- Mục tiêu nghiên cứu: • Xác định vai trò và đặc điểm cơ bản của văn hóa dân tộc Việt Nam trong VHDN • Đánh giá tình hình vận dụng văn hóa dân tộc trong xây dựng và phát triển văn hóa tạ
Trang 1TRÌNH BÀY: NHÓM 1
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI
KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾGVHD: TS TRƯƠNG THỊ HƯƠNG XUÂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 31 GIỚI THIỆU
Trang 4Văn hóa dân tộc là nguồn đầu vào quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp (PGS TS Nguyễn Thu Linh, 2014)
Văn hóa dân tộc ảnh hưởng và quyết định quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp
- Mục tiêu nghiên cứu:
• Xác định vai trò và đặc điểm cơ bản của văn hóa dân tộc Việt Nam trong VHDN
• Đánh giá tình hình vận dụng văn hóa dân tộc trong xây dựng và phát triển văn hóa tại các DN Việt Nam hiện nay
• Đề xuất giải pháp nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
- Câu hỏi nghiên cứu:
• Vai trò của văn hóa dân tộc trong văn hóa doanh nghiệp?
• Các đặc điểm của văn hóa dân tộc Việt Nam là gì?
• Các giá trị văn hóa dân tộc được vận dụng như thế nào trong văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
Trang 52 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PPNC
Trang 62.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm văn hóa, văn hóa dân tộc và VHDN
Định nghĩa văn hóa của UNESSCO khá toàn diện và bao trùm các định nghĩa khác Tác giả lựa chọn cách tiếp cận của định nghĩa này và kết luận:
Văn hóa là một tập hợp của những đặc trưng về những giá trị vật chất và tinh thần được hình
thành trong đời sống xã hội của con người và nó chứa đựng các yếu tố văn học, nghệ thuật, các hệ
giá trị, quan điểm, niềm tin, lối sống, cách thức ứng xử, phong tục, tập quán
a Văn hóa
Trang 72.1.1 Khái niệm văn hóa, văn hóa dân tộc và VHDN
Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có nhưng sắc thái khác với nền văn hóa chung
của toàn xã hội Mỗi xã hội đều có những cộng đồng khác nhau, và mỗi cộng đồng nhỏ ấy đều có những mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy Những biểu hiện ấy được gọi là "tiểu văn hóa"
Văn hóa dân tộc là một tập hợp của những đặc trưng về những giá trị vật chất và tinh thần được hình
thành trong đời sống xã hội của con người ở một quốc gia và nó chứa đựng các yếu tố văn học, nghệ
thuật, các hệ giá trị, quan điểm, niềm tin, lối sống, cách thức ứng xử, phong tục, tập quán
b Tiểu văn hóa và văn hóa dân tộc
Trang 82.1.1 Khái niệm văn hóa, văn hóa dân tộc và VHDN
Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm.
c Văn hóa nhóm và văn hóa doanh nghiệp
Theo Nguyễn Mạnh Quân (2011), Giáo trình đạo đức kinh doanh và VHDN, NXB Lao động xã hội:
Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp của những đặc trưng về những giá trị vật chất và tinh thần
được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và nó chứa đựng các yếu
tố văn học, nghệ thuật, các hệ giá trị, quan điểm, niềm tin, lối sống, cách thức ứng xử, phong tục, tập quán Các yếu tố này sẽ chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
Trang 92.1.2 Vận dụng văn hóa dân tộc trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Quá trình hình thành VHDN là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong
đó có 3 yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất là:
• Văn hóa dân tộc
• Người lãnh đạo
• Sự đòi hỏi từ môi trường bên ngoài
Trong đó văn hóa dân tộc là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đầu tiên tới quá trình định hình văn hóa
của mỗi doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành văn hóa dân tộc cũng chính là các yếu tố cấu thành VHDN, tức là đều bao gồm các yếu tố vật chất và tinh thần được thể hiện thông qua: hệ tư tưởng, quan điểm và lối sống; phong tục tập quán; tín ngưỡng và tôn giáo; ngôn ngữ và văn học; nghệ thuật,…
Trang 102.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 113 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ
Trang 123.1 Kết quả nghiên cứu về tình hình phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
a Những đặc trưng chủ yếu của văn hóa dân tộc Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam có nền văn hóa phong phú, đa dạng trên tất cả các khía cạnh
• Hình thành sớm, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tạo tư tưởng yêu nước bao trùm mọi lĩnh vực
• Thể hiện qua các khía cạnh: phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc,
Thứ hai, mỗi vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng
• Do sự khác biệt về địa hình, khí hậu, phân bố dân tộc, dân cư
• Tuy nhiên có thể dẫn đến khó khăn trong giao lưu và phân biệt vùng miền
Thứ ba, xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
• Nền văn hóa bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa
• Biết sử dụng, Việt hóa các ảnh hưởng đó, làm giàu cho văn hóa dân tộc
Trang 13b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Tư tưởng, quan điểm và lối sống
Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thủy kéo dài đã tạo
ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam:
• Lối tư duy lưỡng hợp, tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm duy tính hơn là lý trí, ưa hình tượng hơn khái niệm nhưng uyển chuyển, linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi
• Lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với làng, đất nước
• Hành động theo xu hướng giải quyết dung hòa, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ và khôn khéo giỏi ứng biến
Trang 14b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Phong tục tập quán
-Ăn chắc mặc bền
• “Có thực mới vực được đạo”, “trời đánh còn tránh bữa ăn”
• Cách chế biến món ăn giàu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị
• Dùng chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thoáng, phù hợp với xứ nóng với các màu nâu, chàm, đen
• Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong) đến nhà tranh vách đất, chất liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão Các kiến trúc thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên
Trang 15b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Phong tục tập quán
- Phong tục hôn nhân, tang ma, lễ Tết, lễ hội của Việt Nam gắn với tính cộng đồng làng xã
• Hôn nhân không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà con đáp ứng quyền lợi của gia tộc, làng xã => Kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ nghi
• Tục lễ tang tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa không chỉ do gia đình mà còn có hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ
- Lễ hội, lễ Tết
• Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm
• Các Tết chính là Tết nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu,
• Mỗi vùng có lễ hội riêng, quan trọng nhất là lễ hội nông nghiệp, nghề nghiệp
• Lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, lễ hội tôn giáo và văn hóa
Trang 16b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Tín ngưỡng và tôn giáo
- Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ xưa gồm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và
tín ngưỡng sùng bái con người
• Tín ngưỡng phồn thực: Con người cần sinh sôi, mùa màng tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống
• Tín ngưỡng sùng bái con người phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành thứ tôn giáo của người Việt
- Tôn giáo: Phật giáo (Tiểu thừa), Thiên Chúa giáo, Nho giáo, Kitô giáo
Trang 17b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Trang 18b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Ngôn ngữ và văn học
- Văn học:
• Có hai thành phần: văn học dân gian và văn học viết
• Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng, có công lớn gìn giữ và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân
• Sáng tác nhân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao, với nhiều màu sắc các dân tộc Việt Nam
Trang 19b Đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân tộc chính ở Việt Nam
Nghệ thuật
- Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, thể
loại và làn điệu dân ca Việt Nam phong phú
Trang 203.1.1 Tình hình vận dụng những giá trị VHDT trong xây dựng và phát triển VHDN
Tư tưởng quản trị DN tại các DN Việt Nam hiện nay:
• Đầy tính nhân văn của cha ông ta tiếp tục được kế thừa và phát triển trong một thời đại mới trên cơ
sở kế thừa văn hóa Đông, Tây
Ví dụ nguyên lý: “dụng nhân như dụng mộc” của cha ông ta đã được đại chúng hoá
• Mang tính độc đáo khi dựa trên bản sắc văn hoá Việt Nam nên đảm bảo tính bền vững và tính hiện thực
Phương châm chủ đạo, xuyên suốt những hành động nhà quản trị DN: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Nhà quản trị cần nêu gương trong hành động, nói đi đôi với làm, là tấm gương về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
Vận dụng về hệ tư tưởng, quan điểm:
Trang 21• Tinh thần đoàn kết gắn bó của truyền thống dân tộc, được rất nhiều DN vận dụng trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN mình.
Ví dụ: Đoàn kết & lan tỏa sức mạnh” được công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC xác định là
chiến lược lâu dài với các đối tác nội bộ và bên ngoài của SMC
• Tinh thần đoàn kết dân tộc, lối sống nhân đạo, nhân nghĩa không chỉ được phát huy trong hoạt động kinh doanh của DN mà còn được các DN phát huy trong việc thực hiện các chương trình từ thiện, tình nghĩa vì cộng đồng xã hội
Ví dụ: tinh thần “tương thân tương ái” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức quyên góp ủng
hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra số tiền 500 triệu đồng
• Một số công ty lớn còn ban hành thành những bộ quy tắc ứng xử để làm nền tảng đạo đức và thực hiện trách nhiệm xã hội của DN
Ví dụ: Vinamilk xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho DN của mình
Vận dụng lối sống, cách thức ứng xử về hệ tư tưởng, quan điểm:
Trang 22• Về văn hóa ẩm thực: coi trọng bữa ăn tập thể và gia đình
=> nhiều công ty xây dựng phòng ăn và cung cấp bữa ăn trưa tại công ty cho người lao động và bữa tối để người lao động về ăn cùng gia đình
• Về trang phục: phát huy truyền thống làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo.
=> các công ty đều khuyến khích hoặc quy định trang phục tại công ty cần phù hợp với thuần phong mỹ tục nhưng đảm bảo được tính thẩm mỹ và hiện đại
• Về kiến trúc công ty: công ty Việt Nam đều quan tâm đến phong thủy trong việc trang bài hệ thống
tòa nhà, văn phòng và các kiến trúc khác
=> các kiến trúc dân tộc được các DN phát huy là cố gắng thiết kế kiến trúc hoà với thiên nhiên, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của con người với thiên nhiên
Vận dụng phong tục tập quán:
Trang 23• Về các phong tục hôn nhân, tang ma: cho phép người lao động được nghỉ làm có những khoản phúc lợi
hỗ trợ khi gia đình có hỷ, có tang ma hoặc khi gặp khó khăn
• Về phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lễ hội: các DN cũng tạo điều kiện để người lao động tham
gia để làm giàu đời sống tinh thần của họ chẳng hạn như cho nghỉ Tết dài ngày, tổ chức du xuân tại các đền chùa, lễ hội; tổ chức các ngày hội truyền thống
Vận dụng phong tục tập quán:
Trang 24• Phát huy nét đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt: Vốn từ cụ thể, phong phú, giàu âm sắc hình ảnh, nhịp nhàng, sống động, thiên về biểu trưng, biểu cảm => các DN thiết lập cơ chế giao tiếp mềm dẻo, linh hoạt tại nơi làm việc.
• DN còn xây dựng các tập san nội bộ, kể về những tấm gương sáng, điển hình trong công ty, tập đoàn với những câu chuyện bằng ngôn ngữ đời thường, dí dỏm nên rất thu hút người lao động
Ví dụ: website nội san “Ngôi nhà Vingroup” của tập đoàn Vingroup.
• Về giá trị văn học, thơ ca, ca múa nhạc: khuyến khích người lao động thể hiện tài năng thơ ca, văn học, hội họa của mình để làm giàu “bữa ăn tinh thần” nơi làm việc, tổ chức các cuộc thi tài năng
Ví dụ: hàng năm ngân hàng Agribank đều triển khai Hội thi “Cán bộ Agribank Tài Năng – Thanh Lịch” và được người lao động đánh giá cao và tích cực tham gia.
• Về giá trị hội họa, phát huy tính biểu quan của DN kèm theo nội dung của khẩu hiệu của DN
Ví dụ: Logo Viettel và khẩu hiệu: Theo cách của bạn
Vận dụng ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật:
Trang 253.2 Đánh giá về tình hình vận dụng những giá trị VHDT trong xây dựng và phát triển VHDN tại
VN hiện nay
Tích cực
• Những đặc điểm của văn hóa dân tộc được thể hiện rất rõ nét trong văn hóa của nhiều DN Việt Nam
• Các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trên tất cả các khía cạnh về hệ tư tưởng, quan điểm, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo, ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật của dân tộc được đưa vào trong sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, quan điểm, niềm tin, phong cách quản trị, cách thức xử, của các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 263.2 Đánh giá về tình hình vận dụng những giá trị VNDT trong xây dựng và phát triển VHDN tại
• Có tâm nhìn ngắn hạn, chạy theo lợi ích trước mắt
• Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, không thực hiện trách nhiệm xã hội, tư tưởng sản xuất manh mún, thiếu ý chí vươn lên,
Trang 274 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý GIẢI PHÁP
Trang 28KẾT LUẬN
• Có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đưa các giá trị tốt đẹp của VHDT trong VHDN song cũng có nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc này
• Việc vận dụng những giá trị tốt đẹp của VHDT Việt Nam và xây dựng và phát triển văn hóa tại các DN là một việc làm cần thiết để đảm bảo tạo ra một nền văn hóa mạnh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trang 29GIẢI PHÁP
• Đổi mới nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam
• Lựa chọn những giá trị văn hóa tốt đẹp phù hợp để hình thành một hệ thống các chuẩn mực và giá trị của DN mang bản sắc Việt Nam nhưng mang đậm dấu ấn của DN
• Linh hoạt trong vận dụng VHDT trong văn hóa DN
• DN cần kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng và phát triển VHDN
• Gắn liền việc xây dựng văn hóa DN với quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của DN
Trang 30CẢM ƠN CÔ VÀ
CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!