Đã từ lâu, Quản Bạ được du khách biết đến bởi sự hùng vĩ của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm với độ cao trung bình từ 900 đến 180
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng, bao gồm hệ thống hóa khái niệm, các phát hiện nghiên cứu liên quan về du lịch cộng đồng, du lịch Homestay, đặc điểm, thực trạng, định hướng phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng.
Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang phát triển nhanh và bền vững
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục ảnh, bảng biểu minh họa, nội dung Luận văn được chia làm 3 chương:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái ni ệ m có liên quan đế n du l ị ch và du l ị ch c ộ ng đồ ng 1.1.1.1 Du lịch
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch đã hình thành từ khá sớm và phát triển khá nhanh, tuy nhiên cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau và cũng có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch
Khái niệm chính thức về du lịch được chính thức ghi nhận tại Anh từ năm 1811, đó là: Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí, ở đây sự giải trí là động cơ chính
Tạp chí Quốc tế về Du lịch cho rằng: Du lịch là hoạt động của con người nhằm thực hiện một loại hình du lịch, là một ngành liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Du lịch là chuyến đi mà một mặt con người để lại
Với mục tiêu được chọn trước và cái còn lại là công cụ đáp ứng nhu cầu của họ
Luật Du lịch Việt Nam (2017) sử dụng định nghĩa rằng: du lịch là hoạt động liên quan đến việc tham quan bên ngoài địa điểm thường không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí , tìm hiểu, tìm kiếm tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác
Dưới góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, phục vụ nhu cầu du lịch, vui chơi, giải trí, có thể kết hợp với y tế, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Vì vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo, phức tạp, mang tính đặc thù và có nội dung văn hóa sâu sắc
Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch được phát triển khá đa dạng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể áp dụng các cách phân loại các hoạt động du lịch khác nhau
+ Căn cứ theo mục đích chuyến đi thì có các loại hình du lịch sau đây:
- Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hóa- lịch sử - Du lịch tham quan, khám phá
- Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition-Event: Hội họp; khen thưởng; hội thảo; triển lãm-sự kiện)
+ Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động có thể phân thành:
- Du lịch ra nước ngoài (outbound) - Du lịch vào trong nước (inbount) - Du lịch nội địa (Domestic
+ Căn cứ vào nền tảng tài nguyên cho du lịch, có thể phân thành:
- Du lịch cộng đồng là du lịch được phát triển dựa trên các giá trị văn hóa của cộng đồng, được quản lý, khai thác và hưởng lợi từ cộng đồng địa phương
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng địa phương, kết hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại (Phạm Thị Hồng Cúc, 2016)
Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 cũng sử dụng cách phân loại này
Tài nguyên du lịch được coi là tiền đề để phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể các tiềm năng về tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng có thể sử dụng cho phát triển các hoạt động du lịch
Những tiềm năng này có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhận thức của con người về các tài nguyên du lịch càng ngày càng đầy đủ hơn, ý thức về việc bảo tồn, bảo vệ các tài nguyên du lịch ngày càng được quan tâm hơn
1.1.1.3 Các sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho rằng sản phẩm du lịch là sự tổng hòa của 3 nhóm yếu tố: tài nguyên du lịch; hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; và các hệ thống dịch vụ, quản lý vận hành
Sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt trong phát triển du lịch, tạo dấu ấn, hình ảnh của từng nguồn du lịch, từng địa phương, từng vùng và từng quốc gia
Sản phẩm du lịch được tạo ra trên cơ sở kết hợp các giá trị của tài nguyên du lịch, điều kiện của cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống dịch vụ và đáp ứng các điểm tham quan du lịch
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặ c đ i ể m t ự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Quản Bạ nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 46 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 300 km, trên địa bàn có 5 xã biên giới (Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng Vài và Tả Ván) với trên 53 km chiều dài đường biên giới với nước bạn Trung Quốc Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc;
- Phía Đông giáp huyện Yên Minh;
- Phía Nam giáp huyện Vị Xuyên
Hình 2.1 Vị trí địa lý huyện Quản Bạ trong tỉnh Hà Giang
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 54.223,75 ha, gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó thị trấn Tam Sơn là trung tâm huyện Huyện Quản Bạ có trục đường Quốc lộ 4C chạy qua và các thế mạnh như tài nguyên đất rất lớn, tài nguyên rừng phong phú Đây là cơ sở chính để huyện Quản Bạ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giao lưu hàng hoá với các huyện lân cận trong tỉnh và với nước bạn Trung Quốc
Huyện Quản Bạ nằm trên cao nguyên đá vôi Đồng Văn Địa hình huyện Quản Bạ có thể chia làm 4 loại sau:
- Địa hình núi cao: phân bố ở các xã Nghĩa Thuận, xã Cao Mã Pờ, xã Tùng Vài, xã Tả Ván, xã Bát Đại Sơn với độ cao trung bình từ 900 - 1.800 m Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc phần lớn trên 25 0 , nhiều nơi có đá mẹ lộ đầu thành cụm
- Địa hình núi thấp: Phân bố chủ yếu tại các xã Quyết Tiến, xã Đông Hà, xã Quản Bạ, xã Thanh Vân với độ cao trung bình dưới 900 m Địa hình chia cắt mạnh, nhiều khu vực có độ dốc trên 25 0 , một số khu vực có địa hình chia cắt yếu, độ dốc dưới 25 0
- Địa hình thung lũng: phân bố chủ yếu dọc sông Miện thuộc địa bàn các xã Đông Hà, xã Lùng Tám, xã Tùng Vài, xã Quản Bạ, xã Thái An, thị trấn Tam Sơn được tạo bởi xung quanh là các núi cao thấp khác nhau Loại địa hình này tương đối bằng phẳng
Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
2.1.1.3 Khí hậu và thủy văn
Huyện Quản Bạ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc, với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các khu vực khác thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 15,7ºC, nhiệt độ cao nhất trung bình năm 19,7ºC và nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 13ºC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 30,5ºC và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5- 6ºC
- Độ ẩm: Bình quân năm 84%, số giờ nắng trung bình năm 1.407 giờ và số ngày có sương mù năm từ 43 - 58 ngày
- Lượng mưa: Bình quân/năm 1.745 mm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 Do địa hình dốc, đá vôi nên khả năng giữ nước rất hạn chế, nguồn nước mặt rất khan hiếm
- Trên địa bàn huyện có 01 sông lớn là sông Miện với chiều dài khoảng 40 km, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua các xã Bát Đại Sơn, xã Cán Tỷ, xã Lùng Tám, xã Đông Hà, xã Thái An Đây là nguồn nước chủ yếu và rất quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện
- Bên cạnh đó trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ phân bổ khắp các xã trên địa bàn huyện như suối Cao Mã, suối Tà Cả, suối Sán Trồ, suối Lao Chải, suối Cốc Méo Đặc điểm chung là ngắn, độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lưu lượng nước thay đổi theo mùa
- Về chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ mưa và chia thành 02 mùa rõ rệt mùa lũ và mùa khô Về mùa lũ mực nước tại sông Miện và các suối dâng cao có thể gây ra lũ; về mùa khô mực nước xuống thấp, tại các suối nhỏ có đoạn bị khô hạn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
2.1.1.4 Đặc điểm đất đai, tài nguyên của huyện Quản Bạ
- Huyện Quản Bạ có tổng diện tích tự nhiên là: 54.223,75 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 82,16 % tổng diện tích của huyện
Cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2022 được nêu trên bảng 2.1
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Quản Bạ (năm 2022)
STT Loại đất Mã Diện tích
1 Đất nông nghiệp NNP 44.551,98 82,16 a Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.285,98 20,81 b Đất lâm nghiệp CLN 395,56 0,73 c Đất nuôi trồng thủy sản NTS 41,64 0,07
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.933,76 3,6 a Đất ở OTC 642,58 1,2 b Đất chuyên dùng CDG 904,55 1,7 c Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 36,84 0,07 d Đất sông suối và mặt nước SMN 335,6 0,62 e Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,25 0,0005
3 Đất chưa sử dụng CSD 7.738,01 14,30
Tổng diện tích tự nhiên 54.223,75
(Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Quản Bạ ) Đất lâm nghiệp của huyện có 395.56 ha, chiếm tới 0,72 % tổng diện tích tự nhiên Trên diện tích này có hơn một nửa là diện tích rừng tự nhiên, trong đó vùng rừng tự nhiên quan trọng nhất của huyện là Khu rừng đặc dụng của BQL rừng đặc dụng Bát Đại Sơn nơi có rất nhiều tiềm năng về du lịch cộng đồng, sinh thái và nghỉ dưỡng Đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 11285.98 ha,chiếm 20,81 % tổng diện tích, trong đó diện tích trồng lúa nước chỉ vào khoảng 3,20 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: TT Tam Sơn, Quản Bạ, Tùng Vài, Đông Hà, Quyết Tiến, Lùng Tám Đất chưa sử dụng của huyện còn 7738.01 ha (chiếm 14,27%), chủ yếu là đất trống đồi núi trọc ở các vị trí sâu, xa khó tiếp cận và canh tác
Quản Bạ từ lâu đã khá nổi tiếng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác cho du lịch như:
- Hệ thống các hang động, thác nước, thung lũng - Các khu rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh
2.1.2 Đặ c đ i ể m kinh t ế - Xã h ộ i 2.1.2.1 Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của huyện Quản Bạ
Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Quản Bạ có bước tăng trưởng khá, các chỉ tiêu phát tiển kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; các chính sách an sinh xã hội, đền ơn, đáp nghĩa được các cấp đảng, chính quyền quan tâm triển khai và thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm sau đào tạo tiếp tục được quan tâm thực hiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư
Trong giai đoạn 2020-2022, sự biến động về giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành cơ bản của huyện được nêu trên bảng 2.2
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Quản Bạ giai đoạn 2020-2022
TT Chỉ tiêu ĐVT 2020 2021 2022 Tốc độ
PTBQ (%) I Giá trị sản xuất Tỷ đồng 1.541 1.642 1.521 99,6
1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 701 742 780 105,5 2 Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 510 535 413 91 3 Thương mại dịch vụ Tỷ đồng 330 365 328 100,2
II Cơ cấu giá trị SX % 100 100 100 100
(Nguồn: Chi cục Thống kê Quản Bạ -Hà Giang)
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu kết hợp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn 150 hộ làm lao động cộng đồng; 100 khách du lịch đến Quản Bạ; 10 cán bộ huyện và xã phụ trách du lịch; 5 điểm phục vụ du lịch tại huyện
- Xử dụng thang đo Lirket
2.4 Tóm l ượ c các k ế t qu ả nghiên c ứ u đ ã đạ t đượ c Đề tài đã đạt được các kết quả: Đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quản Bạ là rất đa dạng và phong phú Cả về cảnh sắc thiên nhiên và văn hoá dân tộc; Đánh giá được các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải của DLCĐ tại huyện Quản Bạ: Cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch cộng đồng; chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là thị trường khách du lịch ở tầm trung và cao cấp Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch chưa được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng; Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCĐ tại huyện đó là: Tài nguyên du lịch cộng đồng tại địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch
Nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang” có một số kết luận sau:
Thứ nhất, về tiềm năng du lịch cộng đồng ở Quản Bạ rất đa dạng và phong phú, cả về cảnh sắc thiên nhiên cũng như bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Quản Bạ là địa phương được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng Huyện có một môi trường trong sạch, khí hậu quanh năm mát mẻ được ví như Sa Pa thứ 2 của miền Bắc Việt Nam Quản Bạ đã giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày để cùng kết hợp phát triển du lịch
Thứ hai, Việc phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng tại Quản
Bạ cũng đang đối diện không ít khó khăn, vướng mắc: Cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn; chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu
Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch chưa được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng
Thứ ba, đề tài đã chỉ ra 2 nhóm yếu tố tác động đến phát triển DLCĐ tại huyện Quản Bạ đó là: Tài nguyên du lịch cộng đồng tại địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch
Thứ tư, đề tài đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp nhằm tăng cường phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
2.6 Khuy ế n ngh ị chính sách Để tiếp tục phát huy hiệu quả thế mạnh, loại hình du lịch nông thôn, cộng đồng, thiết nghĩ các cơ quan có liên quan cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện chương trình, nghị quyết về phát triển du lịch, nhất là Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh khóa XVII về đột phá trong lĩnh vực du lịch
Người hướng dẫn khoa học
(Họ, tên và chữ ký)
(Họ, tên và chữ ký) Đỗ Quang D ũ ng
1.1 Full name of author: Đỗ Quang Dũng
1.2 Tittle: Development of community tourism in Quản Bạ district, Hà Giang province
1.3 Major: Rural Development Code: 8.62.01.16 1.4 Academic supervisor: Dr Hà Quang Trung
1.5 Academic institute: School of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University
2 Abstract content 2.1 Reasons for choosing the topic:
Along with the general development and direction of tourism in Hà Giang province, Quản Bạ district has also made significant progress Quản Bạ has long been known for its majestic global geological park, Đồng Văn stone plateau, fresh and cool climate throughout the year with an average altitude ranging from 900 to 1800 meters above sea level In addition, Quản Bạ is also a famous area for folk culture and traditional festivals that carry the essence of ethnic culture With such potential, Quản Bạ has all the favorable conditions to develop ecological, resort, and community tourism to explore the cultural identity of ethnic communities in the district
Despite the call and attraction for investment in tourism development by the central and provincial authorities, there have been some eco-tourism sites established in the district, such as H'Mông Vilage resort in Cán Tỷ commune, Đông Hà; Cổng thành Cán Tỷ ecotourism site; Thạch Sơn Thần resting point, Bình An Temple in Quyết Tiến commune; Khố Mỷ Cave in Tùng vài commune, Lùng Khúy Cave in Quản Bạ commune; Núi đôi (Fairy Mountain) in Tam Sơn town; community cultural tourism village in Nặm Đăm hamlet, Quản Bạ commune However, in recent times, tourism activities in the district have not shown significant changes and development to match its existing potential There are still certain limitations, such as spontaneous and small- scale tourism activities, lack of comprehensive and adequate infrastructure, low economic and social efficiency of tourism for the community, among others
The main reason for these issues is the lack of an overall development direction for tourism in Quản Bạ, which hinders its development
Based on the current situation and practical requirements, it is necessary to accurately assess the current development of community tourism in the district, identify existing issues, causes, and propose key solutions to enhance the management, investment attraction, and effective exploitation of tourism potential Understanding these issues deeply, the author chose the topic
"Development of community tourism in Qu ả n B ạ district, Hà Giang province" for their master's thesis
- Systematize the theoretical and practical basis for community tourism development
- Evaluate the current situation of community tourism development in Quản Bạ district, Hà Giang province
- Propose key solutions to enhance community tourism development in the district
- Survey method with sample selection combined with in-depth interviews:
Interview 150 households engaged in community labor; interview 100 tourists visiting Quản Bạ; interview 10 district and commune officials in charge of tourism; survey 5 tourism service points in the district
The thesis has achieved the following results Assessing the diverse and abundant potential for community tourism development in Quản Bạ district, including natural landscapes and ethnic cultural characteristics Identifying difficulties and obstacles faced by community-based tourism in Quản Bạ district, such as inadequate transportation infrastructure, limited attraction of investment for community tourism development, and inadequate quality of service products, especially for middle and high-end tourist markets There are two groups of factors that impact community tourism development in the district: local community tourism resources and the participation of the community in tourism development
The research topic "Development of community tourism in Quản Bạ district, Hà Giang province" has the following conclusions:
Firstly, the potential for community tourism in Quan Ba is very diverse and abundant, both in terms of natural landscapes and the cultural identity of the ethnic people Quan Ba is a locality blessed with majestic and poetic landscapes The district has a clean environment and a cool climate all year round, often compared to the second Sa Pa of Northern Vietnam Quan Ba has preserved and promoted the cultural identity of the Mong, Dao, and Tay ethnic groups to combine with tourism development
Secondly, the development of rural tourism and community tourism in
Quan Ba is also facing many difficulties and challenges: The transportation infrastructure is still inadequate, and the quality of service products has not met the demand The human resources working in the tourism sector have not been given enough attention and investment to improve their quality
Thirdly, the research topic has identified two groups of factors influencing the development of community-based tourism in Quan Ba district:
Local community tourism resources and the participation of the community in tourism development
Fourthly, the research topic proposed six groups of solutions to enhance the development of community tourism in Quan Ba district, Ha Giang province
To further leverage the strengths of rural and community-based tourism, relevant agencies should continue implementing various solutions, including strengthening the leadership of party committees and local authorities in the implementation of programs and resolutions on tourism development, especially the Politburo's resolution on developing tourism as a spearhead economic sector and the provincial Party Committee's resolution in the 17th tenure on breakthroughs in the tourism field
(Full name and signature) Đỗ Quang Dũng ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Ở nhiều quốc gia trên thế giới, Du lịch và các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội Nhiều du khách đến các quốc gia khác không chỉ để ngắm cảnh đẹp mà còn để tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán của người dân vùng đất mà họ đặt chân đến Họ muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân địa phương để có cái nhìn khách quan hơn về các nền văn hóa khác, từ đó góp phần bảo vệ những giá trị nhân văn cao cả này Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu nhập to lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với đất nước chúng ta, tạo ra các mối quan hệ kinh tế, văn hóa trên thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật và lan rộng hơn thế giới Trong quá trình này, Du lịch cộng đồng được quan tâm phát triển đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho những vùng quê xa xôi hẻo lánh, từ khía cạnh kinh tế đến xã hội, môi trường và đặc biệt còn góp phần bảo về và phát huy bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân cư địa phương.Với ưu thế về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, vừa nhằm bổ sung thêm một loại hình du lịch mới, thu hút khách du lịch đến Việt Nam, vừa nhằm góp phần bảo tồn những nét giá trị tự nhiên, văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân tại những vùng đất có du lịch
Quản Bạ là miền đất hội tụ đầy đủ những yếu tố tự nhiên và văn hoá đặc sắc để phát triển du lịch Nói đến Quản Bạ người ta nhớ ngay đến Núi đôi (Núi cô tiên); Động Lùng Khúy, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ) của cộng đồng người dân tộc Dao với loại hình du lịch Homestay rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như là một mẫu hình tiêu biểu của du lịch cộng đồng tại Hà Giang
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Quản Bạ
3.1.1 Ti ề m n ă ng du l ị ch c ộ ng đồ ng c ủ a huy ệ n Qu ả n B ạ 3.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Quản Bạ là địa phương được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng Do kiến tạo của vỏ trái đất đã hình thành nhiều diện mạo địa chất độc đáo như hang Khố Mỷ (Tùng Vài), dòng sông Miện (Cán Tỷ), thác Suối Tiên (Thái An), Miền Đá (Quyết Tiến); với các dãy núi đá vôi xen với núi đất nguyên sinh như núi Ba Tiên (Thái An), Núi Đôi (thị trấn Tam Sơn), đặc biệt huyện được tận hưởng một môi trường trong sạch, khí hậu quanh năm mát mẻ được ví như Sa Pa thứ 2 của miền Bắc Việt Nam
Cổng trời Quản Bạ là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà
Giang Đây được ví như là ranh giới giữa trời và đất Từ cổng trời, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với núi rừng bao la, những thửa ruộng bậc thang xanh ngắt và thung lũng tam giác mạch khi mùa về
Núi Đôi Quản Bạ hay còn có tên gọi khác là núi Cô Tiên Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa
Bát Đại Sơn: Đây là xã vùng biên của tỉnh Hà Giang và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao, Mông Bát Đại Sơn gắn liền với truyền thuyết về Sơn Tinh dùng sức mạnh của mình để nâng 8 ngọn núi ngăn Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống của người dân nơi đây
Hang Khố Mỷ, nổi tiếng với những cột thạch nhũ, những phiến đá vôi hàng trăm năm tuổi, hang Khố Mỷ luôn có một sức hút đặc biệt với du khách khi ghé thăm Hệ thống hang như một hệ sinh thái thu nhỏ nếu được tận mắt chứng kiến những tạo hoá kì vĩ của thiên nhiên này bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời và vô cùng thích thú
Hang Lùng Khúy tọa lạc tại thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản
Bạ Cách thị trấn Tam Sơn gần 10 km Lùng Khúy hay còn gọi là Cao nguyên Đệ nhất động, hang động đẹp nhất cao nguyên đá Đồng Văn Nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng cảnh đẹp hùng vĩ mà mang nhiều nét quyến rũ làm nao lòng người Hang Lùng Khúy tọa lạc tại thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ Với chiều dài hang hơn 300 m; Hang Lùng Khúy là một hang động còn rất nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy, hình thù lạ mắt; Kích thích trí tưởng tượng của du khách Từ chân núi, du khách đi bộ khoảng 1km để lên đến cửa động Nhiệt độ trong động chừng 18 độ C, nên ngay khi đến cửa, du khách không còn thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục khám phá ngay bởi một luồng khí mát từ trong tỏa ra Trong động có vô vàn thạch nhũ được kiến tạo trong hàng trăm triệu năm, từ trần hang rủ xuống, từ dưới đất nhô lên với nhiều hình thù kỳ thú, tuyệt đẹp Nơi đây thạch nhũ được pha với thạch anh nên dưới ánh đèn tạo thành những ánh hào quang kỳ ảo Suốt chiều dài hơn 300m; Động Lùng Khúy cho ta khám phá sự nguyên sơ, tráng lệ, không khác gì những hoàng cung lộng lẫy trong lòng đất Trên chiều dài khám phá ấy ta bắt gặp nhiều khối thạch nhũ kỳ lạ với nhiều hình thù khác nhau, tha hồ cho du khách tưởng tượng, liên tưởng đến các con vật, ao hồ, bể chứa nước Những hình thù đó đều do thạch nhũ tạo nên trên vách động hoặc dưới nền đất đá Nhiều chỗ thạch nhũ vẫn đang được tạo nên bởi những giọt nước rỉ nhỏ một cách bền bỉ từ trần động xuống
Hang Lùng Khúy xứng đáng với tên gọi “Đệ nhất động” trên cao nguyên đá;
Hứa hẹn là điểm dừng chân hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến với huyện Quản Bạ Nếu du khách muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, nơi vùng cao Quản Bạ thì không thể bỏ qua nơi cổng thành Cán Tỷ và rừng nghiến Cán Tỷ Đến nơi đây không chỉ là một địa điểm check in đẹp mà còn là nơi gắn liền với những di tích lịch sử, những câu chuyện, những dấu mốc lịch sử Trải qua bao nhiêu năm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn thu hút được đông dảo khách du lịch về thăm quan
Ngoài ra còn có một số địa điểm du lịch khác như: Cây cô đơn, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao thôn Trúc Sơn, Hợp tác xã dệt lanh truyền thống Hợp Tiến, xã Cao Mã Pờ…
3.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Cùng với 14 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng, tạo nên một di sản văn hóa đặc sắc, không giống nhau mà nơi nào cũng có, như lễ hội pháo hoa, cấp bậc, tình yêu của người Mông bài hát bộ tộc Dao; Sau đó hát với bài hát của bộ tộc Thái; Ngoài ra, Quảng Bá còn có các sản phẩm nổi tiếng như: rượu ngô, dầu mè không hạt, dứa muối, Chatong Wai, gốm Loong Tam, cùng các sản phẩm văn hóa truyền thống như: gốm, kẹo, sáo Từ tay nghề, kỹ năng của người dân các làng quê trong thành phố, v.v., đó chính là tiềm năng, khả năng có thể đóng góp lớn, làm cơ sở để Quản Bạ phát triển du lịch bền vững Để khai tác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huyện Quản Bạ đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và các sản phẩm du lịch, dịch vụ có chất lượng cao, có thương hiệu; Tổ chức các sự kiện văn hoá, du lịch nhằm tăng nhanh lượng khách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch Phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao tính liên kết, phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu xây dựng Quản Bạ trở thành trung tâm du lịch của vùng Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Làng văn hóa du lịch Mông là nơi có phong cảnh tự nhiên đẹp với rừng đá nằm trong vùng di sản địa chất Du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng có thể ngắm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, ở trong nhà trình tường truyền thống của người Mông và trải nghiệm văn hóa vùng cao nơi đây
Làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao Điểm nhấn của ngôi làng phải kể đến là những ngôi nhà sàn được lợp bằng lá vô cùng đơn sơ được khách du lịch yêu thích Ngày nay nhiều hộ gia đình đã tận dụng những ngôi nhà này để làm là homestay và phát triển du lịch Đặc biệt, khi đến đây bạn sẽ được tìm hiểu về những nghi lễ truyền thống có từ lâu đời như: lễ cầu mùa, lễ cúng cơm mới, lễ cấp sắc… Đến với Quản Bạ phải nói đến loại hình du lịch cộng đồng Homestay dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương Những năm gần đây, loại hình du lịch homestay ở Quản Bạ khá phát triển và bước đầu đã đem lại thành công
Những ngôi nhà sàn to, bề thế được lát gỗ dày và sạch sẽ Mái nhà lợp lá cọ, trên những hàng cột được lắp bóng điện trang trí khéo léo Tầng một của nhà sàn được thiết kế các bàn cho khách ngồi ăn uống, ngắm cảnh thiên nhiên, được trang trí bằng những vật dụng độc đáo, mang dáng dấp truyền thống của người Dao Tất cả những vật dụng nhỏ nhất của ngôi nhà đều tạo ra vẻ hài hòa với không gian của miền cao núi đá Đặc biệt, nhà sàn có tổ chức hoạt động văn hóa bản để du khách đến nghỉ tại đây được thưởng thức văn hóa dân tộc bản địa như: hát lửa trại, nhảy sạp, diễn văn nghệ cấp sắc Điểm nhấn của du lịch Homestay chính là những khu vườn quanh nhà, đây là nơi lý tưởng để du khách thả hồn vào thiên nhiên, đất trời, tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành, mát mẻ Khu vườn rộng rãi cũng là nơi thích hợp tổ chức các trò chơi vận động của các đoàn khách tập thể Đến nay, xã Quản Bạ đã có nhiều gia đình người Dao tiếp tục triển khai làm du lịch cộng đồng (homestay), đưa kinh tế thôn bản phát triển theo hướng bền vững, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc
Thổ cẩm Lùng Tám: dệt thổ cẩm lanh Lùng Tám và Cán Tỷ trong các tour du lịch đến Hà Giang, thì HTX dệt thổ cẩm Lùng Tám và Cán Tỷ không chỉ nổi tiếng là một địa điểm lý tưởng thu hút du khách Và ở mỗi tấm vải được trang trí các đường nét hoa văn truyền thống, những hình ảnh mang đậm nét màu sắc, gần gũi với con người dân miền núi Đặc biệt, là họa tiết truyền thống của người dân tộc Mông trên vùng cao nguyên địa chất Hà Giang Tại đây, du khách có thể trực tiếp mặc các trang phục truyền thống, mặc áo, đội khăn, đeo túi, vòng bạc
Chợ phiên Quyết Tiến là một điểm đến thú vị mà bạn nên ghé qua Chợ phiên Quyết Tiến họp vào sáng thứ 7 hàng tuần từ lúc trời còn chưa sang hẳn, khi màn sương sớm còn bao phủ những dãy núi, trong ánh nắng sớm nhẹ nhàng đồng bào dân tộc nơi đây đã nô nức váy áo xuống chợ và mang theo những sản vật của núi rừng để trao đổi, mua bán
3.1.2 Th ự c tr ạ ng phát tri ể n du l ị ch c ộ ng đồ ng trên đị a bàn huy ệ n Qu ả n B ạ 3.1.2.1 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của huyện Quản Bạ
Những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển và đã đạt được những kết quả quá quan trọng Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên Hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch được quan tâm đầu tư Một sổ khu, điểm du lịch đã được hình thành, các làng văn hóa du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả Kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng 3.1:
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
3.3.1 Tài nguyên v ề du l ị ch c ộ ng đồ ng c ủ a đị a ph ươ ng
Mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đây chính là những điều thu hút du khách muốn đến du lịch tại Quản Bạ
Bảng 3.18 Đánh giá của du khách về tài nguyên DLCD tại địa phương
1 Mức độ đa dạng của TNDL 2 5 3,46 khá
2 Mức độ độc đáo của TNDL 2 5 3,62 khá
3 Tính bản sắc của văn hóa 2 5 4,24 Tốt
4 Mức độ hấp dẫn của các TNDL 2 5 4,24 Tốt
5 Tính dễ tiếp cận của TNDL 2 4 3,20 Trung bình
6 Phong cảnh thiên nhiên đẹp 3 4 4,62 Tốt
7 Văn hoá dân tộc giàu bản chất 3 4 4,62 Tốt
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2023)
Qua khảo sát 100 du khách, số phiếu thu về được 80 thì số lượng du khách quay trở lại Quản Bạ lần thứ 2 trở đi là 38%, số lượng khách muốn giới thiệu với gia đình và bạn bè về du lịch cộng đồng Quản Bạ là 72%
Mức thang đo trung bình về đánh giá tài nguyên du lịch cộng đồng tại địa phương đều đạt mức tốt Du khách bị cuốn hút bởi vẻ đẹp từ các tiềm năng du lịch của địa phương, điều này cũng chính là động lực cho du khách quay trở lại tham quan và giới thiệu du lịch Quản Bạ với người thân và bạn bè cùng đến
Mặt khác, khi phỏng vấn các hộ dân làm du lịch cộng đồng về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, các yếu tố được người dân đánh giá có mức điểm trung bình cao là:
TT Các nhận định, đánh giá Giá trị trung bình
1 Có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn du khách
2 Cảnh quan tự nhiên giữ được vẻ hoang sơ ban đầu 4,21 Rất ảnh hưởng
3 Khí hậu trong lành và mát mẻ, không gian yên tĩnh và thanh bình 4,32 Rất ảnh hưởng
4 Phong tục tập quán, văn hóa truyền thống vẫn được duy trì, hấp dẫn 4,21 Rất ảnh hưởng
5 Phong cảnh vẫn còn nguyên vẹn
4,32 Rất ảnh hưởng 6 Các hoạt động du lịch hấp dẫn khách du lịch 3,42 ảnh hưởng
8 Địa phương có ẩm thực đa dạng, đặc trưng và hấp dẫn
9 Có điểm di tích lịch sử ý nghĩa, hấp dẫn 3,44 ảnh hưởng
10 Khách DL được tham gia trải nghiệm văn hóa
11 Khách du lịch có thể đi bộ, đạp xe thư giãn, leo núi
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2023)
Trong số 11 nhận định đánh giá từ người dân thì các đánh giá về tài nguyên du lịch cộng đồng: Có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn du khách; Cảnh quan tự nhiên giữ được vẻ hoang sơ ban đầu; Khí hậu trong lành và mát mẻ, không gian yên tĩnh và thanh bình; Phong tục tập quán, văn hóa truyền thống vẫn được duy trì, hấp dẫn; Phong cảnh vẫn còn nguyên vẹn đều có mức giá trị trung bình từ 4,21 trở lên là mức rất ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
3.3.2 S ự tham gia c ủ a c ộ ng đồ ng trong phát tri ể n du l ị ch c ộ ng đồ ng
- Đối với cư dân địa phương: DLCĐ đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân địa phương tại huyện Quản Bạ, trong 150 hộ làm du lịch cộng đồng được điều tra, thì tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 77,3%, không có hộ nghèo Người dân nhận thức được tầm quan trọng của phát triển DLCĐ nên đã tham gia tích cực trong các hoạt động nhằm nâng cao và phát triển DLCĐ tại địa phương
Khi được hỏi về nhận định đánh giá DLCĐ tại huyện, tất cả các kết quả thu về đều được người dân nhận định ở mức khá và tốt
Bảng 3.19 Nhận định của người dân về DLCĐ
TT Chỉ tiêu đánh giá Giá trị trung bình
1 Tham gia hoạt động DLCĐ làm tăng thu nhập của hộ/người dân lên
2 Người dân/hộ có thêm việc làm và cơ hội việc làm từ DLCĐ 5 Rất tốt
3 Cộng đồng/ngân sách của địa phương có thêm nguồn thu nhờ DLCĐ
TT Chỉ tiêu đánh giá Giá trị trung bình
4 Góp phần gìn giữ/bảo tồn các giá trị văn hóa, phong tục địa phương 4,6 Tốt
5 Người dân hiểu biết hơn về kinh doanh, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm làm dịch vụ
6 Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân được cải thiện (y tế, nước sạch, giao thông, )
7 Ý thức giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường công cộng tăng lên 3,82 Khá
8 Nhận thức của người dân về việc cần thiết bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong làng/bản tăng lên
9 Người dân ý thức được cần thiết phải giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
10 Lượng khách du lịch đến địa phương tăng lên theo thời gian 3,92
11 Số ngày lưu trú bình quân/đầu khách du lịch tăng lên theo thời gian 3,9 Khá
12 Nhiều khách du lịch đã giới thiệu cho bạn bè, người thân đến thăm quan du lịch tại làng/bản
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2023)
Đánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
3.4.1 Nh ữ ng k ế t qu ả đ ã đạ t đượ c
Trước tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch, dịch vụ của Hà Giang nói chung và Quản Bạ nói riêng Huyện Quản Bạ đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động nhằm kích cầu du lịch thiết thực, hiệu quả, có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để sớm đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường Năm 2022, hoạt động du lịch và dịch vụ phục vụ khách du lịch của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ có chuyển biến rõ rệt, môi trường kinh doanh được đảm bảo, lượng khách trong năm 2022 tăng đột biến, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Tập trung phát triển ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, định hướng phát triển du lịch xanh và bền vững, cùng với đó, nhận thức của nhân dân, những người kinh doanh dịch vụ du lịch cũng từng bước được nâng lên, hoạt động du lịch thu hút được sự quan tâm của người dân toàn huyện; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động người dân và du khách chung tay bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng tới đảm bảo vệ sinh, nhất là vệ sinh môi trường
Chất lượng và đa dạng dịch vụ ngày càng được cải thiện, hạ tầng du lịch được đầu tư đồng bộ, ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi và thông thoáng để định hướng, phát triển du lịch Quản Bạ trở thành Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng chất lượng cao, kết nối hiệu quả với các huyện khác trong tỉnh
Mô hình du lịch cộng đồng tại Quản Bạ ngày càng được du khách trong và ngoài nước biết đến, trải nghiệm và đánh giá cao Nguồn thu nhập của người dân đã tăng lên cùng với sự phát triển du lịch cộng đồng, chất lượng đời sống của người dân Quản Bạ đã được nâng lên rõ rệt Mô hình du lịch ngày càng thu hút được đông đảo người dân quan tâm và tham gia, giải quyết được nhiều việc làm và mang lại thu nhập khá cao cho người dân địa phương
3.4.2 T ồ n t ạ i, h ạ n ch ế , nguyên nhân 3.4.2.1 Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế:
Một là, qui hoạch và kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu các điểm vui chơi, giải trí cho du khách
Hai là, các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp
Chất lượng dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên phục vụ còn thiếu và yếu Chưa có nhiều cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao (thiếu các khách sạn tiêu chuẩn từ 3, 4, 5 sao, thiếu trung tâm để tổ chức Hội nghị, Hội đảo để phát triển loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) Chất lượng phương tiện, dịch vụ của hoạt động vận chuyển khách tuyến Hà Nội - Hà Giang - Quản Bạ còn hạn chế, nhiều bất cập
Ba là, hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược lâu dài, thường xuyên, nhất là đối với nhóm khách có mức chi tiêu cao và một số thị trường trọng điểm
Bốn là, sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa có sản phẩm nổi trội để tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng thấp, chưa có sản phẩm đạt tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu khách Quốc tế Thiếu các điểm vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, mua sắm… Thị truờng khách du lịch không bền vững, vẫn trong trạng thái "chờ" khách đến
Năm là, ý thức bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở kinh doanh du lịch, nhân dân và du khách còn hạn chế Việc xử lý các hành vi vi phạm về môi trường, trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và các hành vi xả rác chưa được thực hiện nghiêm ngặt
Sáu là, các cơ sớ kinh doanh du lịch chưa chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá, chuyến đổi sổ về du lịch
Bảy là, một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc và chưa chủ động tham mưu, nghiêm túc thực hiện các giải pháp nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ
3.4.2.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trên, đó là:
Một là, một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thu hút đầu tư phát triển du lịch
Hai là, cơ chê, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triến du lịch của tỉnh chưa phù hợp với tình hình thực tế và từng giai đoạn phát triển
Ba là, công tác quản lý hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch vẫn còn nhiều hạn chế
Bốn là, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch còn ít, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho du lịch
Năm là, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức
Sáu là, các doanh nghiệp làm du lịch có quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết với nhau
Bảy là, nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch chuyển biến còn chậm.
Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ
Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận của người dân, đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triền du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;
Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2045; Quy hoạch tống thể phát triển Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030 Phát triển du lịch là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thong tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nhất là quản lý tốt quy hoạch Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Từ đó, các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện quản Bạ được đề xuất như sau:
3.5.1 Hoàn thi ệ n h ệ th ố ng chính sách khuy ế n khích phát tri ể n du l ị ch c ộ ng đồ ng trên đị a bàn huy ệ n
Trong cơ chế quản lý du lịch: hoạt động kinh doanh nói chung hay du lịch nói riêng đều cần xác lập một cơ chế quản lý phù hợp Cơ chế quản lý tốt, định hướng đúng sẽ đảm bảo du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ phát triển bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế toàn tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Quản Bạ nói riêng, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân bản địa Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch Ban hành chính sách và cơ chế đặc thù để huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài đầu tư cho sản phẩm du lịch của tỉnh, chủ yếu nguồn lực xã hội hóa, NSNN hỗ trợ để phát triển sản phẩm phục vụ du lịch thuộc nhiệm vụ chi của NSNN; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư
Cần xác định phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ then chốt của các cấp, các ngành trong toàn huyện, đồng thời cần có sự phối hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn của các chủ thể liên quan bởi Homestay là loại hình du lịch mang tính chất đặc thù riêng có Cần có chính sách quản lý thận trọng và phù hợp để tạo ra sự đồng thuận của các bên liên quan trong tổ chức dịch vụ du lịch, phát triển du lịch, phát triển kinh tế nhưng cũng đảm bảo tránh những tác động tiêu cực đến đời sống người dân bản địa
Cơ chế chính sách là điều kiện cần cho phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng điều này không chỉ đúng đối với huyện Quản Bạ mà nó còn đúng với tất cả các địa phương phát triển dịch vụ du lịch Sự hậu thuẫn của chính sách là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, đề mô hình này phát triển bền vững cần được lên kế hoạch và quản lý từ các cấp các ngành đến từng người dân địa phương, từng hộ gia đình cụ thể để từ đó phát huy được những mặt mạnh cũng như giảm thiểu những mặt còn tồn tại, yếu kém
Vì vậy, để từng bước phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ phải xem xét, ban hành các văn bản, hướng dẫn trên cơ sở lý kết hợp được ba yếu tố: Hệ thống quản lý đúng đắn, mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể và năng lực quản lý phù hợp Mô hình quản lý phải được phân cấp một cách rõ ràng, tránh sự chồng chéo, đan xen giữa các cấp quản lý từ Trung ương đến tỉnh, huyện, chính quyền địa phương và cộng đồng các dân tộc tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng
Một vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững nữa đó là việc hình thành các hợp tác xã kinh doanh du lịch nhằm tăng cường sức mạnh, từng bước tạo ra thương hiệu cho sản phẩm du lịch của địa phương Việc hình thành các hợp tác xã du lịch sẽ giúp cho các thành viên hoạt động có hệ thống hơn, bài bản hơn, và hỗ trợ nhau trong hoạt động du lịch Homestay được tốt hơn Cùng với đó lợi ích của các thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau hơn, phát huy được thế mạnh và hạn chế được những điểm yếu trong phát triển các dịch vụ du lịch
- Do đó huyện Quản Bạ cần nghiên cứu, xây dựng và có cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực hỗ trợ phát triển như: Chính sách hỗ trợ về tín dụng để bà con nhân dân các dân tộc đang sinh sống tại các điểm du lịch cộng đồng được tiếp cận nguồn vốn vay phát triển du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch; Hỗ trợ về tư vấn để nghiên cứu và triển khai các dự án phát triển du lịch cộng đồng một cách khoa học, đồng bộ và phù hợp xu thế phát triển của du lịch thế giới, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch
3.5.2 T ă ng c ườ ng khai thác, thu hút v ố n đầ u t ư vào phát tri ể n du l ị ch c ộ ng đồ ng trên đị a bàn huy ệ n Qu ả n B ạ
Trước mắt, huyện Quản Bạ cần quan tâm, ưu tiên, giành nguồn kinh phí khắc phục, sửa chữa một số hạng mục công trình phục vụ du lịch đã xuống cấp, không vi phạm hành lang an toàn giao thông; sửa chữa và nâng cấp hệ thống công trình vệ sinh công cộng, xử lý có hiệu quả vấn đề thu gom, xử lý rác thải tại các điểm du lịch…
Về lâu dài, với mục tiêu phát triển Quản Bạ trở thành trung tâm du lịch của khu vực Đông bắc, tỉnh Hà Giang cần nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm…tăng cường khả năng kết nối liên vùng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch… cần chú trọng đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ, công trình vui chơi giải trí, khu, điểm du lịch…); phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động ngành du lịch; bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch; xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng, tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa và hợp lý hóa thủ tục đầu tư để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư; thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng vốn là thế mạnh của tỉnh Hà Giang
3.5.3 Hoàn thi ệ n xây d ự ng quy ho ạ ch h ợ p lý v ề du l ị ch c ộ ng đồ ng trên đị a bàn huy ệ n Qu ả n B ạ
Các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ đã được xác định cụ thể trong Quy hoạch tổng thể phát triển của Huyện đến năm 2030 Tuy nhiên, để du lịch cộng đồng được phát triển bền vững, có sức cạnh tranh, tỉnh Hà Giang nói chung và Huyện Quản Bạ cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại các cộng đồng đã được xác định trên cơ sở thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc trưng của mỗi điểm Cụ thể:
- Phân vùng không gian du lịch: Khu vực phát triển dịch vụ, khu vực trồng cây ăn quả và cảnh quan, khu vực sản xuất nông nghiệp, khu vực phát triển nghề truyền thống,
- Xác định các điểm dừng chân, điểm tham quan tại mỗi điểm và các tuyến du lịch độc đáo kết nối điểm du lịch đề xuất với các vùng tài nguyên lân cận để định hướng đầu tư/ kêu gọi đầu tư phục vụ tốt hơn nhu cầu trải nghiệm của du khách
- Quy định về việc kiến trúc và mật độ của các công trình xây dựng trong khu vực (trụ sở làm việc, các công trình hạ tầng du lịch (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, điểm xử lý rác thải, Nhà du lịch cộng đồng ), các dự án công cộng, nhà ở, nhà hàng, nhà Homestay ) đảm bảo hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa)
- Quy định về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ du lịch
3.5.4 T ă ng c ườ ng đ ào t ạ o, nâng cao ch ấ t l ượ ng ngu ồ n nhân l ự c cho du l ị ch c ộ ng đồ ng c ủ a huy ệ n Qu ả n B ạ
Mục tiêu hướng tới của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn có tính chuyên nghiệp, yêu cầu đặt ra cần có kế hoạch bồi dưỡng, đạo tạo nghề, kiến thức, kỹ năng quản lý, giao tiếp, ứng xử của các hộ dân kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch, coi cộng đồng dân cư là nguồn nhân lực cho phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn cho họ nhận biết được giá trị của di sản; đào tạo người có tay nghề, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào công tác bảo tồn, hướng dẫn viên du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm,…, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng để cộng đồng gắn bó, tham gia có trách nhiệm vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản
3.5.5 T ă ng c ườ ng phát tri ể n, đ a d ạ ng hóa s ả n ph ẩ m du l ị ch c ộ ng đồ ng t ạ i huy ệ n Qu ả n B ạ