 112]
Về mối quan hệ giữa ẩn dụ trong văn học và trong ngôn ngữ đời thường, Lakoff vàTunner (1989) chứng minh rằng các ẩn dụ văn học đều có cơ sở sâu xa từ các ẩn dụ đời thường
và chỉ khi phép ẩn dụ trong thơ ca ổn định thì ẩn dụ đó mới được tiếp tục sử dụng, nhập vào ngônngữ đời thường Các ý niệm về đạo đức được thể hiện một cách rõ ràng trong văn học thông quacác ẩn dụ và thảo luận về ẩn dụ Qua những thảo luận này những ý niệm hoặc thông điệp đượctruyền đạt nhanh và rõ ràng hơn [126]
Trong lĩnh vực pháp luật, chính trị và xã hội, Lakoff và Johnson (1996) đã chứng minhđược rằng: ―Ẩn dụ đóng vai trò then chốt trong kiến tạo thực trạng xã hội và chính trị‖ Trongnghiên cứu của mình, Lakoff và Johnson đã tiến hành nghiên cứu đối tượng là thế giới quan củanhững người có quan điểm bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ Ông tiến hành nghiên cứu và xem xét quanđiểm về kiểm soát súng đạn, thuế phí, các luật liên quan đến nhân quyền, môi trường và nghệthuật trong một cấu trúc khung tri nhận nhất định [128] Gibbs (1994) kế thừa những nghiêncứu củaLakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm
lý học [108] Có thể nói, ẩn dụ và lý thuyết về ẩn dụ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉtrong ngành nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn cả trong những ngành nghiên cứu khoa học khác
* Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận vẫn là một ngành khoa học khá mới mẻ Đầu thế kỷ
21, các vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng mới bắt đầu được
Trang 18nghiên cứu và dần được định hình và giới thiệu, phát triển bởi nhiều nhà ngôn ngữ học như LýToàn Thắng, Nguyễn Thiện Giáp, Trần Văn Cơ, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Trịnh Sâm,Nguyễn Văn Hiệp…
Lý Toàn Thắng (2005) với nghiên cứu ―Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuyết đại cương
đến thực tiễn tiếng Việt‖ có thể được coi là người đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận vào
Việt Nam, trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu về thời gian và không giantrong đó lấy con người làm trung tâm để theo dõi quá trình nhận thức Theo hướng nghiên cứunày ngôn ngữ phản ánh cách thức con người tri nhận về thế giới quan xung quanh [71]
Nguyễn Văn Hiệp (2008) bước đầu xác định cách tiếp cận nghiên cứu của ngôn ngữ họcchức năng và ngôn ngữ học tri nhận đối với vai trò của nghĩa khi phân tích và miêu tả cú pháp[26], trong công trình ―Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp (2008), tác giả đã đề cập đến một sốkhái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, áp dụng vào phân tích cú pháp tiếng Việt, như cáchgiải thích, phối cảnh, đưa ra cận cảnh, khung, ẩn dụ ý niệm, tương quan hình-nền
Trong những năm gần đây, vai trò của ẩn dụ ý niệm đối với ngôn ngữ học tri nhận ngàycàng lớn và trở thành chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu Việt ngữ học
đã tiếp cận nghiên cứu ẩn dụ ý niệm theo các mảng như: nghiên cứu ẩn dụ trong các diễn ngônkinh tế; diễn ngôn chính trị; tác phẩm văn học, thi ca; thành ngữ, tục ngữ; âm nhạc…
Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua là khá nhiều,với nhiều mảng thành tựu như: nghiên cứu về các ẩn dụ không gian và thời gian (với các têntuổi: Lý Toàn Thắng, Nguyễn Đức Dân, Trần Văn Cơ, TrịnhSâm, Nguyễn Văn Hiệp, …),nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con người (Phan Thế Hưng(2009) [40], Ly Lan (2012) [47], Trần Bá Tiến (2012) [81], Vi Trường Phúc (2014) [59], TrầnThế Phi (2016) [58], Nghiêm Hồng Vân (2018) [92] … các nghiên cứu đã nhấn mạnh trảinghiệm của cơ thể con người trong ẩn dụ là những trải nghiệm mang tính phổ quát Trong ẩn dụ,yếu tố kinh nghiệm, cơ chế ý niệm hoá hóa, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của vănhóa cộng đồng chi phối đến sự lựa chọn mô hình tri nhận Một số nghiên cứu theo hướng lý giải
và tìm hiểu các ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể con người (Võ Kim Hà (2011) [18], Trịnh Thị ThanhHuệ (2012) [34]) Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về thực vật, Trần Thị Phương Lý (2012) [50] đã tìmhiểu phương thức thiết lập và các thành tố của mô hình chuyển di ý niệm (từ ý niệm thực vật đểnhận thức các phạm trù ý niệm khác) trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ liên quan đến thực vậttrong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh); Nguyễn Thị Bích Hạnh (2018) [114] nghiên cứu môhình ý niệm ―Con người là cây‖ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, từ đó chỉ ra cách thức trinhận của người Việt thông qua mô hình chuyển di ý niệm về thực vật, phản ánh ―thế giới quan‖ và
―cách nhìn thế giới‖ của người Việt
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm và vai trò của ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể qua các tác phẩmthi ca cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiếp cận: các nghiên cứu về vai trò của ẩn dụtrong các tác phẩm văn học, thi ca, trong thành ngữ, tục ngữ Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015) [43];
Trang 19Phạm Thị Hương Quỳnh (2017) [64]; Ngô Tuyết Phượng (2017) [62]; Trần Văn Nam (2018)[52]); nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong ca từ, trong các tác phẩm âm nhạc, vai trò của ẩn dụ ýniệm trong ca từ (Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) [36]; Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [22], trên
cơ sở các trải nghiệm nghiệm thân và các mô hình văn hóa mang tính quy ước của cộng đồng, chỉ
ra tính phổ quát và tính dị biệt trong tư duy âm nhạc của người nghệ sĩ
Ở hướng nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm gắn với các điển mẫu và phạm trù tỏa tia của ngữnghĩa học tri nhận, các nghiên cứu chứng minh rằng thông qua các điển mẫu, sự vận động củacác ý niệm cụ thể được định hình, các thành tố nghĩa mới vận động theo hướng tỏa tia, có sựbiến chuyển theo hướng xa dần nghĩa trung tâm, chuyển nghĩa theo kiểu hoán dụ hoặc chuyểnmiền ý niệm tạo thành ẩn dụ (NguyễnThị Bích Hợp (2016) [32]; Nguyễn Thị Hương (2017)[42]; Nguyễn Thị Hiền
(2017) [25]
Ở hướng nghiên cứu ẩn dụ trên các diễn ngôn kinh tế, Tác giả Hà Thanh Hải (2011)nghiên cứu đối tượng ẩn dụ ý niệm trên cơ sở ngữ liệu báo chí kinh tế Anh- Việt nhằm tìm ra tácdụng của ẩn dụ ý niệm trong quá trình truyền đạt thông tin và hiệu quả của chúng trong mối quan
hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy [19] Nguyễn Thị Lan Phương (2020) nghiên cứu ẩn dụ ýniệm trong các diễn ngôn quảng cáo Anh-Việt ), chỉ ra cơ chế ánh xạ, sao phỏng từ miền nguồnsang miền đích được thể hiện qua các biểu thức ẩn dụ quảng cáo cụ thể; bao gồm các loại, tiểuloại ẩn dụ đã được sử dụng, tần suất xuất hiện và hiệu ứng ngôn ngữ của ẩn dụ trong việc định vịsản phẩm trong tâm trí khách hàng dựa vào đặc trưng văn hoá dân tộc Việt và Anh [61] NguyễnThị Thanh Huyền (2019) đã nghiên cứu đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán trongtiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra cơ chế ánh xạ, sao phỏng từ miền nguồn sang miền đích được thểhiện qua các biểu thức ẩn dụ cụ thể; lý giải cơ chế tri nhận các ẩn dụ dựa vào đặc điểm văn hóa,đặc điểm sinh thái môi trường, nền tảng giáo dục, kinh nghiệm nghiệm thân, và kinh nghiệm vănhóa của mỗi cộng đồng ngôn ngữ ) [37]
Nhìn chung, các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh rằng kinh nghiệm nghiệm thân
và sự tác động của thế giới bên ngoài, mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đãtạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về diễn ngôn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị
1.1.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Diễn ngôn chính trị thường được các chính khách và chính trị gia sử dụng trong hoạtđộng của họ, nhằm vào những mục đích nhất định Tuy nhiên điều đáng tiếc ở đây là các diễnngôn chính trị lại ít được nghiên cứu bởi tồn tại quan niệm rằng diễn ngôn chính trị là thuộc vềchính trị và một khi đã thuộc về chính trị thì không phải là mối quan tâm của ngôn ngữ học Điềunày khiến cho diễn ngôn chính trị ít được quan tâm, khai thác trong khi số lượng cứ liệu của loạidiễn ngôn này lại vô cùng đa dạng, ở nhiều thể loại, tác động đến nhiều đối tượng Trên thế giới
Trang 20vấn đề ngôn luận luôn được chú trọng.
