1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG XANH KẾT HỢP MÔ HÌNH TỔ HỢP XANH “MEGA GREEN”
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Giang, Nguyễn Thanh Huy, Đỗ Hồng Minh Huyên, Nguyễn Thị Quỳnh My, Trịnh Hoài Nam, Trần Hoàng Minh Sang, Lê Thị Tâm
Người hướng dẫn Th.S Ngô Vũ Quỳnh Thi
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Khởi nghiệp và đổi mới
Thể loại Dự án khởi nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • 1. Tổng quan về doanh nghiệp (9)
    • 1.1. Giới thiệu doanh nghiệp (9)
    • 1.2. Sứ mệnh (9)
    • 1.3. Tầm nhìn (9)
    • 1.4. Triết lý kinh doanh (9)
    • 1.5. SWOT (10)
  • 2. Cơ hội thị trường (11)
    • 2.1. Bối cảnh thị trường (11)
      • 2.1.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô (11)
      • 2.1.2. Các yếu tố môi trường vi mô (12)
    • 2.2. Xác định cơ hội thị trường (15)
  • 3. Sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp (16)
    • 3.1. Khởi nguồn ý tưởng (16)
    • 3.2. Ý tưởng “Tập đoàn MegaGreen - MegaGreen Group” (17)
  • 4. Phân tích khả thi (18)
    • 4.1. Khả thi sản phẩm (18)
      • 4.1.1. Mong muốn sản phẩm (18)
      • 4.1.2. Nhu cầu sản phẩm (20)
    • 4.2. Khả thi ngành/ thị trường mục tiêu (21)
    • 4.3. Khả thi của tổ chức (24)
    • 4.4. Khả thi tài chính (25)
      • 4.4.1. Tổng số tiền khởi động cần thiết (25)
      • 4.4.2. Ước tính hiệu suất tài chính của dự án: .........................Error! Bookmark not de昀椀ned. 5. Mô hình kinh doanh (0)
    • 5.1. Phân khúc khách hàng (25)
    • 5.2. Giá trị cung cấp cho khách hàng (26)
    • 5.3. Kênh phân phối (26)
    • 5.4. Quan hệ khách hàng (26)
    • 5.5. Dòng doanh thu (27)
    • 5.6. Nguồn lực chính (27)
    • 5.7. Các hoạt động chính (27)
    • 5.8. Đối tác chính (27)
    • 5.9. Cơ cấu chi phí (27)
  • 6. Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh (28)
    • 6.1. Phân tích ngành (28)
    • 6.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh (29)
      • 6.2.1. Quán cafe tại Đà Lạt (29)
  • 7. Kế hoạch kinh doanh (31)
    • 7.1. Kế hoạch Marketing (31)
      • 7.1.1. STP (31)
        • 7.1.1.1. Phân khúc thị trường (31)
        • 7.1.1.2. Thị trường mục tiêu (33)
        • 7.1.1.3. Định vị (33)
      • 7.1.2. Chiến lược Marketing-Mix (34)
        • 7.1.2.1. Product (34)
        • 7.1.2.2. Price (35)
        • 7.1.2.3. Place (37)
        • 7.1.2.4. Promotion (38)
        • 7.1.2.5. Con người trong marketing dịch vụ (People) (41)
        • 7.1.2.6. Quy trình cung ứng dịch vụ (Process) (41)
        • 7.1.2.7. Chứng cứ hữu hình (Physical evidence) (43)
    • 7.2. Kế hoạch tổ chức và quản lý (45)
      • 7.2.1. Hình thức kinh doanh (45)
        • 7.2.1.1. Tập đoàn MegaGreen - MegaGreen Group (45)
        • 7.2.1.2. Hình thức kinh doanh (45)
      • 7.2.2. Cấu trúc tổ chức (45)
        • 7.2.2.1. Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn 1 (45)
      • 7.3.1. Nguồn vốn khởi nghiệp (49)
      • 7.3.2. Chi phí khởi nghiệp (50)
  • 8. Kế hoạch và phương thức gọi vốn (54)
    • 8.1. Mục tiêu kế hoạch (54)
    • 8.3. Phương thức gọi vốn (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)
  • PHỤ LỤC (59)

Nội dung

Theo kết quảphân tích thị trường mà chúng tôi đã nghiên cứu, có thể thấy rằng xu hướng tạo ra vàsử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường dự kiến sẽ tăng nhanh trong tương laigần, v

Tổng quan về doanh nghiệp

Giới thiệu doanh nghiệp

MegaGreen tên đầy đủ là Tập đoàn MegaGreen, được thành lập bởi 7 bạn trẻ với niềm yêu thích và ming ước sẽ mang một cộng đồng sống Xanh – Sạch – Đẹp đến toàn thể người dân trên toàn thế giới.

Hình 1.1 Logo của tập đoàn MegaGreen

Nguồn: Tập đoàn tự thực hiện

Sứ mệnh

Mang đến cho mọi người một cộng đồng để hoạt động về chủ đề môi trường, tạo sân chơi, nơi học tập, bổ sung kiến thức cho những người có niềm quan tâm tới môi trường cũng như các vấn đề liên quan Từ đó thay đổi lối sống cho mọi người một tốt đẹo hơn để chung tay bảo vệ Trái Đất.

Tầm nhìn

Trở thành doanh nghiệp có chuyên môn cao và uy tín, phát triển trong khu vực ĐôngNam Á nói riêng và trên thế giới nói chung về lĩnh vực tổ chức cộng đồng, kết nối các công ty, doanh nghiệp với khách hàng trong lĩnh vực sống xanh.

Triết lý kinh doanh

Tạo lập giá trị bền vững từ viêc cống hiến cho xã hội thông qua việc tạo lập, duy trì, phát triển môi trường hoạt động cho các “tín đồ” sống xanh Từ đó mang lại giá trị lâu dài, bền vững của doanh nghiệp.

Cụ thể là cung cấp và tạo ra những sản phẩm chế biến từ thiên nhiên, dễ tái chế, có giá trị cao cho cộng đồng xã hội, đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ bổ sung vô cùng đặc biệt

Hợp tác thân thiện cùng phát triển bền vững Lấy uy tín, chất lượng và hiệu quả làm nền tảng cốt lõi, luôn phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.

SWOT

Dự phòng rủi kỹ lưỡng

Nhân sự trẻ, nhiều sáng kiến mới, tốc độ học hỏi nhanh

Nhân sự đều có chuyên môn Marketing để xây dựng các hoạt động tương tác trên mạng xã hội

Nhân sự có kết nối sâu rộng với người trong

Nhân sự có sức khỏe tốt để xây dựng quán và tổ chức sự kiện

Chi phí tốn kém Ít kinh nghiệm trong gọi vốn cho hoạt động xã hội

Nhân sự thiếu kiến thức về thị trường tiêu dùng xanh

Trên thị trường chưa có quá nhiều mô hình khởi nghiệp như vậy

Rất nhiều doanh nghiệp F&B khác đã phá sản

Việt Nam đa phần là người trẻ, gen Z, muốn làm gì đó cho cộng đồng

Dịch có thể bùng phát lại bất kỳ lúc nào

Xu hướng tiêu dùng xanh gần đây ít được quan tâm

Gen Z thích thể hiện, được lắng nghe hơn là lắng nghe

Người dùng chủ yếu sử dụng mạng xã hội để kết nối bạn bè hơn là học hỏi, hay trao đổi về kiến thức.

Nguồn: Tập đoàn tự thực hiện

Cơ hội thị trường

Bối cảnh thị trường

2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

Cơ hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, bình quân là 6,8% của một năm Năm

2021, mặc dù nên kinh tế chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh covid nhưng tăng trưởng kinh tế Qúi IV/2021 là ở mức 5.22%, cả nước ước tính GDP năm 2021 tăng 2.58%, Chi số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2022 tăng 0.19% so với 12/20211.

Thách thức: Gía xăng dầu tăng nhanh đe dọa lạm phát, Ngoài ra Đại dịch Covid – 19 đã thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh doanh; Năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường tăng nhanh.

Cơ hội: Xu hướng cá nhân hóa ngày càng ưa chuộng xu hướng tiêu dùng lành mạnh.

Nhu cầu khách hàng đối với trải nghiệm xu hướng ẩm thực lành mạnh mới lạ và giàu dinh dưỡng, lối sống xanh có xu hướng gia tăng thông qua truyền thông Đặc biệt, người dân ở khu vực thành thị có nhận thức cao về việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe, chịu chi tiêu các thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thách thức: Thu nhập và chi tiêu của người dân giảm: Có đến 90% người Việt cho biết thu nhập bị ảnh hưởng tiêu cực vì đại dịch COVID-19 Tâm lý sử dụng các sản phẩm theo thói quen và sự tiện dụng của người Việt Nam hiện nay như sử dụng túi ni lông, ống hút nhựa và thói quen không phân loại rác thải.Có suy nghĩ các sản phẩm về xanh thường có giá thành cao như sản phẩm rau organic, túi ni lông tự phân hủy,

Tình hình chính trị trong những năm vừa qua tương đối ổn định Việt Nam được đánh giá là nước thứ 2 trong khu vực Châu Á có nền chính trị ổn không xảy ra nhiều cuộc khủng bố trên thế giới.

