1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Tác giả Nguyễn Văn Tiệp
Người hướng dẫn TS. Hồ Lương Xinh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 712,32 KB

Nội dung

Để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tài nguyên du lịch của địa phương đồng thời khắc phục được những tồn tại, định hướng cho phát triển dịch vụ - du lịch trong giai đoạn 2020 – 202

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TIỆP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát triển nông thôn

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Lương Xinh

THÁI NGUYÊN, NĂM 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiệp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Hồ Lương Xinh - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy, Cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy, Cô và bạn bè Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiệp

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Những đóng góp mới của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6

1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.1.1 Hệ thống hóa các khái niệm 6

1.1.2 Nội dung, đặc điểm và các hình thức của du lịch cộng đồng 10

1.1.3 Các tác động của du lịch cộng đồng 12

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá về phát triển DLCĐ 17

1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam trong phát triển

du lịch cộng đồng 22

Trang 5

1.2.2 Rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng

trên địa bàn huyện Lạc tỉnh Cao Bằng 25

1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 26

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Bảo Lạc 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc 32

2.1.3 Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối với

phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu thông tin 35

2.3.2 Phương pháp xử lý, phân tích thông tin 36

2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin thực địa 37

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 Tiềm năng du lịch cộng đồng của huyện Bảo Lạc 40

3.2 Thực trạng phát triển DLCĐ tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 41

3.2.1 Số lượng khách du lịch cộng đồng 41

3.2.2 Doanh thu từ du lịch cộng đồng 43

3.2.3 Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch 45

3.2.4 Mô hình quản lý du lịch cộng đồng 46

3.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về thực trạng DLCĐ tại huyện Bảo Lạc 48

Trang 6

3.3.1 Đánh giá của khách du lịch đã từng đi du lịch đến các bản DLCĐ

tại huyện Bảo Lạc 48

3.3.2 Đánh giá của các hộ tham gia DLCĐ 55

3.3.3 Đánh giá của các doanh nghiệp làm du lịch 60

3.3.4 Đánh giá của các cán bộ quản lý về tiềm năng DLCĐ tại huyện Bảo Lạc 61

3.4 Đánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn Bảo Lạc,

tỉnh Cao Bằng 63

3.4.1 Những thành tựu đạt được 63

3.4.2 Hạn chế, tồn tại 64

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 65

3.5 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2023 – 2025 định hướng đến năm 2030 66

3.6 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc 67

3.6.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ 67

3.6.2 Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa

các dân tộc 68

3.6.3 Giải pháp về quản lý điểm đến, kiểm soát chất lượng dịch vụ 69

3.6.4 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 72

3.6.5 Nhóm giải pháp tăng cường truyền thông quảng bá và tăng cường kết nối

và phát huy vai trò của công ty lữ hành trong phát triển DLCĐ 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 KẾT LUẬN 75

2 KIẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 81

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến với huyện Bảo Lạc 42

Bảng 3.2 Doanh thu từ du lịch của huyện Bảo Lạc 44

Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch của huyện Bảo Lạc 45

Bảng 3.4 Thông tin chung về khách du lịch 49

Bảng 3.5 Lý do khách đi DLCĐ tại huyện Bảo Lạc 50

Bảng 3.6 Đánh giá của khách du lịch về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất 52

Bảng 3.7 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm dịch vụ của các điểm DLCĐ 54

Bảng 3.8 Hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ 55

Bảng 3.9 Thông tin chung về các hộ làm DLCĐ tại huyện Bảo Lạc 56

Bảng 3.10 Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ 57

Bảng 3.11 Đánh giá Kiến thức/ kỹ năng của người dân trong phát triển DLCĐ 59

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Các thành phần liên quan đến cộng đồng địa phương trong DLCĐ 47

Hộp 3.1 Phỏng vấn sâu: Bà chủ nhà hàng Lê Ngân huyện Bảo Lạc 61

Hộp 3.2 Trích phỏng vấn sâu bà Hoàng Thị Đà – Phó chủ tịch UNND

huyện Bảo Lạc 62

Hộp 3.3 Trích phỏng vấn sâu ông Nông Toàn Thắng – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bảo Lạc 63

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Nguyễn Văn Tiệp

2 Tên luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

3 Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60.62.01.15

4 Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Lương Xinh

4 Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Mục đích: Bảo Lạc là vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc sắc, rực rỡ sắc màu của các dân tộc vùng cao với nhiều lễ hội truyền thống: Lễ hội Lồng tồng, Chợ tình Phong lưu, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông…Các làn điệu dân ca, dân vũ; các nghề thủ công truyền thống vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn… là tiền đề cho việc phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của huyện Để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tài nguyên du lịch của địa phương đồng thời khắc phục được những tồn tại, định hướng cho phát triển dịch vụ - du lịch trong giai đoạn 2020 – 2025 việc xây dựng Đề án phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc giai đoạn 2021– 2025” là hết sức cần thiết

Từ thực trạng và những yêu cầu thực tiễn hiện nay, vấn đề cấp thiết là phải đánh giá đúng thực trạng phát triền du lịch cộng đồng của huyện, đồng thời chỉ

ra những những tồn tại, nguyên nhân và từ đó có cơ sở để đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đấy

chính là lý do chính để lựa chọn đề tài "Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ - chuyên

ngành Phát triển nông thôn của mình

Trang 11

Mục tiêu nghiên cứu: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Bảo Lạc dựa vào 3 mục tiêu: (1) Hệ thống hóa cơ sở

lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển DLCĐ (2) Đánh giá sự than gia của các bên trong phát triển DLCĐ tại huyện Bảo Lạc (3) Đề xuất một số giải pháp phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Bảo Lạc giai đoạn 2023 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030

Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Bảo Lạc Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra 100 khách du lịch, 66 hộ tham gia vào DLCĐ, 5 cán bộ quản lý về du lịch và 5 đơn vị có liên quan đến DLCĐ

Kết quả nghiên cứu: Qua kết quả nghiên cứu đã thấy được tiềm năng rất lớn của DLCĐ huyện Bảo Lạc Thông qua điều tra khách du lịch đã cho thấy khách du lịch đến DLCĐ tại huyện Bảo Lạc vì giá trị văn hóa, cảnh quan đẹp và không khí trong lành chiếm đây là một thành công của DLCĐ huyện Bảo Lạc với những giá trị văn hóa đặc biệt Với sự đánh giá của khách du lịch về Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ DLCĐ, Chất lượng sản phẩm dịch vụ của các điểm DLCĐ, Hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ đều trên mức trung bình và hài lòng Đối với điều tra 66 hộ là DLCĐ về sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ, kiến thức/ kỹ năng của người dân trong phát triển DLCĐ đều cho thấy sự chủ động trong du lịch và

sự tham gia tích cực của người dân huyện Bảo Lạc trong phát triển DLCĐ Kết luận: Với vẻ đẹp tự nhiên của huyện Bảo Lạc kế hợp với những phong tục tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó tiêu biểu là DLCĐ Việc phát triển hình thức DLCĐ là loại hình du lịch xanh, du lịch bền vững, du

Trang 12

lịch có trách nhiệm lý tưởng đối với những người yêu thích khám phá văn hóa bản địa, nét đẹp truyền thống của các đồng bào dân tộc nơi đây

Trong quyết định 147/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đã nhấn mạnh Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại và định hướng Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc đây chính là cốt lõi của DLCĐ Từ định hướng của Chính phủ, tỉnh Cao Bằng cũng như huyện Bảo Lạc cũng định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong đó phát triển DLCĐ được chú trọng

Trang 13

THESIS ABSTRACT

1 General information

1.1 Student: Nguyen Van Tiep

1.2 Thesis title: "Development of Community-Based Tourism in Bao Lac District, Cao Bang Province"

1.3 Major: Rural Development Code: 60.62.01.15

1.4 Academic instructor: Dr Ho Luong Xinh

1.5 Educational Organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

2 Abstract

2.1 Rationale:

Bao Lac is an area rich in distinctive cultural features, vibrant with the diverse traditions of highland ethnic groups, including numerous traditional festivals such as the Lồng Tồng Festival, Phong Luu Love Market, Lô Lô Ethnic Cultural Day, Mông Ethnic Cultural Day Traditional folk songs and dances, as well as traditional crafts, are still preserved and conserved providing a foundation for the development of tourism services linked with preservation, and for enhancing the cultural identity of the district's ethnic groups To effectively exploit and utilize the local tourism resources and assets, while addressing existing challenges and providing direction for the development of tourism services from 2020 to 2025, the construction of the

"Project for the Development of Tourism Services Linked with Preservation and Promotion of the Cultural Identity of Bao Lac District's Ethnic Groups in the 2021–

2025 Period" is crucial

Given the current situation and practical requirements, it is imperative to accurately assess the actual status of community-based tourism development in the district Simultaneously, it is essential to identify existing issues and their underlying causes This will serve as a basis for proposing various solutions aimed at enhancing management, attracting investment, and effectively exploiting the tourism potential, ultimately contributing to the development of community-based tourism in the district

Trang 14

This is the main reason for choosing the topic "Development of Community-Based Tourism in Bao Lac District, Cao Bang Province" as the subject of my master's thesis

in the field of Rural Development

2.2 Research Objectives

This study focus is on analyzing and evaluating the current status of community-based tourism development in Bao Lac district based on three objectives: (1) Systematizing theoretical and practical foundations of community-based tourism development (2) Assessing the collaboration among stakeholders in community- based tourism development in Bao Lac district (3) Proposing a set of solutions for community-based tourism development in Bao Lac district for the period 2023 - 2025 with a vision towards 2030

2.3 Materials and Method

In this study, the author utilizes both secondary and primary data to provide analytical assessments The secondary data is collected from reports and relevant documents pertaining to community-based tourism development in Bao Lac district The primary data is gathered through surveys conducted with 100 tourists, 66 households participating in community-based tourism, 5 tourism management officials, and 5 entities related to community-based tourism

2.4 Main findings

The research results have revealed the immense potential of community-based tourism in Bao Lac district The tourist survey indicates that visitors come to community-based tourism sites in Bao Lac district due to the cultural values, beautiful landscapes, and clean air This is a success for community-based tourism

in Bao Lac district, showcasing its unique cultural values In terms of the assessment by tourists regarding the current status of natural resources and the infrastructure conditions for community-based tourism, as well as the service quality at community-based tourism sites, all were rated as above average and satisfactory

Trang 15

Regarding the survey of 66 households participating in community-based tourism,

it was found that the involvement of local residents in the development of community-based tourism, as well as their knowledge and skills in this field, demonstrate their proactive engagement and active participation in the development of community-based tourism in Bao Lac district

2.5 Conclusion

With the natural beauty of Bao Lac district combined with its unique and diverse customs and traditions, deeply rooted in the regional cultural identity, it provides favorable conditions for the development of various forms of tourism, with community-based tourism being the standout example The development of community-based tourism represents a form of green tourism, sustainable tourism, and responsible tourism ideal for those who love to explore the indigenous culture and traditional beauty of the local ethnic communities

Decision 147/QD-TTg approving the "Vietnam Tourism Development Strategy

to 2030" emphasizes that tourism development has truly become a leading economic sector, driving the development of other industries and sectors, and playing a crucial role in shaping a modern economic structure The focus on cultural tourism development, linking tourism with preservation, and leveraging the value of heritage and cultural identity is the core of community-based tourism Aligned with the government's direction, Cao Bang province, as well as Bao Lac district, are also orienting tourism as a leading economic sector, with a strong emphasis on the development of community-based tourism

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch và các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội Rất nhiều du khách đến những vùng đất khác không chỉ để thưởng thức cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu kỹ hơn về đời sống, những phong tục tập quán của người dân tại vùng đất họ đến Họ muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân địa phương để có cái nhìn khách quan hơn về những nền văn hóa khác, qua đó giúp bảo vệ những giá trị nhân văn to lớn này

Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền kinh

tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới Trong quá trình này, Du lịch cộng đồng được quan tâm phát triển đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho những vùng quê xa xôi hẻo lánh, từ khía cạnh kinh tế đến xã hội, môi trường và đặc biệt còn góp phần bảo về và phát huy bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân cư địa phương.Với ưu thế về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đang đứng trước một

cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, vừa nhằm bổ sung thêm một loại hình du lịch mới, thu hút khách du lịch đến Việt Nam, vừa nhằm góp phần bảo tồn những nét giá trị tự nhiên, văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân tại nhữngvùng đất có du lịch

Huyện Bảo Lạc có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển, khai thác các loại hình dịch vụ - du lịch: Du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm; Du lịch mạo hiểm; du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng Có nhiều di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh như: Đồn Đồng Mu (xã Xuân Trường);

Di tích lịch sử Trông Nhìa Hậu ( xã Hồng An); Chùa Vân An, Miếu Quan Đế (Thị trấn)…Huyện Bảo Lạc được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan, danh

Trang 17

thắng như núi Phja Dạ (xã Sơn Lập) cao 1.987m so với mặt nước biển; Dốc 15 tầng Khau Cốc Chà, Hồ Thôm Lốm (xã Xuân Trường); Hồ thủy điện xã Bảo Toàn; có mạng lưới hang động lớn, nhỏ trong lòng các dãy núi như: Lũng Nà (xã Thượng Hà), Lũng Rì (xã Khánh Xuân)…(UBND huyện Bảo Lạc, 2022) Huyện Bảo Lạc có Quốc lộ 4A, Quốc lộ 34 là con đường liên tỉnh kết nối tỉnh Cao Bằng với tỉnh Hà Giang, nơi có 02 công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và Công viên địa chất Non nước Cao Bằng; huyện Bảo Lạc giáp với các điểm di tích lịch sử cách mạng, các khu du lịch trong và ngoài tỉnh có thể kết nối tour, tuyến du lịch: Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng), Khu rừng Trần Hưng Đạo, khu du lịch nghỉ dưỡng Kolia (huyện Nguyên Bình), Hồ Ba Bể, (tỉnh Bắc Kạn)…đó là những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và phát triển thương mại, dịch vụ gắn với phát triển các loại hình du lịch

Bảo Lạc là vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc sắc, rực rỡ sắc màu của các dân tộc vùng cao với nhiều lễ hội truyền thống: Lễ hội Lồng tồng, Chợ tình Phong lưu, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông…Các làn điệu dân ca, dân vũ; các nghề thủ công truyền thống vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn… là tiền đề cho việc phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của huyện

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế việc phát triển dịch vụ - du lịch của huyện còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế: Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng vào các điểm du lịch còn hạn hẹp; nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực còn ít

và chưa qua đào tạo; chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách; chất lượng các dịch vụ - du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,62% toàn huyện; thu nhập bình quân đầu người đạt 24.000.000đ/người/năm) (UBND huyện Bảo Lạc, 2022) dẫn tới vai trò của cộng đồng dân cư, của người dân trong phát triển dịch vụ - du lịch chưa được phát

Trang 18

huy Doanh thu từ du lịch của huyện thu được chủ yếu từ dịch vụ lưu trú và dịch

vụ ăn uống Công tác phát triển dịch vụ - du lịch của huyện đã có bước phát triển, tuy nhiên để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn thì cần có thêm nhiều nguồn lực và nhiều cơ chế, chính sách để hình thành và phát triển du lịch theo hướng bền vững,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực, tài nguyên du lịch của địa phương đồng thời khắc phục được những tồn tại, định hướng cho phát triển dịch vụ - du lịch trong giai đoạn 2020 – 2025 việc xây dựng Đề án phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc giai đoạn 2021– 2025” là hết sức cần thiết

Từ thực trạng và những yêu cầu thực tiễn hiện nay, vấn đề cấp thiết là phải đánh giá đúng thực trạng phát triền du lịch cộng đồng của huyện, đồng thời chỉ

ra những những tồn tại, nguyên nhân và từ đó có cơ sở để đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đấy

chính là lý do chính để lựa chọn đề tài” Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Phát triển nông thôn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

- Đánh giá sự tham gia của các bên trong phát triển DLCĐ tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

- Đưa ra được những giải pháp phát triển DLCĐ tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Trang 19

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ đã, đang và sẽ có khả năng làm DLCĐ tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

- Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là các chủ thể tham gia vào DLCĐ

và các nhà quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

- Đối tượng điều tra là các khách du lịch của các địa phương khác khi đến với Bảo Lạc

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển DLCĐ Đánh giá của các bên liên quan về DLCĐ và đưa ra một số định hướng nhằm phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Bảo Lạc

- Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ 2020 - 2022 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2023 – 2025 định hướng đến 2030

5 Những đóng góp mới của luận văn

Thực hiện đề tài có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển DLCĐ gắn với vắn hóa truyền thống hiện nay đang được huyện Bảo Lạc chú trọng Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho ngành nông nghiệp, ngành du lịch, ngành văn hóa của huyện Bảo Lạc để định hướng phát triển DLCĐ bền vững trong thời gian tới

Đề tài cung cấp các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quá trình phát triển DLCĐ tại một số địa phương có điệu kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội tương đồng với huyện Bảo Lạc

- Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên cứu, luận văn đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý với các bên liên quan đến phát triển DLCĐ, làm luận cứ cho những giải pháp, chính sách phù hợp

Trang 20

nhằm phát triển DLCĐ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng đồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái của huyện Bảo Lạc

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Hệ thống hóa các khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm cộng đồng, du lịch cộng đồng và phát triển

* Cộng đồng

Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”,

với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những người đi theo một thủ lĩnh nào đó Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến

trong các ngôn ngữ Âu - Mỹ, như trong tiếng Pháp là “communité”, tiếng Anh là

“community” , tiếng Đức là “Gemeinschaft” nhưng với những ý nghĩa khác nhau

trong những khung cảnh khác nhau (Võ Quế (2006)

Đây là một khái niệm cơ bản của khoa học xã hội & nhân văn, theo một số nghiên cứu đã định nghĩa “Cộng đồng là những cộng đồng được gọi tên như đơn

vị làng, bản, xã, huyện những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới

tính, thân phận xã hội” (Đặng Trung Kiên (2017)

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2000) cộng đồng được hiểu là “một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm

cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”

Trên thực tế cộng đồng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều

có điểm chung như sau:

- Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người

- Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc riêng

- Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng

- Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng,

Trang 22

nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng

- Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng

và có những quy tắc chế định hoạt động, ứng xử chung của cộng đồng

Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một định nghĩa chung

nhất như sau về “cộng đồng là những người sống trong một khu vực được xác

định về mặt địa lý, có những mối quan hệ văn hóa - xã hội với nhau và trách nhiệm với nơi họ sinh sống, có cùng sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin

và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng

* Du lịch cộng đồng

Thuật ngữ “DLCĐ” được đề cập từ những năm 1980 ở các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc Khách du lịch đi tham quan các làng bản, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán lễ hội của người dân địa phương, khám phá

hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vẫn còn giữ được những nét tự nhiên, hoang

Theo Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas (2009) cho rằng: “DLCĐ là mô hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương

trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn quản lý

Viện Miền núi cho rằng: “DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các

cơ hội cho cộng đồng DLCĐ là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ)

và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích

kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương” (Đỗ Anh Tài, 2019)

Trang 23

“DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.” (Trần Thị Mai, 2005)

“Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” (Võ Quế, 2006)

DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.” (Bùi Thị Hải Yến, 2012)

Có rất nhiều tên gọi khác nhau liên quan đến hoạt động du lịch có sự tham

gia của cộng đồng địa phương như:

-Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-Based Tourism)

-Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community-Development in Tourism)

-Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-Based Ecotourism)

-Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community-Participation in Tourism)

-Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng (Community-Based Moutain Tourism)

Trang 24

Như vậy, dựa trên những quan điểm nghiên cứu khác nhau thì quan niệm

về DLCĐ không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên có một số điểm chung sau:

- Du khách là tác nhân bên ngoài là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể

- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có

cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương

- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách

- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình Tổng hợp những quan điểm về DLCĐ thì DLCĐ là một loại hình du lịch

do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với

du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…)

* Phát triển

Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một

sự vật, hiện tượng nào đó trong Triết học Mác - Lenin

Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng (hay còn gọi là nhảy vọt) để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ

Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì

Trang 25

quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu)

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

+ Khi xem xét bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, cần đặt chúng vào sự vận động, phát triển và sự chuyển hóa, biến đổi của chúng Sự vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra rất đa dạng phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, trong đó thì phát triển vẫn được coi là xu hướng phát triển chính để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng

+ Sự vận động của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan để hình thành sự phát triển là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn

+ Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo hướng đi lên mà có thể còn phát triển theo hướng thụt lùi Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến

+ Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng

1.1.2 Nội dung, đặc điểm và các hình thức của du lịch cộng đồng

* Nội dung cơ bản của DLCĐ bao gồm

- Đảm bảo sự bền vững về văn hóa và thiên nhiên

- Có sự sở hữu cộng đồng

-Tạo thu nhập cho cộng đồng

-Nâng cao nhận thức cho cộng đồng

-Tăng cường quyền lực cho cộng đồng

-Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý

Trang 26

- Du lịch gắn liền với phát triển bền vững, các loại hình du lịch sinh thái,

du lịch khám phá văn hóa của CĐĐP, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao… (Lê Thanh Tú, 2016)

* Các hình thức của DLCĐ

Hiện nay có các hình thức du lịch phổ biến như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn du lịch, du lịch làng, du lịch dân tộc hay bản địa, du lịch văn hóa, nghệ thuật và hàng thủ công địa phương… (Võ Quế, 2006)

-Du lịch sinh thái

Đây là một hình thức DLCĐ được diễn ra tại các khu vực với điều kiện Khách tham quan sẽ tìm hiểu về nét bản sắc văn hóa và xã hội của địa phương đồng thời quan tâm tới vấn đề môi trường tại đây

-Du lịch văn hóa

Là một hình thức du lịch dựa vào nền văn hóa, lịch sử và khảo cổ học Đây chính là yếu tố giúp hấp dẫn nhiều du khách chú ý tới cộng đồng dân cư trong địa phương

-Du lịch nông nghiệp

Đó chính là sự trải nghiệm du lịch tại những khu vực nông nghiệp Chẳng hạn như các vườn trồng cây ăn trái, trang trại kết hợp nông lâm, trang trại động vật… Chúng được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách

du lịch

Trang 27

Khách tham quan du lịch sẽ đến đây xem hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt đồng sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên sẽ không gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái hay năng suất nông nghiệp của chủ nhà Đặc biệt ở đây còn có dịch vụ mới

đó chính là nghỉ ngơi tại một số trang trại hữu cơ, đồng thời tìm hiểu về thiên nhiên và học tập theo một số phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả

-Du lịch bản địa

Đề cập đến loại hình du lịch thuộc đồng bào dân tộc thiểu số hay những người dân bản địa trực tiếp hoạt động trong du lịch, nền văn hóa vốn có của họ Đó là một trong những yếu tố chính giúp thu hút được nhiều khách du lịch

-Du lịch làng

Là hình thức du lịch mà các làng nông thôn thu hút được những lợi ích kinh

tế thông qua việc khách du lịch chia sẻ về những hoạt động trong cuộc sống thôn bản Khi đó dân làng sẽ cung cấp các dịch vụ về ăn, ở, nhà trọ dành cho những

du khách có nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm và nhà trọ chính là địa điểm kinh doanh

du lịch

Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn các nhà nghỉ và nhà nghỉ được hoạt động thông qua các hợp tác xã, làng hay cá nhân Nó sẽ giúp mang tới cho khách du lịch một khoảng không gian thoải mái và riêng tư hơn

-Du lịch Nghệ thuật và thủ công nghệ

Thường phát triển tại những địa phương có lịch sử lâu dài Đây không phải

là một hình thức DLCĐ độc lập mà là một thành phần của nhiều loại hình du lịch khác nhau

1.1.3 Các tác động của du lịch cộng đồng

DLCĐ có nhiều tác động tích cực, trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế Ba trụ cột này dựa trên khái niệm ba cạnh của tam giác phát triển bền vững (triple bottom line)

Trang 28

đã được các tổ chức quốc tế như APEC và Liên Hiệp Quốc cùng đưa ra Có thể tổng hợp các tác động xã hội mà DLCĐ mang lại như sau:

1.1.3.1 Đóng góp về xã hội

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Các hoạt động Du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện để người dân địa phương ngày càng tự tin và phát triển những kỹ năng mới cần thiết cho các hoạt động Du lịch cộng đồng Chính quá trình tham gia vào hoạt động phục vụ du lịch đã giúp các kỹ năng của người dân địa phương được nâng cao, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phục vụ khách du lịch

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tổ chức hội thảo học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cũng là dịp để cộng đồng địa phương nâng cao nhận thức, hoàn thiện

kỹ năng phục vụ Du lịch cộng đồng, tăng cường hiệu quả của quá trình lập kế hoạch, tổ chức và quản lý Du lịch cộng đồng Trong quá trình hoạt động này, bên cạnh việc hoàn thiện kỹ năng, các thành viên cộng đồng địa phương cũng truyền dạy lại niềm tự hào dân tộc cũng như các ý thức bảo tồn thiên nhiên và nền văn hóa đặc trưng bản sắc dân tộc cho các thế hệ sau

- Thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng: Du lịch cộng đồng là một quá trình tham gia của nhiều thành viên trong cộng đồng Điều này có nghĩa là mọi người đều có cơ hội để làm việc cùng nhau, cùng nhau chia sẻ các kỹ năng và nguyện vọng Bằng cách hỗ trợ nhau lên kế hoạch và quản lý Du lịch cộng đồng, các thành viên cộng đồng sẽ gắn kết với nhau hơn, mối quan hệ sẽ được thắt chặt hơn và từ đó giúp tăng cường nền tảng sự tin tưởng và đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng (Bùi Cẩm Phượng, 2019)

- Trao quyền cho cộng đồng: Quá trình khẳng định giá trị cốt lõi của cộng đồng, giới thiệu với du khách trên thế giới về cuộc sống và bản sắc dân tộc với những kỹ năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện không chỉ giúp cộng đồng dân cư địa phương tương tác tốt hơn với du khách mà còn giúp họ thương thảo

và đại diện cho chính cộng đồng mình trong những thương lượng với các bên có

Trang 29

- Tăng quyền cho phụ nữ trong cộng đồng: Hoạt động Du lịch cộng đồng tại địa phương điểm đến du lịch mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người phụ

nữ Thông qua các hoạt động du lịch, chủ yếu là các dịch vụ cung cấp cho du khách (dịch vụ homestay, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn bản địa, dịch vụ cung cấp đồ lưu niệm hoặc các vật dụng thủ công truyền thống) những người phụ nữ ở đây đã bắt đầu tham gia vào quá trình làm kinh tế và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong gia đình, trong cộng đồng và xã hội Cuộc sống của họ không còn phụ thuộc vào người chồng, người cha trong gia đình nữa Họ

đã có thể tự ra quyết định, tự làm chủ cuộc sống của mình và vì thế bắt đầu khẳng định được sự bình đẳng giới trong cộng đồng và xã hội

- Phát huy niềm tự hào dân tộc: Bản sắc văn hóa bản địa là một trong những chất liệu chủ đạo xây dựng nên các sản phẩm Du lịch cộng đồng Vì thế, việc bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng là một trong những yêu cầu đòi hỏi cộng đồng địa phương và các bên tham gia hoạt động du lịch quan tâm Những phản hồi tích cực từ phía du khách, cán bộ chính quyền, học giả nghiên cứu… đã củng cố niềm tự hào dân tộc của cộng đồng dân cư địa phương Một khi ý thức được tầm quan trọng và vai trò của nó trong hoạt động du lịch tại địa phương, cộng đồng sẽ cảm thấy tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình

và tự có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị đó

- Truyền tải những kiến thức và kỹ năng mang tính cộng đồng cho các thế

hệ sau: Thông thường, kiến thức và những lễ nghi mang tính truyền thống của cộng đồng địa phương (như kiến thức và kỹ năng làm nghề truyền thống, ẩm thực địa phương, các lễ hội và ngày kỷ niệm….) thường được những người cao tuổi trong cộng đồng đảm nhiệm Thế hệ trẻ trong cộng đồng thường không quá quan tâm học hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm truyền thống này Trong khi

đó, các hoạt động Du lịch cộng đồng thường dựa trên các yếu tố truyền thống và đậm đà bản sắc địa phương, vì thế nó tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tìm hiểu và cảm thấy tự hào về những di sản giàu có của họ

Trang 30

- Nâng cao nhận thức về vệ sinh và an toàn: Du khách đến điểm Du lịch cộng đồng với mong muốn được khám phá và trải nghiệm truyền thống bản địa Tuy nhiên, họ vẫn cần được đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất trong chuyến đi của mình là nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi, tìm hiểu Trong đó, nhu cầu ăn

và nghỉ là nhu cầu vô cùng quan trọng Vì thế, trong quá trình xây dựng và phát triển DLCĐ, dân cư địa phương nhất là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch thường được đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về đảm bảo vệ sinh và an toàn cho du khách trong thời gian lưu trú tại điểm DLCĐ Việc nâng cao nhận thức này bên cạnh đó còn có hiệu quả tích cực tới sức khỏe cộng đồng tại địa phương nói chung (Bùi Cẩm Phượng, 2019)

1.1.3.2 Đóng góp về kinh tế

- Nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương: Du lịch có thể cung cấp trực tiếp công việc đến cư dân địa phương hoặc có thể tài trợ một số hoạt động phổ biến lợi tức từ điểm Du lịch cộng đồng Các lợi tức này có thể được thu từ các nguồn phí vào cửa, cho thuê đất hay từ chi tiêu của du khách tại điểm Du lịch cộng đồng như dịch vụ lưu trú, dịch vụ, thức ăn, đồ thủ công mỹ nghệ… Về

cơ bản, điều này giúp người dân địa phương nâng cao mức sống, cải thiện chất lượng cuộc sống của mình Tuy nhiên, cộng đồng dân cư địa phương cũng không nên quá phụ thuộc vào du lịch, cần giữ gìn bản sắc văn hóa, làm du lịch dựa trên những gì vốn có của dân tộc mình và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa trong quá trình giao lưu với khách du lịch sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế một cách bền vững hơn

- Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật: Du lịch cộng đồng thường được khuyến khích và có nhiều tiềm năng phát triển tại những nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ hoặc những nơi cộng đồng dân cư có bản sắc văn hóa độc đáo Những điểm du lịch này vì thế thường ở những vùng xa xôi, đôi khi là hẻo lánh,

cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn

Trang 31

Du lịch cộng đồng muốn phát triển được thì phải cải thiện hệ thống đường

xá, giao thông vận tải tạo điều kiện cho du khách tiếp cận điểm du lịch dễ dàng hơn; cơ sở vật chất phải được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ đảm bảo an toàn và vệ sinh; hạ tầng kỹ thuật điện nước theo đó cũng phải được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch… Cùng với sự phát triển này, đời sống người dân địa phương cũng được cải thiện, chất lượng cuộc sống vì thế cũng được nâng cao đáng kể Đây cũng là một trong những lợi ích khá lớn mà cộng đồng dân cư địa phương được thụ hưởng từ du lịch (Đỗ anh Tài, 2019)

1.1.3.3 Đóng góp về môi trường

- Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương:

Có một thực tế khá phổ biến đó là việc con người ta thường không đánh giá hết tiềm năng và vai trò của những tài nguyên xung quanh mình Tại những khu vực

có điểm Du lịch cộng đồng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc sắc, không phải tất cả cộng đồng dân cư địa phương đều nhận thức rõ vai trò của nó mang lại cho cộng đồng mình

Chỉ khi Du lịch cộng đồng được khuyến khích phát triển và khi được thụ hưởng trực tiếp những lợi ích mà nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại cho cuộc sống của mình, cộng đồng địa phương mới nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của những tài nguyên này, ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng được nâng cao Vì thế, song song với sự phát triển của các hoạt động

Du lịch cộng đồng, tài nguyên thiên nhiên cũng như hệ sinh thái có cơ hội được bảo vệ và phát triển hơn

- Nâng cao nhận thức của du khách về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên: Việc trải nghiệm các yếu tố tự nhiên trong chuyến du lịch sẽ giúp khách

du lịch nhận thấy giá trị của môi trường Chính điều này sẽ khiến du khách ý thức hơn về tầm quan trọng của môi trường để từ đó tự giáo dục và nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thức (Lê Thành Diễn, 2017)

Trang 32

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá về phát triển DLCĐ

* Quản lý hiệu quả và bền vững

Các đơn vị khai thác du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn

Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong nước và quốc tế Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn

Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp

Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh

Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Chấp hành những quy định về bảo tồn

di sản tại địa phương; Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt

Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành

vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa (Đỗ anh Tài, 2019)

* Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến CĐĐP

Đơn vị khai thác du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước

Trang 33

Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý

Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể

Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương

Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ du lịch phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em

và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục

Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em

Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ

Hoạt động của các doanh nghiệp không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận

* Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; Cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng (Lê Thành Diễn, 2017)

Trang 34

Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng; Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm

ô nhiễm không khí, đất

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như

có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn (Bùi Hải Yến, 2012)

1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch đặc biệt, trong đó nhấn mạnh vào lợi ích của các cộng đồng dân cư tại điểm đến du lịch Vì vậy, có một số nguyên tắc nhất định trong việc phát triển Du lịch cộng đồng như sau:

Nguyên tắc 1: Bình đẳng xã hội

Trang 35

Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ cộng đồng được quyền tham gia thảo luận lập kế hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư phát triển du lịch…Trong một số trường hợp, nếu khả năng của cộng đồng cho phép, có thể trao quyền làm chủ cho chính cộng đồng để họ tham gia vào quá trình phục vụ du lịch từ khâu lập

kế hoạch, thực hiện đến đầu tư và quản lý du lịch tại địa phương mình Khả năng được trao quyền làm chủ của cộng đồng địa phương được xem xét và đánh giá dựa trên: khả năng nhận thức về vị trí và vai trò của mình trong việc sử dụng tài nguyên, khả năng tài chính và năng lực của cộng đồng để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch

Như vậy, với nguyên tắc bình đẳng xã hội này, trong quá trình phát triển

Du lịch cộng đồng, cần chú trọng vào sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, các lợi ích kinh tế được chia đều không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng Họ sẽ cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch

Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời cũng được trích một phần để phát triển cộng đồng, mang lại lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ giáo dục v.v (Bùi Hải Yến, 2012)

Nguyên tắc 2: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên tại điểm đến du lịch

là nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói chung và Du lịch cộng đồng nói riêng Trong quá trình hoạt động Du lịch cộng đồng, tất cả các thành phần tham gia đều phải có ý thức và hành động cụ thể tôn trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, đó chính là văn hóa địa phương và các tài nguyên thiên nhiên

Trang 36

Bởi xét cho cùng, đây chính là chất liệu cấu thành các sản phẩm Du lịch cộng đồng, mang tới những trải nghiệm cho du khách Do đó, cần phải hiểu rõ những tác động tích cực và tiêu cực mà du lịch mang lại để có ý thức và những hành động cụ thể để bảo tồn di sản thiên nhiên cũng như văn hóa bản địa tại điểm

Du lịch cộng đồng

Nguyên tắc 3: Chia sẻ lợi ích

Với khái niệm Du lịch cộng đồng đã được phân tích làm rõ ở trên, có thể thấy rằng lợi ích của cộng đồng địa phương nơi điểm đến du lịch được đặc biệt coi trọng Đây có thể được coi là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của mô hình Du lịch cộng đồng Nếu như các mô hình du lịch thông thường, sản phẩm du lịch được tạo ra ngoài việc thỏa mãn nhu cầu và trải nghiệm của du khách thì yếu tố lợi nhuận cho các nhà đầu tư du lịch, các công ty lữ hành được đặt lên hàng đầu

Nhưng với Du lịch cộng đồng, việc chia sẻ lợi ích từ du lịch đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích tương đương như các đối tác liên quan khác Trong đó, doanh thu từ hoạt động Du lịch cộng đồng sẽ được chia đều cho tất cả các thành phần tham gia và một phần riêng đóng góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng Quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hoạt động đào tạo nâng cao nhận thức hay các lĩnh vực mang lại lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục Việc chia sẻ lợi ích này rất giống kiểu hoạt động của các Doanh nghiệp xã hội

Theo đó, các Doanh nghiệp xã hội cam kết đóng góp 51% lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng Vì vậy, việc vận dụng mô hình Doanh nghiệp

xã hội hoạt động trong lĩnh vực Du lịch cộng đồng rất có ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu mà Doanh nghiệp xã hội hướng tới trong khi vẫn đảm bảo các nguyên tắc phát triển Du lịch cộng đồng (Đỗ Anh Tài, 2021)

Trang 37

Du lịch cộng đồng nếu được phát triển đúng hướng sẽ khai thác một cách

có hiệu quả các giá trị văn hóa - xã hội và các nguồn lực của cộng đồng địa phương nhằm đạt được kết quả trong các hoạt động du lịch Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng địa phương tại điểm đến Du lịch cộng đồng từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, đánh giá và thậm chí là quản lý là phương thức đảm bảo sự sở hữu cũng như tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng địa phương và lợi ích mà họ

có được từ các hoạt động du lịch Hơn thế nữa, việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch chính là cách thức tạo ra các sản phẩm Du lịch cộng đồng Nếu không có sự tham gia này, Du lịch cộng đồng không còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa Bên cạnh đó, khi nhận thức được những lợi ích mà Du lịch cộng đồng mang lại cho cuộc sống của họ, người dân địa phương sẽ ý thức hơn

về việc gìn giữ các tài nguyên du lịch nhân văn, các giá trị văn hóa - xã hội của cộng đồng mình để các hoạt động du lịch chuyên nghiệp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn (Lê Thành Diễn, 2017)

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam trong phát triển du lịch cộng đồng

1.2.1.1 Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang

Phát huy những lợi thế du lịch sẵn có, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế mới với hy vọng sẽ là bàn đạp để thúc đẩy kinh

tế - xã hội địa phương Mô hình Làng văn hoá du lịch cộng đồng Pả Vi gặt hái được nhiều thành công, giúp được bà con cải thiện đời sống Mô hình này cũng

mở ra một hướng phát triển mới, làm “công nghiệp không khói” cho Mèo Vạc

Làng du lịch văn hoá cộng đồng Pả Vi là mô hình kinh tế thí điểm đầu tiên của Mèo Vạc và cũng là mô hình kinh tế gặt hái được nhiều thành công Làng

Pả Vi nằm cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 4km trên con đường Hạnh phúc nối hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn Năm 2019, Làng được đưa vào hoạt động Làng có tổng diện tích hơn 46.000m2, hiện có 26 hộ tham gia mô hình

Trang 38

kinh tế này để khai thác du lịch Đây là một quần thể nghỉ dưỡng gồm nhiều homestay khác nhau, được kiến trúc theo hình bông hoa đào, một loại hoa nổi tiếng ở Mèo Vạc Làng giống như những bông hoa đào rực rỡ dưới chân đèo Mã

Pì Lèng hùng vĩ và bên dòng sông Nho Quế xanh ngắt, nên thơ ở địa đầu Tổ quốc

Những homestay được thiết kế theo kiến trúc nhà truyền thống của người Mông Nhà làm bằng tường đất theo phương pháp trình tường của người địa phương, kiểu nhà 3 gian hai chái, cột kèo bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương hai tầng Mỗi homestay được bố trí xây dựng trên diện tích khoảng 300m2, có hàng rào bằng đá xếp xung quanh

Hạ tầng vào làng cũng được đầu tư bài bản Giao thông nội thôn có bề mặt lát bằng đá, hai bên đường trồng cây đào cảnh quan Trong làng, có nhà văn hóa thôn, nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, có khu sân chơi được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống Hiện nay, các hạng mục như bãi đỗ xe, đường giao thông, nhà văn hóa, nhà trưng bày, khu chăn nuôi tập trung và trồng cỏ, khu dịch vụ spa… đã hoàn chỉnh Ngoài mặt bằng, đường giao thông thuận tiện, toàn bộ người dân trong làng là đồng bào người Mông Trong làng, hiện còn một số nghệ nhân nòng cốt Làng văn hóa không chỉ giúp địa phương bảo tồn, quảng bá văn hoá dân tộc Mông, mà còn là mô hình đại diện cho toàn bộ người Mông nói chung Ngoài phục vụ khách du lịch, thì nơi này là điểm đến của bà con người Mông để sinh hoạt, thưởng thức và tìm hiểu rõ hơn

về văn hóa truyền thống dân tộc mình Làng văn hóa du lịch cộng đồng Pả Vi là

mô hình kinh tế thí điểm ở huyện với kỳ vọng mang lại đột phá về mặt kinh tế

và điểm nhấn về du lịch ở Hà Giang Năm 2019 khi mới đi vào hoạt động, làng chỉ đón được 15.000 lượt khách, nhưng tới năm 2020 lượng khách đã tăng lên 37.000 lượt Doanh thu từ chỗ chỉ có 1,5 tỷ đồng, thì năm 2020 đã tăng lên 7,5

tỷ đồng Từ mô hình làng văn hoá này, Mèo Vạc đã xây dựng được thêm 4 làng văn hoá nữa, hoạt động khá hiệu quả (https://svhttdl.hagiang.gov.vn)

Trang 39

1.2.1.2 Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng

Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, hệ động thực vật phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ Nguyên Bình còn nằm trong khu vực Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng với đa dạng địa hình, cảnh quan, khoáng sản, nhiều loài động, thực vật quý hiếm được du khách rất quan tâm và tìm đến để khám phá Đặc biệt là 16 điểm di sản trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng: san hô

cổ Lang Môn, Đồn Phai Khắt, xưởng thêu của người Dao Tiền, Tuyến đường

Võ Nguyên Giáp, cảnh quan lưng rồng, thung lũng treo Tĩnh Túc, Mỏ thiếc Tĩnh Túc, Mỏ Vonfram Lũng Mười, Trang trại cá hồi, đá granit Phja Oắc, Đồn điền chè Kolia…

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển dịch mạnh mẽ sang “nền kinh tế xanh, sạch”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Nguyên Bình đã xác định cần tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp du lịch, tạo sự bứt phá trong sản xuất nông nghiệp Trong đó, nhiều cây trồng mũi nhọn được khai thác cho phát triển ngành du lịch địa phương có thể kể đến như: mía, trúc sào, lê, thanh long, dong riềng Để khai thác tốt lợi thế này, huyện đã tập trung vào xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ, làm tốt công tác quy hoạch để thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ liên quan (lưu trú, ẩm thực ) Bên cạnh đó, Huyện tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh môi trường, hỗ trợ một số hộ dân tại làng du lịch cộng đồng về chỉnh trang nhà ở, xây dựng công trình vệ sinh, nhà tắm gọn gàng, duy trì và phát triển một số nghề truyền thống để phục vụ du lịch

Cụ thể tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình có 34

hộ dân, 100% là dân tộc Dao Tiền Hiện nay, huyện đã và đang triển khai thực hiện chương trình đột phá xây dựng xóm Hoài Khao thành làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao Tại xóm đã thành lập các tổ, đội phục vụ khách du lịch như: Đội văn nghệ bảo tồn văn hóa truyền thống; Đội thêu, in hoa văn sáp ong; Tổ

Trang 40

bảo tồn văn hóa nghi lễ truyền thống; Tổ đan lát các sản phẩm lưu niệm; Tổ dược liệu; Tổ chế biến các món ăn; Tổ đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch; Tổ vệ sinh môi trường; Tổ an ninh, Tổ quản lý tài chính nhằm cung ứng dịch vụ, sản phẩm trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan (https://svhttdl.caobang.gov.vn)

1.2.2 Rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Qua kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển DLCĐ,có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng như sau:

- Cần làm tốt công tác quy hoạch, lập Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cộng đồng để bảo tồn kiến trúc nhà, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của người bản địa để khai thác phát triển du lịch

- Phải tiến hành việc công nhận các điểm du lịch cộng đồng và thành lập Ban Quản lý để ban hành Nội quy, quy chế nâng cao hiệu quả hoạt động, quản

lý tại các điểm DLCĐ cũng như có quy định phân chia lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng

- Cần xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, trang thiết

bị tối thiểu phục vụ khách nghỉ) Tạo cơ chế để hộ gia đình, cá nhân bà con dân tộc thiểu số tại các xóm có tiềm năng phát triển du lịch có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương như: Dịch vụ lưu trú cần chọn loại hình nhà ở phù hợp bản sắc văn hóa và nhu cầu của khách; dịch vụ ăn, uống thì cần nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng dân tộc thiểu số tránh tình trạng lặp lại một vài món quen thuộc giống nhau; phải xây dựng chương trình văn nghệ dân tộc mang bản sắc riêng; các điểm du lịch cộng đồng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình trải nghiệm khác biệt

Ngày đăng: 03/07/2024, 20:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đào Ngọc Cảnh và Ngô Thị Ái Thi (2018).Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biển, tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 54, số 6C, pp.148-157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biển, tỉnh An Giang
Tác giả: Đào Ngọc Cảnh và Ngô Thị Ái Thi
Năm: 2018
4. Phạm Thị Hồng Cúc (2016).DLCĐ góp phần xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, tập 19, số X5-2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DLCĐ góp phần xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Hồng Cúc
Năm: 2016
5. Lê Thành Diễn (2017).Phát triển DLCĐ huyện KonPlong, tỉnh KonTum, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển DLCĐ huyện KonPlong, tỉnh KonTum
Tác giả: Lê Thành Diễn
Năm: 2017
6. Đặng Trung Kiên (2017).Vận dụng lý thuyết nấc thang nhu cầu của Maslow đối với phát triển sản phẩm DLCĐ tiểu vùng Tây Bắc, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 9/2017, pp.50-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lý thuyết nấc thang nhu cầu của Maslow đối với phát triển sản phẩm DLCĐ tiểu vùng Tây Bắc
Tác giả: Đặng Trung Kiên
Năm: 2017
7. Nguyễn Thị Thanh Kiều (2016).Phát triển DLCĐ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại Học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển DLCĐ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Kiều
Năm: 2016
9. Nguyễn Quốc Nghi (2012).Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức DLCĐ của người dân ở tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học 2012:23b 194-202, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức DLCĐ của người dân ở tỉnh An Giang
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2012
11. Đặng Thanh Nhường (2016).Tiềm năng và xu hướng phát triển du lịch văn hóa Điện Biên trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 3, pp.40-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng và xu hướng phát triển du lịch văn hóa Điện Biên trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Đặng Thanh Nhường
Năm: 2016
12. Bùi Cẩm Phượng (2019).Nghiên cứu các nguồn lực tác động đến phát triển DLCĐ theo hướng bền vững tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, Tạp chí Công Thương, số 8, tháng 5/2019, pp.306-311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nguồn lực tác động đến phát triển DLCĐ theo hướng bền vững tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Tác giả: Bùi Cẩm Phượng
Năm: 2019
13. Võ Quế (2006).DLCĐ - Lý thuyết và vận dụng (tập 1), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: DLCĐ - Lý thuyết và vận dụng
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2006
14. Trần Hữu Sơn (2018).Bản sắc văn hóa của các DTTS với phát triển DLCĐ, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, số 21- Tháng 3/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của các DTTS với phát triển DLCĐ
Tác giả: Trần Hữu Sơn
Năm: 2018
15. Lê Thanh Tú (2016).Một số giải pháp phát triển DLCĐ tại khu du lịch sinh thái Tràng An tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển DLCĐ tại khu du lịch sinh thái Tràng An tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Lê Thanh Tú
Năm: 2016
16. Đặng Thị Thuần, Dương Quỳnh Phương, Phạm Thanh Tâm (2014).Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Tây Bắc phục vụ cho mục đích phát triển DLCĐ, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 60/2014, pp.190- 199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Tây Bắc phục vụ cho mục đích phát triển DLCĐ
Tác giả: Đặng Thị Thuần, Dương Quỳnh Phương, Phạm Thanh Tâm
Năm: 2014
17. Đào Ngọc Cảnh và Ngô Thị Ái Thi (2018), Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biển, tỉnh An Giang, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biển, tỉnh An Giang
Tác giả: Đào Ngọc Cảnh và Ngô Thị Ái Thi
Năm: 2018
18. Đỗ Anh Tài, (2019), Nghiên cứu xây dựng các mô hình liên kết trong phát triển DLCĐ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ dân tại các huyện Phía Tây thuộc tỉnh Hà Giang, Đề tài KHCN cấp tỉnh Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng các mô hình liên kết trong phát triển DLCĐ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ dân tại các huyện Phía Tây thuộc tỉnh Hà Giang
Tác giả: Đỗ Anh Tài
Năm: 2019
19. Bùi Thị Hải Yến và cộng sự (2012).Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 20
Năm: 2012
1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Khác
2. Bộ văn hóa thể thao và du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTTDL ngày 3/8/2016 Phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Khác
8. Trần Thị Mai (2005). DLCĐ- Du lịch sinh thái, định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến với huyện Bảo Lạc - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến với huyện Bảo Lạc (Trang 57)
Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch của huyện Bảo Lạc - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch của huyện Bảo Lạc (Trang 60)
Hình 3.1 Các thành phần liên quan đến cộng đồng - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Hình 3.1 Các thành phần liên quan đến cộng đồng (Trang 62)
Bảng 3.4 Thông tin chung về khách du lịch - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.4 Thông tin chung về khách du lịch (Trang 64)
Bảng 3.5 Lý do khách đi DLCĐ tại huyện Bảo Lạc - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.5 Lý do khách đi DLCĐ tại huyện Bảo Lạc (Trang 65)
Bảng 3.6 Đánh giá của khách du lịch về hiện trạng tài nguyên - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.6 Đánh giá của khách du lịch về hiện trạng tài nguyên (Trang 67)
Bảng 3.7 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.7 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm (Trang 69)
Bảng 3.8 Hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.8 Hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ (Trang 70)
Bảng 3.9 Thông tin chung về các hộ làm DLCĐ tại huyện Bảo Lạc - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.9 Thông tin chung về các hộ làm DLCĐ tại huyện Bảo Lạc (Trang 71)
Bảng 3.10 Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.10 Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ (Trang 72)
Bảng 3.11 Đánh giá Kiến thức/ kỹ năng của người dân - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.11 Đánh giá Kiến thức/ kỹ năng của người dân (Trang 74)
BẢNG HỎI 1 - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
1 (Trang 96)
BẢNG HỎI 2  Dành cho cán bộ quản lý - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
2 Dành cho cán bộ quản lý (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w