1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Hân
Người hướng dẫn TS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 6,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (22)
    • 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế (22)
      • 1.1.1. Khái niệm về thuế (22)
      • 1.1.2. Đặc điểm của thuế (22)
      • 1.1.3. Chức năng của thuế (23)
    • 1.2. Khái quát về thuế GTGT (24)
      • 1.2.1. Khái niệm thuế GTGT (24)
      • 1.2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT (24)
      • 1.2.3. Đối tượng nộp thuế GTGT (25)
    • 1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT (25)
      • 1.3.1. Căn cứ tính thuế GTGT (25)
      • 1.3.2. Phương pháp tính thuế GTGT (28)
    • 1.4. Nộp thuế và kê khai thuế GTGT (30)
      • 1.4.1. Nguyên tắc kê khai thuế GTGT (30)
      • 1.4.2. Hồ sơ khai thuế GTGT (30)
      • 1.4.3. Thời gian nộp hồ sơ khai thuế GTGT (31)
      • 1.4.4. Nộp thuế GTGT (32)
    • 1.5. Kế toán thuế GTGT (33)
      • 1.5.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT (33)
      • 1.5.2. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (34)
    • 1.6. Trình bày thông tin thuế GTGT lên BCTC (41)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIỆT NAM (48)
    • 2.1. Giới thiệu Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (48)
      • 2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (48)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (48)
      • 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (49)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty (50)
      • 2.1.5. Tổ chức công ty (51)
      • 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán (54)
    • 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (60)
      • 2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại công ty (60)
      • 2.2.2. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (61)
      • 2.2.3. Kế toán thuế GTGT phải nộp (77)
      • 2.2.4. Báo cáo thuế GTGT (94)
    • 2.3. Đánh giá về kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (105)
      • 2.3.1. Ưu điểm (105)
      • 2.3.2. Hạn chế (107)
    • 2.4. Nguyên nhân của các hạn chế trên (108)
      • 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan (108)
      • 2.4.2. Nguyên nhân khách quan (109)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIỆT NAM (111)
    • 3.1. Quan điểm và mục tiêu của sinh viên về hoàn thiện kế toán thuế GTGT (111)
      • 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện kế toán thuế GTGT (111)
      • 3.2.1. Giải pháp về bộ máy kế toán (112)
      • 3.2.2. Giải pháp về hóa đơn, chứng từ (112)
      • 3.2.3. Giải pháp về hạch toán trên phần mềm Misa (113)
      • 3.2.4. Giải pháp về phần hành kế toán thuế (114)
  • KẾT LUẬN (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (118)
  • PHỤ LỤC (31)
    • tháng 10 năm 2023 (0)

Nội dung

Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu khái quát chi tiết về thuế GTGT, những đối tượng phải chịu thuế và nộp thuế, cũng như những phương pháp tính thuế và vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Những vấn đề cơ bản về thuế

Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất vào về thuế Tùy vào từng góc độ, các nhà kinh tế học sẽ đưa ra những định nghĩa khác nhau về thuế

Theo luật Quản lý thuế (sửa đổi) số 38/2019/QH13 ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Việt Nam quy định: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế

(Quốc hội, 2019) Dưới góc độ của người nộp thuế, thuế được định nghĩa là một khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước vì lợi ích chung

Thứ nhất, thuế là một khoản thu bằng tiền, không thể thực hiện thu thuế cũng như nộp thuế bằng hiện vật hay tài sản Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cũng như hỗ trợ việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dễ dàng hơn

Thứ hai, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc, được thực hiện dưới quyền lực chính trị của nhà nước Điều này có nghĩa là mọi đối tượng nộp thuế bắt buộc phải tuân theo những quy định của nhà nước về mức thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế

Người nộp thuế không có quyền tự ấn định hay điều chỉnh mức thuế phải nộp của mình Những đối tượng nộp thuế vi phạm hoặc không chấp hành đúng như những gì đã ban hành sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật Ngoài ra, đối với cán bộ thu

Commented [a3]: Ngày tháng năm nào Commented [HN4R3]: Done thuế, khi thay mặt nhà nước tiến hành thu thuế phải tiến hành thực hiện đúng chủ thể, bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định thì phải tiến hành thu thuế Không được phép tự mình quyết định thu thuế hay không thu thuế, và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế

Thứ ba, thuế không có đối khoản cụ thể và không hoàn trả trực tiếp Mục đích của việc thu thuế là để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu vì lợi ích chung của nhà nước

Vì vậy, thuế không có đối khoản cụ thể về việc thu thuế đáp ứng cho mục tiêu cụ thể nào Bên cạnh đó, thuế cũng không mang tính hoàn trả trực tiếp, trừ một phần thuế được hoàn trả gián tiếp thông qua các khoản phúc lợi xã hội hay các công trình dịch vụ công của nhà nước Người nộp thuế không có quyền đòi hoàn trả khoản thuế vì bất kỳ lý do nào, cũng như không có quyền đòi hỏi các yêu cầu tương ứng với số thuế đã nộp

Thuế là một trong những khoản thu giữ nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng đối với nhà nước nói chung và nền kinh tế nhà nước nói riêng, cụ thể như sau:

Chức năng đảm bảo nguồn thu cho NSNN: Thuế được xem là một trong những khoản thu quan trọng nhất của NSNN, mang tính ổn định lâu dài và là nguồn bù đắp chủ yếu cho các khoản chi ngân sách Vì vậy, nếu không có các khoản thu thuế, nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh và nền kinh tế cũng sẽ khó phát triển

Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Bằng việc thu thuế, nhà nước sẽ dễ dàng kiểm soát, quản lý, hướng dẫn tất cả các thành phần kinh tế theo kế hoạch phát triển của nhà nước Góp phần điều chỉnh chênh lệch của nền kinh tế, bên cạnh đó, thông qua việc thu thuế, nhà nước có thể linh hoạt điều chỉnh các chính sách thuế trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định, nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế nước nhà

Chức năng đảm bảo công bằng xã hội: Dựa vào các khoản thu thuế, nhà nước sẽ chi tiêu cho các mục tiêu vì lợi ích chung của xã hội Vì vậy, các khoản chi tiêu này được sử dụng cho tất cả mọi người, không bất kể người nộp thuế hay người không nộp thuế, cá nhân hay tổ chức Ngoài ra, dựa vào các khoản thu thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc trợ cấp hoặc cung cấp nhiều hơn các phúc lợi xã hội.

