đề cương môn nhân học đại cương ( ôn tập cuối kì) nhân học nghiên cứu về con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, với môi trường.....................................................................................................................................................
Trang 1NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
1 Chủng tộc là gì? Cơ sở để tiến hành phân loại các đại chủng.
2 Trình bày nguyên nhân và động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
3 Nêu đặc điểm của đại chủng Môngôlôit.
4 Nêu đặc điểm của đại chủng Nêgrô Ôxtralôit.
5 Nêu đặc điểm của đại chủng Ơrôpêôit.
6 Nêu các tiêu chí hình thành tộc người.
7 Nêu các tiêu chí phân biệt tộc người.
8 Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến tộc người
9 Quá trình tộc người là gì? Nêu hình thức cơ bản của quá trình tộc người.
10 Quá trình hòa hợp giữa các tộc người ở Việt Nam?
11 Trình bày vai trò/chức năng của dòng họ.
12 Hôn nhân là gì? Nêu các hình thức thái hôn nhân.
13 Trình bày vai trò, chức năng của hôn nhân.
14 Nêu khái niệm, vai trò và chức năng của gia đình.
15 Nêu vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tộc người
1 Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các đại chủng.
2 So sánh đặc điểm của 3 đại chủng.
3 Tác dụng của lửa tới sự tiến hóa của con người
Lúc đầu con người dùng lửa trong tự nhiên, sau đó chế tác lửa bằng cọ sát
Con người dùng lửa để nấu chín thức ăn Ăn thức ăn chín thường xuyên và lâu dài khiến răng nanh không cần phát triển, xương hàm không cần lớn và khỏe Cằm xuất hiện.
Bán cầu đại não không đổ về sau, nếp nhăn nhiều hơn Cải tiến công cụ lao động cho phù hợp yêu cầu kiếm ăn
Dây thanh quản hạ thấp, có khả năng phát ra tiếng nói có âm tiết
Khuôn mặt con người phẳng phiu hơn, u mày không còn nhô cao.
Dùng lửa để sưởi ấm góp phần cùng mặc quần áo làm lớp lông dày rụng đi
Phạm vi cư trú được mở rộng, nguồn thức ăn dồi dào hơn
Con người chi phối được tự nhiên và tách hẳn con người khỏi động vật
4 Vì sao ngôn ngữ là một trong những tiêu chí để hình thành và phân biệt tộc người?
5 Vì sao lãnh thổ tộc người là một trong những tiêu chí để hình thành và là nhân tố tác động đến tộc người?
6 Vì sao nội hôn đồng tộc là nhân tố tác động đến tộc người?
7 So sánh Bộc lạc và Bộ tộc.
8 So sánh Bộ tộc và Dân tộc
9 So sánh quá trình hòa hợp và quá trình đồng hóa.
10 Phân biệt cố kết, hòa hợp và đồng hóa trong quá trình tộc người.
11 Vì sao ý thức tự giác là tiêu chí quan trọng nhất để tộc người tồn tại?
12 Trong các quá trình tộc người ở Việt Nam, quá trình nào là bao trùm? Tại sao?
13 Phân tích chức năng tái sản xuất con người trong gia đình Làm rõ vai trò của cá nhân trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản.
14 Phân tích chức năng kinh tế trong gia đình Quan niệm của cá nhân về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống?
15 Phân tích chức năng văn hóa giáo dục của gia đình Hiểu thế nào về câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”?