Các chính sách pháp luật về đầu tư, về phát triển các ngành kinh tế luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới để theo kịp thời đại Tuy vẫn còn hạn chế nhưng nhìn chung Việt Nam là nơi thu hút đầu tư, phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa những đảm bảo thân thiện với môi trường

Việc “mở cửa”, hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư cũng tạo nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thách thức: Chưa có nhiều quy định, chính sách ủng hộ việc thực hiện các dự án, công ty khởi nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển về môi trường Các ban ngành chức năng kiểm tra lõng lẽo về các vấn đề xử lí rác thải công nghiệp và dân sinh, chú trọng phát triển công nghiệp hơn là môi trường

Rác thải đang đe dọa cái sinh vật đại dương, môi trường và cuộc sống của con người, hơn nữa sớm hay muộn thôi thì các hạt vi nhựa cũng sẽ nằm trong các chuỗi thức ăn hằng ngày của chúng ta Vì vậy với ý tưởng khởi nghiệp này mong muốn có một sự thay đổi tìm các giải pháp từ thiên nhiên để thay thế.

 Môi trường văn hóa xã hội

Người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc ô nhiễm môi trường Đã có Ý thức hơn trong việc giữ gìn môi trường hơn Và đã có những sự lên án những hành vi gây mất vệ sinh hay gây ô nhiễm môi trường.

Tóm lại các yếu tố vĩ mô có cơ hội và thách thức ở từng môi trường khác nhau Giúp

Tập đoàn Mega Green tận dụng, hiểu rõ các cơ hội để phát triển dự án, song song với đó là khắc phục những thử thách nhằm đi đúng hướng và dự đoán để có kế hoạch phù hợp cho các dự án của công ty.

2.1.2 Các yếu tố môi trường vi mô

Khách hàng là yếu tố tác động trực tiếp rất lớn trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sức mua của người tiêu dùng có tăng nhưng biến động không lớn, trong khi sản phẩm thay thế và nhập khẩu là tương đối phong phú và ngày càng đa dạng Nhu cầu của khách hàng cho các thực phẩm chế biến ngày càng khắt khe hơn.

Khách hàng của dự án lần này ở mọi độ tuổi đặc biệt là Gen Z và từ 16 - 40 tuổi, là người biết quan tâm đến môi trường, động vật và mong muốn thực hiện lối sống xanh của mình

Các doanh nghiệp cần chứng nhận sản phẩm của mình là sản phẩm thân thiện với môi trường, và chứng nhận công ty đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với môi trường.

Nhà cung cấp chính của công ty chúng tôi là những công ty, những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm xanh trên toàn quốc và các nhà cung ứng nông sản tại thành phố Đà Lạt. Đà Lạt là thành phố có nguồn đất màu mỡ và nhiều nhà vườn rau củ, hoa tươi, vì thế sẽ vừa giúp công ty chúng tôi đảm bảo nguồn cung vừa có cơ hội chọn được đối tác cung cấp nguyên liệu phù hợp, chất lượng

Xác định cơ hội thị trường

Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được rất nhiều quốc gia và các tổ chức quan tâm tạo ra cơ hội để mô hình kinh doanh kết hợp bảo vệ môi trường được nhiều người quan tâm và ủng hộ.

- Đây là một ngành mới phù hợp với tình hình khi đại dịch bắt đầu nên các hoạt động bảo vệ môi trường được đánh giá cao và hỗ trợ nhiều từ các tổ chức và chính phủ.

- Mô hình kinh doanh quán cà phê kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường là một mô hình kinh doanh mới thu hút nhiều khách hàng quan tâm đến môi trường từ đó tạo ra doanh thu đồng thời lan tỏa thông điệp môi trường xanh

- Trong báo cáo của PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chỉ rõ về thực trạng môi trường Việt Nam đang bị ô nhiễm ở mức báo động: "Nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là trong các khu đô thị, xung quanh các KCN, làng nghề Tại các lưu vực sông, ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, hệ thống sông Đồng Nai Trong đó phổ biến là ô nhiễm hữu cơ tại các lưu vực sông như sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội, sông Sài Gòn đoạn chảy qua Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh ; ô nhiễm chất dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước dưới đất tại vùng Đồng bằng Bắc bộ như: khu vực Hà Đông, Hoài Đức (Hà Nội), Ý Yên, Trực Ninh (Nam Định), thành phố Thái Bình,

- Theo Kantar 1/5 người mua sắm nói rằng kể từ khi đại dịch bắt đầu, họ đã có được những thói quen thân thiện với môi trường hơn và 16% đang tập trung vào nhiều sáng kiến về môi trường hơn Cho thấy cơ hội được nhiều người quan tâm đến những sản phẩm và an toàn với môi trường.

- Trong giai đoạn 2006 – 2011, vốn đầu tư phát triển của nhà nước trong lĩnh vực BVMT đã tăng khoảng 2 lần, từ 1.429 tỷ đồng năm 2006 lên 2.954,3 tỷ đồng vào năm 2011 Bình quân trong cả giai đoạn 5 năm (2006 – 2011), vốn đầu tư cho BVMT đạt khoảng 2% tổng chi đầu tư phát triển của NSNN Trong đó,nguồn vốn trung ương bình quân đạt khoảng 19%, địa phương đạt khoảng 81%.Ngoài nguồn vốn trung ương và địa phương, trong giai đoạn 2006 – 2011, nguồn vốn ODA dành cho công tác BVMT đạt khoảng 2.914 triệu USD (trong đó vốn vay là 2.856 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 58 triệu USD).

Sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp

Khởi nguồn ý tưởng

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm đến từ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường và tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 76% Đặc biệt, trước bối cảnh dịch Covid-19, người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng

Xu hướng tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng lên Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những biến đổi xấu của môi trường sống trên toàn cầu Do đó, xu hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Tạo động lực các sản phẩm/dịch vụ xanh sẽ ngày càng phát triển.

Xu hướng cá nhân hóa sản phẩm: Với nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi liên tục, vì vậy chúng tôi mở ra các lớp Workshop để dành riêng cho họ, làm khách hàng trải nghiệm được khách hàng về doanh nghiệp như thông điệp sống xanh mà dự án muốn mang lại.

Ngoài ra, thông qua số liệu từ báo cáo Xu hướng tìm kiếm của Google tại Việt Nam vào năm 2020, chúng tôi nhận thấy rằng có đến 68 triệu người dân Việt dùng Internet, trong số đó có đến 90% người kết nối Internet thông qua điện thoại thông minh Vì vậy, chúng tôi nắm bắt xu hướng này để hình thành lên một cộng động dành cho những bạn sống “xanh” Tại đây, chúng tôi sẽ tạo các bài viết về lối sống xanh, giới thiệu các voucher, liên kết với các câu lạc bộ, hội nhóm của các trường đại học để mở các buổi hội thảo, workshop Do đó sẽ tạo cơ hội để tạo doanh thu từ hoạt động viết bài quảng cáo cho các cửa hàng.

Vì vậy, chúng tôi hình thành lên ý tưởng xây dựng nền tảng hỗ trợ sống xanh toàn diện bao gồm các hội nhóm trên mạng xã hội, khu tổ hợp xanh với các phân khu cafe,workshop, siêu thị đồ dùng xanh và các dịch vụ, chứng chỉ xanh khác.

Ý tưởng “Tập đoàn MegaGreen - MegaGreen Group”

“Sống xanh” giờ đây không chỉ còn là trào lưu của giới trẻ mà giờ trở thành một lối sống điển hình của phần lớn thế hệ Gen Z trên thế giới, trong đó có giới trẻ Việt Nam.

Dù làn sóng “Sống xanh” được đón nhận một cách tích cực thế nhưng thực tế những người theo đuổi lối sống xanh còn khá ít không gian để thảo luận cũng như chia sẻ kiến thức cho nhau Họ thiếu đi không gian để chia sẻ ngoải ra kiến thức lối sống xanh còn chưa phổ biến, các hoạt động của cộng đồng còn hạn chế Do đó hình thành ý tưởng một hệ sinh thái xanh mang tên “MegaGreen” Đây là không gian hoạt động, sinh hoạt cho những người có lối sống xanh, yêu thích bảo vệ thiên nhiên Ngoài ra còn là nơi tìm kiếm kiến thức và đồ dùng cho lối sống xanh Ý tưởng phát triển gồm nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn nhóm đặt ra các mục tiêu cụ thể khác nhau:

Giai đoạn 1: Xây dựng cộng đồng xanh trên nền tảng mạng xã hội

Giai đoạn 2: Xây dựng tổ hợp xanh MegaGreen: Quán cafe, studio workshop, cửa hàng đồ dùng xanh

Giai đoạn 3: Hình thành quy chuẩn xanh MegaGreen và thương mại hóa quy chuẩn.

Phân tích khả thi

Khả thi sản phẩm

- Đối với sản phẩm “Cộng đồng xanh”

 Thu hút được nhiều cá nhân và tổ chức đã, đang và sẽ quan tâm tới các hoạt động môi trường

 Là một cộng đồng online vui vẻ, hòa đồng để mọi người trao đổi và chia sẻ với nhau về cuộc sống tiêu dùng xanh hằng ngày.

 Nơi cung cấp cho các thành viên các Voucher giảm giá của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xanh Các voucher sẽ do công ty chúng tôi sưu tập và hợp tác với các doanh nghiệp.

 Mở rộng dịch vụ tư vấn môi trường, giải quyết thủ tục hồ sơ một cách nhanh chóng, tiện lợi.

 Lợi ích: Thành viên trong cộng đồng xanh được bổ cập các kiến thức về hoạt động sống xanh, được giao lưu, chia sẻ với các thành viên cùng chí hướng và được sưu tầm các phiếu giảm giá cho các sản phẩm xanh.

 Hình thức: Một cộng đồng giao lưu trên nền tảng mạng xã hội Facebook,

Instagram, Website, TikTok, Youtube với các bài viết, video, blog xoay quay các kiến thức, vấn đề sống xanh và các phiếu giảm giá, các chương trình của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xanh.

- Đối với sản phẩm “Tổ hợp xanh MegaGreen”

 Trong bối cảnh ngành du lịch ở Việt Nam dần phục hồi và phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19, lượng khách đổ về các thành phố du lịch tăng cao, đặc biệt là thành phố Đà Lạt Như theo thống kê vào tháng 11/2021 du lịch nội địa đã có 2,5 triệu lượt khách, tăng gấp hơn ba lần tháng 10 Vì vậy, kinh doanh mô hình kinh doanh cà phê kết hợp với mô hình workshop sẽ mang đến chúng tôi sự độc đáo và thu hút được cả khách du lịch lẫn người dân địa phương khi đến đây du lịch hoặc khi cần nơi nghỉ ngơi, vui chơi

 Dự án khởi nghiệp kinh doanh cà phê hướng tới cuộc sống xanh cho tương lai.Tất cả nguyên liệu được đảm bào an toàn thực phẩm, các loại trái cây tươi có nguồn gốc từ nông sản Đà Lạt, phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt giới trẻ.

 Tạo ra điểm đến thăm quan mới cho Đà Lạt với những điểm độc đáo hơn những điểm tham quan hiện có như các khu du lịch, vườn hoa, nhằm tạo thêm sức hút du lịch Đà Lạt.

 Lợi ích: Người tiêu dùng sẽ nhận được các sản phẩm mới mẻ, tiện lợi nhưng vẫn tốt cho sức khỏe, tốt cho môi trường, giá cả sản phẩm hợp lý.

 Hình thức: “Quán cà phê giữ lòng Đà Lạt độc đáo với những món nước, món ăn thơm ngon, những sản phẩm xanh sạch đẹp và những buổi workshop bổ ích”.

- Đối với sản phẩm “Chứng chỉ xanh”

 Sức nóng của thị trường bất động sản chưa bao giờ là ngừng nóng, đặc biệt trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đồng thời, để các doanh nghiệp, các dự án xây dựng có thể hoạt động và bền vững thì không thể thiếu “Chứng chỉ xanh” Vì vậy sản phẩm chứng chỉ xanh sẽ mang được nhiều cơ hội và khác biệt cho chúng tôi.

 Lợi ích: Các doanh nghiệp mong muốn có chứng chỉ xanh cho sản phẩm, dự án của mình với giá cả phải chăng, tiện lợi và nhanh chóng.

 Hình thức: Cấp bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu thông qua kiểm duyệt các tiêu chí như khả năng xử lý chất thải, vật liệu, tính nguy cấp cho tài nguyên,…

 Giai đoạn 1 + Giai đoạn 2: Cộng đồng xanh - Tổ hợp xanh MegaGreen

Chúng tôi sẽ xây dựng và phát triển cộng đồng sống xanh trên mạng xã hội trong vòng

2 năm, sau đó sẽ được mở rộng dự án bằng mô hình kinh doanh Tổ hợp xanh với hình thức quán café kết hợp với kinh doanh sản phẩm xanh và workshop

Trong 2 giai đoạn này, thị trường mục tiêu của chúng tôi là những giới trẻ từ 16 – 40 tuổi, kể cả nam lẫn nữ trên các nền tảng mạng xã hộ Họ là những cá nhân yêu thích và đang theo đuổi lối sống xanh, là những khách du lịch và người dân tại thành phố Đà Lạt cần không gian vui chơi, tham quan và trải nghiểm những dịch vụ mới lạ.

Lý do chọn thị trường Đà Lạt: Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về cây xanh, thực phẩm tươi mới, là nguồn cung cấp nhiều trái cây và rau củ cho toàn quốc Đồng thời đây cũng được xem là một thành phố du lịch của đất nước, hưởng lợi từ tiềm năng du lịch sẵn có MegaGreen sẽ dễ dàng quảng bá thương hiệu đến cho khách hàng của mình

 Giai đoạn 3: Chứng chỉ xanh MegaGreen

Với mục tiêu tạo ra quy chuẩn chung về sống xanh trên toàn cầu Chứng chỉ xanhMegaGreen ra đời Thị trường mục tiêu của giai đoạn này là những doanh nghiệp lớn, cung cấp các sản phẩm phục vụ lối sống xanh hay các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu vào

EU, các doanh nghiệp dùng chứng chỉ xanh làm hoạt động CSR cho doanh nghiệp.

Thực hiện khảo sát nhu cầu sản phẩm bằng Google Form tại thị trường Việt Nam Ghi nhận 100 bài khảo sát, kết quả cho thấy người tiêu dùng có nhu cầu theo lối sống xanh chiếm 100%, nhu cầu đến các quán cà phê khi du lịch Ddà Lạt chiếm 96,4% và số người có nhu cầu tham gia Workshop chiếm 77,1%.

Bảng 4.1.2 SWOT sản phẩm ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

+ Cộng động xanh là một môi trường giao lưu vui vẻ, thường xuyên cập nhật kiến thức, phiếu giảm giá và các sự kiện về hoạt động sống xanh.

+ Các bài viết được kiểm duyệt trước khi đăng nên đảm bảo về nội dung.

+ Thời gian kiểm đinh và cung cấp chứng chỉ xanh nhanh chóng và tiện lợi.

+ Giá cả hợp lý, phù hợp với thị trường Đà Lạt

+ Nguyên liê ̣u có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, tự nhiên

+ Giá trị dinh dưỡng và giá trị môi trường của sản phẩm cao

+ Hương vị tươi ngon nhờ gần nguồn nguyên liệu

+ Hợp với khẩu vị của người Viê ̣t Nam

+ Hình thức workshop mới mẻ, đa dạng nội dung

+ Mức độ nhận diện thương hiệu còn thấp

+ Thời hạn sử dụng ngắn hạn + Sản phẩm xanh có giá thành cao hơn những sản phẩm tiện lợi khác

+ Xu hướng và nhâ ̣n thức về lối sống xanh - sạch của người tiêu dùng đang phát triển

+ Sản phẩm có nhiều cơ hô ̣i trên thị trường do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sống xanh và bảo

+ Nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường

+ Còn ít người tiêu dùng thật sự sống xanh vệ môi trường.

+ Xu hướng du lịch ngày càng tăng cao

+ Khái niệm chứng chỉ xanh còn khá mới lạ.

Nguồn: Tập đoàn tự thực hiện

Khả thi ngành/ thị trường mục tiêu

Để có thể đánh giá chính xác được tính khả thi thị trương mục tiêu, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các số liệu, cũng như dữ liệu liên quan đến từng giai đoạn

Thực trạng tiêu dùng xanh tại Việt Nam

Tiêu dùng xanh là một nội dung trong Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam Những năm qua, nhiều mô hình tiêu dùng xanh được cộng đồng hưởng ứng như: gói rau, củ, quả bằng lá chuối; dùng bình nước bằng thủy tinh, ống hút bằng tre hoặc giấy; sử dụng ly giấy thay ly nhựa, túi vải thay túi ny-lông…

Ngoài ra chính phủ còn tạo điều kiện cho sự phát triển của xu hương sống xanh thông qua việc thực thị Quyết định số 1393 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050” chỉ ra hai nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng Chiến lược Tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới Như vậy, chuyển đổi mô hình tiêu dùng theo hướng xanh và bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và là một nội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy, xu hướng tiêu dùng xanh đang phát triển nhanh trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Để cạnh tranh trên thị trường, xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững Theo kết quả nghiên cứu của Nielsen

VN, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” đều có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm.

Xu hướng tiêu dùng xanh cũng kéo theo sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Sói Biển, Bác Tôm, Home Food, Hano Farm… nhằm đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc của người dân Nhiều cửa hàng trà sữa, cà phê chuyển sang kinh doanh theo xu hướng xanh bằng cách sử dụng ống hút tre hoặc inox thay cho ống hút nhựa; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy; chỉ sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nylon… Nhiều siêu thị lớn trên cả nước như Co.opmart, Lotte mart thời gian qua cũng chung tay, nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nylon, rác thải nhựa bằng cách sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nylon; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường…

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế đạt mức tăng trưởng tương đối cao, kéo theo mức tiêu dùng của người dân được cải thiện, ý thức tiêu dùng ngày càng nâng lên, các sản phẩm xanh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng và thân thiện với môi trường dần trở thành nhu cầu thiết thực của người dân Kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo

“Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” Cụ thể, có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm rõ ràng Bởi vậy, chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn Việc phát triển thương hiệu gắn với yếu tố

“xanh” - sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, đưa ra các sản phẩm “sạch”, bảo đảm môi trường ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm của việc phát triển sản phẩm, gắn phát triển sản phẩm với cam kết bền vững Một số nhãn hàng của Việt Nam như bóng đèn điện quang, Ecopark, Unilever đã có mức tăng trưởng cao nhờ sản xuất “xanh”; cụ thể, Unilever đã tăng trưởng 30% khi thực hiện cam kết về sản phẩm “sạch”.

Kết luận, sản phậm phục vụ nhu cầu tiêu dùng xanh là một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Lĩnh vực mà ngày nay hầu hết hiện nay người tiêu dùng đều quan tâm Dưới sự hậu thuẫn của chỉnh phủ cũng như sự khan hiếm về cung sản phẩm. Nhóm nghiên cứu đánh giá cao khả năng thành công và dư địa kinh tế của thị trường nói trên

Thực trạng người sử dụng mạng xã hội

Mặc dù Facebook vẫn đang thống trị các nền tảng mạng xã hội, nhưng Facebook đã mất một số thị phần vì TikTok đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong giới trẻ Trong số những người sử dụng mạng xã hội, 97% sử dụng Facebook 94% là người dùng hàng ngày, tăng 1% so với năm ngoái.

