1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong thời đại kỹ nguyên số

24 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Trong Thời Đại Kỹ Nguyên Số
Tác giả Huỳnh Thu Gương, Lê Mỹ Thu Quyên, Võ Thị Phương Vân, Phạm Thị Bảo Trâm, Phan Thị Cẩm Tú
Người hướng dẫn Trần Đình Vinh
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Nguồn Nhân lực và Hành Vi Tổ Chức
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 503,54 KB

Nội dung

Trong một cuộc đua thu hút nhân tài, thương hiệu tuyển dụng tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp với các công ty khác trên thị trường lao động.. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng ở thời đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Giảng viên: Thầy Trần Đình Vinh

Danh sách sinh viên – MSSV:

 Huỳnh Thu Gương - 87222020307

 Lê Mỹ Thu Quyên - 87223020219

 Võ Thị Phương Vân - 87223020222

 Phạm Thị Bảo Trâm - 87222020309

 Phan Thị Cẩm Tú - 87222020313

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

3 VÕ THỊ PHƯƠNG VÂN 87223020222 100%

4 PHẠM THỊ BẢO TRÂM 87222020309 100%

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I GIỚI THIỆU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Nâng cao hiệu quả tuyển dụng 1

1.2 Giảm thiểu chi phí tuyển dụng 2

1.3 Giữ chân nhân tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

PHẦN II CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 3

2.1 Khái niệm 3

2.1.1 Thương hiệu và vai trò của thương hiệu 3

2.1.2 Tuyển dụng và vai trò của tuyển dụng 3

2.1.3 Thương hiệu nhà tuyển dụng 3

2.1.4 Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng 4

2.2 Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng 4

2.3 Quy trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng 6

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng thương hiệu tuyển dụng 11

2.5 Chuyển đổi số trong xây dựng thương hiệu tuyển dụng 12

PHẦN III: ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG 13

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

PHẦN V LỜI CẢM ƠN 20

Trang 4

NỘI DUNG

PHẦN I GIỚI THIỆU

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng đã và đang là xu hướng toàn cầu Trong một cuộc đua thu hút nhân tài, thương hiệu tuyển dụng tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp với các công ty khác trên thị trường lao động Là một phần bắt buộc trong chiến lược nhân sự của các tổ chức để thu hút và giữ chân nhân tài Với thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc như hiện nay Với những công nghệ mới, kiến thức mới được du nhập và tiếp thu một cách

dễ dàng hơn Đối với ngành nhân sự cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi thời đại này, khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển do đó ngành nhân sự không thể mãi đi theo lối mòn Đặc biệt nhất là thương hiệu tuyển dụng một mặt đại diện của các doanh nghiệp cũng không thể dậm chân tại chỗ Xây dựng thương hiệu tuyển dụng ở thời đại công nghệ số này đòi hỏi những nhà nhân sự phải tìm hiểu và thích nghi với công nghệ một cách thuần thục

1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng là xây dựng hình ảnh của 1 doanh nghiệp, công

ty hay tổ chức truyền tải đến ứng viên cũng như nhân viên hiện tại Mục đích của xây dựng thương hiệu tuyển dụng là giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, khác biệt hơn so với những nơi khác

Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín sẽ thu hút nhân tài Đồng thời, là nơi mà những ứng cử viên khao khát gia nhập khi tìm kiếm việc làm Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp nâng doanh nghiệp lên một tầm cao mới

1.1 Nâng cao hiệu quả tuyển dụng

Có một sự thật hiển nhiên mà bất cứ đơn vị nào cũng cần hiểu rõ đó là muốn sở hữu nhiều nhân tài doanh nghiệp cần phải có thương hiệu Những nhân viên ưu tú khi tìm việc đều có nhu cầu riêng tương xứng với giá trị của họ Vì vậy, trước khi ứng tuyển họ sẽ tìm hiểu rõ về công ty để cân nhắc có phù hợp với năng lực và văn hóa của doanh nghiệp hay không

Trang 5

1.2 Giảm thiểu chi phí tuyển dụng

Khi doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ không tiêu tốn quá nhiều tiền, nhân lực vào hoạt động tuyển dụng Lúc này, các ứng viên tài năng sẽ tự tìm đến

