1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ na dương lạng sơn

79 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Môi Trường Của Hoạt Động Khai Thác Than Và Hiện Trạng Ô Nhiễm Nước Của Hoạt Động Khai Thác Than Tại Mỏ Na Dương Lạng Sơn
Tác giả Thái Thị Quỳnh Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Môi Trường
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 882,5 KB

Cấu trúc

  • 1. Mục đích nghiên cứu (8)
  • 2. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 4. Cấu trúc đề tài (10)
  • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (12)
    • 1.1. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư (12)
      • 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư (12)
      • 1.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư (13)
      • 1.1.3. Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi trường (14)
        • 1.1.3.1. Khái niệm dự án môi trường (14)
        • 1.1.3.2. Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án (15)
    • 1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường (20)
      • 1.2.1. Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả (21)
      • 1.2.2. Phương pháp phân tích đa mục tiêu (21)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (21)
    • 1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích đối với một dự án môi trường (22)
      • 1.3.1. Khái niệm phân tích chi phí lợi ích (22)
      • 1.3.2. Mục đích và ý nghĩa của CBA (23)
      • 1.3.3. Các bước tiến hành CBA (24)
      • 1.3.4. Các chỉ tiêu trong phân tích CBA (24)
        • 1.3.4.1. Lựa chọn các thông số liên quan (24)
        • 1.3.4.2. Các chỉ tiêu tính toán (25)
      • 1.3.5. Phân tích độ nhạy (27)
  • Chương 2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC (29)
    • 2.1.1. Môi trường không khí (29)
    • 2.1.2 Tiếng ồn (30)
    • 2.1.3. Môi trường nước (30)
    • 2.1.4. Giảm diện tích rừng (31)
    • 2.1.5. Ô nhiễm môi trường đất và làm mất quỹ sử dụng đất (31)
    • 2.1.6. Gây ô nhiễm bờ biển (32)
    • 2.1.7 Tác động đến đa dạng sinh học (32)
    • 2.1.8. Tác động đến kinh tế xã hội (32)
    • 2.1.9. Tác động đến sức khoẻ (33)
    • 2.2. Tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ than Na Dương (33)
      • 2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực khai thác than (33)
      • 2.2.2. Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương (36)
        • 2.2.2.1. Tác động của bụi (36)
        • 2.2.2.2. Tác động của khí thải (37)
        • 2.2.2.3. Tác động đến môi trường nước (38)
        • 2.2.2.4. Tác động đến môi trường không khí do bụi, khí và hơi độc (41)
        • 2.2.2.5. Tác động tới môi trường đất (43)
        • 2.2.2.6. Tác động tới môi trường đất do chất thải rắn (45)
        • 2.2.2.7. Đánh giá sự cố và rủi ro môi trường (47)
        • 2.2.2.8. Tác động tới tài nguyên, sinh học và hệ sinh thái (47)
        • 2.2.2.9. Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội (49)
    • 2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương (51)
  • Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG (54)
    • 3.1. Sự cần thiết phải đầu tư (54)
    • 3.2. Lựa chọn công nghệ sử dụng (55)
    • 3.3. Các hạng mục công trình và chi phí đầu tư (58)
      • 3.3.1. Chi phí xây dựng (59)
      • 3.3.2. Chi phí thiết bị (60)
      • 3.2.3. Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng (62)
      • 3.2.4. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư (64)
      • 3.3.5. Chi phí vận hành của dự án (64)
      • 3.4.1. Giảm chi phí xử lý nước thải (66)
      • 3.4.2. Lợi ích từ việc bán nước sạch (67)
    • 3.5. Tính toán các chỉ tiêu (68)
    • 3.6. Phân tích độ nhạy (69)
      • 3.6.1. Khi tỷ suất chiết khấu thay đổi (69)
      • 3.6.2. Khi giá bán nước thay đổi (70)
    • 3.7. Kết luận (72)
    • 3.8. Kiến nghị và đề xuất (73)
      • 3.8.1. Kiến nghị (73)
        • 3.8.1.1. Kiến nghị đối với công ty than Na Dương (73)
      • 3.8.2. Một số đề xuất (75)
        • 3.8.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật (76)
        • 3.8.2.2. Các đề xuất liên quan đến hệ thống quản lý (76)
        • 3.8.2.3. Các đề xuất về các biện pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật (76)
        • 3.8.2.4. Các đề xuất về công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường (0)

Nội dung

Họ và tên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6DANH MỤC BẢNG BIỂU 7DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI 8MỞ ĐẦU 91 Mục đích nghiên cứu 92 Phạm vi nghiên cứu 93 Phương pháp nghiên cứu 104 Cấu[.]

Mục đích nghiên cứu

Rõ ràng, việc xử lý nước thải mỏ trong hoạt động khai thác than là rất cần thiết Tuy nhiên, trên thực tế, ô nhiễm nước thải mỏ vẫn đang là một vấn đề đang ở mức cảnh báo Các trạm xử lý nước thải mỏ chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý, hiệu quả vận hành chưa cao Các nhà đầu tư, khai thác than có khi còn chưa chú trọng một cách nghiêm túc vấn đề xử lý nước thải mỏ Thực tế là, môi trường đất, nước,sinh vật, sức khỏe con người… đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do tác động của nước thải mỏ, gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động khai thác than Thông qua những kiến thức đã được học cùng với những kiến thức thu nhận được từ đợt thực tập tại Viện KHCN Mỏ - TKV, tôi chọn đề tài “ đánh giá hiệu quả của dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương”,nhằm mục đích nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, cũng như tác động của ô nhiễm nước thải mỏ do hoạt động khai thác than gây ra Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc xây dựng nhà máy nước thải Na Dương để có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương nói riêng và lĩnh vực khai thác than nói chung.

Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, tính toán và đánh giá hiệu quả, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong chuyên đề được tìm hiểu thông qua thu thập từ các nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV, qua Internet, qua điều tra và tác giả tự tổng hợp

Do thời gian nghiên cứu không dài và khối lượng kiến thức còn hạn chế, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia đã giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình hơn Hỏi ý kiến chuyên gia về việc chỉ ra được các chi phí và lợi ích ( cả gián tiếp và trực tiếp, lượng hóa được và không lượng hóa được) cũng như các phương pháp tính toán, phương pháp luận đã cung cấp cho tôi thêm nhiều kiến thức cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

 Phương pháp xử lý số liệu bằng phầnmmềm Excel

Các số liệu thông qua điều tra, thu thập, được tiến hành phân loại và đưa vào xử lý thông qua các phần mềm Excel Các kết quả thu được qua quá trình xử lý được đưa vào phân tích và là cơ sở cho các đánh giá cũng như để đưa ra các kết luận và kiến nghị của đề tài.

 Phương pháp định giá trực tiếp

Có rất nhiều phương pháp định giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm Một trong số phương pháp quan trọng hay sử dụng là so sánh năng suất và sản lượng, định giá tác động đến sức khoẻ, định giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, định giá hiệu quả sử dụng mới, tra bảng giá trị thiệt hại….

Cấu trúc đề tài

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư cho môi trường. Chương 2: Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn.

Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ

Lê Thu Hoa, trưởng khoa Môi trường – Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng môi trường, viện Khoa học công nghệ Mỏ - TKV đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các nguồn tài liệu cần thiết và có những ý kiến đóng góp và tư vấn giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Môi trường – Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình và bạn bè.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả, số liệu nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.

Sinh viên: Thái Thị Quỳnh Trang

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư, chẳng hạn, ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong thời gian nhất định.

Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc( UNIDO) thì dự án đầu tư là một đề nghị đầu tư để tạo ra, mở rộng hoặc phát triển những năng lực nhất định nhằm tăng sản lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tại mộtcộng đồng trong một thời kỳ nhất định.

Có nhiều quan điểm cho rằng, dự án đầu tư phải nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu đã định. Trong các dự án đầu tư, đầu vào là lao động, nguyên, vật liệu, nhiên liệu, đất đai, vốn… có thể gọi chung là tài nguyên; đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào Sử dụng đầu vào được hiểu là tổ hợp các giải pháp công nghệ, biện pháp công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các chính sách.

Như vậy, theo cách hiểu này thì có thể xem dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và xã hội.

1.1.2 Hiệu quả của dự án đầu tư

 Hiệu quả đầu tư là khái niệm dùng để chỉ kết quả so sánh giữa lợi ích đầu tư mang lại và chi phí đầu tư đã bỏ ra.

Nguyên tắc chung xác định đúng đắn, đầy đủ các lợi ích và chi phí là so sánh giữa trạng thái có dự án đầu tư và trạng thái không có dự án đầu tư Sự chênh lệch giữa hai trạng thái đó cấu thành tác động của dự án đầu tư.

Cần phân biệt giữa trạng thái không có dự án đầu tư và không có dự án trước khi có dự án Để có thể dễ hiểu có thể lấy trường hợp một bệnh nhân: trạng thái trước khi uống thuốc hoàn toàn khác với trạng thái trước khi uống thuốc Trạng thái trước khi uống thuốc là trạng thái tại một thời điểm nhất định trước khi uống thuốc, còn trạng thái không uống thuốc sẽ bằng trạng thái trước khi uống thuốc cộng thêm các diễn biến của bệnh trong thời gian tiếp theo.

Tổng quan về các chi phí và lợi ích của một dự án đầu tư:

 Theo phạm vi phát sinh, có các chi phí và lợi ích:

Trực tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh trong phạm vi dự án.

Gián tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh bên ngoài dự án, nhưng liên quan trực tiếp đến dự án đang xem xét, gồm các chi phí và lợi ích liên quan đến đầu vào và đầu ra của dự án.

 Theo nội dung kinh tế, có các chi phí và lợi ích:

Tài chính: là các chi phí và lợi ích tài chính xét trong phạm vi doanh nghiệp. Kinh tế, xã hội, môi trường: là chi phí và lợi ích xét trên phạm vi nền kinh tế

( quốc gia), bao gồm tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm, công bằng xã hội, bảo vệ môi sinh, an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí…

 Theo thời gian, có các chi phí, lợi ích:

 Theo chủ thể hưởng thụ lợi ích và chịu chi phí, có các chi phí và lợi ích:

- Địa phương, vùng lãnh thổ.

- Quốc gia ( nền kinh tế).

 Phân loại hiệu quả: Theo cách phân loại chi phí và lợi ích như trên, hiệu quả của dự án đầu tư có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.

- Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội.

- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.

- Hiệu quả doanh nghiệp, hiệu quả vùng lãnh thổ, hiệu quả quốc gia.

1.1.3 Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi trường

1.1.3.1 Khái niệm dự án môi trường

Dự án đầu tư : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới mở rộng hoặc cải tạo các đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Dự án đầu tư cho môi trường : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn nhằm cải tạo môi trường, khắc phục hoặc hạn chế những tác động của hoạt động phát triển đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ dự án nào cũng là lợi nhuận Đối với dự án đầu tư thông thường, lợi nhuận thu được từ việc bỏ vốn đầu tư cho một quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ Đối với dự án môi trường lợi ích thu được từ việc đầu tư để bảo vệ môi trường ( hoặc cải thiện môi trường ), thông thường những lợi ích này khó định lượng bằng tiền.

1.1.3.2 Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án. a Hiệu quả tài chính :

Hiệu quả tài chính, hay còn gọi là hiệu quả thương mại của dự án được xác định trên giác độ doanh nghiệp Đây là bước đầu tiên trong phân tích hiệu quả của một dự án Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ kết quả tài chính Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tính bằng tiền theo giá trị thị trường thực tế Nội dung phân tích hiệu quả thương mại của dự án đầu tư gồm có:

- Phân tích hiệu quả vốn đầu tư.

Phân tích hiệu quả đầu tư là xác định hiệu quả hiệu quả của các nguồn lực được đưa vào dự án Nói rõ hơn là xác định số tiền lãi thu được trên số vốn bỏ ra mà không xem xét nguồn tài chính tài trợ cho dự án như thế nào Ngược lại, phân tích tài chính là xem xét việc tài trợ cho dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng vận hành dự án một cách trôi chảy Thông thường các nguồn tài trợ cho dự án bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án, người ta thường sử dụng các phương pháp ( hay còn gọi là các tiêu chuẩn đánh giá) sau đây:

(1) Tỷ lệ lãi đơn giản: tỷ lệ lãi đơn giản là tỷ số giữa lợi nhuận ròng đạt được trong năm bình thường trên số vốn đầu tư ban đầu.

Tỷ lệ lãi đơn giản của tổng vốn đầu tư:

Trong đó: F – Lợi nhuận ròng trong năm bình thường.

Y – Lãi tiền vay trong năm bình thường.

Q – Vốn cổ phần đầu tư.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường

1.2.1 Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả

Bất kỳ một dự án nào khi đưa vào triển khai cũng cần phải được đánh giá về mặt hiệu quả và tính khả thi của dự án, bằng cách so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra để đầu tư cho dự án Các dự án đầu tư cho môi trường liên quan đến các chỉ tiêu về cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm… nên thường rất khó định lượng được các lợi ích và chi phí Để khắc phục vấn đề này, người ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả Phương pháp này được áp dụng đối với các dự án chỉ lượng hóa được chi phí mà không lượng hóa được lợi ích ( lợi ích mang tính xã hội rộng lớn)

Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của phương pháp này chọn phương án có chi phí thấp nhất để thu lại được một lợi ích như nhau của dự án, hoặc là chọn phương án thu được nhiều lợi ích nhất cho cùng một lượng chi phí bỏ ra.

1.2.2 Phương pháp phân tích đa mục tiêu

Mỗi dự án đều có các phương án khác nhau, trong trường hợp không có phương án nào “ lấn át” các phương án khác thì phương pháp phân tích đa mục tiêu nên được sử dụng để lựa chọn phương án tối ưu nhất Để thực hiện phương pháp này, cần liệt kê các mục tiêu chung của dự án, sau đó phân tích các mục tiêu cụ thể, so sánh các mục tiêu cụ thể có thể đạt được của mỗi phương án đưa ra (định tính hoặc định lượng) Dựa vào kết quả của phân tích đa mục tiêu và “ý đồ” của nhà phân tích để có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

1.2.3.Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

Phân tích chi phí-lợi ích được sử dụng đối với các dự án ở bất cứ giai đoạn nào Đây là phương pháp phân tích kinh tế so sánh những lợi ích thu được( bao hàm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội) với những chi phí bỏ ra khi thực hiện hoạt động phát triển Trong thực tế, nhiều lợi ích rất khó định lượng( chẳng hạn cuộc sống hoang dã, vẻ đẹp tự nhiên, ) trong khi đó chí phí lại được đo bằng tiền thực của dự án Chính vì lý do đó mà các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến kết quả phân tích tài chính.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động của dự án đầu tư ngày càng tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn.Hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường ra đời nhằm điều chỉnh các hành vi tác động xấu tới môi trường Suy thoái và ô nhiễm ngày càng nhiều không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên cấp bách hơn bao giờ hết bởi môi trường chính là tương lai của chúng ta Nhà nước bắt đầu đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường Song không chỉ các dự án bảo vệ môi trường mà các dự án kinh tế cũng cần phải tính đến các lợi ích môi trường và chi phí môi trường vì sự phát triển bền vững Như vậy việc sử dụng phân tích chi phí- lợi ích mở rộng là tất yếu để có quyết định hợp lý nhằm sử dụng lâu bền các nguyền tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong hoạt động phát triển kinh tế -xã hội.

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích đối với một dự án môi trường

1.3.1 Khái niệm phân tích chi phí lợi ích

Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra.

Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.

Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng Trong trường hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất chắc.

Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể tiến hành được một CBA có chất lượng Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi phí, đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng Cũng có thể có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này Trong khi một số đầu vào, đầu ra có thể có các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi trong quá trình triển khai dự án Và có thể có một số đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn bán trên thị trường Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp định giá khác nhau.

CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định. Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem liệu một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không Trong khi chúng ta có những kỹ năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm như vậy với một số mặt hàng nhất định Ví dụ như không khí trong lành và sức khỏe tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt cho mọi người Tuy nhiên, ta có thể xác định được một khoảng chi phí nào đó mà nếu chi phí của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị và ngược lại.

Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến các dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA Các tính toán chính trị và xã hội nằm ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không Điều này đúng nhất là trong trường hợp đưa ra các quyết định công Lúc đó, các tài nguyên thường được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế Những vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ cho thậm chí là những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng một CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự như nhau.

1.3.2 Mục đích và ý nghĩa của CBA

Mục đích bao quát của CBA là trợ giúp cho nhỡng đánh giá có tính xã hội, cụ thể hơn là hỗ trợ cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực.

Phân tích chi phí - lợi ích có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường Đây là công cụ phân bổ chi phí - lợi ích nhằm đạt hiệu quả Pareto,hạn chế tối đa sự thất bại của thị trường.

1.3.3 Các bước tiến hành CBA Để đánh giá được chính xác các vấn đề phân tích chi phí- lợi ích của một dự án đầu tư thì phải tuân thủ 9 bước sau:

Bước 1: Quyết định lợi ích thuộc về ai và chi phí thuộc về ai

Bước 2: Lựa chọn danh mục các phương án thay thế (có thế lựa chọn giữa phương án không và có dự án)

Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng vật chất tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo lường Bước 4: Dự đoán những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng cuả chúng trong suốt quá trình tồn tại của dự án

Bước 5: Lượng hoá bằng tiền đối với tất cả các tác động

Bước 6: Xác định tỷ lệ chiết khấu và khấu hao cho khoảng thời gian để tìm giá trị hiện tại

Bước 7: Tính tổng lợi ích và chi phí

Bước 8: Tiến hành phân tích độ nhạy

Bước 9: Tiến cử phương án có lợi ích xã hội tốt nhất

1.3.4 Các chỉ tiêu trong phân tích CBA

1.3.4.1 Lựa chọn các thông số liên quan.

 Chọn biến thời gian thích hợp.

Về mặt lý thuyết, phân tích dự án kinh tế đầu tư phải được kéo dài trong thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý đến hai nhân tố sau:

- Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó mà dự án được thiết kế Khi lợi ích thu được của dự án trở nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án coi như kết thúc.

- Hệ số chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án Việc lựa chọn hệ số chiết khấu là hết sức quan trọng vì hệ số chiết khấu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với việc lựa chọn biến thời gian thích hợp Hệ số chiết khấu càng lớn thì thời gian hữu ích của dự án sẽ càng giảm bởi vì nó làm giảm giá trị hiện tại ròng của dự án theo thời gian.

Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ đó so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian Trong sử dụng chiết khấu cần đảm bảo 2 điều kiện sau:

- Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu( Chí phí, lợi ích) phải được đưa về cùng một đơn vị.

- Giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại lớn hơn một đơn vị lợi ích hoặc chi phí trong tương lai.

 Hệ số chiết khấu thích hợp.

Trong phân tích chi phí-lợi ích để lựa chọn hệ số chiết khấu thích hợp cần chú ý các điều kiện sau:

- Trong phép phân tích kinh tế chỉ sử dụng một hệ số chiết khấu mặc dù khi phân tích có thể thực hiện lặp đi lặp lại với nhiều giá trị khác nhau của hệ số chiết khấu.

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC

Môi trường không khí

Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi không chỉ ở những khu vực khai thác mà cả ở các khu vực dân cư, trong các làng mạc và các khu đô thị Bụi bao phủ lên khắp các làng mái nhà, ruộng vườn, trên cá thảm xây xanh dọc theo đường vận chuyển than Bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh do có các độc tố chứa trong bụi Bụi gây tác hại đến các công trình và vật liệu, máy móc vì bụi có chứa các chất hoá học, khi bám vào bề mặt của vật liệu sẽ gây ra các phản ứng hoá học, làm hư hỏng các công trình máy móc thiết bị Bụi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng Bụi gây bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô hấp Kết quả khám định kỳ cho 1700 công nhân ngành than cho thấy trên 40% người mắc bệnh viêm mũi, viêm họng; 17% mắc bệnh viêm xoang sau 5 năm làm việc; 40% mắc bệnh phế quản sau 5 năm làm việc Số công nhân ngành than bị bệnh bụi phổi chiếm 85% tổng số người mắc bệnh của cả khối công nghiệp.

Mức độ ô nhiễm bụi tuỳ theo mùa và cường độ hoạt động khai thác liên quan. Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ mìn, khai thác gương lò chợ, sàng tuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến cảng, bụi từ cá bãi thải mỏ lộ thiên cao hàng trăm mét, dài hàng chục km theo dọc bờ biển từ vịnh Hạ Long đến Bái Tử Long do gió cuốn theo, bụi do vận chuyển than và đất đá bằng ôtô từ khu vực khai thác qua các khu dân cư đến nhà máy tuyển, kho chứa hoặc đến các bến cảng

Ngoài bụi từ các mỏ than hầm lò còn thoát ra một lượng lớn khí độc như khí

CO, SO2, H2S, NOx, CH4 Tại các khu vực sàng tuyển, nghiền , chế biến than còn xảy ra quá trình ôxy hoá dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy cần thiết để hô hấp (

Tiếng ồn

Độ ồn, rung do các hoạt động trong khai thác lộ thiên, hầm lò, các nhà máy tuyển, các nhà máy cơ khí gây nên nhe cá máy khoan, xe goòng, các thiết bị, bãi nổ mìn, máy xúc, máy gạt, xe vận tải cỡ lớn , các băng tải, quang lật, búa hơi máy, gò, tiện, sàng, rung, máy nghiền than Độ ồn ngay sát các thiết bị máy móc cỡ lớn đang hoạt động thường vượt TCCP 20-40 dB Các tuyến băng tải, các đường ô tô chở than, đất đá và nhà máy tuyển là các nguồn gây ô nhiễm mạnh cùng với phát tán bụi lớn nhất.Tại các khu vực khai thác hầm lò thường có độ ồn cao vì âm khó phát tán trong các đường lò.

Môi trường nước

Môi trường nước bị ô nhiễm do hai nguồn chính là nước chảy trên bề mặt, nước mưa và nước thải từ các khu mỏ Hầu hết các đơn vị khai thác, sàng tuyển và chế biến đều thải ra một lượng nước thải rẩt lớn Đặc biệt, các hoạt động khai thác than đều nằm trong các khu vực có hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái các lưu vực, môi trường đất và nằm xen kẽ các khu vực dân cư Do đặc thù của loại hình khai thác nên nước thải hầm lò bị axit hoá mạnh, có chất rắn lơ lửng cao, có hàm lượng các kim loại mạnh như Fe, Mn, Cu , Zn do việc sử dụng các dung dịch tuyển Các nguồn thải này không được xử lý cộng với lượng mưa lớn tạo ra dòng chảy bề mặt đổ thải trực tiếp vào nguồn nước mặt là các sông suối, ao hồ chứa nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước Đất đá từ các bãi thỉ bị mưa lớn bào mòn cuốn trôi theo dòng chảy mặt làm bồi lấp sông suối, làm cạn kiệt nguồn nước mặt về mùa khô.

Các hoạt động khai thác hầm lò sâu dưới lòng đất gây nứt nẻ, sụt lún địa hình là nguyên nhân suy thoái hệ thống thủy vực trong khu vực và hạ thấp mực nước ngầm, dẫn đến sự thâm nhiễm nước biển vào nguồn nước ngầm.

Giảm diện tích rừng

Diện tích rừng giảm và rừng phòng hộ bị phá huỷ sẽ làm tăng độ xói mòn đất và cũng là nguyên nhân làm mất nguồn nước ngầm.

Ô nhiễm môi trường đất và làm mất quỹ sử dụng đất

 Xói mòn và bồi lấp đất đá.

Quá trình khai thác than đã thải ra hàng triệu mét khối đất đá thải Đất đá thải từ các mỏ lộ thiên, hầm lò từ các nhà máy tuyển than Theo tính toán sơ bộ , để khai thác 1 tấn than bằng phương pháp lộ thiên phải bóc 5-6m 3 đất đá, và một tấn than từ các mỏ hầm lò thải ra 1m 3 và tuyển 1 tấn than thải ra 0,3 m 3 đất đá.

Về mùa mưa, đất đá từ các bãi thải này bị nước mưa sói mòn, cuốn trôi làm bồi lấp sông suối, ao hồ chứa nước và ruộng vườn của các khu dân cư, khu nông nghiệp, công nghiệp, bồi lấp vùng bờ biển

 Làm mất quỹ sử dụng đất.

Khai thác than chiếm dụng một diện tích đất rất lớn ( ví dụ với tỉnh QuảngNinh là 2,9% diện tích của toàn tỉnh) Để hoàn thổ được đất sử dụng cho mục đích công nghiệp của ngành than đòi hỏi phải có thời gian, tốn nhiều sức lực,tiền của.

Gây ô nhiễm bờ biển

Đối với hoạt động khai thác than ở khu vực gần bờ biển ( như ở tỉnh QuảngNinh), ô nhiễm bờ biển là một trong những tác động rất đáng kể của hoạt động khai thác than Khoáng sàng than nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Hàng chục triệu mét khối nước từ các mỏ ra sông suối không qua xử lý và đổ thẳng ra biển Hàng chục ngàn mét khối đất đá từ các bãi thải bị mưa lớn bào mòn, cuốn trôi theo các dòng sông, suối rồi đổ ra biển Sự bồi lấp đất đá đã xoá sổ 200 ha đất canh tác dọc đường 18 cũ từ thị xã Cẩm Phả đến Cọc Sáu Bờ biển bị lấn chiếm khoảng700-800m Cảnh quan trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tác động đến đa dạng sinh học

Việc huy động quỹ đất dành cho hoạt động khai thác than đồng nghĩa với việc giảm một quỹ đất tương ứng với một số mục đích sử dụng khác nhau Điều đó có thể ảnh hưởng đa dạng sinh học của hệ động thực vật trong khu vực khai thác Phá hủy một khối lượng lớn số loài động thực vật trong khu vực khai thác, phá vỡ hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan Chiếm chỗ và làm thay đổi chỗ cư trú, sinh sống của một số loài động vật tự nhiên của khu vực Mặt khác, khai thác than gây ra ô nhiễm môi trường ( không khí, nước…) trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận.

Tác động đến kinh tế xã hội

Hoạt động khai thác than tạo điều kiện thúc đẩy các ngành khác phát triển theo hiệu ứng lan tỏa.Nguồn thu từ hoạt động khai thác than đóng một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu của ngân sách, đây là nguồn chi phục vụ cho các chính sách,chương trình phát triển kinh tế, xã hội Cơ sở hạ tầng được nâng cấp tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, dịch vụ hàng hóa lưu thông dễ dàng Các điểm khai thác than sẽ được đô thị hóa, đời sống của người dân sẽ được nâng cao Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động khai thác than.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục , y tế phát triển, người dân có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ và được hưởng phúc lợi xã hội nhiều hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự lai tạp văn hóa cũng là gây nên có mặt trái của nó. Đó là vấn đề gia tăng tệ nạn xã hội, an ninh xã hội khó được đảm bảo…

Tác động đến sức khoẻ

Hiện nay, hoạt động khai thác than đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn đang là một vấn đề bức xúc của hoạt động này Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí từ các giai đoạn xây dựng, vận hành và kết thúc mỏ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến nước đối với công nhân mỏ cũng như người dân địa phương ở khu vực khai thác.

Tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ than Na Dương

2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực khai thác than Na Dương

 Vị trí địa lý và địa hình:

Mỏ than Na Dương thuộc địa phận xã Sàn Viên, Khuất Xá, Tú Đoạn, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn.

Khu mỏ nàm bên trái quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Tiên Yên, cách thành phố Lạng Sơn 33km về phía Đông Nam.

Lộc Bình là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn, nằm cách thành phố Lạng Sơn 24 km về phía đông đi theo đường QL 4B Phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía đông giáp huyện Đình Lập, phía tây giáp huyện Cao Lộc, phía nam giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang.

Lộc Bình có trục đường Quốc Lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn đi Quảng Ninh; có đường tỉnh lộ từ thị trấn Lộc Bình đi cửa khẩu Chi Ma dài 14 km, sang cửa khẩu Ái Điểm của Trung Quốc. Địa hình huyện Lộc Bình gồm những dãy núi cao, đồi bát úp xen giữa những dải đất bằng bị chia cắt mạnh Đỉnh núi Mẫu Sơn cao nhất vùng với độ cao 1.541 m so với mực nước biển Địa hình thấp từ đông nam sang tây bắc Các dãy núi, đồi hai bên sông Kỳ Cùng thấp dần về lòng sông tạo ra những vùng đất bằng, đồi thoải, độ cao trung bình từ 150 - 350m.

 Điều kiện tự nhiên – xã hội:

- Tài nguyên đất: huyện Lộc Bình nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng, có diện tích đất tự nhiên là 98.651 ha Trên địa bàn huyện có 5 loại đất chính, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axít Theo số liệu điều tra năm 2008, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện, trong đó đất nông nghiệp 13.911 ha, chiếm 14,1% diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp 30.997 ha, chiếm 31,4%; đất chuyên dùng 2.140 ha, chiếm 2,2%; đất ở

250 ha, đất chưa sử dụng 51.353 ha, chiếm 52% diện tích đất tự nhiên

- Nguồn nước: trên địa bàn huyện có sông Kỳ Cùng chảy qua, các phụ lưu của sông và hệ thống ao hồ, mật độ sông suối trong huyện là 0,88 km/km2 Ngoài ra còn có sông Bản Thín bắt nguồn từ Trung Quốc với diện tích lưu vực 320 km2; sông Bản Trang nằm ở tả ngạn của sông Kỳ Cùng, chiều dài sông chảy trên địa bàn huyện là

40 km, diện tích lưu vực 95 km2; sông Bản Chuối, sông Mẫu Sơn Trong vùng còn có rất nhiều hồ như hồ Ta Keo, hồ Bản Chành, hồ Nà Cang, đập Khuôn Van, đập

Nà Phừa Nhìn chung hệ thống sông suối, ao hồ trong huyện có nguồn nước khá lớn và phân bổ tương đối đồng đều, đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

- Tài nguyên khoáng sản: huyện có mỏ than Na Dương với trữ lượng 100 triệu tấn, riêng mỏ lộ thiên có trữ lượng 23 triệu tấn Ngoài ra còn có mỏ sét trắng với trữ lượng lớn ở xã Đông Quan và thị trấn Na Dương có khả năng phát triển ngành công nghiệp gốm sứ các loại.

- Tài nguyên rừng: tổng diện tích đất có rừng toàn huyện là 30.997 ha, trong đó rừng tự nhiên là 11.497 ha, rừng trồng 11.000 ha, Độ che phủ rừng toàn huyện đạt32% Rừng tự nhiên tuy diện tích lớn nhưng trữ lượng lại không đáng kể, phần lớn chỉ là các vạt rừng mới phục hồi Rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ lớn và hiện chưa khai thác có diện tích trên 1.000 ha với nhiều loại gỗ dẻ, kháo, sau sau, trám, trữ lượng gỗ bình quân 70 - 100 m3/ha Rừng trồng chủ yếu là thông và bạch đàn; rừng thông 5.821, rừng bạch đàn 1.556 ha, rừng bạch đàn và keo 2.066 ha.

- Cấp điện: toàn huyện có 45 km lưới điện 35 kV trên tuyến, với các trạm biến áp trung gian và 35 kV/10 và 35 kV/6 Tổng dung lượng 3.400 kVA Tổng dung lượng các trạm biến áp phụ tải là 1.740 kVA Ngoài ra điện lưới 10 kV có chiều dài 2 km để phục vụ UBND huyện và khu dân cư thị trấn Năm 2002 số xã có điện lưới quốc gia 22/29 xã, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của trên 1.000 hộ dân trong huyện.

- Cấp nước: toàn huyện có 14 hồ vừa và lớn, ngoài ra còn có rất nhiều hồ nhỏ Hồ

Nà Cáy dung tích 3,840 x 160 m3; đập Khuôn Van diện tích tưới thiết kế 100 ha, đập Kéo Lin diện tích tưới 30 ha Nhìn chung các hồ đập hiện nay đều đang bị xuống cấp, cần được tu sửa và nâng cấp Năm 2002 dân số thành thị trên địa bàn huyện được dùng nước sạch đạt 60%, dân số nông thôn 45%.

- Giao thông: hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi, có đường QL 4B chạy qua huyện 27 km, có 12 vị trí cầu kết cấu dầm thép; 14,6 km đường tỉnh lộ,

114 km đường huyện lộ, 60 km đường liên thôn, xã Tuy nhiên hiện nay một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn, nhất là ở khu vực các xã biên giới. Địa hình khu mỏ là các dải đồi bao quanh thung lũng chứa than Độ cao tuyệt đối của các đỉnh đồi từ 300- 330m, phần địa hình thấp của thung lũng có độ cao từ 280- 300m Các đồi núi này được trồng bạch đàn, thông, không có rừng nguyên sinh Suối Toòng Già là suối chính trong vùng, bắt nguồn từ vùng núi phía Đông dọc theo vách và cắt qua vỉa 4 tại giữa T IIIA rồi chạy theo hướng Tây và đổ ra sông Kỳ Cùng, suối rộng 15- 25m. Đặc điểm của Mỏ than Na Dương là loại than ngọn lửa dài, có nồng độ lưu huỳnh cao, rất độc hại, không thể dùng cho dân dụng như: đốt gạch, ngói và đun nấu…Loại than lửa dài này trước đây chỉ có thể dùng cho các nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ ướt Trước đây, việc tiêu thụ than lửa dài ở Na Dương hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu than của hộ tiêu thụ hai nhà máy xi măng là xi măng Hải

Phòng và xi măng Bỉm Sơn Khoảng thập niên 1980s, hai nhà máy này thay đổi công nghệ sản xuất, không còn dùng than của Na Dương nữa, mỏ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, đe dọa đến đời sống kinh tế của cán bộ công nhân mỏ nói riêng và sự phát triển kinh tế của vùng nói chung Đứng trước thách thức đó, lãnh đạo Công ty than Nội địa và Tổng công ty than Việt Nam ( sau này là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam- TKV) quyết định lập dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương được chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 124 triệu USD, giao cho Tổng công ty Than Việt Nam làm chủ đầu tư Thành công của dự án này đã cứu Na Dương khỏi nguy cơ đóng cửa và tạo điều kiện cho công ty Na Dương ngày càng phát triển Từ thành công của dự án Than - Điện Na Dương và để nâng cao sản lượng điện đáp ứng yêu cầu của đất nước về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Tập đoàn TKV tiếp tục lập dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 với công suất tương đương như hiện nay Chủ trương này đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ Công Thương và tỉnh Lạng Sơn Theo đó, quy mô của Mỏ than Na Dương phải phát triển theo yêu cầu mới: sản lượng than hàng năm đạt 1,2 triệu tấn, bóc từ 10 triệu - 18 triệu m3 đất đá, đến lúc đó sản lượng

2.2.2 Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương 2.2.2.1 Tác động của bụi.

