1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn lãnh đạo công và quản lý vấn đề tầm nhìn của người lãnh đạo tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Tầm Nhìn Của Người Lãnh Đạo Tại Ban Quản Lý Khu Công Nghệ Cao Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Gia Khánh
Người hướng dẫn TS. GVC NGUYỄN ĐÌNH PHONG
Trường học Trường Đại Học Tài Chính Marketing
Chuyên ngành Lãnh Đạo Công và Quản Lý
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 239,84 KB

Nội dung

Từ các thuận lợi đó cũng đòi hỏi các nhà Lãnh đạo nói chung và Lãnh đạo công nói riêng phải có sự đổi mới trong công tác quản lý Nhà nước với tầm nhìn tân tiến để dẫn dắt đơn vị của mình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

ĐỀ TÀI:

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

: Nguyễn Gia Khánh : 5232006K010

TP tHồ Chí Minh, ttháng 10t/2023

Trang 2

M ỤC LỤC

PH ẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do ch ọn đề tài 4

2 M ục tiêu nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 C ấu trúc của tiểu luận 5

N ỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1 Khái ni ệm 6

1.1 Khái ni ệm cơ bản về lãnh đạo 6

1.1.1 Đặc điểm của người lãnh đạo 6

1.1.2 Vai trò c ủa nhà lãnh đạo 7

1.2 T ầm nhìn và tầm nhìn của người lãnh đạo 8

1.2.1 T ầm nhìn 8

1.2.2 T ầm nhìn người lãnh đạo 9

1.2.3 Y ếu tố cấu thành tầm nhìn lãnh đạo 9

1.3 Yêu c ầu đối tầm nhìn của người lãnh đạo 11

1.3.1 T ạo cảm hứng và dễ truyền đạt 11

1.3.2 Tính chi ến lược 11

Trang 3

1.3.3 Tính ph ức hợp 12

1.3.4 Tính linh ho ạt 12

1.3.5 Tính kh ả thi 13

1.4 Vai trò c ủa tầm nhìn lãnh đạo 14

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TẠI BAN QU ẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15

2 Gi ới thiệu về Khu Công nghệ cao và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 15 2.1 Khu Công ngh ệ cao 15

2.2 Ban Qu ản lý Khu Công nghệ cao 17

3 H ạn chế và rào cản đối với tầm nhìn của người lãnh đạo tại Ban Qu ản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 18

3.1 H ạn chế về thông tin 18

3.2 H ạn chế về cách tiếp cận phát triển bền vững 18

3.3 H ạn chế vì yếu tố lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, thiếu chủ động, sáng tạo 19

3.4 H ạn chế về kỹ năng xác định và truyền cảm hứng tầm nhìn 19

K ẾT LUẬN 21

Trang 4

PH ẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, kinh tế ngày càng một phát triển và vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế cũng được gia

tăng mạnh mẽ khi Hoa Kỳ chính thức nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với

Việt Nam lên thành quan hệ đối tác chiến toàn diện với Việt Nam vào ngày 10/9/2023 Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho chúng ta có những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực khi thu hút được sự đầu tư từ các Tập đoàn công nghệ từ Hoa Kỳ từ đó tạo ra vô số công ăn việc làm kết hợp cùng với làn sóng

dịch chuyển của các Công ty công nghệ ra khỏi nền kinh tế thị trường Trung

Quốc thì đây là cơ hội chuyển mình của Việt Nam từ một đất nước có nền kinh

tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp có thể trở thành một cường quốc về công nghệ, chất bán dẫn tại Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung

Từ các thuận lợi đó cũng đòi hỏi các nhà Lãnh đạo nói chung và Lãnh đạo công nói riêng phải có sự đổi mới trong công tác quản lý Nhà nước với tầm nhìn tân tiến để dẫn dắt đơn vị của mình phù hợp với sự phát triển không ngừng như hiện nay Đối với người lãnh đạo, một tầm nhìn đúng có thể dẫn đến thành công phải làm rõ được vị thế của tổ chức trong tương lai và vẽ hoạch định các

từng bước đi mới của tổ chức; xác định được hướng đi đúng đắn và lộ trình

thực hiện; gây được hứng khởi và được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong

tổ chức và đạt đến mục tiêu Một nhà lãnh đạo mà tầm nhìn hạn hẹp thì khó thuyết phục được các thành viên và tổ chức do họ điều hành, dẫn dắt

Vì vậy, đối với người lãnh đạo, đứng đầu tổ chức thì một trong những yêu

cầu đầu tiên là phải có tầm nhìn xa trông rộng, có hướng đi đúng với mục tiêu

và chiến lược phù hợp Ngoài ra, người lãnh đạo công không chỉ theo đuổi tầm nhìn tổng thể hay tầm nhìn chiến lược cho từng lĩnh vực của quốc gia mà còn

Trang 5

cần bảo đảm sự tương thích giữa nó với tầm nhìn của từng khu vực, từng địa phương và cơ quan mình đang công tác

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về vấn đề tầm nhìn của người lãnh ở Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài để nhằm xây dựng cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu

Phương pháp thu thập: rà soát, thu thập các tài liệu, báo cáo để tổng hợp, trình bày và sử dụng trong đề tài

4 Cấu trúc của tiểu luận

Phần Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Vấn đề tầm nhìn của người lãnh đạo tại ban quản lý khu công nghệ cao Thành Phố Hồ Chí Minh

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 6

N ỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm cơ bản về lãnh đạo

Lãnh đạo là một quá trình mà một người đứng đầu của một tập thể đưa ra định hướng, chính sách hoặc mục tiêu cho các cá nhân trong tập thể để đảm

bảo tập thể đi đúng hướng, xây dựng tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu chung

Lãnh đạo đồng thời cũng một chức danh đối với người thực hiện công việc chuyên môn Trong đó năng lực, trình độ và kỹ năng cần được đảm bảo Thể

hiện với các dẫn dắt và phân chia thực hiện công việc trong chiến lược chung

Từ đó mang đến những ảnh hưởng đối với từng cá nhân thực hiện Bên cạnh

đó cũng phản ánh năng lực của họ thông qua các kết quả công việc đạt được

1.1.1 Đặc điểm của người lãnh đạo

Người lãnh đạo là người có tầm nhìn: Họ có tầm nhìn xa trông rộng hơn người bình thường về các chiến lược, kế hoạch cần phải thực hiện Từ đó mới

có thể tìm thấy mục tiêu cần làm và thực hiện để đạt kết quả thành công

Người lãnh đạo là người truyền cảm hứng: Việc truyền cảm hứng cho các thành viên là điều cần thiết để có thể tối ưu hoá năng suất mà các thành viên có

thể mang lại Để đạt được kết quả thì tinh thần thực hiện là yếu tố góp phần không hề nhỏ

Người lãnh đạo là người giỏi hoạch định chiến lược: Việc đưa ra kế hoạch

cần phải biết cách thực hiện như thế nào là tốt nhất, phân bổ nguồn lực ra sao; chuyên môn phù hợp của từng bộ phận, đơn vị Họ là những người biết giải quyết bài toán một cách tốt nhất

Trang 7

Người lãnh đạo là người giỏi về đào tạo, huấn luyện Người lãnh đạo có khả năng xây dựng đội ngũ tốt bằng cách đào tạo và huấn luyện cho các thành viên

1.1.2 Vai trò của nhà lãnh đạo

- Xây dựng chiến lược:

Người lãnh đạo là người có tầm nhìn được gầy dựng bằng chiều sâu của

kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình từ đó mà họ có thể dự đoán trước được các tình huống trong tương lai Tầm nhìn đó cung cấp những hoạch định,

kế hoạch đón để đón đầu cơ hội cũng như chuẩn bị cho những khó khăn có thể xảy đến Từ đó, nhà lãnh đạo xây dựng nên những chiến lược phát triển trong

thời gian dài hạn Để có được tầm nhìn khác biệt đó, họ phải có kiến thức, trình

độ chuyên môn cao và sự hiểu biết sâu rộng Đây chính là điều cần thiết để gây ảnh hưởng nên cách thành viên khác trong tổ chức

- Tạo ra nguồn năng lượng cho cá nhân và tập thể:

Một tầm nhìn hấp dẫn tạo nên động lực làm việc cho nhà lãnh đạo Còn chính khả năng động viên, truyền cảm hứng ccủa người lãnh đạ lại là động lực quan trọng cho các thành viên trong doanh nghiệp Những người lãnh đạo là người dẫn dắt đội nhóm, là đầu tàu cho cả một doanh nghiệp Vi vậy, năng lượng của họ chính là sức kéo để "đoàn tàu" di chuyển đúng hướng

Những nhân viên khi không có định hướng rõ ràng sẽ cảm thấy kiệt sức,

mất năng lượng khi phải đương đầu với những khó khăn, thử thách Lúc này chính là lúc khả năng gây ảnh hưởng của nhà lãnh đạo phải được phát huy một cách mạnh mẽ nhất Thêm vào đó còn là việc động viên mọi người khai phá

tiềm năng của bản thân, cống hiến hơn nữa cho doanh nghiệp

Người lãnh đạo càng có tinh thần, cảm hứng làm việc thì các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức càng có động lực để phát triển Điều này khiến cho

Trang 8

tập thể làm việc có hiệu suất cao hơn, thành quả đạt được cũng nhiều hơn và

tiết kiệm thời gian hơn

- Kiểm soát cơ cấu tổ chức:

Lãnh đạo có thể là người đi tiên phong, xây dựng định hướng, củng cố

niềm tin Họ cùng doanh nghiệp đi đầu, vươn lên những đỉnh cao mới Nhưng

một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu là kiểm tra, rà soát và chỉnh sửa quy trình cũng như tốc độ làm việc

Một tổ chức hay doanh nghiệp dù mới hay đã hoạt động lâu năm đều tồn tại những sai phạm,vướng mắc Người lãnh đạo phải luôn chú tâm để ý đến quá trình hoạt động nhằm nhanh chóng phát hiện các lỗi có thể xảy ra Họ cần đưa

ra những giải pháp khắc phục, tránh những lỗi nhỏ có thể gây ra những vấn đề

lớn

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc

những kiến thức hữu ích, cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi

1.2 Tầm nhìn và tầm nhìn của người lãnh đạo

1.2.1 Tầm nhìn

Tầm nhìn theo nghĩa đen là khả năng nhìn, sức nhìn (thị lực), cái nhìn, sự nhìn, hướng nhìn, là khoảng cách mà con người có thể nhìn thấy Theo nghĩa bóng, đó là cái nhìn về tương lai, là sự hình dung của một người hay một tổ

chức về mục tiêu cần đạt được, về điểm cần đến trong một khoảng thời gian nào đó

Tầm nhìn thường được hình tượng hóa bằng một hình ảnh của tương lai, mang tính lựa chọn (một tiêu chuẩn hoàn hảo, một điều lý tưởng có định hướng)

và ám chỉ đến khát vọng tạo ra một điều gì đó đặc biệt Nếu cái tương lai quá

xa, không thể hình dung ra nó thì tầm nhìn như thế là viển vông, không thiết

Trang 9

thực Vì thế, khi xác định chủ trương, mục tiêu, không được thiển cận, tầm nhìn quá ngắn mà cần có tầm nhìn xa nhưng tránh ảo tưởng Muốn vậy, tầm nhìn

phải có khả năng hiện thực hóavà không được quá trừu tượng hay mơ hồ

Jody Williams, người nhận giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh: “Sự khác biệt

Tầm nhìn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực của chủ thể (quan điểm, lập trường, sự hiểu biết, tư duy, cách tiếp cận, chỗ đứng ), yếu tố khách quan (môi trường, bối cảnh lịch sử, xã hội, đối tượng, lĩnh vực, vấn đề nhìn

nhận), phương tiện, công cụ, công nghệ

1.2.2 Tầm nhìn người lãnh đạo

Tầm nhìn của người lãnh đạo là sự cảm nhận về tương lai của thực tại khách quan, sự nhận thức về các xu thế vận động của thế giới xung quanh, của môi trường mà tổ chức hoặc thể chế của mình đang tồn tại trong đó; là sự nhận biết về tương lai của tổ chức hoặc thể chế do mình đứng đầu với những mục tiêu, mục đích có thể và cần phải đạt được; là sự xác định con đường đi tới tương lai ấy

1.2.3 Yếu tố cấu thành tầm nhìn lãnh đạo

Tầm nhìn xa, dài hạn: năng lực nhìn nhận đích vươn tới ở tương lai xa; năng lực đối diện với thực tại bằng ý tưởng tương lai; phóng tầm mắt đến những tiêu điểm phía trước; nhận diện cơ hội và thách thức; thiết kế chiến lược, lộ trình, bước đi

Trang 10

Tầm nhìn trực diện: năng lực nhìn nhận thẳng vào thực tại, không lảng tránh những điều bất lợi, tiếp cận mọi vấn đề với ý chí và nhiệt huyết cao; từ

đó, quản lý, sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất

Tầm nhìn nội thể: năng lực nhìn nhận, đánh giá chính bản thân mình Ngoài các tố chất bẩm sinh “Trời phú”, mỗi cá nhân người lãnh đạo phải rèn luyện để ngày càng có nhiều tố chất của người lãnh đạo Để lãnh đạo mọi người

thực hiện thành công mục tiêu, con đường do mình lựa chọn, mỗi cá nhân người lãnh đạo phải tự chấm điểm mình, hiểu mình có ưu điểm, thế mạnh và nhược điểm, điểm yếu gì

Tầm nhìn ngoại biên: năng lực quan sát, nhìn nhận sang hai bên trên lộ trình thực hiện mục tiêu, con đường của mình nhằm nhận diện kịp thời đối tác, đồng minh và đối thủ, kẻ thù

Tầm nhìn hồi cố: năng lực nhìn nhận lại quá khứ, đánh giá quá khứ đúng đắn, đúc kết những bài học kinh nghiệm từ quá khứ ; từ đó, có tiền đề, động

lực tiếp tục tiến về phía trước

Tầm nhìn xung quanh: năng lực nhìn nhận 360 độ để đánh giá chính xác toàn bộ đội ngũ những người cùng đồng hành với mình Trên ý nghĩa rất lớn, lãnh đạo là xây dựng đội ngũ kế tục sự nghiệp của mình Bởi vậy, tầm nhìn này liên quan đến thiên chức của người lãnh đạo

Tầm nhìn nhân tạo: năng lực quan sát, nhìn nhận, đánh giá thông qua việc

sử dụng các phương pháp, công cụ, thiết bị

Tầm nhìn trong đêm: năng lực quan sát, nhìn nhận, đánh giá trong hoàn

cảnh đen tối, bất lợi, thiếu thông tin, thiếu thời gian, thiếu nhiều điều kiện khác Trong hoàn cảnh này, chỉ người lãnh đạo nào có kinh nghiệm thực tiễn dày dạn,

Trang 11

có bản năng nổi trội, có kỹ năng lãnh đạo hiện đại mới có thể tự tạo cho mình

một hệ thống dẫn đường hiệu quả

1.3 Yêu cầu đối tầm nhìn của người lãnh đạo

1.3.1 Tạo cảm hứng và dễ truyền đạt

Lành đạo phải hình thành và truyền cảm hứng cho chính tầm nhìn mà mình

tạo ra trở thành tầm nhìn chung, giúp người khác hình dung ra tương lai và tin

rằng mồi người đều có thể tạo ra sự khác biệt, tạo ra hình ảnh lý tưởng, luôn có

niềm tin những hỉnh ảnh lý tưởng có thề trờ thành hiện thực, khiến mọi người nhìn thấy nhừng cơ hội và khả năng thú vị đang chờ đợi họ ở tương lai

Tầm nhìn lành đạo lan tỏa vào nhận thức, thái độ và hành vi cùa mọi người,

mọi lúc, mọi nơi thay vì chỉ nhấn mạnh ở nơi làm việc, hiện thực nó trong các hành động, niềm tin, giá trị và mục tiêu hành động cùa tổ chức cũng như trong

mỗi nhân viên Tầm nhìn lãnh đạo thu hút vả ảnh hưởng đến mọi nhân viên, thúc đẩy sự tham gia vào công việc một cách tự nguyện để đạt được mục tiêu chung Chính vì vậy, khi nhân viên chưa hiểu rõ tuyên bố về tầm nhìn, chiên lược hành động, họ luôn muốn lãnh đạo chia sẻ tâm nhin lãnh đạo

1.3.2 Tính chiến lược

Tầm nhìn hướng đến giải quyết những thách thức lãnh đạo trong tương lai, thể hiện ờ định hướng chiến lược vào tương lai, thay đổi cục diện ở tương lai Do vậy, người lãnh đạo cần hình dung, dự báo được những thách thức tổ

chức có thể đối diện để xử lý

Tầm nhìn thể hiện sự đổi mới trong tư duy, sự chuyển đổi quan điểm, đường lối, chủ trương, mục đích phát triển dựa trên định hướng lâu dài đã được các thế hệ trước đó khẳng định và vẫn có giá trị to lớn cho các thế hệ sau thực

hiện Nếu mọi người trong tổ chức thấy tổ chức phải đổi mới có nghĩa tổ chức

Trang 12

đã bế tắc Đổi mới phải được hình thành từ các nhân tố bất ngờ mang tầm chiến lược mà không phải lãnh đạo nào cũng ý thức được điều này

1.3.3 Tính phức hợp

Tính phức hợp thể hiện sự đan xen nhiều loại tầm nhìn: Tầm nhìn lâu dài

của tổ chức với tầm nhìn về từng lĩnh vực, tầm nhìn về từng vấn đề lãnh đạo Tính phức hợp trong tầm nhìn giúp người lãnh đạo thấy được vấn đề lãnh đạo

một cách toàn diện Chẳng hạn trong bổ nhiệm cán bộ, cần thấy được lịch sử chính trị của cá nhân được bổ nhiệm, tiểu sử, tương lai của tổ chức mà cá nhân được bổ nhiệm có thể dẫn dắt, chiến lược trong sử dụng con người, cách nhìn người, đánh giá con người,… Một loại hình hình trong tầm nhìn được quan tâm sâu sắc, được dẫn dắt bởi hệ thống các loại tư duy bậc cao để thấy được tính toàn diện của vấn đề, định hướng cho hoạt động lãnh đạo trong tương lai Tính phức hợp cần được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các

vấn đề lãnh đạo như mục tiêu, phương thức lãnh đạo, sự trông đợi, nhu cầu, lợi ích của nhân viên đối với bối cảnh lãnh đạo, với văn hóa tổ chức, trong mối quan hệ giữa tầm nhìn của bản thân lãnh đạo với Tầm nhìn của chuyên gia, của

tập thể lãnh đạo và của nhân viên Điều này có liên quan chặt chẽ với các biểu hiện của tư duy bậc cao, với các loại trí tuệ, góp phần khắc phục tầm nhìn phiến

Trang 13

Tầm nhìn lãnh đạo cần có sự điều chỉnh ở những bước đi phù hợp, chủ động chia sẻ, tạo động lực cho chính tổ chức bộ máy tự chuyển đổi và thay đổi thông qua nỗ lực của người lãnh đạo Sự linh hoạt, năng động trong tầm nhìn lãnh đạo buộc mỗi cán bộ, công chức thực thi công vụ ngày càng tốt hơn, hiệu

quả hơn, đảm bảo định hướng chiến lược

Tính linh hoạt trong tầm nhìn lãnh đạo cần được thực hiện thực hóa qua

sự mạnh mẽ, quyết tâm, kiên nhẫn, sẵn sàng cho mọi sự thay đổi khi cần thiết

và có tính dài hạn, song luôn có lộ trình, luận giải cho các hành vi lãnh đạo của mình thay vì chỉ thay đổi trong ngắn hạn vào những việc cần thiết

Cân nhắc, vận dụng tầm nhìn và kết hợp chúng với những kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo để không ngừng mở rộng, thúc đẩy tổ chức phát triển, đồng thời giúp bản thân có được những cơ hội tốt hơn, cũng như mở rộng phạm vi phạm ảnh hưởng ra bên ngoài Mặt khác, những người đã hiện hiện thực hóa được

tầm nhìn thành công ở phạm vi tổ chức, địa phương sẽ luôn là những lựa chọn

hợp lý nhất để những người lãnh đạo ở các tổ chức khác tiếp cận và học hỏi

1.3.5 Tính khả thi

Tầm nhìn lãnh đạo chỉ thực sự có sức lôi cuốn và tạo ra giá trị khi được triển khai, đưa vào thực tiễn đạt kết quả cao Tầm nhìn xa vời hiện thực sẽ không khả thi, dẫn đến mất tín nhiệm của cấp dưới, mất lòng tin của nhân dân Cho nên tầm nhìn phải nhận diện, đánh giá đúng bối cảnh, phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề, tìm ra phương hướng và giải pháp, có các nguồn lực để thực thi Hiện tượng chạy theo “Mốt thời thượng”, xây dựng đủ loại tầm nhìn cho

mấy chục năm sau không dựng trên cơ sở khoa học, tiêu tốn nhiều tiền của nhân dân, gây nên sự lãng phí, tầm nhìn trở lên viển vông nhưng cái giá phải trả là quá lớn, gây tổn thất nghiêm trọng cả về uy tín của tổ chức, người lãnh đạo dần đánh mất vai trò của mình

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w