để ứng tuyển vào vị trí mà họ mong muốn

1.3 Giữ chân nhân tài

Một doanh nghiệp nổi tiếng, có thương hiệu trên thị trường sẽ giúp nhân viên tự hào khi trở thành một phần của đơn vị đó Như vậy, họ sẽ nỗ lực cống hiến vì sự phát triển chung của đơn vị Thông thường, những doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có các chính sách, đặc quyền, đặc lợi, đãi ngộ hấp dẫn Vì thế, nhân viên sẽ có sự gắn kết tốt hơn, mức độ hài lòng cao hơn dẫn tới hiệu suất làm việc tối ưu hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thời đại công nghệ số của các doanh nghiệp tại TPHCM nhằm những mục tiêu sau:

 Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu tuyển dụng

 Giúp các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp nắm được cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu tuyển dụng

 Việc phân tích được thực trạng và biết được các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp có các chiến lược, giải pháp để nâng cao việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đề tài “Xây dựng thương hiệu tuyển dụng” mà nhóm đã chọn có rất nhiều vấn đề cần nêu ra và làm rõ, nhưng do thời gian và nguồn lực hạn chế, nên nhóm đã đưa ra quyết định chọn TPHCM làm phạm vi nghiên cứu Do TPHCM là nơi kinh tế phát triển bật nhất ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu tuyển dụng và xây dựng thương hiệu tuyển dụng rất cao, để các công ty cạnh tranh nhau thu hút nhân lực giỏi về công ty họ Cho nên nhóm đã chọn các công ty và tập đoàn lớn, những công ty chú trọng cao về xây dựng

Trang 6

PHẦN II CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 2.1 Khái niệm

2.1.1 Thương hiệu và vai trò của thương hiệu

Thương hiệu (brand) là quá trình bao gồm việc tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ

Việc xây dựng thương hiệu nhằm mục đích giúp khách hàng có thể cảm nhận được

sự khác biệt giữa tổ chức hoặc cá nhân này với tổ chức hoặc cá nhân khác, từ đó tạo nên sự thu hút chú ý cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng

2.1.2 Tuyển dụng và vai trò của tuyển dụng

Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong tổ chức, công ty, … Tại các công ty cỡ nhỏ, các lãnh đạo trực tiếp hoặc phòng nhân sự thường tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng Trong khi đó, các công

ty cỡ lớn có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ quy trình tuyển dụng cho các đơn vị làm dịch vụ nhân sự

Tuyển dụng diễn ra khi nhu cầu về nhân sự có sự thiếu hụt hoặc công ty mở rộng kinh doanh, nhu cầu về nhân sự chất lượng cao và nhu cầu lao động thời vụ

2.1.3 Thương hiệu nhà tuyển dụng

Thuật ngữ “Thương hiệu nhà tuyển dụng” được nghiên cứu lần đầu bởi Ambler và Barrow (1996) Hai tác giả đã định nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng là “gói lợi ích chức năng, kinh tế và tâm lý được cung cấp bởi việc làm và được xác định với công ty sử dụng lao động” Tức là, một số lợi ích tâm lý và kinh tế nhất định mà công ty cung cấp cho nhân viên như một phần thưởng cho công việc của họ Mục tiêu chính của nghiên cứu là giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý công tác tuyển dụng cùng với việc tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng như gia tăng năng suất lao động và hoàn thiện các công tác tuyển dụng cho người lao động, đảm bảo cam kết gắn bó với doanh nghiệp

Trang 7

Thời gian sau đó, các bài nghiên cứu về thương hiệu tuyển dụng phát triển nhiều hơn nên định nghĩa xuất hiện dưới nhiều quan điểm khác nhau hơn Chẳng hạn như:

o Sullivan (2004) định nghĩa thương hiệu tuyển dụng là một chiến lược dài hạn với

mục tiêu quản lý nhận thức của nhân viên Các doanh nghiệp nỗ lực chứng minh họ là nơi làm việc tốt nhất đối với người lao động

o Backhous & Tikoo (2004) phát biểu thương hiệu tuyển dụng là quá trình xây dựng

độ nhận diện và khác biệt của nhà tuyển dụng

o Moroko và Uncles (2008) Thương hiệu nhà tuyển dụng xảy ra khi "sản phẩm" mà họ

đang xây dựng thương hiệu là trải nghiệm công việc do công ty cung cấp và "khách hàng" của thương hiệu và sản phẩm này là nhân viên hiện tại và tiềm năng

Nhìn chung, định nghĩa thương hiệu tuyển dụng được diễn giải bởi những câu từ khác nhau nhưng về bản chất thì vẫn là tạo điểm khác biệt giữa công ty với đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến tranh giành nhân tài Vì vậy thương hiệu tuyển dụng có thể được hiểu đơn giản là những điều mà người lao động nhận định về doanh nghiệp với cương vị là một nhà tuyển dụng Đó là cái nhìn của họ về cách mà doanh nghiệp đối xử với nhân viên

và ứng viên cũng như định vị giá trị nhân viên của doanh nghiệp

2.1.4 Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là tất cả những hoạt động hoặc vô tình hoặc

có chủ đích mà doanh nghiệp thực hiện để quảng bá, truyền tải thông điệp, hình ảnh đặc trưng của mình đến ứng viên tiềm năng, nhân viên hiện tại và nhân viên cũ của công ty

2.2 Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Lý tưởng của quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng là thiết lập nguồn nhân lực bền vững cho doanh nghiệp Một công ty có thương hiệu tuyển dụng tốt không chỉ thu hút được ứng viên tiềm năng mà còn tăng sự gắn kết của nhân viên hiện tại Các nghiên cứu

Trang 8

được thực hiện bởi Hewitt Associates gói gọn ba lợi ích của xây dựng thương hiệu tuyển dụng chủ yếu đó là gia tăng sự thu hút, giữ chân và gắn kết (Mosley, 2009)

Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu của Figurska (2013) cũng đã liệt kê những lợi ích nội bộ và bên ngoài của xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự như sau:

Hình 1 Lợi ích nội bộ của thương hiệu tuyển dụng (Figurska, 2013)

Xây dựng “Thương hiệu tuyển dụng” còn có vai trò như bộ công cụ giúp gia tăng vị

Trang 9

thế cạnh tranh của công ty trên thị trường lao động Những lợi ích bên ngoài bao gồm

Hình 2 Lợi ích bên ngoài của thương hiệu tuyển dụng (Figurska, 2013)

Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng mang đến nhiều kết quả tích cực trong nội bộ và bên ngoài tổ chức Thương hiệu tuyển dụng có tác động đến sự nhận thức của người lao động về văn hóa công ty và thương hiệu doanh nghiệp Từ đó, nhân viên cảm thấy có sự đồng điệu về giá trị và tăng sự gắn kết với doanh nghiệp Khi động lực làm việc của họ được lấp đầy, nhân viên sẽ làm việc hiệu suất và đạt được kết quả công việc không ngờ tới Đối với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng

sẽ tạo ra hình ảnh "lý tưởng" trong tâm trí người lao động và tăng độ hấp dẫn nhà tuyển dụng

2.3 Quy trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Quy trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng là quá trình hình thành và phát triển một hình ảnh, giá trị và danh tiếng đặc biệt cho tổ chức trong việc thu hút, gìn giữ và đánh giá nhân viên tài năng Thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ và hấp dẫn giúp công ty thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân viên chất lượng cao trong thị trường cạnh tranh

Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng:

Bước 1: Nhìn nhận về thực trạng doanh nghiệp

Muốn có được thương hiệu tuyển dụng tích cực, mạnh mẽ, các nhà quản lý nhân sự cần nhìn nhận hình ảnh doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại một cách chính xác và đầy đủ ở một số phương diện sau: năng lực lãnh đạo, môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp,…

Việc nhìn nhận tổng thể sẽ giúp nhà quản lý có được những đánh giá chính xác nhất

và định hình được hướng đi cho các bước tiếp theo

Bước 2: Xác định rõ EVP (Employee Value Proposition) -định vị giá trị nhân viên

Thương hiệu tuyển dụng phải làm sao thuyết phục ứng viên rằng: doanh nghiệp chính là môi trường lý tưởng để gắn bó, làm việc Chỉ số EVP này sẽ gắn liền với đặc trưng của môi trường làm việc Nói một cách đơn giản hơn, EVP là những lợi ích doanh nghiệp

Trang 10

đưa ra để khuyến khích ứng viên ứng tuyển, đồng thời tạo động lực để đội ngũ nhân sự hiện tại gắn bó lâu dài, đồng hành cùng doanh nghiệp

Cần xây dựng chỉ số EVP độc đáo, hấp dẫn mới có thể thu hút đông đảo ứng viên tuy nhiên vẫn phải thể hiện chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp

Khi đã có sự nhìn nhận đầy đủ, khách quan về thực trạng của doanh nghiệp, những người làm công tác quản trị nhân sự có thể khoanh vùng các yếu tố EVP Từ đó đưa ra được những kế hoạch cụ thể, bảo toàn thế mạnh hiện tại và xây dựng những yếu tố khác một cách

ấn tượng hơn

Bước 3: Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp

Mặc dù ngôn từ có vai trò quan trọng nhưng hình ảnh sẽ mang đến hiệu quả truyền thông cao hơn hẳn Có tới 44% ứng viên cho biết: họ sẵn sàng tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn nếu thấy được hình ảnh trên các phương tiện truyền thông

Doanh nghiệp cần tạo ra một hình ảnh thương hiệu tuyển dụng sáng tạo và thu hút Điều này bao gồm việc thiết kế logo, website, tài liệu marketing và các phương tiện khác để giao tiếp với ứng viên Cùng với đó, nội dung và hình ảnh nên phản ánh một môi trường làm việc hấp dẫn và thân thiện, những hoạt động nội bộ đã được tổ chức, những khoảnh

Trang 11

khắc thú vị của lãnh đạo và nhân viên trong công ty hay tích cực hơn nữa là hình ảnh doanh nghiệp tại những sự kiện lớn,…

Dù sử dụng video hay hình ảnh đều cần đảm bảo chất lượng hiển thị cũng như có thông điệp rõ ràng, tích cực làm nổi bật thương hiệu doanh nghiệp Qua đó có thể thu hút

ứng viên và tạo động lực để nhân viên cống hiến, gắn bó cùng doanh nghiệp

Bước 4: Sử dụng phương tiện truyền thông

Quảng bá thương hiệu tuyển dụng không chỉ quan trọng nội dung mà còn ở cách thức Ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khi lựa chọn doanh nghiệp để ứng tuyển, nhiều ứng viên chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng và xem đánh giá của cộng đồng Vì vậy, nếu không lựa chọn được kênh truyền thông hiệu quả doanh nghiệp khó lòng thu hút ứng viên

Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận và tương tác với ứng viên Điều này có thể bao gồm các mạng xã hội, trang web công ty, bài viết blog, video, sự kiện tuyển dụng, và các công cụ khác để tạo sự nhận diện và tương tác tích cực với ứng viên tiềm năng Đồng thời doanh nghiệp có thể kết hợp cùng lúc nhiều kênh truyền thông như: đăng báo đài, đăng phát thanh, đăng lên trang web công ty hoặc đăng tin tuyển dụng lên các nền tảng uy tín,…

Trang 12

Bước 5: Tạo trang tuyển dụng của doanh nghiệp

Có thể nói rằng, trang tuyển dụng của riêng doanh nghiệp giống như bộ mặt của họ trong mắt ứng viên Chính vì vậy cần đảm bảo những tiêu chí nhất định cho trang web công

ty Ví dụ: giao diện thân thiện, cách sử dụng đơn giản, dễ nhìn, tối giản hóa quá trình đăng

ký trực tiếp, thể hiện hình ảnh, văn hóa của doanh nghiệp

Đồng thời nên cập nhật thông tin trên trang một cách thường xuyên, liên tục Cần phải nhớ rằng: không nên biến trang web công ty thành một danh sách những yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm mà cần làm sao để nội dung trên trang trở nên sống động và thu hút hơn

Bước 6: Thu hút sự công nhận từ cộng đồng

Tất cả những thông điệp của doanh nghiệp đưa ra nếu không được sự công nhận của bên thứ ba thì đều không thuyết phục Nếu có thể, hãy quảng bá về: các giải thưởng, các cuộc gặp gỡ với ban ngành, đại diện từ Chính phủ hay các sự kiện cộng đồng có ý nghĩa,…Tất cả những điều này đều giúp ích rất nhiều cho thương hiệu tuyển dụng và thương hiệu doanh nghiệp

Bước 7: Mô tả công việc rõ ràng, chính xác

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w