1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 7 kì 2 sách cánh diều soạn chi tiết để dạy

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Ngày soạn:Ngày dạy:

TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ(Tiết 58,59,60)

I LÍ THUYẾT1 Truyện ngụ ngôna Khái niệm

Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần Mượn

chuyện loài vật, cây cỏ, con vật hoặc chuyện về chính con người để kín đáo nói chuyện con người.Truyện nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống

b Đặc trưng của truyện ngụ ngôn

- Mỗi truyện thường trình bày một hoặc một số sự kiện với mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống hay làm sáng tỏ bài học triết lý, luân lí.

- Hầu hết các truyện ngôn cốt truyện đơn giản, ít tình tiết Kết cấu củatruyện ngụ ngôn thường có 2 phần: Phần cụ thể (truyện kể) và phần trừutượng (lời quy châm: ý niệm được rút ra từ truyện).

- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất đa dạng Nhân vật có thể là loài vật, conngười hoặc những bộ phận trên cơ thể con người

- Truyện ngụ ngôn sử dụng phúng dụ (lối nói bóng gió, ám chỉ, ngụ ý) nhưmột thủ pháp đặc trưng để biểu đạt nội dung mà người nói không muốntrình bày trực tiếp Vì thế có thể xem mỗi chuyện ngụ ngôn là một ẩn dụlớn.

c Những lưu ý khi đọc hiểu truyện ngụ ngôn

- Đọc kĩ văn bản để xác định chủ đề của truyện;- Nhận diện hình tượng nhân vật chính;

- Phân tích đặc điểm nhân vật, các sự việc tiêu biểu, tình huống truyện đểtừ đó lĩnh hội tư tưởng, thông điệp được gửi gắm qua Vb, đánh giá đượcbài học nhận thức, luân lí ngụ ý trong truyện.

- Liên hệ, rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân

2 Tục ngữa Khái niệm:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hìnhảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

Trang 2

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

b Đặc trưng

- Tục ngữ là sản phẩm trực tiếp từ những kinh nghiệm thực tiễn của nhândân, là biểu hiện sinh động của tính ứng dụng, thực hành - một đặc trưngtiêu biểu của văn học dân gian.

- Tục ngữ được đúc kết trong những câu nói ngắn gọn, hoàn chỉnh về mặtngữ pháp với cấu trúc đối xứng Đó là những lời nói có vần, nhịp với cáchnói giàu hình ảnh.

- Tục ngữ đề cập đến nhiều lĩnh vực đời sống, là bản tổng kết kinh nghiệmcủa nhân dân về các hiện tượng tự nhiên, lao động sản xuất, về thế giớiquan, nhân sinh quan, về gia đình và xã hội Mỗi câu tục ngữ luôn diễn đạttrọn vẹn một kinh nghiệm, một nhận thức của nhân dân.

c Cách đọc hiểu văn bản tục ngữ

- Xác định số lượng tiếng, kiểu vần, cách ngắt nhịp trong câu tục ngữ.- Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu tục ngữ.- Từ việc xác định đặc điểm về hình thức, người đọc rút ra được ý nghĩa,bài học kinh nghiệm được gửi gắm thông qua các câu tục ngữ đó.

- Đặt câu tục ngữ vào ngữ cảnh phù hợp khi sử dụng.

II LUYỆN TẬPĐề 1

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châuchấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng mộthạt ngô để tha về tổ Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làmviệc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thíchcùng tớ đi!” Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ănđể dự trữ cho mùa đông sắp tới Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châuchấu ạ” “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa” Châu chấu mỉamai Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh,nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châuchấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì

Trang 3

đói và rét Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với mộttổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1 Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A Truyện ngụ ngôn B Truyện đồng thoại

C Truyền thuyết D Thần thoại.

Câu 2 Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.B Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.

C Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.D Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 3 Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.B Trò chuyện và đi chơi thoả thích.

C Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.

D Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.

Câu 4 Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A Chỉ nguyên nhân B Chỉ thời gian.

C Chỉ mục đích C Chỉ phương tiện.

Câu 5 Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A Kiến không thích đi chơi.B Kiến không thích châu chấu.

C Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông D Kiến không muốn lãng phí thời gian.

Câu 6 Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu

người nào trong cuộc sống?

A Những người vô lo, lười biếng.B Những người chăm chỉ.

Trang 4

C Những người biết lo xa

D Những người chỉ biết hưởng thụ.

Câu 7 Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.B Kiến chăm chỉ, biết lo xa.

C Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.D Được mùa ngô và lúa mì.

Câu 8 Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A Không còn sức để làm.B Không có sức khỏe.C Yếu đuối.

Câu 9: HS nêu được : - Em sẽ nghe theo lời kiến

- Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

Câu 10: Bài học rút ra:

- Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi,lười biếng.

- Biết nhìn xa trông rộngĐề 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

- BÒ VÀ ẾCH

Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của

mình Thỉnh thoảng ếch lại sóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồnbay ngang qua rồi nhai top tép Nó rất thỏa mãn Khi nói nhìn lênđồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt vào tầm mắt

"Con vật kia mới to làm sao chứ?", cô em út của ếch há hốc miệngnhận xét.

"Em nghĩ thế thật à?" - Ếch hỏi "Anh cũng có thể tự biến mìnhthành to lớn như thế", và nó phình ngực lên hết cỡ

Trang 5

"Con bò vẫn lớn hơn nhiều: - Cô em út nói.

"Ái chà vậy thì anh sẽ biến lớn hơn nữa" - Con ếch ngu ngốc bèn

huyênh hoang Và nó phình to ra, hình to ra, dãn hết bộ da cho đếnkhi nó đã căng hết cỡ.

"Con bò vẫn lớn hơn nhiều" Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợngười anh lớn sẽ tức giận.

"Anh có thể biến thành to, hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế",con ếch giận dữ hét lên Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi -bụp một tiếng to nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch.

(Trích Ngụ ngôn Aesop, Fukvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Vănhọc)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A Truyện ngắn B Truyện ngụ ngôn B Truyện truyền thuyết D Truyện cổ tích

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là:

A bò B cô ếch út C chuồn chuồn D ếchCâu 3: Việc gì khiến ếch tự thấy thỏa mãn?

A Ếch ngồi trên một hòn đá giữa aoB Ếch ngồi cùng các chị em của mình

C Ếch bắt con chuồn chuồn một cách dễ dàng

D Ếch ngồi nhìn lên đồng cỏ

Câu 4: "Em nghĩ thế thật à?" - Ếch hỏi "Anh cũng có thể tự biến mìnhthành to lớn như thế", và nó phình ngực lên hết cỡ Chi tiết này cho thấysuy nghĩ, thái độ nào của ếch?

A Ngạc nhiên vì con bò to và nghĩ rằng mình không thể biến to được nhưnó

B Tin chắc là con bò to và nghĩ rằng mình không thể biến to được như nóC Không tin là con bò to và nghĩ rằng mình có thể biến thành to lớn như

D Tin là con bò to và nghĩ rằng mình có thể biến thành to lớn hơn thếCâu 5: Hành động phình to hết cỡ của con ếch tới ba lần thể hiện điều gì

về tính cách của nhân vật này?

A Tự tin và hiểu rõ về sức mạnh về bản thân của mình

B Hiếu thắng và ảo tưởng về sức mạnh về bản thân của mình

Trang 6

C Khiêm tốn và hiểu rõ về sự hạn chế của bản thân mìnhD Khiêm nhường và tôn trọng những người xung quanh

Câu 6: Vì sao con ếch lại nhận một kết cục như vậy (nổ banh xác)?A Vì con ếch quá tự ti, nhút nhát

B Vì con ếch quá thụ động, rụt rèC Vì con ếch quá can đảm, tự tinD Vì con ếch quá tự mãn, ảo tưởng

Câu 7: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để xây dựng các nhân vậttrong truyện là:

A so sánh, đối chiếu B liệt kê, miêu tảC nhân hóa, ẩn dụ D phóng dụ, nhân hóaCâu 8: Bài học ứng xử được gửi gắm qua câu chuyện trên là?

A Nên giữ vững lập trường trước lời nói của người khác

B Nên hiểu rõ những hạn chế của bản thân để ứng xử phù hợp C Nên tự tin để thể hiện năng lực của bản thân mình

D Nên chủ động thể hiện sức mạnh của mình trước mọi người

Câu 9: Theo em nhân vật con ếch trong truyện tượng trưng cho kiểu ngườinào trong xã hội? Hãy đưa ra lời khuyên của em cho những người nhưthế (trả lời 3-5 dòng, có sử dụng cách nói giảm, nói tránh)

Câu 10: Có ý kiến cho rằng nhân vật con ếch trong truyện vừa đáng tráchnhưng cũng vừa đáng thương Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vìsao?

* Dự kiến sản phẩm:

Câu 9: HS có thể đưa ra các ý kiến khác nhau nhưng cần hợp lí và thuyết

phục, đảm bảo 2 nội dung trả lời, ví dụ:

- Nhân vật con ếch trong truyện tượng trưng cho những người luôn tựmãn về bản thân, hiếu thắng và ảo tưởng về sức mạnh của mình.

- Lời khuyên: hãy luôn sống khiêm nhường, tỉnh táo và nhìn nhận đúnggiá trị của bản thân mình, đặc biệt cần biết được năng lực và hạn chế củabản thân để có những ứng xử phù hợp

Câu 10: HS có thể đưa ra ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý song cần lí

giải ý kiến của mình một cách phù hợp, thuyết phục Ví dụ: đồng ý vìnhân vật con ếch trong truyện đáng trách vì quá tự mãn, quá hiếu thắng vàvô cùng ảo tưởng về khả năng của bản thân nhưng cũng đáng thương vìphải chịu một kết cục bi thảm chỉ vì một những lời nói rất vô tư, bình

Trang 7

thường của cô ếch út và cho đến cuối cùng cũng chưa biết lí do mình phảimất mạng

ĐỀ SỐ 3

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

THẦY BÓI XEM VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói1 ngồi nói chuyện gẫu2 với nhau Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra thế nào.Chợt nghe người ta nói có voi đi ngang qua voi đi qua, năm ông thầy bóichung nhau tiền biếu người quản voi3, xin cho voi dừng lại để cùng xem.Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ tai, thầy thì sờđuôi.

Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau Thầy sờ vòi của voi bảo:

- Ttưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa Thầy sờ ngà voi thì lại phán:

- Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn4 Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè cái quạt thóc5 Thầy sờ chân voi cãi:

- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói sai cả Chính nó tua tủa6 như cái chổi sể7 cùn

Năm ông, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành xa xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

(In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn,

Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003).

*Câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của văn bản.

Câu 2 Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào? Điểm đặc biệt của

năm ông thầy bói trong văn bản.

Câu 3.Hãy nêu cách thầy bói xem voi và phán về voi Thái độ của các thầy

bói khi phán về voi như thế nào?

Câu 4 Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật, mỗi thầy đã nói được một bộ

phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này Sai lầm củahọ là ở chỗ nào?

Câu 5 Truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" cho ta bài học gì?

Trang 8

*Câu hỏi viết đoạn: Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em

về việc biết lắng nghe ý kiến của người khác.

Gợi ý

Câu 1:- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

-Thể loại: Truyện ngụ ngôn.

- Cách các thầy bói xem voi:

+ Vì mù nên họ không thấy được cả con voi mà mỗi người chỉ sờ được mộtbộ phận của voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả về voi.

+ Khi họ phán về những bộ phận của voi mà họ sờ được đều rất đúng, họ đã dùng lối so sánh ví von để diễn tả về bộ phận mà họ đã sờ được Để tả về voi như cái chổi sể cùn, như con đỉa, như cái cột đình, như cái quạt thóc.

- Thái độ của các thầy khi phán về voi:

+ Ai cũng quả quyết ý kiến của mình là đúng, không chấp nhận ý kiến của người khác.

+ Tranh cãi quyết liệt, cuối cùng dẫn đến xô xát đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Câu 5:

+ Truyện giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộcsống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.

+ Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ, cố chấp cho mình là đúng.

Trang 9

+ Muốn đánh giá một sự việc hiện tượng được chính xác cần phải có sự kếthợp nhiều yếu tố tai nghe, mắt thấy

*Câu hỏi đọc hiểu: HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài:

*Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc

lỗi chính tả, ngữ pháp; hành văn trong sáng, trôi chảy.

*Nội dung:

- MĐ: Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự lắng nghe trong cuộc

- TĐ:

+ Giải thích: Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một

cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì họ tiếp nhận.

+ Ý nghĩa:

*Trong công việc: Lắng nghe giúp ta học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu

tâm tư tình cảm, tính cách, sở thích, thói quen của đồng nghiệp, kháchhàng, đối tác và những người xung quanh; đối với các nhà lãnh đạo, kỹnăng lắng nghe sẽ giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, tạo được sự gắnkết và tăng hiệu quả làm việc.

*Trong cuộc sống: Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp củabạn đối với những người xung quanh, xây dựng và phát triển quan hệ; lắngnghe giúp con người hiểu nhau để thân thiết, gắn bó và tin tưởng hơn.

*Dẫn chứng về sự lắng nghe: Học sinh trong giờ học tập trung lắngnghe giáo viên giảng bài để hiểu bài và nắm vững kiến thức của bài giảng.

(Học sinh tự lấy dẫn chứng từ đời sống thực tế hàng ngày hoặc trên sáchbáo )

+ Bài học nhận thức và hành động: Trong cuộc sống, sự lắng nghe

có vai trò rất quan trọng Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu đó là điều quantrọng trong cách hoàn thiện nhân cách cá nhân, xã hội, tạo nên những giátrị to lớn trong cuộc sống, văn hóa.

- KĐ: Khái quát, khẳng định lại vai trò ý nghĩa quan trọng của sự lắng

nghe trong cuộc sống.

Trang 10

Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi Thỏ trả lời:- Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạnhay sao.

Rùa mỉm cười:

- Không cần nhiều lời Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.

Thế là trường đua được vạch ra Con cáo làm trọng tài Nó hú ba tiếnglà cuộc thi bắt đầu.

Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất Con rùa cứ chậm chạp bước theo.Các thù khác ở dọc đường cổ võ1.

Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét Đợimột lúc mà rùa vẫn chưa tới Thỏ vừa thiêm thiệp vừa lẩm bẩm:

- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này Khi trời mát xuống, ta sẽ chạy tiếpcũng chẳng muộn gì!

Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành Một lúc sau,con rùa ì ạch bò tới.

Nó bò qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối Tiếng reohò náo nhiệt.

Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vàorừng.

(158 Truyện ngụ ngôn Aesop, Phan Như

*Câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản.Câu 2: Đề tài của văn bản trên là gì?

Câu 3: Xác định nhân vật, không gian, thời gian, tình huống của truyện?Câu 4: Em hãy lí giải vì sao con rùa chạy chậm hơn mà lại chiến thắng thỏ

trong cuộc thi chạy?

Câu 5: Câu chuyện trên đem đến cho chúng ta bài học gì?

*Câu hỏi viết đoạn: Sau khi đọc truyện Thỏ và rùa, một số bạn cho rằng,

việc rùa thắng thỏ là khó xảy ra trong thực tế (nếu không phải vậy thì đãchẳng có câu: “chậm như rùa”) Các bạn khác lại cho rằng việc rùa thắngthỏ là xứng đáng và rất thuyết phục Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?(Trả lời dưới hình thức một đoạn văn dài 5-7 câu)

*Câu hỏi viết bài: Người ta có thể rút ra nhiều bài học khác nhau từ một

truyện ngụ ngôn Hãy làm sáng tỏ điều đó qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồiđáy giếng và Thầy bói xem voi.

GỢI Ý

Trang 11

*Câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Ngôi kể: ngôi thứ ba.

Câu 2: Đề tài: Thất bại và sự kiêu ngạo, chủ quan.Câu 3:

- Nhân vật: thỏ và rùa (loài vật).

- Không gian: Trong khu rừng, nơi có nhiều loài vật sinh sống.- Thời gian: Ngày xưa (không xác định cụ thể).

- Tình huống truyện: Bị thỏ chê là chậm chạp, rùa thách thỏ chạy thi trước sự chứng kiến của bá thú Thỏ ỷ mình chạy nhanh, xem thường đôí thủ nên thua cuộc; rùa chăm chỉ chạy hết sức mình nên đã chiến thắng.

ác yếu tố mang đặc điểm của truyện ngụ ngôn.

Câu 4: Con rùa chạy chậm hơn mà lại chiến thắng thỏ trong cuộc thi chạy

Câu 5: Bài học rút ra từ câu chuyện:

- Sự chăm chỉ, cần mẫn, tự tin có thể làm nên chiến thắng Chậm màchắc, tự biết sức mình còn hơn nhanh mà ỷ lại, kiêu ngạo; cần phảibiết người, biết ta.

*Câu hỏi viết đoạn: Gợi ý: Bình luận về hai ý kiến:

+ Ý kiến thứ nhất: việc đồng nhất nhân vật thỏ, rùa trong truyện ngụ ngôn(thường được hư cấu, phóng đại,…) với hình ảnh thỏ, rùa ngoài đời thực làsai lầm.

+ Việc cho rằng rùa thắng thỏ là “xứng đáng và rất thuyết phục” nhưng lại

không nói rõ trong truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa hay trong đời thực là

không chặt chẽ; không đưa ra lí lẽ, bằng chứng nên chưa thuyết phục.

+ Kết luận có thể đưa ra theo hướng: Đồng tình với ý kiến thứ hai nhưngđưa ra thêm lí lẽ, bằng chứng và diễn đạt sao cho chặt chẽ hơn.

*Câu hỏi viết bài: a Mở bài:

– Người xưa thường gửi gắm vào truyện ngụ ngôn những bài học có ýnghĩa nhân sinh sâu sắc

– Ý nghĩa khái quát vẫn là tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn.

Trang 12

b Thân bài:

– Chứng minh bằng một số truyện ngụ ngôn đã học.

+ Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

– Tóm tắt nội dung.

– Ý nghĩa: Mượn chuyện loài vật để kín đáo, bóng gió nói đến chuyệnloài người Phê phán cách nhìn đời thiển cận, chủ quan và nêu ra tác hạikhông thể tránh khỏi của cách nhìn ấy.

+ Truyện Thầy bói xem voi:

– Tóm tắt nội dung.

– Ý nghĩa: Không dừng ở mức chế giễu để chọc cười, mua vui mà chủ yếu là phê phán cách tìm hiểu, nhận thức về sự vật sơ sài, phiến diện, dẫn đến cách đánh giá chủ quan sai lầm Đồng thời chỉ trích những kẻ hiểu biếtnông cạn lại hay làm ra vẻ thông thái.

c Kết bài:

– Truyện ngụ ngôn Việt Nam chứa đựng ý nghĩa giáo dục rất thâm thuý

– Đọc ngụ ngôn để soi mình và tự sửa mình cho hoàn thiện hơn.

ĐỀ SỐ 5: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi- Đói cho sạch, rách cho thơm

a Ý nghĩa câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”:

+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch, sống sạch, dù rách vẫn phải thơmtho.

+ Nghĩa bóng: dù rơi vào bất kì hoàn cảnh khó khăn nào vẫn phải sốngtrong sạch, lương thiện.

âu tục ngữ giáo dục con người về lòng tự trọng, khuyên con người phảisống ngay thẳng không bao giờ được làm liều ngay cả khi khó khănthiếu thốn.

- Ý nghĩa câu tục ngữ: Chết trong còn hơn sống đục

+ Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại.

Trang 13

ĐỀ SỐ 6: Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi

1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.2 - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn3 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

a Giải thích nghĩa của câu tục ngữ trên, Xác định biện pháp tu từ được sửdụng

b Tìm những câu tục ngữ cùng chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.

* Ý nghĩa câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên

 Đề cao vai trò của người thầy trong việc thành công của mỗi người.Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng Thầy giỏi, có

phương pháp dạy học tốt thì trò sẽ mau tiến bộ Thực tế giáo dục đã chứng minh điều này

* Ý nghĩa câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn

- Việc học bạn để mở mang tri thức là vô cùng cần thiết.khi Nhiều ngườithành đạt nhờ học được kinh nghiệm từ những người bạn giỏi

Vậy phải hiểu: Học thầy chẳng tày học bạn có nghĩa: Học thầy là rất quantrọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa Hiểu như vậy, hai câu tục ngữtrên không hề loại trừ nhau

* Ý nghĩa câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Khuyên nhủ về lẽ sống: khi được hưởng thành quả thì cần ghi nhớ công ơncủa người đã tạo ra thành quả.

Trang 14

+ Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa

như trút.

+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối+ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

+ Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

+ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

ĐỀ SỐ 7: Đọc ngữ liệu, thực hiện yêu cầu và ghi đáp án vào vởTỤC NGỮ VIỆT NAM

(Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - NXB Văn hóa, 1995)

1 Học một biết mười.

2 Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.3 Học khôn đến chết, học nết nết đến già.4 Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.5 Học chẳng hay, cày chẳng biết.

6 Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.7 Học chẳng hay, thi may thì đỗ.8 Học như gà bới vách

9 Học thầy học bạn vô hạn phong lưu.

Câu 1: Những nhận xét nào đúng với đặc điểm hình thức của các văn bảntrên?

(1) Ngắn gọn, hàm súc (2) Giàu vần điệu, đối xứng

(3) Bố cục rõ ràng, cân đối (4) Ví von, giàu hình ảnh

A 1,2,3 B 1,2,4 C 2,3,4 D.1,3,4Câu 2 Câu tục ngữ "Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi" gồm mấy vế?A Một vế B Hai vế C Ba vế D Bốn vếCâu 3 Câu tục ngữ "Học chẳng hay, cày chẳng biết" gieo vần gì?

Trang 15

A Vần cách B Vần chân C Vần liền D Không gieovần

Câu 4 Đề tài chung của các câu tục ngữ trên là:A Vai trò của việc học thầy, học bạn

B Vai trò, ý nghĩa, kinh nghiệm học tập

C Vai trò của sự kiên trì nhẫn nại trong học tậpD Vai trò của phương pháp học tập hiệu quả

Câu 5 Dòng nào phù hợp với nội dung câu tục ngữ "Học chẳng hay, thi maythì đỗ"

A Lúc học thì dốt, nhưng do may mắn thì thi đỗ

B Lúc học thì chăm chỉ, nhưng kém may mắn khi thi cửC Lúc học thì rất giỏi, nhưng khi thi cử lại trượt

D Lúc học thì lười biếng, nhưng khi thi cử thì đỗ

Câu 6 Câu tục ngữ "Học khôn đến chết, học nết nết đến già" khuyên con

người ta điều gì?A Khuyên con người

B Khuyên con người không ngừng tu dưỡng đạo đứcC Khuyên con người không ngừng cố gắng làm việc

D Khuyên con người không ngừng học tập hoàn thiện bản thân

Câu 7 Câu tục ngữ nào sau đây phê phán sự lười nhác trong học tập và laođộng?

A Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.B Học chẳng hay, cày chẳng biết.

C Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.D Học chẳng hay, thi may thì đỗ.

Câu 8 Ý nghĩa ẩn dụ của câu tục ngữ "Dao có mài mới sắc, người có họcmới nên" là gì?

A Muốn tài giỏi thì phải chịu khó mài dao sắc và học hànhB Muốn tài giỏi thì phải năng cắp sách đến trường đi họcC Muốn thành công thì cần chịu khó học tập và rèn luyệnD Muốn thành công thì phải chịu khó lao động và học nghề

Câu 9 Có ý kiến cho rằng câu tục ngữ "Luyện mãi thành tài, miệt mài tấtgiỏi" chưa hẳn đã đúng vì nhiều người rất chăm chỉ, miệt mài học tập nhưng

không thể tài giỏi Ý kiến của em như thế nào? (trả lời 3-4 dòng)

Câu 10 Trong các câu tục ngữ trên, em thấy câu tục ngữ nào cho em bàihọc hữu ích nhất? Vì sao? (trả lời thành đoạn văn 5-7 dòng)

Trang 16

- Câu tục ngữ "Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi" rất đúng muốn khuyên

mỗi người: muốn trở thành người tài giỏi thì nên chăm chỉ rèn luyện bảnthân và thường xuyên nỗ lực học tập; đồng thời câu tục ngữ cũng là lờiđộng viên, cổ vũ tinh thần học tập cho mỗi chúng ta.

- Câu tục ngữ chưa hẳn đã đúng vì trên thực tế có nhiều người rất chămchỉ, nỗ lực học tập và rèn luyện song chỉ đạt hiệu quả nhất định, không thểtrở thành người tài giỏi, không đạt được thành quả như mong muốn.

Câu 10 HS có thể chọn câu tục ngữ mang đến bài học bổ ích cho bản thân

nhưng cần trình bày thành đoạn văn (5-7 dòng) đảm bảo yêu cầu:- Chỉ rõ đó là câu tục ngữ nào.

- Câu tục ngữ đó có nội dung ý nghĩa như thế nào?

- Bài học bổ ích mà câu tục ngữ đó mang đến cho bản thân em là gì?

1 Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Phân tích đặc điểm nhân vật là nêu lên nhận xét về các đặc điểm của nhânvật và làm sáng tỏ các đặc điểm ấy thông qua 6 yếu tố:

- Lai lịch, hoàn cảnh sống- Ngoại hình

- Hành động, cử chỉ- Lời nói

- Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc

- Mối quan hệ với các nhân vật khác, những nhận xét của các nhân vậtkhác hoặc tác giả về nhân vật đó.

Trang 17

2 Đặc điểm của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụngôn

- Giới thiệu được nhân vật trong văn bản;

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật qua các phương diện: lailịch (xuất thân), ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,cảm xúc, mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác,…dựa trên bằngchứng trong tác phẩm; đưa ra những nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm xúccủa mình về các đặc điểm của nhân vật;

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả dân gian;- Nêu được bài học được gợi ra từ nhân vật.

2 Quy trình làm bàiBước 1: Chuẩn bị

- Xác định nhân vật phân tích:

+ Nhân vật em lựa chọn để phân tích: ……….+ Nhân vật của truyện: ………+ Tóm tắt về truyện đó: - Nhân vật em lựa chọn có những đặc điểm:

+ Đặc điểm thứ nhất: + Đặc điểm thứ hai:

Lưu ý: Các đặc điểm nhân vật có thể xem xét trên các phương diện: lailịch, hoàn cảnh sống; ngoại hình; hành động, cử chỉ; lời nói; suy nghĩ,tình cảm, cảm xúc: trong mối quan hệ với các nhân vật khác

- Rút ra các đặc điểm của nhân vật đó

- Nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện: - Bài học từ nhân vật gợi ra là:

*Bước 2: Tìm ý, lập dàn ýa Tìm ý:

- Đọc lại truyện, chú ý những chi tiết liên quan đến nhân vật.

- Trả lời được các câu hỏi:

+ Truyện viết về sự kiện gì? Ai là nhân vật chính?

+ Nhân vật chính là người như thế nào ( Nêu đặc điểm của nhân vật vàbiểu hiện cụ thể)

Trang 18

+ Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật ( Nêu lên những cảm xúc, suynghĩ về đặc điểm nhân vật)

b Lập dàn ý

* Bố cục: 3 phần (MB - TB - KB).* Nội dung:

Mở bài:

- Giới thiệu truyện và nhân vật cần phân tích

- Nêu ý kiến, ấn tượng chung về đặc điểm của nhân vật.

Lí lẽ

(những lí giải về đặcđiểm của nhân vật)

Bằng chứng

(những chi tiết, sự việctrích dẫn từ văn bản)

Đặc điểm 1Đặc điểm 2Đặc điểm…

- Rút ra các đặc điểm của nhân vật đó: - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Kết bài:

- Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật.- Rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân.

*Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý đã chuẩn bị, bám sát dàn ý viết các phần, trong phần thân bài viếtthành các đoạn và làm nổi bật đặc điểm của nhân vật Khi viết bài em cầnlưu ý:

- Hình thức: các câu trong đoạn cần phải có sự liên kết chặt chẽ, để làmnổi bật các đặc điểm về nhân vật.

- Nội dung:

+ Để những nhận xét về nhân vật thuyết phục và có giá trị, cần dựa trêncác sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật trong câu chuyện,

Trang 19

+ Khi triển khai bằng chứng, tránh kể lại truyện; chú ý nêu và phân tích ýnghĩa của bằng chứng.

+ Tìm ra bài học gợi ra từ nhân vật đã phân tích.

*Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

Sau khi viết xong bài cần xem lại và chỉnh sửa bài viết theo bảng kiểmsau:

BẢNG KIỂM BÀI VIẾT

Phân tích đặc điểm nhân vậttrong truyện ngụ ngôn

Yêu cầu

- Giới thiệu chung, tóm tắt, nêu ý nghĩa của câuchuyện.

- Nhân vật em lựa chọn để phân tích đặc điểm:+ Đặc điểm thứ nhất:

+ Đặc điểm thứ hai:

Lưu ý: Các đặc điểm nhân vật có thể xem xét trêncác phương diện: lai lịch, hoàn cảnh sống; ngoạihình; hành động, cử chỉ; lời nói; suy nghĩ, tìnhcảm, cảm xúc: trong mối quan hệ với các nhân vậtkhác

- Rút ra các đặc điểm của nhân vật

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trongtruyện:

II LUYỆN TẬP

Đề 1: Em viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật ông bố trongtruyện ngụ ngôn dưới đây:

Trang 20

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

Một ông lão làm ruộng có bốn người con trai Một hôm ông gọi cả bốnngười lại trước một cái bàn, trên để một bó đũa và một túi bạc Ông bảorằng:

- Hễ ai trong các con bẻ được bó đũa này thì ta cho túi bạc.Bốn người con mỗi người thử một lượt, không ai bẻ được.

Ông già bèn cởi bó đũa ra, bẻ từng chiếc một, thì bẻ gãy như chơi Các connói rằng:

- Nếu bẻ từng cái một, chẳng khó gì cả.Người cha từ tốn bảo:

- Này các con, bây gừi các con đã hiểu rằng: Muốn có sức mạnh phải đoànkết Khi ta chết rồi, các con phải nhớ đến chuyện bó đũa này Các con phảithương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau, thì mới đủ sức đối với người ngoài.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam TruyenDanGian.Com)

-Gợi ýMở bài:

- Giới thiệu truyện và nhân vật cần phân tích: “Câu chuyện bó đũa” vànhân vật ông bố là nhân vật chính.

- Nêu ý kiến, ấn tượng chung về đặc điểm của nhân vật ông bố: Là ngườirất thông minh, dạy con mình qua một câu chuyện đầy ý nghĩa nhưng lạidễ hiểu.

