Đặc điểm kế toán Tài sản cố định của Công ty khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Mục tiêu và các rủi ro liên quan đến kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính:“Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Thủ tục kiểm toán của Deloitte Việt Nam đối với khoản mục TSCĐ được thiết kế nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây:
Biểu 1.3: Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ Mục tiêu kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
1.Tính hiện hữu - Tất cả TSCĐ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán (bao gồm cả tài sản thuê tài chính) tồn tại thực sự trong thực tế tại ngày kết thúc năm tài chính.
- Các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ trong kỳ đều thực sự phát sinh và có căn cứ ghi sổ hợp lý
2.Tính trọn vẹn - Tất cả TSCĐ do đơn vị sử hữu (hoặc đơn vị đi thuê tài chính) tại thời điểm kết thúc năm tài chính phải được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.
- Các nghiệp vụ mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. phát sinh trong kỳ đều được ghi sổ
- Khấu hao TSCĐ phát sinh trong kỳ được tính toán, ghi sổ đầy đủ
Mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý
Chứng từ tăng (giảm) tài sản: hóa đơn, biên bản bàn giao…
Lập (hủy) thẻ TSCĐ, ghi sổ theo dõi TSCĐ
- Thu nhập và chi phí phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được phán ánh đủ trên sổ sách kế toán.
- Đơn vị có quyền sở hữu hoặc sử dụng đối với tất cả TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ đi thuê dưới hình thức thuê tài chính) được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính
-Tất cả TSCĐ nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay đem đi ký quĩ, ký cược hoặc bị phong tỏa phải được theo dõi riêng
4 Tính giá và phân bổ
- Giá trị TSCĐ được ghi nhận chính xác, hợp lí (Bao gồm cả nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại)
+ Tài sản bị giảm giá phải được ghi nhận tại giá trị ước tính hợp lý.
+ TSCĐ giữ nhằm mục đích thanh lý được ghi nhận ở giá trị thấp hơn giá trị còn lại (nguyên giá trừ khấu hao lũy kế) hoặc ở mức giá trị hiện tại thuần (Net relizable value).
- Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, phương pháp tính phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị và áp dụng một cách nhất quán giữa các kỳ.
- Phân bổ khấu hao TSCĐ vào các khoản mục chi phí hợp lý vàphù hợp với quy định hiện hành.
5 Phân loại và trình bày
- TSCĐ và các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phải được phân loại, diễn giải đúng theo các qui định về báo cáo tài chính hiện hành và được trình bày trên báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính
- Đảm bảo sự đúng đắn trong các con số cộng dồn (cộng số phát sinh),chuyển sổ, các chi tiết trong số dư của TSCĐ trên sổ cái phải trùng khớp với các số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ; các số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất với nhau…
Rủi ro thường gặp khi kiểm toán Tài sản cố định
Khi kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi ro kiểm toán gắn với các gian lận và sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ Các rủi
TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý.
- Chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán.
- TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận.
-Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì).
- Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng…
- Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
- Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng… Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình những nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu…
- Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết.
- Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhậm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- Chưa lập phiếu thanh toán khối lượng XDCB tự làm đã hoàn thành.
- Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì.
- Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…
- Chưa đăng kí phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương.
- Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định tại QĐ 206 (với thời điểm trước 31/12/2009) hoặc Thông tư 203(áp dụng từ 1/1/2010).
- Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngừng sử dụng.
- Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.
- Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao Số chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kì.
- Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
- Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính Không theo dõi ngoại bảng đối với TSCĐ thuê hoạt động
- Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền…
- Không phát hành hóa đơn khi bán TSCĐ thanh lý.
- Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của HĐQT, Giám đốc…
- Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ.
- Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt.
- TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích: TSCĐ phục vụ lợi ích công cộng được đầu tư.
- Trích khấu hao vào chi phí SXKD những tài sản đầu tư bằng nguồn khác.
- Thời điểm trích khấu hao không theo thời điểm ghi nhận TSCĐ.
- Thực hiện khấu hao nhanh nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế địa phương và kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ Mức trích khấu hao nhanh vượt quá 1,2 lần so với khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- TSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, không được theo dõi tài sản ở ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu hao tính vào chi phí.
- TSCĐ điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không khớp sổ kế toán.
- Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu thành công cụ dụng cụ theo quyết định 206/BTC.
- TSCĐ nhận bàn giao, góp vốn phải tiến hành đánh giá lại giá trị.
- Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư.
- Tài sản nhận điều động, điều chuyển theo quyết định của cấp trên chỉ ghi tăng nguyên giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao. thành một tài sản hay một nhóm tài sản.
- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, cho công nhân viên sử dụng nhưng không thu tiền để thu hồi vốn đầu tư.
- Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp.
Tài sản cố định thuê tài chính
- Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính
- Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính không đúng theo hợp đồng thuê.
- Không theo dõi hoặc phân bổ tiền lãi thuê vào chi phí các kì không theo tiêu tức hợp lí Hạch toán lãi vay TSCĐ thuê tài chính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
TSCĐ đem đi góp vốn liên doanh
- Không có hồ sơ, hợp đồng góp vốn.
- Không có đối chiếu số dư với đơn vị nhận vốn góp liên doanh.
- Góp vốn không theo hợp đồng liên doanh.
- Góp vốn liên doanh bằng tài sản nhưng không có biên bản bàn giao nhận tài sản, đánh giá lại tài sản.
- Khi tham gia góp vốn liên doanh không nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của đối tác, dẫn đến công ty liên doanh bị lỗ, đơn vị góp vốn sẽ bị chia lỗ tương ứng với tỷ lệ góp vốn.
TSCĐ đầu tư từ xây dựng cơ bản hoàn thành
- Chi phí XDCB dở dang cuối kì xác định chưa phù hợp, chỉ trên cơ sở ước tính.
- Không có kế hoạch, dự toán thiết kế cho công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ…
- Không chi tiết các khoản đầu tư XDCB cuối kì là của công trình nào.
- Chi phí XDCB dở dang tồn đọng từ nhiều kì chưa được xử lý, đầu tư tiếp…
- Thủ tục đầu tư chưa đầy đủ: không có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán, không tổ chức đấu thầu, chào hàng…
- Hồ sơ, chứng từ đầu tư thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị không có hóa đơn, chi trả tiền cho đối tác nước ngoài, không thực hiện thanh toán qua NH.
- Khoản chi cho hoạt động XDCB không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Giá trị trên Báo cáo chi tiết đầu tư từng công trình chênh lệch với sổ kế toán.
- Thực hiện sửa chữa lớn không có phê duyệt của Tổng công ty/đạt tỷ lệ thấp.
- Hạch toán sai: chi phí sửa chữa lớn không ghi tăng nguyên giá mà đưa vào chi phí SXKD trong kì.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao vào giá trị công trình chưa hợp lý, không có tiêu thức phân bổ thích hợp.
- Công trình hoàn thành bàn giao đã đưa vào sử dụng nhưng chưa hạch toán tăng TSCĐ, chưa trích khấu hao.
- Hạch toán vào chi phí XDCB dở dang những chi phí không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc tập hợp thiếu.
- Sửa chữa lớn không có kế hoạch, không dự trù kinh phí Sửa chữa khi không có phiếu báo hỏng, khi hoàn thành không có quyết toán kinh phí sửa chữa, biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao.
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Khái quát chung quy trình kiểm toán TSCĐ
Phương pháp tiếp cận kiểm toán của Deloitte được thiết lập trên cơ sở mô hình rủi ro của khách hàng Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro liên quan các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, mức độ tin cậy với các giải trình của nhà quản lý dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ Qua việc đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV sẽ xem xét các tác động của nhưng rủi ro này lên báo cáo tài chính và từ đó xem xét việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp.
Deloitte phân chia đối tượng kiểm toán thành phần hành kiểm toán theo khoản mục trong hồ sơ kiểm toán AS/2 Theo đó, đối tượng kiểm toán được chia thành từng nhóm khoản mục hoặc nhóm các khoản mục trong các BCTC vào một phần hành Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm tra, KTV cũng chú ý quan tâm đến mối liên hệ chặt chẽ giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình để kiểm soát được các rủi ro kiểm toán.
Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng theo trình tự chung của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Tuy nhiên, tùy phạm vi kiểm toán và đặc điểm cụ thể của khách hàng mà trình tự kiểm toán cũng được thay đổi cho phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm toán.
Cụ thể, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Deloitte Việt Nam thực hiện được tiến hành theo trình tự sau đây:
1.3.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là bước công việc đầu tiên trong tổ chức công tác kiểm
Thu thập thông tin về khách hàng
Việc tìm hiểu về công ty khách hàng cũng như môi trường hoạt động của nó bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là quá trình thu thập, cập nhật, phân tích các thông tin một cách liên tục trong suốt cuộc kiểm toán Qua đó giúp KTV lập kế hoạch kiểm toán và đưa ra những nhận định chuyên nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán như :
Đánh giá những rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
Xác định mức trọng yếu
Xem xét tính thích hợp của viêc áp dụng các chính sách kế toán, trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của DN
Xác định phạm vi, các khoản mục, nghiệp vụ cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng hơn (như nghiệp vụ các bên liên quan, tính thích hợp của giả định hoạt động liên tục hoặc xem xét mục đích kinh doanh của nghiệp vụ…)
Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp
Các thông tin thu thập về khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán AS/2 ở chỉ mục 1410- Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng (Understand the Entity and Its Environment).Các thông tin cần thu thập bao gồm :
Thứ nhất, tìm hiểu về các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động của DN bao gồm:
+ Những vấn đề trong ngành và xu hướng phát triển: môi trường cạnh tranh, nhà cung cấp, mối liên hệ khách hàng, sự phát triển công nghệ sản phẩm liên quan đến sản phẩm dịch vụ DN cung cấp
+ Môi trường kinh doanh DN hoạt động
+ Môi trường luật lệ : Các bộ luật, chính sách và quy định hiện hành liên quan đến hoạt động của DN như Chính sách kế toán, khung pháp lý liên quan như các hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, chính sách thuế, kiểm soát tỷ giá hối đoái, giới hạn về thương mại…
+ Những nhân tố bên ngoài khác như điều kiện kinh tế nói chung, sự biến động của lãi suất, lạm phát…
Thứ hai, tập trung tìm hiểu những nhân tố bên trong tác động đến hoạt động của
+ Loại hình kinh doanh như doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ ảnh hưởng đến đặc điểm, tỷ trọng TSCĐ và các rủi ro liên quan ảnh hưởng đến BCTC
+ Bản chất của nguồn doanh thu sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường bao gồm cả môi trường thương mại điện tử như bán hàng qua Internet, các hoạt động Marketing của DN…để tìm hiểu những sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hưởng đến TSCĐ nói riêng và BCTC nói chung.
+ Cách quản lý hoạt động DN như mục tiêu, chiến lược hoặc phương pháp sản xuất hoặc hoạt động liên quan đến rủi ro kinh doanh…ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư TSCĐ trong tương lai
+ Hoạt động đầu tư, góp vốn, liên kết kinh doanh Xem xét các hoạt động này có liên quan gì đến quy mô, cơ cấu đầu tư và biến động TSCĐ.
+ Sự phân tán địa lý, vị trí của nhà xưởng, văn phòng, kho bãi…ảnh hưởng đến việc quản lý TSCĐ
+ Những khách hàng quan trọng, nhà cung cấp chủ yếu, chính sách nhân sự… + Các hoạt động nghiên cứu và phát triển
+ Nghiệp vụ với các bên liên quan
- Cơ cấu tổ chức quản lý và hình thức sở hữu như: tìm hiểu về các cổ đông, nhà đầu tư; đặc thù phương pháp quản lý; thái độ, sự quan tâm của nhà quản lý liên quan đến kiểm soát nội bộ…
- Các hoạt động đầu tư khác như kế hoạch đầu tư, hoạt động mu bán chứng khoán, các khoản vay
- Mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh liên quan như phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tác động của thực hiện các chiến lược kinh doanh đến thực hiện hạch toán kế toán nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng
Ngoài ra, KTV cũng tìm hiểu về các nhân sự chủ chốt tại DN và các vấn đề hành chính khác.
