1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của du lịch cộng đồng đến chất lượng đời sống của người dân địa phương tại thành phố hội an tỉnh quảng nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Du Lịch Cộng Đồng Đến Chất Lượng Đời Sống Của Người Dân Địa Phương Tại Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Huỳnh Thiên Thanh, Trần Đức Thái, Phạm Bảo Phúc, Ngô Gia Linh, Lê Ngọc Như Quỳnh
Người hướng dẫn Hà Trọng Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Xã Hội Học Du Lịch
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 910,71 KB

Nội dung

Toàn thành phố có gần 1,2 triệu lượt khách tham quan, trong đó có gần 502 nghìn lượt khách quốc tế; khách lưu trú 710 nghìn lượt.Quốc Hải, 2022Vì vậy, việc phát triển du lịch tại Hội An

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÁO CÁO CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THÀNH

PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Hà Trọng Nghĩa

MÔN: Xã hội học du lịcn

NHÓM: 01

Tp Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 4 năm 2023

Trang 2

Stt Họ và tên Mssv Nhiệm vụ phân

công

Mức độ hoàn thành

1

Chia và tổng hợp nội dung, làm phần

3.3

100%

Mục lục

Trang 3

1 Giới thiệu

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Khung khái niệm

2.2 Đo lường khái niệm

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

2.3.2 Công cụ nghiên cứu

2.3.3 Nguồn

3 Kết quả

3.1 Du lịch cộng đồng tác động đến môi trường thành phố Hội An 3.2 Du lịch cộng đồng tác động đến kinh tế thành phố Hội An 3.3 Du lịch cộng đồng tác động đến văn hóa-xã hội thành phố Hội An

4 Kết luật và khuyến nghị

4.1 Kết luật

4.2 Khuyến nghị

Trang 4

1 Giới thiệu:

Trong thời đại ngày nay, du lịch là nhu cầu không thể thiếu vì nó được xem là một sở thích mà bất kì ai đếu có Ở nhiều Quốc gia, du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế hằng năm, đặc biệt tại Việt Nam du lịch được xem là một trong

ba ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước đầu tư và không ngừng phát triển, từ đó du lịch đã có đóng góp rất lớn cho tổng thu nhập hằng năm của nước nhà

Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua vẫn luôn là một điểm đến du lịch thu hút đại đa số khách du lịch trong nước và ngoài nước ta Trong năm 2022 vừa qua, theo theo thống kê đã có hơn 1,5 triệu lượt khách đến Hội An, đạt 384% kế hoạch và bằng 939% so với năm 2021, trong đó có 614 nghìn lượt khách quốc tế Toàn thành phố

có gần 1,2 triệu lượt khách tham quan, trong đó có gần 502 nghìn lượt khách quốc tế; khách lưu trú 710 nghìn lượt.(Quốc Hải, 2022)

Vì vậy, việc phát triển du lịch tại Hội An rất nhanh đã tác động không nhỏ đến đời sống của cộng đồng dân cư tại Phố cổ Hội An Tổng diện tích của khu đô thị Phố cổ Hội An là

60 km2 bao gồm 15 km2 là hải đảo đã được hình thành từ 4 thế kỷ trước Thế nhưng hiện tại, Hội An có mật độ dân số khoảng 1.600 người/km2 và mật độ xây dựng công trình tập trung trong khu vực vùng lõi chỉ rộng 1 km2 (cao nhất tỉnh Quảng Nam) Vào các mùa du lịch cao điểm, lượng du khách tập trung tại khu vực trung tâm có thể chạm mốc 5.000 người.(Thanh Đức, 2022) Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động du lịch trên mọi phương diện từ số lượng du khách , xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật, các hoạt động phục vụ khách tham quan, đã mang lại các sắc diện mới cho đời sống của người dân tại nơi đây Tuy nhiên, các hoạt động du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến đời sống của người dân nơi đây

Với mong muốn tìm hiểu rõ các tác động nhiều mặt của du lịch tới đời sống của người dân tại Phố cổ Hội An nhằm khắc phục các tác động tiêu cực và phát huy các tác động tiêu cực, chúng tôi chọn đề tài “Tác động của du lịch cộng đồng đến chất lượng đời sống của người dân tại Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam” với các câu hỏi nghiên cứu như sau: 1) Thực trạng du lịch tại Phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam ? 2) Tác động tích cực của hoạt động du lịch cộng đồng đến đời sống của người dân Hội An ? 3) Tác động tiêu cực của

Trang 5

hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đến chất lượng cuộc đống của người dân Hội

An ? 4) Những giải pháp cho sự phát triển du lịch cộng đồng nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đời sống của người dân Hội An?

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Khung khái niệm:

Sơ đồ 1.1 Các yếu tố của du lịch cộng đồng tác động đến chất lượng đời sống của người

dân địa phương thông qua các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội

Chú thích: Du lịch cộng đồng gồm các khía cạnh : kinh tế, văn hoá-xã hội, môi trường

Chất lượng đời sống của người dân địa phương tại Phố cổ Hội An cần phải đảm bảo 3 yếu tố ổn định là kinh tế, văn hoá-xã hội và môi trường

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Trang 6

2.2 Đo lường khái niệm:

Khái niệm “Tác động của du lịch cộng đồng đến chất lượng đời sống của người dân tại Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam” được đo lường ở các khía cạnh thực trạng về kinh tế, văn hoá-xã hội và môi trường sống khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu:

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu : Thu thập thông tin

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin tư liệu từ sách, tạp chí và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố của du lịch cộng đồng tác động đến đời sống của người dân địa phương tại Phố cổ Hội An

2.3.2 Công cụ nghiên cứu:

Trong đề tài này, chúng tôi thu thập thông tin định lượng với công cụ điều tra bảng hỏi + Dung lượng mẫu: 100 đơn vị mẫu

+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất

+ Hình thức: thuận tiện

2.3.3 Nguồn:

Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ bài nghiên cứu có trước thông qua thang đo Likert: Bài nghiên cứu của Andereck, Valentine, Knopf & Vogt (2005): Residents’ perceptions of community tourism impacts Bài báo cáo tập trung nghiên cứu về nhận thức của người dân đối với những tác động về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường thông qua việc phân tích các dữ liệu thu thập được từ bảng hỏi

3 Kết quả

3.1 Du lịch cộng đồng tác động đến môi trường thành phố Hội An Yếu tố môi trường hiện là vấn đề được quan tâm nhiều nhất và đặt lên hàng đầu trong sự phát triển du lịch cộng đồng của thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam

Những năm qua hoạt động du lịch ở Hội An tăng trưởng một cách nhanh chóng, kéo theo

áp lực ngày càng tăng về xử lý vấn đề môi trường và rác thải Các bãi rác rập trung của Hội An thường xuyên bị quá tải, trong đó rác thải phát sinh từ dịch vụ du lịch chiếm tới 40%, phần lớn là các loại túi ni lông, rác thải nhựa dùng một lần

Trang 7

Bên cạnh đó yếu tố gây tác động đến môi trường đất gây ảnh hưởng đến môi trường thông qua việc các nhà hàng, khách sạn ở TP Hội An nhằm phục vụ cho mục đích du lịch được xây dựng, sữa chữa tăng liên tục qua các năm Điều này làm mất đi một phần lớn diện tích đất trước đây dành cho cảnh quan thiên nhiên Đồng thời hoạt động du lịch với việc xả thải bừa bãi ngày càng nhiều các chất thải rắn, chất thải hữu cơ từ các thức ăn dư thừa của nhà hàng, khách sạn, rác thải do du khách xả bừa bãi làm chô môi trường đất bị

ô nhiễm

Toàn Thành phố Hội An phát sinh 29 nghìn tấn rác thải thì năm 2018, số rác thải đã tăng lên 33 nghìn tấn (tương đương gần 92 tấn/ngày đêm), hầu hết là các loại rác thải từ hoạt động du lịch.Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái ở các bãi biển Hội

An, các hoạt động du lịch dưới nước như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm, hoạt động lặn ngắm san hô của du khách và thả neo tại những bãi đá san hô tại bãi lặn san hô ở cù lao Chàm đều làm gia tăng việc huỷ hoại bãi san hô, nơi sinh sống của các loài động vật ở dưới nước Việc săn bắt chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe dọa diệt vong.[Tuấn Vỹ, 2017]

Những tác động này đặt ra thách thức lớn trong công tác quản lý môi trường và mục tiêu xây dựng thành phố Hội An 'sinh thái - văn hóa - du lịch' Vì vậy mà chính quyền địa phương , UBND TP.Hội An đã phát động phong trào “ Một giờ vì Hội An sạch hơn” và

đã lập quỹ “ Vì Hội An sạch hơn “ từ năm 2006 đến nay đã thu hút được rất nhiều người quan tâm và sẵn sàng chung tay gây quỹ , đóng góp để giúp bảo vệ môi trường Hội An ngày càng nhanh chóng được quay trở lại với cảnh quan thiên nhiên sạch sẽ , ít rác thải nhựa , chất thải từ các nhà hàng , khách sạn Nhằm tiếp tục phát động rộng rãi và mạnh

mẽ phong trào cho tất cả cán bộ, công chức , công nhân viên ,viên chức-lao động, thanh niên , thiếu niên trong các cơ quan, các đoàn thể, các đơn vị, trường học, các doanh nghiệp và nhân dân ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn thành phố Qua

đó, tiếp tục duy trì, tăng cường, đẩy mạnh hoạt động “Một giờ vì Hội An sạch hơn”; nâng cao nhâ •n thức về bảo vê • môi trường,xây dựng một thành phố du lịch văn minh , sạch sẽ , làm tiền đề để thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa trong tương lai

Trang 8

3.2 Du lịch cộng đồng tác động đến kinh tế thành phố Hội An

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay của nước ta bởi vì tính chất của du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng nên hiệu quả của các ngành kinh tế khác là một phần quan trọng trong sự phát triển của du lịch

Ngành du lịch và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong cơ cấu kinh tế của Hội An

trong những năm gần đây Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhiều hoạt động du lịch

bị tạm dừng, làm chậm sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Phố Cổ Hội

An nói riêng, Sau hai năm trầm lắng vì đại dịch Covid 19, thì nền du lịch đã bùng nổ trở lại, theo số liệu của Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Truyền thanh truyền hình TP Hội An tháng 2, 2023 cho thấy trong tháng 1 vừa qua, khách tham quan các địa điểm gồm làng gốm Thanh Hà, phố cổ, làng rau Trà Quế của phố cổ Hội An đạt gần 150.000 lượt Nhờ sức hấp dẫn của Năm du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022, tổng lượt khách đến Hội An chạm mốc 1.536.000 lượt và tăng 839% so với năm 2021; trong đó lượt khách Quốc tế đến với Việt Nam là 614.000 lượt, tăng hơn 8.000% so với năm trước và tương tự như khách Quốc tế, khách Việt Nam đạt được 922.000 lượt, tăng hơn 490% Đón 1.206.900 lượt khách tham quan, tổng lượt khách lưu trú đạt 710.000 lượt Và cũng từ đó tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương đồng thời cũng nâng cao đời sống tinh thần của họ

Thu nhập

bình quân

đầu người

(triệu đồng/

đầu người)

36,78 40,97 46,00 53,10 40,20 36,16 46.2

Ta có thể thấy được từ năm 2016 đến năm 2019 thu nhập bình quân đầu người của người dân Hội An tăng liên tục dao động từ 4% đến 7% tương ứng 1,4 đến 3,7 (triệu đồng) trên một người Nhưng cho đến năm 2020 và năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập bình quân giảm đáng kể Nhất là vào năm 2020 thu nhập của người dân giảm mạnh 13% so với năm 2019 và tiếp tục giảm 4% vào năm tiếp theo Từ tháng 5 năm 2021 khi Việt Nam chính thức mở cổng du lịch, thu nhập của người dân Hội An tăng vượt mức mong đợi khi tăng hơn 10 triệu so với năm 2021 đây cũng là đánh cột mốc đánh dấu sự trở lại của Hội An

Tình hình kinh tế ở Hội An đang dần dần hồi phục và có dấu hiệu khởi sắc khi thành phố

đã triển khai đồng loạt các nhiệm vụ theo nghị định số 02 ngày 27/10/2021 của Thành ủy

về phát triển du lịch TP.Hội An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hợp tác tổ

Trang 9

chức thành công các hoạt động trong Năm du lịch quốc gia Quảng Nam 2022, liên tục tổ chức và triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật thu hút du khách

Theo ông Lê Viết Phúc Trưởng Phòng LĐ-TB&XH Hội An cho hay: Đời sống của người dân địa phương cũng đang ngày một cải thiện, cụ thể có hơn 15.000 lao động toàn tỉnh Quảng Nam, chủ yếu làm việc trong các công ty lữ hành, vận chuyển và lưu trú, trong đó

số lượng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 70, vận chuyển, hướng dẫn viên và lưu trú chiếm 10%, các ngành dịch vụ khác chiếm 20% Song song với việc nền kinh tế du lịch của Hội

An đang trên đà phát triển thì thái độ của người dân địa phương ở đây có những phản hồi tích cực như sáng ngày 19/10/2021 khi nước lũ ở Hội An đã rút xuống, người dân đã bắt tay vào việc dọn dẹp bùn lầy, rác thải sau cơn lũ để chào đón khách du lịch trở lại

Cù Lao Chàm khu dự trữ sinh quyển thế giới được áp dụng mô hình du lịch cộng đồng bởi chính các người dân sinh sống ở đây hướng dẫn và phục vụ khách đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào cải thiện kinh tế của các hộ dân sống trên đảo Năm 2009, lượng khách đến Cù Lao Chàm khoảng 10.000 người/năm thì đến cuối 2013 đã có hơn 176.000 người năm Riêng 4 tháng đầu năm 2014, Cù Lao Chàm đã đón hơn 40 nghìn lượt khách tham quan du lịch; cao điểm, có ngày Cù Lao Chàm đón khoảng 2 - 3 nghìn lượt khách Lượng du khách gia tăng đã và đang góp phần phát triển kinh tế và tạo thu nhập cho Cù Lao Chàm [Thái Thảo Ngọc, 2016]

Ddể phát triển du lịch một cách bền vững thì chúng ta cần phất triển con người ở nơi đó

Họ chính là những mấu chốt để thu hút khách và là các nhân tố trong việc làm tăng doanh thu của địa phương Nếu tập trung vào phát triển con người nơi đây thì vẻ đẹp văn hoá sẽ được phát triển, nâng cao bản sắc dân tộc góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế

3.3 Du lịch cộng đồng tác động đến văn hóa-xã hội thành phố Hội An

Loại hình du lịch cộng đồng ở thành phố Hội An được trở nên phổ biến điều này đã tác động trực tiếp đến văn hóa và xã hội ở đây Nhưng nói theo cách khác, chính nhờ những yếu tố về văn hóa và xã hội của thành phố Hội An đã khiến cho du lịch cộng đồng ở Hội

An phát triển mạnh mẽ

3.3.1 Lòng hiếu khách của người dân địa phương

Đầu năm 2022, Hội An đã nằm trong danh sách 10 thành phố hiếu khách nhất thế giới Ông Anthony Lu - Giám đốc khu vực Trung Quốc và Mekong tại Booking.com cho biết:

"Thông qua những giải thưởng này, chúng tôi muốn tôn vinh lòng hiếu khách đáng ngưỡng mộ mà các đối tác đã dành cho du khách mỗi ngày, đồng thời cảm ơn họ vì sự

Trang 10

cống hiến không mệt mỏi trên hành trình cùng nhau khôi phục lại ngành du lịch" (Hải Nam, 2022)

Khi đến với một di tích ở thành phố Hội An, người dân sẽ luôn thân thiện đón chào du khách Học sẽ giới thiệu cho khách du lịch những giá trị lịch sử của những điểm đến và những đặc trưng đặc biệt ở các điểm đến này Ở Hội An, du khách cũng đều bắt gặp những ánh mắt thân thiện, những nụ cười rất tươi của người dân trong vai chủ nhà đón chào khách Họ đón khách, mời khách mua những món hàng lưu niệm hết sức lịch sự và nhã nhặn

Do Hội An là thành phố du lịch nên hầu hết người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch đều có thể giao tiếp tiếp anh hội thoại cơ bản với người nước ngoài Theo thống kê

có đến 74% người dân biết nói tiếng anh giao tiếp trong đó có hơn 30% là người dân ở độ tuổi 45-55 Ngoài ra có hơn 47% trẻ em từ 8-18 tuỏi biết nói tiếng anh thông thạo với người nước ngoài khi tham gia du lịch [Sơn Bách,2022] Điều này thể hiện rõ người dân địa phương luôn trao dồi những kỹ năng và ngôn ngữ và giao tiếp để phục vụ cho du lịch Việc các cơ quan quản lí ở đây quản lí các vấn đề về tội phạm cũng là nguyên nhân khiến cho Hội An trở nên vô cùng gần gũi với du khách Tình trạng cướp giật hay lớn tiến ở các địa điểm tập trung đông du khách hầu như là không xuất hiện tại đây Tội phạm được quản lí chặt chẽ và có các biện pháp răn đe kịp thời đối với các đối tượng có khả năng thực hiện hành vi phạm tội Các công tác trấn áp diễn ra thường xuyên và bất ngờ, giải quyết nhanh chóng các tình trạng tệ nạn để không ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch Tuy nhiên vẫn còn một số hình ảnh chưa thật sự đẹp trong mắt du khách khi đến với thành phố Hội An đó chính là việc chèo kéo khách du lịch ngồi trên thuyền thả hoa đăng Giá cả của sản phẩm du lịch này chưa thật sự thống nhất giữa các bên tham gia dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và tình trạng chèo kéo diễn ra thường xuyên hơn Du khách ngoại quốc trở nên lo ngại khi giá cả chưa được niêm yết rõ ràng và tình trạng người nước ngoài bị chặt chém cũng nhiều hơn

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w