Khái quát về thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 định nghĩa: Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu và được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Người nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng (Quốc hội, 2008)

1.2.2 Đối tượng chịu thuế GTGT

Luật thuế GTGT tại Việt Nam quy định tất cả các hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua từ nước ngoài) đều thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT Trừ các đối tượng không chịu thuế được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 (được sửa đổi qua các năm 2013, 2014, 2016), một số đối tượng không chịu thuế GTGT phổ biến như sau:

Nhóm hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như tưới, tiêu, cày, bừa, phân bón hay máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp

Nhóm hàng hóa nhập khẩu, hoặc bán cho các tổ chức với mục đích viện trợ nhân đạo, quà biếu cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của Chính phủ

Nhóm hàng hoá, dịch vụ hoạt động vì xã hội như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, dịch vụ y tế, dịch vụ dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật, sản phẩm dùng để sửa chữa, xây dựng các địa điểm, công trình công cộng được xây dựng bằng vốn góp của nhân dân

Hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống

Hàng hóa, dịch vụ do nhà nước chi trả như vũ khí, tài nguyên phục vụ cho quốc phòng, an ninh (Quốc hội, 2008)

1.2.3 Đối tượng nộp thuế GTGT

Theo Điều 4 Luật thuế GTGT Việt Nam Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT tại Việt Nam không phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (người nhập khẩu) (Quốc hội, 2008)

Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

1.3.1 Căn cứ tính thuế GTGT

Thuế GTGT được tính căn cứ trên giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT

Theo quy định tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC định nghĩa: giá tính thuế là giá của các hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm thuế GTGT (Bộ tài chính, 2013) (Bộ tài chính, 2014) (Bộ tài chính, 2015)

Giá tính thuế được xác định cụ thể như sau: Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá trị của hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm thuế nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa bao gồm thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ tự sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán của hàng hóa đó chưa bao gồm thuế GTGT Trong trường hợp loại hàng hóa đó có chịu thêm các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế sẽ là giá bán của hàng hóa đã bao gồm khoản thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nêu trên

Ngoài ra, đối với một số trường hợp khác, giá tính thuế được xác định như sau: Đối với hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hàng hóa tự sản xuất và dịch vụ mua ngoài) dùng để biếu tặng, trao đổi hoặc trả thay cho lương thưởng, giá tính thuế của loại hàng hóa dịch vụ này là giá tính thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm phát sinh

Hàng hóa, dịch vụ là mặt hàng khuyến mãi, hàng tặng kèm không theo quy định của pháp luật có giá tính thuế được xác định bằng giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này

Trường hợp phát hành vé mời, vé tham quan (trên vé ghi rõ là không thu tiền), hàng hóa dịch vụ với mục đích để khách hàng dùng thử (không phải trả tiền), hoặc hàng hóa, dịch vụ là hàng khuyến mãi, hàng tặng kèm theo quy định của luật thương mại thì có giá tính thuế bằng 0

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là hàng tiêu dùng nội bộ, được xuất kho để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh, thì không phải tính và nộp thuế GTGT

Các hoạt động cho vay, cho mượn máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa nếu có hợp đồng và các chứng từ chứng minh giao dịch thì sẽ không phải lập hóa đơn, tính và nộp thuế GTGT Đối với hoạt động cho thuê tài sản (văn phòng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi, ) giá tính thuế là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT được thỏa thuận theo hợp đồng Đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế là giá bán thanh toán một lần của hàng hóa đó, không bao gồm số tiền lãi trả góp, trả chậm Đối với xây dựng, lắp đặt, thi công công trình, giá tính thuế là giá trị công trình hoặc phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT

Theo quy định của pháp luật về thuế suất thuế GTGT thì có 3 mức thuế suất áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là 0%, 5% và 10%

Tuy nhiên, trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ- CP quy định về chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển

Nghị định này đã chính thức ban hành quy định một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể được giảm thuế 2% Chính vì vậy, trong năm 2022, có 4 mức thuế suất được áp dụng là 0%, 5%, 8% và 10%

Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/06/2023, áp dụng lại mức thuế suất 0%, 5%, 10% đối với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Đến ngày 30 tháng 06 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể

Chính sách giảm thuế này chính thức được áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 với các mức thuế suất 0%, 5%, 8% và 10%

Mới đây nhất, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội Nghị định này được ban hành quy định việc tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế 2% đối với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế được quy định cụ thể Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2024

Tóm lại, từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2024, nước ta áp dụng 4 mức thuế suất là 0%, 5%, 8% và 10% cho các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

1.3.2 Phương pháp tính thuế GTGT

Dựa theo quy định tại Điều 9 Luật thuế GTGT năm 2008, có 2 phương pháp tính thuế GTGT bao gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT (phương pháp khấu trừ) và phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT (phương pháp trực tiếp)

1.3.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế GTGT Đối tượng áp dụng: đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT là cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ Tất cả các cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Công thức xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nộp thuế và kê khai thuế GTGT

1.4.1 Nguyên tắc kê khai thuế GTGT

Người nộp thuế phải kê khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu của Bộ tài chính quy định và nộp đầy đủ các chứng từ được yêu cầu trong hồ sơ khai thuế;

Người nộp thuế phải tự tính số tiền thuế phải nộp cho NSNN, trừ trường hợp tiền thuế phải nộp được Cơ quan thuế ấn định theo pháp luật

Có 2 hình thức kê khai thuế GTGT là hình thức kê khai theo tháng và kê khai theo quý Trường hợp nếu trong kỳ kê khai đó không phát sinh các nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp đầy đủ các hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo quy định

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đang trong thời gian tạm ngưng hoạt động kinh doanh thì sẽ không phải nộp tờ khai thuế.Trừ trường hợp kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, hồ sơ quyết toán năm

1.4.2 Hồ sơ khai thuế GTGT

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đối với NSNN (Chính phủ, 2020)

Trừ những trường hợp được pháp luật cho phép không nộp hồ sơ khai thuế theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tất cả các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đều phải thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuế chính xác, trung thực theo đúng mẫu

Commented [HN6R5]: done của Bộ Tài chính quy định Những trường hợp không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

1.4.2.1 Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bao gồm:

Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC;

Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01- 1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC;

Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC;

Phụ lục giảm thuế GTGT theo nghị quyết số 101/2023/QH15

1.4.2.2 Hồ sơ khai thuế theo phương pháp trực tiếp

Hồ sơ khai thuế theo phương pháp trực tiếp bao gồm:

Tờ khai thuế GTGT mẫu số 03 mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC (áp dụng đối với người nộp thuế có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý); hoặc

Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC

1.4.3 Thời gian nộp hồ sơ khai thuế GTGT

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT được quy định như sau: Đối với hình thức kê khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo; Đối với hình thức kê khai theo quý: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo

1.4.4 Nộp thuế GTGT 1.4.4.1 Thời hạn nộp thuế GTGT

Thời hạn nộp tiền thuế GTGT bằng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT, được quy định như sau: Đối với hình thức kê khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo; Đối với hình thức kê khai theo quý: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo

Trong trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế sau thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của cơ quan thuế theo mức phạt được tính bằng công thức như sau:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0,03% X Số ngày chậm nộp

1.4.4.2 Địa điểm nộp thuế GTGT

Theo khoản 1 điều 56 Luật Quản lý thuế năm 2019, người nộp thuế có thể nộp thuế tại các địa điểm sau đây:

Tại Kho bạc Nhà nước;

Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;

Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Kế toán thuế GTGT

1.5.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT 1.5.1.1 Vai trò của kế toán thuế GTGT

Kế toán thuế là một trong những phần hành quan trọng của bộ máy kế toán của doanh nghiệp Kế toán thuế có trách nhiệm khai báo thuế cho doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước Việc kế toán thuế thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế đầy đủ, minh bạch, đúng pháp luật mà còn hỗ trợ nhà nước có thể quản lý và điều tiết nền kinh tế dễ dàng hơn Kế toán thuế là một phần hành có liên quan chặt chẽ đến pháp luật, cần tuân thủ và thực hiện đúng với những gì pháp luật đã quy định Chính vì vậy, người đảm nhiệm vai trò kế toán thuế không những chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải đòi hỏi sự nhạy bén để xử lý và đáp ứng nhanh các tình huống phát sinh đối với công ty, cũng như đối với pháp luật

1.5.1.2 Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT

Ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty, kế toán thuế đã có nhiệm vụ phải kê khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài cho công ty Sau đó, hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, kế toán phải thực hiện những công việc như sau:

Hàng ngày, kế toán thuế có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các hóa đơn GTGT, đối chiếu hóa đơn GTGT với các nhiệm vụ kinh tế phát sinh Thu thập và lưu trữ tất cả hóa đơn đầu vào, đầu ra phát sinh trong ngày đó (nếu công ty có ít phát sinh, có thể thực hiện lưu trữ hóa đơn đầu vào, đầu ra theo tháng)

Lập các tờ khai, báo cáo thuế hàng tháng đối với doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng

Lập các tờ khai, báo cáo thuế mỗi quý đối với doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý Đầu năm, sau khi đã toàn tất và nộp tất cả các tờ khai theo tháng/quý, kế toán tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài đầu năm Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp BCTC của năm trước đó

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, kế toán thuế cũng phải xử lý một số tình huống của doanh nghiệp nếu có vấn đề phát sinh bất ngờ như:

Trực tiếp làm việc, giải trình với cơ quan thuế khi có yêu cầu, nhận được công văn yêu cầu của cơ quan thuế

Lập hồ sơ hoàn thuế khi có vấn đề phát sinh liên quan đến hoàn thuế

Tiếp đón, hỗ trợ cơ quan thuế khi có yêu cầu kiểm tra, quyết toán thuế

Soạn các văn bản, công văn giải trình khi được cơ quan thuế yêu cầu

Luôn cập nhật kịp thời những đổi mới, thông tư, quy định được ban hành liên quan đến thuế để tránh những sai phạm không đáng có

1.5.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 1.5.2.1 Nguyên tắc kế toán

Theo Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 133 – tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ dùng để hạch toán số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp (Bộ tài chính, 2014)

Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133 Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể

Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT

1.5.2.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng Đối với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ, các chứng từ sử dụng bao gồm:

- Hóa đơn GTGT - Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa dịch vụ mua vào - Tờ khai thuế GTGT

- Các chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, phiếu thu, ) - Các phụ lục tờ khai

- Sổ cái tài khoản 133 - Sổ chi tiết tài khoản 133 - Các chứng từ liên quan khác

Tài khoản sử dụng là TK 133 – TK thuế GTGT được khấu trừ

TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ:

Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế

Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu

Commented [a7]: Nêu rõ kết cấu của tài khoản ở đây Commented [HN8R7]: done thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133:

Theo khoản 2, điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC, TK 133 có số dư bên nợ, kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133 như sau:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

Số dư bên Nợ : Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

Bảng 1 1: Kết cấu và nội dung phản ánh TK 133

1.5.2.4 Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ

1.5.3 Kế toán thuế GTGT phải nộp 1.5.3.1 Nguyên tắc kế toán

Theo Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp là tài khoản dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm

Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT được khấu trừ (Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế đầu ra Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ,

Thanh toán khoản chi phí

Mua vật tư, hàng hóa dùng ngay vào SXKD, để bán

Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

1.5.3.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng

 Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa dịch vụ bán ra

 Các phụ lục tờ khai

 Các chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, phiếu thu, )

 Sổ chi tiết tài khoản 3331

 Các chứng từ liên quan khác

Tài khoản sử dụng là TK 3331 – TK Thuế GTGT phải nộp

TK 3331 – TK thuế GTGT phải nộp có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ

Trình bày thông tin thuế GTGT lên BCTC

Trình bày trên Bảng cân đối kế toán:

Trên bảng cân đối kế toán của công ty, thuế GTGT được khấu trừ được trình bày ở mục Tài sản ngắn hạn khác như sau:

Chỉ tiêu số 152: Thuế GTGT được khấu trừ Căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133

“Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”

Nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào NSNN

Trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác

Nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác

Ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 111, 112

TK 33312 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ

Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán TK 33312 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Commented [a9]: Sau phần kế toán thuế -> bổ sung mục:

Trình bày thông tin thuế GTGT lên BCTC

 Số đầu năm (cuối năm 2022 chuyển sang): 0 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước được trình bày ở mục Nợ ngắn hạn như sau Chỉ tiêu số 313 Căn cứ vào số dư Có của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”

 Số đầu năm (cuối năm 2022 chuyển sang): 182.963.381

Hình 1 1: Trích bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam)

Trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Các khoản tiền thu và chi liên quan đến thuế GTGT được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

Chỉ tiêu số 06: Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này là phần phát sinh bên có của TK 111, 112 đối ứng với các tài khoản bao gồm: TK 711 - Doanh thu khác, TK 141 - Tạm ứng, hoàn ứng, TK 138 - Khoản phải thu khác và TK liên quan đến khoản mục thuế GTGT là TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

 Số năm trước (2022): 936.989.000 Chỉ tiêu số 07: Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này là phần phát sinh bên có của TK 111, 112 đối ứng với các tài khoản bao gồm: TK 811 – các khoản phạt, TK 338 – Tiền nộp các khoản bảo hiểm, TK 352 – Ký quỹ, ký cược, TK 333 – Tiền nộp các loại phí, lệ phí, các khoản thuế ngoại trừ thuế TNDN và một số tài khoản có liên quan khác

Hình 1 2: Trích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam)

Trình bày trên Thuyết minh Báo cáo tài chính

Thông tin về thuế GTGT được trình bày lên thuyết minh báo cáo tài chính như sau:

Hình 1 3: Trích thuyết minh báo cáo tài chính của báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam)

Số thuế GTGT phải nộp:

 Số đầu năm: 182.963.381 (Trong đó thuế GTGT là 123.305.750)

 Số cuối năm: 0 Số thuế GTGT phải thu:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã trình bày được những vấn đề cơ bản về thuế, thuế GTGT và kế toán thuế GTGT Cụ thể, ở phần khái quát về thuế, tác giả đã trình bày được khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế Ở phần khái quát về thuế GTGT, tác giả đã trình bày khái niệm thuế GTGT, đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu những căn cứ để tính thuế GTGT và các phương pháp tính thuế GTGT Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày khái quát về kế toán thuế GTGT bao gồm: vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT, nguyên tắc, cách hạch toán và các thông tin liên quan đến kế toán thuế GTGT phải nộp và kế toán thuế GTGT được khấu trừ Cuối chương 1, tác giả đã trình bày những nguyên tắc cần lưu ý khi kê khai thuế GTGT, hồ sơ kê khai thuế GTGT, các mốc thời gian cần lưu ý khi kê khai và nộp thuế, cũng như những địa điểm mà người nộp thuế có thể tiến hành nộp thuế

Trong chương 1 này, tác giả đã tổng hợp những cơ sở lý luận chung về thuế và thuế GTGT Từ những cơ sở lý luận này, tác giả vận dụng và xem những kiến thức này là nền tảng để bước vào đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT ở chương 2: “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam”.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIỆT NAM

Giới thiệu Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam

 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIỆT

 Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: VIET NAM TRAVEL AND EVENT COMPANY LIMITED

 Tên người đại diện pháp luật: Châu Huệ Hà

 Địa chỉ: 158/A50 Phan Anh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

 Ngành nghề kinh doanh chính: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (Chi tiết: Tổ chức sự kiện, Tổ chức Team Building, Tổ chức chương trình ngoài trời)

 Website công ty: https://www.artevent.com.vn/

Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (Viet Nam Travel & Event) là một trong những đơn vị đi đầu trong các lĩnh vực hoạt động tổ chức sự kiện tại Việt Nam Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và dày dặn kinh nghiệm Công ty luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và luôn đặt mục đích lợi ích khách hàng lên hàng đầu

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 06 năm 2020 với ngành nghề kinh doanh chính là tổ chức các hoạt động du lịch và chương trình sự kiện Một số hoạt động du lịch và sự kiện mà công ty cung cấp có thể kể đến như dịch vụ tổ chức team building, tổ chức lễ khai trương, khánh thành, cung cấp trang thiết bị sự kiện, cung cấp nhân sự sự kiện, thiết kế dàn dựng âm thanh ánh sáng, lên ý tưởng cho chương trình, hay các hoạt động du lịch ngắn ngày và dài ngày cả trong nước và quốc tế Sau hơn 3 năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch và sự kiện, nhờ những nỗ lực của toàn bộ công nhân viên và ban lãnh đạo, công ty đã gặt hái được nhiều thành công to lớn và dần khẳng định được mình trên thị trường cung cấp dịch vụ du lịch và cả tổ chức sự kiện Minh chứng cho những thành công này là việc công ty đã dành được sự tin tưởng của các công ty lớn tại Việt Nam như tổ chức chương trình Team Building Sài Gòn – Ngày Hội Lazada với quy mô 1000 khách mời, hay tổ chức Gala Dinner tại Đà Nẵng cho Công ty Đường sắt Việt Nam Ngoài những tour du lịch được tổ chức trong nước, công ty còn cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế Mục đích của việc này là nhằm quảng bá hình ảnh của công ty không những chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường quốc tế Đây cũng là một trong những phương hướng phát triển chính của công ty ở hiện tại

Với phương châm đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu cùng với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo và dày dặn kinh nghiệm Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam tự hào là một trong những công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất ở hiện tại trong lĩnh vực du lịch và sự kiện

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty có chức năng cung cấp các dịch vụ du lịch và dịch vụ tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của khách hàng, nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất Ngoài việc cung cấp dịch vụ du lịch và tổ chức sự kiện, công ty còn có chức năng cho thuê các thiết bị, nhân sự tổ chức sự kiện, làm trung gian cung cấp vé máy bay cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu

Nhiệm vụ của công ty là đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng Nghiên cứu và tìm ra những vấn đề còn tồn đọng để phục vụ khách hàng được tốt nhất Bên cạnh đó, công ty cũng phải đề ra những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý tiền tệ và tiết kiệm chi phí cho công ty Đồng thời, công ty phải đảm bảo trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết đã đề ra trong hợp đồng/văn bản cam kết khi hoạt động cung cấp dịch vụ được diễn ra Cuối cùng, nhiệm vụ lâu dài của công ty là phải bảo toàn vốn ban đầu và có những mục tiêu kinh doanh nhằm thúc đẩy, mở rộng kinh doanh và tăng trưởng nguồn vốn

2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Địa điểm kinh doanh: 158/A50 Phan Anh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại Loại hình kinh doanh: Cơ sở kinh doanh dịch vụ

Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp tour du lịch, tổ chức các sự kiện ngoài trời, cung cấp trang thiết bị sự kiện, truyền thông – quảng cáo, cung cấp nhân sự sự kiện, thiết kế dàn dựng, lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện chương trình sự kiện

Quy trình kinh doanh của công ty:

Sơ đồ 2 1: Quy trình kinh doanh của công ty (Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam)

Chuẩn bị, xây dựng các gói dịch vụ

Quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng

& tiến hành cung cấp dịch vụ

Chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp dịch vụ

 Chuẩn bị, xây dựng các gói dịch vụ: để bắt đầu một quy trình kinh doanh, bước đầu công ty phải lên kế hoạch xây dựng một gói dịch vụ du lịch/tổ chức sự kiện mới Bên cạnh đó, công ty cũng phải liên tục tính toán để tối thiểu hóa các chi phí có liên quan, và đưa ra được giá cuối cùng của gói dịch vụ sao cho hợp lý, tiếp cận được đối tượng khách hàng muốn nhắm đến và đồng thời phải mang về lợi nhuận cho công ty;

 Quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng: sau khi đã hoàn thành bước 1, gói dịch vụ này sẽ được quảng cáo, truyền thông đến khách hàng qua các phương tiện mạng truyền thông xã hội như qua kênh fanpage hoặc qua các website của công ty;

 Tiếp cận khách hàng: khi nhận được yêu cầu của khách hàng, nhân viên kinh doanh của công ty sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng về gói dịch vụ qua các kênh mạng xã hội, hoặc tại văn phòng địa chỉ kinh doanh của công ty; sau khi đã thành công tiếp cận, thuyết phục khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng;

 Tổ chức & tiến hành cung cấp dịch vụ: ở bước này, công ty sẽ phân công rõ ràng các vị trí cần thiết trong quá trình diễn ra hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời giám sát và xử lý những vấn đề nếu có phát sinh;

 Chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp dịch vụ: nhân viên công ty sẽ tiến hành thu thập, xin ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động cung cấp dịch vụ đã diễn ra, giải quyết những phàn nàn của khách hàng; đồng thời cung cấp những chương trình khuyến mãi đặc biệt nếu có nhằm duy trì mối quan hệ khách hàng

Với tổ chức công ty với quy mô tối giản, Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam bao gồm các phòng ban như sau: Ban Giám Đốc, phòng Kinh Doanh, phòng Kế Toán, phòng Hành Chính & Nhân Sự

Sơ đồ 2 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (Tài liệu lưu hành nội bộ về cơ cấu tổ chức của công ty)

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại công ty 2.2.1.1 Chứng từ sử dụng

Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, các chứng từ công ty sử dụng đều theo quy định của Nhà nước, bao gồm:

 Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTKT

 Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT

 Bảng kê hóa đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT

 Bảng kê hóa đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu 01-1/GTGT

Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam sử dụng các tài khoản về thuế GTGT như sau:

Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ Tài khoản 133 có 2 tài khoản chi tiết cấp 2 như sau: o Tài khoản 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch o Tài khoản 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp

2.2.1.3 Sổ kế toán sử dụng

Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra Sổ nhật ký chung

Sổ cái tài khoản 133, 333 Sổ chi tiết tài khoản 1331, 1332 Sổ chi tiết tài khoản 3331, 33311

2.2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Khi công ty thực hiện mua hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các từ gốc như phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu nhập kho, kế toán tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Một số nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT đầu vào trong năm 2023 được trích như sau:

Ngày 17 tháng 09 năm 2023, công ty phát sinh hoạt động mua dịch vụ phòng nghỉ để phục vụ khách hàng trong hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty Kế toán nhận được hóa đơn số 00001025 của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Tuyết Nhi Số lượng phòng nghỉ được công ty đặt chỗ trước là 4 phòng (từ ngày 15-17/09/2023), đơn giá mỗi phòng là 671.296 đồng, thành tiền 2.685.185 đồng, thuế suất thuế GTGT 8%, tiền thuế 214.815 đồng, tổng tiền cần phải thanh toán là 2.900.000 đồng Công ty chưa thực hiện thanh toán

Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nợ TK 621 2.685.185 VNĐ Nợ TK 1331 214.815 VNĐ

Hình 2 1 Hóa đơn GTGT số 00001025, ngày 17 tháng 09 năm 2023

Kế toán thực hiện nhập hóa đơn vào phần mềm như sau:

Trên phân hệ Mua hàng  Chọn tab Mua hàng hóa, dịch vụ  Chọn chức năng Thêm

 Chọn Chứng từ mua dịch vụ  Tích chọn phương thức thanh toán là Chưa thanh toán, xác nhận chứng từ được lập Nhận kèm từ hóa đơn Sau đó, tiến hành khai báo các thông tin chi tiết trên chứng từ như sau:

Nhà cung cấp: Chọn nhà cung cấp là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du Lịch Tuyết Nhi (trường hợp nhà cung cấp chưa được thiết lập sẵn trên phần mềm, kế toán chọn biểu tượng dấu cộng bên phải ô thông tin nhà cung cấp để thêm đối tượng nhà cung cấp

Tiếp theo, kế toán nhập mã nhà cung cấp là thông tin mã số thuế, tên nhà cung cấp là tên công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ Sau đó chọn Cất.)

Ngày hạch toán: ngày 17 tháng 09 năm 2023 (nhập ngày hạch toán bằng với ngày hóa đơn, mục đích để dễ kiểm soát thông tin lưu trữ trên phần mềm.)

Ngày hóa đơn: ngày 17 tháng 09 năm 2023 Số chứng từ: phần mềm tự cập nhật số chứng từ

- Mã dịch vụ: Dịch vụ phòng nghỉ - Số hóa đơn: 00001025

- Tên dịch vụ: Phòng nghỉ 003, B205 (15-17/09/2023) - TK chi phí: 621; TK công nợ: 331

- Số lượng: 4 - Đơn giá: 671.296 đồng; Thành tiền: 2.685.185 đồng

- Mã dịch vụ, Tên dịch vụ: Thông tin giống ở tab Hạch toán - % thuế GTGT: chọn 8%

- TK thuế GTGT: 1331 Phần mềm sẽ tự tính toán và đưa ra kết quả như sau;

- Tiền dịch vụ: 2.685.185 đồng - Tiền thuế GTGT: 214.815 đồng - Tổng tiền thanh toán: 2.900.000 đồng Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước, kế toán kiểm dò lại thông tin đã nhập so với thông tin trên hóa đơn gốc, nếu đã chính xác và trùng khớp thì nhấn Cất

Hình 2 2 Giao diện phần mềm kế toán Misa trên máy tính khi thực hiện thêm đối tượng Nhà cung cấp

Hình 2 3 Giao diện phần mềm Misa trên máy tính cho Hóa đơn số 00001025, ngày 17 tháng 09 năm 2023

Ngày 19 tháng 10 năm 2023, công ty mua vé máy bay nội địa để phục vụ cho khách hàng di chuyển trong quá trình công ty thực hiện cung cấp dịch vụ Kế toán công ty nhận được hóa đơn số 00362900 của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Công ty mua 4 vé máy bay di chuyển từ Sân bay Quốc tế Nội Bài đến Sân bay Quốc tế Phú Quốc và ngược lại