 Trong giai đoạn thi công xây dựng mỏ:

Giai đoạn thi công xây dựng mỏ bao gồm các hoạt động chủ yếu là hoạt động bóc đất xây dựng cơ bản, san gạt tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông Vì vậy, bụi ở giai đoạn này phát sinh với khối lượng rất lớn.

Theo tính toán, khối lượng đất bóc do hoạt động xây dựng cơ bản là khoảng 300000 m 3 Hoạt động san gạt tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông, đào đắp khoảng 57.726 mđất đá Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, công đoạn này xẽ tạo ra khoảng 13,92 tấn bụi Bụi do khói động cơ máy thi công: Trong quá trình bóc đất đá, có khoảng 1/4 khối lượng đất đá được bóc, xúc bằng máy thi công có sử dụng động cơ diezen là 257.726m 3 Theo tài liệu của WHO, khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra khoảng 0,94 kg bụi Tính trung bình cứ san ủi,đào đắp 1m 3 đất đá, các phương tiện thiết bị thi công tiêu tốn 0,37 kg dầu Như vậy lượng bụi tạo ra do khói động cơ máy thi công của giai đoạn xây dựng mỏ là: 257,726 x 0,37 x 0,94X 10 6 = 0,089 tấn bụi.

 Trong giai đoạn vận hành khai thác:

Hiện trạng ô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương

Như đã phân tích ở trên, nước thải mỏ Na Dương có tính axít, trước khi đổ vào sông

Kỳ Cùng vẫn còn cao ( pH < 5) và đặc biệt màu của nước trên dòng suối tại Cầu

Gỗ, Tú Đoạn cách mỏ khoảng 5km vẫn còn màu đỏ của nước thải mỏ Na Dương.Chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước thải mỏ Na Dương là cặn lơ lửng và có nguồn gốc từ bùn đất hoặc than, vì vậy gây tác động tới hệ thống suối của khu vực dưới dạng bồi lắng, gây bồi lắng tới các dòng suối Nếu không có giải pháp bảo vệ, suối

Toòng Già có thể vừa bị bồi lấp vừa bị axít hóa Nước ở các khu vực suối này sẽ không thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp trong vùng, hoặc nếu có sử dụng cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho đất khu vực đó và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi

Hệ thống xử lý nước thải đầu tư sẽ thu nhận nước thải từ moong khai thác của mỏ than Na Dương Chất lượng nước thải được lấy mẫu và phân tích cho kết quả trong bảng.

Bảng 2.1 Chất lượng nước thải moong khai thác mỏ than Na Dương

TT các thống số Đơn vị

Nước thải mỏ Na Dương

2 Độ cứng toàn phần mgCaCO3/l 1200 733 730 - -

Nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV

Cmax là nồng độ tối đa cho phép ( Cmax = C x Kq x Kf).

C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong TCVN5945:2005.

Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq = 0,9).

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf = 1,0)

So sánh kết quả phân tích với TCVN 5945-2005 (B), cho thấy:

- Nước thải có tính axít mạnh, giá trị pH dao động từ 2,36 – 2,48 ; không đạt TCCP (pH = 5,5 – 9).

- Hàm lượng Fe cao, dao động từ 459,47 mg/l – 473,36 mg/l; vượt TCCP từ 102 –

- Hàm lượng Mn dao động từ 7,4 mg/l – 9,79 mg/l; vượt TCCP từ 8,1 đến 10,7 lần.

- Hàm lượng TSS dao động từ 113g/ml – 170g/ ml, vượt TCCP từ 1,25 đến 1,9 lần

- Các chỉ tiêu còn lại đều đạt TCCP.

Ngoài kết quả phân tích trên, chất lượng nước thải của mỏ than Na Nương còn được theo dõi tại các năm trước, số liệu được trình bày ở phần phụ lục

Như vậy, có thể xác định nước thải từ moong khai thác của mỏ than Na Dương bị ô nhiễm bởi các thông số chính: pH, Fe, Mn.

Chương 2 tập trung phân tích các tác động môi trường của hoạt động khai thác than nói chung cũng như hoạt động khai thác của hoạt động mở rộng khai thác than tại mỏ than Na Dương- công ty TNHH than Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nói riêng Hoạt động khai thác than một mặt mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho nền kinh tế, mặt khác cũng gây ra các tác động nghiêm trọng đến môi trường, nếu không có các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các tác động xấu do hoạt động đến môi trường có thể sẽ dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường, tác động đến sức khỏe, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa cho người dân ở khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận Trong các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than, chương hai cũng tập trung nhấn mạnh phân tích tác động của nước thải mỏ đến môi trường tự nhiên ( đất, nước, hệ sinh thái )và sức khỏe con người Nước thải mỏ Na Dương có tính axít và hàm lượng các kim loại nặng cao, có màu đỏ đặc trưng do nước thải có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao Những tính chất này gây phá hủy thiết bị, máy móc sử dụng trong khai thác, khi đổ ra sông suối có thể gây phá huỷ hệ sinh thái thủy vực, tác động đến động thực vật, làm suy giảm chất lượng và số lượng nước ngầm khu vực, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của hoạt động nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khu vực bị ô nhiễm

Những phân tích trên là một trong những luận điểm để cho việc đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường của dự án trạm xử lý nước thải sẽ giới thiệu và phân tích ở chương 3.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG

Sự cần thiết phải đầu tư

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV than Na Dương - VVMI. Địa chỉ liên lạc: Thị trấn Na Dương, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn Đơn vị tư vấn: Viện Khoa Học Công Nghệ Mỏ - TKV.

Như đã phân tích ở chương 2, nước thải mỏ có tác động xấu đến môi trường cũng như phá hủy các thiết bị công trình của nhà máy khai thác than, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân mỏ cũng như người dân ở khu vực khai thác và các khu vực lân cận Những tác động này gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và môi trường Dự án “Xử lý nước thải mỏ than Na Dương - Công ty TNHH MTV than Na Dương - VVMI”.

Mặt khác,tại điều 44 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có quy định tổ chức, cá nhân, hoạt động khoáng sản phải thực hiện thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Bên cạnh đó, chiến lược của Tập Đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam thì việc xử lý nước thải mỏ đủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp sẽ được bắt đầu thực hiện từ năm 2005 và đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc áp dụng bắt buộc đối với tất cả các công ty mỏ trong toàn ngành Theo kết quả quan trắc môi trường nước thải những năm qua tại Công ty TNHH một thành viên than

Na Dương -VVMI, một số chỉ tiêu vượt TCVN 5945-2005 (B) như chất rắn lơ lửng (TSS), Sắt (Fe), Mangan (Mn) nhưng chưa xử lý đạt TCCP Dự báo trong nhiều năm tới, các chỉ tiêu gây tác hại xấu đến môi trường của nước thải mỏ Na Dương sẽ không thay đổi nhiều với thời gian tồn tại trên 40 năm Dự kiến trong những năm tới công suất cần thiết cần xử lý nước thải sẽ là 1.000m3/h.

Như vậy, để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực và thực hiện các yêu cầu trên rất cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏCông ty TNHH một thành viên than Na Dương -VVMI.

Lựa chọn công nghệ sử dụng

Theo kết quả báo cáo đề tài cấp Bộ Công nghiệp năm 2005 “Khảo sát, đánh giá thực trạng công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp sản xuất than trong nước và tổng quan công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất than ở nước ngoài” do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thực hiện, nước thải mỏ than được xử lý chủ yếu bởi các công nghệ sau:

* Công nghệ sử dụng đầm sinh học:

Hiện nay, công nghệ này được ưu tiên sử dụng để xử lý các nguồn ô nhiễm Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ này đòi hỏi có diện tích các lưu vực nước rộng lớn và các loại thực vật thích hợp nhằm xử lý các chất ô nhiễm Trong điều kiện khu vực mỏ than Na Dương, không thích hợp áp dụng công nghệ này.

* Công nghệ bể trung hoà: được sử dụng để xử lý nước thải có tính axít.

+ Trung hòa bằng NaOH, NaHCO3, Na2CO3: Đây là phương pháp đơn giản Tuy nhiên, phương pháp này tương đối đắt tiền.

+ Trung hòa bằng sữa vôi hoặc đá vôi: Đây là phương pháp đơn giản và mang tính hiệu quả cao Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cần tiếp tục xử lý các chất rắn kết tủa.

* Sử dụng các chất ô xi hoá (ozôn, KMnO4, ClO2) để xử lý Mn và một số chất ô nhiễm khác.

Hiện nay các mỏ than ở Việt Nam đã sử dụng các công nghệ sau:

+ Lắng bằng trọng lực, kết hợp chất keo tụ dùng để xử lý các chất rắn lơ lửng Hệ thống xử lý này đơn giản và được áp dụng rộng rãi để xử lý sơ bộ nước thải mỏ. + Dùng sữa vôi, kết hợp chất keo tụ: Công nghệ này được áp dụng khá rộng rãi ở các mỏ than để xử lý nước bị axít hóa và các chất rắn lơ lửng do chi phí thấp và mang hiệu quả kinh tế, kĩ thuật trong xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

+ Dùng bể đá vôi: Bể đá vôi đã được triển khai tại mỏ Vàng Danh Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng, không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật.

Xem xét tính chất nước thải mỏ than Na Dương với đặc tính ô nhiễm nặng về các thông số pH, Fe, Mn và địa hình của mỏ, kết hợp với phân tích các loại công nghệ xử lý nước thải mỏ hiện có đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải cho mỏ than Na Dương là:

Dùng sữa vôi để điều chỉnh pH.

Dùng chất ôxi hoá mạnh KMnO4 để ôxi hoá Fe, Mn về dạng kết tủa

Dùng chất keo tụ dạng polime để keo tụ các chất rắn lơ lửng.

Theo lưu lượng nước thải mỏ hiện tại và những năm tiếp theo, lưu lượng nước thải cần xử lý được xác định là 1000 m3/h.

Các chỉ tiêu ô nhiễm xác định phải xử lý là:

+ Fe hàm lượng dao động từ 450 mg/l – 500 mg/l.

+ Mn hàm lượng dao động 7 mg/l – 10 mg/l.

- Tiêu chuẩn đáp ứng: Theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (B) với các thông số: + pH dao động từ 5,5 – 9,0

Xây dựng sơ đồ công nghệ, giải pháp kỹ thuật

Với công nghệ lựa chọn như trên, sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương được xây dựng như hình sau:

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương

BỂ KHUẤY TRỘN ĐẬP DÂNG NƯỚC

Sử dụng cho mục đích khác

Xe vận chuyển bùn ra bãi thải

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải từ moong được bơm lên và thu gom vào mương dẫn, đưa đến hệ thống xử lý Trước tiên, nước được đi qua bể khuấy trộn, tại đây nước thải được trộn lẫn với dung dịch sữa vôi, chất ôxi hoá bằng hệ thống khuấy cơ khí Tiếp theo nước được dẫn vào ngăn phản ứng, trước khi đi vào ngăn phản ứng, hỗn hợp nước thải được bổ sung dung dịch polime Tại bể phản ứng, các phản ứng tiếp tục diễn ra.

Sau quá trình phản ứng, hỗn hợp nước được đưa sang bể lắng ngang Trong bể lắng ngang chủ yếu diễn ra quá trình lắng Các chất kết tủa và chất rắn lơ lửng được lắng bằng trọng lực xuống đáy bể, loại bùn cặn này được hệ thống gạt bùn bằng cơ khí gạt từ cuối bể về các rốn thu bùn ở đầu bể lắng Tại các rốn thu bùn, bùn được các máy bơm chìm bơm về bể nén bùn

Tại bể nén bùn, bùn được tiếp tục nén, nước trong phía trên được thu gom và đưa quay trở lại đầu vào để xử lý tiếp Bùn trong bể nén được bơm lên xe ô tô rồi đổ ra, chôn lấp trên bãi thải.

Nước sạch sau xử lý được dẫn vào bể chứa, dùng bơm để cấp nước từ bể này để pha các loại dung dịch sữa vôi, KMnO4, polime. Để tự động kiểm tra và điều chỉnh pH của nước thải trước khi xả, lắp đặt hệ thống kiểm pH tự động.

Các hạng mục công trình và chi phí đầu tư

Chi phí của dự án bao gồm chi phí ban đầu và chi phí vận hành Cụ thể là:

 Chi phí ban đầu bao gồm:

+Chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù.

Tính toán cụ thể các chi phí như sau:

3.3.1 Chi phí xây dựng( C1 =6.494.715 nghìn đồng)

Bảng 3.1 Khái toán chi phí xây dựng Đơn vị tính: nghìn đồng

Khái toán chi phí xây dựng

STT Khoản mục chi phí Đơn vị

I Chi phí xây dựng công trình phụ trợ

1 Đào đắp đất tạo mặt bằng công trình m3 7,700 18 135,211 13,521 148,732

3 Mương dẫn nước vào hệ thống

5 Sàn công tác cái cái 1 3,782 3,782 378 4,160

6 Giá đỡ téc nước cái 1 4,786 4,786 479 5,265

8 Bể lắng và bể phản ứng cái 1 2,578,894 2,578,894 257,889 2,836,783

9 Mương dẫn nước sau xử lý cái 1 59,810 59,810 5,981 65,792

10 Bể chứa nước sạch cái 1 47,653 47,653 4,765 52,418

12 Cụm bể pha hóa chất cái 1 96,013 96,013 9,601 105,615

13 Nhà vận hành, nhà kho cái 1 170,633 170,633 17,063 187,697

14 Nhà kho chứa vôi cái cái 1 493,599 493,599 49,360 542,959

15 Tuyến đường ống công nghệ

15.1 Tuyến đường ống cấp nước sạch

15.2 Tuyến đường ống cung cấp dung dịch sữa vôi

15.3 Tuyến đường ống cấp dung dịch polime

15.4 Tuyến đường ống cấp dung dịch KMnO4

15.5 Tuyến đường ống dẫn bùn

16 Tuyến mương thoát nước mặt bằng

II Chi phí xây dựng công trình tạm để ở và điều hành thi công

Nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV

3.3.2 Chi phí thiết bị.( C2 = 2.571.715 nghìn đồng)

Bảng 3.2 Khái toán chi phí thiết bị

Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Đơn vị

I Chi phí mua thiết bị 2,078,725 103,936 2,182,661

1 Cân đồng hồ định lượng polime Gmax 0-5kg cái 1 2,000 2,000 100 2,100

2 Cân đồng hồ định lượng vôi Gmax 100kg cái 1 3,500 3,500 175 3,675

3 Thiết bị khuấy polime P=2,2kw, có biến tần

4 Thiết bị khuấy sữa vôi P=2,2kw, có biến tần

5 Thiết bị khuấy KMnO4 P=2,2kw, có biến tần

6 Thiết bị khuấy trộn nước thải và P=2,2kw, có HT 2 27,500 55,000 2,750 57,750 hoá chất biến tần

7 Hệ thống gạt bùn bằng cơ khí Khẩu độ chiều ngang=7m; độ cao cách gạt 3,5m; tốc độ di chuyển 3-

P=5,5kw, cã biÕn tÇn cái 1 65,000 65,000 3,250 68,250

9 Bơm cấp nước pha dung dịch Q0m3/h;

10 Bơm bùn từ bể lắng về bể nén bùn

11 Bơm bùn từ bể lắng lên xe téc Q m3/h;

12 Hệ thống giám sát pH tự động và máy bơm dung dịch vôi

Kết nối giữa đầu đo pH, bộ vi xử lý và máy bơm dung dịch vôi

13 Máy đo pH cầm tay Dải đo từ 1- 14 cái 1 21,000 21,000 1,050 22,050

14 Máy quang phổ và bộ test kít với

11 chỉ tiêu: TDS, COD,NO2-,

NO3-,NH4+, Fe,Mn, Cd, As bộ 1 47,500 47,500 2,375 49,875

15 Bommer để xác định tỷ trọng vôi Dải đo từ 1- 30 bộ 1 1,000 1,000 50 1,050

16 Bộ dụng cụ thử nghiệm (ống đong, cốc thủy tinh, pipét) bộ 1 1,000 1,000 50 1,050

19 Tủ sơn tĩnh điện T1 cùng các bộ phận đi kèm

20 Tủ sơn tĩnh điện T2 cùng các bộ phận đi kèm

21 Tủ sơn tĩnh đienẹ T3 cùng các phụ kiện đi kèm

II Chi phí vận chuyển và lắp đặt thiết bị

III Chi phí khác liên quan đến việc mua thiết bị

1 Chi phí kiểm định chất lượng % 0.5 10,394 10,394

2 Chi phí hướng dẫn vận hành, cộng nghệ xử lý nước thải

Nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV

3.2.3.Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng

Bảng 3.3 Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Khoản mục chi phí

I Chi phí quản lý dự án 198,092 19,809 217,901

II Chi phí đầu tư xây dựng 743,622 63,756 807,378

1 Chi phí khảo sát bổ sung, thu 29,539 1,477 31,016 thập, chỉnh lý tài liêuh phục vụ lập dự án và thiết kế BVT -

2 Chi phí lập dự án đầu tư 106,398 5,320 111,718

3 Chi phí thiết kế BVTC- TDT 299,843 29,984 329,828

4 Chi phí thẩm tra thiết kế

5 Chi phí thẩm định TDT 12,930 1,293 14,223

Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng

Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp vật tư, thiết bị

8 Chi phí giám sát thi công xây dựng 143,533 14,353 157,887

9 Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị 26,594 2,659 29,254

Chi phí theo dõi, đánh giá và hoàn thiện công nghệ xử lý nước

1 Lệ phí thẩm định dự án đầu tư 2,165 217 2,382

2 Chi phí nghiệm thu bàn gio công trình 5,000 500 5,500

3 Chi phí bảo hiểm công trình 19,128 1,913 21,041

4 Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán 21,761 21,761

5 Chi phí kiểm toán công trình 35,213 3,521 38,735

Nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV

3.2.4 Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư: 1.076.379 nghìn đồng( C4=1.076.379 nghìn đồng)

