Trang 1 ĐỀ TÀI: Các ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tếtoàn cầu và Việt Nam.I.Tổng quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-TrungVới tư cách là nền kinh tế số 1 và số 2
ĐỀ TÀI: Các ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam I Tổng quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Với tư cách là nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới, Mỹ và Trung Quốc đã có một lịch sử “đối đầu chiến lược” lâu dài Thương mại giữa hai nước bùng nổ từ những năm 1990 và chuyển sang giai đoạn cạnh tranh chiến lược toàn diện, quyết liệt kể từ khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền ở Mỹ vào đầu năm 2017 Cuộc chiến khởi đầu vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ Nhiều tháng sau đó, hai nước liên tiếp có những động thái trả đũa bằng việc đánh thuế lên một loạt mặt hàng của nước đối thủ, trong đó giá trị hàng hóa lên tới hàng trăm tỷ USD, bao gồm các mặt hàng nông sản, ô tô, hóa chất, máy móc, kim loại và thiết bị y tế Cuộc chiến tiếp tục diễn ra căng thẳng và ngày càng gay gắt Tháng 01/2021, Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, giữ nguyên phần lớn chính sách thương mại mang tính đối đầu từ thời người tiền nhiệm Trump, bao gồm cả thuế quan đối với Trung Quốc MQH giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục căng thẳng do loạt bất đồng về thương mại và nguồn gốc của đại dịch COVID-19 Mỹ đã đưa ra một loạt mệnh lệnh và quy tắc hành pháp nhằm làm chậm sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc Tháng 10/2022, Hoa Kỳ tuyên bố áp đặt một loạt biện pháp hạn chế xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhằm ngăn Trung Quốc tiếp cận Năm 2023: Đầu năm 2023, quan hệ Mỹ - Trung gần như “chạm đáy” do các cọ xát về quân sự, tranh giành khu vực và các cuộc xung đột trên thế giới Hai nước đã ra đòn hạn chế đầu tư, xuất khẩu và sử dụng sản phẩm từ nước đối thủ ở mảng công nghệ tiên tiến và các loại kim loại hiếm Sự kiện Trung Quốc tuyên bố hạn chế xuất khẩu germanium và gallium vào tháng 07/2023 như một “phát súng cảnh báo” Mỹ và đồng minh sau khi họ ngăn TQ tiếp cận với chip và thiết bị sản xuất chip tiên tiến Tháng 11/2023, hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Diễn đàn APEC đã cho thấy một số dấu hiệu “xoa dịu” trong căng thẳng 2 nước Tuy nhiên, cạnh tranh Mỹ-Trung được dự đoán là sâu sắc hơn nữa ít nhất là trong năm 2024 này II Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tế toàn cầu Thương chiến đã gây nên sự “tách rời” của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau nhiều thập niên phụ thuộc sâu sắc vào nhau về thương mại Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự “phân mảnh” kinh tế như vậy sẽ gây tổn hại cho thế giới IMF ước tính 7.400 tỉ USD sẽ bị bốc hơi khỏi sản lượng kinh tế toàn cầu một khi thế giới phải điều chỉnh theo các rào cản thương mại cao hơn từ thương chiến Mỹ - Trung 1 Tác động lên tình hình thương mại toàn cầu - Trong khi Mỹ và Trung Quốc phần lớn đánh thuế lẫn nhau và làm suy giảm dòng chảy thương mại song phương của họ, các quốc gia bên ngoài đã tăng xuất khẩu của họ sang Mỹ và phần còn lại của thế giới và thương mại toàn cầu tăng lên nói chung Trong năm 2018 và 2019, Mỹ đã tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc Nó cũng tăng thuế đối với một nhóm nhỏ các sản phẩm từ các quốc gia khác, chủ yếu là máy móc và kim loại Trung Quốc trả đũa và áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ Đồng thời, nó cũng giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới Việc tăng thuế là một sự khởi đầu lớn so với xu hướng dài hạn hướng tới tự do hóa thuế quan trên toàn cầu - Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh đang hoạt động dọc theo đường cung dốc xuống và bán các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm do Mỹ hoặc Trung Quốc cung cấp trước đây Các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất là các quốc gia có mức độ hội nhập quốc tế cao, nhờ tham gia các hiệp định thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài Ví dụ, Pháp đã tăng xuất khẩu của mình sang cả Mỹ và các nước còn lại trên thế giới để đáp lại các mức thuế Tây Ban Nha tăng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới lại giảm 2 Tác động lên tình hình tài chính toàn cầu - Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán các quốc gia khác: Cuộc chiến thương mại không những mang lại những hậu quả xấu cho các quốc gia nằm trong cuộc chiến mà còn có tác động tiêu cực tới các nền kinh tế trên toàn thế giới Hiện nay, hệ thống thương mại thế giới đang được tổ chức theo các chuỗi sản xuất toàn cầu, được đặt tại nhiều quốc gia Do đó, rủi ro sẽ tác động lan tỏa tới nền kinh tế toàn thế giới chứ không chỉ dừng lại ở một nhóm nước có chiến tranh thương mại + Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore là nhóm các quốc gia chịu rủi ro cao nhất do có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào các chuỗi cung ứng toàn cầu Trong một nghiên cứu của Viện kinh tế Quốc tế Peterson, 2/3 số hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp của các nước đầu tư vào Trung Quốc như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… và kéo theo lợi nhuận toàn cầu dự báo giảm khoảng 2,5%, qua đó gây sức ép lên giá chứng khoán + Hầu hết các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu đều có xu hướng giảm kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh thương mại Trên Thị trường chứng khoán châu Âu- FTSE 100 giảm 0,46%; DAX giảm 2,9% - Ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ: + Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tác động mạnh đến tỷ giá của hầu hết các nước NDT của Trung Quốc giảm giá đã có ảnh hưởng đến giá trị các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là các đồng tiền châu Á và của các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, trong đó đồng won Hàn Quốc, đô la Đài Loan và đô la Singapore - những đồng tiền dễ biến động nhất + Từ đầu năm 2019 đến cuối 2019, xu hướng giảm giá của hầu hết các đồng tiền so với USD vẫn tiếp tục diễn ra (ngoại trừ một số đồng tiền như JPY, THB, RUB…); đặc biệt là đồng tiền các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và được đánh giá là sẽ bị tác động tiêu cực bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Trong bối cảnh đó, VND được đánh giá là tương đối ổn định, biến động rất ít Biến động một số đồng tiền so với USD từ đầu năm 2019 đến ngày 26/8/2019 Nguồn: Bloomberg, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV tổng hợp III Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tế Việt Nam 1 Tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam - Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại lên ngành xuất khẩu chính của Việt Nam + Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện tử, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản và thủy sản + Mức độ phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc: Trong các mặt hàng này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung vào thị trường Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam + Cuộc chiến thương mại tác động lên giá cả, cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của Việt Nam Giá cả: Các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ và Trung Quốc như thuế quan tăng cường có thể làm tăng giá cả cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn Cạnh tranh: Cuộc chiến thương mại có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Mỹ và Trung Quốc bằng cách cung cấp các sản phẩm thay thế cho hàng hóa Trung Quốc Khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu: Các biện pháp phòng vệ thương mại có thể tạo ra các rào cản mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Mỹ và Trung Quốc Năm 2017, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Trong khi đó, tỷ trọng này với Mỹ là 19,4% Còn tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc là 27,7% và ở mức 4,3% với Mỹ Vì vậy, khi hai đối tác quan trọng với Việt Nam này điều chỉnh tăng thuế, thương mại giữa 2 nước này sẽ giảm và ảnh hưởng đến các nước có giao dịch với 2 nước này Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được sử dụng vào sản xuất để xuất khẩu tiếp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt chi phí gia tăng Mặt khác, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, cũng bị ảnh hưởng và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Kinh tế và Chính sách (VCES) chi ra một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thô, sơ chế, trong khi nhập khẩu lại là hàng tinh chế (chiếm 85%) Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng đang sử dụng phần lớn công nghệ, nguyên liệu của Trung Quốc đề phục vụ sản xuất, lên tới 80% Dẫn chứng cho điều này, theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc đã nhập cá tra Việt với giá trị hơn 133 triệu USD, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước (2016) Với con số này, Trung Quốc đã vượt lên trở thành thị trường nhập nhiều cá tra Việt Nam nhất Đáng nói là trong khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thô, giá trị thu về không được bao nhiêu thì các nhà nhập khẩu Trung Quốc mua cá tra Việt về để chế biến hàng giá trị gia tăng với giá bán cao hơn nhiều lần so với giá nhập khẩu, sau đó xuất khẩu đi các nước khác Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung của Việt Nam bị ảnh hưởng, mức ảnh hưởng tăng dần và đạt mức cao nhất ở mức -0,12% vào năm 2020 và năm 2021 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm 0,29% vào năm 2021 và mạnh hơn trong các năm 2021 - 2023 Tốc độ nhập khẩu sẽ giảm khoảng 0,4% - Phân tích các thay đổi trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam + Thay đổi trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Có thể thấy sự tăng cường xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, điện tử và thủy sản, trong khi có sự giảm sút trong xuất khẩu các mặt hàng như thép và nhựa do ảnh hưởng của các biện pháp phòng vệ thương mại + Thay đổi trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan để tránh thuế quan - Phân tích các cơ hội và thách thức mà Việt Nam đối diện trong việc điều chỉnh cơ cấu thương mại để thích ứng với tình hình mới + Cơ hội: Việc chuyển đổi chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể tạo ra cơ hội cho sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế + Thách thức: Áp lực từ thị trường quốc tế và biến động giá cả: Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với áp lực từ việc giữ chân được vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu Biến động trong thị trường thế giới có thể ảnh hưởng đến giá cả và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu Thách thức về chính sách và thị trường lao động: Sự gia tăng sản xuất và xuất khẩu cũng đặt ra thách thức về chính sách và thị trường lao động Việt Nam cần phải cập nhật và điều chỉnh chính sách để hỗ trợ sự chuyển đổi của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo rằng thị trường lao động có đủ nguồn nhân lực và được đào tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất mới Việt Nam xếp thứ 23 (năm 2017) trong số các nước dễ chịu tổn thương trước tác động của chiến tranh thương mại với mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu là 52,3% Theo nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), kim ngạch thương mại hằng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GDP Điều này khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore Vì vậy, nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng trong thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế ⇒ Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để tăng cường xuất khẩu và thu nhập, đồng thời phải đối mặt và giải quyết các thách thức về chính sách và thị trường lao động để đảm bảo bền vững và phát triển của nền kinh tế 2 Tác động lên các ngành công nghiệp chính của Việt Nam - Tác động lên các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến hàng hóa của Việt Nam + Ngành điện tử: Các doanh nghiệp trong ngành điện tử của Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc chuyển đổi chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam Tuy nhiên, áp lực từ cuộc chiến thương mại có thể tăng chi phí sản xuất do tăng giá nguyên liệu và tăng cường tuân thủ các quy định xuất khẩu mới từ Mỹ và Trung Quốc + Ngành dệt may: Việt Nam là một trong những đất nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới Cuộc chiến thương mại có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may nước này khi các công ty Trung Quốc tìm kiếm đối tác thay thế đồng thời cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ Mỹ và Trung Quốc + Ngành chế biến thực phẩm: Sản phẩm nông sản và thủy sản của Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc khi giá cả của hàng hóa Trung Quốc tăng lên Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến tác động từ việc tăng chi phí vận chuyển và đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ các quốc gia khác - Đánh giá tác động lên ngành dịch vụ và ngành du lịch của Việt Nam + Ngành dịch vụ: Cuộc chiến thương mại có thể tạo ra áp lực giảm giá và tăng cạnh tranh trong ngành dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics và vận chuyển do tăng cường chi phí + Ngành du lịch: Sự giảm đáng kể của du lịch từ các thị trường Mỹ và Trung Quốc có thể gây ra sự suy giảm trong ngành du lịch của Việt Nam Để đối phó, Việt Nam có thể tập trung vào khuyến khích du lịch nội địa và phát triển các thị trường du lịch mới như châu Âu, châu Đại Dương và các nước ASEAN bằng cách tăng cường quảng bá và marketing Đồng thời, cải thiện chất lượng dịch vụ và hạ tầng du lịch để thu hút khách du lịch từ các thị trường này 3 Cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh này - Những thách thức và rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt và cách ứng phó + Sự cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia khác: Cùng với cơ hội, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Indonesia và Bangladesh, đặc biệt trong lĩnh vực lao động giá rẻ + Áp lực về biến động giá cả và chi phí lao động: Sự gia tăng giá cả và chi phí lao động có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt với các nền kinh tế có chi phí lao động thấp hơn - Cơ hội mới mà cuộc chiến thương mại mang lại cho kinh tế Việt Nam + Chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc trở thành điểm đến tiếp theo của các nhà sản xuất muốn đa dạng hóa nguồn cung Điều này tạo ra cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, dệt may và chế biến thực phẩm + Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Sự chuyển dịch của các nhà sản xuất từ Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút thêm FDI Điều này sẽ tạo ra cơ hội để nâng cao hạ tầng, cải thiện công nghệ và tăng cường năng lực sản xuất của đất nước IV Các biện pháp ứng phó của nước ta Để tận dụng cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc xung đột thương mại này, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định chính trị vì đây là những yếu tố then chốt để các nhà đầu tư yên tâm “chọn mặt gửi vàng” cho các dự án đầu tư của mình 1 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các hiệp hội ngành nghề nhằm xây dựng hàng rào kỹ thuật, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc Chủ động các biện pháp đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và USD tác động tới thương mại Việt Nam Chủ động đưa ra các biện pháp để bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập lậu từ nước ngoài 2 Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cải thiện hạ tầng và đào tạo nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tận dụng cơ hội từ chuyển dịch chuỗi cung ứng và thu hút FDI 3 Có tiêu chí cụ thể, chặt chẽ trong việc xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam (Made in Vietnam) khi xuất khẩu sang Mỹ để ngăn chặn các rủi ro bị đánh thuế trừng phạt từ Mỹ 4 Chủ động nắm bắt kịp thời, nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình diễn biến của cuộc chiến nhằm dự đoán các nguy cơ và cơ hội có thể xảy ra để có sự chuẩn bị tốt nhất Ví dụ: Nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ do các chính sách áp thuế => Mỹ cần tìm nguồn hàng từ các nước khác => Lợi thế của Việt Nam nằm ở những lĩnh vực, ngành nghề Mỹ đang cần Ví dụ: hàng dệt may, giày da, linh kiện điện VN (do đây là những mặt hàng mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều xuất khẩu sang Mỹ) 5 Mở rộng, tiếp cận thị trường để tăng cơ hội xuất khẩu và xúc tiến đầu tư vào VN từ thị trường các nước khác ngoài Mỹ và Trung Quốc V Kết luận 1 Tóm tắt các ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung 2 Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hiểu và ứng phó với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung 3 Đánh giá về cơ hội và thách thức mà Việt Nam đối mặt 4 Phác thảo các hướng tiếp cận để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong tương lai VI Nguồn tham khảo Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt Nam (tapchicongthuong.vn) Thương chiến Mỹ-Trung tăng nhiệt: Việt Nam phải làm gì? | VOV.VN Bài của ThS.Nguyễn Thu Hương.pdf (hvnh.edu.vn) Quan hệ Mỹ - Trung và những tác động tới thương mại Việt Nam (vioit.org.vn) https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh-tien-te-chiu-anh-huong-gi-tu-chien-tranh -thuong-mai-my-trung.html chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động 01 chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động 02 https://tapchitaichinh.vn/cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-tac-dong-ra-sao-den-xuat-n hap-khau-viet-nam.html The Rise and Fall of the U.S.-China Economic Partnership - The New York Times (nytimes.com) 3 key sources of tension between the US and China | CNN Business QA: 1 TCHI: Nhiều mặt hàng của Trung Quốc do bị đánh thuế, sẽ tìm cách nấp dưới xuất xứ của những quốc gia khác chẳng hạn như "made in Vietnam", để trốn đòn trừng phạt của Mỹ Cần giải pháp gì để xử lý? Lượng hàng hóa này có thể gây ra các tác động tiêu cực đến thị trường, tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, thậm chí làm giảm uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường nếu như những hàng tràn vào có chất lượng kém Cơ quan quản lý Nhà nước cần giải quyết và kiểm soát việc ngăn chặn ở các cửa khẩu, hải quan, sát sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa và các đội quản lý thị trường cần theo dõi kĩ hơn địa bàn Bên cạnh đó, để ổn định tâm lý thị trường, Chính phủ cần thông tin rộng rãi các vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bao gồm các động thái giữa các bên và danh mục hàng hóa bị trừng phạt Doanh nghiệp bám sát và công bố các thông tin này của Chính phủ sẽ giúp chủ động điều chỉnh sản xuất; Tìm kiếm thị trường, đối tác hay cân nhắc sử dụng hoặc đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong, ngoài nước 2 Trong bối cảnh đó, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn hay gặp nhiều thách thức hơn? 3 VN có lợi thế gì về chuỗi cung ứng khi các doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển chuỗi cung ứng từ TQ sang các quốc gia khác? → VN có khoảng cách địa lý gần với TQ, nhân công có tay nghề với chi phí cạnh tranh và hạ tầng đang được đầu tư mạnh mẽ *Hạn chế của VN (nếu hỏi) - Vấn đề đổi mới công nghệ, chuyển đổi số của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả - chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so các nước trong khu vực và thế giới (16-17%) - Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư, hấp thụ và đổi mới công nghệ sản xuất - Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động công nghiệp tay nghề cao -> cần chuẩn bị nhiều hơn nữa Về thể chế, chính sách, đất đai, nguồn nhân lực và cả hạ tầng, bao gồm năng lượng