KTV có thể thu thập các thông tin trên thông qua các thủ tục như xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước để tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến các chính sách tài chính, các sai phạm liên quan đến khoản mục TSCĐ; tham quan nhà xưởng để quan sát trực tiếp tình hình sử dụng TSCĐ tại khách hàng; thu thập chứng từ pháp lý, sổ sách, kế hoạch hoạt động; hoặc trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc, kế toán trưởng, kế toán TSCĐ và các nhân viên khác trong đơn vị về tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ…
Chương trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Deloitte thực hiện cũng tuân theo trình tự chung Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán được tiến hành tại Deloitte được thiết kế theo chương trình kiểm toán riêng mà phần mềm AS/2 đem lại Đây chính là nét đặc trưng mang tính chuyên nghiệp tạo nên giá trị của Deloitte toàn cầu nói chung và Deloitte Việt Nam nói riêng Trong AS/2 hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết việc áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết với từng khoản mục nhất định Với khoản mục TSCĐ, chương trình kiểm toán cụ thể được thể hiện trong chỉ mục kiểm toán 5600 – TSCĐ hữu hình và 5700- TSCĐ vô hình và các tài sản khác Chương trình kiểm toán được trình bày dưới đây bao gồm các câu hỏi và các phương án để KTV trả lời và thực hiện các thủ tục kiểm toán tương ứng được thiết kế để thực hiện kiểm tra chi tiết tài khoản TSCĐ:
1.3.2.1 Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ
Mục tiêu: Tính hiện hữu, đầy đủ, tính giá và đúng kỳ
Câu hỏi: KTV sẽ kiểm tra số dư của TSCĐ bằng các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai?
Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết:
A Thu thập Bảng tổng hợp TSCĐ thể hiện số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ trên các chỉ tiêu nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng nhóm TSCĐ Đồng thời, thu thập bảng tổng hợp các khoản lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý TSCĐ (nếu có).
Đối chiếu số liệu theo từng nhóm với bảng kê chi tiết TSCĐ, khẳng định rằng số liệu tổng hợp phù hợp với số liệu chi tiết theo từng nhóm TSCĐ Kiểm tra việc tính toán trên Bảng tổng hợp
Đối chiếu tổng nguyên giá, khấu hao lũy kế với sổ cái, sổ chi tiết theo dõiTSCĐ Đối chiếu các khoản lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ với số liệu ghi sổ kế toán Kiểm tra các khoản chênh lệch lớn (nếu có) tới các chứng từ liên quan.
B Từ bảng kê chi tiết TSCĐ, chọn mẫu một số TSCĐ dư đầu kỳ và tăng trong kỳ. Đối với những TSCĐ vẫn còn tồn tại trên sổ tại thời điểm cuối kỳ, KTV thực hiện các bước sau:
Kiểm kê (nếu có thể) hoặc bằng các phương pháp khác để khẳng định rằng TSCĐ được chọn thuộc quyền sở hữu của khách hàng và vẫn đang được sử dụng Đồng thời, xem xét để khẳng định giá trị còn lại của TSCĐ đó được phản ánh phù hợp với tình trạng hiện tại và thời gian sử dụng còn lại của tài sản.
Kiểm tra hồ sơ TSCĐ:
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định mua sắm, xây dựng TSCĐ trong kỳ the các quy định hiện hành về quản lý đầu tư (kế hoạch đầu tư mua sắm; quyết định phê duyệt, đấu thầu, chào hàng; hợp đồng kinh tế…) và phản ánh hợp lý tình hình TSCĐ tăng trong kỳ.
Kiểm tra các hóa đơn, chứng từ phản ánh giá trị mua hàng và các chi phí phát sinh liên quan đến hình thành TSCĐ, chú ý đối với các trường hợp:
+ TSCĐ được mua sắm theo hợp đồng trả góp
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay
+ TSCĐ tăng do điều chuyển nội bộ
+ TSCĐ được mua sắm bằng ngoại tệ
Kiểm tra để khẳng định trong nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ không bao gồm các khoản lẽ ra được hạch toán vào chi phí SXKD, chi phí trả trước hoặc công cụ, dụng cụ theo quy định hiện hành.
Nếu có TSCĐ tăng là do thay thế tài sản cũ, cần kiểm tra xem tài sản cũ đã được thanh lý chưa, nếu có kiểm tra việc phản ánh nghiệp vụ thanh lý TSCĐ đó Nếu tài sản đó chưa được thanh lý cần phân loại sang nhóm TSCĐ chờ thanh lý.
Kiểm tra các biên bản bàn giao đưa tài sản vào sử dụng Đối chiếu thời điểm bàn giao trên biên bản với thời điểm ghi tăng nguyên giá TSCĐ trên sổ xem có phù hợp không để làm căn cứ ước tính khấu hao TSCĐ. của những biến động này thông qua việc tìm hiểu và so sánh hoạt động SXKD của đơn vị trong các năm trước và năm nay như đầu tư đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động, thay đổi kế hoạch sản xuất.
F Thu thập các thông tin cần thiết cho việc kiểm toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
G Xác định các TSCĐ không sử dụng hoặc có thể sẽ không được sử dụng trong năm tới do sự thay đổi công nghệ sản xuất.
H Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ, khẳng định không có khoản chi phí nào mang tính chất nâng cấp thay thế cần hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ.
I Đánh giá kết quả sau kiểm tra
Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích:
D Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra số dư TSCĐ
Xây dựng số ước tính kiểm toán dựa trên nguồn dữ liệu độc lập và phương pháp tính toán tin cậy
Tính toán giá trị ngưỡng chênh lệch chấp nhận được (Threshold)
So sánh số ước tính của kiểm toán với số ghi nhận của đơn vị trên sổ sách và báo cáo kế toán Nếu số chênh lệch thực tế lớn hơn giá trị Threshold thì phải tìm ra giải thích hợp lý cho số chênh lệch thông qua kiểm tra các chứng từ liên quan.
Trường hợp sử dụng kết hợp cả hai thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết:
Trong trường hợp này, KTV sẽ thực hiện lần lượt tất cả các bước công việc theo thứ tự A, B, C, D, E, F, G, H, I như đã trình bày ở trên.
1.3.2.2 Kiểm tra khấu hao lũy kế TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ
Mục tiêu: Tính giá, hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và đúng kỳ
Câu hỏi: Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích hay kết hợp cả hai?
Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết:
A Kiểm tra các chính sách kế toán và thủ tục áp dụng trong việc tính toán, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ là phù hợp, áp dụng nhất quán và tuân theo các quy định hiện hành (Xem xét việc khấu hao đối với các TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng)
C Chọn mẫu một số tài sản trong bảng kê chi tiết TSCĐ để kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao
Tính toán lại tổng số khấu hao lũy kế trong năm và đối chiếu với ghi nhận của đơn vị
Kiểm tra và đối chiếu giá trị hao mòn lũy kế trên bảng tổng hợp TSCĐ với sổ cái tài khoản.
Phỏng vấn khách hàng về những nghiệp vụ ghi nhận bất thường của tài khoản khấu hao
D Xác định rằng không có sự kiện nào xảy ra dẫn đến việc giảm khấu hao trong kỳ, đặc biệt dẫn tới ghi giảm tổng thể TSCĐ
E Xem xét các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ trong năm và xác định xem có khoản chi phí nào đủ điều kiện vốn hóa (ghi tăng nguyên giá) hay không
F Đánh giá kết quả kiểm tra
Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích:
B Thực hiện các thủ tục phân tích sau để kiểm tra số khấu hao TSCĐ
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Đây là bước công việc đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng quyết định toàn bộ quy trình kiểm toán sau này Sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp các KTV xác định và hiểu rõ các sự kiện, nghiệp vụ thực tế mà theo phán đoán của KTV có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Những thông tin cần thu thập về khách hàng gồm có hoạt động kinh doanh, cơ cấu vốn, bộ máy tổ chức, môi trường hoạt động… Tất cả các thông tin thu thập về khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán ở chỉ mục 1410- Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng (Understand the Entity and Its Environment) Tùy từng khách hàng mà việc tiến hành thu thập thông tin diễn ra khác nhau Với khách hàng thường kỳ của công ty, KTV có thể căn cứ vào các thông tin thu thập được từ các năm trước đồng thời xem xét các sự kiện mới phát sinh có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của doanh nghiệp Với các khách hàng lần đầu kiểm toán, KTV sẽ phải tốn nhiều công sức để thu thập các thông tin cần thiết từ đầu. a Với khách hàng ABC
Tìm hiểu các nhân tố bên trong tác động đến doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Về hình thức sở hữu vốn và cơ cấu quản lý
Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm theo Giấy phép Đầu tư số 68/GP-KCN-HP ngày
01 tháng 3 năm 2006 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất Hải Phòng (HEPIZA) cấp.
Chủ sở hữu của Công ty là Công ty Nippon Thompson, là công ty được thành lập ở Nhật Bản (Website: www.ikont.co.jp http://www.ikont.co.jp) Văn phòng và nhà máy đặt tại KCN Nomura - Huyện An Dương, Hải Phòng, Việt Nam.Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31/12/ 2009 là 91 (31 tháng 12 năm 2008: 118).
Thành phần ban giám đốc của công ty ABC gồm có:
1 Mr Shin Hayashi : Giám đốc
2 Mr Vu Thu Duong : Kế toán trưởng
3 Mr Yuuji Mori : Phó Giám đốc
4 Mr Kouhei Sueda : Phó giám đốc
Về hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất và gia công các thiết bị máy.Hoạt động chính của Công ty là sản xuất, gia công và lắp ráp các loại ổ đỡ chi tiết máy, ổ bi và các phụ kiện khác cho các loại máy móc thiết bị Tất cả thành phẩm đều được xuất khẩu.
Từ tháng 3 đến tháng 7/2006 công ty bắt đầu tuyển dụng và đào tạo nhân viên Đến tháng 12/2006, công ty đưa máy móc thiết bị vào chạy thử và đến tháng 2/2007, công ty chính thức hoạt động đầy đủ Tổng số công nhân sản xuất ổn định hàng năm là 300 Dưới đây là quy trình sản xuất sản phẩm của công ty:
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm tại khách hàng ABC
伝票のの????????棚 番号
?指 示 伝票のと棚の 棚の????????確認
P hòng ki?m tra l ưu gi?
P hòng s?n xu?t l ưu gi? Đi kèm s?n ph?m Đi kèm s?n ph?m P hòng s?n xu?t l ưu gi?
C ăn c? vào mã v?ch c?a phi?u đính kèm đ? ki?m tra s? l ư?ng
Kho thành ph?m P hi?u s?n xu?t
P hi?u s?n xu?t Đóng gói P hi?u s?n xu?t
B ơm m? bôi tr ơn P hi?u s?n xu?t
P hi?u s?n xu?t Đánh d ?u laser P hi?u s?n xu?t
P hi?u s?n xu?t Bi?u ki?m tra Ki?m tra
P hi?u s?n xu?t Bi?u ki?m tra
L?p ráp thành ph?m Lo?i b? chi ti?t
P hi?u s?n xu?t Bi?u ki?m tra
L?p ráp trung gian Lo?i b? chi ti?t
Nh?p vào giá trong kho chi ti?t P hi?u đính kèm chi ti?t
P hi?u đính kèm chi ti?t
P hi?u đính kèm chi ti?t
P hi?u xu ?t kho P hi?u s?n xu?t Bi?u ki?m tra
Nh?p vào kho chi ti?t
P acking list (T? tr ư?ng) (Danh sách đóng gói )
P hi?u xu ?t kho K? ho?ch s?n xu?t X? lý đ?u vào
XU?T KHO D? li?u nh?p kho
Về vấn đề tài chính
Tổng số vốn điều lệ là 8.000.000 USD Vốn pháp định là 8.000.000 USD và khoản lỗ kinh doanh lũy kế đến ngày 31/12/2009 là -748,111 USD
Về quản lý tiền, tiền được gửi tại Ngân hàng Tokyo, Ngân hàng Mizuho và ngân hàng Inodovina bank
Ngân hàng Địa chỉ Số tài khoản Người liên hệ
56 Ly Thai To Str., Hanoi Tel : 84-4-824- 4855
USD: 081418_USD USD: 238805_USD VND: 143650_VND
Ms Lam Ngoc Thanh; Tel : 84-4-824-4855
#112 / mobile: 091 259 1099; lam_ngoc_thanh@vn. mufg.jp
63 Ly Thai To Str., Hanoi Tel : 84-4-8266 553
No.30 Tran Phu , Hai Phong Tel : 84-31- 7921330
Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng và môi trường hoạt động
Về môi trường kinh doanh chung năm 2009 là năm đầy thử thách đối với kinh tế - tài chính Việt Nam Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ khó có thể tăng trưởng cao khi các nguồn vốn trong và ngoài nước không dồi dào và chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới Cụ thể, năm 2009 Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn: Nguy cơ thất nghiệp gia tăng, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và kim ngạch xuất nhập khẩu được dự báo là có thể giảm mạnh Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty ABC, thể hiện bởi sự sụt giảm trong doanh thu của ABC trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2008 Năm 2009 cũng là năm Việt Nam ban hành nhiều thông tư, nghị định mới về thuế nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kinh doanh của ABC vẫn là luật thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu, hiện Công ty vẫn đang trong diện được miến thuế theo giấy phép đầu tư và hưởng ưu đãi từ khu chế xuất.
Về môi trường luật lệ
Các bộ luật và các chính sách hiện hành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty ABC bao gồm: Pháp luật về đầu tư tại Việt Nam số 59/2005/QH ngày 29/11/2005 và các luật thuế hiện hành như quy định về thuế TNDN, thuế nhập khẩu Có một số luật thuế mới của pháp luật 2009 (thuế TNDN, TNCN, thuế GTGT, FWCT). Chúng tôi xem xét cấp giấy phép đầu tư và thấy rằng thuế TNCN (tròn 160 trường hợp ngoại lệ 50% thuế TNCN đối với tiền thưởng trong năm 2009 và mức lương 13) và FWCT có thể ảnh hưởng đến IKO Đối với thuế TNDN và thuế GTGT đó không ảnh hưởng đến IKO theo Giấy phép đầu tư số 022 043 0000 ngày 27 13/5/2008 b Với khách hàng DEF
Tìm hiểu các nhân tố bên trong tác động đến doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Về hình thức sở hữu vốn và cơ cấu quản lý
Công ty TNHH DEF là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 40 năm theo Giấy phép đầu tư số 262043000028 ngày 12 tháng 06 năm 2008 được cấp bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý các khu Công nghiệp Theo Giấy phép đầu tư sửa đổi lần 1 ngày 05 tháng 12 năm 2008, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 1.800.000 Đô la Mỹ lên 4.200.000 đô la Mỹ.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
- Ông Ochi Hitoshi: Chức vụ: Giám đốc; Ngày sinh: 17/12/1953, quốc tịch: Nhật Bản;
Hộ chiếu: TH4418149 ngày 14 tháng 9 năm 2007.
- Ông Ochi Shigeru Phó Giám đốc Ngày sinh: 10/08/1963; Quốc tịch: Nhật Bản; Hộ chiếu: PZ056862
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định theo Luật tại Việt Nam.
Văn phòng của Công ty đặt tại Lô F2 - khu F, Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa, Việt Nam.
Cơ cấu quản lý của Công ty:
- Ông Ochi Hitoshi - Giám đốc
- Ông Ochi Shigeru - Phó Giám đốc
- Ông Hirofumi Takamiya - Phó Giám đốc
Về hoạt động kinh doanh
Công ty được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 262043000028 ngày 12/6/ 2008. Giấy phép đầu tư được sửa đổi lần đầu tiên vào ngày 5/12/2008, lần thứ hai vào ngày 11/5/2009.
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty theo Giấy phép đầu tư là sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc (ngoại trừ đồng phục) cho xuất khẩu Công ty dự kiến sản xuất khoảng 6.000.000 sản phẩm / năm (công suất sẽ được cải thiện theo tiến độ đầu tư 2009-2012) nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đã góp phần to lớn vào sự phát triển xã hội của Việt Nam.
Ngày 23/06/2008,Công ty Sakurai Nhật Bản đã tổ chức lễ khởi công cho dòng may mặc cao cấp xuất khẩu tại khu công nghiệp Lễ Môn Công ty DEF có hơn 75 ngàn mét vuông đất trong khu công nghiệp Lễ Môn, và tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD Công ty may mặc DEF sẽ thu hút khoảng 40.000 lao động Năm 2008, Công ty trả 263.777,5 USD cho tiền thuê đất trong 10 năm đầu tiên, trong năm 2009 đã trả $ 300,000 (14/5/2009).
Từ tháng 5/2009, DEF đã sử dụng 2 dây chuyền lắp ráp để xuất khẩu hàng may mặc Hiện tại, DEF có khoảng 1500 nhân viên với mức lương trung bình 1,5 triệu/ tháng.
Về vấn đề tài chính
Vốn đầu tư là 14 triệu USD, vốn pháp định là 4,2 triệu USD được góp đầy đủ trong năm 2008 bằng tiền mặt Vốn vay là 9,8 triệu USD.
Về quản lý tiền, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng được gửi tại Ngân hàng Mizuho và Vietinbank Định mức tiền mặt tồn quỹ là 100 triệu VND Bà Ngọc vừa là thủ quỹ vừa là kế toán tiền mặt, do đó không an toàn dể giữ tiền.
Ngân hàng Địa chỉ Số tài khoản Người liên hệ
Hanoi Branch Hoan Kiem, Ha Noi VND: F10-795-
45 Ngũ Xã, Ba Đình, Hanoi
Về tài chính, hiện tại Công ty có 7 khoản vay Sakurai JSC, chi tiết như sau:
Gốc vay Ngày vay Ngày đáo hạn Lãi suất/năm
Công ty dự định sửa đổi hợp đồng vay với kỳ hạn lâu dài (đối với hợp đồng vay đã ký trong năm 2008) Không trả cho các khoản vay đã hết hạn (USD 1.200.000), KTV cần chú ý vấn đề này.
Mục tiêu và chiến lược hoạt động
Mục tiêu chính là sản xuất các sản phẩm làm sẵn (trừ trang phục) đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xuất khẩu Vào giai đoạn đầu của tiến trình đầu tư, Công ty đầu tư khoảng 6.000 USD để xây dựng nhà máy và thiết lập các đường khâu kỹ thuật cao với các tiêu chuẩn hoàn toàn chính xác, chủ yếu là để sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu Hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ tháng 2 năm 2009 Trong năm 2009, có khoảng 13 hợp đồng gia công với khách hàng, cụ thể: Thị trường xuất khẩu chủ yếu tại Nhật Bản.
Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng
Những vấn đề trong ngành và xu hướng phát triển
Công ty đầu tư trong ngành công nghiệp may mặc là một trong những điểm mạnh của tỉnh Thanh Hóa, góp phần giải quyết tình trạng việc làm cho lao động địa phương.Năm 2009, DEF giúp tỉnh Thanh Hóa giải quyết lao động dôi dư trở lại từ các khu công nghiệp của miền Nam nghiệp hóa, hiện đại hoá, nó tạo ra một lực lượng lao động thực sự lớn với mức giá rất thấp (điều này là yếu tố quan trọng nhất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài)
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức kế toán
Mục đích của bước công việc này là:
- Đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng ở mức độ cơ bản để lập kế hoạch kiểm toán, xác định thời gian, mức độ và bản chất của các thủ tục kiểm toán
- Đánh giá việc thiết kế và tính hiệu lực hệ thống KSNB ở mức độ cơ bản.
- Tỉm hiểu chu trình và chính sách kế toán của khách hàng a Với khách hàng ABC
Về hệ thống kiểm soát và chu trình kế toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty được đánh giá là hoạt động khá tốt Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc đã xây dựng các nguyên tắc và quy định về kế hoạch mua hàng, sản xuất, bán hàng, kế toán khá chặt chẽ và có sự phân cấp phê duyệt Đồng thời Ban Giám đốc cũng chú trọng đến việc kiểm soát hoạt động theo các quy định đã đặt ra Các nghiệp vụ hàng ngày ghi sổ phải được kiểm tra bởi kế toán trưởng (bà Dương) và được phê chuẩn bởi giám đốc (ông Hayashi) Hàng tháng, kế toán trưởng của Công ty me (ông Kondo) sẽ kiểm tra lại việc ghi sổ của kế toán Quản lý việc thu chi và tồn quỹ là thủ quỹ (bà Huệ).Kế toán dùng phần mềm Mankichi để ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ phát sinh và lưu giữ các dữ liệu kế toán Phần mềm GA xử lý dữ liệu về nhân công và tiền lương, phần mềm Easy Factory xử lý dữ liệu về hàng tồn kho và chi phí nguyên vật liệu. Sau khi được xử lý, các dữ liệu này được chuyển sang phần mềm Mankichi, Mankichi sẽ tự động ghi sổ chi tiết, sổ cái và lên báo cáo Hàng tháng, sổ cái và báo cáo sẽ được in ra và đối chiếu với các chứng từ kế toán Chu trình kế toán được giám sát bởi kế toán trưởng (ông Kondo).
Về các chính sách kế toán chủ yếu
Báo cáo tài chính được trình bày bằng USD, theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định kế toán hiện hành khác tại Việt Nam. Các báo cáo tài chính kèm theo không nhằm trình bày vị trí tài chính, kết quả hoạt động và dòng lưu chuyển tiền theo những chính sách kế toán và những quy định khác ngoài
Việt Nam Báo cáo hàng tháng sẽ được gửi cho Công ty mẹ mỗi tháng một lần và một lần một quý, và mỗi năm một lần Kỳ kế toán tại Công ty mẹ là 31/03 hàng năm. Đối với khoản mục tài sản cố định hữu hình và khấu hao: TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ khấu hao luỹ kế Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Nguyên giá TSCĐ hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí khác trực tiếp liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, Công ty thay đổi chính sách khấu hao, sử dụng phương pháp số dư giảm dần dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:
Nhóm TSCĐ Thời gian khấu hao (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc 25
Tổng Giám đốc tin tưởng rằng việc áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là phản ánh hợp lý tình hình sử dụng tài sản trong sản xuất của Công ty Thay đổi trên đã làm chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty tăng lên lũy kế đến thời điểm
31 tháng 12 năm 2009 là 807.495 USD so với phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đối với khoản mục tài sản cố định vô hình và khấu hao: TSCĐ vô hình đại diện cho các giá trị sử dụng của phần mềm kế toán và các phần mềm máy tính khác (GA, Easy Factory) được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian sử dụng hữu ích. b Với khách hàng DEF
Về hệ thống kiểm soát và chu trình kế toán
Hiện tại công ty chưa có Ban kiểm soát Nhiều quy trình thủ tục kiểm soát các hoạt động còn chưa được thiết kế đầy đủ Việc theo dõi, giám sát thực hiện hoạt động còn chưa được quan tâm thích đáng và thực hiện thường xuyên.
Các phần mềm kế toán và kinh danh chưa được mua hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty trong việc quản lý, báo cáo và kiểm soát rủi ro Đặc biệt công ty còn thiếu
Về các chính sách kế toán chủ yếu
Các báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
Năm tài chính của Công ty bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 Năm tài chính đầu tiên từ 12 tháng 6 năm 2008 to 31 tháng 12 năm 2008
Với khoản mục Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc 10 - 20
Với khoản mục Tài sản cố định vô hình và khấu hao: Phần mềm máy tính được ghi nhận theo giá mua và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính là 5 năm.
Với khoản mục Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của Công ty Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Tìm hiểu về dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh TSCĐ
Thông qua các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thông thường là quan sát và phỏng vấn, KTV thu thập các thông tin về dòng luân chuyển của các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ KTV cũng có thể sử dụng thông tin có được từ những năm trước (nếu có) để giảm bớt thời gian và chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo sự đầy đủ, kịp thời của các thông tin cần thiết Nội dung này được thể hiện trong chỉ mục kiểm toán số 1532-“Tìm hiểu về chu trình kế toán của TSCĐ”. a Với khách hàng ABC
Việc tìm hiểu quy trình nghiệp vụ phát sinh TSCĐ được thể hiện trên giấy tờ làm việc sau:
Biểu 2.2:Tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ TSCĐ – Khách hàng ABC
Mẫu 1533: Tìm hiểu về dòng luân chuyển các nghiệp vụ TSCĐ
Các nghiệp vụ bắt đầu như thế nào? Mô tả bản chất, phạm vi sử dụng các hình thức thương mại bao gồm cả thương mại điện tử.
Vào đầu năm, Hội đồng quản trị đưa ra kế hoạch hoạt động, trong đó bao gồm cả tài sản cố định mua sắm/ xây dựng trong nămCăn cứ vào kế hoạch, Công ty nhập khẩu máy móc và trang thiết bị thông qua Công ty mẹ và ký hợp đồng xây dựng (với sự phê chuẩn của BGĐ).
Kế toán tổng hợp (Bà Dương) ghi nhận TSCĐ khi nhận được tài sản đã được kiểm tra bởi giám đốc sản xuất và ông Duẩn – Bộ phận quản lý trang thiết bị với tài liệu liên quan (hoá đơn, chứng từ vận chuyển, biên bản bàn giao ) và chuẩn bị chứng từ thanh toán để trả qua ngân hàng
Có quy trình thủ công, tự động hay kết hợp?
Quá trình được thực hiện bởi nhân viên của khách hàng hay bên thứ ba (như tổ chức dịch vụ ) hoặc sự kết hợp của chúng? Mô tả quy trình bao gồm tên của nhân viên trong doanh nghiệp và bên thứ ba nếu có tham gia vào thủ tục mà khách hàng thực hiện.
Các hệ thống ứng dụng quan trọng được sử dụng để ghi nhân nghiệp vụ là gì? Bao gồm cả thông tin ban đầu, nhưng sự thay đổi hoặc kế hoạch tương lai cho những thay đổi đáng kể.
Ban đầu, chu trình TSCĐ đã được kiểm soát bởi phần mềm Mankichi (nhập dữ liệu nguyên giá, khấu hao, lưu trữ ) Tuy nhiên, khi công ty quyết định thay đổi phương pháp khấu hao của nó từ 01/01/2009 (từ phương pháp đường thẳng sang khấu hao nhanh) cho phù hợp với chính sách của Tập đoàn, nhưng phần mềm Mankichi không thể trích khấu hao cho tài sản Kế toán tổng hợp đã làm một file Excel để tính khấu hao nhanh. Vấn đề này là sự kiện quan trọng cho năm 2008 và những năm tiếp theo, do đó KTV cần chú ý xem xét việc tính khấu hao cùng với việc công bố những thay đổi trong khấu hao trên báo cáo tài chính
Trong tương lai, Công ty không có kế hoạch để sửa đổi phần mềm Kết quả là, tập tin
(1): Số liệu từ BCTC năm 2007
(2): Số liệu được tính trong file Excel, dựa trên Nguyên giá đã thay đổi (GTCL tại ngày 31/12/2007) và thời gian sử dụng hữu ích sau thay đổi (giữ nguyên thời gian sử sụng hữu ích từ 31/12/2007) với tỷ lệ khấu hao nhanh
Mô tả các thủ tục khách hàng sử dụng để kiểm soát trách nhiệm báo cáo và các vấn đề quan trọng liên quan đến báo cáo tài chính.
Kế toán tổng hợp (Ms D) chịu trách nhiệm tính toán Kế toán trưởng (Mr.K) kiểm tra và giám đốc (Mr H) phê chuẩn
Mô tả các sổ sách kế toán và các bảng tính được sử dụng
Bảng tính lại khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh được thể hiện trong giấy tờ làm việc số 5641
Mô tả các kết quả đầu ra dù là trên màn hình, ở dạng điện tử hoặc báo cáo in hay những hình thức khác mà khách hàng sử dụng
Kế toán tính khấu hao trên các bảng Excel từ 01/01/2008 và sử dụng kết quả này để nhập vào phần mềm MANKICHI.
Mô tả các thủ tục để ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ chuyển sang sổ cái bao gồm cả các nghiệp vụ bất thường hoặc các bút toán điều chỉnh khácnhư hợp nhất kinh doanh, thanh lý, ước tính giá trị hợp lý của tài sản. Đã trình bày ở trên
Sự điều chỉnh trong năm 2009 là khác nhau giữa cách tính của kiểm toán và cách tính của kế toán tại đợt kiểm toán sơ bộ giữa kỳ. Điều này đã được ghi nhận tại bảng tính khấu hao cho cả năm Kết quả tính hàng tháng do đó không chính xác nhưng ước định giá trí khấu hao lũy kế theo phương pháp dưới:
- Depreciation of Jan (1) = Depreciation from 01/01/2008 to 31/01/2008
- Depreciation of Feb (2) = Depreciation from 01/01/2008 to 29/02/2008 – (1)
- Depreciation of Feb (3) = Depreciation from 01/01/2008 to 31/03/2008 – [(1) + (2)]
- Depreciation of Month n (n) = Depreciation from 01/01/2008 to 31/n/2008 – [(1) + (2) +
- Depreciation of Dec (12) = Depreciation from 01/01/2008 to 31/12/2008 – [(1) + (2) +
Despites, there is no effect to whole year’s result.
Có rủi ro của sai sót trọng yếu do gian lận liên quan đến việc ghi nhận không thích hợp các nghiệp vụ hoặc kiểm soát không chặt chẽ quy trình không?
Mô tả các quy trình phê chuẩn, ghi nhận và khai báo giao dịch của các bên liên quan Đã trình bày ở trên
Mô tả các chính sách và thủ tục khách hàng thiết lập để duy trì sự phân công phân nhiệm Đã trình bày ở trên b Với khách hàng DEF
Biểu 2.3: Tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ TSCĐ – Khách hàng DEF
Form 1535 Understand the Significant Flow of Transactions – Fixed Assets
Do mới thành lập nên Công ty chưa có yêu cầu mua sắm từ các bộ phận và bộ phận thu mua riêng biệt Thủ tục mua tài sản cố định (FA) đang trong quá trình xây dựng Hiện nay, phó giám đốc quản lý - ông Orchi căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của hoạt động để mua sắm TSCĐ Ông Orchi sẽ chỉ định 1 nhân viên đáng tin cậy để thu thập Báo giá (không yêu cầu về số lượng báo giá).Người chịu trách nhiệm sẽ điền vào đơn đặt hàng để mua hàng và được sự phê chuẩn của ông Orchi.
Tiếp nhận tài sản cố định
Khi tài sản cố định đến nhà máy, các nhân viên được phân công sẽ kiểm tra thực tế số lượng và chất lượng với các đơn đặt hàng đã phê duyệt và hợp đồng Nếu không có sự khác biệt được phát hiện, nhân viên sẽ lập biên bản bàn giao tài sản với bộ phận sử dụng,sau đó hoá đơn và các tài liệu hỗ trợ sẽ được gửi đến bộ phận Kế toán Sau khi nhận được các chứng từ cần thiết, bộ phận kế toán sẽghi lại các thông tin: mã ID, tên của
Theo quy định Tài chính, các tài sản có giá trị hơn $ 500 và thời gian sử dụng hơn 1 năm như ô tô, xe máy, máy tính, thiết bị văn phòng… được ghi nhận nhận là TSCĐ
Theo Chuẩn mực kế toán, tài sản có giá trị hơn 10 triệu đồng và cuộc sống hữu ích hơn 1 năm nên được công nhận là tài sản cố định Do đó, tài sản với giá trên $ 500 (tương đương 8.500.000 đồng tại 1 USD = 17.000 đồng) sẽ không chắc chắn đáp ứng các tiêu chuẩn của TSCĐ.
Căn cứ vào hoá đơn, danh sách đóng gói, vận đơn, phiếu giao hàng, biên bản bàn giao và các tài liệu gốc, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận TSCĐ Tính đến nay, kế toán đã không ghi nhận cácchi phí liên quan như lệ phí hải quan, lệ phí giao thông vận tải vào nguyên giá của TSCĐ.
Giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc 10-20
III – THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN TSCĐ
Công ty chưa thiết lập quy trình cho thanh lý TSCĐ Đến nay, chưa có TSCĐ thanh lý.
Công ty đang thiết lập các chính sách thủ tục để quản lý TSCĐ
2.1.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Đánh giá mức trọng yếu
Phần này được trình bày trong chỉ mục 1710- Đánh giá mức trọng yếu trọng hồ sơ kiểm toán AS/2 Việc thực hiện đánh giá mức trọng yếu do chủ nhiệm kiểm toán thu thập dữ liệu cho tính toán và các chủ phần hùn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng Sau khi tính toán được mức trọng yếu thực hiện cho toàn bộ BCTC (PM) và mức sai sót có thể chấp nhận được, cả nhóm kiểm toán sẽ được thông báo để làm cơ sở kiểm tra khoản mục được phân công. a Với khách hàng ABC
Với khách hàng ABC, KTV sử dụng số liệu doanh thu ước tính trong cả năm để làm căn cứ xác định mức trọng yếu (M) Dựa trên kinh nghiệm kiểm toán ABC trong những năm trước, KTV cho rằng sai sót có thể dự tính được bằng 10% mức trọng yếu và mức độ sai sót có thể chấp nhận được bằng 5% mức trọng yếu
Biếu 2.10: Đánh giá mức trọng yếu tại Công ty ABC
Mục tiêu -Tính PM Người soát xét:NV 16/11/2009
Công việc - Phỏng vấn bà Dương cho đánh giá về doanh thu cuối năm 2009
- Thu thập kế hoạch doanh thu hàng tháng của năm 2009 Đơn vị tính USD
Tổng doanh thu thực tế 9 tháng đầu năm 2009 1,572,010 BCKQKD
Doanh thu ước tính của 3 tháng cuối năm 2009 360,000
Doanh thu ước tính của cả năm 2009 1,914,010
[A] < [B] ==> KTV dùng M, PM and 5% PM để tính toán
Sai sót có thể dự tính được (10% M) 5,217 10,300
Mức độ trọng yếu thực hiện (PM) 46,955 92,700
Sai sót có thể chấp nhận được (5%M) 2,609 2,060
Kết luận: Đạt mục tiêu
Doanh thu ước tính của 3 tháng cuối năm
- KTV sử dụng doanh thu làm căn cứ để tính PM từ khi
Công ty xuất khẩu sản phẩm sang Công ty mẹ theo kế hoạch
{a} Doanh thu của Công ty được thực hiện theo đúng kế hoạch quý, chi tiét USD/ tháng Qua phỏng vấn bà Dương (kế toán trưởng), doanh thu thực tế trong 9 tháng đầu năm 2009 phù hợp với kế hoạch Tỷ lệ sai lệch (nếu có) là từ 2-4 % và vẫn ổn định trong những tháng đầu của năm 2009. b Với khách hàng DEF
KTV xác định khoản mục doanh thu nhiều khả năng sẽ chứa đựng sai phạm Do vậy, khoản mục này sẽ được dùng làm cơ sở xác định mức trọng yếu thực hiện.
Biếu 2.11: Đánh giá mức trọng yếu tại Công ty DEF
Mục tiêu Người lập: NTLT 20/2/2010
Xác định mức độ trọng yếu thực hiện Người soát xét: NMH 24/2/2010
Công việc Kỳ kế toán: 31/12/2009
Tỷ giá hối đoái (tỷ giá trung bình của
NHNN tại 31/12/2008 và 31/12/2009) 17,459 VND/USD
Doanh thu thực tế (từ tháng 6 đến tháng 12/2009) 56,258,568,536 [8141] VND quy đổi 3,222,324.79 USD Ước tính doanh thu cả năm 5,523,985.36 USD
Mức độ trọng yếu (M) 139,000.00 USD quy đổi 2,426,000,000 VND
Mức sai sót có thể dự tính được 13,900.00 USD quy đổi 242,680,100 VND
Mức độ trọng yếu thực hiện (PM) 125,100.00 USD quy đổi 2,184,000,000 VND
Mức độ sai sót có thể chấp nhận được 6,950.00 USD equivalent to: 121,000,000 VND
Kết luận Đạt mục tiêu
Do trong năm doanh thu không được ghi nhận đầy đủ nên KTV dùng doanh thu thực tế ghi nhận phiếu giao hàng để tính M
DEF có doanh thu từ tháng 6/2009, thông qua đó KTV ước tính doanh thu cho cả năm (với giả định Công ty hoạt động với công suất bình thường)
Lâp kế hoạch kiểm tra chi tiết
Trong bước công việc này, KTV sẽ tổng hợp đánh giá rủi ro với khoản mục TSCĐ a Với khách hàng ABC
Với khoản mục TSCĐ tại Công ty ABC, qua xem xét đánh giá KTV xác định mức rủi ro với khoản mục này là rủi ro thông thường (Risk).
Biểu 2.12: Rủi ro và các thủ tục kiểm toán cần thực hiện với khoản mục TSCĐ tại
Rủi ro Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục kiểm toán Phạm vi của thử nghiệm
TSCĐ có thể bị khai tăng
Thu thập sổ đăng ký TSCĐ và đối chiếu với sổ cái
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết để kiểm tra số dư TSCĐ, so sánh với số dư đã ghi nhận
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Thực hiện kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ hữu hình, Tổng hợp tình hình tăng, giảm, số dư TSCĐ, đối chiếu với số liệu trên BCTC.
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Phân tích và giải thíchcác biến động lớn trong từng nhóm TSCĐ hữu hình
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Thực hiện kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang và chi phí đã kết chuyển bằng cách so sánh số dư chi phí xây dựng dở dang cuối kỳ với chứng từ thích hợp
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Chi phí khấu hao có thể bị tính sai
Hiện hữu, đầy đủ và chính xác
Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra chi phí khấu hao, so sánh với số chi phí đã ghi nhận
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Thực hiện kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Xác định các nghiệp vụ có thể không xảy ra mà dẫn đến:
• Giảm TS trong kỳ khi TS bị xóa sổ
• Xóa sổ tài sản (như thay đổi trong sản xuất
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát khiến một số TS bị lỗi thời).
Khách hàng có thể không ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ ba
Thu thập thông tin từ nhà quản lý về số dư, các nghiệp vụ về các bên liên quan và kiểm tra tính đầy đủ của thông tin
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Kiểm tra số dư hoặc nghiệp vụ về các bên liên quan và thu thập các bằng chứng thích hợp chứng minh số dư hoặc nghiệp vụ được ghi nhận và khai báo đúng
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Có thể có các nghiệp vụ bất thường
Hiện hữu, chính xác, phân loại
Kiểm tra tính thích hợp của các nghiệp vụ được ghi nhận và các điều chỉnh được trình bày trong báo cáo tài chính
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát b Với khách hàng DEF
Biểu 2.13: Rủi ro và các thủ tục kiểm toán cần thực hiện với khoản mục TSCĐ tại
Rủi ro Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục kiểm toán Phạm vi của thử nghiệm
Khách hàng không ghi nhận chính xác số dư
Hiện hữu Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ và đối chiếu với sổ cái
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Thực hiện kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ hữu hình, Tổng hợp tình hình tăng, giảm, số dư TSCĐ, đối chiếu với số liệu trên BCTC.
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Một số Tài sản không đủ điều Phân loại,
Lọc ra từ bảng tổng hợp TSCĐ các tài sản có nguyên giá dưới 10 triệu VND,
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát Khách hàng đã trích chi phí khấu hao của một số tài sản không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ
Tính lại khấu hao của các tài sản có nguyên giá dưới 10triệu VND và phân loại lại chi phí khấu hao vào chi phí trả trước dài hạn
Rủi ro và không tin cậy vào kiểm soát
Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán TSCĐ hữu hình
Bước đầu tiên, KTV tiến hành tổng hợp số liệu về số dư đầu năm, tình hình tăng giảm trong năm và số dư cuối năm của từng nhóm TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Biểu 2.14: Giấy tờ làm việc 5640 - Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC
Mục tiêu Tổng hợp TSCĐ hữu hình Người lập NKN 10/3/2010
Công việc Lập bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐ hữu hinh Người soát xétDTL 16/3/2010 Đối chiếu số dư trên bảng tổng hợp với sổ cái của khách hàng Kỳ kế toán 31/12/2009
Nguồn tài liệu Sổ cái, sổ chi tiết TSCĐ
Tại 01/01/2009 4,270,816 1,318,483 23,944 90,817 5,704,059 Số liệu năm trước
Thanh lý/Phân loại lại -13,117 -13,117
Giá trị hao mòn lũy kế
Tại 01/01/2009 -1,415,727 -165,398 -10,656 -55,379 -1,647,160 Số liệu năm trước Trích khấu hao trong năm -663,994 -350,248 -4,760 -24,186 -1,043,188
Nhà cửa, vật kiến trúc
Thiết bị văn phòng Tổng
Sau khi tổng hợp số liệu và đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, bảng cân đối kế toán, KTV tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết Cụ thể, KTV tiến hành chọn mẫu trên sổ chi tiết TK 211 để kiểm tra TSCĐ tăng, giảm trong kỳ.
Biểu 2.15: Kiểm tra tăng TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC
Kiểm tra tính trọn vẹn, tính giá, phân loại trình bày của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ
Thu thập sổ cái của khách hàng Chọn mẫu để kiểm tra chi tiết Đối chiếu với các chứng từ kế toán Kết luận về kết quả kiểm tra
Risk Not significant and not rely on controls
1 PKT31/07/2009 1-Jul-09 Nhập khẩu JP1E-000090 49,930 151 {b}
2 PKT11/07/2009 9-Jul-09 Nhập khẩu từ Nippon ThompsonJP-000091 26,747 3318 {a}
3 PKT26/10/2009 23-Oct-09 Nhập khẩu từ Nippon ThompsonJP-000098 14,811 3318 {e}
Trong năm 2009, ABC chỉ thanh lý 1 TSCĐ (máy bơm) bởi vậy KTV chọn nghiệp vụ ngày để kiểm tra chi tiết
1 PKT40/09/2009 30-Sep-09 Thanh lý máy bơm 13,117 2141, 811 {c}
Kết luận: Đạt mục tiêu
Diễn giải TK đối ứng
{a} Nhập khẩu TSCĐ bao gồm:
# TSCĐ hữu hình Số tiền (USD) Tỷ giá VND
Tờ khai hải quan số 745/NK/DT/N03K ngày 15/7/2009 và phụ lục
- Hóa đơn số JP1E-000091 ngày 29/6/2009
- Hợp đồng mua hàng số JS1E-000091 ngày 29/6/2009
=> Đồng ý với ghi nhận của khách hàng
{b} Nhập khẩu máy đọc lazer mã MD-V9920 với tổng số tiền là 49.929,91 USD
- Hợp đồng mua hàng số JS1E 000090 ngày 25/6/2009
- Hóa đơn kèm chứng từ vận chuyển số JS1E 000090 ngày 25/6/2009
- Tờ khai hải quan số 1583/NK/NDT/KCX ngày 30/06/ 2009 và phụ lục
- Giấy báo Nợ số 10709-0048 ngày 1/7/2009
=> Đồng ý với ghi nhận của khách hàng
Giá trị hao mòn lũy kế 7788.8
ITV - NTS - 023 ngày 06/11/2009 giữa ABC và NIPPON, hóa đơn and phiếu vận chuyển số ITV - 000005 ngày 06/11/2009=> đồng ý với ghi nhận của khách hàng.
{e} Nhập khẩu máy cắt từ Nippon Thompson.
- Hợp đồng số JP1E000098 ngày 09/10/2009.
- Hóa đơn số JP1E-00098 ngày 9/10/2009.
- Tờ khai hải quan số 2807 ngày 26/10/2009/
Tổng giá trị $14,811 => Đồng ý Để xác định chi phí khấu hao trích lập trong kỳ có chính xác không, KTV thu thập bảng tính khấu hao của khách hàng, tính lại và so sánh với chi phí khấu hao được trích lập trong kỳ (chi tiết trong giấy tờ làm việc 5641a)
Chi phí khấu hao được phân bổ vào các đầu tài khoản chi phí (chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý…), kiểm toán viên sẽ thực hiện đối chiếu với giấy tờ làm việc kiểm tra các khoản mục chi phí (chi phí sản xuất chung TK 627- giấy tờ làm việc 8240; chi phí hoạt động TK 641,642 - giấy tờ làm việc 8340) để xem xét tính hợp lý của chi phí khấu hao được phân bổ (giấy tờ làm việc 5641a) Nếu số liệu đối chiếu khớp nhau chứng tỏ, đơn vị đã phân bổ khấu hao lũy kế TSCĐ hợp lý vào các khoản mục chi phí.
Biểu 2.16: Giấy tờ làm việc 5641a-Bảng tính lại khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC
Biểu 2.16: Bảng tính lại khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC (tiếp)
Tính lại khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh để kiểm tra tính đầy đủ, tính giá và ghi nhận chi phí khấu hao trong năm Người lập: NKN 10/3/2010
From 01-01-09 to 31-12-09 Người soát xét: DTL 16/3/2010
Công việc Kỳ kế toán: 31/12/2009
Thu thập sổ tài sản cố định (từ bà Duong)
So sánh với tính toán của khách hàng và giải thích những chênh lệch lớn (nếu có)
Tính khấu hao trong kỳ TSCĐ chưa thanh lý và đã thanh lý
TS Tên TS Ngày SD Nguyên giá (initial)
Nguyên giá (revised), là GTCL tại ngày đổi PP KH KHLK ĐK
KH theo (n+1) tuổi KH (n+1) KH trong kỳ KHLK CK T/m
41 21111-ABuilding ( piling, structural, finishing) 1-Jan-08 312,584.22 299,038.89 31,235.23 24 31-Dec-31 1-Jan-09 1 85 364 27,828.65 27,913.99 72,694.55
42 21111-BBuilding ( piling, structural, finishing) 1-Jan-08 1,250,336.89 1,196,155.62 124,940.91 24 31-Dec-31 1-Jan-09 1 341 364 111,314.62 111,655.98 290,778.16
43 21112 -A External ( fencing, driveway ) 1-Jan-08 43,269.08 33,894.12 12,745.12 4 31-Dec-11 1-Jan-09 1 35 364 7,922.17 7,956.99 30,077.07
44 21112 -BExternal ( fencing, driveway ) 1-Jan-08 173,076.32 135,576.43 50,980.45 4.00 31-Dec-11 1-Jan-09 1 139 364 31,688.67 31,827.96 120,308.30
45 21113-ACommon work 1-Jan-08 14,276.31 13,703.37 1,431.34 24 31-Dec-31 1-Jan-09 1 4 364 1,275.24 1,279.15 3,283.44
46 21113-BCommon work 1-Jan-08 58,315.08 54,813.51 5,725.38 24 31-Dec-31 1-Jan-09 1 16 364 5,100.96 5,116.61 14,343.56
80 2111-12-001A High Voltage Building 1-May-08 6,252.18 6,252.18 1,398.89 6 30-Apr-14 1-May-09 121 691 244 928.79 1,619.67 3,018.56
81 2111-12-001B High Voltage Building 1-May-08 25,008.74 25,008.74 5,595.56 6 30-Apr-14 1-May-09 121 2764 244 3,715.15 6,478.67 12,074.23
21115 Building for new product 1-Nov-08 18,278.54 18,278.54 1,018.26 6 31-Oct-14 1-Nov-09 305 5091 60 667.71 5,758.99 6,777.25
47 21121-APower supply system1-Jan-08 183,839.60 155,388.21 51,937.98 6 31-Dec-13 1-Jan-09 1 142 364 34,436.11 34,578.02 114,967.38
48 21121-BPower supply system1-Jan-08 735,358.39 621,552.90 207,751.93 6 31-Dec-13 1-Jan-09 1 568 364 137,744 138,312.08 459,869.49
49 21122 Power supply for poroduction machine 1-Jan-08 222,358.33 182,210.30 73,083.80 5 31-Dec-12 1-Jan-09 1 200 364 43,610.66 43,810.34 157,042.18
Biểu 2.16: Bảng tính lại khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC (tiếp)
Tính khấu hao TSCĐ đã thanh lý
KH theo KH (n+1) KH trong kỳ KHLK CK
47-48 21111-A Building ( piling, structural, finishing) 1-Aug-08 25,825.50 3,050 18,778.66 6 31-Jul-14 1 1-Aug-09 213 4246 152 2,020.07 6,266.20 9,316.23 47-48 21111-A Building ( piling, structural, finishing) 1-Aug-08 103,301.99 12,200 75,114.63 6 31-Jul-14 1 1-Aug-09 213 16985 152 8,080.27 25,064.79 37,264.93 2112-04-001 Washing machine 1-Sep-09 13,116.59 11,203.76 7 31-Aug-16 0 1-Sep-09 0 0 122 1,337.43 1,337.43 1,337.43
Kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí
Phân bổ vào TK Tham chiếu Phân bổ vào TK Tham chiếu
Khấu hao trong kỳ TSCĐ (đã thanh lý và chưa thanh lý)
Khấu hao trong kỳ TSCĐ đã
Khấu hao trong kỳ TSCĐ chưa thanh lý (tại 31/12/2009) Ở bảng tính trên, KTV đã ước tính khấu hao của cả TSCĐ hữu hình đã thanh lý và vẫn còn sử dụng trong cả năm Dưới đây, KTV sẽ ước tính khấu hao của TSCĐ đã thanh lý từ ngày thanh lý đến ngày 31/12/2008
Nguyên giá TSCĐ (đã thanh lý và chưa thanh lý)
Nguyên giá TSCĐ đã thanh
Nguyên giá TSCĐ chưa thanh lý (tại 31/12/2009)
Chú thích: {a} Kể từ ngày thành lập đến 31/12/2007, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để trích khấu hao TSCĐ Từ 01/01/2008, theo yêu cầu của Tập đoàn, ABC thay đổi phương pháp khấu hao nhanh với ngày bắt đầu sử dụng TSCĐ hữu hình là 01/01/2008 ABC cũng điều chỉnh Nguyên giá như giá trị còn lại tại ngày 01/01/2008 và sửa đổi thời gian trích khấu hao như là thời gian sử dụng còn lại.
{b} Một số tài sản cố định được mua nhưng đã vẫn chưa đưa vào sử dụng và không phải trích khấu hao trong kỳ Kế toán ghi ngày sử dụng là 31/12/2009 Tổng giá trị của các TSCĐ này là: 2874.19 USD b Với khách hàng DEF
Cũng giống như tại Công ty ABC, bước đầu KTV tiến hành tổng hợp biến độngTSCĐ hữu hình trong năm
Biểu 2.17: Giấy tờ làm việc 5640-Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty DEF
Tổng hợp TSCĐ hữu hình Người lập TMH 24/2/2010
Công việc Người soát xét NTLT 7/3/2010
Thu thập bảng tổng hợp tình hình TSCĐ Kỳ kế toán 31/12/2009 Đối chiếu với sổ cái của khách hàng
Tại 01/01/2009 602,974,000 - - - 602,974,000 PY Mua sắm mới 118,684,016,975 43,203,727,862 2,944,137,252 135,929,031 164,967,811,120 Đầu tư XDCB hoàn thành 44,189,355,122 - - - 44,189,355,122
Giá trị hao mòn lũy kế
Tại 01/01/2009 31,718,084 - - - 31,718,084 PY Trích khấu hao trong năm 3,050,954,229 3,801,110,284 365,298,525 14569362 7,231,932,400
Kết luận Đạt mục tiêu
Nhà cửa, vật kiến trúc
Thiết bị văn phòng Tổng Tham chiếu
5610 Để kiểm tra tính hợp lý của việc ghi nhận TSCĐ tăng thêm , KTV thu thập sổ chi tiết để xác định cácTSCĐ tăng và giảm trong kỳ.Sau đó, KTV chọn những nghiệp vụ có số tiền lớn Các mẫu chọn sẽ được kiểm tra đến chứng từ gốc để xác minh tính chính xác của nghiệp vụ
Biểu 2.18: Giấy tờ làm việc 5642- Kiểm tra tăng TSCĐ hữu hình tại Công ty DEF
Mục tiêu Kiểm tra tính trọn vẹn, tính giá, phân loại trình bày của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ 5642
Công việc Người lập: TMH 24/2/2010
Thu thập sổ cái của khách hàng; Chọn mẫu để kiểm tra chi tiết Người soát xét: NTLT 7/3/2010 Đối chiếu với các chứng từ kế toán; Kết luận về kết quả kiểm tra Kỳ kế toán: 31/12/2009
TSCĐ tăng do mua sắm 44,189,355,122
TSCĐ tăng do đầu tư XDCB hoàn thành 164,967,811,120
Risk Not significant and not rely on controls
KTV thực hiện kiểm tra thêm mẫu với số dư lớn hơn 500,000,000 VND để đảm bảo tính tin cậy
Mã TS Tên TS Ngày Nguyên giá Mẫu Số lượng
Xác minh sự hiện hữu
VPC014 Văn phòng, nhà xưởng 1 01-Apr-09 69,599,872,097 25 1 1 {y}
VPC015 Xây dựng nhà máy giai đoạn 2 01-Dec-09 93,273,500,000 34 1 1 {z}
JHCM87S01 JUKI MF7813E10B56/UT24/PL11/MC3éoC510/M51/SICAMAE200 13-Feb-09 909,341,680 1 13 13 {a}
Mã TS Tên TS Ngày Nguyên giá Mẫu Số lượng
Xác minh sự hiện hữu
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 08-Jan-09 84,205,920 2
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 19-Jun-09 84,012,480 2
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 10-Aug-09 2,524,689,600 1 60 {r}
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 03-Nov-09 2,531,236,800 1 60 {v}
JHCM87S15 LH 3528SFFA-OBS 08-Jan-09 57,721,800 2
JHCM87S15 LH 3528SFFA-OBS 19-Jun-09 57,589,200 2
JHCM87S16 AMS210ESS1306SZ5000C/MC583K IP410 08-Jan-09 932,037,300 1 6 {d}
JHCM87S16 AMS210ESS1306SZ5000C/MC583K IP410 19-May-09 619,930,800 1 4 {i}
JHCM87S16 AMS210ESS1306SZ5000C/MC583K IP410 19-Jun-09 1,859,792,400 1 12 {l}
Subtotal AMS210ESS1306SZ5000C/MC583K IP410 22 22
JHCM87S3 JUKI MF7822H21B40/UT25/MC35/SC510/M51/SICAMAE200 13-Feb-09 2,011,383,660 1 33 {b}
JHCM87S3 JUKI MF7822H21B40/UT25/MC35/SC510/M51/SICAMAE200 19-Jun-09 2,006,644,860 1 33 {m}
JHCM87S3 JUKI MF7822H21B40/UT25/MC35/SC510/M51/SICAMAE200 10-Aug-09 2,010,080,490 1 33 {t}
JHCM87S3 JUKI MF7822H21B40/UT25/MC35/SC510/M51/SICAMAE200 15-Sep-09 853,113,240 1 14 {u}
JHCM87S3 JUKI MF7822H21B40/UT25/MC35/SC510/M51/SICAMAE200 03-Nov-09 427,486,430 7
Subtotal AMS210ESS1306SZ5000C/MC583K IP410 120 120
JHCM87S5 JUKI DDL 8700 7 WB EC 10BF CP170A 08-Jan-09 1,183,296,900 1 82 {e}
JHCM87S5 JUKI DDL 8700 7 WB EC 10BF CP170A 19-Jun-09 604,686,600 1 42 {j}
JHCM87S5 JUKI DDL 8700 7 WB EC 10BF CP170A 10-Aug-09 894,160,900 1 62 {s}
Subtotal JUKI DDL 8700 7 WB EC 10BF CP170A 186 186
JHCM87S6 LK 1900AFS MC 596 KS 08-Jan-09 1,232,530,200 1 22 {f}
JHCM87S6 LK 1900AFS MC 596 KS 21-Apr-09 559,449,000 1 10 {h}
JHCM87S6 LK 1900AFS MC 596 KS 19-Jun-09 1,788,652,800 1 32 {o}
Subtotal LK 1900AFS MC 596 KS 64 64
TH0001.1 Máy kiểm tra trải vải sợi thiết bị cảm ứng đường viền CW-888B 90 17-Jan-09 572,369,475 1 5 {w}
TH0001.1 Máy kiểm tra trải vải sợi thiết bị cảm ứng đường viền CW-888B 90 09-Jun-09 492,514,695 5
TH0001.1 Máy kiểm tra trải vải sợi thiết bị cảm ứng đường viền CW-888B 90 08-Sep-09 514,535,747 1 5 {x} Subtotal Máy kiểm tra trải vải sợi thiết bị cảm ứng đường viền CW-888B 90 15 15
Hóa đơn; Tờ khai hải quan; hợp đồng bán hàng ngày 20/11/08 với Juki; Giấy báo Nợ của ngân hàng=> đồng ý với ghi nhận của khách hàng
- Biên bản thanh lý hợp đồng số 24608/2008 ngày 30/11/2009
- Bảng báo giá và tổng số dư xác nhận giữa Lạc Việt và DEF, tổng giá trị hợp đồng là USD 3768,265.95
- Hóa đơn số 0022104 ngày 8/12/2009, quy đổi ra VND là 69,599,872,097;
Số tiền này không bao gồm lãi vay và WHT, đề xuất bút toán điều chỉnh lãi vay và thuế được khấu trừ của 2008 và 2009
Tổng giá trị nguyên giá đã ghi nhận là chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2008 44,189,355,122
Thuế được khấu trừ 58,596,989 Per audited
> Tổng chi phí xây dựng trong 2009
Cost of construction incurred in 2009
Bởi vì lãi vay và thuế được khấu trừ phát sinh trong năm 2009 chưa được phân bổ vào tài sản nên KTV đề nghị phân bổ chi phí này cho 2 hợp đồng xây dựng:
Chi phí xây dựng Lãi vay Thuế được khấu trừ
- Biên bản thanh lý hợp đồng số 041208/2008 ngày 30/11/2009
- Bảng báo giá và tổng số dư xác nhận giữa Lạc Việt và DEF, tổng giá trị hợp đồng là USD 5,050,000
- Hóa đơn số 0022102 ngày 8/12/2009, quy đổi ra VND là 93,273,500,000 VND
Số này không bao gồm lãi vay và thuế được khấu trừ
Proposed AJE for this asset
Do trong năm, công ty DEF không có TSCĐ giảm nên KTV chỉ kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ KTV tính lại chi phí khấu hao phân bổ va xem xét tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí.
Biểu 2.19: Giấy tờ làm việc 5641-Bảng tính lại khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty DEF
Kiểm tra tính hợp lý và ghi nhận của chi phí khấu hao
Công việc Người lập: TMH 24/2/2010
Thu thập bảng tính khấu hao của khách hàng Người soát xét: NTLT 7/3/2010
Kiểm tra tính hợp lý của ghi nhận TSCĐ hữu hình và thời gian sử dụng hữu ích Kỳ kế toán: 31/12/2009
Tính lại chi phí khấu hao trích trong năm 01-Jan-09
Mã tài sản Tên tài sản
Ngày KH Nguyên giá Per unit Khấu hao trong kỳ
Khấu hao lũy kế GT còn lại Bộ phận sử dụng
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 163,476,346,097 46,262,625,145 3,050,954,229 3,058,932,187 7,977,958 3,082,672,313 160,393,673,784
VPC014 Văn phòng, nhà xưởng 1 20 01-Apr-09 69,599,872,097 43,203,727,862 2,609,995,203 2,609,995,204 1 {c} 2,609,995,203 66,989,876,894 Văn phòng chính VPC015 Xây dựng nhà máy giai đoạn 2 20 01-Dec-09 93,273,500,000 114,760,031 379,160,569 388,639,583 9,479,014 379,160,569 92,894,339,431 Văn phòng chính VPC2008 Tuong rao, cot dien mua lai 10 27-Jun-08 602,974,000 2,944,137,252 61,798,457 60,297,400 (1,501,057) 93,516,541 509,457,459 Văn phòng chính
JHCM87S01 JUKI MF7813E10B56/UT24/PL11/MC3éoC510/M51/SICAMAE200 7 13-Feb-09 909,341,680 69,949,360 114,720,448 115,832,809 1,112,361 114,720,448 794,621,232 Tổ 1 xưởng 1 JHCM87S10 MO 6714D BE6 44H G39 Q141 7 08-Jan-09 149,397,600 13,571,783 21,164,660 Tổ 1 xưởng 3 JHCM87S10 MO 6714D BE6 44H G39 Q141 7 19-Jun-09 149,054,400 13,571,783 11,533,971 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S10 MO 6714D BE6 44H G39 Q141 7 10-Aug-09 950,152,000 13,571,783 53,917,356 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S11 MO 6714D BE6 40H7 08-Jan-09 1,493,976,000 13,565,382 211,646,600 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S11 MO 6714D BE6 40H7 21-Apr-09 135,624,000 13,565,382 13,670,038 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S11 MO 6714D BE6 40H7 19-Jun-09 1,626,048,000 13,565,382 125,825,143 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S11 MO 6714D BE6 40H7 30-Jun-09 406,512,000 13,565,382 29,681,829 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S11 MO 6714D BE6 40H7 10-Aug-09 814,416,000 13,565,382 46,214,876 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 7 08-Jan-09 84,205,920 42,130,200 11,929,172 Tổ 1 xưởng 3 JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 7 19-Jun-09 84,012,480 42,130,200 6,500,966 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 7 10-Aug-09 2,524,689,600 42,130,200 143,266,116 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S12 MH 380 FU (6.4MM) 7 03-Nov-09 2,531,236,800 42,130,200 58,258,625 Tổ 1 xưởng 3
JHCM87S13 UNION SPECIAL 36200L21060S MR01 AX510 M51 R263 7 08-Jan-09 178,937,580 89,468,790 25,349,491 Tổ 1 xưởng 2
Mã tài sản Tên tài sản
Ngày KH Nguyên giá Per unit Khấu hao trong kỳ
2009 Diff Khấu hao lũy kế GT còn lại Bộ phận sử dụng
JUKI004 Bộ trợ lực cho máy may JUKI MF-7722-C10-B40 7 15-Sep-09 40,143,510 3,649,410 1,696,637 1,704,506 7,869 1,696,637 38,446,873 Tổ 1 xưởng 3 JUKI005 Lẫy chân vịt 14-Sep-09 - 15,203 15,203 (15,203) Tổ 2 xưởng 3 JUKI006 Suốt chỉ may, dao cắt chỉ may 7 14-Sep-09 11,898,774 59,494 492,243 509,947 17,704 492,243 11,406,531 Tổ 1 xưởng 3 JUKI012 AP 5 FOR MO 6714D BE6 10-Aug-09 - 763,301 763,301 (763,301) Tổ 1 xưởng 3 JUKI013 Phụ tùng máy may 7 05-Aug-09 33,934,000 424,175 1,970,266 1,992,949 22,683 1,970,266 31,963,734 Tổ 1 xưởng 3 JUKI014 Phụ tùng máy may 7 23-Jun-09 59,333,775 652,020 1,977,119 4,497,123 2,520,004 1,977,119 57,356,656 Tổ 1 xưởng 3
TH0001.013 Máy cắt chỉ 7 17-Jan-09 92,100,225.00 92,100,225 12,718,603 S1 xưởng 2
TH0001.013 Máy cắt chỉ 7 09-Jun-09 92,032,623.00 92,032,623 7,486,781 S1 xưởng 2
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 114,760,031 114,760,031 13,946,052 14,026,226 80,174 13,946,052 100,813,979
VPC003 Hệ thống liên lạc trực tuyến PCS-G50P, hộp xử lý dữ liệu 5 25-May-09 114,760,031 114,760,031 13,946,052 14,026,226 80,174 13,946,052 100,813,979 Ban giám đốc
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2,944,137,252 1,817,381,285 365,298,525 370,672,893 4,012,950 326,484,657 2,400,149,235
Kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình và các Tài sản khác
Tương tự như TSCĐ hữu hình, KTV thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình và các tài sản khác cũng theo chương trình kiểm toán đã được trưởng nhóm kiểm toán thiết kế từ trước trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. a Với khách hàng ABC
Trong năm, Công ty không phát sinh chi phí xây dựng cơ bản dở dang do đó KTV không cần kiểm toán với khoản mục này TSCĐ vô hình có các phần mềm máy tính, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết với TSCĐ vô hình thể hiện qua các giấy tờ làm việc sau:
Biểu 2.21: Giấy tờ làm việc 5640-Bảng tổng hợp TSCĐ vô hình tại Công ty ABC
Mục tiêu Tổng hợp TSCĐ vô hình Người lập: NKN 10/3/2010
Công việc Lập bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐ vô hình Người soát xét:DTL 16/3/2010 Đối chiếu số dư trên bảng tổng hợp với sổ cái của KH Kỳ kế toán: 31/12/2009
Nguồn tài liệu Sổ cái, sổ chi tiết TSCĐ
Tại 01/01/2009 54,775.66 54,776 Số liệu kiểm toán năm trước Tăng - -
Thanh lý/Phân loại lại - -
Giá trị hao mòn lũy kế
Tại 01/01/2009 (26,472.30) (26,472) Số liệu kiểm toán năm trước Trích khấu hao trong năm (16,925.99) (16,926)
Phần mềm Tổng Tham chiếu
Biểu 2.22: Giấy tờ làm việc 5641a-Bảng tính lại khấu hao TSCĐ vô hình tại Công ty ABC
Tính lại khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh để kiểm tra tính đầy đủ, tính giá và ghi nhận chi phí khấu hao trong năm Người lập: NKN 10/3/2010
From 01-01-09 to 31-Dec-09 Người soát xét:DTL 16/3/2010
Công việc Kỳ kế toán: 31/12/2009
Thu thập sổ tài sản cố định (từ bà Duong)
Tính lại khấu hao 31-Dec-09
So sánh với tính toán của khách hàng và giải thích những chênh lệch lớn (nếu có)
Lưu ý: Với TSCĐ vô hình, khách hàng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Tính lại khấu hao TSCĐ vô hình
# Mã Tài sản Tên Tài sản Nguyên giá
Thời gian sử dụng (tháng)
Ngày bắt đầu sử dụng
Ngày hết khấu hao Số dư cuối kỳ
Thời gian đã sử dụng (tháng)
7 2135 - 06 Additional product software 2,952.24 36 1-Jan-09 1-Jan-12 2,952.24 12 981.38
Chênh lệch -26,432.61 (nhỏ=> bỏ qua) Kết luận Đạt mục tiêu
Công ty ABC là khách hàng của Deloitte từ năm 2007, hơn nữa TSCĐ vô hình không tăng giảm trong năm 2009 nên KTV chỉ tính lại khấu hao mà không cần phải kiểm tra số dư đầu kỳ và kiểm tra chi tiết tình hình tăng giảm b Với khách hàng DEF
Biểu 2.23: Giấy tờ làm việc 5640-Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty
Tổng hợp TSCĐ vô hình
Công việc Người lập: TMH 24/2/10
Lập bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐ vô hình Người soát xét: NTLT 7/3/10 Đối chiếu số dư trên bảng tổng hợp với sổ cái của KH Kỳ kế toán: 31/12/2009
Phần mềm máy tính Tổng Tham chiếu
Giá trị hao mòn lũy kế
Trích khấu hao trong năm 118,766,715 118,766,715
Kết luận Đạt mục tiêu
Biểu 2.24: Giấy tờ làm việc 5642- Kiểm tra phát sinh tăng TSCĐ vô hình tại Công ty DEF
Kiểm tra tính đúng đắn, ghi nhận và trình bày của TSCĐ vô hình tăng trong năm
Công việc Người lập: TMH 24/2/2010
Chọn mẫu TSCĐ vô hình tăng trong năm Người soát xét: NTLT 7/3/2010 Đối chiếu với các chứng từ kế toán để xác minh giá trị ghi nhận Kỳ kế toán: 31/12/2009
Risk Not significant and not rely on controls
Mã TS Tên TSCĐ vô hình Date Amount Hợp đồng Giá đơn vị (Y)
Ngày hóa đơn Ngày nhận Ngày trả
CAD002 Phần mềm CAD-1 24-Feb-09 371,569,303 ACSK 081210 20 Jan 09 2,050,000 20-Jan-09 24-Feb-09 CAD002 Phần mềm CAD-1 31-Aug-09 347,947,189 ACSK 1670 27 Jul 09 1,900,000 27-Jul-09 31-Aug-09
Kết luận Đạt mục tiêu
Biểu 2.25: Giấy tờ làm việc 5641-Bảng tính lại khấu hao TSCĐ vô hình tại Công ty DEF
Kiểm tra tính hợp lý và ghi nhận của chi phí khấu hao
Công việc Người lập: TMH 24/2/2010
Thu thập bảng tính khấu hao của khách hàng Người soát xét: NTLT 7/3/2010
Kiểm tra tính hợp lý của ghi nhận TSCĐ hữu hình và thời gian sử dụng hữu ích Kỳ kế toán: 31/12/2009
Tính lại chi phí khấu hao trích trong năm
Mã tài sản Tên tài sản ĐVT
Ngày KH Nguyên giá Khấu hao trong kỳ (KH)
Khấu hao năm 2009 (KTV tính)
Chênh lệch Khấu hao lũy kế GT còn lại Tk nợ khấu hao
Bản quyền, bằng sáng chế chiếc 19-Jan-09 25,505,057 2,728,765 4,902,639 (2,173,874) 2,728,765 22,776,292 64244 2141 Văn phòng chính
VPC2009 Email hosting chiếc 1 5 19-Jan-09 25,505,057 2,728,765 4,902,639 (2,173,874) 2,728,765 22,776,292 64244 2141 Văn phòng chính
2135 Phần mềm máy tính chiếc 30-Jul-09 889,436,492 100,865,826 103,753,745 (2,887,919) 100,865,826 788,570,666 64244 2143 Phòng xuất nhập khẩu
CAD002 Phần mềm CAD-1 Bộ 1 5 24-Feb-09 371,569,303 63,992,491 64244 2143 phòng CAD
CAD002 Phần mềm CAD-1 Bộ 1 5 31-Aug-09 347,947,189 23,583,087 64244 2143 phòng CAD
Phần mềm khai báo hải quan chiếc 1 5 30-Jul-09 29,300,000 2,499,870 2,506,778 (6,908) 2,499,870 26,800,130 64244 2143 Phòng xuất nhập khẩu VPC013
Phần mềm kế tóan, nhân sự chiếc 1 5 09-Jul-09 140,620,000 8,450,293 13,671,389 (5,221,096) 8,450,293 132,169,707 64244 2143 Phòng kế toán
Ghi nhận của khách hàng 118,766,715 Không trọng yếu, không điều chỉnh
Chênh lệch (15,172,124) Không trọng yếu, không điều chỉnh
Kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao vào các TK chi phí
Tham chiếu với giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết của chi phí
Kiểm tra tính giá, ghi nhận và trình bày chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5740
Công việc Người lập: TMH 24/2/2010
Tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong nă, Người soát xét: NTLT 7/3/2010
Test tăng để kiểm tra tính hợp lý của việc ghi nhận chi phí XDCB dở dang Kỳ kế toán: 31/12/2009 Điều chỉnh bởi khách hàng Bởi KTV
Phân loại lại vào TK 642 (48,300,000) (47,463,727) {d} (47,463,727)
Kiểm tra phát sinh tăng
Vốn hóa thuế được khấu trừ 448,945,106
4,511,938,702 Kết luận Đạt mục tiêu
Số dư của TK chi phí XDCB dở dang bao gồm lãi vay và thuế được khấu trừ cần được vốn hóa của năm 2008 và 2009 nhưng đã không được kết chuyển vào nguyên giá TSCĐ
KTV kiểm tra phát sinh tăng chi phí XDCB dở dang phát sinh trong năm và đối chiếu với giấy tờ làm việc kiểm tra lãi vay- Giấy tờ làm việc 6340
{a}Đó là những khoản lãi vay và thuế được khấu trừ để xây dựng cho công trình xây dựng 1 (bao gồm nhà máy 1 và nhà Nhật Bản) và công trình xây dựng 2 (Nhà máy 2 + 3) mà khách hàng quên không ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ khi hoàn thành Đề xuất bút toán điều chỉnh ở dưới
{b}Bởi vì tất cả các công trình xây dựng đã hoàn thành nên phải chuyển tất cả chi phí lãi vay và thuế được khấu trừ vào nguyên giá TSCĐ KTV đề nghị bút toán phân loại lại.
{c}Kế toán quên ghi nhận chi phí tài chính
{d} Đây là khoản thanh toán cho chi phí chuẩn bị tài liệu để có được giấy phép đầu tư Kế
Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các công việc chính sau:
Soát xét các giấy tờ làm việc và đánh giá kết quả
Thực hiện soát xét những sự kiện sau ngày lập báo cáo
Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc
Tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành, cụ thể đây là phần hành TSCĐ; Lập và phát hành báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Soát xét giấy tờ làm việc của các KTV và đánh giá kết quả Đây là bước quan trọng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Sau khi hoàn tất mọi thủ tục được thiết kế trong chương trình kiểm toán, KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của mình: đánh giá về tính chính xác, đầy đủ và hợp lý của các bằng chứng kiểm toán; bổ sung thêm những bằng chứng mới thu thập được hoặc nếu thiếu thì cần nhanh chóng hoàn thiện bổ sung ngay Sau đó, việc soát xét giấy tờ làm việc được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và các cấp soát xét cao hơn (chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn).Trưởng nhóm kiểm toán tập hợp giấy tờ làm việc của các KTV phần hành và tiến hành soát xét trên các mặt sau:
- Đảm bảo các mục tiêu kiểm toán được xác định và thỏa mãn.
- Quá trình kiểm toán được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và quy định của Deloitte Việt Nam.
- Giấy tờ làm việc được trình bày đúng, đầy đủ, thích hợp cho từng bước công việc Giấy tờ làm việc đã được đánh tham chiếu đầy đủ.
- Đảm bảo các bằng chứng thu thập đầy đủ, khách quan và phản ánh trung thực thông tin về hoạt động SXKD của khách hàng Đồng thời, các bằng chứng thu được cũng phải đảm bảo tính thống nhất với nhau và hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán.
Qua kiểm tra giấy tờ làm việc của KTV tại 2 khách hàng ABC và DEF, trưởng nhóm kiểm toán nhận thấy các giấy tờ làm việc đã trình bày đầy đủ, đúng và thích hợp với chương trình kiểm toán; bằng chứng thu thập là đầy đủ và thích hợp.
Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo
Trong các cuộc kiểm toán, thời gian từ khi khách hàng khóa sổ lập BCTC đến khi KTV ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh những sự kiện ảnh hưởng đến BCTC của đơn vị được kiểm toán Để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV phải đánh giá ảnh hưởng (có thể trọng yếu hoặc không trọng yếu) của những sự kiện đó đến BCTC và báo cáo kiểm toán
Qua tìm hiểu, đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ tại khách hàng ABC và DEF, KTV nhận thấy với phần hành TSCĐ không có sự kiện bất thường nào xảy ra gây ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin trình bày trên BCTC và Báo cáo kiểm toán.
Thu thập Thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
Việc thu thập này có thể được thực hiện ngay trong quá trình KTV thực hiện kiểm toán Trong Thư giải trình, Ban Giám đốc khách hàng phải xác nhận trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý trong việc lập và trình bày các BCTC Đây cũng được coi là bằng chứng kiểm toán đặc biệt mà KTV cần phải thu thập.
Tại 2 khách hàng ABC và DEF, KTV đã thu thập Thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng và lưu tại chỉ mục kiểm toán số 2300.
Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành và lập báo cáo kiểm toán Đi kèm với báo cáo kiểm toán là danh mục các bút toán điều chỉnh, bút toán phân loại lại (nếu có) và các phụ lục thuyết minh kèm theo Thông thường, KTV cũng lập thêm Thư quản lý để tư vấn giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB và quản lý các hoạt động. Đối với khoản mục TSCĐ của Công ty ABC và Công ty DEF, kết quả kiểm toán cuối cùng là khoản mục này được kế toán tại đơn vị khách hàng phản ánh trung thực, hợp lý Đối với công ty ABC, KTV không có bút toán điều chỉnh và bút toán phân loại lại. Đối với công ty DEF, KTV đề nghị một số bút toán điều chỉnh trong giấy tờ làm việc và được khách hàng chấp nhận điều chỉnh Nhóm kiếm toán cũng đưa ra một số kiến nghị nêu trong Thư quản lý.
Các công việc thực hiện sau kiểm toán
- Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán
Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết và các đối tượng liên quan cũng rất quan trọng Trong giai đoạn này, KTV còn đánh giá phí kiểm toán và các vấn đề liên quan khác để có thể quyết định nên kiểm toán khách hàng này ở những năm tiếp theo không.
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với các khách hàng
Thông qua nhiều hình thức khác nhau như điện thoại, thư điện tử, fax… DeloitteViệt Nam luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng với mong muốn cung cấp những dịch vụ tốt nhất đem đến cho khách hàng và những lợi ích thiết thực cho xã hội.
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về quy trình kiểm toán TSCĐ do Deloitte Việt Nam thực hiện, nhận thấy rằng quy trình được thiết kế phù hợp, quá trình thực hiện đem lại kết quả cao, đáng tin cậy với rủi ro kiểm toán thấp Công tác quản lý, điều hành cuộc kiểm toán khoa học, sáng tạo đúng hướng của Ban Giám đốc Mọi công việc đều được lập kế hoạch cụ thể, chu đáo với sự phân công trách nhiệm rành mạch, sự phân cấp rõ ràng trong kiểm soát Nhóm kiểm toán được bố trí hợp lý, đội ngũ KTV là những người có kinh nghiệm kiểm toán trong các ngành thuộc lĩnh vực hoạt động của khách hàng góp phần tạo hiệu quả cao trong công việc thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ đều do những KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện Hơn nữa, Deloitte còn có được sự hỗ trợ của hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến hiện đại theo quy trình chuẩn của Deloitte toàn cầu mà cụ thể ở đây là phần mềm AS/2 AS/2 cung cấp cho các KTV một sự hỗ trợ công nghệ hoàn chỉnh từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến kết thúc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán được trình bày khoa học, giúp cho người đọc dễ tìm hiểu và nghiên cứu Tuy cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte là theo khoản mục nhưng có sự kết nối chặt chẽ giữa các KTV thực hiện kiểm toán các khoản mục khác nhau tạo sự liên kết các phần hành, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán đồng thời đưa ra được ý kiến trung thực, hợp lý về các thông tin trình bày trên BCTC của khách hàng nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng.
Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNNH Deloitte Việt Nam nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng được thiết kế và áp dụng đầy đủ, khoa học và linh hoạt trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán thích ứng với từng đối tượng khách thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp Cũng trong giai đoạn này, KTV thực hiện đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng ở mức độ cơ bản trên các mặt thiết kế, vận hành hiệu quả và liên tục Thủ tục này giúp KTV nhận diện được rủi ro kiểm soát tại khách hàng từ đó đưa ra các quyết định về thiết kế các thử nghiệm kiểm soát, giảm quy mô các thủ tục kiểm tra chi tiết tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nếu hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là tin cậy và có hiệu lực Thủ tục tìm hiểu chu trình luân chuyển các nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ về TSCĐ nói riêng cũng được thiết kế trong hồ sơ kiểm toán AS/2 Mục đích của thủ tục này giúp KTV hiểu rõ hơn đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, nhận diện rõ hơn các rủi ro liên quan đến các sai phạm trọng yếu với từng khoản mục nghiệp vụ Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ, KTV rất chú ý đến mức độ ứng dụng cũng như tác động của môi trường công nghệ thông tin đến doanh nghiệp để thiết kế các thủ tục kiểm toán linh hoạt và phù hợp.
Một ưu điểm lớn khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ là việc KTV tiến hành kiểm tra định hướng trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết Qua phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng, KTV xác định được những vấn đề trọng yếu, hoặc những biến động bất thường trong khoản mục TSCĐ Điều này giúp KTV xác định được phần nào là trọng tâm, rủi ro cao phải tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ, phần nào không trọng yếu chỉ cần kiểm tra chọn mẫu Trong quá trình thực hiện kiểm toán, quy trình kiểm toán cũng được vận dụng một cách linh hoạt với các khoản mục ít có biên động, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều như các quy trình liên quan đến TSCĐ, vốn góp… KTV sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà thường đi trực tiếp vào thử nghiệm cơ bản.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, giấy tờ làm việc của KTV được soát xét chặt chẽ theo 4 cấp như sau: trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn phụ trách hợp đồng kiếm toán và một chủ phần hùn độc lập thực hiện soát xét lại để đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán Nhờ vậy mà, Deloitte không ngừng nâng cao được vị thế và uy tín với khách hàng.
3.1.2 Những tồn tại trong quy trình kiểm toán TSCĐ
Công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung doDeloitte Việt Nam thực hiện có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện bổ sung để nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng yêu cầu thực tế Dưới đây là một số tồn tại cần xem xét:
3.1.2.1 Sử dụng thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích có thể được sử dụng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện thủ tục phân tích giúp thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC, những biến đổi bất thưởng từ đó xác định các khoản mục, nghiệp vụ trọng yếu cần tập trung kiểm tra Trong thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích thường được kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán và khi kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung của BCTC.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích: “Quy trình phân tích được thực hiện như một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC” Như vậy, trong một số trường hợp thủ tục phân tích sẽ được xem xét thực hiện thay thế thủ tục kiểm tra chi tiết có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí kiểm toán và cũng nâng cao hiệu quả kiểm toán.
Hiện nay, tại Deloitte Việt Nam thủ tục phân tích chưa được áp dụng triệt để với khoản mục TSCĐ Việc áp dụng quy trình phân tích mới chỉ dừng lại ở thủ tục phân tích tổng quát để so sánh số liệu giữa các kỳ và ước tính chi phí khấu hao so sánh với số khách hàng trích lập mà chưa sử dụng các thủ tục khác như phân tích tỷ suất, so sánh với số trung bình ngành… Việc đi sâu thực hiện phân tích chưa được thực hiên nhiều, do đóKTV có thể không phát hiện ra nhiều điểm bất thường đối với doanh nghiệp Qua thực tiễn nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ tại hai công ty khách hàng, thủ tục phân tích chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những biến động bất thường để tập trung kiểm tra chi tiết Trong giai đoạn thực hiện, việc sử dụng thủ tục phân tích thường chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết để giảm bớt công việc kiểm tra chi tiết Việc kết hợp các thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích giúpKTV thu thập được các bằng chứng có độ tin cậy lớn hơn nhưng sẽ tốn kém thời gian và chi phí kiểm toán với một số trường hợp thì không cần thiết mà KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích như là bằng chứng tin cậy thay thế thủ tục kiểm tra chi tiết
KTV chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ, ít thực hiện đánh giá cụ thể chi tiết về kiểm soát với khoản mục TSCĐ Đế đánh giá hệ thống KSNB có thể sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ nhưng ở Deloitte Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp bảng tường thuật với các diễn giải bằng lời, sẽ rất dài dòng nếu quy trình nghiệp vụ tại khách hàng phức tạp, khó nắm bắt ý chính cũng như có cái nhìn tổng quan về dòng luân chuyển của chứng từ và khó nhận diện được những sai phạm có thể xảy ra.
Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát gần như rất hạn chế Công ty luôn cứng nhắc chọn 25 mẫu không phụ thuộc vào quy mô, bản chất kinh doanh của doanh nghiệp hay loại hình nghiệp vụ cũng như rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ nào Việc cố định số mẫu lựa chọn như vậy là không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ là quá nhiều còn doanh nghiệp lớn thì có thể chưa đủ Hơn nữa, công việc này thường đem lại hiệu quả không cao, chủ yếu KTV vẫn phải đi sâu vào các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản mục.
3.1.2.3 Đánh giá mức trọng yếu
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320- Tính trọng yếu trong kiểm toán, KTV cần xem xét tình trọng yếu trên phương diện mức độ sai sót tổng thể cả BCTC trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, các giao dịch và các thông tin trình bày trên BCTC Theo đó, KTV cần phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục dựa trên đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và kinh nghiệm kiểm toán của KTV với khoản mục đó.
Hiện nay, Deloitte Việt Nam mới chỉ xác định mức trọng yếu (M, PM) chung duy nhất cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC dựa trên phần trăm của doanh thu, lợi nhuận hoặc tổng nguồn vốn… (tùy theo từng trường hợp cụ thể của khách hàng) Mức sai sót có thể chấp nhận được (Clearly trivial misstatements) thường bằng 10% của mức trọng yếu (M) và áp dụng chung cho tất cả các tài khoản trên BCTC Việc không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có thể dẫn đến xác định số lượng bằng chứng cần thu thập với các khoản mục không chính xác, gây tốn kém thời gian và chi phí kiểm toán không cần thiết
3.1.2.4 Sử dụng ý kiến chuyên gia
TSCĐ thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ có ảnh hưởng trong một năm kiểm toán mà còn trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Do đó, kiểm toán khoản mục TSCĐ rất phức tạp đòi hỏiKTV phải có kiến thức chuyên môn nhất định và hiểu biết sâu sắc về bản chất các TSCĐ tại đơn vị để kiểm tra
Hiện nay khoa học công nghệ không ngừng phát triển, để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất TSCĐ tại các đơn vị vì thế mà thường xuyên biến động, đặc biệt với các máy móc thiết bị hiện đại rất khó xác định được giá trị chính xác của nó Hơn nữa, tại các đơn vị khác nhau, lĩnh vực SXKD khác nhau cũng có những đặc thù riêng về các loại TSCĐ Ngoài ra, TSCĐ của doanh nghiệp thường có nguồn gốc xuất xứ ở nhiều nơi khác nhau (mua sắm trong nước, nhập khẩu, đầu tư xây dựng…) và bản thân các doanh nghiệp thường đánh giá tăng giá trị TSCĐ cho các mục đích của mình như thực hiện góp vốn liên doanh liên kết… nên khi thực hiện quan sát kiểm kê và đánh giá giá trị tài sản, KTV không thể đánh giá được chính xác giá trị tài sản bởi nhiều khi máy móc hình thức mới nhưng công nghệ lại lạc hậu hay KTV cũng không có điều kiện xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ… Trên thực tế, các KTV chỉ có thể nắm chắc được các kiến thức về nghiệp vụ còn đối với các TSCĐ không thuộc về chuyên môn thì việc sử dụng ý kiến chuyên gia như là một bằng chứng kiểm toán đặc biệt giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác hơn về khoản mục TSCĐ tại đơn vị được kiểm toán.
Tại Deloitte Việt Nam, kiểm toán khoản mục TSCĐ mới chỉ sử dụng ý kiến chuyên gia trong các trường hợp cần định giá lại TSCĐ còn các trường hợp khác khi thực hiện kiểm toán BCTC chưa có kế hoạch sử dụng chuyên gia bên ngoài trợ giúp trong việc kiểm toán khoản mục TSCĐ.