1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

98 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Tác giả Quan Hồng Tiềm
Người hướng dẫn TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng
Trường học Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUAN HỒNG TIỀM GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNGNgành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUAN HỒNG TIỀM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUAN HỒNG TIỀM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát triển nông thôn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Lệ Thị Bích Hồng

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa

hề được công bố hoặc sử dụng

Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2023

Tác giả luận văn

Quan Hồng Tiềm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều

cơ quan, tổ chức và cá nhân Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Trần Lệ Thị Bích Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc và các xã, các hộ gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy, cô, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những

lý do chủ quan và khách quan cho nên luận văn c ũ n g không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2023

Tác giả luận văn

Quan Hồng Tiềm

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài 3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo 4

1.1.1 Nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo 4

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân nghèo 15

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 17

1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho hộ nông dân ở một số địa phương 17

1.2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 22

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 23

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 25

2.1.2 Khí hậu, thủy văn 29

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 29

2.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 34

Trang 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 35

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 36

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 37

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 39

3.1.1 Khái quát về hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 39

3.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra 41

3.1.3 Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo tại các xã điều tra 45 3.2 Đánh giá chung thực trạng thu nhập của các hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc 62

3.2.1 Kết quả đạt được 62

3.2.2 Hạn chế 62

3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 63

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 64

3.3.1 Yếu tố chủ quan 64

3.3.2 Yếu tố khách quan 65

3.4 Quan điểm, mục tiêu nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 67

3.4.1 Quan điểm về giảm nghèo của huyện Bảo Lạc 67

3.4.2 Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc 68

3.5 Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 69

3.5.1 Đổi mới nhận thức và nâng cao trình độ cho lao động tại các hộ nghèo 69 3.5.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thúc đẩy phát triển ngành

Trang 7

3.5.3 Tạo điều kiện cho các hộ nông dân nghèo tiếp cận với sản xuất

hàng hóa 72

3.5.4.Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân nghèo 73

3.5.5 Giải pháp về đất đai đối với các hộ nông dân nghèo 74

3.5.6 Giải pháp về quy mô hộ 75

3.5.7 Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu trong nông thôn 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 80

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy định về chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia 6

Bảng 2.1 Tình hình biến động đất đai ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 27

Bảng 2.2 Tình hình biến động giá trị sản xuất ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 30

Bảng 2.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 32

Bảng 2.4 Số phiếu điều tra tại các xã nghiên cứu 36

Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc giai đoạn năm 2020 - 2022 39

Bảng 3.2 Phân loại nông hộ và mức thu nhập hộ nghèo huyện Bảo Lạc 40

Bảng 3.3 Thông tin chung về hộ điều tra 41

Bảng 3.4 Tình hình đất đai của các hộ điều tra 44

Bảng 3.5 Vốn sản xuất bình quân của các hộ nông dân nghèo năm 2022 45

Bảng 3.6 Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra năm 2022 49

Bảng 3.7 Kết quả chăn nuôi bình quân các hộ điều tra năm 2022 51

Bảng 3.8 Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 53

Bảng 3.9 Chi phí trồng trọt của các hộ điều tra năm 2022 55

Bảng 3.10 Chi phí chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2022 56

Bảng 3.11 Thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 58

Bảng 3.13 Chi tiêu của các hộ điều tra năm 2022 61

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Những thông tin chung

1.1 Họ và tên tác giả: Quan Hồng Tiềm

1.2 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

1.3 Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.62.01.16

1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Lệ Thị Bích Hồng

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

2 Nội dung bản trích yếu

2.1 Lý do chọn đề tài

Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, tổng số đơn vị hành chính của huyện bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện có dân số 55.150 người, tổng diện tích tự nhiên là 92.072,89 ha

Điều kiện kinh tế xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thu công nghiệp phát triển chậm Trình độ dân trí không đồng đều, một số hủ tục lạc hậu, bảo thủ vẫn còn tồn tại, tệ nạn xã hội diễn biễn phức tạp, tiểm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng Những điều kiện trên ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân trong Huyện Vì vậy, để thực hiện thành công mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo và tăng thu nhập cho người dân trong toàn huyện, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cần phải có những giải pháp mang tính toàn diện và đột phá

Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về thu nhập và nâng cao

Trang 11

- Phân tích và đánh giá thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2022

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất giải pháp, chính sách có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập thông tin (thu thập thông tin thứ cấp; thu thập thông tin sơ cấp); Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin (phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh)

2.4 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu

Các hộ nông dân nghèo của huyện Bảo Lạc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu hộ nông dân nghèo của huyện Bảo Lạc còn chậm và có sự khác biệt giữa các địa phương trong huyện

Quan khảo sát các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc cho thấy trong 3 xã điều tra xã Hưng Đạo là xã có diện tích đất bình quân/ hộ cao nhất, với hơn 5.312 m 2 trong đó có 4.534 m 2 là diện tích đất canh tác nông nghiệp, chiếm 85,35% còn lại là đất ở và đất vườn, tiếp đến là xã Hồng Trị với 5.021m 2 /hộ với 4.236 m 2 , chiếm 84,37% và xã có diện tích đất bình quân hộ ít nhất là xã Xuân Trường với 4.226 m 2 với 3.826 m 2 đất sản xuất nông nghiệp chiếm 92,73% Có thể thấy rằng, hầu hết các hộ nông dân nghèo có diện tích đất để sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

Giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân của hộ điều tra là 910.181,4 nghìn đồng Trong đó, các gia đình được khảo sát tại xã Xuân Trường có giá trị sản xuất chăn nuôi cao nhất là 11.370 triệu đồng, xã có giá trị chăn nuôi thấp nhất là xã Hồng Trị chỉ đạt 9.418,83 triệu đồng

Thu nhập bình quân của hộ gia đình/năm là 20.582,39 nghìn đồng Trong đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là 17.520,15 nghìn đồng chiếm 85,12% tổng thu

Trang 12

nhập và thu nhập từ HHDV chiếm 14,88% Xét theo các xã, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không chênh lệch nhiều giữa các xã

Chi phí cho trồng trọt bao gồm nhiều loại như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động ngoài, cày, cuốc ruộng, thu hoạch, thiết bị lao động, thiết bị tưới tiêu, v.v., mỗi loại cây trồng có một chi phí đầu tư khác nhau Hoạt động trồng trọt của các hộ điều tra thì chi phí cho lúa xuân, lúa mùa và lạc là nhiều nhất Mỗi năm bình quân mỗi hộ chi cho mùa xuân là 1.215.000 đồng, chiếm 40,72% tổng chi phí Giá lúa mùa chiếm khoảng 22,59% tổng chi và chi phí lạc chiếm khoảng 19,67% Chi phí cho cây trồng còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi tiêu nông nghiệp của hộ gia đình

Từ các yếu tố ảnh hưởng tác giả đã đưa ra được 07 giải pháp nhắm giúp hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc nâng cao thu nhập trong thời gian tới

2.5 Kết luận

Đánh giá thực trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc, kết quả chỉ ra cho thấy: nguồn thu nhập của hộ gia đình rất đa dạng, không chỉ từ sản xuất nông nghiệp, mà còn dựa trên sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và các hoạt động ngành nghề - BBDV Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị kinh tế nhận được từ hoạt động BBDV trong tổng thu nhập của các hộ gia đình còn rất thấp Thu nhập bình quân mỗi gia đình còn rất thấp

Từ thực trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo luận văn chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo

Người hướng dẫn khoa học

(Họ, tên và chữ ký)

Học viên

(Họ, tên và chữ ký)

Quan Hồng Tiềm

Trang 13

THESIS ABSTRACT

1 General information

1.1 Student: Quan Hồng Tiềm

1.2 Thesis title: Solutions to increase income for poor farmer households in

Bao Lac district, Cao Bang province

1.4 Academic instructor: Dr Tran Le Thi Bich Hong

1.5 Educational Organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

2 Abstract

2.1 Rationale:

Reason for choosing the topic Bao Lac is a border highland district located in the west of Cao Bang province, the total administrative units of the district include 16 communes and 1 town, the district has a population of 55,150 people, a total area of course is 92,072.89 hectares

Socio-economic conditions in general are still difficult, agricultural and forestry production is still the main thing, industry and small-scale industry develop slowly People's educational level is uneven, some backward and conservative customs still exist, social evils are complicated, and there are many potential increasing risks The above conditions have a significant impact on socio-economic development, improving income and living standards of people in the District Therefore, to successfully achieve the goal

of reducing poverty rate and increasing income for people in the entire district, especially increasing income and improving living standards for poor farmer households in Bao Lac district, Cao Bang province There needs to be comprehensive and breakthrough solutions

Recognizing this problem, the author chose the topic Solution to increase income for poor farmer households in Bao Lac district, Cao Bang province

Trang 14

- Analyze factors affecting the income of poor farming households in Bao Lac district, Cao Bang province

- Propose solutions and policies that are scientifically based and consistent with practice to increase income for poor farming households in Bao Lac district, Cao Bang province

2.3 Materials and Method

The author uses the following methods: Information collection method (secondary information collection; primary information collection); Methods

of processing and analyzing data and information (descriptive statistics method; comparative statistics method)

2.4 Main findings

Poor farming households in Bao Lac district are mainly engaged in agricultural production The structural transformation of poor farming households in Bao Lac district is still slow and there are differences between localities in the district

A survey of poor farming households in Bao Lac district shows that among the three investigated communes, Hung Dao commune is the commune with the highest average land area per household, with more than 5,312 m2, of which 4,534 m2 is land area agricultural cultivation, accounting for 85.35%, the remaining is residential land and garden land, followed by Hong Tri commune with 5,021 m2/household with 4,236 m2, accounting for 84.37% and the commune with the least average land area per household Xuan Truong commune with 4,226 m2 and 3,826 m2 of agricultural land, accounting for 92.73% It can be seen that most poor farming households have land mainly for agricultural production

The average livestock production value of the surveyed households is 910,181.4 thousand VND Among them, families surveyed in Xuan Truong commune had the highest livestock production value of 11,370 million VND, the commune with the lowest livestock production value was Hong Tri commune with only 9,418.83 million VND

The average household income/year is 20,582.39 thousand VND Of which, income from agricultural production is 17,520.15 thousand VND, accounting for 85.12% of total income and income from HHDV accounting for 14.88% In terms of communes, income from agricultural production does not differ much

Trang 15

Costs for farming include many types such as: seeds, fertilizers, pesticides, outside labor, plowing, hoeing, harvesting, labor equipment, irrigation equipment, etc., each type of crop has its own costs different investment costs For farming activities of the surveyed households, the expenses for spring rice, summer rice and peanuts are the highest The average annual expenditure per household for spring is 1,215,000 VND, accounting for 40.72% of the total cost The price of seasonal rice accounts for about 22.59% of total expenditure and the cost of peanuts accounts for about 19.67% Costs for remaining crops only account for a small proportion of the household's agricultural spending structure

From the influencing factors, the author has come up with 07 solutions to help poor farming households in Bao Lac district increase their income in the coming time

2.5 Conclusion

Assessing the income status of poor farming households in Bao Lac district, the results show that: household income sources are very diverse, not only from agricultural production, but also based on a combination of agricultural products agricultural export and professional activities - BBDV However, the proportion of economic value received from trading activities in the total income of households is still very low The average income per family is still very low

From the current income situation of poor farming households, the thesis points out the causes of the shortcomings, limitations and analyzes factors affecting the income of poor farming households

Academic instructors

(Full name and signature)

Student

(Full name and signature)

Quan Hong Tiem

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nâng cao mức sống, tăng thu nhập của người dân khu vực nông thôn là một trong những yêu cầu cấp thiết của Đảng và nhà nước hiện nay nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phân hóa giữa người giàu - người nghèo Có thể thấy rằng: một trong những mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống kinh tế của người dân Có chính sách, giải pháp phù hợp để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm mức sống giữa nông thôn và thành thị Tuy nhiên, các chính sách vĩ mô và vi mô thiếu đồng bộ, thiếu bền vững do phần lớn thu nhập của người dân quanh ngưỡng nghèo và dễ tái nghèo

Vì vậy, nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo và ngăn chặn họ tái nghèo là một thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa

Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, tổng số đơn vị hành chính của huyện bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện có dân số 55.150 người, tổng diện tích tự nhiên là 92.072,89 ha