Nghiên cứu của Lakoff (1996) chỉ ra rằng sự thể hiện tự do các quan điểm là nền tảng tưduy chính trị của giới chính trị gia Hoa Kỳ Tuy nhiên nghiên cứu của Lakoff chỉ coi diễn ngônchính trị là một phương tiện truyền đạt ngôn ngữ chứ không phải là một đối tượng khoa học đểnghiên cứu [128]
Báo cáo khoa học của Young (2006) về khẩu hiệu bầu cử trong đó có nhắc nhiều đến diễnngôn chính trị trong các cuộc bầu cử ở Úc từ năm 1949 tới 2009 Báo cáo của Young tập trungvào phân tích khẩu hiệu bầu cử được các chính trị gia sử dụng trong các cuộc tranh cử nhằmthuyết phục công chúng với yêu cầu ngắn ngọn, súc tích nhưng vẫn mang nghĩa hàm chứa cao.Young đã chỉ ra xu hướng phát triển của diễn ngôn chính trị khi nghiên cứu các diễn ngôn từ địaphương sau đó lan rộng, trở nên chuyên nghiệp hóa trong nhiều kỳ tranh cử [158]
Về nghiên cứu ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị, như đã trình bày ở trên, cần lưu ý quanđiểm coi diễn ngôn chính trị là một phương tiện truyền đạt thông qua ngôn ngữ giống như cácloại diễn ngôn khác, như ca từ hay ca dao Có thể nói, một trong những ứng dụng quan trọngnhất của lí thuyết ẩn dụ ý niệm là ở lĩnh vực phân tích hiệu quả của các diễn ngôn chính trị, xãhội Nhiều nghiên cứu cho thấy ẩn dụ là một công cụ định hướng và lan tỏa tư tưởng trong xã hộimột cách hiệu quả: Lakoff (1996) [128], Lakoff và Johnson (1998) [129] nghiên cứu về ẩn dụ với
các vấn đề chính trị, đạo đức, triết học Lakoff (1996) trong nghiên cứu ―Moral Politics: What
Conservatives Know that Liberals Don‘t‖ chỉ ra rằng ẩn dụ ý niệm GIA ĐÌNH có vị trí quan
trọng trong hệ thống ý niệm hóa về xã hội ở Mỹ Những mô hình ẩn dụ ý niệm được Lakoff
nghiên cứu và phổ biến nhất là ―Quốc gia là một gia đình (Nation is a family)‖, ―Chính phủ là
cha mẹ (The Government is parents)‖, ―Công dân là con cái (The citizens are the children)‖
[128]
Jonathan Charteris-Black (2011) đã chứng minh sức mạnh của ẩn dụ trong diễn ngônchính trị qua diễn văn của hàng loạt các chính trị gia tên tuổi và có tầm ảnh hưởng lớn trên chínhtrường quốc tế như: Martin Luther King, Enoch Powell, Ronald Reagan, Margaret Thatcher, BillClinton, Tony Blair, George Bush, và
Barack Obama [100]; Hanne Penninck (2014) khảo sát lời phát biểu của một số chính khách củaAnh và Mỹ về cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và 2008 [140]; Fadda (2006) đã phân tích 6bài diễn ngôn của Tổng thống George W Bush trong bối cảnh nước Mỹ vừa bị chấn động bởi vụkhủng bố 11 tháng 9 [102]; Meadows (2006) phân tích ẩn dụ trong các bài diễn văn của chínhgiới Hoa Kỳ về vấn đề Iraq trong những năm 2004-2005 [135]; Vestermark (2007) đã xem xétviệc lựa chọn và sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các bài diễn văn nhậm chức của các đời Tổng thốngHoa Kỳ và đưa ra được kết luận về tác dụng và việc sử dụng ẩn dụ ý niệm một cách có chủ đíchnhằm tác động đến thái độ và suy nghĩ của người nghe Trong kết quả nghiên cứu của mình, tácgiả đã chỉ ra được ý niệm nhân cách hóa quốc gia Hoa Kỳ như một thực thể con người là ý niệmxuyên suốt trong các bài diễn thuyết của các đời Tổng thống Hoa Kỳ Một trong những cấu trúc
Trang 21ẩn dụ được sử dụng thường xuyên nhất là ―Quốc gia là một con người (Nation as a Person)‖ hay ―Quốc gia mang những đặc điểm của con người (Nation with Human Attributes)‖ [155].
Việc sử dụng cấu trúc ẩn dụ này được tác giả lý giải dựa trên hiệu quả tác động, tức là việc dùng
ý niệm con người để phản ánh ý niệm về quốc gia khiến cho việc tiếp cận của người nghe trở nên
dễ dàng hơn
Arcimaviciene (2008) ghi nhận sự phổ biến của ẩn dụ có miền đích là chính trị ở Anhquốc Các miền nguồn cờ bạc, trò chơi, thể thao… được dùng để làm rõ miền đích chính trị chothấy vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo khi chấp nhận rủi ro trong điều tiết các hoạt độngtrên chính trường [96]; Ahrens và Sphia Yat Mei Lee (2009) khảo sát ẩn dụ về quốc gia trong cácbài phát biểu của các chính khách Hoa Kỳ như Barack Obama, Hillary Clinton, John McCain vànhận thấy có 2 miền nguồn cơ bản được sử dụng cho miền đích ―chính phủ‖ là ―người chagiáo dưỡng‖ và ―người cha nghiêm khắc‖, không phân biệt giữa các đảng phái [94] Carver &Pikalo (2011) [98] nghiên cứu đối tượng ngôn ngữ chính trị và chỉ ra các miền nguồn tiêu biểuđược sử dụng để chiếu lên miền đích chính trị như: vật lý, khối vật chất, nhạc trưởng, cỗ máy;Taiwo (2013) chỉ ra sự xuất hiện phổ biến của các ẩn dụ ý niệm liên quan đến quốc gia, chính trịgia trong các diễn văn chính trị tiếng Anh của các chính khách Nigeria, trong đó miền nguồn
―xây dựng‖ được sử dụng nhiềucho miền đích ―chính trị‖ mà những chính trị gia được xemnhư người thợ xây dựng và kiến tạo thể chế, quốc gia) [146]; Các ẩn dụ phổ biến được giới chính
khách nước này sử dụng bao gồm: ―Quốc gia là một gia đình (Nation as a family)‖, ―Quốc gia là
một con người (Nation as a person)‖, ―Chính trị gia là nhà xây dựng (Politician as a builder)‖ Dựa trên những phân tích của Taiwo, giới chính khách sử dụng những ẩn dụ này dựa
trên ý niệm của họ về vai trò trong quá trình xây dựng đất nước Mục đích của việc sử dụng ẩn
dụ này là phản ánh quá trình vận động gian nan và vất vả để phát triển đất nước
Có thể nói, trên đây là những nghiên cứu rất quan trọng nghiên cứu về DNCT và ADYNtrong DNCT, luận án chúng tôi có thể học tập, kế thừa một số thành tựu nghiên cứu cũng như hệthủ pháp phân tích tương ứng
1.1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu và phân tích diễn ngônchính trị tuy nhiên lại chưa phân tích sâu đối tượng là diễn ngôn chính trị cũng như ẩn dụ ý niệm
được sử dụng trong các diễn ngôn chính trị ở Việt Nam Luận án tiến sỹ ngữ văn ―Ẩn dụ trong
văn bản diễn thuyết chính trị Mỹ và việc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt‖ của tác giả
Nguyễn Thị Như Ngọc (2015) đã phần nào phân tích được ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngônchính trị được sử dụng ở Hoa Kỳ và cách dịch các biểu thức ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.Các phân tích của tác giả tập trung vào ẩn dụ được sử dụng trong các bản diễn thuyết chính trị -một loại của diễn ngôn chính trị Các ẩn dụ này được các chính trị gia sử dụng đều mang tínhhình tượng hóa cao có sự liên hệ chặt chẽ tới ―miền đích‖ mà chính trị gia đó muốn hướngđến Tác giả dựa trên những khảo sát về tần suất và ý nghĩa cũng như ý niệm được sử dụng để
Trang 22phân chia ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị thành 14 nhóm miền ý niệm miền nguồn gồm:
Cơ thể con người; Sức khoẻ và bệnh tật; Động vật; Trò chơi và thể thao; Thực phẩm và việc nấunướng; Nhà cửa và hoạt động xây dựng; Thời tiết; Thực vật; Đồ nóng, đồ lạnh và lửa; Phươnghướng và sự chuyển động; Ánh sáng, bóng tối và màu sắc; Sức mạnh của tự nhiên / vật chất; Giátrị kinh tế / tài chính và 4 nhóm ý niệm miền đích thông dụng gồm: Quyền: quyền bình đẳng,quyền con người, phân biệt chủng tộc; Chính sáchchính trị - xã hội: quan hệ quốc tế, viện trợquốc tế, thuế khoá, giáo dục, vấn đề nhập cư, tệ nạn xã hội; Chiến tranh và hoà bình: tự do, hoàbình, chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố; Tôn giáo Trong quá trình khảo sát, tác giả tập trung phântích các ẩn dụ thuộc phạm trù Giấc mơ Mỹ theo 3 điển cứu cụ thể: phân biệt chủng tộc; tự do vàchiến tranh; xung đột chính trị và chính sách chính trị Tác giả đã đưa ra một mô hình nhận diện
ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ tiếng Anh trong diễn ngôn chính trị dựa trên những cơ sở nhất định
Cụ thể tác giả xây dựng mô hình nhận diện này dựa trên ngữ cảnh, các mối quan hệ và sự tácđộng các loại từ đến chủ thể danh từ trong câu Tác giả cũng đưa ra kết luận về tác dụng của việc
sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị Đó là công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hóacác phạm trù chính trị-xã hội được cho là hết sức trừu tượng Những chính khách tận dụng triệt
để tác dụng của ẩn dụ đối với thế giới quan cũng như thế giới tinh thần của con người để tác
động mạnh mẽ đến ý niệm của người nghe [55] Cũng theo hướng này, trong bài viết ―Về một số
miền nguồn phổ biến trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh Mỹ‖, Nguyễn Xuân Hồng (2019) đã
khảo sát 57 DNCT của các chính trị gia Mỹ với 257 biểu thức ẩn dụ Bài viết đã tiến hành miêu
tả, nhận xét một số miền nguồn phổ biến như động thực vật, máy móc thể thao, sức khoẻ và thờitiết nhằm làm rõ vai trò của miền nguồn trong việc chi phối cách thức phạm trù hoá và ý niệmhoá Kết quả phân tích khảo sát cho thấy miền nguồn động thực vật cung cấp nhiều biểu thức ẩn
dụ nhất, tiếp đến là các miền nguồn máy móc, thể thao, thời tiết và sức khoẻ Nguyễn Tiến Dũng
(2019) thực hiện nghiên cứu ―Ẩn dụ chính trị trong diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh
và tiếng Việt)‖, tác giả tập trung phân tích các biểu thức ngôn ngữ phản chiếu các thuộc tính và
các tiểu loại ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị để làm rõ cấu trúc phản xạ từ miền nguồn
sang miền đích một cách hiệu quả và rõ nghĩa nhất Luận án đã khảo sát và miêu tả các ẩn dụ
cấu trúc, ẩn dụ định hướng và bản thể trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt dựa
trên 16 miền nguồn, và quy thành 5 nhóm chính dựa trên những thuộc tính chung gồm: Cơ thể
sống, hoạt động con người, không gian, môi trường tự nhiên, và kinh tế; khảo sát và miêu tả các
ẩn dụ bản thể trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên 3 miền nguồn
chính gồm: hoạt động con người, môi trường tựnhiên, và cơ thể sống Với mỗi loại ẩn dụ, luận
án đã chỉ ra cơ chế ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích và chỉ rõ tính bộ phận, tầng bậc của cấutrúc ý niệm; trên cơ sở đó, lý giải cơ chế tri nhận các ẩn dụ Ngoài chức năng tri nhận, luận áncũng chỉ ra chức năng tác động và thuyết phục của ẩn dụ ý niệm Các kết quả đối chiếu của luận
án cũng chỉ ra một số điểm tương đồng và dị biệt trong diễn ngôn chính trị của hai ngôn ngữ vàchỉ ra những nhân tố tác động đến sự khác biệt giữa hai cộng đồng bản ngữ như xu hướng trong
Trang 23giao tiếp, đặc điểm văn hóa, môi trường sống… Tác giả đã chỉ ra hiệu quả truyền đạt ý niệmthông qua việc sử dụng tối đa các ẩn dụ gắn liền với giá trị văn hóa cũng như hiệu quả tác độngđến nhận thức người nghe [13].
Luận án Tiến sỹ ngữ văn ―Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị Việt và Mỹ‖ của tác
giả Nguyễn Xuân Hồng (2020) đã có sự phân biệt ẩn dụ theo quan điểm truyền thống và ẩn dụtheo cách nhìn của khoa học tri nhận, tuy là chưa triệt để; đúc kết một số đặc điểm về diễn ngôn,đặc biệt là DNCT, một thể loại vẫn ít được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam, nhưng thành tựucủa chúng lại rất lớn ở phương Tây Luận án lần lượt khảo sát một số ẩn dụ liên quan đến 7 miền
nguồn bao gồm hoạt động con người, gia đình, xây dựng, hành trình, bệnh tật, thực vật và cơ thể
sống trong ngữ liệu tiếng Việt Ở mỗi miền nguồn, tác giả miêu tả, phân tích các ẩn dụ gắn liền
với những ngữ cảnh diễn ngôn cụ thể Trong 7 miền nguồn này, miền nguồn hoạt động con ngườiđều xuất hiện trong các miền nguồn còn lại dù là trực tiếp hay gián tiếp Tương tự như vậy, đối
với ngữ liệu tiếng Anh, tác giả cũng tiến hành khảo sát 7 miền nguồn gồm hoạt động con người,
gia đình, xây dựng, hành trình, bệnh tật, thực vật và cơ thể sống Thông qua ngữ liệu khảo sát
trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh, tác gỉa chỉ ra rằng, chỉ ba phạm trù điển dạng con người,
hành trình và toà nhà là có ẩn dụ xuất hiện với tần suất cao Thông qua phân tích, khảo sát, tác
giả chỉ ra rằng nói theo Ngôn ngữ học tri nhận, con người kiến tạo, thu nhận và lưu trữ thông tinbằng những lược đồ hình ảnh, trong đó, lược đồ hình ảnh nào càng trừu tượng thì càng có sức baoquát và thường mang tính nhân loại Lược đồ hình ảnh nào ít trừu tượng hoặc cụ thể thì thườngmang tính đặc thù [33]
Có thể thấy rằng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị trên thế giới kháđầy đủ và đa dạng Việc gắn ẩn dụ vào phân tích ý niệm những như
truyền đạt ý niệm qua đó tác động đến suy nghĩ và quan điểm của người nghe được tận dụng triệt
để Tuy nhiên, cho dù đã có một số luận án và bài báo theo hướng này, thì ở Việt Nam ẩn dụ ýniệm trong loại diễn ngôn này vẫn cón nhiều khoảng trống cần được nghiên cứu thêm, đó là mộtđiều cần thiết vì diễn ngôn chính trị ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là chuyênmục bình luận chính trị
Trang 24cứu ẩn dụ thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng tri nhận, mộtphương thức của tư duy chứ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ Các biểu thức ẩn dụ xuất hiệntrong các diễn ngôn là cái phản ánh ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ không còn giới hạn ởphép dùng từ ngữ có hình ảnh, dựa trên sự so sánh ngầm ẩn, mà hơn thế, ẩn dụ phản ánh phươngthức tư duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm Do vậy Lakoff & Johnson đã dùngthuật ngữ ―Ẩn dụ ý niệm [130] Lakoff & Johnson (1980) định nghĩa ―Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi
là ẩn dụ tri nhận- cognitive/conceptual metaphor) là sự ý niệm hóa một miền tinh thần này qua
một miền tinh thần khác, đó là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang mộtmiền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận giúp lĩnh hội miền đích một cách hiệu qủa hơn‖
Ẩn dụ ý niệm được hình thành dựa trên kinh nghiệm của con người đối với thế giới, trong đó mộtmiền (thường là cụ thể) được dùng để hiểu một miền khác (thường là trừu tượng hơn); miền thứnhất gọi là miền nguồn (source domain), và miền sau gọi là miền đích (target domain)
[130] Cũng theo G Lakoff và M Johnson (2003) [130], ẩn dụ ý niệm là một cơ chế nhận thức
mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của nhữngkhái niệm có tính cụ thể hơn Nhờ phương thức ẩn dụ, con người hiểu biết và hình thành tri thức
về thế giới, bao gồm cả thế giới tinh thần và thế giới cảm xúc Như vậy, ẩn dụ ý niệm về bản chất
là một trong những hình thức ý niệm hoá, một cơ chế tri nhận nhằm tạo ra những ý niệm mớihoặc làm sáng rõ hơn những ý niệm mới trên nền văn hoá và tri thức kinh nghiệm của người bảnngữ
1.2.1.2 Ý niệm và ý niệm hóa
* Ý niệm (concept): Ý niệm là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của ngôn ngữ học
tri nhận bởi các mô hình tri nhận đều được cấu thành từ ý niệm Lý Toàn Thắng (2005) cho rằng
ý niệm được hiểu là một đơn vị của ý thức, là biểu tượng tinh thần phản ánh cách thức con ngườitri nhận về thế giới xung quanh và tương tác với thế giới đó [71] Ý niệm theo quan điểm củaLakoff và Johnson (1980, 2003) được hiểu không chỉ là vấn đề tri thức Chúng chi phối các chứcnăng hoạt động hàng ngày đến cả những chi tiết tầm thường nhất Chúng cấu trúc cái chúng tanhận thức, cái chúng ta giao tiếp với ngoại giới và với người khác Chúng đóng vai trò chínhtrong việc xác định hiện thực hàng ngày trong cuộc sống [130] Vì thế mà Lakoff và Johnson(1999), trong một công trình bàn về triết học chính của mình, ―Philosophy in the Flesh: TheEmbodied Mind and Its Challenge to Western Thought‖, khẳng định rằng: ―Những ý niệmtrừu tượng hầu hết đều có tính ẩn dụ‖ và do đó, những ý niệm căn bản nhất của siêu hình học nhưthời gian, yếu tính, tinh thần, luân lý…cũng đều xuất phát từ ẩn dụ Đó là một trong ba khám pháquan trọng nhất của ―Nhận Thức Học‖ (Cognitive Science)‖ [129]
Theo Trần Văn Cơ (2009) ý niệm được hình thành từ trong ý thức của con người Các ýniệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự kiện khách quan trong thế giới, ýniệm có cấu trúc nội tại bao gồm một mặt là nội dung thông tin phổ quát về thế giới hiện thực vàthế giới tưởng tượng; mặt khác bao gồm tất cả những gì khiến các sự kiện đấy trở thành những
Trang 25sự kiện của văn hóa chứa đựng những nét đặc trưng của văn hóa và bản sắc dân tộc Chính vì lý
do này, ý niệm mang tính chủ quan với khía cạnh nó là phản ánh thế giới khách quan trongmốiliên hệ với ngôn ngữ, tư duy và văn hóa dân tộc [6] Chúng tôi cho rằng, đó là một quan niệm rấtđúng
* Ý niệm hóa (conceptualization): là một trong những luận thuyết cơ bản của ngôn ngữ
học tri nhận Nếu ý niệm là sản phẩm hoạt động tri nhận của con người thì ý niệm hóa được hiểuchính là hoạt động tri nhận để hình thành nên ý niệm Như vậy, ý niệm hóa bao gồm nhiều quátrình tinh thần khác nhau
Johnson (1987) [125], Lakoff và Turner (1989) [126] đã nhắc đến các lược đồ hình ảnh;
ẩn dụ và hoán dụ ý niệm như những quá trình tinh thần cơ bản nhất đối với sự ý niệm hóa trongngôn ngữ Chúng có thể hoạt động theo cách khác nhau và tạo nên những sự ý niệm hóa khácnhau đối với mỗi sự tình Rộng hơn, theo quan niệm ―cách nhìn thế giới‖ của V Humboldt đượcTrần Văn Cơ (2009) nhắc đến trong ―Những khái niệm ngôn ngữ học tri nhận liên quan đến vănhoá‖, thì ngôn ngữ là linh hồn dân tộc; trong mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều ẩn chứa một cách nhìnthế giới đặc thù, tức là một cách tri giác (perceive), một cách nhận thức (conceive) về thế giớicủa cộng đồng văn hoá-bản ngữ đó, vừa có cái ‗chung‘ vừa có cái ‗riêng‘ so với các cộng đồng
văn hoá-bản ngữ khác Cách nhìn thế giới ấy ở mỗi ngôn ngữ, một mặt, là "ngây thơ" vì nó có nhiều điểm khác với cách nhìn khoa học; nhưng nó cũng không phải là "sơ khai" (primitive), vì
nhiều khi nó có thể còn phức tạp hơn và thú vị hơn cả cách nhìn khoa học [6]
Như vậy, ý niệm hóa chính là những quá trình tinh thần để kiến tạo (construct) ý nghĩa vàhình thành nên ý niệm Sự ý niệm hóa về cùng một sự vật, có thể không giống nhau giữa các cánhân, càng không hoàn toàn giống nhau giữa các cộng đồng văn hóa, dân tộc Tuy nhiên, các quátrình tinh thần ấy đều xuất phát từ việc tổng hợp kết quả đầu vào (input) thu nhận được bởi trigiác cảm tính thông qua năm giác quan của con người Từ sự ý niệm hóa của con người đã hìnhthành nên những hình ảnh của thế giới
1.2.1.3 Miền nguồn - Miền đích
Thuật ngữ đầy đủ của miền là conceptual domain (miền ý niệm) được Kövecses (2002)định nghĩa là ―bất kì một tổ chức kinh nghiệm nào có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau‖ [122] Nóicách khác miền chính là một cấu trúc cung cấp tri thức nền về một ý niệm nào đó Theo Lakoff &Johnson (1980) thì 2 loại miền:
* Miền nguồn (source domain): Miền ý niệm mà xuất phát từ đó chúng ta rút ra được các
biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ để có thể hiểu một miền ý niệm khác, ví dụ: building, food, plant là
miền nguồn
* Miền đích (target domain): Miền ý niệm, là đối tượng của nhận thức, được hiểu theo cách
trên đây, nghĩa là chúng ta sẽ hiểu miền đích thông qua cách sử dụng miền nguồn
Đây là khái niệm cơ bản trong mô hình ẩn dụ ý niệm MIỀN Ý NIỆM A LÀ MIỀN ÝNIỆM B, trong đó miền ý niệm A được hiểu thông qua miền ý niệm B Hay nói cách khác, ẩn dụ
Trang 26―MIỀN Ý NIỆM A LÀ MIỀN Ý NIỆM B‖ cho thấy con người có khuynh hướng nói và suynghĩ về các khái niệm/ý tưởng trừu tượng (abstract concepts/ideas) qua những từ ngữ liên quanmang tính cụ thể hơn [130] Picken (2007) [141] cho rằng tâm trí con người có thể nghĩ ngay đếnnhững trải nghiệm cụ thể: cảnh tượng và âm thanh, vật thể và tác động, các tập quán về hành vi
và cảm xúc trong nền văn hóa nơi chúng ta sinh trưởng Còn những ý niệm khác là những ám chỉmang tính ẩn dụ (metaphorical allusions) liên quan đến những trải nghiệm nói trên Ví dụ chứng
minh cho quan điểm này là quốc gia/đất nước thường được gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh một con người mang các đặc điểm và hành vi của một cơ thể sinh học Kövecses (2010) đưa
ra những ví dụ cụ thể như: chúng ta nói và suy nghĩ về các theory (lý thuyết) bằng cách diễn đạtqua những từ ngữ liên quan đến các tòa nhà (buildings) Có thể hình dung điều này qua ví dụ sau:THEORIES ARE BUILDINGS (LÝ THUYẾT LÀ TÒA NHÀ) [123]
- Is that the foundation for your theory?
(Đó có phải là nền móng cho lý thuyết của anh không?)
Ở đây, ý niệm về lý thuyết được hiểu thông qua ý niệm về các tòa nhà có nền móng vàcần chống đỡ Miền ý niệm A ở đây chính là ý niệm lý thuyết (trừu tượng hơn) và miền ý niệm Bchính là tòa nhà (cụ thể hơn)
Tóm lại theo Lakoff và Johnson (1998), ẩn dụ ý niệm có đặc trưng tiêu biểu là sử dụngmột ý niệm vật chất cụ thể làm nguồn để phản ánh một ý niệm trừutượng hơn, là đích Miềnnguồn là miền ý niệm mà ở đó chúng ta rút ra được các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ cụ thể để cóthể hiểu được một miền ý niệm khác Miền đích là miền ý niệm được hiểu thông qua việc sửdụng miền nguồn Vì vậy trong các ẩn dụ ý niệm miền nguồn và miền đích không thể đảo ngượccho nhau [129]
Kövecses (2002) đã liệt kê những miền nguồn thông dụng có tần số xuất hiện cao trong
ẩn dụ ý niệm là cơ thể con người, sức khỏe và bệnh tật, động vật, thực vật, nhà cửa và xây dựng,máy móc và công cụ, trò chơi và thể thao, tiền bạc và giao dịch kinh tế, nấu ăn và thực phẩm,nóng và lạnh, ánh sáng và bóng tối, lực và sức mạnh, chuyển động và chiều hướng … và nhữngmiền đích thông dụng là cảm xúc, ham muốn, đạo đức, tư duy, xã hội, quốc gia, chính trị, kinh
tế, quan hệ con người, giao tiếp, sự sống và cái chết, sự kiện và hành động…[122]
1.2.1.4 Lược đồ hình ảnh
Để hiểu được ánh xạ ẩn dụ ý niệm thì cần phải nắm rõ khái niệm lược đồ hình ảnh.Lakoff (1987) quan niệm: lược đồ hình ảnh là những cấu trúc tương đối đơn giản, liên tục xảy ralặp đi lặp lại trong trải nghiệm cơ thể hàng ngày của chúng ta Những cấu trúc này có ý nghĩatrực tiếp, trước nhất, vì chúng được trải nghiệm một cách trực tiếp và lặp lại nhờ vào bản chất tựnhiên của cơ thể và cách thức hành chức của nó trong môi trường của chúng ta [125]
Kövecses (2010) nhấn mạnh luôn tồn tại một hệ thống gồm các tương ứng mang tính hệthống giữa miền nguồn và miền đích, trong đó các thành phần cấu tạo của ý niệm miền đíchtương ứng với các thành phần cấu tạo của miền nguồn [123] Kết quả nghiên cứu của các nhà
Trang 27ngôn ngữ học tri nhận cho thấy việc lặp đi, lặp lại thường xuyên đã tạo nên cấu trúc tri nhậnđược gọi là lược đồ hình ảnh trong trí não con người Điều này cho thấy lược đồ hình ảnh chính
là những mô thức xuất hiện lặp đi, lặp lại trong hoạt động kinh nghiệm của con người và là môthức kinh nghiệm của con người Vì vậy việc hình thành các lược đồ không hoàn toàn dựa trên
cơ sở sự tương tự mà còn dựa trên tương quan kinh nghiệm của con người
Lược đồ hình ảnh có đặc điểm: thông qua những biểu thức ngôn ngữ cụ thể, chúng ta sẽnhận thấy phần lớn cách mà chúng ta nói về một vấn đề trừu tượng được rút ra từ một vấn đề cụthể đã trải nghiệm Bản thân chúng luôn tận dụng mộtlĩnh vực cụ thể để tư duy về một quan niệmmang tính trừu tượng, khó nắm bắt ý nghĩa Cơ sở lý giải cho những điều này được xuất phát từđời sống của chúng ta và những trải nghiệm lặp đi, lặp lại của nó Vì vậy, một trong những đặctính cần nhấn mạnh là lược đồ hình ảnh luôn gắn liền với tính nghiệm thân (embodiment) Khinói về tính nghiệm thân trong lược đồ hình ảnh, theo G Lakoff và Turner, hình ảnh là biểu trưngcho những trải nghiệm của con người, là cái nhìn của con người về thế giới khách quan qua mốiquan hệ không gian, thời gian và cả cơ chế nhận thức thế giới khách quan Talmy (1983) chorằng lược đồ hình ảnh biểu trưng cho các mẫu, từ các miền ―hữu ảnh‖ như vật chứa, đường đi,khớp nối, lực đẩy hay cân bằng diễn ra trong phạm trù nghiệm thân và trở thành trải nghiệm tựthân của con người [147] hoặc, theo Lakoff và Johnson (1999), lược đồ hình ảnh tạo thành trảinghiệm không mang tính tự thân của con người thông qua ẩn dụ [129] Rohrer (2007) [151] chorằng sự nghiệm thân có tính xã hội, tính tri nhận và tính vật lý của con người đã đặt nền tảng cho
hệ thống ngôn ngữ và ý niệm của chúng ta, thì điều này cũng có nghĩa là tính chất xã hội có ảnhhưởng rất lớn trong việc đặt nền tảng cho hệ thống ý niệm của con người
Lược đồ hình ảnh được dùng làm cơ sở cho các ý niệm khác, đem lại nguồn phong phúcho ẩn dụ ý niệm Ví dụ như lược đồ ―chuyển động‖ là cơ sở ý niệm của cuộc hành trình Cuộchành trình là ý niệm vô ảnh nhưng khi kết hợp với lược đồ chuyển động với các yếu tố như
―điểm đầu, điểm cuối, sự chuyển động‖ tương ứng với các yếu tố ―điểm xuất phát, đích đến,chuyến đi của cuộc hành trình, thì ý niệm cuộc hành trình trở thành hữu ảnh‖
1.2.1.5 Ánh xạ
Trong toán học, ánh xạ biểu diễn một tương quan giữa các phần tử của hai tập hợp Cácnhà ngôn ngữ học tri nhận cũng sử dụng khái niệm này để mô tả quá trình chuyển di ―transfer‖nghĩa của miền ý niệm này sang miền ý niệm khác Theo đó ánh xạ được hiểu là sự phóng chiếucác yếu tố của một miền ý niệm vào không gian tinh thần (Fauconnier, (1997) giúp con người nói
và nghĩ về một miền ý niệm bằng cấu trúc kinh nghiệm và ngôn ngữ tương ứng về một miền ýniệm khác [104]) Lý Toàn Thắng (2008) cho rằng ẩn dụ ý niệm là một sự ―chuyển di‖ (transfer)haymột sự ―đồ chiếu‖ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hìnhtri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích [72] Theo quan điểm đó ánh xạtrong ẩn dụ có thể được hiểu theo nghĩa toán học: nó dựa trên các điểm tương ứng giữa hai miềnkhông gian, từ đó muốn hiểu một ẩn dụ ý niệm cần mô hình hoá lược đồ ánh xạ giữa hai miền
Trang 28nguồn và đích của ẩn dụ đó Có thể hiểu nếu miền nguồn có điểm A thì sẽ có ánh xạ A‘ và miềnnguồn có điểm B thì sẽ có ánh xạ B‘ trong miền đích Lấy ví dụ đối với ẩn dụ ý niệm ―CHÍNHTRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH‖, chúng ta có thể nhận thấy một sơ đồ quy ước như sau:Chính trị của một quốc gia/của một cá nhân giống như một hành trình có điểm xuất phát và điểmkết thúc, trên hành trình đó chúng tả phải đối mặt với tính chất dài hạn của hành trình cùng cáckhó khăn hoặc ―các bước ngoặt‖ tương ứng với chính trị trên thực tế; đó là quá trình lâu dài,chứa đựng nhiều diễn biến bất ngờ, khó đoán và xuất hiện các sự kiện có thể thay đổi cục diệnchính trị Về cấu trúc cơ bản lược đồ hình ảnh bao gồm một hành trình dài với những khó khăn
và các sự kiện có thể ảnh hưởng bất lợi đến chủ thể Chính vì vậy các ánh xạ trong ẩn dụ đượchiểu theo nghĩa toán học và dựa trên điểm tương ứng giữa hai miền không gian
Về bản chất của ánh xạ ẩn dụ: Ẩn dụ chỉ phản ánh một phần - nghĩa là chỉ một số phương
diện của miền nguồn được chiếu xạ sang miền đích chứ không chiếu xạ hoàn toàn thuộc tính của
nó sang miền đích Vì vậy ẩn dụ ý niệm được tạo lập nên từ rất nhiều sự ánh xạ, thông thườngánh xạ giữa A và B chỉ mang tính bộ phận
- nghĩa là chỉ một bộ phận ý niệm từ nguồn A được ánh xạ lên ý niệm nguồn B và chỉ một phần ýniệm đích B xuất phát từ ánh xạ tại nguồn A Nguyên nhân trên được xuất phát từ hệ thống ýniệm trong trí não chúng ta, ẩn chứa hàng ngàn ý niệm cụ thể và ý niệm trừu tượng Lakoff vàJohnson (1980, 2003) [130] dùng hai khái niệm ―highlighting‖ (làm nổi bật) và ―hiding‖ (làmmờ) để mô tả thuộc tích này của ánh xạ ẩn dụ, thông thường chỉ có một/một số phương diện củatrường nguồn được chiếu qua trường đích, chỉ một số ý niệm ở miền nguồn được ―làm nổi bật‖(highlighting) - tức là được sử dụng và được kích hoạt để giúp chúng ta hiểu ở miền ý niệm đích,
và những phương diện còn lại thì bị ―mờ‖, bị ―che giấu‖ đi (hiding) Ví dụ: trong ẩn dụ ý niệmQUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI, miền đích QUỐC GIAchỉ nhận một số thuộc tính của miềnnguồn CON NGƯỜI, có thể kể ra như tình cảm, hoạt động, biểu thị cảm xúc hữu hạn… ngoàimột số thuộc tính này những thuộc tính ―mờ‖ khác không tham gia vào quá trình cấu trúc, hìnhthành ý niệm về QUỐC GIA như giải trí, các nhu cầu sinh lý cơ bản… Tính bộ phận của ẩn dụ ýniệm làm cho hai không gian nguồn và đích không đồng nhất tuyệt đối mà chỉ đồng nhất bộ phậnhoặc chỉ một số bộ phận nhất định trong quá trình hình thành nên ý niệm
Về tính đơn tuyến trong ánh xạ ẩn dụ: Ẩn dụ ý niệm có tính đơn tuyến (hoặc một chiều),
hay ánh xạ được cấu trúc từ miền nguồn sang miền đích và không có chiều ngược lại trong mộtmiền ý niệm xác định Ví dụ: trong ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI, các thuộctính của miền nguồn CON NGƯỜI được ánh xạ sang miền đích QUỐC GIA và không có cấu trúcánh xạ ngược lại Các thuộc tính của miền đích QUỐC GIA như tính đại chúng/đại diện, tính chấtlãnh thổ, tính chất phát ngôn chung… không thể ánh xạ ngược lại sang miền nguồn CON NGƯỜI
Bên cạnh đó, các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng cho rằng cơ sở tri nhận của ánh xạ ẩn
dụ ý niệm là kinh nghiệm hay những nền tảng kinh nghiệm Sự ánh xạ
―nguồn - đích‖ thường có nền tảng từ sự tương đồng giữa hai miền nguồn và đích, dựa vào
Trang 29những tương quan hoặc gắn kết nhau về kinh nghiệm hoặc sự tương đồng cấu trúc trong tri giác,vào những cội rễ sinh học và văn hóa mà hai ý niệm cùng bắt nguồn Về phương diện tươngquan giữa các miền ý niệm, một miền ý niệm đích có thể là một tổ hợp/ma trận miền bởi vì phải
có hàng chục miền ý niệm nguồn mới giúp chúng ta hiểu được các phương diện của miền đích.Luận án sử dụng lý thuyết ánh xạ là cơ sở căn bản để triển khai nội dung của Chương 2 vàChương 3
1.2.1.6 Tính tầng bậc của cấu trúc ẩn dụ
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các phép đồ hoạ ẩn dụ không tồn tại riêng lẻ màđược tổ chức theo cấu trúc tầng bậc, theo đó các ẩn dụ ý niệm ở các độ thấp hơn (ẩn dụ hạ danh)thừa hưởng cấu trúc có cấp độ cao hơn (ẩn dụ thượng danh) Ví dụ: Để hiểu được miền đích của
ẩn dụ thượng danh QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI, có thể huy động đến hàng loạt các miền ýniệm nguồn ở các độ thấp hơn (ẩn dụ hạ danh) như: HÀNH ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀHÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI, TÍNH CÁCH CỦA QUỐC GIA LÀ TÍNH CÁCH CỦACONNGƯỜI, THÁI ĐỘ CỦA QUỐC GIA LÀ THÁI ĐỘ CỦA CON NGƯỜI, CẢM XÚCCỦA QUỐC GIA LÀ CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI… Như vậy, với tư
cách là ẩn dụ ý niệm ở các độ thấp hơn (hạ danh), ẩn dụ giúp chúng ra hiểu và diễn đạt một kháiniệm trừu tượng thông qua một khái niệm khác cụ thể hơn, dễ hiểu hơn và nó là cơ chế quantrọng mà thông qua đó chúng ta dễ dàng thực hiện những lập luận phức tạp
1.2.1.7 Nghiệm thân
Các nhà tri nhận cho rằng: những trải nghiệm của con người về thế giới xung quanh đãtạo nên ý nghĩa và quyết định phương thức tri nhận, đạt được những hiểu biết về thế giới thôngqua các quá trình phạm trù hoá, ý niệm hoá, suy lý Tâm trí con người được hình thành chínhtrên cơ sở trải nghiệm mang tính tương tác giữa các cá thể với môi trường vật lý hoặc môi trường
xã hội Thông qua trải nghiệm tương tác với thế giới hiện thực mà những lược đồ hình ảnh cơbản được hình thành, tức thông qua trải nghiệm, con người đã hình thành những mô hình tri nhận
để dựa vào đó mà tiến hành quá trình phạm trù hóa, xây dựng nên các ý niệm, như Lakoff vàJohnson (2003) đã khẳng định: ―Cơ sở tri nhận của con người phải được hiểu qua tính nghiệmthân‖ [130]
Nghiệm thân là quá trình con người sử dụng các bộ phận cơ thể và những trải nghiệmthân xác để hình thành nên hệ thống ý niệm Nghiệm thân bao gồm hai yếu tố: Nhận thức củacon người về thế giới khách quan và trải nghiệm của con người trong cuộc sống; bên cạnh đóngôn ngữ là công cụ để phản ánh cách thức mà con người tư duy, đạt đến những hiểu biết về thếgiới mà họ trải nghiệm Thuyết ẩn dụ hiện đại cho rằng hệ thống ý niệm của con người bao hàmcác ánh xạ từ miền cụ thể sang miền trừu tượng và ánh xạ ẩn dụ không mang tính quy ước mà dobản chất của tính nghiệm thân quy định Nói cách khác, trải nghiệm của thân thể vừa kích hoạtvừa đặt cơ sở tạo thành ẩn dụ
Tuy nhiên, nghiệm thân vẫn còn là một khái niệm chưa thống nhất Nhiều nhà nghiên cứu
Trang 30đã cho rằng ngôn ngữ học tri nhận đã không đề cập đến yếu tố văn hoá trong quá trình hình thànhnhận thức của con người Để khắc phục thiếu sót này, Tim Rohrer (2007) đưa ra định nghĩa vềnghiệm thân như ―một trải nghiệm về thân thể, vềnhận thức và về xã hội của con người là cơ sởcho hệ thống ý niệm và hệ thống ngôn ngữ của chúng ta‖ [151: tr.20] Với cách hiểu này, có thểnói rằng nghiệm thân không chỉ là các trải nghiệm sinh lý mà còn bao hàm cả tác động của cácyếu tố văn hoá và cách tư duy của dân tộc, theo đó rất nhiều kinh nghiệm nghiệm thân của conngười được bắt rễ trong một bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh hưởng bởi một chế ước vănhóa rõ ràng Ở nơi có nhiều nền văn hóa đan xen, cộng cư, rất nhiều trải nghiệm cơ bản của conngười được được tạo lập ra từ tập tục văn hóa bản địa, phản ánh trong ngôn ngữ bản địa, do đó cóthể xem tính nghiệm thân của tâm trí được sinh ra từ mối tương tác giữa con người với thế giớikhách quan và bị ràng buộc với tri thức nền, với niềm tin, với phong tục tập quán, với những chia
sẻ chung trong một nền văn hoá chủ đạo, bối cảnh văn hóa cộng đồng cụ thể Vì vậy, khi xem xétkinh nghiệm trải nghiệm của con người, chúng ta phải xem xét kinh nghiệm của cá nhân và củacộng đồng, của người nói cùng ngôn ngữ
1.2.1.8 Phân loại ẩn dụ ý niệm
Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm theo phân loại của Lakoff và Johnson (1980)[130] được chia thành 3 loại chính: Ẩn dụ cấu trúc (structural), Ẩn dụ bản thể (ontological) và
Ẩn dụ định hướng (orientational) Theo Kövecses [123] đây là cách phân loại dựa trên chức năngtri nhận của ẩn dụ, được chấp nhận và ứng dụng khá rộng rãi
* Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor)
Ẩn dụ cấu trúc là ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này đượchiểu (hoặc đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hay một biểu thức) khác Nói cách khác,đây là một loại ẩn dụ sử dụng kết quả của quá trình hình thành ý niệm trong sự liên tưởng mangtính đồ chiếu, hay chiếu xạ, giúp con người có thể hiểu ý niệm đích A (một cách phổ quát/trừutượng) thông qua ý niệm miền nguồn B (cụ thể, dễ hiểu hơn) Đây là loại ẩn dụ cung cấp nhiềutri thức nhất về miền đích Lakoff và Johnson (1980) [130] cho rằng ―Ẩn dụ cấu trúc là trườnghợp một khái niệm được cấu trúc hóa theo một khái niệm khác.‖ Trong đó ―miền nguồn cungcấp một khối lượng kiến thức tương đối đầy đủ và phong phú cho miền đích‖ (Kövecses (2002[122]) Chức năng tri nhận của những ẩn dụ này chophép chúng ta hiểu miền đích A nhờ vàocấu trúc của miền nguồn B Sự hiểu biết này diễn ra thông qua các chiếu xạ ý niệm giữa nhữngyếu tố của A và B Ánh xạ lược đồ mang tính chất bộ phận và đơn tuyến, và sự chiếu xạ từmiền nguồn lên miền đích là có chọn lọc với sự chuyển di của một số thuộc tính từ miền nguồnđến miền đích mà không có chiều ngược lại Chúng không chỉ giúp giải thích ý nghĩa của cácbiểu thức ngôn ngữ mà chúng ta dùng hàng ngày mà còn cung cấp tri thức, sự hiểu biết tổngquát về ý niệm ở miền đích
Ví dụ: Về phương diện biểu đạt ẩn dụ dưới dạng biểu đạt ngôn ngữ, ẩn dụ CHÍNH TRỊ
LÀ CHIẾN TRANH có các biểu đạt thông qua ngôn ngữ như: ―Then came potshots at
Trang 31Germany‘s chancellor, Angela Merkel, a strong leader who is facing a tough re-election‖ (Sau đó
những phát súng đầu tiên nhằm vào Thủ tướng Đức, Angela Merkel, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ
đang phải đối mặt với một cuộc bầu cử lại đầy khó khăn) Trong ẩn dụ này, miền nguồn CHIẾN
TRANH đã cung cấp cấu trúc tri thức tương đối phong phú cho miền ý niệm đích CHÍNH TRỊ
và sự hiểu biết này diễn ra qua các ánh xạ giữa yếu tố miền nguồn, miền đích
* Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)
Đây là loại ẩn dụ ý niệm phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ra ranhgiới của của chúng trong không gian Ẩn dụ bản thể hình thành xuất phát từ kinh nghiệm của conngười trong khi tri giác những đối tượng vật lý và các chất liệu, tạo nên một cơ sở để ngữ nghĩahóa các ý niệm vượt ra ngoài ranh giới những vật thể giản đơn thông thường Chức năng tri nhậncủa nó là đưa ra một cương vị bản thể mới cho các phạm trù khái quát về các ý niệm đích trừutượng và đưa lại những thực thể trừu tượng mới – chúng ta mường tượng được các trải nghiệmcủa mình thông qua các vật thể, vật chất và vật chứa mà không cần phải xác định chính xác kiểuloại của chúng Chức năng chỉ định một cương vị căn bản thông qua các vật thể, vật chất, vậtchứa cho các trải nghiệm của chúng ta rất quan trọng vì có nhiều loại trải nghiệm mơ hồ hay
trừu tượng không phải lúc nào cũng dễ dàng mô tả được Chẳng hạn, khi ý niệm được fear (nỗi sợ) như là một vật thể vật chất thì có thể ý niệm hóa nó thành vật sở hữu của mình (our
possession) và diễn đạt trong ngôn ngữ là my fear (nỗi sợ của tôi) Ẩn dụ bản thể giúp chúng ta
có thể nhìn rõ néthơn cấu trúc mô tả ở những chỗ không có hoặc có rất ít cấu trúc như thế(Kövecses (2010) [123])
Dạng ẩn dụ bản thể liên quan đến ý niệm con người rất hay được gặp trong ngôn ngữthường ngày Nhờ hiểu các ý niệm trừu tượng qua ý niệm này các vật cụ thể mà chúng ta có thểhiểu rõ chúng hơn, chẳng hạn các ý niệm cuộc đời được nhân hoá (nhân hoá là một loại ẩn dụbản thể) trong ví dụ: (Kövecses [123]) Life has cheated me (Cuộc đời đã lừa bịp tôi.)
* Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)
Ẩn dụ định hướng cấu trúc hóa một số miền và tạo nên một hệ thống ý niệm hóa chung.Chúng liên quan đến việc định hướng trong không gian với những đối lập về hướng như: Lên -Xuống, Ra - Vào, Trung tâm - Ngoại vi… Ẩn dụ định hướng khác ẩn dụ cấu trúc ở điểm: Ẩn dụđịnh hướng là một loại ẩn dụ ý niệm, không được sắp xếp lại về mặt cấu trúc từ một ý niệm theocách thức, cấu trúc của một ý niệm khác, nhưng nó tồn tại ở một hệ thống ý niệm theo mẫu củamột hệ thống khác nào đó Một số ẩn dụ phổ biến đối với loại ẩn dụ định hướng là như sau:
MORE IS UP; LESS IS DOWN:
(nhiều hơn là lên; ít hơn là xuống)
Speak up, please.
(Vui lòng nói lớn lên.)Như vậy có thể nói rằng, ẩn dụ ý niệm chủ yếu cung cấp sự hiểu biết về một đối tượngnày thông qua sự hiểu biết của một đối tượng khác đã biết Bằng cách đó, con người tạo ra chomình sự nhận thức mới Bản chất của ẩn dụ ý niệm là ở sự ngữ nghĩa hoá và cảm nhận những hiện
Trang 32chúng ta cung cấp nhiều cơ sở tạo thành ẩn dụ Sự lựa chọn ẩn dụ và sự tách ra những ẩn dụ chính,phổ biến trong tập hợp các ẩn dụ có thể thay đổi khác nhau từ nền văn hoá này sang nền văn hoákhác.
1.2.1.9 Quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm
Với những ngữ liệu chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu, nhằm so sánh ẩn
dụ cấu trúc trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh, trước hết chúng tôi phải xác địnhđược các loại ẩn dụ ý niệm Chúng tôi tiến hành nhận diện ẩn dụ theo quy trình nhận dạng ẩn dụMIP (Metaphor Identification Procedure) do Pragglejaz (2007) [142] đề xuất Pragglejaz làmột nhóm nghiên cứu tiêu biểuthời kỳ đầu những năm 2000 và tên nhóm này là viết tắt tên của
10 thành viên (Peter Crisp, Raymond Gibbs, Elena Semin, Gerard Steen, Alan Cienki, Joe Grady,Zoltán Kövecses, Lynne, Alice Deignan, Graham Low) Họ đề xướng ra Quy trình nhận diện ẩn
dụ (Metaphor Identification Procedure), viết tắt là MIP Đây là quy trình được ứng dụng cao,được công nhận khá rộng rãi và được đánh giá là vô cùng hữu ích để xác lập các từ ngữ được sửdụng theo lối ẩn dụ (metaphorically used words) và từ đó giúp các nhà nghiên cứu nhận diện cácADYN trong diễn ngôn Quy trình MIP được thực hiện với 4 bước cụ thể trong luận án này nhưsau:
Bước 1 Đọc toàn bộ diễn ngôn để tìm hiểu nghĩa tổng thể của văn bản
Bước 2 Xác định các từ ngữ có tiềm năng sử dụng theo lối ẩn dụ và các từ ngữ liên quantrong ngữ cảnh
Bước 3 Xác định dạng thức của biểu thức có từ ngữ ẩn dụ tiềm năng, đối chiếu các từngữ ẩn dụ tiềm năng, tham chiếu các từ ngữ ẩn dụ tiềm năng với các miền nguồn để gọi tên miềnnguồn, miền đích, từ đó xác định xem liệu biểu thức tìm được có phải là biểu thức ẩn dụ haykhông
Bước 4 Gọi tên các biểu thức ẩn dụ: Các từ ngữ ẩn dụ tiềm năng lúc này sẽ trở thành từbiểu lộ ẩn dụ ―metaphorically used words/phrases‖- luận án này dùng thuật ngữ tiếng Việt
tương đương với nó là dụ dẫn, phân biệt với thuật ngữ biểu thức ẩn dụ là biểu thức hình thành
bởi dụ dẫn và các từ ngữ kết hợp khác (metaphorical expressions)
1.2.2 Cơ sở lí luận về diễn ngôn chính trị
1.2.2.1 Khái niệm diễn ngôn chính trị
Theo Từ điển tiếng Việt (2003), ―Chính trị‖ là khái niệm được định nghĩa dựa trên
một số nghĩa chính như sau: (i) chính trị là những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức vàđiều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một đất nước và về quan hệ chính thức giữa các quốcgia với nhau; (ii) chính trị là những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xãhội nhằm quy trì quyền lực điều khiển bộ máy nhà nước; (iii) chính trị là những biểu hiện về mụcđích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trìquyền lực điều khiển bộ máy nhà nước; (iv) chính trị là những hoạt động nhằmnâng caogiác ngộ chính trị cho quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện một đường lối, những nhiệm vụ
Trang 33chính trị nhất định [57, tr.163].
Dựa trên khái niệm về chính trị có thể thấy diễn ngôn chính trị (DNCT) là tất cả các loạidiễn ngôn có đối tượng là cách thức quản lí của Nhà nước của các tổ chức và các nhân vật chínhtrị Nói cách khác, một diễn ngôn được xếp vào kiểu DNCT khi nó đề cập đến các vấn đề quản lí
xã hội hoặc thể hiện mối quan tâm của con người đối với các vấn đề quản lí nhà nước Từ góc độphân tích diễn ngôn, có thể thấy: DNCT là kiểu diễn ngôn trong đó có sự gắn bó chặt chẽ giữadiễn ngôn và hành động, cũng có thể nói chưa ở đâu mối quan hệ này lại thể hiện rõ như trongDNCT Ở đây, nói có nghĩa là làm, là hành động; nói để tác động đến người khác, làm cho người
ta thấy vấn đề, hiểu vấn đề, suy nghĩ về nó, tin tưởng và hành động theo ý đồ của người nói Dovậy, DNCT là diễn ngôn có ảnh hưởng mà đích tác động của nó được xác định rõ ràng ngay từđầu
Van Dijk (1997) có quan điểm cho rằng: DNCT được xác định khi diễn giả sử dụng nó làmột chính trị gia Do đó nghiên cứu về DNCT cần bao quát được tình huống hình thành phátngôn cũng như tính chất của diễn ngôn chứ không nên giới hạn nghiên cứu dưới dạng đặc tínhcấu trúc của văn bản viết hay văn bản nói [155]
Fairclough, I và Fairclough, N (2012) xác định: DNCT là sự kiện chính trị phản ánhthực tiễn đời sống chính trị của một đảng phát, một quốc gia mà nó thuộc về [103]
Như vậy theo nghĩa rộng có thể hiểu: Diễn ngôn chính trị là diễn ngôn đề cập đến các vấn
đề quản lí xã hội hoặc thể hiện mối quan tâm của con người đối với các vấn đề quản lí của nhànước
1.2.2.2 Vai trò của ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị
Đa số các nhà nghiên cứu đều ghi nhận ảnh hưởng và trọng lượng trong việc sử dụng ẩn
dụ để thuyết phục đối tượng khách thể của DNCT Theo Charteris-Black (2004) các nhà lãnh đạotrong tất cả các hệ thống chính trị đều phải dựa vào lời nói để thuyết phục người nghe tin vàonhững lợi ích mà khả năng lãnh đạo của họ có thể mang lại, họ thường lựa chọn ẩn dụ trong sốnhiều công cụ ngôn ngữ khác nhau để làm cho các lập luận và tư tưởng của mình được sinhđộng, thuyết phục hơn [99].Goatly (1997) cũng chung quan điểm này khi cho rằng: ẩn dụ có thểgiúp cấu trúc lập luận trở nên chặt chẽ hơn [110] Lucas (2007) cũng đánh giá việc sử dụng ẩn dụgiúp tạo nên những ấn tượng đáng nhớ trong tâm trí người nghe và việc sử dụng ẩn dụ một cáchhiệu quả sẽ mang đến cho bài nói một sắc thái đặc biệt, cụ thể hóa những ý tưởng trừu tượng,giúp người nói biểu đạt các xúc cảm của mình [132] Theo Gibbs (1994) ẩn dụ có thể giúp truyềnđạt những điều khó diễn đạt bằng những từ ngữ vốn mang nghĩa đen [108] Maestre (2000) cũngnhận định rằng ẩn dụ có khả năng thay đổi thái độ của người đọc, người nghe về một chủ đề nào
đó trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, qua đó đề cao chức năng thuyết phục của ẩn dụ trong diễnngôn như DNCT [133] Zinken (2003) khẳng định việc sử dụng ẩn dụ trong các DNCT vô cùngphổ biến [161] và Vestermark (2007) đánh giá ẩn dụ là một trong những công cụ phổ biến nhất
để tạo sức nặng thuyết phục và thực hiện công tác tuyên truyền trong diễn ngôn chính trị [156]
Trang 341.2.2.3 Phân loại diễn ngôn chính trị
Theo Nguyễn Xuân Hồng [33], cùng với sự phát triển của Ngữ dụng học và Phân tíchdiễn ngôn, hiện nay tiếp cận diễn ngôn chính trị tiếng Anh có rất nhiều trường phái Quan niệmcủa Mácxít chỉ ra cách phân loại DNCT theo một số bình diện khác nhau, theo đó toàn bộ diễnngôn chính trị có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất thiên về lĩnh vực liên ngành và dựa vào ảnh hưởng của chúng đối với việchình thành phương pháp luận, có thể kể đến như: Triết học phân tích, bao gồm cả thuyết hànhđộng lời nói và thuyết trao đổi thông tin; Ngôn ngữ học, bao gồm ngôn ngữ học cấu trúc, ngônngữ học chức năng và ngôn ngữ học tri nhận; Nhân loại học, bao gồm Nhân tộc học lời nói, xãhội học ngôn ngữ tương tác
Nhóm thứ hai, đặc điểm nổi bật của hướng này là dựa vào các khuynh hướng nghiên cứu
để mà phân loại diễn ngôn chính trị, trong đó coi diễn ngôn là đối tượng khảo sát chính Có thể
kể đến như: Diễn ngôn - phân tích hậu hiện đại; Diễn ngôn phân tích phê phán; Tâm lí học diễn
ngôn; Diễn ngôn hình ảnh; Diễn ngôn hỗn hợp.Nhóm thứ ba, các loại diễn ngôn về mặt cấu trúc và chức năng, tùy theo mục đích tiếpcận, việc nhận diện và miêu tả chúng là không như nhau Điều này cho thấy diễn ngôn chính trịnhóm này tồn tại ở các dạng linh hoạt không bị giới hạn bởichủ thể phát ngôn hay bối cảnh phátngôn Như đã phân tích ở mục 1.2.1 (Khái niệm diễn ngôn chính trị): Diễn ngôn chính trị là diễnngôn khi nó đề cập đến các vấn đề quản lí xã hội, khi nó thể hiện mối quan tâm của con người đốivới các vấn đề quản lí nhà nước, do đó các hình thức của diễn ngôn trong báo chí nếu thỏa mãn điềukiện như định nghĩa nêu trên đều có thể được xem là diễn ngôn chính trị [57, tr.163]
Ngoài cách phân loại trên, đối với DNCT tại Mỹ, xét từ phương diện nghiên cứu các dàidiễn thuyết, trình bày của các chính khách Mỹ thì DNCT được phân loại thành: Diễn ngôn hứahẹn; Diễn ngôn quyết định; Diễn ngôn giải thích
* Diễn ngôn hứa hẹn: Đặc điểm của chúng vừa có tính chất lý tưởng vừa mang tính thực
tế (ứng dụng), do vậy thường chúng đề cập đến một số giá trị về đạo đức, xã hội, về một sốchuẩn tắc xã hội Bên cạnh đó, diễn ngôn phải chỉ ra cho được những phương diện ngôn ngữ nào
để đạt được các mục đích ấy Ba thủ pháp ngôn từ gắn liền với diễn ngôn hứa hẹn là: thuyết phụcbằng lời lẽ, thuyết phục bằng cách khơi gợi những cảm xúc từ phía quần chúng, thuyết phụcbằng cách tự xác định vị trí của chính khách thuộc về quần chúng
*Diễn ngôn quyết định: diễn ngôn này thường gắn liền với các cảnh huống sau:
+ Có sự bất bình, sự phản ứng về những chuẩn tắc xã hội từ phía quần chúng Họ bị xúcphạm, những xúc phạm này theo họ là không thể chấp nhận được và đặc biệt là vượt ra ngoàikhuôn khổ pháp luật
+ Tình trạng tiêu cực buộc phải có những sự thay đổi dứt khoát
+ Nêu một cách cụ thể về một phương thức để cải thiện thực trạng ấy
* Diễn ngôn biện bạch: đây là diễn ngôn thường gắn liền với hành động bào chữa, thanh
Trang 35minh, có tính chất giải thích, thường gắn liền với một đường lối, chính sách, chủ trương mà bướcđầu chưa được quần chúng thừa nhận Rõ ràng là các cách phân loại và nghiên cứu ở trên rõ ràng
là phù hợp với văn hoá và nền chính trị ở phương Tây hơn là ở Việt Nam Ở Việt Nam, việcnghiên cứu về diễn ngôn chính trị tiếng Việt vẫn chưa thực sự được chú trọng, ngoài một số ítcông trình nghiên cứu đề cập sơ bộ về vấn đề này Tuy nhiên, các cách tiếp cận này, các thủ phápnày không phải là vô ích ở Việt Nam nếu chúng ta biết chắt lọc, kế thừa những mặt mạnh củanhững trường phái trên để tiến hành nghiên cứu về DNCT tiếng Việt Tuyvậy, do cách xác địnhDNCT dưới bình diện ngôn ngữ của các chính khách Mỹ, để áp dụng vào phân tích luận án này
là không hoàn toàn phù hợp vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNCT tồn tại trong chuyênmục về diễn ngôn bình luận chính trị và do cộng đồng bày tỏ quan điểm đối với một sự kiệnchính trị của một quốc gia hoặc các quốc gia có liên quan Các vấn đề về chính trị được thể hiệnthông qua diễn ngôn bình luận thường xuất hiện các hình ảnh biểu tượng, hoặc mang tính sosánh, từ đó xuất hiện nhiều ẩn dụ ý niệm
Mục ―Bình luận quốc tế‖ của báo Nhân dân điện tử thực chất là một dạng diễn ngôn
chính trị, có hình thức cấu trúc là các diễn giải, những mô tả về thực tiễn xã hội, những bình giá
từ điểm nhìn của người viết, nhưng chịu sự chi phối của sức mạnh, hệ tư tưởng và tư duy củacộng đồng, chứa trong đó những quan điểm đánh giá về các chiến lược, sách lược về kinh tế,
chính trị, xã hội Theo Nguyễn Thị Hương và Trần Thị Hoàng Anh (2017), ―Có thể xem diễn
ngôn chính trị là tất cả các loại diễn ngôn có đối tượng là cách thức quản lí của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, của các nhân vật chính trị Nói cách khác, một diễn ngôn được xếp vào kiểu loại diễn ngôn chính trị khi nó đề cập đến các vấn đề quản lí xã hội, khi nó thể hiện mối quan tâm của con người đối với các vấn đề quản lí nhà nước‖ [42.1, tr.20-26].
The New York Times với hơn 57 triệu lượt truy cập mỗi tháng, nytimes.com là trang báo
mạng số 1 ở Mỹ Nytimes.com là kết hợp giữa chiều sâu và chất lượng của tờ The New York
Times cùng sự tương tác sáng tạo và các kênh truyền thông đa phương tiện để cung cấp những
trải nghiệm thú vị cho người đọc Mục ―Opinion‖ của The New York Times đề cập đến các vấn
đề cốt lõi trong diễn ngôn bình luận là đa chủ thể, bao gồm cả tri thức, con người và quan hệ xãhội Để tạo ra hiệu lực xã hội và sức mạnh định hướng dư luận, thông tin, việc sử dụng ẩn dụ cấutrúc trong các diễn ngôn bình luận là một phương cách hiệu quả nhất giúp người viết truyền tải tưtưởng và thực hiện mục tiêu tác động đến độc giả, công chúng
Qua việc giải mã một mô hình ẩn dụ cấu trúc cụ thể thông qua các diễn ngôn bình luận
trên báo Nhân dân điện tử và Mục ―Opinion‖ của The New York Times, mục đích của luận án là
làm rõ cơ chế của chiếu xạ ẩn dụ, cơ chế chuyển di và sao phỏng các nét thuộc tính từ khônggian miền nguồn sang không gian miềnđích ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖ để thấy rõ tính chất cụthể của miền nguồn đã giúp làm sáng rõ miền đích vốn mang tính chất trừu tượng, thông qua sựkích hoạt những điểm tương ứng Luận án cũng nhằm chứng minh sự tương hòa văn hóa trongcấu trúc ẩn dụ cũng như tính bộ phận, tính tầng bậc của chiếu xạ ẩn dụ Bên cạnh đó, luận án
Trang 36cũng nhằm chứng minh rằng, các ẩn dụ cấu trúc ngoài tính phổ quát còn mang những nét đặcthù tư duy - văn hóa của cộng đồng người bản ngữ.
1.2.3 Cơ sở lí luận về so sánh đối chiếu
1.2.3.1 Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
Lịch sử ngôn ngữ học hiện đại ghi nhận nhiều cách phân loại các ngành ngôn ngữ khácnhau; nhưng chung quy lại có ba phân nhánh lớn, bao gồm: ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữhọc miêu tả và ngôn ngữ học so sánh Trong ngôn ngữ học so sánh có so sánh đối chiếu, so sánhloại hình và so sánh lịch sử Trong luận án này, chúng tôi tập trung vào ngôn ngữ học so sánh đốichiếu để làm rõ những vấn đề nghiên cứu
Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), ―Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu‖ được sử dụng để ―sosánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhaugiữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn haythuộc cùng một loại hình hay không‖ [35, tr.9]
Như vậy ngôn ngữ học đối chiếu giúp xác định sự giống nhau, khác nhau về mặt cấu trúc,hoạt động và sự phát triển của ngôn ngữ Việc so sánh nói chung thường được thực hiện khi các
sự vật hay hiện tượng được lấy làm đối tượng so sánh nằm trong cùng một phạm trù, nghĩa làthuộc cùng một loại
Tuy nhiên, người ta cũng có thể so sánh các sự vật, hiện tượng nhằm mục đích chứngminh hay làm nổi rõ một đặc điểm nào đó của sự vật hay hiện tượng Trong trường hợp này, các
sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh có thể thuộc về những loại, những phạm trù khácnhau Loại so sánh này chủ yếu chú ý đến điểm tương đồng giữa các đối tượng so sánh mà ít chú ýđến sự khác biệt giữa chúng Với mục tiêu là tìm ra sự tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ,ngôn ngữ học đối chiếucó thể giúp xác định những thuận lợi và khó khăn mà người học gặp phải khihọc tiếng nước ngoài Đặc biệt, vì những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ có liên quanchặt chẽ tới văn hoá và chỉ có thể được phát hiện qua lăng kính đối chiếu nên việc nghiên cứu ngônngữ học đối chiếu góp phần nghiên cứu các đặc trưng văn hoá dân tộc và lý giải cho các vấn đềtrong ngôn ngữ học tri nhận [35, tr.39]
1.2.3.2 Các bình diện và cấp độ so sánh đối chiếu
Đối tượng tiến hành so sánh đối chiếu là ngôn ngữ với nhiều biểu hiện phong phú, phức tạp đồng thời ngôn ngữ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa và cảm xúc, do đó để so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ với nhau (hoặc các phương ngữ trong cùng một quốc gia) nhìn chung, việc so sánh đối chiếu được tiến hành ở 4 bình diện sau: Thứ nhất là đối chiếu về ngữ âm Trong bình diện đối chiếu này, các nhà nghiên cứu lại phân nhỏ thành đối chiếu ngữ âm đoạn tính (như
âm, âm vị, âm tiết) và ngữ âm siêu đoạn tính (như trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu)
- Thứ hai là đối chiếu về mặt từ vựng Trong đối chiếu từ vựng, các nhà nghiên cứu tậptrung làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau của các thành phần và quan hệ từ vựng Từvựng là một phạm trù rất rộng nên tiêu chí để phân loại đối chiếu cũng rất phong phú, trong đó
Trang 37đối chiếu trường từ vựng là một xu hướng phổ biến của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
- Thứ 3 là đối chiếu về ngữ pháp: Bình diện nghiên cứu này tập trung vào hai phân ngànhtruyền thống là hình thái học và cú pháp học, được phân chia thành các cụm vấn đề cụ thể hơnnhư đối chiếu các đơn vị, các lớp ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp quan hệ và phạm trù ngữ phápcũng như phương tiện biểu hiện các quan hệ và phạm trù này
- Thứ 4 là đối chiếu ngữ dụng học Tập trung so sánh phương tiện giao tiếp, hànhchức trong những ngữ cảnh cụ thể của văn hoá Hướng nghiên cứu này đang thu hút sự chú ý củacác nhà ngôn ngữ, bởi nó nghiên cứu ngôn ngữ theo ―thẩm năng giao tiếp‖ chứ không chỉ dừnglại ở ―thẩm năng ngôn ngữ‖ Mỗi cấp độ hay mỗi bình diện ngôn ngữ đều có những tiêu chí đốichiếu riêng Trên cấp độ ngữ âm thì đó là sự giống nhau của bộ máy phát âm của tất cả mọingười trên thế giới; trên cấp độ từ vựng-ngữ nghĩa thì đó có thể là sự giốngnhau về hiện thựckhách quan hay về nội dung tư duy được thể hiện ở các đơn vị từ vựng; trên cấp độ ngữ pháp thì
có thể rút ra được thuộc tính phổ quát (thuộc tính của các ngôn ngữ trên thế giới) và thuộc tính vàthuộc tính loại hình riêng biệt (thuộc tính chỉ có ở ngôn ngữ đó) … Chính nhờ những tiêu chínày mà chúng ta mới có thể học được nhiều ngôn ngữ khác nhau và dịch được các văn bản từngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
Trong luận án này, dựa trên kết quả mô tả, luận án tiến hành áp dụng phương thức đối chiếu
2 chiều để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm trong các DNCT tiếng Anh
và tiếng Việt Tuy nhiên, do mục đích chính của luận án này không phải là nghiên cứu đối chiếu
về mặt hệ thống, nên chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp đối chiếu trên bình diện từ vựng (các dụdẫn) để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm ở DNCTcủa các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh Dĩ nhiên, các dụ dẫn bao giờ cũng phải được xuất hiệntrong các ngữ đoạn hay các câu nói cụ thể, tức xuất hiện trong những văn cảnh cụ thể
1.3 Tiểu kết
Từ kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn về ẩn dụ ýniệm, chúng tôi thấy rằng ẩn dụ là cách miêu tả miền ý niệm này bằng miền ý niệm khác thôngqua ánh xạ và lược đồ hình ảnh Ẩn dụ ý niệm không tồn tại riêng lẻ mà tồn tại dưới dạng tổnghoà của các quan hệ khác nhau như không gian, tư duy, miền kinh nghiệm, vật chất - tinh thần;
ẩn dụ không phải là hiện tượng trong văn học mà là kết quả của quá trình tri nhận ở mỗi conngười ADYN xuất hiện trong DNCT thực hiện chức năng miêu tả miền ý niệm phức tạp bằngmiền ý niệm đơn giản hơn giúp người đọc dễ hiểu và một số ý niệm hóa, phạm trù hóa có thểđược lặp lại, tạo nên tính chất đặc biệt của DNCT
DNCT thực hiện chức năng truyền đạt ý niệm hoặc ý nghĩa của người phát ngôn đếnngười nghe về các sự kiện chính trị, các mối quan hệ chính trị trong một quốc gia hoặc giữa cácquốc gia với nhau Chính vì vậy ADYN trong DNCT có vị trí đặc biệt quan trọng trong bối cảnhngười tiếp nhận ngôn ngữ thuộc nhiều tầng lớp, trình độ khác nhau Thành công của DNCT cũng
Trang 38ngôn, thay đổi nhận thức và có những hành động, ứng xử như chủ thể DNCT mong muốn.
Hiện nay, ADYN xuất hiện trong DNCT với tần suất lớn, hiện diện trên nhiều lĩnh vựckhác nhau, từ những văn kiện chính trị quan trọng của các quốc gia đến các bài phát biểu của cácchính khách, được phản ánh trên những tờ báo có uy tín hàng đầu với ngôn ngữ sử dụng là ngônngữ chính luận, đòi hỏi tính chuẩn mực và hình tượng cao Với mục đích đó, luận án nghiên cứu
ADCT trong DNCT của các chuyên mục Bình luận quốc tế của báo Nhân dân điện tử và mục
Opinion của The New York Times nhằm so sánh, đối chiếu tìm ra sự tương đồng và khác biệt
trong việc sử dụng DNCT của 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, giúp cho các dịch giả, ngườidạy, người học, người nghiên cứu ở Việt Nam và Mỹ có thêm nguồn kiến thức về lĩnh vực này
Trang 39Chương 2 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “CHÍNH TRỊ” TRONG DIỄN NGÔN
CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
2.1 Dẫn nhập
Theo Lakoff và Johnson [130] ―Ẩn dụ cấu trúc là trường hợp một ý niệm đượccấu trúc hóa theo một ý niệm khác.‖ Trong đó ―miền nguồn cung cấp một khối lượngkiến thức tương đối đầy đủ và phong phú cho miền đích‖ (Kövecses [122]) Chức năng tri nhậncủa những ẩn dụ này cho phép chúng ta hiểu miền đích nhờ vào cấu trúc của miền nguồn Sựhiểu biết này diễn ra thông qua các chiếu xạ ý niệm giữa những yếu tố của miền đích và miềnnguồn tương ứng, do đó việc tìm hiểu ẩn dụ ý niệm thường được thực hiện thông qua việc tìmhiểu sơ đồ ánh xạ giữa miền đích và miền nguồn Chính vì vậy, trong chương này chúng tôi pháchoạ các lược đồ ánh xạ nhằm tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Chính trị‖thông qua một số miền nguồn như ―HÀNH TRÌNH‖, ―CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖
―CHIẾN TRANH‖, ―NHIỆT‖ và ―THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN‖ trong diễn ngôn chính trị tiếngAnh và tiếng Việt Với mỗi ẩn dụ ý niệm tìm được trong diễn ngôn, ngoài việc phân tích cơ chếánh xạ, chúng tôi cũng tiến hành so sánh cả về định lượng và định tính để tìm ra các điểm tươngđồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ và tìm cách lý giải cho những khác biệt này Tuy nhiên, trướckhi đi vào các nội dung chính (được trình bày ở các mục sau) chúng tôi sẽ trình bày khái quát vềkết quả thu thập và phân tích các ẩn dụ cấu trúc từ khối ngữ liệu nghiên cứu Để nhận diện biểuthức ẩn dụ làm ngữ liệu nghiên cứu, như đã đề cập ở chương trước, chúng tôi dựa vào quy trìnhnhận dạng ẩn dụ ý niệm MIP do Pragglejaz (2007) đề xuất
[142] như đã trình bày trong Chương 1 Sau khi xác định, chúng tôi sử dụng phương pháp sosánh đối chiếu để tìm hiểu các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ về mặt định tính,đồng thời sử dụng thủ pháp thống kê để so sánh định lượng Kết quả khảo sát, phân tích biểuthức ẩn dụ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt cho thấy, ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―CHÍNHTRỊ‖ xuất hiện 5 ẩn dụ cấu trúc thượng danh bao gồm: ―CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNHTRÌNH‖; ―CHÍNH TRỊ LÀCÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖; ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖;
―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN‖ và ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ vớicác ẩn dụ cấu trúc hạ danh khác nhau
Số liệu khảo sát và phân tích ghi nhận số lượt xuất hiện ADCT trong cứ liệu tiếng Việt là 1.193 và trong tiếng Anh là 952 ADCT có miền đích ―CHÍNH TRỊ‖
Thống kê cơ bản số lượng các ADCT có miền đích ―CHÍNH TRỊ‖ trên cứ liệu tiếng Việt
và tiếng Anh được mô tả trong Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Thống kê lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích “CHÍNH TRỊ” trên
cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 40Như vậy từ miền đích ―CHÍNH TRỊ‖ khi được gắn với miền nguồn như
―HÀNH TRÌNH‖, ―CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ ―CHIẾN TRANH‖, ―NHIỆT‖ và
―HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN‖ Theo Kovecsec [122], ẩn dụ cấu trúc thường đượcxây dựng trên một miền nguồn cụ thể, có thể phác hoạ rõ ràng và dễ nhận biết hoặc đã được ýniệm hoá trong tâm trí của con người Ở đây chúng ta có thể thấy bức tranh về chính trị đượckhắc họa trong tâm trí mỗi con người thật gần gũi, dễ hiểu giống như một hành trình mà đường
đi có thể bằng phẳng, gập ghềnhhay trắc trở hoặc như người kiến trúc sư thiết kế, xây dựng côngtrình, nhà ở và có thể dùng miền nguồn ―CHIẾN TRANH‖ để nói lên sự nguy hiểm, ác liệt tronghoạt động chính trị hay dựa vào yếu tố tự nhiên như ―NHIỆT‖ ―HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/
TỰ NHIÊN‖ để giúp việc nhận thức miền đích trở nên dễ dàng hơn
2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH”
Ngữ liệu chúng tôi tổng hợp để khảo sát ẩn dụ ý niệm ―CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC
HÀNH TRÌNH‖ (POLITICS IS A JOURNEY) xuất hiện nhiều trong các diễn ngôn chính trị với
nhiều biểu thức phong phú Xuất phát từ những tương liên trong kinh nghiệm, những tri thức vềcuộc hành trình (miền nguồn) được chiếu xạ lên miền đích (chính trị) Theo cơ chế sao phỏng,miền đích thâu tóm có chọn lọc một số nét thuộc tính của miền nguồn và mang tri thức mới khởixuất từ miền nguồn ấy
Ẩn dụ ý niệm ―CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH‖ là một ý niệm mang tínhphổ quát của nhiều nền văn hóa và có một nền tảng kinh nghiệm vững chắc Cấu trúc cơ bản của
nó là lược đồ đường đi bao gồm điểm xuất phát, đường đi và đích đến Lược đồ này bắt nguồn từnhững tri thức do con người trải nghiệm từ thực tế, ở đây chúng ta có thể hiểu: khi những conngười cùng chí hướng trong cùng một tổ chức, nhóm, quốc gia… tham gia vào guồng máy chínhtrị (được xem như lữ khách) cùng di chuyển đến một điểm đích (mục tiêu) nào đó đều phải tuântheo lộ trình từ điểm xuất phát đến điểm đích theo một hướng nhất định Lôgic cơ bản của cuộchành trình là lữ khách phải đi qua những điểm trung gian trên lộ trình, thời gian đến phụ thuộcvào quãng đường đi Mục đích (trong hoạt động chính trị) được hiểu dưới dạng đích đến và khi