Chi tiết hóa đơn như sau:

- Vé máy bay số Z949KG, hành trình HAN-PQC, số lượng 1, đơn giá 780.000 đồng;

- Vé máy bay số Z949KG, hành trình PQC-HAN, số lượng 1, đơn giá 780.000 đồng;

- Vé máy bay số C2M8XW, hành trình HAN-PQC, số lượng 1, đơn giá 680.000 đồng;

- Vé máy bay số C2M8XW, hành trình PQC-HAN, số lượng 1, đơn giá 680.000 đồng;

- Các loại phí dịch vụ 1.920.000 đồng;

Tổng tiền vé máy bay là 4.840.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 8%, tiền thuế 387.200 Tổng tiền vé máy bay là 4.840.000 đồng, đã bao gồm phí dịch vụ 1.920.000 đồng Thuế suất thuế GTGT 8%, tiền thuế 387.200 đồng Tổng tiền phải thanh toán đã bao gồm phí thu hộ 480.000 đồng (không chịu thuế GTGT) là 5.707.200 đồng Công ty chưa thanh toán

Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Nợ TK 621 5.320.000 đồng Nợ TK 1331 387.200 đồng

Hình 2 4 Hóa đơn GTGT số 00362900, ngày 19 tháng 10 năm 2023

Kế toán thực hiện nhập liệu thủ công vào phần mềm theo thứ tự các bước dưới đây:

Trên phân hệ Mua hàng  Chọn tab Mua hàng hóa, dịch vụ  Chọn chức năng Thêm

 Chọn Chứng từ mua dịch vụ  Tích chọn phương thức thanh toán là Chưa thanh toán, xác nhận chứng từ được lập Nhận kèm từ hóa đơn Sau đó, tiến hành khai báo các thông tin chi tiết trên chứng từ như sau:

Nhà cung cấp: chọn nhà cung cấp Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Trường hợp nhà cung cấp chưa được nhập vào phần mềm, kế toán thực hiện thêm đối tượng nhà cung cấp như ở nghiệp vụ 1

Ngày hạch toán: ngày 19 tháng 10 năm 2023 Ngày hóa đơn: ngày 19 tháng 10 năm 2023

- Kế toán nhập lần lượt các thông tin như sau: o Mã dịch vụ: Dịch vụ vé máy bay; Tên dịch vụ: HAN – PQC; Số lượng 1; Đơn giá 780.000 đồng; o Mã dịch vụ: Dịch vụ vé máy bay; Tên dịch vụ: PQC – HAN; Số lượng 1; Đơn giá 780.000 đồng; o Mã dịch vụ: Dịch vụ vé máy bay; Tên dịch vụ: HAN – PQC; Số lượng 1; Đơn giá 680.000 đồng; o Mã dịch vụ: Dịch vụ vé máy bay; Tên dịch vụ: PQC – HAN; Số lượng 1; Đơn giá 680.000 đồng; o Mã dịch vụ: Phí khác; Tên dịch vụ: Phí khác; Số lượng 1; Đơn giá: 1.920.000 đồng; o Mã dịch vụ: Thu hộ; Tên dịch vụ: Thu hộ; Số lượng 1; Đơn giá 480.000 đồng

- TK chi phí: TK 621; TK công nợ: TK 331

- Tất cả các dịch vụ đều chịu thuế 8%, trừ tiền thu hộ không chịu thuế

- Tổng tiền thuế GTGT: 387.200 đồng - TK thuế GTGT: 1331

Phần mềm tự tính toán và đưa ra kết quả như sau:

- Tiền dịch vụ: 5.320.000 đồng - Tiền thuế GTGT: 307.200 đồng

- Tổng tiền thanh toán: 5.707.200 đồng

Hình 2 5.Giao diện phần mềm Misa trên máy tính cho hóa đơn số 00362900, ngày 19 tháng 10 năm 2023

Ngày 20 tháng 11 năm 2023, công ty mua văn phòng phẩm để phục vụ cho nhân viên công ty trong quá trình làm việc Kế toán công ty nhận được hóa đơn số 1608 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ TA và Sài Gòn Tên hàng hóa, dịch vụ cụ thể là “Ổ cứng lắp trong Western Digital 1TB 3.5" Sata3, màu đen (Black) (WD1003FZEX)”, số lượng mua là 1 cái, đơn giá là 1.008.182 đồng Mặt hàng công ty mua không thuộc danh mục giảm thuế theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP, vì vậy mặt hàng này chịu thuế suất thuế GTGT là 10%, tiền thuế GTGT là 100.818 đồng Tổng cộng tiền cần thanh toán là 1.109.000 đồng Công ty chưa thực hiện thanh toán

Kế toán ghi nhận bút toán như sau:

Hình 2 6 Hóa đơn GTGT số 1608, ngày 20 tháng 11 năm 2023

Kế toán thực hiện nhập hóa đơn vào phần mềm theo thứ tự các bước dưới đây:

Trên phân hệ Mua hàng  Chọn tab Mua hàng hóa, dịch vụ  Chọn chức năng Thêm

 Chọn Chứng từ mua hàng hóa Chọn loại chứng từ mua hàng là Mua hàng trong nước không qua kho  Tích chọn phương thức thanh toán là Chưa thanh toán, xác nhận chứng từ được lập Nhận kèm từ hóa đơn Sau đó, tiến hành khai báo các thông tin chi tiết trên chứng từ như sau:

Nhà cung cấp: chọn nhà cung cấp Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ TA và Sài Gòn

Trường hợp nhà cung cấp chưa được nhập vào phần mềm, kế toán thực hiện thêm đối tượng nhà cung cấp như ở nghiệp vụ 1

Mẫu số hóa đơn: 1 Ký hiệu hóa đơn: C23TTA Số hóa đơn: 1608

- Mã hàng: Văn phòng phẩm - Tên hàng: Ổ cứng lắp trong Western Digital 1TB 3.5" Sata3, màu đen (Black) (WD1003FZEX)

- TK chi phí: 6427; TK công nợ: 331 - Số lượng: 1

- Đơn giá: 1.008.182 đồng; Thành tiền: 1.008.182 đồng

- Mã hàng, Tên hàng: Thông tin giống ở tab Hạch toán - % thuế GTGT: chọn 10%

- Tiền thuế GTGT: 100.818 đồng - TK thuế GTGT: 1331

Phần mềm sẽ tự tính toán và đưa ra kết quả như sau;

- Tổng tiền hàng: 1.008.182 đồng - Tiền thuế GTGT: 100.818 đồng

- Tổng tiền thanh toán: 1.109.000 đồng Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước, kế toán kiểm dò lại thông tin đã nhập so với thông tin trên hóa đơn gốc, nếu đã chính xác và trùng khớp thì nhấn Cất

Hình 2 7 Giao diện phần mềm Misa trên máy tính cho hóa đơn số 1608, ngày 20 tháng 11 năm 2023

Đánh giá về kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam

 Về đội ngũ nhân viên

Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam có đội ngũ kế toán là những người có thâm niên trong nghề và có trình độ chuyên môn cao Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty luôn thường xuyên chủ động cập nhật những quy định, văn bản mới ban hành của pháp luật để tuân thủ một cách nghiêm ngặt

Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, đội ngũ nhân viên kế toán của công ty cũng có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ làm việc tích cực và thường xuyên tổ chức những buổi họp phòng ban để chia sẻ với nhau về những kiến thức chuyên ngành mới, hỗ trợ nhau trong công việc

 Về bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty ở hiện tại Việc công ty có bộ máy kế toán gọn nhẹ cũng giúp công ty một phần tiết kiệm được chi phí đầu tư cho bộ phận kế toán, điều này giúp công ty có thể dễ dàng tối ưu hóa nguồn lực của mình hơn

Bên cạnh đó, chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành trong bộ máy kế toán của công ty cũng được phân chia rõ ràng, chính vì sự phân công rõ ràng này đã giúp cho tiến độ công việc được đẩy nhanh và hiệu quả hơn

Việc luân chuyển chứng từ nội bộ trong công ty giữa các phòng ban với phòng kế toán cũng được xây dựng theo quy trình hoàn chỉnh, đảm bảo công tác luân chuyển chừng từ diễn ra chặt chẽ và đầy đủ nhất

 Về hóa đơn chứng từ

Công ty hiện tại đã chuyển sang dùng hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ tài chính thay cho hóa đơn giấy Việc sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định sẽ đảm bảo việc tẩy xóa, gian lận và chỉnh sửa hóa đơn Công ty đang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2022/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, với phần mềm hỗ trợ xuất hóa đơn đầu ra là phần mềm S-Invoice của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)

Khi sử dụng phần mềm xuất hóa đơn điện tử, tất cả các hóa đơn điều sẽ được phần mềm tự động đánh số hóa đơn theo ngày tháng năm, tránh được tình trạng kế toán xuất hóa đơn bị trùng lặp, hay thiếu sót hóa đơn Ngoài ra, việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp công ty tiết kiệm được một phần chi phí in ấn giấy tờ Bên cạnh đó, tất cả hóa đơn của công ty đều sẽ được cập nhật trên trang web hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế Việc này giúp cho việc lưu trữ và tìm kiếm hóa đơn dễ dàng hơn, tránh được tình trạng thất lạc, hư hỏng hóa đơn

 Về công tác hạch toán

Công tác hạch toán của công ty được diễn ra với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Misa

Việc sử dụng phần mềm kế toán Misa SME thay cho việc sử dụng các công cụ văn phòng truyền thống đã giúp quy trình kế toán của công ty có thể diễn ra nhanh chóng hơn Bên cạnh đó, phần mềm Misa có chức năng phân quyền cho từng phần hành kế toán, chính vì vậy việc sử dụng phần mềm cũng giúp những số liệu kế toán, thông tin tài chính của công ty có thể được bảo mật, an toàn hơn theo từng phần hành, cũng như thu hẹp được phạm vi truy cập và giảm thiểu được rủi ro số liệu công ty bị đánh cắp

 Về nghĩa vụ nộp tờ khai và nộp thuế GTGT

Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam luôn hoàn thành tốt các nghĩa vụ về thuế, các tờ khai, tiền thuế nói chung và tờ khai thuế GTGT, tiền thuế GTGT nói riêng luôn được nộp đầy đủ và đúng hạn cho Cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước ban hành

Hiện tại, công ty sử dụng phương thức kê khai thuế và nộp thuế qua trang web Thuedientu.gdt.gov.vn của Tổng cục thuế Việc sử dụng phương thức này giúp cho việc kê khai và nộp thuế diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, bên cạnh đó cũng giảm thiểu được một số rủi ro nhất định so với việc nộp tờ khai thuế bằng giấy và nộp thuế tại ngân hàng

Công ty sử dụng phần mềm “Hỗ trợ kê khai (HTKK)” của Tổng cục thuế xây dựng để hỗ trợ cho việc lập tờ khai thuế Phần mềm Hỗ trợ kê khai giúp kế toán có thể thao tác nhanh chóng hơn, giảm thiểu tối đa được việc nhầm lẫn trong lúc tính toán, ghi chép khi lập tờ khai giấy Việc này cũng giúp công ty một phần tiết kiệm được nhân lực và chi phí, dễ dàng hơn cho công tác kiểm tra

Do bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, vì vậy bên cạnh những ưu điểm, việc này cũng gây ra một số hạn chế cho công ty Ví dụ như vào các kỳ báo cáo, một nhân viên kế toán có thể chịu trách nhiệm quản lý nhiều phần hành hơn do khối lượng công việc ở giai đoạn này nhiều hơn bình thường.Việc này có thể dẫn đến một số sai sót, nhầm lẫn trong quá trình làm việc

Về khâu lập chứng từ và xuất hóa đơn, mặc dù kế toán công ty sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử, nhưng vẫn gặp một số khó khăn khi sử dụng phần mềm xuất hóa đơn Kế toán thường xuyên nhầm lẫn giữa các mức thuế suất của dịch vụ, hay địa chỉ, thông tin của đơn vị mua hàng Để khắc phục những sai sót này, kế toán phải thực hiện lập các hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn thay thế, hoặc thậm chí hủy hóa đơn tùy theo mức độ sai sót dựa theo hướng dẫn của Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về xử lý hóa đơn điện tử có sai sót Một số trường hợp hóa đơn thay thế khác kỳ dẫn đến việc chênh lệch doanh thu và số thuế GTGT trên tờ khai thuế Khi Cơ quan thuế phát hiện có chênh lệch, công ty phải soạn công văn và giải trình cho Cơ quan thuế về lý do chênh lệch, nếu hạn chế được việc này diễn ra thường xuyên, kế toán công ty sẽ tiết kiệm được thời gian và tối ưu hóa được hiệu suất công việc

Việc áp dụng phần mềm kế toán Misa trong hỗ trợ công tác kế toán, nhưng đôi lúc kế toán công ty vẫn xảy ra những sai sót như định khoản sai, số tiền chênh lệch với hóa đơn gốc, ngày chứng từ và ngày hạch toán khác với ngày hóa đơn, hay thậm chí một số hóa đơn không được hạch toán đầy đủ trong kỳ, dẫn đến phải hạch toán bù vào kỳ sau

Kế toán công ty không thường xuyên kiểm tra lại sổ sách, chứng từ, hóa đơn đã nhập trên phần mềm kế toán, vì vậy khi đến thời điểm nộp tờ khai, kế toán thuế sẽ lập tờ khai căn cứ trên những sai sót đã có, dẫn đến tờ khai chênh lệch so với thực tế Khi phát hiện chênh lệch này, kế toán thuế sẽ mất nhiều thời gian và công sức để đối chiếu, kiểm tra và lập tờ khai bổ sung

Nguyên nhân của các hạn chế trên

Kế toán công quy quá dựa dẫm vào phần mềm kế toán mà không thực hiện kiểm tra, đối chiếu

Công ty chưa có quy định chặt chẽ về việc kiểm tra lại sổ sách trên phần mềm định kỳ, dẫn đến sai sót kéo theo ngày càng nhiều

Nội bộ kế toán công ty vẫn chưa thống nhất được về quy trình hạch toán chứng từ lên phần mềm kế toán

Quy trình lưu trữ chứng từ diễn ra tại công ty vẫn chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả

Kế toán thuế của công ty quá ít, dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình nộp tờ khai thuế, chưa có quy trình kiểm tra chéo lẫn nhau

Trong thời gian chuyển giao từ các quy định hiện hành về hóa đơn sang Thông tư số 78/2021/TT-BTC và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nên phía công ty vẫn chưa nắm bắt kịp tình hình và không tránh khỏi xảy ra những sai sót

Năm 2022 và 2023, Bộ Tài Chính đã ban hành Chính sách giảm 2% thuế GTGT để phục hồi kinh tế, vì vậy trong khoảng thời gian đầu khi thực hiện theo quy định của Nhà nước, kế toán đã có một số nhầm lẫn về thuế suất khi xuất hóa đơn thuế GTGT do không cập nhật kịp quy định của pháp luật Đồng thời, số lượng lớn các quy định và chính sách thuế về thuế GTGT phức tạp và rườm rà gây khó khăn cho công ty trong việc kế toán và nộp thuế GTGT

Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam là một công ty chuyên cung cấp các hoạt động du lịch và sự kiện Ở chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đi sâu vào thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Ở phần thực trạng, tác giả đã trình bày về kế toán thuế GTGT được khấu trừ và kế toán thuế GTGT phải nộp, ngoài những trình bày về lý thuyết, tác giả đã nêu được một vài nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty liên quan đến hoạt động kế toán thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp Các thông tin về báo cáo thuế GTGT cũng đã được tác giả trình bày ở chương 2, cách lập tờ khai từ phần mềm Hỗ trợ kê khai và nộp tờ khai trên trang web của Tổng cục thuế

Qua những trình bày về kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam, tác giả đã tổng hợp và đưa ra được những ưu điểm, cũng như những nhược điểm còn tồn đọng và nguyên nhân của những nhược điểm đó Căn cứ vào thực trạng và ưu, nhược điểm nêu trên, tác giả lấy đó làm tiền đề và đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT ở chương 3: “Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam”.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIỆT NAM

Ngày đăng: 08/07/2024, 14:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT được khấu trừ (Thông tư 200/2014/TT-BTC) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán thuế GTGT được khấu trừ (Thông tư 200/2014/TT-BTC) (Trang 37)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 3331 (Thông tư 200/2014/TT-BTC) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán TK 3331 (Thông tư 200/2014/TT-BTC) (Trang 40)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán TK 33312 (Thông tư 200/2014/TT-BTC) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán TK 33312 (Thông tư 200/2014/TT-BTC) (Trang 41)
Hình 1. 1: Trích bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và  Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán công ty TNHH Du lịch và Sự - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 1. 1: Trích bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán công ty TNHH Du lịch và Sự (Trang 42)
Hình 1. 2: Trích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ báo cáo tài chính Công ty TNHH Du  lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Du lịch - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 1. 2: Trích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Du lịch (Trang 44)
Hình 1. 3: Trích thuyết minh báo cáo tài chính của báo cáo tài chính Công ty TNHH  Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Du - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 1. 3: Trích thuyết minh báo cáo tài chính của báo cáo tài chính Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2023 (Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Du (Trang 45)
Sơ đồ 2. 1: Quy trình kinh doanh của công ty (Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Du lịch  và Sự kiện Việt Nam) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2. 1: Quy trình kinh doanh của công ty (Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam) (Trang 50)
Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (Tài  liệu lưu hành nội bộ về cơ cấu tổ chức của công ty) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Việt Nam (Tài liệu lưu hành nội bộ về cơ cấu tổ chức của công ty) (Trang 52)
Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Tài liệu lưu hành nội bộ về  cơ cấu tổ chức của công ty) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Tài liệu lưu hành nội bộ về cơ cấu tổ chức của công ty) (Trang 55)
Sơ đồ 2. 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Tiểu mục 2 Phụ lục 4  ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2. 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Tiểu mục 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) (Trang 58)
Hình 2. 1. Hóa đơn GTGT số 00001025, ngày 17 tháng 09 năm 2023 - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 2. 1. Hóa đơn GTGT số 00001025, ngày 17 tháng 09 năm 2023 (Trang 62)
Hình 2. 2. Giao diện phần mềm kế toán Misa trên máy tính khi thực hiện thêm đối  tượng Nhà cung cấp - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 2. 2. Giao diện phần mềm kế toán Misa trên máy tính khi thực hiện thêm đối tượng Nhà cung cấp (Trang 64)
Hình 2. 3. Giao diện phần mềm Misa trên máy tính cho Hóa đơn số 00001025, ngày 17  tháng 09 năm 2023 - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 2. 3. Giao diện phần mềm Misa trên máy tính cho Hóa đơn số 00001025, ngày 17 tháng 09 năm 2023 (Trang 65)
Hình 2. 4. Hóa đơn GTGT số 00362900, ngày 19 tháng 10 năm 2023 - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 2. 4. Hóa đơn GTGT số 00362900, ngày 19 tháng 10 năm 2023 (Trang 67)
Hình 2. 6. Hóa đơn GTGT số 1608, ngày 20 tháng 11 năm 2023 - Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Và Sự Kiện Việt Nam.pdf
Hình 2. 6. Hóa đơn GTGT số 1608, ngày 20 tháng 11 năm 2023 (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN