1)Khái quát về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me (thuộc Ngữ hệ Nam Á - tập trung vào 4 tộc người: Cơ Tu; Giẻ Triêng; Xơ Đăng; Rơ Măm) 1.1.Đặc điểm dân số học tộc người thuộc ngôn ngữ Môn-Khơ me tại Việt Nam - tập trung vào 4 tộc người - Người Cơ Tu: Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Cơ-tu: 74.173 người; dân số nam: 37.096 người; dân số nữ: 37.077 người; quy mô hộ: 3.8 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88.2%.[ (2019), Ủy ban Dân tộc & Tổng cục thống kê, Sách “Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019”, NXB Thống kê.] - Người Gié Triêng: Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Giẻ Triêng: 63.322 người; dân số nam: 31.152 người; dân số nữ: 32.170 người; quy mô hộ: 3.8 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 91.1%.[ Như (1)] - Người Xơ Đăng: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Xơ Đăng tại Việt Nam có dân số là 212.277 người, trong đó có 104.513 nam và 107.764 nữ. Quy mô trung bình của mỗi hộ gia đình là 4,3 người. Tỉ lệ dân số sống ở vùng nông thôn là 93,7%. - Người Rơ Măm: Theo số liệu từ Điều tra 53 dân tộc thiểu số vào ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của người Rơ Măm là 639 người. Trong đó, dân số nam là 317 người và dân số nữ là 322 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn là 88,4%.
Trang 1PHỤ LỤC ẢNH
Ảnh 1: Người Cơ tu
Ảnh 2: Người Gié triêng
Ảnh 3: Người Xơ đăng
Ảnh 4: Người Rơ măm
Ảnh 5: Mô hình nhà Gươl tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Ảnh 6: Nhà Gươl
Ảnh 7: Tòa Trống đồng nhìn từ bên ngoài
Ảnh 8: Sơ đồ Tòa Trống đồng - Tầng 2
Trang 2ĐỀ BÀI: Trình bày đặc trưng văn hóa các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ
me (thuộc ngữ hệ Nam Á), tập trung vào 4 tộc người (Cơ tu; Giẻ triêng; Xơ đăng; Rơmăm) Mô tả dân tộc học không gian nhà Gươil của người Cơtu (qua tài liệu)
1) Khái quát về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me (thuộc Ngữ hệ Nam Á - tập trung vào 4 tộc người: Cơ Tu; Giẻ Triêng; Xơ Đăng; Rơ Măm)
1.1 Đặc điểm dân số học tộc người thuộc ngôn ngữ MônKhơ me tại Việt Nam tập trung vào 4 tộc người
Người Cơ Tu: Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số
người Cơ-tu: 74.173 người; dân số nam: 37.096 người; dân số nữ: 37.077 người; quy
mô hộ: 3.8 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88.2%.1
Người Cơ tu - Nguồn: Báo điện tử Nhân dân2
- Người Gié Triêng: Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng
dân số người Giẻ Triêng: 63.322 người; dân số nam: 31.152 người; dân số nữ: 32.170người; quy mô hộ: 3.8 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 91.1%.3
1 (2019), Ủy ban Dân tộc & Tổng cục thống kê, Sách “Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019”, NXB Thống kê.
2
Nguồn: https://nhandan.vn/dan-toc-co-tu-post723928.html
3 Như (1)
Trang 3Người Gié triêng- Nguồn: Báo điện tử Nhân dân4
- Người Xơ Đăng: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Xơ
Đăng tại Việt Nam có dân số là 212.277 người, trong đó có 104.513 nam và 107.764
nữ Quy mô trung bình của mỗi hộ gia đình là 4,3 người Tỉ lệ dân số sống ở vùngnông thôn là 93,7%
Người Xơ đăng- Nguồn: Báo điện tử Nhân dân5
4
Nguồn: https://nhandan.vn/dan-toc-gie-trieng-post723929.html
5 Nguồn: https://nhandan.vn/dan-toc-xo-dang-post723896.html
Trang 4- Người Rơ Măm: Theo số liệu từ Điều tra 53 dân tộc thiểu số vào ngày 1
tháng 4 năm 2019, dân số của người Rơ Măm là 639 người Trong đó, dân số nam là
317 người và dân số nữ là 322 người Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn là88,4%
Người Rơ măm- Nguồn: Báo điện tử Nhân dân6
1.2 Quá trình lịch sử nhóm tộc người thuộc ngôn ngữ Môn-Khơ me tại Việt Nam
- tập trung vào 4 tộc người
Tộc người này có các nhóm được phân biệt theo địa vực cư trú như người vùngcao (Cơ-tu Đriu), người vùng trung (Cơ-tu Cha Lâu) và người vùng thấp (Cơ-tu Nal).Người Cơ Tu có các dòng họ, tộc họ như: dòng họ Ca bhu, tô Hiêng; dòng họ Cơ Lâu;
6 Nguồn: https://nhandan.vn/dan-toc-ro-mam-post723946.html
Trang 5dòng họ Ria; dòng họ Pơloong… Mỗi dòng họ, tộc họ đều có một sự tích, câu chuyện
cổ hình thành nên tên gọi của dòng họ, tộc họ của mình Cụ thể:
- Truyền thuyết người Cơ Tu huyện Đông Giang, Tây Giang ở những người
mang họ Hiêng kể lại rằng tổ tiên họ vào thời xa xưa bị ong đốt trong một mùa rẫy thấtbát phải bỏ chạy vào phương Nam tìm đất mới sinh cơ lập nghiệp (du canh du cư); nhớchuyện xưa ấy dân làng tự đặt mình là Ca bhu, tô Hiêng - nghĩa là dòng họ “con ong”
- Dòng họ Cơ Lâu lại bắt nguồn từ câu chuyện cổ vì con trâu của mình chết,quá thương tiếc con vật quý giá nên người chủ con trâu đã khóc lóc thảm thiết; từchuyện khóc con trâu chết nên có dòng họ Cơ Lâu-dòng họ “khóc”
- Dòng họ Ria ra đời bởi từ một câu chuyện cổ tích một chàng trai trong cuộcthi tài đã đi qua dòng suối không bị ướt vì chàng trai đã đào đường ngầm bên dướidòng suối để đi qua và đã thắng cuộc thi, dân làng nói nó như “cái rễ cây” trong đất,
nó là Ria - rễ cây; chàng trai đó lấy họ Ria truyền mãi cho đến sau này
- Lại có cội nguồn một dòng họ từ câu chuyện tình yêu, chuyện vợ chồng đó làdòng họ Pơloong - dòng họ “Trôi” Người già kể lại rằng, có một chàng trai khi đi rẫy
về, đến con suối ngoài làng rửa ráy, hái một trái ươi thả xuống dòng suối, trái ươi trôixuống bám vào chân một cô gái trong nhiều cô gái cũng đang rửa ráy phía dưới dòngsuối, cô gái ném đi nhưng trái ươi cứ bám vào chân, tức mình cô gái ăn trái ươi Sau
đó tự nhiên cô có mang và sinh ra một bé trai, dân làng bất bình vì không có chồng màlại có con, đem ra xử theo luật tục và khi ấy thì đứa con chạy đến chàng trai đã thả tráiươi trôi trên dòng suối năm xưa và nói rằng đây là cha tôi, nhờ trái ươi trôi trên dòngsuối nên mẹ đã sinh ra tôi; già làng gọi nó là Pơloong- là “Trôi”; từ đó có dòng họPơloong
b Người Giẻ triêng
Người Giẻ-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn NgọcLinh và cư trú chủ yếu tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Ngoài tên gọi Giẻ Triêng,dân tộc này còn được gọi bằng những tên khác như Ca-tang, Đoàn, Xóp, Brila (ởhuyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) và Mơnoong hay Pơnoong (ở tỉnh Quảng Nam).Dân tộc Giẻ Triêng bao gồm nhiều nhóm địa phương như Giẻ (Gié), Triêng, Ve,Bhnoong… hợp thành một cộng đồng dân tộc đa dạng…
c Người Xơ đăng
Trang 6Dân tộc Xơ-đăng, còn được gọi là Xơ Đeng, Ca Dong, Cà Dong, Tơ-dra,Hđang, Mơ-nâm, Ha Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan, có một lịch sử sinh sốnglâu đời tại vùng Bắc Tây Nguyên Trong khoảng thời gian từ năm 1855 đến 1885, khingười Pháp củng cố chính quyền ở Đông Dương và khi các bộ lạc miền núi đang trảiqua tình trạng hỗn loạn, người Xơ-đăng đã mở rộng lãnh thổ sinh sống của họ sang các
bộ lạc láng giềng
d Người Rơ măm
Dân tộc Rơ Măm là một trong những dân tộc hiếm người ở Việt Nam Họthường sinh sống tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum Dân tộc RơMăm được xếp vào 54 dân tộc đặc biệt của Việt Nam HỌ sinh sống ở khu vực này từrất lâu đời Vào đầu thế kỷ XX, dân số của tộc người này khá đông, phân bố trong 12làng và sống chung với người thuộc dân tộc Gia Lai Tuy nhiên, hiện nay, họ chỉ tậptrung sinh sống trong một làng duy nhất
1.3 Các đặc trưng văn hóa nổi bật nhất của mỗi tộc người trong nhóm ngôn ngữ
Môn-Khơ me - tập trung vào 4 tộc người
a Người Cơ tu
- Thiết chế xã hội truyền thống: Người Cơ-tu sinh sống tập trung thành từng
cộng đồng ven nguồn nước gọi là vell (làng); trong đó quan hệ cộng đồng dân làng kháchặt chẽ Họ thực hiện chế độ tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là "già làng" Mỗilàng gồm vài chục nóc nhà bao quanh nhà Gươl - trung tâm hành chính-văn hóa-xã hộicủa tộc người này Dân tộc Cơ-tu thực hiện chế độ phụ hệ nên người đàn ông thườngđóng vai trò rất lớn
- Nhà ở: Người Cơ-tu ở nhà sàn Trong một nhà sàn có nhiều cặp vợ chồng là
anh em trai với nhau và con cái của họ cùng sinh sống Mỗi làng có một ngôi nhàchung gọi là Gươl, cao lớn và đẹp nhất Ðó là nơi hội họp và sinh hoạt công đồng
- Hoạt động sản xuất: Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và
dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, tuốt lúa bằng tay Rẫy đacanh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp.Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà Song, nguồnthực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại Nghề thủcông chỉ có dệt vải và làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt -
Trang 7Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thức trao đổivật đến nay vẫn thông dụng.
- Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Cơ-tu tin rằng mọi sự vật, hiện tượng đều mang
tính siêu nhiên, có sự can thiệp của thần linh và tín ngưỡng này đã chi phối hầu hếtmọi mặt trong đời sống của họ, từ những việc lớn như dựng nhà, chọn nương, cướihỏi, tang ma cho đến những việc nhỏ như thu hoạch, làm rẫy, săn bắn, bởi vậy họ cónhiều lễ cúng tế Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thìdùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia cao nhất dùng máu người Theo người Cờ
Tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan trọng đặc biệt Làng có thể cóvật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa
- Ăn: Lương thực chính của người Cơ-tu là gạo, sắn và ngô Người Cơ Tu
thường ngày ăn cơm tẻ, vào dịp lễ hội họ sẽ thổi cơm nếp và có thóiquen ăn bốc Họcũng thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre và uống rượu tà-vạk v.v Rượu tà-vạk là loại đồ uống đặc trưng của đồng bào Cơ-tu, không thể thiếu trong các dịp lễ hội
Họ hút thuốc lá bằng tẩu
- Mặc: Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa
văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cườm trắng Ðàn ông quấn khố, thường ở trần.Ðàn bà mặc váy ống Nếu váy dài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì thân trênmặc áo không ống tay; ngày lễ hội có thêm thắt lưng nền trắng mộc Loại vải tấm lớndùng để choàng, quấn và đắp
- Cưới xin: Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới Việc lấy