16 Phân tích chức năng của hôn nhân
BẬC 1
Trang 2Câu 1: Chủng tộc là gì? Cơ sở để tiến hành phân loại các đại chủng
K/n:
- Chủng tộc là 1 thuật ngữ mang tính LS
- Chủng tộc là 1 quần thể có qtrinh hình thành lq đến 1 vùng đlý nhất định mang các đặc điểm di truyền về hình thái giống nhau
- Chủng tộc là 1 nhóm Tnhiên bao gồm những người có 1 tập hợp các đặc điểm hình thái giống nhau có t/c di truyền, không kể đến phong tục, ngôn ngữ tập quán và quốc tịch
Cơ sở để tiến hành phân loại chủng tộc:
Loại căn cứ vào đặc điểm mô tả:
- Màu da
- Màu mắt
- Màu tóc
- Các dạng tóc (tóc thẳng, tóc làn sóng, tóc xoăn)
- Số lượng lông & râu trên cơ thể
- Hình dạng khuôn mặt
- Hình dạng mắt
- Hình dạng mũi
- Hình dạng môi
Loại căn cứ vào đặc điểm đo
- Kích thước của đầu
- Tỷ lệ thân hình
- Vóc dáng:
Ngoài 2 cách phân loại trên, người ta còn căn cứ vào các đặc điểm khác như: Vân tay (vân cung, móc, xoáy ), nhóm máu để phân biệt chủng tộc loài người
Câu 2: Trình bày nguyên nhân và động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người
Sgk 57
N.n và đọng lực : Bắt nguồn từ tiến hóa sinh học (để thích nghi với MT sống vượn đi thẳng 2 chân sau, tay
có khả năng cầm nắm và biết chế tạo công cụ, không có răng nanh, không có lông, vỏ đại não phát triển, )
và đồng thời là nhờ LĐ – nhân tố cơ bản để chuyển biến con vượn thành người Bởi chỉ thông qua lđ, chế tạo công cụ thì mới hình thành nên ý thức con người và quan hệ người, tạo thành XH loài người LĐ là nguồn gốc cơ bản tạo nên con người XH, là quy luật cơ bản hình thành nên con người thật sự và XH loài người Và như vậy, chúng ta phải nói: LĐ đã sáng tạo ra chính bản thân con người
Câu 3: Nêu đặc điểm của đại chủng Môngôlôit
Câu 4: Nêu đặc điểm của đại chủng Nêgrô Ôxtralôit
Câu 5: Nêu đặc điểm của đại chủng Ơrôpêôit
Câu 6:Nêu các tiêu chí hình thành tộc người (110)
4 tiêu chí
- Lãnh thổ tộc người
- Ngôn ngữ tộc người
- VH tộc người
- KT tộc người
Câu 7: Nêu các tiêu chí phân biệt tộc người
3 tiêu chí:
Ngôn ngữ:
- Là 1 loại ptien thông tin quan trọng để con người với con người trao đổi, truyền tai tín hiệu, thông tin với nhau và nói lên người sd ngôn ngữ này thuộc tộc người này hay tộc người khác
Trang 3- Mỗi người trong quá trình hình thành của mình đều có ngôn ngữ riêng (là tiêu chí phân biệt tộc người)
Văn hóa:
- Mỗi một tộc người đều có nét đặc trưng riêng (bản sắc VH) bao gồm VH vật chất (ăn, ở, mặc)
và VH tinh thần (phong tục, tôn giáo, tín nưỡng)
- Căn cứ vào những VH đặc trưng riêng này chúng ta có thể phân biệt tộc người này với tộc người khác
YT tự giác tộc người:
- Là YT của các thành viên nhận thức mình thuộc về tộc người đó => đây là y/tố quan trọng nhất
để phân biệt tộc người bởi vì trong lúc sinh sống họ mất đi ngôn ngữ riêng của mình Khi YT gia tộc người còn thì tộc người đó vẫn còn tồn tại
- YT tộc người còn đc t/h ở YT cùng chung nguồn gốc của các thành viên tộc người, biểu tượng
về mảnh đất thân thuộc, đặc điểm lãnh thổ cư trú, nó liên hệ chặt chẽ với YT qgia
- Từ YT tự giác mà ngôn ngữ, VH tộc người đó mới đc bảo lưu và có sức sống
Câu 8: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến tộc người
3 nhân tố:
Lãnh thổ tộc người:
- Lãnh thổ là điều kiện bắt buộc của quá trình xuất hiện bất kỳ cộng đồng tộc người nào
( Do sinh sống lâu dài cùng nhau trên một vùng đất, họ mới tạo ra được những đặc trưng mang tính tộc người rất riêng biệt như ngôn ngữ, VH, thái độ ứng xử với MT tự nhiên để khai thác sd các tài nguyên, xây dựng thiết chế gia đình, xã hội, )
- Lãnh thổ tộc người là một phạm trù lịch sử đầy biến động phức tạp, lãnh thổ có thể được mở rộng, hoặc bị thu hẹp, thậm chí là biến mất Quan hệ giữa các tộc người cũng thay đổi: có các cuộc hôn nhân khác tộc, sự vay mượn VH, học tập kỹ thuật sx,
- Trong từng nước, các tộc người cũng không cư trú ở vùng đất riêng, mà toả ra sống xen cư trong các thành thị, thị trấn, các tỉnh khác nhau
(VD: Tình hình này thấy rõ rệt ở Việt Nam, nhất là sau ngày thực hiện công cuộc đổi mới Hàng chục vạn người dân miền núi pB đã vào lập nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắc, Lâm Đồng Hàng chục vạn người khác toả ra cư trú tại các thành thị, đồng bằng Ngược lại, hàng triệu người ở đồng bằng lên miền núi lập nghiệp)