Thân bài:

- Tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa của truyện:

+ Ông bố gọi 4 người con đố ai bẻ được bó đũa sẽ được thưởng Không aibẻ được cả và ông lấy bó đũa bẻ gãy từng chiếc và dặn các con phải yêuthương, đoàn kết với nhau,

+ Đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những

thông điệp thú vị qua Câu chuyện bó đũa Qua đó, người đọc rút ra một

bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với conngười Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt,gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau

- Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật ông bố:

Trang 21

đặc điểmcủa nhân

(những lí giải về đặc điểmcủa nhân vật)

(những chi tiết, sự việc tríchdẫn từ văn bản)

Đặc điểm 1 người cha là một người hếtmực thương yêu, quan tâm,lo lắng cho con cái

người cha gọi các con lại đểgiáo dục con mình Người chaấy hẳn lúc nào cũng đau đáunỗi lo sợ con cái mình sẽkhông biết thương yêu nhau.Đặc điểm 2 dạy dỗ con cái một cách

thông minh, khéo léo

Ông không chọn cách giáo dục"đao to búa lớn" mà nhẹ nhàngkhuyên răn từ câu chuyện vềbó đũa Với cách giáo dục này,thông điệp về đoàn kết, đùmbọc càng trở nên thấm thía hơn=> Như vậy, trong "Câu chuyện bó đũa", người cha là một người hết mực thương yêu, quan tâm, lo lắng cho con cái và đã dạy dỗ con cái một cách thông minh, khéo léo Người cha trong truyện quả đáng là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta - những ai đã, đang và sẽ là cha, là mẹ.

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả dân gian:

Cách kể chuyện nhẹ nhàng, các nhân vật được thể hiện qua hành động và lời nói; kết cấu truyện đơn giản, bài học tự nhiên, thấm thía

Đề 2: Phân tích nhân vật Dơi trong truyện ngụ ngôn sau:

DƠI, LOÀI CHIM VÀ LOÀI THÚ (Ê- dốp)

Trang 22

Bay ngang chỗ Dơi treo Chim gọi:- “Này, nhanh lên, đi với bọn tao…”Lắc đầu, Dơi đáp tào lao:

- “Tớ là Thú chứ, làm sao đi cùng!”Đến lượt Thú trong rừng qua đấyChúng nhìn lên cũng vẫy gọi to:- “Đi thôi, tất cả đang chờ ”

- “Tớ là Chim chứ”, Dơi ta đáp lời.Phút cuối cùng hai loài hoà hoãnHoà bình được cứu vãn, quá hay!Cùng Chim, Dơi có mặt ngay

Muốn chia vui, cũng vỗ tay rầm trờiChim quá ghét tức thời đuổi cổDơi quay sang cùng Thú liên hoanThú càng tức, tống khỏi bàn

Không chuồn nhanh chắc xương tan, thịt dừ.

(Nguồn: 200 truyện ngụ ngôn Ê-dốp dịch thành thơ song thất lục bát,

Ngọc Châu, NXB Thế giới, 2019)

Gợi ýMở bài:

- Giới thiệu truyện và nhân vật cần phân tích: “Dơi, loài Chim và loài Thú”và nhân vật Dơi.

- Nêu ý kiến, ấn tượng chung về đặc điểm của nhân vật Dơi: Là người không có chính kiến, cơ hội, hai mặt, là nhân vật đáng phê phán

Thân bài:

- Giới thiệu về Ê- dốp: Ông là nhà ngụ ngôn lừng danh thời cổ đại Hàngnghìn truyện ngụ ngôn Ê-dốp được lưu truyền đến ngày nay và rất nhiềucâu chuyện ngụ ngôn của ông nổi tiếng trên thế giới bằng nhiều ngôn ngữkhác nhau Đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, hàmchứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị bằng giọng văn nhẹ nhàng, hómhỉnh.

- Tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa của truyện:

Trang 23

+ Họ hàng Chim và Thú cãi vã nhau kịch liệt Khi hai bên dàn quân chuẩn bị đánh nhau, Dơi lưỡng lự chẳng biết theo bên nào Chim bay ngang chỗ Dơi đậu và bảo đi theo họ thì Dơi nói mình là Thú Khi Thú mời gọi theo thì Dơi lại nói mình là Chim Cuối cùng hai bên cũng dàn hòa, và không cóđánh nhau Dơi đến và bảo muốn tham gia ăn mừng cùng Chim nhưng bị Chim đuổi khiến Dơi phải bay đi Dơi bèn đến chỗ Thú, nhưng cũng chẳngđược niềm nở tiếp đón

+ Đề cao vai trò vì bạn bè trong hoàn cảnh nguy nan, khốn khó, sống

không được hai mặt qua Dơi, loài Chim và loài Thú Qua đó, người đọc

rút ra một bài học sâu sắc khi bạn bè có biến cố không hết mình và sốnghai mặt thì không bao giờ có ai chấp nhận

- Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật Dơi:

Ý kiến vềđặc điểmcủa nhân

Lí lẽ

(những lí giải về đặcđiểm của nhân vật)

Chim và Thú cãi vã và chuẩn bịđánh nhau Cả hai bên đều cần lựclượng và mong muốn Dơi về phemình Dơi đều tìm những lí do để

từ chối: Tớ là Thú chứ, Tớ làChim chứ Tức là không muốn

chia sẻ cùng Chim hoặc Thú khihọ gặp biến cố.

Đặc điểm 2 Khi có tiệc mừng, Dơitìm đến để nhằm đượcchia phần

Khi cả Chim và Thú dàn hòa, họtổ chức ăn mừng thì Dơi có mặt

ngay Chim đuổi cổ Dơi lại đếnchỗ Thú cũng bị tống khỏi bàn.

Không ai chơi cung với kẻ chỉnghĩ đến bản thân mình được lợi,không vì người khác.

=> Như vậy, trong câu chuyện “Dơi, loài Chim và loài Thú”", nhân vật Dơi có tính xấu: không vì người khác để hi sinh, khi có lợi nhanh chóng thích nhận phần Đây là tính cách đáng phê phán, cần loại bỏ.

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ê- dốp:

Trang 24

Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng nhân vật bằng nghệ thuật nhân hóa Các đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua hành động và lời nói; xây dựng tình huống truyện gay cấn, bài học tự nhiên, sâu sắc

Tiết 64,65,66NÓI VÀ NGHE

KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔNI LÍ THUYẾT

1 Khái niệm: Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để

kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc

Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài

2 Yêu cầu chung: Để kể lại một truyện ngụ ngôn, cần:

- Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với cácyếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mìnhsinh động hơn

- Lập dàn ý cho bài kể

- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc;biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhậnđạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.- Đảm bảo thời gian theo quy định

3 Quy trình bài nói

- B1: Chuẩn bị

- B2: Tìm ý và Lập dàn ý- B3: Nói và nghe

- B4: Kiểm tra và chỉnh sửa

II LUYỆN TẬP

Trang 25

Kể lại truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

BÀI NÓI THAM KHẢO

Truyện ngụ ngôn là kho tàng những bài học nhân sinh của dân giantruyền lại qua nhiều thế kỉ Từ khi còn học mẫu giáo, em đã được bà kểcho nghe những câu chuyện ngụ ngôn về loài vật rất lý thú Trong đó emnhớ nhất là bài học về tính ích kỷ trong truyện ngụ ngôn “Sư tử, báo và kềnkền”.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về một con sư tử nhỏ và một conbáo Cả hai bị lạc trong một khu rừng Trời thì oi bức và cả hai đều khátnước Do vậy, chúng không thể ngồi đó chờ chết mà quyết định phải đi tìmmột nguồn nước nào đó để uống Chúng đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng tìmthấy một hố nước nhỏ, nhưng khốn nỗi miệng hố lại quá nhỏ hẹp nênchúng không thể cùng uống nước một lúc được Thế là chúng bắt đấu tranhcãi với nhau rất kịch liệt xem ai là người được uống nước trước Cuộctranh giành càng lúc càng gay gắt, quyết liệt, chẵng con nào chịu nhườngcon nào, vì con nào cũng lo rằng, nếu để cho con kia uống trước thì biếtđâu nó sẽ uống hết phần của mình Lý do thật dễ hiểu ,hố nước chỉ đủ chomỗi con vài ngụm cho đỡ khát.

