1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 11,48 MB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo đầy đủ cả năm Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo đầy đủ cả năm

Trang 1

Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 12

Trang 2

CHỦ ĐỀ 1: TIẾNG GỌI TỔ QUỐC

2

Bài 1 Hát: Bài hát Rạng rỡ Việt Nam

Bài 2 Nhạc cụ: Thực hành đệm hát trích đoạn bài Rạng rỡ Việt Nam

Bài 3 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1 giọng Son trưởng

Bài 4 Lí thuyết âm nhạc: Quãng ghép – Cách gọi tên quãng ghépBài 5 Thường thức âm nhạc: Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống

yêu cầu cầN ĐạT

1 Năng lực âm nhạc

– NLÂN1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất

âm nhạc của bài hát Rạng rỡ Việt Nam.

– NLÂN2: Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát 2 và 3 bè đơn giản; biết dàn dựng và biểu

diễn bài hát Rạng rỡ Việt Nam.

– NLÂN3: Thể hiện đúng trường độ, cao độ các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định

– NLÂN4: Biết kết hợp các nhạc cụ để và đệm hát cho bài Rạng rỡ Việt Nam.

– NLÂN5: Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách

– NLÂN6: Đọc đúng cao độ gam Son trưởng

– NLÂN7: Đọc đúng cao độ, trường độ; thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 1;

3 Phẩm chất

– PC1: Góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– PC2: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốttrong học tập

Bài 1: BÀI HÁT RẠNG RỠ VIỆT NAM

Thời lượng: 9 tiết

PHẦN KIẾN THỨC cHuNg

i.Mục Tiêu

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN1, NLÂN2.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

3 Phẩm chất: PC1, PC2.

Trang 3

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh hoặc video clip bài hát Rạng rỡ Việt Nam, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, màn

hình tương tác (nếu có)

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), làm mẫu, trò chơi (Kodály),

– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi,…

IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Mở đầu

Mục tiêu:

HĐ1: Nghe bài hát và nêu cảm nhận

– HS nghe, cảm thụ và vận động ngẫu hứng theo nhạc bài Vì một thế giới ngày mai (nhạc và lời: Quang Vinh).

– Sau đó, HS nêu cảm nhận về tính chất của bài hát

– GV cho HS tìm hiểu (tra cứu trên internet) và trả lời câu hỏi: “Bài hát

Vì một thế giới ngày mai gắn với sự kiện nào ở Việt Nam?”, đáp án: SeA

HĐ2: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát

– HS thực hành theo nhóm, thực hiện các nội dung:

+ Nhóm 1: tìm hiểu các thông tin về tác giả Quang Vinh

– HS hiểu biết một số

thông tin về tác giả và

nội dung bài hát Rạng

nghỉ lấy hơi của bài

+ Nhóm 2: tìm hiểu nội dung bài hát Rạng rỡ Việt Nam.

– GV tổng kết, lồng ghép giáo dục về PC cho HS

– Gợi ý thông tin về tác giả, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm và giớithiệu thêm một số bài hát quen thuộc khác của nhạc sĩ Quang Vinh:+ Nguyễn Quang Vinh tên khai sinh là Nguyễn Văn Vinh, sinh năm

1960, quê ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Sau khi tốt nghiệpNhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam)chuyên ngành Đàn nguyệt Năm 1979, ông về công tác tại Nhà hát

Ca múa nhạc Việt Nam Ông hoạt động âm nhạc năng động trên lĩnhvực sáng tác, biểu diễn và quản lí nghệ thuật

+ Trước khi được điều động làm quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểudiễn, ông giữ chức Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam Trongthời gian làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhạc sĩ QuangVinh ghi dấu ấn với việc xây dựng Nghị định 144/2020/NĐ-CP thaythế Nghị định 79/2012/NĐ-CP về nghệ thuật biểu diễn với nhiều tiến

bộ Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội tại Đại hội lầnthứ XIII nhiệm kì 2020 – 2025 diễn ra ngày 25/4/2022 ở Thủ đô HàNội Với vai trò là một nhạc sĩ, ông có sáng tác ấn tượng nhất là bài

hát Vì một thế giới ngày mai được chọn làm bài hát chính thức của

SeA Games 22 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2003

Nội dung Bài hát Rạng rỡ Việt Nam có giai điệu giản dị, trong sáng,

dễ nhớ; lời ca thể hiện tình yêu và niềm tự hào về Tổ quốc Việt Nam,vượt qua mọi gian khó hướng đến tương lai rạng rỡ Bài hát được sángtác chào mừng kỉ niệm 30 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 –30/4/2005)

Trang 4

HĐ3: Tìm hiểu cấu trúc âm nhạc vàâm hình tiết tấu đặc trưng của bài hát

– GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm, thực hiện các nội dung:+ Nhóm 1: tìm hiểu và nêu cấu trúc bài hát (đoạn nhạc, câu nhạc) Bài

hát được viết ở hình thức 2 đoạn: đoạn 1 “Những con đường … tương lai sáng ngời”, đoạn 2: “Đây Việt Nam … Rạng rỡ Việt Nam”.

+ Nhóm 2: xác định âm hình tiết tấu được lặp lại trong đoạn 1 của bài

hát GV cần giải thích cho HS một cách đơn giản về nhịp 2 , cáchđọc tiết tấu theo loại nhịp này 2

– GV tổng kết ý kiến và đưa ra kết luận chung

– GV hướng dẫn HS những chỗ ngân, nghỉ và lấy hơi hợp lí trong bài

trường độ và lời ca của

bài Rạng rỡ Việt Nam.

– HS tập hát bè ở đoạn

Vocal đầu và đoạn cuối

thể hiện sự hoà quyện

âm thanh giữa 2 bè

HĐ4: Khởi động giọng

– GV cho HS khởi động giọng theo các mẫu âm có cao độ và tiết tấu liên

quan đến bài hát Rạng rỡ Việt Nam bằng các mẫu âm a, u, ô,…

– Có thể vận dụng mẫu âm ở Bài 1 Thực hành hát liền tiếng để giúp HS khởi động giọng:

và sửa sai

– GV lưu ý HS lấy hơi đúng chỗ hát và thể hiện đúng tính chất âm nhạccủa bài (đoạn 1: tự hào, đoạn 2: sôi nổi)

– HS tập hát hết cả bài kết hợp vận động cảm thụ (với lớp có NLÂN tốt,

GV có thể cho HS tự sáng tạo; với lớp có NLÂN yếu, GV hướng dẫn hoặc

sử dụng lại cái mẫu vận động đã học); GV tổng kết, chỉnh sửa lỗi sai (nếucó)

HĐ6: Hát kết hợp gõ đệm

– GV chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 tập hát và nhóm 2 tập gõ đệm (sửdụng các nhạc cụ đơn giản như thanh phách, trống nhỏ hoặc vận động cơthể); với nhóm tập gõ đệm, tuỳ theo NLÂN của HS mà GV có thể hướngdẫn hoặc để các em tự sáng tạo

– HS thực hành theo nhóm và biểu diễn trước lớp, GV nhận xét

4 Vận dụng

Mục tiêu

HS tự tập luyện theo nhóm

để trình bày bài hát một

HĐ7: Dàn dựng và biểu diễn bài hát

– HS thảo luận ý tưởng (hình thức biểu diễn, sáng tạo mẫu vận động) và

thực hiện dàn dựng bài hát Rạng rỡ Việt Nam theo từng nhóm.

– Mỗi nhóm trình diễn cả bài trước lớp Các HS khác quan sát, lắng nghe

Trang 5

Đánh giá:

– Mức độ 1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái của bài hát.

– Mức độ 2: Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài; biết hát với hình thức đơn

ca, tốp ca, biết hát 2 và 3 bè đơn giản

– Mức độ 3: Dàn dựng và biểu diễn bài hát Rạng rỡ Việt Nam.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh bài hát Rạng rỡ Việt Nam, trống con, tambourine, sáo recorder, kèn phím, ukulele,…

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: thực hành, làm mẫu, nhạc cụ gõ (Orff-Schulwerk), dạy học qua dự án, trực quan, thuyết trình, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),…

– GV chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện một mẫu tiết tấu; sau

đó, GV chỉ huy để hai nhóm thể hiện nối tiếp nhau

– GV có thể cho hai nhóm kết hợp với nhau vớinhịp độ phù hợp sao chonhóm thể hiện Mẫu 2 ở hai ô nhịp đầu (nhịp 2 ) chồng với 1 ô nhịp của

HĐ2: Bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh

– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu thông tin:+ Nhóm 1: tìm hiểu về cách bảo quản nhạc cụ thể hiện tiết tấu, giai điệu và hoà âm

+ Nhóm 2: tìm hiểu về cách điều chỉnh âm thanh (đàn guitar, ukulele).– Các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ trước lớp, GV tổng kết và nhận xét

HĐ3: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– HS quan sát và phân tích mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV

– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: đọc tiết tấu theo âm tiết mẫu 1, kết hợp với gõ trống con.+ Nhóm 2: đọc tiết tấu theo âm tiết mẫu 2, kết hợp với gõ và lắc

Trang 6

HĐ4: Nhạc cụ thể hiện giai điệu

– GV thể hiện đoạn nhạc dạo trên một nhạc cụ giai điệu (kèn phím, đànphím, guitar, ); HS lắng nghe, đọc giai điệu trong SGK; nêu cảm nhận

về tính chất âm nhạc

– HS thực hành theo nhóm: sử dụng nhạc cụ đã học ở cấp Trung học cơ

sở (kèn phím, sáo recorder) để thể hiện giai điệu; luyện tập từ chậm đếnnhanh dần GV quan sát, giữ nhịp và sửa sai (nếu có)

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV hoán đổi nhiệm vụ:luân phiên gõ nhịp, đọc nhạc giai điệu, chơi nhạc cụ,

HĐ5: Nhạc cụ thể hiện hoà âm

– HS quan sát các hợp âm, chỉ ra điểm giống và khác nhau của các thếbấm hợp âm (F và Dm, G và G7) trên đàn ukulele

– HS thực hành theo nhóm: luyện tập bấm các sơ đồ hợp âm dưới đây trênđàn ukulele; chuyển hợp âm từ chậm đến nhanh sao cho nhuần nhuyễn.+ Mẫu 1:

+ Mẫu 2:

– GV có thể gợi ý một số mẫu âm hình tiết tấu phù hợp với khả năng của

HS để thực hành đàn sơ đồ hợp âm (hoặc sử dụng các mẫu tiết tấu đãhọc)

Trang 7

– GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1: chơi nhạc cụ thể hiện giai điệu (kèn phím, đàn phím điện tử,recorder,…)

+ Nhóm 2: chơi nhạc cụ thể hiện tiết tấu (trống nhỏ và tambourine).+ Nhóm 3: chơi nhạc cụ thể hiện hoà âm (ukulele)

+ Nhóm 4: tập hát

– Các nhóm thực hành theo nội dung hướng dẫn thực hiện trong SGK

Âm nhạc 12 (trang 10); sau đó, tập hoà tấu (3 nhóm) và tập đệm hát (4

nhóm); GV hướng dẫn, quan sát và sửa sai

HĐ7: Thực hành đệm hát bài “Rạng rỡ Việt Nam’’ theo nhóm

– GV cho HS hoạt động theo nhóm để luyện tập đệm hát trích đoạn

Rạng rỡ Việt Nam dựa trên các yêu cầu trong SGK Âm nhạc 12 (trang

HĐ8: Vận động cơ thể để đệm cho bài

– GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: hát kết hợp vận động cơ thể theo mẫu ở mục Mở đầu (trang 8)

– Từng nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của mình trước lớp Nhóm còn lại quan sát, nhận xét GV tổng hợp đánh giá, khích lệ HS

Đánh giá:

– Mức độ 1: Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

– Mức độ 2: Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm; duy trì

được tốc độ ổn định

– Mức độ 3: Hoà tấu và đệm cho trích đoạn bài hát Rạng rỡ Việt Nam.

Trang 8

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: làm mẫu, trò chơi, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),

– KTDH: chia nhóm, trình diễn,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu

Mục tiêu:

HĐ1: Trò chơi “Nháy âm”

– GV đàn hoặc xướng các âm ổn định của giọng Son trưởng, HS các nhóm mô phỏng lại bằng âm “a, u, ô” và tương tác liên tục

– GV có thể vận dụng kiểu kết nối canon; chia HS thành 3 nhóm, đọc kết nối nhóm 4 âm đi lên; sau đó, cùng kết hợp đọc hoà giọng

HĐ2: Đọc gam và các nhóm âm của giọng Son trưởng

– GV đàn mẫu, sau đó mời HS đọc gam Son trưởng và các âm ổn định với nhịp độ chậm:

– HS đọc các nhóm âm của giọng Son trưởng:

tấu, giai điệu)

HĐ3: HS đọc âm ổn định theo âm hình tiết tấu

– HS các nhóm phân tích nhịp và tập gõ âm hình tiết tấu ;sau đó đọc âm ổn định theo âm hình tiết tấu cho sẵn, giữ tốc độ ổn định,– HS đọc chậm rãi, cảm nhận tính chất các bậc âm trong từng nhóm âm; GVkhuyến khích các em cảm nhận âm thanh vang lên từ bên trong suy nghĩtrước khi phát ra bên ngoài

– GV quan sát và sửa sai (nếu có)

Trang 9

HĐ4: Phân tích “Bài đọc nhạc số 1”

GV hướng dẫn HS phân tích Bài đọc nhạc số 1 theo các tiêu chí sau: xác định

âm ổn định giọng Son trưởng, những chỗ có quãng 2, quãng 3, âm hình tiếttấu đặc trưng của bài, chia câu, chia đoạn,…

– GV tổ chức cho cả lớp đọc Bài đọc nhạc số 1 theo nội dung phần hướng

dẫn thực hiện trong SGK Âm nhạc 12, trang 11.

– Sau đó, HS luyện tập bài đọc nhạc theo nhóm, mỗi nhóm đề cử 1 bạn làm người chỉ huy để đánh nhịp ; GV quan sát, lắng nghe và sửa sai (nếu có)

– Các nhóm trình bày Bài đọc nhạc số 1 kết hợp với đánh nhịp, GV đưa ra

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm; sử dụng thanh phách, trống nhỏ để gõ

đệm cho Bài đọc nhạc số 1 theo mẫu tiết tấu sau:

– GV có thể hướng dẫn HS đọc mẫu tiết tấu theo âm tiết trước khi thể hiện trên các nhạc cụ gõ

– HS các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ trước lớp Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét; GV đánh giá chung

HĐ7: Sáng tạo mẫu vận động cơ thể phù hợp

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: sáng tạo mẫu động tác vận động

cơ thể để đệm cho Bài đọc nhạc số 1.

chú ý: Có thể sử dụng mẫu tiết tấu gõ đệm để làm nền tảng cho các

vận động cơ thể hoặc GV có thể gợi ý các âm hình khác ở nhịp 2 4– Các nhóm cùng hoạt động, tìm động tác và thực hành cùng nhau

– GV lần lượt mời các nhóm trình bày đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể Các nhóm khác theo dõi và nhận xét bạn, GV nhận xét chung

Đánh giá:

– Mức độ 1: Đọc đúng cao độ gam Son trưởng.

– Mức độ 2: Đọc đúng cao độ, trường độ và thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc

số 1.

– Mức độ 3: Biết đọc nhạc kết hợp với gõ đệm và đánh nhịp.

Trang 10

Bài 4: QUÃNG GHÉP – CÁCH GỌI TÊN QUÃNG GHÉP

i.MỤC TIÊU

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN8.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC3.

3 Phẩm chất: PC2.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đàn phím điện tử, máy chiếu, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: trực quan, làm mẫu, trò chơi,

– KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu

Mục tiêu:

HĐ1: Tái hiện kiến thức đã biết

– GV đặt câu hỏi cho HS nhắc lại khái niệm về quãng

– GV hướng dẫn HS gọi tên các quãng bên dưới; GV có thể gợi ý để HSnhận biết độ lớn số lượng của các quãng trong ví dụ đều nhỏ hơn quãng 8(quãng đơn) để từ đó dẫn dắt đến các quãng có độ lớn số lượng lớn hơn 8(quãng ghép)

HS nêu được khái

niệm về quãng và gọi

tên được các quãng

niệm, cấu tạo và cách

gọi tên quãng ghép

HĐ2: Giới thiệu về quãng ghép

– GV giới thiệu về các khái niệm, cấu tạo, cách gọi tên của quãng ghép

Để cho phong phú, GV nên đặt một số câu hỏi gợi mở, ví dụ,… thực tiễn

về các quãng ghép ở các bài hát đã học

– HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV

– GV đúc kết lại nội dung bài học

HĐ3: Gọi tên và thành lập các quãng ghép

– GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm xác định và gọi tên các quãng ghép:

+ Nhóm 1 và 2: chép vào vở và gọi tên các quãng ghép

– HS thực hành chép

nhạc + Nhóm 3 và 4: chép vào vở và thành lập các quãng ghép từ âm gốc.

– Lần lượt từng nhóm trình bày sản phẩm của mình Nhóm còn lại quan sát, nhận xét GV tổng hợp, đánh giá chung

4 Vận dụng HĐ4: Thể hiện các quãng đơn, quãng ghép bằng nhạc cụ thể hiện giai

Trang 11

– Mức độ 1: Nêu được khái niệm, cấu tạo, tính chất và cách gọi tên của quãng ghép.

– Mức độ 2: Xác định được tên và thành lập được các quãng ghép từ âm gốc cho sẵn.

– Mức độ 3: Thể hiện được các quãng đơn, quãng ghép trên nhạc cụ và nêu được cảm nhận sau

khi nghe

Bài 5: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

i.MỤc Tiêu

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN9, NLÂN10.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

3 Phẩm chất: PC2.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Hình ảnh các loại hình nghệ thuật truyền thống (hát chèo, tuồng, cải lương, chân dung một sốnghệ sĩ tiêu biểu,…), máy chiếu, màn hình tương tác (nếu có), file audio hoặc video một số tríchđoạn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương tiêu biểu,…

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: trực quan, trò chơi,

– KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi, thuyết trình,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

– GV cho HS xem video trích đoạn chèo cổ Lưu Bình, Dương Lễ.

– HS nêu nhận xét của bản thân về loại hình nghệ thuật này

– GV gợi ý hoặc phân công cho các nhóm HS tìm hiểu về câu chuyện vàcác nhân vật, ý nghĩa sau câu chuyện để chia sẻ trước lớp Từ đó, HS nhậnbiết các giá trị từ nội dung các vở diễn trong nghệ thuật truyền thốngViệt Nam

2 Hình thành

kiến thức mới –

Luyện tập Mục tiêu:

HĐ2: Thuyết trình về một số loại hình nghệ thuật truyền thống

– GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm sưu tầm và giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống sau:

+ Nhóm 1: Chèo;

+ Nhóm 2: Tuồng;

+ Nhóm 3: Cải lương;

+ Nhóm 4: Rối nước hoặc một loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa

HS hiểu biết sơ lược

và trình bày về một

số loại hình nghệ

thuật truyền thống

Trang 12

phương (nội dung ngoài SGK có thể thêm vào nhằm tăng cường giáodục về văn hoá truyền thống).

– Tiêu chí đề ra: tên loại hình nghệ thuật, đặc điểm nổi bật, ở vùng miền nào,trang phục nghệ nhân, nội dung tác phẩm, đặc điểm âm nhạc, nhạc cụ sửdụng, tính chất âm nhạc, các tác phẩm tiêu biểu,…

– Lần lượt các nhóm trình bày trước lớp sản phẩm của nhóm mình giớithiệu về loại hình nghệ thuật truyền thống được phân công (khuyến khích

HS sưu tầm, giới thiệu các trích đoạn của từng thể loại, mặc trang phụctiêu biểu của các thể loại nghệ thuật này) Các nhóm còn lại theo

dõi, nhận xét GV tổng hợp kiến thức, đánh giá chung

của Việt Nam

chú ý: Vì nội dung này nhiều thông tin và HS cũng cần lượng thời gian

nhiều để chuẩn bị, GV có thể chia thành các hoạt động ở nhiều tiết để HSnắm được bài học và ghi nhớ

HĐ3: Giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của từng loại hình nghệ thuật truyền thống

– GV giới thiệu cho HS xem một vài trích đoạn các vở diễn một số loạihình nghệ thuật truyền thống: chèo, tuồng, cải lương, rối nước, được GVchuẩn bị

– GV có thể cho HS tìm hiểu trước các tác phẩm này ở nhà, sau đó nêucảm nhận, đánh giá về các giá trị nghệ thuật của trích đoạn, tác phẩm trênlớp

Trang 13

chèo, cải lương.

HĐ4: Nhận biết được các thể loại chèo, tuồng và cải lương

GV tổ chức trò chơi “Bạn học giỏi giang”: tổ chức HS nghe một vài tríchđoạn các vở diễn, làn điệu tiêu biểu và gợi ý cho HS nhận biết được cácthể loại chèo, tuồng và cải lương

HĐ5: Phân tích các điểm tương đồng và khác biệt của nghệ thuật Tuồng và Cải lương

– GV chia lớp thành 4 nhóm Các nhóm đọc nội dung về nghệ thuật Tuồng

và Cải lương trong SGK Âm nhạc 12 GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1 và 3: tìm các điểm tương đồng+ Nhóm 2 và 4: tìm các điểm khác biệt

– Các nhóm viết các ý tìm được trên mẫu giấy A4 có bảng do GV thiết kế

– GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và đưa vào bảng tổng kết(Giấy A0) hoặc kẻ trên bảng lớp

gợi ý:

Sự tương đồng (giống nhau)

Sự khác biệt (khác nhau)

Sự tương đồng (giống nhau)

– Là thể loại kịch hát (kịch trong đó ngônngữ thể hiện của các nhân vật thông quahát)

– Nội dung: Những câu chuyện cổ (điểntích, lịch sử Việt Nam, truyền thuyết;sau này là các vấn đề của đời sốnghiện đại, )

– Dàn nhạc gồm các nhạc cụ dân tộc làmnền tảng Tuồng gồm: đàn nhị, đàn tam,kèn sô-na, bộ gõ (trống, thanh la, mõphách, ); Cải lương gồm: đàn kìm, đàntranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn bầu, sáo,

Trang 14

– GV và HS đưa ra các nhận xét và đánh giá sản phẩm các nhóm GV tổng kết các ý (chuẩn bị sẵn và trình chiếu cho HS quan sát và ghi nhớ)

Đánh giá:

– Mức độ 1: Kể được tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi loại hình nghệ thuật

truyền thống

– Mức độ 2: Nêu được một vài nét về đặc điểm, tính chất âm nhạc, nội dung chính, trang phục

của một số loại hình nghệ thuật truyền thống

– Mức độ 3: Nghe, nhận biết và phân biệt được một vài tác phẩm tiêu biểu, các loại hình nghệ

thuật truyền thống

V ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

………

………

………

………

Vi GỢI Ý CHIA TIẾT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tên chủ đề Thời lượng Nội dung bài dạy ghi chú Chủ đề 1: TIẾNG GỌI TỔ QUỐC (9 tiết) 2 tiết Bài 1: Bài hát Rạng rỡ Việt Nam 2 tiết Bài 2: Thực hành đệm hát trích đoạn bài Rạng rỡ Việt Nam 1 tiết Bài 1: Bài hát Rạng rỡ Việt Nam (tiếp theo) Bài 2: Thực hành đệm hát trích đoạn bài Rạng rỡ Việt Nam (tiếp theo) 1 tiết Bài 3: Bài đọc nhạc số 1 giọng Son trưởng 1 tiết Bài 4: Quãng ghép – Cách gọi tên quãng ghép 1 tiết Bài 5: Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống 1 tiết Củng cố toàn chủ đề Sự khác biệt (khác nhau) – Bắt nguồn từ thể kỉ XII, thoái trào vào thế kỉ XV – Hình thành vào thế kỉ XX – Bắt nguồn từ Đờn ca tài tử Nam Bộ – Âm nhạc từ các bài bản bắt nguồn từ Đờn ca tài tử, dân ca (hò, lí), âm nhạc dân gian,

– Dàn nhạc có sự bổ sung các nhạc cụ phương Tây: guitar phím lõm (cải tiến từ guitar phương Tây), violin, guitar điện, kèn đồng, đàn organ, dàn trống jazz,

– Sân khấu mang tính tả – Người đặt nền móng cho Tuồng là Đào Duy Từ và Nguyễn Hiển Dĩnh – Âm nhạc kế thừa lí thuyết của dòng nhạc cung đình,

Âm nhạc cung đình, bác học,

– Dàn nhạc chỉ sử dụng các nhạc cụ dân tộc

– Sân khấu mang đặc tính tượng trưng

Trang 15

Bài 6: BÀI DÂN CA LÍ THIÊN THAI

CHỦ ĐỀ 2: SUỐI NGUỒN DÂN CA

Thời lượng: 7 tiết

Bài 6 Hát: Bài dân ca Lí thiên thai (dân ca Quảng Nam)

Bài 7 Nhạc cụ: Thực hành đệm hát bài dân ca Lí thiên thai

Bài 8 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 giọng Mi thứ

Bài 9 Lí thuyết âm nhạc: Hợp âm ba phụ của giọng Son trưởng và Mi

thứBài 10 Nghe nhạc: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

– NLÂN5: Đọc đúng cao độ gam Mi thứ; đọc đúng cao độ, trường độ và thể

hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 2.

– NLÂN6: Biết đọc nhạc kết hợp đánh nhịp , vận dụng kĩ năng đọc nhạc khichơi nhạc cụ

– NLÂN9: Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của loại hìnhnghệ thuật Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

– NLÂN10: Biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc thông qua vận động hoặc ngôn

ngữ cơ thể khi nghe bài Ví đò đưa sông Lam và bài Giặm cửa quyền; nhắc lại

được một nét nhạc điển hình của bản nhạc khi nghe nhạc

Trang 16

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh hoặc video clip bài hát Lí thiên thai, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, màn hình

tương tác (nếu có)

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), làm mẫu, trò chơi (Kodály),

– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi, trình diễn, thuyết trình,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

– HS thực hành theo nhóm các nội dung sau:

+ Nhóm 1: tìm hiểu về dân ca Quảng Nam

Quảng Nam là địa phương có nhiều điệu lí đặc sắc như: Lí thiên thai,

Lí thương nhau, Lí năm canh,… Các điệu lí của Quảng Nam đa dạng về

sắc thái tình cảm, có bài trữ tình, có bài vui tươi, có bài hài hước,…

+ Nhóm 2: tìm hiểu nội dung bài dân ca Lí thiên thai.

Lí thiên thai là bài dân ca có nhịp độ vừa phải; giai điệu âm nhạc trong sáng, nhẹ nhàng Bài Lí thiên thai được hình thành từ câu thơ lục bát mô tả

khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của vùng đất Nam Trung Bộ

Trèo lên ngọn núi Thiên Thai Thấy đôi chiền chiện ăn xoài chín cây

+ Nhóm 3: tìm hiểu bản nhạc Lí thiên thai (nốt luyến, láy, âm hình tiết

tấu chủ đạo, tính chất âm nhạc, chia câu, chỗ lấy hơi, từ ngữ địaphương,…)

– Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp Các nhóm còn lạitheo dõi, nhận xét GV tổng kết ý kiến HS và chốt lại nội dung chính

HS hiểu biết 1 số

thông tin về đặc điểm

dân ca Quảng Nam

và nội dung bài

– HS hát đúng cao – GV hướng dẫn HS tập hát theo nội dung hướng dẫn thực hiện trong SGKÂm nhạc 12 trang 19, tuỳ vào NL của HS mà GV tổ chức các bước tập hát

độ, trường độ và lời theo câu, theo đoạn phù hợp

ca của bài Lí thiên

thai

theo nhiều hình thức

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp điệu nhẹ nhàng

– GV chia lớp thành 2 nhóm (nam và nữ) và tổ chức tập hát bài Lí thiên thai

theo hình thức đối đáp

Trang 17

HĐ5: Dàn dựng và biểu diễn bài hát

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1 và 2: hát bài Lí thiên thai kết hợp gõ đệm.

+ Nhóm 3 và 4: hát bài Lí thiên thai kết hợp vận động minh hoạ.

– Từng nhóm luyện tập thêm ngoài giờ học và lần lượt trình bày trước lớpvào tiết học sau; các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét GVtổng hợp ý kiến, nhận xét chung (khích lệ HS)

HĐ6: Sưu tầm dân ca

– HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin ở câu 2 mục Vận dụng (SGK

Âm nhạc 12, trang 19) và trình bày trước lớp.

– Đối với các lớp có NLÂN tốt, GV có thể đặt thêm yêu cầu trình bày bài dân ca được sưu tầm

Đánh giá:

– Mức độ 1: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Lí thiên thai.

– Mức độ 2: Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát.

– Mức độ 3: Biết hát đối đáp Biết kết hợp hình thức đơn ca và tốp ca.

Bài 7: THỰC HÀNH ĐỆM HÁT BÀI DÂN CA LÍ THIÊN THAI

i.MỤC TIÊU

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN3, NLÂN4.

2 Năng lực chung: NLC2, NLC3.

3 Phẩm chất: PC1, PC2.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh bài Lí thiên thai, trống con, song loan, sáo recorder, kèn phím, ukulele,…

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: thực hành, làm mẫu, nhạc cụ gõ (Orff-Schulwerk), trực quan, thuyết trình, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),…

HS làm quen với thang

5 âm của dân ca

Quảng Nam

2 Hình thành kiến

thức mới

Mục tiêu:

HĐ2: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– HS quan sát và phân tích từng mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV.– GV hướng dẫn HS đọc 2 mẫu tiết tấu theo âm tiết:

Trang 18

điệu bằng nhạc cụ.

– HS thực hành gõ nhạc cụ theo nhóm:

+ Nhóm 1: sử dụng song loan thực hành mẫu tiết tấu ở dòng 1

+ Nhóm 2: sử dụng trống nhỏ thực hành mẫu tiết tấu ở dòng 2

– GV quan sát và sửa sai (nếu có)

– Ghép một vài HS của mỗi nhóm lại trình diễn trước lớp HS nhận xét sự kết hợp của bạn, GV nhận xét chung

HĐ3: Nhạc cụ thể hiện giai điệu

– Sử dụng nhạc cụ kèn phím hoặc sáo recorder để thể hiện giai điệu

Lưu ý: Lấy hơi nhanh ở cuối nốt trắng, điều chỉnh âm thanh mượt mà, đều

đặn

– Luyện tập từ chậm đến nhanh dần GV quan sát và đếm nhịp cho HSthực hiện, sửa sai (nếu có) Có thể chia nhóm gõ nhịp, nhóm đọc nhạc vàngược lại

Trang 19

3 Luyện tập

Mục tiêu:

– HS biết hoà tấu để

đệm cho bài dân ca

+ Nhóm 1: hát bài Lí thiên thai.

+ Nhóm 2: nhạc cụ thể hiện giai điệu (kèn phím hoặc sáo recorder).+ Nhóm 3: song loan

+ Nhóm 4: trống nhỏ

– GV hướng dẫn các nhóm thực hành theo nội dung hướng dẫn thực hiện

trong SGK Âm nhạc 12, trang 22 và 23.

chú ý: GV lưu ý cho HS về việc điều chỉnh cường độ các nhạc cụ để tạo

nên sự hài hoà

– Sau khi HS các nhóm đã thực hành tốt, GV dùng kĩ thuật mảnh ghép để

HS trình bày hoà tấu trước lớp theo nhóm nhỏ

– GV có thể hoán đổi nhiệm vụ giữa các nhóm khi hoà tấu giúp HS có thểtrải nghiệm nhiều nhạc cụ hơn sau khi các em đã thực hiện nhiệm vụ banđầu ở mức thành thạo

HĐ5: Đệm hát và nêu nhận xét về phần đệm hát

– GV cho HS hoạt động theo nhóm để luyện tập đệm hát bài Lí thiên thai

dựa trên các yêu cầu trong SGK Âm nhạc 12 (trang 22).

– HS hoạt động theo nhóm, sau đó GV dùng kĩ thuật mảnh ghép để tạo nhóm đệm hát mới và biểu diễn tác phẩm trước lớp

– Các HS còn lại đưa ra nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn; GV tổng kết chung

Trang 20

HĐ6: Sáng tạo mẫu tiết tấu gõ đệm

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: sáng tạo âm hình tiết tấu mới

cho nhạc cụ gõ để đệm cho bài Lí Thiên Thai (gợi ý: mẫu tiết tấu phù hợp

với nhịp , mỗi mẫu gõ đệm nên kéo dài 2 ô nhịp, có thể vận dụng các mẫutiết tấu đã học ở các lớp trước)

– Các nhóm trình bày sản phẩm hoà tấu theo mẫu gõ đệm mới Cả lớpquan sát, lắng nghe, nêu nhận xét GV nhận xét chung

Đánh giá:

– Mức độ 1: Mỗi nhạc cụ thể hiện tiết tấu và giai điệu đúng trường độ, cao độ.

– Mức độ 2: Kết hợp được các loại nhạc cụ để hoà tấu nhiều bè.

– Mức độ 3: Kết hợp được phần hoà tấu nhiều bè để đệm hát.

Bài 8: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2 GIỌNG MI THỨ

i.MỤC TIÊU

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN5, NLÂN6.

2 Năng lực chung: NLC2.

3 Phẩm chất: PC2.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: làm mẫu, trò chơi, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),

HĐ1: Đọc gam Mi thứ, Mi thứ hoà thanh

– GV đàn và điều khiển HS đọc gam và âm trụ của giọng Mi thứ và Mi thứ hoà thanh

– GV tổ chức cho HS trò chơi “chỉ định cao độ”: mỗi nhóm được phân công

là tên một nốt nhạc trong gam, khi GV chỉ đến nhóm nào thì nhóm đó đồngthanh đọc đúng tên và cao độ nốt của mình

– GV có thể cho 2 nhóm đọc thang âm ngược hướng, một nhóm đọc đi lên

và một nhóm đọc đi xuống để tạo các âm hưởng của hoà âm

Trang 21

HĐ2: HS phân tích mẫu tiết tấu

HS nhận biết và đọc tiết tấu liên ba đơn theo PP Kodály (đọc là tri-o-la)

HĐ3: HS đọc âm ổn định theo âm hình tiết tấu trong mục 2

– HS phân tích nhịp và đọc âm ổn định theo âm hình tiết tấu cho sẵn, giữtốc độ ổn định Nên đọc chậm để cảm nhận tính chất các bậc âm trong từngnhóm âm; GV khuyến khích các em cảm nhận âm thanh vang lên từ bêntrong suy nghĩ trước khi phát ra bên ngoài

– GV quan sát và sửa sai (nếu có)

HĐ4: Phân tích “Bài đọc nhạc số 2”

GV hướng dẫn HS phân tích bài Bài đọc nhạc số 2: xác định âm ổn định

giọng Mi thứ và âm hình tiết tấu chủ đạo trong bài

phần hướng dẫn thực hiện ở SGK Âm nhạc 12, trang 24 Chú ý luyện cho

HS thể hiện được các dấu lặng móc đơn (theo PP Kodály có thể cho HS cắnrăng và thổi hơi ra tạo âm “sì” khi xử lí dấu lặng móc đơn; sau đó im dần để

– Mỗi nhóm đề cử 1 bạn chỉ huy đánh nhịp cho các bạn còn lại tập đọc Cácnhóm trình bày sản phẩm; GV đưa ra nhận xét

Trang 22

Đánh giá:

– Mức độ 1: Đọc đúng cao độ gam Mi thứ và các âm ổn định.

– Mức độ 2: Đọc đúng cao độ, trường độ và thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đàn phím điện tử, máy chiếu, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: trực quan, làm mẫu, trò chơi,

– KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu

Mục tiêu:

HĐ1: Tái hiện kiến thức đã biết

GV gợi ý cho HS nhắc lại một số hợp âm ba chính của giọng Son trưởng

HS nêu được tên một và giọng Mi thứ:

số hợp âm ba chính – Hợp âm ba chính của giọng Son trưởng:

của giọng Son trưởng

HS nhận biết khái niệm,

cấu tạo của các hợp âm

ba phụ của giọng Son

trưởng và giọng Mi

thứ

HĐ2: Giới thiệu các hợp âm ba phụ của giọng Son trưởng và giọng Mi thứ

– GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: tìm hiểu về hợp âm ba phụ của giọng Son trưởng

+ Nhóm 2: tìm hiểu về hợp âm ba phụ của giọng Mi thứ

–Tiêu chí: định nghĩa, cấu tạo các hợp âm, cách thể hiện trên nhạc cụ, tìm

ví dụ 1 bài hát thuộc 2 giọng trên,…

– Các nhóm trình bày nội dung mình đảm nhận; GV đưa ra nhận xét và kết luận

Trang 23

HĐ3: Nghe và nhận biết hợp âm ba phụ của giọng

– GV đàn một số hợp âm ba phụ của giọng Son trưởng và giọng Mi thứ tựnhiên để HS nghe và nhận biết (nhóm nào xung phong trả lời đúng thìđược cộng điểm)

– Tuỳ vào NL của HS, GV có thể đàn hợp âm kết hợp với một giai điệubất kì để HS nghe và nhận biết các hợp âm

HĐ4: Xác định hợp âm ba phụ của giọng

– GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ xác định hợp âm ba phụ

của giọng trong những hợp âm được in trong SGK Âm nhạc 12, trang 26:

+ Nhóm 1: xác định hợp âm ba phụ của giọng Son trưởng

+ Nhóm 2: xác định hợp âm ba phụ của giọng Mi thứ tự nhiên

– HS các nhóm thi đua với nhau xem nhóm nào hoàn thành nhanh vàchính xác nhất; GV đưa ra nhận xét và kết luận

hoà âm cho sẵn

HĐ5: Đặt hợp âm cho “Bài đọc nhạc số 2”

– GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: đặt hợp âm đệm cho Bài đọc nhạc số 2.

– Để thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ này, GV định hướng các nốt trên bản nhạc có thể bổ sung thêm hợp âm ba phụ

– GV có thể cho các em đặt hợp âm theo nhóm, sau đó GV lần lượt đàn hợp âm của các nhóm đã đặt cho cả lớp nghe và nhận xét, so sánh

– Gợi ý như sau:

HĐ6: Sử dụng nhạc cụ hoà âm để đàn các hợp âm theo sơ đồ

– GV giới thiệu thế bấm của các hợp âm G, em, Am, D, G trên nhạc cụ(guitar, đàn phím tuỳ theo điều kiện và tình hình của lớp) cho HSlắng nghe và quan sát, sau đó phân chia nhiệm vụ cho các nhóm như sau:+ Nhóm 1: thực hiện sơ đồ bên trái

+ Nhóm 2: thực hiện sơ đồ bên phải

– HS thực hành đàn các sơ đồ hợp âm trong sách và chia sẻ cảm nhận.– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp, GV đảo nhiệm vụ giữacác nhóm

Trang 24

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Hình ảnh minh hoạ về thể loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; file video và âm thanh một bài vài tiêu biểu về thể loại dân ca này

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: trực quan, trò chơi,

– KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi, thuyết trình,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

HĐ1: Thi hiểu biết

– GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thi nhau kể tên các bài dân ca mà

em biết khi đến lượt Nhóm nào kể được nhiều bài hơn thì được tuyêndương chiến thắng

– GV có thể chia bảng thành ba cột và ghi tên ba miền (Bắc Bộ, Trung Bộ,Nam Bộ) để HS thi đua lên viết tên các bài dân ca theo từng miền để nângcao yêu cầu của hoạt động

giặm Biết một số bài

dân ca tiêu biểu của

mỗi thể loại

HĐ2: Giới thiệu về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

– GV giới thiệu sơ lược hoặc cho HS đọc phần nội dung trong SGK và trình bày (nhóm, cặp) về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

– Giới thiệu bài dân ca Ví đò đưa sông Lam và Giặm cửa quyền.

– HS hoạt động theo nhóm:

+ Nhóm 1: tìm hiểu bài dân ca Ví đò đưa sông Lam.

+ Nhóm 2: tìm hiểu bài dân ca Giặm cửa quyền.

+ Tìm hiểu về: loại nhịp, nguồn gốc, tính chất, nội dung, ý nghĩa lời ca,…– Các nhóm trình bày nội dung đảm nhận trước lớp, GV tổng hợp và đưa

ra nhận xét

3 Luyện tập

Mục tiêu:

HS nêu được cảm

nhận của bản thân sau

khi nghe bài Ví đò

đưa sông Lam và bài

Giặm cửa quyền.

HĐ3: Nghe và cảm nhận tác phẩm

– GV hướng dẫn HS vừa nghe vừa cảm nhận bài Ví đò đưa sông Lam qua

việc vẽ một bức tranh phác thảo những điều em cảm nhận được trong bàiví

– Một vài HS giới thiệu bức tranh của mình trước lớp và nhắc lại một nétnhạc điển hình, HS còn lại quan sát nhận xét; GV tổng hợp ý, khích lệ HS

– GV hướng dẫn HS vận động tự do theo nhạc khi nghe bài Giặm cửa quyền.

4 Vận dụng

Mục tiêu:

HS thể hiện được phần

gõ đệm, vận động

minh hoạ cho bài hát

Giặm cửa quyền.

HĐ4: Sưu tầm tác phẩm

HS thực hiện nội dung của câu 1 phần Vận dụng (SGK Âm nhạc 12,

trang 29) và trình bày vào tiết học sau

HĐ5: Nghe bài “Giặm cửa quyền” kết hợp gõ đệm và động tác minh hoạ

– GV chia 4 nhóm:

Trang 25

+ Nhóm 1: nghe bài hát kết hợp gõ đệm bằng song loan.

+ Nhóm 2: nghe bài hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách

+ Nhóm 3 và 4: nghe bài hát kết hợp động tác minh hoạ

– Các nhóm lần lượt trình bày phần minh hoạ, gõ đệm trước lớp Nhóm còn lại theo dõi, nhận xét GV tổng hợp các ý, động viên khích lệ HS

Đánh giá:

– Mức độ 1: Nêu được đặc điểm và kể tên một số bài dân ca tiêu biểu của Dân ca Ví, Giặm Nghệ

Tĩnh.

– Mức độ 2: Biết biểu lộ cảm xúc, trình bày được cảm nhận khi nghe bài Ví đò đưa sông Lam,

Giặm cửa quyền.

– Mức độ 3: Sáng tạo được các mẫu gõ đệm, vận động phụ hoạ cho bài Ví đò đưa sông Lam,

Giặm cửa quyền.

V ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

………

………

………

………

Vi GỢI Ý CHIA TIẾT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tên chủ đề Thời lượng Nội dung bài dạy ghi chú

1 tiết Bài 6: Bài dân ca Lí thiên thai

Bài 6: Bài dân ca Lí thiên thai (tiếp theo)

1 tiết Bài 7: Thực hành đệm hát bài dân ca Lí thiên

thai (nội dung nhạc cụ tiết tấu)

chủ đề 2:

SuỐi NguồN 1 tiết

Bài 7: Thực hành đệm hát bài dân ca Lí thiên thai (nội dung nhạc cụ giai điệu và đệm hát bài

Lí thiên thai)

DÂN cA 1 tiết Bài 8: Bài đọc nhạc số 2 giọng Mi thứ

(7 tiết) Bài 8: Bài đọc nhạc số 2 giọng Mi thứ (tiếp

Trang 26

Bài 11: BÀI HỢP XƯỚNG VUI HÁT LÊN BẠN ƠI

CHỦ ĐỀ 3: MÁI TRƯỜNG TÌNH BẠN

Thời lượng: 9 tiết

Bài 11 Hát: Bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi

Bài 12 Nhạc cụ: Hoà tấu trích đoạn bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi

Bài 13 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3 giọng Pha trưởng

Bài 14 Lí thuyết âm nhạc: Hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng và

giọng Rê thứ

yêu cầu cầN ĐạT

1 Năng lực âm nhạc

– NLÂN1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù

hợp với tính chất âm nhạc của bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi.

– NLÂN2: Biết hát hợp xướng 2 bè, 3 bè đơn giản; biết vận dụng các kĩ thuật

thanh nhạc khi hát hợp xướng, biết dàn dựng và biểu diễn bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi.

– NLÂN3: Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định

– NLÂN4: Biết kết hợp các nhạc cụ để hoà tấu trích đoạn hợp xướng Vui hát lên bạn ơi.

– NLÂN5: Đọc đúng cao độ gam Pha trưởng; đọc đúng cao độ, trường độ và

thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 3.

– NLÂN6: Biết đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 4

– NLÂN7: Nhận biết được một số hợp âm 4 phụ của các giọng Pha trưởng

và giọng Rê thứ;

bacảm nhận được sự hoà quyện của các âm trong hợp âm ba phụ

– NLÂN8: Biết vận dụng kiến thức đã học khi chơi nhạc cụ; biết chép nhạc đơn giản

Trang 27

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh hoặc video clip bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc,

màn hình tương tác (nếu có),…

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), làm mẫu, trò chơi (Kodály),

– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu

Mục tiêu:

HĐ1: Nghe bài hát và nêu cảm nhận

– GV hát hoặc mở video clip cho HS nghe/ xem, cảm thụ và vận động ngẫu

– HS vận động ngẫu hứng theo nhạc bài Xoè hoa (dân ca Thái).

hứng theo nhạc – Sau đó, HS nêu cảm nhận về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát.– HS nêu được cảm

HĐ2: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát

– HS thực hành theo nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: tìm hiểu các thông tin về nhạc sĩ Đoàn Phi

lấy hơi của bài

+ Nhóm 2: tìm hiểu nội dung bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi.

+ Nhóm 3: tìm hiểu và nêu cấu trúc bài hát (đoạn nhạc, câu nhạc)

gợi ý: Bài hợp xướng ngoài phần nhạc dạo, gồm 3 đoạn, mỗi đoạn được

chia thành 2 câu Câu 1 giai điệu chính nằm ở bè trên, câu 2 giai điệuchính chuyển xuống bè dưới Có sự thay đổi giọng ở mỗi đoạn (đoạn 1:giọng Pha trưởng, đoạn 2: giọng Son trưởng, đoạn 3: giọng Si giángtrưởng)

+ Nhóm 4: xác định âm hình tiết tấu được lặp lại trong bài

– HS hoạt động theo nhóm và trình bày nội dung đảm nhận

gợi ý: Nhạc sĩ Đoàn Phi tên khai sinh là Đoàn Phi Liệt, sinh ngày 2 tháng 5

năm 1938, quê ở huyện Thanh Trì, Thủ đô Hà Nội Ông tốt nghiệp ở Họcviện Quốc gia Âm nhạc Việt Nam, sau đó tu nghiệp tại Nhạc viện Saint-Pétersbourg, Nga Sau nhiều năm giảng dạy và chỉ huy, dàn dựng dàn nhạc,đội hợp xướng của Trường Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ông chuyển sanglàm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hoá – Nghệ thuật Hà Nội và hiệnnay đã nghỉ hưu Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ, là tác giảmột số ca khúc, tiểu phẩm khí nhạc và có thiên hướng viết về thể loại hợp

xướng như: Tiếng hát thanh niên, Anh vẫn làm ra ánh sáng, Bài ca người thợ xây cầu, Mùa xuân đại thắng, Hát về miền đất Tây Sơn,…

Bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi được nhạc sĩ Đoàn Phi viết lời và phối

bè dựa trên bài dân ca Thái Xoè hoa Bài hợp xướng có tính chất vui tươi,

sinh động; thể hiện rõ âm điệu của âm nhạc dân gian dân tộc Thái ở vùngTây Bắc Lời ca ca ngợi tình bạn và nhắn nhủ học sinh hãy đoàn kết, yêuthương và cùng chung sức để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống Bàihợp xướng được biên soạn cho 3 bè đơn giản; giai điệu chính được thể hiệnluân phiên và đan xen giữa các bè một cách hài hoà và tinh tế

Trang 28

lời ca của bài hợp

xướng Vui hát lên

bạn ơi, biết hát hợp

xướng 2 bè, 3 bè

đơn giản

HĐ3: Khởi động giọng

GV cho HS khởi động giọng theo các mẫu âm có cao độ và tiết tấu liên

quan đến bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi bằng các mẫu âm a, u, ô,… gợi

ý: Với đặc điểm âm nhạc hơi nhanh và vui nhộn của bài hợp xướng, GV

có thể sử dụng mẫu luyện thanh ở Bài 2 Thực hành hát nảy tiếng, trang 59,

SGK Âm nhạc 12 để luyện thành cho HS.

HĐ4: Tập hát từng bè

– GV chia HS thành các bè

– GV hát hoặc cho nghe mẫu và hướng dẫn HS tập hát từng bè theo câu,theo đoạn; ghép 2 bè và 3 bè với nhau; tuỳ vào NL của HS mà GV tổ chứccác bước tập hát theo câu, theo đoạn phù hợp

– HS tập hát theo từng bè, GV quan sát và sửa sai

– GV lưu ý HS lấy hơi đúng chỗ hát, thể hiện đúng các dấu lặng ở các bèkhi hát phần phụ hoạ, thể hiện đúng tính chất âm nhạc và sắc thái được ghitrong bài hợp xướng

HĐ5: Luyện tập bài hợp xướng kết hợp các nhóm

– GV chỉ huy và cho các bè ghép lại với nhau theo từng đoạn HS lắng nghe

và nhận xét cho nhau GV tổng kết, chỉnh sửa lỗi sai nếu có,

– GV tổ chức cho HS hát kết nối các đoạn với nhau Bởi có sự chuyểngiọng nên GV cần đàn rõ phần nhạc chuyển giữa các đoạn từ hợp âm bảy átsang hợp âm chủ của giọng mới được chú thích trong bài; hướng dẫn HShát bè giai điệu lấy đúng cao độ từ bậc V sang bậc I của giọng chính giữacác đoạn

– GV tổ chức cho HS hát hợp xướng trên nền nhạc (do GV đàn hoặc nhạcghi sẵn) Chú ý “kiệu” bè chính vào sau nốt cuối của nhạc dạo (nghỉ mộtdấu lặng đen) Tiếp theo, GV cho HS trình bày bài hát kết hợp vận độngcảm thụ

chú ý: Vì bài hợp xướng dài và thể hiện 3 bè nên GV cần phân bố phần hát

hợp xướng trải dài qua nhiều buổi học liên tiếp, xen kẽ học các nội dungkhác để HS hình thành kĩ năng, ghi nhớ và thể hiện phần bè của mình mộtcách chính xác

HĐ6: Dàn dựng và biểu diễn bài hát

– HS làm việc theo nhóm để thảo luận ý tưởng (hình thức biểu diễn, sáng

tạo mẫu vận động) và thực hiện dàn dựng bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi.

– Mỗi nhóm trình diễn cả bài trước lớp Các HS khác quan sát, lắng nghe vànêu nhận xét GV tổng hợp, đánh giá chung

Đánh giá:

– Mức độ 1: Hát đúng giai điệu, lời ca của từng bè trong bài hợp xướng.

– Mức độ 2: Thể hiện đúng sắc thái, cảm xúc phù hợp của bài hợp xướng.

– Mức độ 3: Biết hát hợp xướng 3 bè đơn giản.

Trang 29

BÀI 12: HOÀ TẤU TRÍCH ĐOẠN BÀI HỢP XƯỚNG

VUI HÁT LÊN BẠN ƠI

i.MỤC TIÊU

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN3, NLÂN4.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

3 Phẩm chất: PC2.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi, trống con, tambourine, sáo recorder, kèn phím,

ukulele,…

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: thực hành, làm mẫu, nhạc cụ gõ (Orff-Schulwerk), dạy học qua dự án, trực quan, thuyết trình, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),…

GV chia lớp thành 2 nhóm và hướng dẫn HS thực hiện một số mẫu tiết tấu

ở nhịp bằng vận động cơ thể Chú ý: mẫu vận động này được biên soạn để

HS có thể thực hiện theo hai cách

– Cách 1: chia nhóm, mỗi nhóm thực hiện vận động ở một dòng nhạc, hainhóm chơi kết hợp với nhau

– Cách 2: nhóm 1 thực hiện 2 ô nhịp đầu cả hai bè, kết nối với nhóm 2 thựchiện 2 ô nhịp tiếp theo

HĐ2: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

– HS quan sát và phân tích mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV

– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: đọc tiết tấu theo âm tiết mẫu 1, kết hợp với gõ trống nhỏ.+ Nhóm 2: đọc tiết tấu theo âm tiết mẫu 2, kết hợp với gõ và lắc lục lạc

– HS các nhóm kết hợp với nhau, gõ tiết tấu 2 bè để hoàn thành mẫu gõ đệm GV quan sát và sửa sai (nếu có)

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV hoán đổi nhiệm vụ giữa 2 nhóm, áp dụng kĩ thuật mảnh ghép để HS thực hành gõ đệm

Trang 30

HĐ3: Nhạc cụ thể hiện giai điệu

– Phần Nhạc cụ thể hiện giai điệu được phân công cho 2 nhóm HS chịutrách nhiệm (ngoài các nhóm chơi nhạc cụ tiết tấu) HS đọc và phân tíchgiai điệu 2 mẫu trong SGK; nêu cảm nhận về giai điệu này

+ Nhóm 1 thực hiện mẫu 1:

+ Nhóm 2 thực hiện mẫu 2:

– HS thực hành theo nhóm: sử dụng nhạc cụ đã học ở cấp THCS (kèn phím,

sáo recorder) để thể hiện giai điệu; luyện tập từ chậm đến nhanh dần GV

quan sát, giữ nhịp và sửa sai (nếu có)

– Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV hoán đổi nhiệm vụ giữacác nhóm: luân phiên gõ nhịp, đọc nhạc giai điệu, chơi nhạc cụ

3 Luyện tập

Mục tiêu:

HĐ4: Hoà tấu nhạc cụ

– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: chơi nhạc cụ thể hiện giai điệu mẫu 1

+ Nhóm 2: chơi nhạc cụ thể hiện giai điệu mẫu 2

+ Nhóm 3: chơi nhạc cụ lục lạc

+ Nhóm 4: chơi nhạc cụ trống nhỏ

– GV tổ chức cho các nhóm cùng hoà tấu nhạc cụ theo tổng phổ và phần

nội dung hướng dẫn thực hiện trong SGK Âm nhạc 12, trang 36, 37.

– Sau khi 4 nhóm đã hoà tấu thuần thục, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép đểbiểu diễn trước lớp

– Lần lượt các nhóm nhận xét phần trình diễn; GV tổng kết và sửa lỗi nếu

có chú ý: Nếu trường không trang bị lục lạc, có thể sử dụng tambourine để

HĐ5: Hoà tấu các bè kết hợp vận động cơ thể

– GV giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng mẫu vận động ở mục Mở đầu (trang35) thay thế cho bè chơi lục lạc và trống nhỏ khi chơi hoà tấu trích đoạn bài

Vui hát lên bạn ơi.

– Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của mình trước lớp Nhóm còn lại quan sát, nhận xét GV tổng hợp đánh giá, khích lệ HS

Trang 32

BÀI 13: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3 GIỌNG PHA TRƯỞNG

i.MỤC TIÊU

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN5, NLÂN6.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

3 Phẩm chất: PC1.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: làm mẫu, trò chơi, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),…

– KTDH: chia nhóm, trình diễn,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu HĐ1: Đọc gam và các nhóm âm của giọng Pha trưởng

Mục tiêu: – GV đàn mẫu, sau đó mời HS đọc gam Pha trưởng và các âm ổn định

HS đọc được gam, âm

HĐ2: HS đọc âm ổn định theo âm hình tiết tấu

– HS các nhóm phân tích nhịp và và tập gõ âm hình tiết tấu; sau đó đọc

âm ổn định theo âm hình tiết tấu cho sẵn, thể hiện chính xác những chỗ

– Mức độ 3: Vận dụng được các mẫu vận động cơ thể kết hợp với phần trình

diễn của các loại nhạc cụ

Trang 33

(về tiết tấu, giai điệu)

HĐ3: Phân tích “Bài đọc nhạc số 3”

GV hướng dẫn HS phân tích Bài đọc nhạc số 3 theo các tiêu chí sau:

xác định âm ổn định giọng Pha trưởng, những chỗ có tiết tấu khó trongbài, câu đoạn,…

– GV tổ chức cho cả lớp đọc Bài đọc nhạc số 3 theo nội dung phần

hướng dẫn thực hiện trong SGK Âm nhạc 12, trang 39.

– HS luyện tập bài đọc nhạc theo nhóm, mỗi nhóm đề cử 1 bạn làm người chỉ huy để đánh nhịp ; GV quan sát, lắng nghe và sửa sai (nếu có)

– Các nhóm trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp với đánh nhịp GV đưa

HĐ5: Trải nghiệm, sáng tạo

– GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1: tập đặt lời ca cho giai điệu Bài đọc nhạc số 3.

+ Nhóm 2: tập gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 3 theo âm hình tiết tấu

trong sách

+ Nhóm 3 và 4: đặt hợp âm và ứng tác phần đệm cho Bài đọc nhạc số 3

với âm hình phần đệm chính là mẫu tiết tấu trong câu 2

– Các nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp, GV đưa ra nhận xét.– Tuỳ theo tình hình thực tế, khả năng, NL của HS; GV có thể phân chianhiệm vụ một cách hài hoà và hợp lí

Đánh giá:

– Mức độ 1: Đọc đúng cao độ gam Pha trưởng và các âm ổn định.

– Mức độ 2: Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 3 và biết đọc 2 bè đơn giản.

– Mức độ 3: Biết sáng tạo lời ca và đặt hợp âm, gõ đệm và ứng tác được phần đệm cho Bài đọc

ii THiẾT Bị Dạy Học

Đàn phím điện tử, máy chiếu, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHưƠNg PHÁP VÀ KĨ THuẬT Dạy Học

Trang 34

i.MỤc Tiêu

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN7, NLÂN8.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

ii THiẾT Bị Dạy Học

Đàn phím điện tử, máy chiếu, màn hình tương tác (nếu có),

iii PHưƠNg PHÁP VÀ KĨ THuẬT Dạy Học

– PPDH: trực quan, làm mẫu, trò chơi,

Trang 35

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu

Mục tiêu:

HĐ1: Tái hiện kiến thức đã biết

– GV gợi ý cho HS nhắc lại một số hợp âm ba chính của giọng Pha trưởng– HS nêu được tên

một số hợp âm ba

chính

và giọng Rê thứ

+ Hợp âm ba chính giọng Pha trưởng:

của giọng Pha trưởng

và giọng Rê thứ

– HS nghe và nhận

biết được khi chuyển

hợp âm, nêu được

cảm nhận về các hợp

âm nghe được trong

trích đoạn bài hát

Tuổi đời mênh mông.

+ Hợp âm ba chính giọng Rê thứ:

– GV có thể viết lên bảng gam Pha trưởng và Rê thứ; sau đó yêu cầu HSxác định các nốt ở bậc I, VI, V Yêu cầu HS chồng các âm theo quãng 3 vàxác định các hợp âm đó GV có thể giải thích thêm: ở giọng thứ, thườngcác hợp âm ba trưởng ở bậc V được sử dụng phổ biến hơn các hợp âm

ba thứ

HĐ2: Nghe đoạn trích trong bài hát “Tuổi đời mênh mông”

– GV đàn, hát hoặc mở nhạc mẫu cho HS nghe trích đoạn bài hát Tuổi đời mênh mông.

– HS lắng nghe và cho biết các thời điểm chuyển hợp âm, cảm nhận vềhợp âm đã nghe được

2 Hình thành kiến

thức mới

HĐ3: Giới thiệu các hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng và giọng

Rê thứ

– GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: tìm hiểu về hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng

+ Nhóm 2: tìm hiểu về hợp âm ba phụ của giọng Rê thứ tự nhiên

– Tiêu chí: định nghĩa, cấu tạo các hợp âm, cách thể hiện trên nhạc cụ, tìm

ví dụ 1 bài hát thuộc 2 giọng trên,…

– Các nhóm trình bày nội dung mình đảm nhận; GV đưa ra nhận xét và kếtluận

Mục tiêu:

HS nhận biết khái

niệm,

cấu tạo của các hợp âm

ba phụ của giọng Pha

trưởng và giọng Rê

thứ

3 Luyện tập

Mục tiêu:

HĐ4: Nghe và nhận biết hợp âm ba phụ của giọng

– GV đàn một số hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ tựnhiên để HS nghe và nhận biết (nhóm nào xung phong trả lời đúng thìđược cộng điểm)

– Tuỳ vào NL của HS, GV có thể đàn hợp âm kết hợp với một giai điệu bất

kì để HS nghe và nhận biết các hợp âm

HS xác định được các

hợp âm phụ của giọng

Pha trưởng và Rê thứ

khi lắng nghe và khi

nhìn trên bản nhạc

Trang 36

HĐ5: Xác định hợp âm ba phụ của giọng

– GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ xác định hợp âm ba phụ củagiọng trong những hợp âm được in trong sách (trang 40):

+ Nhóm 1: xác định hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng

+ Nhóm 2: xác định hợp âm ba phụ của giọng Rê thứ tự nhiên

– HS các nhóm thi đua với nhau xem nhóm nào hoàn thành nhanh và chính xác nhất; GV đưa ra nhận xét và kết luận

hợp âm của giọng

Pha trưởng và giọng

Rê thứ tự nhiên để đặt

hợp âm cho bài nhạc

– HS biết đàn sơ đồ

hoà âm cho sẵn

HĐ6: Chép nhạc và đặt hợp âm cho trích đoạn bài hát

– GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:

+ Chép vào vở trích đoạn bài hát Tuổi đời mênh mông (trang 39).

+ Đặt thêm hợp âm ba phụ để đệm hát cho trích đoạn trên

– Để thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ này, GV định hướng các nốttrên bản nhạc có thể bổ sung thêm hợp âm ba phụ

– GV có thể cho các em đặt hợp âm theo nhóm, sau đó GV lần lượt đànhợp âm của các nhóm đã đặt cho cả lớp nghe và nhận xét, so sánh

HĐ7: Sử dụng nhạc cụ hoà âm để đàn các hợp âm theo sơ đồ

– GV giới thiệu thế bấm của các hợp âm Dm, F, , Am, Gm, C trên nhạc cụ(guitar, đàn phím tuỳ theo điều kiện và tình hình của lớp) cho HS lắngnghe và quan sát, sau đó phân chia nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: thực hiện sơ đồ F Dm gm c F

+ Nhóm 2: thực hiện sơ đồ Dm F Bb Am Dm

– HS thực hành đàn các sơ đồ hợp âm theo sách và chia sẻ cảm nhận.– Các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ trước lớp, GV đảo nhiệm vụ giữacác nhóm

Đánh giá:

– Mức độ 1: Nhận biết và gọi tên được các hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng và Rê thứ – Mức độ 2: Biết cách vận dụng các hợp âm đã học để đặt hợp âm đệm cho bản nhạc giọng Pha

trưởng và Rê thứ tự nhiên

– Mức độ 3: Thể hiện được các hợp âm ba của giọng Pha trưởng và Rê thứ tự nhiên trên nhạc cụ

Trang 37

Vi GỢI Ý CHIA TIẾT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tên chủ đề Thời lượng Nội dung bài dạy ghi chú

1 tiết Bài 11: Bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi

1 tiết Bài 11: Bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi (tiếp

1 tiết Bài 12: Hoà tấu trích đoạn bài hợp xướng

Vui hát lên bạn ơi

1 tiết Bài 12: Hoà tấu trích đoạn bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi (tiếp theo)

1 tiết Bài 11: Bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi (tiếp

và giọng Rê thứ

1 tiết Bài 14: Hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ (tiếp theo)

Củng cố toàn chủ đề

Trang 38

BÀI 15: BÀI RU CON

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU BỐN PHƯƠNG

Thời lượng: 7 tiết

Bài 15 Hát: Bài Ru con

Bài 16 Nhạc cụ: Thực hành đệm hát bài Ru con

Bài 17 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4 giọng Rê thứ

Bài 18 Thường thức âm nhạc: Sơ lược về một số thể loại nhạc nhẹ

Bài 19 Nghe nhạc: Bản nhạc Song from a secret garden

yêu cầu cầN ĐạT

1 Năng lực âm nhạc

– NLÂN1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca, sắc thái bài Ru con; Biểu lộ cảm xúc phù hợp với

tính chất âm nhạc của bài hát

– NLÂN2: Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca; biết dàn dựng và biểu diễn bài hát

– NLÂN3: Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định

– NLÂN4: Biết kết hợp các nhạc cụ để hoà tấu và đệm hát cho bài Ru con.

– NLÂN5: Đọc đúng cao độ gam Rê thứ; đọc đúng cao độ, trường độ và thể hiện được tính chất

âm nhạc của Bài đọc nhạc số 4.

– NLÂN6: Biết đọc nhạc kết hợp với gõ đệm và đánh nhịp 6

8– NLÂN7: Nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc nhẹ; liệt kê được một số loại nhạc cụtham gia hoà tấu nhạc nhẹ; Liệt kê được một số loại nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc nhẹ

– NLÂN8: Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Song from a secret garden; liệt kê được một số nhạc cụ tham gia hoà tấu khi nghe tác phẩm.

– PC1: Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác

– PC2: Có ý thức học hỏi các nền âm nhạc, văn hoá trên thế giới

i.MỤc Tiêu

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN1, NLÂN2.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

3 Phẩm chất: PC1, PC2.

ii THiẾT Bị Dạy Học

File âm thanh hoặc video clip bài Ru con, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc,

màn hình tương tác (nếu có),…

Trang 39

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), làm mẫu, trò chơi (Kodály),

– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi, trình diễn, thuyết trình,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

của bài Ru con.

HĐ1: Giới thiệu một số bài hát nước ngoài quen thuộc

– GV cho HS nghe và đoán tên một số bài hát nước ngoài quen thuộc (có thể

chọn một số bài hát HS đã được học như: Kỉ niệm xưa – SGK Âm nhạc 6, Trẻ em của thế giới – SGK Âm nhạc 10, Tổ quốc – SGK Âm nhạc 11,…).

– GV có thể cho thi đua theo nhóm, HS nghe và viết tên bài hát vào bảng phụ.Sau khi GV cho nghe, nhóm nào viết đúng nhiều tên bài hát nhất sẽ thắng

HĐ2: Nghe và nêu cảm nhận về bài “Ru con”

– GV hát hoặc cho HS nghe, nêu cảm nhận về nội dung và tính chất âm nhạc

trong bài Ru con.

– GV có thể giới thiệu qua một vài nét hoặc đặt câu hỏi gợi ý về nhạc sĩ Mozart

để giúp HS ghi nhớ lại kiến thức đã học về nhạc sĩ này ở cấp THCS

2 Hình thành

kiến thức mới

Mục tiêu:

HS hiểu biết một số

thông tin về bài Ru

con Biết chia câu,

chia đoạn cho bài

HĐ3: Tìm hiểu bài hát

– HS thực hành theo nhóm các nội dung sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về bài Ru con gợi ý: Ru con (Wiegenlied) là một sáng

tác của nhạc sĩ vĩ đại người Áo – W A Mozart (1756 – 1791), phỏngdịch lời Việt bởi Mai Khanh Bài hát ra đời năm 1780, khi ấy nhạc sĩMozart 24 tuổi Nội dung lời ca của bài hát là lời ru con, thể hiện tình cảmngọt ngào của người mẹ dành cho đứa con yêu dấu

+ Nhóm 2: Tìm hiểu cấu trúc bài Ru con gợi ý: Bài hát có cấu trúc 1 đoạn,

bao gồm 2 câu: câu 1 từ đầu đến “…con ong cánh bướm đã ngừng bay”; câu 2 từ ”Trăng đang lên cao…” đến “… con quý yêu mau ngủ đi nào” và

2 ô nhịp kết “Ngủ đi con hời”.

– Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp Nhóm còn lại theo dõi, nhận xét GV tổng kết ý kiến HS và chốt lại nội dung chính

– GV tổ chức cho HS tập hát theo nội dung phần hướng dẫn thực hiện trong

SGK Âm nhạc 12 trang 43, tuỳ vào NL của HS mà GV tổ chức các bước tập

hát theo câu, theo đoạn,… phù hợp

Trang 40

– HS tập hát theo nhóm, thể hiện bài hát theo hình thức đơn ca kết hợp đồng ca; GV lắng nghe, sửa sai cho HS.

Lưu ý: HS các chỗ lấy hơi, hát mềm mại, liền mạch, hát đúng, đủ nốt ở những

chữ hát luyến và thể hiện tình cảm trìu mến, du dương của bài hát

HĐ6: Dàn dựng và biểu diễn bài hát

– GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: dàn dựng và biểu diễn bài Ru con theo

yêu cầu sau:

+ Hát đơn ca kết hợp tốp ca

+ Có vận động cơ thể hoặc múa minh hoạ

–Từng nhóm trình bày sản phẩm trước lớp; nhóm còn lại quan sát, lắng nghe

và nêu nhận xét GV tổng hợp ý kiến, nhận xét chung (khích lệ HS)

HĐ7: Sưu tầm tác phẩm của nhạc sĩ Mozart

– GV giao nhiệm vụ về nhà cho từng nhóm: thực hiện nội dung câu 2 ở phần Vận dụng trong sách

– HS làm việc theo nhóm và trình bày nội dung vào tiết học sau

Đánh giá:

– Mức độ 1: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Ru con.

– Mức độ 2: Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát.

– Mức độ 3: Biết hát bài Ru con với nhiều hình thức.

BÀI 16: THỰC HÀNH ĐỆM HÁT BÀI RU CON

i.MỤC TIÊU

1 Năng lực âm nhạc: NLÂN3, NLÂN4.

2 Năng lực chung: NLC1, NLC2.

3 Phẩm chất: PC1, PC2.

ii THIẾT BỊ DẠY HỌC

File âm thanh bài Ru con, trống con, song loan, sáo recorder, kèn phím, ukulele,…

iii PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: thực hành, làm mẫu, nhạc cụ gõ (Orff-Schulwerk), trực quan, thuyết trình, đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály),…

– KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, trình diễn,…

iV TỔ cHỨc HOạT ĐỘNg Dạy Học

1 Mở đầu HĐ1: Khởi động

Mục tiêu: – GV cho HS gõ hoặc vừa gõ, vừa đọc mẫu tiết tấu trước khi thực hiện các

HS khởi động bài động tác vận động cơ thể:

học với các động

tác vận động cơ thể

theo tiết tấu

– Có thể kết hợp với hoạt động ôn tập bài Ru con.

Ngày đăng: 12/07/2024, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Hình thành kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 16)
2. Hình thành kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 17)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 21)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 22)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 29)
2. Hình thành kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 35)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 41)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 43)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 65)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 71)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 77)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 84)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 91)
2. Hình thành kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 95)
Hình  thành  NL  dàn – GV cho HS nhận xét lẫn nhau để hoàn thiện kĩ năng biểu diễn. - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
nh thành NL dàn – GV cho HS nhận xét lẫn nhau để hoàn thiện kĩ năng biểu diễn (Trang 96)
2. Hình thành  kiến thức mới - Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 12 - Bộ Chân trời sáng tạo
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w