1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp đề tài xuất khẩu cao su sang thi trường hoa kỳ của công ty tnhh mtv cao su lộc ninh thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020

114 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020
Tác giả Nguyễn Lan Hương
Người hướng dẫn Ths. Đoàn Nam Hải
Trường học Trường Đại học Tài chính - Marketing
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,35 MB

Cấu trúc

  • 0.1 Lý do chọn đề tài (10)
  • 0.2 Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 0.4 Phương pháp nghiên cứu (0)
  • 0.5 Kết cấu của khóa luận (13)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG (13)
    • 1.1 Khái quát chung về xuất khẩu (14)
      • 1.1.1 Khái niệm (14)
      • 1.1.2 Vai trò (14)
      • 1.1.3 Vai trò riêng của xuất khẩu cao su trong nền kinh tế nước ta (16)
      • 1.1.4 Các hình thức xuất khẩu (17)
      • 1.1.5 Các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp (18)
      • 1.1.6 Các ch ỉ tiêu đánh giá tình hình xuấ t kh ẩ u c ủ a doanh nghi ệ p (23)
    • 1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp cao su Việt Nam (25)
      • 1.2.1 Sự hình thành và phát triển của ngành (25)
      • 1.2.2 Tình hình sản xuất cao su của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016 (27)
      • 1.2.3 Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cao su của Việt Nam giai đoạn 2013- (29)
    • 1.3 Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp cao su ở các nước trên (31)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan (31)
      • 1.3.2 Kinh nghiệm của Indonesia (33)
      • 1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia (34)
      • 1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam (35)
    • 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (38)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty (38)
      • 2.1.2 Cơ cấ u t ổ ch ứ c (39)
      • 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (41)
      • 2.1.4 Phương hướng hoạt động (43)
      • 2.1.5 Năng lực sản xuất (44)
      • 2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 (45)
    • 2.2 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ (49)
      • 2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - chính trị và xã hội của Hoa Kỳ (49)
      • 2.2.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ (52)
      • 2.2.3. Tình hình tiêu thụ mặt hàng cao su thiên nhiên tại thị trường Hoa Kỳ (55)
      • 2.2.4 Các chế định pháp lý đối với kinh doanh mặt hàng cao su tại thị trường Hoa Kỳ (58)
    • 2.2 Thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty trong giai đoạn 2014-2016 (59)
      • 2.2.1 Kim ngạch, sản lượng xuất khẩu (59)
      • 2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu (62)
      • 2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (66)
      • 2.2.4 Cơ cấ u lo ạ i hình xu ấ t kh ẩ u (70)
    • 2.3 Thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty sang Hoa Kỳ giai đoạn 2014-2016 (72)
      • 2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu (72)
      • 2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (73)
      • 2.3.3 Loại hình xuất khẩu (75)
      • 2.3.4 Giá thành, giá xuất khẩu cao su (76)
    • 2.4 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 (78)
      • 2.4.1 Điể m m ạ nh (78)
      • 2.4.2 Điểm yếu (81)
      • 2.4.3 Cơ hội (82)
      • 2.4.4 Thách thức (83)
    • 2.5 Dự báo xu thế ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình xuất khẩu của Công ty đến năm 2020 (84)
      • 2.5.1 Các nhân tố bên ngoài (84)
      • 2.5.2 Các nhân tố bên trong (92)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH ĐẾN NĂM (97)
    • 3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu đề xuất giải pháp (97)
    • 3.2 Phân tích mô hình SWOT của Công ty (98)
    • 3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của Công ty (100)
      • 3.3.1 Giải pháp 1: Nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ (100)
      • 3.3.2 Giải pháp 2: Đa dạng hóa khách hàng (101)
      • 3.3.3 Giải pháp 3: Phát triển thêm ngành chế biến cao su thành phẩm (102)
      • 3.3.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên (103)
      • 3.3.5 Giải pháp 5: Thành lập phòng marketing (104)
      • 3.3.6 Giải pháp 6: Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực (105)
    • 3.4 Các kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Cao (106)
      • 3.4.1 Đố i v ới Nhà nướ c (106)
      • 3.4.2 Đối với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (108)
      • 3.4.3 Đối với Hiệp hội cao su Việt Nam (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (113)

Nội dung

Hiện nay, cao su chủ yếu dùng để xuất khẩu 90% với nhiều loại sản phẩm sang các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Dự báo trong những năm tới, lượng cầu cao su sẽ

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa hiểu biết về xuất khẩu hàng hóa toàn diện, đặc biệt là xuất khẩu cao su; nâng cao năng lực phân tích, so sánh và đánh giá các vấn đề liên quan.

Tiếp cận hoạt động kinh doanh xuất khẩu thực tiễn tại doanh nghiệp

Tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ để đưa ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp, hạn chế được rủi ro trong xuất khẩu

Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu chung của Công ty nói chung và xuất khẩu sang Hoa Kỳ nói riêng Từ đó đưa ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Kết cấu của khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương, bao gồm:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

Khái quát chung về xuất khẩu

Theo Điều 28 của Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 thì “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Ngoài ra còn có một số khái niệm về xuất khẩu như sau:

“Xuất khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở trong nước và được bán ra nước ngoài” 2

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” 3

Tóm lại, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa/dịch vụ ra khỏi lãnh thổ của một nước hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước đó trên cơ sở là dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức, trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế về không gian lẫn thời gian Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng 1.1.2 Vai trò

Xuất khẩu là nội dung chính của hoạt động ngoại thương, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như toàn thế giới

2 TS Nguyễn Như Ý (2014) Kinh tế vĩ mô Đại học kinh tế TPHCM, NXB Kinh tế TPHCM

3 Ths Phạm Gia Lộc (2011) Tập bài giảng Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu

Do điều kiện khác nhau nên một quốc gia đều có thế mạnh và khó khăn riêng Vì vậy để khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng thì các quốc gia phải trao đổi hàng hóa với nhau, xuất những mặt hàng có lợi và nhập những mặt hàng không có hoặc chi phí sản xuất cao Không phải những nước nào có lợi thế thì mới được tham gia vào TMQT mà những quốc gia không có lợi thế trong sản xuất cũng sẽ được tham gia Các quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá

1.1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu Ngày nay, mỗi quốc gia đều hướng tới công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, vì vậy mà cần phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vât tư và công nghệ tiên tiến Nguồn vốn có thể là đầu tư nước ngoài, vay nợ, nguồn viện trợ nhưng những nguồn vốn này đều phải trả lại Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ tăng của nhập khẩu

Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại Xuất khẩu xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu ra cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước, tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Trước hết, sản xuất hàng hoá xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân

Xuất khẩu là tiền đề mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt hơn với phân công lao động quốc tế Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tiêu dùng, đầu tư, vận tải quốc tế Đến lượt chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu

Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp trên thị trường thế giới Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý của mình để từ đó khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, thu về ngoại tệđể nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao

1.1.3 Vai trò riêng của xuất khẩu cao su trong nền kinh tế nước ta

1.1.3.1 Thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn

Cây cao su đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đông Nam Bộ và Tây Nguyên do đem lại hiệu quả kinh tế cao Việc trồng cao su không chỉ tạo sinh kế mà còn nâng cao thu nhập đáng kể cho hàng chục nghìn người dân địa phương, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho cả lao động quốc doanh và hộ nông dân, mang lại lợi ích đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao su trong những năm gần đây

1.1.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trường sinh thái Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nhiều vùng đất, khí hậu thích hợp cho cây cao su Việc phát triển cây cao su đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái Trong những năm qua ngành cao su đã đóng góp được nhiều thành tích đáng kể về sản lượng cũng như kim ngạch Theo Cục thống kê hàng năm diện tích và sản lượng cao su tăng liên tục Năm 2016 diện tích trồng cao su đạt 976.4 nghìn ha với sản lượng 1032.1 nghìn tấn

Với sự phát triển của ngành cao su, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTG năm 2009, phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Theo quy hoạch này, diện tích cao su của nước ta sẽ ổn định vào năm 2020.

Tổng quan về ngành công nghiệp cao su Việt Nam

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của ngành

Ngay từ năm 1897, sớm thấy giá trị kinh tế của cây cao su, sau thời gian nghiên cứu trồng thử nghiệm từ năm 1887 – 1897, cây cao su đã chính thức được du nhập vào Việt Nam và được xem là một cây công nghiệp chiến lược của thực dân Pháp tại các nước thuộc địa Các công ty cao su được thành lập chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: Công ty các đồn điền cao su Đông Dương (1906), Công ty Suzannal (1907), Công ty đồn điền Đất Đỏ (1908), Công ty cao su Đồng Nai (1908), Công ty cao su Tây Ninh (1908), Công ty cao su Viễn Đông (1911), Công ty các đồn điền cao su Michelin (1917), Sở cao su Phước Hòa (1927)

Các địa chủ Pháp bắt những người dân nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Nam để lao động khổ sai trong các đồn điền cao su Dưới sự thống trị vô

4 TS.Nguyễn Xuân Hiệp (2015), Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cùng hà khắc của thuộc địa Pháp, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở miền Đông Nam

Bộ đã được thành lập với sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự Ngày 30/01/1930, nhằm ngày mùng 1 Tết năm Canh Ngọ, công nhân đồn điền Cao su Phú riềng đã làm nên một kỳ tích với sự kiện “Phú Riềng đỏ”

Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, với số diện tích cao su ít ỏi và già cỗi, hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư hỏng, không đồng bộ và công nghệ lạc hậu, đội ngũ công nhân Ngành Cao su phải nỗ lực rất nhiều Đến cuối năm 1976, vườn cây, nhà máy của ngành cao su đã từng bước hoạt động có hiệu quả Năm 1977 Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông Nghiệp (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) để quản lý sản xuất kinh doanh cao su trên cơ sở sắp xếp lại các đồn điền cao su do Tư bản Pháp để lại và các quốc doanh cao su thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ Trong giai đoạn 1981-1986, mặc dù nền kinh tế trong nước còn đang khủng hoảng, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn nhưng ngành cao su đã khắc phục khó khăn để phát triển và mở rộng diện tích cao su với sự hỗ trợ của Chính phủ bằng nguồn vốn hợp tác quốc tế với Liên Xô và các nước Đông Âu Tới năm 1999, Việt Nam có 21 công ty sản xuất cao su và 29 nhà máy chế biến mủ với tổng diện tích lên tới 300.000 ha Từ năm 2006 đến nay, Ngành Cao su tiếp tục phát huy tính chủ động sáng tạo, tập trung mọi nguồn lực để tăng tốc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng về quy mô hoạt động Đến nay, diện tích cây cao su liên tục được phát triển mở rộng trên mảnh đất hình chữ S Không chỉ tập trung ở khu vực truyền thống miền Đông Nam Bộ, màu xanh cây cao su đến nay đã trải rộng lên vùng đất ba-zan màu mỡ ở Tây Nguyên, toả mình ra dải đất miền Trung còn nhiều gian khó, phủ xanh những đồi núi trọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc và là sứ giả nối nhịp cầu hữu nghị với các nước bạn Lào, Campuchia Hiện nay, toàn Ngành Cao su

VN đã có trên 900.000 ha cao su, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN quản lý trên 400.000 ha cao su ở trong nước và nước ngoài Đến nay, Việt Nam là nước có ngành cao su khá phát triển, xếp thứ 2 thế giới về năng suất vườn cây, xếp thứ 5 thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên, xếp thứ 4 về sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên của Việt Nam từ năm 2006 đến nay luôn đạt trên 1 tỷ USD Trong đó năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỉ lục 3,2 tỷ USD Đây là lượng kim ngạch kỉ lục của Ngành cao su, riêng Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN đóng góp trên 1 tỉ USD Cao su luôn có mặt trong top 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta, và là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao thứ 3, sau gạo và cà phê Không chỉ đóng góp về giá trị kinh tế, các doanh nghiệp Ngành Cao su còn đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển nông thôn mới, góp phần củng cố, giữ gìn quốc phòng an ninh và là sứ giả, là nhịp cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với hai nước bạn Lào và Campuchia

Ghi nhận công lao đóng góp to lớn ấy, ngày 8/4/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao tặng Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN là doanh nghiệp chủ lực trong chiến lược phát triển cao su ở VN đã và đang đẩy mạnh tái cơ cấu theo đề án tái cấu trúc đã được Chính phủ phê duyệt nhằm phát huy tối đa nguồn lực hiện có, nâng cao chất lượng tăng trưởng, khẳng định vai trò và vị thế của một Tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp Năm 2016, Lễ kỷ niệm 87 năm Ngày Truyền thống Ngành Cao su (28/10/1929- 28/10/2016), Ngành Cao su quyết tâm đoàn kết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao; xây dựng Ngành Cao su phát triển bền vững - xứng đáng là một trong những Ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước

1.2.2 Tình hình sản xuất cao su của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016

Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, phù hợp cho phát triển ngành cao su tự nhiên và từ lâu trong nước đã hình thành các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn được phân bổ như sau: Đông Nam Bộ chiếm 45% diện tích; Tây Nguyên chiếm 30% diện tích; Bắc Trung Bộ: chiếm 11% diện tích; Tây Bắc: chiếm khoảng 6% diện tích; Duyên Hải Nam Trung Bộ: chiếm 8% diện tích 5 Ngoài diện tích gieo trồng trong nước, thì trong những năm qua nhiều doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam cũng đã phát triển các rừng cao su tự nhiên trên đất các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia và tổng diện tích gieo trồng tại hai nước bằng khoảng hơn 10% diện tích tại Việt Nam

Biểu đồ 1.1 : Diện tích gieo trồng và sản lượng cao su Việt Nam giai đoạn 2013-2016

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2013 cả nước có khoảng 958,8 nghìn ha Diện tích cao su tăng qua từng năm nhưng đến năm 2016 diện tích giảm 0,5% so với năm 2015 do một phần cao su già cỗi cho năng suất kém được thanh lý để chuẩn bị đất canh tác cho mùa vụ tiếp theo Sản lượng khai thác cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 – 2016 Cụ thểnăm 2013, cả nước khai thác được 946,9 nghìn tấn mủ Năm 2015 sản lượng khai thác mủ tăng nhanh, đạt 1017 nghìn tấn là do diện tích cao su trồng mới của nước ta trong giai đoạn

5 Công ty Cổ phần chứng khoán MB (2014), Báo cáo phân tích ngành cao su Việt Nam

2013 2014 2015 2016 sản lượng (nghìn tấn) tăng trưởng (%)

2013 2014 2015 2016 diện tích ( nghìn ha) tăng trưởng (%)

2005-2008 được đưa vào khai thác làm nguồn cung gia tăng Năm 2016, sản lượng đạt 1.032,1 nghìn tấn, tăng 1,5% so với năm 2015 6

1.2.3 Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cao su của Việt Nam giai đoạn 2013-2016 Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng cao su xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới với thị phần xuất khẩu khoảng 10% Ba quốc gia Thái Lan, Malaysia và Indonesia thuộc Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) cung cấp đến 67% tổng sản lượng cao su toàn cầu Do vậy, Việt Nam không tạo được ảnh hưởng lên mức giá cao su thế giới Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 867.951 tấn với giá trị gần 1,1 tỷ USD (tăng 16,6% về lượng và tăng gần 2% về trị giá so với cùng kì năm ngoái) 7

Biểu đồ 1.2: Thị phần xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2016 của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Xuất khẩu cao su Việt Nam đạt thị phần ấn tượng khi tiếp cận hơn 80 thị trường toàn cầu Nổi bật trong số đó là Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia chiếm giữ 66% thị phần, trở thành những thị trường tiêu thụ lớn nhất của cao su Việt Nam.

2016, giá trị xuất khẩu cao su sang hai thị trường này tăng lần lượt là 19,5% và 14,4% so với cùng kỳ năm 2015 Các thị trường xuất khẩu khác như Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng nhỏ Do vậy có thể thấy biến động cầu cao su của Việt

6 Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2013-2016

7 Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (2016), Báo cáo ngành cao su tự nhiên

23% Trung Quốc Ấn ĐộMalaysiaHàn QuốcKhác

Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc Việt Nam hiện có các chủng loại sản phẩm cao su được chế biến để xuất khẩu như sau:

 Cao su khối (SVR): chiếm khoảng 60% khối lượng xuất khẩu Là loại cao su mủ khối, thường có các hạng sản phẩm như 3L, 5L trong đó loại 3L chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu Đây là loại cao su lẫn nhiều tạp chất và dùng để sản xuất săm lốp là chính và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao Ngoài ra còn có các loại khác như SVR 10, SVR 20 cũng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam nhưng chất lượng không ổn định, chiếm một tỷ lệ không đáng kể Việc sản xuất SVR CV 50, SVR CV 60 tùy theo yêu cầu của khách hàng

Dạng mủ cô đặc (mủ kem, mủ li tâm) thường được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng cao su như găng tay, bóng bay, ủng, chiếm khoảng 3% tổng khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam.

 Loại cao su xông khói và cao su tờ đánh đông ở nồng độ nguyên thuỷ (RSS hoặc ICR) chiếm khoảng 1,4% khối lượng xuất khẩu

 Cao su Crepe chiếm khoảng 0,2%

Sản phẩm cao su của Việt Nam có chất lượng không cao do chủng loại sản phẩm chủ yếu là cao su SVR 3L và SVR 10, chiếm đến hơn 60% sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam Đây là những loại mủ sơ chế, không đòi hỏi kỹ thuật chế biến nhiều và được sử dụng để sản xuất săm lốp xe Do đó, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, vốn không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm lại có chính sách miễn thuế cho sản phẩm SVR 3L Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan trong 9 tháng đầu năm 2013, 70% sản lượng cao su SVR 3L là xuất khẩu đi Trung Quốc Các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản chiếm tỷ lệ thấp do nhu cầu chủ yếu là sản phẩm cao su có độ tạp chất thấp và tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn như SVR CV50, SVR CV60 hay các loại cao su Latex Đây là dòng sản phẩm có nhu cầu ổn định, ít chịu sự cạnh tranh cũng như các chính sách ép giá từ Trung Quốc và có giá trị kinh tế cao hơn so với nhóm SVR 3L Tuy nhiên nhóm sản phẩm này chiếm tỷ lệ khá thấp trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp cao su ở các nước trên

Với mục đích định hướng rõ ràng và giải pháp đúng đắn để phát triển hoạt động xuất khẩu cao su ở Việt Nam, dưới đây là một số kinh nghiệm của các nước xuất khẩu cao su thành công trong thời gian qua và luôn giữ vị thế trong ngành như Thái Lan, Indonesia, Malaysia Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các công ty cao su Việt Nam nói chung cũng như Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh nói riêng

1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là nước có tốc độ phát triển về diện tích và sản lượng rất cao trong các thập niên qua Sản xuất cao su thiên nhiên của Thái Lan lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 4,47 triệu tấn năm 2015, chiếm khoảng 37% tổng sản lượng toàn cầu Về công nghiệp chế biến cao su, Thái Lan được đánh giá là nước có trình độ công nghiệp chế biến cao và hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á Điều này thể hiện rõ qua mặt hàng cao su sản xuất ra là cao su RSS và STR Đây là mặt hàng chiếm thị phần cao nhất trong các chủng loại cao su và được chế biến ở mức độ cao nhất Họ sản xuất theo nhu cầu của khách hàng và đã xây dựng được thị trường tiêu thụ ổn định như Nhật

Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp…Đạt được những kết quả trên, Thái Lan đã áp dụng những biện pháp sau:

 Quy hoạch đất trồng trọt: diện tích đất canh tác nông nghiệp của Thái Lan gấp 4 lần

Việt Nam nên đất được sử dụng tối ưu kể cả những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và khô cằn Bên cạnh đó, Văn phòng quỹ tài trợ tái canh cho cao su (ORRAF) hỗ trợ nông dân trồng lại cao su có năng suất thấp độ tuổi trên 25 năm bằng giống mới, cải tiến kỹ thuật trồng trọt, canh tác và hỗ trợ cho nông dân gặp thiên tai

 Biện pháp trợ cấp sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu: Năm 2015, Chính phủ Thái Lan đã thông qua các khoản trợ cấp nông nghiệp với tổng trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, chủ yếu hỗ trợ ngành lúa gạo và cao su (1 tỷ USD để giúp người trồng lúa và gói trợ cấp trị giá 365 triệu USD giúp người trồng cao su) 8 Chính phủ còn hỗ trợ các chương trình tìm kiếm thị trường xuất khẩu tạo điều kiện tốt nhất cho ngành Năm 2016, Bộ Thương mại của nước này đã tổ chức hai sự kiện kết nối giao thương Sự kiện đầu tiên thu hút 58 công ty đến từ 17 quốc gia khác nhau, tổng giá trị của các thương vụ lên đến 33,738 tỷ Baht (965 triệu USD) Ở sự kiện thứ hai thu hút 147 công ty đến từ 28 quốc gia đã mua cao su của Thái Lan với giá trị đạt 19,66 tỷ Baht (562 triệu USD) Chương trình kết nối giao thương của Chính phủ Thái Lan đã mang lại thành công cho ngành cao su khi hơn 785.000 tấn cao su thiên nhiên của Thái Lan được bán cho các công ty nước ngoài Thêm vào đó, vẫn còn nhiều quốc gia quan tâm đặt hàng gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu Chiến lược kết nối giao thương của Chính phủ đã giúp giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung cao su 9

 Tăng cường thu hút đầu tư: Chính phủ Thái Lan thu hút các doanh nhân trong và ngoài nước đầu tư vào dự án Thành phố Cao su nhằm nỗ lực tăng gấp ba lần mức tiêu thụ cao su trong nước và hỗ trợ nâng giá cao su Thành phố Cao su thu hút các

8 Thanh Danh (2015), Thái Lan thông qua khoản trợ cấp nông nghiệp 1,3 tỷ USD ngày 5/11/2015

9 Hiền Bùi (2016), Chiến lược kết nối giao thương của chính phủ Thái Lan giúp giải quyết tình trạng thừa cung cao su nhà đầu tư để phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su, tăng cường tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành sản xuất cao su nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến sản phẩm như: lốp xe, thiết bị y tế và các phụ tùng cho ngành ô tô và hàng không Đây là cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư Thái Lan và nước ngoài vì dự án nằm trong đặc khu kinh tế của Chính phủ nên nhận được ưu đãi lớn từ Uỷ ban đầu tư Ngoài ra với việc thành lập Thành phố Cao su, Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ gia tăng tỷ lệ tiêu thụ cao su trong nước đạt 15% trong giai đoạn ban đầu và 30% giai đoạn sau nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành sản xuất cao su nguyên liệu 10

 Thúc đẩy phát triển kỹ thuật, công nghệ: Viện Nghiên cứu Cao su Thái Lan đã nghiên cứu thành công giống cho năng suất cao, 1 - 2 giống mới cho năng suất cao hơn giống RRIM 600 hiện đang được trồng phổ biến ở Thái Lan Về vấn đề năng suất, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều nỗ lực nhằm nâng cao năng suất cao su Việc hỗ trợ giống mới với năng suất cao khi tái canh đã được thực hiện trong nhiều năm, cho thấy hiệu quả tích cực, năng suất cao su bình quân của Thái Lan dao động từ 1,6 – 1,8 tấn/ha và có thể sẽ cải thiện hơn nữa Về vấn đề nghiên cứu & phát triển (R&D), hiện nay có một nguồn quỹ đặc biệt dành cho nghiên cứu cao su thiên nhiên được phân bổ bởi Quỹ Nghiên cứu Thái Lan chuyên tập trung vào nghiên cứu các ứng dụng của cao su thiên nhiên để gia tăng giá trị Ngoài ra, Thái Lan cũng có những chính sách cùng với Malaysia, Indonesia nhằm ổn định giá trên thị trường khi gặp biến động

Indonesia là một đất nước quần đảo với tổng diện tích tự nhiên trên 1,9 triệu km2 Cao su là mặt hàng đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước Hiện nay, Indonesia là nước xuất khẩu cao su lớn thứ hai sau Thái Lan Diện tích trồng cao su tại Indonesia tăng từ 3,61 triệu ha năm 2015 lên 3,64 triệu ha năm 2016 và năng suất tăng

10 Huy Bùi, Ngọc Thủy (2016) Thai Rubber City beckons investors”, Rubber Asia, 5-6/2016 trang 106-107 từ 1,04 tấn/ha lên 1,05 tấn/ha 11 Sản phẩm cao su của Indonesia được xuất khẩu trên tất cả thị trường chủ yếu là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…

Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều được nhất quán theo chủ trương của Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) giữa ba nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới Đồng thời kêu gọi thêm các nước ở Đông Nam Á tham gia vào Hội đồng này nhằm tạo thế lực điều tiết thị trường cao su toàn thế giới

Để ứng phó với giá cao su giảm mạnh, Chính phủ Indonesia đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Amran Sulaiman tuyên bố rằng Chính phủ và các công ty nhà nước sẽ mua 500.000 tấn cao su trong nước để nâng giá Ngoài ra, các khoản vay ưu đãi cũng được cung cấp cho nông dân nhằm khuyến khích tái canh cây cao su.

 Thu hút vốn đầu tư: Indonesia ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật chế biến theo nhu cầu từng thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng từng loại hàng cho từng thị trường

 Tổ chức hoạt động sản xuất và chế biến: thành lập khu công nghiệp cao su tập trung tạo thuận lợi trong sản xuất, chế biến, giám định chất lượng Thành lập các phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về cao su do nhà nước quản lý để đàm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường cạnh tranh trên thị trường thế giới

Hiện là một trong những nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới, Malaysia đã tiến lên vị trí là nguồn cung cấp cao su đáng tin cậy, nằm trong top 3 thế giới và nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới với doanh thu xuất khẩu 1 tỷ USD (4,38 tỷ RM) Ngành cao su Malaysia đã có sự tăng trưởng đột biến từ những năm 1960, và theo MRB cao su trở thành một ngành quan trọng trong kinh tế Malaysia trong nhiều năm

11 SB Wire (2017) Các nước lớn cắt giảm sản lượng, thế giới vẫn dư cung cao su

12 Hiền Bùi (2016) Indonesia's govt agencies to buy 500,000 T of rubber to support prices – min và đã phát triển tốt nhờ áp dụng các biện pháp mang lại hiểu quả cao cho nền kinh tế nước nhà Cụ thể là:

Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh tiền thân là Công ty cao su Viễn Đông (CEXO) sau khi hợp nhất giữa công ty cao su Đông Dương và công ty cây trồng nhiệt đới Đông Dương của Pháp Được tiếp quản ngày 25/3/1973, năm 1978 thành lập Nông trường quốc doanh Cao su Lộc Ninh Năm 1981 đổi tên thành Công ty Cao su Lộc Ninh, đến tháng 6/2010 chuyển thành Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh.

 Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh

 Tên Tiếng Anh: LocNinh Rubber Company Limited

 Tên giao dịch: Loc Ninh Rubber Co., LTD

 Địa chỉ: Khu phố Ninh Thuận – Thị trấn Lộc Ninh – Huyện Lộc Ninh – Tỉnh Bình Phước

 Website: http://www.locninhrubber.vn

Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đã trở thành một doanh nghiệp lớn, hiệu quả sản suất kinh doanh cao, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện, đã và đang góp phần đáng kể trong việc phát triển của ngành cao su Việt Nam và địa phương Hiện tại Công ty có tổng diện tích là 10.800 ha, trong đó cao su khai thác bình quân 7.000 ha; nằm trải dài trên 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp phía tây bắc tỉnh Bình Phước Toàn Công ty có 12 đơn vị trực thuộc gồm 07 Nông trường, 01 Xí nghiệp Cơ khí - Chế biến, 01 Xí nghiệp Xây Lắp, 01 Bệnh viện đa khoa, 01 Công ty con và cơ quan Công ty Với 4.500 CNVC -

LĐ, trong đó có 250 công nhân đồng bào dân tộc thiểu số Đạt được thành quả đó là nhờ sự nỗ lực lao động quên mình của nhiều thế hệ CB CNV - LĐ Công ty

Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh nhiều năm liền là một trong những đơn vị dẫn đầu của Ngành Những năm qua, Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng xuất sắc như Huân chương Độc lập hạng Ba, Sao vàng Đất Việt năm 2013, Cúp Câu lạc bộ 2 tấn/ha, Bộ thương mại trao tặng cúp vàng ISO, Cúp vàng chất lượng, Cúp doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, Cúp vì sự phát triển cộng đồng, Cúp vàng Doanh nhân tâm – tài, Cúp vàng nông nghiệp, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Bình Phước, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và nhiều bằng khen của Chính Phủ, Bộ, Tỉnh, Ngành

Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính trên địa bàn, thực hiện chủ trương phát triển chung của Chính Phủ và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, năm 2011 Công ty đã triển khai dự án trồng 5.059 ha cao su tại Campuchia, đến nay đã trồng được 3.250 ha với chất lượng rất tốt Thêm vào đó, để phục vụ phát triển kinh tế của nhân dân địa phương Công ty đã mở Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ nhân dân địa phương phát triển cao su tiểu điền Hằng năm, Công ty thực hiện tốt các khoản nộp ngân sách Nhà nước, luôn đồng hành cùng địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ các quỹ từ thiện, nhân đạo, thu tuyển đồng bào dân tộc vào làm công nhân

Với nhiều thành tích trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh Công ty là một điểm sáng của Tỉnh và Ngành: mạnh về kinh tế, vững về an ninh - quốc phòng, nghiêm minh về pháp luật và thực hiện tốt vai trò của Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh

Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh do tổ chức làm chủ sở hữu hoạt động theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của Công ty được sắp xếp theo yêu cầu hoạt động kinh doanh phù hợp với điều lệ của Công ty Hiện tại, Công ty vẫn thực hiện tốt mô hình quản lý này và trong tương lai Công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa theo kế hoạch của Tập đoàn nhằm huy động vốn góp của các cá nhân, tổ chức khác, mở rộng thêm nguồn vốn cho Công ty Nhìn chung, cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty không quá phức tạp, Công ty đã bố trí các phòng ban, nông trường, xí nghiệp vận hành theo quy trình ISO 9001-2000 bằng những nhiệm vụ và chức năng cụ thể, hợp lý

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh có 11 phòng ban với những nhiệm vụ và chức năng cụ thể sau:

 Phòng Hành chánh - Quản trị

Có nhiệm vụ tham mưu – tổng hợp – điều phối – hậu cần Tham mưu giúp Ban lãnh đạo tổ chức và điều hành công việc, đồng thời cũng là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ Lãnh đạo Công ty, kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị; hướng dẫn kiểm tra và chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; tiếp nhận xử lý văn bản đi đến đúng quy trình

 Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương

Xây dựng quy chế, hướng dẫn, tổ chức giám sát công tác tổ chức bộ máy quản lý, công tác nhân sự, điều phối lao động, công tác an toàn lao động, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ và công nhân lao động Xây dựng kế hoạch tiền lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh đúng quy định, trả lương – thưởng đảm bảo công bằng hợp lí Thực hiện việc nâng lương đúng thời hạn, đúng ngạch bậc quy định, không để xảy ra tình trạng truy thu, truy nộp; giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động kịp thời, đầy đủ; tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động

 Phòng Kế hoạch - Đầu tư

Tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ, qua đó từng bước cải thiện năng suất vườn cây Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm ngày càng gia tăng cùng hiệu quả kinh tế cao hơn Việc tuân thủ chặt chẽ các quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản cũng đảm bảo tiến độ và chất lượng các hạng mục đầu tư, đáp ứng yêu cầu đề ra.

 Phòng Tài chính - Kế toán

Chuẩn bị nguồn tiền, thanh toán tiền lương cho các đơn vị trong toàn Công ty, đáp ứng cho nhu cầu XDCB và thu mua mủ cao su nguyên liệu; thực hiện các khoản nộp Ngân sách đúng, đủ theo tiến độ; thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Cục thuế, Cục Thống kê, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN; thường xuyên đối chiếu, thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả, giải quyết nhanh những trường hợp mua vật tư, tranh thiết bị đột xuất để phục vụ cho sản xuất; hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh kịp thời, đầy đủ

Thực hiện công tác việc tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết hợp đồng xuất khẩu mủ cao su, cập nhật thường xuyên giá mủ trên thị trường; lập kế hoạch tiêu thụ và sắp xếp thời gian giao hàng, theo dõi việc thanh toán của khách hàng; giải quyết kịp thời những khiếu nại, sự cố trong quá trình xuất hàng, khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng nhanh gọn, giao hàng đúng hẹn và đầy đủ

Thực hiện quản lý tốt công nghệ chế biến sản phẩm được đa đạng, chất lượng tốt; bảo dưỡng, bảo trì kiểm tra thường xuyên máy móc thiết bị tại nhà máy, phương tiện vận chuyển đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Tiếp tục xây dựng và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin từ các phòng ban

Cơ quan đến đơn vị trực thuộc

Quản lý tốt quy trình kỹ thuật, phối hợp với Viện nghiên cứu cao su VN kiểm tra, giám sát và tư vấn về công tác phòng trị bệnh cho vườn cây, thực hiện các đề tài áp dụng thử nghiệm các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên vườn cây Công tác trồng mới tái canh, công tác chăm sóc vườn cây KTCB thực hiện theo quy trình, thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, cây sinh trưởng và phát triển đồng đều, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn vòng thân cao, có thể rút ngắn thời gian KTCB

 Phòng Quản lý chất lượng

Duy trì áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có hiệu quả, ngày càng cải tiến, phát triển Quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC/17025:2005 và đã được Văn phòng công nhận chất lượng đánh giá giám sát vào ngày 13/10/2014 (VILAS 382) Duy trì và áp dụng quy định chất lượng hàng hóa cho hai sản phẩm cao su SVR và cao su ly tâm được Trung tâm 3 đánh giá chứng nhận về chất lượng sản phẩm hàng hóa của Công ty đạt TCVN

 Phòng Thanh tra - Bảo vệ quân sự

Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - chính trị và xã hội của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ tên chính thức là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là Mỹ, gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức là thủ đô Washington, D.C.) hợp thành Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu Bắc giáp Canada; Nam giáp Mexico và vịnh Mexico; Đông giáp Đại Tây Dương; Tây giáp Thái Bình Dương; bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada, quần đảo Hawaii nằm ở Thái Bình Dương Với diện tích 9.826.675 km2; đứng thứ 3 thế giới sau Nga, Canada Về dân số: 320 triệu người (đến tháng 4/2015), đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ

Hoa Kỳ là một nước Cộng hoà Liên bang Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo cơ chế tam quyền phân lập: quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao Ba cơ quan này hoạt động trên nguyên tắc “kiểm soát và cân bằng lẫn nhau” Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát Đảng Dân chủ quan tâm nhiều đến vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và việc làm cho người nghèo, tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội Điều này dẫn chứng khi ông Barack Obama đại diện Đảng Dân chủ lên làm Tổng thống nhiệm kỳ 2009 – 2017 Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường, quan tâm nhiều đến các giới chủ, thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các tầng lớp trung lưu, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế được thể hiện qua những ngày làm việc đầu tiên của Tân Tổng thống mới Hoa Kỳ - Ông Donal Trump

Hiến pháp Hoa Kỳ - Bộ luật tối cao của đất nước bao gồm quyền thu thuế và điều tiết thương mại giữa các bang và với nước ngoài Tuy nhiên, một số luật của các bang cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu Hoa Kỳ có nhiều luật và điều luật về bồi thường thương mại như: Luật chống bán phá giá, Luật chống trợ giá, tiếp cận thị trường của Luật Thương mại (1974), Luật thuế quan (1930) về chống cạnh tranh không công bằng và vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ Bồi thường thương mại đã trở thành công cụ cạnh tranh của các công ty ở Hoa Kỳ Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ với các nước Họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ các yếu tố pháp lý hiện hành của Hoa Kỳ là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường này

Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu suất cao Tuy nhiên nền kinh tế Hoa Kỳ đã gặp một thách thức lớn đó là cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2007 đã khiến cho nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ đạt hơn 17 nghìn tỷ USD năm 2015 Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương Tăng trưởng GDP giảm mạnh chỉ đạt 1,6% vào năm 2013 Trong quá khứ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân vào khoảng 3% hoặc hơn Cuộc khủng hoảng đã giáng một đòn nặng nề lên nền kinh tế Hoa Kỳ, kể từ đó nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng hơn 2%/năm

Các ngành kinh tế mũi nhọn của Hoa Kỳ gồm: Nông nghiệp chỉ chiếm hơn 1% nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản, sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD/năm Dịch vụ chiếm 77,6% GDP theo ngành bao gồm ngân hàng, khách sạn, bất động sản, kế toán Trong đó, ngành dịch vụ tài chính của

Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới Công nghiệp chiếm 20,8% với các ngành ôtô và phụ tùng ôtô, xe bán tải và máy bay dân sự, chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất,… Tuy nhiên, nền công nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thế giới do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền công nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản Ngành công nghiệp ô tô của Hoa Kỳ được đánh giá cao, nhu cầu và tiêu thụ ô tô ở thị trường này đứng hàng đầu thế giới Tuy nhiên, ngành công nghiệp này lại rơi vào tình trạng khủng hoảng vào cuối năm 2009 Ba hãng chế tạo xe lớn nhất là General Motors, Ford, Fiat Chrysler thông báo tình hình kinh doanh thua lỗ buộc phải thu hẹp sản xuất, tái cơ cấu và xin chính phủ cho vay cứu trợ Nhờ vào các chính sách và gói cứu trợ của chính phủ ngành công nghiệp xe hơi đã có một năm tăng trưởng ngoạn mục chỉ 6 năm sau thời kỳ đen tối nhất của cuộc Đại suy thoái năm 2009 Tổng doanh số bán ra của ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ trong năm 2015 đạt 17,5 triệu xe khi tất cả các hãng sản xuất xe hơi công bố doanh số giảm, đánh dấu sự trở lại đầy hy vọng cho ngành sản xuất ô tô cũng như ngành sản xuất săm lốp của nước này

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế của Hoa Kỳgiai đoạn 2013 – 2015

Kim ngạch XK (tỷ USD) 1,575 1,610 1,610

Kim ngạch NK (tỷ USD) 2,273 2,334 2,347

(Nguồn: Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI)

Trong năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,2%, và tiếp tục giảm xuống còn 5,2% vào cuối năm 2015, đây là mức thấp nhất của tình trạng thất nghiệp kể từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu; lạm phát đứng ở mức 0,2%, và nợ công so với GDP tiếp tục giảm, sau nhiều năm tăng Nền kinh tế Hoa Kỳ đến nay đã dần khôi phục lại nhưng với tốc độ phục hồi còn chậm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% – 25% GDP, mặc dù không cao so với các nước khác nhưng giá trị tuyệt đối là một số rất lớn Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội Hoa Kỳ đang dần phục hồi sau khủng hoảng, chính trị đã được thắt chặt hơn nhờ những chính sách nghiêm ngặt mới ban hành của Tổng thống Donal Trump Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới và là thị trường tiệu thụ lớn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam 2.2.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Hơn 20 năm kể từ ngày Việt Nam – Hoa Kỳ (1995 – 2017) bình thường hóa quan hệ, giao thương giữa hai nước từ con số 0 thương mại hai chiều đã bùng nổ lên lên đến hơn 47 tỷ USD vào năm 2016 Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam Điều này phản ánh nét tiêu biểu nhất trong quan hệ kinh tế hai nước cả về quy mô và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng được tăng cường và phát triển trên nhiều mặt Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận kinh tế như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) (2000), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (2001), Hiệp định Dệt - may (2003), Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (2005), Hiệp định chung về thương mại và đầu tư (TIFA) (2007) Sau khi BTA có hiệu lực, Tổng thống G.W.Bush trao cho Việt Nam Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) 14 Hoa

Theo Quy chế Quan hệ thương mại bình thường, thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh từ 40% xuống còn 4%, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ.

14 GS-TSKH Nguyễn Mại (2012), Mười năm thực hiện BTA Việt Nam – Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất nhưng cũng nhiều thách thức nhất đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ tăng đều qua các năm Cụ thể như sau:

Bảng 2.3 Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm vừa qua Đơn vị: Tỷ USD

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Theo số liệu Thống kê Hải quan, năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 34.94 tỷ USD tăng 20,1% so với năm Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 28 tỷ USD và nhập khẩu hơn 6 tỷ USD Các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa

Kỳ tập chung chủ yếu vào nhóm hàng truyền thống như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản, thủy sản, các linh kiện điện tử Năm 2015, Hoa Kỳ tiếp tục nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với kim ngạch đạt 33.48 tỷ USD tăng 16,8% so với năm

2014 và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25.68 tỷ USD Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 47.20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng hóa trị giá 38.50 tỷ USD, tăng gần 15% so với năm 2015 Nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 8.70 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm

Thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty trong giai đoạn 2014-2016

2.2.1 Kim ngạch, sản lượng xuất khẩu

Trong ba năm qua, sản lượng xuất khẩu của Công ty có nhiều biến động Năm

Năm 2015, sản lượng xuất khẩu của công ty sụt giảm mạnh từ 4,198.27 tấn xuống còn 3,219.29 tấn, tương phản với mức tăng trưởng nhẹ của ngành.

6.68% Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giá mủ trên thị trường giảm sâu đã khiến cho nhiều hộ dân trong địa phương chặt phá vườn cây để trồng sang các loại cây đang có giá trị cao như hồ tiêu dẫn đến lượng thu mua mủ tiểu điền thấp rất nhiều so với mọi năm Đối với Công ty, việc khai thác và chế biến mủ cao su cũng giảm đi nhiều vì chi phí sản xuất tương đối cao, giá bán thì thấp lợi nhuận mang về không lớn Thứ hai, việc thanh lý vườn cây quá tuổi được thực hiện trong năm 2014 đã làm giảm đi diện tích cao su khai thác dẫn đến một phần sản lượng bị giảm Thứ ba, thời tiết không thuận lợi cho công tác thu hoạch mủ, đầu mùa cạo nắng hạn gây gắt kéo dài, Công ty mở cạo trễ hơn một tháng, khi vào cao điểm của mùa cạo thì lại ảnh hưởng của mưa bão nhiều ngày liên tục Qua năm 2016, tình hình sản xuất cũng ổn định hơn vào những tháng cuối năm Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cho các hộ dân tiểu điền và Công ty khai thác và thu hoạch mủ hiệu quả Tuy nhiên do diện tích chặt phá của hộ dân và việc tái canh trồng mới ở diện tích thanh lý khá nhiều nên sản lượng mủ khai thác trong năm giảm đi khiến cho Công ty không đủ sản lượng để xuất khẩu.

Bảng 2.5:Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cao su của Công ty so với toàn ngành Đơn vị tính: SL: Tấn; KN: USD

(Nguồn: Phòng XNK cung cấp)

Kim ngạch xuất khẩu chung của Công ty trong giai đoạn 2014-2015 cũng giảm xuống đáng kể, tốc độ tăng trưởng giảm 42.61% trong khi toàn ngành chỉ giảm 13.97% Hiện tại, giá bán vẫn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp Trong khi đó, giá cao su tự nhiên thế giới là do yếu tố cung cầu thị trường quyết định Từ năm 2010, tiêu thụ cao su liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 3%/năm Tuy nhiên, tăng trưởng nguồn cung giai đoạn này là 4,3%/năm, nhanh hơn so với nhu cầu Đặc biệt, nguồn cung tại khu vực Đông Nam Á, vốn chiếm khoảng 75% nguồn cung cao su thế giới, tăng mạnh do diện tích đưa vào khai thác tăng Điều này khiến giá cao su trên thế giới liên tục sụt giảm từ năm 2012-

2016 Cụ thể, năm 2015 giá bán bình quân Công ty giảm xuống thấp đạt 28.37 triệu đồng/tấn thấp hơn cả giá bán hòa vốn là 30.76 triệu đồng/tấn Việc giá bán giảm mạnh đã ảnh hưởng nặng nề đến kim ngạch đồng thời cũng làm giảm lợi nhuận thu về cho Công ty Hiện nay, mức giá bán cao su của Công ty căn cứ trên hai loại giá là giá công bố của Malaysia (MRB) và giá giao dịch của Singapore (SGX), được tính theo công thức tính giá của Tập đoàn đưa ra, thường thì sẽ thấp hơn so với các nước bạn vì chất lượng sản phẩm còn kém, nguồn cung chỉ chiếm khoảng 8% trên toàn thế giới nên không thể tác động lên giá bán được Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường xuyên tham khảo bảng giá cao su trên các sản giao dịch như sàn giao dịch TOCOM (Nhật Bản), sàn giao dịch SHFE (Thượng Hải), sàn giao dịch AFET (Thái Lan), SICOM (Singapore), The Agricultural Futures Exchange of Thailand, Malaysian Rubber Board, Indian Domestic Rubber Price để điều chỉnh giá bán cho phù hợp với thị trường Năm 2016, tình hình xuất khẩu đã khả quan trở lại và dần hồi phục hơn so với năm 2015 là do tác động giá bán cao su của Công ty Trong quý I/2016 giá cao su trên thị trường giảm mức chạm đáy, khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh cao su đều lo lắng Nhờ thỏa thuận cùng cắt giảm 15% sản lượng xuất khẩu của Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong 6 tháng kể từ ngày 01/03/2016 giúp sản lượng mủ cao su toàn cầu giảm tới 6% trong 6 tháng Mặt khác, do ảnh hưởng của El Nino trong cuối năm 2015 – giữa năm 2016 gây tình trạng khô hạn và thiếu nắng kéo dài tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã làm giảm sản lượng mủ trong khi ba quốc gia này đang chiếm khoảng 66,5% thị phần thị trường cao su thế giới Những điều này làm cho nguồn cung trên thế giới giảm giúp cân bằng cung cầu, ổn định giá cả cao su Quý IV/2016 giá bán cao su đã có chuyển biến tích cực hơn, giá bán bình quân đạt 33.11 triệu đồng/tấn vượt 5.48% so với kế hoạch Nhờ vậy mà kim ngạch xuất khẩu chung của Công ty tăng trưởng trở lại, người dân và công nhân ở các nông trường phấn khởi trong công việc của mình, thi đua lao động để gấp rút vượt kế hoạch vào tháng cuối cùng của năm

Tỷ trọng sản lượng và kim ngạch của Công ty từ năm 2014 – 2016 chỉ chiếm khoảng 0.2% - 0.4% so với toàn ngành Đây là mức tỷ trọng rất thấp, điều này cho thấy xuất khẩu cao su của Công ty vẫn chưa có sự ảnh hưởng lớn Cao su là mặt hàng nông sản chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi giá cả thị trường và giá cả chính là yếu tố tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu chung Lâu nay, các doanh nghiệp và người trồng kinh doanh cao su ở Việt Nam thường căn cứ giá cao su trên các sàn giao dịch hàng hóa trong khu vực, chưa xây dựng được một hệ thống giá cho riêng mình Do đó, giá cao su Việt Nam còn chịu sự chi phối nhiều bởi giá cao su trên thế giới Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu cao su toàn ngành nói chung và của Công ty nói riêng

Vì vậy, xây dựng một sàn giao dịch giá cao su cho Việt Nam là một giải pháp cấp thiết mà Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện

2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Có thể thấy thị trường xuất khẩu cao su chính của Công ty chủ yếu là Hoa Kỳ và các nước trong khối EU, chiếm khoảng 70% tỷ trọng kim ngạch Ngoài ra, cũng có một số nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng nhập khẩu cao su Công ty nhưng với tỷ trọng nhỏ Thị trường xuất khẩu những năm gần đây không có nhiều thay đổi dẫn đầu vẫn là Hoa Kỳ, kế đến là EU và cuối cùng là Ấn Độ Gía bán cao su không có sự khác nhau giữa các thị trường xuất khẩu vì giá bán được Công ty tính theo giá dài hạn tính chung trong một tháng theo sự hướng dẫn của Tập đoàn Vì vậy, khi mức giá thay đổi sẽ ảnh hưởng chung lên tất cả các thị trường xuất khẩu của Công ty

Bảng 2.6: Cơ cấu thịtrường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2014 -2016 Đơn vị tính : USD

(Nguồn: Phòng XNK cung cấp)

Hoa kỳ luôn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm qua Loại mặt hàng mà thị trường này nhập khẩu nhiều nhất là Latex Đây là chủng loại mà rất ít công ty sản xuất được, chỉ một số công ty cao su thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam sản xuất trong đó có Công ty cao su Lộc Ninh Mặt khác, giá của chủng loại này đang dẫn đầu, giúp cho kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này đạt mức cao Năm 2015 kim ngạch ở Hoa Kỳ giảm mạnh là do giá bán Latex giảm sâu, thấp hơn cả giá thành sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh về chủng loại này trong khu vực ASEAN nhiều dẫn tới việc đối tác ép giá mình xuống Đến năm 2016 kim ngạch đã tăng trở lại nhờ mặt bằng giá cao su thế giới tại thời điểm cuối tháng 10/2016 cao hơn khoảng 37% so với thời điểm đầu năm 2016 đã giúp cho giá bán cao su tự nhiên của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể đạt mức trung bình khoảng 32 triệu đồng/tấn Hiện tại, Công ty có đối tác lâu năm là Edgepoint – một công ty thương mại ở Hoa Kỳ chuyên nhập khẩu cao su nguyên liệu và cung cấp cho các nhà sản xuất găng tay y tế, bảo hộ lao động… Công ty chưa tìm đến các nhà sản xuất trực tiếp ra sản phẩm mà còn thông qua trung gian nên thường bị ép giá Hoa Kỳ là một quốc gia có tiềm năng lớn với nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất săm lốp ô tô cần rất nhiều nguyên liệu cao su tự nhiên nhưng Công ty vẫn chưa đánh vào phân khúc thị trường sản phẩm săm lốp Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường và đa dạng hóa khách hàng cùng với sản phẩm của Công ty chưa thực sự được chú trọng đã làm hạn chế việc mở rộng thị phần ở thị trường tiềm năng lớn này Đây là hạn chế mà Công ty cần khắc phục ngay để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong tương lai

Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Công ty là EU chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu Theo các nước cụ thể, khu vực EU có 6 nước nhập khẩu lớn là Pháp, Đức, Hà Lan, Italy, Bỉ, Tây Ban Nha Trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan là những bạn hàng khá lâu năm của Công ty Thị trường này có tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu từ 23% năm 2014 lên 38% năm 2016 là do kim ngạch thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh gấp 16 lần so với EU Tuy cũng chịu ảnh hưởng bởi giá cao su thế giới nhưng đối với thị trường EU Công ty lại có nhiều bạn hàng hơn tránh sự chi phối bởi một đối tác như ở thị trường Hoa Kỳ Các hợp đồng đều được kí kết vào thời điểm giá bán chưa giảm sâu nên giá trị kim ngạch chỉ giảm nhẹ so với năm trước Năm 2016, Công ty đã ký hợp đồng với hai đối tác mới ở Italya và Tây Ban Nha Cũng nhờ giá bán cao su ổn định vào cuối năm nên kim ngạch ở khối EU cũng được phục hồi Mặt hàng chủ yếu được EU nhập khẩu là RSS 3 để phục vụ sản xuất săm lốp Được biết, ngành ô tô ở khu vực này nằm trong top đầu của thế giới với các hãng xe nổi tiếng và hiện đại như Audi (Đức), BMW (Đức), Bugatty (Pháp), Ferrari (Ý), Lamborghini (Ý) EU là thị trường tiềm năng mà Công ty đang khai thác sau Hoa Kỳ với rất nhiều lợi thế và cơ hội khi Việt Nam chính thức kí kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) vào năm 2015 Đây là tin vui cho toàn ngành cao su nói chung và Công ty cao su Lộc Ninh nói riêng muốn phát triển, mở rộng ở thị trường tiềm năng này Đứng vị trí thứ ba về xuất khẩu cao su của Công ty là Ấn Độ Ấn Độ là nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 5 toàn cầu Năm 2014, nhu cầu nhập khẩu cao su của của Ấn Độ tăng lên là do nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước tăng cao, mặt khác chênh lệch lớn giữa giá trong nước và ngoài nước đã khiến cho các doanh nghiệp nước này tăng lượng nhập khẩu cao su nguyên liệu, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 1,387,661.85 USD, chiếm 20% tỷ trọng, chỉ thua EU 3% Nhập khẩu cao su từ nước ngoài với khối lượng lớn đã làm cho nguồn cung trong nước bị dư thừa nên Chính phủ Ấn Độ đã quyết định ban hành chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ ngành cao su trong nước khiến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giảm xuống mạnh Từ đó, kim ngạch xuất khẩu chỉ giao động trong khoảng 280,000 – 285,000 USD/năm Công ty cao su Lộc Ninh là đối tác xuất khẩu vào Ấn Độ những năm gần đây Tuy nhiên, Ấn Độ được đánh giá không phải là thị trường tiềm năng của Công ty vì việc xuất khẩu cao su nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào sản lượng bên trong phía nước bạn

Ngoài ba thị trường chủ lực Hoa Kỳ, EU và ASEAN, Cao su miền Nam còn xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kì, Ai Cập, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng với tỷ trọng thấp Trung Quốc, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, lại không có trong cơ cấu thị trường của công ty.

Sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này dẫn đến rủi ro chỉ cần Trung Quốc ngừng hoặc hạn chế thu mua là Việt Nam sẽ rơi vào cảnh lao đao, tình trạng o ép về giả cả cũng dễ gặp phải Nhận thấy được tình hình đó, Công ty đã chủ trương không xuất khẩu sang thị trường này mà hướng đến các thị trường tiềm năng nhưng ổn định về lâu dài như Hoa Kỳ, EU Trong ba năm qua, mặc dù có nhiều biến động về kim ngạch do giá cả tác động là chủ yếu nhưng Công ty vẫn luôn giữ vững thị trường chính của mình là Hoa Kỳ và EU với nhiều khách hàng nổi tiếng và lâu năm như Edgepoint, Michelin,

Weber… Qua đây, Công ty cần tận dụng cơ hội và sử dụng điểm mạnh của mình để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở những thị trường tiềm năng chính trên

2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Công ty Cao su Lộc Ninh chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cao su thiên nhiên trong và ngoài nước đa dạng về chủng loại nhằm tạo dựng tên tuổi cho Công ty đồng thời mang thương hiệu Cao su Việt Nam vinh danh trên thị trường quốc tế Công ty luôn chủ động sản xuất theo nhu cầu của thị trường để có hợp đồng mua bán dài hạn với các khách hàng truyền thống Các mặt hàng mà Công ty chủ yếu sản xuất và xuất khẩu là Latex, RSS, SVR, CV, RSS CV

Bảng 2.7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tấn

(Nguồn: Phòng XNK cung cấp)

Có thể thấy các mặt hàng như Latex, RSS 3, SVR 3L, SVR 10 là những mặt hàng có lượng xuất khẩu nhiều và luôn có tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm của Công ty Đặc biệt, Latex luôn là sản phẩm được khách hàng lựa chọn nhiều với số lượng lớn nhất đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho Công ty Cao su Latex là loại cao su ly tâm

SL TT SL TT SL TT ±Δ % ±Δ %

TỔNG 4,198.27 100 3,219.29 100 3,118.48 100 (978.98) (23.3) (100.81) (3.13) chất lượng cao, chỉ có một số công ty thuộc Tập đoàn sản xuất được Lộc Ninh là công ty sản xuất Latex với số lượng lớn, chất lượng đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ Hiện tại, thị trường nhập khẩu Latex chính của Công ty là Edgepoint (Hoa Kỳ) Mủ Latex được tính bằng cách lấy giá bán bình quân buổi trưa của Latex do MRB công bố bằng ringgit (RM) (-) tối đa 5% rồi sau đó chia cho tỷ giá bình quân giá mua của RM/USD trong cùng kỳ tính giá (tỷ giá RM/USD được lấy theo công bố của Ngân hàng Quốc gia Malaysia) Hiện tại, Latex là loại cao su có giá cao nhất trên thị trường Tuy chịu ảnh hưởng mạnh bởi giá trên thế giới nhưng mặt hàng này lại có tốc độ giảm chậm nhất so với các loại khác Vì bản thân của cao su ly tâm là chất lỏng chứa hạt cao su phân tán nên rất thuận lợi trong việc định hình sản phẩm như các loại nệm, găng tay (y tế, kỹ thuật), keo dán, bong bóng được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật cũng như cuộc sống hằng ngày Dự báo nhu cầu về mặt hàng này sẽ dần ổn định và còn gia tăng hơn nữa ở những năm tiếp theo

Cao su RSS của công ty gồm các loại RSS 3, 4 và 5 được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất lốp xe nhờ đặc tính ít bị lão hóa và độ cứng cao Vì thế, mặt hàng này được các nước có ngành công nghiệp ô tô lớn tại EU nhập khẩu Dù giá thành cao, song RSS 3 vẫn được ưa chuộng gần đây và được xuất khẩu thông qua một đối tác ở Bỉ Nhờ yêu cầu kỹ thuật cao và nguồn cung ổn định, RSS có vị trí tốt trên thị trường, cho thấy công ty đã nắm bắt được tiềm năng và dự đoán nhu cầu trong tương lai của ngành công nghiệp săm lốp.

Thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty sang Hoa Kỳ giai đoạn 2014-2016

Có thể nói, Hoa Kỳ luôn là thị trường hấp dẫn đối với các công ty xuất khẩu không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới Thế nhưng để có thể xuất khẩu qua thị trường này không phải dễ vì đối tác Hoa Kỳ yêu cầu khá cao tiêu chuẩn chất lượng, nhất là đối với với mặt hàng cao su thì sự cạnh tranh càng gay gắt Tuy nhiên, với chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững, lâu dài, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm vươn ra tìm kiếm thị trường mới, xuất khẩu sang thị trường khó tính như Hoa Kỳ

Bảng 2.8: So sánh kim ngạch xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ của Công ty và Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: USD

(Nguồn: Phòng XNK cung cấp)

Tỷ trọng xuất khẩu cao su của công ty sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 3-6% so với tổng kim ngạch cả nước, do đó đóng góp của công ty vào thị trường này còn thấp Giá cao su giảm 75% sau mức đỉnh 6.500 USD/tấn năm 2011 vì nguồn cung vượt cầu và suy thoái kinh tế toàn cầu Thậm chí, năm 2015, giá bán của công ty còn thấp hơn giá thành sản phẩm, kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh.

Kỳ giảm 1,643,977 USD, tốc độ tăng trưởng giảm 50.7% so với năm trước trong khi đó kim ngạch của toàn ngành chỉ giảm có 17.3% Rõ ràng, Hoa Kỳ là thị trường chính của Công ty nhưng hoạt động kinh doanh xuất khẩu lại chưa thực sự hiệu quả Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm những khách hàng mới, khi mà thị trường này có rất nhiều nhà sản xuất sử dụng cao su tự nhiên để chế biến thành phẩm Chính vì thế mà kim ngạch của Công ty đã giảm rất nhiều so với toàn ngành Tình trạng thặng dư cao su vẫn duy trì ở mức cao vào đầu năm 2016 Nguồn cung toàn cầu tăng lên khi diện tích cao su trồng mới trong giai đoạn 2009 - 2010 đưa vào khai thác Trong khi đó, nhu cầu tăng yếu hơn nguồn cung do kinh tế thế giới phục hồi chậm đã kéo giá cao su trên thế giới giảm mạnh khoảng nửa đầu năm 2016 Nhận thấy được tình hình trên, khối ITRC đã thực hiện việc cắt giảm sản lượng xuất khẩu cao su đồng thời hiện tượng El-nino kéo dài dẫn đến khô hạn ở một số nước sản xuất cao su trọng yếu như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Ấn độ đã làm giảm nguồn cung cao su, giá dầu thô tăng khiến cho giá cao su tăng trở lại trong những tháng cuối năm Tuy mức tăng không nhanh như giai đoạn 2009 – 2011 nhưng đây là tín hiệu đáng mừng cho người trồng cũng như nhà xuất khẩu cao su Nhờ giá mủLatex tăng mạnh mà kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng tăng trở lại đạt 1,882,722 USD, tốc độ tăng trưởng tăng 17,6% so với năm trước

Nhìn chung, giai đoạn này nền kinh tế của Hoa Kỳ đang trong trạng thái phục hồi trở lại nhưng nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa tăng cao cộng thêm giá cả giảm sút trầm trọng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng giảm đi nhiều Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hằng năm mang về nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước Toàn ngành cao su nói chung và Công ty cao su Lộc Ninh nói riêng cần cố gắng củng cố thị trường này và mở rộng thêm thị phần

2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu 2 loại sản phẩm là Latex và SVR 3L Nhưng chủng loại Latex luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì đây là sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng do Hoa Kỳ kiểm định và được ứng dụng sản xuất rộng rãi trong đời sống hằng ngày

Bảng 2.9: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Công ty gđ 2014-2016 ĐVT: Tấn

(Nguồn: Phòng XNK cung cấp)

Latex là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty đồng thời cũng là chủng loại mà thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất Đối tác Hoa Kỳ, công ty Edgepoint rất ưa chuộng sản phẩm Latex của Công ty mình vì chất lượng luôn đạt tiêu chuẩn mà họ đưa ra Trong ba năm qua mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua từng năm Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu lại tăng giảm thất thường là do đối thác thay đổi thời hạn kí kết hợp đồng Thay vì những năm trước khi giá cao su còn cao, khách hàng kí hợp đồng 1 năm với số lượng lớn thì năm 2015 họ quyết định chuyển sang kí hợp đồng ngắn hạn từ 3 – 6 tháng với số lượng nhỏ cho từng đơn để đảm bảo giá nhập khẩu là thấp nhất và dễ quản lý được số lượng nhập khẩu tránh hàng tồn kho nhiều Latex được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật cũng như cuộc sống hằng ngày như sản xuất các loại nệm, găng tay (y tế, kỹ thuật), keo dán Biết được tiềm năng lớn ở thị trường này chính là ngành ô tô phát triển hàng đầu thế giới nhưng công ty vẫn chưa khai thác được tiềm năng ấy, cơ cấu sản phẩm chưa được đa dạng Hầu hết lốp xe ô tô đều có tỉ lệ cao su tự nhiên từ 10% đến 40% Lốp xe lớn hơn và được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi cao hơn tỷ lệ cao su tự nhiên Đây sẽ là cơ hội giúp cho Công ty xâm nhập vào ngành sản xuất săm lốp hiện đang phát triển mạnh tại Hoa Kỳ

SVR 3L là sản phẩm được Hoa Kỳ nhập khẩu với số lượng rất thấp chiếm khoảng 16% năm 2014 và có xu hướng giảm dần Nhu cầu về chủng loại này ở Hoa Kỳ ngày càng ít đi thay vào đó là những chủng loại mang đặc tính tốt hơn trên thị trường như RSS, SVR10, SVR20 Năm 2016, nhu cầu sử dụng mặt hàng này không còn nữa thay vào đó đối tác chuyển sang mặt hàng Latex nhiều hơn Mặt khác, Công ty thấy nhu cầu về sản phẩm SVR 3L ngày càng ít đi và thiếu tính ổn định đối với thị trường, tồn dư nhiều từ các doanh nghiệp trong nước đã đẩy giá bán giảm thấp hơn so với mặt bằng chung các sản phẩm khác, chênh lệch lợi nhuận không cao, tính cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Malaysia thấp đã thúc đẩy công ty đưa ra quyết định việc ngưng sản xuất mặt hàng này vào tháng 9/2016 Đây là quyết định đúng đắn trong việc thực hiện chủ chương của Tập đoàn, linh động thay đổi cơ cấu sản phẩm để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn

Thị trường Hoa Kỳ có cơ cấu sản phẩm nhập khẩu chưa đa dạng, chủ yếu chỉ gồm Latex và SVR 3L Edgpoint tập trung xuất khẩu Latex, duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng Để tăng trưởng, công ty cần quan tâm hơn đến khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của họ, đẩy mạnh marketing, mở rộng sang nhiều bang của Hoa Kỳ để tăng thị phần.

Công ty cao su Lộc Ninh xuất khẩu sang Hoa Kỳ với một hình thức duy nhất là xuất khẩu trực tiếp Do bạn hàng là đối tác đã lâu năm nên việc xuất khẩu trực tiếp trở nên dễ dàng hơn Đây là hình thức xuất khẩu giúp Công ty tiếp cận gần hơn với thị trường, khách hàng Công ty trực tiếp làm việc với đối tác, đàm phán, thảo luận giải quyết các vấn đề tồn đọng để có thể tiến tới kí hợp đồng với những đơn hàng lớn Việc xuất khẩu bằng hình thức này sẽ tăng uy tín cho Công ty, giảm thiểu sự phụ thuộc vào

Tập đoàn, chi phí trung gian qua Tập đoàn cũng giảm bớt làm tăng lợi nhuận cho Công ty Như vậy, hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ là phương án tốt về lâu dài cho Công ty 2.3.4 Giá thành, giá xuất khẩu cao su

Bảng 2.10: Bình quân giá cao su của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Triệu đồng/tấn

% Giá thành bình quân 35.59 35.11 98.65 29.94 30.76 102.84 29.67 29.85 100.98 Giá bán bình quân 37.9 36.49 98.92 31.12 28.37 91.16 31.39 31.76 101.18

(Nguồn: Phòng XNK cung cấp)

Mặc dù năng suất mủ cao su còn thấp nhưng do nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác đơn giản nên giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước trong khu vực Điều này cho thấy rằng Việt Nam cũng là nước có lợi thế tương đối về chi phí giá thành trong việc sản xuất cao su Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá thành sản xuất cao su của Việt Nam cũng đã tăng so với các năm trước đây Không giống như ngành sản xuất cao su tổng hợp vốn đòi hỏi nhu cầu vốn lớn và không cần nhiều lao động, ngành sản xuất cao su thiên nhiên là một ngành thâm dụng lao động Do đặc điểm cần nhiều lao động, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành của cao su Mức này thường khác nhau ở các quốc gia do sự khác nhau về mức lương và năng suất Chi phí nhân công thay đổi theo giá bán cao su, vì vậy các công ty cao su Việt Nam trong đó có Công ty cao su Lộc Ninh thường kiểm soát giá thành bằng cách tính toán chi phí nhân công dựa vào giá bán Nhờ vậy mà giá thành bình quân thực hiện trong ba năm qua đều giảm Năm 2014, giá thành đạt 35.11 triệu đồng/tấn giảm 1.35% so với kế hoạch đề ra Việc giá cao su trên thế giới bắt đầu giảm từ năm 2012 đã khiến Công ty bắt tay vào việc thực hiện tiết giảm tất cả các chi phí liên quan từ chi phí nhân công đến chi phí phân bón nhằm hạ giá thành tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm Tuy nhiên trong hai năm 2015, 2016 mặc dù giá thành có giảm so với năm trước nhưng công ty vẫn chưa hoàn thành tốt so với kế hoạch

Là nước sản xuất cao su lớn thứ 5 thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu nhưng Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% nguồn cung cao su thiên nhiên toàn thế giới Vì vậy, Việt Nam không có khả năng tác động đến giá cao su thế giới mà hoàn toàn phụ thuộc vào giá bán trên thị trường Hội đồng Cao su Quốc tế 3 bên ITRC bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã kêu gọi Việt Nam gia nhập để góp phần giữ giá cao su không xuống thấp khi thị trường xuất khẩu không tốt Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn chưa gia nhập tổ chức này vì những ràng buộc pháp lý của tổ chức như không xuất khẩu khi giá cao su thấp hơn một mức nào đó theo quy định hay giảm sản lượng khai thác khi giá cao su thấp để giảm nguồn cung Do đó Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu cao su mặc dù giá xuống thấp, chỉ cần cao hơn mức giá hòa vốn và không bị ràng buộc bởi 3 quốc gia trên Giá xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung ở mọi thời điểm đều thấp hơn so với giá thế giới từ 10-15% cho tất cả sản phẩm, thậm chí có thời điểm thấp hơn tới 20% Thường giá trị cao su của Việt Nam cùng chủng loại và chất lượng nhưng thua hẳn giá tại NewYork từ 150-500 USD/tấn, ở Kualalumpur từ 100-250 USD/ tấn, tại Singapore từ 100-200USD/tấn Điều này cho thấy, các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội cao su Việt Nam còn thiếu các thông tin cập nhật về giá thị trường bên ngoài do đó hay bị thua thiệt khi buôn bán trao đổi với nước ngoài Hơn nữa khâu xúc tiến, điều tiết hoạt động xuất khẩu còn chưa hiệu quả, còn thiếu tổ chức, mất cân đối về tiến độ xuất khẩu, thương hiệu chưa đủ sức cạnh tranh và dễ bị bạn hàng ép giá Giá bán bình quân thực hiện của Công ty trong hai năm 2014, 2015 đều thấp hơn so với kế hoạch vì hai năm này liên tiếp giá cao su trên thị trường suy giảm nghiêm trọng Có những thời điểm giá xuất khẩu cao su xuống thấp, thấp hơn cả giá thành sản xuất làm ảnh hưởng lớn tới đời sống của người lao động, diện tích trồng cao su của các hộ tiểu điền đều chặt phá và chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn So với năm 2011, mức giá bán bình quân 93 triệu đồng/tấn thì thời điểm này là giai đoạn cực kì khó khăn đối với toàn ngành Năm 2016, sau khi các khu vực sản xuất cao su lớn thực hiện hàng loạt các giải pháp cắt giảm sản lượng, hạn chế tồn kho thì cung cầu đã dần cân bằng lại, tạo lực đẩy đẩy giá cao su phục hồi đã giúp cho giá bán bình quân tăng lên trở lại

Giá thành sản xuất và giá bán là hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Trong bối cảnh cạnh tranh, định giá hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, giành lợi thế trên thị trường Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay của ngành cao su trong nước và thế giới, Công ty cao su Lộc Ninh cũng chịu ảnh hưởng đáng kể Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và cập nhật giá cả để điều chỉnh sản xuất linh hoạt, tránh tồn kho thừa.

Đánh giá về thực trạng xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đã đoàn kết nỗ lực từng bước củng cố, xây dựng Công ty thành một trong những đơn vị hàng đầu của Ngành cao su Việt Nam, khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường trong và ngoài nước

Ban lãnh đạo Công ty giàu kinh nghiệm, hiểu rõ thị trường, chủ động nắm bắt đúng thời cơ cùng với các giải pháp tích cực hạn chế rủi ro, linh hoạt trong điều hành, chỉ đạo sản xuất đã giúp cho Công ty phát huy được tiềm lực của mình tạo dựng uy tín trên thị trường Hiện tại, Công ty đang áp dụng mô hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp (Công ty - Nông trường - Đội - Tổ) nhằm khai thác năng lực của các tập thể, cá nhân trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Đội ngũ cán bộ và nhân viên các phòng ban có trình độ chuyên môn cao, vững về nghiệp vụ, thành thạo các kỹ năng giúp cho quá trình làm chứng từ, thủ tục nhanh chóng nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo số lượng, thời gian giao hàng đúng theo hợp đồng Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ công nhân cạo mủ đạt tay nghề giỏi (trên 94%) Các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc, hạn chế sai sót thường gặp trong kinh doanh - xuất khẩu Mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có liên kết thành một hệ thống làm việc thống nhất

Công ty đã chủ động nghiên cứu sản xuất, chế biến các chủng loại CV10, 20, 50,

60, RSS, Latex LA + HA nhằm đa dạng hóa sản phẩm của mình đồng thời giảm dần tỷ trọng mủ khối SVR 3L và đến nay thì ngừng sản xuất sản phẩm này Mủ tờ RSS và mủ kem Latex do cao su Lộc Ninh sản xuất được xếp top đầu của cao su Việt Nam và đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng Trong các năm qua, Công ty đã duy trì mối quan hệ tốt từ những khách hàng truyền thống ở trong nước lẫn ngoài nước, đặc biệt là đối tác của thị trường EU và Hoa Kỳ Là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam sản xuất thành công mủ RSS1-CV cung cấp độc quyền với giá bán cao cho Công ty Weber & Schaer (Đức) Việc linh động thay đổi cơ cấu sản phẩm thể hiện sự nhạy bén trong hoạt động SXKD của công ty, đồng thời thực hiện theo đúng chủ trương của VRG Khi cung cao su thiên nhiên vượt cầu và chưa có giải pháp hữu hiệu thì uy tín, chất lượng sản phẩm và tập trung nghiên cứu để sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, tăng hợp đồng dài hạn và tăng khách hàng truyền thống là sự sống còn của các doanh nghiệp cao su Học tập kinh nghiệm thu mua mủ tư nhân của

Công ty Cao su Phước Hòa, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đã thành lập Phòng thu mua đóng tại Xí nghiệp Cơ khí – Chế biến (đứng chân trên địa bàn xã Lộc Hiệp) nhằm thực hiện chủ trương của VRG về tăng cường công tác thu mua mủ để hỗ trợ cao su tiểu điền, xây dựng uy tín chất lượng cao su Việt Nam và phát huy hết công suất nhà máy chế biến

Chiến lược kinh doanh của Công ty luôn luôn linh động trong từng thời kì Phương án sản xuất thêm chủng loại, sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng yêu cầu thị trường, tính toán các biện pháp trồng xen canh cây lâm nghiệp, cây ngắn ngày vào vườn cao su trong thời kỳ kiến thiết, thực hiện tiết giảm suất đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, giữ ổn định thu nhập của NLĐ Trong hoàn cảnh thị trường khó khăn từ năm 2014 đến nay nhưng sản xuất kinh doanh của Cao su Lộc Ninh vẫn bảo đảm việc làm cho công nhân và có lãi

Việc trồng mới diện tích cao su, đầu tư trồng mới ra nước ngoài của Công ty có bước tiến mới thể hiện một tầm nhìn và khát vọng vươn mình ra “biển lớn” Sau 5 năm xây dựng dự án trong điều kiện khó khăn, Công ty VKETI (công ty con Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh trồng cao su tại Campuchia) đã hoàn thành trồng mới và chăm sóc hơn 3.843,6 ha cao su giống 100% do cao su Lộc Ninh cung ứng, bảo đảm thuần giống với 8 loại, trong đó hơn 50% là giống RRIV 124 (lai hoa 90-952) cho năng suất cao và gỗ chắc VKETI trở thành mô hình cho nhiều đơn vị trồng cao su học tập Công ty Vketi còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nước bạn giữ gìn được an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ tốt vườn cây, tài sản, bảo vệ môi trường… Công ty cao su Lộc Ninh với nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su thiên nhiên trên diện tích đất được Nhà nước giao và thu mua cao su tiểu điền trên địa bàn, những năm qua, Công ty đã chăm lo và đảm bảo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, các chế độ chính sách như BHXH, BHYT, BHTN, chế độ bồi dưỡng độc hại, chi trả phụ cấp ăn trưa của NLĐ luôn được thực hiện tốt, đúng quy định Hằng năm, Công Đoàn Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho

CNLĐ, còn hỗ trợ cho các trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, gia đình khó khăn Trong dịp lễ, tết tổ chức tặng quà cho những gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn và TNLĐ nặng Các đơn vị cơ sở cũng tổ chức khen thưởng cho các cháu học sinh, sinh viên là con CNLĐ vượt khó học tập đạt khá giỏi Để người lao động luôn gắn kết với đơn vị, yên tâm thi đua lao động sản xuất, Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, các chế độ chính sách cho CBCNV

Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng cho việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải của 2 nhà máy chế biến Xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo phương pháp xử lý công nghệ sinh học của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam Công nghệ này không sử dụng hóa chất và năng lượng để vận hành mà là phương pháp sinh học toàn diện, dựa trên cơ sở 3 quá trình chuyển hóa chính yếu của các chất ô nhiễm dưới tác dụng của các vi sinh vật lên men và Oxy hóa kỵ khí Giải quyết nguồn nước thải đạt yêu cầu đạt yêu cầu của nước thải công nghiệp đạt chuẩn cột A theo quy chuẩn của

Không chỉ thành công trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, Công ty còn được biết đến là một trong những doanh nghiệp của Ngành Cao su Việt Nam và tỉnh Bình Phước có nhiều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương, giúp địa phương xây dựng các công trình xã hội như hệ thống giao thông, đường điện, y tế, giáo dục,… với tổng số kinh phí những năm qua trên 40 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và đồng bào dân tộc, góp phần ổn định cuộc sống của các dân tộc ít người, vùng biên giới Đây là những việc làm rất thiết thực và có nhiều ý nghĩa, gắn kết doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững với cộng đồng xã hội

Bên cạnh những điểm mạnh, Công ty không thể tránh khỏi những hạn chế yếu kém của mình trong nhiều công tác và cần được khắc phục sau:

Thương hiệu cao su của Công ty cao su Lộc Ninh vẫn chưa đủ cạnh tranh với các đối thủ trong nước như Công ty cao su Phước Hòa, Công ty cao su Phú Riềng, Công ty cao su Đồng Nai…cũng như các đối thủ mạnh ở nước ngoài của Thái Lan, Indonesia, Malaysia Mặt khác, do thương hiệu chưa gây được sự chú ý nên Công ty còn ủy thác cho Tập đoàn xuất khẩu dẫn đến thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng của Công ty

Sản xuất chưa được đa dạng hoá một cách phù hợp và tập trung, cao su tự nhiên chưa qua xử lý hầu như không có giá trị gia tăng cao Cơ cấu chủng loại cao su xuất sang Hoa Kỳ vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung ở hai loại sản phẩm là SVR 3L và Latex Cần đẩy mạnh những sản phẩm có chất lượng tốt ứng dụng trong công nghiệp săm lốp để phục vụ ngành công nghiệp ô tô ở Hoa Kỳ

Hiện tại, Công ty vẫn chưa có phòng marketing riêng, việc bán hàng do phòng kế hoạch đầu tư đảm nhận dẫn đến công việc quá tải cho phòng ban, chưa thực hiện tốt vai trò chức năng của mình Hoạt đông marketing chưa được chú trọng nhiều, hầu như các đối tác đều tự tìm đến Công ty để đàm phán và ký hợp đồng Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong tương lai

Với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam được hưởng mức thuế thấp và dễ dàng thâm nhập thị trường thế giới Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, điển hình là Công ty Cao su Lộc Ninh Việc tham gia WTO mở ra cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác lớn ở nhiều nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ.

Tổ chức thương mại, kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm mở rộng thêm nhiều cơ hội giao thương với các nước bạn, hưởng nhiều ưu đãi thuế khi xuất khẩu cao su và có cơ hội thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế

Nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân đang được cải thiện Theo báo cáo mới đây của Công ty Grand View Research – công ty nghiên cứu về thị trường có trụ sở tại Hoa Kỳ – thị trường lốp xe thế giới dự kiến sẽ đạt 334,5 tỷ USD vào năm 2022 15 Ngành công nghiệp ô tô khởi sắc sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su thiên nhiên để sản xuất vỏ xe hồi phục mạnh Đặc biệt là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, các nước Đông Âu Năm

Dự báo xu thế ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình xuất khẩu của Công ty đến năm 2020

2.5.1 Các nhân tố bên ngoài

Nền kinh tế thế giới biến động sẽ gây ra bất lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Từ năm 2014 cho đến nay, nền kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến động Chỉ trong tháng 8/2015 việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 4.6% 16 đã khiến cho thị trường tài chính, chứng khoán và bất động sản toàn cầu đều sụt giảm liên tục Trung Quốc nằm trong khu vực Đông Bắc Á, là một quốc gia có nền kinh tế mạnh đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ Vì vậy khi nền kinh tế này thay đổi thì cả thế giới cũng đều bị ảnh hưởng ngay cả Việt Nam cũng vậy Sự kiện nước Anh chia tay EU sau bốn thập kỷ gắn bó vào giữa năm 2016 đã gây chấn động cho toàn thế giới nói chung và khối liên minh EU nói riêng Và sự kiện gần đây nhất xảy ra trên đất nước Mỹ vào ngày 8/11/2016, ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống kế nhiệm cho ông Barack Obama đã dấy lên nhiều làn sóng với chiều hướng khác nhau Kinh tế Hoa Kỳ dự báo sẽ cải thiện tốt hơn từ năm 2017 – 2020, do các yếu tố cản trở đà tăng trưởng sẽ yếu dần Bất chấp việc đồng USD tăng giá và nhu cầu toàn cầu yếu, xuất khẩu của các doanh nghiệp Mỹ vẫn tăng, giúp thu hẹp mức thâm hụt thương mại Tác động của sự kiện Brexit ảnh hưởng không lớn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ do việc lãi suất trái phiếu giảm và việc nâng lãi suất của FED bị trì hoãn sẽ bù đắp cho việc đồng đô la mạnh lên IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳđạt 2,5% trong năm 2017 Xét về sức mua tính theo USD, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 tiêu dùng toàn cầu, tiếp tục là nước dẫn đầu về thương mại, mặc dù tỷ trọng của Hoa Kỳ trong giá trị xuất nhập khẩu của toàn thế giới sẽ giảm xuống 12% năm 2020 Tỷ trọng của Hoa Kỳ và EU trong tổng thu nhập của thế giới sẽ tương tự mức hiện nay, mỗi khu vực chiếm 20% tính theo sức mua tương đương (PPP) Tăng trưởng GDP tiềm năng của Hoa Kỳ sẽ ở mức gần 3%/năm, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người khoảng 1.8% trong thời gian tới, chủ yếu là do tăng năng suất lao động, kết quả của việc Hoa Kỳ đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) - nhân tố chính tạo nên sự chênh lệch về năng suất lao động 17

Với áp lực từ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với phần thắng thuộc về ứng viên Donald Trump, FED đã tăng lãi suất và đi kèm lộ trình tăng lãi suất mạnh hơn

16 TS Nguyễn Đình Luận (2015) Bối cảnh Trung Quốc phá giá đồng nội tệ: Phản ứng của các thị trường tài chính

17 Cơ quan tính báo kinh tế Anh EIU (2006), Báo cáo ”Foresight 2020: Economic, industry and corporate trends” trong các năm sau, dẫn tới giá USD tăng trên thị trường thế giới Dẫn đến tỷ giá giữa đồng USD/VND dự báo tăng 2% - 4% trong năm 2017 Hầu hết các doanh nghiệp chế biến cao su trong nước đều có tỷ trọng xuất khẩu cao Vì vậy, mọi thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu của các công ty trong ngành trong đó có cao su Lộc Ninh Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện trồng cao su tại Campuchia và Lào, mọi chi phí đều thanh toán bằng USD, vì vậy những biến động trong tỷ giá VND/USD cũng sẽ tác động đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành Ngoài đồng USD thì sự biến động các đồng nội tệ của các nước sản xuất và nhập khẩu cao su lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản cũng ảnh hưởng lên giá cả tác động chung lên hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp

Triển vọng kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng tích cực trong trung hạn, mức tăng dự kiến sẽ cải thiện lên mức 6.3% trong năm 2017 và 2018 nhờ sản xuất nông nghiệp được phục hồi và triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục cải thiện Kỳ vọng lạm phát do nhà nước quản lý ước tính sẽ tăng ở mức vừa phải dưới 5% trong những năm tới do giá hàng hóa và nhiên liệu dần phục hồi Bên cạnh đó, cán cân đối ngoại tiếp tục được cũng cố do cán cân thương mại được cải thiện Bội chi ngân sách dự báo vẫn ở mức cao khoảng 6% GDP nhưng sẽ được điều chỉnh theo cam kết của Chính phủ và đến năm 2020 bội chi ngân sách sẽ giảm xuống còn 3.5% GDP 18 Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo chiều sâu nhằm hỗ trợ cho mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất, chất lượng và hiệu quả Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm tiếp tục cải cách nhằm nâng cao ổn định cho hệ thống ngân hàng và xây dựng các thị trường vốn sâu hơn, cải thiện hiệu suất của khu vực DNNN, tăng cường đầu tư công và tạo thuận lợi cho một khu vực tư nhân năng động hơn và năng suất hơn

2.5.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

18 VOV.VN-WB (2016), Kinh té Việt Nam sẽ cải thiện hơn, GDP năm 2017 dự báo tăng 6.3%

Sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, chính sách và luật pháp của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi đáng kể, bao gồm những chính sách về nhập cư, chống toàn cầu hóa, bảo hộ thương mại, thuế và ngoại giao với các nước lớn như NATO, Trung Quốc, Triều Tiên và Châu Âu Sự kiện Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khiến quy mô thị trường TPP giảm 60%, gây khó khăn cho các quốc gia còn lại trong khối trong việc chấp nhận các nhượng bộ đã thương lượng trước đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn, đặc biệt là trong các ngành dệt may, nông sản và thủy sản Tuy nhiên, ngành cao su lại ít bị tác động Tổng thống Trump đang thực hiện những thay đổi trong chính sách nhằm khôi phục vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế và chính trị sau thời gian suy thoái.

Tình hình chính trị - pháp luật trong nước vẫn ổn định Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước khuyến khích xuất khẩu thông qua những nghị định, thông tư ban hành kèm hướng dẫn Tăng cường xúc tiến hoạt động xuất khẩu bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế như WTO, thương mại đa phương, mở rộng quan hệ thương mại song phương với nhiều nước, tạo điều kiện cho các thương nhân tham gia vào hoạt động ngoại thương Gần đây nhất là việc Việt Nam ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để được hưởng nhiều ưu đãi Ngoài ra Việt Nam còn mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để bắt kịp khoa học công nghệ của các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Đức…Vừa qua đã có nhiều ý kiến cho rằng nên tăng thuế suất xuất khẩu cao su nhằm hạn chế việc xuất khẩu cao su dạng thô, đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước góp phần hạn chế tình trạng nhập khẩu sản phẩm làm từ cao su từ nước ngoài Việc tăng/giảm thuế xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu và giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước Nhưng đó mới chỉ là ý kiến vì hiện tại Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế kèm theo Thông tư số

Theo thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành ngày 16/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, các mặt hàng cao su thiên nhiên (HS 4001), cao su tổng hợp (HS 4002) và cao su hỗn hợp (HS 4005) xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất xuất khẩu 0% Do đó, trong thời gian tới, chính sách thuế xuất khẩu cao su sẽ ít ảnh hưởng đến giá xuất khẩu của doanh nghiệp.

2.5.1.3 Môi trường tự nhiên: Điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh: đây là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, hàng năm chính những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng khai thác và chất lượng cao su của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến nguồn cung của ngành cao su sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trong ngành Trong cuối năm 2015 – giữa năm 2016 do ảnh hưởng của El Nino gây tình trạng khô hạn và thiếu nắng tại Thái Lan, Indonesia sẽ làm giảm sản lượng mủ Bên cạnh đó, nguồn cung cao su thường giảm từ tháng 3 đến tháng 6 (hàng năm) khi cây cao su rụng lá và nông dân ngừng thu hoạch mủ Ngoài những điều kiện về thiên nhiên thì yếu tố dịch bệnh như nhiễm bệnh nấm, vàng lá làm cây bị rụng lá và chết cũng gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trong ngành Vì vậy doanh nghiệp cần theo dõi dự báo của trung tâm nghiên cứu về thời tiết cũng như phòng chống các dịch bệnh cho cây cao su

Quỹ đất trồng cao su: trong nước hiện nay quỹ đất dành cho trồng cao su đang khó mở rộng thêm Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến diện tích và sản lượng cao su của toàn ngành Tuy nhiên hiện Chính phủ đã có những bước đi nhằm mở rộng diện tích trồng cao su sang các nước láng giềng Lào và Campuchia nhằm nâng cao quy mô diện tích cao su của ngành và cả nước Hiện đang hướng đến mục tiêu từ nay đến 2020 sẽ đạt từ 800 ngàn đến 1 triệu ha; vùng Đông Nam bộ cần tiếp tục trồng mới 25,000 ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để ổn định diện tích 390,000 ha cao su; vùng Tây Nguyên sẽ tiếp tục trồng mới khoảng 95,000-100,000 ha để ổn định diện tích 280,000 ha; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp tục trồng mới 10,000-15,000 ha để ổn định diện tích 40,000 ha; vùng Bắc Trung Bộ sẽ trồng khoảng 20,000 ha để ổn định diện tích 80,000 ha Riêng vùng Tây Bắc cần có bước đi phù hợp, không phát triển theo phong trào, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cao su toàn vùng đạt khoảng 50,000 ha Diện tích trồng tại Lào và Campuchia phấn đấu đạt 200,000 ha Riêng đối với Công ty, hiện đang chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản được trồng bên Campuchia để chuẩn bị vào giai đoạn khai thác mủ

Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đã chế tạo ra sản phẩm cao su nhân tạo từ dầu mỏ có thể thay thế cao su thiên nhiên Hiện tại, cao su thiên nhiên (NR) phải cạnh tranh với hơn 170 loại cao su tổng hợp nhưng chủ yếu là các loại cao su thông dụng như cao su Stryren butadiene (SBR), Polybutadienen (BR), Polychloroprene (CR), Nitrile (NBR) và Butyl(HR) Tuy nhiên chỉ ở một tỷ lệ thay thế nhất định vì cao su thiên nhiên có tính chất tốt hơn cao su nhân tạo mà lại thân thiện mới môi trường nên được hầu hết các quốc gia khuyên dùng

Giá dầu ảnh hưởng một cách gián tiếp đến cao su thiên nhiên thông qua sản phẩm cao su tổng hợp Giá dầu giảm sẽ dẫn đến giá cao su tổng hợp giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng này, dẫn đến các nhà sản xuất sẽ tăng cường nhập khẩu cao su tổng hợp nhiều hơn thay cho cao su thiên nhiên và ngược lại Đây là sản phẩm thay thế được ưu tiên hàng đầu của các nhà nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu cao su khi giá cao su thiên nhiên tăng mạnh trên thị trường Theo dự báo mới, OPEC nhận định giá dầu thô thế giới sẽ tăng 5 USD mỗi năm và lên 60 USD/thùng vào năm 2020 19

Còn theo dự báo của WM dự báo giá dầu thô sẽ hồi phục trong giai đoạn cuối năm 2016 sau đợt giảm giá từ 6 tháng cuối năm 2014 Theo đó, giá các loại dầu thô thế giới sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới với mức giá trung bình năm 2016 đối với dầu thô Brent (theo mức giá danh nghĩa) sẽ đạt 60,7 USD/thùng trong 2016, tăng lên 95,4 USD/thùng vào năm 2020 và đạt mức 162,34 USD/thùng vào năm 2035 Trong khi đó,

19 Lê Minh (2016), OPEC: Giá dầu dự báo sẽ tăng 5 USD/năm từ nay đến năm 2020

EIA dự báo mức giá trung bình năm 2016 đối với dầu thô Brent khoảng 37,43 USD/thùng, tăng lên mức 50 USD/thùng vào năm 2017, chạm mức 91,13 USD/thùng vào năm 2025 và đứng ở mức 122,20 USD/ thùng vào năm 2035 20

Biểu đồ 2.5: Dự báo giá dầu thô Brent (giá danh nghĩa) của WM và EIA giai đoạn 2016-2035

2.5.1.5 Nhu cầu ngành sản xuất săm lốp

Ngành săm lốp chiếm đến 70% tiêu thụ cao su toàn cầu, do đó những biến động trong ngành sản xuất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cao su toàn thế giới Đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, đây là hai thị trường ôtô đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Những biến động trong nhu cầu nguyên liệu cao su dành cho sản xuất săm lốp từ những quốc gia này đều sẽ tác động đến nhu cầu cao su trên thế giới Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cao su trên thị trường quốc tế và khu vực trong đó có Việt Nam Cao su thiên nhiên dùng nhiều trong hai ngành lớn là lốp xe và găng tay Đặc biệt, đến hơn 70% cao su thế giới được dùng để sản xuất vỏ xe, trong 30% còn lại, nhu cầu cao su để sản xuất găng tay, nệm… chiếm đa số Vì nhu cầu sử dụng cao su trong sản xuất vỏ xe rất lớn, nên các quốc gia hàng đầu về nhập khẩu cao su đều là những nước có thị trường ô tô phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Đức, Hàn

20 Ths Đoàn Tiến Quyết và các tác giả (2016), Tổng hợp dự báo thị trường dầu thô thế giới giai đoạn 2016-2035

Theo dự báo của LMC Automotive, doanh số bán xe toàn cầu sẽ đạt 117 triệu chiếc vào năm 2020, với sự đóng góp đáng kể từ các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga ước tính sẽ nằm trong top 10 thị trường ô tô lớn nhất Bắc Mỹ và Tây Âu cũng sẽ tăng nhẹ do sự phục hồi kinh tế, trong khi Hoa Kỳ dự kiến đứng thứ hai sau Trung Quốc về doanh số bán xe, cho thấy sự hồi phục của ngành ô tô sau khủng hoảng.

Biểu đồ 2.6: Dự báo doanh sốbán xe các nước năm 2020

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU LỘC NINH ĐẾN NĂM

Quan điểm, định hướng và mục tiêu đề xuất giải pháp

Để ổn định và không ngừng phát triển, Công ty lấy mục tiêu “ Năng su ấ t cao -

Ch ấ t lượ ng t ố t - S ả n ph ẩ m đa d ạ ng - không ng ừ ng c ả i ti ế n - Phát tri ể n b ề n v ữ ng ” làm phương châm kinh doanh của mình Định hướng cho sự phát triển ngành cao su của Công ty tới năm 2020 bao gồm chuyển đổi xuất khẩu cao su nguyên liệu sang phát triển sản xuất cao su công nghiệp và xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cao su nguyên liệu Bên cạnh sản xuất - xuất khẩu cao su là chính, Công ty sẽ mở rộng sang kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật cho phép, thị trường có nhu cầu và có lợi nhuận hợp lý

Nhằm bổ sung nguồn vốn của mình Công ty đang tiến hành Cổ phần hóa theo chủ chương của Tập đoàn cao su Việt Nam Công ty đã đề ra các phương án mở rộng sản xuất kinh doanh như mở rộng đầu tư sang Campuchia nhiều hơn nữa, liên doanh liên kết hợp tác với nước ngoài về đầu tư xây dựng hạ tầng, dây chuyền sản xuất – công nghệ hiện đại để sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, nghiên cứu các dự án về sản phẩm công nghiệp cao su có nhu cầu nội địa và xuất khẩu như công nghiệp săm lốp, băng tải cao su, găng tay y tế, hoạch định chiến lược nguồn nhân lực nhằm phát triển Công ty, nâng tầm sánh bước trên thị trường quốc tế

Hiện nay các nước xuất khẩu cao su như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã nghiên cứu ra các loại giống cây cao su cho năng suất cao, dây chuyền công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao sản lượng, giá thành lại rẻ nhằm cạnh tranh trên thị trường quốc tế Vì vậy, Công ty đã đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để từng bước thực hiện mục tiêu đó

Trước tiên Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh Tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế và chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát triển những cơ hội ở các thị trường giàu tiềm năng như Hoa Kỳ, EU Từng bước giảm thiều loại hình ủy thác xuất khẩu cho Tập đoàn sang sản xuất xuất khẩu trực tiếp nhằm xây dựng thương hiệu và uy tín cho Công ty Nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng tác nghiệp cho công nhân viên thích ứng với xu thế hội nhập hiện nay

Trong quá trình hoạt động, tùy thời điểm mà mục tiêu của Công ty có thể thay đổi Đó là sự an toàn, thị trường, lợi nhuận, quan hệ, uy tín…Nhưng mục tiêu lớn nhất mà công ty luôn mong muốn đạt được là trở thành một nhà cung ứng cao su nguyên liệu và nhà sản xuất ra những sản phẩm cao su công nghiệp lớn mạnh trong nước lẫn ngoài nước với thương hiệu riêng của mình được mọi người biết đến Ban giám đốc cần có những chiến lược mềm dẻo phù hợp với từng mục tiêu đề ra để đạt giá trị cao mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn về cho đất nước Tập trung vốn để đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, phát triển thêm ngành sản xuất cao su công nghiệp tạo ra sản phẩm cuối cùng để có thể đến tay người tiêu dùng Những chiến lược trên được hoạch định trên tầm vi mô vĩ mô Để thực hiện được điều đó Công ty cần thời gian để nắm bắt cơ hội trước biến động của môi trường kinh tế hiện nay.

Phân tích mô hình SWOT của Công ty

Ma trận SWOT là cơ sở để xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Việc xây dựng ma trân này được dựa trên các yếu tố cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty để đề ra các giải pháp hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế

O1: Hội nhập nền kinh tế thế giới: BTA, WTO

O2: Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên phục hồi

O3: Sư giúp đỡ của Tâp đoàn

CN cao su Việt Nam

Hoa Kỳ đang nỗ lực đưa ngành sản xuất ô tô trở lại trong nước thay vì phụ thuộc vào Mexico như trước đây Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ cũng không áp dụng hạn ngạch hoặc biện pháp bảo hộ đối với sản xuất cao su thiên nhiên trong nước, khuyến khích sự cạnh tranh và phát triển ngành này tại thị trường nội địa.

O6: Thuế suất mặt hàng cao su thiên nhiên của Việt Nam được hưởng 0% tại Hoa Kỳ

T1: Môi trường cạnh tranh ngày càng cao T2: Thời tiết biến đổi thất thường T3: Giá cao su trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào giá thị trường thế giới T4: Yêu cầu khách hàng ngày càng cao ĐIỂM MẠNH

S1: Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm

S2: Nguồn công nhân lao động dồi dào

S3: Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng

S4: Đa dạng hóa sản phẩm

S5: Linh động thay đổi cơ cấu sản phẩm

S1,2,3,4+O1,2,3  Nghiên cứu, mở rộng thị trường S5+O4,5,6

 Đa dạng hóa khách hàng vào thị trường chính của Công ty

S4,5 +T1,4  Sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, giữ vững khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng mới ĐIỂM YẾU

W1: Chưa chủ động trong việc tìm kiếm đối tác mới, phụ thuộc nhiều vào khách hàng truyền thống

W2: Chiến lược marketing chưa hiểu quả

W3: Thương hiệu chưa đủ cạnh tranh

W4: Chất lượng sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực

W1,2,3,4+O1,9  Đa dạng hóa khách hàng, xây dựng thương hiệu cho Công ty bằng cách hỏi hỏi kinh nghiệm của các nước khác

W4+O2  Quản lý chất lượng đầu vào nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển qua các thị trường tiềm năng.

W2,3+T1,4Thành lập phòng marketing chuyên trách

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su của Công ty

3.3.1 Giải pháp 1: Nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ

 Nội dung: Có thể nói, Hoa Kỳ luôn là thị trường hấp dẫn đối với các công ty xuất khẩu không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới Đối với Công ty, Hoa Kỳ lại là thị trường xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhưng theo phân tích ở chương 2 thì Công ty vẫn chưa khai thác tối đa ở thị trường này Công ty cần đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững lâu dài để xâm nhập sâu hơn vào Hoa Kỳ, sản xuất những chủng loại mà thị trường cần để tăng uy tín, thị phần ở thị trường khó tính này

 Cách thức thực hiện: Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất và xuất khẩu cao su, Công ty phải xây dựng một chiến lược cụ thể rõ ràng phù hợp với những yêu cầu mà khách hàng Hoa Kỳ đặt ra Vì vậy, Công ty cần thành lập văn phòng đại diện ở New York để dễ dàng tìm hiểu thị trường, nghiên cứu văn hóa kinh doanh, pháp luật ở mỗi tiểu bang đồng thời thực hiện thủ tục Hải quan Hoa Kỳ thuận tiện hơn tránh việc trì trệ hàng tại cảng Công việc mà văn phòng cần thực hiện là thường xuyên báo cáo tình hình tiêu thụ cao su của khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng với số lượng, giá cả, chủng loại, loại nào chiếm tỷ lệ cao nhất, trong tương lai Công ty có thể cung cấp đủ nhu cầu của họ không; đối thủ cạnh tranh mạnh về sản phẩm gì, Công ty có đủ khả năng cạnh tranh để thay thế cho sản phẩm đó không, giá cả mặt hàng cao hay thấp hơn để Công ty điều chỉnh giá phù hợp cạnh tranh trên thi trường Ngoài ra, đại diện New York cũng sẽ giải quyết các vấn đề khi hàng hóa Công ty gặp trục trặc khi làm thủ tục hải quan để tránh việc hàng bị giữ tại cảng phát sinh thêm các khoản chi phí không cần thiết Tham gia các hội chợ triển lãm về cao su và các sản phẩm từ cao su do các tổ chức của Hoa Kỳ thực hiện để tiến hành khảo sát khách hàng về nhu cầu, giá cả, chất lượng, điểm mạnh, điểm yếu của tất cả sản phẩm đồng thời Công ty có thể tìm kiếm khách hàng tại đây Tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu cao su mạnh như Thái Lan, Indonesia, Malaysia vào tất cả các thị trường đặc biệt là Hoa Kỳ Ngoài ra, Công ty cũng có thể thông qua các công ty nghiên cứu thị trường như Harris Interactive, Nielsen…để có những thông tin và dự báo chính xác, tránh sai sót khiến chiến lược không thành công

 Lợi ích dự kiến: Đây là thị trường có tính tiềm năng và ổn định về lâu dài Mặt khác, trong làm ăn họ luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện Vì vậy, tập trung nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ là giải pháp cần thiết và quan trọng đối với Công ty Tuy chi phí bỏ ra có thể là lớn nhưng đổi lại về tương lai Công ty sẽ thu lợi nhuận về nhiều hơn, thương hiệu sẽ được nhiều khách hàng ở Hoa Kỳ biết đến

3.3.2 Giải pháp 2: Đa dạng hóa khách hàng

 Nội dung: Khách hàng của Công ty đa số là những khách hàng truyền thống đã làm việc lâu năm Một số thị trường chính thường chỉ có một khách hàng duy nhất Việc này khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty bị chi phối rất nhiều Đa dạng hóa khách hàng sẽ giúp cho Công ty tăng kim ngạch, mở rộng thị phần, tiếp cận được nhiều khách hàng là nhà sản xuất thay vì những nhà nhập khẩu trung gian

 Cách thức thực hiện: Tại Hoa Kỳ, Edgepoint là đối tác lớn nhất và duy nhất của Công ty với số lượng đơn hàng lớn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch Tuy nhiên, với thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ lại có ngành ô tô phát triển mạnh mẽ thì việc đa dạng hóa khách hàng không phải là chuyện khó Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch mở rộng thêm với các đối tác về lĩnh vực sản xuất săm lốp như Goodyear, Dunlop, Cooper Tire

& Technologies ; các nhà sản xuất bao cao su với thương hiệu lớn như Trojancondom, Envycondom ; các nhà sản xuất sản phẩm thông dụng như nệm, găng tay y tế…Cần trực tiếp tiếp cận với các công ty đối tác để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ, phong cách làm việc của họ, cách thức hoạt động vì đa số là những công ty, tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới Ngoài ra, luật pháp của mỗi tiểu bang khác nhau, trong đó quy định về rào cản kỹ thuật nên Công ty cần quan tâm hơn

 Lợi ích dự kiến: Để có thể xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, trình độ chuyên môn cao để có thể nắm bắt về nhu cầu, thị hiếu, tiêu chuẩn của họ công ty có đáp ứng tốt không Nếu thành công thì giá trị xuất khẩu mà Công ty thu về sẽ rất cao có thể bù đắp qua chi phí cho việc thực hiện giải pháp này

3.3.3 Giải pháp 3: Phát triển thêm ngành chế biến cao su thành phẩm

 Nội dung: Với các điều kiện thuận lợi về vốn, nguồn lao động dồi dào, nguyên liệu khai thác không hạn chế, dây chuyền sản xuất hiện đại thì Công ty có thể phát triển thêm ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su mang lại giá trị gia tăng cao hơn so với cao su nguyên liệu mà còn có khả năng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản phẩm mới

 Cách thức thực hiện: Công ty cần đẩy nhanh quá trình Cổ phần hóa của mình để thu hút thêm vốn đầu tư, máy móc, trang thiết bị xây dựng và đưa vào sản xuất kinh doanh với ngành nghề sản xuất như nệm, gối cao su thiên nhiên bằng nguồn nguyên liệu mủ Latex do Công ty khai thác và chế biến từ vườn cây của đơn vị, nhờ đó đã gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm Ngoài ra, Công ty có thể nghiên cứu đầu tư, liên doanh với các công ty chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su như Caosumina chuyên săm lốp xe, găng tay y tế Khải Hoàn…để kiếm thêm nguồn thu từ các khoản doanh thu khác

 Lợi ích dự kiến: Việc phát triển sản phẩm công nghiệp cao su sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu Ngoài ra việc đa dạng hóa sản phẩm cũng dể dàng hơn, giá cả sẽ không phụ thuộc nhiều vào giá cao su thiên nhiên trên thế giới, đồng thời mang về nhiều lợi nhuận cho Công ty

3.3.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên

 Nội dung: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Công ty Hiện nay, chất lượng sản phẩm của Công ty chưa được đồng đều, một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu của khách hàng đưa ra Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao chất lượng là giải pháp luôn luôn cần thiết trong bất kì thời điểm nào để Công ty tạo uy tín với khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các nước vào thị trường Hoa Kỳ

 Cách thức thực hiện: Để tạo ra sản phẩm tốt thì công tác quản lý chất lượng là công tác cần thiết vì các hàm lượng tạp chất là tiêu chí mà khách hàng quan tâm và là tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm Thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc công nhân trong việc vệ sinh dụng cụ đựng mủ, xây dựng trạm giao mủ hoàn chỉnh Hàng tháng, cử đội kỹ thuật và đội chất lượng xuống từng nông trường để kiểm tra kỹ thuật tay nghề, vệ sinh vườn cây của công nhân, kiểm tra quy trình chế biến mủ của nhà máy Tổ chức tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu mủ tạp từng xe chờ từ nông trường về nhà máy, loại bỏ tạp chất sau khi cán thô bằng cách kiểm tra tay tại băng tải nhựa Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và quản lý phòng thí nghiệm theo chuẩn ISO/IEC/17025:2005 đã được Văn phòng Công nhận chất lượng Việt Nam công nhận Phân loại và sắp xếp hợp lý trong kho, sản phẩm sau khi chế biến được đựng trong các Pallet, khi chất hàng không quá 6 lớp để đảm bảo sản phẩm không bị biến dạng, xuống mẫu Hiện nay, máy móc thiết bị Công ty đã đầu tư nhập khẩu của Malaysia nhưng trong tương lai, Công ty nên mở rộng thêm quy mô sản xuất, từng bước đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại hơn nhằm chuyển đổi cơ cấu chủng loại đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm mà thị trường cần cao như Latex, RSS, SVR10, SVR20…, rút ngắn khoảng cách chênh lệch tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng Chọn giống, lai tạo giống cho năng suất cao, chất lượng mủ tốt và khả năng chịu được sự biến đổi của thời tiết hay dịch bệnh trên cây Liên kết, hợp tác thường xuyên với Viện nghiên cứu cao su Việt Nam để đưa ra các giải pháp về kỹ thuật cạo mủ, thu hoạch mủ, phòng chống bệnh đúng cách mang lại hiệu quả cao

 Lợi ích dự kiến: Việc quản lý giám sát chặt chẽ từ khâu chọn giống, khai thác mủ, chế biến, đóng gói cho đến khâu bảo quản, xếp dỡ sẽ giúp Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong đó Hoa Kỳ là thị trường khó tính nhất hiện nay

3.3.5 Giải pháp 5: Thành lập phòng marketing

 Nội dung: Căn cứ vào tình hình kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua thì việc thành lập phòng Marketing là rất cần thiết Hiện nay công tác marketing của công ty vẫn còn yếu, sơ đồ tổ chức của Công ty vẫn chưa có phòng marketing riêng biệt để thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị về các sản phẩm của Công ty với các thị trường khác nhau Vì vậy, Công ty cần lập phòng marketing riêng biệt chuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược để xâm nhập thị trường thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ

 Cách thức thực hiện: thành lập phòng marketing với hai bộ phận chính: bộ phận bán hàng và bộ phận marketing, số lượng từ 6-8 người với nhiệm vụ và chức năng được phân công rõ ràng Bộ phận bán hàng: tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tránh sự phụ thuộc vào đối tác truyền thống, tạo mối quan hệ cũng như thiết lập các mối quan hệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty, xây dựng thương hiệu canh tranh với các nước trong khu vực Bộ phận marketing: theo dõi từng thị trường theo sự phân công của trưởng phòng Mỗi nhóm sẽ phụ trách tìm kiếm khách hàng có nhu cầu ngắn hoặc dài hạn phù hợp với năng lực của Công ty, am hiểu rõ về thị trường từ kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội để đề ra chiến lược đúng đắn Thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng và lập ra kế hoạch quảng cáo cho Công ty như tạo slogan cho thương hiệu cao su Lộc Ninh để khách hàng dễ nhận biết, chú trọng thiết kế website với nhiều hình ảnh và thông tin cụ thể về sản phẩm và cập nhật giá cả hằng ngày Về trình độ chuyên môn, Công ty cần sắp xếp lại hoặc tuyển thêm nhân viên có năng lực chuyên môn giỏi để có thể đáp ứng nhiệm vụ mà Công ty giao phó Ngoài ra cũng nên học hỏi những chiến lược marketing của các công ty cao su trong nước lẫn ngoài nước để phát triển thêm

Các kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Cao

Để công ty phát triển thuận lợi và bền vững, ngoài những cố gắng và nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cao su Lộc Ninh mà còn có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan và Nhà nước Việt Nam như:

Hoàn thiện hệ thống pháp luận liên quan đến ngành cao su, xây dựng chính sách thúc đẩy đầu tư các ngành công nghệ mũi nhọn sử dụng sản phẩm cao su Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư bằng cách xã hội hóa lĩnh vực trồng cao su, huy động nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến mủ cao su Đầu tư vào công tác dự báo cung cầu, giá cao su: Hiện nay, công tác dự báo cung cầu các nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập nguyên nhân là do trình độ nhận thức, chi phí, kinh nghiệm còn rất kém, các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng chủa việc này Trong tương lai các phương pháp và mô hình dự báo mới trên thế giới nên được áp dụng cho các mặt hàng nông sản tại Việt Nam nói chung và cao su nói riêng Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động này nhất là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn tin, thu thập trực tiếp từ thị trường nhập khẩu, tổng hợp và gửi về kịp thời, phân tích đánh giá một cách hệ thống và khoa học để đưa ra kết quả chính xác cho doanh nghiệp

Hỗ trợ quy hoạch trồng cao su: Do thiếu quy hoạch chặt chẽ đã khiến các khu vực tiểu điền chiếm tỉ trọng cao về diện tích trồng cây nhưng chỉ chiếm hơn 20% sản lượng do năng suất thấp hơn so với khu vực đại điền (vì sử dụng giống cũ, kỹ thuật chăm sóc, khai thác và quản lý còn hạn chế) Nhà nước cần có các chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương đầu tư công nghệ nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cao su; khuyến cáo các đơn vị sản xuất, trồng cao su, nhất là các nông hộ nhỏ trồng cao su dạng tiểu điền không phát triển tự phát (trồng) cây cao su mà nên theo qui hoạch vùng sản xuất của địa phương Có những vùng cao su được trồng trên những vùng đất không thích nghi về độ dốc, nhóm đất, mực nước ngầm, tầng mặt đất dẫn tới năng suất thu hoạch thấp Do đó, cần chuyển sang trồng những loại cây khác công nghiệp khác nhằm sử dụng quỹ đất hiệu quả hơn Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu: giảm bớt các thủ tục thành lập và giải thể công ty đồng thời khuyến khích các công ty xuất khẩu tốt bằng các biện pháp khen thưởng, ưu đãi về thuế, vốn vay từ các quỹ hỗ trợ từ Nhà nước Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng trong xuất khẩu, chú trọng áp dụng các dạng trợ cấp cho phép của WTO và AFTA Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu bằng các chương trình xúc tiến thương mại mang tính chuyên sâu, xây dựng các mối quan hệ ngoại giao tạo điều kiện cho hoạt động thương mại giữa các nước được thuận lợi, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương Cung cấp thông tin về sản phẩm thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm Việt Nam tạo ra nhu cầu và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến sản phẩm cao su: Hiện nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam mới chỉ là sản phẩm thô chủ yếu mới qua sơ chế Trong tương lai gần cần chú ý hoàn thiện hệ thống chế biến mủ cao su – phát triển các xưởng sản xuất nhỏ với các loại sản phẩm phù hợp, nâng cao chất lượng chế biến Trong dài hạn, cần phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, nhất là đổi mới công nghệ Sản phẩm công nghiệp cao su không những có giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu mà còn có cơ hội và khả năng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đòi hỏi phải có vốn lớn, cho nên Nhà nước cần phải thu hút sự đầu tư của nước ngoài để tiếp cận với công nghệ hiện đại, kỹ thuật quản lý tiến tiến, phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, đầu tư khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu, sản phẩm sản xuất ra có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

3.4.2 Đối với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Việt Nam cần xây dựng một chương trình quản lý chất lượng cao su thống nhất để tạo dựng thương hiệu cao su Việt Nam có giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao uy tín ngành cao su Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững Nhãn hiệu chứng nhận "Cao su Việt Nam" do Cục Sở hữu trí tuệ cấp giúp tăng cường nhận biết và tin cậy của người phân phối và người tiêu dùng đối với sản phẩm chất lượng cao và uy tín Bên cạnh xây dựng thương hiệu trong nước, Tập đoàn cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ở các thị trường xuất khẩu cao su trọng điểm.

Xây dựng Sàn giao dịch cao su Việt Nam với hai phương thức đấu giá và thỏa thuận nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu cao su trong nước, minh bạch hóa thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng lớn Việc giao dịch trên sàn sẽ khuyến khích nâng cao tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh cao su vì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên Sàn giao dịch giúp tăng lực lượng mua, bán giá tốt, đồng thời nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, thúc đẩy việc đưa sàn giao dịch đi vào hoạt động sớm.

Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su, tránh dồn quá nhiều vào một thị trường Trung Quốc như hiện nay Tuy Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới và đối với Việt Nam thị trường này chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu nhưng đây không phải là thị trường mà Việt Nam hướng đến Trước mắt, Tập đoàn cần đưa ra chính sách linh động thay đổi thị trường, hướng các đơn vị thành viên xuất khẩu cao su sang các thị trường tiềm năng, ổn định về lâu dài như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Việc tìm kiếm các thị trường mới là hướng đi cần thiết, giúp cho hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam thêm ổn định và đạt giá trị cao hơn Tuy vậy, ngành cao su Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu xâm nhập vào các thị trường châu Âu và Mỹ, qua đó có thể nâng cao hơn giá xuất khẩu và gia tăng kim ngạch của ngành hơn nữa

3.4.3 Đối với Hiệp hội cao su Việt Nam

Hiệp hội cao su Việt Nam cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu mặt hàng cao su xuất khẩu Mở rộng mạng lưới hội viên đến các doanh nghiệp để làm chỗ dựa phát triển cao su tiểu điền và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo tốt quyền lợi của hội viên và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế

Hiệp hội cao su Việt Nam nên triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thu hút khách hàng, đồng thời xây dựng thương hiệu cao su Việt Nam trên trường quốc tế Việc dự báo cung cầu, giá cả cao su trên thị trường quốc tế cũng rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp chiến lược phù hợp Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực, bàn bạc giải quyết các vấn đề trong sản xuất và chế biến, bảo vệ quyền lợi cho các công ty xuất khẩu cao su Việt Nam cũng là những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Công ty Cao su Lộc Ninh vượt qua thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, cần ban hành các chính sách hợp lý từ phía Nhà nước và cơ quan chức năng Những chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt cơ hội trong sân chơi toàn cầu đầy cạnh tranh và biến động.

Có thể thấy rằng ngành cao su vốn là nguồn lợi thế của nước ta từ điều kiện tự nhiên cho đến nguồn lao động nên sẽ còn nhận được nhiều sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía Chính phủ Hơn thế nữa, với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su thực sự có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy vai trò quan trọng của Công ty ở thị trường trong nước và nâng cao hơn vị thế của Công ty ở thị trường nước ngoài Tổng kết những tồn tại của Công ty bên cạnh phương hướng hoạt động, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty đến năm 2020 Những giải pháp và kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế ở Công ty cũng như xu hướng phát triển chung của thế giới Cùng với định hướng phát triển chiến lược ngành cao su của Nhà nước cũng như việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh không ngừng lớn mạnh trong tương lai.

Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay Vì vậy trong giai đoạn tới khi nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm phát sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết điểm của doanh nghiệp nói chung và tiểu điền nói riêng

Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì những tác động từ biến động của thị trường thế giới đến kinh tế chúng ta ngày càng sâu sắc Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ nằm trong hoàn cảnh này Nhất là 90% sản phẩm cao su dùng để xuất khẩu, nên tác động từ bên ngoài đối với ngành cao su sẽ rõ ràng hơn những ngành khác Tham gia WTO, ngành cao su Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng nhận được những cơ hội và tác động tích cực từ quá trình này

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020” đã trình bày thực trạng tại Công ty để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su sang các thị trường tiềm năng giúp Công ty tạo dựng uy tín, khẳng định thương hiệu cao su Công ty - thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế

Cao su Lộc Ninh, tiên phong thực hiện chủ trương Đảng và Nhà nước, luôn tìm ra hướng đi phù hợp để phát triển Doanh nghiệp đang xây dựng chỗ đứng ở thị trường nước ngoài, trong đó có thị trường khó tính như Hoa Kỳ, bất chấp những khó khăn Với những thành quả đạt được, Cao su Lộc Ninh sẽ tiếp tục phát huy, tận dụng thuận lợi sẵn có để tiến xa hơn trên con đường phát triển trong tương lai.

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Linh (2017), T ừ chuy ệ n T ổ ng th ố ng M ỹ Donald Trump mu ố n chuy ể n s ả n xu ấ t ô tô v ề M ỹ đế n làm thép ở Vi ệ t Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Linh (2017)
Tác giả: Bùi Linh
Năm: 2017
2. Công Nhựt, Công Danh, Ngọc Thúy (2016), Malaysia keen on business in India, T ạ p chí Rubber Asia, 01 – 02/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công Nhựt, Công Danh, Ngọc Thúy (2016)
Tác giả: Công Nhựt, Công Danh, Ngọc Thúy
Năm: 2016
3. Công ty Cổ phần chứng khoán MB (2014), Báo cáo phân tích ngành cao su Vi ệ t Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Cổ phần chứng khoán MB (2014)
Tác giả: Công ty Cổ phần chứng khoán MB
Năm: 2014
4. Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (2016), Báo cáo ngành cao su t ự nhiên 5. Cơ quan tính báo kinh tế Anh EIU (2006), Báo cáo Foresight 2020: Economic,industry and corporate trends Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành cao su tự nhiên 5." Cơ quan tính báo kinh tế Anh EIU (2006), "Báo cáo Foresight 2020: Economic
Tác giả: Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (2016), Báo cáo ngành cao su t ự nhiên 5. Cơ quan tính báo kinh tế Anh EIU
Năm: 2006
6. Hiền Bùi (2016) Indonesia's govt agencies to buy 500,000 T of rubber to support prices – min Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiền Bùi (2016)
7. Hiền Bùi (2016), Chi ến lượ c k ế t n ối giao thương củ a chính ph ủ Thái Lan giúp gi ả i quy ế t tình tr ạ ng th ừ a cung cao su Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiền Bùi (2016)
Tác giả: Hiền Bùi
Năm: 2016
8. Huy Bùi, Ngọc Thủy (2016) Thai Rubber City beckons investors”, Rubber Asia, 5 - 6/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy Bùi, Ngọc Thủy (2016) "Thai Rubber City beckons investors
9. Lê Minh (2016), OPEC: Giá d ầ u d ự báo s ẽ tăng 5 USD/năm từ nay đến năm 2020 10. LMC Autimotive (2013), Stander & Poor’s 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: OPEC: Giá dầu dự báo sẽtăng 5 USD/năm từnay đến năm 2020" 10. LMC Autimotive (2013)
Tác giả: Lê Minh (2016), OPEC: Giá d ầ u d ự báo s ẽ tăng 5 USD/năm từ nay đến năm 2020 10. LMC Autimotive
Năm: 2013
12. Ngô Thanh Hồng (2013), Phân tích tình hình xu ấ t kh ẩ u cao su c ủ a Công ty UPEXIM sang th ị trườ ng Hoa K ỳ giai đoạ n 2008 – 2012 và gi ả pháp thúc đẩ y xu ấ t kh ẩ u. Chuyên đề tốt nghiệp, Đại học Tài chính - Marketing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình xuất khẩu cao su của Công ty UPEXIM sang thị trường Hoa Kỳgiai đoạn 2008 – 2012 và giảpháp thúc đẩy xuất khẩu
Tác giả: Ngô Thanh Hồng
Năm: 2013
13. GS-TSKH Nguyễn Mại (2012), Mười năm thự c hi ệ n BTA Vi ệ t Nam – Hoa K ỳ 14. SB Wire (2017) Các nướ c l ớ n c ắ t gi ả m s ản lượ ng, th ế gi ớ i v ẫn dư cung cao su Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười năm thực hiện BTA Việt Nam – Hoa Kỳ 14." SB Wire (2017)
Tác giả: GS-TSKH Nguyễn Mại
Năm: 2012
17. Thanh Danh (2015), Thái Lan thông qua kho ả n tr ợ c ấ p nông nghi ệ p 1,3 t ỷ USD ngày 5/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Danh (2015)
Tác giả: Thanh Danh
Năm: 2015
19. Ths Đoàn Tiến Quyết và các tác giả (2016), T ổ ng h ợ p d ự báo th ị trườ ng d ầ u thô th ế gi ớ i giai đoạ n 2016-2035 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ths Đoàn Tiến Quyết và các tác giả (2016)
Tác giả: Ths Đoàn Tiến Quyết và các tác giả
Năm: 2016
20. TS Nguyễn Đình Luận (2015) B ố i c ả nh Trung Qu ốc phá giá đồ ng n ộ i t ệ : Ph ả n ứ ng c ủ a các th ị trườ ng tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Nguyễn Đình Luận (2015)
21. TS Nguyễn Như Ý (2014), Kinh t ế vĩ mô Đạ i h ọ c kinh t ế TPHCM, NXB Kinh t ế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Nguyễn Như Ý (2014)
Tác giả: TS Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Kinh tếTPHCM
Năm: 2014
22. TS.Nguyễn Xuân Hiệp (2015), Phân tích ho ạt độ ng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u 23. VOV.VN-WB (2016), Kinh t ế Vi ệ t Nam s ẽ c ả i thi ện hơn, GDP năm 2017 dự báotăng 6.3%Các trang web tham kh ả o Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS.Nguyễn Xuân Hiệp (2015), "Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 23." VOV.VN-WB (2016), "Kinh tế Việt Nam sẽ cải thiện hơn, GDP năm 2017 dự báo "tăng 6.3%
Tác giả: TS.Nguyễn Xuân Hiệp (2015), Phân tích ho ạt độ ng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u 23. VOV.VN-WB
Năm: 2016
15. Thanh Danh (2016), Global pneumatic tire market, opportunities & forecasts 2014 – 2022, The Rubber International Magazine Khác
16. Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh t ế - xã h ộ i t ừ năm 20 13-2016 Khác
18. Ths Phạm Gia Lộc (2011), T ậ p bài gi ả ng K ỹ thu ậ t nghi ệ p v ụ ngo ại thương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w