1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

223 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Tác giả Bùi Huy Toàn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Năm, TS. Nguyễn Quốc Hoàn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 29,6 MB

Nội dung

Tạ Thị Minh Lý: Trong bài viết nay, tác giả đã xây dựng khái niệm TGPL, theo đó, khái niệm TGPL được hiểu là cung cấp địch vụ pháp lý của ng bao DTTS bảo đảm cho mọi nhà nước và xã hội c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI HUY TOÀN

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CHO DONG BAO DÂN TỘC THIẾU SO KHU VUC

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI HUY TOÀN

Chuyên ngành _ : Ly luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số 9380106

LUẬN ÁN TIÊN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS NGUYEN VĂN NĂM

2 TS NGUYÊN QUOC HOÀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bắt kỳ công trình nào

khác Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫnđúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm vẻ tính chính xác và trung thực của Luận án này

Tác giả luận án

Bùi Huy Toàn

Trang 4

Ủy ban nhân

Ủy ban thường vụ Quốc hội

‘Van bản quy phạm pháp luật

Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

MỞ ĐẦU

TONG QUAN

LUẬN AN VA NHỮNG VAN ĐÈ DAT RA CHO LUẬN ÁN 5

1.1 Tông quan tình hình nghiên cứu đề tài

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về thực trạng quy định cña pháp luật vé trợ giáp pháp lý và thực trạng hoạt dong trợ giáp pháp lý cho đồng bào dân tộc

thiểu số khu vực Tây Bắc — =

1.1.3, Tong quan tình hình nghiên cứa về quan diém, giải pháp nâng cao o hiệu quả trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc th khu vực Tây Bắc Việt Nam

25.1.2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến ai dé tài luận án và các

nghiên cứu tiếp theo J2

1.2.1 Những thành tựu được kế thừa, sử dụng trong luận án từ các công trình nghiên cứu

1.2.2 Những vẫn dé đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.

3 Giá thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu.

Chương 1 NHỮNG VAN D UAN VE HOAT DONG TRO

PHAP LY CHO DONG BAO DÂN TỘC THIẾU SO KHU VUC TAY BAC VIET NAM HIEN NAY ee!

1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc và hoạt it động trợ giúp

pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam 31 1.11 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc Việt Nam 31 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam 35 1.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực 1 Bắc Nam ” 56 1.3 Đối tượng, chủ thé, nội dung, hình thức, nguyên tắc trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam 59 1.3.1 Đối tượng được trợ giúp pháp lý .59

1.3.2 Chủ thể trợ giúp pháp lý 61

3 Nội dung trợ giúp pháp lý cho đồng bào dan tộc thiêu số 67 1.3.4 Hình thức trợ giúp pháp {ý cho đồng bào dân tộc thiéu sé 69

Trang 6

1.4 Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động trợ giúp pháp lý đối với đồng

thiểu số khu vực Tây Bắc 75 1.4.1 Dâm bảo về chính trị .75

.76 1.4.3 Đăm bảo về pháp Ip -.77 1.4.4 Đảm bảo về kinh tế 78

1.4.5 Đảm bảo về xã hội 80

1.4.6 Những yếu tố khác Ghongt tuc le sập quán, môi trường xã hội wae 80

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng

o dân tộc thiểu số khu vực Tay 'Việt Nam 81

Kết luận chương 1 87Chương 2 THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP PHÁP L co ĐỒNG BÀO

DÂN TỘC THIẾU SO KHU VUC TAY BAC VIỆT NAM HIỆN NAY 88 2.1 Thực trang pháp luật điều chỉnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Việt Nam 88 2.1.1 Về hình thức pháp luật B8

2.1.2 Về nội dung pháp luậi 91

2.2 Thực trạng chủ thể, nội dung, hình thức, việc thực hiện nguyên tắc

và hiệu quả trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc thời gian qua 94

2.2.1 Về chủ thé <5

2.2.2 VỀ lĩnh vực, nội dùng ứ trợ gi 103

2.2.3 Về hình thức trợ giáp 105 2.2.4 VỀ việc thực hiện nguyên tắc trợ giúp : 111

2.2.5 Thực trạng hiệu qui trợ giúp trong khoảng thoi gian tir 2017 đến 2021

115

23 Nguyên nhân của thực ag trợ giúp pháp ly cho đồng bao dân tộc

thiểu số khu vực Tây Bắc „121

Kết luận chương 2 sa 129)

Chương 3 QUAN ĐIÊM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO ĐÒNG BÀO DÂN TỘC THIÊU SÓ KHU VỰC

TÂY BÁC VIỆT NAM HIỆN NAY „130

3.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng

bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc „ 130

Trang 7

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho

đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc 132 3.2.1 Nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho dong bào dân tộc thiếu

số khu vực Tây Bắc 132

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp ip pháp I và các qui định khác có liên quan

3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác trợ giúp pháp lý; xây

3.2.9 Tăng cường hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý 152 Két luận chương 3 154

KẾT LUẬN 155 DANH MUC CAC CONG TRINH KHOA HQC CUA TAC GIA 158

LIEN QUAN DEN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 8

Bảng 2.1 TỔ chức thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2

Bang 2.2 Số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2022 élBang 2.3 Số vụ việc được trợ giúp pháp lý cho người DTTS theo lĩnh vực khu vực

loạn 2WÏ723021)treoxattfatgotrilsittdhuflSs8qbczga6i12y8S2 104 Bảng 2.4 Số người được trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc phân theo hình thức thực hiện (giai đoạn 2017-2021) .107

Bang 2.5 Số lượng vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý (giai đoạn 2017-2021) 115

2017-2021) 116 Bảng 2.7 Số người được trợ giúp pháp lý (từ năm 2017 đến năm 2021) 116

Bang 2.8 Số vụ việc đáp ứng được một phan nhu cầu trợ giúp (giai đoạn 2017~ 2021) 118

Bảng 2.9 Số vu việc liên quan đến đối tượng trợ giúp pháp lý nhưng chưa đáp ứng

.I19

Bảng 2.10 Số vụ việc liên quan đến đối tượng trợ giúp pháp lý nhưng không đến

Tây Bắc (gi

Bảng 2.6 Số lượt người yêu cầu trợ giúp pháp lý (giai dog

được yêu cầu (giai đoạn 2017-2021

trợ giúp pháp lý 119

Biểu đồ 2.1 Số vụ việc được trợ giúp pháp lý phân theo lĩnh vực (giai đoạn

2017-2021 105

„107 7 118

ig được trợ giúp pháp W (từ năm 2017 đến năm 2021)

4 Số người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý (năm 2021).

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Người dân tộc thiểu số (DTTS) thường cư trú tại các vùng kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn, trong sinh hoạt cũng như lao động sản xuất còn chịu sự ảnh hưởng

khá mạnh bởi luật tục, phong tục tập quán, trong đó có không ít phong tục tập quán

đã trở thành cô hủ, lạc hậu nhưng vẫn được duy trì Người DTTS là nhóm đối tượngtrong đó, khá nhiều người khó có điều kiện tiếp cận pháp luật, kỹ năng sử dụng

pháp luật còn thấp, vì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình gặp rấtnhiều khó khăn So với người Kinh, người DT là nhóm người yêu thế, họ luôn

cần sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là quan tâm, chăm lo cho

người DTTS, nâng cao đời sống người dân, nhất là người DTTS ở Tây Bắc, Tay

6, đâm bảo thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với miền

ộï tốt

Nguyên và Tây Nam

xuôi, giữa người DTTS so với người Kinh Một trong những chính sách xã

đẹp đó của nhà nước chính là trợ giúp pháp lý (TGPL) Đây là một chính s ách góp.

n bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cho người yếu thế, giúp họ có diều kiệnpl

sử dụng pháp luật dé bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh, tạo sự công bangtrong tiếp cận công lý Pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thé về đối tượngđược TGPL, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc, kinh phí, trình

tự thủ tục TGPL cho các đối tượng trong đó có đồng bao DTTS

TGPL Mặc dù đã được pháp luật quy định cụ thể, tuy nhiên, trên thực tế,

cho đồng bào DTTS nói chung, cho đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực Tây Bắc.nói riêng vẫn còn nhiều bat cập, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người

Nha nước, một số trường hợp còn bị các thé lực xấu lợi dụng để chống phá Đảng,

Nhà nước.

của

Về mat lý luận, TGPL là đối tượng nghiên cứu được quan tâm rộng ri

giới khoa học trong và ngoài nước, cả trên bình diện chung, cả trên bình diện

ứng dụng trong xây dựng, hoàn thiện thé chế, chính sách cũng như trong tổ chức

Trang 10

thực hiện Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào dé cập một cách

toàn diện, qui mô về hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc, vìvậy những đặc thù về chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, cũng nhưnhững yếu tố ảnh hưởng đến TGPL cho đối tượng này trên địa bàn Tây Bắc chưa được làm sáng tỏ Điều này không chỉ là một thiếu hụt về mặt lý luận mà

đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả của hoạtđộng TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc thời gian qua chưa được như

mong muốn.

Sự phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc vềhoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta là rất cần thiết cả về

ly luận và thực tiễn.

Với mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn của hoạt động

quả hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS ở

TGPL, qua đó góp phần nâng cao hi

cho đồng bào dân tộc

Trợ giúp pháp lý

Việt Nam hiện nay" làm đề

'Việt Nam, nghiên cứu sinh chọn dé tài:

‘ai luận án tiền sĩ của mình.thiểu số khu vực Tây

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án

3.1 Mục tiêu của luận án

Luận án được nghiên cứu nhằm góp phan hoàn thiện khung lý thuyết về hoạtđộng TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta hiện nay Trên cơ sở.nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động TGPL cho đồng bio DTTS trên

địa ban thời gian qua, luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc

2.2 Nhiệm vụ của luận án

'Với mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ:

~ Nhận diện đầy đủ những đặc thù của hoạt động TGPL cho đồng bào DTTSkhu vực Tây Bắc so với TGPL cho người Kinh trên địa bàn cũng như so với TGPL

cho đồng bao DTTS trên các địa bàn khác; xác định chủ thể, nội dung, nguyên tic,

phương thức tiến hành; xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TGPLcho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc

Trang 11

- Phân tích những thành tựu, hạn chế trong hoạt động TGPL cho đồng bào

DTTS khu vực Tây Bắc thời gian gần đây, chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu và hạn

chế đó

~ Đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL chođồng bào DTTS khu vực Tây Bắc trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Luận án nghiên cứu hoạt động TGPL cho đồng bao DTTS.

~ Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các tỉnh khu vực Tây Bắc nước ta, bao

: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình.

gồm các tin]

- Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2006 đến hiện nay

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ ở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh Luận án sử dung các phương pháp nghiên cứu cụthể như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương phápthống kê, phương pháp trừu tượng hóa

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

L án là công trình chuyên khảo cấp tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về TGPL

cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta Luận án có một số đóng góp mới

sau đây:

- Luận án đã làm sâu sắc, bd sung, làm giàu thêm hệ thống tri thức về TGPLnói chung; luận án đã nhận diện được những đặc thù về chủ thể, nội dung, hình

thức, phương pháp, tiêu chi đánh giá hiệu quả của hoạt động TGPL cho đồng bào

DTTS khu vực Tây Bắc Việt Nam, luận án cũng nhận diện được các yếu tố đảm bảo.cho hoạt động TGPL đối với đồng bảo DTTS trên địa bàn Qua đó, luận án góp.phần hoàn thiện nhận thức và hành động thực tiễn về TGPL nói chung, TGPL cho

đồng bào IDTTS khu vực Tây Bắc nói riêng

~ Luận án đã đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng hoạt động TGPL cho

đồng bảo DTTS khu vực Tây Bắc nước ta hiện nay và lý giải nguyên nhân của thực

trạng đó.

~ Luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp xác thực, khả thi nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc nước ta, bao

Trang 12

gồm các giải pháp về hoàn thiện thê chế, xây dựng bộ máy, giải pháp về các điều

kiện vật chất, kỹ thuật, giải pháp về nhân lực, giải pháp về tổ chức thực hiện

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án cung cấp những trí thức mới về TGPL cho người dân các DTTS khuvực Tây Bắc; bô sung hoàn thiện tri thức về TGPL nói chung Kết quả nghiên cứu

của luận án là tai liệu tham khảo hữu ich trong hoạt động nghiên cứu, dao tạo luật học tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật học trên cả nước.

Kết quả nghiên cứu của luận án này cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các cơquan hữu quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thé chế, thiết chế về TGPLnói chung, nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện TGPL cho đồng bào DTTS tạicác tỉnh khu vực Tây Bắc nước ta

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận án gồm phần tổng quan va 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào

khu vực Tây Bắc Vìdân tộc thiểu Nam

Chương 2: Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu

số khu vực Tây Bắc Việt Nam hiện nay

Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp

lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam nay

Trang 13

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TAI LUAN AN VA NHUNG VAN DE DAT RA CHO LUAN AN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu những van đề lý luận về trợ giúp pháp lý

L

đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều thế hệ trong và ngoài nước dưới nhiều

tài mang nhiều giá trị ca về khoa học, lý luận và thực tiễn, TGPL từ lâu

cấp độ nghiên cứu khác nhau như sách chuyên khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên

cứu các cấp, với nhiều cách tiếp cận đa dạng, phong phú nhằm vào những mục đích

cụ thể nhất định Dù dưới cách tiếp cận nào thì các công trình nghiên cứu đều mang

lại nhiều giá trị cho ngành khoa học pháp lý nói chung và cho đề tài TGPL nói

riêng Đặc biệt, các đề tài đã có những đóng góp nhất định dé hoàn thiện lý luận

TGPL, làm co sở dé thực hiện TGPL trong thực tiễn tại các quốc gia cũng như cho.

từng nhóm đối tượng đặc thù

1.1.1.1 Về khải niệm trợ giúp pháp lý

Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) là một tổ chức trực thuộc

Liên Hợp quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm là tuyên truyền vận động cho sự

đổi mới và là cầu nối giữa các nước để giúp xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn! UNDP là một trong những tổ chức quốc tế có những đóng góp to lớn nhất và có tằm

ảnh hưởng nhất dé thúc đẩy hoạt động TGPL trên toàn ca

ng trình đáng chú ý gần đây nhất của UNDP về TGPL là Bộ công trình

“Nghién cứu toàn câu về trợ giúp pháp lý" (The Global Study on Legal Aid).công trình này được UNDP thực hiện cùng sự hỗ trợ của Văn phòng Liên Hợp quốc

về phòng chống ma tuý và tội phạm (UNODC) với nỗ lực thiết lập những hiểu biết

co bản, nền tảng về việc nhận điện và các biểu hiện của hoạt động TGPL trong các

vụ án dân sự, hình sự và hành chính trên toàn thé giới

Toàn bộ dữ liệu và kết quả của Bộ công trình nghiên cứu dựa trên sự phản hồi

Ki

106 quốc gia, đại diện cho hơn một nửa (53%) các quốc gia trên tit cả các khu vực

o sát của các quốc gia là thành viên Liên Hợp quốc và các chuyên gia độc lập ở

"UNDP, “Sustainable Development Goals” đăng ti trên website chính thức của UNDP, www.undp.org!

Trang 14

của thế giới” Bộ công trình nghiên cứu nay gồm ba công trình nghiên cứu: (i) Báo

cáo toàn cầu; (ii) Những nghiên cứu điền hình (iii) Hồ sơ quốc gia Nhìn chung, Bộtải liệu này đã cung cắp toàn diện những nội dung căn bản của hoạt động TGPL Cụthé: công trình nghiên cứu “Báo cáo toàn cầu” tiếp cận vấn để từ những yếu tố cănbản nhất như khái niệm TGPL (trong đó đã đưa ra dinh nghĩa về TGPL), khungpháp lý quốc tế cho hoạt động TGPL, cách thức thiết lập quyền TGPL ở cấp độquốc gia, tng quan các cách tiếp cận việc tổ chức và thực hiện hoạt động TGPL

hoạt động TGPL trên

phạm vi toàn thé giới, trong đó có các quốc gia dang phát triển như Việt Nam TuyCách giải quyết đề tài này đã đưa ra cách nhìn chung nhất

nhiên, khái niệm này chưa chuẩn mực với trình độ phát triển của các quốc gia, chưa

đủ độ bao quát đối với các quốc gia đang phát triển - nơi mà hoạt động TGPL thực

sự đúng ý nghĩa của nó Do vậy, cách tiếp cận khái niệm TGPL, khung pháp lý,cách tiếp cận việc tổ chức và thực hiện hoạt động TGPL theo nghiên cứu của dé tàinày tại Việt Nam là khó khả thi và đạt hiệu quả thiết thực Đối với, công trình “Hồ

sơ quốc gia”, tác giả đánh giá cao cách thức thé hiện van đề của công trình này khi

mô hình hoá các nội dung truyền tải dưới dạng hình ảnh Tuy nhiên, việc nghiêncứu hoạt động TGPL mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà chưa đi sâu nghiên cứunhững điểm đặc thù của từng nhóm đối tượng là một hạn chế của bộ tài liệu Dac

biệt khi Việt Nam nói chung và nhóm đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của

Luận án nói riêng là đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc thì không thuộc nhóm đốitượng được nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc đối tượng đặc thù như một vi dụ điển hình dé

đánh giá.

Ở Việt Nam, trong quá trình hình thành, phát triển 20 năm kể từ thời điểm hoạtđộng TGPL xuất hiện, khoa học pháp lý ghi nhận có những dé tài nghiên cứu khoa họccấp Bộ được nhắc đến với các dấu mốc quan trọng phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội và đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn đặt ra trong từng giai đoạn, cụ thể như sau:

- Dé tài “M6 hình 16 chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hưởng thực

hiện trong diéu kiện hiện nay” do Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư phápchủ trì, Tạ Thị Minh Lý làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện từ năm 1996 đến 1998

Trong công trình này, nhóm tác giả đã xây dựng được khái niệm TGPL, đưa ra hai

? UNDP (2016), Global Study on Legal Aid - Country Profiles, United Nation, US, t2.

Trang 15

cách hiểu về khái niệm TGPL Theo nghĩa rộng, TGPL được hiểu là cung cắp dịch

vụ pháp lý của nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồngbào DTTS thông qua các hình thức: tư van pháp lý, đại diện, bao chữa nhằm bảo

đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã

hội Theo nghĩa hẹp, TGPL là sự giúp đỡ của các tổ chức thực hiện trợ giúp phápluật của nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào DTTS tiếpcận với các dich vụ pháp lý (tư vấn pháp lý, đại diện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho

mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội” Từ hai

góc tiếp cận trên, dé tài đã đưa ra cách hiéu chung nhất về TGPL là việc thực hiện

các dịch vụ pháp lý của Nhà nước miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó

khăn, không đủ khả năng để

mọi công dân bình đẳng trong tiếp

ir dụng dịch vụ pháp lý có thu phí nhằm bảo dim cho

ân pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã

hội” Với cách tiếp cập này, khái niệm TGPL còn chưa chuẩn và không bao quát hết

đối với hoạt động TGPL tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, do đó dưới cả góc

độ lý luận và thực tiễn, khái niệm TGPL của dé tài này không còn phù hợp với tinhhình mới.

-L an án Tiến sĩ luật học “Quản ly nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt

động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay” thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử

Ting, bảo vệ tại Học viện Chính trịnhà nước và pháp luật của tác giả Nguyễn

quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007; Luận án Tiến sĩ luật học "Thue hiện pháp luật về

trợ giúp pháp lý trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyển ở Việt Nam” thuộc

chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Nguyễn HuỳnhHuyện, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012: Các luận án

này đều xây dựng khái niệm TGPL, tuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng nhìnchung đều để cập những nội hàm cơ bản của khái niệm này như: điều chỉnh tất cảcác hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượngthuộc diện người được TGPL khác, bao gồm cả TGPL do Nhà nước bảo đảm kinhphi và TGPL của xã hội Các luận án đã thé hiện tương đối lây đủ nội ham của khái

® Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), M6 hinh 16 chute và hoạt động trợ giúp pháp lì

phương bướng thực hiện trong điều kiện biện nay, NXB Tư pháp, Ha Nội.

* Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), Mo hình 16 chức và hoạt động trợ giáp pháp lý

phương hướng thực hiện trong điều kiện biên nay, NXB Tư phâp, Hà Nội.

Trang 16

niệm nhưng lại thiên nhiều về ý nghĩa và vai trò của TGPL, chưa làm rõ các loại

chủ thé của quan hệ pháp luật (chủ thé chịu trách nhiệm và chủ thé thực hiện)

- Đặc san TGPL, số 10/2006 “Khái niệm trợ giúp pháp lý, một số vẫn dé can

bàn thêm" của TS Tạ Thị Minh Lý: Trong bài viết nay, tác giả đã xây dựng khái

niệm TGPL, theo đó, khái niệm TGPL được hiểu là cung cấp địch vụ pháp lý của

ng bao DTTS bảo đảm cho mọi

nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và

thông qua các hình thức: tư vấn pháp lý, đại điện, bào chữa nha

công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hi

Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã dé cập khái niệm

TGPL; nhìn chung, các cách hiểu này đã thể hiện ba tính chat của TGPL là: kinh tế,

pháp lý và nhân đạo Tính kinh tế, tính nhân dao thể hiện ở chỗ hoạt động này nhằm.giúp đỡ cho những người không có khả năng tài chính hoặc khó khăn về tai chính.không thể chỉ trả cho các chỉ phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý có thu phí.Tinh pháp lý thé hiện ở chỗ, sự giúp đỡ, hỗ trợ về các van đề có liên quan đến phápluật như tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích được pháp luật quy định Đây

sẽ là cơ sở lý luận để tác giả luận án nghiên cứu kế thừa một phần khi xây dựng mới

khái niệm TGPL cho người dân các DTTS ở Việt Nam

Mặc dù các công trình trên đều có nội dung dé cập và đã xây dựng được khái

niệm TGPL, tuy nhiên, chưa có công trình nào di sâu luận giải những đặc điềm, đặc

TGPL cho một nhóm đối tượng cụ thé, nlngười DTTS Thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng cần phải được tập tung

chú trọng trong luận án này, bởi lẽ, chính những đặc thù sẽ chỉ phối toàn bộ cácthành tố của TGPL cho đồng bào DTTS Tây Bắc Việt Nam

1.1.1.2 VỀ sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp ly

Nhóm các công trình nghiên cứu thuộc mục nay tập trung lý giải cơ sở chính.

trị, pháp lý của hoạt động TGPL cũng như sự cần thiết phải thực hiện TGPL chomỗi cá nhân trong đời sống

Công trình “Tre giúp pháp lý, quyền con người tới công lý" của TS SujanSingh Law (Ấn Ðộ) nêu lên quá trình hình thành TGPL, vai trò đối với tiến bộ xã

* Tạ Thị Minh Lý (2006), “hái niện me giáp pháp lý một số vẫn dé cần bản thém, Đặc san Trợ giúp pháp

lý, (10).

Trang 17

9 hội, các trào lưu và đặc thù TGPL ở các nước (từ góc độ so sánh giữa Anh, Mỹ,

Canada với An Ðộ), các góc nhìn về TGPL mang tính văn hoá, kinh tế, xã hội vàHiển pháp

Công trình “Van đề đói nghèo và trợ giúp pháp lý - Tiếp cận công lí! te pháp

hình sự” của TS S Muralidhar (An Độ) nêu rõ pháp luật bảo vệ “tải sản” chongười giàu, vô tình đã làm cho người nghèo không được bảo hộ, khẳng định vai tròcủa TGPL trong bảo vệ quyền con người và xóa đói giảm nghèo, trong xét xử ánhình sự, trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống

Công trình “Quyển của phụ nữ, người 5 tin ngưỡng và các D) Rights

of Women, Religious and Ethnic Minorities") (2017) của hai tac giả Tamar Avaliani

và Nino Tlashadze thuộc Trung tâm nhân quyền Georgia (HRIDC) đặt tại Tbilisi,Georgia là bao cáo được chuẩn bị trong khuôn khổ dự án “Hé tro bảo vệ quyên củaphụ nữ, người có tín ngưỡng và DITS ở các vùng lãnh thổ ở Georgia” (“Support to

the defense of rights of women, religious and ethnic minorities in the regions of

Georgia”) thuộc chương trình Thúc day pháp quyền ở Georgia (PROLOG) thực

hiện bởi Viện Quản lý Đông Tây (EWMI) với sự hỗ trợ tài chính bởi cơ quan Hoa

Kỳ về phát triển Quốc tế (USAID)” Mặc dù trọng tâm của công trình nghiên cứu

Re.

TGPL như là một quyền cơ bản của những người DTTS Đây cũng là một cách tiếp

không phải là hoạt động TGPL Tuy nhiên, công trình này phân tích về hoạt

cận hay mà người viết có thể tham khảo khi xây dựng và phân tích cơ sở lý luận của

luận án nay.

Công trình nghiên cứu “Tre giúp pháp lý ở Hong Kông " do Hội đồng dịch vụ

TGPL Hồng Kông xuất bản năm 2006 phân tích về lịch sử phát triển, ý nghĩa của

vai trò của Chính phủ và cộng đồng xu hướng phát triển, cácnguyên tắc, hình thức TGPL và nghĩa vụ xã hội của luật sư trong công tác TGPL

Đề tài “Lud cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp |

của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý phối hợp Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ

Tu pháp thực hiện năm 2002, do Tạ Thị Minh Lý làm chủ nhiệm đề tài: Trên cơ sở

nghiên cứu, nhóm tác giả nêu ra nhiều kết luận quan trọng về cơ sở lý luận khoa học

ién đề về kinh tế, chính trị, xã hội và những

và thực tiễn của hoạt động TGPL như: 1

© HRIDC (2017), Rights of Women, Religious and Ethnic Minorities, Tbilisi, p3.

Trang 18

quan điểm chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh TGPL; đối tượng, phương thức, phạm vi của

hoạt động TGPL; thực tiễn áp dụng và kiến nghị, thực trạng tổ chức, hoạt độngTGPL yêu cầu đổi mới và những vấn dé cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về

TGPL Đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng Pháp lệnh TGPL.

Đề tài “Luận cứ khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật TGPL của

Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý phối hợp Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư

pháp thực hiện năm 2015 do Nguyễn Thị Minh làm chủ nhiệm dé tai Trên cơ sởnghiên cứu, nhóm tác giả làm rõ những luận cứ khoa học cơ bản về TGPL như:

Bản chất, khái niệm, lịch sử hình thành TGPL, quyền được TGPL và người được

TGPL; TGPL với ý nghĩa là trách nhiệm xã hội của Nhà nước, yêu cầu điềuchỉnh pháp luật đối với hoạt động TGPL, yêu cầu Nhà nước phải tổ chức triển

khai hoạt động TGPL cũng như bảo đảm chất lượng TGPL Đánh giá thực trang

08 nam thi hành Luật TGPL và yêu cầu khách quan từ lý luận và thực tiễn củaviệc sửa đổi, bố sung Luật TGPL trên cơ sở nghiên cứu sự thay déi về quan

điểm, chủ trương chính sách của Đảng, thể chế pháp luật của Nhà nước và kinh

nghiệm quốc tế về TGPL; tổng hợp các báo cáo công tác TGPL của các BO,

tra, khảo sát của Cục TGPL, Bộ Tư

pháp Nghiên cứu, dé xuất những quan điểm và định hướng xây dựng Luật TGPLngành, địa phương và các báo cáo kié

sửa đổi trong bối cảnh hiện nay

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và

của tác giả Phan Thị Thu Ha, bảo vệ tại Khoa luật, Dai học Quốc gia Hà

pháp lu:

Nội, năm 2014, với đề tài “Báo đảm quyên được trợ giúp pháp lý”: Luận văn Thạc

sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả

Lê Thị Minh, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014, với đề tài

“Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đây tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm

người yếu thé trong xã hội ": Đây là nhóm luận văn xuất phát từ bản chất sâu xa của

hoạt động TGPL, đó là tiếp cận dưới góc độ quyền con người Các nghiên cứu đã chỉ ra tương đủ, toàn diện và có hệ thống về vai trò của TGPL trong việc

| Các đề bao vệ, dam bảo va thúc đẩy quyền của nhóm người yếu thé trong xã h

xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại cũng như nâng cao hiệuquả hoạt động TGPL cho nhóm người yếu thé

Trang 19

Bài viết “Đẩy mạnh tham gia trợ giúp pháp Lý trong tô tụng cho người chưa

thành niên ” của tác giả Dinh Hiền, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số /2018; “Vai trocủa hoạt động trợ giúp pháp lý trong việc tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật "

của tác giả Phan Thị Bích Thủy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11/2018 Các tác

giải đã để Ap thực trạng công tác TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng cho ngườiđược TGPL, đặc biệt là tham gia tố tụng bào chữa, bảo vệ cho người chưa thànhniên va dé ra một số pháp nâng cao chai lượng thực hiện việc TGPL cho người

i khăng định TGPL là hoạt động bồ trợ

đặc biệt được Chính phủ giao cho ngành Tư pháp v

chưa thành niên trong thời gian tới; đồng th

¡ nhiệm vụ cung cấp, tư vấn,

bào chữa, đại diện ngoài tố tụng miễn phí bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp chocông dân và là 05 chỉ tiêu trong 41 chỉ tiêu tiếp cận pháp luật được chấm điểm ởmức cao, qua đó góp phần cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, tác giả

cũng dé ra các giải pháp dé làm tốt hơn các chỉ tiêu này dé tăng cường khả năng tiếp

cận pháp luật trên địa bàn Quảng Bình.

Bài viết “Hoar động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo giai

đoạn 2011 - 2020” của tác giả Cù Thu Anh, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật số12/2020; “Kết quả bước đâu thực hiện Dé án đổi mới công tác trợ giáp pháp lý giaiđoạn 2015 - 2025” của Cục TGPL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2020: Các

TGPL năm 2017 và các văn

tác giả đánh giá sau 05 năm triển khai thực hiện Li

bản hướng dẫn thi hành, công tác TGPL trên cả nước đã đi vào nề nếp và tập trung,

thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của công tác TGPL hơn, nhất là thực hiện vụ

việc TGPL Chất lượng vụ việc TGPL ngày càng được cải thiện, được đánh giá, do

lường bằng những tiêu chí cụ thé Thông qua các vụ việc cụ thể, hoạt động TGPL

đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL khi có tranhchấp, vướng mắc pháp luật Qua đó, quyền công dân, quyền con người được bảo

đảm, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử, tranh tụng Vai trò

của Trợ giúp viên pháp lý ngày cảng được ghi nhận, người dân ngày càng tin tưởng.

và lựa chọn trợ giúp viên pháp lý thực hiện vụ việc TGPL Trợ giúp viên pháp lý

đã có chức danh nghề nghiệp hạng cao nhất (hạng D’, qua đó, tiếp tục khẳng định vị

7 Thông tư số 05/2022/TT-BTP ngày 05/9/2022 ban hành mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trợ giáp viên pháp lý

Trang 20

trí, vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hệ thống chức danh nghề nghiệp viên

chức Các cấp chính quyền, tư pháp địa phương đã mạnh mẽ, quyết liệt hơn trongviệc chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức TGPL như: Quan hệ phối hợp giữa

các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm TGPL nhà nước ngày càng được củng

cố, giúp người thuộc diện TGPL sớm tiếp cận với thông tin về quyền được TGPL

và thụ hưởng khi có nhu cầu Việc giải thích, thông tin, thông báo được thực hiện

nghiêm túc, cùng với đó, các cơ quan, người tiến hành tố tụng đã tạo điều kiện

thuận lợi cho người thực hiện TGPL thực hiện vụ việc theo quy định của LuậtTGPL và các văn bản pháp luật có liên quan; Việc triển khai cit người thực hiện

TGPL trực tại Tòa án (Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC) đượcthực hiện kịp thời, qua đó giúp bảo đảm tiếp cận và thụ hưởng TGPL kịp thời trong

tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được TGPL, hạn chế việc

người dan thuộc diện TGPL bị bỏ lỡ cơ hội được nhận dịch vụ pháp lý miễn phí;

Các Sở Tư phap/Trung tâm TGPL nhà nước còn tích cực phối hợp với Đoàn luật sư

ở địa phương trong việc huy động luật sư có kinh nghiệm, uy tín tham gia TGPL;

uu quả quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP, nhiều địa

phương (Sở Tư pháp/Trung tâm TGPL nhà nước) đã ban hành công van, văn bản

Những kết quả mà công tác TGPL đạt được thời gian qua đã được Dang,

Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao trong việc giúp người dân giảm nghèo về pháp

luật, góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, do đó, Dang và Nhà nước đã chú

trong, quan tâm tới công tác này thông qua việc quy định TGPL là một trong những.

nội dung tại các văn bản của Dang’, trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia

* Nghị quyết Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tại Phần XIII Báo cáo chính tri và Mục 10 Phin TV báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế

xã hội 0$ năm 2021 - 2025 và phát biểu chi đạo của Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc

các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đăng đã nêu nhiệm vụ đổi mới, hoàn

thiện tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, higu quả hoạt động và uy tín của các cơ quan, tô chức tham gia

vào quá trình tổ tung, trong đó có Trung tâm TGPL nhà nước Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 Chinh phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán

Trang 21

Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đây đã luận giải khá sâu sắc sự cần

thiết, mục đích, ý nghĩa của hoạt động TGPL Tuy nhiên, chưa có công trình nào đềcập trực diện, phân tích sâu sắc sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc TGPL cho

nhóm người yếu thé là DTTS.

1.1.1.3 Về chủ thé, nội dung, hình thức, nguyên tắc trợ giúp pháp lý

Đây là phần nội dung mà hau hết các nghiên cứu về TGPL đều đi sâu khai

thác khi xây dựng lý luận về hoạt động TGPL Điển hình có thé kể đến các côngtrình sau

Công trình “Nghiên cứu quốc tế về các hệ thông trợ giúp pháp lý cơ bản với

trọng tâm là các quốc gia Trung và Đông Âu và CIS” (“International Study OfPrimary Legal Aid Systems With The Focus On The Countries Of Central And

Eastern Europe And CIS") xuất bản năm 2012: La sản phẩm của Dự án liên kết

“Legal Empowerment of the Poor” được thực hiện bởi Bộ Tư pháp Ukraine và

UNDP Nghiên cứu này kiểm tra các hệ thống TGPL cơ bản của các quốc gia châu

Âu, đặc biệt tập trung vào các quốc gia Trung và Đông Âu, bao gồm: Georgia,

Hungary, Moldova, Lithuania, Netherlands và Nga Bên cạnh đó, nghiên cứu còn

cung cấp các ví dụ được rút ra từ các quốc gia có kinh nghiệm về việc tổ chứcTGPL như là Anh, Canada Mục tiêu của các đánh giá nhằm cung cấp nhữngkhuyến nghị cho Chính phủ Ukraine về cách thức cải thiện việc tỏ chức và thực

hiện các dịch vụ TGPL cơ bản Một mục tiêu khác của nghiên cứu này là để phát

triển các khuyến nghị cho UNDP và các tổ chức khác về cách thức các chủ thể này

có thể hỗ trợ Chính phủ Ukraine đạt được mục tiêu nêu trên

Công trình nghiên cứu trên đây đã dé cập đến những van dé về TGPL tại các

quốc gia đó như: việc quản lý hoạt động TGPL cơ bản; chủ thể cung cấp hoạt động

sách nhà nước năm 2022 và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của Tỏa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dan tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

và Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa rực tuyến, tong đó có quy định

‘Trung tâm TGPL nhà nước tham gia phiên tòa trực tuyến với vai trò là một điểm câu, thực hiện chuyển đổi

sé trong công tác TGPL.

Nehi quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tye xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phap quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đặt ra nhiệm vụ “Xây dựng mạng lưới, nâng cao năng lực của hệ thống dich vụ pháp lý, TGPL và hỗ trợ pháp lý để người dân va doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật

do vài tỏ, tink chuyên nghiệp và chit lượng TGPL, nhất là trong hoạt động tổ tụng tư pháp; hiện đại hóa,

tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tong hệ thông TGPL; mở rộng đổi tượng được TGPL phù hợp với

điều kiện của đất nước"

Trang 22

TGPL cơ bản, phạm vi, điều kiện thực hiện hoạt động TGPL cơ bản; quy trình của

các hoạt động trợ giúp đó cũng như các cách tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động

TGPL cơ bản.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, các DTTS cũng được dé cập như là một đối

tượng của một mô hình về chủ thé thực hiện việc TGPL Cụ thể, nghiên cứu chỉ rarằng, ở một số quốc gia, cơ quan nhà nước có thắm quyền có xu hướng ký kết hợp

'hức phi Chính phủ (NGOs) dé thực hiện các chương trình đặc biệtđồng với các

cho các nhóm đối tượng cụ thể trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể bao gồm cả các

Sự ic hỗ trợ khác từ nguồn lực Nha nước.trợ từ nguồn vốn Nha nước và

là yếu tố quan trọng dé phân biệt hình thức này khác với hình thức các hoạt động.TGPL được thực hiện bởi chính nguồn vốn của NGOs và phục vụ cho mục tiêu

riêng của NGOs Công trình nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của hình thức

TGPL này đối với những nhóm người đặc thù như người DTTS Tuy nhiên, nhữngđánh giá liên quan đến hoạt động TGPL của những người DTTS về cơ bản chung

Các bản luận án tiến sĩ luật học như “Quản ly nhà nước bằng pháp luật đối

với hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Tùng (năm

2007); “Diéu chỉnh pháp lu

Thị Minh Lý (năm 2008);

xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của Nguyễn Huỳnh Huyện (năm 2012)

về TGPL ở Việt Nam trong điều kiện đổi moi” củaThee hiện pháp luật về trợ giúp pháp l trong diéu kiện

đều luận giải khá toàn diện các khía cạnh chủ thé, nội dung, hình thức, nguyên tắcTGPL; thực trạng điều chỉnh pháp luật về TGPL và phương hướng hoàn thiện việc

điều chỉnh pháp luật về TGPL trong điều kiện đôi mới

Trong bài viết “Nguoi được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý năm2017": “Bàn về chủ thé thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý năm

2017"

10/2017 và số 6/2021; “Người được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý

ác giả Nguyễn Văn Hà đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số

năm 2017" của tác giả Hoàng Thị Liên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 02/2019,

các tác gid đã phân tích TGPL đây là một chính sách bảo đám quyền con người,

quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèđến ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Dang, Nhà nước ta Kế

Trang 23

thừa Luật TGPL năm 2006 và thi hành Hiến pháp năm 2013, Luật TGPL năm 2017

đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thé chế công tác TGPL nói riêng,

và triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản

của công dân nói chung Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố quan trong

trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyềncon người, quyền công dân cho đối tượng được TGPL Người được TGPL được mở

g trên cơ sở thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa

đi

với người dưới 18 tuổi bị buộc tdi,

với người có công với cách mạng; chính sách dân tộc; chính sách hình sự đối

sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đây là

những đặc thù trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Trợgiúp đối với một số nhóm đối tượng yếu thé nhất trong xã hội có khó khăn về tàichính, không đủ khả năng chỉ trả thù lao cho luật sư cung cắp dịch vụ pháp lý Đồng,thời bổ sung nhóm người mới gồm 02 diện là: Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi và người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo Bên cạnh đó, nhóm người áp dụng

điều kiện có khó khăn về tài chính đó là: Cha dé, mẹ đẻ, vợ chồng, con của liệt s a

m ch người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ: người nhỉ độc da cam; người cao

người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình

sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo

người nhiễm HIV để cung cấp cho

Ai chính để thuê dịch vụ

pháp lý Các tác giả phân tích cho thấy việc mở rộng diện đối tượng TGPL nêu trên đã

quy định của Luật Phòng, chống mua bán ngườ

những người thực sự có nhu cầu nhưng không có khả năng

thể hiện rõ nét chính sách nhân văn, sự quan tâm toàn diện của Đảng và Nhà nước đối

với các đối tượng chính sách và đối tượng yêu thế Khi đáp ứng được đầy đủ, chất

lượng nhu cầu TGPL của các diện người được quy định trong Luật cũng sẽ góp phầnthực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã dé ra

Như vậy, có thể nói, các công trình nghiên cứu hầu như đều đã dé cập các

thành tố của hoạt động TGPL như chủ thị

tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách chung nhất, chưa di sâu vàoTGPL cho một nhóm đối tượng đặc thù Vì vậy, |

tính chất đặc thù về chủ thé, nội dung, hình thức, nguyên tắc TGPL cho đồng bioDTTS khu vực Tây Bắc

nội dung, hình thức của hoạt động này;

in án này phải tập trung luận giải

Trang 24

1.1.1.4 Về yếu tổ bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp I

Đây là phần nội dung mà hầu hết các nghiên cứu về TGPL rất ít khai tháchoặc nếu có dé cập thì cũng rất mờ nhạt khi xây dựng lý luận về hoạt động TGPL -

nhất là TGPL cho đối tượng đặc thù như đồng bào DTTS Điển hình có thể kể đến

các công trình sau:

Luận án 1

pháp luật của tác giả Lò Châu Thỏa, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm

2021 với dé tài "Phổ bie;

Việt Nam hiện nay" đã

sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và

, giáo duc pháp luật cho đồng bào dân tộc Thai ở Tây Bắc

ip trung phân tích cơ sở lý luận về phố biến, giáo dục pháp

luật cho đồng bào dân tộc Thái khu vực Tây Bắc, đây cũng là một hoạt động gắnchặt chẽ với TGPL cho đồng bào DTTS tại nơi đây Ảnh hưởng tới phổ biến, giáo

dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái được tác giả nêu ra gồm các yếu tố chủ

quan như trình độ học vấn và các nhân tố tâm lý; Các yếu tố khách quan như môitrường chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa; Dư luận xã hội trong cộng đồng dân tộc

An đặc biệtThái Day là các yếu tổ mà các chủ thể phé bi

lưu tâm khi ph

giáo dục pháp luậ

giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là đồng bao dân tộcThái Với những phân tích, luận giải sâu sắc của Luận án, tác giả sẽ kế thừa đượcnhiều nội dung có giá trị, phân tích và bổ sung thêm các yếu tố bảo đảm cho hoạt

động TGPL trong quá trình xây dựng luận án của mình.

quả thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ git

2015 - 2025 trên địa bàn tinh Ha Tinh” cia ti

yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật nói chung rất đa dang, có thé kể đến

như: yếu tố chính trị, kinh tế, hệ tl

luật; bộ máy thực thi pháp lu:

tác giả Phạm Đình Quế, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/

ng pháp luật; công tác tổ chức thi hành pháp

liều kiện vật chất kỹ thuật; khanăng tiếp cận pháp luật Qua nghiên cứu, tác giả thấy có một số yếu tố ảnh hưởng

i úp cho đồng bào DTTS như:

trương chính sách của Dang về công tác TGPL cho người DIT:

về TGPL cho đồng bào DTT:

hong tục tập quán:

công tác tổ chức việc thực hiện pháp luật; bộ máy,

Trang 25

nhân lực làm công tác TGPL cho đồng bào DTTS; điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật

và kinh phí; những yếu tố khác (phong tục tập quán, môi trường xã hội)

1.1.1.5 Về đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nha nước và

pháp luật của tác giả Phạm Quang Đại, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, năm 2012, với

Nam" đã nghiên cứu và đưa ra các khái

ai: “Chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt

ém về TGPL, chất lượng dich vụ pháp lýmiễn phí, hoạt động TGPL, trên cơ sở đó xây dựng khái niệm chất lượng hoạt động

TGPL tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động TGPL Nghiên cứu, phát hiện các

yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TGPL Đồng thời phân tích,đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động TGPL trên phạm vi toàn quốc để thấy

được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế liên quan đến

chất lượng hoạt động TGPL Trên cơ sở những quan điểm, yêu cầu khách quan, déxuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi để bảo đảm chất lượng hoạt động TGPL ở

Việt Nam trong giai đoạn trước mắt và lâu dài

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và

pháp luật của tác giả Đào Dư Long, bảo vệ tại Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,năm 2013, với đề tai: “Chất lượng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay” không chỉgiải quyết các khái niệm cơ bản “TGPL”, “chất lượng TGPL”, “đánh giá chất lượng,

t lượng TGPL ở một

ch thức đánh giá, bộ tiêu chuẩn

TGPL”, ma còn chi ra kinh nghiệm đánh giá cl nước như

Hoa Kỳ, Anh, Australia, Hà Lan về phương pháp

đánh giá chất lượng hoạt động TGPL Trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách

pháp luật về TGPL ở Việt Nam, luận văn dành nhiều dung lượng đánh giá chấtlượng TGPL ở Việt Nam, chỉ rõ những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân của tình

trạng đó Từ đó, luận văn đưa ra các kiến nghị về giải pháp bảo đảm chất lượng

TGPL ở Việt Nam.

Những luận văn nêu trên, tuy các thời điểm nghiên cứu khác nhau nhưng đều

đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về TGPL, xây dựng cơ sở khoa học nhằm đánh

sắc hơn về

u giá thực tiễn hoạt động TGPL ở Việt Nam, làm rõ và và

è TGPL; thể chế pháp luật quy định người thực hiện TGPL,

i dung các quan hệ pháp luật v

đối tượng được TGPL; chất lượng vụ việc TGPL

Trang 26

Bài viết “Chat lượng vụ việc trợ giúp pháp ly và các yếu tô ảnh hưởng đến

chất lượng vụ việc trợ giáp pháp lý" của Thạc sy Đỗ Xuân Lân, Tạp chí Dân chủ vàPháp luật số 1/2008; “Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý" của Thạc sỹ Nguyễn

Hai Anh, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật số 5/2008; "Những nội dung cơ bản của bộ

tiêu chuẩn đánh gid chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý" của tác giả Nguyễn Thị

10/2009;

việc trợ giúp pháp lý tại Tây Ninh” của tác giả Hương Dâu, Tạp chí Dân chủ và Cúc Phương, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ‘Danh giá chat lượng vụ

pháp luật số 6/2011; “Mộ! số tiéu chỉ đánh giá chất lượng của hoạt động trợ giúp

p chi Dân chủ và Pháp luật số 12/2013;

“Hiệu quả của định hướng trong Dé án đỗi mới công tác trợ gitip pháp lý giai đoạn

2015 - 2025 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 tai tinh Lang Sơn” của tác giả

Hoàng Thúy Duyên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2019; “Kết qua bước đầu

thực hiện Dé án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025” của cụcTGPL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2020; “Tiéw chí đánh giá hiệu quả hoạt

động trợ giúp pháp lý cho đông bao dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Việt Nam”

của tác giả Bùi Huy Toàn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 02/2022 đã phân tích,đánh giá được một để lý luận về chất lượng hoạt động TGPL như: khái niệm.TGPL, chat lượng dịch vụ pháp lý miễn phí, hoạt động TGPL; chất lượng hoạt độngTGPL; làm rõ những yếu t

về chất lượng hoạt động TGPL trên phạm vi toàn quốc hoặc một địa phương trong

ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TGPL, thực trạng

giai đoạn hiện nay và từ đó dé xuất các giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động

TGPL ở Việt Nam.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật về trợgiúp pháp lý và thực trạng hoạt động trợ giúp pháp 1ý cho đồng bào dân tộc thiểu

số khu vực Tây Bắc

1.1.2.1 Về thực tiễn quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý tại Việt Nam

Trong nhóm này có thể n các công trình như sau:

Công trình đáng chú ý gần dây nhất của UNDP về TGPL là Bộ công trình

“Nghién cửu toàn cầu về tre giúp pháp lý ” (The Global Sidy on Legal Aid).

công trình này được UNDP thực hiện cùng sự hỗ trợ của Văn phòng Liên Hợp quốc

về phòng chống ma tuý và tội phạm (UNODC) với nỗ lực thiết lập những hiểu biết

Trang 27

cơ bản, nền tảng về việc nhận diện và các biểu hiện của hoạt động TGPL trong các

vụ án dân sự, hình sự và hành chính trên toàn thế giới

Toàn bộ dữ liệu và kết quả của Bộ nghiên cứu dựa trên sự phản hồi khảo sát

của các quốc gia là thành viên Liên Hợp quốc và các chuyên gia độc lập ở 106 quốc.

gia, đại diện cho hơn một nửa (53%) các quốc gia trên tất cả các khu vực của thếgiới” Bộ nghiên cứu này có công trình thứ 3: Hồ sơ quốc gia (“Country Profiles")

đã cung cấp một cái nhìn về nhiều khía cạnh khác nhau của tình trạng TGPL ở 49

quốc gia trên thế giới Án phẩm này cũng bao gồm những bảng biểu về những quy

phạm pháp luật (QPPL) bảo vệ quyền được TGPL ở 125 quốc gia khác nhau Bộnghiên cứu cũng có khảo sát và đánh giá về hoạt động TGPL cho các đối tượng yếu

thế tại Việt Nam Vai trò của Chính phủ trong ban hành các chính sách, nguồn lực

thực hiện hoạt động TGPL tại các địa phương trong cả nước; một hoạt động pháp lý

chưa lâu đời tại Việt Nam trong nỗ lực xóa đối giảm nghèo tại Việt Nam Hiệu quả

bước đầu của TGPL trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế

Đề tài “Luận cứ khoa học và thực tiễn sửa đổi, bd sung Luật TGPL " của Viện

Nghiên cứu Khoa học Pháp lý phối hợp Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp

thực hiện năm 2014, do Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh làm chủ nhiệm đẻ tài đã nhậndiện một cách khách quan, chính xác và tương đối đầy đủ những bắt cập, hạn chếcủa Luật TGPL số 69/2006/QH11 ngày 29/06/2006 (sau đây gọi là “Luật TGPL2006”) trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất những định hướng cơ

ban để sử:ra đổi sung Luật TGPL năm 2006 Kết quả của dé tai là quá trình

1, đặc

biệt có giá trị ở phương hướng và giải pháp sửa đồi, bé sung Luật TGPL năm 2006,

tạo tiền đề lớn để xây dựng Luật TGPL số 11/2017/QH14 (sau đây gọi là “Luật

TGPL 2017°).

Trong nội dung Tập san Chuyên đề khoa học “Đổi mới công ác trợ giúpnghiên cứu công phu, có giá tri tham khảo lớn về ca mặt lý luận và thực tid

pháp lý” của Tạp chi Dan chủ và Pháp luật số 9/2015 các tác giả dã đánh giá khá

toàn diện thực trạng pháp luật về TGPL và kết quả đạt được của hoạt động TGPLsau 08 năm triển khai thì hành Luật TGPL năm 2006.

? UNDP (2016), Global Study on Legal Aid - Country Profiles, United Nation, US, t2.

Trang 28

*' Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2006 của TS Dinh Trung Tung;

giúp pháp lý - một đạo luật quan trọng tạo điều kiện cho người được TGPL thực

Luật trợ

hiện quyển và nghĩa vụ của minh” của TS Vũ Đức Khiễn; “Luật trợ giúp pháp lý chức năng của nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân "của GS.TS Trần Ngọc Đường đăng trong tập tài liệu Tổng kết 10 năm công tácTGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách (1997 - 2007) có thé thấy rằngcông tác TGPL đã được nghiên cứu da dạng dưới các góc dộ tiếp cận khác nhau và

-có một phn giá trị tham khảo cho tác giả khi xây dựng luận án này Tuy nhiên, các

nghiên cứu trên chưa phân biệt rõ rang khái niệm TGPL với bản chat là trách nhiệm

xã hội của Nhà nước, do Nhà nước trả tiền cho người thực hiện TGPL và miễn phí

đối với người được TGPL với những dịch vụ pháp lý tự nguyện khác Nhà nước bố

trí kinh phí từ nguồn NSNN và các nguồn thu có nguồn gốc từ NSNN cho hoạtđộng TGPL để tổ chức thực hiện dịch vụ TGPL, chỉ trả cho người thực hiện TGPL

với chất lượng cao, đảm bảo quyền lợi của người thuộc diện TGPL Do vậy, gợi mở

cho tác giả trong quá trình xây dựng luận án sẽ phải quan tâm đến những điều chỉnhviệc cung cấp dịch vụ pháp lý do Nhà nước bảo đảm cho người được TGPL trongcác vụ việc cụ thé liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ich hợp pháp của người thuộcđiện được TGPL có yếu tố đặc thù là DTTS khu vực Tây Bắc với các tiêu chuẩn,điều kiện, phạm vi hình thức, lĩnh vực và quy trình do Nhà nước quy định

Nhìn chung, các công trình mới chỉ tập trung đánh giá thực trạng pháp luật vềTGPL từ trước và sau khi có Luật TGPL năm 2006 đến năm 2015 Khoảng thời

gian từ năm 2015 đến nay, pháp luật có nhiều thay đổi, trong đó Luật TGPL năm

2017 đã đi vào cuộc sống được gần 5 năm nhưng chưa có công trình nào nghiên

cứu, đánh giá thực trạng pháp luật này.

1.1.2.2 Vé thực tiễn trợ giúp pháp lý tại Việt Nam

* Nghiên cứu về thực trạng TGPL ở một địa phương nhất định, có khá nhiềucông trình, nhưng chủ yếu là các luận văn thạc sĩ cũng như các bài báo khoa học,

trong đó phải kế đến:

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giá Nguyễn Thị Thanh Thủy, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành

Trang 29

chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010, với đề tài: “7hực hiện pháp luật về trợ

giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Quảng Ninh” đã tậptrung phân tích đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng thực hiện pháp luật vềTGPL miễn phi cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở tinh Quảng Ninh

từ năm 1998 đến năm 2010 Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra quan điểm và giải pháp

để bảo đảm thực hiện pháp luật về TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng

chính sách xã hội ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và

pháp luật của tác giả Nguyễn Hữu Long, bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia

Hà Nội, năm 2014 với đề tài “Tro giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa " đã đánh giá

khách quan, khoa học về thực trạng hoạt động TGPL ở Thanh Hóa từ khi Luật TGPL có hiệu lực (01/01/2007) đến thời điểm viết luậ

khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động TGPL, trên cơ sở

trạng đổi mới hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách

trung phân tích đánh giá khách quan về thực

xã hội trong thời gian qua, trên cơ sở đó, tác giả dưa ra quan điểm và giải pháp dé

thực hiện hiệu quả công tác TGPL trong cả nước thời gian tới.

Bài viết “Tro giúp pháp lý ở tỉnh Quảng Nam ” của tác giả Lê Hồng Van, Tạp

chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6/2014 đã tập trung phân tích đánh giá khách quan

về thực trạng hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách

xã hội ở tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm và giải pháp dé

thực hiện hiệu quả công tác TGPL ở tỉnh Quảng Nam.

Bài viết “Hoat động trợ giúp pháp lý - khó khăn và giải pháp thảo gỡ ở Lạng

Sơn”, của tác giả Bùi Huyền, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 1/2016 đã đưa ra

thực trạng hoạt động TGPL ở tỉnh Lạng Sơn, đánh giá những kết quả đạt được trongnhững năm gan đây, đồng thời tập trung phân tích những tổn tại khó khăn trongtriển khai hoạt động TGPL tại địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp dé thực

hiện hiệu qua công tác TGPL ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

Trang 30

Trong Tập san Chuyên đề “Tro giúp pháp li ở Hà Tinh” của Tạp chi Dân chủ

và Pháp luật số 5/2018, các tác gid đã đánh giá toàn diện thực trạng hoạt dong

TGPL trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kết quả triển khai Luật TGPL năm 2017 tại Hà

Tĩnh

tố tụng cho người chưa thành niên trong công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

ai trò của cộng tác viên trợ giúp pháp lý; công tác truyền thông và hoạt động

dé xuất một số giải pháp dé thực hiện hiệu quả trong hoạt động TGPL đặc biệt làtrong lĩnh vực tố tụng

Những công trình nêu trên đã dé cập hoạt động TGPL ở một số địa phương,

trong đó có những địa phương thuộc khu vực khu vực Tây Bắc, có một số địaphương tuy không thuộc khu vực Tây Bắc nhưng có người DTTS sinh sống Dù ở

những mốc thời gian khác nhau, nhưng những công trình này đã nhận diện khá toàn diện, át thực về thực trạng TGPL tại địa phương, bao gồm cả TGPL cho

người nghèo và đối tượng chính sách, trên cơ sở dé đề xuất một số giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật về TGPL, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo

vệ quyền, lợi ich của người dân, bảo đảm phát triển TGPL bên vững ở các địa

phương Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này còn bộc lộ những hạn chế nhấtđịnh như: chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể mang tính đặc thù, riêng biệt của

hoạt động TGPL tại các khu vực, địa phương được nghiên cứu; đề xuất một

pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động TGPL (thẻ chế, cơ sở vật

mang tính chung chung, hình thức thiếu tính “đột pha’

chất, con người

Các công trình nghiên cứu khoa học như luận văn, bài viết nghiên cứu về

TGPL nêu trên, bước đầu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về công tác TGPL chongười nghèo, DTTS, đối tượng chính sách khác Công tác TGPL cho đối tượng đặc

thù như DTTS cần thực hiện như nào? giải pháp thực hiện ra sao cho hiệu quả và

khả thi? Đánh giá thực trạng về công tác này phải đánh giá toàn diện cả về chủ thé,

nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục, kinh phí, nhận diện nguyên nhân, thành tựu,

mặt hạn chế có công trình chỉ rõ nguyên nhân gì đây chính là những mặt thuận

lợi lớn cho tác giả khi nghiên cứu về đề tài luận án này

Trang 31

23trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ luật học, một số bài viết tạp chí khoa hoc,

công thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; một số bài tham luậntại các hội thảo trong đó phải ké đến:

Sách chuyên khảo “Chinh sách trợ giáp pháp lý dành cho người nghèo, đông

của Đỗ Xuân Lân, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội,bào dân tộc thiểu số

năm 2015 phân tích công tác TGPL là trách nhiệm xã hội của Nhà nước và Nhànước phải bảo đảm để chính sách này được triển khai trên thực tế nhằm bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng

có hoàn cảnh đặc biệt khác trong xã hội.

Trong bài viết “Một số vấn dé về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đốitượng chính sách" của Tién sĩ Tran Huy Liệu công bố trên Thông tin Khoa học

pháp lý, Chuyên dé TGPL, sô 4/2005, tác giả tập trung phân tích đánh giá khách

quan, khoa học về một số

chính sách xã hội ở Việt Nam từ khi hệ thống TGPL hình thành đến năm 2005 Trên

in để về TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng

cơ sở đó, tác gid đưa ra giải pháp dé bảo đảm thực hiện pháp luật về TGPL miễn phí

cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội trong cả nước, đặc biệt, trong bàiviết này, tác giả đề xuất xây dựng luật về TGPL

Nội dung bài viết “Kết gua thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

nam 2015, của tác giả Hoàng Minh Tiến, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng4/2016 đã tập trung phân tích thực trạng và kết quả trong hoạt động TGPL cho

người khuyết tật trên địa ban tinh Quảng Bình, đề ra những giải pháp thực hiện hoạt

động này trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu được TGPL cho người khuyếttật, tiếp tục đưa hoạt động này đi vào chiều sâu, giúp người khuyết tật nâng cao hiểubiết về pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Trong bài viết “Hoar động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ ở Sơn La” của Thạc

sỹ Bùi Huy Toàn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 5/2016, tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động TGPL nói chung và TGPL dành riêng cho phụ nữ, những người có thể là nạn nhân buôn bán, bị bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn

La trong giai đoạn 2010 - 2015, từ những kết qua đạt được và tồn tại, hạn chế tác

giả đưa ra giải pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật về TGPL cho phụ nữ trong giaiđoạn hiện nay khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng

Trang 32

Trong bài viết “Saw 8 năm thực hiện luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tinh

Sơn La” của Thạc sỹ Bùi Huy Toàn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2/2016, tácgiả tập trung phân tích, đánh giá kết quả hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh Sơn La

sau 8 năm triển khai Luật TGPL năm 2006:những kết quả đạt được, tồn ta

của hoạt động này tại Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, từ đó tác giả

i, hạn cl

dua ra phương hướng giải pháp dé bảo đảm thực hiện pháp luật về TGPL trong giaiđoạn tiếp theo tại Sơn La

Bài viết “Tang cường công tác Trợ giúp pháp lý và Truyền thông pháp luật

cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc: Hiệu quả phụ thuộc cản bộ” của

2009 đã tập trung phân

tích thực trạng kết quả hoạt động Trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật ở khu

im (2006 - 2008) đã có nhiều khđược chú trọng song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu TGPL của đồng bào DTTS và mục

tác giả Huy Long, Công thông tin điện tử, Bộ Tư pháp, s

vực Tây Bắc trong 3 t lượng ngày cảng,

tiêu xóa nghèo về pháp luật cho đồng bao tỉnh Tây Bắc Hoạt động TGPL lưu độngchưa đến được các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, người dân vẫn chưa được tiếp

cận các thông tin pháp luật cũng như quyền được TGPL của mình Nguyên nhân

là cơ sở

do số lượng và trình độ cán bộ tư pháp các tỉnh vùng Tây Bắc, nh: - nơi

trực tiếp giải quyết các công việc tư pháp nói chung, TGPL nói riêng còn rất hạn

chế Đặc biệt là số cán bộ có trình độ trên đại học hay chưa được đào tạo chuyênmôn về luật chiếm tỷ lệ cao, số cán bộ biết tiếng dân tộc và là người dân tộc tuy

nhiều ở cấp xã nhưng còn đến 20% chưa đảm bảo yêu cau này Trong khi đó, cán

bộ miễn xuôi lên công tác không yên tâm gắn bó lâu dài do chế độ chính sách thuhút nguồn nhân lực chưa tương xứng với thực tế Từ đó, tác giả đã đề ra một số giảipháp thực hiện hiệu quả công tác TGPL và truyền thông pháp luật cho đồng bào các

dân tộc vùng Tây Bắc.

Trong bài viết “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số ”của Đoàn Thị Phượng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2019, tác giả tập trung phân

tích đánh giá thực trạng TGPL cho đồng bảo IDTTS, thành tựu đạt được và những

hạn chế của công tác này tại các địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmtăng cường TGPL cho cho đồng bào DTTS

Trong bài viết “Nang cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dântộc thiểu số ở Tây Bắc” của Thạc sỹ Bài Huy Toàn, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật, số

Trang 33

256/2020, tác giả tập trung phân tích, đánh giá việc nâng cao chat lượng hoạt động TGPL

cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc đang là yêu cầu, là trăn trở của những người làmcông tác quản lý nhà nước Để phát huy được vai trò tích cực của công tác TGPL cho

đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc cần xác định một hệ thống toàn diện, không chi đáp

ứng yêu cầu cấp bách mà còn đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài Tác giả đã chỉ ra hệthống các giải pháp vừa mang tính hệ thống vừa mang tính thực tiễn

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích, đánh giá được một số khía

cạnh của thực trạng TGPL cho nhóm đối tượng đặc thù (người nghèo, người DTTS,

người có công với cách mạng ) như: chính sách TGPL, người thực hiện TGPL,

người được TGPL Những vấn dé như đặc thù về chủ thé, nội dung, hình thức cho người dân các DTTS khu vực Tây Bắc; thực trạng chủ thể, nội dung, hình

TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bi

một cách toàn diện, vì vậy chưa có điều kiện nhận diện nguyên nhân của những

thành tựu cũng như hạn chế của thực trạng đó

Qua việc nghiên cứu các công trình này, tác gid rút được những luận gi

cách tiếp cận, kinh nghiệm thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài của mình Chẳnghạn, đánh giá thực trạng phải đánh giá toàn diện ca vẻ chủ thé, nội dung, hình thức,

trình tự, thủ tục, kinh phí, nhận diện nguyên nhân Có công trình chỉ rõ nguyên

nhân thuận lợi, khó khăn hạn chế thực hiện TGPL cho người nghèo, đồng bàoDTTS, đây là những thuận lợi lớn cho tác giả khi nghiên cứu đề tài luận án này.Ngược lai, các công trình chi dé cập một cách chung chung về chủ thé thực hiện,đối tượng thụ hưởng TGPL, giải pháp thực hiện, nguồn lực bảo đảm, đó lại là khó

khăn cho tác giả khi nghiên cứu dé tài nay

Có thể nói, nghiên cứu về thực trạng TGPL cho đồng bào dân tộc ở khu vực TâyBắc Việt Nam còn là “vùng trống” trong nghiên cứu luật học Đây vừa là cơ hội nhưng

cũng là thách thức cho những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu nay.

1.1.3 Tông quan tình hình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu

qua trợ giúp pháp Ip cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam

Do còn thiếu các nghiên cứu về thực trạng TGPL cho đồng bào DTTS khu

vực Tây Bắc Việt Nam nên số lượng các nghiên cứu về quan điểm, giải pháp nângcao hiệu quả TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc Việt Nam cũng không

Trang 34

nhiều, chủ yếu xuất hiện trong một số luận văn thạc sĩ và một số bài viết tạp chí, có

thé ké đến như:

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và

pháp luật của tác giả Trịnh Thị Thùy Anh, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia

Ha Nội, năm 2012, với đề tài: “7rợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số trêndia bàn tinh Thanh Hóa” là một trong những công trình nghiên cứu hiếm hoi vềnhóm đối tượng được TGPL cụ thé là “đồng bào DTTS” Tuy luậ

nghiên cứu chỉ trong phạm vi một tỉnh, nhưng về đối tượng nghiên cứu cùng với

ăn chỉ giới hạn

nhóm đối tượng nghiên cứu của dé tài này Vì vay, đây sẽ là nguôn tài liệu quý báu

để người viết đối chiếu, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa người DTTS tạiThanh Hóa với phạm vi rộng hơn là khu vực Tây Bac

Luận văn Thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Bùi Huy Toàn, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014, với đề

động trợ giúp pháp lý ở tinh Sơn La” đã tập trung phân tích cơ sở lý luận về khái

i: *Đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt

niệm, vai trò tô chức TGPL, pháp luật về TGPL làm cơ sở xây dựng khái niệm, vaitrò của đôi mới tổ chức và hoạt động TGPL, mô hình tổ chức và nội dung hoạt động

về TGPL, những yêu cầu và TGPL, đồng thời xác địnhvai trò và nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động TGPL ở tinh Sơn La Phân tích,

lều kiện bảo đảm thực

đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động TGPL ở Sơn La Xuất phát từ các yêu cầukhách quan, những quan điểm, để xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi trênthực tế nhằm bảo đảm thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động TGPL ở tỉnh Sơn La

Bài viết *?rợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số - Thực trạng và giải

pháp” của tác giả Lê Thị Luyến, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, sốchuyên để 8/2008 tập trung phân tích thực trạng TGPL cho đồng bào DTTS, đánh

giá những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế, từ đó dé xuất một số giải

pháp nhằm tăng cường TGPL cho cho déng bao DTTS

Trong bài viế "Một sé giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ trợ giúp pháp1ý cho đồng bào dân tộc thiểu sổ” của tác giả Đặng Thị Loan đăng trên Tạp chi Dânchủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên dé 10/2009, tác giả đưa ra thực trangTGPL cho đồng bào DITS, kết quả đạt được và tồn tại hạn chế trong công tác này

Trang 35

27sau gin 03 năm thực hiện Luật TGPL, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp nang

cao chất lượng dịch vụ TGPL cho đồng bào DTTS

Bài viết “Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp ly”

của tác giả Lê Thị Thu Hà, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đẻ 1/2018 đã

tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về TGPL, làm giàu

ố ig TGPL dé xuất được một số giảicụ thể về thực trạng xã hội hóa hoạt độ

pháp nhằm diy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý trên cả nước

Bài viết “M6t số giải pháp phát huy hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trong

16 tụng" của tác giả Nguyễn Thị Ngọc, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề

5/2018 đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác TGPL trong tố tụng Xuất phát từ các

yêu cầu khách quan, những quan điểm, đề xuất một số giải pháp cụ thé có tinh khả thitrên thực tế nhằm bảo đảm phát huy hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trong tổ tụng.Bài viết “Tang cường trợ giúp pháp lý cho đằng bào đân tộc thiểu số” của tácgiả Doàn Thị Phượng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2019 đã phân tích đánh giáthực trạng TGPL cho đồng bào DTTS, thành tựu đạt được và những hạn chế củacông tác này tại các địa phương, từ đó dé xuất một số giải pháp nhằm tăng cường

TGPL cho cho đồng bào DTTS

Bài viết “Nang cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp l cho đồng bào dan tộcthiểu số ở Tây Bắc” của tác giả Bùi Huy Toàn, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tưpháp,

khu vực Tây Bắc trong 20 năm qua và khẳng định đây là một trong những chính

số chuyên đề 6/2020 tập trung phân tích vai trò vị trí của công tác TGPL của

sách trong nhóm các chính sách an sinh nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp

chính quyền và người dân Để phát huy được vai trò tích cực của công tác TGPL

cho đồng bào DTTS khu vực

các giải pháp vừa mang tính hệ thống vừa mang tính thực tiễn

1.2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và cácnghiên cứu tiếp theo

ây Bắc, tác giả gợi ý cho các địa phương hệ thống

Những thành tựu được kế thừa, sử dung trong luận án từ các công

án phát từ mục đích nghiên cứu, các công trình nghiên cứu được tác giả

kê trên đây đã đạt được những mục tiêu nhất định ma dé tài đặt ra Những kết quả

Trang 36

nghiên cứu của các đề tài, các cuốn sách, luật

những cơ sở quan trọng và hữu ich dé tác giả có thể tham khảo và kế thừa, sử dụngtrong quá trình hoàn thiện để tài luận án của mình Cụ thể:

VỀ mặt lý luận: Các công trình đã xây dựng khái niệm TGPL với những cách

tiếp cận khác nhau; luận giải được những vấn dé như chủ thể, nội dung, hình thức,nguyên tắc, vai trò TGPL nói chung Trong đó, các công trình nghiên cứu trong vàngoài nước đều khăng định bản chất của hoạt động TGPL là việc nhà nước cung cấpdịch vụ công miễn phí cho các đối tượng xã hội nhất định, hoạt động này thẻ hiện

bản chất của nhà nước và chế độ, đồng thời cũng là một nội dung trong việc thực

hiện chức năng xã hội của nhà nước Về chủ thể TGPL, các công trình nghiên cứuđều xác định nhà nước không trực tiếp đứng ra trợ giúp cho đối tượng nhưng nhà

nước có thẻ thành lập các trung tâm TGPL nhà nước hoặc cơ quan có thâm quyền

của nhà nước tổ chức ký hợp đồng với các thiết chế xã hội khác dé TGPL cho đốitượng Về hình thức TGPL, các công trình nghiên cứu đều xác định có ba hình thức

chủ yếu là tư vấn, tham gia tố tụng và đại diện cho đối tượng trong các quan hệ

pháp luật Những thành tựu nghiên cứu này được tác giả luận án kế thừa, phát tri

để đi sâu nghiên cứu đối tượng của mình

Về mặt thực tiên: Những nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển chếđịnh TGPL nói chung được tác giả luận án tham chiếu trong vi

quy định đặc thù hoạt động TGPL cho DITS vùng Tây Bắc Kết quả thực trang

hoạt động TGPL cho người được TGPL nói chung Những đánh giá, bình luận,

phân tích về thực trạng hoạt động TGPL tai các địa phương trong ca nước cũng như

nghiên cứu những

TGPL cho các đối tượng đặc thù được tác giả luận án này sử dụng như một tham

chiếu để nghiên cứu TGPL cho một nhóm đối tượng cụ thể trên một khu vực địa lý

cụ thể là người đân các DTTS trên địa bàn khu vực Tây Bắc, nhất là việc luận giải

nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế; những bải học kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút

VỀ quan điểm, giải pháp: Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng,

xác định nguyên nhân, các công trình nghiên cứu đã dé xuất quan điểm, giải pháp

hoàn thiện pháp luật về TGPL, nâng cao chất lượng, hig quả TGPL Các quan

điểm, giải pháp mà các công trình đã dé cập cũng được tham chiếu dé tác giả luận

Trang 37

án này nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL cho

người dân các DTTS khu vực Tây Bắc Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các côngtrình nghiên cứu đã dé cập hoặc là giải pháp nâng cao chất lượng TGPL hoặc quan

điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả TGPL nói chung Vì vậy, những thành tựu

nghiên cứu đã đạt được chỉ được sử dụng như những gợi ý để tác giả để xuất quanđiểm, giải pháp trong chương 4 của luận án

Về phương pháp nghiên cứu, có thể nói các công trình nghiên cứu đều sử

ác

dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa

giả luận án này kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng nêu trên dé

tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án này

1.2.2 Những vẫn dé dat ra can tiếp tục nghiên cứu, giải quyết

Do không tiếp cận từ đặc thù về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội khu vực

Tây Bắc, nhất là điều kiện kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS khu vực này, vì vay,chưa có công trình nào dé cập những đặc thù trong TGPL cho đồng bào DTTS khuvực Tây Bắc về chủ thé, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tỉ

phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc Chính vì vậy, chưa có cơ sở đánh giá thực trạng, nhận diện những thành tựu, hạn chế,chi ra những nguyên nhân của thực trang TGPL cho đồng bao DITS khu vực Tây Bi

¡ chưa

Vi vậy, luận án này cần nghiên cứu, làm sáng tỏ những van dé

~ Những đặc điểm đặc thù trong hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vựcTây Bắc nói chung

u day:

~ Sự cần thiết của hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc.

-Chu thể, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc TGPL cho đồng

bào DTTS khu vực Tây Bắc

~ Những yếu tố ảnh hưởng, những đảm bảo cho hoạt động TGPL cho đồng

bào DTTS khu vực Tây Bắc

- Những thành tựu, hạn chế trong hoạt động TGPL cho đồng bio DTTS khu

vực Tây Bắc thời gian gần đây, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế đó

~ Quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cho đồng bào

DTTS khu vực Tây Bắc trong thời gian tới

Trang 38

1.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc Việt Nam có sự khácbiệt so với TGPL cho người Kinh sinh sống trên địa bản khu vực Tây Bắc, cũngnhư có sự khác biệt so với TGPL cho đồng bào DTTS sinh sống trên các địa bàn

khác trên cả nước về chủ thẻ, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc Vì

vậy, cần thiết phải có các quy định pháp luật phù hợp cũng như có sự lựa chọn, xácđịnh chủ thể tiến hành, nội dung, hình thức phù hgp ; có như vậy hoạt động TGPLcho những đối tượng này mới đạt hiệu quả cao nhất

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Từ giả thuyết nêu trên, người viết đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cần tìm ra câutrả lời trong công trình nghiên cứu của mình, cụ thể như sau:

(1) Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc có những đặc thù

gì so với TGPL cho người Kinh ở Tây Bac, cũng như cho người DTTS sống ở các.khu vực khác về chủ thé, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành?

(3) Thực trạng TGPL cho đồng bao DTTS khu vực Tây Bắc hiện nay như thénào; nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó là

TGPL cho đồng bà

quán triệt các quan điểm nào? Những giải pháp để phát huy kết quả tích cực, loạitrừ, giảm thiểu những hạn chế yếu kém trong hoạt động TGPL cho đồng bào DTTS

(4) Dé nâng cao hiệu qu: DTTS khu vực Tây Bắc, cần

Tây Bắc thời gian tới là gì?

Trang 39

31 Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ HOẠT DONG TRỢ GIÚP PHÁP LÝCHO DONG BAO DÂN TỘC THIẾU SỐ KHU VỰC TÂY BAC

VIET NAM HIEN NAY

1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc và hoạt động trợ giúp

số khu vực Tây Bắc Việt Nampháp lý cho đồng bào dân tộc thié

1

Tiểu vùng Tây Bắc (sau đây gọi tat là T:

Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc Việt Nam

Bắc) là vùng miễn núi phi của

miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, là một trong

3 khu vực đặc biệt khó khăn trên cả nước (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ)

Tây Bắc theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miềnnúi phía Bắc đến năm 2020 bao gồm 06 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai

Châu, Lào Cai, Yên Bái Vị trí địa lý của vùng khá đặc biệt, phía Bắc giáp Trung

Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào, phía Đông giáp khu vực Đông Bắc, phía Namgiáp Bắc Trung Bộ Tổng diện tích toàn vùng khoảng 60.625,9 km”, chiếm hơn

15,26% diện tích tự nhiên của cả nước.

Khu vực Tây Bắc với địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi cao, là khu vựcđược chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam với các núi cao, các thung lũng

sâu hay các hẻm vực, các ting cao nguyên đá vôi, đặc biệt là dãy Hoang Liên Sơn

với nhiều đỉnh núi cao trên 2500m, đặc biệt có đỉnh Fansipan cao nhất Đông

Dương, với độ cao 3143m Khí hậu vùng là nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa

với chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gâynên khô nóng, hạn han, sương muối Tay ắc là vùng giàu tài nguyên khoáng sản

bậc nhất nước ta, với tài nguyên khoáng sản khá phong phú, bao gồm nhiều loại

như: than, sắt, thiếc, sơn màu, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gachchịu lửa; trong đó có một số mỏ có trữ lượng đáng ké như đồng - Niken tại Sơn La;

đất hiếm tại Lai Châu; sắt tại Yên Bái; đồng - vàng- Apatit tại Lào Cai: nước

khoáng tai Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu), Mường La, Bắc

'Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La) Với địa hình phức tạp nên giao thông của ving

Trang 40

còn nhiều khó khăn, trong đó, giao thông giữa các trung tâm tinh ly với các huyện,

các xã trong tỉnh còn khó khăn hơn nhiều; đường liên thôn, liên bản, liên xã vẫn làđường mòn, đi bộ, đi ngựa là chủ yếu Mặc dù đã được cải thiện nhiều hơn so với

trước đây, tuy nhiên, việc đi lại, vận chuyền hàng hóa còn rất khó khăn, chỉ phí cao,

mất thời gian Tài nguyên du lich của vùng phong phú, đa dang và nỗi bat cả về tựnhiên và nhân văn, điển hình như: Khu du lịch Sa Pa (Lao Cai), Mai Châu (HòaBinh), Mộc Châu (Son La); khu nghỉ dưỡng du lịch suối khoáng Kim Béi (HòaBình), Ngọc Chiến - Mường La (Sơn La), ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên

cả vùng có 15 khu bảo tôn tự nhiên, 3 vườn quý và 8 khu rừng văn hóa

sử - môi trường với những danh lam thắng cảnh hồ Thác Ba, lòng hd Sông Đà, Thác.Bạc; di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như di tích lịch sử Điện Biên

Phủ Khu vực Tây Bắc có những thé mạnh trong phát triển ngành du lịch sinh thái,

khí hậu, lợi thé đất dai, sự da dạng sinh học, khu vực Tây Bắc có nhiều lợi thé về

phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản,

phát triển dược liệu Ngoài ra, các hồ nước, các sông, suối và nguồn nước dòi dào

là tiềm năng của ngành thuỷ điện phát triển, đây là tiềm năng, thé mạnh của TâyBắc Đặc biệt, các dân tộc nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời vớinhiều lễ hội truyền thống độc đáo như hội Lồng Tổng, hội Gầu Tào, Hội XuốngĐồng, Hội Xòe

lượn cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn

¡ các điệu múa đặc sắc như múa khèn, múa sạp, hát then, hát

Theo báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số toàn vùng Tây

Bac khoảng có khoảng 4.643.000 người chiếm khoảng 4,66% dân số cả nước; mật

độ dân số trung bình toàn vùng khoảng 102 người/kmỶ, thấp nhất ca nước, trong đó,Hòa Bình 184 người/km”; Yên Bái 118 người/kmỶ, Lào Cai 111 người/km”, Sơn La

88 người/km”; Điện Biên 60 người/km”; Lai Châu 50 người/kmỶ, dân cư phân bố

chủ yếu ở khu vực nông thôn, địa hình hết sức khó khăn, phức tạp Cơ cấu dân tộc.vùng Tây Bắc rất đa dạng, đây là vùng có cơ cấu dân số là người DTTS lớn nhất

toàn

toàn quốc Hiện vùng Tây Bắc có 23 DTTS sinh sống chiếm 79.2% dân

vùng, dân tộc Kinh chỉ: 21.8% Tây Bắc vẫn là “ving tring” trong phát triển và là

“lõi nghèo” của cả nước, liên kết vùng còn yếu Khoảng cách về trình độ phát triển

Ngày đăng: 11/07/2024, 22:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2022 - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Bảng 2.2. Số lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2022 (Trang 104)
Bảng 2.4. Số người được trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS khu vực Tây - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Bảng 2.4. Số người được trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS khu vực Tây (Trang 115)
Hình sự | S#-hộ hành chính Khác - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Hình s ự | S#-hộ hành chính Khác (Trang 123)
Bảng 2.6. Số lượt người yêu cầu trợ giúp pháp lý (giai đoạn 2017-2021) - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Bảng 2.6. Số lượt người yêu cầu trợ giúp pháp lý (giai đoạn 2017-2021) (Trang 124)
Bảng 2.10. Số vụ việc liên quan đến đối tượng trợ giúp pháp lý nhưng không. - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Bảng 2.10. Số vụ việc liên quan đến đối tượng trợ giúp pháp lý nhưng không (Trang 127)
Bảng điểm thạc sĩ, Bảng điểm các học phần ở trình độ tiền sĩ, chứng chỉ ngoại ngữ của NCS và các điều kiện cần thiết để NCS được bảo vệ luận án. - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
ng điểm thạc sĩ, Bảng điểm các học phần ở trình độ tiền sĩ, chứng chỉ ngoại ngữ của NCS và các điều kiện cần thiết để NCS được bảo vệ luận án (Trang 182)
Hình nghiên cứu, tránh trùng lặp trong quá trình đánh giá. - Luận án tiến sĩ Luật học: Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Hình nghi ên cứu, tránh trùng lặp trong quá trình đánh giá (Trang 197)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN