Doanh nghiệp sử dụng cá tính và phong cách sống như thế nào trongviệc đưa ra chiến lược Marketing tác động đến khách hàng mục tiêu?...1CHƯƠNG 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùn
CÁ TÍNH VÀ PHONG CÁCH SỐNG
Phân biệt sự khác nhau giữa cá tính và phong cách sống
Bảng 1-1 Bảng so sánh các yếu tố khác nhau giữa Cá tính và Phong cách sống
Các yếu tố Cá tính Phong cách sống
Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử cho tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh.
Phong cách sống phản ánh cá tính riêng của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động, sở thích và quan điểm mà họ lựa chọn Đây là cách thức mà mỗi người thể hiện bản thân mình với thế giới.
Nguồn gốc Bẩm sinh Từ môi trường sống
Bản chất Ổn định, khó thay đổi Dễ bị thay đổi do sự tác động của các yếu tố bên ngoài
Biểu hiện Điểm khác biệt trong cách ứng xử của cá nhân
Có sự tương quan giữa các cá nhân thông qua quan điểm sống, phong cách sống Đặc trưng Mang tính nhất quán Không nhất quán
Doanh nghiệp sử dụng cá tính và phong cách sống như thế nào trong việc đưa ra chiến lược Marketing tác động đến khách hàng mục tiêu?
- Doanh nghiệp sử dụng cá tính và phong cách sống vào trong việc đưa ra chiến lược Marketing tác động đến khách hàng mục tiêu để đưa ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp Tiêu biểu phải nhắc đến thương hiệu nổi nổi tiếng là Sữa Milo.
- Milo đã dựa trên cá tính của một bộ phận giới trẻ là người thích phiêu lưu,thích thử nghiệm Các video quảng cáo của họ luôn có những hình ảnh các bạn trẻ chơi thể thao mạnh mẽ Đồng thời Milo còn tài trợ những sân bóng rổ cho các trường học ở Việt Nam để giúp trẻ em rèn luyện thể thao Ngoài ra Milo còn là nhà tài trợ lớn cho nhiều giải thể thao lớn ở Việt Nam: Như các giải thể thao thuộc khuôn khổ chương trình “Năng động Việt Nam" - Giải Bóng đá Hội khỏe Phù Đổng, Giải Bóng rổ học sinh TP Hồ Chí Minh, Giải Vovinam, Giải Bơi lội học sinh Toàn thành, Giải Aerobic Toàn thành, Ngày hội đi bộ,
Hjnh 1.1 Poster Chương trjnh “Năng động Việt Nam” của Milo
- Còn về Phong cách sống, Milo đã tiếp cận đến những bạn trẻ có phong cách sống năng động, yêu thể thao Họ không chỉ làm những video quảng cáo về hình ảnh các bạn trẻ năng động chơi thể thao mà còn trực tiếp thể hiện thông qua bao bì của hộp sữa Milo luôn in hình những bạn trẻ khỏe khoắn đang chơi thể thao để biểu thị cho khách hàng có phong cách sống phù hợp.
Hjnh 1.2 Một số bao bj sản phẩm của Milo
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người Việt
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người Việt
-Trong thời gian dài xảy ra dịch Covid, việc mua hàng trực tiếp dường như rất khó khăn Người tiêu dùng dần thích nghi với việc mua sắm online Và thói quen này vẫn được phần lớn người tiêu dùng sử dụng sau khi dịch xảy ra Tuy nhiên việc mua sắm online làm cho người tiêu dùng không có nhiều trải nghiệm, phân vân về chất lượng món hàng Điều này, kéo theo sự ra đời ngày càng nhiều bộ phận trong
“Nhóm tham khảo” như Reviewer, KOCs, KOLs,
Sau đại dịch, "Nhóm tham khảo" gồm những người nổi tiếng đang trở thành yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng, vượt trội hơn cả ưu đãi miễn phí vận chuyển, giá cả hợp lý hay lời khuyên từ gia đình, bạn bè.
Hjnh 2.3 Những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
-Kết quả nghiên cứu thị trường sau dịch của GroupM cho thấy, 56% nam giới tuổi từ 15 - 29 suy nghĩ tích cực về một thương hiệu sản phẩm thể thao nếu thương hiệu đó xuất hiện cùng một vận động viên thể thao mà họ yêu thích Một số doanh nghiệp cũng đồng ý rằng, đa số các sản phẩm của họ bán chạy là nhờ có “sao” quảng cáo.
-Ngày nay, đặc biệt là khoảng thời gian sau khi dịch xảy ra có đến 99% người tiêu dùng sẽ đọc review trước khi mua sắm online, trong đó có 61% luôn luôn đọc review, và hơn 1/3 đọc review thường xuyên.
Hjnh 2.4 Tỷ lệ người tiêu dùng tham khảo các đánh giá khi mua sắm trực tuyến
-Hơn một nửa người tham gia (57%) trả lời rằng họ cũng đọc các review trước khi ra quyết định mua tại cửa hàng, 86% người quyết định ngưng/trì hoãn việc mua hàng khi không đọc được review Và 51% in-store shopper sẽ không mua hàng khi không tìm được đánh giá để đọc.
Hjnh 2.5 Phần trăm người mua sắm sẽ không mua sản phẩm mà không đọc các bài đánh giá trước
-Trong đó, các thế hệ trẻ như Gen Z có xu hướng chỉ bỏ vào giỏ hàng khi không tìm được review về sản phẩm mà họ đang cân nhắc Và theo thống kê, có đến 80% consumer cho biết sản phẩm càng đắt tiền, thì họ đọc càng nhiều review. Người có thu nhập càng cao thì đọc càng nhiều review khi mua sản phẩm đắt tiền.
Hjnh 2.6 Các đánh giá quan trọng đối với các sản phẩm đắt tiền: phân tích theo mức thu nhập Tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng đọc càng nhiều đánh giá, thj sản phẩm càng đắt tiền
-Văn hóa là một hệ thống bao gồm những giá trị về niềm tin, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được hình thành, thừa kế và phát triển qua nhiều thế hệ Văn hóa được hấp thụ ngay trong gia đình, trường lớp, môi trường làm việc, bạn bè và trong xã hội… Văn hóa là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng Cách ăn, mặc, giao tiếp, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, thể hiện bản thân qua tiêu dùng… đều bị chi phối bởi văn hóa.
Dù đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, nhưng đáng ngạc nhiên là yếu tố văn hóa lại không bị tác động quá nhiều Dịch bệnh có thể gây ra những thay đổi nhất thời về hành vi tiêu dùng và lối sống, nhưng những giá trị văn hóa cốt lõi, niềm tin và quan niệm về thế giới của con người vẫn được giữ vững và có khả năng phục hồi mạnh mẽ.
Do yếu tố văn hoá đã được hình thành từ rất lâu, một biến động kinh tế trong khoảng 2-3 năm như vậy hầu như không tác động nhiều Mà chỉ thay đổi một số đặc trưng cơ bản trong văn hoá mua hàng của người tiêu dùng Ví dụ như văn hoá mua hàng trực tuyến, một số người tiêu dùng đã ít trực tiếp đi chợ, đến các cửa hàng mà thay vào đó họ mua sắm trực tuyến trên mạng hoặc qua điện thoại, nhưng số lượng người tiêu dùng ấy vẫn không nhiều.
-Tuy như vậy nhưng yếu tố văn hóa vẫn bị ảnh hưởng một số tác nhân như là thất nghiệp, suy thoái kinh tế Người tiêu dùng đã dẫn thay đổi cách mua sắm của bản thân Họ đã luôn phải tính toán mọi chi tiêu trước khi đưa ra quyết định mua hàng bất kể sản phẩm nào từ thực phẩm, thời trang đến giải trí, giáo dục.
-Dấu hiệu rõ ràng cho thấy đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự thay đổi kênh ưu tiên từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử/trực tuyến, trong ba danh mục sản phẩm cụ thể: đi lại, quần áo & giày dép, và Internet Về phương diện đi lại, sự thay đổi này có thể là kết quả của các biện pháp giãn cách cách xã hội, khuyến khích người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ của họ đối với các dịch vụ giao đồ ăn, giao bưu kiện và các dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu phụ trợ khác Do nhu cầu di chuyển đã giảm vào thời điểm này, nên có thể sự gia tăng này không đáng kể do nhu cầu đi xe hoặc các dịch vụ di chuyển khác tăng lên Ngược lại, nhu cầu đối với các kênh thương mại truyền thống trong loại hình này, chủ yếu là taxi truyền thống, đã giảm xuống.
-Tương tự, khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn ở nhà, nhu cầu kết nối của họ đã tăng lên cùng với thói quen tiêu dùng làm việc từ xa và giải trí trực tuyến mới Các giao dịch mua này hiện nay chủ yếu được thực hiện trực tuyến, thay vì thông qua các kênh thương mại truyền thống mà người tiêu dùng thường sử dụng để mua thẻ nạp cho các dịch vụ di động của họ.
-Những sản phẩm này chủ yếu bao gồm các sản phẩm trong danh mục sản phẩm tiêu dùng giải trí và sản phẩm định hình phong cách sống, chẳng hạn như đồ uống (có cồn), thuốc lá, quần áo & giày dép và sản phẩm vệ sinh gia dụng.
Hjnh 2.7 Những thay đổi ưu tiên kênh do ảnh hưởng Covid-19
(Nguồn: Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte-2020)
-Người tiêu dùng Việt Nam đã nhanh chóng đón nhận việc sử dụng các kênh thương mại điện tử/trực tuyến, với một số đối thủ nặng ký, bao gồm không chỉ Lazada, Sendo, Shopee và Tiki, hiện đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường Trong số những người tham gia khảo sát của DELOITTE VIETNAM, gần 60% trong số họ đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong 12 tháng qua Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ khoảng 7% có thể được coi là những người mua sắm thường xuyên hoặc mua sắm trực tuyến ít nhất một lần một tuần.
Hjnh 2.8 Tần suất sử dụng tổng thể cho các kênh thương mại điện tử/trực tuyến
(Nguồn: Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte-2020)
Chiến lược Marketing cho ChocoPie vào giai đoạn sau đại dịch Covid 19
Tổng quan thị trường bánh kẹo tại Việt Nam
3.1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, với sự tăng trưởng rõ rệt trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và du lịch Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt mức tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021, là một chỉ báo đáng mừng cho sự phục hồi toàn diện của nền kinh tế.
Hjnh 3.13 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiện (%) và Chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp 4 tháng so với cùng kỳ năm 2020
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
-Sở dĩ chúng ta có được thành tựu kinh tế như hôm nay, do phản ứng kịp thời của Chính phủ với những gói hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì và phát triển sản xuất; biện pháp kiềm chế lạm phát có hiệu quả với những thay đổi khó lường của FED.
-Tỉ lệ lạm phát giữ ở con số thấp, chi phí đầu vào- đầu ra giữ ở mức độ tăng nhẹ Các công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, cải thiện tình hình xuất khẩu.
-Sản xuất Việt Nam vẫn được coi là thuận lợi, trong bối cảnh nhu cầu thế giới giảm Tăng trưởng ngoại thương ổn định của Việt Nam, xuất siêu đạt 6,52 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam có 32 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD, có 6 mặt hàng doanh thu vượt mốc 10 tỉ USD.
3.1.2 Phân tích chung của ngành bánh kẹo Việt Nam sau đại dịch Covid 19
-Trong những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn định với mức tăng trưởng bình quân 8-10/năm Tổng sản lượng bánh kẹo của Việt Nam trong năm 2020 dự kiến đạt hơn 200.000 tấn và Doanh thu ước đạt hơn 40.000 tỷ đồng
Doanh thu và sản lượng ngành bánh kẹo Việt Nam có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng dịch Covid-19, với tốc độ tăng trưởng chỉ còn khoảng 8-10% trong hai năm trở lại đây so với 15-20% giai đoạn 2010-2015 Mặc dù vậy, thị trường bánh kẹo Việt Nam vẫn được đánh giá là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (1,5%) và Đông Nam Á (3%).
Tổng quan doanh nghiệp
3.2.1 Tổng quan về thương hiệu
-Tập đoàn Orion mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997, tại Hà Nội vào năm 2002 và bắt đầu quảng cáo vào năm 1997 Năm
2005, chính thức thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina với trụ sở tại TP
Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2006, Orion khánh thành nhà máy đầu tiên tại KCN
Năm 1995, Orion thành lập nhà máy đầu tiên tại Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương Sau đó 3 năm, nhà máy thứ 2 được xây dựng tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Orion đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam qua câu slogan "Orion là ChocoPie, ChocoPie là Orion" Trong suốt hơn 20 năm, Orion không ngừng bản địa hoá sản phẩm, gắn liền với bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Sứ mệnh: Orion luôn đặc biệt ghi nhớ rằng ngành công nghiệp thực phẩm là ngành công nghiệp lương tâm Bởi bánh kẹo là thứ đi vào trong cơ thể con người và khi phát triển bất kỳ sản phẩm nào, Orion luôn nhắc nhớ rằng đó là những thứ mà chính con em chúng ta sẽ ăn Sứ mệnh của Orion là sản xuất những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.
- Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất bánh kẹo số 1 Việt Nam Orion đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất bánh kẹo Số 1 Việt Nam Hơn nữa, công ty đang cố gắng chuyển mình theo hướng doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc minh bạch trong sản xuất và báo cáo kinh doanh, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách giảm màu in trên bao bì, hạn chế chi phí quảng cáo và thay vào đó, ra sức nghiên cứu cải tiến sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội.
- Đạo đức kinh doanh: Orion Việt Nam cam kết không thỏa hiệp về chất lượng để đạt được lợi nhuận cao Triết lý kinh doanh “Only Orion” thể hiện tinh thần đề cao “sự khác biệt" trong kinh doanh, bởi khác biệt chính là năng lực cạnh tranh chính của Orion.
- Ý nghĩa Slogan: Ý tưởng nhân văn Điều đầu tiên khiến Orion thành công đó là đã xác định được rõ đối tượng chính của Chocopie, từ đó đưa ra những thông điê ›p quảng cáo phù hợp nhất Như ông Lee Kyung Jae – Tổng giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Orion Việt Nam cho biết: “Chúng tôi xác định đối tượng của12
Orion hướng đến đối tượng trẻ em trong quảng cáo Chocopie, không chỉ dừng lại ở mục đích thương mại mà còn mang ý nghĩa giáo dục đạo đức Quảng cáo của Orion truyền tải thông điệp về sự nhường nhịn, giúp đỡ nhau thông qua hình ảnh hai anh em chia nhau chiếc bánh Điều này không chỉ gây xúc động đối với người lớn mà còn tác động tích cực đến trẻ em, hình thành tính cách biết chia sẻ, nhường nhịn ngay từ nhỏ.
3.2.2 Tổng quan thị trường ChocoPie sau Dịch Covid-19
Orion gây tiếng vang tại Việt Nam với bánh ChocoPie, trở thành một trong bốn thị trường lớn nhất của tập đoàn này toàn cầu Tại riêng thị trường bánh ChocoPie, Orion Vina chiếm tới 67% thị phần, vượt trội hơn hẳn các đối thủ như Bibica và Kinh Đô.
-Tính tới năm 2018, doanh thu của dòng sản phẩm bánh Chocopie đã đạt 92 tỷ won (tương đương 80,9 triệu USD) với khoảng 600 triệu chiếc bánh ChocoPie đã được bán tại Việt Nam, trở thành quốc gia thứ hai (sau Trung Quốc) có doanh số cao nhất, hơn cả Hàn Quốc, quê hương của bánh ChocoPie.
-Bất chấp đại dịch, ChocoPie càn quét tại thị trường Việt Nam, doanh số tại Việt Nam tăng gần 12% với doanh thu hơn 130 triệu đô la chỉ trong năm
2021 Kết quả kinh doanh tốt này đã đưa ChocoPie của Orion xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng 100 loại bánh kẹo hàng đầu thế giới được công bố trên Tạp chí Candy Industry năm ngoái.
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố, lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ các quyết định Marketing của doanh nghiệp
-Dân số Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 98,51 triệu.Dân số Việt Nam đứng thứ 15 thế giới, đứng thứ 8 Châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam có 54 dân tộc: 53 dân tộc thiểu số Mật độ dân số đạt 314 người/km 2 Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho doanh nghiệp.
-Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi rất lớn từ năm 1950 đến 2050 (Biểu đồ dưới) Năm 1950, “tháp dân số” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người cao tuổi rất thấp và số người trẻ tuổi, kể cả niên thiếu, rất cao Đến năm 2010, tháp dân số vẫn có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số trong độ tuổi 15-24 chiếm đa số so với các độ tuổi khác Tháp dân số năm 2020 cũng không khác mấy so với năm 2010, nhưng số người trong độ tuổi 20-34 bắt đầu gia tăng đáng kể Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn “biến dạng” so với năm 1950, với số người trên
50 tuổi bắt đầu chiếm đa số.
Hjnh 3.15 Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020 và 2050 Trong mỗi biểu đồ, các thanh phía bên trái thể hiện phần trăm nữ, và bên phải thể hiện phần trăm nam, tính trên toàn dân số
(Nguồn: Báo sức khoẻ và Đời sống)
Hệ quả của sự biến động trong cơ cấu dân số là sự lão hóa của dân cư, được đặc trưng bởi sự gia tăng tuổi trung bình và tuổi thọ Sự thay đổi về cơ cấu này trực tiếp làm thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp theo độ tuổi.
Hjnh 3.16 Tuổi thọ trung bjnh 1960 – 2050
(Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống)
-Trong xu thế toàn cầu, các sản phẩm của Việt Nam đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Thế Giới, trong đó có thực phẩm và bánh kẹo Thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên Thế Giới.
Những cơ hội và thách thức cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nguyên liệu chế biến sản phẩm chất lượng cao, được nhập khẩu trực tiếp từ những đơn vị uy tín như nhà sản xuất sữa Murray Goulburn (Úc), Công ty KerryBio – Science B.V (Hà Lan), công ty NutriBio (Pháp) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-Một trong những doanh nghiệp có nhà máy sản xuất bánh đầu tiên ở Việt Nam, chiếm thị phần lớn và có tốc độ phát triển ổn định qua từng năm.
-Sở hữu nguồn vốn đầu tư lớn, hệ thống quy trình sản xuất luôn được cải tiến đồng thời hãng cũng chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng.
-Có nhiều chiến lược truyền thông hiệu quả khi tham gia tài trợ cho các show truyền hình và một số chương trình thực tế, đặc biệt thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ vào quảng cáo.
-Tại Việt Nam, Orion chỉ có hai nhà máy sản xuất tại Bình Dương và Bắc Ninh chưa đáp ứng được lượng hàng hóa được sản xuất hàng loạt để phân phối trên nhiều tỉnh thành.
-Cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống kênh phân phối còn nhiều hạn chế Trong đó, hãng ít chú trọng đến thị trường các tỉnh vùng sâu, vùng xa cùng với số lượng đại lý phân phối tương đối ít so với đối thủ cạnh tranh, …
Orion sở hữu lợi thế vượt trội so với các đối thủ nội địa nhỏ lẻ, thiếu chiến lược quảng bá hiệu quả Tận dụng nguồn lực sẵn có, Orion thực hiện chiến dịch quảng bá, xây dựng hình ảnh sản phẩm và thương hiệu trên đa dạng nền tảng truyền thông, từ mạng xã hội đến truyền hình, báo chí Nhờ vậy, Orion đã thu hút được sự tin tưởng và ủng hộ đáng kể từ đông đảo người tiêu dùng.
-Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho việc áp dụng và nâng cao khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
-Tại thị trường nông thôn, việc tiêu thụ bánh kẹo vẫn còn rất hạn chế hứa hẹn sẽ còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
-Thị trường bánh kẹo có nhiều biến đổi bất thường Nhiều công ty bánh kẹo nhỏ lẻ bị phá sản do dịch Covid-19.
-Sự cạnh tranh về giá, khủng hoảng về lạm phát trên thị trường ngày càng gia tăng.
-Orion chịu sự cạnh tranh gián tiếp từ các đối thủ sản xuất bánh kẹo nổi tiếng trên thị trường, bao gồm: tập đoàn Kinh Đô, công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, công ty cổ phần bánh kẹo Vinabico, công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tràng An, công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội…
-Sau đại dịch Covid-19 đã gây khủng hoảng sức khỏe và ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu và thói quen mua sắm của mọi người.
-Thu nhập người tiêu dùng giảm kéo theo nhu cầu thị trường giảm tạo thách thức để Orion giữ vững doanh số như trước dịch Covid-19.
Những chiến lược cho sản phẩm ChocoPie vào giai đoạn sau đại dịch Covid-19
3.4.1 Chiến lược 1: Ra mắt sản phẩm “ChocoPie Sugar Free"
Sau tình hình dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn Vì vậy khi mua hàng họ sẽ chú ý về các thành phần dinh dưỡng, cũng như các thông số dinh dưỡng có trong từng sản phẩm Đặc biệt là giới trẻ hầu hết có phong cách sống lành mạnh, họ lựa chọn các sản phẩm ít đường, ít chất béo Để đáp ứng nhu cầu đó, Orion sẽ cho ra mắt sản phẩm
“ChocoPie Sugar Free" với lượng đường là 0g trong mỗi chiếc bánh
Hướng đến những khách hàng yêu thích hương vị quen thuộc của chiếc bánh ChocoPie truyền thống nhưng muốn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Choco-Pie là mặt hàng thực phẩm bổ sung cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và là mặt hàng không thể thiếu trong dịp lễ, tết.
- Mẫu mã: ChocoPie Sugar Free có mẫu mã đơn giản, tinh tế.
Bao bìa là sự kết hợp giữa font chữ đặc trưng màu đỏ, hình ảnh quen thuộc nhưng24 trên nền trắng pha nâu nhạt nằm tôn lên vẻ thanh tao, nhẹ nhàng Điều này thể hiện công thức không đường của sản phẩm.
- Chất lượng: Bánh ChocoPie Sugar Free giữ lại được sự mềm mại, thơm ngon với vị socola hòa quyện với hương kem vani nhưng không béo. Đồng thời các sản phẩm bánh ChocoPie nói riêng và tất cả những sản phẩm nói chung do Công ty TNHH Orion Vina sản xuất và phân phối trên thị trường Việt Nam đều không nhiễm độc tố melamine, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng Ngoài ra thì ChocoPie Sugar Free còn là sản phẩm không đường, phù hợp với những người có chế độ ăn hạn chế đường.
- Kỹ thuật: Nhằm tạo ra tâm lý an toàn cho người sử dụng nên các sản phẩm phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn đặc trưng đã được quốc tế hóa Tất cả những nhà máy của Orion Vina đều được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của AIB
- American Institute of Baking - đây là tiêu chuẩn nghiêm ngặt Chất lượng sản phẩm luôn là niềm tự hào của Orion Vina.
- Nghiệp vụ: sản phẩm do chính công ty sản xuất ra được bảo quản trực tiếp tại kho và có những chế độ bảo quản phù hợp Bánh được đóng trong gói có chứa khí nitơ để bảo quản và duy trì chất lượng sản phẩm được kiểm duyệt kỹ lưỡng.
=> Với một sản phẩm mới ra mắt trên thị trường như vậy sẽ đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt Cho nên sẽ cho ra nhiều kích cỡ hộp bánh khác nhau như 2 bánh, 6 bánh, 12 bánh để người dung có thể mua sản phẩm dùng thử, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lựa chọn.
Hjnh 3.19 Mẫu 3 loại hộp bánh mới do nhóm thiết kế
-Giá cả là một yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing- mix, đặc biệt là với quốc gia phát triển như Việt Nam, người dân vẫn còn nhạy cảm về giá cả Nhận thức được điều đó, Orion luôn chú trọng giữ mức giá trung bình để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của thương hiệu và thị phần của sản phẩm do đó ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của công ty, Orion đi theo chiến lược dẫn đầu về chất lượng đối với khách hàng có thu nhập từ trung bình đến cao Giá các sản phẩm của Orion cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào loại sản phẩm.
- Đây là một sản phẩm mới và được đóng gói theo từng số lượng bánh khác nhau nên sẽ có 3 mức giá dành cho 3 cỡ khác nhau:
Bảng 3-2 Đơn giá theo từng kích cỡ hộp bánh
Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng đóng hộp, thị trường, nhu cầu, tâm lý khách hàng, sản phẩm và giá cả của đối thủ, chu kỳ sống sản phẩm Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như luật pháp, điều kiện kinh tế và xã hội cũng ảnh hưởng đến giá cả.
- Mục đích tổ chức kênh: Giới thiệu sản phẩm của mình rộng rãi tới khách hàng trẻ, kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm ChocoPie Các kênh phân phối đáp ứng nhiều mục đích khác nhau như: Người tiêu dùng cuối cùng có thể mua hàng dễ dàng, cung cấp nhiều kích cỡ sản phẩm trong cùng một dòng sản phẩm, cho phép lựa chọn sản phẩm tại điểm bán hàng, tăng quy mô bán hàng
- Cấu trúc kênh phân phối bánh ChocoPie:
Hjnh 3.20 Mô hjnh phân phối của ChocoPie
=> Với mạng lưới phân phối rộng khắp như vậy, sản phẩm bánh ChocoPie sẽ được bán rộng rãi hầu như ở mọi khu vực từ thành phố đến nông thôn, phục vụ được nhu cầu của mọi khách hàng.
+ Sử dụng các TVC năng động, vui vẻ với sự tham gia của các diễn viên quảng cáo trẻ trung để phù hợp với những khách hàng trẻ tuổi.
+ Nội dung nhấn mạnh vào công thức mới là “KHÔNG ĐƯỜNG" của sản phẩm.
+ Thời lượng kéo dài từ 30 giây đến 45 giây, phát sóng vào giữa các bộ phim trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 22 giờ tối.
+ Phát sóng trên các kênh truyền hình như VTV, HTV, SCTV, + Chi phí: Từ 500 đến 900 triệu đồng
+ Thành lập các kênh truyền thông trên nền tảng mạng xã hội khác nhau từ Facebook, Instagram, TikTok,
+ Thành lập các đội ngũ phát triển riêng cho từng kênh nhằm đảo bảo nội dung sáng tạo, năng động phù hợp với giới trẻ.
+ Đẩy mạnh chi phí để các bài truyền thông được tiếp cận với nhiều người dùng trên mạng xã hội hơn.
+Chi phí: Từ 100 đến 300 triệu đồng.
+ Hợp tác với các KOL, KOC về lĩnh vực đời sống, ẩm thực, thể thao Nhằm tạo ra các nội dung mới bằng Video ngắn trên TikTok hoặc các Video dài trên Youtube về các công thức nấu ăn độc đáo, đánh giá, cảm nhận,
+ Tặng họ những sản phẩm dùng thử nhằm tạo được thiện cảm cho KOL, KOC,
+ Chi phí: 200 triệu đến 500 triệu.
3.4.1.5 Thời gian thực hiện chiến lược
-Để có thể hoàn thành công thức độc quyền của sản phẩm mới và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì thời điểm ra mắt hợp lý nhất cho sản phẩm mới là vào khoảng thời gian sau dịp Tết Nguyên Đán (Khoảng tháng 2 năm 2023).
3.4.2 Chiến lược 2: Ủng hộ Quỹ Vắc-xin Covid-19 của Nhà nước và gây quỹ hỗ trợ học phí cho các học sinh có cha mẹ mất vj dịch Covid- 19
Giai đoạn này nước ta đã bước vào giai đoạn phục hồi dần nền kinh tế nhưng những nỗi đau và sự mất mát do dịch Covid-19 gây ra vẫn còn đó. Ngoài ra tình hình dịch bệnh nước ta vẫn còn luôn phát tán âm thành trong mọi khu vực vì tỷ lệ tiêm Vắc-xin vẫn chưa đạt 100% ở các tỉnh có hoàn cảnh khó khăn Quỹ vắc xin cũng còn tương đối hạn chế.
Bán các sản phẩm ChocoPie trên thị trường rồi trích lợi nhuận để ủng hộ vào quỹ Vắc-xin Covid-19 của Chính phủ và một phần để trích vào quỹ mới