MỤC LỤC
Tăng cường cạnh tranh: Tham gia vào thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ để cạnh tranh với các đối thủ trên toàn cầu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải không ngừng thúc đẩy sự cải thiện và sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các đối tác địa phương hoặc nhà phân phối trong thị trường xuất khẩu để dễ dàng thâm nhập thị trường và tận dụng mạng lưới cung ứng đã có sẵn.Mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi sự cẩn trọng, kiên nhẫn và sự linh hoạt để thích nghi với điều kiện thị trường địa phương và quốc tế. Các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá bằng cách mở rộng các danh mục sản phẩm hay tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm mà vẫn phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với những điều kiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra được cơ cấu sản phẩm hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Công nghệ sản xuất hiện đại giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất vì công nghệ mới thường đi kèm với các tiến bộ về hiệu quả năng lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí sản xuất tổng thể. Công nghệ sản xuất giúp doanh nghiệp tăng khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn, môi trường và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động và tăng tính ổn định và đồng nhất trong quy trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt hàng gỗ dán, ván ép thuộc nhóm mã HS 4412 có 2 dòng sản phẩm trong nhóm mặt hàng này xuất khẩu từ Việt Nam vào EU chịu mức thuế 6% trước khi EVFTA được ký, sau khi EVFTA có hiệu lực sẽ được cắt giảm dần đều về 0% trong vòng 4 năm, chỉ chiếm 1,6% tổng số các dòng thuế mà EU áp cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Ngoài ra, một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu của công ty đến từ việc cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhưng trong những năm trở lại đây đang có xu hướng giảm dần do sự cạnh tranh về giá thành với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Indonesia. Cùng với đó, nhu cầu về gỗ dán, ván ép trên thế giới đang có xu hướng tăng bởi tính ứng dụng cao trong nhiều hoạt động xây dựng, sản xuất và nhu cầu sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường giúp cho công ty có cơ hội tiếp cận, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Nếu so sánh với các đối thủ như Indonesia hay Malaysia thì gỗ dán, ván ép đến từ Việt Nam có một vài phần kém cạnh tranh hơn nhưng một số mặt hàng như Packing Plywood, Film Faced Plywood, Commercial Plywood là thế mạnh của nước ta, đặc biệt là Packing Plywood với phân khúc tầm trung lại rất phù hợp với nhu cầu sử dụng làm pallet và bao bì cho các loại thiết bị điện tại Hàn Quốc.
Thêm vào đó, Đức cũng đang áp dụng Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, yêu cầu phía nhà xuất khẩu Việt Nam cung cấp thêm các chứng nhận liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, xử lý chất thải, các chứng chỉ BSCI, SA 8000, SMETA, FSC… gây khá nhiều khó khăn cho công ty.
Đối với mặt hàng gỗ và lâm sản, thị trường EU không yêu cầu về giấy phép nhập khẩu mà chỉ đề ra những quy định đối với việc xuất khẩu những sản phẩm thuộc chính sách an ninh và ngoại giao thông thường, chủ yếu là vũ khí và hoá chất độc hại. Chứng nhận CE là chỉ thị an toàn của Liên Minh Châu Âu (EU) thể hiện sản phẩm đã vượt qua một số thử nghiệm nhất định và được phép bán trên thị trường EU và Khu vực Kinh tế Châu Âu): điều này áp dụng cho cửa số, cửa ra vào, khung, ván sàn và gỗ công nghiệp, cầu thang, gỗ dán nhiều lớp, tấm ván ép, gỗ ốp và gỗ kết cầu. Quy định "Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH)" của Châu Âu không cho phép sử dụng các chất bảo quản này, với một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như gỗ được sử dụng trong lắp đặt công nghiệp hoặc làm tà vẹt đường sắt.
Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) và Chương trình Chứng chỉ Rừng Châu Âu (PEFC) là hai trong số các Chương trình tự nguyện hiện có mà các chủ rừng, doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ có thể lựa chọn để xin cấp chứng chỉ quản lý rừng và chuỗi hành trình sản phẩm.
Một số công ty đối tác nội địa mà Kẻ Gỗ thường xuyên nhập hàng như Công ty TNHH Hùng Phát Wood, Công ty TNHH TMV Plywood, Công ty TNHH TT&H Plywood, Công ty TNHH Thảo Anh Plywood… Nhờ vào việc tăng cường mạng lưới nhà cung cấp nội địa, công ty có thể đáp ứng được lượng đơn đặt hàng nhiều hơn từ khách hàng, từ đó, tăng được doanh thu xuất khẩu sang các thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng cử đại diện từ bộ phận kiểm soát chất lượng đi thăm các xưởng kết hợp với đánh giá thường xuyên về trang thiết bị công nghệ, máy móc và đưa ra những đề xuất hợp lý đối với nhà cung cấp để mở rộng quy mô dây chuyền sản xuất, tăng công suất sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng ngày càng lớn. (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ Phòng Kinh doanh) Có thể thấy, Đức vẫn duy trì vị trí là bạn hàng lớn nhất của Kẻ Gỗ tại châu Âu với tỷ trọng quanh mức 39% trong giai đoạn 2020-2022, tuy nhiên sang năm 2023, doanh thu xuất khẩu đến từ Đức lại giảm khá mạnh, được giải thích bởi trong thời gian này, một số khách hàng lớn đã tạm ngừng các đơn đặt hàng vì tình hình kinh doanh khó khăn.
Chính vì vậy, công ty định kỳ đều tiến hành đánh giá chất lượng nhà cung và cử bộ phận kiểm soát chất lượng đi kiểm tra từng lô hàng chuẩn bị được gửi đi cho khách và đối với một số khách hàng, có thể có sự tham gia của một bên thứ ba trong suốt quá trình sản xuất, từ việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Đặc biệt đối với việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ, công ty cần đảm bảo sản phẩm được làm từ 100% gỗ tròn rừng trồng tập trung tại Việt Nam, cỏc nguyờn vật liệu đầu vào như vỏn mặt, keo, bột mỡ… đều được truy rừ nguồn gốc và cần phải đảm bảo một tỉ lệ nhất định về xuất xứ thì mới có thể nhập vào EU. Công ty không có phòng ban marketing và nghiên cứu thị trường riêng nên bộ phận kinh doanh phải đảm nhận tất cả các công việc từ phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng, xúc tiến thương mại đến những nghiệp vụ nhỏ nhất liên quan đến marketing như SEO marketing, đăng bài trên các trang thương mại điện tử… Điều này có thể khiến cho đội ngũ nhân viên công ty bị phân tán nguồn lực mà lại không đem lại hiệu quả. Thứ hai, tính chất hoạt động kinh doanh của công ty đối với mặt hàng gỗ dán, ván ép hiện tại là mua qua, bán lại nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như việc nâng cao hiệu suất sản xuất, từ đó cũng khiến cho công ty khó chủ động được về mặt giá cả.
Thứ hai, thị trường EU vốn là một “người tiêu dùng” khó tính với những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe đối với sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người và môi trường, đặt ra nhiều thử thách cho công ty trong việc đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn không chỉ về chất lượng mặt hàng gỗ dán mà còn cả các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo tồn đa dạng sinh học….
Thứ nhất, công ty cần xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Đẩy mạnh phát triển nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ trồng rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của nước nhập khẩu. Thứ nhất, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cần chủ động, nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm mở rộng thêm thị trường, nắm bắt tốt các thông tin từ thị trường chính, tìm kiếm các cơ hội đầu từ các thị trường mới, đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy các phân khúc sản phẩm đang có thế mạnh tại các thị trường để đẩy mạnh thêm số lượng đơn hàng, tăng doanh thu.
Khóa luận “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, ván ép sang thị trường EU của công ty TNHH Kẻ Gỗ trong bối cảnh thực hiện EVFTA” đã phân tích, đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất của công ty sang một thị trường cụ thể thông qua các số liệu liên quan, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.