- Tiêu chí lãnh thổ có vai trò quan trọng trong buổi đầu hình thành tộc người và bắt buộc đối với một dân tộc, một NN, nhưng trong quá trình lịch sử nó chỉ là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tộc người
Vì thể, hiện nay nó không là tiêu chí để xác minh tộc người
Cơ sở kinh tế của tộc người:
- Một tộc người dù lớn hay nhỏ cũng phải tiến hành các hoạt động KT để duy trì cuộc sống của mình Vì vậy, cơ
sở kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của tộc người
- Khi các tộc người được hình thành từ các nhóm địa phương họ đã có mối quan hệ sơ khai về KT như tổ chức săn bắn chung, có sự trao đổi kinh tế với nhau giữa các vùng thuộc cùng bộ lạc đã xuất hiện Đây rõ ràng là một nguyên nhân quan trọng hình thành nên cộng đồng tộc người
- KT các tộc người còn chịu sự chi phối, tác động của nền KT cả nước, khu vực và thế giới Sự hiện diện của các mối liên hệ KT bên trong mặc dù là một trong những đk bắt buộc sự ra đời của mỗi tộc người, song ngày nay không thể coi là dấu hiệu đặc trưng của mỗi tộc người mà nó chỉ là nhân tố cố kết tộc người
Nội hôn đồng tộc:
- Đây là nhân tố có vị trí quan trọng trong việc bảo tồn, cố kết, ổn định và bền vững của tộc người
- Nội hôn tộc người tạo nên những gia đình đồng tộc, đảm bảo việc kế thừa VH truyền thống tộc người giữa các thế hệ
- Nó là nhân tố quan trọng góp phần tái sản xuất tộc người và tạo nên tính bền vững của tộc người
Trang 4(Với những tộc người có địa vực cư trú liền kề nhau, không có sự khác biệt đáng kể về văn hóa thì việc kết hôn trong nội bộ tộc người chiếm tỷ lệ cao Còn đối với những tộc người cư trú phân tán, xen kẽ với tộc người khác, hôn nhân hỗn hợp diễn ra dẫn đến tình trạng số lượng cư dân của họ bị suy giảm.)
Câu 9: Quá trình tộc người là gì? Nêu hình thức cơ bản của quá trình tộc người
Quá trình tộc người: là qtr biến đổi của mỗi tộc người trong MQH với các tộc người khác và với QG – dt
Các HT cơ bản:
- Phân chia:
+ Vẫn giữ đc bản sắc tộc người ban đầu Chỉ khác là họ đc gọi tên là các nhóm người đphương khác nhau + Có xu hướng thay đổi bản sắc VH do sinh sống lâu dài
- Thống nhất: là xu hướng có sự thống nhất giữa các tộc người hòa hợp hợp về mặt VH => đây là xu hướng đặc trưng cho sự phát triển đi lên của các tộc người
+ Cố kết: là sự cố kết giữa các tộc người từ xa xưa có chung n.gốc LS nhưng mang tộc danh khác nhau để tạo thành 1 tộc người
(VD: Tộc người Cao Lan và người Xán Chì cấu kết tạo thành tộc người Xán Chay
Tộc người Phù Lá và Sá Phó cấu kết tạo thành tộc người Phù Lá
Tộc người Tày và Ngạn cấu kết chung thành
+ Hòa hợp: là tộc người sống chung 1 địa vực, có sự giao thoa, tiếp xúc và có VH chung
(VD: người Rục dùng phương pháp “thổi” để chữa bệnh, dùng độc dược để “thư” kẻ thù Thì người Sách, Nguồn, Arem cũng biết thổi và thư như vậy
+ Đồng hóa:
Tộc người này đồng hóa tộc người kia
Diễn ra theo 2 hình thức: TN: về KT, XH, VH => do nhu cầu tự phát Cưỡng bức: do c/s về mặt cai trị, lãnh thổ
Câu 10: Quá trình hòa hợp giữa các tộc người ở Việt Nam?
N.n dẫn đến qtrinh hòa họp ở VN:
- Hòa hợp là qtrinh xảy ra khi các tộc người cộng cư trên 1 vùng đất đai lâu dài, có sự giao lưu và tiếp biến VH lẫn nhau nên x/h các đặc điểm chung về VH nhưng vẫn giữ đc bản sắc của tộc người mình
- Ở VN t/h đường lối của ĐCS theo 3 ngtắc cơ bản: Đoàn kết – Bình đẳng – Tương trợ cùng phát triển làm nền tảng cơ sở cho sự hòa hợp các tộc người
- Sự thống nhất về ý thức qgia - dt đc hình thành, phát triển trên cơ sở truyền thống yêu nc và tinh thần đại đkết các
dt anh em trong công cuộc xd và bvệ Tổ Quốc
Ở VN qtrinh hòa hợp diễn ra theo 2 khuynh hướng:
- KH 1: sự hòa hợp giữa các tộc người trong vùng VH - LS do quá trình chung sống lâu dài trên cùng 1 vùng đất
- KH 2: sự hòa hợp của dt VN do qtrinh đoàn kết xd và bvệ TQ Tiếng việt đc lựa chọn làm ngôn ngữ chung tạo nên sự hiểu biết giữa các dt, ý thức chung về cội nguồn , biểu tượng VH, niềm tự hào về di sản VH dân tộc
Câu 11: Trình bày vai trò/chức năng của dòng họ?
Đối với vai trò/ chức năng phổ biển, tổng quat:
- Thứ nhất: ngăn ngừa, kiểm soát, điều chỉnh những quy định, tập tục, nghi lễ, liên quan đến hôn nhân, gđ
- Thứ 2: liên kết, MR các MQH, tăng cường sức mạnh, đảm bảo tính an toàn, tính pháp lí, cho các thành viên trong dòng họ
Đối với vai trò/ chức năng cụ thể:
- 1 Chức năng tôn kính, sùng bái vật tổ và “hương hồn” tổ tiên.
(khi dòng họ ra đời thì vai trò thờ cúng tổ tiên t/h rất rõ Các dòng họ xem việc chăm lo nhà thờ, mộ tổ trong các ngày chạp, giỗ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên)
- 2 Chức năng tôn giáo và thực hành các nghi lễ truyền thống
Trang 5(vào những ngày chạp, giỗ, cúng, con cháu sẽ tề tựu đông đủ về nhà thờ để ôn lại sự tích của dòng họ và thực hành các nghi lễ cúng bái)
- 3 Chức năng nối kết XH, bảo vệ các cá nhân, gđ trước cộng đồng làng xã
(nhiều gđ thân thuộc hợp lại với nhau sẽ thành các dòng họ, nhiều dòng họ hợp lại với nhau sẽ thành các cấu trúc XH lớn hơn)
- 4 Chức năng KT của dòng họ
+ Chức năng này t/h qua việc các dòng họ thường cư trú trên 1 vùng đất nhất định mà trên vùng đất đó các
thành viên đc quyền hưởng dụng đất.
+ C/n KT còn thể hiện ở sự tồn tại các loại hình đất công dòng họ, các làng nghề theo dòng họ
Câu 12: Hôn nhân là gì? Nêu các hình thức thái hôn nhân
Hôn nhân: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
(là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện, đảm bảo điều kiện theo quy định của PL nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ,
hp )
Các hình thái hôn nhân:
- Hình thái hôn nhân theo quan điểm của Mogan và Ăngghen:
Hôn nhân tạp hôn: là kiểu hôn nhân diễn ra theo nhóm, giữa tập thể đàn ông này với tập thể đàn bà khác thị tộc
Hôn nhân đối ngẫu: là kiểu hôn nhân dựa trên nền tảng quần hôn Nhưng trong các ông chồng, người vợ sẽ
xđ cho mình 1 người chồng chính
Hôn nhân phụ hệ: là hình thức hôn nhân ra đời vào gđoạn thị tộc phụ quyền phát triển Trong hôn nhân phụ
hệ vtro của người đàn ông đc đề cao
Hôn nhân 1 vợ 1 chồng: là hình thức hôn nhân x/h khi XH nguyên thủy tan rã Đây là hình thức hôn nhân tiến bộ nhất trong LS hôn nhân, gđình
- Hình thức hôn nhân phức hôn và hôn nhân đơn hôn:
Hôn nhân phức hôn: là hình thái hôn nhân cho phép người phụ nữ đc lấy nhiều người nam làm chồng và ngược lại
Hôn nhân đơn hôn: là hình thái hôn nhân cá thể, hôn nhân 1 vợ 1 chồng Hôn nhân đơn hôn có ở cđộ mẫu
hệ và cđộ phụ quyền => đc xem là hình thái tiến bộ của XH
( hnay trong hình thái hôn nhân đơn hôn phải tính tới tính bền vững cũng như sự x/h của các y/t mới – hôn nhân đồng tính)
Câu 13: Trình bày vai trò, chức năng của hôn nhân
Vai trò – chức năng hôn nhân:
1 Vai trò hợp thức hóa qhe tình dục:
- Quan hệ tình dục là 1 phần qtrong mang tính tất yếu của đs nhân loại gbó với c/n duy trì nòi giống góp phần duy trì ổn định, phát triển và bền vững của thiết chế gđ
- Hôn nhân có vai trò là “văn bản pháp lý” hợp thức hóa nhu cầu tình dục, cam kết trước cộng đồng về sự thủy chung, nghiêm cấm loạn luân,
- Tính pháp lý trong vtrò này phản ánh qua các phong tục, tập quán hay các văn bản luật trong hôn nhân,
2 Vai trò xác lập, thừa nhận các gđ cũng như xđ quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên tgia hôn nhân:
- Con người khi đến tuổi trưởng thành sẽ tiến hành hôn nhân => hôn nhân ra đời, gđình x/h
- Hôn nhân đã thể chế hóa 1 cách công khai và hợp pháp các MQH: vợ chồng, cha mẹ và con cái, con cái với nhau Và thông qua hôn nhân đó quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các MQH đc xđ 1 cách rõ ràng, cụ thể
3 Vai trò tạo dựng các liên minh họ hàng:
- Hôn nhân còn là csở cho việc thiết lập MQH giữa các dòng họ với nhau khi cá nhân A qhe hôn nhân với các nhân B Quan hệ họ hàng sẽ tạo nên sức mạnh trong hđ sx, ctranh và cũng là csở của ngtắc ngoại hôn
- Thông qua hôn nhân, những người khác dòng máu sẽ liên kết với nhau trở thành những người ae gần Tục kết nghĩa ae giữa các dòng họ hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều tộc người trên TG
Câu 14: Nêu khái niệm, vai trò và chức năng của gia đình
Trang 6 K/n:
- GĐ là tập hợp những người gbó với nhau do hôn nhân, qhệ huyết thống hoặc qhệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vũ giữa họ với nhau
Vai trò + C/n của gđ:
1 Chức năng sinh đẻ, duy trì và phát triển nòi giống
- Đây là c/n có tính qluật, tất yếu của gđ Nhu cầu giao phối là nhu cầu mang tính Tnhiên SH của con người
- 1 GĐ, dòng họ, đnc, nhân loại khó tồn tại, phát triển khi không có “tái sx” ra những LLSX mới
2 Chức năng sx + KT:
- Con người muốn tồn tại, phát triển phải đảm bảo những như cầu về vch và tinh thần => LĐ là nhân tố đặc biệt tái tạo ra con người và tạo ra vô vàn sp phục vụ con người
3 Chức năng XH:
- GĐ là tế bào cơ bản của XH, là mắt xích quan trọng trong chuỗi hthống, trong sự gắn kết với NN, qgia, dt
- Có gđình tốt thì XH mới tốt
4 Chức năng VH, GD:
- Mỗi cá nhân, gđ luôn chứa đựng trong đó nhiều y/t VH Những sp VH đc kết tinh trong mỗi con người, gđ qua tgian sẽ trở thành những chuẩn giá trị và đc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Trong MT giáo dục GĐ – Nhà trường – XH thì gia đình là MT giáo dục đầu tiên
5 Chức năng tình cảm:
- Chức năng t/c được xem như thuộc tính của gđ
- Họ gắn bó với nhau bằng hôn nhân, bằng dòng máu, bằng lợi ích KT, Và hơn thế họ gbó với nhau ở đạo làm người
Câu 15: Nêu vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tộc người (167)
(3)
- Phương tiện giao tiếp của tộc người
- Có vtro truyền tải ttin và lưu giữ VH tộc người
- Phát triển KT – XH loài người
Câu 16: Nêu các ngữ hệ ở VN
VN có 4 ngữ hệ chính
- Ngữ hệ Ka Đai
(La Chí, La Ha)
- Ngữ hệ Hán – Tạng:
Nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa, Sán Dìu)
Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến (Hà Nhì, Lô Lô)
- Ngữ hệ Nam Á:
Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (Việt, Mường)
Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me (Khowme, Ba Na, Xơ Đăng)
Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (Tày, Thái, Nùng, Sán)
Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (Dao, H’mông)
- Ngữ hệ Nam đảo
(Ê-đê, Gia Rai)
Câu 17: Nhân học KT là gì? Trình bày hệ thống KT
Nhân học KT: là 1 phân ngành của nhân học ứng dụng Nó chú trọng đến sự tương tác của VH đến hđ KT và tập trung tìm hiểu đặc trưng VH của các cộng đồng người tác động, chi phối đến suy nghĩ, hành vi KT của họ
Các hệ thống KT:
1 Qúa trình sx:
Hình thành khi con người kthác , LĐ biến đổi TNg TN thành những sp phục vụ c/s của mình
Qtrinh sx thể hiện MQH tương tác của 3 y/t: con người, TN và VH sx Trong đó con người là chủ thể, TN là kquan, VH sx là hệ quả tất yếu của sự tương tác đó
*Phương thức sx:
Trang 7 Đây là hệ thống các MQH XH mà con người sd để sx ra của cải vch nhằm tạo nên các sp để phục vụ con người
Nhân học KTtập trùn sự ncứu của mình vào các phương thức con người thích nghi với MT Tnhiên để tạo nên lối ứng xử, phương thức sx phù hợp với MT đó
