1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ đƣờng lâm thị xã sơn tây thành phố hà nội

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,95 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (7)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 6. Tính mới của khóa luận (11)
  • 7. Đóng góp của đề tài (12)
  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG (15)
    • 1.1. Một số khái niệm có liên quan (15)
    • 1.2. Đặc điểm, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng (20)
    • 1.3. Điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch cộng đồng (25)
    • 1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng (27)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (31)
    • 2.1. Tổng quan về Làng cổ Đường Lâm (31)
    • 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm (33)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm 38 2.4. Một số thành tựu trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (41)
    • 2.5. Những mặt hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (55)
  • Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (64)
    • 3.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm (64)
    • 3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm (70)
    • 3.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, ban quản lý du di tích về việc phát triển du lịch tại thị xã Sơn Tây và thành phố Hà Nội (80)
  • KẾT LUẬN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

8 khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 4 năm 2024, tác giả đã nắm được tình hình, hiểu rõ được bản chất vấn đề, hiểu được cách thức hoạt động cũng như thực trạng việc khai thác

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay đã có rất nhiều những công trình của nhiều tác giả khác nhau

5 nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm từ nhiều góc độ, và tầm nhìn khác nhau:

Nhƣ trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thƣ, Viện Điện U Linh, Thiên nam ngữ lục… cũng đã nhắc tới cái tên Đường Lâm nhưng ở các tác phẩm trên không đi sâu vào nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội…

Sau những năm 1980 đã có một số tác giả đã nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm

Mà công trình đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là “Mông phụ một làng ở đồng bằng Sông Hồng” do tác giả Nguyễn Tùng chủ biên do Nhà xuất bản văn Văn hóa thông tin ấn hành năm 2003 Công trình này là kết quả của chương trình được ký kết vào tháng 7/1989 giữa Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của Pháp (CNRS) và đƣợc giao cho Viện Dân tộc học (thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam Tham gia hai cuộc điền dã (5-6/1990 và 10-11/1991) ở Đường Lâm, có bốn nhà nghiên cứu thuộc Viện Dân tộc học (Võ Thị Thường, Diệp Ðình Hoa, Nguyễn Dương Bình và Trần Văn Hà) và ba nhà nghiên cứu thuộc LASEMA (Nelly Krowolski, Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Tùng) Dù rất bận rộn với trách nhiệm lãnh đạo, GS Bế Viết Ðẳng, Viện trưởng Viện Dân tộc học, thỉnh thoảng cũng đã đến tham gia

Ngoài hai cuộc điền dã đến làng cổ Đường Lâm nói trên, Nguyễn Tùng và Nguyễn Xuân Linh còn về điều tra và tiến hành bổ túc ở Ðường Lâm vào tháng 5/1995 Và trong mỗi lần sang Việt Nam điền dã trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu kế tiếp về “làng ở vùng châu thổ sông Hồng”, Nelly Krowolski và Nguyễn Tùng cũng đã về thăm Ðường Lâm để cập nhật các tri thức mới và bên cạnh đó việc quan trọng nhất là để theo dõi các biến đổi mới xảy ra ở đó Các bài nghiên cứu về Mông Phụ đã đƣợc in trong cuốn Nguyễn Tùng (éd.), Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge, Paris: L’Harmattan, 1999, 349 trang Cuốn sách này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt: Nguyễn Tùng (chủ biên), Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 2003, 269 trang

Trong các cuốn nhƣ Cơ sở văn hóa Việt Nam của Tác giả Trần Ngọc Thêm

(1977), Trần Quốc Vƣợng chủ biên (1977), Chu Xuân Diên (1999), gần đây hơn nữa là cuốn Lịch sử văn hóa Việt Nam của tác giả Huỳnh Công Bá (2008), cũng đã đề cập đến văn hóa Việt Nam và văn hóa của từng vùng miền trong đó có Làng cổ Đường

Lâm Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang thuộc khoa lịch sử, trường Đại Học Sư

Phạm Hà Nội 2 đã có bài khóa luận tốt nghiệp với nội dung “ Làng cổ Đường Lâm”

(Sơn Tây, Hà Nội) trong thời kỳ 1986-2016

Bên cạnh những tác giả và những tài liệu nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm thì ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch cộng đồng như của tác giả Đoàn Mạnh Cương (2019) phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững; Bình Giang (2019), Sắc màu du lịch cộng đồng ứng dụng tại huyện

Mai Châu;Võ Quế (2006) Du lịch cộng đồng và thuyết vận dụng, tập 1 Nxb Khoa học và kỹ thuật Xa Giang (2018), phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Phát huy DLCĐ tại làng cổ Đường Lâm - Một phương thức hữu hiệu để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Của tác giả Phạm Thị Hải Yến, Đỗ Trần Phương, xuất bản năm 2018 Thuộc nhà xuất bản Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.Trong cuốn sách, tác giả đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm - Một di sản cấp quốc gia đặc biệt và đề xuất một số giải pháp về phát triển du lịch cộng đồng nơi đây để du lịch Đường Lâm phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Ngoài nghiên cứu của tác giả nêu trên thì còn một số

Trong tạp chí cộng sản ngày 25-07-2023 với nội dung “Gắn kết hài hòa giữa bảo tồn giá trị các di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Làng cổ, xã Đường Lâm, thị xã sơn

Tây, thành phố Hà Nội của tác giả Đinh Giang; hay trong tạp chí Khoa học và Công

Nghệ - Đại học Thái Nguyên tập 227 số 04 (2022) của tác giả Hà Triệu Huy đã đề cập đến việc “ Các giá trị văn hóa của Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội, Việt Nam) – Thực trạng bảo tồn và phát triển Bài viết này đã nghiên cứu hai giá trị văn hóa lớn của Làng

7 cổ Đường Lâm bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tác giả đã sử dụng những phương pháp để nghiên cứu về thực trạng việc phát triển di sản văn hóa của làng cổ Đường Lâm cùng với đó đã đưa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa của di sản.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu đƣợc tiến hành trong phạm vi của làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phát triển du lịch cộng đồng

+ Về mặt thời gian: Đề tài đƣợc tiến hành khảo sát từ tháng 1/2024 đến tháng 4 năm 2024 Các thông tin và các số liệu trong đề tài đƣợc khai thác, nghiên cứu và giới hạn từ năm 2020 đến năm 2024

+Phương pháp khảo sát thực địa: Thông qua quá trình khảo sát thực tế trong

8 khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 4 năm 2024, tác giả đã nắm đƣợc tình hình, hiểu rõ đƣợc bản chất vấn đề, hiểu đƣợc cách thức hoạt động cũng nhƣ thực trạng việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử của làng cổ Đường Lâm trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây Cùng với đó, qua việc tiến hành phương pháp nghiên cứu thực địa tác giả đã có cái nhìn khách quan hơn về tiềm năng, cơ hội, cũng nhƣ thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng để từ đó đƣa ra những giải pháp, những đề xuất kiến nghị để khắc phục và góp phần nhỏ bé trong việc khai thác tiềm năng để phát triển DLCĐ tại nơi đây

+Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin: Phương pháp này được thực hiện trong việc tổng hợp các nguồn tƣ liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, khảo sát thực tế, tổng hợp lượt khách đến và đi của làng cổ Đường Lâm Phân tích để thấy được thực trạng, những tiềm năng và thách thức trong việc khai thác các tài nguyên du lịch để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

+Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu nhập từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trên sách báo, tạp chí hay trên các website, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du lịch của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội cũng như ban quản lý làng cổ Đường Lâm…

+ Phương pháp điều tra xã hội học: để làm rõ kết quả nghiên cứu, tác giả đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách đến tham quan tại làng cổ Đường Lâm cũng như những người dân địa phương về nhận thức của CĐĐP trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng.

Tính mới của khóa luận

Với khóa luận “Phát triển DLCĐ tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” đề tài đã hệ thống hóa một số khái niệm về du lịch, du lịch cộng đồng có thể đƣợc ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Quản lý xã hội Học viện hành chính quốc gia…

9 Đưa ra những định hướng về sản phẩm du lịch, về thị trường khách, định hướng về chất lượng của dịch vụ du lịch tại nơi đây Những định hướng này được căn cứ dựa trên tình hình quan sát, nghiên cứu thực trạng của việc khai thác tiềm năng trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm tại thời điểm tôi tiến hành nghiên cứu Cùng với đó, tôi cũng đã đƣa ra những kiến nghị, và những giải pháp mang tính thời sự để có thể góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển tại làng cổ Đường Lâm.

Đóng góp của đề tài

Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn

+Về mặt lý luận: Với đề tài tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng

+Về mặt thực tiễn : kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ thêm một số mặt tích cực cũng như hạn chế của việc khai thác tiềm năng của làng cổ Đường Lâm trong việc phát triển du lịch cộng đồng Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những giải pháp cũng như một số kiến nghị đối với các cấp các ngành, ban quản lý làng cổ Đường Lâm cũng như với nhân dân – người trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển du lịch cộng đồng ở đây

- Nguyên nhân dẫn đến việc cộng đồng chƣa “mặn mà” về việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm là do họ chưa hiểu cũng như chưa nhận thấy được lợi ích về việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm đem lại

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình đó là do cộng đồng dân cư chƣa hiểu cũng nhƣ chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng mang lại cho bản thân, xã hội…

- Nguyên nhân dẫn đến việc mức độ hài lòng của du khách khi đến với làng cổ

10 Đường Lâm chưa cao đó là do cơ sở vật chất, kỹ thuật; cơ sở hạ tầng; sản phẩm du lịch; chương trình du lịch tại làng cổ Đường Lâm chưa đặc sắc, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Nguyên nhân dẫn đến việc khách du lịch đến với làng cổ Đường Lâm không quá một ngày là do sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm chưa nhiều, chưa đáp ứng đƣợc nhu cầu du lịch của khách

- Nguyên nhân dẫn đến những sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm không đặc sắc, không thu hút đƣợc khách du lịch là do cộng đồng dân cƣ chƣa biết khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa vào việc phát triển du lịch cộng đồng

+ Giả thuyết có điều kiện:

- Nếu chƣa biết cách khai thác những tiềm năng về văn hóa, lịch sử tại làng cổ Đường Lâm thì sẽ dẫn đến thực trạng việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó

- Nếu cộng đồng dân cƣ chƣa hiểu rõ về vấn đề phát triển du lịch cộng đồng dẫn đến tình trạng cộng đồng làm du lịch một cách “bản năng”

- Nếu không có sự phân chia lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình khai thác tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng sẽ dẫn đến tình trạng lợi ích giữa các bên tham gia đƣợc chia sẻ không đồng đều

- Tài nguyên du lịch văn hóa chính là một trong những điều kiện “cần” và “đủ” để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

- Nếu không có những chính sách, những biện pháp để phát triển du lịch cộng đồng sẽ dẫn đến thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm chưa tương xứng với tiềm năng vốn có

+ Giả thuyết chung hoặc lý thuyết:

- Cộng đồng dân cƣ càng hiểu về phát triển du lịch cũng nhƣ phát triển du lịch cộng đồng, kết quả phát triển du lịch cũng nhƣ mức độ tham gia vào quá trình phát triển du lịch càng cao

- Có sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với việc phát triển du lịch tại địa phương sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển du lịch cộng đồng

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn về du lịch cộng đồng

Chương 2 Thực trạng việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Chương 3 Đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Một số khái niệm có liên quan

Theo Tổ chức du lịch thế giới UNWTO – United Nations World Tourism Organization thì khái niệm “du lịch đƣợc hiểu là bao gồm tất cả các hoạt động của người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cƣ; nhƣng không loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” [3.tr57]

Theo điều 3, khoản 1 luật Du lịch 2017 ( Luật số : 09/2014QH14, ngày 19/06.2017) thì du lịch đƣợc hiểu nhƣ sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [28] Định nghĩa này của luật du lịch Việt Nam có quan điểm giống với định nghĩa của UNTWTO tức là trong định nghĩa này chỉ bàn đến định nghĩa của ngành du lịch nó chỉ là hoạt động, nhu cầu hay mong muốn của khách du lịch mà không nhắc đến hoạt động kinh doanh và thực hiện hoạt động du lịch Nhƣ vậy qua một số định nghĩa về du lịch đƣợc nêu ở phía trên thì chúng ta có thể hiểu đơn giản, du lịch là một hoạt động của con người gắn liền với các chuyến đi rời khỏi nơi cư trú đến những địa điểm mà họ chưa thường xuyên lưu trú có thể là ở trong nước và ngoài quốc gia của họ

“Cộng đồng” hay Community là một trong những khái niệm xã hội học đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, hay các chuyên gia đã nhận định và định nghĩa theo nhiều mức

13 độ và cách nhìn nhận khác nhau

Cộng đồng là một cụm từ bắt nguồn từ chữ Latinh đƣợc dùng để chỉ một hiệp hội hay một cá nhân như con người hoặc động vật Chẳng hạn ở Việt Nam từ cộng đồng đƣợc nhắc đến đó chính là “ cộng đồng các dân tộc Việt Nam” hay “ Cộng đồng dân tộc Thái, Tày, Mường…” Như vậy cộng đồng được hiểu với nghĩa chỉ một nhóm hay một tập hợp người sống cùng một môi trường sống Cộng đồng có thể là tập hợp những người có chung tiếng nói, có chung văn hóa và có chung một truyền thống lịch sử

Theo Keith và Ary cho rằng: “Cộng đồng trước hết là một nhóm người thường sinh sống trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể cùng chung một tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [64,tr.7]

Theo từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cộng đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa phương sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một nòi giống, một sắc tộc, một dân tộc”[45,tr.601]

Nhìn chung, cộng đồng đều là tập hợp người có mối quan hệ với nhau, có chung sự tương tác, kết nối và giúp đỡ nhau Nhìn chung các đặc điểm chung của cộng đồng đó là: văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, lối sống, vị trí địa lý…

1.1.3.1.Khái niệm về du lịch cộng đồng

DLCĐ là một trong những loại hình du lịch đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm Ở Việt Nam đã có một số định nghĩa về du lịch cộng đồng nhƣ sau:

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì du lịch cộng đồng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”

Theo tác giả Bùi Hải Yến (2012) trong chương trình du lịch cộng đồng thì định nghĩa về du lịch cộng đồng đƣợc hiểu nhƣ sau: “ Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách” [58, tr.33]

DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng đƣợc coi trọng từ sau những năm 1990 Khái niệm về DLCĐ trong nghiên cứu này dựa vào đặc điểm của CĐĐP với tƣ cách là thành phần cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt động phát triển DL địa phương Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu, lấy nhận định từ Tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa) [29, tr 2] Tài liệu cũng đề cập thêm: “Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định” [29, tr 2]

Nhƣ vậy, có rất nhiều định nghĩa của nhiều tác giả nhiều tổ chức đƣa ra để định nghĩa về việc phát triển du lịch cộng đồng Mỗi định nghĩa thì sẽ đƣợc nhìn nhận qua từng góc nhìn của mỗi tác giả, tuy nhiên nhìn chung điểm đồng nhất của những khái niệm này đó chính là cộng đồng chính là một nhóm người cùng chung đặc điểm về văn hóa, chính trị, kinh tế…

1.1.3.2 Bản chất của du lịch cộng đồng

Nhìn chung, ta có thể hiểu đƣợc bản chất của du lịch cộng đồng bao gồm những nội dung nhƣ sau:

- DLCĐ là loại hình du lịch lấy cộng đồng dân cƣ là chủ thể, họ cùng nhau phối hợp với các bên có liên quan để tổ chức, vận hành, khai thác tiềm năng để phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các tiềm năng có sẵn về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch để có thể phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch khi họ trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng Hay nói cách khác DLCĐ là hình thức du lịch đƣợc phát triển dựa trên cơ sở văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi từ việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch

- Du khách hay khách du lịch chính là người trực tiếp mang lại lợi ích cho cộng đồng về mặt kinh tế Nhưng bên cạnh đó, du khách cũng chính là người sẽ mang lại những tác động tích cực và tiêu cực đến với địa phương nơi mà họ đến khi du lịch Chẳng hạn nhƣ tác động tích cực mà du khách mang lại cho cộng đồng dân cƣ địa phương đó chính là tăng thu nhập, tạo cơ hội về việc làm cho cộng đồng dân cư Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế mà du khách mang lại cho cộng đồng dân cƣ địa phương đó chính là khi những du khách đến địa phương để đi du lịch thì qua quá trình nhìn nhận các cộng đồng dân cƣ đã nhận thấy đƣợc nhu cầu, mong muốn của du khách về những sản phẩm du lịch tại địa phương và rồi những người dân địa phương họ sẽ thay đổi những sản phẩm của mình để làm “ hài lòng” du khách Điều này làm cho bản sắc văn hóa, hay những giá trị gốc của những sản phẩm du lịch đó bị “ mất chất” không còn giữ đƣợc vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó

- DLCĐ mang lại những lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương về cả hai mặt vật chất và tinh thần từ việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán để phát triển du lịch Cộng đồng dân cư địa phương sẽ được lợi ích từ việc phát triển du lịch nhƣ tăng thêm thu nhập, có công ăn việc làm từ việc tham gia làm du lịch, giúp cho người dân địa phương cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế bền

Đặc điểm, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

1.2.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng

Hiện nay du lịch cộng đồng đƣợc coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa Bên cạnh việc giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái mà còn giúp bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương

Theo TS.Đoàn Văn Cương ( 2019)Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì đặc điểm của du lịch cộng đồng đƣợc trình bày nhƣ sau :

1 “Du lịch cộng đồng bảo đảm văn hóa, thiên nhiên bền vững”: Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá.” Hình thức phát triển du lịch cộng đồng là một trong những hình thức tốt nhất để vừa làm du lịch vừa phát triển kinh tế giúp người dân có thêm thu nhập, giúp xóa đói giảm nghèo của những đồng bào dân tộc thiểu số từ chính việc làm du lịch nhƣng bên cạnh đó cũng mang trong mình vai trò giữ gìn và bảo tồn nền văn hóa của đất nước

2 “ Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng”: Cộng đồng hay cƣ dân địa phương chính là chủ thể mang trong mình vai trò vừa là chủ thể quản lý di sản, danh lam thắng cảnh, các tài nguyên về lịch sử, văn hóa vừa mang trong mình vai trò trực tiếp khai thác sử dụng những tài nguyên đó để thu lợi nhuận hợp pháp theo pháp luật quy định Chủ thể quản lý di sản của mỗi dân tộc đều có những phong cách và lối sống riêng cần

18 được Nhà nước tôn trọng và đưa ra những biện pháp để bảo tồn và gìn giữ

3 “ Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng”: Lợi nhuận từ việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán… phục vụ cho việc phát triển du lịch của địa phương thì cần được chia sẻ và giữ lại cho cộng đồng với mục đích để các chủ thể văn hóa cần lợi nhuận đó để khai thác và trực tiếp tái đầu tƣ cho địa phương ngoài những nguồn hỗ trợ của Chính phủ

4 “Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng”: Khi cộng đồng dân cƣ trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử phong tục tập quán… của cộng đồng mình để làm du lịch thì trong quá trình vận dụng các tiềm năng và thế mạnh đó thể thu lợi nhuận từ du lịch thì cộng đồng địa phương sẽ có trong mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đi đôi với khai thác phát triển du lịch Bên cạnh đó, còn giúp cộng đồng dân cƣ nâng cao ý thức, nâng cao trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng, tránh các trào lưu du nhập văn hóa từ nước khác

5 “ Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng”: Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch do cộng đồng dân cƣ tổ chức quản lý khai thác và bảo tồn Nhà nước tôn trọng quyền làm chủ của cộng đồng dân cư, đưa ra những cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào việc phát triển du lịch Cộng đồng dân cƣ được nhà nước tôn trọng và trao quyền làm chủ, được thực hiện các dịch vụ du lịch và quản lý hoạt động khai thác tiềm năng về lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch

6 “ Du lịch cộng đồng cần tăng cường các hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ và các cơ quan nhà nước”: Để vận động nhân dân làm du lịch cộng đồng thì các cơ quan Chính Phủ, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp để hỗ trợ về các mặt nhƣ vốn, kinh nghiệm, cơ sở vật chất… Ngoài việc hỗ trợ vốn thì việc quan trọng nhất đó chính là hỗ trợ kinh nghiệm cho cộng đồng dân cƣ bởi “ làm du lịch” với họ vẫn là một trong những khái niệm rất mơ hồ và mông lung Họ là những người không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn về du lịch chính vì vậy Nhà

19 nước cần hỗ trợ và đào tạo thêm về mặt nghiệp vụ, kinh nghiệm cho cộng đồng

1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

DLCĐ là loại hình du lịch mà nhân dân hay cộng đồng dân cƣ chính là “ Chủ thể” vừa có trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán của địa phương mình vừa thu lợi nhuận hợp pháp từ chính việc làm du lịch đó Chính vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng cần tuân thủ và noi theo một số nguyên tắc như: nguyên tắc bình đẳng xã hội, nguyên tắc tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên, nguyên tắc chia sẻ lợi ích, nguyên tắc sở hữu và sự tham gia của địa phương [31, tr5]

+ Nguyên tắc 1: Bình đẳng xã hội

Nguyên tắc bình đẳng xã hội được thể hiện ở chỗ cộng đồng dân cư địa phương đƣợc quyền tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động du lịch cộng đồng nhƣ: tham gia vào quá trình xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch cho phương án phát triển du lịch cộng đồng của địa phương mình Ngoài việc xây dựng và lập kế hoạch ra thì cộng đồng dân cƣ còn thực hiện và quản lý hoạt động khai thác tiềm năng về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trong việc phát triển du lịch cộng đồng Trong một số trường hợp nhất định nếu cộng đồng dân cư có khả năng, có kiến thức và chuyên môn thì có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng dân cƣ để họ có thể tham gia và thực hiện các khâu, các giai đoạn của phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương của họ Khả năng đánh giá, nhận xét để trao quyền làm chủ của cộng đồng dân cƣ dựa trên những tiêu chí nhƣ khả năng nhận thức về vai trò, vị trí của cộng đồng dân cƣ trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động khai thác và phát triển du lịch Song với đó cũng phải cân nhắc với khả năng tài chính và năng lực của cộng đồng để có thể thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu để phát triển du lịch cộng đồng Nhƣ vậy, ta có thể thấy đƣợc với nguyên tắc bình đẳng xã hội này thì trong vấn đề khai thác tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng từ những khâu đơn giản nhất đến những khâu phức tạp nhất thì cần chú trọng đến việc tham gia của cộng đồng địa

20 phương Khi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng thì họ sẽ là người trực tiếp được hưởng lợi nhuận từ du lịch, song với đó cộng đồng dân cư địa phương họ cũng sẽ là người có trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên của địa phương

Nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ đƣợc phân chia một cách công bằng cho tất cả cộng đồng dân cƣ tham gia trực tiếp hoạt động khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Bên cạnh đó, lợi ích từ việc kinh doanh du lịch cũng sẽ đƣợc trích một phần vào xã hội nhƣ: tái đầu tư cho cộng đồng để mọi người xây dựng đường xá, cầu cống, điện, giáo dục, y tế…

+Nguyên tắc 2: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên

Nguyên tắc “ Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên” được hiểu là trong quá trình khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục … để phục vụ cho việc phát triển du lịch cộng đồng cần phải tôn trọng và gìn giữ văn hóa của cƣ dân bản địa

Ngày nay, du lịch cộng đồng chính là hình thức vừa làm du lịch và thu lợi nhuận từ du lịch và vừa giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc địa phương Đây là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhất cho cư dân bản địa Không chỉ vậy, loại hình phát triển du lịch cộng đồng còn giúp cộng đồng dân cư bảo vệ tài nguyên cho môi trường sinh thái, và giúp họ gìn giữ và bảo tồn những nét văn hóa đặc trƣng của mình tránh bị mai một

Tôn trọng và gìn giữ văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên tại điểm đến du lịch chính là việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói chung và loại hình phát triển du lịch cộng đồng nói riêng Trong khi thực hiện việc khai thác tiềm năng về văn hóa để phục vụ và phát triển du lịch các bên tham gia cần phải có ý thức trong việc tôn trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương và các tài nguyên thiên nhiên vốn có của cộng đồng dân cƣ

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mang tới những trải nghiệm chân

21 thật, gần gũi cho du khách Song bên cạnh đó, loại hình du lịch này cũng có những hạn chế và những mặt tích cực nhất định để có nhận thức và những hành động cụ thể để bảo tồn di sản thiên nhiên cũng nhƣ di sản văn hóa tại địa điểm của cộng đồng dân cƣ

+ Nguyên tắc 3: Chia sẻ lợi ích

Điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch cộng đồng

Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:

- Điều kiện 1: “Địa phương cần phải có tiềm năng về du lịch cộng đồng thể hiện qua những cảnh quan đẹp của thiên nhiên, nét độc đáo về văn hóa xã hội đặc trưng cho từng vùng miền, địa phương.” Du khách đến với địa phương để trải nghiệm và khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cũng như những nét đặc sắc trong văn hóa của cộng đồng dân cư Chính vì vậy, địa phương muốn triển khai hoạt động khai thác tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng thì địa phương đó trước hết phải có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa thì mới có thể thu hút và giữ chân du khách với địa phương mình Khi thu hút được khách và giữ chân được khách du lịch thì địa phương mới có thể có được lợi nhuận từ việc phát triển du lịch

-Điều kiện 2:“Quan hệ sở hữu của cộng đồng về tài nguyên du lịch cần phải được thừa nhận, ủng hộ.” Điều kiện này tức là cộng đồng dân cư địa phương chính là “ chủ thể” của tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương mình họ chính là người “ sở hữu” hợp pháp của các tài nguyên du lịch Cộng đồng dân cư địa phương họ tham gia vào các khâu từ việc lên ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện và quản lý trong việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, lối sống… để phục vụ và phát triển du lịch

- Điều kiện 3: “Người dân địa phương cần được đào tạo chuyên môn về phát triển du lịch và các kiến thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.” Với cộng đồng dân cư địa phương, hay các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì việc làm du lịch và định nghĩa về du lịch cộng đồng với họ vẫn là một trong những khái niệm xa vời Chính vì vậy, khi làm du lịch thì họ lại thiếu những kiến thức nghiệp vụ và chuyên môn nhất định về việc làm du lịch Nhƣ vậy, để việc khai thác có hiệu quả tiềm năng trong việc phát triển du lịch cộng đồng thì Nhà nước cần phải chú trọng

23 đầu tư trong việc nâng cao nhận thức của người dân về việc làm du lịch, song với đó cần phải chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ nâng cao kiến thức về việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên… Khi làm đƣợc công tác nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thì mới có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vào việc phát triển du lịch cộng đồng

-Điều kiện thứ 4: “Phải có sự thống nhất và đồng thuận giữa cộng đồng địa phương với nhau và với các bên liên quan” Các giai đoạn phát triển du lịch cộng đồng cần phải có sự thống nhất và đồng bộ với các bên có liên quan với cộng đồng dân cư địa phương từ việc chia sẻ lợi ích đến việc đưa ra những điểm mới để thu hút và phát triển loại hình du lịch cộng đồng

- Điều kiện thứ 5: “Tôn trọng ý kiến của các bên tham gia và của cả cộng đồng địa phương, tiếp thu những ý kiến đóng góp và truyền tải những đóng góp có tính xây dựng đến các đơn vị có trách nhiệm xem xét và giải quyết” Khi thực hiện việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư vào hoạt động khai thác và phát triển du lịch cộng đồng thì Đảng, Nhà nước, Các cấp chính quyền cần tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân Bởi hơn ai hết cộng đồng dân cư địa phương chính là người hiểu hơn ai hết về những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương mình Nhà nước cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và có trách nhiệm truyền tải những đóng góp mang tính xây dựng đến các đơn vị có liên quan xem và giải quyết

- Điều kiện thứ 6: “Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” Bản chất của du lịch cộng đồng đó chính là nhân dân, cộng đồng địa phương chính là chủ thể của văn hóa, họ là những người thực sự hiểu về văn hóa, phong tục của mình Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển du lịch là một điều quan trọng và cấp thiết Bởi thực tế chứng minh, sự tham gia của cộng đồng dân cƣ trên cơ sở chia sẻ lợi ích đồng đều giữa các bên liên quan trong việc phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp cộng đồng địa phương có thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân từ việc làm du

24 lịch mà nó còn có vai trò trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng dân cƣ trong việc gìn giữ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương được coi là chìa khóa trong việc tạo động lực để điểm đến du lịch phát triển nhanh và bền vững

- Điều kiện thứ 7: “Chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch đồng đều giữa các thành viên trong cộng đồng” Phát triển du lịch cộng đồng ngoài chức năng gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc của từng tộc người thì phát triển du lịch cộng đồng còn có vai trò trong việc làm tăng thêm thu nhập, góp phần làm cải thiện đời sống của nhân dân địa phương Lợi nhuận của việc làm du lịch cộng đồng phải đƣợc chia sẻ và phân bố lợi ích đồng đều giữa các bên tham gia

- Điều kiện thứ 9: “Cộng đồng địa phương có ý thức và có những hành động thực tế để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như giảm thiểu chất thải ra môi trường, hạn chế khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sẵn có…” Khi cộng đồng dân cƣ tham gia vào quá trình khai thác và vận dụng tiềm năng vốn có của địa phương mình về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán để làm du lịch cộng đồng thì trong quá trình tiếp xúc cộng đồng dân cƣ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị về văn hóa của địa phương Song với đó trong quá trình làm du lịch cộng đồng dân cƣ họ sẽ có những nhận thức về việc gìn giữ cảnh quan thiên nhiên bằng một số hoạt động cụ thể nhƣ: hạn chế khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc phát triển du lịch bền vững DLCĐ là một loại hình du lịch khá mới mẻ và lạ lẫm, tại Việt Nam Để có thể phát triển DLCĐ một cách bền vững, song bên cạnh đó vẫn khai thác có hiệu quả tiềm năng về DL và thu lợi nhuận từ chính việc làm du lịch tại các địa phương thì DLCĐ cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây.

Vai trò của du lịch cộng đồng

Việc khai thác những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán để phát triển du lịch cộng đồng đem lại vô vàn lợi ích cho cộng đồng địa phương Nó không

25 chỉ đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, giúp cộng đồng dân cư địa phương xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại địa phương

+Về kinh tế: Phát triển du lịch cộng đồng giúp tạo việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương nhờ đa dạng hóa các ngành nghề, tạo ra doanh thu nhờ du lịch thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tiêu thụ các sản phẩm du lịch mạnh hơn Giúp giảm thiểu rủi ro về kinh tế do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền nông nghiệp như trước đây Nhờ làm du lịch mà cư dân địa phương có công ăn việc làm ổn định, giúp xóa đói giảm nghèo

+Về văn hóa: DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích cho văn hóa Nó không chỉ quảng bá nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán và tín ngƣỡng đặc sắc của địa phương mà còn góp phần “níu chân” thế hệ trẻ ở lại quê hương, cùng đóng góp vào việc bảo tồn và gìn giữ những nét đặc trưng về văn hóa của địa phương Giá trị về văn hóa mà du lịch cộng đồng mang lại là vô cùng to lớn

+Về xã hội: Phát triển DLCĐ giúp kéo gần khoảng cách giữa người dân ở các địa phương, ở những vùng miền khác nhau xích gần lại với nhau hơn, làm tốt đẹp hơn các mối quan hệ xã hội Hay nói cách khác phát triển du lịch cộng đồng giúp mối quan hệ giữa người với người thêm phần khăng khít Thêm vào đó, phát triển DLCĐ giúp nâng cao nhận thức về môi trường tự nhiên và sự bình đẳng của một cộng đồng Khi người dân họ làm du lịch cộng đồng họ sẽ có thêm nhận thức của bản thân về việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường xung quanh Phát triển DLCĐ còn giúp đưa hình ảnh đẹp của một địa phương, một đất nước, một dân tộc đến với bạn bè quốc tế

+Về môi trường: Phát triển du lịch cộng đồng giúp con người nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trong lành vì lợi ích của cả cộng đồng trong hiện tại và trong tương lai Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường như hiện nay thì việc phát triển DLCĐ là một biện pháp cần thiết và thiết thực, nó góp phần vào việc giáo dục cộng đồng dân cư địa phương

26 cũng như du khách về vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường xung quanh Cộng đồng dân cƣ trong quá trình làm du lịch cộng đồng họ sẽ nhận thức đƣợc việc bảo vệ và gìn giữ môi trường chính là đang bảo vệ nguồn thu nhập, bảo vệ nguồn sống của họ

+Những giá trị khác: Phát triển DLCĐ giúp con người với con người hiểu nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết, sẻ chia lợi ích và các giá trị giữa người với người, tuyên truyền về sự bình đẳng trong xã hội, góp phần gìn giữ những giá trị tốt đẹp và loại trừ những thói hư tật xấu trong đời sống xã hội của người dân tạo nên một cộng đồng làm dịch vụ văn minh,lịch sự, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững

Du lịch cộng đồng chính là một loại hình du lịch không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái mà nó còn giúp nhân dân bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch là một tất yếu vì cộng đồng địa phương là những người sáng tạo, nuôi dưỡng và bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều mô hình kinh doanh loại hình du lịch rất thành công nhƣ làng rau Trà Quế, Hội An, mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác, Mai Châu ở Hòa Bình, mô hình du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn Cần Thơ… Tuy nhiên hiện nay, du lịch cộng đồng ở Việt Nam phát triển nhưng thực sự chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Vậy thực trạng và nguyên nhân của vấn đề này do đâu? Với những cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ là nền tảng để em có thể dựa vào để nghiên cứu chương 2 trong bài khóa luận của mình Với chương 2 em sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của Làng cổ Đường Lâm trong việc phát triển du lịch cộng đồng Ở chương 2 này em sẽ tập trung và chỉ ra những mặt hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây và từ đó để làm tiền đề cho chương 3 với những giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng ở Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tổng quan về Làng cổ Đường Lâm

Thị xã Sơn Tây đƣợc là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa Nơi đây có vị trí chiến lƣợc về quân sự, quốc phòng quan trọng, có lợi thế về giao thông và giàu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của cả thành phố Phía Tây giáp xã Cam Thƣợng, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Tây giáp xã Xuân Sơn…

Nằm cách Hà Nội chỉ khoảng hơn 50km, Làng Cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, cạnh đường quốc lộ 32, ngã ba cắt giao với quốc lộ 21A Đường Lâm có 9 thôn, 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp liền kề nhau và thống nhất với nhau về những phong tục, tập quán với những nét đặc trƣng của một ngôi Làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Làng cổ Đường Lâm Đường Lâm còn có tên gọi khác là Kẻ Mía Tên gọi này bắt nguồn từ tên Cam Giá (Mía ngọt) Cam Giá ngày xƣa gồm hai “Tổng” đó chính là Cam Giá Thƣợng (gồm các xã thuộc miền Cam Thƣợng, Thanh Lũng, Bình Lũng nay thuộc huyện Ba

Vì ) và Cam Giá Hạ ( nay thuộc xã Đường Lâm nay thuộc thị xã Sơn Tây)

Trong cuốn Ðại Việt sử ký toàn thƣ (1697) của tác giả Ngô Sĩ Liên có đoạn viết:

“Ba mươi sáu quả đồi gò cùng mười tám giộc sâu đã tạo nên thế đất hung hiểm Hình sông thế núi hun đúc khí thiêng sinh ra những vị anh hùng hào kiệt Nếu tính từ Phùng Hƣng đến Ngô Quyền, chỉ trong vòng hơn hai trăm năm, làng Cam Lâm đã sản sinh ra hai vị vua thì có lẽ không đâu có trên đất nước này Ngô Quyền là con trai Châu Mục Ðường Lâm Ngô Mân, người làng Cam Lâm Ngô Quyền với trận đánh

29 trên sông Bạch Ðằng thể hiện sự thông minh tài trí, một thiên tài trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta Chiến thắng Bạch Ðằng chấm dứt 1.000 năm đô hộ của phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập”

Căn cứ vào những kết quả khai quật khảo cổ học những năm 1960 đến những năm 1970 tại di chỉ Gò Mả Đống thuộc thôn Văn Miếu Đường Lâm các nhà khoa học của Việt Nam đã đưa ra kết luận người Việt đến Đường Lâm sinh sống vào khoảng hơn 4000 năm trước đây, bắt đầu từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên Như vậy, Đường Lâm giống như một “bảo tàng sống” lưu giữ những nét đặc trưng về di tích lịch sử văn hóa mang trong mình giá trị cả nghìn năm

Theo tiến sĩ sử học Đỗ Đức Hùng thì: “Đường Lâm là cái tên Hán hóa vào thời thuộc Đường Đầu thời Đường, tên Đường Lâm được biết đến là một trong ba huyện của quận Phúc Lộc, gồm Nhu Viễn, Đường Lâm, Phúc Lộc Đến năm Chí Đức thứ 2 nhà Đường (757) chính quyền đô hộ lại đổi lại thành quận Đường Lâm Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, một tài liệu viết vào thời Trần thì lại ghi là châu Đường Lâm Về sau, những cái tên gọi như Cam Gía, Cam Tuyền, Cam Đường, Cam Lâm, Cam Gía Thƣợng đều thuộc vùng đất Kẻ Mía mà ra.” Đến thời Lê, vùng Kẻ Mía đƣợc tách ra làm hai, đặt tổng Cam Gía Thƣợng thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thƣợng) và tổng Cam Gía Thịnh, huyện Phúc Lộc (sau gọi là Phúc Thọ) tức là địa bàn xã Đường Lâm ngày nay

“Từ sau Cách mạng tháng Tám, tổng Cam Giá Thƣợng có tên mới là xã Phùng Hưng Đến ngày 21/11 năm 1964 xã Phùng Hưng đổi thành Đường Lâm, trực thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây Năm 1965 tỉnh Sơn Tây sáp nhập với tỉnh Hà thành tỉnh Hà Tây Cùng năm đó, chính quyền Trung Ƣơng quyết định sáp nhập ba huyện là Bất Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện thành huyện Ba Vì Năm 1976 sáp nhập Hà Tây với Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình Ngày 29/12/1978 Quốc hội thông qua đề nghị chuyển huyện Ba Vì về thủ đô Hà Nội Năm 1982 Đường Lâm được sáp nhập vào thị xã Sơn Tây vẫn thuộc thành phố Hà Nội Ngày 1/11/1991, thị xã Sơn Tây cho đến ngày nay.”

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử làng cổ Đường Lâm đã trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước đã được Đảng và Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2006 Đây chính là niềm tự hào và vinh dự rất lớn đối với bà con nhân dân nơi đây nói riêng và đối với các lãnh đạo Ban quản lý khu di tích cũng như xã Đường Lâm nói riêng Để lưu giữ “hồn” của ngôi làng cổ vào tháng 5/2006, thị xã Sơn Tây đã phối hợp cùng với Bộ VHTT&DL đã tiến hành lập kế hoạch tổng thể của quá trình bảo tồn và phát huy những tiềm năng về lịch sử, văn hóa của làng cổ Đường Lâm

Tháng 4/ 2023 nhằm tạo nên điểm nhấn làm cho du khách không thể nào quên khi đến với hành trình du lịch di sản, một không gian trình diễn nghệ thuật, workshop và phát triển sáng tạo mang tên “ Đoài creative” đã được ra mắt tại làng cổ Đường Lâm Điều này đã mở ra cơ hội trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử của làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nói riêng và tăng tính hấp dẫn của làng cổ Đường Lâm nói chung

Bên cạnh việc phát huy, gìn giữ nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch sẵn có thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cùng với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố đã tiến hành nghiên cứu và triển khai những sản phẩm du lịch mới và hấp dẫn tại làng cổ như: chương trình Tết làng Việt, tổ chức hoạt động du lịch trải nghiệm làm nông nghiệp, tổ chức các tour du lịch mùa lúa chín, bên cạnh đó còn phát triển một số dự án bảo tồn và phục hồi giống gà Mía – một đặc sản khi đến với mảnh đất Sơn Tây, chè Cam Lâm, các giai đoạn trong việc làm tương và các sản phẩm làm bánh kẹo truyền thống nhƣ kẹo lạc, chè lam, bánh tẻ…

Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm

2.2.1.1 Điều kiện về an ninh chính trị và an toàn xã hội

Nhận thấy đƣợc vai trò của an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn công an thị xã Sơn Tây đã chủ động tích cực, làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy – Ban giám

31 đốc công an thành phố, thị ủy, UBND trong việc triển khai các chương trình, các kế hoạch để đảm bảo an ninh,trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã Bên cạnh đó, cũng phối hợp với các phòng, các ban ngành, UBND các phường, xã nhằm triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt các chỉ tiêu đƣợc giao; làm tốt công tác phòng, ngừa không để nảy sinh những tình hình phức tạp về an ninh chính trị; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phối hợp cùng với lực lƣợng công an trong việc phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

Những ngày đầu năm 2024, lực lƣợng công an nhân dân đã nắm tình hình về việc thí điểm tuyến xe điện chở khách tại làng cổ Đường Lâm phát hiện tình trạng tranh khách, việc thu phí giữa các xe không đồng nhất, những ngày đông khách còn xảy ra tình trạng xe chƣa đƣợc cấp phép nhƣng vẫn ung dung chở khách tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông Với tình trạng trên Công an thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo Đội cảnh sát Giao thông phối hợp với công an xã Đường Lâm tiến hành rà soát các hộ kinh doanh có kinh doanh dịch vụ xe điện để chở khách, yêu cầu chủ xe tiến hành cam kết chấp hành nghiêm ngặt quy định của pháp luật, đồng thời cũng đưa ra những hình thức xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm Trong thời gian tới, để đảm bảo cho sự an toàn của du khách khi đến với làng cổ Đường Lâm công an thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục tăng cường ra quân kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước và pháp luật

Bên cạnh đó, công an thị xã Sơn Tây cũng phối hợp cùng với công an Đường Lâm trong việc phòng ngừa các tệ nạn xã hội gây mất trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thị xã cũng như quanh di tích làng cổ Đường Lâm Như vậy, nhìn vào những hoạt động thực tế của làng cổ Đường Lâm ta có thể thấy được thị xã Sơn Tây nói chung và làng cổ Đường Lâm nói riêng đủ điều kiện về việc đảm bảo an ninh xã hội, an toàn chính trị để phát triển du lịch

2.2.1.2 Điều kiện về kinh tế

Trước đây, nền kinh tế của nhân dân quanh làng cổ Đường Lâm chủ yếu dựa

32 vào nền nông nghiệp, nền kinh tế theo kiểu “ tự cung tự cấp” từ nguồn lương thực, thực phẩm đến các sản vật chăn nuôi hay các làng nghề thủ công

Hiện nay, theo thống kê của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm có hơn 100 hộ dân tại 5 thôn trên địa bàn làm dịch vụ du lịch và tham gia tạo sản phẩm phục vụ du khách khi tới đây Tính chung trên địa bàn xã có hơn 40% hộ dân tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cũng như kinh doanh một số loại hình dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, cho thuê xe đạp, kinh doanh một số loại hình trải nghiệm cho du khách Tại nơi đây, một số làng nghề truyền thống như làm tương, làm kẹo chè lam, kẹo lạc, nuôi gà Mía đƣợc phát triển

Tại làng cổ Đường Lâm phần đông người dân nơi đây vẫn sống và gắn bó với nền nông nghiệp truyền thống, với lối sống tự cung tự cấp Đây chính là tiềm năng cũng nhƣ lợi thế mà chúng ta có thể tận dụng để khai thác và phục vụ ngành du lịch theo lối “ tự cung ứng” Điều này mang lại cho nhân dân có thể tiêu thụ sản phẩm từ nền nông nghiệp, đem lại kinh tế cũng nhƣ sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ Nhƣ vậy, để phát triển ngành du lịch thì các ngành sản xuất tại làng cổ Đường Lâm phải có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau

2.2.1.3 Chính sách phát triển du lịch

Trong thời gian vừa qua qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực và giải pháp trong việc gắn kết di sản văn hóa ở làng cổ xã Đường Lâm với phát triển ngành du lịch nói chung và việc phát triển du lịch cộng đồng nói riêng Nhìn vào những cơ chế, chính sách về việc phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm ta thấy được sự quan tâm của các cấp, các ngành về việc phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây qua những chính sách và những nghị quyết cụ thể:

+ Quyết định số 4597/QĐ-UBND, ngày 16-10-2012, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được triển khai rộng khắp thành phố với quan điểm xuyên suốt là phát triển du lịch Thủ đô có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát

33 triển các loại hình du lịch khác

+ Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09- NQ/TU, ngày 22-2-2022, “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

+ Ngày 6-9-2019 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 4851/QĐ-UBND “Về việc công nhận điểm du lịch làng cổ ở Đường Lâm

+ Gần đây nhất, ngày 2-11 Sở du lịch Hà Nội phối hợp cùng với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức “ Hội nghị triển khai về văn hóa ứng xử văn minh du lịch và du lịch cộng đồng cho dân cư nhằm hướng dẫn người dân làm du lịch hiệu quả, gắn du lịch với di sản, văn hóa lịch sử gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”

+ Để đẩy mạnh phát triển du lịch thị xã Sơn Tây triệt để và hiệu quả hơn, Sở Du lịch phối hợp cùng UBND thị xã Sơn Tây tập trung nguồn lực, định hướng quy hoạch phát triển, hình thành 3 khu du lịch chính: Khu du lịch Đồng Mô (là khu du lịch sinh thái kết hợp vui chơi, thể thao, giải trí, nghỉ dƣỡng, trong đó có Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam); khu Trung tâm thị xã - Thành cổ - đền Và - Làng cổ Đường Lâm (là khu du lịch về di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng); khu du lịch Xuân Khanh (là khu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái).”

+ Thị xã Sơn Tây được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển du lịch bằng nhiều những biện pháp cụ thể Những dự án tu bổ, tôn tạo di tích đƣợc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và ban hành Quyết định về chủ trương đầu tư dự án, tu bổ, tôn tạo 10 ngôi nhà cổ tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây vào ngày 1/12 do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn ký vào năm 2015 Dự án đƣợc thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 với tổng ngân sách thành phố hỗ trợ là 800 triệu đồng/ ngôi nhà Tổng mức đầu tƣ dự kiến 12,939 tỷ đồng Sau 3 năm huy động các nguồn lực đầu tƣ, tu bổ, tôn tạo, đến nay, nhiều di tích đã đƣợc tu bổ, tôn tạo góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội)

Như vậy, ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo

34 tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục… của bà con nhân dân làng cổ Đường Lâm Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng đã quan tâm đến bà con nhân dân khi đã tạo điều kiện, mở những đợt đào tạo để tạo công ăn việc làm cho bà con nơi đây với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm

2.2.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch

2.2.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên Đường Lâm nằm trong vùng núi Ba Vì và gần, bao quanh một số con sông như sông Đà, sông Tích, sông Hồng, sông Đáy Hơn hết núi Ba Vì hay còn gọi là núi Tản đây là núi Tổ của dân tộc Việt Nam Với hệ thống núi và sông đã tạo nên cho làng cổ Đường Lâm một không gian cực kỳ thoáng đãng và trong lành Ngày nay, khi mà chất lượng cuộc sống được nâng lên, con người có xu hướng tìm về với thiên nhiên, cây cối bởi khi đến đây họ cảm nhận đƣợc không khí trong lành Nằm cách trung tâm Thủ Đô Hà Nội hơn 40km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm ở vị trí đắc địa theo thế “ tọa sơn vọng thủy” khi lưng thì dựa vào núi Tản, mặt hướng ra sông Hồng Đây được coi là một trong những thuận lợi của làng cổ Đường Lâm khi được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho một không khí trong lành

Thực trạng hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm 38 2.4 Một số thành tựu trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

2.3.1 Thực trạng hoạt động cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.3.1.1 Thực trạng hoạt động cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

+ Hệ thống nhà nghỉ, cơ sở lưu trú:

Khách du lịch khi đến với làng cổ Đường Lâm du khách có thể lựa chọn nhà nghỉ, cơ sở lưu trú tại trong các ngôi nhà cổ tại làng cổ, Song bên cạnh đó du khách cũng có thể lựa chọn nghỉ ngơi tại trung tâm thị xã Sơn Tây

Khi đến với làng cổ Đường Lâm nếu muốn ở lại trong khuôn viên của những ngôi nhà cổ tại đây để có thể thưởng thức toàn bộ không khí của một làng quê yên bình thì du khách hoàn toàn có thể nghỉ ngơi tại các homestay tại đây Một số homstay tại làng cổ Đường Lâm như: Homestay – House Number 9 tại ngách 7B,

39 ngõ 6B Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây; Đường Lâm Village; Thiên Nga Villa; Chicken’s House – Đường Lâm Homestay; Duka Homestay… và một số homestay khác với giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của du khách khi đến tham quan làng cổ Đến với làng cổ Đường Lâm muốn tận hưởng không khí yên bình ở làng quê thì du khách hoàn toàn có thể lựa chọn những khách sạn và nhà nghỉ tại trung tâm thị xã Sơn Tây với hệ thống nhà nghỉ và khách sạn gần làng cổ Đường Lâm như: Lai Farm Hoa Lac Hotel, Song Hong Hotel, A15 Hotel Sơn Tây…

Nhìn chung những homestay, nhà nghỉ, khách sạn tại làng cổ Đường Lâm đều đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch khi đến đây Với những hệ thống nhà nghỉ, homestay đều đạt chuẩn chất lƣợng để phục vụ khách du lịch, với hệ thống bãi đỗ xe, dịch vụ wifi… đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với làng cổ Đường Lâm

+ Dịch vụ ăn uống khi đến với làng cổ Đường Lâm:

Nằm ở ngoại ô TP.Hà Nội, Sơn Tây cũng mang trong mình những văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng Cùng với hệ thống nhà nghỉ, hệ thống nhà hàng ở Sơn Tây với những món ăn dân dã, bình dị

Khi đến với làng cổ Đường Lâm nếu muốn trải nghiệm hết những cuộc sống sinh hoạt trong đời sống thường ngày của nhân dân thì du khách sẽ chọn dùng bữa tại các ngôi nhà cổ Khi chọn dùng bữa tại làng cổ Đường Lâm du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng mà chỉ có ăn tại làng cổ Đường Lâm mới có những

“chất” riêng vốn có của những món ăn đó mà không lẫn với những địa phương khác

Du khách khi thưởng thức bữa ăn tại những ngôi nhà cổ sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm chất địa phương như: thịt quay đòn, gà mía Sơn Tây, tương làng Mông Phụ chấm với rau muống luộc và cà pháo, thịt lợn luộc dầm… Đây là những món ăn quen thuộc, gần gũi với cuộc sống thường ngày của bà con nhân dân

Tận dụng lợi thế khuôn viên tại các nhà cổ Đường Lâm với sân vườn đẹp, không gian thoáng đãng nhiều gia đình đã tổ chức dịch vụ thưởng thức ẩm thực ngay tại khuôn viên của những ngôi nhà cổ gây thu hút đông đảo du khách Điển hình là hộ

40 gia đình của ông Nguyễn Văn Hùng; cơm nhà cổ bà Điền; nhà cổ Vững Tâm… Sản phẩm ẩm thực tại làng cổ Đường Lâm rất phong phú, đa dạng và đã giữ chân được rất nhiều du khách khi đến đây

Ngoài ra, nếu tới làng cổ Đường Lâm mà du khách có thể lựa chọn những nhà hàng gần đó như: Bếp làng Đường Lâm; Nhà hàng vườn hoa Đường Lâm; Cơm quê Hùng Hạnh; Chiko Đường Lâm; Nhà hàng nướng GoGi House… Đây là một số hệ thống nhà hàng, quán ăn phục vụ du khách khi ghé tham quan làng cổ Nếu du khách đông thì Sơn Tây có nhà hàng Gà Ngon với sức chứa khoảng 2000 thực khách có thể đáp ứng nhu cầu của du khách khi ghé tham quan làng cổ

2.3.1.2 Thực trạng hoạt động cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Sơn Tây là đô thị lâu đời, đây là trung tâm văn hóa xứ Đoài, mang trong mình bề dày truyền thống lịch sử ngày nay du lịch tại Sơn Tây đã và đang vươn mình trở thành địa điểm lý tưởng không thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội

Sơn Tây có lợi thế là đầu mối giao thông của khu vực, ngày nay thị xã Sơn Tây đang tích cực trong việc tập trung những lợi thế ấy để phát triển du lịch Mạng lưới giao thông tại Sơn Tây cũng đã và đang được quy hoạch hiện đại với hệ thống đường bộ và đường cấp đô thị gồm: Quốc lộ 32; đường vành đai 5; quốc lộ 21A, trục Tây Thăng Long; đoạn đường nối với khu trung tâm mới và khu tổ hợp trường đại học; y tế; các tuyến tỉnh lộ

Hệ thống đường xá tại làng cổ Đường Lâm khá thuận lợi cho việc di chuyển của du khách Năm 2011 một số con đường bê tông dài 2km chạy trong trung tâm làng cổ đã được xây dựng để thay thế con đường cũ với tổng số tiền đầu tư là 5 tỷ đồng Số tiền này hoàn toàn là nhờ nguồn vốn đƣợc UBND TP.Hà Nội và thị xã Sơn Tây cấp Con đường này sau khi được xây dựng Song đã giúp sự di chuyển của người dân thuận tiện và nhanh chóng hơn.Bên cạnh đó, ngoài con đường lớn do nhà nước đầu tư bà con nhân dân tại nơi đây cũng đã quyên góp trên tinh thần tự nguyện để xây dựng những con đường lát gạch nghiêng, vừa thuận tiện cho việc di chuyển của bà con

41 nhân dân vừa phù hợp với không gian kiến trúc của làng

+ Hệ thống cấp, thoát nước: Cùng với việc tuyên truyền, vận động bà con nhân dân sử dụng nước sạch của các nhà máy cung cấp nước thay vì sử dụng giếng nước khoan để bơm nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày, bởi những hệ lụy của của giếng nước khoan mang lại UBND thị xã Sơn Tây đã đẩy mạnh việc lắp đặt hệ thống cung ứng nước sạch trên địa bàn thị xã đã có hệ thống đường ống đảm bảo nhanh chóng Hệ thống cấp nước do công ty Cổ Phần Cấp Nước Sơn Tây chịu trách nhiệm thi công và quản lý có địa chỉ số 193 đường Lê Lợi, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội Ngày nay tại làng cổ Đường Lâm các hộ gia đình ở đây đều sử dụng hệ thống hệ thống nước sạch thay thế hệ thống nước giếng khoan vào những sinh hoạt hằng ngày Nhờ vào sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là UBND thị xã Sơn Tây và thành phố Hà Nội trong việc đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực cấp nước nông thôn, cung cấp cho bà con nhân dân hệ thống nước ổn định, bền vững, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, bảo đảm sức khỏe của bà con nhân dân Dự án cung cấp nước sạch đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường, điều kiện sống và sức khỏe của bà con nhân dân làng cổ Đường Lâm nói riêng và bà con nhân dân thị xã Sơn Tây nói chung

+ Hệ thống mạng lưới điện:

Song song với việc đầu tƣ và phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm

2011 những đoạn đường bê tông và đường trong thôn đã được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, đặc biệt là tại khu vực đình làng Mông Phụ, khu vực chùa Mía…

Những mặt hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

2.5.1.Chất lượng của nguồn nhân lực du lịch

Thực tế chứng minh ngày nay số lượng người dân tham gia vào quá trình làm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ hai nguyên nhân: Hỗ trợ của các cấp chính quyền và tính chủ động của cộng đồng dân cƣ Mặc dù trong những năm qua Ban quản lý khu di tích cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân làm du lịch song nhiều người vẫn chưa biết cách vận dụng Đây chính là một trong những khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

- Nguồn nhân lực còn thiếu chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành du lịch đối với nguồn nhân lực Phần đông nguồn nhân lực du lịch tại làng cổ Đường Lâm chưa chuyên nghiệp, chƣa có kỹ năng, kỹ năng còn nghiệp dƣ trong việc tiếp đón cũng nhƣ phục vụ khách du lịch Trình độ ngoại ngữ, kiến thức của đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm còn nhiều hạn chế gây khó khăn khi đón tiếp khách du lịch quốc tế khi đến đây

- Đội ngũ nhân viên làm du lịch chưa nhiều Người dân nơi đây vẫn tập trung làm nông nghiệp, chƣa để ý đến việc khai thác và làm du lịch- Đây chính là một trong những nỗi băn khoăn của các cấp các ngành

- Ngày nay, nhiều bà con nhân dân tuy sống trong ngôi nhà cổ nhƣng cũng chƣa thực sự hiểu về những ngôi nhà cổ đó để giới thiệu cũng nhƣ thuyết minh cho du khách, những bài thuyết minh về làng cổ còn chƣa thống nhất và chƣa có tính đồng bộ Theo nhƣ kết quả điều tra về nhận thức về việc phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và phát triển du lịch nói chung thì kiết quả cho thấy có đến hơn 56% người dân

53 không hiểu về việc phát triển du lịch (Theo kết quả điều tra xã hội học –Phụ lục 4)

- Mặc dù đang triển khai và phát triển mô hình du lịch cộng đồng thế nhƣng ngày nay, nhân dân vẫn chƣa hiểu về phát triển du lịch cộng đồng là gì và họ sẽ đƣợc hưởng lợi gì từ việc phát triển du lịch cộng đồng Theo kết quả điều tra, khảo sát xã hội học tác giả đã nhận thấy đƣợc phải đến phần đông bà con nhân dân (54%) hiện nay chƣa hiểu gì về du lịch, chƣa hiểu gì về phát triển du lịch cộng đồng (Theo kết quả điều tra xã hội học –Phụ lục 3)

Nhƣ vậy, qua quá trình quan sát thực tế cũng nhƣ thực trạng của việc phát triển du lịch cộng đồng của làng cổ Đường Lâm ta có thể thấy được sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong việc bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây còn ít và cộng đồng còn thiếu kỹ năng chuyên môn, thiếu kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế trong việc làm và phát triển du lịch Để du lịch tại làng cổ Đường Lâm phát triển, điều kiện cần đó chính là có tài nguyên thiên nhiên để khai thác và phát triển nhƣng song với đó trình độ, nghiệp vụ cũng nhƣ chất lƣợng của nguồn nhân lực phục vụ du lịch cũng tác động rất lớn đến việc thu hút cũng nhƣ giữ chân du khách khi đến với làng cổ Đường Lâm

2.5.2 Chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

Là một trong những địa phương có tiềm năng trong việc phát triển du lịch cộng đồng, ngày nay làng cổ Đường Lâm cũng đã áp dụng loại hình du lịch cộng đồng vào trong việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch Nhƣng ngày nay, có tiềm năng là thế nhưng hiện tại du lịch tại làng cổ Đường Lâm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó do nhiều nguyên nhân Nguyên dân lớn nhất khiến du lịch ở đây phát triển chưa tương xứng với tiềm năng đó chính là cộng đồng dân cư địa phương, những chủ thể trong việc phát triển du lịch cộng đồng chưa quan tâm cũng như chưa để ý đến việc phát triển du lịch tại địa phương Bởi việc người dân nơi đây chƣa nhận đƣợc lợi ích gì từ việc phát triển du lịch cộng đồng ngoài việc

54 hỗ trợ của nhà nước về chi phí mở cửa của các hộ dân có nhà cổ là 150.000 – 400.000 đồng/hộ/tháng Đây chính là khoản phí mà Nhà nước hỗ trợ bà con nhân dân có nhà cổ trong việc mở cửa tiếp đón du khách Những hộ gia đình kinh doanh thêm một số dịch vụ thì có thể sẽ có thêm thu nhập

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, tiến hành phỏng vấn sâu những hộ dân có nhà cổ để nắm đƣợc sự hỗ trợ của bà con nhân dân nhận được trong quá trình mở cửa đón tiếp du khách tại làng cổ Đường Lâm Qua cuộc khảo sát và phương pháp phỏng vấn chuyên sâu tác giả đã nhận thấy được thực trạng việc chia sẻ lợi ích trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng trong thực trạng ngày nay

Kết quả điều tra cho thấy việc phân chia lợi ích không đồng đều khi những ngôi nhà cổ ở phía bên ngoài thì có nhiều du khách đến thăm và những ngôi nhà cổ bên trong lại không có du khách Quá trình tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di của di tích tại làng cổ Đường Lâm vẫn còn rất nhiều hạn chế chưa khắc phục được đa số người dân tại khu di tích còn chưa được hưởng lợi từ khu di tích và chưa có lợi ích phát triển kinh tế từ phát triển du lịch dẫn tới việc gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền và vận động bà con nhân dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây Điều dễ thấy trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm đó chính là việc chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng địa phương làm du lịch tại khu vực làng cổ Đường Lâm chưa đồng đều Nhân dân còn làm du lịch theo tính tự phát, chƣa biết chia sẻ lợi ích cũng nhƣ hỗ trợ cùng nhau trong việc làm và phát triển du lịch

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm gắn với phát triển du lịch cộng đồng vẫn còn gặp nhiều hạn chế do phần đông người dân chưa được thụ hưởng và có lợi ích về kinh tế khi phát triển du lịch dẫn tới việc người dân không quan tâm đến việc phát triển du lịch Điều này gây khó khăn trong việc tuyên truyền nhân dân làm du lịch, cũng nhƣ chƣa khuyến

55 khích được ý thức tự bảo tồn di tích của người dân nơi đây (Theo kết quả điều tra xã hội học - Phụ lục 2 )

2.5.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm chưa thực sự đảm bảo, chƣa thỏa mãn đƣợc nhu cầu để phát triển du lịch (Theo kết quả điều tra xã hội học- Phụ lục 3)

- Hệ thống nhà vệ sinh công cộng chƣa có nhiều để phục vụ du khách Nhiều lúc nhà vệ sinh công cộng chưa có đủ nước để phục vụ nhu cầu của khách du lịch khi đi vệ sinh dẫn đến tình trạng mùi, gây cảm giác khó chịu cho du khách khi vào nhà vệ sinh

- Hệ thống bảng biển, bảng chỉ dẫn tại làng cổ Đường Lâm còn chưa nhiều Nhiều du khách tự phát không đi theo tour du lịch của công ty du lịch đến đây thì thiếu những biển bảng chỉ dẫn Điều này dẫn đến tình trạng du khách thiếu thông tin khi đến đây

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhƣ nhà hàng, nhà nghỉ, cửa hàng bán đồ lưu niệm,… tại làng cổ Đường Lâm ngày nay cũng rất ít Sản phẩm quà lưu niệm cũng không có gì đặc sắc, quanh đi quẩn lại là kẹo lạc, chè lam, kẹo dồi, kẹo vừng…

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm

3.1.1 Định hướng về thị trường khách du lịch tại làng cổ Đường Lâm

3.1.1.1 Định hướng về thị trường khách nội địa

Tập trung khai thác và thu hút lượt khách du lịch quốc tế đến với làng cổ Đường Lâm là một trong những điều quan trọng của các cấp, các ngành và nhân dân nơi đây Song bên cạnh đó, thu hút du khách quốc tế nhƣng cũng không đƣợc “bỏ bê” nguồn khách nội địa – Đây là một trong những nguồn khách rất lớn của thị trường du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tại làng cổ Đường Lâm nói riêng

Thị trường khách du lịch nội địa, làng cổ Đường Lâm cần quan tâm đến những nhóm khách ở nội thành Hà Nội, những nhóm khách ở những địa phương lân cận nhƣ: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh… Bởi đây là những nhóm khách có tiềm năng rất lớn với những thuận lợi về quá trình di chuyển về làng cổ Đường Lâm rất gần, thích hợp với khoảng thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ tết mà muốn đi trong ngày của du khách

Với thị trường khách nội địa làng cổ Đường Lâm cũng nên tập trung vào nhóm khách học sinh, bởi nhóm khách này ngày nay có nhu cầu rất lớn về hoạt động tham quan trải nghiệm, những chương trình giáo dục học đường, giáo dục truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của ông cha ta từ xưa cho đến nay Để thu hút được nhóm khách này làng cổ Đường Lâm cần xây dựng những chương trình du lịch gắn với giáo dục để có thể thu hút nhóm khách học sinh này Thống kê cho thấy, tại mỗi địa phương sẽ có những cơ sở giáo dục từ mầm non cho đến trung học cơ sở, đây chính là những nhóm khách “dồi dào” nhất Để thu hút đƣợc những nhóm khách này ngoài việc xây dựng những chương trình du lịch phù hợp với học sinh thì các cấp các ngành, cũng nhƣ ban quản lý khu di tích cần phối hợp với những công ty du lịch để đưa điểm tham quan làng cổ Đường Lâm vào trong những lịch trình gợi ý của công ty

62 khi làm việc với khách du lịch

Bên cạnh đó, làng cổ Đường Lâm cũng nên thu hút du khách phù hợp với tiềm năng và với thế mạnh của mình nhƣ tập trung vào những nguồn khách có nhu cầu nghỉ dƣỡng với thế mạnh về những hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, rất thích hợp cho việc triển khai và thu hút nhóm khách du lịch có nhu cầu nghỉ dƣỡng Bên cạnh đó, với thế mạnh về những di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể của mình, làng cổ Đường Lâm cũng nên tập trung vào việc thu hút khách du lịch nội địa có nhu cầu học tập, tìm hiểu những làng nghề truyền thống, những nhóm khách có nhu cầu nghiên cứu lịch sử, văn hóa của những ngôi làng cổ…

3.1.1.2 Định hướng về thị trường khách quốc tế:

Làng cổ Đường Lâm là một trong những ngôi làng cổ tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những hình ảnh giản dị, bình yên gây thương nhớ với biết bao nhiêu du khách quốc tế khi đặt chân đến đây

Lượng khách du lịch từ Châu Á vẫn là nguồn khách tiềm năng của thị trường du lịch Việt Nam nói chung, cũng như du lịch làng cổ Đường Lâm nói riêng Ngày nay, làng cổ Đường Lâm cần tập trung khai thác thị trường tiềm năng vốn có của lượng khách du lịch đến Việt Nam và tiếp tục triển khai và hướng đến một số thị trường ngoài khu vực Châu Á ra thì chính là khu vực Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương… Các cấp các ngành cùng với ban quản lý làng cổ Đường Lâm cũng nên đưa ra những chính sách, những chương trình du lịch hấp dẫn để có thể giữ chân nhóm khách hàng tiềm năng này Bên cạnh việc tiếp tục thu hút và giữ chân những dòng khách quen thuộc của thị trường Việt Nam thì các cấp các ngành cùng với ban quản lý khu di tích làng cổ Đường Lâm cũng nên hướng tới và thu hút những khách hàng tiềm năng từ những nguồn khách đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nga…

Việc thu hút du khách quốc tế thì chúng ta nên tập trung vào quốc gia, dân tộc Ngoài ra, các cấp, các ngành cũng như ban quản lý khu di tích làng cổ Đường Lâm cũng nên tập trung khai thác vào những dòng khách du lịch quốc tế có nhu cầu trải nghiệm văn hóa, đời sống nông thôn Việt Nam Hướng tới những dòng khách có nhu

63 cầu tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam…

3.1.2 Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

3.1.2.1 Sản phẩm du lịch gắn với lễ hội, tín ngưỡng

Nhu cầu tín ngưỡng là một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi con người Tại Việt Nam nhu cầu về việc tự do tín ngưỡng được nhà nước ủng hộ và bảo vệ Con người có quyền được theo hoặc không theo bất kì tín ngưỡng tôn giáo nào Những tín ngƣỡng, tôn giáo tại Việt Nam là một trong những bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng Đây là một trong những hoạt động tâm linh không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay Ngày nay, du khách thường đến đình, đền, chùa… vào những ngày rằm, ngày mùng một hay những dịp lễ tết trong năm…

Với làng cổ Đường Lâm ngày nay có rất nhiều hệ thống chùa, đền, đình nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc nhƣ: Lễ Hội Phùng Hƣng; Lễ giỗ cụ Ngô Quyền; Lễ hội tại làng Mông Phụ; Lễ hội đình Cam Thịnh; Lễ hội đình Đông Sàng và lễ hội chùa Ón với lễ vật tại chùa Ón… với những nghi thức tâm linh tín ngƣỡng của dân tộc Việt Nam từ xƣa cho đến nay của bà con nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ Đến với làng cổ Đường Lâm vào mùa lễ hội du khách sẽ được chiêm ngưỡng và đắm mình trong tín ngưỡng của bà con nhân dân làng cổ Đường Lâm với những nghi thức tế lễ trang nghiêm Những lễ hội tín ngƣỡng của bà con nhân dân nơi đây chính là sự biết ơn của đời sau đối với những bậc tiền bối đi trước đã có công lớn trong việc xây dựng quê hương, xây dựng xóm làng Đó cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn của cha ông ta từ xƣa cho đến nay

Các cấp các ngành, cùng với ban quản lý khu di tích làng cổ Đường Lâm cũng nên cân nhắc khi mà khai thác tiềm năng về những lễ hội, tín ngƣỡng truyền thống của địa phương mình để xây dựng thành những sản phẩm du lịch thu hút du khách về đây hành hương, kính lễ những dịp lễ hội diễn ra Những tour du lịch lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu năm và cuối năm hay những ngày hội, ngày rằm, ngày mùng 1

Bởi đây chính là hai thời điểm khách du lịch có nhu cầu về văn hóa, tín ngƣỡng cao nhất

3.1.2.2 Sản phẩm du lịch gắn với các di tích lịch sử, các công trình văn hóa và danh lam thắng cảnh

Thị xã Sơn Tây nói chung và làng cổ Đường Lâm nói riêng có nhiều những di tích lịch sử, văn hóa, những công trình văn hóa và những danh lam thắng cảnh mang những nét đặc trƣng của vùng văn hóa xứ Đoài, trong đó có nhiều di tích là nguồn tài nguyên du lịch quý giá đã được nhà nước xếp hạng Những nguồn tài nguyên quý giá này mang trong mình giá trị rất lớn đó là răn dạy con cháu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; Bên cạnh đó, những di tích lịch sử, văn hóa tại làng cổ Đường Lâm còn có ý nghĩa cao cả trong việc nhắc nhở con cháu về truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của ông cha ta Những di tích lịch sử, những công trình văn hóa, kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm còn mang trong mình giá trị giáo dục đối với các thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm…

Làng cổ Đường Lâm từ xưa đến nay vẫn một lòng tự hào bởi những truyền thống quý báu của mình, đã sinh ra hai vị đế vương (Ngô Quyền, Phùng Hưng) với những công lao của hai vị vua đối với quê hương, đất nước Để có thể khai thác tiềm năng về du lịch của những di tích quý giá này, các cấp các ngành cùng với ban quản lý khu di tích cũng như nhân dân làng cổ Đường Lâm nên nghiên cứu một chương trình du lịch phù hợp để du khách khi đến đây có thể tham quan các di tích Định hướng, hiến kế cho các cấp, các ngành cũng như ban quản lý du di tích làng cổ Đường Lâm nên xây dựng một lịch trình cụ thể về các di tích lịch sử, văn hóa Bên cạnh đó, những di tích lịch sử văn hóa cần có một thuyết minh viên tại điểm, để giới thiệu cho du khách về lịch sử cũng nhƣ quá trình hình thành của di tích Những di tích lịch sử nhƣ Đền Phùng Hƣng, Đền và Lăng vua Ngô Quyền nếu trong thời gian tới muốn thu hút du khách là học sinh, sinh viên các trường thì nên tổ chức làm lễ dâng hương, làm lễ báo công đối với các vị vua

3.1.2.3 Sản phẩm du lịch gắn với những làng nghề truyền thống

Cần cân nhắc loại hình trải nghiệm tham gia vào quá trình làm tương, làm kẹo truyền thống này vào trong những chương trình du lịch và trong những hoạt động cần làm của du khách khi đến với làng cổ Đường Lâm Những gian hàng bày bán sản phẩm bánh kẹo, quà lưu niệm của địa phương cần chú trọng trong việc bày bán những sản phẩm của làng nghề với những vai trò nhƣ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề của nhân dân địa phương, cũng như giới thiệu và quảng bá những sản phẩm của làng nghề đến với du khách trong nước và quốc tế khi đến với làng cổ Đường Lâm

3.1.2.4.Định hướng tăng cường tính hợp tác, liên kết sản phẩm du lịch, kết nối sản phẩm du lịch của làng cổ với địa điểm du lịch lân cận Định hướng, tăng cường tính hợp tác, liên kết sản phẩm du lịch, kết nối sản phẩm du lịch của làng cổ Đường Lâm với những địa điểm du lịch lân cận của Hà Nội như Ba Vì với những địa điểm tham quan như: Vườn quốc gia Ba Vì, Sơn Tinh Camp, Khu du lịch sinh thái Ao Vua, du lịch sinh thái Thiên Sơn – Suối Ngà, Khu di tích K9,…Hay những địa điểm tham quan tại Sơn Tây nhƣ: Văn Miếu Sơn Tây, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đền Và… Những địa điểm tham quan tại các địa phương lân cận như Phú Thọ với những địa điểm tham quan như: Đồi chè Thanh Sơn, Đền Hùng, Bảo tàng Hùng Vương, Tượng đài chiến thắng sông Lô, Suối khoáng nóng Thanh Thủy… hay những địa điểm tham quan tại Vĩnh Phúc nhƣ: Tây Thiên, Tam Đảo…

Phát triển du lịch chính là sự liên kết và hợp tác với những đơn vị cung cấp dịch vụ và bên cạnh đó nó cũng là sự liên kết của những sản phẩm du lịch, liên kết những thế mạnh của từng địa phương lại với nhau, tạo nên tính hợp tác và đa dạng cho những sản phẩm du lịch Cần đưa những chương trình du lịch liên kết với những địa điểm tham quan nổi tiếng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các địa phương lân cận để có thể đưa ra những chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu cũng như mong muốn của du khách

3.1.3.Định hướng phát triển dịch vụ phục vụ khách du lịch

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm

3.2.1 Giải pháp 1 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại làng cổ Đường Lâm

3.2.1.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Bên cạnh những di sản văn hóa có giá trị rất lớn để phát triển du lịch thì hiện nay, làng cổ Đường Lâm còn có những làng nghề truyền thống nổi tiếng mà có thể đƣa ra khai thác để phát triển hình thức du lịch trải nghiệm cho du khách đó chính là trải nghiệm làm chè lam truyền thống hay làm tương nếp Đó chính là những sản phẩm du lịch đặc thù tại làng cổ Đường Lâm mà ta có thể khai thác và phát triển du lịch Sau đây chính là một số giải pháp để có thể xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại làng cổ Đường Lâm:

+Giải pháp 1: Mô hình trải nghiệm làm kẹo dồi, kẹo lạc

Cần nghiên cứu và đƣa một số hoạt động trải nghiệm nhƣ làm kẹo chè lam, làm kẹo dồi, kẹo lạc hoặc tham gia vào họat động làm tương nếp cùng với bà con nhân dân tại những ngôi nhà cổ Những hoạt động trải nghiệm này sẽ giúp quảng bá du lịch làng cổ cũng nhƣ tăng tính trải nghiệm cho du khách

Cụ thể với mô hình trải nghiệm làm kẹo truyền thống này thì du khách sẽ đƣợc chia thành những nhóm nhỏ và đƣợc phát cho những nguyên liệu để làm ra những sản phẩm kẹo truyền thống Du khách sẽ được sự hướng dẫn từng công đoạn trong các bước làm kẹo của những người thợ lành nghề Sau khi trải qua các bước làm kẹo thì du khách sẽ được thưởng thức và mang về làm quà cho gia đình Mô hình trải nghiệm làm bánh, kẹo truyền thống tại làng cổ Đường Lâm vừa giúp bà con nhân dân giới thiệu, quảng bá làng nghề truyền thống của quê hương mình đối với du khách Song bên cạnh đó mô hình trải nghiệm làng nghề truyền thống cũng giúp tăng thêm sự trải nghiệm cho du khách Khi mà giới thiệu về mô hình làm kẹo và làm tương thì cũng chỉ mất 15 đến 20 phút, nhiều du khách khi nghe Song họ cũng chƣa hình dung ra quy trình làm kẹo và làm tương Nhưng khi đến với mô hình này thì du khách gần

68 nhƣ sẽ mất nửa ngày để có thể nghe giới thiệu là làm ra thành phẩm Chính vì vậy sẽ kéo dài thời gian ở lại làng cổ của du khách

Với mô hình trải nghiệm làm kẹo cho du khách thì ban quản lý cần xây dựng những quy trình và những công đoạn đƣợc dành riêng cho khách du lịch và cần có sự hướng dẫn của những người thợ lành nghề

+Giải pháp 2: Mô hình chợ quê

Bên cạnh việc tận dụng những làng nghề truyền thống thì làng cổ Đường Lâm nên nghiên cứu và phát triển mô hình “chợ quê” tại trước cổng đình làng Mông Phụ

Mô hình này sẽ tái hiện lại không gian chợ quê đặc trƣng tại làng quê Việt Nam với những thức quà quê mang đặc trƣng của vùng miền hay những sản phẩm nông sản mà bà con nhân dân làm ra có thể đem ra trao đổi, buôn bán với những loại hàng hóa khác Song với việc bày bán những gian hàng truyền thống thì cần xây dựng nên một số không gian sáng tạo, với những mô hình chụp ảnh gắn với làng quê Việt Nam Mô hình những không gian sáng tạo tại chợ quê cần đƣợc trang trí và bài trí mang phong cách của làng quê Việt Nam với những gian nhà đƣợc làm bằng tre và lợp bằng lá cọ, xung quanh được trang trí như mô hình nhà của người dân Mô hình này sẽ là nơi du khách có thể tham quan, chụp ảnh cũng nhƣ trải nghiệm khung cảnh của chợ quê Khi đến với chợ quê du khách có thể ngắm nhìn những gian hàng, cảnh mua bán tấp nập của bà con nhân dân làng cổ Đường Lâm Mô hình chợ quê vừa là nơi để bà con nhân dân có thể quảng bá hình ảnh du lịch của mình đến với du khách trong và ngoài nước, cũng là nơi để quảng bá những sản phẩm du lịch của mình và giới thiệu những sản phẩm truyền thống đến du khách

+Giải pháp 3: Xây dựng những tour du lịch dài ngày đến với làng cổ

Muốn khai thác triệt để tiềm năng về văn hóa, lịch sử tại làng cổ Đường Lâm thì ban quản lý khu di tích phối hợp cùng với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần đẩy mạnh công tác xây dựng những tour du lịch đến với làng cổ Đường Lâm từ 2 ngày trở lên, tổ chức những tour du lịch đến nghỉ tại những ngôi nhà cổ của người dân Để có thể xây dựng những chương trình tour du lịch dài ngày đến với làng cổ

69 Đường Lâm thì bên cạnh việc đưa du khách đến nghỉ tại nhà dân thì các cấp, cùng với ban quản lý khu di tích cần kết hợp những hoạt động trải nghiệm với những chương trình tham quan để có thể kéo dài thời gian du khách ở lại với làng cổ Đường Lâm Khi đến với tour du lịch mà du khách sẽ đƣợc nghỉ ngơi tại nhà dân, ăn uống, sinh hoạt, giao lưu cùng với bà con nhân dân Điều này làm tăng tính trải nghiệm cũng như hoạt động tìm hiểu về văn hóa, lối sống của bà con nhân dân làng cổ Đường Lâm Đến với những tour du lịch 2 ngày thì việc xây dựng chương trình là cực kỳ quan trọng bởi khi xây dựng chương trình đến với làng cổ 2 ngày thì việc đan xen những chương trình tham quan và những hoạt động trải nghiệm là cực kỳ quan trọng

+Giải pháp 4: Hoạt động trải nghiệm làm nông nghiệp Đến với hoạt động trải nghiệm làm nông dân du khách sẽ đƣợc tham gia vào những hoạt động nhƣ cày bừa, cấy lúa, làm hoa màu… Ngày nay, hoạt động này đã và đang đƣợc thực hiện nhƣng nhìn chung chƣa phát triển và chƣa tận dụng đƣợc những tiềm năng vốn có của nó Đến với hoạt động trải nghiệm làm nông dân thì du khách sẽ đƣợc trải nghiệm những hoạt động nhƣ: cấy lúa, cày bừa, gặt lúa, thu hoạch hoa màu… dưới sự hướng dẫn của bà con nhân dân tại làng cổ Với hoạt động này sẽ tăng sự trải nghiệm cho du khách khi mà đƣợc tận tay trải nghiệm một ngày trở thành nông dân

Với sự nghiên cứu một số mô hình trải nghiệm tại Việt Nam thì mô hình làm nông dân là một hoạt động mang lại sự trải nghiệm rất lớn cho du khách Tác giả xin đề xuất một số sản phẩm du lịch gắn với mô hình trải nghiệm làm nông dân nhƣ: Một ngày làm nông dân, hoạt động trải nghiệm trồng lúa nước… cùng với bà con nhân dân

Cân nhắc tổ chức những cuộc thi nhƣ: Thi cấy lúa giữa những du khách với những du khách với nhau xem đội nào cấy đẹp, thẳng hàng thì sẽ được giải thưởng từ ban tổ chức; Hay tổ chức những cuộc thi thu hoạch hoa màu cùng với bà con nhân dân Bên cạnh đó, cần cân nhắc tổ chức những cuộc thi nhƣ gặt lúa, đập lúa, tuốt lúa để tăng thêm tính trải nghiệm và sự hấp dẫn cho bà con nhân dân

+Giải pháp 5: Tổ chức những trò chơi dân gian

Bên cạnh việc xây dựng những mô hình để tăng tính trải nghiệm cho du khách thì việc tổ chức những trò chơi, những hoạt động giao lưu, giải trí cho du khách là một trong những hoạt động cần thiết Cần cân nhắc tổ chức một số hoạt động và một số trò chơi dân gian tại khu vực đình làng nhƣ những trò chơi nhƣ: Bịt mắt đập niêu, nấu cơm thi, thi đánh cờ tướng, chơi ô ăn quan, nhảy dây… Những trò chơi dân gian này cần được tổ chức và có quy mô bài bản và có sự giám sát và hướng dẫn của những người làm quản trò

Những trò chơi cần gắn với cuộc sống của bà con nhân dân tại làng cổ Đường Lâm nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung Những trò chơi dân gian gắn với sự phát triển trong từng giai đoạn của mỗi con người, nó chính là bao nhiêu hoài niệm mà biết bao nhiêu thế hệ vẫn đang trông ngóng Tổ chức những trò chơi dân gian này có thể đƣợc phát triển và xây dựng tại khu vực đình làng Mông Phụ vào những buổi tối Đến với những trò chơi dân gian này thì du khách sẽ đƣợc vui chơi giải trí cùng với bà con nhân dân tại làng cổ, điều này giúp du khách có thêm những hoạt động trải nghiệm khi đến với làng cổ Đường Lâm

+Giải pháp 6: Sử dụng sản phẩm sẵn có tại địa phương trong quá trình đón tiếp khách du lịch

Sau đây là một số giải pháp để sử dụng sản phẩm sẵn có tại địa phương trong quá trình đón, tiếp khách du lịch: Ủng hộ và khuyến khích du khách sử dụng những sản phẩm sẵn có ở địa phương như bố trí tổ chức và hướng dẫn họ làm các món ăn trong mâm cơm truyền thống của làng quê Bắc Bộ Tổ chức đề cho du khách tự ra chợ, tuyển chọn nguyên vật liệu, đến tự tay chế biến những sản phẩm trong mâm cơm truyền thống của người dân làng cổ như: gà Mía, thịt quay đòn, cà dầm tương…Những nguyên liệu trong bữa ăn truyền thống tại làng cổ Đường Lâm thì phải được tuyển chọn từ những nguyên liệu được trồng và sản xuất tại làng cổ Đường Lâm

Những món ăn đƣợc chế biến để phục vụ cho du khách, những sản phẩm đó nên

71 đƣợc dùng từ chính những vật phẩm đƣợc trồng trọt và chăn nuôi tại làng vừa đảm bảo vừa tạo thêm thu nhập cho bà con nhân dân

+Giải pháp 7: Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho du khách

Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, ban quản lý du di tích về việc phát triển du lịch tại thị xã Sơn Tây và thành phố Hà Nội

3.3.1 Đối với UBND thị xã Sơn Tây Để phát triển du lịch ngoài việc khai thác những tiềm năng vốn có về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán để có thể thu hút và phát triển du lịch thì cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và quan trọng đó chính là sự quan tâm của UBND Thị xã Sơn Tây Sau đây là một số kiến nghị của em với UBND thị xã Sơn Tây trong việc phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm:

Thứ nhất đó chính là: Đƣa ra những biện pháp, những chính sách để thu hút nhân dân tham gia vào quá trình khai thác tiềm năng về lịch sử, văn hóa… để phát triển du lịch

Thứ hai: Trực tiếp ban hành hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những biện pháp, những chính sách ƣu đãi đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để thu hút đầu tƣ của những công ty du lịch, những đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để có thể phát triển du lịch của địa bàn xã Đường Lâm

Thứ ba: UBND thị xã Sơn Tây cần có những chuyến đi thực tế để hiểu và nắm rõ hơn về hoạt động khai thác tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng tại đây Từ đó đƣa ra những cái nhìn khách quan về việc phát triển du lịch cộng đồng cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng

Thứ tƣ: UBND thị xã Sơn Tây cần phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan để đƣa ra những biện pháp để gìn giữ, bảo tồn những ngôi nhà cổ, những di tích lịch sử, văn hóa tại làng cổ Đường Lâm

Thứ năm: UBND thị xã Sơn Tây cần trình và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phân chia lại lợi ích cho những hộ dân, hộ gia đình có nhà cổ để những hộ dân có thể yên tâm trong việc phát triển du lịch

3.3.2.Đối với ban quản lý làng cổ Đường Lâm

Ban quản lý khu di tích làng cổ Đường Lâm chính là cầu nối giữa nhân dân với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do vậy, Ban quản lý du di tích cần làm những việc nhƣ sau:

Thứ nhất: Ban quản lý du di tích làng cổ cần có những kiến nghị trình lên đối với UNBD cấp xã về thực trạng của việc bảo tồn những di tích lịch sử, văn hóa để UBND có thể nắm đƣợc và đƣa ra những chính sách để bảo tồn, gìn giữ kịp thời Thứ hai: Ban quản lý làng cổ Đường Lâm cần nâng cao năng lực quản lý, nâng cao kỹ năng chuyên môn để có thể trở thành một đơn vị tham mưu cho UBND cấp xã

Thứ ba: Báo cáo kịp thời những thực trạng hay những hạn chế, tích cực trong công tác phát triển du lịch cộng đồng để UBND cấp xã có thể kịp thời nắm bắt tình hình và thông tin

Thứ tƣ: Ban quản lý khu di tích cần có những biện pháp để bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh đường làng ngõ xóm

Thứ năm: Lắng nghe, giải đáp, tuyên truyền, phổ biến nhân dân với những chủ trương, chính sách của các cấp các ngành, trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

Thứ sáu: Phối hợp cùng với các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành trong việc mở những lớp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ làm du lịch của bà con nhân dân làng cổ Đường Lâm

Tiểu kết chương 3 Được đánh giá là địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch với hệ thống những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ Đây chính là một trong những nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng Có tiềm năng nhƣng nhìn vào thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm ta có thể thấy được hiện nay du lịch tại Đường Lâm đã và đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó

Với chương 2 em đã tập trung phân tích tiềm năng để phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm cũng như thực trạng việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán để phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm còn khá yếu kém Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Từ những thực trạng ở chương 2, em đã căn cứ vào đó để đưa ra những giải pháp, những kiến nghị của bản thân để có thể khai thác tiềm năng để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng vốn có của nó

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
27. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Long, Hội thảo “Đồng Bằng Sông Cửu Long với công cuộc xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển du lịch cộng đồng”, Vĩnh Long, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Bằng Sông Cửu Long với công cuộc xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển du lịch cộng đồng
9.Bảo Khánh (2019), Phát triển du lịch Đường Lâm: “Chảy” cùng đương đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chảy
Tác giả: Bảo Khánh
Năm: 2019
1. Trần Nữ Ngọc Anh (2011), Xây dựng học liệu Du lịch cộng đồng – ứng dụng thí điểm tại Lào Cai, đề tài NCKH cấp Viện, Viện Đại học Mở Hà Nội Khác
2. Phạm Xuân An (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
3. Đoàn Mạnh Cương (2019), Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững Khác
4. Phạm Thị Hồng Cúc & Ngô Thanh Loan (2016), Du lịch cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 19, số X5 Khác
5. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – xã hội Khác
7.Nguyễn Quốc Hùng (2006). Bảo tồn các làng cổ ở xã Đường Lâm, thực trạng và giải pháp. Tạp chí Di sản văn hóa Khác
8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
9. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch, Trường Đại học Hà Nội Khác
10. Kiều Thu Hoạch. 1999. Đường Lâm - Kẻ Mía đất văn vật ngàn năm Hà Tây Khác
11. Bình Giang (2019), Sắc màu du lịch cộng đồng Mai Châu Khác
12. Phạm Thị Lấm (2017), Cẩm Thanh phát triển du lịch cộng đồng, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8, tr.28 – 29 Khác
13. Thái Thảo Ngọc (2016), Lợi ích và các định hướng sự phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 2(80) Thân Vĩnh Lộc, Hiệu quả của du lịch cộng đồng Cơ Tu, Báo Quảng Nam Khác
14. Nguyễn Danh Phiệt. 2005. Từ bảo tồn tôn tạo đến xây dựng khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội Khác
15. Chu Tiến Quang (2019), Một số định hướng về giải pháp phát triển HTX kiểu mới gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc, TP Lào Cai ngày 26/8/2020 Khác
16. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Xa Giang (2018), Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam, tr5 – 31 Khác
17. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức Khác
18. Phạm Thành Nghị (2005), Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
19. Đào Duy Tuấn (2011). Phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w