SƠ LƯỢC VỀ MỸ- TRUNG
1.1 Giới thiệu về Trung Quốc
Trung Quốc, quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có lãnh thổ nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á - u, phía đông ở giữa Châu Á, phía Tấy của Thái Bình Dương, có biên giới chung với
14 quốc gia khác Thủ đô lớn nhất là Bắc Kinh, thành phố lớn là: Thượng Hải, Bắc Kinh Với tổng diện tích là 9.596.961 km2, Trung Quốc là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 trên thế giới sau Nga và Canada Đây cũng là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số ước tính đạt khoảng 1,450 tỷ người (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc) Chính vì thế có thể nói Trung Quốc là quốc gia “đất chật người đông”
Trung Quốc nổi tiếng với nền kinh tế vững mạnh lớn thứ 2 trên thế giới sau Hoa kỳ Nếu tính theo tổng sản phẩm trong nước (GDP) danh nghĩa thì Trung Quốc đứng thứ nhất, còn nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì Trung Quốc thuộc ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới
Trong những năm vừa qua, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc là CNY (Nhân Dân tệ) Tỷ giá 1 CNY = 3.388 VND.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thường được gọi là Hoa Kỳ hay Mỹ, là một quốc gia có lãnh thổ phía tây giáp Thái Bình Dương, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp Canada và phía nam giáp Mexico Lãnh thổ bao gồm 50 tiểu ban và một đặc khu liên bang Thủ đô là Washington D.C và thành phố lớn nhất là New York Với tổng diện tích là 9.525.067 km2, Mỹ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Canada và Nga Dân số Hoa Kỳ ước tính đạt khoảng 336 triệu người (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc)
6 Nền kinh tế Hoa kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại, là cường quốc xuất khẩu cũng như là thị trường nhập khẩu đa dạng, lớn nhất thế giới và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới Tính theo tông sản phẩm trong nước (GDP) danh nghãi thì Mỹ đứng thứ 2, còn tính theo sức mua tương đương (PPP) thì Mỹ cũng thuộc ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới nhưng sa Trung Quốc Đơn vị tiền tệ của Mỹ là Đô la
Mỹ (USD) Tỷ giá 1 USD = 23.330 VND.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lí thuyết trò chơi “ Thế lưỡng nan của người tù”
Trò chơi “ Thế lưỡng nan của người tù” (Prisoner's Dilemma)Đây là vấn đề thú vị trong lý thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của những người cùng tham gia vào một trò chơi phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa hợp tác và bất hợp tác
Ví dụ: Giả sử một vụ cướp ngân hàng vừa diễn ra qua camera thì phát hiện có
2 tên trộm đã cướp đi một số tiền lớn Cảnh sát đã vào cuộc và bắt được 2 tên tội phạm là anh An và anh Bình Đây là 2 người đã có tiền án trong vùng và với các bằng chứng hiện tại thì đây có thể chính là 2 tên đã cướp ngân hàng Cảnh sát họ cần lời khai nhận của ít nhất 1 tên để có thể kết luận chắc chắn Hai tên nghi phạm được tách ra khỏi 2 phòng riêng biệt, cảnh sát cho họ 2 lựa chọn: anh ta sẽ bị trừng phạt hoặc được thưởng dựa trên lời khai
Nếu An và Bình cùng bàn bạc lựa chọn không khai nhận để chỉ nhân 1 năm tù Nhưng nếu như An nghĩ rằng Bình sẽ làm theo thỏa thuận, anh ta không làm theo thỏa thuận đó và khai nhận Điều này giúp An được thả tự do và Bình chịu 5 năm tù Vì cả
An và Bình đều nghĩ đối phương như thế, đều tìm cách gian lận và kết quả cuối cùng là cả 2 đều khai nhận Đây chính là điểm cân bằng Nash
Bài toán này xảy ra ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta Tại sao giữa các quốc gia lại chạy đua vũ trang với nhau? Nếu như các quốc gia không chạy đua vũ trang, họ có thể tiết kiệm được tiền để dành cho giáo dục, ý tế
Giả sử, quốc gia Y không chạy đua vũ trang thì quốc gia X nên chạy đua vũ trang vì điều này giúp cho quốc gia X hùng mạnh hơn và tạo được lợi thế về chính trị Còn nếu quốc gia Y chạy đua vũ trang, quốc gia X càng nên chạy đua vũ trang vì nếu không quốc gia X sẽ bị thiệt hại Cả 2 quốc gia đều nghĩ như thế nên họ đều chọn chạy đua vũ trang
Lí thuyết trò chơi “Ai là gà”
Trò chơi :Ai là gà” (Game of chicken) là lý thuyết trò chơi mà hai người chơi đối đầu với nhau trên một con đường Nếu không một ai tránh thì sẽ bị đâm và nhau và cùng thua cuộc, nhưng nếu trong cả hai có một người từ bỏ rút lui trước thì sẽ là người thua cuộc trước và bị xem là “gà”
Ví dụ: hai tài xế cùng lái xe về phía nhau và ngược chiều nhau Nếu Một trong hai người lái xe lạng lách tránh khỏi nhau thì sẽ được xem là “gà” Nếu người lái xe không lách mà đi thẳng thì anh ta được xem là người chiến thắng Tuy nhiên nếu như không có ai lái xe chuyển hướng, cả hai sẽ tông vào nhau và cùng tai nạn Điều này xảy ra nghĩa là không ai trong số học là người thắng
8 Lái xe 1 Đổi hướng Đi thẳng Đổi hướng 0 0 -1 10 Đi thẳng 10 -1 -100 -100
Chiến lược Ăn miếng trả miếng (Tit for tat strategy)
Chiến lược ăn miếng trả miếng (Tit for Tat strategy) được phát triển bởi Anatol Rapoport là chiến lược lặp lại trong đó người chơi phản ứng lại trò chơi trước đó của đối thủ, hợp tác với đối thủ muốn hợp tác và trả đũa những ai không muốn hợp tác Nói cách khác nếu đối thủ hợp tác thì người chơi sẽ hợp tác và ngược lại Hình thức gần giống thế tiến tiến thoái lưỡng nan của người tù Người ta dùng bài toán này để xem xét vấn đề chạy đua vũ trang giữa hai quốc gia Bài toán này còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có kinh tế
VD: Ông Obama có chuyến đi đến 4 quốc gia Châu Á hồi cuối tháng 4, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Philippines diễn ra theo sau những tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông gây quan ngại an ninh cho khu vực
Ngay sau đó, khi ông kết thúc chuyến công du quan trọng trong nỗ lực trấn an các đồng minh trước sức mạnh Trung Quốc và củng cố chính sách xoay trục Châu Á- Thái Bình Dương thì vào ngày 29-4, Trung Quốc tuyên bố điều giàn khoan dầu khổng lồ đến vùng biển Việt Nam Đây được đánh giá là một đòn "đi xấu" trong bối cảnh Bắc Kinh không thể làm gì Philippines vì lo sợ "Thỏa thuận an ninh mở rộng" mà Manila vừa ký với Washington trong chuyến thăm vừa qua
Nhà Trắng đang ra những tuyên bố phản đối hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên tinh thần nỗ lực ngoại giao đàm phán Người ta đang chờ đợi động thái thiện chí đáp lại từ Bắc Kinh.
Bi kịch tài nguyên chung (Tragedy Of The Commons)
Bi kịch tài nguyên chung (Tragedy Of The Commons): Đây là một vấn đề trong kinh tế, tài nguyên bị tiêu thụ quá nhiều nhưng lại không thể cân bằng với đầu tư, lại không thể kiểm soát việc tiêu thụ nên việc cạn kiệt nguồn tài nguyên chung chỉ còn là vấn đề thời gian Đồng thời thuyết này cũng chỉ ra rằng, khi mọi người đều có khả năng chi phối và sử dụng một loại tài nguyên, thì họ sẽ ra sức lấy phần của bản thân, khiến cho nguồn tài nguyên đó bị hao hụt dẫn tới kiệt quệ và điều này dường như diễn ra trong suốt lịch sử loài người Điển hình là những tài nguyên công nghiệp lớn như việc khai thác gỗ, rừng, than, dầu mỏ, đã và đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác quá đà của con người
Ta hiểu rằng khi lượng cầu áp đảo cung thì việc sử dụng thêm tài nguyên là yếu tố gây hại trực tiếp cho người khác làm hao bớt đi phần lợi ích mà người khác có thể nhận được đó là đối với tài nguyên dễ tiếp cận, dễ sử dụng nói dễ hiểu là việc tài sản công càng miễn phí thì sẽ càng lãng phí tương đương
Sự bi kịch này xảy ra khi con người bỏ đi không quan tâm đến sự phát triển chung của xã hội chỉ để chạy theo những ích lợi của bản thân cá nhân
Không những chỉ môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế chung khi mà những hàng hóa mang tính chất cạnh tranh và không thể tiêu trừ nó Và tính cạnh tranh xảy ra ở trường hợp này đồng nghĩa với việc hàng hóa đó cũng phải khan hiếm theo, vì nếu không có tính chất này thì sẽ có rất nhiều hàng hóa để phân chia và cạnh tranh sẽ không xuất hiện
Vì bản tính ích kỷ, tranh giành hơn thua lợi ích lẫn nhau, không muốn ai được hưởng phần giá trị nhiều hơn nên việc cố gắng tiêu thụ càng nhiều càng tốt mà không đóng góp gì của mỗi người sẽ là lý do góp phần làm cạn kiệt, dĩ nhiên việc tái đầu tư để tái tạo lại hay duy trì thì luôn bị thiếu động lực Từ khan hiếm dần bị cạn kiệt
VD: Tình trạng của nạn chặt phá rừng nghiêm trọng, hấp thụ một lượng lớn khí CO2 của thế giới làm nghiêm trọng thêm biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm không khí, đói kém…thêm nữa nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… bắt nguồn từ việc đốt đất rừng để giải phóng mặt bằng Sau khi khai thác gỗ, các nhà đầu
Hiệu ứng sở hữu
Hiệu ứng sở hữu (Endowment effects) dùng để chỉ thiên hướng đánh giá những gì mình sở hữu có giá trị cao hơn so với giá trị thị trường của những thứ ta có trong tay Thường xảy ra nhất khi những vật dụng được đánh giá là những thứ ít được trao đổi trên thị trường mang giá trị tượng trưng hay nặng về mặt tinh thần cảm xúc
Ví dụ, một người tặng 1 cái cốc giá 30.000 VND và người khác được tặng 30.000 VND Theo lí thuyết trao đổi, thì người đánh giá chiếc cốc không bằng 30.000 VND sẽ bán chiếc cốc để lấy 30.000 VND, và người đánh giá 30.000 VND lớn hơn chiếc cốc thì sẽ mua chiếc cốc với giá 30.000 VND Điều đáng ngạc nhiên là, khi thí nghiệm điều này với cả ngàn người thì hầu như không ai bán chiếc cốc giá 30.000 VND, mà cũng không ai mua chiếc cốc với giá 30.000 VND Như vậy, mọi người thường thích cái mình có, hơn là có cho bằng được cái mình thích.
Nỗi sợ mất mát
Nỗi sợ mất mát (Loss aversion), được nghiên cứu bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman vào năm 1979 Nghiên cứu về Nỗi sợ mất mát (Loss aversion) này nhằm thể hiện một điều: Hiệu ứng xảy ra khi bạn không muốn để mất thứ mình đang có
Mô tả về hiệu ứng mất mát:
Nghiên cứu diễn ra trong trường hợp những người tham gia nghiên cứu được tặng cốc, sôcôla hoặc không được tặng gì cả Có 2 lựa chọn cho họ: Một, nếu họ đang sở hữu cốc hoặc sôcôla thì họ có thể đổi cái còn lại; Hai, nếu họ không được tặng gì
11 cả thì họ có thể chọn 1 trong 2 đồ vật trên Kết quả là: Những người không có gì thì đa số họ đều chọn cốc và hơn 85% những người nhận cốc lúc đầu thì không đổi đồ vật gì hết Điều này chỉ ra, con người không muốn mất đi thứ mình đã và đang sở hữu dù cho họ có được sự lựa chọn.
Điểm tham chiếu
Điểm tham chiếu có thể là tình trạng hiện tại (current status) hoặc tỉnh trạng kỳ vọng (expected status), hay là sự đánh giá được (gain) hay mất (loss)
Khái niệm về điểm tham chiếu là một tính năng chính của lý thuyết triển vọng được nghiên cứu bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman Theo Daniel Kahneman “Một khoản đầu tư được cho là có 80% cơ hội thành công nghe có vẻ hấp dẫn hơn nhiều so với khoản đầu tư có 20% khả năng thất bại Tâm trí không thể dễ dàng nhận ra rằng cả hai đều giống nhau.” Có thể thấy mọi người được trình bày với các lựa chọn thay thế, mỗi lựa chọn có xác suất lãi và lỗ riêng, họ sẽ đánh giá tiện ích - lợi ích tiềm năng
- của mỗi kết quả có thể xảy ra, liên quan đến một điểm tham chiếu
Một ví dụ về vai trò của các điểm tham chiếu trong lý thuyết triển vọng đến từ một nghiên cứu được thực hiện như sau:
Một nhóm người trong một nghiên cứu trực tuyến được cung cấp thông báo quyền riêng tư A, sau đó được yêu cầu trả lời một loạt câu hỏi, trong khi một nhóm người khác được đưa ra thông báo quyền riêng tư B trước tiên, cung cấp mức độ bảo
Hiệu ứng lan tỏa (Spillover effects)
Hiệu ứng lan tỏa (Spillover effects) đề cập đến các sự kiện không lường trước tại một quốc gia lại gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế của các quốc gia khác Mặc dù
12 có những hiệu ứng lan tỏa mang nghĩa tích cực, tuy nhiên thuật ngữ này lại được sử dụng phổ biến ở nghĩa tiêu cực của một sự kiện trong nước đối với các khu vực khác trên thế giới như động đất, khủng hoảng thị trường chứng khoán hoặc các sự kiện vĩ mô khác
Ví dụ, nếu chi tiêu tiêu dùng ở Hoa Kỳ giảm thì sẽ có hiệu ứng lan tỏa cho các nền kinh tế phụ thuộc vào Hoa Kỳ với tư cách là thị trường xuất khẩu lớn Nền kinh tế càng lớn thì hiệu ứng lan tỏa càng thể hiện rõ Vì Hoa Kỳ là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, các quốc gia và thị trường có thể dễ dàng bị lung lay do thị trường trong nước bị đảo lộn Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã nổi lên như là một nguồn lớn của hiệu ứng lan tỏa Điều này là do các nhà sản xuất Trung Quốc đã thúc đẩy phần lớn sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa toàn cầu kể từ năm 2000 Với việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, số lượng các quốc gia gặp phải hiệu ứng lan tỏa từ sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc là rất đáng kể.
Kẻ thừa hưởng miễn phí ( Free-rider)
Vấn đề kẻ ăn không trong kinh tế học là hiện tượng những người sử dụng tài sản chung lạm dụng nó mà không trả khoản tiền xứng đáng với phần họ dùng hoặc không trả gì cả
Vấn đề kẻ ăn không có thể xảy ra trong bất kì cộng đồng nào dù lớn hay nhỏ, ví dụ một đài phát thanh công cộng cần gây quĩ phải dành thời lượng phát sóng để thuyết phục những người cũng nghe đài nhưng không chịu đóng góp
Vấn đề kẻ ăn không được coi là một ví dụ về thất bại thị trường do đó là sự phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ không hiệu quả, xảy ra khi một số cá nhân được phép tiêu thụ nhiều hơn tài nguyên dùng chung so với những người khác hoặc trả ít hơn phần tiêu dùng của họ
Vấn đề kẻ ăn không ngăn cản sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương pháp của thị trường tự do Kẻ ăn không có rất ít động lực để đóng góp cho hàng hóa chung vì họ có thể tận hưởng lợi ích của nó ngay cả khi không trả tiền
13Kết quả là, người cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không được bồi thường đủ Các hàng hóa và dịch vụ này được chia sẻ phải được trợ cấp theo một cách khác, nếu không sẽ không ai chịu sản xuất chúng.
Công bằng
Công bằng liên quan đến mong muốn của con người về tính nhân nhượng (có qua có lại), xu hướng đáp lại các hành động của người khác bằng những hành động tương đương Tuy nhiên, tính nhân nhượng có thể có các khía cạnh tiêu cực và tích cực Như thể hiện qua nghiên cứu của Ernst Fehr trong lĩnh vực này, phản ứng của con người trước những hành động tích cực thường tử tế hơn so với dự đoán của mô hình vị kỷ, nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến những phản ứng trừng phạt trước các hành động tiêu cực (Fehr & Gaechter, 2000) Trong thế giới thực tế, các hội từ thiện đôi khi tranh thủ tính nhân nhượng Ví dụ, một nghiên cứu thực địa về hành vi quyên tặng cho thấy rằng những người nhận một món quà lớn kèm theo lá thư kêu gọi quyên tặng có tần suất quyên tặng cao hơn 75 phần trăm so với trường hợp gốc ‘không có quà’ đính kèm thư (Falk, 2004).
CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung
Ngày 22/03/2018, Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã ký vào bản đệ đơn kiện Trung quốc lên WTO về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hạn chế đầu tư vào Trung Quốc ở những lĩnh vực chính và đánh thuế đối với các sản phẩm từ Trung Quốc Sau nhiều lần đề cập sẽ có biện pháp mạnh đối với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại,
14 vào ngày 22/03/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc với lí do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Cụ thể, Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với thép, 10% đối với nhôm nhập khẩu Tổng thống Mỹ cho rằng các mức thuế được đề ra như là “một phản ứng đối với các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc trong những năm qua” Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 02/04/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (thuế suất 25%); trái cây, hạt và ống thép (thuế suất 15%) Ngày 03/04/2018, Mỹ công bố danh sách đặt thuế đối với hơn 1.300 mặt hàng Trung Quốc trị giá lên đến 50 tỷ USD, bao gồm: chi tiết pin, thiết bị y tế, vũ khí… Để ứng phó điều đó, Trung Quốc đã áp mức thuế 25% với máy bay, ô tô và mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ là đậu tương Ngày 05/04/2018, Tổng thống Trump đã chỉ đạo xem xét sẽ áp thêm thuế nhập khẩu lên tới 100 tỷ USD đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã khiếu nại lên WTO khi Mỹ đánh thuế lên thép và nhôm của nước này
Xung đột thương mại giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc hủy đơn mua đậu tương của Mỹ Ngày 20/05/2018, Trung Quốc và Mỹ đều tạm hoãn áp thuế nhập khẩu khi Trung Quốc đề xuất sẽ mua thêm nhiều mặt hàng từ Mỹ Tuy nhiên đến ngày 29/05/2018 Mỹ công bố sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc với công nghệ quan trọng trong công nghiệp Ngày 03/06/2018, Trung Quốc cảnh báo rằng tất cả cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước sẽ bị vô hiệu nếu như Mỹ thiết lập các biện pháp trừng phạt thương mại Thực hiện điều trên, ngày 15/06/2018, Mỹ tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc; trong đó 34 tỷ USD sẽ bắt đầu vào ngày 06/07/2018 và số còn lại sẽ tình từ ngày sau đó Với hành động này, Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại và Trung Quốc ngay lập tức đáp trả ngay bằng thuế quan 25% tương tự lên hàng nhập khẩu từ Mỹ Ba ngày sau, ngày 09/07/2018, Mỹ tuyên bố sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với 6.000 hàng nhập khẩu với trị giá lên tới 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ Khoảng 2 tháng sau đó, ngày 23/08/2018 mức thuế 25% trên 16 tỷ USD giá trị được Mỹ và Trung Quốc sử dụng cho mỗi lần áp thuế
15 Đến ngày 24/09/2018, Mỹ bất ngờ có động thái mạnh mẽ, áp 10% thuế lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc, đưa tổng giá trị hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ USD Ngay lập tức Trung Quốc đáp trả bằng cách áp 10% thuế lên 60 tỷ USD hàng từ Mỹ Đây có thể xem là bước đáp trả yếu thế hơn từ Trung Quốc Ngày 30/10/2018
Mỹ tuyên bố sẽ công bố danh sách áp thuế đối với các mặt hàng còn lại của Trung Quốc, trị giá 275 tỷ USD vào đầu tháng 12/2018 nếu như cuộc gặp bên lề G20 không đạt được kết quả Ngày 2/12/2018 Mỹ hoãn lại kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% dự kiến áp dụng vào ngày 01/01/2019 và không áp thuế mới lên 267 tỷ USD đối với hàng hóa còn lại của Trung Quốc Đổi lại, Trung Quốc phải cam kết sẽ mua nhiều hàng hóa từ Mỹ hơn, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng Bất ngờ Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% với khoảng 300 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc kể từ ngày 01/09/2018, điều này khiến căng thẳng thương mại leo thang.
Tấn công vào công nghệ
Công nghệ là một trong yếu tố cốt lõi để quyết định đến sự tồn tại doanh nghiệp
Vì thế các doanh nghiệp Trung Quốc như Tencent, Baidu, liên tục rót vốn vào các dự án startup - cái nôi công nghệ của Mỹ để tìm những công nghệ mới Khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ của mình, dòng vốn hàng tỷ USD đã bị thắt chặt khi tổng thống Trump tăng quyền hạn cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài trong việc chặn các thương vụ có yếu tố nước ngoài đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ Kết quả 75% thương vụ đầu tư của Trung Quốc rơi vào sự kiểm soát này Sự trừng phạt mạnh mẽ nhất là Mỹ đánh thẳng vào 2 doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc là Huawei và ZTE
Trước hành động đó, Trung Quốc cáo buộc hành động của Mỹ là vô lý Đồng thời Chính phủ Trung Quốc âm thầm ngừng cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại nước này Theo một cuộc khảo sát thì có khoảng 27% công ty cho biết có thêm nhiều hoạt động kiểm soát, 23% cho biết thủ tục hải quan được xử lý chậm hơn Thậm chí còn có động thái đóng cửa nhà máy của Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm Mỹ, cấm người dân du lịch qua các nước đồng minh với Mỹ
ỨNG DỤNG
Mỹ và Trung trong “ Thế lưỡng nan của người tù”
Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều sự thay đổi lớn ở khu vực Mỹ La - tinh Không những vậy, dù từng được xem là “sân sau” của Mỹ, nhưng ở tình hình hiện tại đây chính là khu vực mà Mỹ phải đối diện với nhiều thách thức Chính những biến động này đang khiến cho mối quan hệ giữa Mỹ - Trung ngày càng trở nên phức tạp
Vào khoảng năm 2010, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu không ngừng có những động thái trong thương mại quốc tế Hơn 5 năm sau đó, Trung Quốc liên tục tấn công về ngoại giao, viện trợ quốc tế, trước đó các xã hội tự do phương Tây có hy vọng xoa dịu dẫn dắt sẽ đưa được Trung Quốc vào quỹ đạo của chuẩn mực quốc tế, cùng nhau làm việc, cùng nhau hướng tới thịnh vượng Nhưng không ai ngờ rằng khi Trung Quốc gỡ bỏ lớp mặt nạ xuống thì đã hiện nguyên hình con sói: Trung Quốc không có ý định sẽ đi vào chuẩn mực quốc tế mà muốn tự mình xây dựng chuẩn mực mới để đưa Thế giới vào trong chính chuẩn mực mà mình tạo ra
Lúc đầu, Trung Quốc âm thầm phát triển trong khuôn khổ trật tự, đây gọi là “im lặng chờ thời”; về phía Mỹ thì lại muốn thúc đẩy hòa bình, tuy cả hai bên khác mục tiêu nhưng cũng có thể xem là đi cùng nhau Nhưng khi Trung Quốc gỡ bỏ mặt nạ xuống thì đây là lúc rơi vào tình thế này Sự kiện mang tính cột mốc là khi ông Trump lên nắm quyền Tổng thống và Mỹ - Trung rơi vào cuộc chiến thương mại, giờ đây khi ông Biden nắm quyền thì tình hình này ngày càng lún sâu hơn
Trước đây vẫn còn một số mối quan hệ thân thuộc với Trung Quốc là những người ở trong tổ chức chính trị, học thuật và tổ chức tư vấn của Mỹ, nhưng giờ đây thì gần như đã biến mất Ngày nay, khi ứng phó với Trung Quốc thì nước Mỹ hoàn toàn không còn người phát ngôn nào cho Bắc Kinh Việc Trung Quốc gây ra ở Tân Cương, Đài Loan và đặc biệt là đại dịch COVID - 19 đã làm gia tăng sự thù địch ở các nước phương Tây
Còn Mỹ, từ việc hỗn loạn tại điện Capitol đầu năm 2021 đến việc quân đội Mỹ vội vã rút quân khỏi AFghanistan, đến hàng trăm nghìn người tử vong vì đại dịch
17 COVID-19, điều này có thể khiến cho cộng đồng tế liên tưởng đến sự suy tàn của nước Mỹ Ông Biden vẫn tiếp tục kiềm chế Trung Quốc với quân bài là vấn đề nguồn gốc của COVID-19, là eo biển, ĐCSTQ đã phát triển vững mạnh nhờ vào sự trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo dựa trên nền tảng luật pháp, nhưng hiện nay họ không hài lòng với điều đó và muốn xây dựng một trật tự mới do ĐCSTQ lãnh đạo Đây chính là tình thế “Thế lưỡng nan của người tù” Nếu cả 2 nước cùng hợp tác với nhau thì kết quả sẽ là tốt, nhưng trong trường hợp ngược lại nếu một trong hai bên chỉ vì lợi ích của mình thì kết quả chắc chắn sẽ tồi tệ cho cả hai Tình hình đó có thể diễn tả như sau:
Mỹ Đấu tranh Lùi lại Đấu tranh 3 3 5 0
Với các chiến lược tiếp tục đấu tranh hoặc lùi lại trong cuộc chiến thương mại; đối với 2 quốc gia nếu có bất kì quốc gia nào tiếp tục đấu tranh và chờ đối phương rút lui thì đó chính là kết quả tối ưu nhất cho từng cá nhân Trong trường hợp cả hai cùng đấu tranh thì kết quả tối ưu sẽ giảm dần, còn trường hợp cả hai cùng lùi lại thì kết quả tối ưu sẽ là thấp nhất Trong trường hợp này điển cân bằng Nash chính là cả 2 cùng đấu tranh
4.2 “Ai là gà” giữa Mỹ và Trung quốc
Mỹ đưa hai tàu sân bay tấn công đến Biển Đông và có thể triển khai phối hợp tập trận Vào tối ngày 11-1 hai tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu USS Essex cùng
18 các tàu hộ tống khác đã đi vào vùng biển phía nam Biển Đông Động thái này diễn ra chỉ sau vài tuần khi tàu Liêu Ninh (辽宁舰) và tàu Sơn Đông(山东舰) của Trung Quốc tập trận, trong đó có tàu Sơn Đông tập trận ở khu vực Biển Đông Việc ông Trump phái nhóm tác chiến tàu sân bay tuần tra ở Biển Đông chủ yếu là để hư trương thanh thế
Theo ông Trump thế giới tồn tại với ba trung tâm sức mạnh cơ bản: Mỹ-Nga- Trung Quốc Vì thế Mỹ buộc phải xây dựng quan hệ với Nga và Trung Quốc, nếu như
Mỹ xung đột với bất kỳ nước nào trong hai nước này thì đều mang lợi bất lợi cho Mỹ Điều này tuy là khá rắc rối đối với Mỹ, nhưng Mỹ đồng thời cũng đã khoe được sức mạnh và giá trị mình tại Châu Á - Thái Bình Dương
Chỉ sau hơn 1 tuần khi Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc
- Tập Cận Bình có cuộc điện đàm đánh dấu sự hòa dịu giữa hai nước kể từ khi Donald Trump đắc cử, Bắc Kinh đã chứng kiến sự xuất hiện của tàu sân bay USS Carl Vinson trên Biển Đông Tại Biển đông, Mỹ đối đầu với các yêu sách của Bắc Kinh như một cách buộc chính phủ Trung Quốc hạ thấp điều kiện của mình trên bàn đàm phán
Mục đích là để Mỹ nhằm giành được tình thế đàm phán có lợi nhất, đồng thời đưa ra lộ trình đàm phán buộc Bắc Kinh phải chấp nhận điều kiện mà Mỹ đưa ra
Việc Mỹ đưa tàu sân bay tuần tra biển Đông được xem là một điển hình của “ai là gà”, bằng cách mượn sự hỗ trợ từ các đồng minh, mục đích là nhằm cảnh cáo đối thủ để giành được nhiều điều kiện có lợi cho mình Các động thái của ông Trump nhằm tạo ấn tượng rằng thành viên nhóm của ông là những người cứng rắn trong khi đó ông đóng vai là một người hòa dịu Chiến lược này giúp ông sẽ có được những quân chủ bài trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh và hơn hết là ông biết cách sử dụng những chủ bài ấy
4.3 “Ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung
Một quyết định quan trọng của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra nhằm mục đích đình chỉ một số các chuyến bay của hàng không Mỹ với lý do được đưa ra là quan ngại về tình hình dịch covid-19 hiện nay
Bi kịch tài nguyên chung (Tragedy Of The Commons)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “chỉ có một Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”, đồng thời chỉ trích chuyến thăm “đã tác động nghiêm trọng nền tảng chính trị của quan hệ Trung-
Mỹ, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan và gửi đi tín hiệu sai lệch nghiêm trọng cho lực lượng ly khai đòi ‘Đài Loan độc lập'”
Vào tháng 8 gần đây, Trung Quốc đã có một quyết định quan trọng là việc công bố một loạt biện pháp để trả đũa Mỹ sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngừng đàm phán song phương, cũng như việc hợp tác với Mỹ về chống biến đổi khí hậu Nguyên do của quyết định này là việc ủng hộ Đài Loan là ngòi nổ khiến cho Bắc Kinh và Mỹ càng căng thẳng hơn trong cuộc chiến thương mại, khi mà Trung Quốc cho rằng Đài Loan sát nhập là một còn phía Mỹ lại ủng hộ đơn phương Một số vấn đề quan trọng khác khi mà chỉ còn vài tháng nữa tức là chưa tới 100 ngày sẽ diễn ra hội nghị quan trọng của Liên Hợp Quốc
21 về biến đổi khí hậu - Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế về khí hậu (Cop27) - tại Ai Cập vào mùa thu này đã dấy lên nghi ngờ liệu rằng thế giới có thể kịp thời giải quyết sự tồi tệ của nóng lên toàn cầu Bi kịch bắt đầu xảy ra khi mà Trung Quốc không quan tâm đến sự phát triển chung của khí hậu toàn cầu
Hiện trạng biến đổi khí hậu luôn là lĩnh vực quan trọng trong việc hợp tác giữa
2 siêu cường quốc Mỹ - Trung Quốc, hai nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất nên nếu xảy ra mâu thuẫn sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề có thể xem là thảm họa đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Dựa theo số liệu, thấy rằng có tới gần 45% lượng khí thải từ 2 quốc gia với nhiên liệu hóa thạch làm nhiệt độ của khí quyển Trái đất tăng dần Trung Quốc có lượng khí thải cao gần gấp đôi Mỹ, dù một người Mỹ trung bình thải ra lượng carbon nhiều hơn gấp đôi so với một người Trung Quốc
Quyết định này của Bắc Kinh ngừng hợp tác với Mỹ nhằm đối phó cuộc khủng hoảng khí hậu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.Vì có nhận định cho rằng căng thẳng Mỹ- Trung có thể sẽ là lí do để trở thành cái cớ cho những quốc gia không sẵn sàng phát triển - sự ích kỉ của các quốc gia sợ phải bỏ ra phần giá trị mà không nhận lại được Quan trọng hơn là những quốc gia đang phát triển rất dễ bị ảnh hưởng, thế nên phải đảm bảo rằng lời hứa về nguồn phát thải lớn cam kết cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai và dần tiến đến trung hòa cacbon sau đó này vẫn sẽ được tiếp tục
Nhiều quan sát cho rằng việc tạm dừng các cuộc đàm phán có thể chỉ là tạm thời, vì dù có cạnh tranh mâu thuẫn nhiều năm gây ra các mức độ thăng trầm, biến động lớn trong suốt nhiều năm thì Mỹ và Trung Quốc vẫn hợp tác trong nhiều lĩnh vực Có thể dự đoán đây là chiến thuật mà Bắc Kinh gây chú ý với Washington trong ngắn hạn để làm bước đệm cho những chiến lược lâu dài hơn
Việc lượng khí thải đang dần đốt nóng toàn cầu gần đây được Mỹ và Trung quốc đều đưa ra lí do rằng đối phương hành động chưa đủ Trung Quốc đã công kích "sự ích kỷ" của Mỹ khi cựu Tổng thống Donald Trump đã cắt giảm các biện pháp bảo vệ môi trường vào năm 2017
Sự rạn nứt này xảy ra trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều thảm họa do biến đổi khí hậu trong mùa hè năm nay, những đợt nắng nóng nhiệt độ lên cao kỷ lục cao ở Ấn Độ và Trung Quốc và càn quét Mỹ và châu Âu bằng những lần cháy rừng, và lũ lụt tàn phá Mỹ, Nam Á và châu Phi Sự bất hợp tác này làm cho khí thải toàn cầu dần tăng lên, khí hậu nóng lên đồng thời gây ra những thiên tai nghiêm trọng cho thế giới như lũ lụt, nước dâng, ô nhiễm, làm gia tăng số người chết và ảnh hưởng nặng nề đến vật chất với thiên nhiên ( như lũ ở Pakistan tháng 8)
Lũ lụt nghiêm trọng làm hơn 1.000 người chết tại Pakistan hồi tháng 8 Các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng đã xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới trong năm 2022 (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, người kế nhiệm ông Trump năm ngoái cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mắc "sai lầm lớn" khi không góp mặt tại Cop 26 ở Scotland
Tuy nhiên, vào tháng 11 năm ngoái, hai bên bất ngờ đồng ý tác hợp cùng nhau về cắt giảm lượng khí thải Càng khẳng định thêm Mỹ và Trung Quốc hợp tác với nhau là một khía cạnh quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu Điều đó có thể thúc đẩy các quốc gia khác hành động nhiều hơn nữa, và Cop 27 sẽ không thành công nếu Mỹ và Trung Quốc không hòa hợp trở lại.
Hiệu ứng sở hữu về vị thế của Mỹ
Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ nổi lên là một cường quốc trên thế giới với sự vượt trội trong nhiều lĩnh vực
23 Thứ nhất bởi Mỹ có một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới với hơn một triệu binh sĩ tại ngũ được trang bị vũ khí tối tân cùng với đó còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới
Thứ hai nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới cho đến nay Nó chiếm gần một phần tử của toàn bộ nền kinh tế thế giới Sự vĩ đại của nền kinh tế Mỹ có nghĩa là nó thống trị thương mại toàn cầu, tài chính và kinh doanh quốc tế
Thứ ba là do quy mô dân số, Mỹ là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới Có một dân số lớn giúp một đất nước rất nhiều Nó cho phép nó tạo ra một nền kinh tế lớn hơn, có một đội quân lớn hơn và có một lực lượng lao động năng suất cao hơn
Thứ tư là quy mô địa lý, là một trong những quốc gia lớn nhất ở Tây bán cầu, là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới do đó có nhiều người hơn, dễ phòng thủ hơn, có nhiều nguồn lực hơn và có khả năng mang lại ảnh hưởng tốt hơn đối với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực của họ
Dẫn đầu thế giới trong kinh doanh, bởi có các doanh nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới Apple, Amazon, Coca Cola, Microsoft và Google, chỉ là một vài cái tên, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên toàn cầu đều là các doanh nghiệp Mỹ
Trong thế giới hiện đại, công nghệ là thế mạnh thì Mỹ là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất, là một trong những nước dẫn đầu thế giới về đổi mới công nghệ
Với sự lớn mạnh của mình, Mỹ có tham vọng trở thành bá chủ khẳng định vị thế của mình trên thế giới Những năm gần đây, Mỹ thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới để làm thay đổi luồng suy nghĩ của thế giới về kinh tế, nhờ vào toàn cầu hóa văn hóa để xuất khẩu văn hóa trở nên thống trị trên toàn cầu Nhờ vào sức mạnh quân sự, Mỹ có thêm được công cụ để thể hiện sự kiểm soát của mình đối với thế giới Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp trừng phạt hay xâm nhập tài chính, dụ dỗ kinh tế, xâm nhập vào bộ máy chính trị của nhiều nước để thao túng thế giới
24 Qua những thông tin trên ta có thể thấy được phần nào vị thế của Mỹ trên thế giới Song đứng dưới nhiều góc độ khác nhau, liệu Mỹ có đang đánh giá quá cao vị thế của bản thân Thứ nhất, tiềm lực kinh tế Mỹ tuy mạnh và đứng đầu, nhưng không còn đủ để áp đảo kinh tế các quốc gia đang lên (Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc ) như hồi sau Thế chiến II Thứ hai, chủ nghĩa dân tộc ngày càng trỗi dậy, không dễ để
Mỹ có thể thao túng được các quốc gia trên thế giới, nhất là ảnh hưởng đến các quốc gia lớn (Trung Hoa, Nga ) Thứ ba, các chiến lược can thiệp của Mỹ ở nhiều nơi chưa thực sự mang lại hiệu quả như Mỹ mong muốn Thứ tư, phong trào đấu tranh vì hòa bình, an ninh thế giới của nhiều tổ chức thế giới ngày càng hoạt động mạnh mẽ, phần nào hạn chế Mỹ đi thao túng các quốc gia khác Thứ năm, nhiều quốc gia lớn khác ngay khi đạt được sự phát triển về kinh tế, cũng ngầm gây ảnh hưởng về chính trị nhằm cạnh tranh lại với Mỹ cũng như gia tăng sức mạnh quyền lực của mình (Nga, Trung Quốc).
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và nỗi sợ mất mát về vị thế châm ngòi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chúng ta không thể phủ định rằng Mỹ vẫn là một quốc gia hùng mạnh, một cường quốc trên thế giới quyền lực và sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ là rất quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng quốc tế Nhưng một sự trỗi dậy của các cường quốc mới nổi : Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và đặc biệt là Trung Quốc, những quốc gia đang nâng cao vai trò của họ trong các vấn đề thế giới
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Trung Quốc đã có mức tăng trưởng trung bình 9,6% trong vòng liên tục 10 năm (1990 - 2010) và từng bước vượt mặt các quốc gia phát triển Năm 2007, vượt mặt Mỹ về sự đóng góp trong GDP toàn cầu Năm 2010, chính thức thay thế Nhật Bản để trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về kinh tế, chỉ sau Mỹ Năm 2011, là quốc gia sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới Nền kinh tế phát triển tạo nguồn ngân sách dồi dào Trung Quốc đầu tư các trang thiết bị quân sự, chế tạo vũ khí nhằm củng cố thêm về tiềm lực quân sự Việc sở hữu hạt nhân cũng nâng cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc Vị thế của Trung Quốc cũng ngày càng được củng cố trên các diễn đàn quốc tế, là một trong hai ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an
25 Liên Hợp Quốc Trung Quốc tập trung xây dựng hình ảnh là một nước lớn trên trường quốc tế thông qua việc chú trọng phát huy “sức mạnh mềm” Tạo ra ảnh hưởng đến các quốc gia khác thông qua văn hóa, chính trị, chính sách mà không phải là vũ lực
Trong khi Liên Xô cũ- đối thủ toàn cầu duy nhất của Mỹ trong thế kỷ 20, chưa bao giờ đạt 45% tổng thu nhập quốc dân của Mỹ thì nền kinh tế Trung Quốc đã, đang hoặc sẽ vượt qua kinh tế Mỹ Trung Quốc là một nền kinh tế thế phụ thuộc vào nhập khẩu mà Mỹ là một thị trường lớn, là nhà tiêu dùng lớn nhất Song điều này gây ra thâm hụt thương mại cho Mỹ lên đến 375 tỷ đô Bên cạnh Trung Quốc tham vọng trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu, đã đổ hàng tỷ đô vào chương trình “sản xuất tại Trung Quốc 2025” năm để thực thi điều này Trung Quốc phải dựa vào công nghệ cốt lõi của Mỹ Điều này đã đã gây nên đe dọa về sự dẫn đầu trong công nghệ của Mỹ
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng các mối đe dọa sắp xảy ra đối với quyền bá chủ của Mỹ, quốc gia được nhắc đến và Trung Quốc Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đe dọa đến vị thế của Mỹ Bởi sự thách thức về cả kinh tế lẫn vị thế chính trị
Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích của Mỹ nhận được từ quan hệ hệ kinh tế với nền kinh tế phát triển như Trung Quốc nhưng đây vẫn là một mối đe dọa lớn Chính sự đe dọa này là một nguyên nhân châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia Cuộc chiến này chính là động thái từ phía Mỹ để bảo vệ vì thế của mình, cụ thể thông qua kinh tế thế sử dụng các biện pháp thương mại và phi thương mại lên Trung Quốc.
Điểm tham chiếu và ai thắng thua trong cuộc chiến Mỹ- Trung
Xem xét thiệt hại của đôi bên:
Xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP và 8% tổng xuất khẩu của Mỹ Trong khi đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm gần 4% GDP và 20% xuất khẩu của quốc gia này Giá trị gia tăng từ xuất khẩu sang
Mỹ chiếm 3% GDP của Trung Quốc Thuế quan của Mỹ đã gây ra thiệt hại 25% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc, làm thiệt hại 35 tỷ USD đối với hàng hóa xuất khẩu
26 của Trung Quốc tại thị trường Mỹ bị đánh thuế trong nửa đầu năm 2019 Các lĩnh vực máy móc văn phòng và thiết bị truyền thông bị ảnh hưởng nặng nề nhất giảm trung bình 55%, thiệt hại 15 tỷ USD khi thương mại hàng hóa bị áp thuế trong các lĩnh vực này Chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc là Shanghai Composite đã giảm giá hơn 20%, chính thức bước vào thị trường giá xuống (bear market) Bên cạnh đó, đồng Nhân dân tệ cũng lao dốc gần 10% Nhiều công ty nước ngoài đang có ý định chuyển nhà máy sản xuất tại Trung Quốc sang một quốc gia thứ 3 để mở rộng nguồn cung ứng, tận dụng giá nhân công rẻ và tránh thuế quan
Cuộc chiến thương mại đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại gần 300,000 việc làm và ước tính 0.3% GDP thực tế Nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và Đại học Columbia phát hiện ra rằng các công ty Mỹ đã mất ít nhất 1,7 nghìn tỷ đô la giá cổ phiếu của họ do thuế quan của Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc tiếp tục tăng, đạt kỷ lục 419,2 tỷ USD vào năm 2018 Đến năm 2019, thâm hụt thương mại đã giảm xuống còn
345 tỷ USD, gần bằng mức của năm 2016, phần lớn là do dòng chảy thương mại giảm
Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại, đầu tư kinh doanh đóng băng, nhiều nông dân đã phá sản và nhiều người mất việc làm Để trả lời cho câu hỏi ai thắng ai thua trong cuộc chiến này là một điều hết sức phức tạp Sẽ dễ dàng hơn nếu đứng từ góc nhìn của Mỹ để nhìn nhận chuyện này Liệu Mỹ có đang thắng trong cuộc chiến này? Nếu mục đích của Mỹ là gây thương tổn cho nền kinh tế Trung Quốc nhằm bảo vệ vị thế kinh tế của mình thì Mỹ đã làm được điều này (gain) Tuy nhiên, như đã nhắc đến ở phần trước cuộc chiến thương mại nổ ra là do Mỹ muốn giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại Nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ mặc dù có giảm nhưng là do dòng chảy thương mại chứ không phải đến từ chính sách thuế quan mà Mỹ áp dụng (loss) Có thể lý giải điều này bởi
27 các biện pháp thuế quan mà Washington sử dụng để giảm thâm hụt thương mại về căn bản là một sai lầm về mặt quyết sách, cuối cùng không đạt được mục đích đề ra.
Hiệu ứng lan tỏa của cuộc chiến đến các quốc gia đặc biệt là Việt Nam
Vài giờ sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế, Trung Quốc cũng tung biện pháp trả đũa với giá trị tương đương Nước này cáo buộc Mỹ “khởi động cuộc chiến tranh thương mại có quy mô lớn nhất lịch sử” Thuế của Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu Trung Quốc thuộc các lĩnh vực động cơ, motor, xây dựng, máy nông nghiệp, thiết bị điện, viễn thông và giao thông Thuế trả đũa của Trung Quốc lại nhằm vào nông phẩm, ôtô và thủy sản Đậu nành là sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ, tính về giá trị
Với hiệu ứng lan tỏa, Không chỉ có ảnh hưởng lên hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng loạt quốc gia châu Á khác cũng sẽ chịu tác động từ các động thái này Báo cáo phân tích của DBS cho thấy Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore sẽ là các nền kinh tế gặp rủi ro cao nhất tại châu Á vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Do các nước này có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng
Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc mất 0,4% năm 2018 Malaysia và Đài Loan là 0,6% Còn Singapore là 0,8% Tác động này gấp đôi năm 2019
Khi phân tích giá trị thặng dư của hàng xuất khẩu Trung Quốc, tính theo xuất xứ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết Đài Loan là nền kinh tế châu Á tham gia nhiều nhất vào số hàng hóa này, với hơn 8% GDP Theo sau là Malaysia (6%), Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore với khoảng 4-5% Philippines, Thái Lan và Việt Nam khoảng 3% Australia, Nhật, Indonesia là 2% Tính trên toàn cầu, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 11% lên 17.200 tỷ USD Ballpark ước tính cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5% Việc này sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất 0,1% Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1% - 0,3%, chưa tính biến động tỷ giá Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế
28 toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó Xét về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ USD năm 2017 Những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam Như vậy, đây có thể là cơ hội tốt để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần Mặt khác, khi đồng USD tăng giá, NDT giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì VND chủ yếu theo theo giá USD Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại
Biểu đồ 1: Biến động tỷ giá VND/USD
29 Biểu đồ 2: Đồng NDT mất giá
Bên cạnh tác động tích cực, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc như: Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn, lại phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam Do đó, khi 2 đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa và có thể đổ về thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.
Mỹ-Trung-WTO, vấn đề công bằng và kẻ thừa hưởng miễn phí
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư)
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu: Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; Giải
30 quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên
WTO ngày càng mở rộng trên toàn cầu, được xem là một sân chơi mà các quốc gia đã và đang phát triển phải tham gia nếu muốn được hưởng lợi về công nghệ, dòng tiền đầu tư và xuất khẩu
Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên thứ 143 của tổ chức WTO vào ngày 11/12/2021 Và kể từ ngày đó các hoạt động về thương mại của Trung Quốc dường như phát triển ngày càng nhanh chóng hơn dù trước đó vẫn đang phát triển ổn định
Những thành công cũng như lợi ích mà Trung Quốc đạt được trong suốt 20 năm kể từ khi chính thức gia nhập WTO-Tổ chức Thương mại Thế giới là việc các hoạt động buôn bán, ngoại thương của Trung Quốc tăng trưởng gấp 9 lần bậc lên hơn cả
Mỹ nhằm trở thành đối tác hàng đầu thế giới cùng với sự ưu tiên hợp tác với các nước khác về thương mại Tuy thế tính cho đến hiện tại, vẫn chưa thấy được sự cải tiến của các doanh nghiệp nhà nước phía Trung Quốc
Nguồn xuất khẩu của Trung Quốc không ngừng gia tăng tới 840% thông qua việc thu được lợi ích từ nguồn nhân lực chi phí thấp, họ giữ vai trò là công xưởng của thế giới kể từ khi gia nhập vào WTO và tương đương đó nhập khẩu cũng gia tăng là 740% qua lợi ích của việc thuế quan giảm dần từ 15,3% xuống chỉ còn 7,4%, thấp hơn so với cam kết trước gia nhập WTO là mức 9,8% Cả hai việc xuất nhập tăng cho tới thời điểm hiện tại và tổng giá trị thương mại cũng tăng 810%, được cho là có tốc độ nhanh hơn 180% tốc độ tăng trưởng của tổng thương mại toàn cầu Để được tham gia WTO, Trung Quốc đã cam kết các thực hiện quy tắc của tổ chức Nhưng, theo một phân tích Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (ITIF), cách mô hình kinh tế do nhà nước dẫn đầu của Trung Quốc, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các hoạt động trọng thương nhắm vào các ngành công nghiệp định hướng đổi mới, mâu thuẫn với các nguyên tắc nền tảng của WTO trong việc theo đuổi các chính sách định hướng thị trường trong khi cung cấp không phân biệt đối xử, đối xử quốc gia và có đi có lại
31 Phân tích nêu chi tiết hai thập kỷ qua những lời hứa suông của Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO:
+ Trung Quốc đã bác bỏ nguyên tắc nền tảng nhất của WTO về định hướng dựa trên thị trường thông qua việc ủng hộ một chế độ thương mại do nhà nước lãnh đạo
+ Trung Quốc đã bất chấp các chuẩn mực của WTO thông qua quy hoạch công nghiệp, dự định trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu tuyệt đối hơn là đạt được lợi thế so sánh với các quốc gia khác
+ Các khoản trợ cấp của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng dư thừa công suất, với một số ngành công nghiệp của họ duy trì các chương trình vi phạm trực tiếp các quy tắc trợ cấp của WTO
+ Trung Quốc đã buộc các liên doanh và chuyển giao công nghệ, vi phạm lời hứa ràng buộc về mặt pháp lý của họ là không tạo điều kiện đầu tư vào việc chuyển giao công nghệ
+ Trung Quốc đã tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, bất chấp yêu cầu của WTO về việc Trung Quốc phải công nhận hiệp định Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
+ Trung Quốc đã lạm dụng luật chống độc quyền, vi phạm Điều 40 Mục 8 của TRIPS, trong đó đề cập đến các giao ước "kiểm soát các hành vi chống cạnh tranh trong giấy phép hợp đồng"
Chính những lời hứa suông này, đã khiến các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ cho rằng Trung Quốc là một kẻ thừa hưởng miễn phí (free-rider) Bởi Trung Quốc đã nhận được rất nhiều từ WTO để có được sự phát triển vượt bậc như hiện tại nhưng Trung Quốc lại không đảm bảo thực hiện được những gì mà mình đã cam kết
32 Bên cạnh đó, phía Mỹ nhận định rằng mình không được đối xử công bằng trong WTO Bởi vì kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, nước này vẫn luôn tuyên bố mình là “nước đang phát triển” Điều này, giúp Trung Quốc có được đối xử
BÀI HỌC RÚT RA
Chính sách ngoại giao
Chính sách ngoại giao của Việt Nam phải hóa giải được tình thế lưỡng nan, cũng như chớp được cơ hội, đồng thời tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro, mối nguy tiềm ẩn Việt Nam phải tập trung mở rộng tiếp cận thị trường Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), hai trong số đó sẽ có hiệu lực trong tương lai gần, đó là: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiên tiến (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bằng cách này, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường khác Tuy nhiên, Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng kém phát triển, phụ thuộc nghiêm trọng vào nhập khẩu nguyên liệu và thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ Để sống sót trong cuộc chiến thương mại và tận dụng tối đa Hiệp định thương mại tự do (FTA) sắp tới, Việt Nam cần nỗ lực để xóa bỏ những rào cản này Đàm phán hòa bình, cố gắng giữ vững thế cân bằng trong ứng xử với các chiến lược cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc Khi chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung đang dần vượt lên thành cuộc chiến tranh toàn diện và lâu dài, Việt Nam cần giữ vững quan điểm trung lập, không hoàn toàn nghiêng về phe nào mà vẫn có thể phát triển ổn định và thịnh vượng
Các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam phải đoàn kết, tạo thành một khối thống nhất với tiếng nói được tôn trọng khi các siêu cường định hình chiến
33 lược của mình Sự liên kết chặt chẽ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tạo mạng lưới sản xuất theo chuỗi sẽ giúp các nước ASEAN ứng phó tốt đối với cuộc chiến thương mại này.
Chính sách kinh tế
Các cơ quan chức năng cũng cần sớm áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực, cần sử dụng các biện pháp giải quyết và kiểm soát chất lượng hàng hóa, nhằm ngăn chặn ngay tại các cửa khẩu, hải quan; Sát sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa và các đội quản lý thị trường cần siết chặt việc tổ chức theo dõi, bám sát địa bàn
Cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu kỹ hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam để đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế, nước này sẽ chuyển hàng sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ với nhãn mác là hàng từ Việt Nam Bên cạnh đó, cần tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam
Phải có hành động và cân đối nguồn lực để hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong nước đầu tư mới sản xuất kinh doanh, để ổn định và mở rộng quy mô sản xuất;
Quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, quan trọng nhất là thực hiện cho tốt chủ trương thu gọn khu vực kinh tế nhà nước, mở dư địa, khơi thông nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển… Tập trung vào bảo vệ môi trường và cải thiện kỹ năng Việt Nam nên đẩy mạnh chuỗi giá trị để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công ty thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, thiết bị y tế tiên tiến và ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang mô phỏng mô hình tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu của các nước công nghiệp mới nổi (NIC) như Thái Lan và Hàn Quốc
Mô hình này bị chi phối bởi công nghiệp nặng, hóa chất và các ngành sử dụng nhiều tài nguyên khác, dựa vào dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất Mô hình phát triển này sẽ mang lại áp lực lớn cho môi trường và xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành thâm dụng lao động và dẫn đến sự đàn áp hoặc bóp
34 méo sự phát triển của lao động kỹ thuật, cuối cùng sẽ cản trở sự phát triển lâu dài của xã hội
Một số chuyên gia tin rằng, Việt Nam cần tiến hành nhiều cải cách pháp lý hơn để kiểm soát tác động tiêu cực của các doanh nghiệp và sản xuất chi phí thấp đối với môi trường Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện sẽ cho phép Việt Nam tận hưởng lợi ích của sự phát triển một cách cân bằng hơn Ví dụ, đường sắt và cảng nước sâu có thể tăng cơ hội đầu tư, công nghệ xanh và năng lượng tái tạo là những lĩnh vực tiềm năng có thể thúc đẩy sự phát triển lâu dài
Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam: Các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được những tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại tới thị trường cũng như bản thân doanh nghiệp Doanh nghiệp cần đồng hành cùng Nhà nước trong quá trình đối phó với những biến động xấu đến từ cuộc chiến Trước tiên, doanh nghiệp cần tăng cường chất lượng hàng hóa, đa dạng về hình thức, mẫu mã, với giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Tiếp đó, cần định hướng nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu của mình theo hướng bền vững, trong đó tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1 Trong bài có nhắc tới những chính sách cấm chuyến bay khi phát hiện 4% hành khách dương tính thì ở đó mình chưa thấy được hành động của Mỹ đã phản ứng như thế nào để đáp trả cho hãng bay của mình?
Khi mà Trung Quốc đặt ra chính sách mới là 4% hành khách nhiễm covid trên tổng số hành khách tương đương cho chuyến bay để hạn chế việc dịch bệnh đang diễn biến thì cũng cho thấy được phần nào sự nghiêm ngặt và chặt chẽ trong những quy định phòng chống phía họ Vậy nên khi sự việc này xảy ra thì phía hàng không Mỹ đã dựa vào chính quy định của họ để phản đối họ Mỹ nhiều lần cho rằng phí Trung Quốc đã vi phạm dịch vụ hàng không, đặt ra những lỗi hết sức phi lý và những tội danh không đáng có vì hãng hàng không Mỹ đã tuân thủ các quy tắc xét nghiệm và đưa ra
35 kết quả âm tính mới được cho phép lên chuyến bay nhưng khi tới sân bay TQ thì cho ra kết quả dương tính nên lỗi không bắt nguồn từ phía Mỹ
2 Tại sao Trung Quốc đưa ra quyết định hủy chuyến bay của hàng không Mỹ? Mỹ đáp lại việc Trung Quốc dừng chuyến bay của Mỹ như thế nào?
Lý do bên phía Trung Quốc đưa ra cho việc hủy các chuyến bay là họ đang lo lắng về vấn đề dịch bệnh covid đang diễn biến rộng rãi vào thời gian đó Về phía Mỹ vào thời gian đầu thì đưa ra những cái kiến nghị phản đối gay gắt đối với phía Trung Quốc, nhưng cho đến tháng 1/2021 thì Bộ Giao Thông Mỹ cũng đã ra quyết định đình chỉ 44 chuyến bay của Trung Quốc để trả đũa lại những cái sự việc mà TQ gây ra trước đó
3 Với sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Trung Quốc có thể thay thế Mỹ hay không? Tại sao?
Mặc dù, về kinh tế Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ thì sức mạnh kinh tế chỉ là một phần của phương trình địa chính trị, và ngay cả về sức mạnh kinh tế, trong khi Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về tổng quy mô, nó vẫn sẽ tụt hậu về thu nhập bình quân đầu người (thước đo sự tinh vi của một nền kinh tế) Khi nền kinh tế của Mỹ có sức bền và xuất phát từ khả năng đổi mới sáng tạo không ngừng, kinh tế Trung Quốc còn thiếu yếu tố bền vững và đang vấp phải nhiều thách thức nghiêm trọng, bao gồm tăng trưởng dựa quá nhiều vào vay nợ, môi trường bị hủy hoại, già hóa dân số, và liên tiếp các làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc Bên cạnh đó, trong khu vực châu Á, sức mạnh của Trung Quốc được cân bằng bởi Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, trong số những nước khác Hoa Kỳ sẽ vẫn rất quan trọng đối với cán cân quyền lực châu Á Nếu Mỹ duy trì các liên minh của mình trong khu vực, có rất ít triển vọng về việc Trung Quốc có thể đẩy Mỹ khỏi phía tây Thái Bình Dương, ít hơn nhiều để thống trị thế giới Có thể thấy việc Trung Quốc thay thế Mỹ là một việc khó thể xảy ra
4 Trung Quốc đang trên đà phát triển, chiếm lĩnh rất nhiều lĩnh vực vậy có thể thấy sự kỳ vọng của Trung Quốc về vị thế của mình để soán ngôi Mỹ hay không?
36 Đến hiện tại có thể nhận xét rằng, Trung Quốc chưa có ý định soán ngôi Mỹ, bởi những chính sách chính trị đối ngoại mà nó hướng đến như đã nhắc ở phần nội dung Bên cạnh đó, Trung Quốc đang được hưởng lợi rất nhiều từ trật tự thế giới hiện tại Hơn nữa, hiện tại Trung Quốc vẫn chưa đủ “mạnh” để có thể làm điều này
5 Có thể đưa ra những bằng chứng Mỹ đã sở hữu những gì để nó có nỗi sợ mất mát về vị thế của mình hay không?
Từ những gì mà mình đang có, Mỹ nhận định “bản thân” là một cường quốc trên thế giới, ở một vị thế cao hơn so với thế giời Cụ thế: Đầu tiên khiến Mỹ trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là quân đội Mỹ
Mỹ có một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới Quy mô của quân đội
Mỹ là một lý do chính tại sao nó là một quốc gia hùng mạnh như vậy Ngoài việc có một lực lượng vũ trang khổng lồ, quân đội Mỹ có lẽ là công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới cho đến nay Nó chiếm gần mộtphần tưcủa toàn bộ nền kinh tế thế giới Sự vĩ đại của nền kinh tế Mỹ có nghĩa là nó thống trị thương mại toàn cầu, tài chính và kinh doanh quốc tế Sự giàu có mà nước Mỹ tạo ra là chìa khóa cho vị trí là quốc gia mạnh nhất thế giới
Mỹ là quốc gia đông dân thứbatrên thế giới Có một dân số lớn giúp một đất nước rất nhiều Nó cho phép nó tạo ra một nền kinh tế lớn hơn, có một đội quân lớn hơn và có một lực lượng lao động năng suất cao hơn Quy mô dân số lớn của Hoa Kỳ đảm bảo rằng nền kinh tế của Mỹ vẫn năng động và sáng tạo và điều này liên quan trực tiếp đến sức mạnh quốc tế của Hoa Kỳ
Mỹ có một số doanh nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới Apple, Amazon, Coca Cola, Microsoft và Google, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên toàn cầu đều là doanh nghiệp Mỹ Các doanh nghiệp như thế này có thị trường rộng lớn trên toàn thế giới Có các công ty quan trọng quốc tế kinh doanh trên khắp thế giới là một yếu tố chính trong sức mạnh toàn cầu của Mỹ Các doanh nghiệp Mỹ thống trị nhiều nơi trên thế giới Họ rất dễ nhận biết và thường là những thương hiệu
37 nổi tiếng được thành lập Điều này làm cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia hùng mạnh vì nó có nghĩa là mọi người trên khắp thế giới xây dựng mối liên hệ với lối sống và giá trị của người Mỹ Các công tyMỹ cũng vượt trội hơn các thương hiệu địa phương ở nhiều quốc gia, càng làm tăng thêm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ Trong thế giới kinh doanh, Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới Đây là một lý do chính tại sao nó là như một quốc gia hùng mạnh
Mỹ là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới Đây là một lý do chính tại sao nó rất mạnh mẽ Mỹ là một trong những nước dẫn đầu thế giới về đổi mới Nhiều công nghệ mà chúng tôi sử dụng hàng ngày đã được phát triển ở Hoa Kỳ Khả năng đổi mới của Mỹ không chỉ đảm bảo đất nước có nền kinh tế dẫn đầu thế giới, mà còn có nghĩa là lực lượng vũ trang của họ có quyền truy cập vào các vũ khí tiên tiến mới nhất Hai yếu tố này kết hợp lại rất quan Nó cũng làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các quốc gia khác
6 Ai là gà trong cuộc chiến này?
Có thể hiểu đơn giản: Việc Mỹ đưa tàu sân bay ra Biển Đông là Mỹ đang đối đầu lại với các yêu sách của Bắc Kinh, việc làm này của Mỹ là để bắt buộc Trung Quốc hạ thấp điều kiện của mình và phải chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đưa ra trên bàn đàm phán Nếu như Trung Quốc không đồng ý thì cả Trung Quốc và Mỹ sẽ có những đối đầu qua lại không đáng có và đến một thời điểm nào đó cả hai sẽ cùng chịu thất bại trong chính những điều kiện của mình đưa ra Còn trường hợp nếu như Trung Quốc đồng ý với những điều kiện của Mỹ thì nghĩa là Trung Quốc chấp nhận rút lui trước, điều này đồng nghĩa Trung Quốc là người thua cuộc và bị xem là gà.