Bảng 3.4 Bảng chi phí ban đầu Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Các khoản mục chi phí Số tiền

1 Chi phí xây dựng công trình phụ trợ 6430411

2 Chi phí xây dựng tạm để ở và điều hành 64304

II Chi phí thiết bị ( C2) 2571715

1 Chi phí mua thiết bị 2182661

2 Chi phí vận chuyển và lắp đặt thiết bị 228660

3 Chi phí khác liên quan đến mua thiết bị 160394

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư

Chi phí quảndự lý án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

1 Chi phí quản lý dự án 217901

2 Chi phí đầu tư xây dựng 807378

V Chi phí dự phòng = 10%x ( I + II + III + IV) 1125752

Tổng chi phí ban đầu C0= C1 + C2 + C3 + C4 12383277

Nguồn: tác giả tổng hợp

3.3.5 Chi phí vận hành của dự án ( Cvh = 31.015,664 nghìn đồng)

Bảng 3.5 Chi phí vận hành Đơn vị tính: đồng

STT Khoản mục chi phí Cách tính

Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền

I Chi phí nhân công trực tiếp 9,572,071

1 Chi phí nhân công đo đạc Công 12 182,332 2,187,984

2 Thử nghiệm các phương pháp xử lý Công 24 182,332 4,375,968

3 Phân tích mẫu nước mẫu 2 1,090,000 2,180,000

I.2 Bảo hiểm XH, Y tế Công 36 23,003 828,119

II Chi phí công tác 3,000,000

III Chi phí công tác 6,800,000

1 Thuê xe đi công tác chuyến 2 2,500,000 5,000,000

2 Phụ cấp lưu trú Công 12 150,000 1,800,000

1 Chi phí lương cán bộ quản lý

2 Chi phí khấu hao TSCĐ

3 Chi phí quản lý khác

VI Thu nhập chịu thuế tính trước

VII Giá trị trước thuế I+ II+ III

 Bảng chi phí của dự án:

Bảng 3.6 Chi phí của dự án

STT Khoản mục chi phí Số tiền

1 Chi phí ban đầu ( C0) 12.383277 nghìn đồng

2 Chi phí vận hành hàng năm ( Cvh) 31015,664 nghìn đồng

3 4 Lợi ích của dự án.

Lợi ích của dự án được chia thành 2 loại là lợi ích có thể lượng hóa bằng cách tính toán trực tiếp ( B1) và lợi ích không thể lượng hóa ( B2)

3.4.1 Giảm chi phí xử lý nước thải( B11):

Theo nghị định số 67/2003/ NĐ- CP về thu phí nước thải và Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/ NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đối với hoạt động khai thác khoáng sản sẽ tiến hành thu phí đối với nước thải công nghiệpbao gồm các chất gây ô nhiễm sau: TSS, Hg, Cd, Pb, As, BOD.

Sau khi xử lý, hàm lượng TSS giảm từ 170g/ml -> 90g/ml Theo TCVN thì:

B11= (170 – 90) x 10 -3 kg/m 3 x 1000m 3 /h x 24h x 365 x 350 đ/kg = 245.288.000(đồng/năm) = 245288 (nghìn đồng/ năm)

3.4.2 Lợi ích từ việc bán nước sạch ( B12)

Theo sơ đồ công nghệ của trạm xử lý nước thải, nước sạch sau xử lý được dẫn vào bể chứa, dùng bơm để cấp nước từ bể này để pha các loại dung dịch sữa vôi,

KMnO4, polime Như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng tiền từ việc mua nước sạch để vận hành trạm xử lý này Theo thiết kế , lượng nước sạch tái sử dụng để pha các loại dung dịch này là 40m 3 /h, trong đó lượng nước sạch sau khi xử lý được tuần hoàn trở lạilà 30m 3 /h.Với giá bán nước sạch là 7.600đồng/m 3 tính theo giá bán nước sạch dùng cho hoạt động công nghiệp Ta tính được lợi ích từ việc bán nước sạch hàng năm là:

Bảng 3.7 Lợi ích của dự án trong 1 năm Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT Khoản mục lợi ích Số tiền

1 Lợi ích do giảm tiền đóng phí nước thải 245288

2 Lợi ích từ tái sử dụng nước sạch 1997280

 B2 bao gồm các lợi ích khó lượng hóa:

Những lợi ích sau để bao gồm 2 loại: đó là những lợi ích có thể lượng hóa được, nhưng do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên dữ liệu để tính toán chưa có đú và những lợi ích mang tính chất định tính Cụ thể là:

Bảng 3.8 Danh mục các lợi ích chưa lượng hóa được

Lợi ích Có thể lượng hóa Định tính

Tránh được khoản tiến phạt do gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất… x Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005.

Tránh được chi phí chữa bệnh do ô nhiễm nước x Phương pháp chi phí – sức khỏe Tăng năng suất nông nghiệp( cây trồng, vật nuôi, thủy sản) x Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch

Hạn chế suy thoái thủy vực sông x

Do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, nên chuyên đề chưa có đủ các dữ liệu cần thiết để có thể tính toán được các lợi ích này Tuy nhiên, những lợi ích này là rất đáng kể và cần phải lưu ý khi phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như đưa ra quyết định đầu tư.

Tính toán các chỉ tiêu

Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu : Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế thế giới, năm

2009 chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế này, năm 2009 có sự biến động khá lớn về lãi suất ngân hàng và tỷ lệ lạm phát Vì thời gian của dự án kéo dài đến 20 năm, để đơn giản cho tính toán, tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn là 10%.

Theo thiết kế và khấu hao, tuổi thọ của dự án là 20 năm.

Qua tính toán ở trên, ta có bảng tổng hợp lợi ích – chi phí như sau:

Bảng 3.9 Lợi ích và chi phí của dự án Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm Chi phí lợi ích Lợi ích ròng

Tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm Excel ta thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10 Kết quả tính toán các chỉ tiêu Đơn vị tính: nghìn đồng

Các chỉ tiêu PBV PCV NPV BCR IRR

( PBV, PCV là giá lợi ích ròng và giá trị chi phí ròng)

Theo bảng kết quả tính được ở trên, ta thấy:

NPV = 5.859.010 nghìn đồng (= 5,859010 tỷ đồng )> 0

Kết luận: Dự án hiệu quả, nên tiến hành đầu tư xây dựng.

Phân tích độ nhạy

3.6.1 Khi tỷ suất chiết khấu thay đổi:

Tuổi thọ của dự án khá dài nên tỷ lệ chiết khấu có thể nằm trong một khoảng dao động lớn Để phân tích sự thay đổi của NPV khi r thay đổi, chuyên đề chọn 2 tỷ lệ chiết khấu thay đổi là r = 5% và r = 15% Theo tính toán trên phần mềm Excel, ta thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.11 Các chỉ tiêu thay đổi k hi thay đổi hệ số chiết khấu(r)

Các chỉ tiêu PVB PVC l NPV BCR IRR

Nhận xét: Khi r tăng từ 5% -> 15%, các giá trị NPV, BCR giảm dần, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ không thay đổi (%)

Ta có biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của NPV khi tỷ suất chiết khấu thay đổi như sau:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi

3.6.2 Khi giá bán nước thay đổi

Giá bán nước phụ thuộc tình hình kinh tế, sự sẵn có của tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng, phụ thuộc các chính sách sử dụng nước… Vì vậy có thể thay đổi Giả sử giá bán nước sạch có thể thay đổi 1500đ/m3 thì ta có các chỉ tiêu thay đổi như sau:

Bảng 3.12 Các chỉ tiêu thay đổi khi giá bán nước thay đổi

Các chỉ tiêu PVB PVC NPV BCR IRR

Nhận xét: Khi giá nước thay đổi từ 6100đ/m3 -> 9100đ/m3, NPV tăng dần, theo đó tỷ suất lợi nhuận cũng tăng từ 1,24 ->1,77 Ta có biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của NPV theo sự thay đổi của giá nước như sau:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá nước thay đổi

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá bán nước sạch thay đổi

Kết luận

Theo kết quả thu được như trên, dự án nên được thực hiện vì đã đạt được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường Cụ thể:

 Lợi ích về kinh tế:

- Công trình với mục đích bảo vệ môi trường, giảm chi phí đóng phí nước thải thông qua các thông số ô nhiễm theo nghị định 67/CP/2003 và nghị định số 04/ 2007/ NĐ- CP của Chính phủ về thu phí nước thải bảo vệ môi trường.

