1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ttnctptn chiều thứ 6 ca 3 nhóm 2 bài 2

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Khả Năng Đối Kháng Của Nấm Trichoderma Với Nấm Gây Bệnh Thực Vật Fusarium Sp.
Tác giả Nguyễn Lan Anh, Huỳnh Ngọc Thựy Dương, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Nhật Hũa, Thạch Vinh
Người hướng dẫn TS. Lờ Thị Diệu Trang
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Học Sinh Học
Thể loại Báo cáo Thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 56,71 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC SINH HỌC BÁO CÁO THỰC TẬPĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA NẤMTRICHODERMA VỚI NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬTFUSARIUM

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC



BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM

TRICHODERMA VỚI NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬT

FUSARIUM SP.

Nhóm 2 – Chiều thứ 6 ca 3

Giảng viên hướng dẫn : TS Lê Thị Diệu Trang

Sinh viên thực hiện:

TP.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 2

1.1.Đặt vấn đề 2

1.2.Mục tiêu đề tài 2

1.3.Nội dung đề tài 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Nấm đối kháng 3

2.2 Nấm Trichoderma sp 3

2.2.1 Phân loại 3

2.2.2 Nguồn gốc 4

2.2.3 Đặc điểm hình thái 4

2.2.4 Đặc điểm sinh học 4

2.2.5 Ứng dụng 4

2.3 Nấm Fusarium sp 6

2.3.1 Phân loại 6

2.3.2 Nguồn gốc 7

2.3.3 Đặc điểm hình thái 7

2.3.4 Đặc điểm sinh học 7

2.3.5 Ứng dụng 8

2.4 Môi trường đổ đĩa 9

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Thời gian thực hiện 9

3.2 Mục tiêu 10

3.3 Vật liệu và đối tượng 10

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.3.2 Vật liệu nghiên cứu 10

3.3.3 Dụng cụ và thiết bị 10

3.4 Phương pháp nghiên cứu 10

3.4.1 Cách bố trí thí nghiệm 10

3.4.2 Các bước thực hiện 10

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 11

4.1 Kết quả và thảo luận của nhóm 11

4.2 Kết quả và thảo luận của nhóm khác 12

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 16

5.1 Kết luận 16

5.2 Nghị luận 16

5.3 Đề xuất 16

Trang 3

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, Fusanium, Rhizotonia, Pythium,… là những chủng nấm gây thối rễ ở

nhiều loại cây trồng ở nước ta Chúng gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng cây trồng dẫn đến suy giảm năng suất, chất lượng cây trồng Ở Việt Nam thường xử lý các chủng nấm này bằng biện pháp hóa học, tuy nhiên, đây là biện pháp không bền vững

và là tác nhân tiêu cực đối với môi trường Để khắc phục các yếu tố trên, người ta hướng đến các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường Trong đó, nấm

Trichoderma sp là yếu tố phổ biến nhất được sử dụng.

Trichoderma sp hiện diện ở hầu hết các loại đất, phát triển mạnh ở vùng rễ cây.

Tùy theo từng giống mà chúng phát triển ở vỏ hay bề mặt rễ Chúng sinh trưởng mạnh, bào tử phát triển nhanh Đồng thời, trong quá trình sống, chúng sinh tổng hợp lượng lớn các enzyme phân giải; tạo kháng sinh và có thể chịu kháng sinh Với những đặc tính ưu việt của mình, chúng được ứng dụng trong chế phẩm sinh học nhằm ức chế tuyến trùng, ngăn chặn, tiêu diệt các loại nấm gây bệnh

Với những lý do trên, việc nghiên cứu tính đối kháng của chủng Trichoderma

sp đối với nấm Fusarium sp trong điều kiện in vitro được tiến hành.

Trang 4

1.2 Mục tiêu đề tài

Đánh giá khả năng đối kháng của chúng nấm Trichoderma sp với nấm gây bệnh thực vật Fusarium sp trong điều kiện in vitro.

1.3 Nội dung đề tài

Tiến hành thí nghiệm tính đối kháng của chúng nấm Trichoderma sp với nấm gây bệnh thực vật Fusarium trên môi trường PGA Quan sát bán kính phát triển của

hai chủng qua ba ngày, năm ngày và bảy ngày, sau đó tiến hành so sánh, đánh giá với

đĩa đối chứng nhằm đánh giá hiệu lực ức chế của Trichoderma spp với Fusarium spp.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nấm đối kháng

Nấm đối kháng là các chủng nấm rất hữu ích đối với cây trồng Chúng ngăn cản tuyệt đối các chủng nấm hại xâm nhập gây hại vùng rễ, thân và lá cây trồng Các nấm này có khả năng phá vỡ, làm tan vách tế bào của nấm bệnh

2.2 Nấm Trichoderma sp.

Nấm Trichoderma spp là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát tất cả

các loại nấm gây bệnh khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như:

Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.

Hình 1: Nấm Trichoderma sp.

2.2.1 Phân loại

Nguồn: Gardenerspath.com

Trang 5

Giới: Fungi

Ngành: Ascomycota

Lớp: Sordariomycetes

Họ: Hypocreales

Bộ: Hypocreaceae

Chi: Trichoderma

Nấm Trichoderma spp gồm 4 loại: Trichoderma aureaviride, Trichoderma

viride, Trichoderma koningii và Trichoderma harzianum.

2.2.2 Nguồn gốc

Nấm đối kháng Trichoderma là loài hoại sinh, tức chúng sẽ sinh sống bằng cách

phân hủy chất mùn hữu cơ trong đất, xác bả thực vật như lá cây, quả non rụng, cỏ dại sau khi cắt,… thành các chất hữu cơ, vô cơ để sử dụng cho quá trình phát triển chính

nó và biến các chất này thành dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho cây trồng

Chi Trichoderma được phân loại là nấm thiên dưỡng, thường sống dưới dạng nội sinh của thực vật thân gỗ Trichoderma không chỉ phổ biến trong môi trường và dễ

phân lập mà còn có thể dễ dàng nhân lên trong các điều kiện có kiểm soát trên nhiều loại giá thể và có thể bảo quản trong nhiều tháng mà không bị mất khả năng sống và đặc tính của nó

2.2.3 Đặc điểm hình thái

Trichoderma sp không màu, có tốc độ phát triển rất nhanh, trên môi trường

PGA, ban đầu Trichoderma sp có màu trắng, khi sinh ra bào tử chuyển sang xanh

đậm, xanh vàng hoặc lục trắng Bào tử đính có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại nấm Thông thường có màu xanh đậm, xanh vàng hoặc lục trắng Bào tử có thể mọc dày đặc hoặc từng chùm riêng lẽ Ở một số loài, sợi nấm tiết ra những chất làm cho môi trường bên trong có màu vàng, hay tiết ra mùi thơm mang tính đặc trưng Đặc

điểm nổi bật của nấm Trichoderma sp là bào tử có màu xanh đặc trưng, một số ít có

màu trắng, màu vàng hay xám Chủ yếu hình cầu, hình elip hoặc oval, đa số các bào tử trơn láng, kích thước không quá 5µm

2.2.4 Đặc điểm sinh học

Nấm Trichoderma sinh sản vô tính bằng bào tử Bào tử nấm có dạng hình trứng

(elip), màu xanh lục đính trên những sợi nấm Tốc độ phát triển của loài nấm này

Hình 2: Nấm Trichodarma sp

Nguồn: Groundgrocer.com

Trang 6

tương đối nhanh, chúng có thể đạt đường kính từ 2-9cm sau khoảng 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20oC

2.2.5 Ứng dụng

Hiệu quả của việc sử dụng nấm Trichoderma trong nông nghiệp phụ thuộc vào

hoạt động trao đổi chất của chúng và kiểu tương tác với thực vật và các vi sinh vật khác Những loại nấm này cư trú hiệu quả trên thân rễ cây, sinh quyển, đồng thời tạo

ra một số chất chuyển hóa có tính năng chống vi khuẩn (enzym phân hủy thành tế bào, kháng sinh, các hợp chất dễ bay hơi và không bay hơi) và kích thích sinh học

(phytohormones, phytoregulators) Hơn nữa, Trichoderma được biết đến với khả năng

hấp thụ sâu lịch trình rễ và tương tác không chỉ với vi sinh vật gây bệnh, mà còn tương tác với toàn bộ hệ vi sinh vật trong đất

Nấm Trichoderma được sử dụng nhiều trong quá trình xử lí phân chuồng giúp

rút ngắn quá trình ủ và khử mùi hôi của phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp

Trichoderma tiết ra loại enzym có khả năng làm tan vách tế bào của các loại

nấm có hại khác, các enzym này tấn công vào bên trong nấm bệnh gây hại, biến chúng thành thức ăn và tạo nên hữu cơ có lợi cho đất trồng, bảo vệ vùng rễ cây trồng và chống lại nấm thối rễ

Trichoderma giúp tiêu diệt nấm Fusarium solani (tác nhân gây Vàng lá thối rễ

trên nhiều loại cây trồng, chết nhanh chết chậm trên cây tiêu) Giúp phân hủy cellulose, phân giải lân tan chậm Giúp tăng số lượng rễ mọc sâu Tăng khả năng chống khô hạn của cây trồng, cân bằng pH, giải độc đất hiệu quả

Trichoderma giúp tiết kiệm được lượng phân bón trong quá trình chăm sóc.

Chúng có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây

Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh ở cây, nhiều loài

Trichoderma kí sinh ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến dưỡng của cây.

Nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây Giúp gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

Nấm Trichoderma khi sử dụng trong đất cũng sẽ bám vào xung quanh rễ cây,

tiết ra đất những chất kích thích giúp rễ cây ăn sâu vào lòng đất, làm cho rễ cây khỏe

Trang 7

hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ trước nấm và khuẩn cho rễ

Trichoderma khi sống trong đất, sẽ liên tục sinh khối tạo thành lớp lớp Trichoderma xung quanh rễ như một lớp bảo vệ rễ cây tránh được sự xâm nhập của

nhiều loại nấm hại từ bên ngoài Làm giảm khả năng nhiễm bệnh vùng rễ cho cây lên đến trên 70%

Nhờ nấm Trichoderma bám vào các đầu rễ, liên tục sản sinh ra enzym và chất

dinh dưỡng cho rễ nên giúp cho cây tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng trọng lượng quả và chiều cao của cây, tăng năng suất, chất lượng cây trồng

Đối với nấm Trichoderma có khả năng sinh khối rất nhanh trong đất Gần như

chúng sẽ xâm chiếm hoàn toàn vùng đất xung quanh tán cây khi được cấy vào đó Tuy

nhiên, Trichoderma có một điểm yếu đó là khi các chủng nấm hại trong đất quá đông

sẽ khiến khả năng đối kháng của chúng giảm đi khá nhiều Đây là lý do vì sao

Trichoderma chủ yếu được sử dụng trong việc phòng bệnh chứ không phải là trị bệnh.

2.3 Nấm Fusarium sp.

Nấm Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau Fusarium có hệ sợi nấm phân nhánh, có

vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già

Hình 3: Nấm Fusarium sp.

2.3.1 Phân loại

Giới: Fungi

Ngành: Ascomycota

Lớp: Sordariomycetes

Nguồn: Agriculture and Natural Resources

Trang 8

Họ: Hypocreales

Bộ: Nectriaceae

Chi: Fusarium

Nấm Fusarium sp gồm 6 loại: Fusarium Oxysporium, Fusarium Solani,

Fusarium Culmorum, Fusarium Sporotrichioides, Fusarium Verticillioid, Fusarium Graminearum.

2.3.2 Nguồn gốc

Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh

trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau

Fusarium có mối liên kết với rễ của cây, được tìm thấy ở trong ao, sông, hệ

thống cống rãnh và ống dẫn nước và có thể tìm thấy ở độ sâu 80 cm Chúng sinh sống

ở những khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc những nói có khí hậu ôn hòa và không sinh sống ở những vùng núi cao

Độ pH của đất không ảnh hưởng đến Fusarium cho lắm, nhưng sự hun khói đất lại khiến chúng xuất hiện nhiều Fusarium nhạy cảm đối với những loại thuốc diệt nấm trong đất Ngoài ra, trên cơ thể của các loài thuộc chi Glischrochilus cũng có thể

có những cá thể còn non và trưởng thành

2.3.3 Đặc điểm hình thái

Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ

Fusarium sp hình thành tản nấm có hình dạng tròn, có màu trắng tuyết, sau 7

ngày nuôi cấy trên môi trường PGA thấy có xuất hiện màu tím hồng đậm ở trung tâm tản nấm và lan dần ra xung quanh, bề mặt xốp và dày

Bào tử Fusarium sp nhỏ có vách ngăn tế bào mỏng, chúng có dạng hình trứng,

bầu dục hay hình elip, được hình thành sau 2-3 ngày nuôi cấy Các bào tử này hình thành đơn lẻ hoặc hình thành cụm bao tử trên hệ sợi Bào tử lớn thường có 2-5 vách ngăn tế bào, vách tế bào dày Chúng có hình liềm, một đầu cong nhọn, một đầu hình bàn chân, được hình thành sau 3-5 ngày nuôi cấy Các bào tử lớn cũng được hình thành đơn lẻ hoặc hình thành cụm trên hệ sợi nấm tạo thành túi bào tử

2.3.4 Đặc điểm sinh học

Hình 4: Nấm Fusarium sp

Nguồn: Smartmastering.com

Trang 9

Nấm Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký

sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ cây chủ Hệ sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở

quá trình chuyển vận nước làm héo cây, Fusarium cũng sản xuất một số chất độc tiết vào mạch dẫn cây chủ cũng có thể gây héo rũ, nhiều loài thực vật bị Fusarium tấn

công

Fusarium sinh sản vô tính trung bình giữa 3 kiểu bào tử vô tính là bào tử đính

lớn (Macroconidia), bào tử đính nhỏ (Microconidia) và bào tử vách dày (hậu bào tử

-Chlamydospores).

Macroconidia dài, nhiều nhân, hình liềm hoặc thân cong sinh ra từ cuống bào

tử Đầu và cuối bào tử lớn thuôn nhọn Một vài loài bào tử lớn tách rời và không gắn

trên cuống bào tử, những tế bào sinh bào tử lớn gọi là thể bình (phialide).

Microconidia thường đơn nhân, đôi khi 2 ngăn, hình cầu hoặc hình trứng được

sinh ra từ một thể bình hay những cuống bào tử phân nhánh hoặc không phân nhánh Tiểu bào tử đính thường được giữ trong một nhóm nhỏ và tiểu bào tử đính của

Fusarium rất giống bào tử của Cephalosporium vì thế giai đoạn này thường được qui

vào nấm Cephalosporium.

Chlamydospores hình tròn hoặc hình trứng, vách dày, nằm tận cùng hoặc chen

giữa các sợi nấm giả Chúng có thể phát triển đơn hoặc thành chuỗi, chúng tách ra và mọc các ống mầm nếu bào tử gặp điều kiện thuận lợi Hậu bào tử hay bào tử vách dày rất bền và tồn tại độc lập trong thời gian dài

Các yếu tố khách quan làm tăng sự phát triển của nấm Fusarium sp là: bón

phân đạm quá nhiều, các yếu tố về hệ vi sinh vật có trong đất, ẩm độ của đất, nhiệt độ

tối ưu cho nấm Fusarium sp phát triển là 27–30 °C, tối đa là 36-40°C và tối thiểu là

7-8°C, nhưng nhiệt độ thích hợp cho sự xâm nhiễm là 35°C

Nấm Fusarium sp gây nhiều bệnh trên cây trồng: bệnh nghẽn mạch (héo), thối

rễ, thối thân, thối hạt và thối trái Nấm Fusarium sp sống phổ biến trong đất lưu tồn

dưới dạng bào tử áo hoặc khuẩn ty sống trên xác bã thực vật dư thừa hay những chất

hữu cơ Nấm Fusarium sp tấn công chủ yếu vào bộ rễ Đặc biệt, bệnh gây hại nặng nề

trong điều kiện stress nước, dùng phân bón quá nhiều hay rễ cây bị tổn thương

Trang 10

Nấm Fusarium sp có phạm vi ký chủ rất rộng lớn và tồn tại nhiều dạng khác

nhau trong đất Mặt khác, thành phần và sự phân bố của nấm trong đất có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện và mức độ gây hại trên cây ở mỗi vùng sinh thái khác nhau 2.3.5 Ứng dụng

Chi Fusarium bao gồm nhiều loài gây bệnh cho cây như héo do tắc bó mạch,

thối rễ, thân và bắp, thối cổ rễ cây con và thối củ Một số loài gây bệnh cũng sản sinh độc tố nấm lẫn tạp trong hạt ngũ cốc

Các bệnh héo Fusarium là vấn đề quan trọng ở Việt Nam và những bệnh này

được đề cập đến một cách chi tiết sau trong phần này Những bệnh héo này do các

dạng loài của F oxysporum gây ra Một vài dạng F oxysporum cũng có thể gây thối

dưa hấu và củ khoai tây đã bị sâu hoặc dụng cụ gặt hái làm tổn thương Thối bắp ngô,

chủ yếu do F graminearum và F verticillioides gây ra, ngày càng trở nên nghiêm

trọng ở Việt Nam Cả hai loài đều sản sinh độc tố nấm tồn tại trong hạt

Một số dạng Fusarium solani gây thối cổ rễ cây con họ đậu như đậu Hà Lan,

đậu cô ve, và thối rễ ở các cây trưởng thành Các dạng khác có thể gây hại ở khu vực gốc thân cây lớn, như cây vải, bị yếu đi do yếu tố môi trường làm stress và do các

bệnh khác Fusarium decemcellulare đã được phân lập từ cành nhãn bị thối ở miền bắc

Việt Nam và từ cà phê ở Tỉnh Đắc Lắc Danh mục này chưa phải là đầy đủ và còn nhiều loài khác có thể có mặt ở Việt Nam

2.4 Môi trường đổ đĩa

Môi trường Potato Glucose agar (PGA):

Thạch khoai tây là môi trường dùng để phát hiện nấm men, nấm mốc trong bơ, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm khác Môi trường PGA cũng được sử dụng để chuẩn bị nấm Aspergillus niger trong xét nghiệm Harmonised Microbial Limit Tests (enumeration test)

Vai trò của môi trường PGA: Potato Glucose Agar (PGA) chứa glucose như là nguồn carbonhydrate cho quá trình tăng trưởng, và dịch khoai tây cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của hầu hết các loại nấm Thạch là tác nhân làm đặc môi trường

Ngày đăng: 05/07/2024, 16:55

w