1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 cđ điều dưỡng bglt1

320 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNHĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN I

Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

Năm học:2023 – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG 1

VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG 8

ĐẠO ĐỨC NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG 23

NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI 35

HỒ SƠ NGƯỜI BỆNH VÀ CÁCH GHI 49

TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN, CHUYỂN VIỆN, RA VIỆN 64

RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN 80

KỸ THUẬT DÙNG THUỐC 97

QUA ĐƯỜNG MIỆNG, ÂM ĐẠO, TRỰC TRÀNG 97

THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN 111

TIÊM TRONG DA, TIÊM DƯỚI DA 128

KỸ THUẬT ĐẶT SONDE DẠ DÀY 200

CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI 208

KỸ THUẬT BĂNG 219

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG 230

HỒI SINH TIM PHỔI 249

CỐ ĐỊNH – VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH 256

VỆ SINH CÁ NHÂN CHO NGƯỜI BỆNH 278

Trang 3

LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNGMỤC TIÊU

1 Trình bày được sơ lược lịch sử hình thành trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thếgiới.

2 Trình bày được sơ lược lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đếnnay.

NỘI DUNG

1 Điều dưỡng và nghề điều dưỡng

Trong quá trình phát triển của nhân loại, chăm sóc y tế đóng vai trò rất quan trọng.Để thực hiện mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhân viên y tế phải nhậnthức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu trình độ kiến thức trong từng lĩnh vựchoạt động chuyên môn.

Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý nhất Khi đã tự nguyện đứngtrong hàng ngũ y tế, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và các nhân viên y tế khác phảicó lương tâm trách nhiệm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn luôn rèn luyệnnâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, tạo niềm tin cho người bệnh vào khả năng chẩnđoán, chăm sóc, điều trị, từ đó giúp người bệnh nhaanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sứckhỏe.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao và phong phú hơn.Chăm sóc y tế cũng ngày một đa dạng với nhiều ngành nghề cùng tham gia, phối hợp, bổsung cho nhau, trong đó chăm sóc điều dưỡng có vai trò rất quan trọng Qúa trình pháttriển, trình độ và vị trí xã hội của ngành điều dưỡng ở từng thời ký lịch sử, ở từng nướcrất khác nhau Quan niệm về điều dưỡng luôn phản ánh mối quan tâm của thời đại và củaxã hội với sự nghiệp chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân.

- Florence Nightingale cho rằng: điều dưỡng là nghệ thuật sử dụng môi trường của ngườibệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ Vai trò trọng tâm của người bệnh là giải quyết các yếutố môi trường xung quanh người bệnh để họ phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên.

- Hội điều dưỡng thế giới năm 1973: điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thựchiện các hoạt động hàng ngày Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗtrợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, cũng nhưlàm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện được nếu họ có đủ sứckhỏe, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càngtốt.

Trang 4

- Năm 2005, hội nghị toàn quốc chuyên ngành điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra địnhnghĩa: điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh Góp phần nâng cao chất lượng chẩnđoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để người bệnhđạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

- Theo Hội điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ chămsóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khỏe Để phản ánh đầy đủ bản chất nghềnghiệp, phạm vi hành nghề, vị trắ của nghành điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Năm1980, hội điều dưỡng Mỹ cho rằng: điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứngcủa con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có khả năng xảy ra, từ đó đưa ra quy trìnhđiều dưỡng mà hiện nay đang được áp dụng trong giảng dạy, thực hành ở nhiểu nước trênthế giới.

2 Lịch sử phát triển ngành điều dưỡng thế giới

2.1 Thời kỳ hình thành mối liên kết giữa Y khoa Ờ Điều dưỡng Ờ Tôn giáo

Điều dưỡng (Nursing) có nghĩa là chăm sóc, nuôi dưỡng Nguồn gốc của sự chămsóc là từ những hành động của bà mẹ đối với con kể từ khi chúng mới lọt lòng.

Từ thời xa xưa, do kém hiểu biết con người tin vào thần linh Họ cho rằng ỘThần linhlà đấng thiêng liêng có quyền uyỢ, ỘThượng đế ban sự sống cho muôn loàiẦỢ khi có bệnhhọ mới mời Pháp sư đến cầu kinh để chữa bệnh, khi chết họ cho rằng đó là tại số, tạiThượng đế không cho sống Từ đó hình thành nên các miếu, đền thờ, từ đó tự phát hìnhthành nên các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người ốm tại đây Các Pháp sư lo cầu kinhchữa bệnh, nhóm người phụ nữ chuyên lo việc chăm sóc bệnh nhân nên đã hình thànhmối liên kết giữa Y khoa Ờ Điều dưỡng Ờ Tôn giáo.

2.2 Thời kỳ hình thành nghề điều dưỡng

Năm 60 - Thế kỷ I, bà Phoebe (Hy Lạp) đã chủ động đến từng nhà có người ốm đểchăm sóc Sau này bà được suy tôn là người điều dưỡng tại gia đầu tiên trên thế giới Thế kỷ IV bà Phabiola (La mã) đã dành căn nhà sang trọng của mình làm nơi chămsóc nuôi dưỡng người ốm do chắnh bà tự đảm nhiệm.

Thời kỳ chiến tranh (viễn chinh) ở châu Âu, có nhiều bệnh viện được thành lập.Nhiều người tham gia công tác chăm sóc người ốm, nghề điều dưỡng đã tự phát hìnhthành và được nhiều người tôn kắnh

Đến thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà thờ ở nước Anh bị bãi bỏ, các tổ chức tôn giáo bịgiải tán nên thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc những người ốm Thay vì đi tù nhữngngười phụ nữ phạm tội đã được chọn làm người chăm sóc người ốm Do đó đã có nhữngquan niệm xấu về nghề điều dưỡng

2.3 Thời kỳ hình thành trường đào tạo điều dưỡng

Trang 5

Florence Nightingale (1820 - 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có tại Anh,được học hành, biết ngoại ngữ, có hoài bão và mơ ước được giúp đỡ những người nghèo.Vượt qua mọi trở ngại, phản kháng của gia đình, bà đã học và làm việc tại bệnh việnKaiser Weth (Đức) năm 1847 rồi ở nước Pháp năm 1853.

Năm 1853 – 1856 chiến tranh Crime nổ ra, bà được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng 38phụ nữ khác tham gia chăm sóc thương binh, bệnh binh của quân đội Hoàng Gia Anh Tạiđây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh tại các cơ sở y tế Sau 2 năm thực hiện bàđã làm giảm tỷ lệ chết do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2% Bà đã làm việc cần cù, đêmđêm cầm ngọn đèn đi tua chăm sóc thương bệnh binh Bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp tronghọ thời đó Sau này trở về nước bà được tặng thưởng 50.000 bảng Anh Bà đã dành toànbộ số tiền trên để thành lập Trường Điều dưỡng đầu tiên trên thế giới vào năm 1860.Trường Florence Nightingale với chương trình đào tạo 1 năm, đã tạo nền móng cho hệthống đào tạo điều dưỡng ở nước Anh và nhiều nước trên thế giới.

Sau này Hội điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày sinh của bà 12/5 làm ngàyđiều dưỡng thế giới hàng năm và ngọn đèn dầu trở thành biểu tượng của Ngành điềudưỡng Bà Florence Nightingale đã trở thành người mẹ tinh thần cho Ngành điều dưỡngtrên toàn thế giới.

Sau Florence Nightingale, còn có rất nhiều những người đã có đóng góp quan trọngcho sự nghiệp phát triển điều dưỡng trên thế giới như Clara Barton, Dorothea Dix lànhững giám sát viên điều dưỡng quân y trong các cuộc nội chiến, chiến tranh Mary AnnBickerdyke tổ chức các bữa ăn, giặt là quấn áo, cấp cứu thương binh, … Thời gian nửađầu thế kỷ XX, các học thuyết và nghiên cứu điều dưỡng tập trung vào lĩnh vực đào tạođiều dưỡng, nhận dạng bản chất nghề nghiệp và vai trò, chức năng điều dưỡng.