Loài người tồn tại 3 phương thức sx: pthức sx dựa trên qhe thân tộc (gắn với XH công xã ngthủy), pthức sx cống nạp (gắn với XH chiếm hữu nô lệ), pthức sx tư bản cnghia
* Đơn vị sx:
Trong qtrinh sx con người là 1 ĐV XH nên thường tổ chức thành các đvị sx
Có những đvị sx sau:
- Sx hộ gia định:
+ XH công xã ngthuy, XH tiền TBCN, XH pk gia đình đc coi là 1 đvị sx chặt chẽ
+ LĐ quy mô gđình thường nặng về tính tự cung tự cấp
- Sx quy mô làng bản: trong tkì công xã ngthuy, đvị sx hộ gia đình thường có MQH và đc chồng lên bởi tổ chức làng xã
- Đơn vị sx theo quy mô XH:
+ Đc điều hành bởi 1 hệ thống CT – XH từ TW đến đphương
+ Tuy nhiên đvị sx rộng lớn này cũng tồn tại các đvị quy mô nhỏ mang tính đlập tương đối như các cty, xí nghiệp, Tùy từng đvị sx mà c/năng vtro của nó có sự khác nhau
*Phân công lđ:
+ Trong tkì công xã ngthuy c/y tồn tại 2 sự phân công lđ là theo giới tính và theo tuổi
+ Từ thời hậu kì đá mới cho đến XH văn minh, loài người x/h 3 cuộc phân công LĐ XH:
• Lần thứ nhất với 2 giai đoạn: những người có KT sx tách khỏi những người dã man và chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
• Lần t2: thủ công ngiệp tách khỏi NN
• Lần t3: thương nghiệp trở thành 1 nghề đlập, x/h tầng lớp thương nhân
2 Phân phối:
- Là phương thức để con người đưa HH đến tay người sd
- Gồm: qhệ trao đổi tương hỗ, phân phối lại, trao đổi thị trường
3 Tiêu dùng:
BẬC 2
Câu 1: Thế nào là điền dã? Phương pháp chủ đạo mà các nhà Nhân học áp dụng khi điền dã là gì?
Điền dã: là 1 phương pháp nghiên cứu mà người ncứu đến TT địa bàn ncứu tiếp xúc với đối tượng ncứu (KT,
VH tộc người) để khai thác ttin, sưu tầm tư liệu để ncứu làm rõ về đối tượng ncứu
Phương pháp chủ đạo mà các nhà Nhân học áp dụng khi điền dã là: quan sát, tham dự và phỏng vấn sâu Vì :
Quan sát tham dự
- Ghi nhận những ứng xử xảy ra trực tiếp, trong hoàn cảnh tự nhiên
- Cho phép nghiên cứu đối tượng sống động, toàn diện, không gò bó, ít phản ứng từ đối tượng
- Người quan sát không bị gò bó bởi không gian, thời gian hay chịu tác động của những yếu tố khác Mọi sự thay đổi của đối tượng sẽ được nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng nhất
Phỏng vấn sâu
- Thích hợp nhất và hiệu quả nhất trong những nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề, động cơ của hành động
- Người phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn cũng như trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi, thậm chí cả cách thức đật các câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn
- Độ chính xác cao giúp thu thập thông tin hiệu quả
Trang 8Câu 2: Phân tích công tác chuẩn bị cho điền dã dt học?
Về mặt KH:
- Đọc các tài liệu đã xuất bản, công bố về vđề ncứu có liên quan ( sách, báo, tạp chí, đề tài,…)
- Xác định vấn đề cần tìm hiểu
Hiểu biết kq về ND chung
Đề cương ( chương mục)
- Xây dựng phiếu điều tra ( nếu cần )
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để phỏng vấn sâu:
Vật chất
VH, tinh thần ( nghi lễ, nghệ thuật)
Về phương tiện, vật chất :
+ Lấy giấy Gthiệu hoặc giấy tùy thân, căn cứ xác minh bản thân
+ Thiết bị:
Máy ảnh, máy quay, ghi âm
Điện thoại (chất lượng, dung lượng, pin…)
Sổ, giấy tờ ghi chép
Phương tiện đi lại trên địa bàn
Phương tiện cá nhân: Trang phục, tư trang, đồ dùng Sh, thuốc,
Mang một chút đồ làm quà
Thời gian, kinh phí : lập kế hoạch, lịch trình
Công cụ điền dã:
- Quan sát, tham dự
- Điều tra phiếu (có hoặc không)
- Phỏng vấn sâu
- Tọa đàm, hội nghị, hội thảo khoa học
- Sưu tầm tư liệu, hiệu vật
Câu 3 Làm rõ điểm khác biệt trong đặt câu hỏi phỏng vấn sâu và điều tra phiếu
Điều tra phiếu:
- Thu được nhiều thông tin, ý kiến trong thời gian ngắn
- Độ chính xác không cao do tính chủ quan trong nhận thức, quan điểm của người do được điều tra
- Do ảnh hưởng của đám đông
- Gặp khó khăn nếu đối tượng không biết chữ
Phỏng vấn sâu:
- Khai thác thông tin 1 cách triệt để, sâu, toàn diện, nhanh tiếp cận thông tin cần nghiên cứu
- Sự chuẩn bị kĩ hơn điều tra phiếu
- Có các kĩ năng: đặt câu hỏi, lắng nghe, tạo thiện cảm,
Câu 4: Phân biệt điền dã theo điểm và theo diện
- Theo điểm: nghiên cứu về vđề tại 1 địa điểm, tại 1 đphương => giúp kthác đc nhiều ttin về vđề tại địa điểm ncứu Tuy nhiên, không có tư liệu để t/h so sánh, đối chiếu tại địa điểm này so với địa điểm khác
Trang 9- Theo diện: nghiên cứu về 1 vđề ở các đphương khác nhau => giúp cung cấp nhiều ttin để so sánh, đối chiếu vđề ncứu giữa đphương này với đphương khác Tuy nhiên, ttin thu thập được mang tính Kq, tổng quát, thiếu những thông tin cụ thể, chi tiết
Câu 5: Đánh giá vai trò của công cụ tọa đàm khoa học trong điền dã dân tộc học
K/n: Tọa đàm KH là cuộc gặp gỡ trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia trong một lĩnh vực
cụ thể và những người có nhu cầu tiếp thu thông tin, kiến thức về một chủ đề đó
Quy mô: có các quy mô tổ chức khác nhau
- Có thể là 1 buổi gặp mặt trao đổi và chia sẻ về 1 vđề ncứu
- 1 hội nghị, hội thảo có các chuyên gia về lvực đang ncứu, có các báo cáo KH
Đgiá vtrò:
- Kiểm định kết quả nghiên cứu
- Khai thác tiếp nhận thêm thông tin khoa học khác từ những người tham gia tọa đàm
- Tìm hiểu ý kiến của cán bộ và người dân ở điểm nghiên cứu liên quan một số vấn đề then chốt của vấn đề nghiên cứu mà trong phiếu điều tra hoạc phỏng vấn chưa có điều kiện đi sâu
Câu 6: 6 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của công cụ quan sát, tham dự trong Điền dã dt học?
K/n qsát tham dự: là phương pháp thu thập tư liệu bằng cách người ncứu TT tham dự vào các hđộng cùng các
đtượng đc qs thông qua các tri giác như nghe, nhìn, nhằm đáp ứng mtiêu ncứu của đề tài
Ưu điểm:
- Quan sát khách quan, chi tiết, sinh động, củ thể
- Ghi nhận những ứng xử xảy ra TT, trong hoàn cảnh Tnhiên
- Cho phép ncứu đối tượng sống động, toàn diện, không gò bó, ít phản ứng từ đối tượng
- Cung cấp số liệu , tư liệu phong phú, cụ thể
- Có lợi thế trong nghiên cứu thăm dò gợi ý cho người nghiên cứu những ý tưởng thích hợp
- Với qs tham dự trong tgian dài có thể tạo qhệ thân mật, gần gũi để thông hiểu đối tượng từ bên trong
- Quan sát đôi lúc là phương pháp duy nhất thích hợp với một số đối tượng (ví dụ: trẻ em)
- Giúp người thu thập chủ động, linh hoạt ( Chia sẻ linh hoạt, chẳng hạn như mắt thường, máy ảnh, video, hình ảnh,…)
- Qs sống động đối tượng : ( người quan sát không bị gò bó bởi không gian, tgian hay chịu tđộng của những y/t khác Mọi sự thay đổi của đối tượng sẽ được nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng nhất.)
- Quan sát đôi lúc là phương pháp duy nhất thích hợp với một số đối tượng (ví dụ: trẻ em)
Nhược điểm:
- Người qs phải đợi các htượng diễn ra, không CĐ làm chúng diễn ra theo ý muốn
- Thông tin có thể chỉ mang tính khách quan ( khó để nắm được những thông tin bên trong đối tượng, như tâm
tư, tình cảm, thay đổi tâm lý, )
- Khả năng bị giới hạn nếu không có công cụ hỗ trợ ( gây khó khăn nếu số lượng đối tượng nghiên cứu lớn, trong một phạm vi rộng.)
- Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan ( người quan sát dễ bị tâm lý hoặc quan điểm cá nhân chi phối, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu thực tế.)
- Dữ liệu quan sát có định lượng, khó xd thang đo và tổng hợp kq điều tra
- Chỉ quan sát đối tượng trong hiện tại, không thể biết những đặc điểm đối tượng trong quá khứ
Câu 7: Phân tích những yêu cầu khi điều tra phiếu, lấy ví dụ
Khái niệm: Điều tra phiếu là phương pháp dùng câu hỏi để thu nhập ý kiến chủ quan của nhiều người về vđề ncứu Lưu ý:
+ Câu hỏi cần ngắn gọn tập trung vào vấn đề
+ Câu hỏi cần rõ ràng rõ nghĩa , tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
+ Câu hỏi cần thực hiện được mục tiêu của phiếu điều tra
+ Câu hỏi cần phù hợp với văn phong
Trang 10+ Câu hỏi không được có các đáp án gây lỗi cho dữ liệu
Ưu điểm :
+ Thu được nhiều thông tin , ý kiến thời gian ngắn
+ Câu hỏi mở: Khai thác được hết ý kiến của người trả lời
+ Câu hỏi đóng: Dễ xử lý, dễ khái quát hóa vấn đề
Nhược điểm:
+ Độ chính xác không cao do tính chủ quan trong nhận thức, quan điểm của người được điều tra
+ Do ảnh hưởng đám đông
+ Gặp khó khăn nếu đối tượng không biết chữ
Lưu ý :
- Có câu hỏi Đóng : có / không, đúng / sai, lựa chọn đáp án có sẵn
- Có câu hỏi Mở : yêu cầu trả lời trình bày ý kiến quan điểm cá nhân đóng + mở
VD:
- Câu hỏi đóng
+ Tang ma của người Hmông ở Bảo Lâm , Cao Bằng do thầy cúng chủ trì đúng không?
+ Tang ma của người Hmong trải qua 5 nghi lễ đúng ko
+ Có người thổi kèn trong tang ma của người Hmong?
+ Quan tài được đặt ngang nhà phải không?
+ Thời gian chôn cất 4-5 ngày đúng không?
- Câu hỏi Mở
+ Kể một số nghi lễ mà thầy cũng sẽ làm trong tang ma của người Hmong?
+ Những ai sẽ tham gia tang lễ cùng với gia chủ ?
+ Những đồ vật mà người Hmong cho rằng người mất sẽ mang sang thế giới bên kia ?
+ Ý nghĩa của tờ giấy xanh, đỏ, treo trong nhà?
+ Lễ “ Khai kế” mà thầy cúng làm trong tang ma có ý nghĩa gì ?
Câu 8: Chứng minh trong tiếp cận nghiên cứu con người, nhân học là ngành khoa học có tính toàn diện hơn cả?
Nhân học nghiên cứu bản chất con người với tất cả các mặt khác nhau của nó trong tiến trình lịch sử từ truyền thống đến hiện đại Nhân học đặt mục đích nghiên cứu của mình là trả lời việc con người với tư cách các nhóm
XH sinh ra từ đâu, có những đặc điểm nhân chủng gì, sở thích thói quen tâm lý khác nhau của họ, để cung cấp những tri thức về bản chất của con người phục vụ cho sự phát triển xã hội
Vì vậy, có thể nói, nhân học nghiên cứu toàn bộ tiến trình phát triển của xã hội loài người, gắn với nhân học lịch sử và nhân học hiện đại, coi trọng nghiên cứu phát triển và đặt nghiên cứu bảo tồn trong xu hướng phát triển
Về cơ bản, nhân học có hai nhiệm vụ chính như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu toàn diện về bản chất con người, với tư cách là một con người xã hội, bao gồm cung cấp
những hiểu biết về đặc điểm nhân chủng con người, những hiểu biết về đời sống văn hóa xã hội của các nhóm dân
cư về các di sản văn hóa còn lưu giữ lại (khảo cổ học), về các đặc trưng ngôn ngữ của các nhóm người (ngôn ngữ học), về các đặc điểm sinh hoạt văn hóa xã hội của các nhóm người trên thế giới Đây được coi là một nhiệm vụ rất rộng lớn với mục đích là hiểu biết toàn diện về bản chất con người
- Thứ hai, từ sự hiểu biết về bản chất con người, nhân học đặt ra nhiệm vụ ứng dụng những tri thức về bản chất
con người vào đời sống xã hội (nhân học ứng dụng/ nhân học phát triển)
Vì vậy trong tiếp cận nghiên cứu con người, nhân học là ngành khoa học có tính toàn diện hơn cả
Câu 9: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các đại chủng 69
- Loài người ngay từ khi mới hình thành đã thiên di tới chiếm lĩnh những vùng đất khác nhau Đi đến đâu, họ cũng phải thích nghi với nơi đó => Chính vì vậy, vị trí đlý đã dẫn đến những điểm khác biệt trên cơ thể
(Ví dụ: