1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đo lường và phòng hộ rủi ro với chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán Việt Nam

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đo lường và phòng hộ rủi ro với chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Trịnh Quốc Hưng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Liền
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Toán Kinh tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 17,7 MB

Nội dung

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh TếLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Do /ưởng và phòng hộ rủi ro vớichỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là do bản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA TOÁN KINH TE

CHUYEN ĐÈ THỰC TAP Chuyên ngành Toán Kinh Tế

Sinh viên thuc hién :Trịnh Quốc Hung

Mã sinh viên 711192238

Lop :Toán Kinh Tế 61

Giảng viên hướng dẫn :ThS Nguyễn Thị Liên

Hà Nội, tháng 05 năm 2023

Trang 2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh TếQuốc Dân, em luôn cảm thấy may man khi được nhận sự diu dắt va giúp đỡ tận

tình từ thầy cô và bạn bè Bản thân em cũng vô cùng tự hào khi được là một phần

của NEU và khoa Toán Kinh Tế Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn tới tất

cả các thầy cô giáo là giảng viên trong trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa

Toán Kinh Tế đã luôn nhiệt thành giúp đỡ em những điều em còn chưa nắm rõ

Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng

dẫn chuyên đề thực tập — cô Nguyễn Thị Liên Không chỉ là người trực tiếp tham

gia công tác giảng dạy các môn học chuyên ngành cho lớp, cô còn là người đã tận

tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiệnchuyên đề

Trong phạm vi giới hạn về thời gian và khả năng, nên chuyên đề vẫn còn

những mặt hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ

thay cô đê em có thê hoàn thiện hơn bài việt của minh.

Em xin chân thành cảm ơn!

11192238 — Trịnh Quốc Hưng i

Trang 3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Do /ưởng và phòng hộ rủi ro vớichỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là do bản thân nghiên cứu và

thực hiện, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Liên Các nguồn thông tin và

dữ liệu trong chuyên đề là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Trịnh Quốc Hưng

11192238 — Trịnh Quốc Hưng ii

Trang 4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

MỤC LỤC

098009) 000 i

1 0) OF.) 310) ee iiIJ.9);8//10/9:7 921177 v

DANH MUC HINH vcsscssssssssssssssssssssssessssssssssesssessssssssssesssesssssssssessssssssssesnseensees vi

DANH MỤC TU VIET TAT cccscssssssssssssessssssssssssessesssssscssssesssssscesssessssssesees vii

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ

TRƯỜNG PHÁI SINH TẠI VIỆT NAMM -°-s<sssesssessessess 4

1.1 TONG QUAN THỊ TRƯỜNG CHUNG KHOAN VIỆT NAM 4

1.1.1 Tình hình chung thị trường chứng khoán tại Việt Nam 4

1.1.2 Chỉ số VN30 và các chỉ số thị trường tại thị trường chứng khoán Việt

0 an ằằĂẰằẰŠ5a 9

1.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI

VIỆT NAM -2- 22-22 2E 2 1211271211211 211 T1 1121.1111 1 1e 10

1.2.1 Quy mô thị trường phái sinh Việt Nam - «+5 <<+c+<xsx2 12

1.2.2 Các sản phẩm phái sinh tại thị trường Việt Nam - 13

1.2.3 Công tác giám sát thị trường phái sinh - «+-«+sx+sxsserss 16

CHƯƠNG 2: XÂY DUNG MÔ HÌNH ĐO LUONG RỦI RO VỚI CHÍ SO

5< — ,Ô,Ô 18

2.1 LÝ THUYÉT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH GIA TRI RỦI RO - MÔ HÌNH

VALUE AT RISK (VAR) - 5-5 5522 2EE2 2327121121121 ctkcrke 18

2.1.1 Giới thiệu về mô hình do lường rủi 10 eccessescessessesstessessessesseesseeses 18

2.1.2 Phương pháp tính VaR - c1 3S 11 1111111 rệt 19

2.1.2.1 Phương pháp tính VaR lý thuyẾt -22©522cs+cx+zxczxzrserxeee 19

2.1.2.2 Mô hình VaR trong thực tẾ - 2 2+ ++££+E+2E££Eerxerxerxerxrrsrree 21

2.2 XÁC ĐỊNH GIA TRI RỦI RO (VaR) VỚI CHÍ SO VN30 21

2.2.1 Mô tả dữ liệu -¿- ¿25+ 2SE 2EE2E12E1211271127121171121.2 11x cre 21

11192238 — Trịnh Quốc Hưng iti

Trang 5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

2.2.2 Xây dựng mô hình đo lường rủi ro VaR bằng phương pháp mô phỏng

VCH SU GHHtỒ 22

2.2.3 Xây dựng mô hình VaR bằng phương pháp mô phỏng lich sử có trong

sô (Age-weighted Historical S1mulafIOT)) 55-5 S<*sssvsseeeseerss 24

2.2.4 Xây dựng mô hình đo lường rủi ro VaR bằng phương pháp tham số 262.2.5 So sánh các kết quả ước lượng VaR -¿- scs+cxczxczxerserxees 27

2.3 HẬU KIEM (BACKTESTING) MÔ HÌNH VAR - 27

2.3.1 Hậu kiểm mô hình VaR 2-22 5£ ©£+2E£2EE2EEtEEEvEEterxrzrxerkesred 282.3.2 Kết quả hậu kiểm mô hình VaR -.2 2¿5¿©5+225+2cx2zxezxesrez 29

CHƯƠNG 3: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG HỘ VÀ ĐẦU TƯ VỚI HỢP

DONG TƯƠNG LAI CHỈ SO VN3() 5< ss©csccssrsscssessrrssrsscsee 31

3.1 DANH MỤC ĐẦU TƯ GIÁ ĐỊNH -2- 2-52 55ccccxerrrrreee 31

3.2 CHIEN LƯỢC PHONG HỘ VỚI HỢP DONG TƯƠNG LAI CHÍ SO

Trang 6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Tóm tắt các quy định HĐTL/VN30 -5° s5 -s©csecssesee 15Bảng 2.1 Kết quả kiểm định Jarque — Bera với chuỗi P&L 22Bảng 2.2 Chuỗi P&L sắp XE -sc 2s ©cssesscssesserserssrserssrrserssrsee 23Bảng 2.3 Kết quả tính VaR cho chuỗi P&L ngày 01/03/2022 theo phương

pháp Mô Phong Lich Sử 2 5< 2< ©sssseEseExseEsserseerserssersserssersee 24

Bang 2.4 Kết qua tính VaR cho chuỗi P&L ngày 01/03/2022 theo phươngphap tham 7 1107 27Bang 2.5 Bang so sánh kết quả các phương pháp ước lượng VaR 27

Bang 2.6 Mô hình hậu kiểm theo Kupiec (1995) - 5s scsss«e 29Bang 2.7 Kết quả hậu kiểm mô hình VaR 5-5° s2 ©ssssesss5sse 29Bang 3.1 Danh mục đầu tư giả định - 2 -sscsscssessesseessesee 31Bang 3.2 Số lượng hợp đồng cần thực hiện - 2 -s-secsscsee 34Bảng 3.3 Kiểm định nghiệm don vị cho tính dừng của chuỗi P&L 35Bang 3.4 Kết quả ước lượng mô hình ARIMA(21,0,21) .5 36Bang 3.5 Kết quả ước lượng mô hình ARIMA(21,0,31) .5 37Bang 3.6 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho phần dư của mô hình 38Bang 3.7 Bảng kết quả dự báo chỉ số VN30 cho 27 quan sát tiếp theo 39Bảng 3.8 Kết quả của nhà đầu tư s -° 5< 5° se sssessesseseeseeseesessee 40Bảng 3.9 Thông số giao dịCh 5c scss< se se SseEseEsessessesseesersersersessee 41

Bang 3.10 Kết qua giao dịch của nhà đầu tư c 2 -s-secsscsee 42

11192238 — Trịnh Quốc Hưng v

Trang 7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán mở hàng năm và diễn biếnchỉ số VN-Index thời điểm cuối năm - 2 s° s2 ssesseessessessesseessss 5

Hình 1.2 Chỉ số VN30 từ ngày 10/08/2017 đến ngày 13/03/2023 10Hình 1.3 Dữ liệu giao dịch 5 năm Hợp đồng tương lai VN30 (Nguồn: HNX)

— ,ÔỎ 12

Hình 2.1 Giá trị VaR từ chuỗi L/P với độ tin cậy X % -«- 20

Hình 2.2 Đồ thị Histogram và thống kê mô tả của chuỗi P&L với 1285 quan

CN 000 .).).) 22

Hình 2.3 Kết qua VaR với phương pháp Mô Phong Lịch Sử Trọng Số 25Hình 3.1 Top cỗ phiếu ảnh hướng đến chỉ số VN30 từ ngày 20/04/2022 đến

ngày 20/04/2023 (Nguồn: M4099 32Hình 3.2 Biến động giá của cỗ phiếu HPG từ ngày 20/04/2022 cho đến20/04/2023 (Nguồn: M99 32

Hình 3.3 Biến động giá của cỗ phiếu TPB từ ngày 20/04/2022 cho đến

11192238 — Trịnh Quốc Hưng vi

Trang 8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Chữ viết tắt Ý nghĩa

TTCK Thi trường chứng khoán TTCKPS Thi trường chứng khoán phái sinh

OI Khối lượng hop đồng mở

VaR Value at Risk SGDCK Sở giao dịch chứng khoán DNNN Doanh nghiệp nhà nước

LNST Lợi nhuận sau thuế

HDTL Hop đồng tương laiTPCP Trái phiếu Chính phủ

VSD Trung tâm Lưu Ký Chứng Khoán

UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

HS Historical SimulationBIS Ngân hàng thanh toán quốc tế NDT Nha đầu tư

CKPS Chứng khoán phái sinh

CTCP Công ty cổ phần

Trang 9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trải qua chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng

khoán Việt Nam đã có những bước chuyển mình tích cực, đánh dấu nhiều cột mốcphát triển bằng sự ra đời của các sản phẩm đáng tin cậy Song hành với sự pháttriển của thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chính

thức được khai trương giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng

8/2017 với sự ra đời của sản phâm phái sinh đầu tiên — Hợp đồng tương lai chi sốVN30, đánh dau cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.Tính trong năm 2018, bình quân khối lượng giao dịch tăng gấp 7 lần so với năm

2017 Bước khởi đầu thuận lợi trong việc gia nhập thị trường chứng khoán pháisinh đã kéo theo sự xuất hiện của Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ vào thờiđiểm 2019 Sự phát triển của TTCKPS Việt Nam trong thời gian qua được minhchứng qua số lượng các tài khoản mở mới cũng như các hợp đồng được giao dịch

đã cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của các cơ quan nhà nước cũng như sự ủng hộ

rộng rãi của các nha đầu tư Sự vận hành và phát triển mạnh mẽ của TTCKPS chothấy, quyết sách ra đời và đưa các sản phẩm phái sinh vào hoạt động là một địnhhướng đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của TTCK Việt Nam, góp phầnhoàn thiện cấu trúc hoạt động thị trường tại HNX cũng như hoàn thiện cơ cầuTTCK theo thông lệ quốc tế

Mặc dù chính thức đi vào hoạt động chỉ trong vòng hon 5 năm, song

TTCKPS Việt Nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận Điều này mở ra nhữngtriển vọng phát triển cho thị trường này trong tương lai, cụ thé như sau:

Đầu tiên, trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK cơ sở hiện nay

đã phát triển vượt bậc so với tháng 07/2000, thời điểm thị trường mới đi vào hoạt

động Cũng bởi TTCKPS chịu ảnh hưởng nhất định từ sự phát triển của TTCK co

sở, do đó sự tăng trưởng về quy mô của TTCK cơ sở sẽ tạo bước đà phát triển cho

TTCKPS và tiềm năng phát triển này là khá lớn Bên cạnh đó, nhu cầu phòng hộ

rủi ro của các nhà đầu tư ngảy một tăng cao, do đó kéo theo nhu cầu về sự có mặtcủa các sản phẩm phái sinh mới Chang hạn như trong giai đoạn Covid-19 bùng

phát, không it nhà đầu tư đã phải hứng chịu những tốn thất khi thị trường có biến

động mạnh.

Thứ hai, cơ sở pháp lý về TTCKPS Việt Nam về cơ bản đã được sửa đổi,

bồ sung và hoàn thiện với việc Chính phủ đã ban hành Nghị định số

158/2020/NĐ-11192238 — Trịnh Quốc Hưng |

Trang 10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

CP, nhằm khắc phục một SỐ vướng mắc, hạn chế trong quá trình vận hành và hoạtđộng TTCKPS Điều này tạo cơ sở cho việc đảm bảo sự an toàn, ôn định và pháttriển bền vững cho TTCKPS trong tương lai, đặc biệt khi thị trường này tiếp tục

có sự tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị giao dịch, cũng như các nhà đầu tư

tham gia.

Thứ ba, nhà đầu tư Việt Nam tiếp nhận các sản phẩm phái sinh khá nhanhchóng và có khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư khá tốt Điều này thê hiện qua khốilượng giao dịch và giá trị giao dịch các sản phẩm phái sinh trên các sàn giao dịch

với xu hướng ngày càng tăng.

Nhận thay được những triển vọng của TTCKPS, tác giả đã lựa chọn thựchiện chuyên đề thực tập với dé tài “Do lường và phòng hộ rủi ro với chỉ số VN30

trên thị trường chứng khoán Việt Nam ”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, đưa ra cái nhìn tổng quan về TTCKPS tại Việt Nam, đánh giáthực trạng về thị trường, chỉ ra được ưu điểm nồi bật của chứng khoán phái sinh,đồng thời chỉ ra một số hạn chế và từ đó đưa ra khuyến nghi

Thứ hai, ứng dụng mô hình VaR (Value at Risk) trong việc xác định rủi rođối với chỉ số VN30, theo các phương pháp tham số và phi tham số, qua đó so sánhcác phương pháp và lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất

Thứ ba, ứng dụng các chiến lược phòng hộ và đầu tư cho một danh mục giả

định, thực hiện phân tích và so sánh hiệu quả giữa các chiên lược.

3 Pham vi nghiên cứu

Dữ liệu lịch sử chỉ số VN30 được sử dụng trong chuyên đề có phạm vi từngày 03/01/2017 đến ngày 13/03/2023

Các dữ liệu và thông tin về thị TTCK Việt Nam nói chung và TTCKPS nóiriêng được tổng hợp trong khoảng thời gian từ thời điểm tháng 08/2017 đến

20/04/2023.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng thống kê

mô tả và các biéu đồ dé phân tích dit liệu Toàn bộ quá trình xử lý và phân tích sốliệu được thực hiện trên phần mềm Excel và ngôn ngữ R

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 2

Trang 11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

5 Kết cầu chuyên đề

Chuyên đề có cấu trúc các phần như sau:

Mở đầuChương 1: Tổng quan thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh tại

Việt Nam

Chương 2: Xây dựng mô hình đo lường rủi ro với chỉ số VN30

Chương 3: Các chiến lược phòng hộ và đầu tư với Hợp Đồng Tương Laichỉ số VN30

Kết luận và khuyến nghị

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 3

Trang 12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ

TRƯỜNG PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển tương

đối mạnh mẽ theo hướng hoàn thiện cả về cấu trúc và quy mô, qua đó thể hiện vaitrò quan trọng trong việc huy động các nguôn lực cho sự phát triển của nền kinh

tế, góp phần ôn định và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thị

trường chứng khoán là một cau phan vô cùng quan trọng của thị trường vốn bởiđây là kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, có đóng góp quan trọngvào tái cơ cầu đầu tư công và nợ công, tích cực hỗ trợ quá trình cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước Các cau phan của thị trường chứng khoán gồm có thị trường trái

phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đều đạt được các mục

tiêu về mặt quy mô và đạt tăng trưởng tương đối ấn tượng

1.1 TONG QUAN THỊ TRUONG CHUNG KHOÁN VIỆT NAM

1.1.1 Tình hình chung thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, quy mô TTCK Việt Nam tăng trưởng bình

quân 28.5%/năm trong giai đoạn 2016 — 2021 Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng

bởi tac động của Covid-19, song tổng mức huy động vốn trên thị trường vốn vancham mức 1.12 triệu tỷ đồng, tương đương 38.7% tổng mức dau tư toàn xã hội

Trong đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành đạt hơn 318 nghìn ty đồng,huy động vốn của khối doanh nghiệp qua phát hành cô phiếu và đầu giá cô phiếuđạt hơn 143.5 nghìn ty đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2020 Thị trường trái phiếuChính phủ đã tích cực hỗ trợ trong việc tái cơ cầu danh mục nợ của Chính phủ theo

đúng chủ trương của Dang và Chính phủ, cả về kỳ hạn, chi phí, khối lượng, góp

phần làm tăng tính bền vững của nợ Chính phủ Kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ

duy trì ở mức cao là 13.92 năm, trong khi lãi suất phát hành bình quân năm 2021giảm xuống 2.3%, giảm 0.56% so với cuối năm 2020 Về phía thị trường trái phiếu

doanh nghiệp, thị trường này chứng kiến sự tăng trưởng cả về số lượng doanhnghiệp phát hành và nhà đầu tư mua

Sau khi tiếp tục giữ da tăng trưởng của năm 2021 trong quý I/2022, TTCKViệt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh, bắt đầu từ tháng 4, đan xen

những đợt phục hồi vào tháng 5, tháng 8 và cuối tháng 11/2022 Tính đến cuối quý

1/2022, thị trường có quy mô tương đương 134.5% GDP năm 2021, với quy mô

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 4

Trang 13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 93.8% và quy mô của thị trường trái phiếu đạt40.7% GDP TTCK đang ngày càng đa dang hơn về mặt hàng hóa giao dịch Tínhđến cuối tháng 12/2022, trên thị trường có 757 cô phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yếttrên hai Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và 856 cô phiếu đăng ký giao dich

trên UPCoM, gồm da dạng các cổ phiếu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với

tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1,983 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so vớithời điểm cuối năm 2021, tương đương 23.4% GDP Vốn hóa thị trường cô phiếutính đến cuối năm 2022 trên cả 3 sàn giao dịch (HOSE, HNX và UPCoM) đạt5,227 nghìn tỷ đồng, giảm 32.7% so với cuối năm 2021, tương đương 61.6% GDP

của năm 2021 và 55% GDP ước tính của năm 2022 Ngoài ra, quá trình cổ phầnhóa các DNNN quy mô lớn gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tạo

ra một lượng hàng hóa có chất lượng trên thị trường

Cùng với diễn biến giảm diém của VN-Index, thanh khoản của thị trường

cũng có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này: trong quý I/2022, từ mức giao

dịch bình quân 31,160 tỷ đồng/phiên, thanh khoản bat đầu giảm mạnh từ tháng 4xuống mức thấp nhất trong tháng 11 với giá tri giao dịch bình quân chi đạt 13,017

tỷ đồng/phiên, giảm 58.2% so với quý I Với giá trị giao dịch bình quân đạt 16,241

tỷ đồng/phiên, tháng 12/2022 chứng kiến thanh khoản đã có dấu hiệu tăng trở lại,

nhưng tính chung cho toàn bộ năm 2022, con số này chỉ đạt 20,168 tỷ đồng/phiên,

giảm 24.1% so với bình quân năm 2021.

ea Việt Nam

3,0

Số lượng tài khoản đấu tư chứng khoán mở

1400 hàng năm và diễn biến chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm

——- Vi-index tại ngày 3112 W§ Sốtài khoén mờ mới hang năm (triệu tái khoản) 25 1200

0,5 200

| ae —_EeE ge = mm lữ nu 1a ä tE xã gs 5 %& 8 8E a I0 oe 9v

Sf š š 8 š & 8s 8 R ® ãä RRR RR BR RR BR

Dấu ấn 2022 va triển vọng 2023

Hình 1.1 Số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán mớ hang năm và diễn biến

chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm

(Nguồn: Tap chí “Kinh tế 2022 — 2023: Việt Nam & Thế giới”)

11192238 — Trịnh Quốc Hung 5

Trang 14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

Tuy răng 2022 là năm mà thanh khoản và các chỉ số thị trường cổ phiếu có

sự sụt giảm đáng kê nhưng kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của các công tyniêm yết và công ty đại chúng trong 3 quý đầu năm vẫn ghi nhận mức tăng trưởngkhá Điều này có được là nhờ chính sách “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát

hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu

năm ghi nhận doanh thu thuần của các doanh nghiệp niêm yết và đại chúng quy

mô lớn tăng 19% và lợi nhuận sau thuế tăng 19.7% so với cùng kỳ Ngoại trừ nhómngành bat động sản, công nghiệp, tat cả các nhóm ngành đều có doanh thu thuần

và LNST tăng trong giai đoạn này Khai khoáng, dầu khí là nhóm ngành có doanh

thu thuần và LNST tăng mạnh nhất do nhu cầu nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng

trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi, giá nhiên liệu trên thé giới tiếp tục tăngcao dưới ảnh hưởng của căng thăng giữa Nga va Ukraine Nhóm ngành doanhnghiệp ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanhkhả quan Ngược lại nhóm ngành bất động sản có doanh thu thuần và LNST đềugiảm (-23.5% và -18%) phan lớn do Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) và Tậpđoàn Vingroup (VIC) chiếm tỷ trọng cao trong nhóm

Đối với thị trường trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu

doanh nghiệp) tính đến cuối tháng 12/2022 có 450 mã trái phiêu niêm yết (gồm có

391 mã trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương, 59 mã trái phiếu doanhnghiệp) với giá trị niêm yét đạt hơn 1,743 nghìn tỷ đồng, tăng 12.9% so với năm

2021 (tương đương dư nợ thị trường trái phiếu chiếm 20.6% GDP) Về quy mô

giao dịch, giá trị giao dịch bình quân trong tháng 12 đạt 4,238 tỷ đồng/phiên, tăng38.6% so với tháng 11 nhưng tinh chung cho cả năm 2022, con số nay chỉ dat 8,067

tỷ đồng/phiên, giảm 29.8% so với bình quân năm 2021

Tổng mức huy động vốn trên TTCK năm 2022 đạt 351,831 tỷ đồng, giảm22% so với năm 2021, trong đó: (i) huy động vốn của khối doanh nghiệp thông

qua phát hành cô phiếu và trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng ước đạt 116,684

tỷ đồng: (ii) huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua dau thầu trái phiếuchính phủ đạt 229,632 tỷ đồng; hoạt động đấu giá cô phần hóa (IPO), thoái vốn đạt5,515 tỷ đồng

TTCK Việt Nam đang không ngừng hoàn thiện cấu trúc thông qua việchình thành các khu vực thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh

Dù chỉ mới thành lập trong một thời gian ngắn, song thị trường TTCK phái sinh

11192238 — Trịnh Quốc Hung 6

Trang 15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

đã phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng giao dịch bình quân đạt 3.3

lân/năm, cung câp thêm các công cụ đâu tư và quản lý rủi ro.

Hiện nay, nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nhiều nền kinh tếtrên thế giới, do đó TTCK Việt Nam cũng sé bị ảnh hưởng, bị tác động bởi TTCKthế giới Dịch bệnh, tình hình quan hệ giữa các khu vực, xu hướng chính sách tàikhóa, tiền tệ thắt chặt trên thế giới cũng sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầugiảm sút, Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động này Trong bối cảnh quốc tếđang diễn biến phức tạp và áp lực lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư trên TTCKViệt Nam đang dần chuyền sang tâm lý thận trọng hơn, hình thành nên áp lực bán

mạnh hơn trên thị trường.

Hoạt động của TTCK ngày càng được công khai, minh bạch nhằm đáp ứngcác tiêu chuẩn và thông lệ về quản trị công ty, năng lực quản lý, giám sát, thanh

tra và thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước được tăng cường Hoạt động quản

lý và giám sát luôn lay việc ôn định, an toàn của thị trường và quyền lợi của côngchúng đầu tư làm trung tâm Các chính sách quản lý TTCK đã thực hiện được mục

tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin.

Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng của TTCK thời gian gần đây đã phát sinhnhững rủi ro tiềm ân Thị trường đã chứng kiến hiện tượng một số cá nhân, tô chứcthao túng thị trường, làm giá và thao túng giá cổ phiếu, huy động trái phiếu sửdụng sai mục đích, vi phạm quy định pháp luật khi tham gia thị trường Tốc độtăng của các chỉ số chứng khoán cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nềnkinh tế và xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất — kinh doanh thua lỗ

do tác động của dịch bệnh, nhưng giá cô phiếu vẫn tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộngnhằm đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế và thúcday kinh tế phát triển Mặt bằng lãi suất được hạ xuống thấp nhằm hỗ trợ hoạt độngkinh doanh, sản xuất nhưng đường như dòng vốn không đi vào lĩnh vực này mà

chảy sang kênh đầu tư và đầu cơ, bao gồm cả chứng khoán Ngoài ra, dòng tiềnlớn đến từ các nhà đầu tư cá nhân chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư

chiếm phan lớn giá trị thị trường cũng tiềm ẩn những biến động khó lường

Tâm lý đám đông là một hiện tượng tương đối phổ biến trên TTCK ViệtNam Mặc dù đã được thông tin và cảnh báo nhiều lần nhưng những nhà đầu tư cá

nhân vẫn đầu tư theo tin đồn, theo tâm lý đám đông Đặc biệt, tác động của tâm lý

đám đông tại TTCK Việt Nam còn mạnh mẽ hơn so với các quốc gia khác Điều

11192238 — Trịnh Quốc Hung 7

Trang 16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

này có thé được giải thích bởi ba nguyên nhân chính Thứ nhất, cơ cầu nhà đầu tư

ở thị trường Việt Nam có điểm khác biệt khi nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 80%giao dịch trên thị trường (trong khi tỷ lệ này ở những quốc gia phát triển chỉ khoảng

40-50%) Nhóm nhà đầu tư cá nhân có đặc điểm là đưa ra quyết định đầu tư đôi

khi không dựa trên lý trí hay phân tích tài chính kỹ càng mà thường có xu hướng

theo đám đông, thậm chi là tin đồn Thứ hai, ty lệ sử dụng đòn bay tài chính khácao kết hợp cùng tâm lý đám đông đã tạo ra vòng xoáy giá, khiến thị trường càngchịu áp lực bán mỗi khi có sự điều chỉnh Thứ ba, TTCK Việt Nam cũng đã xuấthiện tình trạng một số doanh nghiệp thôi giá, dẫn đến bị khởi tố, khiến nhà đầu tư

có tâm lý không coi trọng những đánh giá, phân tích khách quan, do vậy họ thường

xuyên chuyền đổi trạng thái rất nhanh, từ “hưng phan quá mức” đến “bi quan quá

đà” mỗi khi thị trường có điều chỉnh

Tinh trang thao túng giá cô phiếu diễn ra nhiều, có dau hiệu nghiêm trọng.Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư mà còn ảnhhưởng đến tính minh bạch trên thị trường Mặc dù có những vụ việc thao túng giá

đã bị phát hiện và xử phạt, song chế tài của Việt Nam còn chưa cao, chưa tương

xứng với mức độ nghiêm trong của những hành vi này, do đó chưa đủ tính ran de.

Tâm lý thận trọng, e ngại rủi ro gia tăng, nhiều nhà đầu tư lựa chọn các kênh đầu

tư an toàn hơn, dẫn đến việc thị trường “ngủ đông” với giá trị giao dịch bình quân

mỗi phiên trên sàn HOSE trong 6 tháng gần nhất chỉ là khoảng 15,000 ty đồng,riêng tháng 10/2022 chỉ đạt 10,200 tỷ đồng/phiên (giảm gần 40-50% so với con số21,000 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021) Việc thanh khoản thị trường sụt giảm đã ảnhhưởng đến tâm lý nhà dau tư dang nam giữ cô phiếu (vì lo sợ bán không được),sẵn sàng bán bằng mọi giá, từ đó kéo giá cô phiếu tiếp tục giảm sâu

Ngày 11/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP về pháttriển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế

vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Theo đó, Chính phủ sẽ hoànthiện cơ chế chính sách dé có thé phát triển thị trường vốn an toàn, hiệu quả vàthông suốt, từng bước tăng trưởng 6n định, nhằm huy động tối đa các nguồn lựcphát triển kinh tế - xã hội Thực hiện có hiệu quả viéc cơ cấu lại, nâng cao hiệu

quả hoạt động của TTCK, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống Phát triển

TTCK trở thành kênh huy động vốn trung va dài hạn chủ yéu cho nền kinh tế, tiếp

tục thực hiện điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thịtrường cô phiêu và trái phiêu.

11192238 — Trịnh Quốc Hung 8

Trang 17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

1.1.2 Chỉ số VN30 và các chỉ số thị trường tại thị trường chứng khoán Việt

Nam

Chỉ số chứng khoán là chỉ số phản ánh mức biến động giá của một nhóm

cô phiếu cụ thé so với thời kỳ gốc, thông qua đó thé hiện xu hướng của thị trường.Tại TTCK Việt Nam, VN-Index chính là chỉ số đại diện tiêu biểu nhất Nó biểu thị

mức độ thay đồi giá của toàn bộ các cô phiếu được niêm yết trên sàn HOSE so vớithời điểm gốc (ngày 28/07/2000) Ví dụ, vào ngày 31/03/2023, VNI chạm mốc

1,065 điểm, điều này có nghĩa là giá trị thị trường của toàn bộ cô phiếu trên sànHOSE đã tăng 1065 lần so với thời điểm năm 2000

Một trong số các chỉ số phổ biến khác là HNX-Index Chỉ số này phản ánhmức biến động giá của tất cả các mã chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán

Hà Nội (sàn HNX) Một số cổ phiếu nổi bật được niêm yết trên sàn giao dịch nàylà: SHS (CTCP Chứng khoán Sài Gòn — Hà Nội), IDC (Tổng Công ty IDICO —

CTCP),

Chỉ số UPCoM cho biết mức độ biến động của tất cả cô phiếu được niêm

yết trên sàn UPCoM Đây là sàn chứng khoán dành riêng cho các công ty chưaniêm yết trên SGDCK Một số mã chứng khoán tiêu biểu gồm có ABI (CTCP Bảo

hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp), VGI (Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viette]),

Bên cạnh VN-Index, HOSE đã lập va đưa vào sử dụng VN30-Index bắt đầu

từ ngày 06/02/2012 Công thức dùng chung với Bộ quy tắc xây dựng và quản lý

Bộ chỉ số HOSE-Index Chỉ số VN30 được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa

thị trường, bao gồm 30 cổ phiếu thành phan được niêm yết trên sàn HOSE có giátrị vốn hóa thị trường và thanh khoản cao nhất, với khoảng 80% tổng giá trị vốnhóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường Theo quy định vào ngày thứ haicủa tuần thứ tư tháng 1 và tháng 7 hàng năm, HOSE sẽ thực hiện đối rổ cô phiếu

của chỉ số VN30 Dé có thé được lựa chọn vào rồ VN30, các cô phiếu phải đápứng các điều kiện tham gia tính toán chỉ số và trải qua 3 bước sàng lọc về giá trịvốn hóa, free float và thanh khoản VN30 có công thức tính như sau:

Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại (CMV)

VN30 Index =

-neex Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở (BMV)

Trong đó CMV được tính theo công thức:

Trang 18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

e —n: số cô phiếu trong r6 chi số

© — p¡: giá cô phiếu i tại thời điểm tính toán

e _ s¡: khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của cô phiếu i tại thời điểm tính

ef: Tỷ lệ free float làm tròn của cô phiếu i trong r6 chỉ số tại thời điểm

tính toán

e _ c¡: Tỷ lệ giới hạn tỷ trọng vốn hóa (chỉ tiêu này dé tránh tinh trạng một

cô phiếu đơn lẻ hay một nhóm cô phiếu có liên quan chiếm ty trọng vốnhóa quá lớn)

1800

1600

1400 1200 1000 800 600 400

200

0 10-Aug-2017 10-Aug-2018 10-Aug-2019 10-Aug-2020 10-Aug-2021 10-Aug-2022

Hình 1.2 Chỉ số VN30 từ ngày 10/08/2017 đến ngày 13/03/2023

Theo như biểu đồ trên, có thé thấy răng chỉ số VN30 chứng kiến những biếnđộng tương đối mạnh trong khoảng thời gian này Đỉnh điểm là những ngày giaodịch ghi nhận các mức tăng giảm điểm năm trong khoảng từ 50 đến hơn 70 điểmchỉ số (các con số này sẽ được thể hiện tại chương 2, hình (2.2))

1.2 THUC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHUNG KHOAN PHÁI SINH TẠI

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 10

Trang 19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

Đến ngày 04/07/2019, TTCKPS có sự góp mặt của sản phẩm phái sinh thứhai là HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm Đến ngày 28/06/2021, HDTL TPCP kỳ hạn 10năm được ra mắt, góp phần nâng số lượng sản phẩm phái sinh được niêm yết lên

3 sản phẩm

Mặc dù TTCK co sở có đa dang sản phẩm như trái phiếu, cổ phiếu haychứng chỉ quỹ giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng lại chưa cung cấpcho nhà đầu tư một phương án giúp họ có thé giảm thiểu rủi ro TTCKPS ra đờinhằm góp phan gia tăng hàng hóa thúc đây thanh khoản trên thị trường cơ sở, hạnchế bán tháo chứng khoán cơ sở khi thị trường lao dốc

Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, TTCKPS với tiêuchí tôn trọng các quy luật cung cầu của thị trường một cách an toàn, hiệu quả đãtừng bước thé hiện mình là một kênh dau tư hấp dẫn, là công cụ phòng vệ rủi rocho chứng khoán cơ sở, đáp ứng được nhu cầu đa dạng từ phía nhà đầu tư, thịtrường này đang ngày càng được các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước quan tâm

và tích cực tham gia.

Trên thế giới, đa số các nước có thị trường tài chính phát triển đều ưu tiênxây dựng và phát triển thị trường phái sinh như một cấu phan không thé thiếu trongcấu trúc thị trường tông thẻ Thị trường phái sinh bản chat là thị trường phòng ngừarủi ro cho hoạt động đầu tư trên các mảng thị trường khác, bao gồm cả TTCK cơ

sở cũng như thị trường hàng hóa Theo đó, nhà đầu tư có nhiều cơ hội và nhiềuphân khúc thị trường dé đa dang hóa dòng tiền dau tư và giảm thiêu rủi ro Cơ chế

phòng ngừa rủi ro của TTCKPS là khi lo ngại giá thị trường của tài sản cơ sở bịbiến động mạnh, các nhà đầu tư sẽ mở các vị thế mua/bán sản phâm phái sinh đểphòng ngừa rủi ro Khi giá trên thị trường cơ sở sụt giảm, thay vì bán tài sản cơ sở

dé cắt lỗ, nhà đầu tư sẽ đóng các vị thé bán trên TTCKPS dé kiếm lợi nhuận, bù

đắp cho phần giá trị thiệt hại của danh mục tài sản cơ sở với chỉ phí thấp, giúp bảo

vệ tài sản của nhà đâu tư, qua đó làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở.

TTCKPS cho phép nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận dựa vào biến độnggiá thông qua việc mở, đóng vị thế liên tục ngay trong phiên, hạch toán bù trừ theo

thời gian thực và bù trừ thanh toán ngay trong ngày Hơn nữa, TTCKPS cho phép

giao dịch 2 chiều, qua đó mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư ngay cả khi thị trường

cơ sở giảm điểm Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, khi thị trường cơ sở có xu

hướng di xuống, hay thậm chí là cả trung va dai hạn, việc thu được lợi nhuận ngắn

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 11

Trang 20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

hạn là điều tương đối khó khăn Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội từ

TTCKPS.

Có thé nói, khi thị trường cơ sở giảm điểm, việc thu được lợi nhuận trong

ngắn hạn là không cao Điều này sẽ kích thích tất cả các thành phần nhà đầu tưtrên thị trường phái sinh (phòng vệ rủi ro - hedging; đầu cơ rủi ro - speculation;

chênh lệch giá - arbitrage) tích cực tham gia giao dịch trên thị trường này hơn, và

thanh khoản tăng đột biến như một hệ quả tất yếu

1.2.1 Quy mô thị trường phái sinh Việt Nam

Trong hơn 5 năm hoạt động, tính đến hết tháng 11/2022, số lượng tài khoản

giao dịch phái sinh vượt mốc 1.15 triệu tài khoản Quy mô và thanh khoản thitrường cũng chứng kiến sự tăng trưởng qua các năm, trong đó, khối lượng giao

dịch trung bình HDTL VN30 tăng từ 10,954 hợp đồng/phiên năm 2017 lên gần250,000 hợp đồng/phiên trong 11 tháng đầu năm 2022 Khối lượng hợp đồng mở(OI) của Hợp đồng tương lai VN30 từ 8,077 hợp đồng tai thời điểm cuối năm 2017

đã tăng lên 49,170 hợp đồng vào cuối tháng 10/2022 Khối lượng giao dịch và OIliên tục thiết lập các kỷ lục mới với khối lượng giao dịch cao nhất đạt 647,457 hợpđồng tại phiên giao dịch ngày 25/10/2022 va OI cao nhất đạt 65,760 hợp đồng vào

ngày 17/8/2022 Giao dịch của nhà đầu tư trong 10 tháng đầu năm 2022 cũng tăngmạnh, chiếm 1.9% của toàn thị trường so với con số 0.1% của năm 2017

Dữ liệu giao dịch Hợp đông tương lai VN30

250,000

200,000 188,887

150,000 100,000

50,000

0

2017 2018 2019 2020 2021 2022

EEE Khối lượng giao dịch bình quân/phiên ===Klhối lượng OI (cuối ky)

Hình 1.3 Dữ liệu giao dịch 5 năm Hợp đồng tương lai VN30 (Nguồn: HNX)

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 12

Trang 21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

TTCKPS tiếp tục trở thành kênh đầu tư hap dẫn trong giai đoạn thị trường

cơ sở biến động mạnh, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và phòng hộ.Khối lượng giao dịch bình quân năm 2022 của HĐTL chỉ số VN30 dat 270,782

hợp đồng/phiên, tăng 44% so với bình quân năm 2021 Khối lượng OI toàn thị

trường tính đến ngày 30/12/2022 tăng 58.3% so với cùng kỳ năm trước, dat 49,991hợp đồng

Giao dịch đến tư nhà đầu tư nước ngoài trên TTCKPS cũng có xu hướngtăng qua các năm, năm sau thường tăng gap 2 - 3 lần năm trước Năm 2017, giaodịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng giao dịch 0.1% thì đến năm

2022, số liệu TTCKPS trong 7 tháng đầu cho thấy, con số này chiếm 2.2% tổngkhối lượng giao dịch trên toàn thị trường

Thống kê của FIA (Hiệp hội phái sinh thế giới) cho thấy năm 2020, tổngkhối lượng giao dịch phái sinh trên thế giới đạt 46.77 tỷ hợp đồng, mức cao nhấtđến thời điểm đó, tăng 35.6% so với năm 2019 Tương tự đối với năm 2021, khithị trường cơ sở giảm, tông khối lượng giao dịch phái sinh trên thé giới tiếp tục

tăng 33.7% so với năm 2020, đạt 62.58 tỷ hợp đồng Riêng 9 tháng đầu năm 2022,

thị trường phái sinh thế giới đã đạt 60.66 tỷ hợp đồng, tăng 35.6% so với cùng kỳ

năm trước.

Có thể nói, trong năm 2022, thị trường cơ sở có nhiều biến động do bối cảnhkinh tế vĩ mô, tình hình Việt Nam và thế giới, TTCKPS đã phát huy vai trò tíchcực, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa dòng tiền đầu tư, giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ

hội sinh lời.

Su phát triển quy mô thị trường phái sinh, mức độ chuyên nghiệp của nhàđầu tư là một trong những yếu tố quan trọng dé các tô chức quốc tế xem xét việcnâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam tiến tới trở thành thị trường mới nỗi

1.2.2 Các sản phẩm phái sinh tại thị trường Việt Nam

Theo thông lệ quốc tế, phần lớn các thị trường đều cho ra mắt HĐTL trướchợp đồng quyền chọn và tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán hoặc TPCP thườngđược giới thiệu trước tiên do tính đại diện cao, đáp ứng tốt mục tiêu phòng hộ rủi

ro cho thi trường cơ sở.

HDTL là sản phẩm phái sinh đơn giản nhất dé nhà dau tư có thé làm quentrong bối cảnh TTCKPS là một thị trường mới Với chỉ số cô phiếu làm tài sản cơ

sở, HĐTL cho phép nhà đầu tư nam giữ vị thé mua/bán với một rô cô phiếu thay

11192238 — Trịnh Quốc Hung 13

Trang 22

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

vì từng loại cổ phiếu, và nhờ đó cũng giảm thiểu các chi phí giao dịch phát sinh.Sản phẩm phái sinh trên TTCK Việt Nam cũng được phát triển theo lộ trình từ thấpđến cao, nhằm đảm bao sản phẩm đáp ứng nhu cầu của công chúng dau tư VàHĐTL trên chỉ số VN30 được lựa chọn làm sản phẩm phái sinh đầu tiên bởi tính

đơn giản của sản phẩm (đơn giản hơn so với sản phâm hợp đồng quyền chọn) Chỉ

số VN30 là chỉ số đại diện cho khuynh hướng giá của 30 cô phiếu có vốn hóa thị

trường và thanh khoản cao nhất, được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, chiếmđến 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tông giá trị giao dịch của toàn thị trường

Trước đây, khi tham gia giao dịch HDTL VN30, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ10% tổng giá trị hợp đồng mà không phải tốn thêm bat cứ khoản tiền lãi vay nàophát sinh Tiền ký quỹ chiếm tỷ lệ nhỏ, được xem như khoản tiền đảm bảo dé thanhtoán cho khoản tiền lỗ dù cho nhà đầu tư có dự đoán không chính xác khuynhhướng chỉ số Tuy nhiên, Trung tâm Lưu Ký Chứng Khoán (VSD) đã thực hiệnđiều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu từ 13% tăng lên 17% đối với HĐTL chỉ

số VN30, chính thức áp dụng từ ngày 15/12/2022 Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ kýquỹ ban đầu tối thiểu lần này được thực hiện trên cơ sở ý kiến nhất trí của Ủy banChứng khoán Nhà nước, và kết quả tính toán tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với HĐTLchỉ số VN30 do VSD xác định định kỳ theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh

toán giao dịch chứng khoán phái sinh của VSD.

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 14

Trang 23

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

Bảng 1.1 Tóm tắt các quy định HĐTLVN30

Mã hợp đông VN30FYYMM

Hệ số nhân 100.000 VND Quy mô hợp đông - 100,000 VND * điểm chỉ số co sở

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối của

Tháng đáo hạn 2 quỹ kế tiếp

Ngày thứ năm của tuân lễ thứ ba tháng đáo Ngày giao dịch cuối cùng | hạn (trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều

chỉnh lên ngày giao dịch liên trước đó)

Giá tham chiếu liên trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao

dịch đầu tiên)

Tỷ lệ ký quỹ Theo quy định của VSD

Nêu đâu tư vào TTCKPS, việc dự đoán chính xác xu hướng của chỉ sô có

thể giúp nhà đầu tư đạt được mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn so với

việc lựa chọn chứng khoán cơ sở (cùng mức lợi nhuận nhưng vốn đầu tư nhỏ) Sử

dụng HDTLVN30 cho phép nhà dau tư quản lý mức rủi ro hiệu quả, ví dụ, nhà đầu

tư đang nam giữ cô phiếu nhưng cho rang giá cô phiếu có thé giảm, họ có thé bánHĐTL chỉ số VN30 dé bù đắp thua lỗ hoặc thậm chí là kiếm lời Hơn nữa, nha đầu

tư có thể tham gia giao dịch HĐTLVN30 như một loại chứng khoán độc lập nhằmthu về lợi nhuận dù cho thị trường cổ phiếu diễn biến tăng hay giảm Đổi lai,HĐTLVN30 cũng là một loại chứng khoán khá nhạy cảm với các tác động của các

yếu tô môi trường vi mô, vĩ mô, kết quả hoạt động của tô chức phát hành thua

lỗ có thể xảy ra nếu như nhà đầu tư đoán sai khuynh hướng chỉ số Do vậy, nhàđầu tư cần sự thận trọng, kỹ lưỡng trong việc phân tích và dự báo xu hướng củachỉ số trước khi tham gia mua bán HĐTL

Đối với sản pham HDTL TPCP kỳ hạn 5 năm và 10 năm, khối lượng giao

dịch còn ở mức khiêm tôn bởi các yêu tô đặc thù của sản phâm Dù răng thanh

11192238 — Trịnh Quốc Hưng 15

Trang 24

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

khoản thấp hơn nhiều so với HĐTL chỉ số nhưng khối lượng giao dịch của HDTLTPCP đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm 2021 với 111,088 hợp đồng kỳhạn 5 năm và 10,000 hợp đồng kỳ hạn 10 năm được giao dịch

1.2.3 Công tác giám sát thị trường phái sinh

Hiện tại, trên TTCKPS có ba nhóm nhà đầu tư chính tham gia, gom nha dau

tư phòng vệ rủi ro, nhà đầu cơ rủi ro va nhà đầu tư chênh lệch giá, trong đó nhàđầu tư phòng hộ rủi ro và nhà đầu cơ rủi ro là hai thành phần chiếm đa số khối

lượng và giá tri giao dich.

Với các nhà đầu tư chênh lệch giá giữa cơ sở và phái sinh (arbitrageurs), dù

chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc nhận diện mức

độ chênh lệch giá tạm thời giữa chỉ số cơ sở và HDTL, từ đó giúp điều chỉnh giá

về mức hợp lý nhanh nhất, tạo ra sự cân bang trên thị trường Do mức độ chênhlệch này thường mang tính thời điểm và thường chỉ xuất hiện trong một thời gian

ngăn nên sô lượng giao dịch này vẫn còn khiêm tôn.

Theo thời gian, khi TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi

cùng với sự tham gia của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thị trường có độ sâuhợp lý, tính đầu cơ sẽ tự điều chỉnh giảm xuống, lúc đó chênh lệch giữa chỉ số

VN30 và HĐTL trên chỉ số VN30 sẽ dần thu hẹp lại Khi đó thị trường cũng sẽsẵn sàng hơn cho các sản phâm phái sinh phức tạp hơn

TTCKPS luôn phải phù hợp với khuynh hướng của thị trường cơ sở, điềunày đồng nghĩa với việc các HDTLVN30 luôn tương thích với xu hướng của chỉ

số VN30 Trong một số phiên đáo han, chỉ số VN30 cũng có những biến động,nhưng chỉ mang tính thời điểm, do đó khó có thé thay đổi toàn bộ xu hướng của

chỉ sô cơ sở.

Tháng 6/2022, VSD đã thay đổi cách tính giá thanh toán cuối cùng của

HDTLVN30 từ “là giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng”

thành “là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của

ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp

lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ sốthấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục” cũng sẽ làm giảm tình trạng chênh lệch lớngiữa chỉ số VN30 và HDTLVN30 trong các phiên đáo hạn Sự thay đổi này là có

cơ sở và phù hợp với sự phát triển của thị trường Việt Nam Trên thế giới, một sốnước đã dùng giá đóng cửa của chỉ số làm giá thanh toán cuối cùng của HĐTL chỉ

số như Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, tương tự như cách xác định giá thanh toán

11192238 — Trịnh Quốc Hung 16

Trang 25

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

cuối cùng của HDTLVN30 trước đây Một vai nước lại lựa chon giá tri trung bìnhcủa chỉ số trong một khoảng thời gian nhất định làm giá thanh toán cuối cùng nhưThái Lan, các nước ở châu Mỹ hay châu Âu

Tổng kết lại, chương 1 đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường chứng

khoán Việt Nam nói chung và thị trường phái sinh nói riêng Trải qua hơn hai thập

kỷ hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bướcchuyên mình tích cực, đánh dấu những cột mốc phát triển quan trọng Với nhữngkết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua, có thé thay rằng quyết sách ra đời vàđưa các sản phẩm phái sinh vào hoạt động là một định hướng đúng đắn, phù hợpvới xu thế phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Trong phạm vi củachuyên đề, tác giả sẽ tập trung vào chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai chỉ sốVN30 Ni tiếp chương 1, chương 2 sẽ trình bày về các phương pháp xác định rủi

ro với chỉ số VN30, qua đó phục vụ cho việc ứng dụng vào các chiến lược đầu tư

và phòng hộ bang hop đồng tương lai VN30 cho một danh mục đầu tư giả định tại

chương 3.

11192238 — Trịnh Quốc Hung 17

Trang 26

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO VỚI CHÍ SÓ

VN30

Thực tế rằng, rủi ro của nhóm VN30 không cao bằng nhóm khác Tuy nhiên,

điều này không có nghĩa là nhóm cô phiếu này không tiềm ân rủi ro, bởi sự cạnhtranh trên thị trường là vô cùng lớn Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mongmuốn được nằm trong nhóm 30 doanh nghiệp đứng đầu thị trường về vốn hóa vàthanh khoản Điều này cũng có nghĩa là sẽ có những doanh nghiệp không đủ sứccạnh tranh, dẫn đến giá cô phiếu đi xuống Như đã dé cập tại chương 1, có thé thayrằng những biến động của chỉ số VN30 là tương đối đáng kể, do đó việc nhà đầu

tư thực hiện nắm giữ các danh mục đầu tư gồm các cô phiếu trong nhóm chỉ sốnày có thê sẽ gặp phải những ngày giao dịch mà thị trường giảm điểm sâu, dù rằngđây vẫn là nhóm cô phiếu không có quá nhiều rủi ro Việc xác định trước được tônthất sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định phòng hộ một cách phù hợp

trong trường hợp thị trường giảm điểm Chương 2 sẽ trình bày các phương phápxác định giá tri rủi ro, thực hiện so sánh và hau kiểm các phương pháp nhăm đưa

ra phương pháp phù hợp nhất Sau khi đã xác định được mức giảm điểm tối đa củachỉ số VN30, dự báo về chỉ số sẽ được thực hiện tại chương 3, hai mức xác địnhnày sẽ là thước đo rủi ro mà nhà đầu tư có thé tham khảo

2.1 LÝ THUYÉT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ RỦI RO - MÔ HÌNH

VALUE AT RISK (VaR)

2.1.1 Giới thiệu về mô hình đo lường rủi ro

VaR (Value at Risk) là một phương pháp đo lường khoản lỗ có thể xảy ravới một công ty, một danh mục hay một chiến lược tài chính trong một khoảngthời gian nhất định với mức độ tin cậy nhất định Giá trị rủi ro này được xác địnhdựa trên cơ sở lý thuyết xác suất thống kê từ nhiều thế kỷ và kế thừa từ những

phương pháp đo lường rủi ro trước đó, được phát triển và ứng dụng lần đầu tiênbởi các nhà khoa học và toán học tài chính làm việc tại Ngân hàng JPMorgan (Mỹ,

1994) Thời gian đầu, khái niệm này được sử dụng trong ngành ngân hàng là chủyêu Theo thời gian, VaR dần được ứng dụng trong những lĩnh vực khác như bảohiểm, kinh doanh ngoại hối, tài chính và dần trở thành một tiêu chuẩn trong việc

đo lường và giám sát rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro thị trường trên toàn thế giới

11192238 — Trịnh Quốc Hung 18

Trang 27

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

Việc xây dựng mô hình VaR sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách quản

lý hoạt động thị trường tốt hơn, còn với các tô chức tài chính và nhà đầu tư, họ cóthé ước tính được nguy cơ tôn that tài chính có thé xảy đến

Là phương pháp xác định rủi ro, mục tiêu của VaR là trả lời câu hỏi: Với

một danh mục đầu tư hiện có, liệu sau 1 ngày, | thang hay | năm, tôn thất lớn nhất

mà tôi có thé gặp phải sẽ là bao nhiêu? Ton that tôi đa này sẽ gồm có:

VaR = EL + UL

trong đó: VaR là tốn thất tối đa tại mức ý nghĩa a

EL (Expected Loss) là tốn thất kỳ vọng

UL (Unexpected Loss) là tổn thất ngoài dự kiến

Đối với tôn thất kỳ vọng, đây là mức tôn that dự kiến, tương ứng với tổngton thất từ tat cả các hợp đồng có phát sinh rủi ro và được tính vào dự phòng trong

báo cáo tài chính của doanh nghiệp như các khoản phải thu hay các khoản phải trả

trong tương lai Bên cạnh đó, với các hoạt động phát sinh rủi ro bất thường, sẽ là

tương đối khó khăn trong việc xác định mức tôn thất ngoài dự kiến (UL) Chính vì

vậy, mức tôn thất này cần được phòng hộ bằng tài sản phòng hộ cơ bản và cácphương pháp phòng hộ khác Đề ước lượng được UL và đảm bảo an toàn vốn chodoanh nghiệp, ta cần xác định giá trị rủi ro VaR dé từ đó đưa ra phương án phòng

hộ cho các khoản tốn thất ngoài dự kiến

2.1.2 Phương pháp tính VaR

2.1.2.1 Phương pháp tính VaR lý thuyết

Là phương pháp xác định giá trị rủi ro của danh mục tài sản, VaR thé hiện

mức độ tôn thất có thê xảy ra đối với danh mục đó trong một chu kỳ k cho trước,với độ tin cậy là (1 — ø)% Ta ký hiệu là VaR(k, a), được biểu diễn bang công

thức xác suất như sau:

Trang 28

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh Tế

Area = (100 - X)%

Hình 2.1 Giá tri VaR từ chuỗi L/P với độ tin cậy X%

Từ đây ta suy ra ý nghĩa của VaR(k, @): nhà đầu tư năm giữ danh mục Psau chu kỳ k, với độ tin cậy (1 — @)100%, khả năng ton thất một khoản sẽ bằng

|VaR(k, ø)| trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường

Ví dụ, Ngân hàng JP Morgan đã công bồ trong báo cáo tài chính năm 1994:VaR (1 ngày, 5%) là 15 triệu USD Như vậy, với xác suất 5%, trong một ngày toàn

hệ thông của JPMorgan có khả năng thua lỗ là 15 triệu USD

Có 2 thông 86 quan trong can duoc quan tam khi ước lượng VaR, đó là độ

tin cậy và chu kỳ tính.

e Độ tin cậy: VaR thường được tính theo chu kỳ một ngày trong toàn bộ

khoảng thời gian năm giữ tài sản và xác suất thường được chọn là 0,05;

0,01 hoặc 0,001 tương ứng với độ tin cậy 95%, 99% và 99,0% Việc lựa chọn mức độ tin cậy là bao nhiêu phụ thuộc vào quy định của doanh

nghiệp hoặc khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư

e Chu kỳ tính: Khoảng thời gian đo lường này được lựa chọn dựa trên 2

yếu tố, đó là tài san năm giữ có biến động giá cao hay thấp và tầm nhìncủa nhà đầu tư Đối với những tài sản có biến động giá mạnh thì khoảngthời gian đo lường VaR phải thấp, chăng hạn là ngày hoặc tuần Ngượclại, nếu tài sản có độ biến động giá không quá mạnh thì chu kỳ tính cóthé là tháng hoặc quý Về tầm nhìn của nhà dau tư, đối với các nhà đầu

tư chiến lược thì có thé khoảng thời gian họ thực hiện tính toán VaR là

11192238 — Trịnh Quốc Hung 20

Ngày đăng: 11/07/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w