Hiện nay, ngành điều dưỡng trên thế giới đã lớn mạnh và được coi trọng như cácngành khoa học khác, có nhiều trình độ và chức danh khác nhau, có được nhiều thành tíchđáng ghi nhận.

3 Sơ lươc lịch sử điều dưỡng Việt Nam

3.1 Giai đoạn trước năm 1945

Lịch sử y học dân tộc Việt Nam ghi nhận 2 vị danh y nổi tiếng thời xa xưa là Tuệ

Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791) đã mở trường đàotạo, trị bệnh cứu người

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp không coi trọng việc người bản xứ, xây dựng nhiềubệnh viện nhưng chỉ ban hành chế độ học việc, cầm tay chỉ việc để có những người thànhthạo kỹ thuật, vững tay nghề, giúp việc cho bác sĩ và được gọi là y tá.

- Năm 1901 mở lớp nam y tá đầu tiên ở bệnh viện Trợ Quán.- Năm 1923 mở trường đào tạo y tá tại bản xứ.

Trang 6

- Năm 1924 hội y tá ái hữu và nữ hộ sinh Đông Dương thành lập do ông Lâm QuangThiêm phụ trách.

- Ở miền Bắc, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 lớp y tá đầu tiên được mở ở quân khu XViệt Bắc sau đó đến liên khu IIIvới thời gian học 6 tháng và Giáo sư Đỗ Xuân Hợp làmHiệu trưởng Trong những năm 50 của thế kỷ XX, do nhu cầu của cuộc chiến tranh, CụcQuân y mở lớp đào tạo y tá cấp tốc 3 tháng.

- Năm 1954, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình đào tạo y tá sơ cấp

- Năm 1960, một số bệnh viện và trường trung học y tế được thành lập, trường Cao đẳngy tế Thanh Hóa cũng được thành lập trong giai đoạn này với tên gọi tiền thân là Trường Ysỹ Thanh Hóa.

- Năm 1968, xây dựng chương trình đào tạo y tá trung cấp 2 năm 6 tháng cho đối tượngtốt nghiệp lớp 7 phổ thông tại bệnh viện Bạch Mai và các trường trung học y tế khác.

3.3 Giai đoạn từ 1975 đến nay

3.3.1 Công tác tổ chức

- Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chính thức chức danh y tá trưởng bệnh viện.

- Năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng điều dưỡng trong các bệnhviện có 150 giường bệnh trở lên.

- Năm 1992, thành lập Phòng điều dưỡng của Bộ Y tế nằm trong Vụ điều trị.

- Tháng 4/2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốcgia về tăng cường công tác điều dưỡng – hộ sinh, giai đoạn 2002 – 2010.

- Theo nội dung kế hoạch cho đến 2010 về mặt kiện toàn tổ chức:

+ Phấn đấu có một Vụ trưởng là điều dưỡng có trình độ sau đại học phụ trách công tácđiều dưỡng – hộ sinh.

+ Mỗi Sở y tế có một điều dưỡng là Phó Trưởng phòng nghiệp vụ y phụ trách công tácđiều dưỡng – hộ sinh.

+ Bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện Bộ ngành có Phòng điều dưỡng, cómột Phó Giám đốc bệnh viện là điều dưỡng – hộ sinh phụ trách công tác chăm sóc, mỗikhoa có một Phó Trưởng khoa là điều dưỡng phụ trách công tác chăm sóc.

Trang 7

+ Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có Phòng điều dưỡng – hộsinh, có một Phó Giám đốc bệnh viện là điều dưỡng – hộ sinh phụ trách công tác chămsóc.

+ Đảm bảo tỷ lệ 1 bác sỹ có 2 đến 3 điều dưỡng – hộ sinh hoặc 1 điều dưỡng – hộ sinhcho 2 giường bệnh.

3.3.2 Công tác đào tạo, phát triển nhân lực điều dưỡng

- Năm 1985, mở khóa đào tạo đại học điều dưỡng tại chức đầu tiên tại Trường Đại học YHà Nội và Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 1993, chuyển đổi mô hình đào tạo y tá trung học thành Cao đẳng điều dưỡng tạiTrường Cao đẳngY tế Nam Định.

- Năm 1994, mở lớp đào tạo Cao đẳng điều dưỡng, hộ sinh kỹ thuật viên tại chức tạiTrường Cao đẳng Y tế Nam Định, Trường Đại học Y Hà Nội, TrườngĐại họcY- DượcThành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 1995, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ ChíMinh đã mở hệ đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy.

- Năm 1998, tại Trường Cao Đẳng Y tế Nam Định mở hệ đào tạo Cao đẳng điều dưỡngchính quy.

- Năm 2002, đào tạo Cử nhân điều dưỡng tại chức tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại họcY Huế và Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 26 tháng 02 năm 2004 Trường Cao đẳng Y tế Nam Định được Thủ tướng Chínhphủ ký quyết định nâng cấp lên Trường Đại học Đây là trường đại học chuyên ngànhĐiều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam.

Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa được tái thành lập theo quyết định số 2360/QĐ BGD&ĐT ngày 11/5/2004 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo, là cơ sở bồi dưỡng cánbộ y tế và nghiên cứu khoa học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam Sứ mệnhcủa nhà trường là đào tạo cán bộ y tế có chất lượng cao, là trung tâm nghiên cứu ứngdụng khoa học – kỹ thuật đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành y tế và cộng đồng về chămsóc sức khỏe của nhân dân Thanh Hóa và các tỉnh lân cận khu vực Bắc miền trung Năm 2019, trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa là trường cao đẳng duy nhất trong cảnước được cấp phép đào tạo 8 chuyên ngành cao đẳng, được lựa chọn là một trong nhữngtrường đào tạo 2 ngành nghề trong điểm quốc gia, đó là ngành Điều dưỡng và ngànhDược Mục tiêu phấn đấu của nhà trường là trở thành trường Đại học kỹ thuật Y dượctrong hệ thống các trường Đại học Y dược của Việt Nam.

-3.3.3 Công tác phát triển hội nghề nghiệp

Trang 8

- Năm 1986 Hội điều dưỡng được thành lập ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1989 ở Hà Nội vàQuảng Ninh, đến năm 2003 trong cả nước đã có 55/61 tỉnh thành có hội điều dưỡng vàmột ngành hội với tổng số 45.000 hội viên.

- Ngày 26 tháng 10 năm1990 Hội y tá điều dưỡng Việt Nam thành lập, cho đến nay hội đãhoạt động được 3 nhiệm kỳ với 4 lần đại hội.

+ Đại hội 1 là đại hội thành lập hội được tổ chức vào ngày 26 tháng10 năm 1990 tại Thủđô Hà Nội.

+ Đại hội 2 được tổ chức vào ngày 26 tháng3 năm 1993 tại Thủ đô Hà Nội.

+ Đại hội 3 được tiến hành vào ngày 17 tháng 5 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đại hội lần thứ 4 Hội điều dưỡng Việt Nam đã được long trọng tổ chức tại Thủ đô HàNội vào ngày 11 tháng 5 năm 2002.

+ Đại hội lần 5 được tổ chức vào ngày 26 tháng10 năm 2007 tại Thủ đô Hà Nội.

- Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam qua 5 lần đại hội là bà Vi Nguyệt Hồ Sự ra đời vàhoạt động thường xuyên của Hội đã góp phần động viên đội ngũ điều dưỡng trong cảnước thêm yêu nghề và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở khámchữa bệnh.

