1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh tây ninh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh Tây Ninh
Tác giả Trương Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Tiến Sĩ: Nguyễn Hữu Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 229,7 KB

Nội dung

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ Ở NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG ĐẪN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ Ở NÔNG THÔN TỈNH

TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh, năm 2015

1 / 15

Trang 2

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ Ở NÔNG THÔN TỈNH

TÂY NINH

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG ĐẪN KHOA HỌC:

TIẾN SĨ: NGUYỄN HỮU DŨNG

Tp Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và

số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả luận văn

Trương Thị Phương Thảo

3 / 15

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Số liệu nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Các bước tiến hành nghiên cứu: 4

1.7 Ý thực tiễn của đề tài 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Tổng quan về sinh kế và vị thế của phụ nữ 5

2.1.1 Các khái niệm cơ bản về sinh kế bền vững 5

2.1.1.1 Sinh kế bền vững 5

2.1.1.2 Cách tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) 6

2.1.2 Khung phân tích sinh kế bền vững 7

2.2 Khung phân tích sinh kế 8

2.2.1 Môi trường kinh tế-xã hội tại nông thôn Tây Ninh 8

2.2.2 Tài sản (nguồn lực) sinh kế của phụ nữ 9

2.3 Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình và phụ nữ 9

2.4 Cấu trúc và tiến trình chuyển đổi 10

2.5 Kết quả sinh kế 10

2.6 Khái niệm về vị thế của phụ nữ/trao quyền (empowerment) 11

2.7 Phạm vi của Phụ nữ nông thôn trong hoạt động trao quyền 12

2.8 Yếu tố ảnh hưởng đến vị thế phụ nữ nông thôn 13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Khung phân tích sinh kế phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh 16

3.2 Thông tin thứ cấp cần thu thập cho dữ liệu phân tích 17

Trang 5

3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin sơ cấp 18

3.4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 19

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 22

4.1.1 Đối với độ tuổi 22

4.1.2 Đối với trình độ học vấn 23

4.1.3 Quy mô của hộ gia đình nông thôn 24

4.1.4 Đất đai của hộ gia đình 25

4.1.5 Thu nhập từ các hoạt động của phụ nữ nông thôn 26

4.1.6 Vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn của hộ 27

4.2 Hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn 28

4.2.1 Mức độ tham gia các hoạt động 28

4.2.2 Mức độ đóng góp ý kiến hình thành quyết định 32

4.2.3 Mức độ tự chủ về các hoạt động tạo thu nhập 35

4.3 Lợi ích khi tham gia hoạt động tạo thu nhập 38

4.3.1 Lợi ích không phải bằng tiền khi tham gia các hoạt động tạo thu nhập 38

4.3.2 Chỉ số tham gia vào các tổ chức/ đoàn thể xã hội, nhóm hội kinh doanh 41 4.3.3 Những yếu tố làm hạn chế mức độ tham gia hoạt động tạo thu nhập 42

4.3.4 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ 45

4.4 Tóm lược kết quả chương 4 48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 51

5.2 Kiến nghị chính sách 52

5.3 Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

5 / 15

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IGAs:là tổng số hoạt động tạo thu nhập;

PI: Chỉ số tham gia hoạt động;

SLA: Khung tiếp cận sinh kế bền vững;

NGO: Tổ chức Phi chính phủ

DFID: Bộ phát triển quốc tế

CARE: Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo và là một đơn vị của mạng lưới CARE quốc tế

OXFAM: Tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn

IDS: Viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên thành hình ở Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Chỉ số tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập 29

Bảng 4.2 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến hình thành quyết định 33

Bảng 4.3 Chỉ số Lợi ích nhận được khi tham gia hoạt động tạo thu nhập 39

Bảng 4.4 Chỉ số hạn chế mức độ tham gia các hoạt động tạo thu nhập 43

7 / 15

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo 8

Hình 3.1 Khung sinh kế của phụ nữ nông thôn 16

Hình 4.1 Phân phối độ tuổi của phụ nữ nông thôn Tây Ninh 23

Hình 4.2 Trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn 24

Hình 4.3 Quy mô hộ gia đình của phụ nữ nông thôn 25

Hình 4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm 26

Hình 4.5 Thu nhập bình quân tháng của phụ nữ nông thôn 27

Hình 4.6 Vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn 28

Hình 4.7 Chỉ số tham gia các hoạt động tạo thu nhập phụ nữ phân theo huyện 30 Hình 4.8 Trình độ học vấn và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động 32

Hình 4.9 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến thành thành quyết định phân theo huyện 34

Hình 4.10 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến quyết định phân theo trình độ học vấn 35

Hình 4.11 Chỉ số mức độ tự chủ tham gia các hoạt động tạo thu nhập 36

Hình 4.12 Chỉ số mức độ tự chủ tham gia các hoạt động tạo thu nhập phân theo huyện 37

Hình 4.13 Chỉ số lợi ích không phải bằng tiện nhận được, phân theo huyện 40

Hình 4.14 Chỉ số lợi ích không phải bằng tiền nhận được theo trình độ học vấn 41 Hình 4.15 Chỉ số chung tham gia các tổ chức đoàn thể 41

Hình 4.16 Chỉ số chung mức độ tham gia vào các tổ chức/ đoàn thể xã hội, nhóm/hội kinh doanh của phụ nữ theo ba nhóm huyện 42

Hình 4.17 Chỉ số hạn chế mức độ tham gia hoạt động tạo thu nhập phân theo huyện 44 Hình 4.18 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ 46

Hình 4.19 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ phân nhóm huyện 48

Hình 4.20 Chỉ số hạn chế vị thế của phụ nữ phân theo trình độ học vấn 48

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh ngoài việc gánh vác các công việc của gia đình, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội ở địa phương Tuy nhiên số lượng người tham gia chưa nhiều do đặc thù của văn hóa của địa phương, văn hóa gia đình ảnh hưởng nhiều đến số lượng người Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng Các chính sách của nhà nước về tăng cường sự đại diện của phụ nữ và nâng cao vị thế của Phụ nữ ở Tây Ninh được triển khai thực hiện đầy đủ cùng với các hoạt động hỗ trợ và phát động khác của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với các cấp chính quyền nhằm đẩy mạnh vị thế của Phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh thông qua các hoạt động nhằm tăng thu nhập cho người Phụ nữ trong gia đình Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa cao do thiếu đồng bộ trong các hoạt động và chưa có những chính sách phù hợp đối với Phụ

nữ ở nông thôn

Đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố, nguyên nhân tác động đến

vị thế của phụ nữ nông thôn ở tỉnh Tây Ninh, nhằm đề xuất những giải pháp hỗ trợ thông qua các hoạt động tạo thu nhập cho Phụ nữ nông thôn để cải thiện vị thế trong

xã hội Thông qua chỉ số tham gia PI (Participation Index) sẽ cho từng hoạt động tạo thu nhập (IGAi) để biết hoạt động nào phụ nữ tham gia nhiều nhất Chỉ số này được tính như sau:

Participation Index (PI) = (N1 × 0) + (N2 × 1) + (N3 × 2) + (N4 × 3)

Trong đó, N1= số phụ nữ không tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i

N2= số phụ nữ đôi khi tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i

N3 = số phụ nữ thỉnh thoảng tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i

N4 = số phụ nữ thường xuyên tham gia hoạt động tạo thu nhập thứ i

Giá trị chỉ số PI cho mỗi hoạt động tạo thu nhập có thể từ 0 (không tham gia) đến

9 / 15

Trang 10

3 X n (n= số mẫu điều tra) Ví dụ cho hoạt động thứ nhất: mẫu điều tra n = 123, thì PI cao nhất cho hoạt động thứ nhất này là 369 mức tham gia cao nhất

Các chỉ số sau khi được tính sẽ được phân tích theo hạng mục cụ thể của câu hỏi, được phân tách theo trình độ học vấn của người trả lời, và theo khu vực huyện để đánh giá các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn, đánh giá các lợi ích khi tham gia các hoạt động tạo thu nhập, đánh giá những yếu tố làm hạn chế mức độ tham gia hoạt động của phụ nữ nông thôn, các yếu tố làm hạn chế vị thế của phụ nữ

Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách: đánh giá hiện trạng của các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn Tây Ninh, các yếu tố tác động đến hoạt động tạo thu nhập, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo thu nhập, các yếu tố làm hạn chế đến hoạt động tạo thu nhập để khuyến nghị các chính sách phù hợp với địa phương, các tổ chức phi chính phủ giúp nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn thông qua các hoạt động tạo thu nhập

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Trong lịch sử phát triển con người, người phụ nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng như nam giới Trong thực tế, tình trạng việc làm và công việc của phụ nữ trong xã hội hiện nay là một trong những chỉ số về sự tiến bộ của một quốc gia Nếu không có sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động quốc gia thì tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế hay ổn định chính trị của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và trì trệ Thực tế vai trò quan trọng nhất của phụ nữ là sự kết hợp với các hoạt động và sử dụng các kỹ năng và lao động kinh tế để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, điều làm cho sự khác biệt giữa cuộc sống tốt hay nghèo đói

Phụ nữ chiếm một nửa của nhân loại, thậm chí còn đóng góp hai phần ba số giờ làm việc của toàn thế giới Nhưng phụ nữ chỉ kiếm được một phần ba tổng thu nhập và sở hữu ít hơn một phần mười tài sản của thế giới Điều này cho thấy kinh tế của phụ nữ đang trong tình trạng thảm hại và điều này cũng thể hiện rõ ở phụ nữ nông thôn ở Việt Nam, trong đó phụ nữ nông thôn ở tỉnh Tây Ninh cũng nằm trong tình trạng chung của phụ nữ nông thôn của cả nước

Trong tổng số dân tỉnh Tây Ninh là 1.080.738 người/280.049 hộ, trong đó phụ

nữ chiếm 550.000 người, phụ nữ được coi là "một nửa tốt hơn" của xã hội và ngang bằng với vai trò của đàn ông Nhưng trong thực tế, xã hội vẫn còn nam trị và phụ nữ không được đối xử bình đẳng cả trong và ngoài bốn bức tường của ngôi nhà Trong thực tế, họ đang được coi là phái yếu và phụ thuộc vào đàn ông Phụ nữ Tây Ninh qua các báo cáo cho thấy đang gặp phải nhiều bất lợi trong xã hội về vấn đề việc làm, thu nhập, quyền quyết định trong các hoạt động

Phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh ngoài việc gánh vác các công việc của gia đình,

họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội ở địa phương Tuy nhiên số lượng người tham gia chưa nhiều do đặc thù của văn hóa của địa phương, văn hóa gia đình ảnh hưởng nhiều đến số lượng người phụ nữ tham gia các hoạt động cộng

11 / 15

Trang 12

đồng Các chính sách của nhà nước về tăng cường sự đại diện của phụ nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ ở Tây Ninh được triển khai thực hiện đầy đủ cùng với các hoạt động hỗ trợ và phát động khác của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với các cấp chính quyền nhằm đẩy mạnh vị thế của phụ nữ nông thôn ở Tây Ninh thông qua các hoạt động nhằm tăng thu nhập cho người phụ nữ trong gia đình Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa cao do thiếu đồng bộ trong các hoạt động và chưa có những chính sách phù hợp đối với phụ nữ ở nông thôn

Đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố, nguyên nhân tác động đến vị thế của phụ nữ nông thôn ở tỉnh Tây Ninh, nhằm đề xuất những giải pháp hỗ trợ thông qua các hoạt động tạo thu nhập cho phụ nữ nông thôn để cải thiện vị thế trong xã hội

Xuất phát từ ý tưởng trên, tôi chọn thực hiện đề tài “Nâng cao vị thế Phụ nữ

trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh Tây Ninh”

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập nhằm nâng cao vị thế và cải thiện sinh kế của phụ nữ nông thôn tại Tây Ninh Mục tiêu cụ thể gồm các điểm như sau:

Nghiên cứu hiện trạng các hoạt động tạo thu nhập hiện nay của phụ nữ tại vùng nông thôn

Đề xuất các giải pháp để cải thiện thu nhập và vị thế của phụ nữ tại nông thôn

Nghiên cứu gồm nhiều câu hỏi cụ thể như sau:

Những hoạt động nào mang lại thu nhập cho phụ nữ tại nông thôn Tây Ninh?

Mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động đó như thế nào?

Lợi ích và những hạn chế nào cho việc tham gia của họ trong các hoạt động tạo thu nhập?

Trang 13

Mức độ tự chủ về các hoạt động tạo thu nhập?

Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến vị thế của phụ nữ nông thôn?

Các giải pháp nào có thể thực hiện để cải thiện thu nhập và vị thế của phụ nữ tại cấp độ cộng đồng và hộ gia đình?

Số liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ các thông tin thu thập trong cuộc phỏng vấn phụ nữ tại 3 huyện nằm trên địa bàn tỉnh Số liệu thu thập được cập nhật và xử

lý bằng phần mềm quản lý dữ liệu SPSS

Đối tượng nghiên cứu: là các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ vùng nông thôn thuộc tỉnh Tây Ninh

Phạm vi nghiên cứu: vùng nông thôn tỉnh Tây Ninh Trong điều kiện giới hạn

về thời gian và tài lực Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích (purposive sampling method) theo hạn mức (quota)

Tại cấp tỉnh: dựa theo các báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt

là các báo cáo về phát triển giới, thảo luận với cán bộ phụ trách hoạt động vì sự tiến

bộ của phụ nữ để chọn 3 huyện trong tỉnh gồm: huyện Dương Minh Châu, huyện Tân Châu và huyện Tân Biên

Tại cấp huyện: chọn ra 3 xã, tiêu chí để chọn xã đáp ứng tiêu chí như sau: có mức phát triển kinh tế - xã hội khác nhau tương ứng với phát triển của 3 huyện; có

sự khác biệt về sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động tạo thu nhập Ba xã tại

ba huyện được chọn thực hiện nghiên cứu gồm: xã Tân Phú huyện Tân Châu, xã Tân Phong huyện Tân Biên và xã Phước Ninh huyện Dương Minh Châu

+ Tại cấp hộ gia đình: có mức độ giàu nghèo và qui mô sản xuất khác nhau, có

cả nam và nữ tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Đối tượng phụ nữ: bao gồm phụ nữ không có tham gia, tham gia một hoặc

13 / 15

Trang 14

nhiều hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp

+ Số mẫu phỏng vấn tại mỗi xã là: 50 người Tổng số mẫu điều tra là 150 hộ

Đề tài thực hiện các bước như sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1.7 Ý thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu này kỳ vọng có thể cung cấp thông tin có giá trị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hiểu rõ thực trạng về vị thế phụ nữ ở nông thôn ở tỉnh Tây Ninh qua đó có các chính sách phù hợp nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn thông qua các hoạt động tạo thu nhập

Nghiên cứu đã được thiết kế tập trung vào sự đóng góp của phụ nữ nông thôn

về kinh tế-xã hội theo hướng vai trò và quyền hạn của phụ nữ Điều này giúp trong việc xác định các phương pháp nhằm nâng cao vị thế cho phụ nữ nông thôn Những kiến nghị về vị thế sẽ được giúp đỡ cho các nhà hoạch định chính sách và người khởi xướng chương trình phát triển phụ nữ lên kế hoạch cho các chương trình trong tương lai một cách hiệu quả nhất

Vấn đề cần nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Phân tích dữ liệu Thống kê mô tả Kiểm định các chỉ số

Kết luận, kiến nghị

Ngày đăng: 07/07/2024, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w