1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạng kiểm toán độc lập quốc gia việt nam thực hiện

87 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Vận Dụng Thủ Tục Phân Tích Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Mỹ
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kiểm Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,22 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Đặc điểm thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính (5)
    • 1.1.1. Khái niệm, mục đích của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính (5)
    • 1.1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính (5)
    • 1.1.3. Các loại thủ tục phân tích (6)
      • 1.1.3.1. Phân tích tỷ suất (6)
      • 1.1.3.2. Phân tích xu hướng (9)
      • 1.1.3.3. Phân tích cơ cấu (9)
    • 1.1.4 Thủ tục phân tích đối với phần hành cụ thể (10)
  • 1.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty (13)
    • 1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (13)
    • 1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (16)
      • 1.2.2.1. Mục đích áp dụng (16)
      • 1.2.2.2. Phương pháp tiến hành (16)
    • 1.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán (17)
      • 1.2.3.1. Mục đích áp dụng (17)
      • 1.2.3.2. Các công việc chủ yếu (17)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG (19)
    • 2.1. Giới thiệu chung về hai khách hàng ABC và XYZ (19)
    • 2.2. Thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Cổ phần ABC (19)
      • 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (19)
      • 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (33)
      • 2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán (39)
    • 2.3. Thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Cổ phần XYZ (49)
      • 2.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (49)
      • 2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (57)
      • 2.3.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán (62)
    • 2.4. So sánh sự khác biệt trong vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại hai khách hàng ABC và XYZ do Công ty KTQGVN thực hiện (70)
    • 2.5. Sơ đồ khái quát chung về quy trình vận dụng thủ tục phân tích tại KTQGVN (72)
  • CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY (73)
    • 3.1. Nhận xét về việc vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán (74)
      • 3.1.1. Ưu điểm (74)
        • 3.1.1.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (74)
        • 3.1.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (74)
      • 3.1.2. Nhược điểm (75)
        • 3.1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (75)
        • 3.1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (76)
        • 3.1.2.3. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán (76)
    • 3.2. Các giải pháp hoản thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện (0)
      • 3.3.1. Những kiến nghị về phía Công ty KTQGVN (77)
        • 3.3.1.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (77)
        • 3.3.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (78)
        • 3.3.1.3. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán (78)
      • 3.3.2. Kiến nghị về phía các cơ quan quản lý nhà nước (79)
      • 3.3.3 Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán (80)
  • KẾT LUẬN (31)

Nội dung

Đặc điểm thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính

Khái niệm, mục đích của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính

Thủ tục phân tích là cách thức phân tích số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến

Thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như

- So sánh thông tin tương ứng kỳ này với các kỳ trước

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng )

- So sánh giữa thực tế với ước tính của KTV (Ví dụ: Chi phí khấu hao ước tính )

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô

- Hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: tỷ suất đầu tư…)

Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính

Phân tích sơ bộ tình hình tài chính nhất là khả năng thanh toán Việc phân tích này giúp kiểm toán viên xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm không Đánh giá ban đầu về giả định này sẽ là cơ sở để kiểm toán viên quyết định các thủ tục xác minh cần thiết Tuy nhiên, để đảm bảo tiết kiệm thời gian tính toán thì kiểm toán viên có thể thiết kế trước mẫu về bảng tính toán các tỷ suất tài chính.

Sau khi tính toán các tỷ suất và so sánh giữa các kỳ thì kiểm toán viên có thể đưa ra những nhận xét sơ bộ ban đầu về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán Đó là khả năng thanh toán, khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, khả năng tự chủ về tài chính Qua việc phân tích sẽ xác định được các trọng tâm, những vấn đề chủ ý và các thủ tục kiểm toán tiếp theo

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các thủ tục phân tích cũng được sử dụng để thu thập bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục trên BCTC Trong kiểm toánBCTC có hai cách tiếp cận là kiểm toán theo khoản mục và kiểm toán theo chu trình.Phân theo khoản mục là cách phân chia đơn giản, dễ làm, thường được áp dụng tại các công ty kiểm toán ở Việt Nam Chính vì thế, việc áp dụng thủ tục phân tích khi kiểm toán các khoản mục của BCTC rất cần thiết.

Các loại thủ tục phân tích

Phân tích tỷ suất tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính Phân tích các tỷ suất tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công ty Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau, dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính xác định từ cả hai bảng trên.Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành:

Tỷ suất khả năng thanh toán, tỷ suất nợ, tỷ suất cấu trúc tài chính, tỷ suất sinh lời Việc áp dụng các tỷ suất này cũng là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết của thủ tục phân tích Những tỷ suất tài chính này được xây dựng phù hợp với sự thay đổi của chế độ kế toán Việt Nam, cụ thể là sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc trình bày các thông tin trên BCTC theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính (về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hệ thống nhóm tỷ suất để đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát

(TSKNTT: tỷ suất về khả năng thanh toán tổng quát, TSTS: tổng số tài sản, TSNPT: tổng số nợ phải trả)

Tỷ suất này phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo nên sử dụng thuật ngữ “tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát”.

Nếu tỷ suất này của doanh nghiệp không bé hơn 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại Trị số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời

(TSKNTT: tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời, TSNH: tài sản ngắn hạn, TSNNH: tổng số nợ ngắn hạn)

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp

Tỷ suất này lớn hơn 1 nhưng nhỏ hơn 2: doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan

Tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp

Tỷ suất này lớn hơn 2 có thể xem là đầu tư thừa tài sản ngắn hạn

Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời

(TSKNTT: tỷ suất khả năng thanh toán tức thời, T: tiền và các khoản tương đương tiền, ĐT: các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn).

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Tỷ suất này lơn hơn 0,5 : tình hình thanh toán tương đối khả quan

Tỷ suất này nhỏ hơn 0,5: doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền

Tỷ suất này bằng 0,5: khả năng thanh toán là hợp lý

Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

(TSTS: tổng số tài sản)

Tỷ suất này phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản là bao nhiêu Tỷ suất này dùng để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị

Tỷ suất này luôn < 1 và có mức độ cao thấp tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp

Tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp

Tỷ suất tài trợ Tổng tài sản

Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ Tài sản dài hạn

Tỷ suất này phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là cao hay thấp

Tỷ suất này càng cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn Điều này giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn chu chuyển chậm, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

(Tỷ suất SL: tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, VCSHBQ: vốn chủ sở hữu bình quân) Đây là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi xem xét tỷ suất này, các nhà quản lý biết được một đơn vị chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế

Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính Thực ra, đây chỉ là bước tiếp theo phân tích tỷ số Sau khi tính toán các chỉ số như phần trên, thay vì so sánh các tỷ số này với bình quân của ngành thì ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị để thấy xu hướng chung

Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục trong báo cáo tài chính Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu trong các năm để thấy được khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục Tương tự, trong phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng tính toán và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản mục của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn. Ưu điểm của phân tích cơ cấu là cung cấp cơ sở so sánh từng khoản mục của từng báo cáo hoặc so sánh giữa các công ty với nhau, đặc biệt là khi so sánh giữa các công ty có qui mô khác.

Thủ tục phân tích đối với phần hành cụ thể

- Các thủ tục phân tích khi kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán

So sánh số dư hàng tồn kho cuối kỳ với đầu kỳ

Kiểm toán viên sẽ tính tổng số dư của các loại hàng tồn kho là nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi bán và so sánh với tổng số dư kỳ trước Nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ có sự biến động đáng kể so với đầu kỳ thì phải xem xét đến khoản mục chi tiết, biến động vềlượng của các loại hàng tồn kho và số vòng quay của hàng tồn kho để tìm nguyên nhân của sự bất thường

(SVQHTK: số vòng quay của hàng tồn kho, GVHB: giá vốn hàng bán, GTHTKBQ: giá trị hàng tồn kho bình quân) trong đó:

(GTHTKBQ: Giá trị hàng tồn kho bình quân; ĐK+CK: Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ+Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ)

Khi so sánh số vòng quay hàng tồn kho kỳ này so với kỳ trước nếu có sự biến động bất thường thì cần chú ý xem xét liệu có sai sót trong số liệu hàng tồn kho và giá vốn hàng bán hay không.Chẳng hạn, quá trình kiểm kê thiếu chính xác hoặc áp dụng phương pháp đánh giá hàng tồn kho không nhất quán

So sánh đơn giá của hàng tồn kho so với năm trước

So sánh giá thành năm hiện hành với các năm trước hoặc so sánh giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế

- Các thủ tục phân tích khi kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao Khi áp dụng thủ tục phân tích để kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phíkhấu hao,kiểm toán viên có thể so sánh giá trị tài sản cố định kỳ này so với kỳ trước, so sánh giá trị của tài sản mua trong năm so với năm trước, so sánh giá trị của các tài sản giảm trong năm so với năm trước, so sánh chi phí sửa chữa, bảo trìcủa từng tháng với doanh thu thuần Tuy nhiên, để phát hiện ra những sai phạm hay những bất hợp lý đối với khoản mục này thì việc áp dụng các tỷ suất thường mang lại hiệu quả cao:

Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số: các tỷ số này được tínhbằng cách lấy giá trị từng loại tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định

Tỷ suất giữa doanh thu với tổng nguyên giá tài sản cố định: tỷ suất này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị

Tỷ suất giữa tổng chi phí khấu hao tài sản cố định với tổng nguyên giá tài sản cố định

- Các thủ tục phân tích khi kiểm toán nợ phải thu khách hàng

So sánh số vòng quay nợ phải thu của năm nay so với năm trước hoặc với số liệu của ngành

(SVQNPT: Số vòng quay nợ phải thu, DTBC: Doanh thu bán chịu, NPTBQ: Nợ phải thu bình quân)

Việc phân tích này giúp kiểm toán viên dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính là do sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị hoặc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản phải thu khách hàng.

So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước

Kiểm toán viên thực hiện thủ tục này bằng cách căn cứ vào bảng phân tích số dư theo tuổi nợ để so sánh Những biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng )

So sánh tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu năm nay so với năm trước. Việc so sánh này giúp kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của việc dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Các thủ tục phân tích khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên có thể áp dụng một số thủ tục phân tích:

Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và xem xét các trường hợp tăng giảm bất thường

So sánh doanh thu của kỳ này so với kỳ trước theo từng tháng

So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay so với năm trước hoặc so sánh với tỷ lệ của ngành Nếu có sự biến động lớn thì nguyên nhân có thể là những sai sót khi ghi chép doanh thu hoặc giá vốn hàng bán hoặc sự thay đổi chính sách giá bán của đơn vị.

- Các thủ tục phân tích khi kiểm toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Đánh giá tổng quát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách lập bảng so sánh giữa báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này và kỳ trước kết hợp với số liệu bình quân trong ngành đề đánh giá tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý với tổng doanh thu xem có hợp lý không, mức độ tăng kỳ này với kỳ trước và với số liệu bình quân trong ngành có hợp lý không.

Bảng ví dụ về BCKQKD trong năm N-1 và N

Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.974 100 12.214 100

Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.592 14,5 1.75 14,3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 682 6,2 570 4,7 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 682 6,2 570 4,7

Thuế thu nhập doanh nghiệp 191 1,7 160 1,3

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 491 4,5 410 3,4 Đơn vị tính: Triệu đồng

%: tỷ lệ phần trăm so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán tại KTQGVN nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây:

 Thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra trong năm tài chính.

 Tăng cường sự hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra trong năm tài chính.

 Đánh giá khái quát sự hiện diện của các sai phạm có thể tồn tại trên BCTC.

- Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV cần thu thập các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Chuần mực kiểm toán Việt Nam số 300 nêu rõ: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn” và “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết đuợc các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính” Thủ tục phân tích chính là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để thực hiện những mục tiêu đó Do đó mà VAS số 520 cũng nêu rõ: “Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán” Cụ thể thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được KTQGVN thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng: Đây là phần công việc không thể thiếu trong mỗi cuộc kiểm toán, các thông tin về khách hàng mà KTV cần thu thập sẽ liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của khách hàng, từ những thông tin ban đầu ( thông tin tài chính) như: Quyết định thành lập Công ty, danh sách cổ đông góp vốn( đối với những khách hàng mới), biên bản họp hội đồng quản trị hoặc bất cứ thông tin thay đổi nào so với báo cáo kiểm toán chung(nếu là khách hàng cũ) Các báo cáo tài chính mà KTV cần thu thập là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh…của khách hàng để sẵn sàng cho một quá trình phân tích, đối tượng phân tích thường là các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh và xem xét sự hợp lý của kết quả phân tích đối với các thông tin phi tài chính

Bước 2: So sánh thông tin, phân tích sơ bộ

Các thông tin tài chính đã thu thập được ở trên sẽ được KTV sử dụng các kỹ thuật phân tích cơ bản để tiến hành phân tích:

 Phân tích xu hướng (phân tích ngang): các thủ tục phân tích mà KTV sử dụng trong bước này sẽ là:

- So sánh và tính toán các biến động tuyệt đối và tương đối của số liệu kỳ này so với kỳ trước , cũng có thể là nhiều kỳ liền kề, từ đó KTV sẽ thấy được các biến động bất thường và có thể khoanh vùng những khoản mục có thể xảy ra các sai sót trọng yếu.

- So sánh các số liệu tài chính của khách hàng với những doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng quy mô hoặc các số liệu trung bình ngành để dễ trong việc so sánh.

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch, giữa các kỳ với nhau để thấy được sự biến động của các số liệu, sự biến động này có hợp lý với xu thế chung hay không?

- So sánh các chỉ tiêu thực tế phát sinh so với các số liệu kế hoạch hoặc định mức của đơn vị.

 Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): Ngoài việc tính các chênh lệch tuyêt đối và tương đối như trên, trong giai đoạn này các KTV còn phải tính các tỷ suất tài chính quan trọng thuộc về các nhóm tỷ suất như:

- Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời

- Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lợi: sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, sức sinh lợi của doanh thu

Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu

Từ các so sánh trên, KTV của KTQGV sẽ tiến hành đánh giá xem các biến động trên BCTC có phù hợp với dự đoán và hiểu biết của mình hay không Nếu sự biến động là trọng yếu, KTV cần phải thảo luận với Giám đốc của đơn vị và đánh giá sự giải thích của họ về sự hợp lý của các biến động này Mức trọng yếu của cuộc kiểm toán cũng được các KTV tính toán trong giai đoạn này, việc xác định mức trọng yếu sẽ căn cứ vào tất cả các thông tin tài chính và phi tài chính mà KTV thu thập được, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào khách hàng là khách hàng lâu năm hay khách hàng mới. Qua kết quả của thủ tục phân tích sơ bộ, KTV có thể xác định rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC, từ đó lựa chọn ra các khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro nhất để tập trung nhiều hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, việc tổ chức thực hiện thủ tục phân tích cũng đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của KTV Mục tiêu chủ yếu của quy trình này là nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán có chất lượng, đáng tin cậy với chi phí thấp, giảm thiểu các thử nghiệm chi tiết, giảm thời gian của cuộc kiểm toán

Thông thường, thực hiện thủ tục phân tích ở giai đoạn này trải qua các bước sau:

Bước 1: Xác định các khoản mục sai sót cần kiểm tra.

Sau khi KTV đã tiến hành phân tích sơ bộ thì đã xác định được các khoản mục có khả năng chứa đựng rủi ro và công việc tiếp theo trong giai đoạn này của các KTV là tiến hành thủ tục phân tích chi tiết với các khoản mục này Việc chi tiết hóa các tài khoản trên BCĐKT hay BCKQKD của khách hàng và tiến hành phân tích là cần thiết để chỉ rõ từng sai phạm nếu có sẽ nằm trong một giới hạn nhất định.

Bước 2: Xây dựng mô hình ước tính của KTV.

Khi xây dựng một mô hình, KTV xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng Chẳng hạn, chi phí về khấu hao TSCĐ có thể là sản phẩm của các biến số như: nguyên giá TSCĐ, thời gian ước tính sử dụng, số ngày sử dụng trong năm,… Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về dữ liệu Như vậy, với mỗi mô hình cần xác định rõ việc phát triển mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay dự đoán sự thay đổi so với số dư của năm trước

Bước 3: Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Các chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ kiểm toán chứa đựng sai phạm nhưng cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính thức ước tính trong phân tích Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của đơn vị được kiểm toán Nếu qua tiếp xúc vẫn chưa có lời giải đáp hợp lý thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu sử dụng để ước tính Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình thủ tục phân tích thì bằng chứng kiểm toán thích hợp cần được tìm kiếm qua các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Bước 4: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong số dư tài khoản mà còn liên quan tới cả những quan sát về sự vận hành của hệ thống kiểm toán nội bộ cũng như hệ thống thông tin Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất, nguyên nhân trên các khía cạnh về cơ sở dẫn liệu, mục tiêu kiểm toán cũng như tình hình kinh doanh của khách hàng.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong một cuộc kiểm toán vì ngay cả khi các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán có được thực hiện tốt mà giai đoạn kết thúc kiểm toán lại thực hiện sơ sài, qua loa thì chất lượng của cuộc kiểm toán sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng Do đó, VSA số 520 có quy định: “Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”.

Mục tiêu chủ yếu của việc vận dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn này đó là có được cái nhìn tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh của BCTC của khách hàng. Quy trình phân tích giúp KTV khẳng định lại cuộc kiểm toán có đang diễn ra theo đúng chiều hướng kế hoạch ban đầu và những nhận định trong giai đoạn lập kế hoạch đều đã được giải quyết thỏa đáng.

1.2.3.2 Các công việc chủ yếu.

Bước 1: Soát xét thông tin.

KTV tiến hành so sánh kết quả đã được kiểm toán của năm nay so với năm trước.

Từ đó, kiểm tra xem liệu tất cả những biến động hay chênh lệch phát hiện ra đã được giải thích thỏa đáng chưa, nếu chưa thì việc thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung hay mở rộng thủ tục soát xét cần nhanh chóng được thực hiện.

Bước 2: Phân tích kết quả cuối cùng về các chênh lệch.

Dựa vào những bằng chứng kiểm toán thu thập được cùng với sự hiểu biết của mình về khách hàng, KTV thực hiện phân tích soát xét nhằm kiểm tra lại những thay đổi trong BCTC của khách hàng Dựa trên những phân tích đánh giá cuối cùng này,

KTV phát hành ý kiến kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các BCTC của đơn vị được kiểm toán.

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG

Giới thiệu chung về hai khách hàng ABC và XYZ

Công ty Cổ phần ABC là khách hàng mà KTQGVN kiểm toán lần đầu, đó là một đơn vị chuyên về lĩnh vực may mặc thực hiện công việc gia công vải cho công ty nước ngoài tại Hàn Quốc rồi xuất khẩu cho các nước trên thế giới Khách hàng chủ yếu của ABC là Mỹ và các nước phương Tây Do đây là khách hàng mới nên việc thu thập thông tin và sử dụng Thủ tục phân tích được các KTV áp dụng một cách kỹ lưỡng trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán

Công ty Cổ phần XYZ là một Công ty mới được cổ phần hóa 2 năm và hoạt động của Công ty chủ yếu là sản xuất các sản phẩm đồ gỗ cao cấp phục vụ văn phòng và các hộ gia đình Khác với Công ty ABC, Công ty XYZ là một khách hàng thường xuyên của KTQGVN trong 5 năm qua nên tất cả các thông tin chung về khách hàng đã được các KTV thực hiện lần đầu thu thập đầy đủ và lưu trong hồ sơ kiểm toán chung củaCông ty XYZ Tuy vậy, hàng năm khi tiến hành cuộc kiểm toán tại XYZ thì các KTV vẫn cần phải tìm hiểu xem trong năm tại Công ty khách hàng có thay đổi gì trong cơ cấu tổ chức, trong các hoạt động kinh doanh …nếu thấy có sự thay đổi thì cân phải thu thập để bổ sung vào hồ sơ kiểm toán.

Thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Cổ phần ABC

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Bước 1: Đầu tiên các KTV tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến Công ty cồ phần ABC.

Bảng 1.1: Bảng tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM

Client: Công ty CP ABC

Subject: Đánh giá sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng ABC 2

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Công ty Cổ phần ABC, được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0600387327, đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 06 năm 2007, thay đổi lần 06 ngày 24 tháng 12 năm 2010 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.

Vốn điều lệ của Công ty: 40.000.000.000 VND (Hai trăm bốn mươi lăm tỷ đồng chẵn).

Cổ đông Vốn góp (VND) Tỷ lệ (%)

Các cổ đông Việt Nam 25.720.000.000 64,30

Ngành nghề kinh doanh của Công ty là:

Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0600387327, đăng ký lần đầu ngày

12 tháng 06 năm 2007, thay đổi lần 06 ngày 24 tháng 12 năm 2010 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp, hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Sản xuất, gia công dệt nhuộm, mua bán, xuất nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ các loại bông, xơ, vải, hàng may mặc;

- Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư hóa chất, thuốc nhuộm phục vụ ngành dệt may

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG

BCTC kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam(VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

2.Hình thức kế toán áp dụng

Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên máy vi tính Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là Misa, đây là phần mềm thông dụng hiện nay Việc sử dụng phần mềm đã giúp ích khá nhiều cho các kế toán viên trong việc giảm thiểu các sai sót.

CÁC THÔNG TIN VỀ BẢNG KHAI TÀI CHÍNH.

Ngoài các thông tin phi tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh mà KTV thu thập được về Công ty CP ABC còn có các thông tin về bảng khai tài chính trước kiểm toán ngày 31 tháng 12 năm 2011 bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Bảng cân đối phát sinh, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính và các sổ sách chi tiết các tài khoản, chứng từ kế toán.

CÁC THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH KHÁC

Trong năm Công ty cũng đã nhận được một số hợp đồng lớn về sản xuất một số lớn đơn đặt hàng từ các khách hàng mới đến từ Nhật và các nước Nam Mỹ nên nhu cầu vốn của Công ty trong năm là rất lớn, nguồn chủ yếu để huy động là vay ngắn hạn và dài hạn, điều này ảnh hưởng lớn tới cấu trúc tài chính của Công ty

Công ty Cổ phần ABC đang trong tiến trình xin tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội trong quý II/2011 Bên cạnh đó Công ty cũng đang có kế hoạch vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường lượng máy móc thiết bị, hiện đại hóa các thiết bị hiện có để có thể sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng

Về môi trường kiểm soát

- Tính liêm chính, giá trị đạo đức và hành vi của những người lãnh đạo chủ chốt

Công ty không có một văn bản chính thức quy định về chuẩn mực giá trị đạo đức của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhà quản lý Công ty rất chú trọng đến tầm quan trọng của tính liêm chính và các hành vi đạo đức, cũng như việc tuân thủ quy định của pháp luật

- Phong cách quản lý của ban giám đốc

Ban Giám đốc rất chú trọng đến hệ thống kiểm soát nội bộ và thể hiện sự thận trọng trong việc lập báo cáo tài chính.

Không có một cá nhân nào có độc quyền ảnh hưởng tới việc quản trị Công ty. Hội đồng quản trị bao gồm các bên đại diện của các Công ty liên doanh, có quyền đưa ra quyết định cuối cùng

- Cam kết của nhà quản lý về năng lực

Nhân sự trong lĩnh vực kế toán, tài chính của Công ty được đánh giá là có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Sự tham gia của Ban Giám đốc hay Uỷ ban kiểm toán và việc kiểm soát, giám sát

Công ty không thành lập Uỷ ban kiểm toán nhưng hoạt động của Công ty luôn có một sự giám sát chặt chẽ từ phía Ban Giám đốc Định kỳ, các thành viên Ban Giám đốc họp để soát xét lại hoạt động của Công ty trong thời gian qua.

- Cơ cấu tổ chức và sự phân bổ quyền lực, trách nhiệm

Cơ cấu tổ chức của Công ty được xác định rõ ràng, thực hiện đầy đủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

- Các chính sách và thực tế về sử dụng nguồn nhân lực

Công ty có các quy định đầy đủ về các chính sách nhân sự, từ việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thăng chức, đánh giá người lao động Mỗi nhân viên trong Công ty đều hiểu rõ trách nhiệm và yêu cầu công việc của mình.

Thông qua quan sát và phỏng vấn nhân sự Công ty ABC, nhóm kiểm toán kết luận rằng: Công ty không có một quy trình đánh giá rủi ro chính thức Tuy nhiên, thông qua quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Ban giám đốc vẫn xác định được các sự kiện, hoàn cảnh ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh và có biện pháp hạn chế, ngăn chặn các rủi ro đó.

 Các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin

Theo quan sát và phỏng vấn, nhóm kiểm toán nhận thấy, Công ty thiết lập hệ thống thích hợp để bảo vệ tài sản như lực lượng bảo vệ, các quy định về quyền truy cập hệ thống lưu trữ dữ liệu, sử dụng mật mã… Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty rất phát triển, sử dụng hệ thống ERP trong toàn Công ty Thông tin tài chính được cung cấp kịp thời, mức độ bảo mật cao.

Xác định rủi ro xảy ra gian lận.

Qua quá trình quan sát, phỏng vấn, kiểm toán viên nhận thấy Công ty phải chịu áp lực tăng số lượng thuê bao, xâm nhập thị trường và cạnh tranh với các hãng viễn thông lớn khác.

Qua quá trình quan sát và phỏng vấn, kiểm toán viên nhận thấy, không có cơ hội nào đặc biệt để nảy sinh gian lận.

Thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Cổ phần XYZ

2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan.

Bảng 1.10: Bảng tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng XYZ

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA

Client: Công ty CP XYZ Prepared by:NTD Date:1/3/2012 Period ended: 31/12/2011 Reviewed by:BTH Date:5/3/2012 Subject: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Công ty Cổ phần được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 853/GP ngày 04 tháng 5 năm 1994 do Sở kế hoạch đẩu tư thành phố Hà Nội cấp Trong quá trình hoạt động,Công ty được cấp bổ sung Giấy phép điều chỉnh số 853/GPĐC1 ngày 14 tháng 6 năm 1996 về tăng vốn đầu tư và Giấy phép điều chỉnh số 853/GPĐC2 ngày 16 tháng 8 năm 2002 về việc kéo dài thời gian hoạt động của Công ty Năm 2007 Công ty đã tiến hành Cổ phần hóa theo quyết định 1805/QĐ-BTC ngày 02 tháng 3 năm 2007.

Thời gian hoạt động của Công ty là 16 năm, kể từ ngày 04 tháng 5 năm 1994.

Số vốn đầu tư của Công ty XYZ thời điểm hoàn thành Cổ phần hóa là : 110.000.000.000

Ngành nghề kinh doanh: Công ty hiện nay có một nhà máy lớn sản xuất các sản phẩm đồ gỗ cao cấp như các loại tủ bếp và bàn làm việc cá nhân Ngoài ra Công ty còn có một hệ thống các đại lý trên cả nước bán các sản phẩm này, bên cạnh đó Công ty cũng có một thị trường xuất khẩu lớn chủ yếu ở Châu Âu.

BCTC kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam(VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

2 Hình thức kế toán áp dụng

Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính, phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng là Easy Acounting Việc sử dụng phần mềm đã giúp cho công tác kế toán của công ty rất thuận lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

CÁC THÔNG TIN VỀ BẢNG KHAI TÀI CHÍNH.

Ngoài các thông tin phi tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh mà KTV thu thập được về Công ty CP XYZ còn có các thông tin về bảng khai tài chính trước kiểm toán ngày 31 tháng 12 năm 2011 bao gồm: Bảng Cân đối kế toán; Bảng Cân đối phát sinh, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính và các sổ sách chi tiết các tài khoản, chứng từ kế toán.

(Nguồn: Từ hồ sơ kiểm toán của khách hàng XYZ)

Bước 2: So sánh thông tin tài chính giữa các kỳ.

Bảng 1.11: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của khách hàng XYZ. Đơn vị tính: VND

TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch tuyệt đối

I Tiền và các khoản tương đương tiền 13,011,586,852 14,486,736,088 -1,475,149,236 -10.18%

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5,532,190,000 6,998,190,000 -1,466,000,000 -20.95%

III Các khoản phải thu ngắn hạn 83,738,344,058 76,558,903,147 7,179,440,911 9.38%

2 Trả trước cho người bán 10,562,148,792 9,562,124,587 1,000,024,205 10.46%

5 Các khoản phải thu khác 921,981,577 2,784,289,018 -1,862,307,441 -66.89%

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM

Client: Công ty Cổ phần XYZ Prepared by: NTD Date: 1/3/2010

Period ended: 31/12/2011 Reviewed by: BTH Date: 5/3/2010

Subject: Thủ tục phân tích sơ bộ- Báo cáo kết quả kinh doanh

V Tài sản ngắn hạn khác 3,215,834,195 2,358,554,529 857,279,666 36.35%

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 15,645,644 6,710,830 8,934,814 133.14%

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 2,781,086,990 2,215,214,487 565,872,503 25.54%

4 Tài sản ngắn hạn khác 419,101,561 136,629,212 282,472,349 206.74%

II Tài sản cố định 247,050,496,669 241,056,078,665 5,994,418,004 2.49%

1 Tài sản cố định hữu hình 206,441,659,589 220,972,595,172 -14,530,935,583 -6.58%

Giá trị hao mòn lũy kế -225,295,620,303 -208,176,170,996 -17,119,449,307 8.22%

3 Tài sản cố định vô hình 19,542,654,690 19,875,525,271 -332,870,581 -1.67%

Giá trị hao mòn lũy kế -3,092,544,984 -2,759,674,403 -332,870,581 12.06%

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 21,066,182,390 207,958,222 20,858,224,168 10030.01%

V Tài sản dài hạn khác 17,702,384,303 17,237,632,982 464,751,321 2.70%

1 Chi phí trả trước dài hạn 17,026,104,828 15,413,263,361 1,612,841,467 2.70%

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 671,479,475 1,819,569,621 -1,148,090,146 -63.10%

3 Tài sản dài hạn khác 4,800,000 4,800,000 - 0.00%

NGUỒN VỐN Số cuối năm Số đầu năm

1 Vay và nợ ngắn hạn 273,831,764,780 277,752,359,919 -3,920,595,139 -1.41%

3 Người mua trả tiền trước 1,803,434,081 1,175,864,139 627,569,942 53.37%

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3,285,999,082 3,047,033,983 238,965,099 7.84%

5 Phải trả người lao động 3,324,065,628 2,556,989,248 767,076,380 30.00%

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

3 Phải trả dài hạn khác 1,216,328,987 138,500,000 1,077,828,987 778.22%

4 Vay và nợ dài hạn 50,673,400,428 47,521,421,897 3,151,978,531 6.63%

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 234,485,216 196,004,384 38,480,832 19.63%

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 110,000,000,000 110,000,000,000 - 0.00%

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 23,209,054,032 18,541,216,587 4,667,837,445 25.18%

Bảng 1.12: Bảng phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch tuyệt đối

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 410,215,236,147 365,251,236,487 44,963,999,660 12.31%

Các khoản giảm trừ doanh thu 487,925,683 433,550,209 54,375,473 12.54%

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính 3,918,120,685 1,231,562,985 2,686,557,700 218.14%

Trong đó: chi phí lãi vay - -

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,419,110,039 5,041,614,341 1,377,495,698 27.32%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 38,529,173,842 24,134,362,340 14,394,811,501 59.64%

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39,225,224,236 24,811,136,011 14,414,088,225 58.10%

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn 765,393,431 698,652,321 9.55%

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM

Client: Công ty Cổ phần XYZ Prepared by: NTD Date: 1/3/2010 Period ended: 31/12/2011 Reviewed by: BTH Date: 5/3/2010 Subject: Thủ tục phân tích sơ bộ- Báo cáo kết quả kinh doanh lạiLợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 39,990,617,667 24,112,483,690 15,878,133,977 65.85%

(Nguồn: Giấy tờ làm việc của KTV)

Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh và phân tích ban đầu.

Thông qua bảng phân tích sơ bộ về báo cáo tài chính và bảng phân tích tỷ suất tài chính của khách hàng, KTV đưa ra đánh giá ban đầu về sai sót có thể tổn tại trong báo cáo tài chính như sau.

Bảng 1.13: Bảng đánh giá sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng XYZ

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LÂP QUỐC GIA VIỆT

Client: Công ty CP XYZ Prepared by:NTD Date:1/3/2012 Period ended: 31/12/2011 Reviewed by:NTH Date:5/3/2012 Subject: Đánh giá sơ bộ báo cáo tài chính của khách hàng.

Trên bảng cân đối kế toán:

- Các khoản phải thu ngắn hạn năng nay tăng so với năm trước 9.58% trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu khách hàng 12.52% và khoản trả trước cho người bán 10.46% Ở đây KTV cần lưu ý đến tính chính xác của khoản mục phải thu khách hàng, có thể đã được khai tăng so với thực tế, KTV cần có các thủ tục kiểm toán chi tiết để xác thực khoản mục này Bên cạnh đó các khoản trả trước cho người bán cũng tăng đột biến, có thể do năm nay nhu cầu về sản phẩm tăng cao nên Công ty đã tiến hành ký kết các hợp đồng về nguyên liệu với các nhà cung cấp nhằm ổn định nguồn cung nguyên vật liệu.

- Hàng tồn kho năm nay tăng 8.31% là do sở dĩ do dự trữ các sản phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước dịp Tết âm lịch vào đầu tháng 2/2012 Tuy nhiên doanh nghiệp đã chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này là cần thiết trong thời điểm thị trường có nhiều biến động.

- Tài sản cố định hữu hình không biến động nhiều do trong năm chỉ có một vài nghiệp vụ mua mới tài sản cố định phục vụ cho nhu cầu quản lý, tuy nhiên đây là khoản mục trọng yếu và có số dư lớn nên KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán một cách cẩn trọng.

- Khoản mục chi phí xây dựng dở dang năm nay tăng đột biến 10.030% do Công ty đang tiến hành lắp đặt một nhà máy hiện đại phục vụ chế biến các sản phẩm gỗ, KTV cần xem xét kỹ khoản mục này do ảnh hưởng của nó trong khoản mục tài sản cố định là rất lớn.

- Các tài sản dài hạn khác tăng 2.7% chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục chi phí trả trước dài hạn, KTV cần kiểm tra tính có thực của các chi phí này cũng như nguyên tắc phân bổ.

- Các khoản vay ngắn hạn năm nay giảm có thể là do Công ty đã có những điều khoản với các nhà cung cấp cho việc trả chậm tiền mua nguyên vật liệu nên nhu cầu vay ngắn hạn không còn là sức ép, tuy nhiên nếu xét tỷ lệ trên vốn chủ thì các khoản vay ngắn hạn của Công ty cũng có giá trị tương đối lớn, KTV nên xem xét cách hạch toán các khoản nợ ngắn hạn này của doanh nghiệp.

Kết luận: Tại ngày 31/12/2011, tổng tài sản của Công ty tăng 21,246,809,773 đồng tương ứng tăng 4.47% Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm Công ty đã tiến hành lắp đặt thêm một nhà máy phục vụ việc chế biến gỗ Tương ứng với sự gia tăng tài sản là sự gia tăng nguồn vốn, chủ yếu từ các khoản phải trả đang chiếm dụng của người bán và vay vốn tín dụng ngân hàng trong đó có cả vốn vay ngắn hạn và dài hạn.

Trên báo cáo kết quả kinh doanh:

-Doanh thu năm 2011 tăng 44,963,999,660 đồng, tương ứng tăng 12.31% trong đó khoản phải thu cũng tăng một lượng tương đương là 12.52% , tỷ lệ này là hợp lý vì nó thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa doanh thu và các khoản phải thu Tuy nhiên KTV cần chú ý kiểm tra tính đúng kỳ cũng như tính đầy đủ của các khoản phải thu và doanh thu, các nguyên tắc ghi nhân doanh thu của Công ty có đúng với chuẩn mực hay không Ngoài ra KTV cũng cần xem xét khả năng doanh thu bị khai khống do doanh nghiệp đang cần đưa ra một con số thật thuyết phục các cổ đông khi tiến hành tăng vốn điều lệ.

So sánh sự khác biệt trong vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại hai khách hàng ABC và XYZ do Công ty KTQGVN thực hiện

Về cơ bản, quy trình thủ tục phân tích tổng quát là giống nhau do đều hướng tới mục tiêu là khoanh vùng rủi ro và đánh giá về tình hình biến động trong sản xuất kinh doan của khách hàng Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc thù ngành nghể và loại hình hoạt động, mối quan hệ giữa khách hàng với Công ty Kiểm toán là thường xuyên hay lần đầu mà mỗi một khách hàng lại được áp dụng một quy trình phân tích tương ứng. a Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Giai đoạn này có rất nhiều khác biệt về việc vận dụng thủ tục phân tích giữa hai Công ty khách hàng Đối với khách hàng ABC là khách hàng kiểm toán lần đầu tiên nên KTV đã rất chú trọng trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, lập hồ sơ chung về khách hàng để tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất của khách hàng như: ngành nghể kinh doanh, tình hình hoạt động của Công ty cũng như các Công ty khác cùng ngành, các nhân tố ảnh hưởng cũng như chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng để nắm được bản chất hoạt động của Công ty, tạo tiền đề cho việc kiểm toán những năm sau.

Việc áp dụng thủ tục phân tích ở khách hàng ABC trong giai đoạn này là khá kỹ lưỡng, từ việc phân tích sơ bộ các thông tin trên BCĐKT, đến BCKQKD nhằm có được những đánh giá chính xác nhất về tình hình hoạt động của khách hàng Trong giai đoạn này thì KTV của KTQGVN đã tiến hành tình toán một số tỷ suất tài chính, tuy nhiên việc vận dụng các tỷ suất này vào phân tích lại chưa được đề cập.

Còn đối với khách hàng XYZ, là khách hàng lâu năm nên KTV đã nắm bắt khá rõ tình hình hoạt động của khách hàng nên trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm hiều và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV chú trọng vào việc tìm hiểu những thay đổi được Công ty áp dụng trong năm nay, việc phân tích sơ bộ ban đầu cũng trở nên đơn giản hơn và KTV đã không tiến hành tính toán các tỷ suất tài chính. b Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Việc áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn này là tương đối khác nhau, KTV xác định khoản mục nào có khả năng chứa đựng rủi ro thì sẽ tiến hành các thủ tục phân tích chi tiết để làm rõ hơn về khoản mục đó và điều này phụ thuộc khá nhiều vào kết quả so sánh ở giai đoạn lập kế hoạch và những phán đoán của KTV

Vớí khách hàng ABC là Công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sản xuất các đơn đặt hàng nên KTV nhận định các khoản mục như: tài sản cố định, chi phí khấu hao,doanh thu, giá vốn là khá phức tạp và có khả năng chứa đựng các sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC của khách hàng Nhận thức được điều đó nên KTV đã xây dựng các mô hình phân tích để có thể làm rõ hơn về các khoản mục này, trong đó có mô hình ước tính khấu hao Đây là khoản mục có thể liên quan tới nhiều năm tài chính liên tiếp nên quy trình thủ tục phân tích cần được thực hiện triệt để và có tính móc nối, liên kết với nhau

Với khách hàng XYZ là Công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm gỗ cao cấp, hàm lượng tài sản cố định và hàng tồn kho là rất cao, vì thế các khoản mục này cần được chú trọng sử dụng thủ tục phân tích nhằm khoanh vùng rủi ro Thêm vào đó do năm tới Công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ để mở rộng sản xuất kinh doanh nên có khả năng doanh thu sẽ bị khai khống nhằm làm đẹp BCTC để có những bằng chứng thuyết phục các cổ đông Do đó KTV hết sức chú trọng đến khoản mục này nên đã tiến hành các thủ tục phân tích chi tiết để đưa ra được một kết luân thống nhất về tính trung thực và hợp lý của việc ghi nhận doanh thu phát sinh trong năm. c Giai đoạn hoàn thành kiểm toán.

Sự khác biệt của thủ tục phân tích trong giai đoạn này là không nhiều, sau khi đã tiến hành các thủ tục phân tích khá chi tiết ở các giai đoạn trên thì trong giai đoạn này KTV sẽ đưa ra báo cáo soát xét về mỗi khoản mục trên BCTC có khả năng chứa sai phạm theo phán đoán ban đầu.

Vớí khách hàng ABC thì do các KTV đã tiến hành xây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao, chênh lệch cuối cùng theo cách tính của KTV so với số liệu được ghi nhận là không lớn, cụ thể là nhỏ hơn mức giới hạn chênh lệch cho phép nên KTV đã kết luận không có sai phạm trọng yếu trong khoản mục này.Các khoản mục nghi ngờ khác cũng lần lượt được làm rõ, cuối cùng KTV đưa ra ý kiến và chấp nhận báo cáo tài chính của khách hàng.

Với khách hàng XYZ, việc xác định các khoản mục có khả năng chứa đựng rủi ro và xây dựng mô hình tính doanh thu theo giá bán bình quân và số lượng sản phẩm bán được của KTV đã cho ra kết quả có chênh lệch nhỏ hơn mức giới hạn nên KTV đã kết luận báo cáo tài chính của khách hàng không chứa các sai phạm trọng yếu, do đó KTV đã phát hành báo cáo kiểm toán cùng với các ý kiến được đưa ra.

Nói tóm lại, thủ tục phân tích vận dụng đối với hai khách hàng ABC và XYZ về cơ bản là giống nhau nhưng phụ thuộc vào việc rủi ro có thể rơi vào khoản mục nào mà thủ tục phân tích được thiết kế chú trọng vào khoản mục đó Các thử nghiệm chi tiết sao đó sẽ được thực hiện để làm rõ hơn nhận định và cũng là để cung cấp bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp Thực tế kiểm toán đã cho thấy, kết luận mà kiểm toán viên nhận được ở giai đoạn kết thúc kiểm toán là phù hợp với nhận định ban đầu về rủi ro Vì vậy, có thể coi việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng là công việc cần thiết tại KTQGVN do những lợi ích mà thủ tục này mang lại là rất lớn.

Sơ đồ khái quát chung về quy trình vận dụng thủ tục phân tích tại KTQGVN

Sơ đồ 1.19 : Khái quát quy trình vận dụng thủ tục phân tích tại

Các giai đoạn Những công việc cần làm Mục tiêu

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

-Thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng: bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính.

-Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính trước kiểm toán.

-Đưa ra được các đánh giá chung về kết quả phân tích, khoanh vùng rủi ro kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

-Thực hiện các thủ tục phân tích chi tiết, tìm ra những biến động bất thường.

-Giải thich nguyên nhân của các biến động

-Xác định mức trọng yếu, xác định chênh lệch giới hạn, so sánh. Thu thập các bằng chứng.

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

-Thực hiện thủ tục phân tích soát xét, rà soát lại những kết luận sau quy trình phân tích và sự phù hợp của nó với nhận định ban đầu, có thể có những thủ tục kiểm toán bổ xung để đưa ra kết luận cuối cùng.

-Xem xét tính hợp lý chung của các báo cáo tài chính sau kiểm toán.

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

Nhận xét về việc vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán

Với lợi thế là một trong những Công ty kiểm toán lớn của Việt Nam được cấp phép kiểm toán báo cáo tài chính cho các khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam đã thể hiện được các thế mạnh của mình trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính Thủ tục phân tích trong kiểm toán thường xuyên được áp dụng là do những ưu điểm của thủ tục này trong kiểm toán mang lại.

3.1.1.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của KTQGVN đã đạt được những mục tiêu của thủ tục phân tích sơ bộ:

-Đạt được sự hiểu biết chung về nội dung của BCTC cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng.

-Nhìn nhận được tình trạng tài chính của khách hàng, phát hiện những chênh lệch lớn và biến động bất thường từ đó có được những đánh giá về những khoản mục cần phải quan tâm.

-Khoanh vùng được rủi ro từ đó tiết kiệm được thời gian của cuộc kiểm toán.

3.1.1.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Trong giai đoạn này KTV áp dụng thủ tục phân tích đối với từng khoản mục cụ thể nhằm phân tích tính hợp lý của từng khoản mục cũng như phát hiện những biến động bất thường để điều tra nguyên nhân của chúng.Với khoản mục chi phí, KTV tiến hành phân tích các khoản mục có tỷ lệ lớn chiếm trong chi phí, so sánh số liệu ước tính với số liệu ghi nhận của khách hàng.Với khoản mục doanh thu, KTV tập trung phân tích tỷ lệ lãi gộp theo tháng/quý, biến động của doanh thu theo từng loại sản phẩm. Những bước công việc này giúp trả lời cho các nghi vấn đã được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của KTV.

3.1.1.3.Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán.

KTV sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại lần cuối tính hợp lý chung của toàn bộ báo cáo tài chính Các khoản mục có khả năng chứa đựng sai phạm trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ được đưa ra ra soát sau khi đã sử dụng thủ tục phân tích chi tiết để làm rõ Với các khoản mục mà còn chưa có được các bằng chứng rõ ràng thì KTV sẽ tiến hành cac thủ tục kiểm toán bổ sung để làm rõ, với những khoản mục mà đã thống nhất được ý kiến với khách hàng thì KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng, kết luận này bao gồm cả các bút toán điều chỉnh nếu có Các bước công việc cụ thể sẽ được tiến hành một cách đầy đủ, do đó đảm bảo chất lượng chung cho cuộc kiểm toán nói riêng va thủ tục phân tích nói chung.

Tại KTQGVNđã có quy trình thực hiện thủ tục phân tích đối với từng khoản mục, do nhận thức được các lợi ích mà thủ tục này mang lại nên ban lãnh đạo luôn khuyến khích các KTV của Công ty thực hiện thủ tục này.Tuy nhiên thủ tục phân tích là một thủ tục phức tạp trong kiểm toán nên KTV cần có thời gian và các yếu tố khách quan khác để có thể hoàn thiện thủ tục này, mà thời gian của mỗi cuộc kiểm toán lại có rất hạn hẹp nên thủ tục phân tích đôi khi chưa phát huy hết lợi ích của nó.

3.1.2.1.Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Để thủ tục phân tích thực sự phát huy được hết hiệu quả thì việc làm đầu tiên là KTV phải thu thập được đầ đủ các dữ liệu cần thiết và đáng tin cậy Do vậy, trước khi sử dụng các thông tin cho thủ tục phân tích các KTV phải tốn thời gian và chi phí để kiểm tra lại các thông tin này

Ngoài ra việc chỉ sử dụng các thông tin tài chính trên BCĐKT và BCKQKD cũng phần nào hạn chế hiệu quả của nó, các thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng rất quan trọng trong việc phân tích ví nó liên quan đến hâu hết các hoạt động của khách hàng Bên cạnh đó còn phải thu thập các thông tin phi tài chính liên quan đến toàn ngành và thậm chí các đối thủ cạnh tranh của khách hàng.

Trong giai đoạn này KTV mới chỉ thực hiện so sánh số liệu của đơn vị và số ước tính mà chưa so sánh với số kế hoạch vì vậy KTV không thể đánh giá một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị Trong chương trình kiểm toán củaKTQGVN đã xây dựng TTPT trên song do hạn chế về thời gian nên KTV đã không tiến hành bước so sánh đó Điều đó chứng tỏ các loại hình thủ tục phân tích được sử dụng còn chưa đầy đủ.

Số liệu mà KTV sử dụng trong phân tích xu hướng cũng như phân tích tỷ suất là số liệu của 2 kỳ liên tiếp, điều này chưa đủ để nói lên xu hướng phát triển của các thông tin tài chính cũng như nhận diện được các vấn đề bất thường Điều đó làm giảm bớt hiệu quả trong phân tích cũng như trong dự đoán, có thể còn có những sai lầm. Thêm vào đó như trong bài đã trình bày, tại công ty ABC KTV mới chỉ tính ra được một vài tỷ suất tài chính, tuy nhiên trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thì lại không sử dụng đến các tỷ suất này

3.1.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Thủ tục phân tích trong giai đoạn này nhằm phát hiện ra những khoản mục có khả năng chứa sai phạm trọng yếu và tiến hành các bước phân tích để làm rõ các phán đoán này Tuy nhiên việc này phụ thuộc vào phán xét nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế của KTV Các tỷ suất tài chính được tính toán tuy nhiên không phải trong trường hợp nào các KTV cũng đưa ra được các ý kiến của mình về các tỷ suất này. Các KTV chưa thực sự gắn thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết khi phát hiện những dấu hiệu bất thường Khi có sự chênh lệch về số liệu của các khoản mục thì KTV sẽ tìm kiếm lời giải thích đầu tiên từ bộ phận kế toán, tuy nhiên trong đa số các trường hợp lời giải thích này lại không được kiểm chứng mà KTV sẽ chấp nhận ngay, xem như chênh lệch đã được giải thích thỏa đáng, điều này có khi sẽ mang lại nhiều hệ lụy sau này.

3.1.2.3 Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong thủ tục phân tích, KTV trong giai đoạn này sẽ phải rà soát lại tất cả các khoản mục nghi vấn ban đầu, giải thích nguyên nhân của những chênh lệch và đưa ra được ý kiến về các khoản mục này Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích do sự hạn hẹp về thời gian nên KTV có thể không rà soát được hết tất cả các sai phạm dẫn đến bỏ sót các nội dung quan trọng

Mục tiêu của kiểm toán tài chính không chỉ là xác minh tính đúng đắn trên số liệu của BCTC mà còn phải cung cấp cho khách hàng những tư vấn cần thiết về hệ

Ngày đăng: 26/05/2023, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w