Khái quát về Hội đồng nhân dân cấp huyện 2-2 2252: 7 1 Khái niệm Hội đồng nhân dân huyện . 2-5 2 2 s2 s2 7 2 VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.1.1 Khái niệm Hội đồng nhân dân huyện Hội đồng nhân dân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946, cùng với sự ra đời của Quốc hội khoá I HĐND được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội ở địa phương được cử tri địa phương tín nhiệm bau ra theo các nguyên tắc phổ thông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
HĐND trong nhà nước là những tô chức chính quyền gần gũi dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương.
Như vậy: Theo Khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đối b6 sung năm 2019: “HPND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bau ra, là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương, đại điện cho ý chỉ, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dan địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
HĐND bao gồm: Đại biểu HĐND là thuật ngữ pháp lí dùng để chỉ một cá nhân công dân được bau cử vào HĐND (các cấp) Đại biểu HĐND là đại diện cho nhân dân trong don vị hành chính - lãnh thé mà Hội đồng là người đại diện, có các quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thê trong Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Thuật ngữ Đại biểu HĐND có nguồn gốc từ các thuật ngữ tương đương được sử dụng từ thời kì đầu thành lập nước Việt Nam dân chu cộng hoa (8.1945) Từ khi Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp năm 1962 được ban hành, thuật ngữ này chính thức được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật.
“Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát cua cử tri, thực hiện chê độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu HĐND có nhiệm vu vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên Nhân dân tham gia quản ly nhà nước.”
“Đại biểu HĐND chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn đại biểu của mình Đại biểu HĐND bình dang trong thao luận va quyét định các vấn dé thuộc nhiệm vu, quyên hạn của HĐND ””
- Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dan và các đại biểu HĐND Thường trực HĐND có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.
Thường trực HĐND có nhiệm vụ triệu tập va chủ tọa các ki hop của
HĐND, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và luật tại địa phương, trình HĐND về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do HĐND bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mỗi quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hòa hoạt động của các ban thuộc HĐND và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình HĐND.
Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp”.
Các ban của HĐND: Trước năm 2016, các Ban HĐND được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện; Từ Nhiệm kỳ 2016-2021, chính thức thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội cấp xã theo quy định tại Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do HĐND bau ra và phải là đại biểu của HĐND Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thâm tra các báo cáo do HĐND hay thường trực HĐND giao cho, giúp thường trực HĐND giám sát hoạt động của
? Khoản 2, Điều 6, Luật Tô chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đối bố sung năm 2019
> Khoản 3, Điều 6, Luật Tô chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đôi bé sung năm 2019
* Khoản 3, Điều 32, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.
“Ban của HIDND là cơ quan của HPND, có nhiệm vu thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HDND ””
* Đặc điểm của Hội đồng nhân dân HĐND là tô chức có tính chất quần chúng, bao gồm đại biểu mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo.
HĐND là một trong hai yếu tố của chính quyền địa phương, được xác định là cơ quan quyền lực ở địa phương:
HĐND được thành lập theo nhiệm kỳ của Quốc hội và là cơ quan địa biểu dân cử ở địa phương;
HĐND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thé kết hợp với cá nhân người đứng dau, quyết định những van dé quan trọng co bản ở địa phương;
HĐND được thiết kế theo ba cấp chính quyền tại địa phương.
Như vậy, HĐND là tổ chức nhà nước vừa có tính chất chính quyền vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương. e HĐND huyện là cơ quan quyền quyên lực cấp trung gian giữa HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp xã, bởi vậy HĐND huyện mang day đủ những đặc điểm của HĐND các cấp Tuy nhiên chúng ta có thể nhận diện HĐND huyên ở những đặc điểm sau:
Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện -s+2 18 1 Hoạt động của Thường trực HĐND cấp huyện
Hoạt động của các Ban của HĐND cấp huyện
chính sách tôn giáo ở địa phương Ban dân tộc chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương. Điều 109 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn các Ban của HĐND như sau:
- Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
- Tham tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công.
- Giúp HĐND giám sát hoạt động của TAND, VKSND cùng cấp; giám
? Khoản 3, Điều 25, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đôi bé sung năm 2019 sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách.
- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công.
- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND.
- Ban của HĐND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Thường trực
1.2.3 Hoạt động của Tổ đại biểu HĐND - Duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ của Tổ theo quy định; có kế hoạch giám sát ở một số lĩnh vực trên địa bàn thuộc đơn vị bầu cử của Tô.