86% người sử dụng mạng xã hội dùng YouTube, với mức độ phổ biến cao hơn trong giới trẻ 81% là người dùng hàng ngày, số lượng người dùng hàng ngày tương tự so với năm trước.

87% người sử dụng mạng xã hội dùng Zalo, với mức độ phổ biến cao hơn ở nữ và độ tuổi từ 26 đến 44 88% là người dùng hàng ngày, số lượng người dùng vài lần / ngày tăng 4% so với năm ngoái.

48% người sử dụng mạng xã hội dùng Instagram, với mức độ phổ biến cao hơn ở phụ nữ và thanh niên 54% là người dùng hàng ngày, tăng 3% so với năm ngoái.

Dưới đây là một số báo cáo về thực trạng sử dụng mạng xã hội ủa Việt Nam

Hình 4.2 Báo cáo về thực trạng sử dụng mạng xã hội của Việt Nam

Nguồn: Tập đoàn sưu tầm

Từ các số liệu và hình ảnh trên, ta có thể kết luận năm 2022 lại là 1 năm bùng nổ và phát triển trong việc sử dụng mạng xã hội của người tiêu dùng Người tiêu dùng có khuynh hướng sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè và theo dõi người nổi tiếng. Người tiêu dùng sẽ có nhu cầu sử dụng Facebook và Zalo cao hơn.

Thực trạng nhu cầu đi quán cà phê

Khả thi của tổ chức

4.3.1 Năng lực quản lý Ý tưởng hình thành dự án khởi nghiệp Mega Green được xây dựng dựa trên tinh thần khởi nghiệp, niềm đam mê và mong muốn cùng nhau sống xanh và xây dựng lối sống mới cho mọi người nhằm thích ứng biến đổi khí hậu của Trái Đất Đội ngũ chủ lực là những người đã có lối sống xanh, hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của lối sống xanh mang lại Bên cạnh đó nhóm có đội ngũ cố vấn có năng lực cao như: Th.S

Ngô Vũ Quỳnh Thi – Giang viên Trường Đại học Tài chính - Marketking, KOL Giang Ơi có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hệ sinh thái theo hướng xanh bảo vệ môi trường với hơn 425.000 người theo dõi, Gíam đốc phòng chiến lược Công ty TNHH may mặc Vĩnh Thịnh, Thành Nguyễn là cố vấn có khả năng mô phỏng rủi ro thực tế cho MegaGreen, Hà Chu – Founder Cooked F&B Business School có kinh nghiệm gần 10 năm phát triển mảng F&B, Ngoài ra còn có Thịnh Nguyễn - CEO Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Vĩnh Thịnh có kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại quốc tế, kết nối sản phẩm với doanh nghiệp Mỹ và Trưởng phòng Marketing GOD Group – Ethen Nguyễn có kinh nghiệm tại thị trường nước ngoài đặc biệt tại Singapo,

- Các nhà cung cấp nguyên liệu có sẵn.

- Đối tác vận chuyển nhanh chóng, giá cả phù hợp.

- Cộng động sống xanh rộng mở nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

- Nguồn nhân lực tâm huyết và đam mê với lối sống xanh.

Khả thi tài chính

4.4.1 Tổng số tiền khởi động cần thiết:

- Tổng vốn đầu tư cho việc xây dựng cộng đồng xanh: 2.037.000 triệu đồng

- Vốn đầu tư ban đầu là: 351 triệu đồng để chi trả cho các công tác:

+ Mua sắm trang thiết bị

+ Thuê văn phòng làm việc

+ Lương cho các thành viên sáng lập

- Dự tính thời gian thu hồi vốn: khoảng 8 tháng

Tập đoàn Mega Green sử dụng mô hình kinh doanh Canvas trong mô hình kinh doanh của tập đoàn.

Phân khúc khách hàng

- Những người đã, đang và sẽ theo xu hướng tiêu dùng xanh

- Những người yêu và muốn bảo vệ thiên nhiên

- Những người muốn tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng xanh

- Những người thích sưu tầm phiếu giảm giá và tham gia các chương trình về sống xanh.

- Khách du lịch tại thành phố Đà Lạt

- Giới trẻ thích những trải nghiệm mới mẻ, muốn có các tác phẩm độc quyền của cá nhân.

- Những người muốn bảo vệ môi trường.

- Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ lối sống xanh

- Doanh nghiệp khai thác gỗ

- Doanh nghiệp có hoạt động CSR hướng đến môi trường

Giá trị cung cấp cho khách hàng

- Mang lại cho những người đã, đang và sẽ theo đuổi lối sống xanh có một nơi giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

- Mang lại cho người dân Viê ̣t Nam những sản phẩm xanh, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và tốt cho môi trường.

- Giúp giới trẻ và người dân Việt Nam có môi trường vui chơi độc đáo, gần gũi thông qua không gian quán cà phê thoải mái và các buổi Workshop vui vẻ.

- Giúp các doanh nhân và chủ đầu tư có được chứng chỉ xây dựng bền vững.

- Góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Kênh phân phối

- Tổ hợp xanh “MegaGreen” tại thành phố Đà Lạt.

- “Cộng đồng xanh” trên group trên các nền tảng Online Facebook, Instagram,TikTok, Youtube và Website.

Quan hệ khách hàng

- Cộng đồng tiêu dùng sản phẩm thiên nhiên _ cầu nối giữa người nông dân và người tiêu dùng

- Hỗ trợ, tư vấn cho thành viên trong cộng đồng về các kiến thức sống xanh, các voucher sản phẩm xanh.

- Lựa chọn và cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu thiên nhiên theo nhu cầu của khách hàng.

- Thúc đẩy người tiêu dùng theo lối sống xanh, mang lợi ích bền vững cho cộng đồng.

Dòng doanh thu

- Từ hoạt động quảng cáo cho các công ty kinh doanh sản phẩm xanh.

- Từ việc bán trực tiếp các sản phẩm xanh

- Các buổi Workshop tại tổ hợp xanh MegaGreen

- Từ hoạt động kinh doanh quán Café

- Từ việc cấp chứng chỉ xanh

Nguồn lực chính

- Những nguồn lực quan trọng để đề xuất giá trị của công ty gồm nguồn nguyên liệu, nhân lực và tài chính.

- Thị trường mục tiêu rộng và có tiềm năng lớn.

- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ban lãnh đạo có năng lực kinh doanh

- Mối quan hệ với khách hàng được xử lý bởi nhân viên tư vấn, nhân viên bán hàng và tổ chăm sóc khách hàng.

Các hoạt động chính

- Kinh doanh đa dạng các sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ và tư vấn cho thành viên trong cộng đồng về kiến thức và các sản phẩm xanh.

- Kinh doanh F&B tại Tổ hợp xanh - MegaGreen.

- Tư vấn, kiểm định và cung cấp chứng chỉ xanh.

Đối tác chính

- Một số nhà cung cấp nguyên liệu trà, cà phê như Công ty Trung Nguên, Cơ sở cà phê Sơn Việt, Công ty TNHH Tâm Châu,…

- Các nhà vườn cung cấp trái cây và hoa quả tươi tại thành phố Đà Lạt.

- Các công ty sản xuất sản phẩm xanh.

- Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm xanh

Cơ cấu chi phí

- Chi phí sản xuất: mặt bằng, máy móc, nguyên vật liệu…

- Chi phí Marketing và bán hàng

- Chi phí quản lý và điều hành

- Chi phí vận hành: (Tên miền, IP, web, …)

 Danh mục sản phẩm của Tổ hợp xanh “MegaGreen”

- Đồ uống: Trà dâu, Trà đào cam sả, Trà chanh, Trà vải, Trà Gừng, Cà phê đen, Cà phê sữa, bạc xỉu, Latte, Cappuccino, Soda, Đá xay,…

- Các loại bánh từ nông sản:

+ Bánh mì: bánh mì than tre, bánh mì bơ mè, bánh mì thanh long, bánh mì cầu vồng hương dâu, bánh mì củ dền,

+ Bánh ngọt tráng miệng: bánh chuối ngàn lớp, bánh mousse chanh dây, bánh crepe sầu riêng, bánh flan cafe….

- Đồ khô: các loại trái cây sấy (nho, mít, xoài, ), ngũ cốc, các loại mứt trái cây, bún khô dưa hấu, bánh tráng thanh long,

- Rau, củ, quả chế biến sẵn: các loại salad trộn đóng hộp, rau củ đóng gói sẵn theo các món ăn hàng ngày hoặc lẩu,

- Các vật dụng xanh: Ống hút giấy, ống hút, túi tote, xà phòng thiên nhiên, bình nước,…

Sản phẩm đặc trưng, nổi bật ở MegaGreen: Các buổi Workshop, Chứng chỉ xanh.

Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh

Phân tích ngành

Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) là ngành có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh, danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng Để tồn tại và trụ vững, các doanh nghiệp ngành này phải không ngừng thay đổi để thích ứng cũng như nhạy bén nắm bắt cơ hội từ xu hướng tiêu dùng mới.Trong nhiều năm qua, ngành F&B luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2023, doanh thu của ngành F&B có thể đạt 408 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng hơn nữa khi tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam ngày càng tăng Có thể thấy dù nhiều thương hiệu F&B cạnh tranh khốc liệt nhưng cơ hội cho MegaGreen còn vô cùng lớn

Các doanh nghiệp đạt được chứng chỉ xanh đã được chứng minh là có lợi thế về kinh tế ngoài việc tiết kiệm môi trường và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên năng lượng.Theo nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tham gia vào đổi mới sinh thái mở rộng với tốc độ 15% mỗi năm trong khi thị trường riêng lẻ đình trệ Nhìn chung, trong bối cảnh các quốc gia ngày càng phát triển và mở rộng như Việt Nam, nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 70% GDP và 2/3 lao động chính thức, việc sử dụng chứng chỉ xanh mang lại một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế Nguồn lực này vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế

Bên cạnh đó, theo một cuộc khảo sát về xu hướng tiêu dùng năm 2019, phần lớn khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm được đóng gói bằng vật liệu thân thiện với môi trường; thậm chí thế hệ millennials sẽ sẵn sàng chi thêm 10% Trong khi đó, theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, các doanh nghiệp có hoạt động thương mại

“xanh” và “sạch” đều có tốc độ tăng trưởng mạnh trên dưới 4% Trong đó, ngành F&B đang phát triển với tốc độ nhanh hơn 2,5 - 11,4% so với thị trường chung Hơn nữa, theo báo cáo, khách hàng ngày càng quan tâm đến các mặt hàng có lợi cho sức khỏe và ít ảnh hưởng đến môi trường Có tới 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ được cung cấp bởi các nhà hàng sử dụng các thành phần thân thiện với môi trường trong hoạt động của họ (tỷ lệ trung bình ở Đông Nam Á là 76%)

Việc cam kết của các doanh nghiệp trong việc quản lý môi trường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của 62% khách hàng Việt Nam Do đó, các thương hiệu "xanh" có thể cung cấp các mặt hàng với chi phí cao hơn trong nhưng vẫn giữ được một lượng lớn khách hàng ưa chuộng Điều này là một cơ hội lớn cho MegaGreen trong bối cảnh chưa có doanh nghiệp nội địa nào cung cấp chừng chỉ xanh cho các tổ chức và doanh nghiệp nội địa

Hình 6.1: Đặc điểm đối với nhóm ngành thực phẩm và nước giải khát

Nguồn: Báo cáo trách nhiệm xã hội, Nielsen 2015

Phân tích đối thủ cạnh tranh

6.2.1 Quán cafe tại Đà Lạt:

Khi mở quán phục vụ đồ uống tại Đà Lạt, chúng tôi sẽ có một vài đối thủ sau:

- Dalat Golf Café: điểm đặc biệt thu hút của quán là vào 2 ngày cuối tuần sẽ tổ chức các chương trình ca nhạc mời những gương mặt hạng A nổi bật tham gia chương trình ca nhạc

- Cafe Tỏi Đen Đà Lạt: nổi tiếng với đồ uống ngon, độc lạ với slogan “cà phê vì sức khỏe”

- Vĩ tuyến số 6: dùng những đồ vật không còn sử dụng để tái chế lại và trang trí cho cửa hàng

Nhìn chung, Đà Lạt có rất nhiều quán cafe có không gian đẹp và hoà hợp với thiên nhiên nhưng những thương hiệu "xanh" thì khá ít nên vẫn còn nhiều tiềm năng để nhóm phát triển cửa hàng tại đây

6.2.2 Các công ty cấp chứng chỉ xanh:

Các công ty cung cấp chứng chỉ xanh tại Việt Nam còn khá ít và hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài Một số đối thủ cạnh tranh chính trong hoạt động cung cấp Chứng chỉ xanh của MegaGreen là:

1 SGS Việt Nam - chi nhánh của SGS S.A, tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận của Thụy Sĩ - là tổ chức khảo thí và chứng nhận EDGE độc lập tại Việt Nam

2 Phòng thí nghiệm QAI - có thể chứng nhận sản phẩm của nhà sản xuất là sản phẩm thân thiện với môi trường được công nhận trên toàn cầu.

3 GREENVIET - chuyên gia trong chứng chỉ LEED, LOTUS và Green Mark, tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp để đưa ra dịch vụ phù hợp nhất với yêu cầu và mục tiêu của khách hàng.

6.2.3 Rào cản gia nhập ngành

Chúng tôi nhâ ̣n định rào cản lớn nhất của chúng tôi chính “giáo dục” khách hàng trong giai đoạn tạo lập cộng đồng tiêu dùng sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao vì hiện nay người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa thật sự có thói quen sống xanh và vẫn còn nhiều hạn chế như chi phí vận hành, vấn đề môi trường, nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên để phát triển xu hướng này tại đây Đồng thời, việc xây dựng Tổ hợp xanh MegaGreen tại Đà Lạt cũng sẽ là một trở ngại khó khăn vì hiện nay đã có rất nhiều quán có tên tuổi có không gian đẹp thu hút rất nhiều khách du lịch Tuy vậy với phong cách đặc biệt và ý tưởng độc lạ, chúng tôi tin rằng cửa hàng sẽ hoạt động tốt và gây ấn tượng - đặc biệt là với những khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm xanh - sạch.

Cuối cung, rào cản cho hoạt động cung cấp chứng chỉ xanh MegaGreen trước hết là từ các đối thủ cạnh tranh, đối thủ ngoài nước là những đối thủ mạnh, có uy tín cao trong việc cung cấp các chứng chỉ xanh cho doanh nghiệp, đồng thời MegaGreen cũng gặp bất lợi khi đối thủ thâm nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam từ khá sớm, họ có hê ̣ thống quy mô cung cấp chứng chỉ lớn và có vốn đầu tư cao Do công ty vừa mới thành lập và chưa có danh tiếng lớn sẽ gặp khó khăn với những đối thủ mạnh mẽ trên, tuy vậy chúng tôi tin rằng quy trình kinh doanh từng giai đoạn cụ thể là một lợi thế khẳng định giá trị choMegaGreen.

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch Marketing

Phân khúc 1 Phân khúc 2 Phân khúc 3

Giới tính: Mọi giới tính Độ tuổi: 16 - 24 Thu nhập: 5 – 7 triệu

Giới tính: Mọi giới tính Độ tuổi: 25- 29

Giới tính: Mọi giới tính Độ tuổi: > 30 Thu nhập: 10 – 20 triệu Địa lý Khu vực miền nam Khu vực miền nam Khu vực miền nam

Tâm lý Yêu thiên nhiên, động vật môi trường, ảnh hưởng bởi mạng xã hội, thích tìm tòi và quan tâm tới các vấn đề trong xã hội.

Tích cực, cởi mở đối với sự thay đổi, sẵn lòng để thử những điều mới mẻ Thích đi du lịch.

Yêu thiên nhiên, yêu môi trường hướng đến chân thiê ̣n mỹ, có xu hướng tới sản phẩm tươi sạch, an toàn sức khỏe.

Tính cách Thích những nơi vùa đẹp vừa gần gũi với thiên nhiên Nhiệt huyết với các hoạt động ngoài trời.

Tự tin, có đam mê vào hệ sinh thái xanh, môi trường,…

Thích những nơi yên tĩnh, nhiều cây xanh,không gian rộng rãi,thoáng mát.

Nhận thức Nhận ra hậu quả của ô nhiễm môi trường, cháy rừng, đe dọa động vật,… và muốn góp phần sống xanh.

Quan tâm tới kiến thức, dịch vụ môi trường.

Quan tâm tới vấn đề sức khỏe cho bản thân và gia đình, tìm kiếm những sản phẩm tươi sạch, an toàn,….

Hành vi Tìm kiếm cộng đồng để tham gia, đóng góp nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu về môi trưòng, các dịch vụ môi trường, hoặc một không gian xanh yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên.

Tìm kiếm không gian yên tĩnh, xanh mát, gần gũi thiên nhiên, các sản phẩm xanh.

- Giới tính: Mọi giới tính

- Thu nhâ ̣p: Từ thu nhâ ̣p trung bình đến thu nhâ ̣p cao.

- Giai đoạn 1: Group cộng đồng trên mạng xã hội: Phân bố ở khắp nơi từ trong nước tới ngoài nước.

- Giai đoạn 2: Tổ hợp xanh MegaGreen: Tập trung đáp ứng nhu cầu người dân ở TP.HCM giai đoạn đầu và mở rộng dần ra các khu vực lân cận đến phân phối toàn quốc.

 Những người có lối sống “Xanh – Sạch”, lựa chọn các loại sản phẩm từ thiên nhiên, đồ tái chế, vốn cải thiê ̣n sức khỏe và bảo vê ̣ môi trường.

 Yêu thiên nhiên, yêu môi trường hướng đến chân thiê ̣n mỹ.

 Tích cực tham gia hoạt động môi trường, group cộng đồng, hội thảo.

 Cởi mở đối với sự thay đổi, sẵn lòng để thử những điều mới mẻ.

 Yêu thiên nhiên, yêu đô ̣ng vâ ̣t, yêu môi trường.

 Thích những nơi yên tĩnh, nhiều cây xanh, mát mẻ, có không gian.

 Họ nhâ ̣n thấy được nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, môi trường,…

 Các tác động của rác thải, ô nhiễm, cháy rừng… Quan tâm tới các hậu quả và các dịch vụ môi trường.

- Tìm kiếm một cộng đồng để hoạt động.

- Đang có nhu cầu tìm hiểu về môi trưòng, các dịch vụ môi trường, hoặc một không gian xanh yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên.

- Có xu hướng ít nhạy cảm về giá cả, họ quan trọng về chất lượng, đề cao về giá trị và mục đích ý nghĩa do sản phẩm mang lại.

MegaGreen đang hướng tới khách hàng tìm kiếm một cộng đồng xanh, ở đây đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng, cố gắng hướng tới độ tuổi trẻ trung Cụ thể ở đây là khách hàng thuộc phân khúc 2 của doanh nghiệp, những người tích cực, thích đi du lịch, thích tham gia hoạt động ngoài trời, đam mê tới môi trường cũng như hệ sinh thái, hoặc cần tìm hiểu các dịch vụ môi trường của MegaGreen tư vấn Hiện tại MegaGreen đang cố gắng tại thị trường miền Nam, Đà Lạt vì phù hợp với thời tiết nắng nóng là không gian tươi mát, hoạt động ngoài trời, thích đi du lịch … Khách hàng ở phân khúc này chính là những người giúp cho MegaGreen phát triển cộng đồng trong tương lai, sau đó mở rộng hơn ở mảng kinh doanh sản phẩm xanh và đồ khô cho nhóm khách hàng thuộc phân khúc 3, cũng như mở thêm nhiều chi nhánh cà phê tại thị trường Tp.HCM, Đà Lạt và toàn quốc.

Giai đoạn 1: Group cộng đồng trên mạng xã hội

- Là một môi trường cho mọi người giao lưu, chia sẻ kiến thức môi trường.

- Là một hình thức sinh hoạt cộng đồng của dự án.

- Một cộng đồng hoạt động phi lợi nhuận, trau dồi kiến thức, cung cấp voucher miễn phí.

Giai đoạn 2: Quán cà phê - Tổ hợp xanh MegaGreen

- Đối với kinh doanh cà phê Mega Green: Hướng tới một cộng đồng lớn, xây dựng chuỗi quán cà phê chất lượng cao, không gian rộng rãi, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả tầm cao, hướng tới nhóm khách hàng có mức thù nhập từ trung bình tới cao, đặc biệt quan tâm tới hệ sinh thái hoặc môi trường, tìm kiếm các thực phẩm thiên nhiên sạch.

+ Các món đồ uống như cà phê, trà, và các loại bánh, đồ khô, sản phẩm xanh, … + Sản phẩm handmade tái chế

+ Chương trình hội thảo, workshop

- Các cấp độ cấu thành sản phẩm

+ Sản phẩm cốt lõi: đồ uống, bánh, đồ khô, rau củ làm từ nguyên liệu thiên nhiên sạch sản xuất trong nước, mang đến chất lượng đồ uống và thực phẩm tươi ngon Chất lượng các buổi hội thảo mang tới kiến thức cho khách hàng, tới những người trong cộng đồng.

+ Sản phẩm cụ thể: các sản phẩm về thực phẩm như: đồ uống, bánh mì, bánh ngọt, đồ khô, rau củ,… không gian thiên nhiên, cộng đồng hoạt động xanh, kiến thức đầu ra sau các buổi hội thảo.

+ Sản phẩm bổ trợ: cách làm những sản phẩm tái chế handmade, giao lưu kết bạn tại quán cà phê, các buổi workshop và trong group cộng đồng trên mạng xã hội, tư vấn dịch vụ môi trường tại quán cà phê hoặc trên các nền tảng.

-Các đặc điểm và tính độc đáo của sản phẩm:

+ Là đồ uống, bánh làm từ nguyên liệu thiên nhiên sạch, được trồng và thu hoạch trong nước.

+ Sản phẩm đồ uống xanh, sạch vì sức khỏe, bảo vệ môi trường,lành mạnh để nâng cao sức khỏe, giữ gìn vóc dáng.

+ Sản phẩm được khách hàng sử dụng trong một không gian xanh tại Mega Green làm tăng trải nghiệm sản phẩm thân thiện môi trường.

+ So với một quán cà phê bình thường thì đầu tư vào chất lượng đồ uống và trải nghiệm không gian, khách hàng sẽ hài lòng với mức giá sản phẩm.

+ Những cuộc hội thảo không bị nhàm chán, mang tính tương tác cao, người tham gia nắm bắt được kiến thức về môi trường cao.

- Số lượng sản phẩm (đầu ra): khoảng 400 ly nước/ một chi nhánh một ngày.

- Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm:

+ Cam kết đảm bảo 100% từ nông sản Việt.

+ Cam kết sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm.

+ Hỗ trợ nhiệt tình các thành viên trong cộng đồng về dịch vụ môi trường.

+ Nhân viên vui vẻ, hỗ trợ nhiệt tình.

+ Bao bì chính: sử dụng ly thủy tinh và ly giấy, ống hút (làm từ tre, nứa, giấy), hộp giấy, hộp bã mía, túi bóng dễ phân hủy, bảo vệ môi trường.

+ Bao bì ngoài: Thùng carton.

- Các tính năng được đảm bảo:

+ Nguyên liệu lành tính gốc từ thực vật thiên nhiên, quy trình chế biến khép kín đảm bảo an toàn thực phẩm, đóng gói chất liệu bảo vệ môi trường, bảo quản sản phẩm tốt còn nguyên vẹn khi trưng bày và vận chuyển.

+ Sản phẩm đã được Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm chứng nhận.

+ Các buổi workshop chất lượng từ các chuyên gia, các nghệ sỹ đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường chia sẻ kiến thức, mô hình mới mẻ, dễ tham gia, dễ nắm bắt.

Chính sách định giá: Khi mới mở nhóm sẽ áp dụng chính sách “định giá thâm nhập”. Định giá thấp nhằm thu hút nhu cầu đối với sản phẩm, từ đó mở rộng thị phần Lúc đầu khoảng 50.000 - 100.000/ một phần nước hoặc một phần bánh, các đồ khô được bán theo kg, khoảng 350.000/kg, các sản phẩm rau, củ xanh sẽ bán cao hơn theo giá thị trường do chất lượng cao hơn khoảng 18.000-30.000/ kg, giá 100.000 - 500.000/ vé tham gia workshop, miễn phí tham gia cho các buổi học, làm đồ tái chế handmade

Chính sách phân biệt giá

+ Phân biệt giá cấp 1: Sản phẩm sản xuất định giá khác nhau tùy theo mức mà khách hàng sẵn sàng trả Vì giá sản phẩm cửa hàng đã kiểm định giá trị và định giá niêm yết theo chi phí đầu tư nên là ở phân cấp 1 sản phẩm không thể trao đổi giá tùy theo mức khách hàng có thể chi trả được.

+ Phân biệt giá cấp 2: Thị trường thực phẩm chế biến đáp ứng các điều kiện của của loại hình cấp 2 là bán những đơn vị xuất lượng khác nhau với giá khác nhau, nhưng mọi cá nhân mua cùng số lượng thì trả cùng một giá Bởi vì là thị trường thực phẩm tiêu dùng nhanh nên người tiêu dùng không chỉ mua duy nhất một đơn vị mà mua nhiều đơn vị hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định Khách hàng mua số lượng nhiều sẽ có giá bán sỉ ở những sản phẩm bán kèm như đồ hand-made, đồ khô, rau củ sạch, điều này có lợi cho người tiêu dùng do việc hạ thấp chi phí Hình thức này đem lại nhiều lợi ích cả cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

+ Phân biệt giá cấp 3: doanh nghiệp hoạt động theo dạng tổ hợp và cộng đồng nên chia thành những nhóm khách hàng khác nhau.

- Phân biệt giá cấp 3 dựa theo tiêu chí thu nhập:

+ Khi khách hàng mua sản phẩm bất kỳ từ 200.000 sẽ nhận một cuốn sổ tích điểm để đổi các sản phẩm với giá ưu đãi Điều này có thể phân khúc theo hai nhóm đối tượng là:

+ Học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp sẽ quan tâm giữ coupon book, nhóm khách hàng có cầu theo giá co giãn cao Nên doanh nghiệp sẽ bán giá thấp cho nhóm này.

Kế hoạch tổ chức và quản lý

7.2.1.1 Tập đoàn MegaGreen - MegaGreen Group

Với mục đích phổ cập lối sống xanh một cách toàn diện cho đông đảo cộng đồng, dặc biệt là người dân Việt Nam, chúng tôi nhóm tạo tạo lập gồm 6 cá nhân thành lập tập đoàn MegaGreen với phương thức bán phi lợi nhuận (một số lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn theo hình thức phi lợi nhuận) Từ việc xây dựng hình thức hoạt động linh hoạt mang tính xã hội hóa cao của tập đoàn, chúng tôi hi vọng đóng góp nhiều hơn cho xã hội cũng như nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong các hoạt động tiếp theo của tập đoàn.

Phương hướng kinh doanh được xác định rõ ràng như sau: Công tác xây dựng cộng đồng trong giai đoạn 1 thực hiện theo hình thức phi lợi nhuận Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là hình thức kinh doanh trích tỷ lệ lợi nhuận cho công tác xã hội thúc đẩy phát triển cộng đồng xanh

Phương thức phân chia giai đoạn hợp lý giúp cho công ty dễ dàng đạt được mục tiêu với số vố tối thiểu, hơn hết giảm tỷ lệ thất bại, sãn sàng đối mặt với khả năng thất bại trong tầm kiểm soát Giai đoạn 1 không đòi hỏi nhiều về nguồn vốn nhưng thực hiện tốt giai đoạn 1 sẽ tạo đà gọi vốn thuận lợi cho các giai đoạn 2 và 3.

7.2.2.1 Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn 1

Cơ cấu tổ chức theo chức năng: Với tiêu chí xây dựng bộ máy tổ chức năng động, đa chức năng, đảm bảo tiết kiệm ngân sách nhằm bảo toàn nguồn vốn đầu tư, nhằm dành tiền cho các công tác phát triển khác của dự án Trong giai đoạn 1, nhóm khởi nghiệp sử dụng cơ câu tổ chức theo chức năng với các thành viên cốt lõi trong nhóm phát triển dự án Hình thức tổ chức này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí xây dựng bộ máy quản trị của một doanh nghiệp khởi nghiệp, ngoài ra việc sử dụng lưc lượng nòng cốt là nhóm phát triển làm cho dự án triển khai nhanh hơn nhờ tâm huyết của các thành viên sáng lập.

Số lượng nhân sự trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 1:

+ Chủ tịch/ Giám đốc: 1 người

+ Giám đốc phòng tài chính - nhân sự: 1 người

+ Giám đốc phòng Marketing: 1 người

+ Giám đốc phòng PR: 1 người

+ Giám đốc phòng chiến lược: 1 người

Hình 7.2.2.1 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 1

Nguồn: Tập đoàn tự thực hiện

7.2.2.2 Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn 2 + giai đoạn 3

Cơ cấu tổ chức ma trận: Tiếp nối giai đoạn 1, giai đoạn 2 và 3 tập đoàn sẽ chuyển khai các hoạt động kinh doanh cốt lõi như: F&B, Workshop, Tổ chức sự kiện (OE), Cấp chứng chỉ xanh Trong giai đoạn này, tập đoàn đã nhận được các khoản đầu tư từ các ca nhân, tổ chức do đó chủ động cơ cấu bộ máy quản trị theo hình thức cơ cấu tổ chức ma trận nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của tập đoàn Việc tổ chức bộ máy theo hình thức ma trận giúp tập đoàn xây dựng mối quan hệ tương tác giữa các phòng ban chức năng và bộ phận, tập trung tối đa nguồn lực nhân sự để giải quyết công việc. Ngoài ra giảm thiểu chi phí tối đa khi phân chia các vị trí nhân lực chủ chốt và cải thiện cân bằng giữa thời gian bỏ phí và chi phí nhân sự

Số lượng nhân sự trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 2:

+ Chủ tịch/ Giám đốc: 1 người

Hình 7.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 2

Nguồn: Tập đoàn tự thực hiện

7.2.2.3 Năng lực tổ chức và quản lý

Hoạt động Quản trị Doanh nghiệp được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động Quản trị rủi ro và hoạt động Kiểm soát nội bộ Giám sát việc vận hành của cơ cấu tổ chức, chính sách và quy trình quản trị để bảo đảm mọi biểu hiện đi sai hướng được kịp thời điều chỉnh và can thiệp Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, lập kế hoạch thực hiện; công bố, giám sát việc thực hiện chiến lược của các bộ phận; thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết

Tập đoàn MegaGreen có năng lực tổ chứ quản lý tốt, điều này có được nhờ chiến lược kinh doanh và tổ chức nhân sự hợp lý, hiệu quả Nội bộ thành viên sáng lập có kinh nghiệm, giàu đam mê, nhiệt huyết, có tinh thần tưởng dồi dào ý tưởng và sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt, ứng dụng nhanh chóng những kiến thức và công nghệ mới. Một số điểm sáng của các thành viên sáng lập như:

1 Trịnh Hoài Nam: Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp nhiều năm Đã và đang đảm nhiệm các vị trí sau: Trưởng phòng kinh doanh công ty TNHH XNK Phương Nam từ năm 2019 Giám đốc công ty TNHH SNK thiết bị y tế Đức Việt Trưởng nhóm kinh doanh online khu vực Long An công ty An Đức Thịnh

2 Nguyễn Thị Cẩm Giang: Kinh nghiệm quản lý nhân sự và bất động sản thông qua các vị trí sau: quản lý xưởng vật liệu xây dựng của gia đình, nhân viên tư vấn và đầu tư bất động sản khu vực thành phố Cần Thơ và Phó chủ nhiệm CLB Marketing Kindness Club của trường Đại học Tài chính – Marketing.

3 Trần Hoàng Minh Sang: Có kinh nghiệm trong làm content creator Đã đang làm việc tại SPA chuyên về sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm hoàn toàn thiên nhiên.

4 Nguyễn Thanh Huy: Kinh nghiệm 2 năm làm điều phối viên sự kiện ở công ty Imax, chuyên nghiệp trong công việc và luôn tìm tòi điều mới

5 Lê Thị Tâm: Kinh nghiệm 2 năm nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu.

6 Đỗ Hồng Minh Huyên: Kinh nghiệm 3 năm Sales Marketing

7 Nguyễn Thị Quỳnh My: Kinh nghiệm 2 năm điều phối nhân sự, 1 năm tư vấn - chăm sóc khách hàng, đã từng làm ban truyền thông CLB cộng đồng: Sách và Hành Động Hiện tại đang thực hiện nghiên cứu phân tích thị trường.

Ngoài ra, MegaGreen còn có kế hoạch củng cố khả năng quản lý, tổ chức của tập đoàn thông qua mời các chuyên gia trong ngành làm công tác cố nhấn như sau:

1 Th.S Ngô Vũ Quỳnh Thi: Giảng viên trường Đại học Tài chính - Marketing: Kinh nghiệm nhiều năm tròn công tác giảng dạy, chuyên môn đánh giá tính khả thi của các dự án khởi nghiệp Người có kinh nghiệm và mối quan hệ mật thiệt đối với các doanh nghiệp lớn đây là một lợi thế lớn mạnh giúp cho công ty khởi nghiệp như MegaGreen có thể đánh giá đúng năng lực, giảm tỉ lệ rủi ro và dễ đạt được thành công hơn khi bắt đầu thực hiện dự án

2 KOL Trần Lê Thu Giang (Giang Ơi): KOL Giang Ơi, người hoạt động mạnh mẽ và là KOL tiên phong trong lối sống xanh tại Việt Nam Sau hơn 5 năm xây dựng hình ảnh, hệ sinh thái Giang Ơi đã có Kênh Youtube “Giang Ơi” hơn 1.36 triệu người đăng ký, Fanpage “Giang Ơi”: Hơn 442.000 người like, Instagram “giangoivlog”: Hơn 425.000 người Followers Sự thành công của Giang Ơi chứng minh bề kinh nghiệm trong lĩnh thực xây hệ sinh thái theo thiên hướng xanh bảo vệ môi trường

3 Thành Nguyễn: Giám đốc phòng chiến lược công ty TNHH may mặc Vĩnh

Thịnh: Với kinh nghiệm 5 năm làm công tác quản trị rủi ro cho doanh nghiệp Thành Nguyễn có khả năng mô phỏng rủi ro một cách gần với thực tế nhất, từ đó đưa ra các đễ xuất phù hợp cho MegaGreen nhất là trong giai đoạn khởi nghiệp đầy khó khăn.

Kế hoạch và phương thức gọi vốn

Mục tiêu kế hoạch

Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn MegaGreen nhấn mạnh rằng: Với phương châm đi tắt đón đầu, đổi mới sáng tạo, MegaGreen phải tạo ra những bước phát triển vượt bậc để hỗ trợ việc phổ cập lối sống xanh một cách toàn diện cho người dân Việt Nam Xét trên mục tiêu chiến lược đó nhóm quản trị thực hiện xây dựng kế hoạch Marketing chỉ ra chiến thuật cụ thể để từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược nêu trên cho giai đoạn kinh doanh năm 2022 – 2024

Mục đích kinh doanh: Ra mắt hệ sinh thái xanh trên các nền tảng xã hội Trở thành người tiên phong và nắm vị trí đứng đầu trong trào lưu sống xanh Chuẩn bị dữ liệu, mô hình tiến hành công tác kêu gọi vốn Kêu gọi vốn thành công và hoàn thiện dự án đề xuất kinh doanh cho giai đoạn 2 và giai đoạn 3.

Mục đích Marketing: Tăng nhận thức khách hàng về những lợi ích bền vững công ty đang theo đuổi, gia tăng số lượng khách hàng trung thành và duy trì các chương trình marketing xây dựng hình ảnh tổ chức tiên phong, uy tín trong phong trào sống xanh Mở rộng và hoàn thiện hệ sinh thái mạng xã hội với mục đich tuyên truyền lối sống xanh Tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

Mục tiêu kinh doanh: Đảm bảo âm lũy kê trong tầm kiểm soát

Tăng trưởng về thị phẩn, đạt mục tiêu tổ chức dẫn đầu về lối sống xanh Tỷ xuất lợi nhuận vốn đầu tư ROI = 12%

Chỉ số tăng trưởng dương Bắt đầu có nguồn thu từ hoạt động đánh giá các doanh nghiệp Tỷ xuất lợi nhuận vốn đầu tư ROI = 30% thu hẹp quảng chi phí quảng bá để nâng cao ROI chuẩn bị gọi vốn

Gọi vốn thành công, ra mắt tổ hợp MegaGreen đầu tiên tại Dalat, tiến hành nghiên cứu tổ hợp MegaGreen concept

Mục tiêu Marketing: Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh tổ hợp

Tập trung hoạt động ra mắt mạng lưới cộng đồng xanh Xây dựng tối thiểu 3 hoạt động

Marketing với mục đích gia tăng sự yêu thích dành cho MegaGreen

Xây dựng hình ảnh MegaGreen là tổ hợp sống xanh uy tín, đa dạng hoạt động và đem lại giá trị thức cho khách hàng mà khách hàng không cần trả phí

MegaGreen, trọng tâm là hoạt động kinh doanh F&B

Chỉ tiêu kinh doanh: Đạt mục tiêu tối thiểu 45% mục tiêu doanh số.

“săn voucher xanh” Tổ chức 2 hoạt động game show cộng đồng

Chỉ tiêu kinh doanh: Đạt

100% mục tiêu chung về doanh số toàn dòng

Chỉ tiêu Marketing : Ra mắt dịch vụ

“Review xanh” Tổ chức 1 hoạt động talk show có sự tham gia của 1 influencer trong lĩnh vực sống xanh

Chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng nhanh

Mạng lưới doanh nghiệp hợp tác tối thiểu 15 doanh nghiệp

Chỉ tiêu Marketing : Đẩy mạnh marketing về tính miến phí của doanh nghiệp

Xây dựng hình ảnh tổ chức xanh nghiêm ngặt trong

Marketing hình ảnh tổ chức khởi nghiệp thành công có sự đón nhận lớn từ khách hàng Tiếp tục markting những hình ảnh cốt lõi của thương hiệu

Gọi vốn thành công, tìm được địa điểm phù hợp cho tổ hợp xanh MegaGreen

Marketing hình ảnh tổ hợp xanh dầu tiên tại

VN Thành công chuyển đổi khách hàng từ hệ sinh thái online trải nghiệm tổ hợp xanh

Thu hồi tối thiểu 15% vốn đầu tư Các chỉ số kinh doanh tăng trưởng tốt

Marketing các hoạt động của tổ hợp xanh MegaGreen : F&B, Workshop,

Tổ chức sự kiện đánh giá MegaGreen

8.2 Nhu cầu huy động vốn

Giai đoạn 1: Do mục tiêu tối ưu hóa chi phí và sử dụng nguồn lực vốn có từ các thành viên MegaGreen cần huy động tối đa 50% Ngân sách chi tiêu trong năm 2022-2023 tức khoảng 1.000.000.000 VNĐ Để phục vụ cho việc duy trì doanh nghiệp trong thời gian đầu tiên 20% chi phí còn thiếu sẽ được trích từ lợi nhuận của việc kinh doanh. Hầu hết các chi phí đều được duy trì ở mức tối thiểu nhằm hạn chế rủi ro cho dự án

Giai đoạn 2: Khi nhận được kết quả khả quan công ty quyết định mở rộng vốn điều lệ và kêu gọi vốn đầu tư, sẵn sàng cho bước nhảy vọt của tẳng trưởng Mức định giá công ty mong đợi vào khoảng 35.000.000 VNĐ Tiến hành chuyển nhượng 15% cổ phần công ty tương đương 5.250.000 VNĐ Với ngân sách thu về từ việc bán cổ phần giúp cho MegaGreen cso đủ chi phí cho năm tiếp theo Toàn bộ lợi nhuận của năm 2023-

2024 sẽ được tái đầu tưu hoàn toàn.

Phương thức gọi vốn

Hoạt động gọi vốn đa dạng đên từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau:

1 Vốn đầu tư từ người thân gia đình:

Phần lớn các thành viên sáng lập có sự hậu thuẫn từ gia đình, đặc biệt về phương hướng, kinh nghiệm kinh doanh cũng như tài chính Có thể nói trong giai đoạn đầu đây là nguồn vốn chính song song với vốn tự có của mỗi cá nhân Chi phí trong giai đoạn 1 là rất thấp chủ yếu đòi hỏi về sức lao động, nỗ lục của các thành viên, do đó ngân sách trong giai đoạn này không quá khó khăn

2 Vốn đầu tư từ các chương trình khởi nghiệp:

Chúng tôi có dự định trong tương lai gần sẽ tham gia chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ” để kêu gọi vốn đầu tư Đây là một chương trình giúp “thổi bùng” lên tinh thần khởi nghiệp nói chung và công ty của chúng tôi nói riêng.

Thông qua chương trình, chúng tôi vừa có thể PR cho công ty của mình vừa có thể thành công nhận được vốn đầu tư của các Shark Cụ thể, chúng tôi rất hi vọng sẽ nhận được nguồn đầu tư từ Shark Linh, Shark Liên Shark Linh, Shark Liên có thể hỗ trợ giúp chúng tôi trong vấn đề Marketing tổ hợp Megagreen đến khách hàng Phong cách đầu tư của Shark Liên rất phù hợp với mục tiêu của chúng tôi Vì MegaGreen mang thiên hướng cống hiến cho xã hội và phần bảo vệ môi trường, giải quyết tình trạng môi thường đang bị xuống cấp, hỗ trợ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tạo lập một phong cách sống tốt hơn cho người Việt Chúng tôi có thể tận dụng hệ sinh thái của Shark Liên để chinh phục thị trường trong và ngoài nước trong tương lai

3 Vốn đầu tư từ các tổ chức xanh:

Hiện nay tại Việt Nam có những tổ chức xanh đã và đang hoạt động, nhóm tổ chức này có những khoản đầu tư “Thiên thần” đối với các dự án xanh bảo về moi trường Một số tổ chức mà MegaGreen có thể là mục tiêu cho các vòng gọi vốn có thể kể đến như:Quỹ Khởi Nghiệp Xanh, Quỹ phát triển xanh của công ty CP Truyền Thông Xanh,Quỹ Viện Kinh Tế Xanh, Quỹ GreenEdu, … Hạng mục hoạt động của MegaGreen hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí hỗ trợ của cac quỹ xanh nêu trên có thể nói đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho MegaGreen phát triển khi có khả năng nhận được sự hỗ trợ nhân lực, tài lực từ các tổ chức xanh nêu trên.

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS.Ao Thu Hoài (2018), Khởi nghiệp và đổi mới, lưu hành nội bộ Trường Đại học Tài chính – Marketing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghiệp và đổi mới
Tác giả: TS.Ao Thu Hoài
Năm: 2018
2. Tổng cục thống kê (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu 2021. Trích nguồn từ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2021/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu2021. Trích nguồn từ
Tác giả: Tổng cục thống kê
Năm: 2021
3. Bộ Công Thương. (2021, 07 06). Bộ Công Thương Việt Nam. Retrieved from Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng được coi trọng: https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/xu-huong-tieu-dung-xanh-ngay-cang-duoc-quan-tam-nhieu-hon.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công Thương Việt Nam
4. Bộ Công Thương. (2021, 12 30). Bộ Công Thương Việt Nam. Retrieved from Chỉ số giá tiêu dùng năm 2021 tăng 1,84%: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/chi-so-gia-tieu-du-ng-nam-2021-tang-1-84-.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công Thương Việt Nam
5. Diệp, D. (2022, 03 12). VOV TV . Retrieved from Giá xăng dầu tăng kỷ lục, lung lay mục tiêu kiểm soát lạm phát: https://truyenhinhvov.vn/gia-xang-dau-tang-ky-luc-lung-lay-muc-tieu-kiem-soat-lam-phat-164220312180515839.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: VOV TV
7. N.Bình. (2020, 07 17). Tuổi Trẻ online . Retrieved from 90% gia đình Việt có thu nhập bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19: https://tuoitre.vn/90-gia-dinh-viet-co-thu-nhap-bi-anh-huong-vi-dich-covid-19-20200717181215683.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi Trẻ online
8. Sơn, L. (2020, 11 14). Báo Tuyên Quang . Retrieved from Thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, đồ dùng nhựa: https://baotuyenquang.com.vn/goc-nhin/thay-doi-thoi-quen-su-dung-tui-ni-long-do-dung-nhua-139045.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Tuyên Quang
9. Tổng cục Thống kê. (2021, 12 29). Tổng cục Thống kê. Retrieved from BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2021:https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Thống kê
10. Vũ Phong Energy Group JSC - Solar & Wind Power (21/02/2021). Retrieved from Lối sống xanh: Người tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp cũng phải “chuyểnmình” : https://vuphong.vn/san-xuat-xanh/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: chuyển mình
6. Greenway. (2020, 11 25). Retrieved from GenZ – Một thế hệ có ý thức: https://greenway.com.vn/gen-z/ Link
11. Think with Google (2020). Retrieved from Vietnam's Search for Tomorrow : https://drive.google.com/file/d/1EU4WCsGOMJhnTEbaCUHYR4UaVhPfepyQ/view Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.5. SWOT của MegaGreen - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Bảng 1.5. SWOT của MegaGreen (Trang 10)
Hình 2.1.3.1. Kênh Optimal Living Daily - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Hình 2.1.3.1. Kênh Optimal Living Daily (Trang 14)
Bảng 4.1.2. SWOT sản phẩm - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Bảng 4.1.2. SWOT sản phẩm (Trang 20)
Hình 4.2. Báo cáo về thực trạng sử dụng mạng xã hội của Việt Nam - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Hình 4.2. Báo cáo về thực trạng sử dụng mạng xã hội của Việt Nam (Trang 23)
Hình 7.1: Hình ảnh minh họa về sản phẩm ống hút giấy - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Hình 7.1 Hình ảnh minh họa về sản phẩm ống hút giấy (Trang 44)
Hình 7.1.2:  Các quán sẽ có thêm những hoạt động nhỏ khuyến khích khách hàng góp phần - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Hình 7.1.2 Các quán sẽ có thêm những hoạt động nhỏ khuyến khích khách hàng góp phần (Trang 44)
Hình 7.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 1 - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Hình 7.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 1 (Trang 46)
Hình 7.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 2 - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Hình 7.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn MegaGreen – Giai đoạn 2 (Trang 47)
BẢNG CHI PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2022-2023 - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
2022 2023 (Trang 52)
Bảng kết quả khảo sát Google Form - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
Bảng k ết quả khảo sát Google Form (Trang 59)
HÌNH ẢNH TỔNG QUAN CỦA CỘNG ĐỒNG XANH - dự án khởi nghiệp dự án cộng đồng xanh kết hợp mô hình tổ hợp xanh mega green
HÌNH ẢNH TỔNG QUAN CỦA CỘNG ĐỒNG XANH (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w