3.3.4 Quan hệ và hợp tác quốc tế

Trong quá trình phát triển, ngành điều dưỡng Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ củacác tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới như: Hội điều dưỡng của các nước Thụy Điển,Canada, Mỹ, Nhật, Thái Lan …

LƯỢNG GIÁ

o Câu hỏi truyền thống: Anh (chị) hãy:

Câu 1: Trình bày công tác phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay?Câu 2: Trình bày sơ lược lịch sử phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam giai đoạn trước năm 1975?

Câu 3: Trình bày sơ lược lịch sử phát triển ngành điều dưỡng thế giới thời kỳ hình thành nghề điều dưỡng?

o Câu hỏi trắc nghiệm

*Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Ngày điều dưỡng thế giới là ngày 12 tháng 5A Đúng

B Sai

Câu 2: Hội điều dưỡng Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1988A Đúng

B Sai

Trang 9

Câu 3: Theo hội điều dưỡng thế giới năm 1973: điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra

A Đúng B Sai

*Anh (chị) hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau:

Câu 4: Hội điều dưỡng Việt Nam được thành lập vào ngày ….A 26/3/1988

B 26 /10/1990C 26/3/1993

Câu 5: Chủ tịch hội Điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam là … A Phạm Đức Mục

B Vi Thị Nguyệt Hồ C Nguyễn Bích Lưu

Câu 6: Theo quan điểm của … : Điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiệncác hoạt động hàng ngày Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợcác hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, cũng nhưlàm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện được nếu họ có đủ sứckhỏe, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càngtốt.

A Hội điều dưỡng thế giới năm 1973B Hội điều dưỡng Mỹ năm 1980C Florence Nightingale

* Anh (chị) hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 7: Trường Y sỹ Thanh Hóa được thành lập vào năm: A 1958

B 1960C 1990D 2004E 2010

Câu 8: Người điều dưỡng tại gia đầu tiên trên thế giới là: A Virginia Handerson

B Florence Nightingale C Phoebe

D Fabiola E Clara Barton

Câu 9: Người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng trên thế giới là:

Trang 10

A Florence NightingaleB Phoebe

C FabiolaD Clara BartonE Virginia Handerson

Câu 10: Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa được tái thành lập vào năm: A 1958

B 1960C 1990D 2004E 2010

Trang 11

VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU DƯỠNGMỤC TIÊU

1.Trình bày được chức năng của người điều dưỡng theo WHO.

2.Trình bày được vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.

3 Trình bày được nhiệm vụ của điều dưỡng viện hạng IV quy định tại Thông tư số26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07/10/2015.

NỘI DUNG

1 Vai trò của người điều dưỡng

1.1 Người điều dưỡng là người chăm sóc

- Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng có hiệu quả, mọi máy móc và kỹthuật hiện đại không thể thay thế được người điều dưỡng.

- Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản củangười điều dưỡng.

- Không có sự chữa bệnh nào mà không có sự chăm sóc

- Chăm sóc là quá trình tác động qua lại giữa người với người và là quan niệm đạo đứctrong điều dưỡng

- Chăm sóc có hiệu quả thúc đẩy sức khoẻ và cả sự phát triển của mỗi con người và giađình

- Chăm sóc thúc đẩy nâng cao sức khỏe hơn là chữa bệnh

1.2 Người điều dưỡng là người truyền đạt thông tin

- Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của nghề điều dưỡng- Giao tiếp là hình thức truyền đạt thông tin hiệu quả:

+ Trong nghề điều dưỡng thì giao tiếp có ý nghĩa quan trọng

+ Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người bệnh và người điều dưỡng, giữa điều dưỡngvà các đồng nghiệp của mình

+ Trong giao tiếp đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu

1.3 Người điều dưỡng là người hướng dẫn cho người bệnh tự chăm sóc

Người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và tự chăm sóc nhằm rút ngắn thờigian nằm viện Vì vậy, người điều dưỡng là người cung cấp các kiến thức và kỹ năng cầnthiết cho họ.

1.4 Người điều dưỡng là người tư vấn cho người bệnh

Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh cải thiện, phát triển về thái độ và các hành vimới hơn có lợi cho người bệnh Người điều dưỡng giúp người bệnh nhận ra hành vi có

Trang 12

hại, khuyến khích người bệnh tìm kiếm và lựa chọn hành vi có lợi để thay thế hành vi cóhại cho sức khỏe.

1.5 Người điều dưỡng là người biện hộ cho người bệnh

Biện hộ là hành động thay mặt cho người khác để bảo vệ quyền lợi cho họ Ngườiđiều dưỡng biện hộ nghĩa là thúc đẩy những hành động tốt nhất cho người bệnh, đảm bảonhững nhu cầu của người bệnh được đáp ứng.

2 Chức năng của người điều dưỡng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người điều dưỡng có hai chức năng: chứcnăng chủ động và chức năng phối hợp.

2.1 Chức năng chủ động (chức năng độc lập)

Chức năng chủ động của người điều dưỡng bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bảnthuộc phạm vi kiến thức mà người điều dưỡng đã được học và họ có thể thực hiện đượcmột cách chủ động.

Thực hiện chức năng chủ động là nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh.Các nhu cầu cơ bản đó bao gồm các nhu cầu của người bệnh về: hô hấp, ăn uống, bài tiết,vận động, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an toàn, giaotiếp, tín ngưỡng, lao động, học tập, hỗ trợ tinh thần.

Chủ động thực hành các kỹ thuật điều dưỡng, trong tiếp đón người bệnh đến khámbệnh và thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn, tai biến Người điều dưỡng hiện đại có trách nhiệm chủ động, tích cực hoạt động xây dựngngành điều dưỡng, hoạt động huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngànhđiều dưỡng.

2.2 Chức năng phối hợp

Người điều dưỡng hiện nay là người cộng tác của bác sỹ (Co – ordinator), không

phải là người trợ tá, giúp việc của bác sỹ (doctor’s help) như quan niệm trước đây.

Chức năng này thể hiện ở việc người điều dưỡng thực hiện các y lệnh của thầy thuốcvà báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc

Chức năng phối hợp của người điều dưỡng bao hàm cả việc người điều dưỡng cần cósự phối hợp với bạn bè đồng nghiệp (điều dưỡng hộ sinh, kỹ thuật viên khác) để hoànthành công việc của mình.

WHO khuyến cáo 5 nhiệm vụ cơ bản của điều dưỡng:

+ Chăm sóc những người bị ốm đau, bệnh tật hoặc những ai cần được chăm sóc sức khỏe,đáp ứng nhu cầu cần thiết của từng cá nhân về thể chất, tình cảm, về xã hội tại bệnh việnvà trong cộng đồng.

+ Hướng dẫn, khuyên nhủ người bệnh và người nhà về chăm sóc sức khỏe

Trang 13

+ Theo dõi, thám khám, đánh giá tình trạng người bệnh Phát hiện các triệu chứng lâmsàng, tác dụng phụ của thuốc, báo cáo tình trạng người bệnh cho bác sĩ điều trị.

+ Huấn luyện cho nhân viên y tế khác trong chăm sóc người bệnh và trong chăm sóc sứckhỏe ban đầu

+ Cộng tác với nhân viên y tế khác trong việc nâng cao chất lượng điều dưỡng hoặc quảnlý tốt sức khỏe cộng đồng.

Trên cơ sở trình độ được đào tạo và vị trí công tác mà mỗi điều dưỡng có các nhiệm vụ cụthể khác nhau, cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chức năng điều dưỡng

3 Phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng

Hiện nay, Bộ y tế quy định phạm vi họat động chuyên môn của điều dưỡng theo quyđịnh tại Thông tư số 26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, theo đó phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng quy định như sau:

3.1 Điều dưỡng hạng II

3.1.1 Nhiệm vụ

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

- Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sócngười bệnh;

- Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp vớingười bệnh;

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh;

- Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp;

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;- Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

b) Sơ cứu, cấp cứu

- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

- Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

Trang 14

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe

- Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh;

- Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;

- Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh

- Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy địnhcủa pháp luật;

- Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

f) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị

- Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh;

- Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

- Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;

- Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bịy tế, vật tư tiêu hao.

g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

- Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;- Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

- Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc;

- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng.

3.1.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT

Trang 15

BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việclàm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;\

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

3.1.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoánchăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảođảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

c)Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;

d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệpvà phát triển nghề nghiệp điều dưỡng;

e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

f) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm.

3.2 Điều dưỡng hạng III

3.2.1 Nhiệm vụ

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế

- Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sócngười bệnh;

- Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị;

- Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

Trang 16

- Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh;

- Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

- Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

- Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

b) Sơ cứu, cấp cứu

- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

- Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;

- Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe

- Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;- Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;

- Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;

- Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh

- Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy địnhcủa pháp luật;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị

- Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh;

- Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

- Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;

- Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vậttư tiêu hao.

Trang 17

g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

- Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;- Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

- Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng.

3.2.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việclàm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3.2.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tìnhhuống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;

d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và pháttriển nghề nghiệp;

e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡnghạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp.

3.3 Điều dưỡng hạng IV

3.3.1 Nhiệm vụ

a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế

- Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sócngười bệnh;

Trang 18

- Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;

- Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

- Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công;

- Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

- Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định.

b) Sơ cứu, cấp cứu

- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

- Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu;- Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe

- Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;- Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;

- Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.

đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh

- Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theoquy định của pháp luật;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị

- Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh;

- Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

- Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

- Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công;

- Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.

Trang 19

3.3.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việclàm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3.3.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu;

d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng

4 Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam

4.1 Giới thiệu

Từ năm 1990, ngành Điều dưỡng Việt Nam được sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Y tếđã phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực thực hành, quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và toàn cầu Bộ Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng Việt Nam đã xây dựng bộ “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam” với sự hỗ trợ của Hội Điều dưỡng Canada và chuyên gia điều dưỡng của trường Đại học Kỹ thuật Queensland – Úc Tài liệu này đã được các chuyên gia điều dưỡng trong nước, các nhà quản lý y tế và giáo dục điều dưỡng tham gia biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn năng lực điều dưỡng của các nước trong khu vực và trên thế giới.

4.2 Tóm tắt nội dung của chuẩn năng lực cơ bản

Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc theo khuônmẫu chung của điều dưỡng khu vực châu Á Thái Bình Dương và ASEAN để đáp ứng yêucầu của khu vực, và dễ so sánh với chuẩn năng lực điều dưỡng các nước Tài liệu Chuẩn

Trang 20

năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 03 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và110 tiêu chí.

Trong đó 03 lĩnh vực là: Năng lực thực hành lâm sàng gồm 15 tiêu chuẩn; Nănglực quản lý và phát triển nghề nghiệp gồm 8 tiêu chuẩn và năng lực pháp luật và đạo đứcnghề nghiệp gồm 2 tiêu chuẩn.

Mỗi tiêu chuẩn thể hiện 1 phần của lĩnh vực và bao hàm 1 nhiệm vụ của ngườiđiều dưỡng Mỗi tiêu chí là một thành phần của tiêu chuẩn Một tiêu chí có thể áp dụngchung cho các tiêu chuẩn và các lĩnh vực.

Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam được biên soạn công phu, thamkhảo nhiều tài liệu có giá trị Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam đã được bộtrưởng Bộ Y tế ký duyệt và ban hành tại quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 24 tháng 4năm 2012.

Tiêu chí 2: Giải thích được tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 2: Đưa ra các quyết định chăm sóc điều dưỡng phù hợp với nhu cầu củacác cá nhân, gia đình và cộng đồng

Tiêu chí 1: Thu thập thông tin, phân tích và xác định các vấn đề về sức khỏe, bệnhtật cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 2: Lựa chọn các hoạt động chăm sóc điều dưỡng phù hợp với mỗi ngườibệnh, gia đình và cộng đồng; các can thiệp điều dưỡng phù hợp với văn hóa, tín ngưỡngcủa người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 3: Thực hiện các can thiệp điều dưỡng để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộngđồng nhằm giải quyết các vấn đề về sức khỏe/bệnh tật đã được xác định.

Tiêu chí 4: Theo dõi đánh giá kết quả của các can thiệp điều dưỡng đã thực hiện.

Tiêu chuẩn 3: Xác định ưu tiên dựa trên nhu cầu chăm sóc của người bệnh, gia đìnhvà cộng đồng

Tiêu chí 1: Phân tích và xác định được những nhu cầu chăm sóc ưu tiên của cánhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 2: Thực hiện các can thiệp chăm sóc đáp ứng nhu cầu chăm sóc ưu tiêncủa cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 4: Sử dụng quy trình điều dưỡng làm khung mẫu để lập kế hoạch chămsóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng

Trang 21

Tiêu chí 1: Thực hiện nhận định người bệnh toàn diện và có hệ thống.

Tiêu chí 2: Tập hợp và ghi đầy đủ thông tin thích hợp vào hồ sơ điều dưỡng.Tiêu chí 3: Phân tích và diễn giải các thông tin về người bệnh một cách chính xác.Tiêu chí 4: Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng dựa trên nhận định người bệnh vàcó sự thống nhất với đồng nghiệp, người nhà người bệnh về các vấn đề ưu tiên, sự mongmuốn và kết quả mong đợi của người bệnh.

Tiêu chí 5: Giải thích các can thiệp cho người bệnh, gia đình người bệnh và thựchiện các can thiệp theo kế hoạch chăm sóc điều dưỡng, bảo đảm an toàn, thoải mái, hiệuquả cho người bệnh.

Tiêu chí 6: Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh các phương pháp tự chămsóc một cách phù hợp.

Tiêu chí 7: Đánh giá kết quả của quá trình chăm sóc và điều chỉnh kế hoạch chămsóc dựa vào tình trạng sức khỏe người bệnh và kết quả mong đợi.

Tiêu chí 8: Thực hiện các công việc cần thiết để hỗ trợ người bệnh xuất viện.

Tiêu chí 9: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cách phòng bệnh chongười bệnh.

Tiêu chuẩn 5: Tạo sự an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh

Tiêu chí 1: Thực hiện các biện pháp an toàn trong chăm sóc cho người bệnh.Tiêu chí 2: Tạo môi trường chăm sóc thoải mái trong khi chăm sóc người bệnh.Tiêu chí 3: Bảo đảm sự kín đáo trong khi chăm sóc người bệnh.

Tiêu chuẩn 6: Tiến hành các kỹ thuật điều dưỡng đúng quy trình

Tiêu chí 1: Thực hiện đúng các kỹ thuật điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn.Tiêu chí 2: Tuân thủ các quy định về vô khuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tiêu chuẩn 7: Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả

Tiêu chí 1: Khai thác tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh.Tiêu chí 2: Tuân thủ quy tắc khi dung thuốc.

Tiêu chí 3: Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đúng và an toàn.

Tiêu chí 4: Phát hiện kịp thời và xử lý ban đầu các dấu hiệu của phản ứng có hạicủa thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ và điều dưỡng phụ trách.

Tiêu chí 5: Nhận biết sự tương tác thuốc giữa thuốc với thuốc và thuốc với thức ăn.Tiêu chí 6: Đánh giá hiệu quả của việc dung thuốc.

Tiêu chí 7: Ghi chép và công khai việc sử dụng thuốc cho người bệnh.

Tiêu chuẩn 8: Đảm bảo chăm sóc liên tục

Tiêu chí 1: Bàn giao tình trạng của người bệnh với nhóm chăm sóc kế tiếp mộtcách cụ thể, đầy đủ và chính xác.

Trang 22

Tiêu chí 2: Phối hợp hiệu quả với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp để đảm bảochăm sóc liên tục cho người bệnh.

Tiêu chí 3: Thiết lập các biện pháp để thực hiện chăm sóc liên tục cho người bệnh.

Tiêu chuẩn 9: Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu

Tiêu chí 1: Phát hiện sớm những thay đổi đột ngột về tình trạng sức khỏe của người bệnh.Tiêu chí 2: Ra quyết định xử trí sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phù hợp.

Tiêu chí 3: Phối hợp hiệu quả với các thành viên nhóm chăm sóc trong sơ cứu, cấp cứu.Tiêu chí 4: Thực hiện sơ cứu, cấp cứu hiệu quả cho người bệnh.

Tiêu chuẩn 10: Tăng cường mối quan hệ điều dưỡng – người bệnh

Tiêu chuẩn 1: Tạo dựng sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa điều dưỡng và ngườibệnh.

Tiêu chí 2: Nhạy cảm với các nhu cầu về thể chất, tình cảm và tinh thần của người bệnh.Tiêu chí 3: Lắng nghe và giải đáp những băn khoăn, lo lắng của người bệnh vàngười nhà người bệnh.

Tiêu chuẩn 11: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh

Tiêu chí 1: Nhận biết tâm lý, nhu cầu chăm sóc điều dưỡng qua những biểu hiệnnét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người bệnh.

Tiêu chí 2: Giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, gia đình và cộng đồng có các trởngại về giao tiếp do bệnh tật, do những khó khăn về tâm lý.

Tiêu chí 3: Thể hiện lời nói, cử chỉ động viên, khuyến khích người bệnh an tâm điều trị.Tiêu chí 4: Thể hiện sự hiểu biết văn hóa, tín ngưỡng trong giao tiếp với ngườibệnh, gia đình và nhóm người.

Tiêu chuẩn 12: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìntrong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh

Tiêu chí 1: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn sẵn có để truyền thông và hỗ trợgiao tiếp với người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 2: Sử dụng các phương pháp, hình thức truyền thông hiệu quả và thíchhợp với người bệnh và gia đình người bệnh.

Tiêu chuẩn 13: Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe cho người bệnh và ngườinhà người bệnh có hiệu quả và phù hợp

Tiêu chí 1: Xác định những thông tin cần cung cấp cho người bệnh và gia đình.Tiêu chí 2: Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh và gia đình trước khi cung cấpnhững thông tin “xấu”.

Tiêu chuẩn 14: Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cánhân, gia đình và cộng đồng

Trang 23

Tiêu chí 1: Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu hiểu biết của cá nhân, giađình và cộng đồng về hướng dẫn, giáo dục sức khỏe.

Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏecho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa, tín ngưỡngcủa cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chí 4: Xây dựng tài liệu giáo dục sức khỏe phù hợp với trình độ của đốitượng.

Tiêu chí 5: Thực hiện tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp, hiệu quả.Tiêu chí 6: Đánh giá kết quả giáo dục sức khỏe và điều chỉnh kế hoạch giáo dụcsức khỏe dựa trên mục tiêu và kết quả mong chờ.

Tiêu chuẩn 15: Hợp tác với các thành viên nhóm chăm sóc

Tiêu chí 1: Duy trì tốt mối quan hệ với các thành viên trong nhóm, coi người bệnhnhư một cộng sự trong nhóm chăm sóc.

Tiêu chí 2: Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm chăm sóc để đưa ra cácquyết định phù hợp nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc.

Tiêu chí 3: Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm chăm sóc trong việc theodõi, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tiêu chí 4: Tôn trọng vai trò và quan điểm của đồng nghiệp.

Tiêu chí 5: Chia sẻ thông tin một cách hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc.Tiêu chí 6: Thực hiện vai trò đại diện hoặc biện hộ cho người bệnh để đảm bảo cácquyền, lợi ích và vì sự an toàn của người bệnh.

Lĩnh vực 2

NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Tiêu chuẩn 16: Quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định

Tiêu chí 1: Thực hiện các nguyên tắc quản lý hồ sơ bệnh án theo đúng quy địnhcủa Bô Y tế.

Tiêu chí 2: Bảo mật thông tin ghi trong hồ sơ bệnh án và phiếu chăm sóc của người bệnh.Tiêu chí 3: Ghi chép hồ sơ điều dưỡng đảm bảo tính khách quan, chính xác đầy đủvà kịp thời.

Tiêu chí 4: Sử dụng các dữ liệu thu thập được về tình trạng sức khỏe của ngườibệnh làm cơ sở để theo dõi, chăm sóc người bệnh.

Tiêu chí 5: Bảo quản hồ sơ chăm sóc, các tài liệu liên quan đến người bệnh, cácvấn đề sức khỏe của người bệnh phù hợp với các tiêu chuẩn thực hành chăm sóc.

Tiêu chuẩn 17: Quản lý công tác chăm sóc người bệnh

Tiêu chí 1: Quản lý công việc, thời gian của cá nhân hiệu quả và khoa học.

Trang 24

Tiêu chí 2: Xác định các công việc hoặc nhiệm vụ cần hoàn thành theo thứ tự ưu tiên.Tiêu chí 3: Tổ chức, điều phối, phân công và ủy quyền nhiệm vụ cho các thànhviên của nhóm chăm sóc một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả.

Tiêu chí 4: Thể hiện sự hiểu biết về mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng cácnguồn lực có hiệu quả để đảm bảo chất lượng chăm sóc và an toàn cho người bệnh.

Tiêu chí 5: Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc người bệnhcũng như cập nhật kiến thức chuyên môn.

Tiêu chuẩn 18: Quản lý, vận hành và bảo dưỡng các trang thiết bị y tế có hiệu quả

Tiêu chí 1: Thiết lập các cơ chế quản lý, phát huy tối đa chức năng hoạt động củacác phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc và điều trị.

Tiêu chí 2: Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì phương tiện, trang thiết bị do mình phụtrách.

Tiêu chí 3: Vận hành các trang thiết bị, phương tiện sử dụng trong chăm sóc bảođảm an toàn, hiệu quả và phòng tránh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.

Tiêu chuẩn 19: Sử dụng nguồn lực thích hợp và hiệu quả trong chăm sóc người bệnhhiệu quả

Tiêu chí 1: Nhận biết được hiệu quả kinh tế khi sử dụng các nguồn lực sẵn có tạinơi làm việc để sử dụng thích hợp, hiệu quả.

Tiêu chí 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng các nguồn lực trong phạm viphân công hiệu quả.

Tiêu chuẩn 20: Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả

Tiêu chí 1: Tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc về an toàn lao động.

Tiêu chí 2: Tuân thủ các chính sách, quy trình về phòng ngừa cách ly kiểm soátnhiễm khuẩn.

Tiêu chí 3: Tuân thủ các quy định về kiểm soát môi trường chăm sóc (tiếng ồn,không khí, nguồn nước…)

Tiêu chí 4: Tuân thủ quy định về quản lý, xử lý chất thải.

Tiêu chí 5: Tuân thủ các bước về an toàn phòng cháy chữa cháy, động đất hoặc cáctrường hợp khẩn cấp khác.

Tiêu chí 6: Thể hiện sự hiểu biết về những khía cạnh có liên quan đến sức khỏenghề nghiệp và luật pháp về an toàn lao động.

Tiêu chuẩn 21: Cải tiến chất lượng quản lý nguy cơ trong môi trường chăm sóc

Tiêu chí 1: Nhận thức được sự cần thiết về các hoạt động bảo đảm chất lượng, cảitiến chất lượng thông qua sự nghiên cứu, phản hồi và đánh giá thực hành thường xuyên.

Tiêu chí 2: Phát hiện, báo cáo và đưa ra các hành động khắc phục phù hợp cácnguy cơ trong môi trường chăm sóc người bệnh.

Trang 25

Tiêu chí 3: Nhận phản hồi từ người bệnh, gia đình và các đối tượng liên quan đểcải tiến chất lượng các hoạt động chăm sóc.

Tiêu chí 4: Áp dụng các phương pháp cải tiến chất lượng phù hợp.Tiêu chí 5: Tham gia các hoạt động cải tiến chất lượng tại cơ sở.

Tiêu chí 6: Chia sẻ các thông tin liên quan đến tình trạng người bệnh với các thànhviên trong nhóm chăm sóc.

Tiêu chí 7: Bình phiếu chăm sóc để cải tiến và khắc phục những tồn tại về chuyênmôn và thủ tục hành chính.

Tiêu chí 8: Đưa ra những đề xuất phù hợp về các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh.Tiêu chí 9: Sử dụng bằng chứng áp dụng vào thực hành chăm sóc để tăng cường sựan toàn trong chăm sóc người bệnh.

Tiêu chuẩn 22: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng

Tiêu chí 1: Xác định và lựa chọn các lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu phù hợp, cầnthiết và khả thi.

Tiêu chí 2: Áp dụng các phương pháp phù hợp để tiến hành nghiên cứu những vấnđề đã lựa chọn.

Tiêu chí 3: Sử dụng phương pháp thống kê thích hợp để phân tích và diễn giải dữliệu thu thập được.

Tiêu chí 4: Đề xuất các giải pháp thích hợp dựa trên kết quả nghiên cứu.

Tiêu chí 5: Trình bày, chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm với đồng nghiệp.Tiêu chí 6: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hành điều dưỡng sử dụng cácbằng chứng từ nghiên cứu khoa học để cải tiến thực hành chăm sóc điều dưỡng.

Tiêu chuẩn 23: Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân và cho đồng nghiệp

Tiêu chí 1: Xác định rõ mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu họctập, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Tiêu chí 2: Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thứcđã học để nâng cao chất lượng thực hành chăm sóc điều dưỡng.

Tiêu chí 3: Tham gia vào các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp.

Tiêu chí 4: Quảng bá hình ảnh của người điều dưỡng, thể hiện tác phong và tư cáchtốt, trang phục phù hợp, lời nói thuyết phục và cách cư xử đúng mực.

Tiêu chí 5: Thể hiện thái độ tích cực với những đổi mới và quan điểm trái chiều,thể hiện sự lắng nghe các kiến nghị và đề xuất, thể hiện những phương pháp mới và thíchnghi với những thay đổi.

Tiêu chí 6: Thực hiện chăm sóc theo các tiêu chuẩn chăm sóc điều dưỡng.

Tiêu chí 7: Đóng góp vào việc nâng cao vai trò, vị thế của người điều dưỡng,ngành điều dưỡng trong ngành Y tế và trong xã hội.

Trang 26

Tiêu chí 2: Tuân thủ các quy định của cơ sở nơi làm việc.

Tiêu chí 3: Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức y tế.

Năng lực 25: Hành nghề theo Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên ViệtNam

Tiêu chí 1: Chịu trách nhiệm cá nhân khi đưa ra các quyết định can thiệp chăm sóc.Tiêu chí 2: Thực hiện đúng Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên trongthực hành điều dưỡng.

Tiêu chí 3: Báo cáo những hành vi của người hành nghề vi phạm Chuẩn đạo đứcnghề nghiệp với cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân về báo cáo đó.

Trang 27

ĐẠO ĐỨC NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNGMỤC TIÊU

1 Trình bày được phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng.

2 Trình bày được các quy định về nguyên tắc hành nghề, các hành vi bị cấm trong khámchữa bệnh và thực hành chăm sóc người bệnh.

3 Trình bày được các quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh và của người hànhnghề.

4 Trình bày những quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với điều dưỡng.

NỘI DUNG

Từ thời đại của Florence Nightingale, năm 1858, bà đã viết mục đích thật sự củangười điều dưỡng là “đặt người bệnh vào điều kiện tốt nhất để thiên nhiên tác động vàohọ”, Bà cho là người điều dưỡng phải biết cách giúp người bệnh để họ được sống, biếtcách chăm sóc sức khỏe và giữ gìn sức khỏe của trẻ em cũng như người đã trưởng thànhđể tất cả mọi người lúc nào cũng ở trong tình trạng khỏe mạnh Bên cạnh đó các nhà điềudưỡng cho rằng điều dưỡng vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học Điều dưỡngkhông chỉ hướng vào chăm sóc người bệnh mà còn quan tâm đến vấn đề bảo vệ, nâng caosức khỏe cũng như việc dự phòng bệnh tật Qua nhiều năm, bằng các phương pháp khoahọc để mô tả, giải thích, nghề điều dưỡng ngày càng trở nên tinh xảo hơn.

Ngày nay điều dưỡng được coi là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con ngườiđối với vấn đề sức khỏe đang xảy ra và sẽ xảy ra Để làm được các vấn đề trên người điềudưỡng không những phải không ngừng học tập nâng cao trình độ mà còn phải có đạo đứctrong công việc chăm sóc Chăm sóc được coi là hoạt động của con người, mang tínhtruyền cảm về nhân bản, thực tế Chăm sóc còn là một khoa học, nghệ thuật có tình người,đòi hỏi người điều dưỡng phải có đạo đức Đạo đức điều dưỡng là kim chỉ nam cho ngườiđiều dưỡng, giúp người điều dưỡng không bị lạc hướng trong khi thực hiện nhiệm vụ caocả của mình.

1 Phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng

Phẩm chất về đạo đức là điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp của mình.

1.1 Phẩm chất về đạo đức

- Ý thức trách nhiệm cao: đối tượng phục vụ của điều dưỡng là con người Công việc của

người điều dưỡng liên quan chặt chẽ tới cuộc sống, tính mạng và hạnh phúc của ngườibệnh Mọi sự cẩu thả, sơ xuất có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Người điều dưỡngphải thấu hiểu sâu sắc và phải rèn luyện thường xuyên để nâng cao ý thức trách nhiệm củamình.

Trang 28

- Trung thực: trung thực tuyệt đối là một trong những nét cơ bản trong tính cách của

người điều dưỡng Tính trung thực được dựa trên cơ sở gây dựng lòng tin trong mối quanhệ giữa người điều dưỡng với người bệnh và giữa điều dưỡng với đồng nghiệp.

- Khẩn trương và tự tin: “Cứu bệnh như cứu hỏa” câu nói từ xưa đã chỉ rõ việc đấu tranh với

bệnh tật giành sự sống cho con người đòi hỏi từng giây từng phút, sự chậm trễ có thể làm mấtcơ hội cứ sống người bệnh Bên cạnh sự khẩn trương người điều dưỡng không thể thiếu sựbình tĩnh, tự tin, nếu vội vàng, hấp tấp sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho người bệnh.

- Yêu nghề: Là yếu tố thúc đẩy để người điều dưỡng không ngừng vươn lên trong học tập,

và công tác Học tập nâng cao trình độ, trang bị nắm bắt kịp thời sự phát triển của y họcđể chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn.

- Sự ân cần và cảm thông sâu sắc: người điều dưỡng phải thấu hiểu, cảm thụ được nỗi

đau đớn của người bệnh như nỗi đau của chính mình Trong công việc phải tận tụy, âncần chăm sóc người bệnh Tuy nhiên không được để tình cảm gây trở ngại đến công việc.

- Tính mềm mỏng và nguyên tắc: điều dưỡng phải biết xem xét, đánh giá đặc điểm, tính

cách cá nhân của từng người bệnh trong mọi giai đoạn của bệnh Phải là nhà tâm lý học,có tính dễ gần, chan hòa, đồng thời phải biết đòi hỏi yêu cầu cao, có nguyên tắc Tính tìnhcau có, khô khan, thiếu cởi mở hoặc đùa cợt không đúng chỗ, tiếp xúc xuồng xã sẽ làmcho người điều dưỡng mất uy tín trước người bệnh, đồng nghiệp.

Quần áo nhàu nát, tóc rối bù hoặc trang điểm sặc sỡ, móng tay bôi sơn để dài sẽ gâytổn hại đến uy tín của cán bộ y tế, đặc biệt đối với người đang chịu đau đớn, người nghèokhổ sẽ là cảm giác mâu thuẫn, căng thẳng, sự thiệt thòi trong cuộc sống.

Môi trường bệnh viện, nhân viên bệnh viện không được gây cho người bệnh cảm giácbuồn chán Người điều dưỡng không được phép để các mùi khó chịu như mồ hôi, nướchoa, mùi rượu gây khó chịu cho người bệnh.

Trang 29

bệnh cho phép người điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị người bệnh, theodõi ý thức, có cơ sở khoa học, giảm bớt được những sai sót trong khám chữa bệnh.

Điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh Những đề tài nghiên cứu khoa học,những sang kiến cải tiến điều dưỡng sẽ giúp cho khoa học điều dưỡng, thực hành điềudưỡng phát triển lên trình độ cao hơn, người dân, người bệnh sẽ được hưởng sự chăm sócy tế tốt hơn.

Người điều dưỡng phải thực hiện thành thạo các kỹ năng tiếp xúc, giao tiếp với ngườibệnh Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chăm sóc, khôn khéo trong công việc, trong quanhệ với đồng nghiệp, với môi trường xung quanh, như người nghệ sĩ trong nghệ thuậtchăm sóc sức khỏe nhân dân.

2 Quy định chung về hành nghề

2.1 Nguyên tắc trong hành nghề khám chữa bệnh

Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định:

1 Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.2 Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.

3 Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4 Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

5 Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

6 Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.

- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượtquá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạtđộng, trừ trường hợp cấp cứu.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.- Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y,y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

Trang 30

- Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụngthuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạtđộng chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụngkiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phươngpháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.

- Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơithở khi khám bệnh, chữa bệnh.

- Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuậttrong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh,chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể ngườibệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữabệnh.

- Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.- Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữabệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnhbắt buộc.

- Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham giaquản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập vàhoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhànước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóphần vốn của Nhà nước.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.

2.3 Các quyền của người bệnh

Điều 7 đến Điều 13 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định 7 quyền của người bệnh bao gồm:

- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư

- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh

- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dânsự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa

Trang 31

bệnh Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không cómặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữabệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.

2.4 Nghĩa vụ của người bệnh

Điều 14-Điều 16 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định nghĩa vụ của người bệnhnhư sau:

- Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề: Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm

danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.

- Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh:

(1) Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầyđủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(2) Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề;

(3) Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh:

(1) Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp đượcmiễn, giảm theo quy định của pháp luật Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tếthì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của phápluật về bảo hiểm y tế.

2.5 Quyền của người hành nghề

Điều 31 đến Điều 35 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 quy định 5quyền của người hành nghề như sau:

- Quyền được hành nghề:

(1) Được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn; Được quyết định và chịu

trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyênmôn ghi trong chứng chỉ hành nghề;

(2) Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữabệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh,chữa bệnh;

(3) Được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

- Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh:

(1) Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà

tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn củamình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn

Trang 32

phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khingười bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

(2) Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quyđịnh của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn:

(1) Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ

chuyên môn hành nghề;

(2) Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về ytế.

- Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh:

(1) Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định vềchuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến.

(2) Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.

- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề:

(1) Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm

thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp; (2) Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể;

(3) Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạmlánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữabệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.

2.6 Nghĩa vụ của người hành nghề

Điều 36 đến Điều 40 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 quy định 5nghĩa vụ của người hành nghề như sau:

- Nghĩa vụ đối với người bệnh:

(1) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; (2)Tôn trọng các quyền của người bệnh;

(3) Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định;

(4) Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnhhưởng đến quyết định chuyên môn của mình;

(5) Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yếtcông khai theo quy định

- Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp:

(1) Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật;

(2) Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình;

Trang 33

(3) Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộtrưởng Bộ Y tế;

(4) Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

(5) Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cungcấp và hồ sơ bệnh án;

(6) Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối ngườibệnh, đồng nghiệp;

(7) Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ýchuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

- Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp:

(1) Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh;

(2) Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

- Nghĩa vụ đối với xã hội:

(1) Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng;

(2) Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hànhnghề khác;

(3) Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp;

(4) Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai,thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

- Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp: Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo

đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.7 Sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh

Theo quy định tại Điều 73 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 xác địnhngười hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồngchuyên môn xác định đã có một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;

b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;c) Xâm phạm quyền của người bệnh.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12xác định người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồngchuyên môn xác định:

a) Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh,chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;

b) Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu ngườihành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy

Trang 34

định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khảkháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.

2.8 Trách nhiệm của người hành nghề khi xảy ra tai biến

Điều 76 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 quy định trách nhiệm củangười hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến như sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnhchưa mua bảo hiểm thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định củapháp luật.

- Ngoài việc bồi thường thiệt hại cho người bệnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vàngười hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịucác trách nhiệm pháp lý khác

- Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng người hành nghề khôngsai sót chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành

3 Đăng ký hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn

3.1 Cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với điều dưỡng viên

Điều 5 Nghị Định số 109/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định hồ sơ đề nghịcấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam áp dụng cho điều dưỡng quyđịnh như sau:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn điều dưỡng- Giấy xác nhận quá trình thực hành

- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe- Phiếu lý lịch tư pháp.

- Sơ yếu lý lịch tự thuật- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm

Ghi chú: các hồ sơ nói trên phải theo mẫu quy định kèm theo NĐ số 109/NĐ-CP

3.2 Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng,đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp

Điều 33 Nghị Định số 109/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện cấp

giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệtđộ, đo huyết áp quy định như sau:

Trang 35

2 Thiết bị y tế:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sởđã đăng ký;

b) Có hộp thuốc chống sốc.3 Nhân sự:

a) Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứngchỉ hành nghề và phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghitrong chứng chỉ hành nghề của người đó.

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích),thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề;

- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệtđộ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng.

- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

3.3 Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

Điều 34 Nghị Định số 109/NĐ-CP quy định Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đốivới cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà như sau:

Các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cung cấp các dịch vụ như thay băng,cắt chỉ; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; chăm sóc mẹ và bé; lấy máu xét nghiệm, trảkết quả; chăm sóc người bệnh ung thư và các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà phải đápứng các điều kiện sau đây:

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sứckhỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và cóthời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng.

- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

4 Quy định về y đức

(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế, ban hành kèm theo quyết định số 2088/BYT – QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ y tế)

Trang 36

1 Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý Khi đã tự nguyện đứng trong hàng

ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ Phải có lương tâm và trách nhiệm

cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc.Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhândân.

2 Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn Không được sử

dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiêncứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3 Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân Tôn trọng những bí mật

riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự Quantâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội Không được phân biệt đốixử với người bệnh Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hàcho người bệnh Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4 Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang

phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh Phải giải thích tình hình bệnhtật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chếđộ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khíchngười bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiênlượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo chogia đình người bệnh biết.

5 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người

6 Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì

lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêucầu và mức độ bệnh.

7 Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn

biến của người bệnh.

8 Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm

sóc và giữ gìn sức khỏe.

9 Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia

đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10 Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ

kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11 Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho

đồng nghiệp, cho tuyến trước.

Trang 37

12 Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh,

cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữgìn môi trường trong sạch.

LƯỢNG GIÁ

o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1: Trình bày chức năng của người điều dưỡng?Câu 2: Trình bày vai trò của người điều dưỡng?

Câu 3: Trình bày phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng?

Câu 4: Trình bày phẩm chất về mỹ học và trí tuệ của người điều dưỡng?Câu 5: Trình bày nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng?

Câu 6: Liệt kê 12 điều y đức của cán bộ ngành y tế?

o Câu hỏi trắc nghiệm

*Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Xây dựng kế hoạch chăm sóc là chức năng phối hợp của điều dưỡng với bác sỹđiều trị

A ĐúngB Sai

Câu 2: Trung thực tuyệt đối là một trong những nét cơ bản trong tính cách của người điềudưỡng.

A ĐúngB Sai

Câu 3: Người điều dưỡng chỉ được phép hành nghề khi có sự cho phép của pháp luậtA Đúng

B Sai

*Anh (chị) hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 4: Phẩm chất về đạo đức người điều dưỡng gồm: ý thức trách nhiệm cao, ….A Yêu nghề, thương yêu người bệnh

B Ham học hỏi, trung thực

C Trung thực, khẩn trương và tự tin, yêu nghề

Câu 5: Theo tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế, ban hành kèm theo quyết định số 2088/BYT – QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ y tế, quy định về y đức có …

A 8 điềuB 10 điềuC 12 điều

Trang 38

Câu 6: Phẩm chất về … của người điều dưỡng bao gồm: sự tươm tất, tính đúng mực, vẻbên ngoài chỉnh tề, không có tật xấu.

A Mỹ họcB Đạo đứcC Trí tuệ

* Anh (chị) hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 7: Chức năng chủ động của người điều dưỡng bao gồm:A Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnhB Thực hiện y lệnh thuốc

C Theo dõi người bệnhD Phương án A, CE Cả A, B và C

Câu 8: Người điều dưỡng phải khẩn trương, bình tĩnh, khẩn trương trong công việc là nộidung thuộc phẩm chất đạo đức:

A Ý thức trách nhiệm cao

B Sự ân cần và cảm thông sâu sắcC Tính mềm mỏng và nguyên tắcD Tác phong khẩn trương và tự tinE Lòng yêu nghề

Câu 9: Người điều dưỡng giúp người bệnh nhận ra hành vi có hại, khuyến khích ngườibệnh tìm kiếm và lựa chọn hành vi có lợi để thay thế hành vi có hại cho sức khỏe là nộidung thuộc vai trò:

A Điều dưỡng là người chăm sóc

B Điều dưỡng là người truyền đạt thông tin

C Điều dưỡng là người hướng dẫn người bệnh tự chăm sócD Điều dưỡng là người tư vấn cho người bệnh

E Điều dưỡng là người biện hộ cho người bệnh

*Anh/ chị hãy chọn đáp án đúng nhất cho tình huống dưới đây:

Câu 10: Điều dưỡng B tiến hành thay băng vết mổ cho bệnh nhân A Khi thấy biểu hiệnđau đớn trên mặt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tỏ thái độ không hài lòng và phản ánhvới điều dưỡng B rằng đây là công việc của bác sỹ và yêu cầu bác sỹ phải thay băng chongười bệnh Trong trường hợp này điều dưỡng B phải làm gì?

A Dừng thay băng và báo với bác sỹ trưởng khoaB Dừng thay băng và báo với điều dưỡng trưởng khoa

Trang 39

C Giải thích với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân việc thay băng rửa vết thương lànhiệm vụ của người điều dưỡng, đồng thời động viên người bệnh yên tâm hợp tácvà tiếp tục thực hiện công việc của mình.

D Điều dưỡng báo lại với bác sỹ điều trị của phòng và nhờ bác sỹ giải thích với bệnhnhân và gia đình bệnh nhân về nhiệm vụ của điều dưỡng

Trang 40

NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜIMỤC TIÊU

1 Trình bày được 5 nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow2 Liệt kê được 14 nội dung chăm sóc cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh.3 Trình bày được sự phân cấp chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế.

NỘI DUNG

Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất, con người tồn tại, phát triển vềthể chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội Nhu cầu cơ bản của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất, có một sốnhu cầu cơ bản phổ biến với tất cả mọi người, cũng có những đặc điểm chỉ giống một sốngười, có những đặc điểm không giống bất cứ người nào, tạo nên sự đa dạng nhu cầu củacon người

Khi một số nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn con người sẽ chuyển đến nhu cầu khác ởmức cao hơn

Mức độ và tầm quan trọng của mỗi nhu cầu ở từng người có khác nhau, thay đổi theocác thời kỳ phát triển của cuộc đời

Tại một thời điểm nhất định, một con người có nhu cầu mạnh hơn, cấp thiết hơn vàđược gọi là nhu cầu ưu tiên.

1 Một số học thuyết nhu cầu cơ bản của con người ứng dụng trong chăm sóc ngườibệnh toàn diện tại Việt Nam.

1.1 Nhu cầu cơ bản của con người được phân cấp theo Maslow

1.1.1 Nhu cầu về thể chất

Là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu và được ưu tiên hàng đầu, cần được đáp

ứng để duy trì sự sống của con người

Nhu cầu về thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉngơi …

1.1.2 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ

Nhu cầu an toàn và được bảo vệ bao gồm an toàn về cả tính mạng và tinh thần.

- An toàn về tính mạng là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sốngnhư: bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, …

- An toàn về tinh thần: là tránh được mọi sự lo lắng, sợ hãi, những tác động xấu về tinhthần cũng có thể gây nguy hại cho tính mạng con người.

Ngày đăng: 06/07/2024, 09:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Bậc thang phân cấp nhu cầu của con người theo Maslow - 1 cđ điều dưỡng bglt1
Hình 1.1 Bậc thang phân cấp nhu cầu của con người theo Maslow (Trang 41)
4.3.1. Bảng kiểm dạy – học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
4.3.1. Bảng kiểm dạy – học (Trang 81)
3.2.2.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.2.2.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 93)
Hình 2. Minh họa các bước rửa tay thường quy 3.2.2.3 Thang điểm lượng giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
Hình 2. Minh họa các bước rửa tay thường quy 3.2.2.3 Thang điểm lượng giá (Trang 94)
1. Bảng kiểm dạy - học T - 1 cđ điều dưỡng bglt1
1. Bảng kiểm dạy - học T (Trang 101)
2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 102)
1.7.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
1.7.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 113)
2.3.1. Bảng kiểm dạy học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
2.3.1. Bảng kiểm dạy học (Trang 115)
2.3.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
2.3.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 116)
3.3.1. Bảng kiểm dạy học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.3.1. Bảng kiểm dạy học (Trang 118)
3.3.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.3.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 119)
5.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
5.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 133)
2.5.1. Bảng kiểm dạy học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
2.5.1. Bảng kiểm dạy học (Trang 139)
2.5.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
2.5.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 141)
Hình 1. Tiêm trong da - 1 cđ điều dưỡng bglt1
Hình 1. Tiêm trong da (Trang 143)
Bảng đối chứng: - 1 cđ điều dưỡng bglt1
ng đối chứng: (Trang 143)
3.5.1. Bảng kiểm dạy học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.5.1. Bảng kiểm dạy học (Trang 144)
3.5.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.5.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 146)
7.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
7.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 153)
6.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
6.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 160)
5.1.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
5.1.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 168)
Hình 3. Kỹ thuật lấy máu động mạch   5.3.3. Quy trình kỹ thuật - 1 cđ điều dưỡng bglt1
Hình 3. Kỹ thuật lấy máu động mạch 5.3.3. Quy trình kỹ thuật (Trang 173)
3.1. Bảng kiểm dạy - học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.1. Bảng kiểm dạy - học (Trang 193)
3.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 194)
4.1. Bảng kiểm dạy - học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
4.1. Bảng kiểm dạy - học (Trang 196)
4.2. Bảng kiểm đánh giá - 1 cđ điều dưỡng bglt1
4.2. Bảng kiểm đánh giá (Trang 197)
3.1. Bảng kiểm dạy - học - 1 cđ điều dưỡng bglt1
3.1. Bảng kiểm dạy - học (Trang 199)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w