- Phối hợp tô chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri sau các kỳ họp và tổng hợp báo cáo kết quả về Thường trực HĐND huyện theo đúng quy định; Phân công các thành viên trong tổ tiếp công dân đồng thời phối hợp tô chức tốt các buổi tiếp công dân tại đơn vị bầu cử theo đúng Quy chế hoạt động của HĐND huyện đề ra; phân công các thành viên trong Tổ tham dự đầy đủ các kỳ họp HĐND tại đơn vị bầu cử.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri liên quan đến don vị bau cử của minh.
1.2.4 Hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện Đại biểu HĐND cấp huyện là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dan địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước
HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND”? được thé hiện thông qua các hoạt động sau:
- Tham dự day đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các van đề thuộc nhiệm vụ, quyền han của HĐND Trong kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia thảo luận và quyết định
'° Điều 93, 94, 95, 96, 97, 98 và 99 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương chương trình kỳ họp, thảo luận tại phiên họp toàn thé va thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp và biểu quyết thông qua những vấn đề đó.
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vong, kién nghi cua cu tri; bao vé quyén và lợi ich hop pháp cua cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động cua mình và của HĐND nơi minh là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phé biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
- Tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Khi nhận được khiếu nại, t6 cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thâm quyền giải quyết va thông báo cho người khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết.
- Chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, chất van của đại biểu HĐND được gửi đến Thường trực HĐND cùng cap dé chuyển đến người bị chất van và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
- Kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyên và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết dé kịp thời cham dứt hành vi vi phạm pháp luật.
1.3 Điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của HĐND cấp huyện - Cơ sở pháp lý về hoạt động của HĐND huyện. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động rất lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng Đồng thời đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện chức năng của mình là quyết định và giám sát Hiện nay, Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 là hai văn bản luật quy định về vị trí, vai trò, chức năng, tô chức và hoạt động của chính quyền địa phương Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương với tư cách là văn bản dưới Hiến pháp phải có các quy định phù hợp với Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp; có như vậy, việc tô chức và hoạt động của HĐND trong đó có HĐND cấp huyện mới được triển khai một cách thống nhất và đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
- Năng lực và trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Và thực tế đã chứng minh rằng chính đại biểu HĐND là người quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện Đại biểu HĐND phải đảm bảo đủ về mặt số lượng và đáp ứng được yêu cầu về năng lực và trách nhiệm của người đại biéu nhân dân Đại biểu HĐND phải là người có đủ tài và đủ đức, đủ tâm và đủ tầm, có trình độ, bản lĩnh vững vàng, dam nói thăng, nói thật, không né nang, né tránh, bảo vệ lợi ích của nhân dân bởi nhân dân là người bầu ra các đại biêu HĐND và đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương.
- Tổ chức bộ máy, hoạt động của các bộ phận trong HĐND cấp huyện. Ở nước ta HĐND là cơ quan hoạt động không thường xuyên mà chỉ diễn ra ở kỳ họp, nên số lượng đại biểu HĐND cấp huyện phần lớn là kiêm nhiệm, ảnh hưởng rat lớn tới chất lượng và hiệu quả hoạt động củaHDND cap huyện, đặc biệt là hoạt động giám sat Vì vay việc tô chức bộ máy hoàn thiện, đồng bộ là yếu t6 góp phần vào sự thành công trong hoạt động của HĐND cấp huyện Thực tiễn cho thấy từ khi HĐND cấp huyện có đại biểu hoạt động chuyên trách thì hoạt động của HĐND ngày cảng hiệu quả, chất lượng.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG NHÂN DAN HUYỆN CHƯƠNG MỸ 5:5ccccccccrs 37 2.1 Điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ
Thực trạng về hoạt động của của HĐND huyện Chương Mỹ 28 1 Công tác chuẩn bị và tô chức các kỳ họp 2-5 s+cs+s4 28 2 Hoạt động tiếp xúc cử tri . - ¿5s eSk‡E‡EEEE+EEEEEEerkerxekerkerrred 30
Hoạt động của HĐND huyện Chương Mỹ nhiệm kỳ 2021-2026
2.2.1 Công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp- Công tác chuẩn bị: Trước 40 ngày, Thường trực HĐND huyện đã chủ động tô chức hội nghị liên tịch với Lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ huyện,Trưởng, Phó các Ban của HĐND và các ngành hữu quan của huyện dé thống nhất dự kiến nội dung, chương trình, thời gian và phân công cụ thể thời gian hoàn thành các báo cáo, đề án, kế hoạch trình các kỳ họp.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức 15 kỳ họp (11 kỳ họp thường kỳ, 04 kỳ họp chuyên đề); HĐND cấp xã, thị tran tổ chức từ 227 kỳ họp (191 kỳ họp thường kỳ, 36 kỳ họp chuyên đề, phần lớn các kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ hoặc điều chỉnh ngân sách)".
- Trước các kỳ họp, Thường trực HĐND huyện, xã, thị tran đã chủ động xây dựng chương trình, nội dung kỳ họp Tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, MTTQ, các ban HĐND, các ngành liên quan để thống nhất nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm kỳ họp và thông báo tới các đại biểu HĐND Chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị đầy đủ các báo cáo, đề án, tờ trình.
- Việc gửi Giấy mời, Giấy triệu tập cùng các tài liệu liên quan được gửi tới các đại biểu theo đúng quy định; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ kỳ họp; tổ chức dé các đại biểu HĐND đi tiếp xúc cử tri và tổng hợp đầy đủ những ý kiến, kiến nghị của cử tri dé chuyển đến các co quan có thâm quyền giải quyết, chỉ đạo và điều hòa hoạt động, tạo điều kiện để các Ban HĐND thực hiện tốt chức năng thấm tra các báo cáo trình kỳ họp theo luật định.
- Công tác thông tin tuyên truyền về kỳ họp được chú trọng, các kỳ họp thường kỳ được tổ chức trong 2 ngày (cấp xã 1 ngày) Tường thuật kịp thời kỳ họp trên hệ thống Đài Truyền thanh huyện, Đài Truyền thanh các xã, thị tran Sau kỳ họp thông báo kết qua ky họp tới cử tri thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri.
- Hầu hết các kỳ họp của HĐND được tiến hành đúng thời gian, nội dung theo quy định của luật Tại các kỳ họp của HĐND: Việc chất vấn của đại biểu HĐND ngày càng được phát huy; các ý kiến chất van của đại biểu đều xuất phát từ những vấn đề bức xúc mà xã hội và cử tri quan tâm như công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, ô nhiễm môi trường, giáo dục — đào tạo, phát triển mô hình kinh tế Việc điều hành kỳ họp của chủ tọa có nhiêu đôi mới, dân chủ và khoa học, tạo điêu kiện cho nhiêu đại biêu đóng
!! Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp huyện Chương Mỹ nhiệm ky 2021-2026; góp ý kiến, dành nhiều thời gian cho việc chất van và trả lời chất van.
* Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tập trung nâng cao chất lượng các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp Thường trực HĐND chi đưa vào chương trình kỳ họp những nội dung đã được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm đúng thời hạn, thâm quyên, quy trình, thủ tục theo quy định (trừ những vấn đề đột xuất hoặc chấp hành theo chủ trương, chỉ đạo của cấp có thấm quyên); rút ngắn thời gian đọc văn bản tại Hội trường (báo cáo tóm tắt) dé dành thời gian thao luận về các van đề quan trong còn nhiều ý kiến khác nhau trước khi HĐND huyện quyết nghị Chất lượng thâm tra của các Ban có tính phản biện, cung cấp nhiều thông tin, tạo thuận lợi cho quá trình xem xét, quyết nghị tại các kỳ họp Đại biểu HĐND đều tham dự khá đầy đủ và tham gia thảo luận, quyết định những vấn đề của địa phương một cách dân chủ, thăng thắn và trách nhiệm.
2.2.2 Hoạt động tiếp xúc cử tri - Hoạt động tiếp xúc cử tri: Thường trực HĐND đã phối hợp với Ủy ban UBMTTQ cùng cấp tổ chức tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp cho đại biểu HĐND (HĐND huyện 22 cuộc, HĐND các xã, thị trấn từ 396 đến 504 cuộc).
Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND đã tổng hợp và chuyên đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 5.039 ý kiến, kiến nghị (trong đó huyện 919 ý kiến; xã, thị tran 4120 ý kiến) ” Kết quả giải quyết kiến nghị đạt trên 85%; về cơ bản, các ý kiến, kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri; song, còn nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri trùng nội dung, liên quan tới cơ chế, chính sách của Nhà nước, một số nội dung liên quan tới khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết, xong cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị.
- Về công tác tiếp công dân và đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: Công tác tiếp công dân của Thường trực HĐND có sự quan tâm, số lượt công dân đến gặp cơ quan và đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ: Cấp
! Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp huyện Chương Mỹ nhiệm kỳ 2021-2026; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới huyện: có 46 lượt, cấp xã gần 300 lượt công dân Việc tiếp công dân chủ yếu là các đại biểu HĐND giữ cương vị lãnh đạo có thâm quyền giải quyết những vẫn đề mà công dân đề nghị Trong nhiệm kỳ, HĐND huyện đã tiếp nhận 115 kiến nghị phan ánh, kiến nghị, HĐND cấp xã tiếp nhận hơn 800 kiến nghị phản ánh 100% các kiến nghị phản ánh được phân loại và chuyển đến cơ quan có thâm quyền xem xét giải quyết.
Công tác giám sát trong nhiệm kỳ qua đã có những chuyền biến tích cực, có trọng tâm, trọng điểm, đã kip thời phát hiện các thiết sót, bất cập, vướng mắc và đưa ra được kiến nghị khả thi.
Hàng năm, HĐND huyện và HĐND xã, thị trân đều ban hành Nghị quyết về hoạt động giám sát Trên cơ sở đó và tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND các cấp đã kết hợp giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; giám sát chuyên đề, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất Các cuộc giám sát đều thực hiện đúng chương trình kế hoạch, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu theo quy định của Luật, quy chế hoạt động của HĐND Hình thức, nội dung, địa điểm, thời gian tiễn hành giám sát được cân nhắc, không chồng chéo Thanh phần đoàn giám sát có sự phối hợp giữa Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Ủy ban MTTQ và các ngành chức năng, đơn vị đoàn đến giám sát Sau mỗi cuộc giám sát, Thường trực đều có thông báo kết quả đối với các đơn vị được giám sát dé thực hiện các kiến nghị sau giám sát Thông qua hoạt động giám sát của
Thường trực, của các ban HĐND, từng bước nâng cao trách nhiệm trong công tac chi đạo, điều hành của UBND, VKSND, TAND và UBND xã, thị tran góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính tri địa phương Cụ thể:
- Hoạt động giảm sat tai kỳ hop: Tại các kỳ họp thường kỳ, HĐND huyện,
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân
dân huyện Chương Mỹ 3.3.1 Nhóm giải pháp chung
3.3.1.1 Về hoàn thiện hệ thông pháp luật Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cần có một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hop làm cơ sở cho HĐND và các bộ phận cau thành
HĐND tô chức và hoạt động đúng quy định của pháp luật và được pháp luật bảo đảm, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyên.
Từ những phân tích nêu trên và qua nghiên cứu các quy định về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp huyện, tác giả có một số đề xuất sau đây:
- Trên cơ sở nguyên tac phân định thâm quyên, quy định cụ thé những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Trung ương, những nhiệm vụ thuộc thâm quyền địa phương Trên tinh than đó, quy định địa phương có quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự, ban hành quy định thực hiện thâm quyền của mình nhưng vẫn đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật Mặt khác, cần phải bao đảm tính thống nhất, đồng bộ của Luật t6 chức chính quyền địa phương với Luật ngân sách nhà nước vì Luật ngân sách nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm tài chính cho chính quyền địa phương.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm xây dựng Quy chế hướng dẫn một số hoạt động giám sát của HĐND như: quy định rõ trách nhiệm giám sát của các chủ thé thực hiện quyền giám sát va mức độ tham gia của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận; quy định rõ lĩnh vực, nội dung giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND dé tránh chồng chéo về thời gian, địa điểm, nội dung, đối tượng giám sát; đồng thời, quy định rõ các biện pháp chế tài đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân không chấp hành nghiêm các kiến nghị sau giám sát, chất vin của HĐND góp phan nâng cao vai trò, vị thế của HĐND.
- Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật t6 chức chính quyền địa phương theo hướng tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách ở các Ban HĐND và nâng cao vị thế của các ban: Trưởng Ban, Phó trưởng Ban, Ủy viên hoạt động chuyên trách Tach co quan giúp việc HĐND thành lập riêng Văn phòng
HĐND cấp huyện dé tránh tinh trạng vừa đá bóng vừa thối còi (Văn phòng
HĐND và UBND huyện vừa tham mưu cho HĐND, Thường trực HĐND giám sát UBND vừa tham mưu cho UBND trả lời, giải trình đối với
- Hiện nay chỉ thực hiện lay phiéu tín nhiệm giữa nhiệm ky, chưa du sức răn đe, thuyết phục đối với cán bộ, lãnh đạo giữ chức vụ do HĐND bầu Vì vậy, cần sửa đôi Nghị quyết 85/2014/QH13, ngày 24/11/2014 theo hướng tăng số lần lay phiếu tín nhiệm: lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ để nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND và có thể tái đánh giá được các chức danh được lay phiéu tin nhiém.
- Đề nghị sửa đổi, điều chỉnh quy trình công tác cán bộ, trước khi bổ nhiệm cấp Trưởng các phòng chuyên môn phải có sự phê chuẩn của HĐND cùng cấp (giống như bổ nhiệm Bộ trưởng) va bỏ quy trình bầu Ủy viên UBND bởi hiện nay Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã quy định Ủy viên UBND huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an; trong khi đó, thông thường UBND bồ nhiệm Trưởng phòng (người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc huyện) trước khi trình HĐND bầu làm ủy viên UBND; là Trưởng phòng đương nhiên là Ủy viên UBND huyện từ thời điểm quyết định bồ nhiệm có hiệu lực.
3.3.1.2 Về giải pháp thực tiễn đối với hoạt động của HĐND huyện a) Công tác cán bộ
- Thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng để lãnh đạo, chỉ đạo đối với HĐND, đề nghị cấp ủy giới thiệu đội ngũ cán bộ tham gia ứng cử đại biểu HĐND, giữ cương vi lãnh đạo của HĐND có năng lực, kinh nghiệm, uy tín dé nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp.
- Định hướng, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ làm công tác HĐND; chuẩn bị đội ngũ cán bộ, đại biểu dé giới thiệu cho cuộc bầu cử đại biéu HĐND các cấp nhiệm kỳ tiếp theo.
- Kiện toàn tô chức, nâng cao năng lực hoạt động của HĐND Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND, nhất là đại biéu mới tham gia khóa đầu Thường xuyên cung cấp thông tin cho đại biểu dé phục vụ hoạt động và nâng cao nhận thức của đại biểu 3.3.1.2 Nâng cao chất lượng tổ chức kỳ họp HĐND huyện Đề tiếp tục đôi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, HĐND huyện cần tập trung làm tốt các nội dung sau:
- Thường trực HĐND huyện tập trung nghiên cứu dé tiếp tục nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện nhằm đưa kỳ họp ngày càng gần hơn với cử tri, là kênh thông tin tuyên truyền các nội dung về tình hình kinh tế - xã hội của huyện đến người dân; giải đáp trực tiếp, kịp thời những thắc mắc, ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Uỷ ban nhân dân huyện cần chỉ đạo các ban, chủ động chuẩn bị tốt các nội dung trình kỳ họp, đảm bảo chất lượng, đúng quy định và tình hình thực tế của huyện; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp đối với các dự thảo nghị quyết dé chỉnh sửa kịp thời, phù hợp; kịp thời nghiên cứu tài liệu đã được gửi trước khi tham dự kỳ họp để giải trình làm rõ những nội dung được thảo luận hoặc thẩm tra.
- Các Ban HĐND huyện tiếp tục nghiên cứu dé đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thâm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp Báo cáo thâm tra cần ngắn gon, cụ thé, tập trung lam rõ những chi tiêu, nội dung không đạt theo nghị quyết HĐND huyện, những giải pháp trong dự thảo nghị quyết HĐND huyện, đối chiếu những quy định, chủ trương của Trung ương và tình hình của địa phương, qua đó, thể hiện rõ chính kiến của Ban.
- Văn phòng HĐND - UBND huyện tiếp tục nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Thường trực HĐND huyện giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tô chức kỳ họp; thực hiện tốt công tác phục vụ kỳ họp và đảm bảo công tác hậu cần phục vụ tại kỳ họp.
Việc nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND huyện là một đòi hỏi cần thiết xuất phát từ thực tế hoạt động của HĐND, từ đó phát huy được vai trò, trách nhiệm của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, nhất là phát huy được vai trò của người đại biêu dân cử, đưa tiêng nói, tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những vẫn đề còn thắc mắc, nổi cộm trong Nhân dân đến với cấp uý, chính quyền các cấp Sự đổi mới của mỗi kỳ họp theo hướng day đủ, ngắn gon, thang thắn, khách quan, minh bạch, công tâm, đi thắng vào vấn đề đã góp phần giúp cho chất lượng mỗi kỳ họp được nâng cao cũng như thu hút sự quan tâm, theo dõi, đáp ứng sự mong mỏi, kỳ vọng của cử tri trong toàn huyện ở cơ quan quyền lực cao nhất tại địa phương.
Các giải pháp khác - c c3 11 1211119 11111 1111 1 ng ng rrg 52
- Đề nghị thành phố quan tâm tô chức các hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động cho các đại biểu HĐND, đặc biệt là các đại biểu HĐND tham gia lần đầu.
- Đề nghị thành phố quan tâm tổ chức, bộ máy và cán bộ tham mưu, giúp việc cho HĐND nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
KET LUẬN - Kết quả đạt được sau khi nghiên cứu;
Trong bộ máy nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Từ những phân tích và nghiên cứu trên đây cũng như xuất phát từ thực trạng hoạt động trong thời gian qua của HĐND cấp huyện nói chung, chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chương Mỹ nói riêng, và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên trong thời gian tới, có thé thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện là một yêu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng
Nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND đã được đề cập trong các nghị quyết của Đảng, được cụ thể hóa trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước và được triển khai thực hiện trong thực tế đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng Đặc biệt, sau khi Luật tô chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật hoạt động của Quốc hội và HĐND ra đời đã tạo một cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động của HĐND có những chuyên biến tích cực.
Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động của HDND cấp huyện như vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, nội dung, nguyên tắc và hiệu quả hoạt động Đồng thời, đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động của HĐND cấp huyện từ thực tiễn hoạt động của
HĐND huyện Chương Mỹ — TP Ha Nội Trong nhiệm ky 2021-2026, những nghị quyết của HĐND cấp huyện ban hành luôn bám sát với chủ trương, quy định của cấp trên, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của cấp ủy phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và giải quyết những vẫn đề bức xúc của cử tri,qua đó góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh, thúc đây kinh tế - xã hội phát triển, từng bước nâng cao đời sống nhân dân Thông qua hoạt động giám sát,HĐND cấp huyện đã giúp HĐND, các ngành hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết của HĐND, cũng như chỉ tiêu, nhiệm vụ cấp trên giao Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát còn giúp đại biểu HĐND nhận thức day đủ hơn về trách nhiệm của mình trước cử tri, có thêm thông tin để tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương, chính sách thuộc thâm quyền của HĐND cấp huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, như hoạt động còn mang nặng tính hình thức; hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với vị trí, vai trò mà pháp luật quy định.
Những giải pháp mà tác giả đề xuất, khuyến nghị có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn như: tăng cường Đại biểu HĐND chuyên trách cho các Ban HĐND của huyện nhưng cũng có những đề xuất, khuyến nghị mang tính lâu dài, chuẩn bị cho tương lai và cần phải được các cấp nghiên cứu như kiến nghị về tăng cường số lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ Những đề xuất, khuyến nghị này nếu được thực hiện một cách đồng bộ chắc chan sẽ phát huy được vai trò của HĐND cấp huyện trong chính quyền địa phương nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung, góp phần xây dựng chính quyền địa phương ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyên của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 89-KL/TW về tổng kết thực hiện thí điểm không tô chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
2 Lê Thanh Nhàn (2017) “Hoạt động của Hội đông nhân dân cấp huyện từ thực tiên tỉnh Phú Yên” Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội
3 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1980), Hién pháp 1980.
4 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1983), Luật tổ chức Hội dong nhân dân và Ủy ban nhân dân.
5 Quốc hội nước Cộng hoa XHCN Việt Nam (1989), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
6 Quốc hội nước Cộng hoa XHCN Việt Nam (1992), Hién pháp1 99).
7 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1994), Ludt t6 chức Hội dong nhân dân và Ủy ban nhân dân.
8 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Ludt tổ chức Quốc hội.
9 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2003), Ludt t6 chức Hội dong nhân dân và Uy ban nhân dân.
10 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. if, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007), Luật sửa đổi, bồ sung mot so diéu Luật tổ chức Quốc hội. i Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Neghi quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tô chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. l Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Neghi quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
14 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013. di, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Neghi quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đông nhân dân bau hoặc phê chuẩn.
16 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật tổ chức Quốc hội.
17 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật tổ chức Chính quyên địa phương.
18 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đông nhân dân.
19 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
20 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật bau cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
21 Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 241/OD-TT phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 nay 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhán dân quận, huyện, phường.
22 Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1 682/OD-TT phê duyệt kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 nay 15 tháng 11 năm 2008 của
Quốc hội khóa XII giai đoạn 2011-2014.
23 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Nghi quyết 51/2001/QH10, ngày 25/12/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Hién pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Nghị quyết số 724/2009/UBTVOHI2 danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thi điểm không tổ chức Hội dong nhân dân huyện, quận, phường.