1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hải toàn cầu

49 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Hàng hải Toàn cầu
Tác giả Hồ Anh Thư
Người hướng dẫn Nguyễn Thái Hà, Hoàng Thị Hồng Thi
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 664,11 KB

Nội dung

Qua gần 17 năm thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực vận tảiđường sắt, vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, xuất nhập khẩu ủythác và khai thuê hải quan, công ty đã mở rộng h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

HỒ ANH THƯ MSSV: 175080591

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ HÀNG HẢI TOÀN CẦU

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

HỒ ANH THƯ MSSV: 175080591 KHÓA 2017-2021

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ HÀNG HẢI TOÀN CẦU

CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD : Nguyễn Thái Hà CBHD THỰC TẾ : Hoàng Thị Hồng Thi

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2021 LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Để có thể hoàn thành bài Chuyên đề này, em xin bày tỏ sự cảm kích và lòng biết

ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ tới từ tất cả các thầy cô và đơn vị thực tập trong suốtthời gian

Trước hết, nhóm xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh

tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, suốt nhiều năm qua vẫn luôn xây dựng môitrường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thế hệ sinh viên cóthể cùng nhau tham gia học tập, rèn luyện bản thân và tích lũy tri thức

Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Kinh doanh quốc

tế nói chung vì đã luôn khuyến khích, đồng hành cùng sinh viên trong từng giaiđoạn của quá trình viết chuyên đề

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thái Hà, khôngchỉ với vai trò của một người hướng dẫn, mà hơn hết cô chính là người đã luôn bêncạnh bảo ban, giúp đỡ - là nguồn động lực không thể thiếu giúp em từ những ngàyđầu thực tập

Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới đơn vị thực tập là Công ty TNHHDịch Vụ Hàng Hải Toàn Cầu, đơn vị đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ em nhiệt tìnhtrong quá trình làm việc, để em có một kỳ thực tập trọn vẹn nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Hồ Anh Thư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Trang 4

KHOA KINH TẾ

 Họ và tên sinh viên: Hồ Anh Thư

 Mã sinh viên: 175080591

 Ngành: Kinh doanh quốc tế

 Chuyên ngành: Ngoại thương

 Khóa 2017 – 2021

 Điện thoại: (+ 84) 858031199 Email:

thuha17@uef.edu.vn

 Giảng viên hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thái Hà

 Điện thoại:Email: hant@uef.edu.vn

 Cán bộ hướng dẫn thực tế : Hoàng Thị Hồng Thi

 Điện thoại:Email: thi@globalmaritime.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TP, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

Giáo viên hướng dẫn

MỤC LỤ

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu hàng hóa đường biển của doanh nghiệp

Trang 5

2 2 Các nhân tố chủ quan

1 Tỷ trọng sai sót trong khâu kiểm tra chừng từ của khách hàng gửi

2 Tỷ trọng book tàu đúng theo kế hoạch

3 Tỷ trọng giao hàng đúng hạn

4 Tỷ lệ về thời gian trong khâu mở tờ khai hải quan

6 Tỷ lệ về sai sót trong khâu kiểm tra MB/L

7 Tỷ lệ về số lượng Pre-alert sai hỏng

Những lĩnh vực kinh doanh của công ty

Hoàn thiện quy trình tổ chức xuất khẩu hàng hóa

Lưu đồ quy trình khai báo Hải quan điện tử

hiểm

ban

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1:

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa

Trang 6

7 T/T Chuyển điện bằng tiền

CHƯƠNG 2:

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sản lượng giao nhận của công ty giai đoạn 2018-2020 15

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty .16

Hình 1.2: Giao diện phần mềm Ecus5 22

Hình 1.3: Giao diện tờ khai xuất khẩu 23

Hình 1.4: Mẫu vận đơn hàng xuất 24

Hình 1.5: Hóa đơn thương mại 24

Hình 1.6: Mẫu thông tin container 25

Hình 1.7: Thông tin danh sách hàng xuất 25

Trang 7

CHƯƠNG 3:

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia diễn ra mộtcách mạnh mẽ và nhanh chóng đã tạo cơ hội giao thương giữa các nước, thúc đẩyhoạt động xuất nhập khẩu gia tăng Cùng với sự phát triển về hoạt động ngoạithương này, ngành giao nhận và vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đã phát triểnmạnh mẽ với tốc độ của ngành đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷUSD/năm và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hoá, là chiếc cầunối giữa người mua, người bán, người sản xuất và người tiêu dùng Với ưu thế làmột trong số ít các quốc gia có bờ biển thuận tiện cho hoạt động vận tải quốc tếbằng đường biển, Việt Nam đã, đang và ngày càng chú trọng phát triển các hoạtđộng này, tham gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước

và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hìnhthức Hiện nay, 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tạiViệt Nam với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics,

CJ Logistics, KMTC Logistics… Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhâ ̣pkhẩu của Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng

Trang 8

biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ logisticsViệt Nam là rất lớn Trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trởthành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước.

Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải toàn cầu (Global Maritime) được thành lậpvào tháng 2003 Qua gần 17 năm thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực vận tảiđường sắt, vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, xuất nhập khẩu ủythác và khai thuê hải quan, công ty đã mở rộng hệ thống đại lý mạnh trên toàn cầucùng những hợp đồng hợp tác chặt chẽ với các cảng, hãng tàu lớn, am hiểu hoạtđộng kho bãi, đóng kiện, đóng gói, vận chuyển hàng hóa quốc tế Điều này sẽ giúpCông ty tạo thế mạnh cho mình trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, giúp Công tyđáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, tạo niềm tin

sử dụng dịch vụ của Công ty cho các khách hàng

Năm 2020, thị trường vận tải và logistics toàn cầu chịu tác động bởi các yếu

tố chính gồm: những bước tiến lớn về công nghệ, biến động thương mại quốc tế,những xu hướng mới trong thương mại điện tử và các yêu cầu mới về bảo vệ môitrường, phòng chống biến đổi khí hậu trong logistics Điều này đã đặt ra nhữngthách thức không hề nhỏ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics trong

đó có Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải toàn cầu (Global Maritime)

Với nhận thức được vấn đề khó khăn của hội nhập và dịch chuyển chuỗi

cung cung ứng toàn cầu trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Dịch vụ hàng hải toàn cầu” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề

khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này có 3 mục tiêu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, phân tích nhiệm vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại

Công ty Global Maritime Từ đó, tác giả đánh giá những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện về nghiệp vụ giao nhận này giai đoạn từ 2018-2020

Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất

khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Global Maritime Từ đó, đánh giá nhữngthuận lợi và khó khăn về nghiệp vụ giao nhận này giai đoạn từ 2021-2024

Trang 9

Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu

bằng đường biển tại công ty TNHH Global Maritime

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại công ty

TNHH Global Maritime

Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung: Các lý thuyết và chỉ tiêu đánh giá về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất

khẩu bằng đường biển tại Công ty Global Maritime

Không gian: Công ty Global Maritime

Thời gian: Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển của Công ty

TNHH Dịch vụ hàng hải toàn cầu (Global Maritime)trong giai đoạn 2018-2020 và

đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu của Công tycho đến năm 2024

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu với các công cụ sau đây:

Phương pháp phân tích: Tổng kết lý thuyết; phân tích thực trạng về vận tải,

nghiệp vụ giao nhận, nghiên cứu kỹ cơ sở lý thuyết đã được học liên quan trực tiếpđến đề tài nghiên cứu, cập nhật thông tin trên các trang web về quy trình giao nhận

để phân tích nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty

Global Maritime

Phương pháp so sánh: So sánh giữa lý thuyết và thực tế, so sánh các nghiệp vụ

trong quy trình nhằm rút ra những khác biệt để dễ dàng ghi nhớ

5 Kết cấu của chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển.

Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Dịch vụ hàng hải toàn cầu (Global Maritime) giai đoạn 2018- 2020.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng phương tiện đường biển.

Trang 10

CHƯƠNG 4:

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN

HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN CHƯƠNG 5: 1.1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

1.1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo luật Thương Mại Việt Nam (2005) thì “ Giao nhận hàng hóa là hành

vi thương mại, trong đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từngười gửi, sau đó tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy

tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy tháccủa chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung làkhách hàng) để hưởng thù lao Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cáchtrực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác”

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục cóliên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Trong đó ngườigiao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồngđối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hường (2013), Kinh doanh dịch vụ quốc

tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, dịch vụ giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ

nên nó cũng mang những đặc điểm chung như sau:

 Đó là hàng hóa vô hình nên không thể cất giữ được

 Không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất

 Sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời và chất lượng của dịch vụ thì phụthuộc vào cảm nhận của người tiêu dùng

 Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên Nhà cung cấp dịch vụ và kháchhàng

Nhà cung cấp dịch vụ giao nhận phải là doanh nghiệp có đủ điều kiệnkinh doanh theo quy định của pháp luật Chính phủ quy định chi tiết điều kiệnkinh doanh dịch vụ logistics

Trang 12

Nhưng bên cạnh đó thì dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm riêng như:

 Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầucủa khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luậtpháp, thể chế của chính phủ

 Mang tính thời vụ vì giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhậpkhẩu mà thường thì hoạt động xuất nhập khẩu chỉ mang tính thời vụ nênhoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ

Ngoài làm những công việc như thủ tục, lưu cước, thì người làm dịch vụgiao nhận còn tiến hành nhiều công việc khác như: gom hàng, chia hàng, bốcxếp, mà để có thể hoàn thành tốt công việc đó hay không thì còn phụ thuộc rấtnhiều vào cơ sở vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận

1.1.3 Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.3.1 Vai trò đối với nền kinh tế

Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an tòan vàtiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận

Đi liền với khối lượng hàng hóa luân chuyển trên thế giới tăng nhanh, cácphương tiện vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sông cũng

đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, các thành tựu tin học ngày càng được sửdụng rộng rãi trong thương mại – hàng hải quốc tế

Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củaphương tiện vận tải, tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vậntải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác

Giao nhận góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, như chiếccầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thịtrường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đã đặt ra

1.1.3.2 Vai trò đối với các doanh nghiệp

Dịch vụ giao nhận cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như sau: Giảm thiểu được những rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển vìnhững người giao nhận là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thuê phươngtiện, nhất là tàu biển vì họ thường xuyên tiếp xúc nhiều với các hãng tàu nên họbiết rõ hãng tàu nào có uy tín, cước phí phù hợp, lịch trình tàu chạy

Trang 13

Việc sử dụng dịch vụ giao nhận thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho doanhnghiệp giảm bớt nhân sự, nhất là việc giao nhận không thường xuyên.

Ngoài ra do tính chuyên môn của lĩnh vực này nên người giao nhậnthường tiến hành các công việc một cách nhanh chóng nên do đó tránh được tìnhtrạng chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

Bên cạnh đó, người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu đượcdoanh nghiệp ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc

cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa, người giao nhận cũng có thể giúpdoanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp mã thuế (nếu là hàng phải chịuthuế) sao cho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý

1.1.4 Phân loại hoạt động giao nhận

Theo GS TS Đoàn Thị Hồng Vân (2015), Quản trị xuất nhập khẩu, Nhà

xuất bản lao động – xã hội, phân loại hoạt động giao nhận được căn cứ như sau:

1.1.4.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động

Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chứcchuyên chở quốc tế

Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) là hoạt động giao nhận chỉchuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước

1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh

Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi

hoặc gửi hàng đến

Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy

còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho,lưu bãi

1.1.4.3 Căn cứ vào phương thức vận tải

Hình thức giao nhận vận tải đường biển: Chuyên giao nhận hàng nguyêncontainer (FCL), hàng lẻ (LCL) bằng đường biển hoặc làm đại lý hãng tàu nướcngoài

FCL (Full container loading): gồm các loại container như

20’/40’/40HC/45’/20RF/200T (Opentop)/400T/20GOH (Garment on Hanging)/40GOH Hàng được đóng trong nguyên container 20’DC/40’DC hay 40’HQ có

Trang 14

thể của một hay nhiều chủ hàng đóng cho một người nhận hàng Đôi khi gửi chonhiều hơn một người nhưng do một người đại diện đứng ra làm thủ tục nhậnhàng.

LCL (Less container loading): được tính theo khối (cbm) là những lô hàng

đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặcngười giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra container

Hình thức vận tải hàng không: Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu bằng đường hàng không, khai thuê hải quan, bảo hiểm

Hình thức vận tải đường bộ: Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ

hàng khác nhau và xếp chung vào container để vận chuyển đi nước ngoài, vậnchuyển nội địa, (port to port, door to door ) đóng gói hàng hoá, khai thuê hảiquan, tư vấn khách hàng

Hình thức khai thuê thủ tục hải quan: Một số doanh nghiệp Việt Nam có

nhu cầu xuất khẩu theo điều kiện FOB, họ tìm đến công ty chỉ để yêu cầu khaithuê hải quan Tuy nhiên, lượng nhu cầu này rất ít, và doanh thu cũng không cao,theo nguyên tắc 80 – 20 (80 là thị trường, 20 là lợi nhuận)

1.1.4.4 Căn cứ vào tính chất của giao nhận

Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức,

không sử dụng lao vụ của người giao nhận

Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty

chuyên kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng

CHƯƠNG 6: 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu hàng hóa đường biển của doanh nghiệp

Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển giống nhưbất kỳ một hình thức kinh doanh dịch vụ nào chịu sự tác động của nhiều nhân tố;đặc biệt là những nhân tố khách quan như môi trường luật pháp, môi trườngchính trị, thời tiết, đặc điểm của hàng hoá

1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân,lạm phát, thất nghiệp, Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ

Trang 15

thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới thì nhu cầu sử dụng cácdịch vụ giao nhận cũng không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanhnghiệp kinh doanh giao nhận nói chung và GLOBAL MARITIME nói riêng mởrộng quy mô, nâng cao chất lượng hình ảnh của công ty

1.3.1.2 Môi trường pháp luật

Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liênquan đến nhiều quốc gia khác nhau Nên môi trường luật pháp ở đây cần đượchiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi màcòn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật phápquốc tế Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉquy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào lĩnhvực giao nhận

Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là củanhững quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệuquả nhất

1.3.1.3 Môi trường chính trị - xã hội

Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiệnthuận lợi cho quốc gia phát triển mà còn là một yếu tố để các quốc gia khác vàthương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó Những biếnđộng trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạtđộng giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhậpkhẩu

Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng nhữngtrường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng nhưngười chuyên chở Nếu các quốc gia này dành cho nhau những ưu đãi để thúcđẩy mối quan hệ và thị trường dịch vụ giao nhận hàng hóa của các công ty giaonhận sẽ phát triển cả về quy mô và chất lượng Nếu quan hệ chính trị của haiquốc gia hoặc khu vực không được tốt thì nó sẽ cản trở hoạt động buôn bán và thịtrường dịch vụ giao nhận vận tải cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình pháttriển

Trang 16

1.2.1.4 Môi trường văn hóa, xã hội

Văn hóa bao gồm những đặc trưng về nhận thức Văn hóa của tổ chức đượcxem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cánhân Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức hay quốc gia nào

có văn hóa giống tổ chức hay quốc gia khác, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm

Vì vậy để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực giao nhận thì các doanhnghiệp cần phải tìm hiểu rõ về phong tục tập quán kinh doanh của mỗi đối tác,

am hiểu về mọi mặt cũng như tinh tế tỏng cách ứng xử cho thích hợp và chínhxác đối với từng đối tượng kinh doanh đến từ nhiều nơi khác nhau trên tế giới.Chính vì vậy mà môi trường văn hóa, xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn đối vớiviệc tạo ra hiệu quả kinh doanh giao nhận của doanh nghiệp

1.2.1.5 Môi trường khoa học công nghệ

Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệmới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới

Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động giaonhận Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng làm cho các doanh nghiệpđạt được trình độ công nghiệp hóa cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phívận chuyển, hạ giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao lên rất nhiều Sựphát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao độngquốc tế, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động xuấtnhập khẩu nói chung, và hoạt động giao nhận nói riêng

1.2.1.6 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là những gì bao gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt

đất, núi, đồng bằng, đất, nước, sa mạc, bão, lốc xoáy, núi lửa, đại dương, các yếu

Trang 17

1.2.1.7 Đặc điểm của hàng hóa

Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó, ví dụ như hàngnông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc,thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,

Lưu ý với những hàng hóa mau hư hỏng do tính chất vật lý, báo, tập chí,hàng cần vận chuyển gấp, hàng hội chợ triển lãm, hàng mẫu những loại hàngnày do đặc điểm đặc biệt không nên đi bằng đường biển vì thời gian di chuyểnbằng đường biển chậm nên sẽ làm thiệt hại đến cho doanh nghiệp

1.2.2.1 Cơ sở vật chất trang thiết bị

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như vănphòng, các phương tiện vận chuyển bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản hàng hoá, hệthống kho bãi chứa hàng, trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại đểliên lạc như hệ thống máy tính kết nối Internet, các phương tiện viễn thông quốc

tế, các phương tiện dùng trong quản lý

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã

có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hànghoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) Với

cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gầnhơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài Bên cạnh đócũng đáp ứng được yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiệnnay, hơn thế nữa một công ty có tiềm lực về cơ sở vật chất hiện đại sẽ là một lợithế cạnh tranh rất lớn cho công ty đó

1.2.2.2 Nguồn vốn

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khaithác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị Nguồn vốncho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệmkinh tế, pháp lý đối với tài sản đó

Trang 18

Ngoài sử dụng nguồn vốn để nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹthuật cho doanh nghiệp hoạt động trong giao nhận hàng hoá quốc tế, còn phảidùng trong quá trình thực hiện các dịch vụ như ứng trước tiền thuê tàu, tiền làmthủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu Nếu không có vốn hoặc vốn không đủ

sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ giaonhận

1.2.2.3 Trình độ đội ngũ nhân viên

Trình độ đội ngũ nhân viên là trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và các

kỹ năng của một nhân viên trong công ty Trình độ này tác động rất lớn đến hoạtđộng giao nhận hàng hoá quốc tế Hoạt động này đòi hỏi các cán bộ phải có trình

độ cao về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, có kiến thức sâu rộng và

có sự nhạy bén

Khách hàng chỉ uỷ thác giao nhận toàn quyền cho công ty khi họ thấy khi

họ thấy sự tin tưởng vào hoạt động của công ty Một đội ngũ cán bộ công nhânviên tốt là cơ sở để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và tăng khả năng kinhdoanh của mình trên thị trường

1.2.2.4 Trình độ quản lý doanh nghiệp

Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhậnhàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là trình độ của người tổ chức điềuhành cũng như người trực tiếp tham gia quy trình Quy trình nghiệp vụ giao nhậnhàng hoá có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơikhách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham giatrực tiếp hay gián tiếp vào quy trình

Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ýtrước tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quytrình nghiệp vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng

Trang 19

1.3 Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá nghiệp vụ tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp

1.3.1 Tỷ trọng sai sót trong khâu kiểm tra chừng từ của khách hàng gửi

1.3.1.1 Định nghĩa

Tỷ trọng sai sót trong khâu kiểm tra chứng từ của khách hàng gửi bằng số đơn hàng bị sai sót trong khâu chuẩn bị, kiểm tra chứng từ hàng xuất trên tổng sốlượng đơn hàng thực hiện

1.3.1.2 Công thức tính

Tỷ lệ sai sót trong

chuẩn bị, kiểm tra

chứng từ hàng xuất =

Số đơn hàng bị sai sót trong khâu chuẩn

bị, kiểm tra chứng từ hàng xuất …

là chưa hoàn thiện

1.3.2 Tỷ trọng book tàu đúng theo kế hoạch

= Σ Số lần gửi book tàu đúng theo yêu cầu x 100%

Σ Số lượng đơn hàng nhận được từ khách hàng

1.3.2.3 Trường hợp áp dụng

Chỉ tiêu này dùng đề đánh giá nghiệp vụ liên quan đến thuê tàu và gửi booking cho khách hàng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nghiệp vụ của công ty làtương đối hoàn thiện

Trang 20

1.3.3 Tỷ trọng giao hàng đúng hạn

1.3.3.1 Định nghĩa

Theo tác giả Krauth và các cộng sự (2005); Garcia và các cộng sự (2012) thì tỷ lệ giao hàng đúng hạn là tổng số lần giao hàng đúng hạn trên tổng số đơn hàng

(Số thời gian mở tờ khai năm N) – (Số thời

Σ Thời gian mở tờ khai năm N-1

1.3.4.3 Trường hợp áp dụng

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả về thời gian thực hiện trong khâu mở tờkhai tại chi cục Hải quan, chỉ tiêu này dùng để đánh giá nghiệp vụ liên quan đếnlàm thủ tục hải quan

1.3.5 Tỷ lệ về số bộ HB/L sai hỏng

1.3.5.1 Định nghĩa

Tỷ lệ về số bộ HB/L sai hỏng là tỷ lệ về tổng số HB/L sai hỏng trên tổng

số HB/L được thực hiện

Trang 22

2.1.1 Những lĩnh vực kinh doanh của công ty

Liên hệ chặt chẽ và quản lý các yêu cầu xếp hàng (Booking Note) của kháchhàng Với mỗi lô hàng, công ty thông báo trước đến khách hàng (người muahàng) hay thông qua sự chỉ dẫn xếp hàng (Shipping Instruction) của khách hàngtrước khi xếp

hàng

hàng (Forwarder Cargo Receipt – FCR)

trạng hàng hoá của từng đơn hàng (Purchasing Order – PO)

Có quan hệ tốt đẹp và khả năng giữ chỗ với một số hãng tàu chính đang hoạtđộng tại Việt Nam, công ty có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng vềcước phí, tuyến đường cũng như thời gian vận chuyển Với bất cứ yêu cầu gì củakhách hàng để có thể xúc tiến công việc được nhanh chóng trong khả năng chophép cũng được công ty đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng, chính xác, tiếtkiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, với mục tiêu phục vụ khách hàng mộtcách tốt nhất, mang lại cho khách hàng sự hài long về chất lượng dịch vụ củacông ty

Trang 23

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận của Công ty Global

Maritime

Với sự phát triển liên tục của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây,nhu cầu vận chuyển hàng xuất nhập khẩu quốc gia không ngừng tăng lên Nhucầu nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị cho nền kinh tế Việt Nam cũng giatăng theo từng năm Phải thừa nhận một thực tế là từ nhiều năm nay, các doanhnghiệp kinh doanh vận tải biển trong nước đã bắt đầu chú trọng tìm kiếm sự hợptác với các chủ hàng lớn để có thể tham gia vào vận chuyển hàng xuất nhập khẩucủa đất nước và công ty Global Maritime cũng không ngoại lệ, song đáng tiếc làkhông đạt được kết quả như mong muốn

Kể từ sau khi Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) được ban hành và ViệtNam trở thành thành viên chính thức của WTO đã làm cho cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp tăng cao, gay gắt trong việc chiếm lĩnh thị phần

Tuy nhiên, việc có nhiều công ty giao nhận ra đời không làm ảnh hưởngnhiều đến công ty, bởi vì thương hiệu và uy tín của công ty trong thị trường đónghàng consol là không nhỏ, nhất là đối với 2 tuyến hàng mà công ty đang đónghàng consol là Hồng Kông và Busan thì chỉ đóng hàng 1 ngày trong tuần Sauđây là sản lượng giao nhận (bảng 2.2) cũng như phân tích về nguồn hàng củacông ty qua các năm từ 2018 đến tháng 2020

Đối với hàng consol : là một trong những thế mạnh của công ty, hiện tại

công ty đang khai thác 5 tuyến chính Busan, Hồng Kông, Dubai, Jakarta,

Bangkok

Năm 2018 công ty chỉ có 2 tuyến consol là Busan và Hồng Kông, đây làhai tuyến hàng chủ lực của công ty vào thời điểm này Công ty có một nguồnhàng chỉ định dồi dào từ đại lý tín của công ty mẹ nên công ty không gặp nhiềukhó khăn trong nguồn hàng để đóng container consol Và sản lượng consol đềutăng đều qua các năm từ 2018 đến năm 2020 mỗi năm đều tăng hơn 40% so vớinăm trước

Năm 2019 được coi là một năm không tốt đẹp cho mảng consol của công

ty không trúng thầu của Youngone Coporation, một trong những khách hàng lớnnhất của công ty chiếm gần 60% sản lượng consol của công ty Chính vì vậycông ty đã tìm kiếm và mở thêm tuyến Dubai và nửa cuối năm, do công ty thấyđược tiềm năng và thị trường của tuyến này và cũng do nguồn hàng chủ yếu củatuyến này là may mặc Đây là mặt hàng mà công ty đã có thế mạnh và cũng cóquan hệ tốt với nhiều công ty sản xuất mặt hàng này Với lại tại thời điểm này thìđây là một tuyến khá mới chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh và tiềm năng phát

Trang 24

triển lớn Ngoài công ty mẹ mới mở thêm văn phòng tại Dubai nhằm phát triểnthị trường ở Trung Đông cũng tạo nhiều thuận lợi cho công ty đẩy mạnh tuyếnnày Qua đó công ty cũng hạn chế được phần nào tổn thất cho mảng consol do bịcắt bớt đơn hàng và nhờ vậy mà sản lượng consol của công ty chỉ giảm giảm gần30% so với năm 2020.

Sang năm 2020, do công ty đã dành lại được một phần đơn hàng củaYoungone Corperation nên sản lượng consol của công ty phần nào được cảithiện Hai tuyến Jarkarta và Bangkok vừa được đưa vào từ đầu năm 2020 vẫnđang trong giai đoạn duy trì và phát triến Ngoài ra do phần nào các chủ hàng đều

đã am hiểu nhiều về vận chuyển nên họ không ưu ái cho việc xuất hàng lẻ nữa domột phần phát sinh lưu kho tại cảng đến quá cao và cước container giảm nên đa

số khách hàng họ chuyển qua đi nguyên container để tiết kiệm chi phí tại cảngđến Và đó cũng là lý do chưa đưa được sản lượng hàng consol tăng mạnh để đạtđược tỷ lệ tăng trưởng như trong năm và tăng thêm 3 tuyến so với năm 2018 chonên sản lượng container consol tăng đều qua các năm, điền hình là tỷ lệ containerconsol năm 2018 và năm 2020

Hàng FCL: Lượng hàng FCL của công ty đa số là hàng chỉ định của đại

lý, chiếm hơn 80% tổng lượng hàng FCL của công ty, hàng FCL của công ty chủyếu là đi các cảng ở châu Âu và châu Á là chính Hàng FCL của công ty đều tăngđều qua các năm nhưng do có sự chênh lệch mạnh giữa các năm Năm 2019 tăng35.6% so với năm 2018 nhưng sang đến năm 2020 thì sản lượng chỉ tăng 20.8%

Sự sụt giảm trong đà tăng trong năm 2019 là do kinh tế châu Âu vào thời đó đangtrong khủng hoảng các đơn hàng đều bị cắt giảm vào thời điểm đó và làm giảmlượng hàng của xuất đi châu Âu dẫn đến sức tăng giảm

Nhưng sang năm 2020 công ty đã bắt lại đà tăng do sự duy trì tốt cáctuyến châu Á đã có từ trước và phần nào các đơn hàng đi châu Âu đã mạnh lại vàthời điểm nửa cuối năm Ngoài ra, do sự đẩy mạnh phát triển của công ty chotuyến hàng đi Trung Đông cũng góp phần làm gia tăng sản lượng của hàng FCLtrong năm 20120 giúp công ty tăng 67.1% sản lượng so với năm 2019

Hàng LCL ( hàng co-load): Đây là hàng lẻ đi các tuyến mà công ty

không mở consol, do đó công ty phải sử dụng dịch vụ của các công ty khác mà

có mở tuyến này Đây là mảng hàng không mang lại nhiều lợi nhuận cho công tybởi công ty sẽ chuyển hàng đi các tuyến mà công ty công có để lấy lại hàng đituyến mà công ty có mở consol để đóng hàng và thường chỉ là hàng của cácforwarder với nhau, hàng của khách hàng trược tiếp cũng có nhưng chiếm khôngnhiều Đa phần hàng LCL cũng là hàng chỉ định và đại lý đầu nước ngoài họcũng sẽ chỉ định co-loader ( đối tác công ty sẽ chuyển hàng để tiến hành đóng

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2010), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao động- Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics những vấn đề cơ bản
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt
Nhà XB: NXB Lao động- Xã Hội
Năm: 2010
2. Dương Hữu Hạnh (2010), Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hànghải
Tác giả: Dương Hữu Hạnh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
3. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị Logistics, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Logistics
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2010
4. Đặng Đinh Đào, Nguyễn Minh Sơn (2011), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ Logistics ở Việt Namtrong tiến trình hội nhập
Tác giả: Đặng Đinh Đào, Nguyễn Minh Sơn
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia
Năm: 2011
5. Trịnh Thị Thu Hương (2011), Vận Tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB thông tin và truyền thông Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận Tải và bảo hiểm trong ngoại thương
Tác giả: Trịnh Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB thông tin và truyền thông Hà Nội
Năm: 2011
6. Phạm Mạnh Hiển, Phan Hữu Hạnh (2012), Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB lao động- xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải vàbảo hiểm trong ngoại thương
Tác giả: Phạm Mạnh Hiển, Phan Hữu Hạnh
Nhà XB: NXB lao động- xã hội
Năm: 2012
7. Th.s Nguyễn Thanh Hùng (2018), Giáo trình Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vận tải giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu
Tác giả: Th.s Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh
Năm: 2018
8. Huỳnh Nhật Quốc (2014), Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và những giải pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (SaiGon Ship Chandler Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.1: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty - giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hải toàn cầu
nh 1.1: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty (Trang 26)
Hình  1.2: Giao diện phần mềm Ecus5 - giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hải toàn cầu
nh 1.2: Giao diện phần mềm Ecus5 (Trang 31)
Hình  1.3: Giao diện tờ khai xuất khẩu - giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hải toàn cầu
nh 1.3: Giao diện tờ khai xuất khẩu (Trang 32)
Hình  1.4: Mẫu vận đơn hàng xuất - giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hải toàn cầu
nh 1.4: Mẫu vận đơn hàng xuất (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w