Tuy nhiên, từ khái niệm về kinh tế tuần hoàn cho thấy nếu chuyển hướng du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp 1 Đảm bảo rằng du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích
Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2021 đến nay, trong 2 năm đại dịch COVID-19, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng gần như hoàn toàn sau đỉnh cao của dịch bệnh năm 2019 Kể từ 15/3/2022, Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài Cũng từ sau đại dịch, cùng với việc thực hiện cam kết COP26, với việc lựa chọn kinh tế xanh là định hướng phát triển dài hạn và bền vững, các đối tác lớn-bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, các quốc gia châu Âu bắt đầu áp dụng cách đánh thuế môi trường cho tất cả các doanh nghiệp liên quan với họ Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay
Hà Giang là vùng đất địa đầu Tổ quốc có nhiều di sản về địa chất, kiến trúc, danh lam thắng cảnh cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số
Tính đến tháng 12-2022, tỉnh có 91 di sản văn hóa, trong đó có 31 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích, danh thắng xếp hạng cấp tỉnh, lưu giữ được 3 bảo vật quốc gia Tỉnh Hà Giang có 446 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 17 di sản về loại hình tiếng nói, chữ viết, 47 di sản ngữ văn dân gian, 12 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 259 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 13 di sản lễ hội truyền thống, 41 di sản nghề thủ công và 57 di sản tri thức dân gian Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận nằm trong hệ thống mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho Hà Giang, nhất là về du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Anh Châu, 2022)1
Hà Giang, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc với nền văn hóa đa dạng và phong phú Sự đa dạng này không chỉ là nguồn gốc của sự giàu có văn hóa mà còn là một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng Trong năm 2022, tỉnh Hà Giang đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, với việc đón tiếp khoảng 2,2 triệu lượt khách du lịch và thu về doanh thu ước đạt 4.306 tỷ đồng (theo dữ liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, năm 2022)
Du lịch cộng đồng, dựa trên sự đa dạng về văn hóa, kiến thức bản địa và hoạt
1 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/ha-giang/-/2018/826700/tinh-ha-giang-thuc- hien-dot-pha-phat-trien-du-lich-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon.aspx động sản xuất nông lâm nghiệp, đang trở thành một xu hướng phát triển quan trọng tại
Hà Giang Nền văn hóa độc đáo và sự giàu có về địa hình và sinh thái cảnh quan tại địa phương này cung cấp một cơ sở lý tưởng cho việc phát triển du lịch sinh thái, đồng thời tạo điều kiện cho sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
Bằng cách này, không chỉ tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hóa, sinh thái và truyền thống của dân tộc Hà Giang Điều này không chỉ là một cơ hội kinh tế mà còn là một phương tiện quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của vùng đất này
Tính toán dựa trên số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2022 cho thấy nguồn thu từ du lịch gấp khoảng 4,29 lần so với thu nhập thuần túy từ nông nghiệp
Kinh tế tuần hoàn là một nội dung không mấy xa lạ với chúng ta trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, song trong lĩnh vực du lịch và cụ thể hơn nữa là du lịch cộng đồng thì hoàn toàn là một tiếp cận mới, được giới thiệu gần đây và đang dần được đưa vào và vì thế các thông tin thứ cấp về nội dung này là không có, đặc biệt ở một tỉnh như Hà Giang
Tuy nhiên, từ khái niệm về kinh tế tuần hoàn cho thấy nếu chuyển hướng du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp 1) Đảm bảo rằng du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương; 2) Đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương thông qua việc tạo ra nguồn thu nhập mới và tăng cường nguồn lực cho cộng đồng; 3) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, từ quản lý đến tổ chức và tiếp thị; 4) Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường
Việc khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch và phổ biến kiến thức về kinh tế tuần hoàn ở một tỉnh có tài nguyên du lịch lớn như Hà Giang là một việc đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “ Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề tài triển khai nhằm phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà
Giang một cách bền vững đặc biệt hạn chế việc khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và phát thải có thể ảnh hưởng đến môi trường từ đó tạo sinh kế và tăng thu nhập bền vững cho người dân của tỉnh
1- Góp phần làm sâu sắc hơn và tổng hợp thêm các lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
2- Đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
3- Phân tích mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
4- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo hướng kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về phạm vi không gian: tỉnh Hà Giang Giới hạn về thời gian: Các thông tin thứ cấp sẽ được khai thác và sử dụng phân tích từ 2021 đến 2023 với những thông tin có thể tiếp cận và được công bố tại các cơ quan quản lý Các thông tin sơ cấp được khảo sát năm 2023
Giới hạn về nội dung: Các vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng tại các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn theo chiều ngang bao gồm việc sử dụng các nguyên vật liệu trong hộ gia đình phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng từ các nguồn tự nhiên thân thiện môi trường, các vấn đề về chia sẻ nguồn lực giữa các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng để hạn chế mua mới, sửa chữa các đồ dụng vật dụng trong gia đình để hạn chế khai thác nguồn vật liệu và việc hạn chế phát thải rác trong các hoạt động du lịch để ít ảnh hưởng đến môi trường.
Tính mới của luận án
Luận án đã tiến hành tổng hợp các lý luận về phát triển du lịch cộng đồng, kinh tế tuần hoàn, từ đó rút ra được khái niệm chung về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn Đây là một đóng góp quan trọng của luận án về mặt lý luận
Về mặt thực tiễn, luận án đã có những đóng góp mới sau: (i) Luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang theo hướng kinh tế tuần hoàn; (ii) Đề xuất một số giải pháp, cùng các kiến nghị có giá trị cho chính quyền tỉnh Hà Giang nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh mới; (iii) Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan và là học liệu cho hoạt động đào tạo các ngành, chuyên ngành phù hợp.
Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Chương 4: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chương 5: Giải pháp phát triển du lich cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN
Tổng quan các nghiên cứu về du lịch cộng đồng
Các yếu tố phát triển du lịch cộng đồng
Nghiên cứu "Community-based tourism: A success?" của tác giả Smith, J và
Johnson, R (2018) tập trung vào việc đánh giá sự thành công của du lịch dựa trên cộng đồng thông qua các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường Bằng cách phân tích các dự án du lịch cộng đồng, nghiên cứu này đã xác định sự kết hợp hài hòa 3 nhóm yếu tố trong đó đặc biệt là yếu tố kinh tế và môi trường là quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án, nghiên cứu cũng đánh giá các lợi ích về vật chất và thách thức về môi trường, xã hội mà các dự án này mang lại cho cộng đồng địa phương Điều này giúp tạo ra cái nhìn tổng thể về tác động của du lịch cộng đồng và đề xuất các chiến lược tối ưu hóa lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương
Nghiên cứu "Cultural impacts of community-based tourism in a Maori community: A case study" của tác giả Nguyen, T và Brown, K (2019) tập trung vào việc phân tích tác động văn hóa của cộng đồng Maori tới du lịch Nghiên cứu này chỉ ra rằng cần phải bảo tồn yếu tố văn hóa để giúp phát triển du lịch cộng đồng, nhờ có văn hóa cộng đồng mà du lịch mới hình thành và phát triển Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của du lịch đối với các phong tục, truyền thống và giá trị của cộng đồng Maori
Qua đó có thể thấy được bức tranh hai chiều giữa văn hóa và du lịch đồng thời du lịch và văn hóa, nhờ du lịch cộng đồng mà thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển văn hóa
Nghiên cứu "Sustainable community-based tourism: A case study in Nepal" của tác giả Lee, S và Patel, A (2017) là một nghiên cứu trường hợp tập trung vào việc phân tích các chiến lược và thực tiễn quản lý trong du lịch dựa trên cộng đồng tại
Nepal Nghiên cứu này đánh giá sự bền vững của các dự án du lịch dựa trên cộng đồng, cũng như hiệu quả của chúng trong việc đảm bảo lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương Nghiên cứu này tập trung dưới góc độ các chiến lược quản lý tài nguyên, tăng cường cơ sở hạ tầng du lịch, và xây dựng mối quan hệ hòa nhập với cộng đồng địa phương Bằng cách tiếp cận quản lý du lịch dựa trên cộng đồng tại Nepal, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu rộng về cách thức duy trì và phát triển một mô hình du lịch cộng đồng bền vững trong một môi trường đa dạng văn hóa và môi trường như Nepal
Nghiên cứu "The role of women in community-based ecotourism: A case study from Costa Rica" của tác giả Garcia, M và Martinez, L (2020) tập trung vào vai trò của các hộ trong cộng đồng đặc biệt là người phụ nữ, nghiên cứu đã đánh giá tác động và vai trò đóng góp của người phụ nữ trong các dự án du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng Trong đó đặc biệt đề cập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý tài nguyên tự nhiên, giáo dục, văn hóa và môi trường Qua đó cho thấy cần tăng cường vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động du lịch cộng đồng và sinh thái điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và tỉnh Hà Giang
Trong nghiên cứu "Community-based tourism and its contribution to sustainable development: The case of a rural village in Thailand", của tác giả Wong, P và Tan, S
(2016) các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá những đóng góp của du lịch dựa trên cộng đồng vào phát triển bền vững cho khu vực, thông qua việc phân tích một trường hợp ở một làng quê ở Thái Lan Dưới đây là một số phát hiện chính của nghiên cứu:
Tạo cơ hội kinh doanh và tăng thu nhập: Du lịch dựa trên cộng đồng đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho cộng đồng địa phương, bao gồm việc phát triển các dịch vụ như homestay, hướng dẫn du lịch, và sản xuất và bán các sản phẩm địa phương
Bảo tồn và phát triển văn hóa: Du lịch cộng đồng đã giúp bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương thông qua việc thúc đẩy sự tự hào văn hóa, bảo tồn truyền thống và phong tục, cũng như tạo ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương
Tăng cường hạ tầng và dịch vụ: Doanh thu từ du lịch đã được sử dụng để cải thiện hạ tầng địa phương và dịch vụ công cộng như đường giao thông, hệ thống nước sạch và giáo dục, tạo ra lợi ích cho cả cộng đồng địa phương và du khách
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Du lịch cộng đồng đã đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên bằng cách thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững và giáo dục du lịch về sự quan trọng của bảo vệ môi trường
Những phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu rộng về tác động tích cực của du lịch cộng đồng vào phát triển bền vững của một làng quê ở Thái Lan, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng các mô hình du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường
Nhóm tác giả Tosun và Timothy (2003) với Arguments for Community Participation in the Tourism Development Process (Journal of Tourism
Studies) đã đưa ra phương thức để quy hoạch du lịch cộng đồng bằng việc kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental, Collaborative), tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhấn mạnh phương thức này không dùng để thay thế cho phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà nên ứng dụng trong một bối cảnh rộng hơn giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một cách hợp lý, toàn diện Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng khẳng định những nguyên tắc các thành viên trong cộng đồng được phép và được khuyến khích tham gia vào việc quy hoạch phát triển du lịch, sự cộng tác diễn ra và hoạt động du lịch phát triển theo chiều hướng tích cực
Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki (2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản công trình nghiên cứu A Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mô hình du lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác giả đề cập đến lý thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mô hình lý thuyết vào tình huống thực tế ở Palawan, Philippines
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với tăng trưởng kinh tế cộng đồng
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những tác động tích cực của phát triển du lịch cộng đồng gắn với quá trình tăng trưởng kinh tế cho cộng đồng địa phương, tạo thêm cơ hội việc làm, sinh kế trong lĩnh vực du lịch, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong cộng đồng thông qua việc chi tiêu của khách du lịch khi đến thăm bản làng, lưu trú và sử dụng dịch vụ tại hộ, mua sắm tại địa phương
Tổng quan các công trình nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn và du lịch
1.2.1 Làm rõ nội hàm kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là một phương pháp quan trọng để bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Ba nội dung cơ bản của kinh tế tuần hoàn như đã được Nguyễn Đình Đáp và cộng sự (2021) chỉ ra là:
1- Bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên: Qua việc kiểm soát hợp lí các tài nguyên không thể tái tạo và đảm bảo cân đối với các tài nguyên có thể tái tạo, kinh tế tuần hoàn giúp bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên tự nhiên
2- Tối ưu hóa lợi tức từ tài nguyên: Kinh tế tuần hoàn tập trung vào tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu càng nhiều càng tốt trong các chu trình kỹ thuật và sinh học, từ đó tối ưu hóa lợi tức từ tài nguyên
3- Nâng cao hiệu suất chung toàn hệ thống: Bằng cách chỉ rõ và thiết kế các giải pháp ngoại ứng tiêu cực như thiết kế chất thải và thiết kế chống ô nhiễm, kinh tế tuần hoàn giúp nâng cao hiệu suất của hệ thống và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Việc thực hiện các nguyên tắc này không chỉ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên và hạn chế việc sản xuất chất thải, mà còn mang lại lợi ích lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Điều này thể hiện sự đổi mới trong cách tiếp cận kinh tế, từ việc coi chất thải là tài nguyên không được sử dụng đúng cách đến việc tận dụng chúng một cách thông minh và hiệu quả
Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh (2019)
“Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam”đã nêu rõ ba nguyên tắc căn bản của nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm:
1- Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên: Đây là nguyên tắc căn bản nhất của kinh tế tuần hoàn, nhằm kiểm soát và sử dụng hợp lý các tài nguyên tự nhiên và tái tạo các hệ thống tự nhiên Đặc biệt, việc đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo là một phần không thể thiếu trong việc thực hiện nguyên tắc này
2- Tối ưu hóa lợi tức từ tài nguyên: Nguyên tắc này tập trung vào việc tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu càng nhiều càng tốt trong các chu trình kỹ thuật và sinh học Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất
3- Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống: Bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải và thiết kế ô nhiễm từ đầu của quá trình sản xuất, nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường
Những nguyên tắc này cung cấp một cơ sở lý thuyết và hành động cụ thể để thúc đẩy và thực hiện kinh tế tuần hoàn, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh và sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quân và cộng sự (2022) “Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, hài hòa với bảo vệ môi trường” đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và hài hòa với bảo vệ môi trường ở Việt
Nam thông qua việc áp dụng kinh tế tuần hoàn Cụ thể, các khuyến nghị này bao gồm:
1- Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, từ đó tạo ra lực lượng lao động có khả năng áp dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh
2- Hoàn thiện thể chế chính sách: Xây dựng và cải thiện các chính sách và quy định pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án và hoạt động liên quan đến kinh tế tuần hoàn, bao gồm cả việc khuyến khích đầu tư vào các dự án có ảnh hưởng tích cực đến môi trường
3- Nâng cao nhận thức toàn xã hội: Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về ý thức và vai trò của kinh tế tuần hoàn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, từ đó tạo ra sự ủng hộ và tham gia tích cực từ cộng đồng
4- Phát triển công nghệ số và công nghệ tái chế, xử lý rác thải: Đầu tư và áp dụng công nghệ số và công nghệ xử lý tái chế chất thải để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Phát triển du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn
Tại nghiên cứu “Một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Quân và cộng sự (2021), đã chỉ ra một số lĩnh vực tiềm năng áp dụng kinh tế tuần hoàn như: nông lâm nghiệp, rác thải đô thị, năng lượng, công nghiệp sinh thái, du lịch, dịch vụ Trong đó nhóm tác giả đã chỉ rõ các hoạt động sản xuất hữu cơ thuận tự nhiên theo mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, có thể được kết hợp với các hoạt động du lịch để tạo thêm giá trị gia tăng và lợi ích cho nông dân, đây là quan điểm trùng lặp với việc phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn Làng sinh thái hữu cơ là mô hình mới, vừa bảo tồn được giá trị văn hóa làng xã, vừa phát triển nông nghiệp sạch, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch để góp phần cải thiện cuộc sống người dân Ngoài việc tạo thêm sản phẩm mới cho ngành du lịch như homestay, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, mô hình còn đem lại nguồn thu cho nông dân khi tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị du lịch Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng ở việc chỉ ra tiềm năng ứng dụng của kinh tế tuần hoàn vào một góc độ liên quan đến du lịch cộng đồng là hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ để cung cấp đầu vào cho du lịch cộng đồng chứ chưa nghiên cứu vào nội hàm của du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
Tác giả Đinh Kiệm và Phạm Hữu Chiến (2020) với nghiên cứu “Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh“, đã giới thiệu các khái niệm liên quan về kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, du lịch tuần hoàn, những nguyên lí và cách thức vận hành để hướng tới một nền kinh tế du lịch tuần hoàn và bền vững Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhận diện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cận với du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn mới Nghiên cứu tập trung phân tích về du lịch bền vững mà Trà Vinh đang áp dụng hướng đến tiếp cận như là một nền kinh tế tuần hoàn, đồng thời qua đó gợi ý một số giải pháp phát triển du lịch tuần hoàn của địa phương trong tương lai Tuy nhiên nghiên cứu tập trung về du lịch tuần hoàn tức là các bước các khâu tuần hoàn chứ không đề cập đến du lịch cộng đồng, một loại hình du lịch cụ thể mà cũng không đề cập, phân tích về du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tức là một cách thức vận dụng trong du lịch cộng đồng hướng đến sự bền vững về môi trường và hạn chế sử dụng nguồn lực tự nhiên
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quân và cộng sự (2021), hướng tới du lịch tuần hoàn đúng nghĩa cần phải xem xét và điều chỉnh dựa trên 4 nhóm giải pháp: Đầu tiên, xem xét sản phẩm sử dụng trong ngành du lịch theo vòng đời Hiện nay nhiều đơn vị sử dụng những sản phẩm như túi phân hủy sinh học, ống hút giấy, cốc giấy… thay thế cho đồ nhựa, phần nào nhận được thiện cảm của du khách Tuy nhiên, để xem xét sản phẩm ấy có thực sự thân thiện với môi trường hay không cần phải xem xét quá trình sản xuất liệu có gây ra ô nhiễm, quá trình xử lý, thu gom sau khi vứt bỏ… Thứ hai, nhìn nhận kinh tế tuần hoàn như một mô hình, với hiệu quả được đánh giá trong dài hạn, thay vì những hành động tưởng như thân thiện với môi trường nhưng chỉ mang tính chất “làm hình ảnh” Thứ ba, cần gắn liền du lịch với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt khi vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng trên toàn cầu Thứ tư, thiết lập một hệ sinh thái số hỗ trợ du lịch tuần hoàn, kết nối doanh nghiệp với cơ sở lưu trú, với người nông dân, thợ thủ công bản địa đang áp dụng những giải pháp xanh, tạo ra luồng thông tin cụ thể, rõ ràng, minh bạch để làm việc chặt chẽ với nhau cũng như giới thiệu cho du khách Nghiên cứu này cho thấy cách nhìn tổng thể hơn của kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong lĩnh vực du lịch, tuy nhiên cũng chưa đề cập vào loại hình du lịch cụ thể là du lịch cộng đồng do vậy đây vẫn là chủ đề còn thiếu vắng trong các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu “Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong du lịch” của Tổ chức Gapedu (2020) lại khai thác khía cạnh về ứng dụng năng lượng tái tạo trong ngành du lịch và kinh tế tuần hoàn trong du lịch văn hóa Theo đó, nghiên cứu các hệ thống năng lượng tái tạo được sử dụng trong du lịch bằng cách chọn một danh lam thắng cảnh có các-bon thấp thông qua việc điều tra hành vi tiêu dùng của những người sử dụng các tiện ích chia sẻ Đồng thời, phân tích mức độ thực hiện kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực năng lượng của các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ (SME) ở khu vực ven biển
Nghiên cứu xem xét các thách thức và rào cản hiện tại, chẳng hạn như sử dụng nhiều năng lượng, tiêu thụ nhiều nước và phá hủy môi trường sống Các yếu tố liên ngành chính trong du lịch bền vững, bao gồm năng lượng xanh, giao thông xanh, công trình xanh, cơ sở hạ tầng xanh, nông nghiệp xanh và công nghệ thông minh đều được áp dụng Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho rằng việc thúc đẩy các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong việc phục hồi và bảo tồn các sáng kiến di sản là rất quan trọng cho sự liên tục bền vững của lĩnh vực này Cụ thể, việc thực hiện lý thuyết về kinh tế tuần hoàn sẽ dẫn đến việc bảo vệ lâu dài các di sản văn hóa thế giới thông qua thực hành thiết kế sinh thái, bảo tồn năng lượng, cung cấp các cơ sở dịch vụ xanh, xử lý chất thải và tiêu dùng xanh Phát triển bền vững các dự án tái tạo văn hóa, tập trung sự chú ý vào mối quan hệ kép giữa ngành du lịch và biến đổi khí hậu Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc bảo tồn, đánh giá di sản văn hóa chủ yếu được giải thích trong các tác động về du lịch và bất động sản Nghiên cứu này khẳng định kinh tế tuần hoàn là nền tảng để đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và thực hiện phát triển các danh lam thắng cảnh
Như vậy có thể thấy nghiên cứu này cơ bản ứng dụng đối với các đối tượng lại cấp vùng hay doanh nghiệp đối với cấp độ hộ gia đình (những đối tượng chính của du lịch cộng đồng) chưa được đề cập trong nghiên cứu này
Nghiên cứu của Brightley (2017) trong khuôn khổ tài trợ của Viện nghiên cứu quốc tế về Ẩm thực, Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch (International Institute of Gastronomy, Culture, Arts and Tourism) chỉ ra rằng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong du lịch có thể giúp thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực một các bền vững, nâng cao hiệu quả và hiệu lực của ngành du lịch, từ đó đạt được các mục tiêu về phát triển du lịch bền vững Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho rằng việc áp dụng một cách linh hoạt tư duy về kinh tế tuần hoàn sẽ đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển bền vững, thông qua việc quản lý rác thải hiệu quả - hiệu lực, tối ưu hóa quá trình sử dụng nguồn nước và năng lượng, đồng thời tăng cường việc sự dụng các nguồn năng lượng tái tạo Bên cạnh đó, nghiên cứu của Servin (2017) đã đưa ra các đề xuất cho các khách sạn trong việc giảm “dấu chân nước” (water footprint – thuật ngữ để chỉ lượng nước được sử dụng trong suốt vòng đời của một sản phẩm, quy trình hoặc hoạt động Khái niệm này đo lường lượng nước tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp, và lượng nước bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau), cải thiện chứng nhận sinh thái (eco-credentials) và đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc lựa chọn các hình thức và phương pháp giặt - ủi và sử dụng các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch – lưu trú hướng đến việc tái sử dụng/tái chế
Tóm lại các nghiên cứu về du lịch tuần hoàn hay du lịch theo kinh tế tuần hoàn chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh như hoạt động nông nghiệp tham gia vào du lịch, hay nguồn năng lượng, hạn chế rác thải, quản lý và xử lý rác thải, chia sẻ nguồn lực và ở cấp độ vùng hay đối với doanh nghiệp, chưa có nghiên cứu nào về du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn và cũng không có nghiên cứu du lịch theo kinh tế tuần hoàn đối với các hộ tham gia trong một cộng đồng nhỏ
Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn:
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân tỉnh An Giang, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) đã đề cập đến năm nhân tố ảnh hưởng, gồm: (1) trình độ học vấn của chủ hộ; (2) quy mô gia đình; (3) thu nhập gia đình; (4) vốn xã hội và (5) nghề truyền thống Theo kết quả nghiên cứu thì quy mô hộ gia đình có tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân tỉnh An Giang
Nopparat Satarat (2010) chia sự tham gia của người dân địa phương trong quản lý du lịch cộng đồng thành bốn tiêu chí là (1) tham gia vào quá trình ra quyết định, (2) tham gia vào quá trình thực hiện, (3) tham gia vào chia sẻ lợi ích và (4) tham gia vào các hoạt động đánh giá Một số nghiên cứu khác (Henry, 2009; Lucchentti và Font,
2013) cho rằng sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch phải tạo được sự khác biệt so với các điểm du lịch cạnh tranh khác, điều này tạo cho khách du lịch có những cảm nhận trải nghiệm khác biệt hơn so với các điểm du lịch cộng đồng họ đã qua Việc tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo như vấn đề ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa tại điểm đến… vừa góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương, vừa thu hút được khách du lịch trong việc tăng chi tiêu và thời gian lưu trú cũng như giới thiệu người khác đến thăm
Nghiên cứu của nhiều học giả (Frank & Smith, 1999; Aref và cộng sự, 2009;
Moscardo, 2008) trước đây đều chỉ ra rằng để nâng cao năng lực cộng đồng trong phát triển du lịch, người tham gia phải có kiến thức và kỹ năng, qua đó giúp họ có được những suy nghĩ và hành động theo những cách thức phù hợp nhất Kỹ năng và kiến thức được coi là một công cụ hỗ trợ hỗ trợ cho phát triển cộng đồng và là nhân tố quan trọng cho phát triển du lịch cộng đồng, nó thực sự cần thiết đối với bất kỳ đối tượng nào tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, từ cán bộ chính quyền địa phương hay những nhà lãnh đạo trong cộng đồng đến những người dân địa phương
Nghiên cứu của Aref và cộng sự (2009); Moscardo (2008) đã chỉ ra ở hầu hết những nước đang phát triển, việc thiếu năng lực trong cộng đồng được thừa nhận là một rào cản để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng Theo Aref, xây dựng năng lực cộng đồng đóng vai trò trung tâm và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó, thiếu kiến thức du lịch là một rào cản quan trọng không chỉ trực tiếp hạn chế sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch, mà còn góp phần gây ra những trở ngại khác như bị phụ thuộc vào sự sắp xếp các tour du lịch của các công ty bên ngoài cộng đồng Vì vậy, để nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng thì cần thiết phải nâng cao kiến thức và kỹ năng về du lịch
Davis và cộng sự (1988) là một trong những nhóm học giả đầu tiên nghiên cứu về kiến thức của người dân địa phương đối với phát triển du lịch, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra kiến thức của người dân về du lịch và kinh tế địa phương có tác động ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với phát triển du lịch Cụ thể, nếu người dân hiểu biết nhiều hơn về sự phát triển kinh tế địa phương thì họ có xu hướng ủng hộ phát triển du lịch Việc nâng cao kỹ năng và kiến thức có thể thực hiện ở bất kỳ bên liên quan nào trong phát triển du lịch cộng đồng (cán bộ chính quyền địa phương; lãnh đạo và người dân trong cộng đồng) Moscardo (2008) cũng cho rằng, thiếu kiến thức về du lịch đối với các cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển là một trong những rào cản lớn nhất không chỉ trực tiếp hạn chế khả năng tham gia của người dân địa phương, các tổ chức trong cộng đồng vào việc phát triển du lịch mà còn góp phần vào các rào cản tiếp theo như thiếu khả năng lãnh đạo và bị lệ thuộc vào các đối tác bên ngoài cộng đồng
Nopparat Satarat (2010) đã đưa ra 6 chỉ tiêu liên quan đến quá trình học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng của người dân địa phương khi đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch cộng đồng ở Thái Lan, gồm: (1) người dân địa phương cung cấp các hoạt động du lịch khuyến khích quá trình trao đổi, học tập giữa khách và người dân; (2) Hướng dẫn viên là người địa phương có thể giải thích và cung cấp thông tin chi tiết về các điểm tham quan tự nhiên và văn hóa cho khách du lịch; (3) các tour du lịch trong làng luôn có sẵn để khách du lịch tìm hiểu cách sống của người dân địa phương; (4) người dân địa phương chia sẻ các bài học sản xuất các sản phẩm địa phương (như đan lát, dệt, chế biến thức ăn…); (5) khách du lịch có cơ hội thảo luận và trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên trong cộng đồng và (6) khách du lịch có cơ hội học hỏi những kiến thức sống truyền thống của người dân địa phương
Khoảng trống trong nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước và quốc tế về phát triển du lịch cộng đồng khá đầy đủ và tập trung trên nhiều khía cạnh, cũng có một số nghiên cứu đề cập đến du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn tuy nhiên nghiên cứu về du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn là chưa có, một số nghiên cứu mới chỉ đề cập đến phát triển du lịch nói chung theo hướng tuần hoàn, chứ chưa đề cập và làm rõ khái niệm cũng như nội hàm về du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn Đây là khoảng trống để nghiên cứu sinh bước đầu tập trung nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng theo các nội dung liên quan và hướng đến kinh tế tuần hoàn
Các nghiên cứu kinh tế tuần hoàn cơ bản tập trung vào các khía cạnh hạn chế khai thác các nguồn tự nhiên để sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiên liệu xanh, chia sẻ nguồn lực hạn chế dùng nhiều sản phẩm, sửa chữa và tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm để hạn chế thay thế, hạn chế phát thải để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, đây là các khía cạnh có thể ứng dụng trong nghiên cứu cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn dựa trên mô hình 9R
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng chưa có nghiên cứu trước đây về kinh tế tuần hoàn, chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng do đó đây hoàn toàn là một hướng nghiên cứu mới
Từ khoảng trống nghiên cứu đó, tác giả sẽ tập trung bù lấp một phần liên quan tới cơ sở lý luận trong phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
Nghiên cứu thực tế tại tỉnh Hà Giang nhằm đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng dưới các góc độ tiềm năng về tự nhiên, về cơ sở hạ tầng, về văn hoá xã hội , trong đó tập trung phân tích thực trạng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn dưới các góc độ về sử dụng yếu tố đầu vào do chính người dân địa phương tự sản xuất, hạn chế sử dụng các hoá chất và hàng hoá do các nơi khác sản xuất; việc tái sử dụng, sửa chữa và chia sẻ nguồn lực và các tài sản thiết bị đồng dùng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn
2.1.1 Khái niệm về du lịch
Dưới con mắt của Guer Freuler: Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên
Theo Kaspar du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của người dân mà phải là tất cả những gì liên quan đến sự di chuyển đó Đây cũng là quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở, nơi làm việc thường xuyên của họ”
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara – Edmod đưa ra định nghĩa “du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mang đến một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo nghĩa thứ nhất “du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo nghĩa thứ hai “du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sự và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình …”
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2017, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Vậy, khái niệm chung về du lịch là tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư tại địa phương
2.1.2 Khái niệm về du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” được đề cập từ những năm 1980 ở các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc Khách du lịch đi tham quan các làng bản, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán lễ hội của người dân địa phương, khám phá hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vẫn còn giữ được những nét tự nhiên, hoang dã Tại các điểm đến, khách du lịch cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người dân địa phương như dẫn đường, ăn, nghỉ và các dịch vụ khác, đây là tiền đề cho phát triển loại hình du lịch cộng đồng (Võ Quế, 2006) Có rất nhiều tên gọi khác nhau liên quan đến hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương như: Community-Based Tourism (CBT): Du lịch dựa vào cộng đồng; Community-Development in Tourism: Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch; Community-Based Ecotourism: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng;
Community-Participation in Tourism: Du lịch có sự tham gia của cộng đồng;
Community-Based Moutain Tourism: Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng
Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng giống nhau về địa điểm, mục tiêu và phương pháp tổ chức Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng thuật ngữ “du lịch cộng đồng” (CBT) để chỉ các loại hình “du lịch dựa vào cộng đồng” nói chung
Phát triển từ những năm 1980, đến nay đã có nhiều nghiên cứu về CBT, tuy nhiên chưa có khái niệm mang tính phổ quát cho loại hình du lịch này Theo Asker và cộng sự (2010), du lịch cộng đồng được hiểu là một loại hình du lịch, ở đó cộng đồng trực tiếp sở hữu và tham gia quản lý, vì mục tiêu phát triển chung trong cộng đồng Đây là loại hình du lịch thiên về các nhà cung cấp dịch vụ địa phương, tập trung truyền đạt về môi trường và văn hoá bản địa, nó được thực hiện và hỗ trợ bởi cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức Phi Chính phủ (NGOs)
Tổ chức du lịch Caribbean (trích dẫn trong Henry, 2009) cho rằng CBT là một cách tiếp cận hợp tác để làm du lịch, trong đó các thành viên trong cộng đồng thực hiện kiểm soát thông qua việc tham gia tích cực vào thẩm định, phát triển, quản lý và/hoặc làm chủ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho các thành viên trong cộng đồng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, tạo thêm giá trị cho các trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước
Trong khi đó, Viện Du lịch Cộng đồng Thái Lan (2012) (Thailand Community Based Tourism Institute, 2012) cho rằng CBT coi trọng sự bền vững của môi trường, xã hội và văn hoá Cộng đồng tham gia sở hữu và quản lý, vì cộng đồng, với mục đích thúc đẩy du khách nâng cao ý thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của người dân địa phương
Luật Du lịch Việt Nam (2017) cũng chỉ rõ CBT “là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” Theo Võ Quế (2006, tr.34) thì CBT “là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”
Theo tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án
Bùi Thị Hải Yến (2012) chỉ ra rằng: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cảnh quan thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (về tự nhiên, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo )”
Từ các khái niệm nêu trên tác giả tổng hợp khái niệm du lịch cộng đồng như sau:
Du lịch cộng đồng là loại hình dịch vụ dựa trên khai thác các nguồn tài nguyên tại chỗ như con người, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương để kinh doanh
Bài học vận dụng cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang
Từ các kinh nghiệm vận dụng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trong và ngoài nước có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang như sau:
1 Có chính sách, quy định cụ thể cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch và du lịch cộng đồng Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển, trong đó, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đúng đắn là yêu cầu tất yếu đặt ra Để thực hiện tốt nội dung này, cần quy định cụ thể trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường
2 Nâng cao nhận thức cho người dân, chính quyền địa phương và các cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch về du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn Nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng
3 Chú trọng thực hiện từ thiết kế loại hình du lịch, tour - tuyến, tổng hợp hệ thống sản phẩm - dịch vụ, tới khâu triển khai đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp, mỗi cộng đồng điểm đến và cần được đồng thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lí tới từng doanh nghiệp và người dân
4 Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực về kinh tế, nhân lực để sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ kinh tế du lịch tuyến tính sang du lịch kinh tế tuần hoàn Theo đó, cần ưu tiên nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các đơn vị, chủ thể, hộ dân kinh doanh các mô hình du lịch cộng đồng chuyển đổi phương thức kinh doanh, sản xuất
5 Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn yêu cầu phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến, lấy nội dung xanh - sạch - sinh thái môi trường và cộng đồng bền vững làm nền tảng Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn, nhất là đối với khu vực du lịch gắn với môi trường tự nhiên của tỉnh hiện nay, những vùng nhạy cảm dễ bị tác động suy thoái môi trường do xả thải, khai thác quá mức đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có thể giải quyết được các vấn đề từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình tuần hoàn Hiện nay, những chuyên gia, nhà quản lí vận hành doanh nghiệp cung ứng du lịch hầu hết chưa được đào tạo đầy đủ và chưa có chuyên ngành đào tạo cụ thể Do đó, để đáp ứng yêu cầu hoạt động, các nguồn lực về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực quản lí kinh doanh, quản lí vận hành cũng trở thành một thách thức lớn cần phải vượt qua
6 Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu phát thải ra môi trường Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm
7 Có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo giúp doanh nghiệp ngành du lịch, các cơ sở lưu trú, cộng đồng dân cư thay đổi mô hình cung ứng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn thị hiếu của du khách trong bối cảnh tái khởi động của ngành du lịch sau đại dịch COVID 19
8 Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, để giải quyết tốt các vấn đề, từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
9 Vai trò của quản lý trong phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa then chốt cho việc dẫn dắt cũng như đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các đối tượng có liên quan cho việc thực hiện thành công định hướng phát triển từ khâu xây dựng quy hoạch cho đến thực hiện và kiểm tra đánh giá, đồng thời ban hành chính sách phù hợp để hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
Câu hỏi nghiên cứu
1 Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn được hiểu như thế nào?
2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và cơ sở cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện như thế nào?
3 Các yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn ở Hà Giang hiện nay?
4 Các giải pháp nào có thể đề xuất giúp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn có thể được đưa ra trong thời gian tới?.
Khung phân tích phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, tôi xây dựng và đề xuất khung phân tích về lý thuyết Đối với đề tài luận án: “Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang “khung lý thuyết được thiết kế theo hình 1.4 dưới đây
Khung phân tích được hiểu là một đề cương dàn ý, trong đó xác định những vấn đề chủ yếu liên quan đến việc phân tích, mục tiêu phân tích và công cụ phân tích Việc xây dựng khung phân tích nhằm tạo ra một kết cấu hợp lý, bảo đảm sự toàn diện và cân đối cho bản phân tích
Khung phân tích về nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn ở tỉnh Hà Giang được thể hiện ở sơ đồ sau:
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
1) Điều kiện kinh tế xã hội; 2) Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch; 3) Khả năng tiếp cận điểm đến; 4) Tính tiện nghi của điểm đến; 5) Cơ sở hạ tầng; 6) Nhận thức của các đối tượng tham gia; 7) Trình độ của người dân; 8) Cơ chế chính sách và 9) Khoa học công nghệ Điều kiện nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng
Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực xã hội
Theo hướng kinh tế tuần hoàn
Cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng
- Mức độ tham gia du lịch cộng đồng - Lợi ích mang lại từ du lịch cộng đồng
Hạn chế tiêu dùng/sử dụng nguồn lực
- Mức độ khai thác, mức độ sử dụng nguồn lực cho du lịch cộng đồng
- Các hoạt động hướng dẫn sử dụng nguồn lực cho du lịch cộng đồng
Sửa chữa tái sử dụng các trang thiết bị đồ dùng
- Giảm thiểu mức độ sử dụng, khai thác nguồn lực tự nhiên cho du lịch cộng đồng
- Giảm thiểu xả thải từ các hoạt động du lịch cộng đồng
Tái chế sản phẩm, hạn chế chất thải
- Giảm thiểu mức độ khai thác nguồn lực tự nhiên phục vụ du lịch cộng đồng
- Giảm thiểu rác thải từ hoạt động du lịch cộng đồng - Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường tự nhiên từ du lịch cộng đồng, phân loại rác thải
Sử dụng cho mục đích khác/chia sẻ đồ dùng, thiết bị với hộ khác
- Hạn chế mua sắm mới cho du lịch cộng đồng - Hạn chế khai thác nguồn lực tự nhiên cho du lịch cộng đồng - Tiết kiệm nguồn lực
- Sử dụng/ khai thác hiệu quả nguồn lực
Nguồn: Xây dựng của tác giả
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn
Quy trình nghiên cứu
Sau khi đề xuất, xây dựng được các mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, khung phân tích, nhằm đạt được các nội dung nghiên cứu như đã đề ra, tôi xây dựng các quy trình nghiên cứu như hình 1.5 dưới đây
Trong quy trình này, tôi phân loại các nội dung công việc theo đầu mục tương ứng với các phần, chương trong cấu trúc của luận án tiến sĩ và theo như hướng dẫn của đơn vị đào tạo Quy trình được xây dựng, trải qua các bước từ khâu: i) Đặt vấn đề nghiên cứu; ii) Hệ thống hoá cơ sở khoa học của nghiên cứu (bao gồm cả cơ sở lý luận và thực tiễn); iii) Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và các mô hình phân tích; iv) Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng; v) Đề xuất các giải pháp và kiến nghị
Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Xây dựng của tác giả
Phương pháp tiếp cận
Các vấn đề nghiên cứu nằm trong những tổng thể khác nhau có quy mô, mối quan hệ phức tạp cả bên trong và bên ngoài vì vậy khi tiếp cận từng vấn đề riêng rẽ sẽ khó cho một cách nhìn tổng thể Vì vậy cách tiếp cận hệ thống được ứng dụng nhằm phân tích đánh giá vấn đề trong mối quan hệ tổng thể và nhiều chiều
Tiếp cận nghiên cứu hệ thống có 2 cách thức chủ yếu:
Tiếp cận từ trên xuống: theo phương pháp này việc nghiên cứu bắt đầu từ ý tưởng của nhà nghiên cứu Tất cả việc thực hiện đánh giá, chọn lọc kết quả do nhà nghiên cứu đề ra và cuối cùng sẽ đưa xuống thực tế áp dụng
Với cách tiếp cận này có một số hạn chế là: số lượng kết quả nghiên cứu được tạo ra nhiều song tỷ lệ các kết quả được ứng dụng vào thực tế thấp Mặt khác để đạt được kết quả nghiên cứu thì các điều kiện môi trường, quản lý và các điều kiện khác phải trong điều kiện nghiên cứu, khi áp dụng vào điều kiện thực tế môi trường không thuần nhất, thường dẫn đến sự lệch lạc và kết quả có nhiều sai khác
Tiếp cận từ dưới lên: hiện nay tiếp cận này được nhiều nhà khoa học vận dụng
Theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên, kết quả nghiên cứu phải được người sử dụng chấp nhận, mục tiêu là để phục vụ cho người sử dụng kết quả nghiên cứu, vì thế xuất phát từ nhu cầu thực tế, được xem là khó khăn của cơ sở địa phương, của doanh nghiệp… chưa giải quyết được cần có sự trợ giúp của nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế, từ đó hình thành vấn đề nghiên cứu
Theo cách tiếp cận này, kết quả thường được cơ sở địa phương, doanh nghiệp và người dân hưởng ứng áp dụng, vì nó chính là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn, kết quả nghiên cứu có hiệu quả tốt cả về kinh tế, kỹ thuật và tính bền vững
Với sự phân tích về lý thuyết hệ thống và tiếp cận nghiên cứu chúng tôi chọn phương pháp tiếp cận nghiên cứu để sử dụng trong luận án theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên
3.4.2 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Cách tiếp cận có sự tham gia là cách tiếp cận khách quan bên cạnh những nhận định cá nhân Sự tham gia của những tác nhân có liên quan sẽ cung cấp những thông tin, đánh giá, cách nhìn nhận khách quan hơn cho vấn đề nghiên cứu, do đó cách tiếp cận này được sử dụng một cách thường xuyên trong nghiên cứu này
Sử dụng phương pháp này trong việc tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch đến các nội dung về thực trạng, điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn của tỉnh Hà Giang
3.4.3 Tiếp cận định tính, định lượng
Do nội dung nghiên cứu có liên quan đến cả các vấn đề có thể lượng hóa và cả những vấn đề cảm nhận, đánh giá, ý kiến vì vậy nghiên cứu kết hợp cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính nhằm đánh giá đầy đủ và khách quan cho đối tượng nghiên cứu.
Lựa chọn địa bàn nghiên cứu
Đề tài triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Giang là tỉnh miền núi giáp biên giới với Trung Quốc, tỉnh nghèo với đa phần là đồng bào các dân tộc sinh sống, tỉnh có điều kiện đa dạng về địa hình, đa dạng về điều kiện thổ nhưỡng, đa dạng về văn hóa và có đường biên giới tiếp giáp với các địa phương của Trung Quốc khá dài Tỉnh Hà Giang được chia thành 03 tiểu vùng như sau:
Khu vực vùng núi cao phía Bắc gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc đây là khu vực vùng biên tiếp giáp với Trung Quốc, phần lớn là đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên các địa hình cao và có điều kiện thổ nhưỡng chủ yếu là núi đá vôi, có điều kiện kinh tế nghèo
Khu vực núi cao phía Tây tỉnh Hà Giang gồm các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần và một phần Vị Xuyên là khu vực núi cao biên giới tiếp giáp với các địa phương của Trung Quốc, có sự đa dạng về tộc người trong đó có cả người Dao, Nùng và
Mông, khu vực này có điều kiện thổ nhưỡng là núi đất cao, có điều kiện kinh tế khó khăn và nghèo
Khu vực trung tâm gồm các huyện Bắc Quang, Quang Bình, TP Hà Giang, Bắc Mê và một phần Vị Xuyên Khu vực này có đặc điểm địa hình núi thấp, có sự đa dạng về tộc người và văn hóa chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao và Mông và một số các tộc người ít người khác sinh sống, có điều kiện kinh tế khá hơn so các vùng khác
11 huyện trong tỉnh, 14 xã trong 11 huyện và 35 làng trong 14 xã được công nhận đưa vào chương trình phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022-2025 của tỉnh Hà Giang, do vậy đề tài sẽ lựa chọn tất cả các thôn/bản của các huyện được công nhận điểm du lịch cộng đồng đó để tiếp cận thu thập thông tin phục vụ phân tích của đề tài.
Chọn mẫu điều tra
Đề tài lựa chọn cách chọn mẫu thống kê với quy mô mẫu đảm bảo độ chính xác và đại diện cho vùng nghiên cứu Đề tài lựa chọn các đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang bào gồm các nhóm: 1) Hộ dân là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng; 2) các nhà quản lý là những người có liên quan đến công tác quản lý tại địa phương cho hoạt động du lịch cộng đồng cũng như kinh tế tuần hoàn; 3) Khách du lịch họ là những người tham gia đối tượng phục vụ chính của hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương: và 4) nhóm doanh nghiệp gồm các nhà hàng, khách sạn, các công ty du lịch có tham gia trong việc phục vụ cung cấp dịch vụ hay tổ chức đoàn khách đến tham quan trải nghiệm Mỗi nhóm sẽ có thể cung cấp cùng một thông tin hoặc những thông tin khác nhau liên quan đến hiểu biết và thông tin mà họ có thể nắm bắt được để cung cấp vì thế với mỗi nhóm lại xây dựng một bộ phiếu khảo sát riêng Đối với nhóm hộ dân, đề tài lựa tất cả 334 hộ tại 35 làng đủ điều kiện đề xuất đưa vào chương trình phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022- 2025 như đã trình bày ở trên, như vậy đề tài không sử dụng bất kỳ phương pháp chọn mẫu nào mà lựa chọn tổng thể cả nhóm
Ngoài ra đề tài sẽ lựa chọn thêm mẫu khảo sát gồm các đối tượng sau:
Các nhà quản lý: là những người quản lý nắm bắt thông tin chung cấp xã, huyện và tỉnh Họ là người chịu trách nhiệm và có thể ra quyết định trong quản lý du lịch cộng đồng, quản lý kinh tế xã hội của ngành, địa phương vì vậy sẽ là lãnh đạo và chuyên viên Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, lãnh đạo Phòng Văn hóa của các huyện, lãnh đạo trung tâm văn hóa, lãnh đạo các xã Với nhóm đối tượng này đề tài sử dụng cách chọn mẫu lựa chọn theo tiêu chí những người có liên quan và am hiểu có thể cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho nghiên cứu Số lượng phiếu điều tra cụ thể như sau:
- Điều tra cán bộ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang bao gồm:
01 Phó Giám đốc phụ trách và toàn bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng Quản lý du lịch, tổng 10 phiếu
- 01 Lãnh đạo Phòng Văn hóa của huyện có liên quan đến quản lý du lịch và du lịch cộng động của huyện Lãnh đạo có thể là trưởng hoặc phó trưởng phòng Số lượng lấy tại 11 huyện, thành phố như vậy tổng 11 phiếu, (mỗi huyện 1 phiếu) Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp (qua email)
- Đại diện lãnh đạo các xã có làng du lịch cộng đồng hoặc là chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã phụ trách lĩnh vực kinh tế có am hiểu Số lượng xã có làng du lịch cộng đồng đã được tỉnh công nhận là 14 xã (mỗi xã một phiếu), như vậy lựa chọn tổng 14 phiếu
Như vậy tổng số phiếu phát ra đối với nhóm các nhà quản lý là: 35 phiếu bao gồm cả tỉnh, huyện và xã
Khách du lịch cộng đồng: Do đối tượng khách du lịch cộng đồng không có danh sách biết trước vì vậy đề tài lựa chọn lấy mẫu phi ngẫu nhiên trong khoảng thời gian ấn định trước, cụ thể được lấy mẫu trong khoảng thời gian là 03 tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023 bất kỳ khách nào đến du lịch cộng đồng đều phát phiếu và khách lựa chọn tham gia trả lời có thể giúp điền phiếu gửi lại cho hộ sau đó nghiên cứu sinh sẽ đến thu lại, việc này triển khai cho đến cuối tháng 5 thì dừng, phiếu được gửi tại các khu du lịch cộng đồng hiện nay của các huyện được lựa chọn nghiên cứu
Kết quả đề tài đã thu được 289 phiếu của khách du lịch cộng đồng trong nước và khách quốc tế Sau khi rà soát có 04 phiếu thiếu nhiều thông tin do vậy đề tài loại bỏ và chỉ sử dụng 285 mẫu khảo sát để phân tích
Các công ty du lịch và dịch vụ: là những công ty có đưa khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng của Hà Giang và các công ty làm các dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn… (do số lượng biến động đồng thời có nhiều đối tượng khác nhau vì thế đề tài lấy cỡ mẫu tối thiểu nhằm đảm bảo có thể sử dụng giá trị bình quân làm đại diện cho vị trí trung tâm bộ dữ liệu là 30 phiếu) Số thực tế khảo sát là 30 phiếu
Tổng số phiếu khảo sát đối với 4 nhóm đối tượng là 684 phiếu.
Phương pháp thu thập thông tin
3.7.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được đề tài thu thập từ nhiều kênh thông tin khác nhau gồm: các báo cáo của Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang, Cục thống kê tỉnh, phòng Văn hóa cấp huyện, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang, phòng Kinh tế, nông nghiệp, Tài chính kế hoạch và lãnh đạo Đảng ủy xã, HĐND, UBND xã, thông tin từ sách báo, luận án… Thông tin được thu thập trong giai đoạn trước covid 19 để chuẩn bị ý tưởng nghiên cứu thông tin thứ cấp phục vụ cho phân tích trong giai đoạn 2021-2023
3.7.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Nhằm chuẩn bị tốt cho việc thu thập thông tin sơ cấp cần có cái nhìn tổng quát từ các đối tượng liên quan, đề tài thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia gồm: nhà khoa học, nhà quản lý tại tỉnh Hà Giang có kiến thức chuyên môn về du lịch và kinh tế tuần hoàn nhằm thu thập ý kiến, đánh giá nhận xét về thực trạng phát triển du lịch gắn với kinh tế tuần hoàn, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng các vấn đề quan tâm hoặc ứng dụng của kinh tế tuần hoàn trong du lịch cộng đồng từ đó giúp xây dựng mẫu phiếu khảo sát đối với các đối tượng để thu thập thông tin sơ cấp Các ý kiến cũng gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tại Hà Giang theo hướng kinh tế tuần hoàn
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát các nhóm khác nhau có liên quan, các thông tin này nhằm cung cấp các luận cứ cho việc phân tích đánh giá về quá trình phát triển du lịch cộng đồng, các nội dung liên quan và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn Bên cạnh đó các thông tin này cũng khai thác những yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng đặc biệt phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm hướng đến một sự phát triển bền vững và ổn định trong tương lai Các thông tin sơ cấp được điều tra trong phạm vi thời gian 01 năm gần nhất với thời điểm điều tra và có một số thông tin đánh giá trong khoảng thời gian gần với thời điểm khảo sát Các phiếu khảo sát được xây dựng dành cho các 4 nhóm đối tượng như sau: 1) doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; 2) khách du lịch cả trong nước và quốc tế; 3) người dân các thôn tham gia du lịch cộng đồng; và 4) nhà quản lý cấp tỉnh, huyện và xã có hoạt động du lịch cộng đồng Đối với các nhóm người dân, nhà quản lý thực hiện khảo sát trực tiếp, với nhóm khách du lịch và doanh nghiệp vừa kết hợp khảo sát trực tiếp vừa gửi phiếu khảo sát tại các hộ dân làm du lịch cộng đồng khi khách đến họ sẽ giúp trả lời phiếu khảo sát, thời gian phát và thu phiếu trong khoảng 03 tháng
Các nội dung chính khảo sát thu thập bao gồm: Các thông tin chung về người khảo sát; các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội; các thông tin về du lịch cộng đồng; các thông tin về các nội dung kinh tế tuần hoàn; các thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Phương pháp xử lý số liệu
Đối với thông tin thứ cấp: Tác giả thực hiện tổng hợp, phân loại và sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nhóm phù hợp với nội dung và thời gian nghiên cứu Đối với thông tin sơ cấp: Các thông tin sau khi được nhập vào excel để quản lý và xử lý sẽ được tính toán ra các giá trị bình quân, tổng và giá trị phần trăm Bên cạnh đó nhằm đánh giá và có các nhận định thống kê chính xác các giá trị độ lệch chuẩn cũng được tính toán và thể hiện khi tính toán các giá trị bình quân của bộ dữ liệu
Các kiểm định thống kê được sử dụng nhằm kiểm định các giả thuyết nêu ra và đánh giá toàn bộ bộ dữ liệu với công cụ SPSS, Stata
Các phương pháp định tính được sử dụng trong phỏng vấn chuyên sâu cá nhân (phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn hộ dân, phỏng vấn cán bộ quản lý, phỏng vấn khách du lịch) Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu đánh giá của các tác nhân trên về các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn Trong nghiên cứu định tính sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin với mức 1: hoàn toàn không đồng ý/rất không hài lòng; mức 2: không đồng ý/không hài lòng; mức 3: phân vân; mức 4: đồng ý/hài lòng; mức 5: hoàn toàn đồng ý/rất hài lòng
Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B
Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5 b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8
Tổng thể, thang đo Likert 5 bậc được thể hiện chi tiết qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Mức ý nghĩa của giá trị bình quân theo thang đo Likert
TT Mức giá trị bình quân Ý nghĩa
Bên cạnh đó các công cụ lượng hóa cũng được ứng dụng nhằm kết hợp với các đánh giá định tính nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác của các nhận định, đánh giá trong đề tài Nghiên cứu định lượng được sử dụng để nghiên cứu sâu hơn mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng với kinh tế tuần hoàn, so sánh sự khách biệt về chi phí, thu nhập và môi trường giữa hai nhóm hộ: nhóm hộ làm du lịch cộng đồng không theo hướng tuần hoàn và nhóm hộ làm du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn.
Phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích được sử dụng gồm:
Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần xuất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn tại Hà Giang
Phương pháp phân nhóm, phân tổ thống kê
Việc phân nhóm, phân tổ theo các mức độ tham gia kinh tế tuần hoàn trong du lịch cộng đồng nhằm phân tích sâu hơn các yếu tố nào dẫn dắt và điều kiện nào của các hộ dân giúp chuyển dịch theo hướng này trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp cũng như thấy rõ hơn thực trạng bức tranh hiện nay Đề tài sử dụng 19 tiêu chí đánh giá mức độ theo hướng kinh tế tuần hoàn do vậy phân nhóm thành 03 nhóm trong đó: 1) nhóm có mức độ hướng theo kinh tế tuần hoàn cao có > tiêu chí thực hiện; 2) nhóm trung bình là nhóm có từ >=5 đến 9 tiêu chí và 3) nhóm có mức độ thấp là nhóm có 0.8 là thang đo tốt, từ 0.7 – 0.8 là sử dụng được Song cũng có nhiều nhà nghiên cứu (Nunally (1978), Peterson (1994), Slater (1995) đề nghị hệ số Cronbach’s alpha >0.6 là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu Tuy nhiên, nếu Cronbach’s alpha quá cao (>0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, tương tự như trường hợp cộng tuyến (collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ Mặt khác, Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ, biến nào nên giữ lại Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng