BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN KRAS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG KỸ THUẬT COLD-
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN KRAS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG KỸ THUẬT COLD-PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ DNA
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN KRAS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG KỸ THUẬT COLD-PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ DNA
NGUYỄN THỊ THU NGÂN MAI NGUYỄN THỤC DIỄM
Trang 3Mục lục
CHƯƠNG 1 GIỚI THỆU CHUNG 1
1.1 Giới thiệu về gen KRAS 1
1.2 Giới thiệu về phương pháp COLD-PCR 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ 3
2.1 Tổng quan 3
2.2 Đặt vấn đề 3
2.3 Đối tượng nghiên cứu 4
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1 Phương pháp phát hiện gen đột biến bằng COLD-PCR 5
3.2 Phương pháp giải trình tự DNA 6
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 7
4.1 Kết quả 7
4.2 Thảo luận 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4CHƯƠNG 1 GIỚI THỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu về gen KRAS
Đây là một loại đột biến gen khiến cho
việc truyền thông tin bị gián đoạn làm cho
các tế bào phân chia mất kiểm soát dẫn đến
hình thành các khối u trong cơ thể Các loại
ung thu do loại gen này gây lên như ung thư
phổi, ung thư mật, bệnh bạch cầu, ung thư
đại trực tràng,…
Gen KRAS nằm trên NST số 12, có
chức năng cung cấp hướng dẫn để tạo ra
protein K-RAS tham gia vào quá trình đường
truyền tín hiệu RAS/MAPK Những protein sau khi được tạo ra sẽ chuyển tiếp các tín hiệu từ bên ngoài tế bào đến nhân tế bào Những tín hiệu được chuyển tiếp sẽ hướng dẫn
tế bào phát triển, phân chia và thực hiện các chức năng biệt hóa của nó
Chức năng chính của gen KRAS là khả năng chuyển đổi các phân tử GTP thành GDP Các protein K-Ras sẽ hoạt động như một công tắc có thể được bật hoặc tắt bởi các phân tử GTP và GDP Để tín hiệu được truyền đi thì các protein K-ras (GTPase – đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân chia, biệt hóa tế bào và trong quá trình
tự hủy tế bào) trong quá trình phân phải được liên kết vào các phân tử GTP
1.2 Giới thiệu về phương pháp COLD-PCR
PCR thông thường sẽ khuếch đại cả các alen chính (wildtype) và alen phụ (đột biến) với hiệu quả như nhau, ngăn chặn khả năng dễ dàng phát hiện sự hiện diện của đột biến
PCR đồng khuếch đại ở nhiệt độ biến tính thấp hơn (COLD-PCR) là một cải tiến mới của phương pháp PCR thông thường nhằm khuếch đại có chọn lọc các alen thiểu
số từ hỗn hợp các trình tự kiểu tự nhiên (wildtype) và kiểu đột biến (mutant) bất kể loại đột biến hoặc vị trí đột biến
Phương pháp này dựa trên quan sát rằng có một nhiệt độ biến tính tới hạn (Tc) cho mỗi trình tự DNA, thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của nó (Tm) Hiệu suất khuếch đại PCR đối với trình tự DNA giảm đột ngột nếu nhiệt độ biến tính được đặt dưới mức Tc
Trang 52
của nó
Giải thích hình ảnh:
Bên trái- PCR tiêu chuẩn: tỷ lệ giữa trình tự tự nhiên và trình tự đột biến là 10:1,
ở Tc – nhiệt độ biến tính tiêu chuẩn (tính dự theo trình tự nu), quá trình PCR diễn ra bình thường Kết quả, tỷ lệ sau khuếch đại của phương pháp PCR tiêu chuẩn không đổi (10:1), khả năng phát hiện được đột biến gen KRAS thấp
Hình bên phải – PCR Lạnh: ban đầu, tỷ lệ giữa trình tự tự nhiên và đột biến là 10:1, Tc của COLD-PCR thấp hơn PCR tiêu chuẩn(co-amplification at lower
denaturation temperature PCR), tạo ưu thế cho đoạn trình tự đột biến (mong muốn) được
khuếch đại một cách chọn lọc => Kết quả, tỷ lệ thay đổi 1:1 do trình tự đoạn gen tự nhiên ngưng khuếch đại => Cải thiện khả năng phát hiện các đột biến gen KRAS chưa biết sớm hơn phương pháp PCR tiêu chuẩn gấp 10-100 lần
Trang 6CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1 Tổng quan
Theo Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,1/100.000 dân, đứng thứ sáu trong các bệnh ung thư, các phương pháp điều trị Ung thư đại trực tràng bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị
và trong đó có các kháng thể đơn dòng kháng thụ thể yếu tố tăng tăng trưởng biểu mô(EGFR)
2.2 Đặt vấn đề
Rối loạn các thụ thể tyrosine kinase, trong đó có thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu
mô (EGFR: epidermal growth factor receptor), thường gặp trong ung thư ở người, trở thành những đích nhắm phân tử hiệu quả trong điều trị Hoạt tính tyrosine kinase của EGFR đóng vai trò quan trọng trong điều khiển sự tăng sinh và sống còn của tế bào Trong utdtt, protein EGFR thường biểu hiện quá mức trên bề mặt tế bào, được coi là nguồn gốc khởi phát các tín hiệu tăng sinh tế bào quá độ trong khối u Ức chế hoạt tính tyrosine kinase của EGFR là một chiến lược điều trị thích hợp
Gen KRAS mã hóa cho một guanosine triphosphate GTPase vốn có hai trạng thái hoạt động (bất hoạt có gắn GDP và hoạt động có gắn GTP) KRAS có vai trò quan trọng trong việc khởi phát và tiến triển của một số ung thư như carcinom tuyến của đại tràng, phổi và tụy Khi đột biến sảy ra sẽ làm mất hoat tính ATPase và giữ phân tử Protein ở trạng thái gắn ATP liên tục, đẫn đến là các phân tử truyền tin hạ nguồn luôn hoạt động
để duy trì tín hiệu tăng sinh tế bào
Tại Việt Nam, kháng thể đơn dòng đã được chỉ định cho Ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến xa Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định tần suất đột biến tại condon 12 và 13 của gen KRAS ở bệnh nhân Ung thư đại trực tràng bằng kỹ thuật COLD-PCR (co-amplification at lower denaturation temperature) kết hợp giải trình tự DNA, giúp quyết định lựa chọn kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân một cách phù hợp
Kỹ thuật COLD PCR cho phép khuếch đại ưu thế dòng alen mang gen đột biến ngay cả khi chỉ có <1% tế bào mang đột biến trong mẫu khảo sát Trong kỹ thuật này, sau khoảng
10 chu kỳ luân nhiệt đầu tiên với kỹ thuật PCR chuẩn, người ta sử dụng nhiệt độ biến tính khoảng 80℃ - 90℃, đủ cho các mạch đôi dị hợp tử có mang đột biến trong sản
Trang 74
phẩm PCR duỗi ra để được ưu tiên khuếch đại
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành khảo sát đột biến gen KRAS cho những bệnh nhân UTDTT từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2013, bệnh nhân được chuẩn đoán xác định UTDTT bằng tiêu chuẩn giải phẫu bệnh tại bộ môn giải phẫu bệnh – đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(Quy trình chẩn đoán đột biến gen được thực hiện tại Trung tâm Y Sinh học Phân
tử, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.)
• Tách chiết genomic DNA
- Bệnh phẩm: mô vùi nến, hoặc vùng mô ung thư (bệnh phẩm phẫu thuật)
- Đánh dấu vùng mô ung thư và vùng mô lành xung quanh, rồi được cạo vào tube 1,5μL bằng lưỡi dao chuyên biệt (2-4 tiêu bản)
- DNA genomic được lý trích bằng bộ kit ReliaPrep FFPE gDNA Miniprep System
• Khuếch đại exon 2 của gen KRAS bằng kỹ thuật COLD-PCR
- Cặp mồi được thiết kế bằng phần mềm Oligo 4.1 dựa trên trình tự chuẩn của gen KRAS mang accession number NG_007524:
Primer F 5’ AGGCCTGCTGAAAATGACTGATA 3’
Primer R 5’ CTGTATCAAAGAATGGTCCTGCAC 3’
- Mỗi tube PCR có tổng thể tích 50μL, gác thành phần gồm PCR buffer, primer F, primer R, Taq Polymerase, 50-100ng genomic DNA
• Giai đoạn thực hiện theo chu kì luân nhiệt:
- Giai đoạn biến tính ban đầu 98℃ – 3phút, theo sau 10 chu kỳ gồm, biến tính ở 98℃ trong 10 giây, gắn mồi ở 60℃ trong 15 giây, tổng hợp chuỗi DNA ở 72℃ trong 40 giây
- Tiếp theo, phản ứng tổng hợp chuỗi DNA được thực hiện với 40 chu kỳ gồm 5 bước: biến tính ở 98℃ trong 10 giây, tái bắt cặp các sản phẩm PCR ở 70℃ trong 2 phút, phân tách các sản phẩm PCR ở 80℃ trong 10 giây, gắn mồi ở 60℃ trong 15 giây và tổng hợp chuỗi DNA ở 72℃ trong 40 giây
- Phản ứng kết thúc ở giai đoạn kéo dài sản phẩm ở 72℃ trong 5 phút Tinh sạch sản phẩm PCR
• Sản phẩm PCR được phát hiện bằng điện di trên thạch agarose 1.5% có thuốc nhuộm ethidium bromide và quan sát dưới màn soi gel Prỉngraph
Lưu ý: trong mỗi đợt thực nghiệm luôn có một tube chứng âm, genomic DNA được thay bằng nước cất đã dùng để pha mastermix
Trang 96
Sản phẩm PCR đã được tinh sạch sẽ được thực hiện phản ứng Cycle sequencing với BigDye Terminator Version 3.1 từ Applied Biosystems, theo 2 chiều xuôi và ngược Sản phẩm sau đó được kết tủa bằng ethanol, hoà tan trong Hi-Di formamide, biến tính
ở 95℃ trong 2 phút trước khi làm lạnh đột ngột Trình tự DNA được đọc bằng máy ABI
3130 Genetic Analyzer, với POP-7 polymer và capillary 50cm (Applied Biosystems, Mỹ) Kết quả được phân tích bằng phần mềm SeqScape
Trang 10CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả
KRAS đột biến đóng vai trò
quan trọng cả trong hình thành ung
thư cũng như sự đề kháng với điều trị
Đột biến KRAS thường tập trung tại
codon 12 và 13, có 14 kiểu đột biến
khác nhau được ghi nhận trên thế giới
Thường gặp nhất là các đột biến
Gly12Asp (tại vị trí nucleotid 35 exon
2, G bị biến đổi thành A, làm cho axit
amin glycin tại codon 12 bị biến thành
Asparatate) và Gly12Val của codon 12 và Gly13Asp (tại vị trí nucleotid 38 exon 2, G
bị biến đổi thành A, làm cho axit amin G tại codon 13 bị biến thành A) của codon 13 Kết quả nghiên cứu giúp ích cho việc xác định những bệnh nhân phù hợp cho chỉ định kháng thể đơn dòng, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế các bộ KIT chẩn đoán bằng ASO-PCR để phát hiện những đột biến gặp trên bệnh nhân Việt Nam
Trong tổng số trường hợp đã khảo sát, phát hiện số bệnh nhân mang gen đột biến KRAS chiếm tỷ lệ 35,8% Đặt biệt, phát hiện có 4 bệnh nhân mang đột biến ở cả hai codon 12 và 13 Bệnh nhân trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) cũng ít gặp đột biến gen KRAS hơn
so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi
Hình 2 Phân phối các đột biến gen KRAS
Trang 118
4.2 Thảo luận
Đột biến gen KRAS thường gặp trong UTDTT ở bệnh nhân Việt Nam Phát hiện đột biến gen KRAS bằng kỹ thuật COLD PCR kết hợp giải trình tự chuỗi DNA nên được thực hiện cho bệnh nhận muốn được điều trị bằng kháng thể đơn dòng cetuximab
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://chekco.com/gen-kras/
- https://doan.edu.vn/do-an/phat-hien-dot-bien-gen-kras-trong-ung-thu-dai-truc-trang-bang-ky-thuat-coldpcr-va-giai-trinh-tu-dna-52861/
- Zuo Z, Jabbar KJ COLD-PCR: Applications and Advantages Methods Mol Biol 2016;1392:17-25 doi: 10.1007/978-1-4939-3360-0_2 PMID: 26843042
- Li, J., Wang, L., Mamon, H et al Replacing PCR with COLD-PCR enriches variant DNA sequences and redefines the sensitivity of genetic testing Nat
Med 14, 579–584 (2008) https://doi.org/10.1038/nm1708
Diagnostics, 11:2, 159-169, DOI: 10.1586/erm.10.115