Quốc gia là thực thể có lãnh thổ, có Chính phủ, có dân cư. Lãnh thổ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia, mỗi quốc gia đều có lãnh thổ riêng thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của mình. Lãnh thổ quốc gia của các nước có những đặc điểm khác nhau được xác định dựa trên đường biên giới quốc gia. Việc phân định biên giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khẳng định độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên cơ sở luật quốc tế. Việt Nam là một quốc gia có độc lập, chủ quyền, luôn luôn tôn trọng các điều ước quốc tế được xây dựng trên sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Trang 1MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
I Những vấn đề lý luận chung 3
1 Khái niệm về biên giới quốc gia 3
2 Khái niệm phân định biên giới 3
II Phân định biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước 5
1 Biên giới trên đất liền 5
2 Biên giới trên biển 10
C LỜI KẾT 18
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
1
Trang 2Đề tài: Phân định biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước.
A LỜI MỞ ĐẦU
Quốc gia là thực thể có lãnh thổ, có Chính phủ, có dân cư Lãnh thổ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia, mỗi quốc gia đều có lãnh thổ riêng thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của mình Lãnh thổ quốc gia của các nước có những đặc điểm khác nhau được xác định dựa trên đường biên giới quốc gia Việc phân định biên giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khẳng định độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia,
từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên cơ sở luật quốc
tế Việt Nam là một quốc gia có độc lập, chủ quyền, luôn luôn tôn trọng các điều ước quốc tế được xây dựng trên sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận Việt Nam đã
ký kết rất nhiều điều ước quốc tế về phân định biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng và các nước có chung vùng biển Việc phân định rõ ràng biên giới trên đất liền và trên biển luôn được Việt Nam quan tâm, chú trọng Việt Nam giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp của luật quốc tế Nhận thấy việc nghiên cứu vấn đề biên giới lãnh thổ của quốc gia rất có ý nghĩa, em
chọn “Phân định biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các
nước” làm đề tài tiểu luận của mình Đây là một đề tài hay và bổ ích.
2
Trang 3B NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận chung
1 Khái niệm về biên giới quốc gia
a) Định nghĩa
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển
Theo Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam : “Biên
giới quốc gia của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
b) Các bộ phận của biên giới quốc gia
Lãnh thổ của quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới và các bộ phận của biên giới quốc gia cũng tương ứng với các bộ phận của lãnh thổ Biên giới trên bộ được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông hồ, biển nội địa Biên giới trên biển được vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hoặc kề bên bờ biển của quốc gia này Biên giới trên không và biên giới lòng đất được xác định căn cứ vào biên giới trên đất liền và biên giới trên biển, do quốc gia tự xác định, các quốc gia khác có nghĩa
vụ tuân thủ và tôn trọng1
2 Khái niệm phân định biên giới
a) Định nghĩa
Phân định biên giới là việc hoạch định và phân chia đất liền giữa các quốc gia có lục địa tiếp giáp nhau, phân chia các vùng biển thuộc chủ quyền
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật quốc tế, tr.238-239
3
Trang 4quốc gia bao gồm nội thủy, lãnh hải trong trường hợp hai hay nhiều quốc gia có
sự chồng lấn
b) Nguyên tắc phân định
Việc phân định biên giới giữa các quốc gia trước hết phải tuân theo 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế bao gồm các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bình đẳng giữa các quốc gia; cấm dùng vũ lực và
đe dọa dùng vũ lực; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; hòa bình giải quyết các tranh chấp; hợp tác cùng có lợi; tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế và nguyên tắc dân tộc tự quyết
Điều 15 Công ước 1982 quy định: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau
hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các điểm
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có thỏa thuận ngược lại Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác nhau”.
Như vậy, để phân định lãnh hải, nguyên tắc cách đều (trung tuyến) chiếm ưu thế
c) Các phương pháp phân định biên giới lãnh thổ quốc gia 2
Thứ nhất, phân định biên giới quốc gia trên bộ ta có các phương pháp
sau:
+ Với địa hình núi có ba phương pháp: Biên giới theo chân núi (làm cho quả núi hoặc hệ thống núi thuộc một trong số các quốc gia có liên quan); biên giới theo đường phân thủy (đường mòn được vạch ra bởi nước mưa); biên giới theo đỉnh núi (căn cứ vào các đỉnh núi thuộc hệ thống núi nằm trong đường biên giới dã thỏa thuận)
+ Với địa hình sông có ba phương pháp: Biên giới theo bờ sông (làm cho con sông biên giới thuộc về một trong hai quốc gia); biên giới theo trung tuyến
2Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật quốc tế, tr.244-246
4
Trang 5(xác định giữa con sông nhằm đảm bảo công bằng lợi ích cho các quốc gia); biên giới theo Thalweg (được xác định ở những nơi có lòng sông sâu nhất)
+ Với địa hình cầu có phương pháp duy nhất là đường biên giới chạy qua chính giữa cầu cách đều hai mố cầu
Thứ hai, phân định biên giới quốc gia trên biển theo phương pháp đường
cách đều hoặc phương pháp đường trung tuyến nếu các bên không có thỏa thuận khác Biên giới thiên văn3 thường được áp dụng để xác định biên giới biển (phân chia vùng nước lịch sử hoặc vịnh lịch sử)
II Phân định biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước
1 Biên giới trên đất liền
a) Khái quát lịch sử hình thành đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng
Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với ba quốc gia gồm Trung Quốc, Lào và Campuchia Các đường biên giới này đã hình thành từ rất lâu, từ thời Văn Lang cho tới ngày nay và trải qua không ít biến động
Tháng 8/1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm chiếm nước ta, thôn tính toàn bộ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Thời điểm Hiệp ước Pa-ta-nốt được thông qua cũng là lúc Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp Sau khi chiếm được các nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia, trên cơ sở hiện trạng ranh giới lịch sử tập quán đã hình thành từ lâu đời giữa Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia, thực dân Pháp đã ký kết hiệp ước biên giới với Trung Quốc và Thái Lan để xác lập đường biên giới chính thức của xứ Đông Dương thuộc Pháp thời cận đại Thực dân Pháp cũng ấn định ranh giới hành chính giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia căn cứ vào ranh giới đã được hình thành từ tập quán trong lịch sử4:
3 Biên giới được xác định theo vĩ tuyến và kinh tuyến
4 Trương Như Vương - Hoàng Ngọc Sơn - Trịnh Xuân Hạnh (2007), Lịch sử biên giới trên đất liền
giữa Việt Nam với các nước láng giềng, NXB CAND.
5
Trang 6+ Giữa Lào và Việt Nam, việc phân định ranh giới mới chỉ thực hiện được một phần thuộc Trung Kỳ và đoạn từ Hà Trại đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia theo Nghị định ngày 27-12-1913 và ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương Các đoạn ranh giới còn lại giữa hai nước Việt Nam và Lào chưa có văn bản pháp lý
+ Biên giới giữa Việt Nam với Campuchia dài khoảng 1.137 km, gồm hai đoạn chính: Đoạn biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia được Pháp và Campuchia tiến hành hoạch định và phân giới cắm mốc; đoạn biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được phân giới cắm mốc
+ Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc : Sau khi chiếm được Bắc Kỳ
(Việt Nam), Pháp đã ký với triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) Công ước “Hữu
nghị và Láng giềng”, trong đó điều 3 nêu rõ “Trong thời hạn 6 tháng kể từ
ngày ký kết công ước này, các uỷ ban do các bên ký kết cử ra sẽ đến tại chỗ để hội khám biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ở nơi nào có nhu cầu, họ sẽ đặt những mốc nhằm làm rõ đường biên giới Trong trường hợp họ không thể thoả thuận về vị trí những mốc đó hoặc về những điều chỉnh chi tiết cần có đối với đường biên giới hiện tại của Bắc Kỳ, họ sẽ vì lợi ích chung của cả hai nước báo cáo lên Chính phủ của mỗi bên quyết định” Để thực hiện Công ước, hai bên đã
chia biên giới Bắc Kỳ và Trung Quốc thành ba đoạn để hoạch định và phân giới cắm mốc gồm Bắc Kỳ - Quảng Đông, Bắc Kỳ - Quảng Tây, Bắc Kỳ - Vân Nam Công tác phân giới và cắm mốc hoàn thành vào năm 1897, hai bên xác định được 314 vị trí mốc và cắm 341 mốc giới
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhà nước Việt Nam tích cực tiến hành đàm phán, thương lượng về vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền Việt Nam đã ký kết một loạt các điều ước quốc tế phân định rõ ràng biên giới với các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia
b) Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình
6
Trang 7đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng
lẫn nhau và hiệp thương hữu nghị, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết bản Hiệp
ước Biên giới trên đất liền ngày 30-12-1999 Hai bên ký kết lấy các Công ước
lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước Theo đó, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định qua 62 giới điểm, bắt đầu từ giới điểm thứ nhất là điểm có độ cao 1875 của núi Khoan La San (Thập Tầng Đại Sơn) đến giới điểm cuối là tiếp điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc
Để thực hiện Hiệp ước này, hai bên đã ký kết Nghị định thư phân giới
cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 2009 nhằm thực
địa hóa đường biên giới giữa hai nước và xác định được tổng chiều dài đường biên giới là 1449,566km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652km
Hai Bên đặt các mốc giới (mốc giới chính hoặc mốc giới phụ) trên đường biên giới các vị trí: nơi hướng đi của đường biên giới thay đổi rõ rệt; Nơi địa hình khó xác định, đường biên giới khó nhận biết; nơi giao nhau giữa đường
bộ, đường sắt, sông suối với đường biên giới; khu vực điểm dân cư quan trọng gần đường biên giới; điểm hợp lưu hoặc điểm phân lưu giữa sông, suối nội địa với sông, suối biên giới; nơi sông, suối biên giới dễ thay đổi dòng chảy; nơi thay đổi giữa đường biên giới nước và đường biên giới đất liền; điểm cao cần thiết
Hai Bên đã thiết kế tất cả 1780 vị trí mốc giới, gồm 1378 vị trí mốc giới chính và 402 vị trí mốc giới phụ; cắm 1970 cột mốc, bao gồm 1627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba
c) Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Lào
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có lịch sử phát triển văn hóa lâu đời, có mối quan hệ và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận là
7
Trang 8thường xuyên phải chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược trong nhiều thời kỳ lịch
sử Hai nước đã ký kết Hiệp ước về hoạch định biên giới năm 1977 theo
nguyên tắc hoàn toàn nhất trí, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị
quyết số 39/2017/QH14 phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên
giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào Theo đó, đường biên giới chung của Việt Nam và Lào dài 2.076 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum, tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ắt-tạ-pư Điểm khởi đầu của đường biên giới là tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc (tỉnh Điện Biên)
và điểm cuối tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam –Lào – Campuchia (tỉnh Kon – Tum)
Sau khi xem xét các biên bản ghi nhận việc phân giới và cắm mốc trên
thực địa, Chính phủ hai quốc gia đã quyết định đi đến ký kết Nghị định thư về
việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia
nhằm công nhận đường biên giới giữa Việt Nam và Lào chính thức được công nhận trên thực địa Nghị định thư này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1977 và 19865 Điều II Nghị định thư xác nhận Việt Nam
và Lào đã cắm 202 mốc giới tại 19 đoạn Đồng thời thống nhất mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc và ở ngã ba Việt Nam – Lào – Campuchia sẽ cắm sau khi có thỏa thuận của các nước hữu quan; hai bên sẽ bàn cách cắm mốc biên giới ở những đoạn sông suối được sửa đổi theo Điều VII Hiệp ước năm 1986
5 Điều VI Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào.
8
Trang 9d) Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia
Việt Nam và Campuchia đang trên tiến trình thắt chặt và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt cho đến thời kỳ kết trái Trên cơ sở những nguyên tắc: hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không ngừng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ lẫn nhau
về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân
dân hai nước, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau xây dựng và ký bản Hiệp
ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia năm 1985 Đường biên
giới trên đất liền giữa hai nước dài 1.137 km, Điều I Hiệp ước quy định điểm khởi đầu là giao điểm đường biên giới của ba quốc Việt Nam – Lào – Campuchia6 Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam Campuchia ký ngày 27121985, đường biên giới trên đất liền Việt Nam -Campuchia có đặc điểm: Có 90 điểm chuyển hướng, 34 điểm cắt khe hoặc cắt sông, suối, 18 điểm cắt đường giao thông, 24 điểm cao xác định, 12 đỉnh núi, 67 đoạn kẻ thẳng (tổng chiều dài khoảng 330 km), 16 điểm gặp bờ sông, suối, 4 điểm gặp hợp lưu hoặc ngã ba và một số điểm đặc trưng khác7 Đường biên giới
đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang
và 9 tỉnh của Campuchia gồm Ra-ta-na-ki-ri, Môn-đun-ki-ri, Cra-chê, Công-pông-chàm, Svey-riêng, Prây-veng, Kần- đan, Tà-keo, Kăm-pốt
Năm 2005, hai nước đặt bút ký Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên
6 Điều I Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia:
“1 Giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quôc Campuchia và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm tại điểm giao nhau giữa đường biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam- Lào và đường biên giới Campuchia - Lào, trên đỉnh núi có độ cao ghi trên bản đồ là 1086…
2 Toạ độ địa lý giao điểm đường bỉên giới giữa ba nước là 14°41’09,80” vĩ độ Bắc; 107°33’23,79” kinh độ Đông; Toạ độ vuông góc là X — 1625161,02 m; Y = 775331,60 m; độ cao thực tế 1081 m (các số liệu trên đo tại thực địa)…”
7 Trương Như Vương - Hoàng Ngọc Sơn - Trịnh Xuân Hạnh (2007), Lịch sử biên giới trên đất liền
giữa Việt Nam với các nước láng giềng, NXB CAND.
9
Trang 10giới quốc gia năm 1985 nhằm khẳng định sự phát triển mới trong quan hệ giữa hai bên, cụ thể8:
+ Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó
03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985 Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là “Hai bên tiếp tục thảo luận” vấn đề này
+ Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy
+ Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ
lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ
+ Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi CPP thắng cử bạn và ta
đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012
Việc nước ta và Campuchia ký Hiệp ước Bổ sung 2005 là khẳng định lại giá trị của những Hiệp ước, Hiệp định ta đã ký với Campuchia trong những năm 1980
2 Biên giới trên biển
a) Vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và các nước
Phân định biển là một nội dung quan trọng trong chính sách biển của các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, đảo trên thế giới và khu vực bởi ý nghĩa
to lớn của nó đối với quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mà đặc biệt là kinh tế biển Phân định biển giúp xác định rõ ràng đường biên
8
https://biengioihaidao.wordpress.com/2010/12/04/bien-gi%E1%BB%9Bi-d%E1%BA%A5t-li
%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam-campuchia/
10