Điều kiện kinh tế xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thu công nghiệp phát triển chậm Trình độ dân trí không đồng đều, một số hủ tục lạc hậu, bảo thủ vẫn còn tồn tại, tệ nạn xã hội diễn biễn phức tạp, tiểm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng Hiện nay huyện Bảo Lạc có 5.305/11.242 hộ nghèo, chiếm 47,19%; 1.366/11.242 hộ cận nghèo, chiếm 12,15% (theo báo cáo số 925/BC-UBND, ngày 16/12/2022 của UBND huyện Bảo Lạc về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chính thức năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025), đường giao thông đi lại không thuận tiện, thời tiết khắc nghiệt… những điều kiện trên ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân trong Huyện Vì vậy, để thực hiện thành công mục tiêu

Trang 17

biệt là tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cần phải có những giải pháp mang tính toàn diện và đột

phá Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về thu nhập và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo

- Phân tích và đánh giá thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2022

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất giải pháp, chính sách có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập và các hoạt động nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập trong năm 2022

Trang 18

- Về nội dung nghiên cứu: Trọng tâm nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến thu nhập của hộ nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp những bằng chứng khoa học về sự cần thiết phải nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo nói riêng và của đồng bào dân tộc miền núi nói chung

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng về thu nhập và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Bảo Lạc Qua đó đánh giá được những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn đó trong việc nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm đẩy mạnh nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc trong giai đoạn hiện nay

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo

1.1.1 Nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo

1.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân

Theo tác giả Frank Ellis (1998), “hộ nông dân là một hộ kiếm sống từ đất đai, sử dụng lao động gia đình chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn, nó hoạt động ở mức độ liên kết thấp”

Ở nước ta, nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993), “Nông dân là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thái cơ bản của kinh tế nông nghiệp và nông thôn” Ông Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Gia đình nông dân là nghề nông nghiệp chính theo nghĩa rộng, bao gồm nghề rừng, nghề cá và các hoạt động ở nông thôn” Theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Hùng, trong phân tích của Tổng điều tra nông thôn năm 2001: “Gia đình nông dân Là gia đình có toàn bộ lực lượng lao động hoặc 50% tham gia vào các công việc nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, tưới tiêu, giống cây trồng, vật nuôi), bảo vệ,…) và thông thường sinh kế chính của hộ gia đình là dựa vào nông nghiệp.Từ những khái niệm trên về hộ nông dân của các tác giả có thể hiểu như sau:

- Hộ nông dân là hộ sống ở nông thôn, nghề nghiệp chính là nông nghiệp,

là nguồn thu nhập và sinh kế chính Ngoài các hoạt động nông nghiệp, các hộ nông dân còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, v.v.) ở nhiều mức độ khác nhau

- Hộ nông nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng Vì vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà phải phụ thuộc vào hệ thống kinh tế rộng lớn của nền kinh tế quốc dân

Trang 20

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân Việt nam

Kinh tế hộ nông nghiệp là hình thức tổ chức kinh tế phổ biến ở Việt Nam với phương thức sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp Kinh tế gia đình nông dân có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, có những thay đổi về tổ chức và quản lý Hình thức tổ chức kinh tế này có những đặc điểm sau:

Kinh tế gia trại ở miền núi phát triển theo hướng tổng hợp nhiều ngành, lĩnh vực chuyên môn hóa cao, nông-lâm nghiệp tạo thành hệ sinh thái bền vững

Do sản xuất nông, lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, nên để chống lại những rủi ro đó, không để xảy ra thiên tai, hộ nông dân cần phải phát triển theo hướng liên kết nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp Trong mỗi gia đình, mỗi hộ trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại vật nuôi để tự sản xuất, nhưng một mặt thiếu giống, thời tiết khó khăn khiến cây trồng khó phù hợp Trong hệ thống nông nghiệp hộ gia đình, ngoài trồng trọt

và chăn nuôi ở miền núi, hộ gia đình còn có khả năng sử dụng đất lâm nghiệp được kết nối để tạo nên một hệ sinh thái bền vững

Về quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: ruộng đất là tư liệu sản xuất có giá trị đặc biệt của gia đình làm nghề nông nghiệp Hộ nông nghiệp được sử dụng đất lâu dài và chỉ khi đó họ mới phát huy được tính độc lập trong sản xuất nông, lâm nghiệp cùng với quyền thuê và sử dụng chúng Do có quá nhiều tư liệu sản xuất vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ đời sống nên hộ không tính hết khấu hai một cách rõ ràng như các doanh nghiệp sản xuất khác Quan hệ quản lý: Do có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất nên gia đình có toàn quyền quản lý, quyền này thuộc về thế hệ cha mẹ trong gia đình

Quan hệ phân phối: do có sở hữu về tư liệu sản xuất nên gia đình có toàn quyền quản lý và chi phối, quyền này thuộc về cha mẹ trong gia đình

Hộ nông nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh tế mà còn là một đơn vị xã hội: đây là tính đặc trưng của kinh tế hộ gia đình bình thường cha, mẹ có trách nhiệm với con cái đến khi trưởng thành, con cái phụng dưỡng cha mẹ

Trang 21

đến già, bệnh, chết Quan hệ xóm, làng thông qua các thiết chế, già làng, trưởng bản Có thể nói, các hộ nông, lâm nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ mối quan hệ này

Phát triển kinh tế gia đình nông thôn theo hình thức nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường bao quanh ở từng vùng

Vì vậy, phát triển kinh tế hộ theo mô hình nông - lâm nghiệp là mục tiêu, yêu cầu tất yếu nhằm bảo vệ môi trường sinh thái của vùng và của cả nước

1.1.1.3 Các phương pháp xác định chuẩn nghèo

Bảng 1.1 Quy định về chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia Chuẩn nghèo đói qua các

giai đoạn

Phân loại người nghèo đói

Mức thu nhập BQ/người/tháng

1993-1995

(Mức thu nhập quy ra gạo)

Đói (KV nông thôn) Dưới 8 kg Đói (KV thành thị) Dưới 13 kg Nghèo (KV nông thôn) Dưới 15 kg Nghèo (KV thành thị) Dưới 20 kg

1996-2000

(Mức thu nhập quy ra gạo

tương đương với số tiền)

Đói (Tính cho mọi khu vực)

Dưới 13 kg (45.000 đồng) Nghèo

(KV nông thôn miền núi, hải đảo)

Dưới 15 kg (55.000 đồng) Nghèo (KV nông thôn,

đồng bằng trung du)

Dưới 20 kg (70.000 đồng)

Nghèo (KV thành thị) Dưới 25 kg

(90.000 đồng) 2001-2005

(Mức thu nhập tính bằng

tiền)

Nghèo (KV nông thôn miền núi, hải đảo)

Dưới 80.000 đồng

Trang 22

Nghèo (KV nông thôn đồng bằng trung du) Dưới 100 000 đồng Nghèo (KV thành thị) Dưới 150.000 đồng 2006-2010

Từ 401.000 đồng - 520.000 đồng

Hộ cận nghèo (KV thành thị)

Từ 501.000 đồng - 650.000 đồng

1.000.000 đồng/người/tháng

Hộ cận nghèo (KV thành thị)

1.300.000 đồng/người/tháng

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu

Trang 23

hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

Nghèo (KV thành thị)

Từ 2.000.000 đ/người/tháng trở xuống và thiếu hụt

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

Hộ cận nghèo (KV Nông thôn)

Từ 1.500.000 đồng đ/người/tháng trở xuống và thiếu hụt

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ

bản

Hộ cận nghèo (KV thành thị)

Từ 2.000.000 đ/người/tháng trở xuống và thiếu hụt

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ

bản

(Nguồn: Bộ LĐTBXH) Xác định chuẩn nghèo của Việt Nam: Trong những năm qua nước ta tồn

tại song song một số phương pháp xác định chuẩn nghèo phục vụ mục đính khác nhau Đó là cách xác định chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ LĐTBXH

Trang 24

hội công bố; chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới đưa

ra để đánh giá nghèo đói trên góc độ vĩ mô

Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia: Bộ

LĐTBXH là cơ quan thường trực của chương trình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kỳ Lúc đầu nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang chỉ tiêu thu nhập, kết quả là đã 6 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau

1.1.1.4 Khái niệm về nghèo và đặc điểm hộ nông dân nghèo

* Khái niệm

Nghèo là tình trạng dân cư đáp ứng được một phần các nhu cầu cơ bản của cuộc sống và có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng về mọi mặt (Ngô Thắng Lợi, 2011)

* Đặc điểm hộ nông dân nghèo

Thứ nhất, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân số: (thống kê cho thấy khoảng 70% gia đình nghèo có trình độ PTCS hoặc thâp hơn), khả năng tiếp cận thông tin và chuyên môn còn hạn chế Tiếng nói của họ ít được tôn trọng hơn, và họ có ít địa vị hơn trong xã hội Đây là những rào cản để họ tìm được một công việc tốt hơn trong được trả lương cao Vì vậy, họ thường có thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập

mà chỉ sống dựa vào trợ cấp và thu nhập không ổn định

Thứ hai, phần lớn thu nhập của người nghèo chỉ đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống Họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được: do thu nhập thấp hơn, phần lớn thu nhập của họ được dùng để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người nghèo và hầu hết không biết cách quản lý kinh tế Việc kinh doanh Trên thực tế, chi tiêu vượt quá thu nhập dẫn đến nợ nần chồng chất cho các gia đình nghèo Vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh họ gặp nhiều khó khăn

Trang 25

Thứ ba, hầu hết các gia đình đông con, số thành viên trong gia đình cao hơn mức trung bình chung: do đó, gia đình càng đông con thì thu nhập bình quân đầu người càng giảm và khả năng tái nghèo trong gia đình càng cao Hộ đông con, ít lao động nên tiêu dùng trong gia đình cao

Thứ tư, cuộc sống của người nghèo thường phải phụ thuộc người khác: như phải vay vốn với lãi suất cao chỉ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu, họ dễ bị bọn chủ nợ bóc lột một cách dễ dàng; Đối với những hộ nghèo mà nguồn thu nhập chủ yếu là từ lao động làm thuê thì phải phụ thuộc vào nhu cầu công nhân và từng thời điểm, mùa vụ cần thuê lao động Hộ nghèo dễ bị ảnh hưởng trước những biến động của thị trường, giá cả, sản phẩm làm được bán ra thì rẻ trong khi mua vào thì hết sức đắt đỏ

Thứ năm, cơ hội tiếp cận giáo dục và các dịch vụ xã hội của những người nghèo rất khó khăn: Thu nhập của người nghèo phần lớn sử dụng cho nhu cầu về ăn uống và sinh hoạt, còn chi phí cho giáo dục, y tế, văn hóa…rất

eo hẹp Do đó ở những hộ nghèo, trình độ học vấn của chủ hộ và con em họ thường rất thấp, trẻ em bỏ học giữa chừng chiếm tỷ lệ cao Sự tiếp nhận y tế, văn hóa đối với người nghèo là rất hạn chế, vì vậy họ thường có nguy cơ mắc bệnh cao và kéo dài do không được chữa trị kịp thời, đúng cách Với chế độ

ăn uống không đầy đủ nên họ thường bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em

Và vì mục đích kiếm kế sinh nhai nên họ thường chấp nhận làm các công việc nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động Cơ hội tiếp cận giáo dục và các dịch vụ xã hội thấp vừa là nguyên nhân, hệ quả của nghèo đói

Thứ sáu, thất nghiệp và việc làm bấp bênh là dấu hiệu đặc trưng cho tình trạng việc làm của hộ nghèo ở cả thành thị lẫn nông thôn: Người nghèo ở thành thị thường buôn bán dịch vụ nhỏ với quy mô gia đình nên chủ yếu là những công việc không đòi hỏi tay nghề cao, mang tính chất thu nhập thấp và không ổn định Người nghèo ở nông thôn sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập thấp, mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng

Trang 26

của điều kiện tự nhiên nên tình trạng thiếu việc làm khi chưa đến mùa vụ xảy

ra thường xuyên

Thứ bảy, người nghèo sống trong điều kiện môi trường và khí hậu rất đa dạng: Từ những vùng đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối thuận lợi đến những vùng dân cư thưa thớt, đất đai kém màu mỡ Ở những vùng có mật độ dân số cao (hơn 300 người/km2) khoảng 40% dân số sống trong cảnh nghèo đói, tỷ lệ này cũng khoảng 40% ở những vùng có mật độ dân số thấp (dưới 150 người/km2) (Lê Đình Thắng, 1993)

1.1.1.5 Thu nhập và nâng cao thu nhập

* Các khái niệm cơ bản

- Thu nhập của hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm

mà chủ hộ có quyền bù đắp cho sức lao động của gia đình, cho việc tích luỹ

để tái sản xuất mở rộng nếu có Thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ gia đình thực hiện Thu nhập của hộ nông nghiệp có thể chia thành 3 loại: thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu nhập khác

- Khi nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân, người ta thường đề cập đến các khái niệm sau:

+ Tổng thu nhập của hộ là tổng giá trị nhận được từ các nguồn tiền của hộ, chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, làm thuê, thủ công, dịch vụ và thu nhập từ ngân hàng một năm Thu nhập đó có thể bao gồm các khoản thu bằng tiền, thu nhập từ sản xuất, kinh doanh và thu nhập ngoài sản xuất, kinh doanh Thu nhập từ sản xuất kinh doanh là thu nhập do sản xuất, do làm thuê, tiền lương … Thu nhập từ sản xuất kinh doanh là nguồn từ nước ngoài gửi về, từ người thân, từ các hợp đồng kinh tế

+ Tổng chi tiêu của hộ gia đình là toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền mà hộ gia đình sử dụng, bao gồm chi tiêu cho sản xuất và chi tiêu dùng

+ Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu và các chi phí bằng tiền khác để sản xuất ra hàng hoá (giá biến đổi mua ngoài)

Trang 27

+ Chi tiêu dùng là khoản chi phi sản xuất phục vụ đời sống hàng ngày của hộ gia đình Thu nhập thực tế hay còn gọi là thực thu của hộ: Bằng tổng thu trừ đi các chi phí cho sản xuất của hộ

- Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi toàn bộ chi phí bao gồm cả chi sản xuất và chi tiêu dùng của hộ

Thu nhập thực tế

Tổng thu - chi phí khả biến = Tổng thu nhập ròng

Tổng thu nhập ròng - tổng chi phí bất biến = Thu nhập thực tế

Thu nhập thực tế - trả lãi tiền vay = Thực kiếm

Thực kiếm + Thu từ các hoạt động khác = Thực thu của hộ

(Theo Đào Thế Tuấn, 1997)

* Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập của hộ nông dân, nhất là nông dân miền núi bao giờ cũng có tính chất cơ bản gắn liền với đất và rừng Thông qua đó, ngoài thu nhập từ đất nông nghiệp, đất rừng, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bắt, mua bán, hái lượm), các hộ nông dân nghèo còn có thêm nguồn thu nhập khác từ chăn nuôi, nghề phụ, nghề mua bán, du lịch sinh thái và gần đây nhất là thu nhập

từ dịch vụ môi trường rừng và từ chuyển nhượng chứng chỉ các-bon

Đặc điểm thu nhập của người thiểu số bao gồm các khoản thu nhập sau:

- Thu nhập từ nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ trồng trọt (thu nhập từ cây lương thực như lúa, ngô, sắn, đậu tương, từ cây ăn quả như dâu tằm, dâu tằm, dưa hấu, đu đủ, thu nhập từ cây công nghiệp như chè, cà phê, đậu tương ); Thu nhập từ chăn nuôi (bò, lợn, gà, dê, )

- Thu nhập từ lâm nghiệp: bao gồm thu nhập từ khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (gỗ, củi, tre, nứa, song, mây, dược liệu, ong rừng ), thu nhập từ khai thác gỗ, thu nhập từ săn bắt động vật hoang dã và các loài chim; Thu nhập từ hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng

- Thu nhập từ đánh bắt cá bao gồm nuôi (đánh bắt) cá, tôm, ốc, ếch, rắn

Trang 28

- Thu nhập từ nông nghiệp bao gồm:

Thu nhập từ các nghề thủ công truyền thống mây tre đan, chế biến thuốc, đan lát

Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu nhập từ bán hàng, lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa địa phương, hướng dẫn viên du lịch, v.v Thu nhập phi nông nghiệp còn lại bao gồm thợ cắt tóc, người lao động, thợ nề, thợ mộc, lái xe máy, v.v

Thu nhập khác bao gồm lương hưu, phúc lợi, việc làm được trả lương hoặc thu nhập đặc biệt khác

* Vai trò của thu nhập đối với người nghèo

Thu nhập đóng vai trò quan trọng đối với mọi người dân, đặc biệt là người nghèo Ngoài ra, thu nhập còn đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của các gia đình nghèo: cuộc sống không tránh khỏi những rủi ro nên khi ốm đau, người nghèo có thể dùng thu nhập để chi tiêu, chăm sóc bản thân

Thu nhập tạo cơ hội cho người nghèo tích lũy tiền giúp phát triển kinh tế hoặc sử dụng tiền làm vốn xây dựng đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống Thu nhập là động lực giúp họ thoát nghèo, vượt khó vươn lên nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình

* Nâng cao thu nhập

Tăng thu nhập tức là tổng thu nhập và thu nhập thực tế của hộ nông dân năm sau tăng lên, cao hơn năm trước

Tăng trưởng doanh thu có thể được chia thành các thành phần sau:

Trang 29

+ Tăng năng suất: Năng suất cao hơn thường được đo bằng năng suất trên một đơn vị diện tích gieo trồng, năng suất tốt hơn liên quan đến việc sử dụng nhiều hoặc nhiều vật tư đầu vào hiện đại hơn, kiểm soát tưới tiêu tốt hơn

và phương pháp canh tác tốt hơn

+ Giá nông sản cao hơn: có thể đạt được thông qua tự do hóa thương mại, cơ sở hạ tầng nông thôn tốt hơn hoặc hợp tác tốt hơn giữa nông dân và người mua

- Đa dạng hóa cây trồng: Mặc dù giá cả, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng đất và diện tích không thay đổi nhưng nông dân vẫn có thể tăng thu nhập bằng cách chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp (nói chung là cây lương thực) sang cây trồng có giá trị cao hơn (nói chung là cây hàng hóa)

- Tăng thu nhập từ nghề rừng: là nguồn thu nhập quan trọng của người dân miền núi, thu nhập từ nghề rừng là giá trị thu được từ các sản phẩm từ rừng Điều quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp phải bền vững

- Tăng doanh thu từ dịch vụ: Du lịch sinh thái có rất nhiều triển vọng khi đời sống người dân thành thị ngày càng khá hơn

- Tăng thu nhập từ công nghiệp: Có thể phát triển một số ngành công nghiệp ở miền núi như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng (nhưng công nghiệp khai khoáng thường gây ảnh hưởng xấu đến môi trường)

* Hướng nâng cao thu nhập có thể khái quát lại thành:

Nâng cao thu nhập theo hướng chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị cao hơn: là quá trình nông dân chuyển từ các hoạt động trồng trọt có giá trị thấp sang các hoạt động và trồng trọt có giá trị cao 3 thước đo là tỷ lệ gia đình làm công việc phi nông nghiệp, tỷ lệ gia đình Trồng trọt các loại cây phi lương thực và tỷ lệ các loại cây phi lương thực

- Tác động đến các yếu tố nhập khẩu để tăng sản lượng, sản phẩm, chất lượng, tăng diện tích canh tác, tiếp cận thị trường Tăng giá nông sản

Trang 30

- Đa dạng hóa nguồn thu nhập: nghĩa là tăng số lượng nguồn thu nhập để tăng tổng thu nhập

Tăng thu nhập thông qua buôn bán: Trong những năm gần đây, hướng tăng thu nhập này ngày càng được chú ý và sử dụng rộng rãi Sự gia tăng thu nhập được coi là sự chuyển đổi từ sản xuất cây lương thực chủ yếu sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp rộng và hoạt động phi nông nghiệp Chúng ta có thể xác định thước đo tăng trưởng doanh thu có tác động thương mại

+ Thứ nhất: “Thương mại hóa cây trồng” được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị cây được bán và trao đổi trên tổng giá trị cây trồng sản xuất được + Thứ hai: “Thương mại nông nghiệp” xác định tỷ trọng giữa các sản phẩm nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp) được đem

ra bán, trao đổi so với giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra được

+ Thứ ba là “Thu nhập thương mại” được định nghĩa là tổng thu nhập so với tổng thu nhập của gia đình

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân nghèo

1.1.2.2 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính như một đòn bẩy góp phần thúc đẩy các nguồn lực khác Nguồn lực tài chính phản ánh khả năng huy động vốn của hộ gia đình, bao gồm vốn tiết kiệm, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vay bạn bè, người thân… Trên thực tế, việc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh khiến kinh tế

hộ gia đình chậm phát triển là do Khó tiếp cận và sử dụng tiến bộ khoa học

Trang 31

kỹ thuật vào sản xuất, làm chậm quá trình công nghiệp hóa và chưa mang tính thời đại của nông thôn (Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy, 2010)

1.1.2.4 Nguồn lực tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất, nước và các tài nguyên khác phục

vụ sản xuất Đất sản xuất là một trong những nguồn tài nguyên quý giá giúp người dân phát triển kinh tế Diện tích sản xuất bao gồm đất trồng lúa, đất chuyên canh, đất trồng cây ăn quả, đất trồng rau màu, đất chuyên canh, đất trồng cây ăn quả, đất trồng rau màu và các loại đất khác

1.2.1.5 Nguồn lực xã hội

Nguồn lực xã hội phản ánh khả năng hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với sự phát triển kinh tế của hộ gia đình Vốn xã hội thường được xem xét trên các khía cạnh: mối quan hệ gia đình, phong tục và văn hóa địa phương, luật tục và thiết chế cộng đồng, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cũng như vốn xã hội Sản xuất và đời sống

1.2.1.6 Tổ chức xã hội và chính sách của nhà nước

Mối quan tâm của các tổ chức xã hội: Đối với nông thôn Việt Nam nói chung và đặc điểm của từng địa phương, sản xuất vẫn dựa nhiều vào cộng đồng Đối với những hộ nghèo rất cần sự quan tâm của các tổ chức xã hội quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất Ngoài ra, các tổ chức này còn làm

Trang 32

cầu nối giữa nông dân với ngân hàng chính sách và thay mặt ngân hàng chính sách giám sát việc thực hiện các khoản vay

Chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo: Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ giống cây trồng, khoa học kỹ thuật

và cả chi phí sản xuất Đây là nguồn động lực để các hộ nghèo giảm chi phí, bởi đối với các hộ nghèo khó khăn nhất là sử dụng một lượng vốn lớn để đầu

tư vào sản xuất kinh doanh và đây là bước đầu tiếp cận khoa học công nghệ dưỡng dục Thu nhập của nông dân

Chương trình đào tạo nghề: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nông dân có nhiều thời gian rỗi cần làm thêm các nghề để tăng thu nhập như trồng nấm, chăn nuôi, các lớp đào tạo sản xuất Các lớp học này thường được đặt tại địa phương, nhà nước trợ cấp học phí để thu hút nhiều người theo học Qua lớp tập huấn này, người dân có kiến thức để thay đổi phương thức sản xuất,

giảm thiểu thời gian chết máy, tăng thu nhập cho gia đình (Nguyễn Quốc

Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011)

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho hộ nông dân ở một

cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy hiệu quả các chương trình dự án hỗ trợ

Trang 33

phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao Điển hình tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang có 2 xã làm rất hiệu quả công tác giảm nghèo: (1) Xã Trung Hòa tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 3,8%, thu nhập bình quân đạt gần 15 triệu đồng/người/năm Thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế, với thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, xã đã chỉ đạo nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như chuyển đổi những diện tích đất một lúa không hiệu quả sang trồng mía, lạc; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm phát triển theo hướng quy mô tập trung gia trại, trang trại (2) Xã Yên Nguyên phấn đấu về đích xây dựng nông thôn mới vào năm

2015 Để từng bước nâng cao thu nhập cho người dân theo tiêu chí nông thôn mới, ngoài việc khuyến khích các hộ dân xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng gia trại, trang trại, xã đã quy hoạch được các vùng trồng lúa chất lượng cao với diện tích 60 ha, vùng sản xuất lạc với diện tích gần 20 ha, vùng trồng rau an toàn sinh học tại các thôn Cầu Cả, Làng Mòi xã còn phối hợp với các

cơ quan chuyên môn thực hiện thí điểm các mô hình giống mới: lúa ĐS1 diện tích 3,2 ha ở thôn Làng Tạc, lúa QR diện tích 2,34 ha, lúa Đại Dương 8 diện tích 0,2 ha ở thôn Khuôn Khoai; lạc thâm canh diện tích 5 ha; mía thâm canh diện tích 5,5 ha và mô hình khuyến nông lúa QR1 với diện tích 10,57 ha Bằng những nỗ lực từ cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nhân dân, đến nay, Yên Nguyên đã đạt 10 tiêu chí, như: Quy hoạch, thủy lợi, bưu điện, thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (http://chiemhoa.tuyenquang.gov.vn)

1.2.1.2 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo tại huyện Ba

Bể, tỉnh Bắc Kạn

Huyện Ba Bể là huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, sản xuất canh tác lạc

Trang 34

hậu do đó đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên trong nhưng năm qua huyện đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách đầu tư để đưa công cuộc giảm nghèo của huyện đạt được những thành tựu nhất định Từ năm 2009 đến nay, với nguồn vốn 297 tỷ 85 triệu đồng hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ cho các huyện nghèo (Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn tài trợ Tập đoàn than - Khoáng sản Việt Nam ), huyện ưu tiên nguồn vốn cho phát triển sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, rồi đến các hạng mục khác Nhờ đó đến nay, bộ mặt nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã thay đổi, nhất là cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện nay xuống còn 28,28% Là địa phương 90% sản xuất nông nghiệp, nên trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào 100% hộ nghèo trên địa bàn được vay vốn phát triển sản xuất và chăn nuôi, trong đó Ngân hàng chính sách xã hội Ba Bể đã cho 18.000 lượt hộ nghèo vay hàng chục tỷ đồng Ngoài ra, huyện còn thực hiện các phương án đẩy mạnh, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất cây trồng và vật nuôi, đảm bảo cơ cấu giống

và mùa vụ gắn liền với thâm canh tăng vụ, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích; Hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, mở các lớp tập huấn, tăng cường công tác phòng trừ dịch bệnh và phòng chống rét cho vật nuôi Vì vậy, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện đã đạt kết quả đáng ghi nhận Chỉ tính riêng năm 2017, lương thực bình quân đầu người đạt 609 kg/người/năm, sản lượng lương thực có hạt là 31.159,8 tấn/năm, 59.472 con gia súc (trâu, bò, dê, lợn…), 233.000 con gia cầm (ngan,

gà, vịt…) và hơn 142 ha diện tích nuôi trồng thủy sản Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch, những năm qua, huyện Ba Bể

Trang 35

còn sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng

đã phù hợp với chương trình giảm nghèo và bền vững trên địa bàn Huyện đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển và không sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện cho các mục tiêu nhiệm vụ khác Từ nguồn vốn 231 tỷ 887 triệu đồng dành hỗ trợ đầu tư cơ sở

hạ tầng, Ba Bể đã xây mới và sửa chữa được 181 công trình, trong đó có 36 công trình giao thông, làm cầu và thảm nhựa, bê tông hàng trăm kilômét đường liên xã, đến các thôn, bản, giúp đồng bào đi lại thuận tiện lưu thông hàng hóa; 3 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh;

68 công trình xây dựng; 22 trường học; 19 trạm y tế và thực hiện hỗ trợ làm nhà

ở cho 73 hộ nghèo… Việc lồng ghép các nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa vào sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng trên địa bàn, đã thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân (https://dantocmiennui.vn/hieu-qua-trong-cong-tac-giam-ngheo-nhin-tu-huyen-ba-be)

1.2.1.3 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

Huyện Trùng Khánh đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả đáng ghi nhận Đời sống của người dân, nhất là các hộ nghèo và cận nghèo đã được cải thiện và nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Nhờ vào sử dụng hiệu quả vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, cuối năm 2022, các hộ nông dân nghèo của huyện Trùng Khánh đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo Trước đây, người nông dân huyện Trùng Khánh

có cuộc sống vất vả, chi phí chỉ đủ sinh hoạt trong gia đình Năm 2021, thông qua Hội Nông dân, những hộ nông dân huyện Trùng Khánh đã mua trâu, mua

dê về nuôi Kiên trì với ý định thoát nghèo, cùng với bản chất chăm chỉ, đến

Trang 36

nay, trâu nuôi đã xuất bán, đàn dê càng ngày càng tăng, cuộc sống gia đình các hộ nông dân đã ổn định hơn Đức Hồng là xã sáp nhập nên có nhiều khó khăn, nhất là trong công tác giảm nghèo Đầu giai đoạn 2021 - 2025, xã có trên 42% hộ nghèo Vì thế, cấp ủy, chính quyền xã đã nỗ lực triển khai thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau Trong

đó tập trung các nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế; khuyến khích người dân đầu tư phát triển các mô hình trồng cây thuốc lá, cây

ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi gia súc… Trong năm 2022, xã có 315 hộ được

hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền gần 16 tỷ đồng; vay qua Hội Nông dân có gần 60 hộ được vay với gần 3 tỷ đồng Cuối năm

2022, xã còn trên 33% hộ nghèo, giảm 8,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra Năm 2022, huyện Trùng Khánh còn gần 5.000 hộ nghèo, chiếm trên 28%; hộ cận nghèo là gần 3.200, chiếm tỷ lệ trên 18% Với số lượng hộ nghèo cao, lại là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, chính vì thế, ngay từ đầu năm, huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, phân công thành viên phụ trách các xã, thị trấn, rà soát các hộ nghèo, đánh giá thực trạng, tích cực tuyên truyền, vận động người dân vươn lên thoát nghèo Trong đó, phát huy vai trò của mặt trận các cấp và hội đoàn thể trong việc chung tay giúp đỡ hộ nghèo; triển khai các dự án đúng đối tượng, đúng quy trình Trong năm, huyện đã triển khai hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo với kinh phí trên 70,5 tỷ đồng;

đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo như nuôi lợn nái sinh sản, nuôi lợn thương phẩm cho trên 460 hộ với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm được 5,01% với 861 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ trên 33% đầu năm xuống còn gần 29%

Với mục tiêu giảm nghèo từ 5% trở lên trong năm 2023, huyện Trùng Khánh đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo

Trang 37

hướng tập trung khai thác các nguồn lực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về giảm nghèo bền vững; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của chính người nghèo để phấn đầu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 (http://caobangtv.vn)

1.2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Chí Thiện với đề tài: Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên Tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass để chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc vùng núi cao là tuổi của chủ hộ; trình độ học vẫn; nhân khẩu; diện tích đất nông nghiệp; phương tiện sản xuất; vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến nông Bệnh cạnh đó các biến số giải thích này đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 0,05

Bài báo “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân vay vốn tại huyện Quảng Thành, tỉnh Quảng Bình” của hai tác giả Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy, Trường Đại học Kinh tế - Huế Bài viết nêu bật các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân như: Điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Qua phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân thông qua mô hình Cobb-Douglas tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã chỉ ra rằng các nhân tố đầu vào đã ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Hộ nông dân Ngoài ra còn các yếu tố: điều kiện tự nhiên, loại hình sản xuất gia đình; Loại hình sản xuất cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông nghiệp Điều này chứng tỏ các yếu tố đầu vào được người

Trang 38

nông dân tận dụng để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình Vì vậy, để phát triển kinh tế gia đình phải phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng, từng địa phương, từng hoạt động sản xuất Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Quốc Nghị và Bùi Văn Thịnh Với khảo sát trực tiếp 150 hộ Khmer ở tỉnh Chà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở đồng bằng sông cửu long là: Trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số thành viên trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ Trong đó, nhân tố nhân khẩu và độ tuổi lao động của hộ gia đình

tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/gia đình hộ dân tộc, nhân tố tạo thu nhập

hộ gia đình có tác động mạnh đến thu nhập bình quân đầu người của cộng đồng thiểu số tại các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Qua những bài học kinh nghiệm trên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo huyện Bảo Lạc như sau:

- Sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền đặc biệt quan trọng đối với người dân vùng núi cao đó là việc đầu tư đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho vùng cao như điện, đường, trường học, bệnh viện Quan tâm phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm phấn đấu đưa nông nghiệp nông thôn, miền núi phát triển bền vững, toàn diện Đầu

tư quy hoạch đất đai có liên quan đến quy hoạch vùng sản xuất Trong đó, phải chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung Ban hành các cơ chế, chính sách hiệu quả hỗ trợ nông dân nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu tiên để phát triển kinh tế gia đình

Trang 39

- Tạo mô hình điểm và nhân rộng các mô hình tiên tiến để tăng thu nhập

và hỗ trợ người nghèo trên địa bàn huyện, tạo việc làm mới cho người nghèo

và tăng thu nhập cho họ

- Để sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, nguồn vốn vay phải được đưa vào để phát triển sản xuất, cùng với đó là tổ chức dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ sản xuất kinh doanh cho người nghèo

- Nâng cao tinh thần vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình, hạn chế sự ỷ lại, trông chờ vào bản thân người nghèo

- Xây dựng thương hiệu và tìm thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho người nông dân

- Với các gia đình nông dân nghèo phải giảm bớt các khoản đóng góp bằng cách miễn thu các khoản về an ninh, phúc lợi và các khoản đóng góp nghĩa vụ xã hội, đồng thời có thể miễn thuế ruộng đất cho các hộ gia đình

Trang 40

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là một huyện vùng cao biên giới phía Đông bắc của tổ quốc, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 22034' đến 23008' vĩ

độ Bắc, 205031' đến 105053' độ kinh Đông Nằm về phía tây của tỉnh Cao Bằng, trung tâm thị trấn Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 128 km theo đường Quốc lộ 34 Địa giới hành chính của huyện được giới hạn như sau: Phía Đông giáp huyện Thông Nông và huyện Nguyên Bình Phía Tây giáp huyện Bảo Lâm Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn Phía Bắc giáp nước bạn Trung Quốc Bảo Lạc có vị trí địa lý, kinh tế quốc phòng khá quan trọng đối với tỉnh Cao Bằng, có đường biên giới dài 56,917 km với nước bạn Trung Quốc, có tuyến quốc lộ 34 chạy qua Thị trấn Bảo Lạc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Bảo Lạc có địa hình phổ biến là núi trung bình, núi thấp uốn nếp khối tảng bị chia cắt mạnh, xen kẽ là các thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.000 m Mang đầy

đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau: Vùng cao mang tính chất khí hậu cận nhiệt đới; Vùng thấp chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa trung bình năm từ 1.800 mm đến 2.000mm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, lượng mưa có sự khác biệt giữa các tiểu vùng do sự phân hoá phức tạp của địa hình

Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%

Huyện Bảo Lạc có địa hình rất phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi

hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn, tiêu biểu là ngọn Phja Dạ cao 1.976,7m so với mực nước biển Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt

Ngày đăng: 05/07/2024, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy (2010), Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 62, trang 54-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy
Năm: 2010
2. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frankellis
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
3. Ngô Thắng Lợi (2011), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2011
4. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 240-250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh
Năm: 2011
5. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa
Tác giả: Lê Đình Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1993
6. Trần Chí Thiện (2007), Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên” Đề tài KHCN cấp Bộ mã số B2005-I8-04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”
Tác giả: Trần Chí Thiện
Năm: 2007
8. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
7. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về việc chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Khác
9. UBND huyện Bảo lạc (2021), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác Dân tộc năm 2021, Cao Bằng Khác
10. UBND huyện Bảo Lạc, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019, 2020, 2021 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia  Chuẩn nghèo đói qua các - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia Chuẩn nghèo đói qua các (Trang 21)
Bảng 2.1. Tình hình biến động đất đai ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.1. Tình hình biến động đất đai ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 42)
Bảng 2.2. Tình hình biến động giá trị sản xuất ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.2. Tình hình biến động giá trị sản xuất ở huyện Bảo Lạc, giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 45)
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 (Trang 47)
Bảng 2.4. Số phiếu điều tra tại các xã nghiên cứu - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.4. Số phiếu điều tra tại các xã nghiên cứu (Trang 51)
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lạc (Trang 54)
Bảng 3.3. Thông tin chung về hộ điều tra - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.3. Thông tin chung về hộ điều tra (Trang 56)
Bảng 3.4. Tình hình đất đai của các hộ điều tra - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.4. Tình hình đất đai của các hộ điều tra (Trang 59)
Bảng 3.6. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra năm 2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.6. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra năm 2022 (Trang 64)
Bảng 3.8. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2022  Chỉ tiêu - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.8. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 Chỉ tiêu (Trang 68)
Bảng 3.9. Chi phí trồng trọt của các hộ điều tra năm 2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.9. Chi phí trồng trọt của các hộ điều tra năm 2022 (Trang 70)
Bảng 3.11. Thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.11. Thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 (Trang 73)
Bảng 3.12. Chi tiêu của các hộ điều tra năm 2022 - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.12. Chi tiêu của các hộ điều tra năm 2022 (Trang 76)
Bảng 2: Tình hình lao động của hộ (phân theo độ tuổi) - giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2 Tình hình lao động của hộ (phân theo độ tuổi) (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w