- Việc xử lý nước thải,ngăn chặn các chất bẩn độc hại gây ra ô nhiễm môi trường từ mỏ than đã làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và môi trưòng sản xuất xung quanh,

- Giảm thiểu chi phí khắc phục môi trường, tận dụng nguồn nước tái sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, tạo nề nếp sản xuất thân thiện với môi trường cho công ty than Na Dương Từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính của mỏ hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, duy trì sự phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả cho doanh nghiệp.

- Là điều kiện đủ để thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp mỏ, đảm bảo vệ sinh môi trường và hiệu quả cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh chính của mỏ.

 Lợi ích về xã hội: Việc xử lý trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương không những mang lại những lợi ích về kinh tế như đã phân tích ở trên mà còn mang lại lợi ích to lớn đối với xã hội Xây dựng trạm xử lý nước thải đảm bảo tuân thủ LuậtKhoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, là điều kiện để mỏ Na Dương có thể mở rộng công suất khai thác Sự phát triển về quy mô khai thác, một mặt mang lại một nguồn lợi về kinh tế lớn cho công ty Than Na Dương, mặt khác cũng đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cho địa phương cũng như là nền kinh tế nói chung Cụ thể là, việc mở rộng khai thác mỏ sẽ duy trì và tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động ( trực tiếp và gián tiếp), nâng cao thu nhập cho người dân Phát triển kinh tế thúc đẩy phát triển về xã hội, văn hóa cho vùng, người dân có nhiều cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục và y tế hơn Nguồn ngân sách thu mà chính quyền địa phương thu được sẽ là nguồn chi cho các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

 Lợi ích về môi trường:

Khi xây dựng hệ thống xử lý, nước thải sẽ được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (B) Việc nước xả thải đảm bảo tiêu chuẩn sẽ góp phần phục hồi môi trường nước mặt của khu vực. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn là công ty đã tuân thủ tốt pháp luật về Bảo vệ môi trường và Bảo vệ Tài nguyên nước Xử lý tốt nguồn nước thải mỏ trước khi thải ra môi trường sẽ giảm thiểu được các tác động lên môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm, giảm thiểu được nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học của vùng

Như vậy: Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ không lớn nhưng lợi ích thu lại cho mỏ thực sự rất to lớn, thể hiện qua việc ngăn chặn những thiêt hại về môi trường sản xuất, giá trị thiệt hại dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý này Ngoài ra, khi hệ thống đi vào sử dụng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của mỏ thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Kiến nghị và đề xuất

3.8.1.1 Kiến nghị đối với công ty than Na Dương.

 Theo các các kết quả phân tích ở trên, dự án trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương là một dự án rất khả thi Dự án đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, vì vậy, kiến nghị công ty than Na Dương tạo các điều kiện thuận lợi để dự án được triển khai và đi vào hoạt động như dự kiến.

 Công ty Than Na Dương cần có những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt trong công tác xây dựng cũng như vận hành trạm xử lý nước thải này, nhằm đảm bảo công suất và hiệu suất xử lý tối ưu.

 Công ty Than Na Dương cần tiến hành kiểm tra thường xuyên việc vận hành và tuân thủ quy trình xử lý nước thải của trạm Cần xem xét nhu cầu để mở rộng công suất xử lý nhằm đáp ứng được yêu cầu xử lý cho tất cả các vỉa khai thác cũng như tất cả các giai đoạn trong hoạt động khai thác than của mỏ.

 Bên cạnh xây dựng trạm xử lý nước thải, công ty Than Na Dương cũng cần xây dựng các hạng mục công trình khác liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường ( trồng cây chắn bụi, xử lý rác thải, thiết kế các bãi đổ thải đúng quy định…) nhằm tạo được hiệu quả đồng bộ trong việc giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường của hoạt động khai thác than.

3.8.1.2 Kiến nghị đến các bên liên quan

- Bộ công thương và Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

 Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động khai thác Than, vì vậy kiến nghị ban lãnh đạo Tập đoàn cần quan tâm nhiều hơn về công tác BVMT, không ngừng cải thiện môi trường làm việc cho người lao động;

 Tập đoàn cần có những hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích các đơn vị khai thác than tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải mỏ.

 Các vụ và viện thuộc Bộ công thương phụ trách về lĩnh vực khai thác mỏ và phụ trách về môi trường cần có sự kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động nhằm đảm bảo môi trường cho hoạt động khai thác mỏ nói chung, khai thác mỏ than nói riêng Bên cạnh đó, các vụ viện này cũng cần có sự kết hợp với các bộ ngành liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kết hợp với các địa phương nhằm đưa ra và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề kiểm soát và xử lý nước thải mỏ than.

- Bộ Tài nguyên và môi trường.

 Bộ Tài nguyên môi trường là cơ quan ban hành các Luật, văn bản dưới Luật,Nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản Luật bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các mức xử phạt đối với các vi phạm về môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản Tuy nhiên, các mức phí này còn thấp nên hiệu quả giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường chưa cao Mặt khác, công tác thanh tra kiểm tra cũng như việc thi hành Luật trên thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Vì vậy, kiến nghị Bộ TN- MT ban hành mức phạt cao hơn, các quy định cụ thể hơn cũng như phải thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra cũng như xử lý vi phạm thường xuyên và hiệu quả hơn.

 Bộ TNMT cần có sự kết hợp đồng bộ với các bộ ngành liên quan ( Bộ Công Thương, Các cấp chính quyền địa phương) trong việc ban hành và thi hành Luật nhằm đạt hiệu quả trong Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác.

 Kiến nghị Bộ TNMT đệ trình lên chính phủ về điều chỉnh quy định về loại các chất gây ô nhiễm trong nước thải mỏ đã nêu ở Nghị định 67/2003/ NĐ- CP và Nghị định số 04/ 2007/ NĐ- CP sửa đổi, bổ sung nghị định 67 Trên thực tế, nước thải mỏ than ( cụ thể như mỏ Na Dương, các chất gây ô nhiễm thuộc Nghị định 67 đều thuộc TCVN, nước thải mỏ thường có tính axít cao, hàm lượng pH,

Fe, Mn,… vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần nhưng lại chưa được đưa vào danh mục các chất bị đánh phí Vì vậy, chưa khuyến khích các công ty khai thác than xử lý nước thải, hoặc hiệu quả xử lý chưa cao).

- Các cấp chính quyền ở tỉnh Lạng Sơn.

 Hoạt động khai thác than của mỏ Na Dương đã mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách của các địa phương của tỉnh Lạng Sơn Là điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển về đời sống kinh tế xã hội cho địa phương này Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra rất nhiều các tác động môi trường như đã phân tích ở trên Vì vậy, kiến nghị các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn, một mặt tạo điều kiện để công ty Than Na Dương tiến hành khai thác than, mặt khác, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra về việc tuân thủ môi trường của công ty này trong quá trình khai thác than

3.8.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành khoáng sản, đặc biệt là những tiêu chuẩn về an toàn, môi trường

 Cần nhanh chóng biên soạn, ban hành và sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường, các loại chất gây ô nhiễm trong nước thải mỏ phù hợp hơn trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đạt hiệu quả trong bảo vệ môi trường

 Tổ chức hoạt động thanh tra theo hướng thành lập hệ thống thanh tra tại doanh nghiệp Hệ thống này hoạt động độc lập, họ có thể là công chức nhà nước, tinh thông nghề mỏ, thành thạo về nghiệp vụ thanh tra Họ tiến hành thanh tra theo Luật Thanh tra và Luật mỏ.

3.8.2.2 Các đề xuất liên quan đến hệ thống quản lý.

 Xuất phát từ đặc điểm của công tác BVMT là có ảnh hưởng triên diện rộng, liên quan đến nhiều đơn vị có tính chất liên vùng, liên mỏ nên công tác BVMT cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong toàn vùng Đặc biệt là vấn đề trôi lấp đất đá, xử lý nước thải cần có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị trong khu vực, nếu có đơn vị làm tốt, có đơn vị làm chưa tốt thì hiệu quả BVMT sẽ giảm đi nhiều.

3.8.2.3 Các đề xuất về các biện pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật

 Về xử lý nước thải: Xây dựng các trạm nước thải tập trung ở các khu khai thác mỏ

 Đầu tư đổi mới công nghệ sẽ tạo cơ sở vững chắc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản

Ngày đăng: 29/05/2023, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w