vợ phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giảthường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu, vợgoá lấy anh hoặc em chồng quá cố Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà A đã gả congái cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A Trước kia những ngườigiàu thích tổ chức "cướp vợ"
- Sinh đẻ: Người phụ nữ đẻ trong chòi dựng sau nhà hoặc đẻ ngay cạnh bếp lửa
trong nhà, có vài người phụ nữ khác giúp Nhau thai sẽ bỏ vào vỏ bầu hoặc gói bằngvải, lá chuối chôn ở phía sau nhà Sau 3 - 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có thể đi làm.Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé
- Ma chay: Quan tài độc mộc bằng loại gỗ tốt được chôn kín hoặc không lấp
đất Nhà khá giả thì giữ tử thi dài ngày hơn, đám ma có mổ trâu, nhà mồ làm bằng gỗ
Trang 8đẹp, cầu kỳ, có nhiều hình trang trí đẽo tạc và vẽ Người Cờ Tu có tục "dồn mồ" Sau
ít năm mai táng, khi tang gia đã chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, phải tập trung hài cốtcủa tang gia trong làng cùng tiến hành một ngày
- Nhạc cụ: Nhạc cụ thường thấy của người Cơ-tu là bộ chiêng 3 chiếc, cồng 1
chiếc, trống, sáo, đàn, nhị
- Giáo dục: Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ
15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 75.4%, tỷ lệ người đi học chung cấptiểu học 100.2%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 92.5%, tỷ lệ người đihọc chung cấp trung học phổ thông là 70.6%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 9.9%.7
- Lễ tết: Dân tộc Cơ-tu còn bảo lưu nhiều lễ hội liên quan đến tập quán canh tác
nương rẫy, nghi lễ vòng đời người, lễ hội cộng đồng Trong đó, lớn hơn cả là lễ đâm,
lễ "dồn mồ" Đồng bào ăn tết theo làng, vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch,sau mùa tuốt lúa
b Người Gié triêng
- Thiết chế xã hội truyền thống: Người Giẻ Triêng quần cư theo làng Đứng
đầu làng là chủ làng - còn gọi là Già làng, là người am hiểu các phong tục, tập quán và
có uy tín cao nhất đối với dân làng, và cũng là người ra quyết định cuối cùng trong cáccuộc họp của làng Ngoài Già làng ra, trong làng còn có Hội đồng già làng gồm nhữngngười chủ và lớn tuổi của các gia đình và người chỉ huy quân sự Trong mỗi làng củangười Giẻ Triêng bắt buộc phải có một lò rèn và một chiếc búa công cộng Mỗi làng sẽbao gồm nhiều căn nhà - nơi sinh sống của các gia đình Gié Triêng, được bố trí dọctheo các con đường làng
- Hoạt động sản xuất: Họ làm rẫy là chính Xưa trồng nhiều lúa nếp, nay lúa tẻ
giữ vị trí chủ đạo Cách thức canh tác như ở các dân tộc miền núi khác trong vùng.Công cụ chủ yếu gồm rìu và dao quắm để phát, gậy đẽo nhọn đầu hoặc có mũi sắt đểchọc lỗ khi gieo Tất cả cây trồng đều ở rẫy, ngoài lúa còn có ngô, sắn, bo bo, kê,khoai lang, khoai môn, bầu bí, dưa, thuốc lá, bông, mía, chuối Vật nuôi phổ biến là
gà, lợn, chó, trâu, chỉ khi dùng vào việc cúng tế mới mổ thịt Nguồn thức ăn kiếmđược nhờ hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đóng vai trò quan trọng Người Giẻ-Triêng
có sở trường về đan lát, nghề dệt vải phát triển ở nhiều nơi, vùng Ðắc Pét có truyềnthống đãi vàng sa khoáng và làm đồ gốm ở trình độ chưa biết dùng bàn xoay và chưabiết xây lò nung Quan hệ hàng hoá trước kia dùng vật đổi vật, nay đã dùng tiền
7 (2022), “Dân tộc Cơ-tu”, Báo điện tử Nhân dân
Trang 9- Nhà ở: Người Giẻ Triêng ở trên các ngôi sàn dài, nhà sàn nhỏ Ngoài ra họ
còn có nhà công cộng/chung dành cho nam giới, nữ giới và nhà tạm cho phụ nữ sinh
đẻ Hiện nay, người Giẻ Triêng còn sử dụng nhà trệt dài hình chữ nhật hay hình trònbao quanh ngôi nhà công cộng ở giữa làng
- Trang phục: Nam giới Gié Triêng thường đóng khố, ở trần, để tóc dài hoặc
ngắn Vào mùa lạnh, họ khoác thêm tấm áo choàng bằng vải dệt và đội khăn trắng.Phụ nữ Giẻ Triêng mặc nhiều loại váy khác nhau, với những tên gọi riêng, hoa vănkhác nhau và ý nghĩa khác nhau Cả nam và nữ người Giẻ Triêng đều thích đeo nhiềutrang sức Theo nếp cổ truyền, nam quấn khố, ở trần, trời lạnh thì choàng vải cho ấmngười; nữ mặc áo, quấn váy, có nơi dùng loại váy ống dài để che luôn cả thân trên, từngực trở xuống Phụ nữ ưa đeo nhiều trang sức: các loại vòng bạc, đồng, chuỗi cườm,đeo cổ, tay, chân, tai, phụ nữ các gia đình khá giả có cả hoa tai bằng ngà voi
- Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Giẻ Triêng theo tín ngưỡng đa thần, nhưng họ
chưa có khái niệm riêng biệt để phân biệt thần, thánh, ma quỷ Bên cạnh các hình thứctín ngưỡng nêu trên, dân tộc Gié Triêng còn có các hình thức ma thuật trong chữabệnh, hoạt động kinh tế , gắn liền với các nghi lễ và những “vật thiêng” Người taquan niệm có nhiều "thần linh" và mọi vật, cũng như con vật, con người đều có siêulinh ẩn trú Các vị thần nước, thần trời (đồng nhất với sấm sét), thần mặt trời, thần đất,thần làng, thần làng, thần lúa, thần đá, thần cây đa được người Giẻ-Triêng cầu cúng.Mỗi làng thường có vật "thiêng" như thứ bùa hộ mệnh, được cất giấu ở rừng và giữ bímật với người ngoài Dòng họ, gia đình cũng có vật "thiêng" để cầu mùa gắn với canhtác lúa Ma người chết cũng được coi là một thế lực chi phối đối với cuộc sống Liênquan đến thế giới siêu nhiên đó, có rất nhiều lễ thức tín ngưỡng theo tập tục
- Ăn: Người Giẻ Triêng chủ yếu ăn gạo tẻ, gạo nếp, ngô, khoai, sắn và các sản
phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm như chim, lợn rừng, nai, chồn, cà, bí Đồng bào trước có thói quen ăn bốc, nhưng nay chuyển sang dùng đũa, bát nhiều hơn.Nam nữ đều hút thuốc lá bằng tẩu.Mỗi ngày người Giẻ-Triêng ăn 3 bữa (sáng, trưa,tối) Họ ưa thích các món nướng đối với cá, thịt Canh cũng là món thường có trongcác bữa cơm Ðồ uống truyền thống là nước lã, rượu cần chế từ gạo, ngô, sắn, kê vàrượu chế từ nước một loại cây họ dừa mọc hoang trên rừng
- Cưới xin: Theo tục lệ người Giẻ Triêng, trẻ em trai khi đến hơn 10 tuổi bắt
đầu ngủ đêm tại nhà cộng đồng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ Các bậc cha mẹ đồng
Trang 10bào Giẻ Triêng tôn trọng sự lựa chọn hôn nhân của con cái.Việc cưới xin trải quanhiều bước, bao giờ cũng có lễ kết gắn cô dâu chú rể với nhau (thông qua việc họ đưacơm với gan gà cho nhau cùng ăn và uống chung bát rượu, hoặc có nơi họ trùm chungtấm chăn), và cô gái phải tự chuẩn bị 100 bó củi đẹp từ trước để đem đến nhà trai Nhàtrai thường tặng nhà gái đồ đan và nhận được của nhà gái những sản phẩm dệt Trướckia, đôi vợ chồng cư trú luân phiên mỗi bên vài năm.
- Sinh đẻ: Chồng phải làm lều ngoài rừng cho vợ đẻ Sản phụ tự lo một mình
trong sinh nở, sau 10 ngày mới được mang con về nhà Ðứa bé được coi là thành viêncủa gia đình sau khi đã tiến hành một nghi lễ cúng cho nó gia nhập vào cộng đồngnhững người thân thuộc trong nhà
- Ma chay: Phong tục ở các nhóm không hoàn toàn giống nhau Song nét
chung là quan tài đẽo độc mộc, có nơi tạc hình đầu trâu trên đầu Người chết được maitáng (có tài liệu viết xưa kia hỏa táng); nhà mồ dựng không cầu kỳ, có rào xung quanh.Những đồ vật đem ra mộ cho người chết nếu là chiêng, ché thì đều đập thủng hoặc vỡ.Nghi thức đoạn tuyệt với mộ người chết thường được tổ chức vào dịp đầu năm tạicạnh ngôi mộ
- Nhạc cụ: Nhạc cụ quan trọng nhất của người Giẻ Triêng là cồng chiêng Có
khi đồng bào đánh cồng chiêng tấu cùng với trống, với ống nứa Nguyên ống nứa cũng
là loại nhạc cụ phổ biến để thổi, vỗ, gõ ra âm thanh
- Giáo dục: Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ
15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 77.6%, tỷ lệ người đi học chung cấptiểu học 100.2%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 90.5%, tỷ lệ người đihọc chung cấp trung học phổ thông là 54.2%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 13.4%.8
- Lễ tết: Mỗi khi cúng bái, người Giẻ Triêng đều thực hiện việc hiến tế, mà
máu con vật hiến tế là quan trọng nhất Lễ quan trọng phải đâm trâu, và xa xưa có nơiphải cúng bằng máu người trong lễ thức đặc biệt liên quan đến thần lúa Trong chu kỳsản xuất hằng năm thường có lễ thức khi chọn đất rẫy, phát rẫy, gieo trỉa, khi hạn hayúng, khi mở đầu tuốt lúa, khi đưa lúa lên kho, khi được 100 gùi lúa trở lên và khi lấythóc lần đầu về ăn
c Người Xơ đăng
- Thiết chế xã hội truyền thống: Người Xơ-đăng sinh sống quần cư trong các
làng (plơi) Mỗi làng truyền thống bao gồm nhiều nhà dài, nơi nhiều thế hệ gia đình
8 (2022), “Dân tộc Giẻ Triêng”, Báo Điện tử Nhân dân
Trang 11người Xơ-đăng cùng sinh sống Trong làng, có một người được gọi là già làng, ngườinày là người điều hành các hoạt động chung trong làng và đại diện cho cộng đồng dânlàng Người dân trong một làng Xơ-đăng luôn đứng đầu trong việc giúp đỡ lẫn nhau.
Do đó, hiếm khi xảy ra trường hợp một người bị đói trong khi người khác trong làngvẫn có đủ thực phẩm
Ngoài ra, trong gia đình, người Xơ-đăng chia thành đại gia đình (On vêă), baogồm nhiều cặp vợ chồng và các thế hệ con cháu cùng chung huyết thống sống chungdưới một mái nhà dài Có cũng có tiểu gia đình (Kla on vêă), gồm 2-3 thế hệ cùngsống chung với nhau
- Nhà ở: Người Xơ Đăng truyền thống thường ở trong nhà sàn, và trước đây,
nhà của họ thường là nhà dài để cả đại gia đình sống chung với nhau Tuy nhiên, hiệnnay, hình thức tách riêng hộ gia đình riêng cũng đã trở nên phổ biến Vị trí xây dựngnhà trong làng thường được tuân theo các tập quán địa phương Có nơi nhà được xâyquanh nhà rông ở trung tâm làng, còn ở những nơi khác, các ngôi nhà được xây dựnghàng lớp ngang theo địa hình đất đai mà không có nhà rông Kỹ thuật xây dựng nhàcủa người Xơ Đăng chủ yếu sử dụng ngoàm và buộc dây Mỗi hàng cột chạy dọc nhàđược kết nối thành một vì cột, và mỗi ngôi nhà thường có hai vì cột Đây là phươngpháp truyền thống để xây dựng nhà sàn của người Xơ Đăng
- Hoạt động sản xuất: Người Xơ-đăng có một nền kinh tế dựa vào hoạt động
nông nghiệp và thủ công Trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng lúa nước là một hoạtđộng quan trọng và phổ biến trong cộng đồng Phương pháp canh tác thường làm đấtbằng cách lùa đàn trâu, sau đó sử dụng các công cụ thô sơ như gậy đẽo nhọn hoặc gậy
có lưỡi sắt để chọc lỗ và trổ hạt giống Việc làm cỏ được thực hiện bằng loại cuốc con
có cán lấy từ chạc cây và cái nạo có lưỡi bẻ cong về một bên Thu hoạch lúa thườngđược thực hiện bằng tay tuốt lúa Ngoài trồng lúa, người Xơ-đăng cũng trồng các loạicây như kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối và mía Ngoài hoạt động nôngnghiệp, người Xơ-đăng cũng có các nghề thủ công như dệt vải và rèn kim loại (đặcbiệt phát triển ở nhóm Tơ Ðrá) Một số người Xơ-đăng cũng đã biết sử dụng vàng sakhoáng Nghề đan lát cũng phát triển trong cộng đồng Hiện nay, đồng bào Xơ-đăngcũng đã sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi
- Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Xơ-đăng theo tín ngưỡng đa thần, tin rằng mọi
vật đều có linh hồn Họ tin vào thế giới thần linh và có quan niệm về ba loại hồn trong