lực tự học của học viên 139Bảng 4.15 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đếnnăng lực tự học của học viên theo năm đào tạo 140Bảng 4.16 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu t
Trang 1N¡NG LùC Tù HäC CñA HäC VI£N
ë C¸C TR¦êNG SÜ QUAN QU¢N §éI HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2N¡NG LùC Tù HäC CñA HäC VI£N
ë C¸C TR¦êNG SÜ QUAN QU¢N §éI HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Mã số: 931 04 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HÀ NỘI - 2024
Trang 3của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Trang 41.1 Những nghiên cứu liên quan đến năng lực tự học của
học viên ở các trường sĩ quan quân đội 141.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 34
HỌC CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN
2.2 Lý luận về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên
3.3 Tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tự học của học
Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - SƯ
PHẠM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN
4.1 Thực trạng năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ
4.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của 139
Trang 54.4 Phân tích kết quả thực nghiệm 164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Danh mục các bảng
Bảng 3.3 Các chỉ báo kiến thức tự học của học viên 109Bảng 3.4 Các chỉ báo thái độ tự học của học viên 110Bảng 3.5 Các chỉ báo kỹ năng tự học của học viên 111Bảng 3.6 Các chỉ báo kết quả học tập của học viên 112Bảng 3.7 Các mức độ đánh giá năng lực tự học của học viên ở các
Bảng 4.1 Thực trạng kiến thức tự học của học viên 115Bảng 4.2 So sánh thực trạng kiến thức tự học của học viên
Bảng 4.3 So sánh thực trạng kiến thức tự học của học viên
Bảng 4.4 Thực trạng thái độ tự học của học viên ở các trường
Bảng 4.5 So sánh thực trạng thái độ tự học của học viên theo
Bảng 4.6 So sánh thực trạng thái độ tự học của học viên theo
Bảng 4.7 Thực trạng kỹ năng tự học của học viên 127Bảng 4.8 So sánh thực trạng kỹ năng tự học theo năm đào tạo 131Bảng 4.9 So sánh thực trạng kỹ năng tự học theo đơn vị đào tạo 132Bảng 4.10 Thực trạng kết quả học tập của học viên 133Bảng 4.11 Thực trạng năng lực tự học của học viên 135Bảng 4.12 So sánh thực trạng năng lực tự học của học viên theo
Trang 6lực tự học của học viên 139Bảng 4.15 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến
năng lực tự học của học viên theo năm đào tạo 140Bảng 4.16 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến
năng lực tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 141Bảng 4.17 Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến
Bảng 4.18 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan
đến năng lực tự học của học viên theo năm đào tạo 144Bảng 4.19 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến
năng lực tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 145Bảng 4.20 Hệ số hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 148Bảng 4.21 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 164Bảng 4.22 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về xác
định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch tự học 165Bảng 4.23 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về huy
Bảng 4.24 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về hiệu
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Các thành tố tạo thành năng lực tự học của học viên ở
Sơ đồ 4.1 Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kiến thức tự
Sơ đồ 4.2 Tương quan giữa các tiêu chí thái độ tự học của học viên 126
Sơ đồ 4.3 Tương quan giữa các kỹ năng tự học của học viên 130
Sơ đồ 4.4 Tương quan giữa các thành tố tạo thành năng lực tự học
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 4.1 Kiến thức tự học của học viên so sánh theo thời gian đào tạo 120Biểu đồ 4.2 Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động 167
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể
của hoạt động sống thì phải học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [47, tr.208] Học tập là hoạt động chủ đạo suốt
đời của mỗi con người, trong đó tự học có vai trò rất quan trọng; tự học sẽquyết định đến thành công của quá trình học tập, lĩnh hội tri thức của từng cánhân Muốn tự học có kết quả người học cần có năng lực tự học Năng lực tựhọc là năng lực hành động, được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạtđộng học tập, giúp người học thành công trong học tập và cuộc sống, từ đóthích ứng với sự thay đổi của điều kiện, môi trường xã hội
Tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội được diễn ra trongđiều kiện hoạt động quân sự, có sự đòi hỏi cao về trí lực, thể lực; khó khăn,gian khổ, thậm chí có thương vong, hy sinh và chịu sự quy định chặt chẽ củađiều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội Tự học của học viên trong thời gian đào tạotại trường là con đường cơ bản để tích lũy tiềm năng và nội lực của người sĩquan tương lai Để thực hiện có hiệu quả hoạt động tự học đòi hỏi học viênphải có năng lực tự học Năng lực tự học có vai trò rất quan trọng đối với họcviên trong quá trình học tập và rèn luyện để trở thành người sĩ quan quân đội.Bởi lẽ, năng lực tự học giúp cho học viên nhanh chóng lĩnh hội tri thức; có thái
độ tự học tích cực và các kỹ năng tự học phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng và kết quả học tập của học viên Hình thành và phát triển năng lực tự họccho học viên ở các trường sĩ quan quân đội là một vấn đề có tính chất chiếnlược, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường sĩ quan quânđội, đáp ứng mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có những quân, binh chủng tiến thẳnglên hiện đại, đáp ứng với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Thực hiện phương châm: “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khảnăng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” [56, tr.8] Các trường sĩ quan quân đội
đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về Đổi mới công
Trang 8tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới: “Đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học có
kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự, chuyên môn, chuyên ngành, quản
lý Nhà nước, kinh tế, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ và tin học; có năng lực
vận dụng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành trong lãnh đạo, tổ chức
quản lý, chỉ huy, huấn luyện chiến đấu, xây dựng đơn vị và thực hiệnchức trách, nhiệm vụ; có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh và pháttriển” [56, tr.3] Trong những năm qua, các trường sĩ quan quân đội đãkhông ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; đào tạo ra nhữngcán bộ cấp phân đội vừa “hồng” vừa “chuyên”, vững vàng về phẩm chấtchính trị, đạo đức; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, năng lực tựhọc của học viên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Bộ Tổng Tham
mưu (2023), Báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023; phương hướng nhiệm
vụ năm học 2023 - 2024, đã chỉ rõ: “Một số học viên chưa nhận thức đúng
vai trò, chức năng của tự học, thiếu tích cực, chủ động, ngại khó khăntrong học tập dẫn đến kết quả học tập chưa đáp ứng với yêu cầu của đơn
vị và quân đội” [8, tr.2] Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng,kết quả hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của từng trường, từng lĩnhvực chuyên môn, nghiệp vụ quân sự
Trong lịch sử phát triển của Tâm lý học, vấn đề năng lực đã được
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, bao gồm tổng thể các nội dung về nguồngốc, bản chất; biểu hiện, cấu trúc, yếu tố ảnh hưởng và sự phát triển nănglực cá nhân; những nghiên cứu năng lực chung và năng lực chuyên biệt ởcác ngành nghề cụ thể Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứumột cách hệ thống, chuyên sâu về năng lực tự học của học viên ở cáctrường sĩ quan quân đội
Như vậy, ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định
nghiên cứu về năng lực tự học của học viên là vấn đề mới, có ý nghĩa quantrọng và mang tính cấp thiết Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa
chọn vấn đề: “Năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 92 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực tự học của họcviên; từ đó đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển năng lực tự học chohọc viên ở các trường sĩ quan quân đội, góp phần nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến năng lực tự học củahọc viên ở các trường sĩ quan quân đội
Xây dựng những vấn đề lý luận về năng lực tự học của học viên ở cáctrường sĩ quan quân đội
Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực tự học và thực trạng các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm, tiến hành thực nghiệm tác động nhằmphát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, giảng viên và cán bộ quản lý ởcác trường sĩ quan quân đội
Đối tượng nghiên cứu
Các thành tố tạo thành năng lực tự học và yếu tố ảnh hưởng đến nănglực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực tự học
của học viên; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên;xây dựng các tiêu chí, mức độ đánh giá năng lực tự học của học viên;đồng thời tiến hành đánh giá thực trạng năng lực tự học, thực trạng cácyếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm pháttriển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Về khách thể: Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 600 khách thể bao
gồm: 480 học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; 120 giảng viên, cán bộ quản
lý ở các trường sĩ quan quân đội
Trang 10Về địa bàn: Luận án tiến hành nghiên cứu tại 04 trường sĩ quan quân
đội: Sĩ quan Lục quân I, Sĩ quan Chính trị, Sĩ quan Công binh và Sĩ quanKhông quân (Các đơn vị lựa chọn nghiên cứu có tính đại diện cao cho cáctrường sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành, sĩ quan chính trị và
sĩ quan của các quân, binh chủng)
Về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được
khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2021 đến nay
4 Giả thuyết khoa học
Năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội là tổ hợp
và sự vận dụng các thành tố kiến thức; thái độ; kỹ năng vào giải quyết có hiệuquả hoạt động tự học của học viên Trong đó, kỹ năng tự học ở mức độ thấphơn so với các thành tố khác của năng lực tự học
Có mối tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa: Nhu cầu, động cơ
tự học; năng lực sư phạm của giảng viên; năng lực và trình độ của cán bộquản lý; mục tiêu, chương trình đào tạo; bầu không khí tâm lý của tập thể lớphọc; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và năng lực tự học của học viên ởcác trường sĩ quan quân đội Trong đó, yếu tố nhu cầu, động cơ tự học có ảnhhưởng mạnh nhất đến năng lực tự học của học viên
Có thể phát triển được năng lực tự học của học viên ở các trường sĩquan quân đội thông qua một số biện pháp tâm lý - sư phạm như: Nâng caonhận thức của các chủ thể về tự học, hình thành nhu cầu, động cơ tự học chohọc viên; đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát triểnnăng lực tự học cho học viên; thường xuyên bồi dưỡng các kỹ năng tự họccho học viên; phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong phát triểnnăng lực tự học của bản thân; xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực, nângcao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Những nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộngsản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong
Trang 11tình hình mới Đồng thời, luận án sử dụng các nguyên tắc phương pháp luậncủa tâm lý học như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng các hiệntượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động;nguyên tắc hệ thống - cấu trúc; nguyên tắc phát triển tâm lý và nguyên tắctiếp cận nhân cách.
Cơ sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu dựa trên Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, BộQuốc phòng về giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ cho quân đội; thựctiễn hoạt động học tập, rèn luyện của học viên và thực trạng năng lực tự họccủa học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay Đây cũng là cơ sở thựctiễn để đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển năng lực tự học cho họcviên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả đã sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồntài liệu và xin ý kiến chuyên gia nhằm khai thác hiệu quả các thông tin đểxây dựng cơ sở lý luận của luận án Các nguồn tài liệu được khai thác phục
vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản
về công tác giáo dục, đào tạo của Nhà nước, quân đội có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu tâm lý học; luận án, báo cáo khoahọc, các bài báo khoa học, các công trình và tác phẩm chuyên khảo về tâm
lý học có liên quan đến năng lực và năng lực tự học của học viên ở các trường
sĩ quan quân đội, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận cho luận án
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng bảng hỏi; quan
sát; tọa đàm, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm tác động pháttriển năng lực tự học cho học viên
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS
22.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiển thị kết quả nghiên cứu
Trang 126 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xác định các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đếnnăng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Đóng góp về mặt thực tiễn
Khảo sát, làm rõ được thực trạng năng lực tự học của học viên ở cáctrường sĩ quan quân đội được tạo bởi 03 thành tố: Kiến thức tự học; thái độ tựhọc và kỹ năng tự học Xác định được mối quan hệ giữa các chỉ báo, các tiêuchí đánh giá năng lực tự học của học viên có tương quan thuận và từ mạnhđến rất mạnh Điều này khẳng định, các chỉ báo và các tiêu chí đánh giá cóvai trò quan trọng trong đánh giá mức độ năng lực tự học của học viên ởcác trường sĩ quan quân đội hiện nay
Luận án cũng chỉ ra thực trạng các yếu tố chủ quan và khách quan ảnhhưởng đến năng lực tự học của học viên Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnhnhất là nhu cầu, động cơ tự học của học viên; yếu tố khách quan ảnh hưởngmạnh nhất là mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình đào tạo
Đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển năng lực tựhọc cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay Đồng thời tiến hànhthực nghiệm tác động để đánh giá tính khả thi của một biện pháp đã đề xuất
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm phongphú thêm lý luận: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học Sư phạm, Tâm lý họcgiáo dục và Tâm lý học Sư phạm quân sự về năng lực tự học của học viên ởcác trường sĩ quan quân đội
Trang 13Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn về năng lực tự học của học viên giúp chonhà nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý, giảng viên có kế hoạch bồidưỡng và phát triển năng lực của người học nói chung, năng lực tự học của họcviên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩquan quân đội hiện nay
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm tăng thêm ýnghĩa ứng dụng của tâm lý học vào hoạt động quân sự, đặc biệt là trong hoạtđộng dạy học của giảng viên; học tập và rèn luyện của học viên ở các trường
sĩ quan quân đội
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ quản lý,giảng viên và học viên ở các trường sĩ quan quân đội khi nghiên cứu về nănglực tự học của học viên
8 Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày trên các nội dung gồm: Mở đầu, 4 chương (12tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả đã công bố,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những nghiên cứu liên quan đến năng lực tự học của học viên
ở các trường sĩ quan quân đội
1.1.1 Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất năng lực tự học
Trong dòng chảy phát triển của lịch sử loài người, cùng với hoạt độngsản xuất vật chất là hoạt động truyền dạy các kinh nghiệm xã hội lịch sử Cácthế hệ đi sau lĩnh hội, phát triển, sáng tạo nó để áp dụng vào cuộc sống Chính
vì vậy, từ thời cổ đại cho đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về hoạtđộng tự học và năng lực tự học của con người như: Khổng Tử, Platon,Sokrates, Aristocles, Descartes…
Theo Platon (Thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên), trong tác phẩm Lý thuyết
phóng đại đã cho rằng: “Tất cả kiến thức con người đều nằm trong con người, và
việc học chỉ là nhận thức những kiến thức này Giáo viên không thể “dắt mắt vàotròng” làm thay học trò, phải bảo đảm cho họ thấy được sức mạnh của chínhmình trong học tập” [Dẫn theo 106] Sức mạnh nội tại của từng cá nhân đượchuy động trong học tập chính là nguồn gốc của năng lực tự học
Nhà sư phạm vĩ đại J A Comenxky có những định hướng giá trị về dạyhọc, đó là dạy học nhằm phát triển mạnh mẽ năng lực nhận thức của người học,làm bùng lên ngọn lửa khát khao tri thức, nhiệt tình, say mê học tập của ngườihọc Tác giả đã đưa ra được những định hướng trong hoạt động dạy học, nhữngvấn đề cần thực hiện để người học thích thú với học tập, không ngừng nỗ lựcbản thân để chiếm lĩnh tri thức; trong dạy học giảng viên phải bồi dưỡng chongười học “tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứngdụng tri thức vào thực tiễn” [Dẫn theo 11] Như vậy, ông cho rằng nguồn gốccủa năng lực tự học chính là sự tự nỗ lực vươn lên, không ngừng làm chủ trithức của người học dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Theo tác giả Condorcet (1792), trong cuốn sách Nghệ thuật hướng dẫn
bản thân cho rằng: “Giá trị thực sự của các quan niệm hiện đại là việc khám
Trang 15phá ra chân lý cơ bản rằng tác nhân chính và yếu tố năng động không phải lànghệ thuật giáo dục của giáo viên, mà là nguyên tắc bên trong của hoạt động,động lực bên trong và tâm trí của người học” [Dẫn theo 106] Như vậy, theoông nguồn gốc, bản chất của năng lực tự học là động lực bên trong của ngườihọc, cùng với đó là sức mạnh ý chí của người học.
Tác giả Knowles M S (1975), trong công trình nghiên cứu Self
-directed learning: A guide for learners and teachers, cho rằng: Học tập có định
hướng (hay năng lực tự học) là quá trình cá nhân chủ động, có hoặc không có
sự giúp đỡ của người khác, trong việc hiểu những nhu cầu học tập của bảnthân, tự xác định các nguồn lực liên quan đến học tập, tự lựa chọn và thực hiệncác chiến lược học tập phù hợp; tự đánh giá kết quả học tập của mình [102].Quan điểm của Knowles được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu như:Brockett và Hiemstra (1991), Candy và các cộng sự (1991), Garrission (1997).Ngoài ra, các tác giả này còn bổ sung một số lý thuyết về năng lực tự học như:
Tự học là tự kiểm soát tâm lý, tác động song song của tâm lý cá nhân và tâm lý
sư phạm; trong đó các tác động tâm lý cá nhân bao gồm sự tự kiểm soát tâm lý,nhu cầu động cơ và sự tự kiểm soát chiến lược; tự học là trách nhiệm của bảnthân đối với việc học và đối với bản thân Tự học là khả năng tự định hướng,không nhất thiết diễn ra trong môi trường lớp học, tự học không diễn ra nhưnhau trong mọi tình huống, mọi thời điểm (Candy 1991); tự học là khả năng tựquản, tự giám sát, tự tạo động lực (Garrission 1997)
Tác giả Raisa Roysinh (1997), trong tác phẩm nổi tiếng Nền giáo dục
cho thế kỷ 21, những triển vọng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: Đặc điểm
của một xã hội phát triển là một xã hội dựa vào tri thức, kiến thức là sức mạnh
và giáo dục là trung tâm của xã hội ấy Người học vừa là chủ thể vừa là mụcđích cuối cùng của quá trình giáo dục, sự học tập là do người học tự chỉ đạo theo phẩm chất cá nhân của mỗi người “Chính trong hoạt động học, trong tiếpthu tri thức và vận dụng tri thức mà lòng ham học được kích thích và cũngchính từ đó khả năng học tập độc lập được phát triển” [60, tr.110] Như vậy,
Trang 16mục đích tối thượng của một nền giáo dục tiến bộ, tiên tiến và mẫu mực làhình thành cho được năng lực tự học của người học.
Tác giả Feldman A S (2003), trong công trình nghiên cứu Vability
and quality in selft - study cho rằng: Muốn có tính chất lượng, hợp lý và
hiệu quả trong tự học thì người học là chủ thể của hành vi này phải có nănglực tự học, năng lực tự học là một phẩm chất đặc biệt cần phải hình thànhcho người học [99]
Nghiên cứu của Smith T C (2005), trong công trình nghiên cứu
Fiftyone competencies for online instruction khẳng định: Muốn học từ xa
thành công thì phải hình thành được năng lực tự học, tự nghiên cứu Tác giảchỉ ra 51 năng lực được cho là có tầm quan trọng hàng đầu của trước, trong
và sau khóa học dành cho dạy và học từ xa Các chương trình học lấy ngườihọc làm trung tâm và giảng viên thực sự có năng lực dạy là hai chìa khóaquan trọng dẫn đến thành công trong việc giáo dục ở đại học Trong 51 nănglực có đề cập đến năng lực tự học đáp ứng việc học suốt đời; sinh viên phảihình thành và sử dụng chính xác kỹ thuật thích hợp trên cơ sở xác định điểmmạnh của bản thân, biết sử dụng công nghệ thông tin trong học tập [113]
Theo tác giả Pitchard A (2008), trong cuốn sách Ways of learning:
lerning theories for the classroom; Studying and learning at university: Vital skills for success in your degree cho rằng: Hầu hết giáo viên đều có kỹ năng
trong việc cung cấp cơ hội cho sự phát triển của người học Tác giả đánh giáhoạt động học tập tại trường đại học là cung cấp ngắn gọn kiến thức chongười học, phương pháp tiếp cận với kỹ năng tự học cần thiết và phươngpháp học tập cho sinh viên đại học Tác giả tập trung vào các kỹ năng màngười học sẽ cần để làm chủ, để đạt được thành công trong sự nghiệp học tậpcủa mình Tác giả chỉ ra rằng người học phải có các chiến lược học tập khácnhau phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân [109]
Tsunesaburo Makiguchi (2009), trong cuốn sách Giáo dục vì cuộc sống
sáng tạo cho rằng: “Học không phải là chuẩn bị để sống, đúng hơn người ta học
Trang 17trong khi sống và sống trong khi đang học Học tập và đời sống không nhữngsong hành với nhau mà còn giao thoa với nhau, người ta học bằng cách sống vàsống bằng cách học suốt cả đời người” [44, tr.26] Tác giả đã đặt trách nhiệmcủa việc học vào bản thân người học, không ai có thể thực hiện việc tự học thaybản thân người học được, năng lực tự học tập suốt đời chính là năng lượng sốngcủa người đó Mục đích của dạy học là hướng dẫn quá trình học tập và đặt tráchnhiệm học tập vào trong mỗi người học, nguồn gốc của năng lực tự học là từ sựham học của người học, nhà trường và giáo viên phải hướng dẫn, khơi dậy chođược tính ham học hỏi, chứ không làm thay.
Tác giả Nguyễn Giang Nam (2014), trong bài báo “Bản chất và đặc điểmnăng lực tự học của sinh viên” [49, tr.31 - 37], cho rằng: Năng lực là tổ hợpnhững hành động vật chất và tinh thần tương ứng với những dạng hoạt động nhấtđịnh dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý, giá trị xã hội) được thựchiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp: Năng lực tự học của sinh viên về mặtbản chất là thuộc tính cá nhân có nguồn gốc sinh học, tâm lý và xã hội, nó chophép cá nhân sinh viên thực hiện thành công hoạt động tự học, đạt được kết quảnhư mong muốn Năng lực nói chung luôn được xem xét trong mối quan hệ vớimột dạng hoạt động nhất định nào đó Năng lực được cấu thành từ những thànhphần cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt động, kỹ năng hoạt động hay xúc tiến, ứng
xử với quan hệ nào đó; những điều kiện tâm lý để tổ chức và thực hiện tri thức.Năng lực tự học cho phép các cá nhân người học đạt được kết quả học tập nhưmong muốn và nó được thể hiện nhờ kỹ năng tự học Năng lực tự học còn thểhiện bản lĩnh con người, trong đó tích tụ các kỹ năng và kinh nghiệm học tập, ýchí, nghị lực, định hướng giá trị, tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nhu cầu vàkhát vọng học tập, tình yêu với tri thức, cuối cùng còn có cả sức khỏe, nhất là sứckhỏe tâm trí Năng lực tự học không phải là khả năng tự học, khả năng chỉ lànhững yếu tố tâm lý bên trong chủ thể tự học chưa thể hiện ra ngoài, còn năng lực
tự học luôn gắn với tiến trình thực hiện nhiệm vụ tự học, các hành động tự học cụthể như: đọc tài liệu, ghi chép, lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Trang 18Tác giả Mai Thế Hùng Anh (2019), trong bài báo “Xây dựng thang đo
năng lực tự học cho sinh viên ngành Sư phạm mầm non” [1, tr.133 - 141], cho
rằng: Bản chất của năng lực là khả năng của cá nhân thực hiện có hiệu quảnhững vấn đề phức hợp trong bối cảnh không khuôn mẫu Theo đó, tác giảcho rằng bản chất của năng lực tự học là khả năng thực hiện có hiệu quả mộtnhiệm vụ học tập trong bối cảnh xác định một cách độc lập và chủ động trên
cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm và giá trị bản thân
Tóm lại, hướng nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của năng lực tự học đã
chỉ ra những luận cứ căn bản về nguồn gốc, bản chất năng lực tự học đó chính
là sức mạnh nội tại của cá nhân, huy động mọi nguồn lực của bản thân ngườihọc vào tự học để hoạt động tự học đạt được kết quả nhất định Hướng nghiêncứu này là cơ sở lý luận để nghiên cứu sinh kế thừa, từ đó xây dựng, làm rõnội hàm khái niệm năng lực và năng lực tự học
1.1.2 Hướng nghiên cứu về các yếu tố tạo thành
và biểu hiện của năng lực tự học
Các nhà tâm lý học trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiêncứu chỉ ra các thành tố tạo thành và biểu hiện của năng lực tự học
N D Levitop (1970), trong cuốn sách Tâm lý học trẻ em và tâm lý học
sư phạm, đã chỉ ra một số thành tố tâm lý cơ bản và mối quan hệ của các
thành tố này trong năng lực lĩnh hội tri thức của người học đó là: Nếu thiếu đi
sự tích cực, tự giác thì học tập sẽ không đạt yêu cầu đào tạo; thái độ tích cực,say mê với công việc tự học sẽ ảnh hưởng quan trọng tới quá trình tư duy, cảibiến tài liệu, quá trình ghi nhớ, bảo tồn thông tin [42, tr.140]
Tác giả R Retzke (1973), trong tác phẩm Học tập hợp lý cho rằng: “Không
ai làm thay học sinh trong các hoạt động bản thân, cần thiết để thực hiện yêu cầucủa kế hoạch học tập Như vậy, việc học tập có kết quả như thế nào phụ thuộcmột cách quyết định vào thái độ học tập và tinh thần sẵn sàng học tập của anh ta”[61, tr.10] Như vậy, tác giả đã khẳng định kết quả của tự học phụ thuộc một cáchquyết định vào thái độ học tập, tính sẵn sàng chịu được các áp lực của nhiệm vụ
tự học; trong đó, thái độ là thành tố quan trọng hàng đầu của năng lực tự học
Trang 19Mô hình năng lực tự học là hướng tiếp cận nghiên cứu về năng lực tựhọc ra đời cuối thế kỉ XX Mô hình này đã chỉ ra những vấn đề tâm lý cốt lõicủa năng lực tự học như: Các khía cạnh nhận thức, động cơ và cảm xúc củaviệc tự học, tự điều chỉnh Tiêu biểu như tác giả Zimmerman B J (1986),
trong nghiên cứu Becoming a self-regulated learner: which are the key
subprocesses, đã phát triển ba mô hình năng lực tự học khác nhau và nỗ lực
giải thích cho sự tương tác giữa các nhân tố: Trình độ bản thân, môi trường
và hành vi đối với năng lực tự học [120]
Tác giả Candy H (1991), trong cuốn sách Self - direction for lifelong
Learning: A comprehensive guide to theory and practice, đã liệt kê biểu
hiện của người có năng lực tự học bao gồm 12 yếu tố và ông chia thành hainhóm để xác định các yếu tố: Thứ nhất, nhóm tính cách; thứ hai, nhómphương pháp tự học [93]
Tác giả Taylor B (1995), trong tác phẩm Self directed learning revisiting
and idea most appropriare for middle school studiree, đã xác định năng lực tự
học có những biểu hiện: (1) Về thái độ; (2) Về tính cách; (3) Về kỹ năng thựchành hoạt động học tập Ông khẳng định người tự học là người có động cơ họctập và bền bỉ, có tính độc lập, kỷ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kỹnăng hoạt động phù hợp Thông qua mô hình trên, tác giả đã chỉ ra ba yếu tố cơbản của người tự học, đó là: Thái độ, tính cách và kỹ năng [112]
Theo mô hình của Pintrich P R (2000), trong cuốn sách The role of goal
orientation in self-regulated learning, đã cho rằng: Năng lực tự học, tự điều
chỉnh được kết hợp bởi bốn giai đoạn: (1) Suy nghĩ trước, lập kế hoạch vàkích hoạt; (2) Giám sát; (3) Kiểm soát; (4) Phản ứng và phản xạ Mỗi ngườihọc có bốn lĩnh vực khác nhau để điều chỉnh: Nhận thức, động lực; ảnhhưởng; hành vi và bối cảnh Sự kết hợp giữa các giai đoạn và lĩnh vực đócung cấp một bức tranh toàn cảnh bao gồm một số lượng đáng kể các quytrình năng lực tự học (ví dụ: kích hoạt kiến thức nội dung, đánh giá hiệu quả,
tự quan sát hành vi) Hơn nữa, tác giả đã giải thích rất chi tiết các thành phần,lĩnh vực khác nhau của năng lực tự học để điều chỉnh, triển khai trong các giaiđoạn khác nhau Theo tác giả, khái niệm các lĩnh vực khác nhau là: Đầu tiên,
Trang 20về điều chỉnh nhận thức Tác giả đã kết hợp nghiên cứu siêu nhận thức nhưphán đoán về học tập và cảm giác hiểu biết Sự kết hợp này nhấn mạnh tầmquan trọng của nhận thức đối với mô hình của Pintrich Lĩnh vực thứ hai, quyđịnh về động lực và ảnh hưởng của nó [107].
Tác giả Bishop G (2006), trong nghiên cứu True independent learning - an
andragogical approach, đã cho rằng: Năng lực tự học được quyết định bởi ba yếu
tố: (1) Một số kỹ năng nhận thức cơ bản như trí nhớ, sự chú ý, giải quyết vấn đềsáng tạo; (2) Các kỹ năng siêu nhận thức cần thiết cho việc học tập độc lập; (3)Các kỹ năng quản lý cảm xúc, huy động nguồn lực Trong đó, quan trọng nhất là
kỹ năng quản lý cảm xúc và huy động nguồn lực đối với việc học tập [86]
Boekaerts M (2011), trong cuốn sách Emotions, emotion regulation, and
self-regulation of learning, đã chỉ ra những mục đích khác nhau của việc tự điều
chỉnh trong quá trình học tập, cụ thể là: (1) Mở rộng kiến thức và kỹ năng củangười học; (2) Điều chỉnh các cảm xúc tích cực trong tự học; (3) Ngăn ngừa cáccác cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến bản thân Boekaerts nhấn mạnhvai trò quan trọng của cảm xúc tích cực và tiêu cực trong năng lực tự học và mô
tả hai chiến lược đó là: Chiến lược hành động, chiến lược điều tiết cảm xúc [92]
Efklides A (2011), trong công trình nghiên cứu Interactions of
metacognition with motivation and affect in self-regulated learning model, đã
trình bày mô hình siêu nhận thức và cảm xúc về học tập tự điều chỉnh Trong môhình này, tác giả đã đề cập hai cấp độ trong năng lực tự học Cấp độ đầu tiên làcấp độ Người - còn được gọi là cấp độ vĩ mô, được xem là yếu tố cơ bản nhấtcủa năng lực tự học: Cấp độ Người thể hiện cấp độ hoạt động chung của nănglực tự học Người đó chủ yếu dựa vào kiến thức, kỹ năng, niềm tin động lực vàsiêu nhận thức, ảnh hưởng của nó Do đó, nó bao gồm: (1) Nhận thức; (2) Độnglực; (3) Tự quan niệm; (4) Ảnh hưởng; (5) Hành động; (6) Siêu nhận thức; (7)Siêu nhận thức dưới dạng kỹ năng nhận thức Cấp độ thứ hai là cấp độ Ngườitrong nhiệm vụ tự học - còn được gọi là cấp vi mô, là nơi diễn ra sự tương tácgiữa nhiệm vụ và đặc điểm của người học Ở cấp độ này xác định bốn chức năng
cơ bản ở cấp độ này: (1) Nhận thức; (2) Siêu nhận thức; (3) Ảnh hưởng; (4) Điềuchỉnh ảnh hưởng, nỗ lực, có thể đưa ra khái niệm một cách độc lập [98]
Trang 21Theo các tác giả Hwang E H và Kim K H (2023), trong công trình
nghiên cứu Relationship between optimism, emotional intelligence, and
academic resilience of nursing students: the mediating effect of self-directed learning competency cho rằng: Năng lực tự học là một phẩm chất tâm lý cho
phép người học huy động kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những cảm xúc,tình cảm tích cực của mình nhằm hoàn thành có kết quả nhiệm vụ tự học [100]
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (1999), trong cuốn sách Luận bàn và kinh
nghiệm về tự học cho rằng: Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ
năng rất phức hợp, bao gồm kỹ năng và kỹ xảo cần gắn bó với động cơ vàthói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu
mà công việc đặt ra [69] Như vậy, năng lực tự học bao hàm cả cách học, kỹnăng học và nội dung học, sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác độngđến nội dung trong hàng loạt tình huống, vấn đề khác nhau
Đề cập tới một trong những thành tố tâm lý tạo thành năng lực tự học
của sinh viên, tác giả Trần Thị Minh Hằng (2003), trong nghiên cứu Một số
yếu tố tâm lý trong tự học của sinh viên cao đẳng sư phạm đã chỉ rõ các
thành tố của kỹ năng tự học Tác giả cho rằng: Kỹ năng tự học là nhữngphương thức thể hiện hành động tự học thích hợp tương ứng với mục đích vànhững điều kiện hoạt động hình thành kỹ xảo đúng trong hoạt động tự học,đảm bảo cho hoạt động của sinh viên đạt kết quả Ngoài ra, tác giả còn chỉ racác yếu tố tâm lý của hoạt động tự học như: Kiến thức tự học; kỹ xảo tự học;
kỹ năng tự học Trong đó tác giả phân tích rất rõ nét kỹ năng tự học, baogồm: Kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng đọc sách; kỹ năng tự kiểm tra, tự đánhgiá; kỹ năng ghi chép thông tin [30, tr.111]
Trong hoạt động tự học, người học thực sự là chủ thể của hoạt động họctập; tự nhận thức, với sự nỗ lực cao của bản thân, huy động tối đa các phẩmchất, năng lực của mình để chiếm lĩnh tri thức: Kỹ năng tự học là một thành tốcần thiết và rất quan trọng cấu thành năng lực tự học, để hướng học viên vàonhững mục đích học tập cụ thể Những thao tác trí tuệ diễn ra tùy thuộc vào mục
Trang 22đích, nhiệm vụ tự học, vấn đề mấu chốt là người học phải có kiến thức, nắmđược các quy luật của hoạt động tự học, từ đó huy động vốn sống, kinh nghiệmcủa mình vào hoạt động tự học Tương đồng với quan điểm này tác giả Tạ
Quang Đàm (2019), trong cuốn sách Nâng cao kỹ năng tự học các môn khoa
học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội đã chỉ rõ: “Kỹ năng
tự học là cách thức thực hiện có hiệu quả hành động tự học, trong đó người học
tự thiết kế, tự tổ chức, tự kiểm tra đánh giá trên cơ sở vận dụng những tri thức,
kỹ xảo, kinh nghiệm đã có để thực hiện mục tiêu, yêu cầu học tập” [24, tr.12]
Tác giả Trương Đức Quỳnh và Nguyễn Đăng Khoa (2015), trong bàibáo “Đánh giá năng lực tự học của sinh viên Trường đại học Giao thông vậntải Thành phố Hồ Chí Minh” [58, tr.13 - 17], đã chỉ ra cấu trúc, các thànhphần cấu tạo nên năng lực tự học Các tác giả cho rằng: Năng lực tự học củasinh viên được phản ánh trên cả ba phương diện của hoạt động tự học là nhậnthức, thái độ và kỹ năng tự học, trong đó kỹ năng tự học là yếu tố trọng tâm.Các kỹ năng tự học quan trọng của sinh viên là: Kỹ năng xây dựng kế hoạch
tự học; kỹ năng lựa chọn tài liệu; kỹ năng lựa chọn hình thức tự học; kỹ năng
xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn; kỹ năng trao đổi vàphổ biến thông tin; kỹ năng kiểm tra, đánh giá
Tác giả Nguyễn Văn Hiến (2016), trong bài báo “Phát triển năng lực tựhọc cho sinh viên sư phạm qua E-Learning” [31, tr.86 - 93] cho rằng: Năng lực
tự học là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập một cách độc lập và biểuhiện thông qua kỹ năng tự học Theo tác giả, kỹ năng tự học chính là mặt kỹthuật của năng lực tự học và kỹ năng tự học là phương thức hành động trên cơ
sở vận dụng tri thức kinh nghiệm đã có thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tậpđặt ra Do đó, để tự học thành công sinh viên phải có kỹ năng học tập tương ứngvới các năng lực tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ tự học Các nhóm
kỹ năng đó là: (1) Nhóm kỹ năng định hướng hoạt động tự học bao gồm: Kỹnăng phát hiện vấn đề tự học, kỹ năng lập kế hoạch tự học; (2) Nhóm kỹ năngthực hiện hoạt động tự học bao gồm: Kỹ năng đọc sách, kỹ năng ghi chép, kỹ
Trang 23năng giải các bài tập nhận thức; (3) Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạtđộng tự học bao gồm: Kỹ năng xây dựng chuẩn mực tự kiểm tra, đánh giá hoạtđộng tự học, kỹ năng thực hiện tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan (2017), trong bài báo “Ý thức học tập củasinh viên Việt Nam hiện nay” [38, tr.55 - 63] cho rằng: Ý thức và thái độ họctập là một thành tố rất quan trọng trong năng lực học tập của sinh viên Ýthức học tập của sinh viên được biểu hiện thông qua: Ý thức tiếp thu khoahọc, ý thức vận dụng tri thức vào thực tiễn, ý thức trong nghiên cứu khoa học
Tự học là quá trình tiếp thu tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện sự hòanhập và hình thành nhân cách theo hướng: Học để biết, học để làm, học đểchung sống hòa nhập và học để hoàn thiện nhân cách Muốn tự học có kếtquả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ýthức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình
Tác giả Lương Quốc Thái (2019), trong bài báo “Xây dựng khungnăng lực tự học và đánh giá thực trạng tự học của học sinh Trung học Phổ
thông” [64, tr.188 - 197], cho rằng năng lực tự học được cấu thành bởi các
năng lực thành phần: (1) Năng lực định hướng: Xác định được nhiệm vụhọc tập dựa trên kết quả học tập đã đạt được và định hướng phấn đấu tiếp,biết đặt mục tiêu cụ thể và khắc phục những hạn chế; (2) Năng lực thựchiện: Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập, hình thành cách họctập riêng của bản thân, tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợpvới mục đích học tập, ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phùhợp thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; (3) Năng lựcđánh giá và vận dụng: Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế củabản thân trong quá trình học tập, suy ngẫm cách học của mình, rút kinhnghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác, biết tự điều chỉnh cáchhọc; (4) Năng lực rèn luyện bản thân: Thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêuphấn đấu của cá nhân và các giá trị của công dân Tác giả còn chỉ ra cácbiểu hiện của năng lực tự học thông qua hệ thống các kỹ năng tự học như:(1) Kỹ năng lập kế hoạch; (2) Kỹ năng sáng tạo; (3) Kỹ năng tự điều chỉnh
Trang 24trong học tập; (4) Kỹ năng giao tiếp xã hội; (5) Kỹ năng thực hành; (6) Kỹnăng giải quyết vấn đề; (7) Kỹ năng đánh giá.
Tác giả Đinh Thị Hương Giang (2020), trong bài báo “Nâng cao nănglực tự học, thực học và học tập suốt đời của cán bộ, đảng viên theo gươngChủ tịch Hồ Chí Minh” [28, tr.26 - 32], đã đưa ra quan điểm: Biểu hiện tiêubiểu của người có năng lực tự học là người học thật, học vì nhu cầu lợi íchthật sự của chính mình, không phô trương, có thực chất, có mục đích chânchính Thực học là để có kiến thức, có hiểu biết, có tri thức, học để làmngười, để phục vụ xã hội, làm nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời
Tóm lại, hướng nghiên cứu về các yếu tố tạo thành và biểu hiện của
năng lực tự học là hướng tiếp cận có nhiều ưu điểm, hướng nghiên cứu này
đã chỉ ra các thành tố tạo thành năng lực tự học: Kiến thức tự học; thái độ tựhọc; kỹ năng tự học và các biểu hiện như nhận thức sâu sắc về vai trò củanăng lực tự học, tích cực chủ động trong tự học, vận dụng được các kiến thức
và giải quyết các nhiệm vụ tự học Hướng nghiên cứu này là cơ sở lý luận
để tác giả chỉ ra các yếu tố tạo thành năng lực tự học, xây dựng các chỉ báo,tiêu chí đánh giá để nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ mỉ, đo lường năng lực tựhọc của học viên ở các trường sĩ quan quân đội Trong đề tài luận án củamình, tác giả tiếp cận theo hướng nghiên cứu này
1.1.3 Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học
Các nhà Tâm lý học Mác - xít như: A G Covaliov (1970); P A Rudik(1974); A N Leonchiev (1980); Phạm Minh Hạc (2004); Nguyễn Quang Uẩn
(2011)… cho rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đó là: Yếu tố sinh học hay tư chất
là tiền đề vật chất không thể thiếu trong sự phát triển năng lực của con người;hoạt động hay tính tích cực hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định đến sự
hình thành và phát triển năng lực; điều kiện xã hội, lịch sử với vai trò là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực; giáo dục là yếu
tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân [10]
MacBeath J (1993), trong cuốn sách Learning for yourself: Supported study
Trang 25in Strathclyde schools, đã chỉ ra rằng nếu thiếu yếu tố môi trường vật lý việc
phát triển năng lực tự học là không khả thi Môi trường vật lý đề cập đến môitrường diễn ra việc tự học chẳng hạn như: Thư viện, tài liệu nghiên cứu nhưsách, video, băng âm do giảng viên cung cấp Ngày nay, hầu hết các trườngđại học đều có hệ thống thư viện rất phát triển phục vụ cho việc học tập,nghiên cứu của sinh viên và giảng viên Môi trường vật lý cũng có thể là thờigian học dưới sự kiểm soát bởi giảng viên, nói cách khác chính là khoảngthời gian giảng viên cho sinh viên làm các công việc tự nghiên cứu (đọc sách,viết bài luận) Trong môi trường vật lý dưới sự kiểm soát của giảng viên còn
có chỉ tiêu, kỳ vọng của giảng viên với sinh viên, từ đó làm tăng động lực,hoặc giảm động lực học của sinh viên [105]
Tác giả Black R (2007), trong công trình nghiên cứu Crossing the bridge
- overcoming entrenched disadvantage through studen - centred learning, cho
rằng: Cung cấp một môi trường phù hợp, cần thiết là một yếu tố thiết yếu củaviệc học độc lập, nhưng nó không đủ Một yếu tố thiết yếu nữa của việc pháttriển năng lực tự học là mối quan hệ giữa người dạy và người học, dựa trên sựtin tưởng và trách nhiệm đối với nhau trong việc học Tác giả đã đề cao vai tròcủa nhà giáo dục trong việc hình thành năng lực tự học cho sinh viên [87]
Theo tác giả Edisherashvili N và các cộng sự (2023), trong công trình
nghiên cứu Supporting self-regulated learning in distance learning contexts at
Higher Education level: Systematic literature Review cho rằng: Năng lực tự
học của sinh viên trong bối cảnh hiện nay, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dịchbệnh, sự phát triển của công nghệ số; phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giúp chosinh viên tự học thành công, thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi của điềukiện, môi trường xã hội [96]
Tác giả Nguyễn Giang Nam (2014), cho rằng: Năng lực tự học thuộcnăng lực hành động cá nhân, là năng lực cao cấp, có thể nói là tài sản vô giácủa con người Năng lực tự học của sinh viên có những đặc điểm riêng, nókhác với năng lực khác được hình thành trong quá trình đào tạo Năng lực tự
Trang 26học phụ thuộc vào các điều kiện bên trong: Nhu cầu, hứng thú, động cơ, tínhtích cực, ý chí, tình cảm đối với việc tự học Các điều kiện bên ngoài: Nộidung học tập, dư luận xã hội, phương pháp giáo dục, các nguồn lực học tập
xã hội phong phú, môi trường học tập, cơ sở vật chất [49]
Các tác giả Trương Đức Quỳnh và Nguyễn Đăng Khoa (2015), đã xácđịnh hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên, đó lànhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài Nhóm nhân tố bên trongbao gồm: Động cơ, hứng thú học tập, phương pháp và kỹ năng tự học Nhómnhân tố bên ngoài bao gồm: Phương pháp giảng dạy của giảng viên, yêu cầucủa nhà trường và xã hội, cơ sở vật chất, thời gian tự học Trong đó, nhómnhân tố bên trong quyết định đến năng lực tự học của sinh viên [58]
Theo các tác giả Trần Ngọc Lan, Huỳnh Thái Lộc (2016), trong bài báo
“Phát triển năng lực tự học cho sinh viên - Một năng lực cốt lõi của công dân thế
kỷ XXI” [37, tr.45 - 52], đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hìnhthành, phát triển năng lực tự học là sự kết hợp của ba yếu tố: “Tư chất của sinhviên - điều kiện tự nhiên của năng lực tự học; môi trường - điều kiện xã hội củanăng lực tự học; sự tự giác - yếu tố quyết định đến năng lực tự học” Ba yếu tốnày có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, không thể tách rời ba yếu tố này
Nhóm tác giả Đào Trường Thành và Hà Thị Thu Hằng (2020), trong bàibáo “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường đại học trong giai đoạn hiệnnay” [65, tr.176 - 180], đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học củasinh viên bao gồm các điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan Điều kiện chủquan gồm: (1) Chiến lược nhận thức tác động trực tiếp lên thông tin tiếp nhận,đồng thời điều chỉnh thông tin theo cách thức hỗ trợ người học; (2) Hai thái độquan trọng trong tự học là thái độ của sinh viên về vai trò của họ trong quá trìnhhọc và thái độ về khả năng học của mình, tự học có hiệu quả khi có thái độhọc tập chủ động, tự tin và khả năng của mình; (3) Động cơ, là một nhân tốquan trọng ảnh hưởng đến tốc độ và sự thành công khi tự học Thái độ vàđộng cơ có sự liên quan mật thiết với nhau, thái độ tích cực sẽ dẫn đến hứng
Trang 27thú học tập từ đó động cơ học tập sẽ được nâng cao và ngược lại Điều kiệnkhách quan: (1) Môi trường học tập bên ngoài cần cởi mở và phong phú, baogồm môi trường tâm lý, thông tin, môi trường vật chất; (2) Tính hấp dẫn vàthực tế của học phần, nội dung học phần cần được lựa chọn, thiết kế có tínhcởi mở, linh hoạt về thời gian và không gian, đa tương tác có tính nhân văn
và giàu cảm xúc; (3) Yêu cầu cao về thực hành và sản phẩm cần hoàn thànhtrong học tập các học phần
Các tác giả Chu Thị Huyền, Nguyễn Tiến Sơn (2020), trong bài báo
“Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự học môn Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của sinh viên Trường Đại học Thể
dục thể thao Bắc Ninh” [33, tr.197 - 201], đã xác định được 12 yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực tự học của sinh viên là: (1) Môi trường tự học; (2) Cơ sở vậtchất; (3) Phương pháp giảng dạy của giảng viên; (4) Sự hướng dẫn và yêu cầucủa giảng viên; (5) Nội dung, phương pháp thi, kiểm tra đánh giá; (6) Nội dungmôn học; (7) Quy định chuẩn đầu ra; (8) Động cơ, tinh thần, thái độ học tập củasinh viên; (9) Mạng xã hội; (10) Cơ hội việc làm sau khi ra trường; (11) Sự hoạtđộng của tổ chức Đoàn, Hội; (12) Cố vấn học tập
Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung (2020), trong bài báo “Năng lực tựhọc và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học của sinh viên sưphạm” [52, tr.79 - 88], đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nănglực tự học của sinh viên sư phạm bao gồm 3 yếu tố Thứ nhất, yếu tố môitrường vật lý: Hệ thống đào tạo theo tín chỉ; giáo trình tài liệu; cơ sở vậtchất (thư viện, phòng thí nghiệm, giảng đường, điều kiện sống); thời lượngdành cho tự học Thứ hai, yếu tố giảng viên: Tài nguyên cố vấn; cung cấpkhung chương trình, mục tiêu môn học; cung cấp cho sinh viên cơ hội tựgiám sát; phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá; phản hồi
về kết quả học tập Thứ ba, yếu tố bản thân người học: Phương pháp học tậpcủa sinh viên; ý chí học tập của sinh viên; hứng thú đối với môn học; khảnăng nhận thức, tư duy khoa học, tư duy sáng tạo; khả năng siêu nhận thức;
Trang 28khả năng tạo động lực, kiên định, kiên trì.
Tác giả Trần Thị Minh Ngọc (2021), trong bài báo “Nâng cao năng lực tựhọc cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai” [51, tr.198 - 201], đãchỉ ra các yếu tố tác động đến năng lực tự học của sinh viên bao gồm hai nhómyếu tố Yếu tố bên trong: Động cơ, mục đích tự học đúng đắn, sự nỗ lực, cố gắngtrong học tập; phương pháp, kỹ năng tự học Yếu tố bên ngoài: Nội dung chươngtrình, phương thức đào tạo; phương pháp giảng dạy của giảng viên; giáo trình tàiliệu học tập; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và tự học
Nguyễn Thúy Vân (2021), trong công trình nghiên cứu Phát triển năng
lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo chế tín chỉ ở các trường đại học đã
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tự học cho sinh viên: Yếu tốnội lực bên trong của người học như: Bẩm sinh, di truyền, tính cách, động cơ,hứng thú, nhu cầu, nhận thức, tư duy độc lập… là yếu tố nền tảng để phát triểnnăng lực tự học của sinh viên Các yếu tố khách quan như: Phương pháp giảngdạy của giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu, giảng đường [81]
Tóm lại, hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học
đã chỉ ra những yếu tố khách quan: Giảng viên và phương pháp giảng dạy củagiảng viên; môi trường vật lý: Giảng đường, thư viện, phương tiện dạy học Yếu
tố chủ quan: Nhu cầu, động cơ tự học, ý chí, kinh nghiệm tự học… mỗi côngtrình nghiên cứu chỉ ra từng yếu tố, vai trò, tầm ảnh hưởng của chúng là khácnhau Hướng nghiên cứu này có giá trị khoa học nhất định để tác giả kế thừatrong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở cáctrường sĩ quan quân đội
1.1.4 Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển năng lực tự học
Tác giả Zimmerman B J (1989), trong công trình nghiên cứu Self
-regulated learning and academic achiveement: The ory, research, and practice,
cho rằng: Để sinh viên phát triển được năng lực tự học của mình, điều cầnthiết đầu tiên và rất quan trọng với họ là phải nhận thức sâu sắc về vai trò của
Trang 29năng lực tự học, cùng với đó phải có động cơ và hành vi tự học hợp lý Bêncạnh đó, ông còn nhấn mạnh sinh viên cần phải phản hồi về việc tự học củamình để nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình, trước khi họ cốgắng thay đổi cách học của mình [121].
Theo tác giả Weinstein C E (1994), trong công trình nghiên cứu Students
at - risk for academic failure: Learning to learn classes đã nhấn mạnh: Muốn
phát triển năng lực tự học cho sinh viên thì giảng viên phải mô hình hóa nội dungcác kiến thức môn học, cùng với sinh viên xác định chiến lược tự học Mỗi giảngviên là một chuyên gia trên lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm, giúp đỡ,hướng dẫn sinh viên của mình chiếm lĩnh những nội dung kiến thức chuyên môn
mà giảng viên đảm nhiệm Tuy nhiên, sinh viên cần phải thực hiện chiến lược tựhọc một cách nghiêm túc, để có năng lực tự học không phải là công việc mộtngày, một tuần, một học kỳ mà cả năm, cả khóa học [114]
Theo tác giả Yousaf A và các cộng sự (2023), trong nghiên cứu The
positive impact of introducing modified directed self-learning using pre-small group discussion worksheets as an active learning strategy in undergraduate medical education cho rằng: Tác động tích cực của thay thế phương pháp tự
học có hướng dẫn, bằng biện pháp sử dụng các bài tập thảo luận trước nhómnhỏ Đây là, biện pháp quan trọng để thiết lập một nền tảng vững chắc choviệc học tập tự chủ và sâu sắc, điều kiện quan trọng để phát triển năng lực tựhọc cho sinh viên [124]
Tác giả Lê Minh Vụ (2002), trong công trình nghiên cứu Giải pháp nâng
cao chất lượng tự học cho học viên các trường sĩ quan quân đội đã chỉ một số
biện pháp phát triển năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân độinhư sau: Nhóm giải pháp xây dựng động cơ, thái độ đối với học tập nói chung và
tự học nói riêng; nhóm giải pháp hình thành kỹ năng, xây dựng sự nỗ lực của ýchí và thói quen tự học; nhóm giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của các lựclượng giáo dục trong nhà trường quân đội, đảm bảo tốt các điều kiện cho hoạtđộng tự học của người học; khắc phục tính thụ động, ỷ lại do cách dạy hoặc cách
Trang 30quản lý của cán bộ quản lý, giảng viên trong các nhà trường quân đội [83].
Nhóm tác giả Hữu Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Lê Thảo (2014), trongbài báo “Một số giải pháp giúp sinh viên nâng cao năng lực tự học trong đào
tạo học chế tín chỉ” [32, tr.195 - 198], đã đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực tự học của sinh viên Nhóm giải pháp đối với giảng viên: Giúp sinhviên tạo động cơ, mục đích học tập, tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiếnthức đã học vào thực tế; đổi mới phương pháp và hình thức dạy học; phải có
sự chuẩn bị bài giảng chu đáo, nhất là khâu thiết kế giáo án lên lớp để tạo sựsinh động, khơi dậy sự ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo cho sinh viên; phải có
kế hoạch hướng dẫn sinh viên tự học, hướng dẫn sinh viên tự hoàn thiện trithức, hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu, chia sẻ thông tin, thảo luận nhóm;đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá Nhóm giải pháp đối với sinh viên: Tự xâydựng cho mình kế hoạch tự học hợp lý, khoa học, nhận thức đúng về vai trò của
tự học, tự nhận thức được những mặt hạn chế của mình để khắc phục; mỗi sinhviên phải có kế hoạch học tập thật sự khoa học, sát thực, quyết tâm thực hiện kếhoạch đã đề ra; mỗi sinh viên phải xây dựng cho mình thái độ học tập đúng đắn,vận dụng linh hoạt các hình thức tự học, tự mình biết kiểm tra đánh giá, điềuchỉnh Nhóm giải pháp đối với nhà trường: Tăng cường mọi nguồn lực vật chất,kinh phí, bảo đảm ngày càng tốt cho hoạt động tự học; bảo đảm đầy đủ hệ thốngnguồn học liệu cả về số lượng và chất lượng; củng cố, nâng cấp, mở rộng hệthống phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập, thư viện
Tác giả Võ Nguyễn Dạ Thảo (2016), trong bài báo “Phát triển nănglực tự học tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trong giảng dạy tiếng
Anh ở các trường đại học hiện nay” [66, tr.39 - 41], đã cho rằng: Năng lực
tự học là khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tham khảo tài liệu, suy nghĩ và giảiquyết vấn đề nhằm lĩnh hội tri thức mới Muốn phát triển năng lực tự họctiếng Anh của sinh viên cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: Thườngxuyên phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về vai tròcủa tự học Tiếng Anh; bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hoạt động tự học Tiếng
Trang 31Anh cho sinh viên; áp dụng các hình thức dạy học Tiếng Anh phức hợpnhằm tích cực hóa năng lực tự học của sinh viên; lựa chọn nội dung dạy học
và nội dung kiểm tra, đánh giá Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra; kiểm tra đánhgiá nghiêm túc hoạt động tự học Tiếng Anh của sinh viên
Tác giả Đinh Thị Hương Giang (2020), cho rằng: Để nâng cao năng lực
tự học, thực học và học tập suốt đời của cán bộ, đảng viên theo tấm gươngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiệnnay cần có những giải pháp căn cơ, đồng bộ Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viêncần nhận thức sâu sắc vai trò, sự cần thiết của việc tự học, thực học trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng Thứ hai, mỗi cán bộ, đảngviên cần chủ động xây dựng mục tiêu, kế hoạch tự học một cách khoa học,hợp lý; quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch với phương pháp phù hợp, có thểđiều chỉnh kế hoạch tự học phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ Thứ ba,các cơ quan, đơn vị phải tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với hoạt động tựhọc, để không ngừng rèn luyện trong các hoạt động, công tác; bảo đảm cơ sởvật chất, phương tiện, thiết bị cho hoạt động tự học Thứ tư, tiếp tục triển khai
có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tri thức,sửa đổi các quy định, có tiêu chí cụ thể để tuyển chọn, đánh giá đội ngũ trithức Thứ năm, đẩy mạnh đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trithức, cán bộ, đảng viên theo phương châm “thực học để có thực lực” nhằmnâng cao chất lượng cán bộ Thứ sáu, nâng cao và thống nhất nhận thức trongtoàn Đảng và xã hội để chung tay xây dựng môi trường học tập, tích cực,trong sáng, đề cao giá trị thật, phê phán, loại trừ giá trị giả trong học tập [28]
Các tác giả Ngô Thị Lan Anh và Đoàn Thị Hồng Nhung (2020), trong bàibáo “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đạihọc Thái Nguyên trong học tập môn Triết học Mác - Lênin” [2, tr.362 - 369] đãcho rằng: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên là quá trình nâng cao, rènluyện các kỹ năng học tập cho sinh viên đạt tới khả năng độc lập, chủ động, tựgiác để lập kế hoạch và điều chỉnh được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự đánhgiá kết quả học tập của mình Nhóm tác giả này đã đề xuất 5 giải pháp để phát
Trang 32triển năng lực tự học cho sinh viên trong học tập môn Triết học Mác - Lênin ởTrường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Thứ nhất, phát triển năng lựcxác định mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch cho sinh viên Thứ hai, phát triển nănglực thu thập, tiếp nhận thông tin học tập cho sinh viên Thứ ba, phát triển nănglực luyện tập, ôn tập cho sinh viên Thứ tư, phát triển năng lực tự đánh giá chosinh viên Thứ năm, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự học,cung cấp nguồn tài liệu, xác định nội dung trọng tâm của môn học, đổi mới nộidung và phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác củasinh viên.
Tập thể tác giả Đào Trường Thành, Hà Thị Thu Hằng (2020), đã nhấn mạnh:Phát triển năng lực tự học là hướng tới hoạt động chủ động, chống lại thói quen họctập thụ động trong học sinh, sinh viên; khai thác các nguồn giáo dục mở và nguồn
tư liệu trên mạng Internet Nhóm tác giả đề xuất các giải pháp phát triển năng lực tựhọc cho sinh viên các trường đại học trong giai đoạn hiện nay Thứ nhất, sinh viêncần chủ động rèn luyện tính tự học: Đọc sách là nhiệm vụ đầu tiên của tự học, đọc
có suy nghĩ, đọc có hệ thống, đọc có chọn lọc, đọc có ghi nhớ; ngoài đọc sách sinhviên cần phải tăng cường học nhóm, tranh thủ sự giúp đỡ của giảng viên; sinh viêntích cực tham gia các hội thảo, các buổi ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ, trênlớp, các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm học tập và nghiên cứu Thứ hai, vai trò củagiảng viên đối với phương pháp tự học của sinh viên: Giảng viên cần cung cấp chosinh viên đề cương môn học; xác định rõ nội dung tự học và phương thức đạt đượcnội dung tự học; kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên Thứ ba, tăngcường các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên: Củng cố, nâng cấp phòng học,phòng thí nghiệm; thực hành, thực tập, thư viện; bám sát yêu cầu của đề cương mônhọc để chuẩn bị học liệu; tăng cường khai thác các tiện ích mạng nội bộ, mở rộngnguồn tư liệu điện tử, thư viện số, thiết bị dạy học; xem xét các điều kiện phục vụ tựhọc và thái độ của các lực lượng đối với sinh viên [65]
Tác giả Nguyễn Thị Vân (2021), trong bài báo “Phát triển năng lực tựhọc môn Tiếng Anh của sinh viên Đại học Văn Lang thực trạng và giải pháp”[80, tr.166 - 171], tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực
Trang 33tự học của sinh viên Thứ nhất, đối với giảng viên: Thúc đẩy động cơ học tậpcủa sinh viên, hướng dẫn sinh viên xây dựng chiến lược tự học phù hợp, giámsát hoạt động học tập ngoài giờ của sinh viên trên hệ thống trực tuyến của nhàtrường hoặc email; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự học; đa dạnghóa các phương pháp giảng dạy, tạo các tình huống thực tế có ý nghĩa, mangtính thời sự để khơi gợi sự hứng thú với sinh viên, làm cho sinh viên chủ độngmuốn tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề; xây dựng các khóa học trực tuyến
để thúc đẩy sinh viên tự học, sử dụng các ứng dụng, phần mềm để tăng hứngthú cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên xác định mục tiêu học tập, xây dựng kếhoạch học tập Thứ hai, đối với bộ phận quản lý: Nắm vững phương phápgiảng dạy và học tập, phối hợp với giảng viên nhằm phục vụ công tác tổ chức,quản lý đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả; tổ chức hội thảo định
kỳ, hội thảo về nội dung học tập, phương pháp học tập; nâng cấp cơ sở vật chấtphục vụ cho học tập như: thư viện, internet, phòng học
Tác giả Bùi Đình Thắng (2022), trong bài báo “Một số giải pháp nâng caonăng lực tự học cho sinh viên theo mô hình đào tạo theo tín chỉ” [67, tr.73 - 74],
đã khái quát: Năng lực tự học là một năng lực, một phẩm chất cá nhân vừa cóphần sinh lý vừa là kết quả của quá trình rèn luyện, tích lũy qua các hoạt độngthực tiễn của mỗi cá nhân, cũng như sự kết tinh của lịch sử xã hội Tác giả đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên: Xác định mục tiêu
và động cơ học tập; dạy cách học, nghiên cứu giáo trình; xây dựng kế hoạch họctập; tăng cường tổ chức cho sinh viên thảo luận; tăng cường kiểm tra, đánh giásinh viên thông qua các hình thức: Thi, tiểu luận, thu hoạch, bài tập lớn
Tóm lại, năng lực tự học không phải là bất biến, đó là quá trình phát triển
không ngừng: Phát triển năng lực tự học trên cơ sở kiến thức của người học; làmgia tăng hoạt động của trí tuệ thông qua việc tìm kiếm, lĩnh hội tri thức và vận dụngtri thức vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể do giảng viên yêu cầu, hoặc do thựctiễn nghề nghiệp đặt ra; phát triển năng lực tự học trên cơ sở kỹ năng gồm kỹ năngthực hành và khả năng ứng dụng vào thực tiễn Hướng nghiên cứu này đã chỉ racon đường, cách thức phát triển năng lực tự học, đây là cơ sở lý luận để tác giả xây
Trang 34dựng các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển năng lực tự học cho học viên
ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới cóliên quan đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội cóthể được khái quát trên các nội dung cơ bản sau:
(1) Những kết quả nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất năng lực tự học
của người học đã khái quát được những thuộc tính chung, bản chất của hoạtđộng tự học, từ đó khái quát những yếu tố căn bản của nội hàm khái niệmnăng lực tự học, những dấu hiệu đặc trưng của học viên có năng lực tự học.Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để tác giả khái quát, xây dựng kháiniệm năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
(2) Những nghiên cứu về các yếu tố tạo thành và biểu hiện của năng lực
tự học đã chỉ ra một số nội dung: Kiến thức về nội dung học tập, về phươngpháp học tập; thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm nội dung học tập và hệthống các kỹ năng tự học như lập kế hoạch tự học, kiểm tra, đánh giá, điềuchỉnh kết quả tự học, đổi mới phương pháp tự học cho phù hợp với từng mônhọc, học phần Đây là những luận cứ khoa học quan trọng để tác giả luận ánnghiên cứu và chỉ ra các thành tố tạo thành năng lực tự học của học viên ở cáctrường sĩ quan quân đội
(3) Các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học đãchỉ ra các yếu tố như: Giáo viên/giảng viên và phương pháp giảng dạy của giáoviên/giảng viên, thái độ của giáo viên/giảng viên đối với hoạt động học tập củasinh viên, học viên; các yếu tố thuộc về môi trường sư phạm như cơ sở vật chất,tài liệu, thư viện, giảng đường, hệ thống phòng thí nghiệm; các yếu tố thuộc vềngười học như động cơ, nhu cầu học tập, thái độ học tập, phương pháp, kỹ năng tự
Trang 35học Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu, xác định những yếu tốảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội.
(4) Những công trình nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triểnnăng lực tự học cho sinh viên, học viên đã chỉ ra một số biện pháp phát triểnnăng lực tự học cho sinh viên, học viên như: Nâng cao nhận thức của ngườihọc về vai trò của tự học; xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học;đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy của giáo viên/giảng viên; chăm loxây dựng môi trường học tập, phòng thí nghiệm, bổ sung trang thiết bị, tài liệuhọc tập… Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để tác giả tham khảo,nghiên cứu đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển năng lực tựhọc cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về năng lực tự học của học sinh,
sinh viên, học viên có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở khoa học để tác giả kếthừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận án.Đồng thời, quá trình hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án cũng cho thấy, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mộtcách cơ bản, có hệ thống về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan
quân đội Đây chính là “khoảng trống” và cũng là lý do cấp thiết để tác giả
xác định và thực hiện nghiên cứu đề tài luận án này
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quânđội, tác giả xác định các vấn đề trong luận án cần tập trung nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, hệ thống, khái quát hóa các công trình nghiên cứu của các tác
giả trong nước và trên thế giới đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, từ
đó tìm ra “khoảng trống” của các công trình đã nghiên cứu đã có, chứng minhtính độc lập, mới mẻ không trùng lặp và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thứ hai, cho tới nay nghiên cứu về năng lực học tập của con người nói
chung, năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội nói riêng
có nhiều cách tiếp cận khác nhau Tự học của học viên ở các trường sĩ quan
Trang 36quân đội là hoạt động diễn ra trong môi trường quân sự Do vậy, luận án đãxác định quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu năng lực tựhọc của học viên ở các trường sĩ quan quân đội Từ đó, luận án cần xây dựngcác khái niệm công cụ: Tự học, tự học của học viên ở các trường sĩ quan quânđội, năng lực, năng lực tự học, khái niệm trung tâm là năng lực tự học của họcviên ở các trường sĩ quan quân đội; chỉ rõ đặc điểm hoạt động tự học của họcviên ở các trường sĩ quan quân đội.
Thứ ba, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học về các yếu tố tạo thành, biểu hiện của năng lực tự học và các yếu tốảnh hưởng đến năng lực tự học, luận án cần xác định, tập trung làm rõcác yếu tố tâm lý tạo thành năng lực tự học của học viên ở các trường sĩquan quân đội (Kiến thức tự học; thái độ tự học, kỹ năng tự học) và cácyếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quanquân đội; tìm ra các chỉ báo cụ thể để xây dựng tiêu chí, làm cơ sở choviệc xây dựng bảng hỏi, lập phiếu điều tra, đánh giá thực trạng năng lực
tự học và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực tựhọc của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Thứ tư, trên cơ sở lý luận đã xác định, kết hợp với quá trình phân tích,
đánh giá kết quả điều tra thực trạng năng lực tự học và mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội Đềxuất các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển năng lực tự học cho học viên ởcác trường sĩ quan quân đội; tổ chức tiến hành thực nghiệm tác động để đánhgiá tính khả thi của biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển năng lực tựhọc cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Trang 37Kết luận chương 1
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực tự học củahọc viên ở các trường sĩ quan quân đội của các tác giả trong nước và trênthế giới đã được tiếp cận, nghiên cứu, hệ thống, khái quát lại trên bốnhướng nghiên cứu bao gồm: (1) Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bảnchất năng lực tự học; (2) Hướng nghiên cứu về các yếu tố tạo thành vàbiểu hiện của năng lực tự học; (3) Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực tự học; (4) Hướng nghiên cứu về con đường, biệnpháp phát triển năng lực tự học
Những công trình khoa học đã được công bố liên quan đến năng lực tựhọc của học viên ở các trường sĩ quan quân đội là hệ thống tri thức trên nhiềuchiều cạnh, nội dung quan trọng đối với những vấn đề được triển khai nghiêncứu trong luận án Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã đượcnghiên cứu sinh khái quát lại để tìm ra “khoảng trống”, làm cơ sở xác địnhbốn vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết Đồng thời, việc hệ thống lại cáccông trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy đề tài luận án là mộtcông trình độc lập, mới mẻ, không trùng lặp với các công trình khoa học đãđược công bố, có tính cấp thiết, giá trị lý luận và thực tiễn cao
Trang 38Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ HỌC
CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
2.1 Lý luận về năng lực tự học
2.1.1 Năng lực tự học
2.1.1.1 Tự học
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã quan tâm, nghiên cứu
về việc học tập nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất trực tiếp là giai cấp
công nhân V I Lênin (1920) trong tác phẩm Nhiệm vụ của đoàn thanh niên,
đã nhấn mạnh: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết tự làmgiàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả kho tàng tri thức mà nhân loại đãtạo ra” [40, tr.362] Người luôn động viên, khích lệ giai cấp công nhân, nôngdân và các tầng lớp trong xã hội: “Học, học nữa, học mãi” Như vậy, việc họctập, tự học tập, học tập suốt đời là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các giaicấp, tầng lớp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Tự học theo quan điểm của Hồ Chí Minh là “tự động học tập” [45, tr.360]
Tự động học tập là do bản thân người học tự quyết định, tự mình nhận thấynhu cầu của bản thân trong việc học tập, lĩnh hội tri thức phục vụ cho chínhbản thân mình Từ đó người học sẽ tự động, tự giác, tự chủ quá trình học tậpcủa bản thân mình Hồ Chí Minh chỉ ra: “Tự động là không phải tựa vào ai, là
tự mình biết biến báo xoay sở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiềuhình thức mới mẻ, phong phú” [46, tr.44] Như vậy, tự học theo quan điểmcủa Hồ Chí Minh là việc làm tự giác, tự chủ của bản thân người học Ngườinói: “Học tập ở trường của Đoàn thể không phải như học ở các trường lối cũ,không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa Phải biết tự động học tập”[46, tr.45] Tự mình quản lý việc học tập, xây dựng kế hoạch học tập và thựchiện tốt kế hoạch đề ra để lĩnh hội tri thức, hoàn thiện bản thân, phục vụ cáchmạng, phục vụ nhân dân và cho chính bản thân mình
Từ quan niệm về tự học trên, Hồ Chí Minh xác định: Tự học là vấn đề
cơ bản, cốt lõi của việc học tập Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
Trang 39(1947), Người khẳng định: “Lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉ đạo giúpvào” [47, tr.312] Tự học được Hồ Chí Minh xác định là vấn đề cốt lõi, chủchốt, đóng vai trò quyết định đến công việc học tập của mỗi cá nhân Nếukhông có tự học, không phát huy được vai trò của tự học thì sẽ không thể đạtđược mục đích của việc học tập.
Tác giả Nguyễn Giang Nam (2014), đưa ra quan niệm về tự học: “Tự học
là việc học có tính chất độc lập, không phụ thuộc trực tiếp vào thầy, được ngườihọc tiến hành hoàn toàn tự nguyện do nhu cầu, lợi ích, hay hứng thú của chínhmình thúc đẩy” [49, tr.31] Tính chất độc lập của việc học trong hoạt động tự họcđược xét theo nhiều liên hệ khác nhau: Tính độc lập của mục đích, giá trị mongmuốn, tức là học cái gì, học để làm gì là do người học tự quyết định; tính độc lập
về mặt quản lý thời gian, không gian; tính độc lập cách thức học; tính độc lập vềphương tiện, môi trường học tập Tính chất tự nguyện của người học được thểhiện qua những yếu tố sau: Tác động của động cơ học tập cá nhân; thái độ thiệnchí và tính sẵn sàng cao với việc học của mình; tình cảm mạnh mẽ và khát vọngsáng tạo trong học tập; ý chí học tập bền bỉ, không nản lòng trước khó khăn khihọc tập; tính chất tự nhiên của quá trình học tập, linh hoạt, cơ động, sáng tạo,toàn tâm, toàn ý, thậm chí vui vẻ, sảng khoái trong học tập
Các tác giả Hữu Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Lê Thảo (2014), quanniệm: “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học Đó là mộthình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức
và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp,theo hoặc không theo chương trình sách giáo khoa đã quy định” [32, tr.195]
Tự học là hoạt động tổ chức nhận thức độc lập của từng người học, tự pháthuy năng lực cá nhân để thực hiện nhiệm vụ học tập Tự học là tự động họctập, thể hiện tính tự lập, tự giác, tích cực cao trong quá trình lĩnh hội kiếnthức, rèn luyện kỹ năng Vì vậy, tự học mang đậm sắc thái cá nhân, biểu hiệnở: Tự xác định mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thànhcác nhiệm vụ tự học cụ thể trong từng giờ học, buổi học, tự lập kế hoạch, tiến
độ, thời gian tự học phù hợp với mục tiêu đã xác định; tự xác định nội dung,
Trang 40lựa chọn phương pháp tự học, tự chọn phương tiện tự học, tự kiểm tra đánhgiá, tự điều chỉnh việc học của bản thân.
Theo nhóm tác giả Trương Đức Quỳnh và Nguyễn Đăng Khoa (2015), đãquan niệm: “Tự học là quá trình sinh viên thực hiện giải quyết các nhiệm vụ họctập một cách tự lực ở trên lớp hay ngoài lớp, khi có hay không có sự hướng dẫntrực tiếp của giảng viên Tự học phản ánh tính chủ động, tích cực, độc lập, sángtạo và tự chủ của sinh viên trong quá trình học” [58, tr.13]
Tác giả Tạ Quang Đàm (2019), quan niệm: “Tự học là quá trình ngườihọc huy động nhân cách của mình để chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhânloại” [24, tr.29] Hoạt động tự học là hoạt động khó khăn, phức tạp, có mứctiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp rất lớn Năng lượng người học bỏ racàng cao thì kết quả tự học càng cao và ngược lại
Tóm lại, các tác giả nêu trên dù tiếp cận ở chiều cạnh nào cũng chỉ ra: Tự
học là hoạt động học tập độc lập, tự giác huy động toàn bộ khả năng trí tuệ, vốnsống, tình cảm và ý chí của mình tác động một cách chủ động vào đối tượng cầnkhám phá để lĩnh hội khối lượng kiến thức, hình thành kỹ năng và hoàn thiệnnhân cách bản thân
Qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở phân tích, khái quát hóa, kế thừa,chọn lọc các công trình đã nghiên cứu tác giả đưa ra khái niệm tự học như sau:
Tự học là hoạt động học tập độc lập, tự giác, huy động kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tình cảm và ý chí của người học tác động vào đối tượng cần khám phá nhằm lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Tự học diễn ra trong nhà trường, có kế hoạch, có mục tiêu, có vật chấtbảo đảm, có hoặc không có sự trợ giúp, hướng dẫn của người dạy, sự quản lýcủa các cơ quan chức năng Đây là phương thức tự học cơ bản, không thể táchrời quá trình học tập có hệ thống trong các nhà trường, nhằm đào sâu, mởrộng để nắm vững kiến thức của người học