Cuộc tranh cãi inh ỏi giữa sư tử với báo bị một bầy kền kền bay quavô tình nghe được Bầy kền kền cũng đang rất khát nước Chúng bèn bànkế với nhau tìm cách lừa sư tử và báo đi chỗ khác Bàn mưu kế xong, bầykền kền đồng loạt kêu thất thanh: “Vùng đất này sắp bị sụt lở! Vùng đấtnày sắp bị sụt lở!” Nghe tiếng kêu la khủng khiếp của bầy kền kền, sư tửvà báo hoảng quá vội bỏ chạy Thế nhưng, chỉ lát sau, cả sư tử và báo đềucay đắng nhận ra rằng, chẳng hề có chuyện sụt lở đất gì cả Chúng vộivàng quay lại để uống nước, thì hỡi ôi hố nước đã bị bấy kền kền uốngsạch! Lúc này, chúng cảm thấy ân hận vì lòng nhỏ nhen, ích kỷ của mìnhnhưng đã muộn.

Câu chuyện ngụ ngôn thật giản dị nhưng đã để lại cho chúng ta bài học về tính ích kỷ Qua đó, em thấy rằng trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải biết chia sẽ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và học tốt

Mẫu 2

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa.Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống Hôm nay, bàđã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Trang 26

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ Vì thế khi nóichuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu.Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải Hôm nay, bà nói về câu tụcngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúcnào cũng huênh hoang, tự đắc Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lạicho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ Vì sống ởđó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao Xung quanh nóchỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ nên nó tưởng rằng mình là to là mạnhnhất Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình Mỗi khi nó kêu làmvang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ.Ếch cứ ngỡ mình rất oai Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằngchiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại Ếch takiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúatể Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật Trong cái nhìn củaếch thì chẳng có ai bằng nó cả Thế nên, một năm trời mưa to, nước tronggiếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ,ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người.Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dướiđáy giếng kia Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo nhưcái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh Bỗng nó thấy tối sầm lại,không nhìn rõ gì nữa Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó Nó đâubiết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp Thế là hết đờimột con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách Cónhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người cótính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất Có lẽ vì cònchưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết Do đó,những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, khôngchỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêungạo Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi cònlàm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quýbáu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi Tôi luôn lắng nghenhững điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống Bản thân tôi cũng như tất cảmọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, nhữngkhiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược

Trang 27

lại Do đó, không được giấu điểm yếu kém Bà còn bảo tôi phải học thậtchăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hànhđộng thiếu hiểu biết Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cốgắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thểđể mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Mẫu 3

Kính chào thầy cô và các bạn.

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:- Bốn ông đều sai cả Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này Thật là một bài học nhớ mãi.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.

Trang 28

Tiết 67,68,69ĐỌC HIỂU THƠI LÍ THUYẾT

1 Từ ngữ và hình ảnh trong thơ- Từ ngữ:

2 Chiến lược đọc hiểu thơ tự do

- Chú ý cách gieo vần, ngắt nhịp, hệ thống từ ngữ, hình ảnh, các biện pháptu từ, dấu câu, và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung tưtưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

- Hiểu được bài thơ nói về điều gì, nói bằng cách nào, cách nói ấy có gìđộc đáo, đáng nhớ.

- Xác định được chủ đề, thông điệp mà tác giả gửi gắm trong văn bản - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của tác giả và những tác động của chúng đến suy nghĩ, tình cảm của người đọc.

II LUYỆN TẬPĐỀ SỐ 01

VĂN BẢN : ĐỢI MẸ

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè Nửa vầng trăng non

Trang 29

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng Đồng lúa lẫn vào đêm Ngọn lửa bếp chưa nhen Căn nhà tranh trống trải Đom đóm bay ngoài ao Đom đóm đã vào nhà Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đông xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Thơ trữ tình Vũ Quần Phương, NXB Lao Động,

Hà Nội, 2007)I Trắc nghiệm

Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Gò) A Lục bát

B Tám chữ C Bảy chữ D Tự do

Câu 2 Phương án nào sau đây nêu chính xác nhất chủ đề của bài thơ? A Những kỉ niệm buồn

B Người mẹ kính yêu C Cuộc sống yên bình D Mái ấm gia đình

Câu 3 Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong dòng thơ “Trời tối trên đầu hè Nửa vầng trăng non”?

A Ẩn dụ B Hoán dụ C So sánhD Nói quá

Câu 4 Những nhận xét nào đúng khi nói về những câu thơ sau? Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

Mẹ lẫn trên cánh đồng Đồng lúa lẫn vào đêm 1 Mẹ làm việc vất vả

Trang 30

2 Mẹ chăm chỉ, tảo tần

3 Em bé đang mong chờ mẹ về 4 Em bé đang hoà mình vào không A 1-2-3

B 1-2-4 C 1-3-4 D 2-3-4

Câu 5 Hình ảnh “Ngọn lửa bếp chưa nhen Căn nhà tranh trống trải” có ý nghĩa gì?

A Cuộc sống vất vả, nghèo khó của hai mẹ con B Cảnh gia đình lạnh lẽo, thiếu vắng sinh khí C Sự ảm đạm, quạnh hiu khi nhà vắng mẹ

D Nỗi buồn chán, cô đơn của em bé khi sống một mình Câu 6 Em bé trong bài thơ là người như thế nào?

A Nhút nhát, sợ bóng tối C Hồn nhiên, ngây thơ B Bất hạnh, đáng thương D Ngoan ngoãn, yêu mẹ

Câu 7 Phương án nào sau đây nói đúng về hình ảnh em bé ở cuối bài thơ? A Em vẫn ngồi chờ mẹ trong yên lặng

B Em ra vườn mận trắng vừa chơi vừa đợi mẹ C Em chờ mẹ rồi ngủ quên được mẹ bế vào nhà D Em ra ngoài đồng và thấy mẹ vẫn đang làm

Câu 8 Câu thơ cuối bài khơi gợi ở người đọc cảm xúc, thái độ chủ yếu nào?

A Lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi

B Tác giả sử dụng yếu tố tự sự để miêu tả sắc nét tâm trạng nhân vật C Hình ảnh thơ được khắc hoạ chân thực, cảm động.

D Cách nén câu trong cùng một dòng thơ tạo tính hàm súc Câu 10 Qua bài thơ, tác giả muốn khẳng định điều gì?

A Những điều mà đứa trẻ mong ở mẹ mình là vô cùng giản dị

Trang 31

B Tình cảm của mẹ dành cho con sẽ trải dài suốt cả cuộc đời C Người mẹ có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn trẻ thơ D Dù cuộc sống vất vả nhưng tình mẹ con vẫn ngời sáng.II Tự luận

Câu 1 Bài thơ có những nhân vật nào và xoay quanh sự việc gì?

Câu 2 Hình ảnh người mẹ trong bài thơ được tác giả khắc hoạ như thế nào?

Câu 3 Nhận xét về hình ảnh em bé – người con – được khắc hoạ trong bài thơ

Câu 4 Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì (về mẹ, về những đứa trẻ, về mộtthời tuổi thơ nhiều kỉ niệm, )?

Câu 5 Em đã từng chờ đợi mẹ như thế nào Hãy viết 5 – 7 dòng nói về cảm nhận của mình trong một lần chờ đợi mẹ.

Câu 1 HS chỉ ra được các nhân vật trong bài thơ: em bé, người mẹ Sự

việc được nói đến trong bài là: mẹ đi làm đồng, trời i tối, em bé đợi mẹmãi và ngủ quên, khi mẹ về đã bế em vào nhà Sự việc trong đời thường,giản dị và chân thực nhưng giàu sức gợi

Câu 2 HS chọn lọc được những chi tiết để lí giải cho câu trả lời Qua đó

thấy được hình ảnh của người mẹ trong bài thơ: vất vả, tần tảo Câu thơcó khả năng gợi hình rất ấn tượng “Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưanhìn thấy mẹ/ Mẹ lẫn trên cánh đồng Đồng lúa lẫn vào đêm" Trongmảng màu của đêm, mẹ bị lẫn, bị chìm vào bóng tối Điều đó gợi lênniềm day dứt, ngậm ngùi Vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải lặn lội sớmhôm Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu cadao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông.” hay: "Cái cò mà đi ăn đêm", đángthương và tội nghiệp

Câu 3 HS cần nêu lên được những nhận xét phù hợp về nhân vật em bé,

câu trả lời đề cập đến những khía cạnh sau: Em bé đáng thương và đángyêu (Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa – nơi ấy có mẹ của em, mẹ vẫn chưa

Trang 32

về); Em bé rất yêu mẹ, ngóng chờ mẹ bằng mọi giác quan (nhìn về ruộnglúa, lắng nghe bước chân mẹ, cảm nhận được mẹ đang lội trên cánhđồng,.); Em bé hồn nhiên, ngây thơ (chờ mẹ và ngủ quên, trong giấc mơ

vẫn còn vẹn nguyên niềm mong đợi), Câu 4 HS cần kết nối vấn đề

được nói tới trong bài thơ với thực tiễn cuộc sống Câu trả lời có thểkhác nhau nhưng cần đề cập được: vị trí của người mẹ trong trái timnhững đứa con (mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi đứa con);những đứa trẻ luôn dành cho mẹ rất nhiều tình yêu thương, trìu mến(người mẹ là điểm sáng nổi bật trong tiềm thức của những đứa con); tuổithơ đã qua gắn với biết bao kỉ niệm, trong đó có những kỉ niệm về mẹ –tạo nên hành trình yêu thương đi theo chúng ta suốt cuộc đời

Câu 5 HS tự làm dựa trên trải nghiệm cá nhân ĐỀ 02

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Nắng mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên songXao xác, gà trưa gáy não nùngLòng rượi buồn theo thời dĩ vãngChập chờn sống lại những ngày khôngTôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mườiMỗi lần nắng mới reo ngoài nộiÁo đỏ người đưa trước giậu phơiHình dáng me tôi chửa xoá mờHãy còn mường tượng lúc vào ra:Nét cười đen nhánh sau tay áoTrong ánh trưa hè, trước giậu thưa.

(Nắng mới, Lưu Trọng Lư, Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài

Chân, NXB Văn học, 1994)

Câu 1 Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ Điều gì đã gợi

cảm hứng cho tác giả nhớ về người mẹ của mình?

Câu 2 Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì?

Câu 3 Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Mỗi lần nắng

mới reo ngoài nội” và nêu tác dụng của biện pháp đó.

Trang 33

Câu 4 Nêu nội dung chính của bài thơ

Câu 5 Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã gợi trong em những

xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?

*GỢI Ý

Câu 1 Những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ:

- Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.- Nét cười đen nhánh sau tay áoTrong ánh trưa hè, trước giậu thưa

- “Nắng mới” và tiếng gà trưa (ở thời điểm hiện tại) là điểm gợi cảm hứng

khiến tác giả nhớ về người mẹ của mình.

Câu 2 Hình ảnh “Nét cười đen nhánh sau tay áo” là một bức họa đẹp chứa

đầy sức gợi.

- Nó gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trongnụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.-Hình ảnh này còn gợi ấn tượng sâu sắc trong nhân vật trữ tình về ngườimẹ với nét cười (không phải “nụ cười”) tươi duyên, sáng ánh trưa hè, khoehàm răng nhuộm đen bóng, đều tăm tắp như hạt na.

Câu 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới

reo ngoài nội”: Nhân hóa

- Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không giansinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗinhớ của tác giả

Câu 4 Nội dung chính của bài thơ: Những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc

động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu mẹ tha thiết của tác giả.

Câu 5 Học sinh tự bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc về một người thân

yêu nhất của mình.

II LÀM VĂN

Đề bài: Từ bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, em hãy viết đoạn văn (5

đến 7 câu) thể hiện suy nghĩ về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗicon người.

Trang 34

+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người Bất cứ ai trongcuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫutử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhâncách của mình

ĐỀ SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu:

“Cảm ơn mẹ vì luôn bên conLúc đau buồn và khi sóng gióGiữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chỏ che, khẽ vỗ về.Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân v ì con

(Trích lời bài hát “Con nợ mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 4:(1,5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được

sử dụng trong những câu thơ sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ

Câu 5: (4,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm

nhận của em về đoạn trích trên

GỢI Ý:

Trang 35

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảmCâu 2: Các từ láy: Vỗ về, nhẹ nhàng

- Giá trị biểu đạt: Góp phần thể hiện tình yêu thương, sự chở che, chămsóc của mẹ dành cho con

Câu 3: HS giải thích đúng và diễn đạt hay nghĩa của từ đi trong câu Dẫu

đi trọn cả một kiếp người có kết kết hợp cả lời hát sau đó: “Cũng chẳnghết mấy lời mẹ ru”

Ví dụ: Dù con sống, trải qua cả cuộc đời, con cũng chưa thể báo đáp hếtcông lao của mẹ.

+ Điệp ngữ góp phần tạo nhịp điệu cho lời bài hát thêm sinh động, hấpdẫn…

Câu 5: HS tự làm

ĐỀ SỐ 4

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

…Ôi cơn mưa quê hươngĐã hát ru hồn ta thuở bé,

Đã thấm lặng lòng ta những tình yêu chớm hé:Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừaThấy mặt trời khi tạnh những cơn mưaTa yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu quá như yêu gì thân thiếtNhư tre, dừa, làng xóm, quê hương

Như là những con người biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, Nhà thơ nhà giáo,

NXB Hội Nhà văn, 2002, trang 381)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích?

Câu 2: Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta yêu quá như lần đầu mới biếtTa yêu quá như yêu gì thân thiết

Câu 3: Nội dung cơ bản của phần trích trên là gì?

Trang 36

GỢI Ý:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2: Gọi tên biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ: Điệp ngữ

- Chỉ rõ: “Ta yêu quá”

Lưu ý: Nếu hs chỉ thêm biện pháp tu từ so sánh thì vẫn cho điểmCâu 3: Nội dung chính của đoạn trích:

-Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về cơn mưa quê hương.-Thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ

ĐỀ SỐ 05: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:KHÓC GIỮA CHIÊM BAO

Vương Trọng

Đã có lần con khóc giữa chiêm baoKhi hình mẹ hiện về năm khốn khóĐồng sau lụt, bờ đê sụt lở

Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.Anh em con chịu đói suốt ngày trònTrong chạng vạng ngồi co ro bậu cửaCó gì nấu đâu mà nhóm lửa

Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…Chiêm bao tan nước mắt dầm dềCon gọi mẹ một mình trong đêm vắng

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọngTới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Câu 1 Tìm những từ ngữ khắc hoạ “năm khốn khó” và hình ảnh người

Câu 2 Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:

Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương

Câu 3 Em hiểu như thế nào về câu thơ:Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng

hôn?

Câu 4 Điều gì gây cho em nỗi ám ảnh, xúc động nhất khi đọc đoạn thơ?

Lí giải vì sao.

*GỢI Ý Câu 1

- Những từ ngữ khắc hoạ “năm khốn khó”:đồng sau lụt, bờ đê lụt lở, gánh

gồng xộc xệch, chịu đói suốt ngày tròn , ngồi co ro; ngô hay khoai…

Trang 37

- Những từ ngữ khắc hoạ hình ảnh người mẹ: Mẹ hiện lên qua hình ảnh“gánh gồng” trước hoàng hôn, trong cái chật vật của từ “xộc xệch”, hiện vềtrong cảnh những năm khốn khó, những ngày đói khổ, đê lở lụt về.

Câu 2

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (vuông đất- chỉ ngôi mộ của mẹ)

- Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, làm giảm sự đau xót khi nhớ về người mẹđã qua

Câu 3.Hiểuvề câu thơ:Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn:

- Hình ảnh người mẹ nghèo khổ suốt đời, tần tảo, chịu thương chịu khótrong cuộc mưu sinh để nuôi con nên người;

- Biểu hiện sự thấu hiểu và cũng là tình cảm vừa thương xót vừa tri ân,kính trọng dành cho mẹ của nhà thơ.

Câu 4 Điều gâynỗi ám ảnh, xúc động nhất khi đọc đoạn thơ: Tuỳ HS tự

lựa chọn và lí giải hợp lí thuyết phục.

- Có thể lựa chọn: Ám ảnh nhất cũng là hình ảnh tang thương nhất, khingười con khóc một mình trong đêm vắng Mong mẹ nghe thấy, nhưng lạituyệt vọng, vì khoảng cách đâu chỉ là từ nơi con đến vuông đất kia, mà làvạn trùng xa giữa hai thế giới rồi Buồn, chính là lí do vương mãi tronglòng ta không dứt.

II LÀM VĂN

Đề bài Từ bài thơ Khóc giữa chiêm bao, em hãy viết một đoạn văn

(khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương,hiếu kính với cha mẹ của mỗi người.

*GỢI Ý:

*Hình thức: Đoạn văn nghị luận, dung lượng 5 đến 7 câu.*Nội dung: Có thể triển khai theo hướng sau:

a Mở đoạn: Yêu thương, hiếu kính cha mẹ là truyền thống nhân nghĩa của

người Việt từ bao đời nay, đồng thời cũng là triết lí sống của đời người.

b Thân đoạn:

- Cha mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta, cho ta mái ấm gia đìnhvà cuộc sống hạnh phúc.

- Chúng ta cần hiếu kính cha mẹ để:+ Đền đáp công ơn sinh thành.

+ Không bị cắn rứt lương tâm, ăn năn hối hận vì không làm tròn đạo hiếucủa người con.

+ Giúp con người trở nên sâu sắc, nghĩa tình hơn, góp phần hoàn thiệnnhân cách.

Trang 38

- Chứng minh: Lấy dẫn chứng từ văn thơ, lịch sử.

c Kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động: thể hiện lòng biết ơn

của mình đối với cha mẹ: học tập thành tài, phụng dưỡng khi họ lớntuổi….

ĐỀ SỐ 06

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháyMột tiếng "vườn" rợp bóng lá cành vươnNghe mát lịm ở đầu môi tiếng "suối"

Tiếng "heo may" gợi nhớ những con đường"

(Trích "Tiếng Việt", Lưu Quang Vũ)

Câu 1 Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2 Nêu ít nhất hai nét đặc sắc của tiếng Việt được tác giả nhắc đến

trong đoạn thơ.

Câu 3 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn

Câu 4 Hãy nêu một quan điểm hoặc cách thức em có thể làm để giữ gìn sự

trong sáng của tiếng Việt.

*GỢI Ý

Câu 1 Nội dung của đoạn thơ: Bộc lộ tình cảm yêu mến, tự hào, ngợi ca,

trân trọng,…đối với tiếng Việt.

Câu 2 Hai nét đặc sắc của tiếng Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn

thơ:

- Đặc sắc về thanh điệu; - Có tính biểu cảm cao,…

Trang 39

- Làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt: mộc mạc, chân chất, khoẻ khoắn nhưng cũng mềm mại, dịu dàng, tinh tế,…

- Bộc lộ tình cảm yêu mến, tự hào, ngợi ca, trân trọng,…đối với tiếng Việt.

Câu 4 Học sinh tự do chọn lựa cách thức hợp lí, thuyết phục để giữ gìn sự

trong sáng của tiếng Việt như:

- Thể hiện ở chuẩn mực và việc tuân thủ đúng chuẩn mực của tiếng Việt - Không lạm dụng tiếng nước ngoài.

- Tránh nói thô tục, bất lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt,phải có tính lịch sự, văn hoá.

Ngày con sinh rađất nước hoà bình

với bạn bè con hay xấu hổ

khi thấy Cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩđâu biết với Cha là kỉ vật cuộc đờiNơi nghĩa trang nghi ngút khói hươngtrước hàng hàng ngôi mộ

cha đắp áo sẻ chia hơi ấm

với đồng đội xưa yên nghỉ chốn này

Khoé mắt con chợt cay khi chứng kiến nghĩa tình người línhkhông khoảng cách nào giữa người còn người mất

chiếc áo bạc màu hoá gạch nối âm dương.

(https://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre)

Phần 1 Trắc nghiệm khách quan

1 Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách

Trang 40

B Thơ tự do; số tiếng, số khổ linh hoạt

C Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau D Thơ tự do, các khổ dài, không có vần

2 Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là:

A Người cha

B Chiếc áo của người cha C Nỗi đau của đồng đội

D Tình cảm cha dành cho đồng đội

3 Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A Kể người con đã từng hiểu chưa đúng về chiếc áo; chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ nơi nghĩa trang, người con xúc động, hối hận.B Kể về việc: người con chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ

C Kể người con coi thường chiếc áo cũ

D Kể nguyên nhân khiến người cha yêu quý chiếc áo cũ

4 Chiếc áo của cha chứa đựng điều gì?

A Hình ảnh những đồng đội đã đi xa B Tình cảm đồng đội

C Những kí ức không thể quên về đồng đội và chiến trường D Cả b & C

5 Vì sao, người con “hay xấu hổ khi thấy cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ”?

A Vì sợ bạn bè coi thường mình nhà nghèo

B Vì người con sống trong hòa bình, không hiểu thời trận mạc của người cha

C Vì người cha quá lam lũ D Cả A và B

6 Kỷ niệm của người cha chứa trong những chi tiết nào ở chiếc áo?

A Mỗi nếp gấp; mỗi mảnh vá B Tuổi chiếc áo

C Màu xanh cũ kĩ D Áo sẻ chia hơi ấm

7 Vì sao, “Khoé mắt con chợt cay”?

A Vì hối hận đã hiểu sai về chiếc áo B Đã hiểu về cha mình

C Vì được chứng kiến nghĩa tình người lính

D Vì thấy: không khoảng cách nào giữa người còn người mất

Ngày đăng: 02/07/2024, 10:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KIỂM BÀI VIẾT - giáo án kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 7 kì 2 sách cánh diều soạn chi tiết để dạy
BẢNG KIỂM BÀI VIẾT (Trang 19)
1. Bảng thống kê thể loại văn học: - giáo án kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 7 kì 2 sách cánh diều soạn chi tiết để dạy
1. Bảng thống kê thể loại văn học: (Trang 47)
2. Bảng thống kê tác phẩm văn học: - giáo án kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 7 kì 2 sách cánh diều soạn chi tiết để dạy
2. Bảng thống kê tác phẩm văn học: (Trang 49)
Hình thức xử phạt để nhà trường thuận lợi hơn trong việc giáo dục con người. thậm chí còn tạo áp lực cho nhà trường  để con em được lên lớp - giáo án kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 7 kì 2 sách cánh diều soạn chi tiết để dạy
Hình th ức xử phạt để nhà trường thuận lợi hơn trong việc giáo dục con người. thậm chí còn tạo áp lực cho nhà trường để con em được lên lớp (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w