LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”, tác giả đã được hỗ tr
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN, 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên” là thành quả nghiên cứu khoa học hoàn toàn trung thực của cá nhân tôi Những thông tin được kế thừa từ các tác phẩm hoặc bài báo khác đều đã được nêu rõ nguồn gốc thông qua hệ thống trích dẫn tài liệu tham khảo Ngoài
ra, những sự hỗ trợ tôi đã nhận được để thực hiện và hoàn thiện đề tài cũng đã được ghi nhận và cám ơn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Xuân Hiếu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”, tác giả đã được hỗ trợ một cách đáng kể từ nhiều phía Chính
vì vậy, xin trân trọng gửi lời cám ơn tới những cá nhân và tập thể sau:
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới Thầy giáo Trần Cương – người hướng dẫn trực tiếp cho tôi và đề tài nghiên cứu này Thầy là một nhân cách rất lớn và đáng học tập khi đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự chuyên nghiệp, và sự tận tâm rất cao trong quá trình làm việc, xứng đáng để nhiều thế
hệ học sinh ngưỡng mọ và noi theo Chuyên môn và đạo đức của thầy sẽ là những kim chỉ nam cho tôi tu dưỡng và học tập trong tương lai
Tôi xin cám ơn đội ngũ cán bộ và giáo viên của Khoa Kinh tế & PTNT - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng và Ban giám hiệu của nhà trường nói chung vì đã tạo điều kiện rất lớn về mặt cơ sở vật chất và môi trường học tập cho tôi và nhiều học viên khác Đây cũng là đơn vị không thể thiếu trong sự thành công của các khóa học và việc tôi và nhiều thế hệ học sinh đã hoàn thành nghiên cứu đề tài Những kiến thức từ khoa và nhà trường chắc chắn sẽ còn đồng hành với thế hệ học sinh và tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước
Đề tài của tôi liên quan đến hoạt động sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, vì thế tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo các xã, huyện đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện quá trình thu thập dữ liệu, đồng thời tôi cũng xin xảm ơn các hộ gia đình đã cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình điều tra Tôi xin chân thành cám ơn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Xuân Hiếu
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Phạm vi về không gian 4
4.2 Phạm vi về thời gian 4
5 Ý nghĩa của đề tài 4
5.1 Ý nghĩa khoa học 4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Cơ sở khoa học về sản xuất chè 5
1.1.1 Giới thiệu về cây Chè 5
Trang 51.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè 8
1.1.3 Cơ sở lý luận về thu nhập của nông hộ 17
1.2 Cơ sở thực tiễn về sản xuất chè 20
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 20
1.2.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam 21
1.2.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè tại tỉnh Thái Nguyên 27
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 31
1.4 Bài học kinh nghiệm 33
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 35
2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội 40
2.1.3 Đánh giá chung 44
2.2 Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 45
2.2.2 Phương pháp thu thập nguồn thông tin sơ cấp 46
2.2.3 Phương pháp phân tích 48
2.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 53 3.1.1 Diện tích trồng chè tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên 53
3.1.2 Năng suất, sản lượng chè tại huyện Đồng Hỷ 55
3.2 Thực trạng thu nhập của các hộ dân trồng chè trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 56
Trang 63.2.1 Thực trạng quy mô thu nhập hộ gia đình trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 56
3.2.2 Tình hình chung của các nhóm hộ nghiên cứu 57
3.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân trồng chè
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 63
3.4 Đánh giá hoạt động sản xuất chè nhằm nâng cao thu nhập của hộ
nông dân tại Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 67
3.4.1 Những kết quả chủ yếu 67
3.4.2 Những hạn chế cần khắc phục 68
3.5 Một số giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả sản xuất chè góp phần tăng
thu nhập cho người nông dân tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên 68
3.5.1 Nhóm giải pháp về kinh nghiệm canh tác, khuyến nông 69
3.5.2 Nhóm giải pháp khác đối với nông hộ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 KẾT LUẬN 80
2 KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích chè Việt Nam 22
Bảng 1.2 Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2020 26
Bảng 1.3 Tiêu thụ chè ở Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020 31
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của Huyện Đồng Hỷ 38
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của người dân 41
Bảng 2.3 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 45
Bảng 2.4 Bảng thu thập thông tin bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) 46
Bảng 2.5 Phân bổ mẫu điều tra đối với các địa phương 48
Bảng 3.1 Diện tích chè Đồng Hỷ giai đoạn 2020 - 2022 53
Bảng 3.2 Năng suất, sản lượng chè tại huyện Đồng Hỷ 55
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân đầu người huyện Đồng Hỷ và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2022 57
Bảng 3.4 Tình hình nhân lực của các hộ trồng chè 58
Bảng 3.5 Tình hình đất sản xuất của nông hộ 59
Bảng 3.6 Các nguồn thu nhập của hộ nông dân 62
Bảng 3.7 Giải thích các biến 64
Bảng 3.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân 65
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Top 10 quốc gia có sản lượng chè lớn nhất thế giới 21
Hình 1.2 Các Tỉnh có diện tích trồng chè lớn ở Việt Nam 23
Hình 1.3 Tình hình xuất khẩu chè ở Việt Nam 25
Hình 1.4 Diện tích và sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên 28
Hình 3.1 Tình hình tham gia vào các tổ chức xã hội của các hộ điều tra 60
Hình 3.2 Tỷ lệ tham gia tín dụng của các hộ trồng chè 61
Trang 9VietGap Tiêu chuẩn an toàn Việt Nam
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1 Những thông tin chung
1.1 Họ và tên tác giả: Trần Xuân Hiếu
1.2 Tên đề tài: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
1.3 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15
1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Cương
1.5 Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2 Nội dung bản trích yếu
2.1 Lý do chọn đề tài
Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, chè là một trong sáu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ Tuy nhiên những hộ trồng chè hiện tại vẫn còn có thói quen sản xuất manh mún dẫn đến hiệu quả sản xuất chè không cao, chưa thực sự mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân trong Huyện Xuất phát từ thực trạng đó cấn phải có những đanh giá đúng thực trạng sản xuất chè và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập cua hộ trồng chè để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiệ thu nhập cho các hộ nông dân trồng chè huyện Đồng Hỷ
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể như sau: (1) Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn
về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng chè (2) Đánh giá thực trạng sản xuất chè của hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (3) Đánh giá được thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (4) Đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 2.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tôi tôi sử dụng số liệu sơ cấp từ điều tra kinh tế hộ và số liệu thứ cấp từ các nguồn đã công bố để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến tình hình kinh tế xã hôi, tình hình sản xuất chè trong giai đoạn 2020-2022 trên địa huyện Đồng Hỷ Số liệu sơ
Trang 11cấp được tôi tiến hành thông qua điều tra 150 hộ gia đình trồng chè Sau đó các số liệu
sẽ được sử dụng để phân tích hồi quy tuyến tích thông qua phần mềm SPSS
2.4 Tóm lược kết quả nghiên cứu đã đạt được
Đề tài đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn trong sản xuất chè cũng như đưa
ra được thực trạng sản xuấ chè ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đặc biệt đề tài
đã tiến hành phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của hộ nông dân trồng chè Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ học vấn của người chủ hộ, kinh nghiệm trồng chè của gia đình, diện tích đất sở hữu, sự tham gia vào hoạt động khuyến nông và cả việc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp được cho là có tác động tích cực đến tổng thu nhập của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu Đề tài cũng đưa ra được một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè góp phần gia tăng thu nhập cho nông hộ của Huyện
2.5 Kết luận
Với đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân
trồng chè trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên” đã tập trung vào đánh
giá thực trạng hoạt động trồng chè của nông dân và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng chè trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
2.6 Khuyến nghị chính sách
Đối với Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên và Hiệp hội Chè Thái Nguyên: cần tăng cường các hoạt động nhằm hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho người dân trồng chè Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu về chính sách cho vay đặc thù dành cho hộ nghèo tham gia trong quá trình sản xuất chè
Người hướng dẫn khoa học Học viên
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây Chè là cây công nghiệp dài ngày, cây Chè có được trồng từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và được coi là cây trồng phổ biến ở các quốc gia Với nhiều tác dụng hữu hiệu trong chăm sóc sức khỏe con người nên các sản phẩm từ cây chè trở thành mặt hàng tiêu thụ phổ thông và là sản phẩm, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có ngành nông ngiệp phát triển mạnh như Việt Nam
Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích rơi vào khoảng
130 nghìn ha, năng suất trung bình khoảng 8,0 tấn/ha Chè là một cây trồng quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương, Chè tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giúp họ xóa đói giảm nghèo và làm giàu Cây chè được canh tác nhiều ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Diện tích trồng chè ở khu vực này chiếm khoảng 70% diện tích toàn quốc Vùng Tây Nguyên là vùng trồng chè lớn thứ hai, chiếm khoảng 19% diện tích trồng chè cả nước Có một số tỉnh có thế mạnh về Chè như Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Lâm
Đồng (Hiệp hội Chè Việt Nam, 2020)
Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 42.700 ha; dân số trên 90 nghìn người, huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã (12 xã và 03 thị trấn); trong đó lao động ở khu vực nông
thôn chiếm trên 50% dân số (UBND huyện Đồng Hỷ, 2021)
Huyện Đồng Hỷ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, cây chè sẽ tiếp tục được phát triển tại các vùng sản xuất tập trung chủ yếu như: Minh Lập, Khe Mo, Văn Hán, Hòa Bình và thị trấn Sông Cầu Hiện nay, 65% diện tích chè tập trung được áp dụng theo quy trình GAP và hữu cơ Đến năm 2030, diện tích chè đạt 4.100ha, trên 80% diện tích chè tập trung được áp dụng theo quy trình GAP và hữu cơ; 70% sản phẩm chè do doanh nghiệp, HTX hoặc liên kết doanh
Trang 13nghiệp, HTX với nông hộ, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn có thương hiệu
riêng (UBND huyện Đồng Hỷ, 2020) Đặc biệt, việc sản xuất theo các tiêu
chuẩn VietGAP và hữu cơ đã giúp gia tăng giá trị của sản phẩm chè, tăng thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cho người nông dân, giảm nghèo bền vững, tạo môi trường thuận lợi để người nông dân, ngành chè Đồng Hỷ tham gia vào chuỗi giá trị kính tế nông nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe người tiêu dùng
Hiện nay, bình quân mỗi ha chè ở huyện Đồng Hỷ cho thu nhập khoảng
280 triệu đồng/năm Vùng chè Trại Cài và Minh Lập có giá trị cao hơn, đạt 500-600 triệu đồng/ha/năm Tuy nhiên, đại bộ phận người dân chưa đưa cây Chè vào chế biến thành phẩm mà chủ yếu là bán chè tươi dẫn đến thu nhập từ cây chè còn thấp Qua tìm hiểu thực tế thị trường sản phẩm chè tại một số xã: Văn án, Khe Mo, Minh Lập, thị trấn Sông Cầu thì chè búp khô có giá bán khoảng 130-140 nghì đồng/kg, với sản lượng chè của địa phương, nếu thực hiện sao khô sẽ cho giá trị cao hơn khoảng 1,6 -1,8 lần so với giá trị chè búp tươi Bên cạnh đó, cũng qua tìm hiểu tại một số hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè trên địa bàn huyện, ở thời điểm hiện tại giá sản phẩm chè đóng gói đươc chứng nhận tiêu chuẩn OCOP bán ra thị trường trung bình đạt khoảng từ 350.000 đến 500.000 đồng/kg, do đó nếu hình thành nhiều các mô hình hợp tác xã và tổ chức sản xuất tốt, quản bá, phát triển thương hiệu…thì
thu nhập từ cây chè sẽ tăng lên từ 3-5 lần so với hiện tại (Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, 2022)
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế chè và người nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ còn phải đối mặt, tháo gỡ nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh chè như: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết diễn biến không thuận lợi, khô hạn kéo dài; giá vật tư đầu vào không ổn định, thị trường tiêu thụ còn hẹp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế còn chưa đạt; thu nhập của người dân từ
Trang 14trồng chè còn chưa cao, mặc dù đã đầu tư một lượng chi phí nhất định Mặt khác, mặc dù các chính sách hỗ trợ của tỉnh và huyện, đặc biệt là chương trình cho vay vốn đã phát huy được hiệu quả, nhưng trên thực tế không phải hộ nông dân nào cũng có thể tiếp cận với chương trình
Từ thực tế nêu trên tại địa phương, với kiến thức chuyên ngành kinh tế nông nghiệp đã được học tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, góp một phần nhỏ ý kiến khoa học giúp Huyện ủy, UBND huyện Đồng Hỷ có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ phát triển ngành nghề chè, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, tôi chọn nội
dung “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng
chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp chương trình đào tạo cao học Kinh tế nông nghiệp khóa 29, tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá hoạt động sản xuất chè và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đổng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Trang 15- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
5 Ý nghĩa của đề tài
- Trên cơ sở thực tiễn đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở khoa học về sản xuất chè
1.1.1 Giới thiệu về cây Chè
1.1.1.1 Nguồn gốc cây chè Việt Nam
Trong tác phẩm Vân Đài loại ngữ (1773) Lê Quý Đôn đã ghi chép về cây chè như sau: "Cây chè đã có từ lâu đời tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng núi Am Thiên, Am Các và Am Giới, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa Người dân bản địa hái lá chè về, giã nát ra, phơi trong râm, sau đó nấu nước uống Chè có vị chát, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, mát tim phổi, giải khát và giúp ngủ ngon." Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã thực hiện một chuyến khảo sát
về sản xuất và buôn bán chè ở miền núi phía Bắc Việt Nam Họ đã hành trình
từ Hà Nội vượt qua cao nguyên Mộc Châu, đi qua Lai Châu và cuối cùng đến đến vùng Ipang thuộc tỉnh Vân Nam, nơi có những cây chè đại cổ thụ
Năm 1976, các nhà khoa học ở Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu về quá trình tiến hóa của cây chè Họ đã tiến hành đánh giá phân tích chất cafein trong chè mọc hoang dại ở các vùng chè Vân Nam, Tứ Xuyên, Trung Quốc và các vùng chè cổ Việt Nam (Nghĩa Lộ, Suối Giàng, Lạng Sơn) Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, cây chè cổ Việt Nam tổng hợp các cafein đơn giản nhiều hơn so với cây chè Vân Nam Dựa trên điều này, ông đã đề xuất một sơ đồ tiến hóa của cây chè trên toàn cầu như sau: Camellia → Chè Việt Nam → Chè lá to Vân Nam → Chè Trung Quốc → Chè Assam (Ấn Độ)
Nguồn gốc của cây chè đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới xác định nằm trong một vùng sinh thái có hình dáng giống cái quạt, nằm giữa các ngọn đồi Lushai, Naga và Manipuri Vùng sinh thái này nằm dọc theo đường biên giới ở phía Tây giữa Myanmar và Assam, chạy ngang Vân Nam ở phía đông, và chạy qua các ngọn đồi của Thái Lan Myanmar chạy vào Việt Nam
Trang 17Cây chè - Lịch sử phát triển ở Việt Nam
* Từ năm 1882 về trước
Nông dân trồng chè với hai hình thức
- Trồng lấy lá chè tươi để uống ở nhiều khu vực Hà Đông, đồng bằng Sông Hồng, Nghệ An
- Lấy chè trên rừng để uống chè mạn như các vùng Hà Giang, Bắc Hà
* Từ năm 1882 đến năm 1945
Xuất hiện them loại chè Công nghiệp, có màu đen, thông qua quá trình sao chảo, uống có vị chát, thơm, uống xong ngọt Từ đó Việt Nam bắt đầu phát triển các đồn điền chè lớn với công nghệ hiện đại Xen kẽ với đó là người dân sản xuất chè tiêu nông Châu Âu và Châu Phi là các thị trường xuất khẩu chính
1.1.1.2 Vai trò của chè với đời sống con người
Chè là một loại cây công nghiệp có thời gian trồng dài hạn, chỉ cần trồng một lần để thu hoạch trong nhiều năm, khoảng từ 30 đến 50 năm Việc trồng
và chăm sóc cây chè bắt đầu từ giai đoạn đầu, liên tục cho đến sau 3 năm, sau
đó cây chè đã sẵn sàng để tham gia vào hoạt động kinh doanh, mang lại nguồn thu nhập kinh tế hàng năm nhờ vào năng suất và sản lượng tương đối ổn định
Từ các chiếc lá non tươi của cây chè, tùy thuộc vào công nghệ và phương pháp chế biến, sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè đa dạng khác nhau: Chè vàng, chè đen, chè xanh
Trang 18Chè chứa nhiều loại vitamin và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe Chúng có khả năng bồi bổ cơ thể, giúp giải khát, cung cấp dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo và giảm nguy cơ béo phì, cùng với khả năng chống lại quá trình lão hóa Nhờ vào những lợi ích này, chè
đã trở thành một loại đồ uống phổ biến trên toàn cầu Việc sử dụng chè hàng ngày đã tạo ra một nét văn hóa đóng góp vào hình thành các nền văn hóa đa dạng Khoa học hiện đại đã tiến xa trong quá trình nghiên cứu và khám phá nhiều hoạt chất có giá trị xuất phát từ sản phẩm của cây chè Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc chiết suất các thành phần độc đáo từ cây chè, bao gồm cà phêin, vitamin B6, B1, B2, A, và vitamin C, những chất này được ứng dụng trong việc điều chế thuốc trong y học hiện đại
Do đó, chè không chỉ được xếp trong danh mục đồ uống, mà còn có vị trí quan trọng trong dược học và y học Người Nhật Bản đã tìm ra rằng chè đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người vượt qua tác động của phóng xạ Những người sống tại vùng trồng chè xanh, như nạn nhân tại vùng Hiroshima, đã thể hiện sức khỏe tốt là bằng chứng chứng minh vai trò chống phóng xạ của các loại chè xanh
Chè có tầm quan trọng với cuộc sống của con người, Uống trà đã dần trở thành một nét văn hóa, một tập quán, phong tục và sở thích của nhiều quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng có phong tục uống trà đã tồn tại từ rất lâu đời, giống như nhiều quốc gia khác Trà và rượu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, hiện nay, từ nông thôn tới thành thị, từ giới trẻ đến người trung niên và có tuổi, mỗi người đều có văn hóa, hoạt động thưởng trà khác nhau Thậm chí có những người còn muốn uống đến nước thứ ba của trà, vì họ cho rằng đến đó mới thưởng thức hết được hương vị Ngoài ra văn hóa thưởng trà đòi hỏi một trình độ thưởng thức nâng tầm và có thể dung cụm
từ nghệ thuật Ở một số quốc gia, trà được coi như một loại đạo, hay còn gọi là trà đạo, còn trong văn hóa Việt, trà được coi là đầu câu chuyện, được pha khi khách đến chơi nhà để cùng thưởng thức, nói chuyện Nó thể hiện sự trân trọng
Trang 19lịch sự và một nét văn hóa trong ứng sử của người Việt, nó cũng thể hiện sự mến khách, tiếp đại trọng thị của chủ nhà Từ những nét văn hóa như vậy, nó
đã làm cho người ta hiểu hơn về văn hóa Á Đông, hoặc Văn hóa Việt, làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần và ý nghĩa cuộc sống
Chè là cây trồng có giá trị về mặt kinh tế, trồng chè không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình mà còn giúp họ làm giàu Cùng với chiến lược phát triển, những năm gần đây, cây chè đã là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Tuy nhiên, thị trường ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn, do đó người nông dân cần tiếp dục đẩy mạnh phát triển cây chè theo chiều sâu, kết hợp với phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật để cải thiện chất lượng cây chè
Rõ rang, cây chè là loại cây có tiềm năng kinh tế cao, có thể đưa vào khai thác ở khu vực trung du và miền núi Ngoài ra cây chè còn có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất Việt Nam có một số khu vực
có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với canh tác cây chè, người dân
có tập quán canh tác từ lâu, nguồn lao động giá rẻ, dồi dào, nên sẽ là một thế mạnh nếu có thể quy hoạch vùng sản xuất chè hướng tới xuất khẩu, từ đó khai
thác hết thế mạnh của các địa phương (Tô Linh Hương, 2017)
1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè là cây khó trồng, do đó từ khâu chế biến đến khâu sản xuất đòi hỏi
kỹ thuật phải tốt, ngoài ra khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch cũng cần đúng quy trình Do đó để có được sản phẩm chè chất lượng, hộ gia đình cần có
kỹ thuật canh tác tốt, áp dụng và không ngừng nâng cao năng lực về khoa học,
kỹ thuật, giảm bớt các khâu không cần thiết, kỹ thuật canh tác truyền thống để
từ đó tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, năng lực cạnh tranh, từ đó có thể giới thiệu câu chè đến các bạn bè trong và ngoài nước Do cây chè được coi
là cây trồng mũi nhọn của các tỉnh miền núi phía Bắc, nên cần thực hiện chuyên canh, với quy mô trồng lớn, từ đó nâng cao chất lượng, năng suất của chè, góp phần cải thiện đời sống của người dân
Trang 20Từ những nghiên cứu trước, chúng ta có thể liệt kê các nhân tố tác động đến chè:
Các yếu tố tự nhiên
- Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, nhất là canh tác nông nghiệp và canh tác chè Thổ nhưỡng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố như: Sản lượng, năng suất, chất lượng của cây chè, nó cũng quyết định Chè phân bố và trồng thế nào cho hiệu quả
Người nông dân luôn phải để ý đến độ cao của địa hình, vì nó ảnh hưởng đến hương vị của cây chè Thông thường độ cao tốt nhất cho trồng chè là từ
400 đến hơn 800m so với mực nước biển Mặc dù cây chè không yêu cầu kĩ thuật cao như các cây trồng khác, tuy nhiên để sinh trưởng tố thì cần có đất đạt tiêu chuẩn, hay nói cách khác, thổ nhưỡng là yếu tố quyết định, ở đây nó có thể bao gồm độ sâu khoảng 60cm, mực nước ngầm dưới 1m, độ chua, độ dày của mùn, mức độ thoát nước, độ Ph Ngoài ra đạ hình nên là đất dốc, đối núi dốc vì
nó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển, sinh trưởng của cây chè, nó cũng ảnh hưởng đến mùi vị của chè
- Khí hậu: Khí hậu cùng với thổ nhưỡng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây chè, các yếu tố như: độ ẩm, nhiệt độ không khí, thời gian chiếu sáng, lượng mưa, sự thay đổi mùa, sương muối đều có thể ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chè
Nhiệt độ để Chè có thể sinh trưởng là trên 10 độ Nhiệt độ trung bình hàng năm có thể từ 10 đến 20 độ, nó cũng có thể phát triển, sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 14 đến 24 độ Nếu phân theo mua thì mùa Đông chè không sinh trưởng, còn mùa xuân thì sinh trưởng mạnh
Cây chè đòi hỏi một lượng nhiệt hàng năm trong khoảng từ 3000 - 4000C
Cả nhiệt độ quá cao và quá thấp đều có tác động đến việc tích lũy các vitamin trong lá chè Nếu nhiệt độ vượt quá mức 3500C và kéo dài trong thời gian dài,
có thể dẫn đến tình trạng của lá chè Sự kết hợp giữa nhiệt độ thấp và điều kiện khô hạn là nguyên nhân gây ra sự hình thành nhiều búp mù trên cây chè
Trang 21Cây chè đạt hiệu suất quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ngược lại ánh sáng trực tiếp dưới điều kiện nhiệt độ cao không tốt cho quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây chè Yêu cầu về ánh sáng thay đổi tùy theo loài và độ tuổi của cây chè Trong giai đoạn cây con và với các giống chè
có lá to, cây yêu cầu ít ánh sáng hơn so với giai đoạn cây đã trưởng thành và với các giống chè có lá nhỏ
Vì cây chè được thu hoạch đặc biệt cho các búp non và lá non, nên chúng
ưa thích môi trường ẩm ướt và cần lượng nước đáng kể Để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, cây chè cần một lượng mưa trung bình khoảng trên 1,500 milimet
và được phân bổ từng tháng trong một năm Khối lượng và sự phân bố của lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và thu hái của cây chè Để duy trì quá trình sinh trưởng, cây chè đòi hỏi một độ ẩm đạt khoảng 85% trong thời gian trải qua giai đoạn phát triển Tại Việt Nam, các vùng trồng chè được đánh giá là có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển là từ tháng 5 đén tháng 10 vì nó cho năng suất cao
* Đối với yếu tố kỹ thuật
- Giống chè: Cây chè được trồng theo một chu kỳ sản xuất kéo dài, và tầm quan trọng đặc biệt của giống chè chất lượng cao trong quá trình sản xuất không thể phủ nhận Vì lý do này, việc nghiên cứu, lựa chọn, tạo ra và sử dụng các giống chè phù hợp cho từng khu vực đã được các nhà nghiên cứu và những người sản xuất quan tâm và thực hiện từ rất sớm
- Vai trò của giống:
+ Ảnh hưởng của giống chè:
Chu kỳ sản xuất của cây Chè thường kéo dài, và tầm quan trọng đặc biệt của việc chọn lựa giống chè tốt không thể bị bỏ qua trong quá trình sản xuất
Do vậy, việc lựa chọn, nghiên cứu phát triển và sử dụng các giống cây chè chất lượng phù hợp cho từng khu vực sản xuất đã được sự quan tâm của cả các nhà khoa học và những người làm về sản xuất từ rất lâu
Trang 22Vào năm 1905, trên đảo Java, trung tâm đầu tiêu trên thế giới về nghiên cứu chè được thành lập Vào năm 1913, Cohen Stuart đã thực hiện việc phân loại các nhóm chè dựa trên hình thái của chúng Tác giả đã trình bày quan điểm về việc chọn giống chè dựa trên khía cạnh di truyền của năng suất, và đồng thời ông cũng chỉ ra tiêu chuẩn cho một giống chè tốt Theo quan điểm của ông, quá trình chọn giống chè tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải trải qua 7 bước
1 Nghiên cứu các yếu tố vật chất
2 Lựa chọn giống
3 Chọn giống trong vườn ươm
4 Nhân bản vô tính và hữu tính
5 Chọn dòng chè
6 Tiếp tục lựa chọn khi thu búp các dòng
7 Thí nghiệm cho giai đoạn sau
Do đó lựa chọn giống chè ở giai đoạn sau được tiến hành theo các đặc tính của cây như: Cành, lá, thân, hoa, búp…(Lê Đình Hải, 2017)
Giống chè sẽ ảnh hưởng tới nhiều yếu tố, ví dụ năng suất ra búp, chất lượng nguyên liệu đầu ra, do đó ảnh hưởng đến chất lượng chè và từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của các hộ trồng chè Mỗi sản phẩm chè do đó đòi hỏi một lượng nguyên vật liệu nhất định, tương ứng với nó là các vùng và điều kiện sinh thái phù hợp cho một số giống chè Vì thế, để thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng các ưu điểm so sánh của từng vùng miền, cần thiết phải thiết lập một tập đoàn giống thích hợp cho từng điều kiện vùng khác nhau
Nhằm thực hiện đúng yêu cầu của công tác quy hoạch sản xuất chè tại Việt Nam và đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả trong phát triển kinh tế, xã
Trang 23hội cũng như bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, cần thiết phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ Trong số các biện pháp này, việc nghiên cứu và triển khai giống cây chè mới đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho cây chè cả trong tương lai ngắn và dài hạn
- Nguồn nước cho chè: Chè là một loại cây có tính ưa nước, với búp chè chứa hàm lượng nước lớn, tuy nhiên chúng lại rất nhạy cảm với tình trạng quá
ẩm và không chịu chấp nhận môi trường quá ẩm Khi chè gặp tình trạng khô hạn, chúng có thể bị thiếu nước, gây ra tình trạng suy nhược và hạn chế khả năng hút các chất dinh dưỡng từ đất Nếu cây chè phải chịu khô hạn kéo dài, điều này có thể dẫn đến sự giảm sản lượng thậm chí có thể gây chết cây Vì vậy, việc cung cấp đủ nước cho cây chè thông qua việc tưới nước là một biện pháp quan trọng để duy trì độ ẩm cho đất, giúp cây phát triển bình thường, đạt năng suất và chất lượng cao
lý là điều cần thiết
- Cắt, đốn chè: Việc đốn chè là một biện pháp kỹ thuật có tác động không chỉ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè, mà còn có tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm chè Bởi vậy, kỹ thuật đốn chè đã được rất nhiều nhà khoa học chú trọng nghiên cứu
Kỹ thuật canh tác, cắt tỉa chè đã được nhắc đến rất lâu ở Việt Nam, từ kinh nghiệm sản xuất Trước năm 1945, các hộ gia đình khu vực Thanh Ba tỉnh Phú Thọ đã sử dụng kinh nghiệm: : “Năm đốn – Năm lưu”
Trang 24Từ kỹ thuật này, những công trình nghiên cứu về đốn chè ở Phú Thọ từ
1946 đến năm 1967 đã đi đến kết luận về thời gian đốn chè tốt nhất hàng năm
và các loại hình đốn:
Đốn phớt hàng năm: Đốn cao hơn vết cũ từ 3 đến 5 cm, khi cây chè cao hơn 70 cm thì sẽ đốn cao hơn vết trước 1 đến 2 cm
Đốn ngang lửng: Tiến hành đốn lửng cách mặt đất từ 60 đến 65 cm
Tác giả Đỗ Ngọc Quỹ (1980) trong nghiên cứu về đốn chè đã chỉ ra rằng:
kỹ thuật đốn chè có khả năng loại bỏ các cành già yếu, giúp duy trì trạng thái sinh trưởng và cung cấp dinh dưỡng cho cây chè, đồng thời kiểm soát quá trình
ra hoa và kết quả, thúc đẩy sự hình thành của búp non, tạo ra cấu trúc lá và khung tán cây chè phù hợp, đồng thời thuận lợi cho việc hái chế
- Kỹ thuật Bón phân: Việc bón phân cho cây chè đóng vai trò quan trọng trong quá trình kỹ thuật, giúp tăng cường sự phát triển và sinh trưởng của cây,
từ đó tạo điều kiện cho việc tăng năng suất và cải thiện chất lượng của sản phẩm chè Trong quá trình giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây chè tiêu thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ đất, trong khi đây thường là các vùng trồng chè trên sườn dốc, núi cao hoặc địa hình nghèo dinh dưỡng
Bởi vậy, để đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của cây chè và đạt được năng suất cao cùng chất lượng xuất sắc, đồng thời đảm bảo hiệu quả trong việc canh tác bền vững, bảo vệ môi trường và duy trì nguồn thu nhập, việc bón phân cho cây chè là một biện pháp không thể thiếu Nhiều nghiên cứu do các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện đã cho thấy rằng hiệu quả của việc bón phân cho cây chè chiếm một tỷ lệ quan trọng, khoảng từ 50% đến 60% Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật trong canh tác chè thông qua các kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy:
Đạm đóng vai trò quan trọng nhất, theo sau là Lân và Kali trong việc thúc đẩy sự phát triển của cây chè ở giai đoạn non trẻ Trong giai đoạn này, vai trò của Đạm và Lân đặc biệt quan trọng hơn so với tổ hợp của Đạm và Kali
Trang 25Trong quá trình nghiên cứu về tác động của phân bón đối với sự phát triển
và sản xuất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái, Đinh Thị Ngọ
và Lê Văn Đức (1998) đã chứng minh rằng: việc sử dụng phân lân ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh của sự phát triển cây chè, bao gồm đường kính thân cây, chiều cao cây, và độ rộng tán của cây non Việc bón phân một cách cân đối giữa các yếu tố N, P, K dẫn đến năng suất cao hơn đáng kể so với việc chỉ bón đạm và kali một mình hoặc chỉ bón đạm Trong giai đoạn đầu của chu kí sinh trưởng, cây chè đì hỏi nhiều K, P, do đó cần cung cấp các loại phân bón này mang tính hợp lý, thường xuyên để mang lại hiệu quả cao nhất
Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển, cây chè đòi hỏi một lượng phân khác nhau với quy tắc: từ ít đến nhiều, từ không có đến có, và cần bón đúng lúc, đúng cách, đúng lượng và đối tượng thích hợp theo thời gian Nếu thực hiện việc bón phân một cách hợp lý, cây chè sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ, đồng thời tăng sự kháng bệnh và khả năng chống chọi với những điều kiện thời tiết không thuận lợi, từ đó đem lại năng suất tốt hơn
- Thu hoạch chè: Thời điểm, cách thức và thời gian thu hoạch đều có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của nguyên liệu chè Việc thu hoạch cây chè với tôm hai lá là tạo ra nguyên liệu tốt cho quá trình chế biến, vì chúng chứa hàm lượng cao của Polyphenol và Caffeine Nếu quá trình thu hoạch thực hiện khi cây chè quá già, không chỉ gây giảm chất lượng của chè mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè
- Bảo quản và logistic nguyên liệu: Sau khi thu hoạch, nguyên liệu chè có thể được đưa trực tiếp vào quá trình chế biến, hoặc cũng có thể được lưu giữ trong khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên không nên vượt quá 10 giờ, đặc biệt khi nhà máy chế biến ở xa hoặc có công suất máy thấp Vì vậy, trong quá trình thu hoạch, cần tránh làm hỏng búp chè bằng cách không nén ép quá mạnh
- Kỹ thuật chế biến: Dựa vào mục tiêu của kế hoạch sản phẩm, chúng ta sẽ
áp dụng các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào Tổng quan, quá trình chế biến bao gồm hai giai đoạn chính là giai đoạn sơ
Trang 26chế và giai đoạn tinh chế để sản xuất thành phẩm Các công đoạn chế biến có thể gồm: Hái, phơi, đưa vào máy vò, sấy, vò lại, sấy, phơi khô Sản xuất chè đen thường sử dụng các thiết bị hiện đại để thực hiện giai đoạn sơ chế, đảm bảo năng suất cao cùng chất lượng Trong quá trình này, quy trình kỹ thuật được thực hiện một cách nghiêm ngặt, nhằm tạo dáng cho sản phẩm và kích thích các phản ứng hóa học trong búp chè
Đối với chế biến chè xanh: Là một phương pháp chế biến rất phổ biến từ lâu đời, quy trình này bao gồm các bước sau: sau khi thu hái, từ chè búp xanh (một tôm và hai lá) sẽ được đưa vào chảo quay để xử lý ở nhiệt độ 1000 C trong một khoảng thời gian nhất định Sau đó, chúng được đưa vào máy vò để búp chè trở nên săn hơn và đồng thời giảm tỷ lệ nước trong sản phẩm Sau khi quá trình vò hoàn thành, chè tiếp tục được đưa vào quá trình xử lý bằng cách quay ở nhiệt độ cho đến khi chè hoàn toàn khô (cần lưu ý giảm dần nhiệt độ) Khi chè đã khô, có thể tiến hành đóng bao để bán ngay hoặc thực hiện quy trình sát lấy hương trước khi đóng gói, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng Chè xanh có đặc điểm là có màu nước xanh óng ánh, vị chát đậm, hương vị tự nhiên và vật chất khô ít bị biến đổi
Đối với chế biến chè màu vàng: Khác với chế biến chè xanh và chè đen, chè vàng được một số người dân tộc ít người chế biến thông qua các kỹ thuật thủ công
* Đối với yếu tố kinh tế
Trong giá cả và yếu tố thị trường: Lĩnh vực kinh tế đã nhấn mạnh ba vấn
đề cơ bản về kinh tế: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Trong ba vấn đề này, câu hỏi về sản xuất sản phẩm gì đặt lên hàng đầu, đòi hỏi người sản xuất phải cung cấp câu trả lời Để giải quyết câu hỏi này, người sản xuất phải tìm hiểu thị trường, tức là xác định nhu cầu mà thị trường
có khả năng thanh toán đối với sản phẩm mà họ sẽ sản xuất Họ cần xem xét việc sản xuất hàng hoá mà người tiêu dùng sẽ chấp nhận ở mức độ nào, xem
Trang 27xét giá cả có phù hợp hay không Từ đó, mối quan hệ giữa cung và cầu được hình thành một cách toàn diện Hiện nay thế giới đang có nhu cầu lớn với chè xanh và chè đen Với chè xanh được Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc nhập khẩu, trong khi đó thì chè đen được các nước như Bắc Mỹ, Châu Âu, do đó cần
có sự nghiên cứu rõ về thị trường để tăng năng lực tiêu thụ sản phẩm Đối với câu hỏi sản xuất cho ai? Ở đây, chúng ta muốn đề cập đến khía cạnh phân phối Hàng hoá mà chúng ta sản xuất được tiêu thụ như thế nào? Ai là những người được hưởng lợi từ quá trình sản xuất đó và đặc biệt là mức độ lợi ích mà
họ nhận được Chỉ khi có sự tương quan như vậy, chúng ta mới có thể thúc đẩy
sự phát triển hiệu quả trong quá trình sản xuất
Thực tế đã chứng minh rằng, thực hiện cơ chế thị trường có tác động quan trọng đến cuộc sống của người sản xuất chung và đặc biệt là những người liên quan đến ngành chè Do đó, việc duy trì sự ổn định về giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là cực kỳ cần thiết để ngành chè có thể đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp Để duy trì sự ổn định
về giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè, một yếu tố quan trọng cần được xem xét là hệ thống giao thông Đa số các vùng sản xuất chè nằm xa các tuyến đường quốc lộ, gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm Vì hệ thống giao thông hạn chế, việc di chuyển trở nên khó khăn, khiến cho người sản xuất thường phải bán sản phẩm với giá thấp do áp lực từ
tư thương, dẫn đến hiệu suất sản xuất thấp Để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển ngành chè trong tương lai, cần thiết phải xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Các loại sản phẩm đầu ra: Sự đa dạng hóa sản phẩm là quan điểm vô cùng
thiết thực, kết hợp cả khía cạnh kinh tế và xã hội Sự đa dạng hóa sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ, cho phép mang đến nhiều loại sản phẩm khác nhau Tuy nhiên, cùng lúc, nó cũng cần phải tôn vinh và tận dụng những mặt hàng truyền thống đã có kinh
Trang 28nghiệm trong sản xuất và chế biến, những sản phẩm này đã được thị trường chấp nhận
1.1.3 Cơ sở lý luận về thu nhập của nông hộ
1.1.3.1 Các khái niệm cơ bản về thu nhập và thu nhập của nông hộ
Dựa theo Samuelson và Nordhalls (2001), thu nhập bao gồm toàn bộ dòng tiền bao gồm lương, lãi suất, cổ tức và các nguồn thu khác mà một cá nhân hoặc một quốc gia thu được trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm)
Ở Việt Nam, theo định nghĩa của Tổng Cục Thống Kê (2014), thu nhập của người lao động được hiểu là: "Khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật được trả cho người lao động với mục đích bồi dưỡng công ăn lương, dựa trên thời gian hoặc công việc đã thực hiện, cùng với số tiền trả cho thời gian không làm việc như kì nghỉ phép hoặc kỳ nghỉ hè hàng năm, hoặc các kì nghỉ lễ, thời gian nghỉ khác mà được trả lương; nó có thể bao gồm tiền công được nhận thường xuyên tương đương với lương, sau đó sẽ bị khấu trừ các khoản như bảo hiểm xã hội, thuế, tiền cho các chế độ hưu trí, bảo hiểm y tế, đoàn thế và các nghĩa vụ khác của người lao động Tuy nhiên chúng ta không tính vào thu nhập các khoản tiền sau: tiền cho chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội, những phúc lợi khác từ khoản này như tiền chi trả hết hợp đồng, phúc lợi không thường xuyên, quà biếu, thưởng cuối năm
Tóm lại, trong bối cảnh của nghiên cứu này, thu nhập của người lao động
đề cập đến tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng công việc mà họ đã thực hiện Bên cạnh lương cơ bản, điều này bao gồm cả các khoản tiền phụ cấp, các khoản tiền thưởng, và các khoản khác được tính vào tổng thu nhập của người lao động
Thu nhập trung bình đầu người mỗi tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập của hộ gia đình trong năm cho số thành viên trong hộ và sau đó chia cho 12 tháng
Trang 29Thu nhập của hộ gia đình bao gồm tổng số tiền và giá trị của tài sản quy
ra tiền sau khi đã khấu trừ các chi phí sản xuất mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã thu được trong khoảng thời gian nhất định, thường là trong vòng 1 năm
Các khoản thu nhập của hộ sẽ được tính:
- Tiền từ tiền lương, tiền công;
- Tiền từ sản xuất thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp sau khi đã khấu trừ thuế và các chi phí sản xuất
- Các khoản thu khác như tiền cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản tiền không tính vào thu nhập có thể gồm: thu nợ, tiền tiết kiệm, vay nợ, bán tài sản, tạm ứng, chuyển nhượng vốn có thể nhận được do liên kết, liên doanh, trong hoạt động sản xuất kinh doanh …
Hộ nông dân: Nông hộ là các hộ gia đình tham gia cả sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp Điều này đồng nghĩa với việc nông
hộ bao gồm những hộ gia đình mà người chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp, bao gồm nông dân và những người lao động đồng án
Đa dạng hóa các khoản thu nhập: Được coi là sự tăng lên của các thu nhập bổ xung được tính ra từ các hoạt động nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp trong thành phần thu nhập của nông hộ Nó có thể bao gồm tiền thu được trong các hoạt động trong các ngành sản xuất theo thứ tự một, hai và ba trong hệ thống tính toán tài khoản quốc gia Các hộ nông dân trong điều kiện này được xem như nông hộ không thuần túy, trong khi đó, các hộ nông dân thuần túy thường chỉ tập trung chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp
Các nguồn thu nhập của hộ gia đình:
- Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp: là các khoản tiền từ toàn bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi…
- Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp: nó có thể bao gồm toàn bộ các khoản tiền thu được từ các hoạt động không phải là nông nghiệp như: tiền từ
Trang 30làm thuê, mướn lao động, tiền lương, tiền khai thác, các hoạt động dịch vụ, sản xuất và các hoạt động khác như tiền thưởng, trợ cấp
1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Trong quá trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế, các nhà kinh tế học đã xác định rằng các yếu tố đầu vào quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thu nhập bao gồm: vốn, đất đai, công nghệ và lao động Theo Park,
1992, sự thay đổi trong năng suất lao động sẽ là tiền đề để cải thiện thu nhập trong nông nghiệp Sinh kế của các hộ gia đình được cho là chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tài chính, con người, môi trường xã hội, tài sản, điều kiện
tự nhiên (Neejes, 2003), do đó khi tiến hành đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình thì cần tập trung vào các yếu tố như tài chính, tài sản
và con người
Theo Mincer (1993), con người có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, bao gồm việc sử dụng các kỹ năng do giáo dục và đào tạo tạo ra Đặc biệt, trong ngành nông nghiệp, con người trong hộ gia đình đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất và tăng thu nhập Đinh Phi Hổ (2003) cũng chỉ ra rằng sự hiểu biết kỹ thuật nông nghiệp của các nông hộ tỷ lệ thuận với sinh kế và thu nhập của hộ gia đình Sau khi đánh giá về sinh kế của các
hộ gia đình nằm trong khu vực nông thôn, Nguyễn Quốc Nghi và ctv (2011) đã chỉ ra rằng kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, là các yếu tố tác động đến tổng thu nhập bình quân trên đầu người của các hộ gia đình
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và ctv (2011), Đặng Thị Thảo và Trương Đông Lộc (2011) cũng chỉ ra rằng nếu các nông hộ có kiến thức
về nông nghiệp, có trình độ học vấn, có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Ngoài ra họ cũng cho rằng yếu
tố lao động cũng rất quan trọng trong tăng thu nhập của hộ gia đình thông qua việc thuê lao động hay tự sử dụng lao động gia đình
Vốn tài chính dành cho sản xuất đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong quá trình nông nghiệp của hộ gia đình Hiện nay, việc đầu tư vốn tài chính vào
Trang 31sản xuất đã trở thành yếu tố đầu vào quan trọng trong ngành nông nghiệp, là nền tảng cho việc mở rộng sản xuất của các nông hộ
nguồn vốn trong quá trình sản xuất được Nguyễn Quang Trường và Lê Văn Dũng (2011) chỉ ra rằng nó có một vai trò lớn trong xoá đói giảm nghèo của các hộ gia đình Việc tích luỹ nguồn vốn trong nông hộ sẽ đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất tài chính của sản xuất Yếu tố tài sản đất đai đã có tác động lên thu nhập của nông hộ, góp phần tăng cường sự linh hoạt trong việc chuyển đổi mô hình canh tác và chọn lựa cây trồng, động vật nuôi, cũng như tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng chính thức
1.2 Cơ sở thực tiễn về sản xuất chè
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Chè là loại cây công nghiệp trồng lâu năm, được cho thu hoạch trong nhiều năm, từ 30 đến khoảng 50 năm Cây chè được trồng và chăm sóc ngay từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây chè đã có thể thu hoạch Năng suất và sản lượng chè tương đối ổn định, hàng năm mang lại thu nhập kinh tế cho người trồng chè Có thể chế biến được nhiều loại chè như: Chè túi lọc, chè vàng, chè xanh Có tác dụng giải khát, bồi bổ và kích thích thần kinh trung ương, giúp tiêu hóa chất béo, giảm béo phì, chống lão hóa Vì vậy, chè đã trở thành sản phẩm giải khát được ưa chuộng trên toàn thế giới Trà được sử dụng hàng ngày
và tạo thành một phong tục tạo nên một nền văn hóa Cây Chè đã thân thuộc với con người và trở thành một nét văn hóa của các quốc gia
Các quốc gia có sản lượng thu hoạch chè lớn trên thế giới là: Ấn Độ, Indonexia, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản Top 10 quốc gia có sản lượng chè lớn nhất thế giới được thể hiện trong hình
Trang 32Hình 1.1 Top 10 quốc gia có sản lượng chè lớn nhất thế giới
Âu và châu Phi Đến nay, sản lượng chè Việt Nam bình quân hàng năm đạt hơn 200 nghìn tấn
1.2.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam
1.2.2.1 Diện tích và sản lượng chè ở Việt Nam
Công nghiệp chè ngày càng đóng góp quan trọng trong các khu vực kinh tế của Việt Nam Việt Nam hiện là nước sản xuất chè lớn thứ 7 thế giới và xuất khẩu chè toàn cầu hiện đứng thứ 5 Cả nước có diện tích trồng chè gần 130.000
ha và hiện có hơn 500 cơ sở chế biến, sản xuất và phân phối sản phẩm chè,
Trang 33công suất trên nửa triệu tấn chè khô mỗi năm Hiện cả nước có 34 tỉnh trồng chè được chia thành 4 vùng trồng chè nổi tiếng
Bảng 1.1 Diện tích chè Việt Nam
Tỉnh trống chè
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam 2021
Từ bảng trên cho thấy chè được trồng nhiều nhất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Đây là vùng có số lượng lớn về diện tích, và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước Vùng này đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng như vùng chè Shan tuyết, vùng chè Suối Giàng, vùng chè Tân Cươn Những vùng này có rất nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa so với các vùng khác Trong số 34 tỉnh trồng chè, có 9 tỉnh được ngành chè xếp vào loại trọng điểm chè xét về diện tích, chất lượng, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến chè Tổng diện tích chè của 9 tỉnh này là 10.337 ha, chiếm 81,2% diện tích chè cả nước Diện tích chè của 9 tỉnh năm 2022 được thể hiện trong biểu đồ sau:
Trang 34Hình 1.2 Các Tỉnh có diện tích trồng chè lớn ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê 2022
Trong số 9 tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước thì có 8 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, chỉ có tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên Diện tích chè của 9 tỉnh cộng lại chiếm 81,2% diện tích chè cả nước Trong đó, 4 tỉnh có diện tích chè trên 10.000 ha là Lâm Đồng có diện tích chè lớn nhất cả nước, tiếp đến là Thái Nguyên, Hà Giang
1.2.2.2 Tình hình kinh doanh chè tại Việt Nam
Cây chè ngày càng trở thành cây trồng chủ lực của Việt Nam Cụ thể, sản xuất, xuất khẩu chè trong nước và quốc tế luôn ở mức cao Minh chứng cho điều này là thành tích đứng thứ 7 về sản xuất và thứ 5 về xuất khẩu chè thế giới Diện tích chè nước ta hiện có trên 130.000 ha với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến Đạt công suất khá lớn với hơn 500.000 tấn chè khô/năm Theo dữ liệu từ Hội Nông dân của Việt Nam (2021), ngành chè vẫn được coi là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam Hiện có 34 tỉnh ở Việt Nam đang canh tác chè với diện tích rơi vào khoảng 190.600 ha, nó cũng giúp
6183 5474
16800 15760 8700
6500 7820
14200
19000
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 LAI CHAU
Trang 35tạo việc làm cho khoảng 3 triệu lao động Tuy nhiên, giá trị ngành chè còn thấp, mới đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm Ở Việt Nam, cũng có hơn 250 công ty thương mại trong nước đại diện cho khách hàng nước ngoài mua hàng từ các nhà chế biến, sản xuất với tư cách là thương gia hoặc đại lý Trong số này, ít nhất có 4 khách hàng quốc tế lớn đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, chiếm 20% tổng sản lượng xuất khẩu Gần đây, các công
ty liên doanh với Đài Loan, Nhật Bản đã thực hiện đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng Tập đoàn đa quốc gia của Ấn Độ - Williamson Magor cũng đã chủ động đầu tư nhiều vào việc trồng và chế biến chè tại tỉnh Phú Thọ Cùng lúc, các nhà chế biến trong nước như Công ty Chè Thế Hệ Mới đang tiến hành đầu tư vào công nghệ hiện đại cũng như thiết bị chế biến và đóng gói quy mô lớn (VIETRADE, 4/2015) Quy mô xuất khẩu thể hiện ở khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu Khoảng 80% chè của Việt Nam được xuất khẩu Đặc biệt, trong năm 2013, do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới giảm, nguồn cung cấp dồi dào và giá
cả thấp, Việt Nam cùng các quốc gia sản xuất chè khác đều đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước và cả khi xuất khẩu Mặc dù lượng xuất khẩu trong năm 2013 giảm đi 11%, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 2.1%
so với cùng kỳ năm trước Trong năm 2014, lượng xuất khẩu đã tăng 1.8%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm đi 0.4% Sang năm 2015 tiếp tục lao dốc xuống 123.000 tấn, giảm 6,8% Trị giá đạt 221 triệu USD, giảm 7,4% năm 2016 đạt 134 nghìn tấn và 223 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và 4,9% về trị giá so với năm 2015 Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu chè đạt 150 nghìn tấn, thu về 250 triệu USD Năm 2019, xuất khẩu chè đạt 137.102 tấn, thu về 236,43 triệu USD, tăng 7,7% so với năm 2017 về lượng và tăng 8,5% về kim ngạch so với năm 2018
Trang 36Hình 1.3 Tình hình xuất khẩu chè ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê 2020
Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam chưa thực sự ổn định
và tăng đều qua các năm Thị trường xuất khẩu bao gồm 118 quốc gia và vùng lãnh thổ Các thị trường chính của Việt Nam gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Nga Pakistan, Đài Loan, Mỹ, Iraq Chè của Việt Nam được xuất khẩu sang Pakistan nhiều nhất, chiếm 35,6% tổng kim ngạch lượng và chiếm 40,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, với 48.755 tấn, tương đương 96,43 triệu USD, giá bình quân 1.977,9 USD/tấn, tăng 27,6% về lượng, tăng 18,1%
về kim ngạch nhưng giảm 7,4% về giá so với năm 2018 Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan, chiếm 13,9% trong tổng lượng và chiếm 12,6% trong tổng kim ngạch, đạt 19.059 tấn, trị giá 29,8 triệu USD, giá bình quân 1.563,8 USD/ tấn, tăng 2,6% về lượng, tăng 3,7% về kim ngạch và tăng 1% về giá so với năm trước
180 190 200 210 220 230 240 250
Trang 37Bảng 1.2 Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2020
Quốc gia
năm 2019 (%) Tỷ lệ
(%) Sản lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
Sản lượng Trị giá
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2020
Tiếp đến thị trường Trung Quốc, chiếm 6,2% trong tổng lượng và chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 8.482 tấn, trị giá 23,8 triệu USD, giá 2.806 USD/tấn, giảm 16,2% về lượng nhưng tăng 21% về
Trang 38kim ngạch và tăng mạnh 44% về giá Năm 2019, xuất khẩu chè sang hầu hết các thị trường đều giảm so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như Đức, giảm 58,7% về lượng và 63,9% về kim loại kim ngạch đạt 162 tấn, tương đương 0,71 triệu USD; Ba Lan giảm 40,4% về lượng và giảm 39,2% kim ngạch, đạt 609 tấn, tương đương 0,95 triệu USD; U.A.E giảm 37,8% về lượng và giảm 35,8% về kim ngạch, đạt 1.687 tấn, tương đương 2,7 triệu USD Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Ấn Độ tăng mạnh nhất 17,9% về lượng và tăng 58% về kim ngạch (đạt 1.023 tấn, tương đương 1,43 triệu USD); Philippines tăng 53,8% về lượng và tăng 55,7% về kim ngạch (đạt 961 tấn, tương đương 2,5 triệu USD); Cô-oét tăng 94,1% về lượng và tăng 47,2% về kim ngạch (đạt 33 tấn, tương đương 0,07 triệu USD)
1.2.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè tại tỉnh Thái Nguyên
1.2.3.1 Vai trò của chè đối với tỉnh Thái Nguyên
Cây chè ngày càng có vai trò quan trọng đối với khu vực kinh tế của tỉnh Thái Nguyên Cây chè có đặc thù canh tác đặc biệt, thích hợp với đồi núi Trồng chè ngoài việc phủ xanh đổi trọc còn có thể phát triển kinh tế Chè đặc biệt thích hợp với khu vực trung du và miền núi phía Bắc, giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát triển kinh tế vùng miền Vì vậy, phát triển cây chè ngoài ổn định đời sống, kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân, còn giúp người dân sử dụng nhiều lao động địa phương để chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè Cây chè thực sự được coi là người bạn
“trung thành” của nhà nông Cây chè tỉnh Thái Nguyên từng là “cây xóa đói giảm nghèo” và nay là “cây làm giàu” của nhiều nông dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.2.3.2 Tình hình sản xuất chè ở Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp là chính Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên Thương hiệu chè Thái Nguyên đã trở nên nổi tiếng không những trong nước
Trang 39mà cả trên toàn thế giới Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương
Sản xuất chè ở Thái Nguyên cũng chủ yếu là sản xuất quy mô hộ gia đình Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng cường đầu tư thâm canh cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao Những năm gần đây, diện tích, năng suất, chất lượng và giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng lên Những năm gần đây, diện tích chè ngày càng được phát triển ở nhiều nơi Với việc áp dụng giống mới vào sản xuất và đổi mới phương pháp canh tác chè 50 năng suất chè ngày càng được nâng cao, sản lượng búp chè tăng nhanh, từng bước đáp ứng nhu cầu cho sản xuất chè Hiện nay một số địa phương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu chè theo hướng tăng các giống chè chát lượng cao, lai tạo Năm 2015, diện tích chè toàn tỉnh đạt 21.283 ha, sản lượng 200.300 tấn Năm
2016, 2017, 2018, 2019, diện tích chè lần lượt là 21.520 ha, 22.500 ha, 21.700
ha, 22.300 ha, sản lượng đạt 206.400 tấn, 215 nghìn tấn, 212.500 tấn, 240 nghìn tấn Năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh đạt khoảng 22.649 ha, sản lượng đạt 244.502 tấn
Hình 1.4 Diện tích và sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Tổng cục thống kê 2020
180 190 200 210 220 230 240 250
Trang 40Khu vực cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chè xanh cao cấp và chè xanh bao gồm một số giống cây như TRI 777, Trung du, Kim Tuyên, LDP1, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Bát Tiên, phân bố chủ yếu tại thành phố Thái Nguyên
và các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, các vùng này chiếm tỷ
lệ 80-85% trong nguồn cung cấp chè nguyên liệu Các khu vực sản xuất chè đen gồm các giống: LDP2, Tri777, trung du chủ yếu ở một phần Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, và Đồng Hỷ, chiếm từ 10 đến 15% tổng sản lượng chè búp tươi Hiện nay các tiến bộ về khoa học, công nghệ đã giúp nâng cao chất lượng
và năng suất cũng như giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên, có thể kể đến như trồng chè hữu cơ, chuyển đổi going, phân bón, tăng hiệu quả, tưới tiêu tiết kiệm, trừ sâu bệnh tổng hợp
Sản xuất chè sạch tại tỉnh Thái Nguyên: Ngày nay, tỉnh Thái Nguyên đã đang thực hiện quy hoạch khu vực sản xuất chè an toàn trên khắp lãnh thổ tỉnh nhằm thu hút đầu tư vào sản xuất chè với chất lượng và giá trị cao Điều này bao gồm việc xây dựng khu vực cung cấp nguyên liệu chè an toàn, tập trung vào phát triển nông nghiệp hữu cơ và giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đồng thời thực hiện thực hành nông nghiệp tốt (GAP), từ khâu sản xuất đến công tác chế biến thành phẩm cũng được gắn cùng với quá trình của sản xuất và được chứng nhận của các đơn vị trong nước cũng như quốc tế (GlobalGAP VietGAP, Uzt Certified…) Các chương trình giúp áp dụng các biện pháp canh tác, chuyển đổi giống vào sản xuất chè từ đó định hướng theo hướng an toàn đã giúp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng và giá trị cây chè Thái Nguyên
Chế biến chè Thái Nguyên theo 2 phương pháp chính:
- Phương pháp thủ công: Công tác chế biến, sản xuất chè từ xưa đã gắn liền cùng đời sống của xã hội cũng như bản sắc của văn hóa các dân tộc thuộc tỉnh Thái Nguyên Phương thức chế biến này chiếm trên 80% sản phẩm chè