MỤC LỤC
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài nghiên cứu tại một số xã, thị trấn có hộ dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Do đó để có được sản phẩm chè chất lượng, hộ gia đình cần có kỹ thuật canh tác tốt, áp dụng và không ngừng nâng cao năng lực về khoa học, kỹ thuật, giảm bớt các khâu không cần thiết, kỹ thuật canh tác truyền thống để từ đó tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, năng lực cạnh tranh, từ đó có thể giới thiệu câu chè đến các bạn bè trong và ngoài nước. Trong quá trình nghiên cứu về tác động của phân bón đối với sự phát triển và sản xuất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái, Đinh Thị Ngọ và Lê Văn Đức (1998) đã chứng minh rằng: việc sử dụng phân lân ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh của sự phát triển cây chè, bao gồm đường kính thân cây, chiều cao cây, và độ rộng tán của cây non.
Điều này bao gồm việc xây dựng khu vực cung cấp nguyên liệu chè an toàn, tập trung vào phát triển nông nghiệp hữu cơ và giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đồng thời thực hiện thực hành nông nghiệp tốt (GAP), từ khâu sản xuất đến công tác chế biến thành phẩm cũng được gắn cùng với quá trình của sản xuất và được chứng nhận của các đơn vị trong nước cũng như quốc tế (GlobalGAP VietGAP, Uzt Certified…). Nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp chính sách như cải cách quyền sử dụng đất, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và việc làm ở nông thôn, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực và nâng cao năng lực tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để giúp cải thiện mức sống của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mặt khác ap dụng máy cơ khí nhỏ vào sản xuất thâm canh chè đã đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu chè; đảm bảo yêu cầu chất lượng nguyên liệu chè đồng đều và ổn định; kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu khi đưa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, khắc phục khi thiếu lao động trong các khâu canh tác sản xuất chè, giảm giá thành sản phẩm, từng bước cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. - Cải thiện các đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình: Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các yếu tố về nhân khẩu học như trình độ giáo dục của chủ hộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm canh tác có ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nông hộ, do đó các nghiên cứu sau này nên xem xét đến các đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình để có đánh giá chính xác về nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình.
+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn - Tiến Bộ được tọa lạc trên tuyến đường tỉnh lộ 259 và bao gồm nhiều mỏ quy mô trung bình, với sản lượng khai thác từ 1 - 3 triệu tấn (Theo nguồn từ Phòng Khoáng sản và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Hỷ). Cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày một được hoàn thiện một cách đồng bộ Trình độ dân trí dần được nâng cao, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất chè 2.1.3.2 Khó khăn.
Thực hiện nghiên cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân, cán bộ địa phương của các xã, thị trấn: Sông Cầu, Văn Hán, Khe Mo, Hòa Bình, Minh Lập để thu thập thông tin về vấn đề sản xuất chè, thu nhập từ cây chè, qua đó lắng nghe được các ý kiến phản hồi trực tiếp của người dân, cán bộ địa phương về thực trạng sản xuất, thu nhập của người dân trồng chè. Nội dung tập trung thảo luận về các thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trồng và sản xuất chè, các thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất, vai trò của các yếu tố đầu vào, đầu ra, nguyện vọng kiến nghị của địa phương về vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập từ cây chè.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chè tập trung có khối lượng hàng hóa lớn, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại các xã như: Minh Lập, Khe Mo, Văn Hán, Hòa Bình, thị trấn Sông Cầu… Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha bình quân khoảng 100 - 200 triệu đồng; tại các vùng chè đặc sản có thể đạt từ 300 triệu đồng/ha trở lên. Hiện nay trên địa bàn huyện đang sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương pháp giâm cành như là giống chè LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, TRI777… Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên mà huyện đang có thì giống chè TRI777 được cho là phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ trên địa bàn.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2022 Theo số liệu bảng trên cho thấy thu nhập bình quân đầu người huyện Đồng Hỷ luôn thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên, và thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của huyện cao nhất của tỉnh Thỏi Nguyờn là huyện Phổ Yờn, thu nhập của Đồng Hỷ chỉ cao hơn huyện Vừ Nhai, một huyện có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất tỉnh (39,2 triệu/người/năm vào năm 2022); điều này có thể hiểu là do Đồng Hỷ là tỉnh thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên thu nhập chưa cao so với các vùng khác của tỉnh. Đối với hoạt động phi nông nghiệp, với lực lượng lao động dồi dào, lao động tại các hộ gia đình có xu hướng chuyển dịch nhanh sang các hoạt động làm thuê và tự làm phi nông nghiệp khác với nhiều hoạt động, ngành nghề đa dạng như bán vật tư, thực phẩm hoặc làm công nhân tại khu công nghiệp.
Tuy nhiên, ngược lại, các biến như trình độ học vấn của người chủ hộ, kinh nghiệm trồng chè của gia đình, diện tích đất sở hữu, sự tham gia vào hoạt động khuyến nông và cả việc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp được cho là có tác động tích cực đến tổng thu nhập của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu ở mức ý nghĩa từ 0.1 đến 0.01. Số năm kinh nghiệm tăng đồng nghĩa với việc các hộ nông dân đã trải qua nhiều vụ chăm sóc chế biến chè nên đã nắm được nhiều hơn đặc điểm của cây chè từ đó có những phương pháp chăm sóc chè tốt hơn (Hải, 2017) Kết quả hồi quy cũng chỉ ra mối quan hệ tương quan thuận đáng kể giữa thu nhập của hộ nông dân trồng chè và diện tích đất của họ.
+ Một là, vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa tham gia vào các tổ chức xã hội, chưa tích cực tham gia vào các lớp học tập huấn kỹ thuật trồng chè mà việc canh tác chè chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền miệng nên hiệu quả canh tác chè chưa cao, năng suất thu hoạch chè chưa đảm bảo. + Ba là, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp vẫn còn hạn chế, chủ yếu nguồn thu nhập hình thành từ hoạt động bán tạp hóa, hàng nước hoặc làm thuê thời vụ tại các khu công nghiệp nên hiệu quả chưa cao.
Khuyến nông là yếu tố có tác động tích cực đến thu nhập của các hộ trồng chè, do đó các cán bộ khuyến nông sẽ tập trung hướng dẫn chỉ đạo việc chăm sóc thâm canh trên diện tích trồng chè kinh doanh và quy trình thu hái chè nguyên liệu búp tươi sẽ được thực hiện đúng theo các kỹ thuật quy định, nhằm tối ưu hóa chất lượng của sản phẩm chè sau khi được chế biến. + Về khía cạnh chế biến: mặc dù đã có nhiều cải tiến trong việc phát triển các công cụ chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tuy nhiên hầu hết các công cụ này vẫn thiếu sự đồng nhất, vật liệu chế tạo không được thống nhất và các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp chưa được đảm bảo đầy đủ, dẫn đến sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm chè trong các lần sản xuất.