1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 báo cáo đồ án môn học hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh của bệnh viện ung bướu thành phố hồ chí minh

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HCM.Nghiên cứu các tác động của HTTTQL đối với những lỗi có thể xảy ra.Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể: Dựa vào kết quả nghiên cứu và đánh giá, đề tài sẽ có những giải pháp cụ t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌCHỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNHCỦA BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Th S Thái Thị Ngọc Lý

Sinh viên thực hiện 1: 2221004139 – Nguyễn Nữ Ngọc ÁnhSinh viên thực hiện 2: 2221004202 – Trần Đặng Trung KiênMã lớp học phần: 2331101170801

Trang 2

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNHCỦA BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Thái Thị Ngọc Lý

Sinh viên thực hiện 1: 2221004139 – Nguyễn Nữ Ngọc ÁnhSinh viên thực hiện 2: 2221004202 – Trần Đặng Trung KiênMã lớp học phần: 2331101170801

Trang 3

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊNNhận xét của giảng viên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bài đồ án môn Hệ thống thông tin quản lý với đề tài: “Hệ thống thông tin

quản lý khám chữa bệnh của Bệnh viên Ung Bướu Thành phố Hồ ChíMinh ”, là kết quả của cả quá trình học tập và rèn luyện của bản thân chúng

em trong suốt cả kì học qua, bên cạnh đó chúng em nhận giúp đỡ tận tình củagiảng viên và các bạn.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại Học Tài Chính – Marketingvì đã cho chúng em một môi trường học tập hiện đại và tiện nghi.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Hệ thống thông tin

quản lý – Th.S Thái Thị Ngọc Lý, cô đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo chúng em

qua các buổi giảng, giúp chúng em có thêm kiến thức và vận dụng vào bài đồán này Thông qua bô môn, chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức cơ sở vềphân tích và thiết kế hệ thống, cũng như có cái nhìn tổng quan để chuẩn bị chocác học phần sau có liên quan Ngoài ra, bộ môn còn giúp chúng em biết thêmnhiều kĩ năng mới cần chú trọng Điều đó giúp cho chúng em được trang bịthêm nhiều kiến thức cho công việc trong tương lai.

Vì bản thân chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài, kiến thức còn hạnchế cho nên trong bài đồ án có thể sẽ có sai sót Rất mong nhận được lời nhậnxét từ cô, để chúng em có thể cải thiện và hoàn thành tốt bài đồ án hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô trong thờigian vừa qua Lời cuối cùng, chúng em xin chúc cô sức khỏe dồi dào, luônhạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp của chính mình.

Trang 5

Nguyễn Nữ Ngọc ÁnhTrần Đặng Trung Kiên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

doanh nghiệp

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Các phân hệ HTTT Tài chính – Kế toán theo mức quản lý 32

Bảng 2 Các chức năng quản trị chuỗi cung cấp và ứng dụng mySAP E – BusinessSoft Ware 40

Bảng 3 Thuộc tính của thực thể Nhân Viên 72

Bảng 9 Thuộc tính của thực thể Hóa đơn 79

Bảng 10 Thuộc tính của thực thể Đơn thuốc 81

Bảng 11 Thuộc tính của thực thể Quầy đăng ký 81

Bảng 12 Thuộc tính của thực thể Phiếu Khám Bệnh 82

Bảng 13 Thuộc tính của thực thể Bộ phận CLS 83

Bảng 14 Mối quan hệ giữa các thực thể 84

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM cơ sơ 1 (Nguồn: Trung tâm báo chí TP HồChí Minh) 2Hình 2 Hệ thống trong doanh nghiệp (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý– Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 7Hình 3 Các mức quản lý trong tổ chức ((Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quảnlý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 9Hình 4 Các thành phần cứng của máy tính (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tinquản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 12Hình 5 Mối liên hệ giữa các chu trình nghiệp vụ ((Nguồn: Bài giảng Hệ thống thôngtin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 14Hình 6 Mô hình hệ thống TPS (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 17Hình 7 Các nguồn đầu vào của MIS (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 20Hình 8 Mô hình các thành phần của DSS (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tinquản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 22Hình 9 Các thành phần của hệ chuyên gia (ES) (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thôngtin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 26Hình 10 Mô hình hệ thống thông tin tiếp thị (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tinquản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 29Hình 11 Mô hình hệ thống thông tin quản lý sản xuất (Nguồn: Bài giảng Hệ thốngthông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 30Hình 12 Mô hình hệ thống thông tin quản lý nhân sự (Nguồn: Bài giảng Hệ thốngthông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 33Hình 13 Kiến trúc các ứng dụng tích hợp trong doanh nghiệp (Nguồn: Bài giảng Hệthống thông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 34Hình 14 Các hoạt động phục vụ mục tiêu tiếp thị của hệ thống CRM (Nguồn: Bàigiảng Hệ thống thông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 36Hình 15 Các hoạt động phục vụ mục tiêu kinh doanh của CRM (Nguồn: Bài giảngHệ thống thông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 37Hình 16 Các ứng dụng thành phần trong hệ thống quản lý quan hệ khách hàng(Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 38Hình 17 Kiến trúc hệ thống ERP (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 42Hình 18 Một quy trình phát triển hệ thống thông tin (Nguồn: Bài giảng Hệ thốngthông tin quản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing ) 44Hình 19 Quy trình phát triển hệ thống thông tin (Nguồn: Fast e – Invoice ) 50

Trang 9

Hình 20 Bộ ký hiệu thành phần trong sơ đồ DFD (Nguồn: Kết nối trẻ) 54

Hình 21 Quy tắc đặt tên trong sơ đồ DFD (Nguồn: Kết nối trẻ) 55

Hình 22 Quy tắc cân bằng trong sơ đồ DFD (Nguồn Kết nối trẻ) 55

Hình 23 Quy tắc phân rã trong sơ đồ DFD (Nguồn: Kết nối trẻ) 56

Hình 24 Sơ đồ tổ chức hoạt động Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh (Nguồn:Bệnh viện Ung Bướu TP HCM) 60

Hình 25 Ứng dụng AiHealth (Nguồn: Cách đăng ký khám bệnh online Bệnh việnUng bướu trên AiHealth) 63

Hình 26 Quy trình nghiệp vụ BPMN 65

Hình 27 Sơ đồ BFD của HTTTQL khám chữa bệnh 67

Hình 28 Sơ đồ ngữ cảnh HTTTQL khám chữa bệnh tại bệnh viện Ung BướuTP.HCM 68

Hình 29 Sơ đồ DFD mức 1: Tiếp nhận bệnh nhân 68

Hình 30 Sơ đồ DFD mức 1: Khám bệnh 69

Hình 31 Sơ đồ DFD mức 1: Chữa bệnh 69

Hình 32 Sơ đồ DFD mức 1: Thống kê báo cáo 70

Hình 33 Mô hinh ERD 85

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1.Tổng quan hệ thống thông tin 5

2.1.1.Cơ sở dữ liệu 5

2.1.2.Tổ chức (Organization) 8

2.1.3.Hệ thống thông tin 10

2.1.4.Các loại hệ thống thông tin 15

2.2.Quy trình phát triển hệ thống thông tin 43

2.2.1 Phát triển hệ thống thông tin 43

2.2.2 Công cụ mô hình hóa hệ thống 50

2.2.2.1.Business Function Diagram (BFD) 50

2.2.2.2.Data Flow Diagram (Mô hình luồng dữ liệu) 52

2.3.An ninh hệ thống thông tin 56

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1.Tổng quan về đề tài

Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020,tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng tăng, ViệtNam thuộc nhóm có tỷ lệ mắc cao (97,3-111,9/100.000 dân).

Năm 2020, tại Việt Nam ước tính có hơn 182.500 ca mắc mới và gần122.700 ca tử vong do ung thư Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoánmắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư, khiến tỷ lệ mắc ung thưmới của Việt Nam tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) Trong đó, tỷ lệ tửvong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với ghi nhận của năm2018.

Còn tại TPHCM, theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể do Bệnh việnUng bướu TPHCM làm đầu mối, số bệnh nhân ung thư năm 2017 là hơn11.200 người (trong đó nam giới là hơn 5.000 người, nữ giới hơn 6.200người).

Mỗi khi nhắc đến 2 từ” Y tế”, bất giác chúng ta sẽ nghĩ ngay đến “Sứckhỏe” Sức khỏe là vốn quý của con người nói riêng và của toàn xã hội nóichung Sức khỏe tốt là một trong những niềm hạnh phúc nhất và đáng trântrọng nhất của mỗi người Tù đó, việc ra sức đầu tư cho sức khỏe, đầu tư cho ytế là sự đầu tư thật sự đáng giá, góp phần cho sự phát triển của đất nước Nhưthống kê trên, ở Việt Nam số lượng người dân đến thăm khám và chữa bệnhtại các cơ sở y tế hằng năm ngày càng tăng và Bệnh viện Ung Bướu TP HồChí Minh nằm trong số các bệnh viện có số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh

Trang 13

khá đông Thực tế, hiện nay phần lớn các bệnh viện đều đã xây dựngHTTTQL để quản lý công tác khám chữa bệnh của người dân Được biết việcsử dụng HTTTQL có các lợi ích như: tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí, mà vẫn đảm bảo tốt công tác quản lý Cho nên, xây dựng HTTTQL trong côngtác khám chữa bệnh sẽ giúp các bệnh viện giảm thiểu nguồn nhân lực khôngcần thiết cho công tác theo dõi, công tác quản lý, công tác khám chữa bệnh,tiết kiệm thời gian công sức Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân đến khám cóbảo hiểm y tế, không có bảo hiểm y tế đều rất lớn Vì thế các HTTTQL trongviệc khám chữa bệnh theo diện có bảo hiểm y tế và các loại dịch vụ khámchữa bệnh khác đóng vai trò to lớn và quan trọng Để tăng thêm tính chuyênnghiệp cho Bệnh viện thì việc tạo nên” hệ thống thông tin quản lý khám chữabệnh của một cơ sở y tế (bệnh viện)” là một việc hết sức cần thiết Hơn thếnữa, các bệnh viện và các cơ sở y tế khác thấy được lợi ích lớn lao từ đó hoặccó thể cải thiện nâng cao việc quản lý của mình.

Trang 14

1.2.Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

 Hiểu được các khái niệm cần thiết, dữ liệu, thông tin, hệ thống thông tin,…

 Nắm chắc các thành phần của hệ thống thống tin. Có kiến thức về các mức quản lý trong nghiệp vụ.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiếu và nghiên cứu về quy trình khám chữa bệnh của bệnh viện UngBướu TP Hồ Chí Minh: Xác định và phân tích các quy định khi đăng ký khámchữa bệnh tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh Điều này bao gồm việc:

Hình 1 Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM cơ sơ 1 (Nguồn: Trung tâm báo chí TP Hồ ChíMinh)

Trang 15

Nắm được các thành phần khi xây dựng hệ thống thông tin tại Bệnh viện, mức độ quản lý cần được quan tâm của Bệnh viện.

Đánh giá được khả năng sử dụng HTTTQL trong việc quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh: Xác định tìm năng của HTTTQL, trình bày được các dữ liệu, thông tin của Bệnh viên Ung Bướu TP HCM.

Nghiên cứu các tác động của HTTTQL đối với những lỗi có thể xảy ra.Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể: Dựa vào kết quả nghiên cứu và đánh giá, đề tài sẽ có những giải pháp cụ thể để cải thiện quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện, phát triển mạnh HTTTQL trong việc đăng ký khám chữa bệnh mà không cần sử dụng quá nhiều nguồn lực

1.3.Phạm vi đề tài

Dựa vào các kiến thức đã được học từ môn Hệ thống thông tin quản lí,bài báo cáo “Nghiên cứu hệ thống thông tin quản lí khám chữa bệnh của bệnhviện Ung bướu Thành phố HCM” của chúng em nghiên cứu đề tài xoay quanhcác mô hình, nghiệp vụ hình thành nên một hệ thống thông tin quản lí như:

Tổng quát các khái niệm về dữ liệu, hệ thống thông tin, nghiệp vụ và cơsở dữ liệu

Tìm hiểu về sự ra đời, hiện trạng tổ chức của bệnh viện Ung bướu Thànhphố HCM

Mô hình hóa, phân tích quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh củabệnh viện Ung bướu Thành phố HCM

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1.Tổng quan hệ thống thông tin

2.1.1 Cơ sở dữ liệu

Khái niêm

Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp dữ liệu “có cấu trúc”, được lưu trữtrên các thiết bị lưu trữ của máy vi tính Khái niệm “có cấu trúc” ở đây đượchiểu là dữ liệu được tổ chức lưu trữ và truy cập theo một phương pháp khoahọc, dựa trên nền tảng một cơ sở lý thuyết nhất định Ta thường dùng từ môhình (model) để nói về cấu trúc của CSDL Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ(relational database model) là mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở của lýthuyết tập hợp.

Sự hình thành các mô hình CSDL xuất phát từ nhu cầu quản lý dữ liệutrong thao tác quản lý của mọi ngành, đặc biệt đối với các ngành hệ thốngthông tin Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, dẫn đến tính phứctạp của các hệ thống quản lý ngày càng tăng, cách thức quản lý dữ liệu theokiểu truyền thống bộc lộ những khuyết điểm khó hoặc không thể khắc phục.Từ những hạn chế trên của cách thức quản lý tập tin theo kiểu truyền thống, đểcải thiện hoạt động quản lý, các hệ thống thông tin cần phải tổ chức lưu trữ dữliệu theo một cách thức khoa học, khắc phục được các khuyết điểm nêu trên vàcho phép phát triển hệ thống lên những quy mô lớn hơn Và ta có các mô hìnhCSDL ra đời để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

 Yêu cầu của một cơ sở dữ liệu

 Đảm bảo dữ liệu được truy xuất từ nhiều cách khác nhau: nhà quảntrị, lập trình viên, người sử dụng cuối.

Trang 17

 Giao tiếp tốt với các ngôn ngữ lập trình.

 Khả năng thích ứng với môi trường cho phép nhiều người sử dụng  Cơ chế áp đặt chủ quyền trên dữ liệu và bảo mật thông tin.

 Xử lý tranh chấp.

 Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố.

 Vai trò của cơ sở dữ liệu hiện đại đối với hệ thống thông tin quản lý

Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay, cùng với sựphát triển mạnh mẽ của các phương khai thác thông tin toàn cầu, như truyềnhình, Internet, … việc quản lý và khai thác thông tin là hoạt động nghiệp vụquan trọng quyết định đối với mọi đơn vị, tổ chức, và đặc biệt là các doanhnghiệp, không chỉ là thông tin liên quan trực tiếp đến các hoạt động nghiệp vụ,mà còn là thông tin liên quan đến toàn bộ lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạtđộng.

Đứng trên góc độ nhà quản lý, toàn bộ doanh nghiệp có thể được phân

thành ba hệ thống: hệ tác nghiệp, hệ thông tin, và hệ (hỗ trợ) ra quyết định.

Trong đó, hệ tác nghiệp bao gồm các bộ phận, phòng ban, đơn vị trực thuộctham gia trực tiếp vào các hoạt động nghiệp vụ diễn ra hàng ngày của doanhnghiệp; hệ ra quyết định bao gồm các cấp lãnh đạo (CEO – Chief ExecutiveOfficer), đóng vai trò tổ chức, lãnh đạo, đưa ra các quyết định quan trọngtrong việc điều khiển các hoạt động mang tính chiến lược; và hệ thông tinđóng vai trò tổ chức quản lý và phục vụ truyền tải, khai thác thông tin cho cáchệ còn lại.

Trang 18

Đối với hệ tác nghiệp, nhu cầu được cung cấp và khai thác thông tinthường gồm:

 Tìm kiếm, tính toán trên số liệu

 Phân tích số liệu để lập danh sách báo cáo, bảng biểu thống kê Tổ chức và điều khiển các truy cập

 Duy trì nhất quán các dữ liệu

Đối với hệ ra quyết định, nhu cầu khai thác thông tin được thể hiện ởmức cao hơn và tổng quát hơn (thường mang tính thống kê dự báo):

 Phân tích số liệu để kiểm định, đánh giá về tính hiệu quả, hay độ tincậy của một nhận định then chốt trước khi đưa ra quyết định.

 Khảo sát trên lượng thông tin, dữ liệu lớn hay cực lớn để khám phá,tìm ra các nhận định mới, mà trước đây, nhà lãnh đạo doanh nghiệpkhông hoặc không thể nghĩ đến.

 Thành phần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin là mộthệ cơ sở dữ liệu hợp nhất, quản lý toàn bộ dữ liệu, thông tin của

Hình 2 Hệ thống trong doanh nghiệp (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

Trang 19

toàn bộ hệ thống Việc quản lý tốt, cụ thể là tổ chức lưu trữ tốt, sẽtạo thuận lợi cho quá trình khai thác diễn ra nhanh chóng và chínhxác.

2.1.2 Tổ chức (Organization)

Tổ chức là một tập hợp hình thức bao gồm yếu tố con người và nguồn tàinguyên khác được thiết lập để thực hiện một tập các mục tiêu Mục tiêu cơ bảncủa các tổ chức lợi nhuận là tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, thường được đolường bằng giá chứng khoán của công ty Trong khi đó, các tổ chức phi lợinhuận như các nhóm xã hội, tôn giáo, các trường đại học,…không lấy lợinhuận làm mục tiêu cơ bản

Tổ chức là hệ thống do đó nó cũng có các thành phần của hệ thống nhưđầu vào, cơ chế xử lý, đầu ra, cơ chế phản hồi Tổ chức sử dụng các yếu tố:tiền, con người, nguyên vật liệu, máy móc và các thiết bị khác, dữ liệu, thôngtin và các quyết định Trong đó, vật liệu, con người, tiền được xem như là đầuvào của hệ thống lấy từ môi trường, qua cơ chế xử lý, chuyển đổi để sản xuấtđầu ra cho môi trường Đầu ra thường là sản phẩm hoặc dịch vụ mà đươngnhiên là có giá trị cao hơn so với từng đầu vào Thông qua việc tạo ra các giátrị tăng thêm từ đầu vào, các tổ chức cố gắng đạt được mục tiêu của mình

Dưới góc độ quản lý, một tổ chức được cấu thành từ 3 mức, mỗi mứcthực hiện những hoạt động khác nhau và có những nhu cầu thông tin khácnhau Ba mức quản lý ở đây là: chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp.

Trang 20

Hình 3 Các mức quản lý trong tổ chức ((Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

Những người chịu trách nhiệm điều hành ở mức chiến lược có nhiệm vụxác định mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, từ đó thiết lập các chínhsách và đường lối chung cho tổ chức Trong một doanh nghiệp sản xuất thôngthường thì đỉnh chiến lược do Chủ tịch – Tổng giám đốc hoặc các phó chủ tịchhãng phụ trách.

Những trách nhiệm chiến thuật thuộc về mức kiểm soát quản lý, nơidùng các phương tiện cụ thể để thực hiện các mục tiêu chiến lược do mứcchiến lược đặt ra Việc tìm kiếm để có được những nguồn lực cần thiết choviệc thực hiện mục tiêu chiến lược, thiết lập các chiến thuật mua sắm, tung racác sản phẩm mới, thiết lập và theo dõi ngân sách là trách nhiệm ở mức kiểmsoát quản lý chiến thuật Trong doanh nghiệp, thông thường các vị trí quản lýnhư trưởng phòng tài vụ, trưởng phòng tổ chức hay trưởng phòng cung ứngthuộc về mức quản lý này

Cuối cùng ở mức điều hành tác nghiệp, người ta quản lý việc sử dụng saocho có hiệu quả những phương tiện và nguồn lực đã được phân bổ để tiếnhành tốt các hoạt động của tổ chức trong sự ràng buộc về tài chính, thời gian

Trang 21

và kỹ thuật Thủ kho, trưởng nhóm, đốc công của những đội sản xuất…thuộcmức quản lý này.

2.1.3 Hệ thống thông tin

Thông tin là tập hợp các dữ liệu được tổ chức để tăng thêm giá trị cánhân của từng dữ liệu Khi các dữ liệu được sắp xếp một cách có ý nghĩa thìchúng trở thành thông tin.

Hệ thống thông tin (HTTT) là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quanhệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thôngtin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu địnhtrước.

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đíchkhác nhau Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sựthông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạtđược lợi thế cạnh tranh Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt đượcnhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnhtranh, tạo đà cho sự phát triển.

Trong hệ thống thông tin, đầu vào là những hoạt động thu thập và nắmbắt dữ liệu thô Xử lý có nghĩa là chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành kết quảđầu ra hữu ích Xử lý có thể liên quan đến việc tính toán, so sánh dữ liệu hoặccác hành động tương tự và lưu trữ dữ liệu sử dụng cho tương lai Xử lý dữ liệutrở thành thông tin hữu ích là điều thiết yếu trong điều tiết kinh doanh Xử lýcó thể được làm thủ công hoặc với sự hỗ trợ của máy tính Lưu trữ liên quanđến việc giữ dữ liệu và thông tin để dùng cho tương lai Kết quả đầu ra liênquan đến việc xử lý thông tin hữu ích, thường là ở dạng tài liệu, hoặc báo cáo.Phản hồi là cơ chế sử dụng thông tin đầu ra từ hệ thống để thay đổi đầu vào

Trang 22

Ngoài ra, hệ thống máy tính có thể chủ động tiên đoán các sự kiện tương lai đểtránh xảy ra các vấn đề, được gọi là dự báo (Forcasting) Ví dụ như hệ thốngcó thể ước lượng được số lượng bán hàng sắp tới và đặt hàng thêm trước khisự thiếu hụt xảy ra.

Đặc trưng của HTTT:

 Tính tổ chức. Tính biến động.

 Hệ thống phải có môi trường hoạt động. Hệ thống phải có tính điều khiển.

Các thành phần của hệ thống thông tin

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

 Hệ thống phần cứng.

Phần cứng bao gồm bất kỳ các thiết bị, máy móc hỗ trợ các hoạt độngnhập, xử lý, lưu trữ và xuất Khi thực hiện quyết định mua sắm phần cứng, sựcân nhắc quan trọng nhất của một doanh nghiệp là phần cứng này có thể hỗ trợmục tiêu của hệ thống thông tin và mục đích của tổ chức như thế nào

Các thành phần phần cứng của hệ thống máy tính bao gồm: Thiết bị xử lý và lưu trữ

 Thiết bị nhập Thiết bị xuất

Trang 23

Hình 4 Các thành phần cứng của máy tính (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

 Hệ thống phần mềm.

Phần mềm là tập các chương trình dùng giải quyết một vấn đề, công việcthực tiễn nào đó trên máy tính hay để điều khiển và khai thác thiết bị của phầncứng

Phần mềm được chia làm 2 loại:

 Phần mềm hệ thống: Là những chương trình giúp cho hệ điều hànhđiều khiển hoạt động của các thiết bị phần cứng của máy vi tính. Phần mềm ứng dụng: Là những chương trình được viết để thực hiện

một ứng dụng hay giải quyết một vấn đề nào đó được nhiều ngườiquan tâm.

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm máy tính, cho phép tạo mớivà quản trị các CSDL theo một mô hình đã được lựa chọn Ngày nay, với mô

Trang 24

hình cơ sở dữ liệu quan hệ, các hệ quản trị thường được sử dụng là Access,SQL Server và Oracle.

 Viễn thông và mạng.

Viễn thông được hiểu là việc truyền thông tin bằng con đường điện tử,giữa những điểm cách xa nhau về mặt địa lý Sản phẩm và dịch vụ viễn thôngthường rất đa dạng và phong phú: từ dịch vụ điện thoại vùng cho tới các dịchvụ điện thoại tầm xa, từ dịch vụ truyền thông không dây, truyền hình cáp tớitruyền thông qua vệ tinh, các dịch vụ Internet.

Mạng truyền thông thường liên kết nhiều thành phần công nghệ thông tinvới nhau nhằm mục đích chia sẻ các nguồn lực phần mềm, thông tin, các thiếtbị ngoại vi, năng lực xử lý và truyền thông.

Căn cứ trên cấu hình, ta phân mạng truyền thông thành năm loại chínhsau đây:

 Mạng đường trục (Bus Topology)  Mạng vòng (Ring Topology) Mạng hình sao (Star Topology)  Mạng hình cây (Tree Topology)  Mạng hỗn hợp (Mesh Topology)

Sau đây là một cách phân loại khác đối với mạng truyền thông:  Mạng viễn thông (Computer Telecommunications Networks) Mạng cục bộ (Local Area Networks)

 Mạng xương sống (Backborn Networks)  Mạng diện rộng (Wide Area Networks) Mạng Internet

Quy trình nghiệp vụ.

Trang 25

Một thành phần không thể thiếu trong các hệ thống thông tin là các quytrình nghiệp vụ Các hệ thống thông tin được tạo thành phải dựa trên các quytrình nghiệp vụ của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp Một quy trìnhnghiệp vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động được phối hợp thực hiện trongmột doanh nghiệp nhằm đạt được một mục tiêu của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp hoặc tổ chức có các quy trình nghiệp vụ cơ bản sau(hay còn gọi là chu trình):

 Chu trình doanh thu Chu trình chi phí Chu trình sản xuất Chu trình nhân sự Chu trình tài chính

Sơ đồ sau cho ta thấy mối liên hệ giữa các chu trình nghiệp vụ

Hình 5 Mối liên hệ giữa các chu trình nghiệp vụ ((Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tinquản lý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

Trang 26

Vận dụng các chu trình nghiệp vụ trong tổ chức, ta có thể:  Tổ chức các hệ thống báo cáo

 Tổ chức thành phần thu thập dữ liệu

 Tổ chức quá trình xử lý: Luân chuyển chứng từ, nhập liệu  Tổ chức các hoạt động kiểm soát

Nhân lực.

Trong hệ thống thông tin nguồn lực con người rất đa dạng và phong phúnó bao gồm: các chuyên gia về hệ thống thông tin (phân tích viên hệ thống,lập trình viên, nhân viên đứng máy ); Người dùng cuối (tất cả những ngườisử dụng hệ thống thông tin, từ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, các nhânviên thừa hành và tác nghiệp) Chính con người xây dựng nên hệ thống thôngtin, đặc biệt là các phần mềm, dữ liệu và các quy trình Các quy trình do conngười đặt ra, do đó nó có vai trò quyết định để triển khai thành công và khaithác một cách có hiệu quả hệ thống thông tin.

Tài nguyên nhân lực là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin.Nhân lực là thành phần rất quan trọng của hệ thống thông tin Con người làchủ thể trực tiếp thiết kế, cài đặt, bảo trì và sử dụng hệ thống thông tin

2.1.4 Các loại hệ thống thông tin

Dưới góc độ quản lý

a Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Process Systems – TPS )

Trang 27

Hệ thống xử lý giao dịch(TPS) là hệ thống tích hợp các yếu tố con người,các thủ tục, các cơ sở dữ liệu và các thiết bị để ghi nhận các giao dịch đã hoànthành Mỗi tổ chức có nhiều hệ thống xử lý giao dịch (TPS) giúp nắm bắt vàxử lý các dữ liệu chi tiết, cần thiết và cập nhật vào nguồn dữ liệu điều hànhcác hoạt động cơ bản của tổ chức.

Hệ thống xử lí giao dịch được xem như hệ thống cơ sở cho các hệ thốngkhác, nhưng tính hỗ trợ ra quyết định thì thấp Khi dịch chuyển từ TPS lên cáchệ thống thông tin bên trên, tính thủ tục giảm dần, tính hỗ trợ ra quyết tăng,khối lượng dữ liệu đầu vào và đầu ra ít, tuy nhiên các hoạt động cần sự phântích và xử lý phức tạp, tinh vi tăng lên Hình dưới mô tả về mô hình xử lý giaodịch

 Batch processing – Xử lý theo lô/ xử lí hàng loạt

Batch processing (tạm dịch: xử lý theo lô/ xử lý hàng loạt), là phươngthức hệ thống xử lý giao dịch tập hợp hàng loạt dữ liệu có cùng những điểm,mục tiêu tương đồng Việc xử lý nhiều dữ liệu đồng thời sẽ có thời gian trễnhất định và đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn.

Ví dụ: Trong việc lập hóa đơn, bệnh viện thường cần tạo hàng trăm hoặchàng nghìn hóa đơn cho các dịch vụ y tế, thuốc hoặc các khoản chi khác hàngngày Batch processing có thể được sử dụng để tự động tạo và gửi hóa đơn

Trang 28

cho các bệnh nhân trên dữ liệu về các dịch vụ đã sử dụng trong một khoảngthời gian cố định.

 Real – time processing – Xử lý theo thời gian thực

Real-time processing (tạm dịch: xử lý theo thời gian thực), là mộtphương pháp xử lý ngay lập tức của hệ thống xử lý giao dịch khi một giaodịch xuất hiện Điều này hạn chế sự chậm trễ trong quá trình xử lý và cung cấpkết quả chính xác hơn.

Ví dụ: Trong việc giám sát bệnh nhân, bệnh viện thường sử dụng các hệthống giám sát thời gian thực để theo dõi tình trạng bệnh nhân như theo dõicác chỉ số y tế quan trọng như nhịp tim, huyết áp, độ bảo hòa oxy, nhiệt độ,…Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hệ thống này sẽ cảnh báo ngay lậptức cho nhân viên y tế để họ có thể can thiệp kịp thời.

Các thành phần của hệ thống TPS:

Hình 6 Mô hình hệ thống TPS (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý – Trường ĐHTài Chính – Marketing )

Trang 29

Input – Đầu vào: là các nguồn tài liệu được thu vào từ các giao dịch chohệ thống xử lý giao dịch

Processing system – Quá trình xử lý: là quá trình chia nhỏ các thông tintrong nguồn đầu vào thanh những định dạng nhất định để máy tính có thể hiểuđược Tùy thuộc vào loại hệ thống, thời gian xử lý của chúng sẽ khác nhau.

Storage – Lưu trữ: là một phần trong quá trình, những thông tin sau khiđược xử lý sẽ được lưu trữ ở một nơi nào đó dưới dạng “sổ cái” hoặc bản báocáo tùy thuộc vào cài đặt của doanh nghiệp.

Output – Đầu ra: Thông thường, đầu ra của tất cả các quá trình xử lý sẽlà những bản ghi hoặc những bản báo cáo do hệ thống tự động tạo.

Lợi ích của hệ thống TPS:

 Tăng tốc độ của mỗi giao dịch một cách rất nhanh chóng, giúpkhách hàng của bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi thực hiện giaodịch.

 Tối ưu chi phí.

MIS (Management Information System) là hệ thống bao gồm con người,thiết bị, các dữ liệu, thông tin và các thủ tục quản lý/tổ chức nhằm cung cấp

Trang 30

những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý ra quyếtđịnh.

Đặc điểm

 Cung cấp các báo cáo có khuôn mẫu cố định và thống nhất để cácnhà quản lý khác nhau có thể sử dụng cùng một báo cáo cho nhiềumục đích khác nhau.

 Cung cấp các báo cáo ở dạng cứng (in ra giấy) và dạng mềm (hiểnthị ra máy tính), ngoài ra báo cáo có thể được chuyển thành tập tinphục vụ nhu cầu xửl ý tiếp theo trong các phần mềm khác màkhông phải nhập liệu lại.

 Có thể sử dụng dữ liệu nội bộ lưu trữ trong hệ thống máy tính trướcđó.

 Cho phép người dùng phát triển các báo cáo theo mẫu riêng của họ. Các yêu cầu chính thức của các báo cáo quản lý phải xuất phát từ

phía người dùng.

Trang 31

Hình 7 Các nguồn đầu vào của MIS (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

Các lợi ích của MIS

 Tiết kiệm thời gian quản lý cho người lãnh đạo doanh nghiệp  Chuẩn hóa quy trình kinh doanh trước khi ban hành tới các bộ

Trang 32

 Tăng khả năng thích ứng của đội ngũ nhân sự với môi trường, môhình hoặc sản phẩm, dịch vụ mới

 Giảm thiểu chi phí dành cho việc in ấn, bảo quản giấy tờ thủ công  Dựa vào những báo cáo đa chiều, người lãnh đạo có điều kiện ra

quyết định chính xác, quyết liệt hơn và nắm bắt các cơ hội kinhdoanh hiệu quả.

Ví dụ: Hệ thống thông tin quản lý có thể đưa ra báo cáo và phân tích dữliệu Cụ thể tạo báo cáo và biểu đồ thống kê về hoạt động của bệnh viện baogồm số lượng bênh nhân, lịch sử điều trị, doanh thu và chi phí Thực hiệnphân tích dữ liệu để theo dõi xu hướng, đánh giá hiệu xuất và đưa ra quyếtđịnh dựa trên thông tin.

c Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết đinh (Decision Support Systems– DSS)

Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems –DSS), đôi khi còn gọi là hệ trợ giúp quyết định – là tập hợp có cấu trúccon người, quy trình, phần mềm, CSDL và thiết bị được sử dụng để giúpnhà quản lý ra quyết định giải quyết vấn đề Trọng tâm của DSS là hiệuquả của việc ra quyết định đối với các vấn đề kinh doanh không có cấutrúc hoặc bán cấu trúc DSS sẽ sàng lọc và phân tích một lượng lớn dữ liệu,

tổng hợp thông tin toàn diện có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề và raquyết định.

Đặc điểm

 Đây là hệ trợ giúp quản lý mà khả năng của nó vượt xa HTTT quảnlý Trong khi, trọng tâm của MIS hướng tới việc cung cấp thông tinđúng dưới dạng các báo cáo khác nhau thì trọng tâm của DSS

Trang 33

hướng tới việc cung cấp các thông tin trợ giúp trong quá trình phântích tình huống.

 Cung cấp sự kết nối nhanh đến thông tin cần thiết. Xử lý một lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau.

 Cung cấp các báo cáo và các báo cáo này được trình bày một cáchlinh hoạt (có thể tùy chọn chỉnh sửa cách trình bày).

 Cung cấp cả hai loại báo cáo: hướng văn bản và hướng đồ họa. Hỗ trợ phân tích siêu liên kết.

 Thực hiện các phân tích phức tạp, tinh vi và có chức năng so sánhbằng cách sử dụng các gói phần mềm tiên tiến.

 Hỗ trợ các phương pháp tối ưu hóa, heuristic. Thực hiện các phân tích mô phỏng.

 DSS có khả năng sao chép các đặc điểm của hệ thống thực

Các thành phần cơ bản của hệ thống

Trang 34

Hình 8 Mô hình các thành phần của DSS (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý –Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

 Cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị CSDL cho phép người quản lý và người ra quyết định thựchiện các phân tích định tính trên dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp được lưutrữtrong CSDL, nhà kho dữ liệu (Data Warehouse) và Data Marts DSS hướngdữ liệu (Data – driven DSS ) thực hiện các phân tích định tính dựa trên CSDLcủa doanh nghiệp Các DSS hướng dữ liệu này làm việc với các kho thông tinkhổng lồ trong một CSDL tập hợp được kết xuất từ các bộ phận kho, bánhàng, nhân sự, sản xuất, tài chính, kế toán, Khai phá dữ liệu (Data Mining)và trí tuệ trong kinh doanh (Business Intelligence) thường được sử dụng trongDSS hướng dữ liệu.

Ví dụ: Trong hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân, hệ thống DSS trongbệnh viên sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin chi tiết vềbệnh nhân, bao gồm lịch sử bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, lịch sử điều

Trang 35

trị,…hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp quản lý và truy cập thông tin này một cáchhiệu quả, cho phép nhân viên y tế dễ dàng tra cứu thông tin bênh nhân và đưara quyết định chuẩn đoán và điều trị.

 Cơ sở mô hình (Model Base)

Cơ sở mô hình cho phép nhà quản lý và những người ra quyết định thựchiện các phân tích định lượng trên dữ liệu bên trong và cả bên ngoài DSShướng mô hình chủ yếu là thực hiện các tính toán và phân tích định lượng Cơsở mô hình cho phép người ra quyết định kết nối đến các mô hình khác nhauđể giải quyết vấn đề Tóm lại, nó hỗ trợ họ trong quá trình ra quyết định.

Ví dụ: Bệnh viện có thể sử dụng DSS dựa trên cơ sở mô hình để đánh giátriệu chứng của bệnh nhân và đưa ra các chuẩn đoán tiềm năng Cụ thể, hệthống sẽ sử dụng dữ liệu lâm sàng, triệu chứng và kết quả xét nghiệm củabệnh nhân để so khớp với các mô hình và quy tắc được xây dựng trước Nó cóthể dựa trên kiến thức y học, nghiên cứu và dữ liệu từ các ca bệnh trước đó.

 Giao diện người dùng (User Interface)

Giao diện người dùng cho phép người dùng tương tác với DSS để thuđược thông tin Nó hỗ trợ tất cả các khía cạnh liên quan đến truyền thông giữangười dùng, phần cứng và phần mềm cấu thành nên DSS Đối với người raquyết định ở cấp cao, họ thường quan tấm đến việc thông tin được hiểu vàđược sử dụng như thế nào hơn là thông tin đến từ đâu và được tập hợp như thếnào.

Lợi ích của DSS

 Khả năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề phức tạp. Trả lời nhanh các tình hướng không định trước

Trang 36

 Có khả năng thử một loạt các chu kỳ khác nhau theo các cấu hìnhkhác nhau một cách nhanh chóng và khách quan.

 Cải tiến việc quản lý, cho phép các nhà quản lý thực hiện các côngviện với ít thời gian hơn hoặc ít tốn công sức hơn.

 Năng suất phân tích được cải thiện.

 Cung cấp thông tin cho người dùng mọi lúc mọi nơi cũng như phùhợp với từng mức quản lý khác nhau với khả năng tạo ra nhiều loạibáo cáo.

d Hệ chuyên gia (Expert Systems – ES)

Hệ chuyên gia (Expert Systems – ES) còn gọi là hệ thống dựa tri thức, làmột chương trình máy tính chứa một số tri thức đặc thù của một hoặc nhiềuchuyên gia con người về một chủ đề cụ thể nào đó.

Các thành phần của ES

Cơ sở tri thức (Knowledge Base): Cơ sở tri thức lưu trữ tất cả các thôngtin có liên quan như thông tin, dữ liệu, các quy luật, các tình huống và các mốiquan hệ mà hệ thống chuyên gia sẽ sử dụng.

Cơ chế phát triển (Development Engine): Bộ phận phát triển là nơi xâydựng các quy tắc và quy trình, và các tập hợp quy tắc và quy trình của ES.

Công cụ suy luận (Inference Engine): Công cụ suy luận dùng để tìmkiếm thông tin và các mối quan hệ từ cơ sở tri thức để cung cấp câu trả lời, dựbáo và đề nghị tương tự như một chuyên gia sẽ làm.

Công cụ diễn giải (Explanation Facility): Công cụ diễn giải cho phépngười ra quyết định hiểu hệ thống chuyên gia đưa ra kết luận hoặc kết quả nàođó như thế nào.

Trang 37

Công cụ thu thập tri thức (Knowledge Base Acquisition Facility) để cungcấp một phương tiện thuận tiện và hiệu quả để thu thập và lưu trữ tất cả cácthành phần của cơ sở tri thức Phần mềm thu thập kiến thức có thể cung cấpcho người dùng và người ra quyết định giao diện dễ sử dụng Việc thu thập trithức có thể là xử lý thủ công hoặc kết hợp giữa xử lý thủ công và tự động.

Giao diện người dùng (User Interface): giúp hệ thống chuyên gia dễdàng hơn cho người dùng và người ra quyết định phát triển và sử dụng.

Hình 9 Các thành phần của hệ chuyên gia (ES) (Nguồn: Bài giảng Hệ thống thông tin quảnlý – Trường ĐH Tài Chính – Marketing )

Các đặc điểm của ES

 Hiệu quả cao (High Performance) Khả năng trả lời với mức độ tinhthông bằng hoặc cao hơn so với chuyên gia (người) trong cùng lĩnhvực.

 Thời gian trả lời thoả đáng (Adequate Response Time) Thời giantrả lời hợp lý, bằng hoặc nhanh hơn so với chuyên gia (người) để điđến cùng một quyết định Hệ chuyên gia là một hệ thống thời gian

Trang 38

 Độ tin cậy cao (Good Reliability) Không thể xảy ra sự cố hoặcgiảm sút độ tin cậy khi sử dụng.

 Dễ hiểu (Understandable) Hệ chuyên gia giải thích các bước suyluận một cách dễ hiểuvà nhất quán, không giống như cách trả lời bíẩn của các hộp đen (black box).

Lợi ích của ES:

 Cải thiện chất lượng của quyết định.

 Cắt giảm chi phí cảu cá chuyên gia tư vấn để giải quyết vấn đề. Cung cấp các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả cho các vấn đề

trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp.

 Có thể thu thập chuyên môn khan hiếm và sử dụng nó một cáchhiệu quả.

 Duy trì mức thông tin đáng kể

Ví dụ: Hệ thống chuẩn đoán bệnh tự động Cụ thể: Nhân viên y tế tu tậpthông tin về triệu chứng, lịch sử bệnh, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân vàohệ thống Sau đó, hệ thống sử dụng quy tắc, mô hình, kiến thức y học để dựđoán các chuẩn đoán tiềm năng Bác sũ hoặc chuyên gia y tế sẽ xem xét chuẩnđoán được đưa ra bởi hệ thống cùng kết quả xét nghiệm để đưa ra xác minhchuẩn đoán cuối cùng Hệ thống có thể đề xuất các phương pháp điều trị dựatrên chuẩn đoán.

e Hệ thống hỗ trợ điều hành (Executive Support Systems – ESS)

Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo (ESS) là dạng hệ thống thông tin quảntrị được chuyên biệt hóa cho cấp lãnh đạo, cung cấp các thông tin chiến lượccho lãnh đạo Cung cấp cho các nhà lãnh đạo khả năng truy cập tức thời và dễ

Trang 39

dàng đến một số nhất định các thông tin có tính chất chọn lọc về những yếu tốthen chốt có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt được mục tiêu chiến lược.

Hiểu một cách đơn giản hơn, ESS là một phần mềm được sử dụng bởicác công ty có thông tin liên quan đến việc kinh doanh, cho phép ban lãnh đạocấp cap đưa ra những quyết định tốt hơn và có lợi cho công ty.

Đặc điểm của hệ thống hỗ trợ điều hành

 Cung cấp thông tin toàn diện về hiệu quả và năng lực của tổ chứcmà còn phản ánh các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, thị hiếucủa khách hàng và năng lực của các nhà cung cấp.

 Được thiết kế cho những nhu cầu riêng của các nhà quản lý cấp cao(ceo – Chief Executive Officer).

 Diễn tả thông tin dạng đồ họa, bảng, hoặc văn bản tóm tắt (tính kháiquát cao) – Truy xuất thông tin trong phạm vi rộng cả bên trong lẫnbên ngoài tổ chức.

 Cung cấp công cụ chọn, trích lọc, và lần theo vết các vấn đề quantrọng, từ mức quản lý cao xuống mức quản lý thấp.

Lợi ích của ESS

 Giúp nâng cao hiệu suất quản lý.

 Tăng cường công tác kiểm soát tổ chức.

 Mang lợi thế cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. Đơn giản và tự động hóa các quy trình quản lý.

 Phân tích dữ liệu một cách có hệ thống, đồng thời lên phươnghướng dự báo và trù bị cho tương lai.

Trang 40

Ví dụ: Hệ thống thông tin cho Ban Giám Đốc Bệnh viện Cụ thể: trongviệc quản lý nguồn nhân lực, ESS cho phép theo dõi thông tin về lịch làm việccủa nhân viên, đào tạo, quản lý hồ sơ của nhân viên để đảm bảo rằng nguồnnhân lực được tối ưu hóa và đáp ứng nhu cầu của bệnh viện.

Theo chức năng

a Hệ thống thong tin Tiếp thị - Bán hàng

Hệ thống thông tin tiếp thị bán hàng là một hệ thống con của hệ thốngthông tin quản lý Chúng thực hiện thu thập dữ liệu mô tả các hoạt động tiếpthị bán hàng, xử lý các dữ liệu thu thập được và cũng cung cấp thông tin tiếpthị bán hàng trợ giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định Để đạtđược hiệu quả cao cần phối hợp HTTT tiếp thị bán hàng với các HTTT kháccủa tổ chức như hệ thống hàng tồn kho, hệ thống công nợ phải thu/phải trả, hệthống xử lý đơn hàng Ngoài ra HTTT tài chính cũng có thể cung cấp rất nhiềudữ liệu có ích cho HTTT tiếp thị bán hàng.

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN