1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

129 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨPHẠM THỊ NGỌC CẨM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH

SKC008647

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM THỊ NGỌC CẨM

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ QUANG THÔNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Quang Thông Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận văn

Phạm Thị Ngọc Cẩm

Trang 4

CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới: TS Lê Quang Thông- giảng viên hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ

Các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ những kiến thức nền tảng trước khi bắt tay vào làm luận văn

Xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức, nhân viên các sở ban ngành hữu quan, đặc biệt là phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bến Cầu; UBND huyện Bến Cầu,…đã tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến Đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT

Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi mang tính tất yếu ở quy mô quốc gia và các tỉnh thành, là phương thức sản xuất hiện đại, dần tiến đến thay thế cách thức sản xuất truyền thống Bến Cầu là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Tây Ninh, mặc dù mức độ phát triển kinh tế không cao so với các huyện, thị xã khác nhưng lợi thế về đất đai quy mô lớn là điều kiện cần để hướng đến các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao Nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp chủ đạo: phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp thống kê mô tả nhằm hướng đến (i) hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; (ii) phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2022; (iii) đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Bến Cầu thời gian tới

Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc đa dạng hóa các loại hình chăn nuôi và trồng trọt với các công nghệ hiện đại đã giúp ngành nông nghiệp huyện Bến Cầu giai đoạn 2017-2022 đạt nhiều kết quả cao Đồng thời các chính sách hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở Bến Cầu có nhiều thay đổi theo hướng tích cực góp phần làm cho người nông dân có sự yên tâm nhất định trong việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại Nghiên cứu cũng đưa ra một số hạn chế trong quá trình phát triển như: Lợi ích nông dân thụ hưởng vẫn chưa cao so với sản xuất truyền thống; chính sách đất nông nghiệp chưa thực sự khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất; chưa tạo điều kiện khuyến khích nông dân thực hành nông nghiệp hiện đại; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn mờ nhạt; chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ đối với nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều khó khăn; chính sách tổ chức sản xuất và thị trường vẫn còn nhiều bất cập Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu phát triển bền vững hơn trong tương lai: (1) giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; (2) giải pháp về chính sách tổ chức sản xuất và thị trường; (3) giải pháp về thu hút đầu tư, hỗ trợ vay vốn, tín dụng; (4) đẩy mạnh hợp tác,

Trang 6

chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; (5) giải pháp về chính sách đất đai và quy hoạch vùng sản xuất; (6) giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao

Trang 7

ABSTRACT

High-tech agriculture is an inevitable direction on a national and provincial scale, a modern production method, gradually replacing traditional production methods Ben Cau is an agricultural district in Tay Ninh province Although the level of economic development is not high compared to other districts and towns, the advantage of large-scale land is a necessary condition to move towards production models agricultural production towards high technology The research uses three main methods: methods of collecting information, data, and documents; professional solution; Descriptive statistical methods aim to (i) systematize basic theories on high-tech agricultural development; (ii) analyze and evaluate the current status of high-tech agricultural development in Ben Cau district, Tay Ninh province in the period of 2017-2022; (iii) provide orientation and propose main solutions to develop high-tech agriculture in Ben Cau district in the coming time

Research results show that diversifying types of livestock and farming with modern technologies has helped the agricultural sector of Ben Cau district in the period 2017-2022 achieve many high results At the same time, policies to support the high-tech agricultural sector in Ben Cau have had many positive changes, contributing to giving farmers a certain peace of mind in transforming agricultural production towards modernity The study also points out some limitations in the development process such as: Benefits enjoyed by farmers are still not high compared to traditional production; Agricultural land policy does not really encourage farmers to protect land and make long-term investments in land; have not created conditions to encourage farmers to practice modern agriculture; Policies to support the development of high-tech agricultural production are still weak; Policies to support the development of science and technology for high-tech agriculture still have many difficulties; Production and market organization policies still have many shortcomings The study also proposes a number of solutions to develop high-tech agriculture in Ben Cau district for more sustainable development in the future: (1) policy solutions to support the development of agricultural production; (2) solutions on production and market

Trang 8

organization policies; (3) solutions for attracting investment, supporting loans and credit; (4) promote cooperation and technology transfer in the agricultural sector; (5) solutions on land policy and production area planning; (6) solutions for human resource development for high-tech agriculture

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tổng quan kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 9

3.1 Mục tiêu chung 9

3.2 Mục tiêu cụ thể 9

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu 10

6.2 Phương pháp chuyên gia 10

6.3.Phương pháp thống kê mô tả 11

6.4.Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin 11

7 Đóng góp của luận văn 11

8 Kết cấu của luận văn 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 13

1.1 Cơ sở lý luận về nông nghiệp công nghệ cao 13

1.1.1 Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao 13

1.1.2 Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với phát triển kinh tế - xã hội 17

1.2 Các tiêu chí đánh giá 19

1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá về kết quả phát triển nông nghiệp CNC qua các thời k 19 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC 19

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng 20

Trang 10

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 20 1.3.2 Hội nhập quốc tế 21 1.3.3 Thể chế, chính sách 22 1.3.4 Sự phối hợp của các Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và nhà khoa học24 1.3.5 Các yếu tố đầu vào trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 25 1.4 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 29 1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 29 1.4.2 Kinh nghiệm từ các địa phương trong nước 32 1.4.3 Bài học rút ra cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 38 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 38 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38 2.1.2 Điều kiện kinh tế 41 2.2 Thực trạng và chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 44 2.2.1 Thực trạng 44 2.2.2 Những chính sách phát triển 49 2.3 Thành công và hạn chế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 54 2.3.1 Thành công 54 2.3.2 Những hạn chế 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2023 – 2030 69 3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 69 3.2 Các giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 73 3.2.1 Giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp 73

Trang 11

3.2.2 Đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp 76

3.2.3 Giải pháp về thu hút đầu tư, hỗ trợ vay vốn, tín dụng 78

3.2.4 Giải pháp về chính sách tổ chức sản xuất và thị trường 81

3.2.5 Giải pháp về chính sách đất đai và quy hoạch vùng sản xuất 83

3.2.6 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện Bến Cầu 40 Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế huyện Bến Cầu năm 2022 42 Hình 2.3 Mức phân bổ dân cƣ trên địa bàn huyện Bến Cầu năm 2022 43

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 20 Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của huyện Bến Cầu 38 Bảng 2.2 Tình hình thuê đất của hộ và gia trại 52

Trang 15

MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài

Những thành tựu của khoa học - công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng Về khoa học, đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp s góp phần phát triển nông nghiệp hàng hóa, giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng, cải thiện thu nhập cho các nông hộ; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường

Về thực tiễn, trên thế giới, từ nhiều thập kỷ trước các quốc gia đã tăng cường thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp, cụ thể là các khu nông nghiệp CNC ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Israel, Trung Quốc đã được hình thành và tạo sự bứt phá kỷ lục về năng suất, chất lượng của nông sản: Ở Israel năng suất cà chua đạt 300 tấn/ha, so với mức trung bình 50 tấn/ha trên toàn thếgiới; năng suất sữa bò cao nhất trên thế giới với 13.000 lít/con so với 10.000 lít ở Bắc Mỹ và 6.000 lít ở châu Âu; hay ở Trung Quốc, sản xuất nông sản khi áp dụng CNC đạt giá trị sản lượng gấp 40- 50 lần so với các mô hình sản xuất trước đó Việc ứng dụng những công nghệ mới, CNC đã và đang đem lại những lợi ích to lớn trong hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp như giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng, bảo vệ môi trường và hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC đã và đang trở thành hình mẫu cho nền nông nghiệp tri thức của thế kỷ XXI Đây được xem là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển và cũng là xu hướng tất yếu cho nông nghiệp Việt Nam trong thời k hội nhập

Ở Việt Nam, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp trên phạm vi cả nước thông qua hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội Đánh dấu rõ nhất sự quyết tâm, quan tâm đến nội dung này là quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/01/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC

Trang 16

đến năm 2030 với mục tiêu: “Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp; các tổ chức khoa

học công nghệ triển khai các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp” Tuy nhiên, cho đến nay ứng dụng CNC trong nông nghiệp của cả nước nói

chung và từng địa phương nói riêng vẫn chưa như k vọng, đặc biệt là những sản phẩm nông sản chủ lực của nhiều địa phương, việc khuyến khích nông hộ ứng dụng CNC vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Năm 2022, tỉnh Tây Ninh phấn đấu xây dựng 26 mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa với diện tích 1.300ha, tiếp tục duy trì mô hình đã triển khai, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 với 115 mô hình; xây dựng 2 mô hình điểm về rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2ha, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích 1.772ha; xây dựng 12 mô hình điểm về thanh long ứng dụng công nghệ cao với diện tích 120ha, tiếp tục nhân rộng 665ha thanh long ứng dụng công nghệ cao và duy trì 7 mô hình với diện tích 140ha; xây dựng 15 mô hình điểm về chanh ứng dụng công nghệ cao với diện tích 150ha, nhân rộng 22 mô hình chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, diện tích 220ha; xây dựng 3 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng côn nghệ cao và hỗ trợ 29 mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh (Hoàng Mẫn, 2022)

Bến Cầu là huyện nông thôn biên giới của Tỉnh Tây Ninh, có đường biên giới dài 32,5 km giáp Vương Quốc Campuchia, toàn huyện có 08 xã và 01 thị trấn, trong đó có 5 xã biên giới Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh có cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, có đường Xuyên Á là tuyến nối liền từ thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) - Phnôm Pênh (Campuchia) - Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), là một huyện có vị trí chiến lược quan trọng về địa lý kinh tế xã hội với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đây là một huyện biên giới nông nghiệp, nền kinh tế cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò kinh tế chủ yếu đối với đời sống của đại bộ phận dân cư Sản xuất nông nghiệp có chiều hướng phát triển ổn định đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho người dân

Xác định rõ việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao… đặc biệt, vấn

Trang 17

đề đảm bảo đầu ra cho sản phẩm là điều rất quan trọng Vì vậy, song song với việc mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác… tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Bến Cầu nói riêng đã tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một quyết định không dễ dàng bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu khá cao cùng với đó có khá nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Theo Loevinsohn và cộng sự (2013), quyết định của doanh nghiệp về việc có hay không có áp dụng công nghệ mới được xác định bởi sự tương tác giữa các đặc tính của công nghệ và tập hợp các điều kiện và hoàn cảnh khác Quyết định áp dụng công nghệ mới thường là kết quả của việc so sánh lợi ích không chắc chắn của sáng chế này với chi phí không chắc chắn khi áp dụng chúng (Hall và Khan, 2012)

Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn nghiên cứu

2 Tổng quan kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các nghiên cứu quốc tế

Thu thập thông tin về một công nghệ mới là một yếu tố khác quyết định việc áp dụng công nghệ Yếu tố này cho phép nông dân tìm hiểu về sự tồn tại cũng như việc sử dụng công nghệ có hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng nó Người nông dân chỉ áp dụng công nghệ mà họ có hiểu biết về nó Tiếp cận thông tin về công nghệ làm người dân chắc chắn hơn về hiệu suất của công nghệ; do đó họ có thể thay đổi đánh giá chủ quan của cá nhân sang đánh giá khách quan hơn (Caswell và cộng sự, 2001; Bonabana-Wabbi, 2002)

Khả năng người nông dân được thử nhiệm trên quy mô nhỏ trước khi áp dụng trên toàn bộ trang trại là một yếu tố chính quyết định việc áp dụng công nghệ (Doss, 2003) Khi nghiên cứu các yếu tố quyết định việc sử dụng hạt giống chống cỏ tính năng diệt cỏ (Imazapyr-resistant maize) ở Đông Kenya, (Mignouna và cộng sự, 2011) cho biết đặc điểm của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định áp dụng Họ lập luận rằng những người nông dân nhận thức được công nghệ phù hợp với nhu cầu của họ và tương thích với môi trường có khả năng áp dụng vì họ coi đây là một khoản đầu tư tích cực Nhận thức của người nông dân về hiệu suất của công nghệ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định áp dụng chúng Nghiên cứu của

Trang 18

Adesina và Zinnah (1993) chỉ ra rằng sự nhận thức của nông dân về đặc tính của giống gạo hiện đại đã có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của họ

Thu nhập phi nông nghiệp ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng công nghệ Lý do chủ yếu là hoạt động phi nông nghiệp đóng vai trò chiến lược quan trọng giúp người nông dân vượt qua rào cản tín dụng mà họ đang phải đối mặt ở nhiều nước đang phát triển (Reardon và cộng sự, 2007) Thu nhập phi nông nghiệp là nguồn thu thay thế cho vốn vay của các nền kinh tế nông nghiệp nơi thị trường tín dụng thiếu hụt (Ellis và Freeman, 2004; Diiro, 2013) Theo Diiro (2013), thu nhập phi nông nghiệp dự kiến s cung cấp cho nông dân vốn để mua vật tư nông nghiệp đầu vào giúp nâng cao năng suất như giống mới và phân bón Ví dụ, trong nghiên cứu về tác động của thu nhập phi nông nghiệp đối với mức độ áp dụng các giống ngô cải tiến và năng suất ngô thu hoạch tại Uganda, Diiro (2013) cho biết mức độ áp dụng công nghệ và chi tiêu mua sắm đầu vào cao hơn đáng kể giữa các hộ gia đình có thu nhập phi nông nghiệp và các gia đình không có thu nhập phi nông nghiệp Tuy nghiên, không phải tất cả các công nghệ đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thu nhập phi nông nghiệp và việc áp dụng công nghệ đó Một số nghiên cứu về công nghệ sử dụng nhiều lao động đã cho thấy mối quan hệ trái chiều giữa thu nhập phi nông nghiệp và việc áp dụng công nghệ Theo Goodwin và Mishra (2004) việc theo đuổi thu nhập phi nông nghiệp có thể làm giảm việc áp dụng công nghệ hiện đại do số lao động gia đình được phân công làm nông giảm đi đáng kể

Yếu tố tiếp cận tín dụng cũng là góp phần kích thích việc áp dụng công nghệ (Mohamed và Temu, 2008) Các nhà khoa học tin rằng việc tiếp cận tín dụng thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ có tính rủi ro thông qua việc xoá bỏ rào cản thanh khoản cũng như tăng khả năng chịu rủi ro của hộ gia đình (Simtowe và Zeller, 2006) Lý do chủ yếu là nếu đi vay, hộ gia đình có thể giảm thiểu rủi ro nhưng chiến lược đa dạng hoá thu nhập trở nên không hiệu quả và tập trung nhiều vào các khoản đầu tư rủi ro nhưng hiệu quả (Simtowe và Zeller, 2006) Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải cải tiến hệ thống tín dụng nhỏ hiện tại để đảm bảo rằng các hộ nông dân vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn tín dụng, đặc biệt các hộ gia đình có lao động chủ lực là nữ giới (Simtowe và Zeller, 2006) Trong một số trường hợp, cần phải thiết kế các gói tín dụng đáp ứng nhu cầu các nhóm cụ thể (Muzari và cộng sự, 2013) Vì dụ tại Kenya,

Trang 19

Chính phủđã bắt đầu một chương trình cung cấp các khoản vay không lãi suất cho thanh niên và phụ nữa Điều này giúp nâng cao vị thế của phụ nữ và giúp họ áp dụng công nghệ nông nghiệp để tăng năng suất góp phần tăng trưởng kinh tế

Yếu tố không kém phần quan trọng quyết định việc áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp là lợi ích thuần của chủ đầu tư từ việc áp dụng công nghệ, bao gồm tất cả các chi phí sử dụng công nghệ mới (Foster và Rosenzweig, 2010) Chi phí của việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được coi là một trở ngại trong việc áp dụng công nghệ mới Nghiên cứu do Makokha và cộng sự (2001) về các yếu tố quyết định việc sử dụng phân bón trong canh tác ngô tại huyện Kiambu, Kenya cho thấy chi phí lao động và các chi phí đầu vào cao, không có đầu ra và không rõ thời gian thu hoạch tạo ra những trở ngại lớn cho việc sử dụng phân bón Theo nghiên cứu của Ouma và cộng sự (2002), chi phí thuê lao động là một trong số các yếu tố khác hạn chế việc sử dụng phân bón và giống lai hạt ở Embu Kenya Wekesa và cộng sự (2003) khi phân tích các yếu tố quyết định việc sử dụng giống ngô lai ở các vùng đất thấp ven biển Kenya cho thấy chi phí cao và không có hạt giống là một trong những yếu tố khác giải thích cho tỉ lệ áp dụng công nghệ còn thấp

Việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cũng được coi là một khía cạnh quan trọng trong việc áp dụng công nghệ Nông dân thường được thông báo về công nghệ mới, việc sử dụng hiệu quả và lợi ích của nó thông qua các đại lý khuyến nông Đại lý mở rộng hoạt động như một liên kết giữa các nhà nghiên cứu công nghệ và người sử dụng công nghệ đó Điều này giúp giảm chi phí giao dịch khi chuyển giao thông tin về công nghệ mới cho nhiều người dân (Genius và cộng sự, 2010) Các đại lý khuyến nông thường hướng đến những người nông dân mà có sức ảnh hưởng trong cộng đồng tại khu vực đó (Genius và cộng sự, 2010) Nhiều tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa các dịch vụ khuyến nông và việc áp dụng công nghệ

Trình độ học vấn được cho là có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của nông dân trong việc áp dụng công nghệ mới Trình độ học vấn tăng khả năng nhận biết, xử lý và sử đụng thông tin liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới (Mignouna và cộng sự, 2011; Lavison, 2013; Namara và cộng sự, 2013) Đó là do giáo dục đại học có ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của con người, làm họ cởi mở, đón nhận cái mới và có thể phân tích các lợi ích của công nghệ mới (Waller và cộng sự, 1998) Điều này

Trang 20

làm cho việc giới thiệu công nghệ mới trở nên dễ dàng hơn và từ đó có ảnh hưởng nhất định đến quá trình áp dụng công nghệ (Adebiyi và Okunlola, 2010)

Tham gia vào một tổ chức xã hội s giúp nâng cao sự tin tưởng, ý tưởng và trao đổi thông tin, trau dồi vốn kiến thức xã hội (Mignouna và cộng sự, 2011) Người nông dân ở trong một tổ chức xã hội có thể học hỏi nhau về lợi ích và cách sử dụng những công nghệ mới Uaiene và cộng sự (2009) cho thấy hiệu quả của mạng lưới xã hội rất quan trọng đối với các quyết định cá nhân, và nhất là trong bối cảnh đổi mới nông nghiệp khi người nông dân sẵn sàng chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau Nghiên cứu tầm ảnh hưởng của tổ chức cộng đồng trong việc áp dụng công nghệ ghép chuối mới tại Uganda, Katungi và Akankwasa (2010) cho thấy người nông dân tham gia nhiều các tổ chức cộng đồng này có xu hướng tham gia vào việc học hỏi về công nghệ và vì vậy nó làm tăng khả năng họ s áp dụng công nghệ đó

Wandji và cộng sự (2012) khi nghiên cứu nhận thức của nông dân đối với việc áp dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản ở Cameroon Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng nhận thức của nông dân về nuôi cá đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nó Vì vậy, điều quan trọng là đối với bất kì một công nghệ nào được giới thiệu cho nông dân, người nông dân nên tham gia đánh giá để tìm ra sự phù hợp với hoàn cảnh của bản thân (Karugia và cộng sự, 2004)

Theo Loevinsohn và cộng sự (2013), quyết định của nông dân về việc có áp dụng không và áp dụng công nghệ mới như thế nào được xác định bởi sự tương tác giữa các đặc tính của công nghệ và tập hợp các điều kiện và hoàn cảnh khác Nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết TAM để hình thành cơ sở nền tàng cho việc đưa ra quyết định Tương tự, quyết định áp dụng công nghệ mới thường là kết quả của việc so sánh lợi ích không chắc chắn của sáng chế mới này với chi phí không chắc chắn khi áp dụng chúng (Hall & Khan, 2012) nhận định: hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới là cần thiết cho các nhà kinh tế nghiên cứu các yếu tố quyết định sự tăng trưởng và cho các nhà hoạch định phổ biến công nghệ mới

Flap John (2017) chỉ ra rằng xu hướng phát triển nông nghiệp cho tới năm 2030 nhấn mạnh sự thay đổi trong thực tiễn nuôi trồng và công nghệ nuôi trồng chính xác sử dụng số liệu cụ thể hóa trong từng met vuông để tối ưu hóa mức tiêu thụ đầu vào và điều chỉnh để thích ứng với các đặc điểm biến đổi Nghiên cứu sử dụng phương pháp

Trang 21

dự báo ARIMA để dự báo được tổng nhu cầu lương thực trên thế giới s tăng 70% vào năm 2050 Tính cấp bách của nhu cầu lương thực tăng cao nhấn mạnh sự cần thiết của cuộc cách mạng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp Cuộc cách mạng này phần lớn s được thúc đẩy bởi những đổi mới trong các công nghệ phát triển nông nghiệp bền vững

Nghiên cứu trong nước

Các vấn đề về giới tính trong việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã được điều tra trong một thời gian dài và hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra những bằng chứng khác nhau về vai trò của nam giới và nữ giới trong việc áp dụng công nghệ (Nguyễn Văn Quang, 2002) Trong phân tích tác động của giới tính vào việc áp dụng công nghệ, Trần Thanh Trà (1999) đã không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa giới tính và xác suất để sử dụng giống ngô mới ở Tiền Giang Họ kết luận rằng các quyết định về việc áp dụng công nghệ mới chủ yếu phụ thuộc vào việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, chứ không phải về giới tính Mặt khác, giới tính có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với một số công nghệ Giới tính ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ khi người đứng đầu gia đình quyết định chính là nam giới, họ có quyền tiếp cận và kiểm soát nguồn lực sản xuất hơn nữ giới Hơn nữa, theo Trần Mai Thảo (2014), nam giới thường có nhiều thông tin về công nghệ hơn nữa giới do hầu hết phụ nữ không có điều kiện tiếp cận với sự thay đổi công nghệ, hay thăm các hội chợ nông nghiệp do họ quá bận rộn với công việc gia đình nội trợ và chăm sóc con cái

Sở hữu đất đai có thể đóng một vai trò quan trọng trong quyết định sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Đầu tiên, chủ đầu tư sở hữu đất đai cao có thể được đánh giá tương quan cao với thu nhập nông nghiệp và cũng liên quan đến khả năng cấp tiếp cận tín dụng Sở hữu đất đai lớn hơn có thể cho phép một chủ đầu tư theo đuổi các hoạt động phi nông nghiệp thông qua các khoản thu nhập phát sinh từ việc trang trại, thông qua việc bán đất hoặc thông qua tiếp cận với tín dụng Đồng thời, chủ đầu tư có sở hữu đất nhỏ hơn và không có đất có thể được đẩy vào phi nông nghiệp các hoạt động do hạn chế đất đai Thứ hai, việc sở hữu đất đai có thể là một yêu cầu cần thiết để tham gia một số tổ chức, công đoàn để làm tăng vốn xã hội, mở ra nhiều lựa chọn hơn cho các CĐT để đa dạng hóa nguồn thu nhập trang trại Theo đó, sở hữu đất đai có nhiều khả năng là một yếu tố quan trọng quyết định đa dạng hóa các hoạt động phi

Trang 22

nông nghiệp, nhưng ảnh hưởng của đa dạng hóa có thể phi tuyến tính Sở hữu đất đai lớn hơn có thể cung cấp tiếp cận nguồn vốn và cho phép CĐT tạo ra nguồn lực để di chuyển ra khỏi nông nghiệp nhưng đồng thời sở hữu đất đai lớn hơn cũng làm cho họ có một lựa chọn hấp dẫn hơn việc tham gia Các nghiên cứu thực nghiệm ở các tỉnh Đông Nam bộ cung cấp thêm bằng chứng cho việc một lượng lớn diện tích đất làm tăng khả năng để gia đình đa dạng hóa các nguồn thu nhập (bông, chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp) trong khi nó làm giảm tỷ lệ phi nông nghiệp thu nhập tại vùng này (Trần Mai Thảo, 2011)

Trở ngại thường gặp nhất để tham gia vào kinh doanh là không thể tiếp cận nguồn vốn; Do thiếu tiếp cận với tín dụng chính thức, nguồn kinh phí thường là từ các khoản tiết kiệm và tài sản của hộ gia đình Về vấn đề này, các nghiên cứu Phạm Trung Kiên (2020) lưu ý rằng nhà đầu tư có tài sản có thể tìm cách để chuyển đổi thành tài sản khác để tham gia Sáng kiến từ các tổ chức phi chính phủ và chính phủ để thúc đẩy tài chính vi mô trong một số trường hợp đã giúp họ tiếp cận tốt hơn, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thường vẫn không bao gồm người nghèo Sự tồn tại của thị trường tín dụng có thể có tác dụng hỗn hợp vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hạn chế trong tiếp cận tín dụng có thể ngăn chặn nhiều nhà đầu tư khởi đầu một số loại doanh nghiệp nông nghiệp Mặt khác, các hoạt động phi nông nghiệp có thể phục vụ như một nguồn thay thế của tiền mặt khi thị trường tín dụng nông thôn không có hiệu quả

Vốn xã hội đề cập đến mạng lưới bạn bè và đối tác kinh doanh mà trong đó có sự chia sẻ một số mức độ tin tưởng lẫn nhau Trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn xã hội là đặc biệt quan trọng đối với thương nhân kinh doanh trong những lĩnh vực hàng hóa dễ hư hỏng và những người tham gia vào thương mại đường dài Vốn xã hội ở cấp độ cá nhân là mức độ tương tác với những người khác trong mạng xã hội, có thể cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch và thông tin (Hu nh Thanh Sơn, 2021) Vốn xã hội có thể tiếp cận thông tin thị trường, thông tin người mua, người lao động và cơ hội kinh doanh, các khoản vay chính thức và không chính thức, rút tiền mặt, đầu vào tín dụng, kỹ năng, tài nguyên chia sẻ cho sản xuất và tiếp thị, và các cơ hội di cư Trương Phú Lượng (2018) cho thấy vốn xã hội có tác động tích cực đến doanh số bán hàng của thương nhân và lợi nhuận Rất ít nghiên cứu đo lường định lượng tác động

Trang 23

của vốn xã hội vào mức thu nhập và đa dạng hóa của gia đình Thay vào đó, đo lường bằng chất lượng biến, chẳng hạn như thành viên trong các tổ chức và "kết nối" được sử dụng để xác định tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa

3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, luận văn đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

- Đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Bến Cầu thời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao trên Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, cụ thể trong luận văn này tác giả muốn làm rõ các yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện

Trang 24

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu và tài liệu về nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao được thu thập từ các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2022 như: Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Tây Ninh; phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Bến Cầu và các cơ quan tổ chức liên quan đã được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụ thể của đề tài Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin số liệu chính thức về thực trạng thực hiện và quản lý các hoạt động về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu Đồng thời các đánh giá, phân tích nhận định, định hướng chiến lược từ các tài liệu này cũng được thu thập, hệ thống hóa và phân tích trong đề tài

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu liên quan, các giáo trình, sách tham khảo, tạp chí và tài liệu trên internet cũng được thu thập phân tích làm cơ sở cho phát triển nội dung của đề tài

6.2 Phương pháp chuyên gia

Thông tin, số liệu được thu thập tập trung vào các vấn đề về quản lý nhà nước đối với các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao và các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu Chuyên gia là những đối tượng có thâm niên làm việc 10 năm trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như quản lý các hoạt động về nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh nói chung và huyện Bến Cầu nói riêng Họ có trải nghiệm và nắm bắt khá rõ tình hình thực tiễn về hoạt động nông nghiệp trên địa bàn Tây Ninh và Bến Cầu thời gian qua Việc sử dụng phương pháp chuyên gia s giúp nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn và có những giải pháp phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu

Với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu xây dựng phiếu phỏng vấn dưới dạng câu hỏi bán cấu trúc, tiếp cận 10 chuyên gia ở các đơn vị khác nhau như các nhà quản lý ngành nông nghiệp, các nhà làm chính sách nông nghiệp theo bảng câu hỏi được lập sẵn, sử dụng các phiếu khảo sát với phương thức tiếp cận ngẫu nhiên và thuận tiện Bảng hỏi và danh sách chuyên gia được thể hiện rõ ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của nghiên cứu

Trang 25

6.3.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê là cách thức sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có tại đơn vị hoặc dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát để tiến hành xử lý, sắp xếp theo một quy luật, trật tự mà tác giả muốn trình bày để giải thích cho thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh được sáng rõ hơn bằng chính các kết quả đó Việc thống kê giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có thể dự đoán một số nội dung, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với phạm trù đang tìm hiểu Phương pháp này được đánh giá là mang tính khách quan cao vì phản ánh thông qua những con số cũng như các kết quả cụ thể, rõ ràng

6.4.Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin như: Bảng thống kê: Các số liệu thu thập đã được sắp xếp một cách khoa học, có định hướng và theo từng mục đích cụ thể Vì vậy, bảng thống kê giúp cho việc đánh giá, so sánh, đối chiếu được thuận tiện và linh hoạt

Biểu đồ, hình v : các loại biểu đồ, hình v được sử dụng trong đề tài này là biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột

Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng các phần mềm tin học như Excel để phân tích xử lý số liệu, phục vụ cho đề tài

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ tính phổ quát và tính đặc thù của

phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Ninh nói chung và trên địa bàn huyện Bến Cầu nói riêng

- Về mặt thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân

tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương Vì vậy, có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoàn chỉnh, hoàn thiện chính sách, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, cũng như việc hoạch định các chủ trương, chính sách về quản lý nhà nước bằng pháp luật về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Bến Cầu trong những năm tới, cũng như là nguồn tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao

Trang 26

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình v và bảng biểu, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:

Luận văn có 3 chương, gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chương 2 Thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2022.

Chương 3 Định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2030.

Trang 27

Khái niệm công nghệ cao

Xem xét ở phương diện kinh tế để làm cơ sở đánh giá, xếp hạng các ngành sản xuất, các sản phẩm trong phát triển kinh tế ở một số quốc gia thì khái niệm CNC được tiếp cận dựa vào cường độ nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ, cụ thể: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dựa vào cường độ nghiên cứu và phát triển công nghệ (Cường độ nghiên cứu và phát triển được tính toán trên cơ sở giá trị gia tăng trong từng ngành, theo sản phẩm) ở mức độ khác nhau để phân chia công nghệ thành 3 loại công nghệ thấp, trung bình và công nghệ cao Phân loại dựa vào R&D theo ngành của OECD được cụ thể hóa ở hệ thống ISIC (Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp quốc tế) Và tiêu chuẩn này cũng được OECD xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, hiện nay CNC theo ISIC bao gồm bốn nhóm ngành là: ngành hàng không vũ trụ; máy vi tính, máy văn phòng; điện tử - truyền thông và dược phẩm Việc phân chia này nhằm đánh giá, xếp loại các ngành sản xuất trong nền kinh tế của các nước trong OECD

Ở Hoa K , Bộ Thương mại Hoa K cũng xác định CNC theo ngành (mã ISIC) Họ xem xét các ngành CNC là các ngành gắn liền với sự đổi mới liên tục về công nghệ hoặc ở dựa trên chất lượng nguồn nhân lực Cụ thể là dựa vào (1) Cường độ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hoặc tỷ lệ phần trăm doanh số sử dụng cho R&D; và (2) Công nhân kỹ thuật tính theo tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động Chính vì vậy, những ngành được xếp theo mã ngành là CNC thì tất cả các công ty trong ngành như vậy được coi là ngành CNC

Ngoài cách tiếp cận theo ngành, các quốc gia còn tiếp cận theo sản phẩm để xếp loại CNC Đây là phương pháp mở ra hướng phân tích chi tiết hơn của thương mại và khả năng cạnh tranh Việc xác định CNC tiếp cận theo sản phẩm cũng dựa trên R&D

Trang 28

trong sản phẩm, tức là dựa trên chi phí cho R&D đã đầu tư vào để tạo ra sản phẩm Lý giải chi tiết hơn về CNC, trên cơ sở tổng hợp nhiều nghiên cứu, tiêu chí ở các nước, Harm Jan Steenhuis (2006) cho rằng: Một công nghệ được xác định là cao dựa trên hai khía cạnh: độ phức tạp và tính mới của công nghệ Trước hết, về độ phức tạp của sản phẩm liên quan đến thiết kế của sản phẩm Độ phức tạp được xem xét theo khía cạnh "tĩnh" về công nghệ và được áp dụng cho cả sản phẩm cuối cùng cũng như quá trình sản xuất Thứ hai, tính mới, liên quan đến yêu cầu cập nhật liên tục các sản phẩm hoặc quy trình, đây là yếu tố động hơn [59] Như vậy, ở quan niệm này, CNC được xác định dựa trên phương diện kĩ thuật và tính thường xuyên cập nhật theo thời gian, đảm bảo tính tiến tiến, tính mới của công nghệ được sử dụng trong sản xuất

Ở Việt Nam, Theo Luật số 21/2008/QH12 ―Luật Công nghệ cao: khái niệm CNC được hiểu là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

Như vậy có thể hiểu, CNC là thuật ngữ để phân biệt với công nghệ giản đơn, là công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến Nhưng nó cần được xem xét phù hợp với đặc thù của từng ngành/sản phẩm dựa trên sự tác động của công nghệ được sử dụng đối với ngành và các sản phẩm so với các công nghệ/kỹ thuật trước đây được sử dụng trong hoạt động sản xuất

Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Loevinsohn, M và cộng sự cho rằng ứng dụng công nghệ là sự tích hợp của một công nghệ mới vào thực tiễn và thường được tiến hành qua một khoảng thời gian để thích nghi công nghệ; còn theo Bonabana – Wabbi (2002) định nghĩa việc áp dụng là một quá trình mà một cá nhân chuyển từ việc biết đến sự đổi mới của các công nghệ sang việc sử dụng chúng Việc áp dụng được đánh giá theo hai tiêu chí là tỷ lệ áp dụng và tần suất áp dụng Tỷ lệ áp dụng là tốc độ mà người nông dân áp dụng công nghệ đổi mới, cân nhắc tới yếu tố thời gian Tần suất áp dụng là mức độ sử dụng công nghệ trong bất k khoảng thời gian nào

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công

Trang 29

nghệ cao là sự áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ

Theo Lê Đăng Lăng (2019), nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quá trình sản xuất, chủ thể sản xuất có sự điều chỉnh trong chọn giống, chăm sóc, tiến đến áp dụng những công nghệ kỹ thuật mới để tăng năng suất, chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp một cách cao nhất và bền vững

Phạm Thị Huyền (2019) cho rằng các CNC trong nông nghiệp có thể được người nông dân áp dụng trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; ứng dụng CNC trong nông nghiệp cũng có thể hiểu là ứng dụng từng yếu tố công nghệ riêng r ; CNC cũng được xem xét theo mức độ phức tạp và hiện đại của công nghệ ứng dụng Đôi khi một sự thay đổi nhỏ trong phương thức canh tác mang lại hiệu quả cao đã được gọi là công nghệ mới đối với người nông dân

Lê Bá Tâm (2020), bản chất của nông nghiệp công nghệ cao, xét về kinh tế là việc ứng dụng các công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của con người và xã hội, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững Ngoài ra, ứng dụng CNC trong nông nghiệp còn được xem xét về khía cạnh xã hội – văn hóa và môi trường, đó là hướng đến mục tiêu giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp hiện đang còn thấp, chất lượng sản phẩm kém, thâm dụng vốn và lao động với nhu cầu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, lao động tốt hơn; thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người với tài nguyên, tạo điều kiện phát huy cao nhất hiệu quả lợi thế về tài nguyên, hài hòa và thống nhất vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường

Theo điều 3 tại Luật Công nghệ cao định nghĩa: doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao

Theo Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 14/3/2017 về Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, danh mục công nghện cao ứng dụng trong nông nghiệp

Trang 30

Theo đó, quyết định này chỉ rõ danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp gồm 4 nhóm là: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp; Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản; Công nghệ tự động hóa; và Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp

Như vậy, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hiểu là việc các chủ thể sản xuất áp dụng các kỹ thuật tiên tiến (mới), tập trung thay đổi cách thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại như tự động hóa, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học và giống, thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người với các nguồn lực khác trong sản xuất, qua đó có thể khai thác tối ưu nguồn lực đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả, gia tăng sản lượng, chất lượng nông sản, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Khái niệm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra và mở rộng các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh so với sản phẩm truyền thống

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đưa đến những lợi ích rõ ràng: nông sản tiêu dùng được cải thiện và được đáp ứng một cách tốt hơn; đảm bảo các vấn đề an ninh lương thực thông qua việc gia tăng sản lượng; làm tăng năng suất lao động và hỗ trợ sự phát triển tích cực cho cả nền kinh tế; góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội căn bản

Các phát minh mới trong nông nghiệp đang tạo ra cuộc cách mạng mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao hay nông nghiệp thông minh Nó giữ vai trò quan trọng để nâng cao năng suất nhưng vẫn thân thiện với môi trường.Nông nghiệp thông minh là việc ứng dụng thành tự trí tuệ nhân tạo và phương tiện liên lạc, điều khiển hiện đại vào từng khâu sản xuất Bằng thiết bị liên lạc, người nông dân có thể kết nối với các thiết bị lắp đặt trên đồng ruộng nhờ vào hệ thống cảm biến thu thập, phân tích dữ liệu Một khái niệm khác cũng được sử dụng cho cách thức này là ứng dụng Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) Toàn bộ chu trình thu thập và xử lý dữ liệu hoàn toàn tự động, đến người nông dân s là phương án chờ quyết định cuối cùng về sức khỏe cây trồng vật nuôi, về dịch bệnh, đất, nước hay dự báo xu thế thời tiết IoT là điểm khởi đầu, khi áp dụng đại trà s tạo ra một cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp,

Trang 31

tối ưu hóa cả một hệ thống sản xuất, đưa lại năng suất vượt trội so với canh tác truyền thống trong khi giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm Có thể kể ra một số xu hướng chi phối sản xuất nông nghiệp trong các thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI là: Ứng dụng hình ảnh siêu phổ và thuật toán để tính toán năng suất; sử dụng thiết bị không người lái vừa cung cấp dữ liệu hình ảnh để phân tích các yếu tố môi trường, khí hậu, dịch bệnh và tham gia cả với vai trò phương thức sản xuất; tích hợp kỹ thuật, phân tích dữ liệu, công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng đất, dinh dưỡng động vật; ứng dụng công nghệ “blockchain” nhằm có được giải pháp tổng thể “đầu - cuối” trong toàn bộ chuỗi cung ứng; ứng dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen tạo ra giống rau, hoa quả có năng suất cao hơn, dinh dưỡng cao hơn, kháng bệnh tốt hơn, chống ô xy hóa hiệu quả hơn

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; – Phòng, trừ dịch bệnh;

– Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

– Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; – Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

– Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC; – Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp Như vậy, công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là:

áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất (TBKT mới) trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trường Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo

1.1.2 Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nh t, sản xu t nông nghiệp CNC c n ng su t cao, tạo ra l ợng sản ph m l n, ch t l ợng t t và ặc iệt là thân thiện v i môi tr ờng

Trang 32

Đồng thời, việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn giúp tiết kiệm các chi phí như: Nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và góp phần bảo vệ môi trường Chính những lợi ích như vậy mà sản xuất nông nghiệp CNC đã và đang trở thành tất yếu, hình mẫu cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI

Thứ hai, nông nghiệp công nghệ cao gi p ng ời sản xu t ch ộng trong sản xu t, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết, kh hậu do quy mô sản xu t ợc m rộng

Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ, kỹ thuật vào các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại để không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã làm cho nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình, đồng thời khắc phục được tính mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp Do việc không phụ thuộc mùa vụ, thời tiết nên nông dân có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ Mặt khác nông nghiệp công nghệ cao cũng tạo ra môi trường nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng cao hơn và chống chịu sâu bệnh lớn hơn Đặc biệt rất phù hợp với các vùng đất không thuận với sản xuất nông nghiệp như: Vùng trung du, miền núi, vùng bị sa mạc hóa, và các vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thời tiết

Thứ a, sản xu t nông nghiệp CNC gi p giảm giá thành sản ph m, a dạng h a sản ph m, th ơng hiệu và t ng t nh cạnh tranh tr n th tr ờng

Áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp s làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên đất, nước do những đặc điểm vượt trội của các công nghệ, như: Công nghệ kỹ thuật sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất Sản xuất nông nghiệp CNC giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, do đó sản xuất rễ ràng đạt được hiệu quả theo quy mô và tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm đủ để phục vụ cho quá trình chế biến công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường Cũng nhờ đó mà thương mại hóa được sản phẩm và tăng cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra một số tiêu chí về nông nghiệp CNC trên một số khía cạnh như sau: (i) Về kỹ thuật: Đó là khi quá trình sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm làm tăng năng suất ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; (ii) Về kinh tế: là sản phẩm ứng dụng CNC làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so

Trang 33

với công nghệ đang sử dụng; (iii) Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp CNC phải tạo ra năng suất, hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần Nếu là vùng nông nghiệp CNC tăng ít nhất 30% Chúng ta có thể nói đến một số công nghệ đang áp dụng cũng có thể gọi là công nghệ cao như: che phủ nylon, do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất vượt trên 30% năng suất thông thường; công nghệ sử dụng ưu thế lai trong lai tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30%; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng cũng là công nghệ cao

1.2 Các tiêu chí đánh giá

Việc đánh giá khả năng phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu, đó là (i) nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nông nghiệp CNC qua các thời k ; và (ii) nhóm chỉ tiêu đánh giá về kết quả thực hiện các công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC thông qua hoạt động ban hành chương trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách và triển khai giám sát, khắc phục các thất bại của thị trường nông sản

1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá về kết quả phát triển nông nghiệp CNC qua các thời k

- Giá trị tổng sản lượng và tỷ trọng của nông nghiệp CNC qua các năm

- Số dự án, mô hình nông nghiệp CNC được triển khai thực hiện qua các năm - Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp CNC qua các năm

- Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC qua các năm

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC

- Kết quả ban hành các chương trình, qui hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp CNC bao gồm: Số lượng khu/vùng/dự án/mô hình nông nghiệp CNC được qui hoạch, số lượng chương trình/chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC được ban hành và triển khai thực hiện

- Thực trạng công tác phổ biến, triển khai chương trình, các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC như chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi tín dụng và hỗ trợ vốn, chính sách ưu đãi về đất đai và chính sách đào tạo nguồn nhân lực Với mỗi chính sách s đánh giá dựa trên tỷ lệ người dân/hộ gia đình,

Trang 34

HTX biết đến chính sách; tỷ lệ người dân/HTX/ hộ gia đình được hưởng thụ từ chính sách và mức độ phù hợp của chính sách theo đánh giá của các bên liên quan

- Thực trạng công tác giám sát thể hiện qua các hoạt động khắc phục thất bại

của thị trường để khuyến khích phát triển nông nghiệp CNC như việc triển khai công tác cải cách hành chính và các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC”

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

nghiệp CNC qua các năm Tổng vốn đầu tư cho NN CNC Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Đây là yếu tố nền tảng quan trọng ban đầu trong phát triển NNCNC, có thể tận dụng những lợi thế về địa kinh tế, điều kiện đất đai màu mỡ, bằng phẳng rộng lớn; nguồn nước và chế độ thủy văn dồi dào thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng phục vụ phát triển NNCNC một môi trường điều kiện thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho phát

Trang 35

triển nông nghiệp CNC tạo ra những sản phẩm đặc hữu lợi thế riêng có của từng vùng Ngược lại điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt s gây nhiều cản trở, khó khăn cho phát triển NNCNC, nhưng không phải là không phát triển và còn tùy thuộc vào các yếu tố khác

Phát triển NNCNC trong chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất nông nghiệp Điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất thuận lợi s đạt hiệu quả cao hơn dựa trên cơ sở tăng quy mô sản xuất và giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng cơ sở

Trước những biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó dự báo, thiên tai hạn hán gây nên hậu quả lớn, tổn thất nặng nề về nhiều mặt nhất là trong những năm gần đây đã xảy ra trong nước và thế giới Do vậy, việc ứng dụng CNC vào phân tích, dự báo biến đổi của khí hậu để có những giải pháp phù hợp hạn chế rũi ro, hạn chế thất bại trong phát triển NNCNC là rất cần thiết Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp nhằm giảm thiểu phụ thuộc vào thời tiết, biến đổi khí hậu; hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được; lai tạo ra giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu Do vậy, trước những biến đổi khí hậu khó lường thì việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp và cần thiết và cấp bách

1.3.2 Hội nhập quốc tế

Một quốc gia, vùng hay lãnh thổ muốn phát triển bền vững, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng không thể chỉ độc lập một mình mà phải tham gia hội nhập vào các tổ chức khu vực, tổ chức kinh tế thương mại quốc tế Vì khi tham gia vào “sân chơi” chung s chịu sự tác động qua lại giữa các thành viên trong tổ chức, thậm chí chịu tác động trên toàn cầu Một mặt s có nhiều hội tiếp cận những thành tựu của thế giới là điều kiện thuận lợi để xây dựng phát triển quốc gia mình, mặt khác cũng chịu sự chi phối từ các tổ chức đó và tự điều chỉnh cơ chế chính sách của mình để phù hợp với sự hội nhập vào khu vực và toàn cầu, đồng thời nếu không nắm bắt được thời cơ thì s bị tụt hậu kém phát triển

KHCN, đổi mới sáng tạo và nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu KHCN, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh

Trang 36

của mỗi quốc gia nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng Công nghệ số, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và một số lĩnh vực KHCN then chốt khác tiếp tục phát triển theo chiều sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, s làm thay đổi phương thức và mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế KHCN ứng dụng vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất nông sản từ ứng dụng vào sản xuất giống cây, con có năng suất và chất lượng cao; quy trình kỹ thuật sản xuất; quản lý chất lượng nông sản, bảo quản; chế biến và tiêu thụ Các phương tiện, máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại làm tăng năng suất lao động; giảm chi phí giá thành, tăng giá trị gia tăng; nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp

Trong điều kiện các nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp ngày càng bị giới hạn, thì KHCN là yếu tố quyết định tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm các nguồn lực khác, đặt biệt là đất đai, tài nguyên nước, nhân công

Ứng dụng KHCN, đặc biệt là CNC giúp: (1) Ứng dụng CNC vào sản xuất như: Đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất chất lượng cao, quy trình kỹ thuật sản xuất và quy trình quản lý chất lượng nông sản , thực hiện nghiêm ngặt nó cũng là tăng cường giám sát việc tuân thủ các quy định của hợp đồng liên kết; nhờ vậy, tạo môi trường lành mạnh để mối liên kết ND với DN được duy trì bền vững (2) Ứng dụng KHCN tăng chất lượng và giá trị nông sản đầu ra, là động lực thúc đẩy liên kết ND và DN với nhà khoa học để đưa các thành tựu KHCN vào thực tiễn sản xuất (3) Tăng sản lượng cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao động, tăng đầu tư theo chiều sâu, tạo điều kiện phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nông sản và tăng giá trị cho nền kinh tế

1.3.3 Thể chế, chính sách

Để chính sách thực sự trở thành “bà đỡ” cho NNCNC phát triển, các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào NNCNC như: đơn giản hóa thủ tục cho vay; hoàn thiện tiêu chí doanh nghiệp NNCNC theo hướng định lượng rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho phát triển NNCNC; hoàn thiện chính sách đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất; sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền

Trang 37

với đất của các dự án NNCNC nhằm giúp cho các chủ thể sản xuất kinh doanh NNCNC thực hiện vay vốn ngân hàng; sửa đổi, bổ sung chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển NNCNC theo hướng chuyên sâu, gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh NNCNC; rà soát và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trong nước các sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất NNCNC như máy móc, thiết bị, nhà kính, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh ; hoàn hiện chính sách xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tháo gỡ rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm NNCNC; hoàn thiện chính sách dự báo thị trường; chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản; bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo hướng mở rộng sản phẩm bảo hiểm, thủ tục tham gia thuận tiện Các địa phương chủ động ban hành các chính sách tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC

* Môi tr ờng pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm thể chế, chính sách, pháp

luật, thông lệ trong và ngoài nước Môi trường pháp lý thường tác động đến ứng dụng CNC theo chiều hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm, thay đổi hướng phát triển tùy theo chủ đích của nhà hoạch định chính sách, môi trường pháp lý vô cùng quan trọng và đôi khi còn quyết định đối với phát triển nông nghiệp; đặc biệt phát triển NNCNC theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản Chính sách là cơ sở pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích ứng dụng những thành tựu KHCN hiện đại vào phát triển NN Cơ chế, chính sách thể hiện ý chí của nhà hoạch định đối với hoạt động ứng dụng CNC

trong sản xuất nông nghiệp: chính sách về ruộng đất, khuyến khích dồn điền đổi thửa để tăng quy mô sản xuất ; chính sách KHCN khuyến khích đầu tư nghiên cứu giống cây, con năng suất chất lượng cao, quy trình kỹ thuật canh tác chăn nuôi và quản lý chất lượng nông sản tiên tiến; chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực NNCNC; chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ KHCN lao động nông nghiệp; chính sách tín dụng tạo điều kiện để ND và DN được tiếp cận vốn vay tín dụng phát triển sản xuất NNCNC không cần tài sản thế chấp Môi trường pháp lý càng ổn định, thống nhất và thông thoáng càng thúc đẩy phát triển NNCNC

Trang 38

Môi tr ờng ầu t kinh doanh: Trong xu hướng toàn cầu và khu vực hóa về

kinh tế, Việt nam đã và đang hòa nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chính sự toàn cầu và khu vực hóa về kinh tế đã tác động mạnh đến ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, đặc biệt là NNCNC Ở khía cạnh tích cực toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đã hình thành nên thị trường khoa học kỹ thuật, thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ

1.3.4 Sự phối hợp của các Nhà nước, người d n, doanh nghiệp và nhà khoa học

Sự phối hợp của các chủ thể tham gia phát triển ngành kinh tế có yếu tố quan trọng trong công tác quản lý của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp tỉnh nói riêng Các quy hoạch, chương trình, chính sách có được triển khai, thực hiện đạt hiệu quả phải có sự phối kết hợp của nhiều chủ thể tham gia vào phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao

Việc chuyển đổi từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao (CNC), ngoài nhân tố năng lực nội tại của ngành Nông nghiệp, Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo tiền đề phát triển ngành Từ đó, tạo động lực cho việc tái cấu trúc nền nông nghiệp trong nước, chuyển sang nền nông nghiệp ứng dụng CNC, vừa là “bà đỡ” thông qua đầu tư công, vừa là người định hướng, chỉ đạo và quản lý quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách:

Thứ nh t, tạo iều kiện cho việc t ch tụ và tập trung ruộng t, áp ứng y u cầu về quy mô sản xu t Nhà nước định hướng các hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất,

như: (1) Các hộ nông dân liên kết ruộng đất với nhau để hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn; (2) Sang nhượng đất đai của hộ này cho hộ khác có thời hạn hoặc lâu dài; (3) Hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp (DN) theo hình thức cho thuê hoặc chuyển quyền sử dụng lâu dài; (4) Tích tụ đất đai cho các DN sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo các dự án phát triển nông nghiệp của quốc gia, địa phương hoặc của ngành

Thứ hai, tạo iều kiện thuận lợi và hỗ trợ về v n ầu t cho phát triển nông nghiệp CNC Xác định nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nông nghiệp ứng dụng

CNC là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để

Trang 39

hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này Khách hàng có dự án, phương án sản xuất – kinh doanh trong khu nông nghiệp CNC, vùng nông nghiệp CNC được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án; DN chưa được cấp giấy chứng nhận DN nông nghiệp ứng dụng CNC nhưng có dự án, phương án sản xuất – kinh doanh ứng dụng CNC trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng CNC, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án Điều này cho thấy, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia phát triển nông nghiệp CNC nhằm hỗ trợ tối đa về vốn, từ đó s giảm bớt khó khăn và tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân phát triển trong quá trình sản xuất – kinh doanh

Thứ a, hỗ trợ và tạo iều kiện nghi n cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học – công nghệ ( CN) Những năm gần đây, viện nghiên cứu và nhiều trung tâm đã

nghiên cứu chuyển đổi theo hướng thị trường, lai tạo ra nhiều giống cây mới với năng suất chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường, tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu cần bám sát thực tiễn hơn trong các khâu đánh giá, thực hiện các đề tài nghiên cứu tránh lãng phí, thất thoát kinh phí

Thứ t , hỗ trợ và tạo iều kiện m rộng th tr ờng ti u thụ nông sản Nhà nước đã nỗ

lực, trong việc hỗ trợ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước thông qua các chương trình xúc tiến thương mại nông nghiệp nhằm thu thập, xử lý thông tin thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, từ đó, có những hướng dẫn, điều chỉnh trong khâu sản xuất, chế biến nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Đồng thời, giữ vai trò kiến tạo và kết nối giữa DN của Việt Nam với các DN trong nước và nước ngoài để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

1.3.5 Các yếu tố đầu vào trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

* t ai

Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu; quy mô diện tích và mức độ tập trung của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình Phát triển NNCNC Đất đai phì nhiêu, đảm bảo độ màu mỡ, sạch bệnh, không ô nhiễm thì s không mất thời gian, chi phí cải tạo đất và

Trang 40

ngược lại Quy mô sản xuất càng manh mún và phân tán, việc ứng dụng KHCN càng khó khăn vì: không phát huy hết công suất của máy móc, công nghệ hiện đại làm cho chi phí cao, khó ứng dụng và nhiều lý do khác Do vậy việc tích tụ ruộng đất, liên kết giữa các ND với nhau và giữa ND với doanh nghiệp giúp tăng quy mô sản xuất, tạo ra những CĐL, nhờ vậy những thành tựu KHCN có điều kiện được áp dụng trên diện rộng mới phát huy hết công suất của công nghệ, từ đó tạo ra nông sản có chất lượng cao và đồng đều hơn Do vậy, phát triển NNCNC đòi hỏi phải được quy hoạch thành khu NNCNC, vùng NNCNC

Đất đai thuộc sở hữu của các chủ thể sản xuất đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các nguồn lực, vì tất cả các hoạt động phát triển NNCNC đều dựa trên nền đất Đất đai bằng phẵng, rộng lớn, màu mỡ của các chủ thể sản xuất lớn hoặc dồn đổi tích tụ tạo quy mô đủ lớn s thuận lợi cho phát triển NNCNC bởi tính quy mô phải đáp ứng công suất ứng dụng của công nghệ; chủ thể sẵng sàng hợp tác, liên kết để nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao CNC phục vụ phát triển nông nghiệp

* Nguồn nhân lực: Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là chủ thể chính

của mọi hoạt động Hiện nay khi các nguồn lực cho sự phát triển trở nên ngày càng khan hiếm thì nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển sản xuất, liên quan mật thiết và chi phối những yếu tố khác

Xem xét về ảnh hưởng nguồn nhân lực cho phát triển NNCNC, thực chất là đề cập đến số lượng và chất lượng lao động của các chủ thể: ND, DN, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, đặt trong mối quan hệ so sánh với các yêu cầu cho phát triển NNCNC

* hả n ng tài ch nh: Phát triển NNCNC đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn

không chỉ đầu tư cho hạ tầng cơ sở, mà cả vốn đầu tư cho công nghệ và vốn đầu tư cho sản xuất; vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn cho phát triển NNCNC rất lớn

Khả năng tài chính bao gồm nguồn vốn kinh doanh và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay Tiếp cận vốn vay phụ thuộc vào khả năng chi trả các khoản vay trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án sản xuất kinh doanh cũng như nguồn tài sản đảm bảo cho khoảng vay đó Khả năng tài chính càng tốt thì nguồn vốn cung ứng cho hoạt động sản xuất NNCNC càng dồi dào Một nhân tố khác đòi hỏi ND ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp phải tham gia liên kết chuỗi sản xuất, khi đó ND dễ dàng tiếp cận vốn hơn thông qua sự bảo lãnh của DN liên kết hoặc nhà nước Phát

Ngày đăng: 03/07/2024, 10:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w