1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn kiểm toán báo cáo tài chính 2 tìm hiểu về thủ tục phân tích trong kiểm toán

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Kiểm toán với tư cách là một bộ phận cầu thành hữu cơ của hệ thông công cụ quản ly kinh tế - tài chính có vai trò xác minh tính đúng đắn, trung thực của một báo cáo tai chính nhằm cung c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

KHOA KE TOAN-KIEM TOAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

ĐÈ TÀI:

TÌM HIẾU VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIÊM TOÁN

Giảng viên: Nguyễn Huỳnh Nam Nhóm thực hiện: Nhóm DAG

TP HO CHI MINH Thang 3 nam 2022 ear

SCS

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM

Đặng Minh An — 1921004827 (Nhóm trưởng)

Lê Thị Quỳnh Giang — 1921004847

Hồ Thị Diễm — 1921004838

Trang 3

MỤC LỤC

CH ÐĐÊÊ TIỂU LUẠN 3

1 Bối cảnh và lí do lựa chọn đề tài thực hiện bải tiểu luận cecccee 4

2 Ý nghĩa và nội dung của thủ tục phân tích - 2222222tttttrrrrtrtrirtrerstrrrrrrrrie 4 2.1 Thủ tục phân tích có ý nghĩa như thế nào trong kiểm toán 5c sc 5c: 4

2.2 Nội dung thực hiện thủ tục phân tích - c2: 2221221112113 225 552131151 rsey 5

PM ( co na tetee cite etiteidiecnnesesctssesnisrienee 6

3 Liên hệ chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 520 c0 2000881 tr ngang 7

4 So sánh chuẩn mực kiểm toán VSA 520 và [SA 520 ào 9

5 Một số ý kiến sửa đối, điều chỉnh đối với chuân mực kiêm toán Việt Nam VSA 520

Trang 4

CHU DE TIỂU LUẬN

Y nghĩa của thủ tục phân tích trong cuộc kiểm toán?

Nội dung thực hiện của thủ tục phân tích?

Liên hệ chuẩn mực kiêm toán quốc tế ISA 520

So sánh giữa chuân mực kiểm toán quốc tế ISA 520 và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA

5 Đưa ra những ý kiến sửa đối, điều chỉnh và hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán VSA

520

Trang 5

1 Bối cảnh và lí do lựa chọn đề tài thực hiện bài tiểu luận

Những năm qua Việt Nam đang chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Trong điều kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ đề báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực Kiểm toán với tư cách là một bộ phận cầu thành hữu cơ của hệ thông công cụ quản

ly kinh tế - tài chính có vai trò xác minh tính đúng đắn, trung thực của một báo cáo tai

chính nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đơn vị hay tô chức

Để đáp ứng cho quá trình phát triển và sự đôi mới của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được cải cách, phát triển, hệ thông kiêm toán Việt Nam

đã hình thành và ngày cảng hoàn thiện, đóng góp tích cực vào việc kiểm kê, kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính, tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý DN Trong cơ chế kinh tế mới, hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam

đã và đang tiếp cận, hòa nhập với chuẩn mực, nguyên tắc, thông lệ phố biến của kế toán

các nước tiên tiền trên thế giới thủ tục phân tích là một điện hình

2 Y nghĩa và nội dung của thủ tục phân tích

2.1 Thủ tục phân tích có ý nghĩa như thế nào trong kiêm toán

Theo khái niệm về thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA

320 —Thủ tục phân tích : thuật ngữ “Thủ tục phân tích” được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các moi quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tai chính Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc

có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính

Nói theo cách khác thủ tục phân tích chính là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tê và xu hướng biên động của các chỉ tiêu kinh tê thông qua việc kết hợp các phương pháp đôi chiêu trực tiếp, đôi chiêu logic, cân đôi Giữa các chỉ sô của cùng I chỉ tiêu hoặc các chỉ tiêu có quan hệ với nhau hoặc giữa các bộ phận câu thành chỉ tiêu đó

Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên:

LI Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác

LL Là phương pháp cân thực hiện đề hạn chê rủi ro kiêm toán do hướng kiêm toán viên những khoản ục chứa đựng nhiêu rủi ro đề từ đó có thê tập trung

Trang 6

thực hiện các thử nghiệm chỉ tiết với những khoản mục trọng yếu vừa được phát hiện

r1 Giảm bớt khối lượng công việc thực hiện đặc biệt trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp tốt, việc thực hiện thủ tục phân tích có

thé giúp kiểm toán viên không sa vào các nghiệp vụ cụ thể mà vẫn đảm bảo

không xây Ta sai sot trong yeu

r1 Giúp tiết kiệm thời gian va chi phi nhưng lại cung cấp bằng chứng về sự hợp lý và đồng bộ của số liệu và tài liệu, đồng thời giúp kiêm toán viên có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về doanh nghiệp

Với nhưng ưu điểm trên thủ tục phân tích được áp dụng ở ba giai đoạn trong kiểm toán: giai đoạn ban đầu hay còn gọi là giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn cuối cùng- giai đoạn xem xét và tông thể lại

Thủ tục phân tích được thực hiện trong hầu hết các cuộc kiểm toán BCTC Tam quan trọng của thủ tục phân tích được nêu rõ trong cá các chuẩn mực kiểm toán quốc tế

và chuân mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số VSA 315 quy định kiêm toán viên sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro Chuân mực kiểm toán Việt Nam số Chuẩn mực kiểm toán 330 quy định và hướng dẫn nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục phân tích đề xử lý các rủi ro đã đánh giá; Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện các thủ tục phân tích vào gial | đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán đề giup kiém toan vién hình thành kết luận tông thể về báo cáo tài chính Điều này đã cho thấy việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán là một nhiệm vụ mang nặng tính xét đoán chuyên nghiệp

Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của mỗi giai đoạn kiểm toán, nguồn lực kiểm toán, cách

tiếp cận kiểm toán, và tùy từng đối tượng kiểm toán cu thé, thủ tục phân tích có thê có

cách thức áp dụng và đem lại tác dụng khác nhau

2.2 Nội dung thực hiện thủ tục phân tích

2.2.1 Ly Thuyet Chung

Theo chuẩn mực số 520

“Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục Phân tích cơ bản một cách độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra chi tiết như các thử nghiệm cơ bản theo đoạn 18 chuân mực kiểm toán Việt Nam

sô 330 kiêm toán viên phải:

(a) Xác định sự phù hợp của các thủ tục Phân tích cơ bản cụ thê đối với các cơ sở dẫn liệu

nhất định trong đó có tính đến rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá và các kiểm tra

chỉ tiết (nếu có) đối với các cơ sở dữ liệu nay

(b) Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu mà kiểm toán viên sử dụng để dự tính về các số liệu,

tỷ suất đã ghi nhận, trong đó có xem xét đến nguồn gốc, tính có thể so sánh được, nội dung và sự phù hợp của thông tin sẵn có, và các kiểm soát đối với việc tạo lập thông tin

Trang 7

(c) Dự tính về các số liệu, tỷ suất đã ghi nhận và đánh giá liệu dự tính này có đủ chính

xác đề xác định một sai sót, khi xét riêng lẻ hoặc kết hợp với sai sót khác, co thé lam cho báo cáo tài chính bị sai sót trọng yêu hay không

(d) Xác định giá trị của bất kì chênh lệch nào có thê chấp nhận được giữa số liệu đơn vị

đã ghi nhận và giá trị dự tính mà không cần điều tra thêm như quy định

Các thủ tục phân tích hỗ trợ khi hình thành kết luận tong thé

06 Kiém toan vién phai thiết kế và thực hiện các thủ tục Phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiêm toán để giúp hình thành kết luận tông thê về việc báo cáo tài chính có nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán hay không Điều tra kết quả của các thủ tục phân tích

07 Nếu việc thực hiện các thủ tục phân tích theo quy định của chuẩn mực này giúp kiểm

toán viên phát hiện được các biên động hoặc các môi quan hệ không nhật quán với các thông tim liên quan khác hoặc có chân lệch đáng kê so với các giá trị dự tính, kiêm toán

viên phải điều tra những khác biệt này băng cách:

(a) Phỏng vấn ban giám đốc và thu thập bằng chứng kiêm toán thích hợp liên quan đến các câu trả lời của ban giám đôc

(b) Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu thấy cần thiết, tùy theo trường hợp cụ thể Trong 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán các công việc được áp dụng cho phù hợp với từng tinh chat của quá trinh

2.2.2 Vận dụng

O Van dung thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiêm toán

Trong giai đoạn này, để áp dụng thủ tục phân tích, trước tiên kiêm toán viên sẽ thu thập các thông tin về khách hàng bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, sau đó phân tích xem xét mối quan hệ giữa các thông tin với nhau nhằm chuẩn đoán những khu vực trên báo cáo tài chính có thê rủi ro

Tùy theo trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên sử dụng các thủ tục khác nhau để phân tích các khoản mục khác nhau trên mặt cáo tài chính của khách hàng Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nào là phân tích xu hướng

Đồng thời việc phân tích sơ bộ báo cáo tài chính này cũng giúp kiểm toán viên xác

định vẫn đề nghi van vé kha năng hoạt động liên tục của công ty khách hàng Khi xem xét đến giả thuyết hoạt động liên tục của don vi, kiểm toán nên dựa trên báo cáo tài chính

nhiều năm đề đánh giá tình hình kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng Nếu hoạt động kinh doanh của khách hàng liên tục bị lỗ trong nhiều năm liền thì kiểm toán viên phải lưu

ý vấn đề này bởi bất cứ dấu hiệu nào thê hiện giả thuyết này bị vi phạm thì cũng đều ân

chứa những rủi ro tiềm tàng

Trang 8

Kiểm toán viên thiết lập một bảng phân tích, tính toán các chênh lệch cả về số tuyệt đối và tương đối để đánh giá rủi ro các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Trên bảng này, các chỉ tiêu báo cáo tài chính được so sánh với năm trước để phát hiện ra những biến

động bat thường, xác định mức rủi ro va phạm vị của các thử nghiệm cơ bản

Đồng thời, trong giai đoạn này kiểm toán viên cũng vận dụng phương pháp phân tích tỷ suất để phân tích các tỷ số tài chính cơ bản như hệ số thanh toán, hệ số đo lường

hiệu quả hoạt động, hệ số nợ, hệ số khả năng sinh lời

r1 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp hoặc trung bình thì thủ tục phân tích áp dụng cho từng khoản mục được kiêm toán viên áp dụng khá phố biến Phương pháp phân tích được áp dụng trong giai đoạn này thường là phân tích

xu hướng và phân tích dự báo Trong giai đoạn này KTV cũng chú ý đến những kết quả thu được trong phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính ở giai đoạn lập kế hoạch đề áp dụng các thủ tục phân tích Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các thông tin rất quan trọng đối với KTV khi áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này Phải hiểu rõ mỗi quan hệ giữa các thông tin thì KTV mới có cái nhìn tông thể, đưa ra các ước tính và các kết luận đúng khi phân tích Thủ tục phân tích trong giai đoạn này nhằm giúp KTV đánh giá tính hợp lý chung của số liệu Qua đó, có thể giảm bớt thử nghiệm chỉ tiết Theo chương trình kiểm

toán mẫu VACPA 2010/2011

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được áp dụng cho toàn bộ các khoản mục r1 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Tương tự như trong giai đoạn lập kế hoạch, trong giai đoạn này kiểm toán viên cũng sử dụng phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất là chủ yếu Tuy nhiên mục đích áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này là nhằm khẳng định lại những kết luận mà kiêm toán viên có được trong quá trình kiểm toán

3 Liên hệ chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 520

Chuân mực kiểm toán quốc tế (ISA) do LAASB là Ủy ban chuân mực kiểm toán

và dịch vụ đảm bảo Quốc tế phụ trách soạn thảo và ban hành Chuân mực kiểm toán quốc

tế (ISA) 520 “Thủ tục phân tích” được ban hành ra nhằm mục đích các thiết lập các quy định, nguyên tắc, thủ tục và hướng dẫn kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích vào trong cuộc kiểm toán Không những chỉ áp dụng thủ tục phân tích trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính mà còn có thê sử dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn lập kế

hoạch kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán

Chuan mực kiểm toán quốc tế (ISA) 520 định nghĩa thuật ngữ “Thủ tục phân tích” là: “Đánh giá thông tin tài chính thông qua phân tích môi quan hệ hợp lý giữa các dữ liệu

Trang 9

tài chính và phi tài chính Các thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra khi cần thiết

về các biến động hoặc môi quan hệ đã xác định không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc khác với giá trị dự kiến một lượng đáng kể.” Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) 520 cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng thủ tục phân tích trong một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Cụ thể ở phần phạm vi của chuân mực có đề cập: “Chuân mực kiểm toán quốc tế (ISA) này đề cập đến việc kiểm toán viên sử dụng các thủ tục phân tích như các thử nghiệm cơ bản ISA 520 cũng đề cập đến trách nhiệm của kiểm

toán viên trong việc thực hiện các thủ tục phân tích gần cuỗi cuộc kiêm toán nhằm hỗ trợ

kiêm toán viên khi hình thành kết luận tổng thê về báo cáo tài chính ”Chứng tỏ rằng thủ tục phân tích là một thủ tục kiểm toán không thể thiếu đối với mọi cuộc kiêm toán

Chuan mực kiểm toán quốc tế (ISA) 520 giúp kiểm toán viên xác định được phạm

vi, nội dung, mục tiêu của kiểm toán viên, việc lập kế hoạch thực hiện thủ tục phân tích khi bắt đầu cuộc kiểm toán:

O Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích: Kiểm toán viên có thể áp dụng thủ tục

phân tích cho cuộc kiểm toán ngay từ việc lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro cho

đến việc thực hiện kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán Ở mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán thì thủ tục phân tích giải quyết những vấn đề khác nhau nhằm đáp ứng được mục

tiêu tại thời điểm sử dụng

LI Nội dung của thủ tục phân tích thì có 3 nội dung chính là:

O Thủ tục phân tích cơ bản: là việc kiêm toán viên thiết kế và thực

hiện các thủ tục phân tích một cách riêng lẻ hay có kết hợp với các thử nghiệm cơ bản dựa trên các yếu tô như: tính phù hợp của các thủ tục phân tích cơ bản đối với cơ sở dẫn liệu hay độ tin cậy của đữ liệu, mức chênh lệch dẫn tới rủi ro có sai sót trọng yếu

O Các thủ tục phân tích khi hình thành kết luận tổng thể là về việc

kiểm toán viên thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích ở gần cuối cuộc kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng thể về việc liệu báo cáo tài chính có phù hợp với hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị hay không

L] Kết quả điều tra của các thủ tục phân tích nhằm xác định có các biến động hoặc mối quan hệ không nhất quán đối với các thông tin liên quan khác hoặc có

chênh lệch đáng kẻ đối giữ giá trị dự kiến và giá trị thực tế

1 Mục tiêu của kiểm toán viên khi thực hiện thủ tục phân tích: để thu thập được các bằng chứng thích hợp và đáng tin cậy, hỗ trợ kiểm toán viên khi đưa ra kết luận

về báo cáo tài chính

L Lập kế hoạch kiểm toán: Áp dụng thủ tục phân tích dé đánh giá rủi ro có sai sot trong yếu trên báo cáo tài chính hay việc sử dụng thủ tục phân tích qua việc xem xét các moi quan hệ, so sánh các thông tin tài chính, đánh giá các nguy cơ dẫn đến có sai sót

trọng yếu trên báo cáo tài chính nhằm thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phủ hợp và hiệu quả

Trang 10

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) 520 được soạn ra một cách cô đọng và ngắn gọn Không vì thế mà thủ tục phân tích kém hiệu quả hay ít được sử dụng Trong thực tế, thủ tục phân tích là một trong những công cụ hữu ích, giúp kiểm toán viên có thê thu thập được bằng chứng kiêm toán thích hợp và đáng tin cậy cũng như hỗ trợ kiểm toán viên trong việc đưa ra kết luận phù hợp về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Thủ

tục phân tích luôn là thủ tục được kiểm toán viên và các công ty kiểm toán ưa thích và sử dụng rộng rãi bởi hiệu quả mà nó đem lại Không những thế thủ tục phân tích là thủ tục

kiểm toán khá đơn giản, vừa tiết kiệm được thời gian và vừa tiết kiệm được chỉ phí cho

một cuộc kiểm toán mà lại đạt được hiệu quả cao Chính vì vậy mà việc kiểm toán viên

luôn sử dụng thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán cũng là điều dễ hiểu Vì những ý nghĩa và vai trò nói trên của thủ tục phân tích cho thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc nghiên cứu phương pháp sử dụng và vận dụng một cách đúng đắn, logic, khoa

học là cần thiết và phù hợp với xu hướng kiêm toán của thế giới

Đối với người đọc nói chung và kiểm toán viên nói riêng thì chuân mực kiểm toán quốc tế (ISA) 520 chỉ trình bày, tiếp cận và hướng dẫn một cách cơ bản, ngắn gọn Còn

về việc làm sao áp dụng thủ tục phân tích dé đạt hiệu qua cao hay sử dụng tôi đa hiệu quả

của thủ tục phân tích thì phải phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, khả năng vận dụng, kinh nghiệm của kiểm toán viên

4 So sánh chuẩn mực kiểm toán VSA 520 và ISA 520

Chuan mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 cho rằng phạm vi áp dụng thủ tục phân tích như sau:

F]_ Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan

O Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này dé phối hợp với kiêm toán viên và doanh nghiệp kiêm toán trong việc cung cấp các thông tin

và tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán

Cùng với các chuẩn mực kiểm toán khác, việc ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt

Nam (VSA) 520 đã góp phần tạo ra tiền đề pháp lý cho sự phát triển và quản lý hoạt động

kiểm toán độc lập tại Việt Nam VSA 520 được xây dựng theo nguyên tắc:

¡1 Dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán ISA 520 do Uỷ ban chuẩn mực kiểm

toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế ban hành

O Chuẩn mực rõ ràng và tuân thủ các quy định về thê thức ban hành văn bản

pháp luật của Việt Nam

CO Phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống pháp luật , trình độ kinh nghiệm kế toán, kiêm toán của Việt Nam

9

Ngày đăng: 03/07/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w