TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỖ DÁN, VÁN ÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH KẺ GỖ TRONG BỐI
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Với lợi thế về nguồn rừng trồng phong phú, có khả năng cung cấp một lượng lớn nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất ván ép, Việt Nam luôn nằm trong top 5 những quốc gia có sản lượng xuất khẩu ván ép lớn nhất trên thế giới (theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế - ITC) Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tăng cường đầu tư vào việc hiện đại hóa các cơ sở sản xuất ván ép, điều này giúp nâng cao tính cạnh tranh hơn về chi phí và chất lượng so với các nhà sản xuất ván ép khác trong khu vực.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ dán, ván ép của Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với giá trị xuất khẩu từ 774 triệu USD năm
2018 đã vọt lên 1,2 tỷ USD vào năm 2021 Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ gỗ dán lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, năm 2022, do ảnh hưởng lạm phát tại các thị trường lớn đã khiến cho giá trị xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam bị sụt giảm giá trị Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dán của Việt Nam trong năm 2022 đạt 1,1 tỷ USD, giảm 8,3% so với năm 2021.
Bên cạnh lạm phát tăng cao, niềm tin tiêu dùng thấp, cuối quý 3/2022, vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có những diễn biến mới đã ảnh hưởng đến toàn ngành gỗ dán xuất khẩu đi thị trường này Trước tình hình các thị trường tiêu thụ lớn đang gặp nhiều biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển sự quan tâm sang một số thị trường tiềm năng khác Trong số đó, thị trường EU cũng được các doanh nghiệp đặt sự quan tâm bởi sự thiếu hụt khoảng 2 triệu m3/năm của thị trường này từ Nga do xung đột Nga - Ukraine sẽ tạo cơ hội rất lớn cho nhiều nhà máy gỗ dán của Việt Nam.
Là một trong những doanh nghiệp hoạt động hơn 13 năm trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ dán, công ty TNHH Kẻ Gỗ cũng không nằm ngoài xu thế đó Trong vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh, thương mại quốc tế của công ty chứng kiến nhiều
2 thay đổi trước sự biến động của nền kinh tế cũng như chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các đơn hàng từ một số thị trường lớn đang thưa thớt dần Công ty đã và đang đề ra những chiến lược để tìm kiếm cơ hội từ các thị trường mới Cuối năm
2023, công ty nhận thấy dấu hiệu tích cực từ thị trường EU khi bắt đầu xuất hiện thêm nhiều đơn đặt hàng đến từ CHLB Đức mặc dù trước đó, EU không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty Nhận thấy nhu cầu đến từ thị trường EU đang có dấu hiệu tăng lên cùng với việc EVFTA được thực thi từ tháng 8/2020 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng gỗ dán, ván ép, Kẻ Gỗ đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất phát từ thực tế đó, sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại doanh nghiệp, em xin đưa ra đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA của Công ty TNHH Kẻ Gỗ” nhằm tìm hiểu về thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của công ty, qua đó đưa ra những giải pháp mang tính thực tế, có tính ứng dụng cao nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng quan nghiên cứu
Cùng với sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giới và khu vực, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam Chính vì vậy, có rất nhiều đề tài về thúc đẩy xuất khẩu được nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau, với nhiều mặt hàng chủ lực của nước ta như dệt may, da giày, nông sản… Đàm Hải Vân (2018), “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ”, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Về cơ sở lý luận, tác giả đã lý giải về khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa, nền tảng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ và các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ Tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam sang thị trường này và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dựa trên việc việc phân tích mô hình SWOT.
Lê Thị Mai Anh (2023), “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân”, Luận văn tiến sĩ, Viện Nghiên cứu chiến lược,
3 chính sách công thương Tác giả có đề cập đến bài học kinh nghiệm, của một số quốc gia về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bên cạnh việc trình bày cơ sở về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung Trong phần thực trạng, tác giả làm rõ về tình hình thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam sang hai thị trường này, tiến hành đánh giá và đề xuất các giải pháp Trong bài luận án, tác giả đã nhấn mạnh vai trò cầu nối của nhà nước trong việc thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cũng như đề ra các khuyến nghị cụ thể đối với các doanh nghiệp.
Dương Văn Hùng (2020), “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn Hà Nội”, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân Tác giả đã làm rõ các lợi thế của các doanh nghiệp tại Hà Nội về mặt thông tin và cơ sở hạ tầng trong việc xuất khẩu giày dép sang EU và nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giày dép Sau khi đánh giá thực trạng về việc thúc đẩy xuất khẩu giày dép, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhấn mạnh đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa ra các kiến nghị về chính sách đối với Hiệp hội và Nhà nước.
Vũ Thị Hạnh và Nguyễn Quốc Vượng (2021), “Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA: Nhận diện và xếp hạng các thuận lợi và rào cản”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Tác giả đã đề cập đến những thuận lợi và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị giúp các
DN này vượt qua các rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, tận dụng tối đa lợi thế từ Hiệp định EVFTA và hướng tới phát triển bền vững.
Phạm Hồng Nhung (2022), “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)”, Luận án tiến sĩ , Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương Tác giả nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trước và sau khi thực thi EVTFA, đánh giá những cơ hội mà hiệp định mang lại, từ đó đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang EU.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đều nghiên cứu trên phạm vi một ngành hoặc một nền kinh tế, không tập trung vào một mặt hàng cụ thể, cũng như nghiên cứu
4 trên góc độ một quốc gia nên tính ứng dụng cho từng doanh nghiệp chưa cao Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường
EU của Công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA” sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng xuất khẩu của một mặt hàng cụ thể và đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung Đánh giá hoạt động và xu hướng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ dán, ván ép sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA của Công ty TNHH Kẻ Gỗ Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này.
Làm rõ cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu cũng như hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường châu Âu trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường châu Âu trong bối cảnh thực hiện EVFTA của Công ty TNHH Kẻ Gỗ.
Từ thực trạng, đánh giá và đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA cho doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết về xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA của Công ty TNHH Kẻ Gỗ.
Các giải pháp từ nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp đến việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Công ty TNHH Kẻ Gỗ.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2020 đến hết tháng 9/2023 Đây là một giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, vừa là thời gian đầu thực thi hiệp định EVFTA, vừa là thời gian đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu gỗ nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Khóa luận sử dụng dữ liệu và số liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp thu thập được từ những dữ liệu công ty cung cấp như: Báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh các năm 2020, 2021, 2022, 9 tháng đầu năm 2023 Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng thông tin thu thập tại trang web của Công ty, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Trung tâm WTO , thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong nước và ngoài nước như các giáo trình, luận án, luận văn, tạp chí, hội thảo, chuyên đề nghiên cứu của ngành may mặc để tìm hiểu nhận định, đánh giá của các tổ chức, chuyên gia về thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép của Việt Nam sang thị trường EU.
Bên cạnh đó, dữ liệu sơ cấp dưới cơ sở là các thông tin thu thập từ quá trình quan sát thực tế và kinh nghiệm rút ra được trong thời gian thực tập, thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp liên quan đến thương mại quốc tế tại Công ty TNHH Kẻ Gỗ.
1.6.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: thống kê các dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2020 – tháng 9/2023 phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của Công ty.
Phương pháp so sánh: Dựa trên các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính và thương mại của Công ty TNHH Kẻ Gỗ, khóa luận sử dụng phương pháp so sánh nhằm thấy được sự chênh lệch qua các năm, trước và trong giai đoạn từ 2020 đến hết tháng 9/2023.
Phương pháp tổng hợp và phân tích: Dựa trên các số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp và phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của công ty Từ đó, rút ra được các kết luận khách quan từ những dữ liệu đã phân tích
6 nhằm làm rõ thành công, tồn tại và nguyên nhân của Công ty TNHH Kẻ Gỗ trong quá trình xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép Dựa trên các cơ sở đó, đưa ra định hướng, đề xuất giải pháp cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép của Công ty trong thời gian tới.
Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường
EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA
Chương IV: Định hướng và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của Công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở lý luận về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập, phân tích theo từng chủ đích nghiên cứu riêng Bùi Xuân Lưu (2001) định nghĩa “xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” trong giáo trình Kinh tế ngoại thương Feenstra and Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong giáo trình Thương mại quốc tế của đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác” Ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Rakesh M Joshi (2005) cũng thống nhất quan điểm về xuất khẩu hàng hóa như của John J Wild trong một công trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế nhưng có bổ sung thêm định nghĩa về các bên tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa: nhà xuất khẩu là người bán sản phẩm có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi nhà nhập khẩu là người mua ở nước ngoài
Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Khoản
Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu hàng hóa chính là việc bán hàng hóa của quốc gia này sang quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Xuất khẩu cùng với nhập khẩu tạo nên thương mại quốc tế Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế đã có từ lâu đời và phát triển đến giai đoạn hiện nay.
2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung Chính vì vậy, nội dung này đã được đề cập nhiều lần trong các bài nghiên cứu khác nhau Khóa luận đề cập đến vai trò của xuất khẩu tham khảo từ bài viết “Góc nhìn chuyên gia: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” của NCS.ThS Trần Thu Trang – Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đăng trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội a Đối với nền kinh tế
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và đa chiều đối với nền kinh tế của một quốc gia trong nhiều cách:
Tăng cường doanh thu và tạo việc làm: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các loại hình kinh tế mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ Xuất khẩu còn có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Tác động đó thể hiện trước hết ở chỗ: sản xuất hàng hoá xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có mức thu nhập ổn định Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
Mở cửa thị trường mới: Xuất khẩu mở rộng phạm vi thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của quốc gia, giúp tăng cường sự đa dạng hóa và ổn định trong kinh tế Điều này giúp giảm rủi ro đối với sự suy giảm trong thị trường nội địa hoặc thị trường chính.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp: Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành có lợi thế cạnh tranh của quốc gia Sự tăng trưởng trong xuất khẩu có thể thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp và hạ tầng hỗ trợ
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải thiện quy trình sản xuất và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất, là một phương tiện truyền dẫn quan trọng để tạo ra vốn, kỹ thuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của nước ta sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng cũng như giá cả Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất để có thể thích nghi được với thị trường
Góp phần vào tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu thường được xem là một trong những động lực chính đằng sau tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trong nền kinh tế tổng thể
Tăng cường dịch vụ và hạ tầng: Để hỗ trợ xuất khẩu, quốc gia thường phải cải thiện dịch vụ và hạ tầng liên quan đến vận chuyển, hải quan, và giao thông Điều này có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cả trong và ngoài quốc gia
Như vậy, hoạt động xuất khẩu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn có thể tạo ra các tác động tích cực rộng lớn đối với phát triển và ổn định của nền kinh tế b Đối với doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và có nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, bao gồm:
Mở rộng thị trường: Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, nơi có tiềm năng tiêu thụ lớn hơn so với thị trường nội địa, mở ra cơ hội để tăng doanh số bán hàng và doanh thu Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng khác nhau
10 Đa dạng hóa thị trường: Dựa vào một thị trường đơn lẻ có thể đặt doanh nghiệp vào rủi ro lớn nếu thị trường này gặp khó khăn Xuất khẩu giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách mở rộng cơ sở khách hàng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tăng cường cạnh tranh: Tham gia vào thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ để cạnh tranh với các đối thủ trên toàn cầu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải không ngừng thúc đẩy sự cải thiện và sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ
Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Thúc đẩy xuất khẩu là quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài”.
Theo Bộ Công Thương: “Thúc đẩy xuất khẩu là quá trình tác động vào các yếu tố thị trường, doanh nghiệp, môi trường kinh doanh để tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”
Có thể thấy, thúc đẩy xuất khẩu là quá trình tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài Mục đích của thúc đẩy xuất khẩu là tăng cường kim ngạch xuất khẩu, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu
2.2.2.1 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng
(1) Mở rộng quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất của doanh nghiệp ra một số lượng hàng hóa trong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ Quy mô sản xuất được quy định liên kết chặt chẽ với quy mô nhà máy sản xuất, số lượng máy móc được lắp đặt và kỹ thuật công nghệ được người sản xuất áp dụng vào quá trình sản xuất
Mở rộng quy mô sản xuất là quá trình tăng cường khả năng sản xuất của một doanh nghiệp hoặc một ngành công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng cường hiệu suất kinh doanh Mở rộng quy mô sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng vì quy mô sản xuất càng lớn thì lượng hàng hóa sản xuất được của doanh nghiệp sẽ càng nhiều Từ đó thúc đẩy những đơn đặt hàng lớn, gia tăng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu Để mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng và kết hợp nhiều phương án khác nhau, như việc tăng cường đầu tư vào việc xây dựng, mở rộng các nhà máy sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị và công nghệ mới, mở rộng đội ngũ lao động trực tiếp, tối ưu hóa quy trình sản xuất Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc mở rộng quy mô nguồn nguyên liệu, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đủ lớn và ổn định để đáp ứng nhu cầu sản xuất mở rộng
(2) Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu
Ngày nay, môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, do đó,các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường một cách thận trọng và tỉ mỉ để đưa ra các quyết định chính xác hơn Nghiên cứu để mở rộng thị trường giúp cho doanhnghiệp lên kế hoạch marketing rõ ràng hơn khi đã hiểu rõ về nhu cầu và yêu cầu củathị trường đó Khi nghiên cứu, cần quan tâm đến các yếu tố như quy mô thị trường,tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân phối và cácvấn đề về pháp luật và chính trị Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được
12 đâu làthị trường mục tiêu để mở rộng, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp gặpphải,… Để mở rộng thị trường thành công, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định những thị trường tiềm năng và xác định được sức cạnh tranh của sản phẩm của mình trong thị trường đó là gì và điều chỉnh cho phù hợp Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các đối tác địa phương hoặc nhà phân phối trong thị trường xuất khẩu để dễ dàng thâm nhập thị trường và tận dụng mạng lưới cung ứng đã có sẵn.Mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi sự cẩn trọng, kiên nhẫn và sự linh hoạt để thích nghi với điều kiện thị trường địa phương và quốc tế.
(3) Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến động thị trường hoặc sự suy giảm nhu cầu cho một mặt hàng cụ thể Nếu một mặt hàng gặp khó khăn, các mặt hàng khác vẫn có thể đảm bảo doanh thu và lợi nhuận Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu cũng giúpmở rộng cơ hội kinh doanh bằng cách tiếp cận nhiều thị trường và khách hàng khác nhau Khách hàng ở các thị trường khác nhau có nhu cầu và sở thích riêng, do đó, việc cung cấp một loạt các sản phẩm có thể tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Ngoài ra, với một danh mục sản phẩm đa dạng, doanh nghiệp có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế do có khả năng cung cấp nhiều giải pháp cho nhu cầu của khách hàng hơn các đối thủ chỉ tập trung vào một hoặc vài loại sản phẩm.
Các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá bằng cách mở rộng các danh mục sản phẩm hay tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm mà vẫn phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với những điều kiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra được cơ cấu sản phẩm hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp Và để đẩy mạnh công tác này các doanh nghiệp chú trọng nhất đến năng lực của đội ngũ thiết kế sản phẩm Vì vậy, đầu tư có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp là đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng để tạo ra được sản phẩm làm hài lòng khách hàng.
2.2.2.2 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất
(1) Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Điều này giúp tạo ra niềm tin từ phía khách hàng, tăng cường cạnh tranh và xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực trên thị trường quốc tế Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến, giảm lãng phí về phế phẩm
Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm trong các khâu sản xuất của mình, từ việc nâng cấp nhà xưởng, nâng cấp các thiết bị sản xuất để lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào cũng cần phải được cẩn trọng Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc mức kinh phí sao cho phù hợp với khả năng và tính cạnh tranh của thị trường Hiện nay, hướng đi cho các doanh nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
(2) Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và nhân lực
Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp xuất khẩu cần vốn cho mọi hoạt động kinh doanh như: mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm Tuy nhiên, nguồn vốn tự có của mỗi doanh nghiệp có hạn nên để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình, doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài Thay vì phụ thuộc vào một nguồn vốn duy nhất, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách kết hợp vốn tự có, vay vốn từ ngân hàng, phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, hoặc hợp tác với các nhà đầu tư Để đạt được hiệu quả cao nhất trong thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung xây dựng, phát triển, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực mộtcách có hiệu quả Tức là đội ngũ lao động của doanh nghiệp phải đảm bảo về chấtlượng, kiến thức vững vàng, có kinh nghiệm và được sắp xếp một cách hợp lý trongcơ cấu
14 lao động của doanh nghiệp Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, phục vụ nhu cầuxuất khẩu ra các thị trường ngoài nước Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách phúc lợi thu hút người tài trung thành, trong đó môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và các trợ cấp đi kèm luôn là quan tâm hàng đầu.
(3) Đầu tư vào công nghệ sản xuất Đầu tư vào công nghệ sản xuất có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bằng cách tăng cường năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Công nghệ sản xuất hiện đại giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất vì công nghệ mới thường đi kèm với các tiến bộ về hiệu quả năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí sản xuất tổng thể Công nghệ sản xuất giúp doanh nghiệp tăng khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn, môi trường và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động và tăng tính ổn định và đồng nhất trong quy trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm Để việc đầu tư vào công nghệ sản xuất mang lại hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của việc đầu tư vào công nghệ sản xuất là gì Từ đó, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình Cần phải đánh giá các ưu và nhược điểm của từng loại công nghệ và chọn lựa phương án tốt nhất Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định các nguồn lực cần thiết để triển khai công nghệ mới, bao gồm tài chính, nhân lực và cơ sở hạ tầng Đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực để triển khai và duy trì công nghệ này Doanh nghiệp cần phát triển một kế hoạch chi tiết để triển khai công nghệ mới, bao gồm lịch trình, ngân sách và các bước thực hiện kết hợp với việc đào tạo để nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả
(4) Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối
Kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp tiến hành đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng, và được coi là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng Kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ tốt nghĩa
Cơ sở lý luận liên quan đến EVFTA về mặt hàng gỗ dán, ván ép
Nội dung EVFTA không nêu cụ thể các quy định đối với riêng mặt hàng gỗ dán, ván ép nhưng có thể hiểu được một số điểm chính về việc xuất khẩu mặt hàng này sang châu Âu từ những cam kết chung và những cam kết về mặt hàng lâm sản nói riêng.
2.3.1 Cam kết về thuế quan
Mặt hàng gỗ dán, ván ép thuộc nhóm mã HS 4412 có 2 dòng sản phẩm trong nhóm mặt hàng này xuất khẩu từ Việt Nam vào EU chịu mức thuế 6% trước khi EVFTA được ký, sau khi EVFTA có hiệu lực sẽ được cắt giảm dần đều về 0% trong vòng 4 năm, chỉ chiếm 1,6% tổng số các dòng thuế mà EU áp cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Ưu đãi đối với gỗ dán có nguồn gốc bền vững: Ngoài việc giảm thuế quan, EVFTA cũng có thể bao gồm các điều khoản về việc ưu đãi các sản phẩm gỗ dán có nguồn gốc bền vững Điều này có thể bao gồm các biện pháp khuyến khích và ưu đãi đặc biệt cho các sản phẩm gỗ dán được chứng nhận có nguồn gốc từ các nguồn lợi phát triển bền vững
2.3.2 Cam kết về kiểm dịch động thực vật
Trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), có các cam kết liên quan đến kiểm dịch động thực vật (phytosanitary inspection) đối với mặt hàng gỗ dán Đây là các biện pháp kiểm soát và xác minh để đảm bảo rằng các sản phẩm thực vật, trong trường hợp này là gỗ dán, không mang theo các loại dịch hại động thực vật khi được xuất khẩu hoặc nhập khẩu Dưới đây là một số điểm chính:
Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: EVFTA cam kết hỗ trợ việc thực hiện và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch động thực vật, như tiêu chuẩn của Hiệp hội Thương mại Thế giới (WTO) và Cơ quan Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC).
Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin: EVFTA khuyến khích việc tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa hai bên về các biện pháp kiểm dịch động
21 thực vật, bao gồm cả việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin về các loại dịch hại thực vật có thể ảnh hưởng đến gỗ dán. Đánh giá rủi ro và quản lý dịch hại: EVFTA có thể bao gồm các biện pháp để đánh giá rủi ro và quản lý dịch hại động thực vật đối với mặt hàng gỗ dán Điều này bao gồm việc xác định các loại dịch hại tiềm ẩn, đánh giá tác động của chúng và phát triển biện pháp kiểm soát hiệu quả.
Chứng nhận kiểm dịch động thực vật: EVFTA có thể yêu cầu các biện pháp chứng nhận kiểm dịch động thực vật cho gỗ dán trước khi được xuất khẩu, nhằm đảm bảo rằng gỗ dán không mang theo các loại dịch hại động thực vật khi xuất khẩu ra thị trường của Liên minh Châu Âu.
2.3.3 Cam kết về thương mại và phát triển bền vững
Cam kết về nguồn gốc và bảo vệ môi trường: EVFTA yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng gỗ dán xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng gỗ được khai thác một cách bền vững và hợp pháp
Cam kết về quản lý và giám sát: EVFTA yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin và dữ liệu cần thiết để giám sát việc thực thi các cam kết liên quan đến gỗ dán và ngành công nghiệp gỗ nói chung Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin về xuất xứ gỗ, quy trình sản xuất và các biện pháp kiểm tra, giám sát
2.3.4 Cam kết về quy tắc xuất xứ
Xác định nguồn gốc và quy tắc xuất xứ: EVFTA yêu cầu Việt Nam và Liên minh Châu Âu xác định các quy tắc cụ thể về xuất xứ của hàng hóa, bao gồm gỗ dán và ván ép Điều này bao gồm việc xác định nguồn gốc của nguyên liệu và quy trình sản xuất của các sản phẩm này.
Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ: Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán và ván ép có thể cần chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ theo EVFTA Chứng nhận này có thể được cấp bởi các cơ quan chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương.
Tuân thủ quy định về nguồn gốc và quy tắc xuất xứ: EVFTA yêu cầu các bên thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng gỗ dán và ván ép được sản xuất và xuất khẩu tuân thủ các quy định về nguồn gốc và quy tắc xuất xứ theo hiệp định.
Phân định nội dung nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA”, do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận có giới hạn nghiêncứu các nội dung để thúc đẩy cho doanh nghiệp sau đây:
(1) Mở rộng quy mô xuất khẩu;
(2) Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu;
(3) Nâng cao chất lượng sản phẩm;
(4) Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu;
(5) Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và nhân lực.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỖ DÁN, VÁN ÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU TẠI CÔNG TY TNHH KẺ GỖ
Tổng quan về công ty TNHH Kẻ Gỗ
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1 Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Kẻ Gỗ
- Tên giao dịch quốc tế: Kego Company Limited
- Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng
- Cơ quan quản lý: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: P.603, Tòa nhà Kim Ánh, Số 1, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 415 Hoàng Tăng Bí, Phường Đức Thắng, Quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Số 9, Đường D52, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần VOT: Thôn Liên Sơn, Xã Tiền Phong, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ dùng 1 lần: Lô G1, KCN Thanh Bình, Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn
- Người đại diện pháp luật: Trịnh Xuân Dương
- Website: www.kego.com.vn
- Email: contact@kego.com.vn
3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kẻ Gỗ được thành lập vào ngày 09 tháng 09 năm 2011 Trong thời gian này, công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất cán chổi (Công ty cổ phần VOT) và bắt đầu xuất khẩu ván độn đến hơn 5 quốc gia Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã trải qua nhiều dấu mốc phát triển quan trọng
Giai đoạn 2012-2023, công ty mở rộng danh sách sản phẩm xuất khẩu với Packing Plywood, Commercial Plywood, Construction Plywood, Core Veneer và Cán chổi gỗ đến hơn 15 quốc gia tại châu Á Trong hai năm tiếp theo, công ty tiếp tục mở rộng danh sách sản phẩm xuất khẩu với Container Flooring Plywood (Gỗ lót container) và Finger Joint Board Vào năm 2015, tổng số quốc gia công ty xuất khẩu là hơn 15 quốc gia với mức tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm là 20%
Giai đoạn 2017-2018 đánh dấu khoảnh khắc công ty khai phá Châu Phi là lục địa xuất khẩu mới, bắt đầu duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu plywood của mình Năm 2019, công ty quyết định xây dựng nhà máy sản xuất đồ dùng ăn một lần làm từ gỗ và tiến thêm một bước gần hơn đến các sản phẩm thân thiện với môi trường Điều này là một cột mốc quan trọng của Công ty TNHH Kẻ Gỗ khi là công ty đầu tiên và dẫn đầu trong lĩnh vực Đồ dùng ăn một lần làm từ gỗ tại Việt Nam vào thời điểm này, khi thị trường vẫn còn xa lạ với các sản phẩm bảo vệ môi trường Cùng lúc đó, công ty mở rộng nguồn nguyên liệu (Plywood & Cán chổi gỗ) để xuất khẩu đến hơn 23 quốc gia và lần đầu tiên xuất khẩu đến Nam Mỹ Cuối năm 2019, công ty tổng hợp tăng trưởng doanh thu lên đến 100% so với năm 2018
Vào cuối năm 2020, công ty ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lên đến 200% so với cùng kỳ và mở rộng danh sách quốc gia xuất khẩu lên hơn 30 quốc gia Công ty cũng mở rộng danh sách sản phẩm xuất khẩu với Laminated Veneer Lumber (LVL) & Medium Density Fiberboard (MDF)
Năm 2021, công ty tiếp tục mở rộng danh sách quốc gia xuất khẩu với sự kiện quan trọng là lần đầu tiên xuất khẩu đến Bắc Mỹ và lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm đồ ăn dùng một lần đến châu Âu Trong năm này, công ty tổng hợp mức tăng trưởng doanh thu lên đến 150% so với năm 2020 và mở rộng danh sách quốc gia xuất khẩu
25 lên hơn 34 quốc gia Danh sách sản phẩm hiện tại bao gồm: Plywood, LVL, Cán chổi gỗ, Dao thìa dĩa sử dụng một lần
Từ đó cho đến nay, trước sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và biến động của nền kinh tế thế giới, Kẻ Gỗ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động và tìm phương hướng phát triển trong tương lai
Tính đến thời điểm hiện tại, Kẻ Gỗ là đơn vị sản xuất và xuất khẩu chuyên nghiệp gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ đến hơn 39 thị trường trên thế giới với 3 dòng sản phẩm chính:
Gỗ dán, ván ép: Kẻ Gỗ cung cấp đa dạng các sản phẩm gỗ dán như gỗ dán bao bì, gỗ dán phủ film, gỗ dán xây dựng và ván sàn container, xe bus với nhiều lựa chọn cho khách hàng về tùy biến quy cách sản phẩm và đóng gói vận chuyển
Dao, thìa, dĩa gỗ dùng 1 lần: Công ty TNHH Kẻ Gỗ là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sản phẩm đồ gỗ dùng một lần, thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần giảm phát thải rác nhựa, bảo vệ môi trường
Cán chổi gỗ: Là một trong các đơn vị xuất khẩu thanh cán gỗ hàng đầu Việt
Nam trong nhiều năm qua, công ty TNHH Kẻ Gỗ hiện đang sản xuất và cung ứng, xuất khẩu hai sản phẩm chính là cán gỗ bọc màng nhựa và cán gỗ chà tự nhiên
Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, Kẻ Gỗ hiện đang nằm trong top 30 công ty xuất khẩu gỗ dán lớn nhất, top 10 công ty xuất khẩu cán chổi gỗ và top 1 công ty sản xuất và xuất khẩu dao thìa dĩa dùng một lần tại Việt Nam
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân lực
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Kẻ Gỗ
(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty TNHH Kẻ Gỗ)
Ban giám đốc: Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, từ việc đưa ra phương hướng, chiến lược đến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh
Phòng kế toán: Quản lý hoạt động kế toán của công ty, quản lý thu chi, quản lý hoạt động kế toán của kho hàng (nhập nguyên liệu, trang thiết bị, xuất hàng…), làm việc với bên ngân hàng để thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, cùng Ban giám đốc đưa ra kế hoạch tài chính cho công ty
Phòng chứng từ: Có nhiệm vụ xin C/O, mở tờ khai hải quan, làm thủ tục thông quan hàng hóa, điều vận và các dịch vụ hỗ trợ bán hàng khác
Phòng kinh doanh: tìm kiếm khách hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đem lại doanh thu lợi nhuận cho công ty
Bộ phận quản lý: có trách nhiệm quản lý kho hàng và điều phối chung hoạt động sản xuất của các nhà máy
Bộ phận QA, QC: giám sát, theo dõi và quản lý để đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng
Khối sản xuất Đội ngũ công nhân sản xuất
Phòng Chứng từ Khối văn phòng
27 Đội ngũ công nhân sản xuất: trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kẻ Gỗ
3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn
Mặc dù doanh thu của công ty đến cả từ việc bán trong nước và xuất khẩu nhưng khoảng hơn 90% doanh thu hàng năm đến từ hoạt động xuất khẩu Trong đó, kết quả kinh doanh của Kẻ Gỗ lại chịu ảnh hưởng lớn từ việc kinh doanh nhóm sản phẩm gỗ dán, ván ép vì đây là nhóm sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty
Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Kẻ Gỗ năm 2020, 2021, 2022)
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 9 tháng đầu năm
2023Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
Trong giai đoạn 2020 – tháng 9/2023, doanh thu của công ty chứng kiến sự biến động rõ rệt, nhìn chung đều có xu hướng tăng dần qua các năm Nếu như năm
2020 là năm chứng kiến mức doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ trước đó thì sang năm 2021, sức tăng trưởng đó tiếp tục được duy trì với doanh thu đạt 323,84 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 138% Năm 2021 là năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ các thị trường lớn như Mỹ và Hàn Quốc vẫn rất khả quan giúp cho hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn được duy trì và mở rộng
Sang đến năm 2022, hoạt động kinh doanh có sự phát triển chậm lại nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương so với năm trước, đạt 391,97 tỷ đồng (tăng 21%) Nguyên nhân là do kể từ quý IV năm này, các thị trường nhập khẩu chính của công ty đều chịu áp lực lạm phát cao khiến nhu cầu tiêu thụ chậm lại
Trong 9 tháng đầu năm 2023, nguồn doanh thu có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu chỉ ghi nhận 256,84 tỷ đồng Nguyên nhân tiếp tục đến từ tình trạng lạm phát gia tăng mạnh khiến cho người dân tại các thị trường lớn thắt chặt chi tiêu Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng tiến hành điều tra lẩn tránh thuế với một số sản phẩm gỗ của Việt Nam khiến cánh cửa xuất khẩu gỗ dán, ván ép cũng dần thu hẹp đối với Kẻ Gỗ nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
Ngoài ra, một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu của công ty đến từ việc cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhưng trong những năm trở lại đây đang có xu hướng giảm dần do sự cạnh tranh về giá thành với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Indonesia
Bảng 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn
Năm Doanh thu (VNĐ) LNST (VNĐ) TSLN (%)
(Nguồn: BCTC công ty TNHH Kẻ Gỗ năm 2020, 2021, 2022 và Phòng Kế toán)
Trái ngược với sự tăng trưởng của doanh thu, tỷ suất lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2020 – tháng 9/2023 Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận đạt 1.64% nhưng sang đến năm 2021, mặc dù lợi nhuận có sự tăng lên rõ rệt nhưng tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 1.08% Nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều loại chi phí tăng lên đáng kể, ví dụ như giá các dịch vụ logistics, chi phí bao bì, container rỗng… Sang năm 2022, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục giảm mạnh bởi việc tăng cường đầu tư cho nhà máy DTD tại Bắc Kạn đã gia tăng chi phí hoạt động cho công ty vào năm này
3.2.2 Khái quát hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn 2020 - tháng 9/2023
3.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu Để tiếp cận thị trường quốc tế, công ty lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, đồng thời cũng là hình thức phổ biến được áp dụng bởi khoảng 90% công ty kinh doanh cùng ngành tại Việt Nam Hình thức này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xây dựng kênh phân phối tại các thị trường nước ngoài
Biểu đồ 3.2 Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn 2020 – tháng 9/2023 (đơn vị: VNĐ)
(Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kế toán)
Năm 2021 chứng kiến kim ngạch xuất khẩu của công ty có bước tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng đạt 141.33% Đây cũng là năm kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam có sự tăng mạnh
Sang năm 2022, kim ngạch xuất khẩu vẫn có sự tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó, chỉ đạt 28.57% Phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Kẻ
Gỗ đến từ mặt hàng gỗ, ván ép nhưng trong năm này, lạm phát cao và chỉ số niềm tin tiêu dùng thấp khiến cho hai thị trường xuất khẩu quan trọng là Mỹ và Hàn Quốc đã giảm sản lượng nhập khẩu kể từ tháng 7 trở đi Bên cạnh đó, vào cuối Quý III năm
2022, các vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã có tác động lớn đến ngành công nghiệp xuất khẩu ván gỗ từ Việt Nam đến Mỹ nói chung và hoạt động xuất khẩu của Kẻ Gỗ nói riêng đến thị trường này
Sang năm 2023, hoạt động xuất khẩu đã có sự phục hồi dần nhưng nhu cầu từ thị trường Mỹ vẫn giảm mạnh Thị trường châu Âu đã dần ổn định sau cơn sốt các
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 9 tháng đầu năm
2023Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng
36 nguồn cung ứng năng lượng giúp công ty đã có nhiều đơn đặt hàng hơn từ thị trường này nhưng không đáng kể
Nhìn chung, trong giai đoạn 2020 – tháng 9/2023, quy mô xuất khẩu của công ty vẫn nằm trong top những doanh nghiệp lớn hoạt động cùng ngành tại Việt Nam Tuy nhiên, những yếu tố đến từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tương đối lớn đến kim ngạch xuất khẩu của công ty trong giai đoạn này
Bảng 3.6 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn
2020 – tháng 9/2023 Thời gian Gỗ dán, ván ép Dao thìa dĩa gỗ Cán chổi gỗ
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Kinh doanh)
Dựa vào biểu đồ, có thể thấy rằng phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Kẻ Gỗ đến từ nhóm sản phẩm gỗ dán, ván ép với tỷ trọng dao động trong khoảng 86-90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2020 – tháng 9/2023 Gỗ dán, ván ép không chỉ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty mà còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của toàn ngành gỗ Việt Nam Sở dĩ gỗ dán, ván ép chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu vì đây vốn là mặt hàng xuất khẩu đầu tiên của công ty từ những ngày đầu thành lập nên đã có được sự quan tâm, đầu tư nhất định Không những vậy, công ty cũng đã xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành trên nhiều thị trường nên có sự duy trì và ổn định tương đối về mặt doanh thu Cùng với đó, nhu cầu về gỗ dán, ván ép trên thế giới đang có xu hướng tăng bởi tính ứng dụng cao trong nhiều hoạt động xây dựng, sản xuất và nhu cầu sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường giúp cho công ty có cơ hội tiếp cận, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới
Khái quát về thị trường EU và các quy định liên quan đến mặt hàng gỗ dán, ván ép khi vào thị trường EU
3.3.1 Thị trường mặt hàng gỗ dán, ván ép tại EU
Theo nghiên cứu của Varsha More (2024) về thị trường gỗ dán toàn cầu và dự báo đến năm 2020, thị trường Liên minh châu Âu (EU) chiếm một phần lớn trong thị trường gỗ dán toàn cầu Tính đến thời điểm hiện tại, EU thường chiếm khoảng 30- 40% thị phần toàn cầu trong ngành gỗ dán
Nhu cầu và tiêu dùng: Tiêu dùng gỗ dán ở EU thường cao, do gỗ dán được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như nội thất, ván sàn, công trình xây dựng và sản xuất đồ gỗ Nhu cầu tăng cao trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành xây dựng và nhu cầu tăng của người tiêu dùng cho sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên
Nguyên liệu và sản xuất: EU có một nguồn cung lớn về nguyên liệu gỗ từ các khu vực như Bắc Âu, Đông Âu và Trung Âu Các quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan, Nga, và Đức là những nguồn cung chính Sản xuất gỗ dán thường tập trung ở các quốc gia có nền công nghiệp gỗ phát triển như Đức, Ba Lan, Ý, và Áo
Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu: Châu Âu thường là một trong những khu vực xuất khẩu gỗ dán lớn nhất và cũng nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm từ các quốc gia khác như Nga, Trung Quốc, Mỹ và Canada Biến động trong thị trường quốc tế, chẳng hạn như các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể ảnh hưởng đến cung cấp và giá cả
Công nghệ và xu hướng: Công nghệ sản xuất gỗ dán tại EU ngày càng tiên tiến, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Xu hướng sử dụng gỗ dán trong xây dựng nhà thông minh và bền vững cũng đang tăng lên
3.3.2 Quy định về hoạt động nhập khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép của EU Đối với mặt hàng gỗ và lâm sản, thị trường EU không yêu cầu về giấy phép nhập khẩu mà chỉ đề ra những quy định đối với việc xuất khẩu những sản phẩm thuộc chính sách an ninh và ngoại giao thông thường, chủ yếu là vũ khí và hoá chất độc hại Một số yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu vào EU (Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, 2021) gồm có:
Quy định về gỗ của EU (EU TR): kiếm soát nguồn gốc hợp pháp của gỗ:
Tất cả gỗ nhập khẩu vào EU cần phải đến từ các nguồn hợp pháp có thể kiểm chứng được EUTR buộc các nhà khai thác phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm của họ Điều này có nghĩa là khi các nhà cung cấp cung cấp gỗ hợp pháp, nhưng không thể cung cấp các giấy tờ đảm bảo vệ tính hợp pháp, thì họ sẽ không thê cung cấp cho thị trường EU
EUTR là một phần của Kế hoạch Hành động Thực thi luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) Một phần khác của kế hoạch là Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPA) - đây là các hiệp định thương mại tự nguyên giữa
EU và các nước xuất khẩu gỗ Nếu một quốc gia thực hiện đầy đủ kế hoạch kiểm soát quốc gia của mình, quốc gia đó sẽ nhận được giấy phép FLEGT của Châu Âu và gỗ xuất khẩu từ quốc gia đó được coi là hợp pháp Tuy nhiên, FLEGT không chứng minh tính bền vững, cũng như không giải quyết nạn phá rừng; chỉ thể hiện tính hợp pháp
Dấu CE cho các sản phẩm gỗ được sử dụng trong xây dựng:
Gỗ hoặc các sản phẩm gỗ được kết hợp lâu dài vào các công trình xây dựng sẽ phải được đánh dấu CE (Conformité Européenne, có nghĩa là 'Tuân thủ Tiêu chuẩn Châu Âu' Chứng nhận CE là chỉ thị an toàn của Liên Minh Châu Âu (EU) thể hiện sản phẩm đã vượt qua một số thử nghiệm nhất định và được phép bán trên thị trường
EU và Khu vực Kinh tế Châu Âu): điều này áp dụng cho cửa số, cửa ra vào, khung, ván sàn và gỗ công nghiệp, cầu thang, gỗ dán nhiều lớp, tấm ván ép, gỗ ốp và gỗ kết cầu Dấu hiệu này cho thấy các sản phẩm tuân thủ các yêu cầu hài hòa về độ bền cơ học, độ ồn định, an toàn cháy nỗ, vệ sinh, sức khỏe và môi trường Các nhà sản xuất sản phẩm xây dựng nêu trên phải cung cấp “Tuyên bố về Hiệu suất" (DoP) kế từ tháng 7/2013
Hóa chất trong gỗ: REACH:
Chất bảo quản asen, creosote và thủy ngân được sử dụng để ngăn ngừa thối rữa và cải thiện độ bền của gỗ, đặc biệt là được sử dụng trong các vật dụng ngoài trời Quy định "Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH)" của Châu Âu không cho phép sử dụng các chất bảo quản này, với một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như gỗ được sử dụng trong lắp đặt công nghiệp hoặc làm tà vẹt đường sắt
Cũng có những hạn chế đối với gỗ (ví dụ: cửa ra vào, khung cửa số và các bộ phận sàn) được xử lý bằng một số loại dầu, vecni keo và sơn mài có thể chứa các chất độc hại Ví dụ, các sản phẩm đã sơn sẽ không được bán trên thị trường nếu nồng độ cadimi bằng hoặc lớn hơn 0,1% trọng lượng của sơn trên đồ đã sơn
Việc sử dụng arsen và tất cả các hợp chất đồng mạ crom, bao gồm đồng arsen mạ crom (CCA), đồng Chrome Boron (CCB) và đồng Chrome florua (CCF), trong chất bảo quản gỗ không còn được phép
Bao bì và việc sử dụng logo trên bao bì cho các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật 15 (ISPM 15):
Sản phẩm từ các nước đang phát triển thường phải đi một quãng đường dài trước khi đến EU Vì vậy, khâu đóng gói cần đặc biệt chú ý nhằm hạn chế các rủi ro hỏng hàng do va đập, nhiệt độ cao, ẩm ướt
Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường
EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA
3.4.1 Thực trạng về mở rộng quy mô sản xuất mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường châu Âu của Công ty TNHH Kẻ Gỗ
Trong số ba sản phẩm kinh doanh của công ty thì gỗ dán là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu nhưng cũng là mặt hàng mà công ty không có nhà máy sản xuất và chính vì thế không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất trực tiếp ra sản phẩm Có một vài nguyên nhân giải thích cho điều này Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại, quy mô của công ty so với toàn ngành vẫn còn nhỏ nên việc tập trung nguồn lực xây dựng một nhà máy gỗ dán của riêng mình là điều tương đối khó khăn Thứ hai, lượng hàng xuất khẩu hàng tháng của công ty không quá lớn (so với công suất trung bình của một nhà máy sản xuất gỗ dán) nên việc xây dựng một nhà máy riêng có thể gây tiêu tốn nguồn lực về máy móc và nhân công Chình vì vậy, hiện tại công ty đã lựa chọn việc tận dụng nguồn gỗ dán đặt hàng từ các xưởng gỗ trong nước
Như vậy, việc mở rộng quy mô sản xuất của Kẻ Gỗ lúc này sẽ không đến từ việc tăng cường đầu tư cho trang thiết bị máy móc và nhà xưởng mà là việc tăng cường mạng lưới nhà cung Trong giai đoạn 2020 - tháng 9/2023, công ty đã không ngừng tìm kiếm và tăng số lượng nhà cung cấp gỗ dán nội địa lên từ 13 nhà cung vào cuối năm 2019 lên thành 18 nhà cung vào năm 2023 (nguồn: số liệu từ phòng Kế toán) Các xưởng gỗ cung cấp sản phẩm cho công ty chủ yếu nằm ở các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang - những nơi gần với nguồn gỗ rừng trồng tập trung (đầu
45 vào của gỗ dán) Một số công ty đối tác nội địa mà Kẻ Gỗ thường xuyên nhập hàng như Công ty TNHH Hùng Phát Wood, Công ty TNHH TMV Plywood, Công ty TNHH TT&H Plywood, Công ty TNHH Thảo Anh Plywood… Nhờ vào việc tăng cường mạng lưới nhà cung cấp nội địa, công ty có thể đáp ứng được lượng đơn đặt hàng nhiều hơn từ khách hàng, từ đó, tăng được doanh thu xuất khẩu sang các thị trường
Bên cạnh đó, công ty cũng cử đại diện từ bộ phận kiểm soát chất lượng đi thăm các xưởng kết hợp với đánh giá thường xuyên về trang thiết bị công nghệ, máy móc và đưa ra những đề xuất hợp lý đối với nhà cung cấp để mở rộng quy mô dây chuyền sản xuất, tăng công suất sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng ngày càng lớn Tuy nhiên, việc này không mang lại kết quả khả quan vì công ty không thể tham gia quá sâu vào vấn đề mở rộng quy mô của từng nhà cung cấp Chính vì vậy, việc tăng số lượng nhà cung lại càng trở nên quan trọng hơn
Việc mở rộng mạng lưới nhà cung là tiền để để công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu và trong giai đoạn 2020 - tháng 9/2023 đã đạt được một số thành quả nhất định
Bảng 3.8 Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu gỗ dán, ván ép của khu vực EU so với tổng doanh thu xuất khẩu toàn cầu của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn 2020 – tháng 9/2023
Thời gian Khu vực EU (tỷ đồng)
Tổng doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ phòng Kinh doanh)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ trọng của khu vực châu Âu trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ dán của công ty khá khiêm tốn, nguyên nhân là do
46 thị trường châu Âu vốn không phải là thị trường chủ lực của Kẻ Gỗ từ những ngày đầu thành lập mà là thị trường doanh nghiệp mới khai thác trong những năm gần đây Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán sang châu Âu vẫn có sự tăng dần cùng với sự tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu Xét về tỷ trọng, nhìn chung cũng có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể, năm 2020 chiếm 12.53%, 9 tháng đầu năm 2023 chiếm 13.12%
3.4.2 Thực trạng về nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường châu Âu của Công ty TNHH Kẻ Gỗ
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và lựa chọn đúng thị trường, công ty đã đầu tư hơn về công tác nghiên cứu thị trường Đối với thị trường châu Âu, trước hết công ty tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua hoạt động phân tích dữ liệu hải quan để phân tích đối thủ cạnh tranh nội địa và những khách hàng lớn đến từ châu Âu của Việt Nam Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành phân tích xu hướng tiêu dùng của thị trường châu Âu, về cả số liệu về nhập khẩu gỗ dán nói chung và xu hướng phát triển của các ngành liên quan như xây dựng, nội thất, bao bì…
Tại châu Âu, một số thị trường nhập khẩu gỗ dán lớn có thể kể đến như Đức,
Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Ý… Tuy nhiên, nhu cầu về loại gỗ dán tại mỗi thị trường lại khác nhau về kích thước, chủng loại… Công ty tiến hành xác định lợi thế của mình là sản phẩm gì, từ đó tìm ra thị trường mục tiêu phù hợp
Sau hoạt động nghiên cứu và xác định được các đối tượng khách hàng tiềm năng, công ty tiếp được thực hiện một số hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng Công ty sử dụng hình thức marketing trực tiếp bằng cách gọi điện liên lạc với khách hàng và tư vấn về các dòng sản phẩm, gửi email chào hàng, sử dụng kênh WhatsApp, Linkedin để tăng độ nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu của công ty
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing, công ty cũng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại để quảng bá sản phẩm của mình và tìm hiểu về xu thế tiêu dùng của các doanh nghiệp từ EU Tại các hội chợ, triển lãm, đội ngũ kinh doanh tích cực trưng bày và giới thiệu đến khách hàng các mẫu sản phẩm gỗ dán của mình Công ty sớm nhận thấy rằng, để thúc đẩy xuất khẩu gỗ dán
47 sang châu Âu, không chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường này, mà còn cần có các công tác back-up và chăm sóc khách hàng thật tốt Bởi khi gỗ dán của công ty không cạnh tranh được về chất lượng hay giá cả với các đối thủ thì hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng sẽ bắt buộc phải trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Tính đến hết tháng 9/2023, công ty mở rộng được số thị trường nhập khẩu tại châu Âu là 5 thị trường Trong đó, có hai thị trường mới trong giai đoạn này là Phần Lan và Bỉ
Bảng 3.9 Cơ cấu thị trường xuất khẩu khu vực EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ giai đoạn 2020 – tháng 9/2023
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 9 tháng năm
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Kinh doanh)
Có thể thấy, Đức vẫn duy trì vị trí là bạn hàng lớn nhất của Kẻ Gỗ tại châu Âu với tỷ trọng quanh mức 39% trong giai đoạn 2020-2022, tuy nhiên sang năm 2023, doanh thu xuất khẩu đến từ Đức lại giảm khá mạnh, được giải thích bởi trong thời gian này, một số khách hàng lớn đã tạm ngừng các đơn đặt hàng vì tình hình kinh doanh khó khăn Đứng vị trí thứ hai là Hà Lan và tiếp đến là Pháp Trong năm 2022, công ty có thêm khách hàng mới tại Phần Lan và Bỉ Vì là thị trường mới khai thác, doanh thu đến từ hai quốc gia này còn khá khiêm tốn
Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của Công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA
Trong hơn 12 năm hình thành và đi vào hoạt động và xuất khẩu sang EU trong hơn 8 năm, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty đối với mặt hàng gỗ dán, ván ép đã đạt được một số thành công nhất định
Thứ nhất, công ty đã có được một lượng nhà cung nhất định để kịp thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Bởi lẽ nếu không có được một nguồn cung ổn định thì dù có nhiều đơn đặt hàng thì doanh nghiệp cũng sẽ không thể có đủ nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng Do không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất rồi xuất khẩu nên biên lợi nhuận của Kẻ Gỗ đối với sản phẩm gỗ dán sẽ không cao như sản phẩm cán chổi và dao thìa dĩa gỗ Chính vì vậy, công ty cũng đã thường xuyên chăm sóc và giữ gìn mối quan hệ với cả nhà cung, không chỉ giúp doanh nghiệp
50 có nguồn đầu vào mà còn tạo điều kiện để thương lượng về mặt giá cả, nhằm tăng lợi nhuận
Thứ hai, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện thường xuyên và song song xuyên suốt quá trình bán hàng Công ty cố gắng thực hiện đa dạng các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại, marketing để tăng độ nhận diện thương hiệu của mình Công ty đã tương đối thành công trong việc chinh phục những khách hàng khó tính đến từ Liên minh châu Âu và gia tăng được số lượng thị trường tại khu vực này theo từng năm, được thể hiện qua doanh thu xuất khẩu của công ty Tỷ trọng doanh thu đến từ khu vực EU cũng chứng kiến sự tăng dần theo thời gian
Thứ ba, bằng việc mở rộng mạng lưới nhà cung, công ty đã mở rộng danh sách sản phẩm lên 8 dòng sản phẩm chính với đa dạng về kích thước diện tích và độ dày Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng tạo điều kiện cho công ty tiếp cận được với nhiều khách hàng mới đến từ nhiều lĩnh vực và thị trường khác nhau
Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty hiện tại được thực hiện tương đối thủ công và được đảm nhận bởi bộ phận kinh doanh Đội ngũ nhân lực trẻ và nhạy bén với cái mới nhưng lại chưa đủ kiến thức chuyên môn về phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá một cách chính xác về nhu cầu và xu hướng của thị trường Bên cạnh đó, hoạt động marketing cũng chưa được tiến hành một cách bài bản và có hệ thống mà diễn ra tương đối bộc phát
Thứ hai, công ty có sự mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu thông qua các công ty thương mại, điều này khiến cho công ty bớt đi sự chủ động trong việc tiếp cận khách hàng để phát triển sản phẩm phù hợp
Thứ ba, do không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, công ty gặp nhiều trở ngại trong việc kiểm soát chất lượng gỗ dán xuất khẩu Mặc dù có sự tham gia và kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi tình trạng sản phẩm lỗi, không đủ tiêu chuẩn, đặc biệt là đối với những nhà cung cấp mới
3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty đến từ một số nguyên nhân về cả chủ quan và khách quan
Về nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, quy mô của Kẻ Gỗ thuộc doanh nghiệp cỡ nhỏ gây nhiều trở ngại trong việc chuyên môn hóa nguồn nhân lực Công ty không có phòng ban marketing và nghiên cứu thị trường riêng nên bộ phận kinh doanh phải đảm nhận tất cả các công việc từ phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng, xúc tiến thương mại đến những nghiệp vụ nhỏ nhất liên quan đến marketing như SEO marketing, đăng bài trên các trang thương mại điện tử… Điều này có thể khiến cho đội ngũ nhân viên công ty bị phân tán nguồn lực mà lại không đem lại hiệu quả
Thứ hai, tính chất hoạt động kinh doanh của công ty đối với mặt hàng gỗ dán, ván ép hiện tại là mua qua, bán lại nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như việc nâng cao hiệu suất sản xuất, từ đó cũng khiến cho công ty khó chủ động được về mặt giá cả Chính vì vậy, công ty sẽ cần phải nâng cao sức cạnh tranh về các khía cạnh khác ngoài sản phẩm
Thứ ba, hạn chế về nguồn vốn đầu tư Mặt hàng gỗ dán, ván ép vốn không phải là một mặt hàng có biên lợi nhuận cao, lại qua quá nhiều bên trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng nên lợi nhuận càng mỏng Không những vậy, nguồn lợi nhuận đến từ mặt hàng gỗ dán một phần đã được công ty sử dụng để đầu tư xây dựng nhà máy cho hai dòng sản phẩm còn lại là cán chổi gỗ và dao thìa dĩa gỗ nên việc quay vòng vốn cho đào tạo nhân lực hay đầu tư cho marketing lại càng gặp nhiều khó khăn
Về nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, nền kinh tế toàn cầu thường xuyên có sự biến động dẫn đến sự biến động trong cung – cầu của mặt hàng gỗ dán, cũng như sự gia tăng về các chi phí logistics trong những năm gần đây phần nào gây khó khăn cho công ty trong việc nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường EU
Thứ hai, thị trường EU vốn là một “người tiêu dùng” khó tính với những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe đối với sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người và môi trường, đặt ra nhiều thử thách cho công ty trong việc đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn không chỉ về chất lượng mặt hàng gỗ dán mà còn cả các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo tồn đa dạng sinh học…
ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỖ DÁN, VÁN ÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH KẺ GỖ TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN EVFTA
Triển vọng và định hướng xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA
4.1.1 Triển vọng xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU
Báo cáo Theo dõi thị trường của Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) chỉ ra rằng các nhà nhập khẩu thuộc EU đánh giá cao việc cải tiến về công nghệ đối với các sản phẩm gỗ của Việt Nam Những cải tiến này vượt trội so với các quốc gia châu Á khác và ngày càng có khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cao của thị trường EU Theo báo cáo thị trường gỗ nhiệt đới tháng 7/2019, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất tại thị trường EU Danh tiếng của đồ gỗ từ Việt Nam cũng dần được nâng cao do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cung cấp các đơn hàng số lượng lớn ở phân khúc tầm trung
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU được dự báo có triển vọng tốt nhờ những thuận lợi mà việc thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU (VPA/FLEGT) và tiềm năng mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại
Theo đó, Hiệp định VPA/FLEGT là một bước tiến mới đánh dấu khởi đầu việc Việt Nam và EU cùng cam kết hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ không phải chịu trách nhiệm giải trình nguồn gốc xuất xứ gỗ khi đã được cấp giấy phép FLEGT
Như vậy, hưởng lợi từ hiệp định EVFTA, Kẻ Gỗ nói riêng và các công ty xuất khẩu gỗ dán tại Việt Nam nói chung đã có điều kiện thuận lợi để nâng cao hình ảnh của các sản phẩm đến từ Việt Nam, cũng như được giảm thiểu một số thủ tục khi xuất khẩu sang thị trường này
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020, EU đã áp thuế với birch plywood nhập khẩu từ Nga và Belarus thông qua biện pháp phòng vệ thương mại, trong phạm vi của một số cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp Cụ thể, EU đã áp thuế bổ sung (anti-dumping duties) và các biện pháp phòng vệ thương mại khác như hạn chế nhập khẩu hay thuế suất nhập khẩu cao đối với birch plywood từ Nga và Belarus để bảo vệ các nhà sản xuất trong Liên minh châu Âu khỏi việc cạnh tranh không công bằng từ các nhà sản xuất nước ngoài
Birch plywood là một loại ván ép được sản xuất từ cây bạch dương và được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ gỗ và xây dựng tại các nước EU Do Nga và Belarus là hai trong những nhà sản xuất lớn nhất birch plywood trên thế giới, đồng thời cũng là hai quốc gia xuất khẩu gỗ dán lớn nhất vào EU, việc áp thuế này có thể gây hạn chế nhập khẩu gỗ dán từ Nga và Belarus vào EU nhưng lại mở ra cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
4.1.2 Định hướng xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ đến năm 2023
Nhận thấy được tiềm năng tiêu thụ từ thị trường này, công ty đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ mở rộng số thị trường lên 10/27 nước EU cùng với doanh thu hàng năm đạt mốc 60 tỷ đồng/năm Cụ thể, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các đối tác đến từ 5 thị trường hiện tại và mở rộng thêm sang Ba Lan, Ý, Phần Lan và hai thị trường tiềm năng khác
Bên cạnh đó, công ty cũng định hướng về việc xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp với sản phẩm chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng và thân thiện với môi trường tại thị trường EU nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA
4.2.1 Giải pháp về mở rộng quy mô sản xuất
Thứ nhất, công ty cần tiếp tục duy trì mạng lưới nhà cung hiện tại và mở rộng tìm kiếm nhà cung tại một số tỉnh phía nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh Công ty cũng cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn cụ thể khi đánh giá một nhà
55 cung cấp tiềm năng như: chất lượng sản phẩm, nguồn gốc gỗ, giá cả và điều kiện thanh toán, khả năng cung ứng, uy tín và lịch sử hoạt động, chứng nhận và tuân thủ quy định…
Thứ hai, trong tương lai, nếu như có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động, công ty cũng có thể xem xét đến việc xây dựng nhà máy sản xuất gỗ dán riêng hoặc mua lại và cải tạo nhà máy từ các công ty dừng hoạt động Như vậy thì công ty có thể chủ động hơn trong việc nâng cấp dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa chi phí
4.2.2 Giải pháp về nghiên cứu và mở rộng thị trường
Thứ nhất, để nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả, công ty cần phải kết hợp đào tạo đội ngũ nhân viên và ứng dụng các công nghệ mới sử dụng cho phân tích và đánh giá thị trường Việc ứng dụng công nghệ trong phân tích thị trường sẽ giúp công ty tiết kiệm được thời gian và mang lại kết quả thực tế
Thứ hai, công ty cũng cần sử dụng các nguồn dữ liệu đáng tin cậy đến từ các tổ chức uy tín thay vì tìm kiếm một cách thủ công qua internet Để làm được điều này, công ty cần tích cực tham gia vào các tổ chức, hiệp hội cùng ngành và móc nối với các tổ chức liên quan để có nguồn thông tin đáng tin cậy
Thứ ba, công ty cần định vị và xây dựng thương hiệu của mình như một nhà cung cấp gỗ dán chất lượng cao và đa dạng Bên cạnh việc bán hàng, công ty có thể tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng như tư vấn thiết kế, hỗ trợ kỹ thuật, và dịch vụ tư vấn để tăng khả năng thu hút khách hàng
4.2.3 Giải pháp về đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu
Thứ nhất, công ty cần tìm hiểu rõ về nhu cầu của thị trường EU đối với các sản phẩm gỗ dán, ván ép để đưa ra phương án mở rộng phù hợp với nhu cầu của từng thị trường
Thứ hai, công ty cần tiếp tục mở rộng phạm vi tìm kiếm nhà cung cấp để có thể đa dạng hóa loại gỗ và kích thước của sản phẩm gỗ dán Công ty có thể cung cấp gỗ dán từ các loại gỗ khác nhau như dán sồi, dán thông, dán bạch dương, hoặc kích thước và độ dày khác nhau phù hợp với yêu cầu của khách hàng
4.2.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm soát tốt nguồn nguyên vật liệu đầu vào của các nhà cung, công ty còn cần thực hiện tốt việc kiểm tra quá trình vận chuyển của hàng hóa thông qua việc lựa chọn đối tác vận chuyển đáng tin cậy Mặt hàng gỗ dán, đặc biệt là gỗ dán với nguyên liệu từ gỗ rừng trồng tại các vùng nhiệt đới, dễ bị ẩm mốc, mối mọt nên cần được bảo quản, vận chuyển cẩn thận, nếu không sẽ dễ bị khách hàng từ chối nhận hàng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của công ty
4.2.5 Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực a Về nguồn vốn
Nguồn vốn là tiền đề vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đầu tư cho việc kinh doanh, từ việc nhập hàng đến đầu tư cho công nghệ và đào tạo nhân lực Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp được đến từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế
Thứ nhất, công ty cần xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra
Thứ hai, tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn, đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới Do đó, công ty cần thiết lập những mối quan hệ tốt với các ngân hàng, tổ chức tài chính để có thể dễ dàng vay vốn kịp thời với số lượng lớn cũng như có quá trình thanh toán quốc tế nhanh chóng và thuận lợi
Thứ ba, công ty cần cân nhắc, tính toán kỹ càng đối với việc sử dụng nguồn vốn sao cho mang lại hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực b Về nguồn nhân lực Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cấu thành nên doanh nghiệp, là điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đi lên Vì
57 vậy, công ty cần chú trọng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của mình nhằm khắc phục những hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao hiệu quả đánh giá, dự đoán tình hình biến động
Thứ nhất, công ty cần tuyển dụng thêm những nhân viên đã được đào tạo về chuyên ngành kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế, ngoại ngữ và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, xuất nhập khẩu để bổ sung vào đội ngũ nhân sự của công ty
Một số kiến nghị với các bên liên quan
Thứ nhất, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, hỗ trợ, chia sẻ một cách thực chất về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa Phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của từng doanh nghiệp và vai trò của các hiệp hội; càng trong khó khăn, lại càng phải đoàn kết, chung sức tháo gỡ để cùng phát triển Xây dựng, hoàn thiện một số cơ chế chính sách về lâm nghiệp, trong đó có quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đa phương và song phương và cam kết quốc tế
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc lâm
58 sản Bên cạnh đó, các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ cần tích cực xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp đối tác và người tiêu dùng để tạo thêm các mối quan hệ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống cao tốc để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp Phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn; xử lý kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lâm sản Theo dõi sát tình hình phát triển của thị trường xuất khẩu lâm sản; diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là các chính sách về thương mại, đầu tư, tiền tệ để chủ động phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án điều hành, ứng phó phù hợp
Thứ tư, triển khai các biện pháp phù hợp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, trong chế biến, tiêu thụ lâm sản, giảm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp Đẩy mạnh phát triển nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ trồng rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của nước nhập khẩu
Thứ năm, hỗ trợ thành lập các cụm, khu công nghiệp tập trung của ngành gỗ và chế biến lâm sản tại các vùng, địa phương có tiềm năng như: Miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Hỗ trợ thành lập trung tâm thương mại quốc tế có tầm cỡ, quy mô để tổ chức các sự kiện, hội chợ giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực để có thể chủ động giải quyết các vụ việc cạnh tranh thương mại Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của ngành gỗ như: sơn, keo, đinh vít, bao bì, logistic Đồng thời, hỗ trợ đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung trong nước, rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; có các chính sách hỗ trợ
59 về thuế, bảo hiểm, tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay
4.3.2 Về phía Hiệp hội, ngành hàng
Thứ nhất, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cần chủ động, nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm mở rộng thêm thị trường, nắm bắt tốt các thông tin từ thị trường chính, tìm kiếm các cơ hội đầu từ các thị trường mới, đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy các phân khúc sản phẩm đang có thế mạnh tại các thị trường để đẩy mạnh thêm số lượng đơn hàng, tăng doanh thu
Thứ hai, phía Hiệp hội cần phải tạo điều kiện để nguồn nhân lực của các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Hiệp hội có thể thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp cùng ngành, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn để cùng nhau nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình
KẾT LUẬN Đại dịch COVID-19 đi qua, nền kinh tế thế giới đang gặp không ít những biến động khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của mình và Kẻ Gỗ không nằm ngoài số đó Tuy nhiên, với sự đồng hành của Hiệp hội Gỗ và Nông sản Việt Nam, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, cùng với ý chí quyết tâm của toàn thể nhân viên, Kẻ Gỗ đã và đang bình tĩnh vượt qua trở ngại để duy trì nguồn doanh thu và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sang năm 2024, ngành gỗ Việt nam dự đoán sẽ có sự phục hồi sau một giai đoạn dài khó khăn những vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Trước tình hình đó, Kẻ Gỗ cần phải có những chiến lược cụ thể, linh hoạt và sáng tạo để kịp thời đáp ứng được nhu cầu từ thị trường Công ty cũng cần không ngừng tìm kiếm cơ hội từ các thị trường mới để khẳng định thương hiệu của mình một cách rộng rãi hơn trên trường quốc tế
EU, với tiềm năng tiêu thụ lớn và tận dụng được các cơ hội từ việc ký kết Hiệp định EVFTA, là những điều kiện thuận lợi để Kẻ Gỗ thúc đẩy xuất khẩu gỗ dán sang thị trường này Tất nhiên, công ty cần phải không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tối ưu hóa các nguồn lực của mình Khóa luận “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty TNHH
Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA” đã phân tích, đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất của công ty sang một thị trường cụ thể thông qua các số liệu liên quan, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Đặng Xuân Huy và các cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH Kẻ Gỗ cũng như các công trình nghiên cứu đi trước Khóa luận có dung lượng lớn và nội dung trải dài nhiều khía cạnh, nhưng thời gian nghiên cứu cũng như khả năng và kiến thức thực tế còn có nhiều hạn chế nên em mong nhận được ý kiến đánh giá của các thầy cô để khóa luận thêm hoàn thiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anni Blasten (2022), Can the Europe market survive without Russian Birch Plywood, truy cập ngày 23/04/2024, từ https://induforgroup.com/can-the-european- market-survive-without-russian-birch-plywood/
[2] Báo cáo tài chính sau kiểm toán của Công ty TNHH Kẻ Gỗ năm 2020, 2021, 2022,
[3] Báo cáo thường niên kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kẻ Gỗ năm 2020, 2021, 2022, 9 tháng đầu năm 2023
[4] Bảo Loan (2023), Điều kiện nào để gỗ dán Việt Nam duy trì xuất khẩu Top 5 thế giới?, truy cập ngày 20/04/2024, từ https://diendandoanhnghiep.vn/viet-nam-va- tiem-nang-go-dan-238543.html
[5] Chương Phượng (2023), Ngành gỗ dán cần phải thích ứng với môi trường thương mại đang thay đổi, Tạp chí điện tử VnEconomy, truy cập ngày 22/01/2024, từ https://vneconomy.vn/nganh-go-dan-can-phai-thich-ung-voi-moi-truong-thuong- mai-dang-thay-doi.htm