1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la

206 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Đặc biệt, phát triển nông nghiệp hữu cơ là một chủ trương lớn đang được tỉnh Sơn La quan tâm và đẩy mạnh, cụ thể: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã khẳng định: “Tập trung phá

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGÂN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGÂN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9620115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ HOÀI NAM

THÁI NGUYÊN - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi Các nội dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế, các thầy cô giáo thuộc bộ môn Kinh tế ngành của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Đỗ Hoài Nam, người thầy tâm huyêt đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Cục thống kê tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

MỤC LỤC 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG 8

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ 6

1.1.1 Liên quan đến nội dung phát triển nông nghiệp hữu cơ 6

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ 9

1.2 Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống nghiên cứu 13

1.2.1 Đánh giá chung kết quả các công trình khoa học đã nghiên cứu 13

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài 14

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ 16

2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp hữu cơ 16

2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ 16

2.1.2 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp hữu cơ 37

2.1.3 Vai trò của phát triển nông nghiệp hữu cơ 38

2.1.4 Nội dung của phát nông nghiệp hữu cơ 41

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ 44

2.2 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ 50

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ từ một số quốc gia trên thế giới 50

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt nam 54

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 60

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62

3.1 Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận 62

3.1.1 Câu hỏi nghiên cứu 62

Nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi: 62

3.1.2 Phương pháp tiếp cận 62

3.2 Khung phân tích 63

3.3 Phương pháp nghiên cứu 65

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 65

Trang 6

3.3.2 Phương pháp tổng hợp 69

3.3.3 Phương pháp phân tích 69

3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 75

3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ 75

3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ 76

3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ 76

3.4.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 76

Chương 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ 79

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 79

4.1 Khái quát về tỉnh Sơn La 79

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 79

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La 81

4.1.3 Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn của tỉnh Sơn La đến phát triển nông nghiệp hữu cơ 85

4.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 88

4.2.1 Phát triển về quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ 88

4.2.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ 92

4.2.3 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ 96

4.2 4 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ 100

4.3 Đánh giá các biện pháp tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 106

4.3.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ 106

4.3.2 Biện pháp tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ 107

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 111

4.4.1 Các yếu tố thuộc về chủ thể sản xuất 111

4.4.2 Các yếu tố thuộc về điều kiện khách quan 119

4.4.3 Phân tích hồi quy đánh giá yếu tố tác động đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ 123

4.5 Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 129

4.5.1 Những kết quả đạt được 129

4.4.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 130

Chương 5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 133

Trang 7

5.1 Căn cứ đề xuất định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn

tỉnh Sơn La 133

5.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 133

5.1.2 Chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT 137

5.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 139

5.3 Các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 141

5.3.1 Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, đặc biệt là các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ về lợi ích của nông nghiệp hữu cơ 141

5.3.2 Thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ 143

5.3.3 Củng cố, mở rộng về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ 145

5.3.4 Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ 147

5.3.5 Nâng cao nguồn lực sản xuất nông nghiệp hữu cơ 149

5.3.6 Hoàn thiện quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển nông nghiệp hữu cơ 151

5.3.7 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách 152

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân biệt giữa nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp sạch, nông nghiệp

truyền thống 33

Bảng 3.1: Kết quả chọn hộ theo tiêu thức loại hình hộ 67

Bảng 3.2: Phân tích SWOT 70

Bảng 3.3: Thang đo Likert – 5 mức độ 71

Bảng 3.4: Các biến sử dụng trong mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) 72

Bảng 3.5: Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ nông dân 74

Bảng 4.1: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 88

Bảng 4.2: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2022 89

Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ 90

Bảng 4.4: Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2022 92

Bảng 4.5: Thị trường xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La 97

Bảng 4.6: Kết quả sản xuất lúa hữu cơ 100

Bảng 4.7: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hữu cơ 101

Bảng 4.8: Kết quả sản xuất rau hữu cơ 102

Bảng 4.9: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau hữu cơ (Rau cải) 103

Bảng 4.10: Kết quả sản xuất bưởi hữu cơ 103

Bảng 4.11: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi hữu cơ 104

Bảng 4.12: Kết quả sản xuất chè hữu cơ 105

Bảng 4.13: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hữu cơ 105

Bảng 4.14: Kết quả khảo sát về triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ 110

Bảng 4.15 Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm hộ điều tra 112

Bảng 4.16: Đánh giá của hộ sản xuất về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng 121

Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA Rotated factor loadings (pattern matrix) 125

Bảng 4.18: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ nông dân 127

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP

Biểu đồ 4.1: Lý do các hộ chưa áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ 94 Biểu đồ 4.2: Đánh giá mức độ tham gia liên kết của 95 Biểu đồ 4.3: Lý do tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ khảo sát 115 Biểu đồ 4.4: Kênh thông tin tiếp cận kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ 116

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La 64

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ 98 Hộp 4.1: Đánh giá về sản xuất chè hữu cơ của Công ty cổ phần chè Chiềng Đi 93 Hộp 4.2 Đánh giá về việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ của 99 Hộp 4.3 Đánh giá những khó khăn trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Mường La 99 Hộp 4.4 Đánh giá của hộ sản xuất chè hữu cơ 106 Hộp 4.5 Đánh giá những khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ 114 Hộp 4.6 Những khó khăn về công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ 117

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử phát triển ngành nông nghiệp đã trải qua hàng ngàn năm, cho đến nay vẫn thấy nông nghiệp là ngành đóng vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng của mọi quốc gia trên thế giới, phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan Trong những năm qua, do áp lực tăng nhanh của dân số, công nghiệp hoá, đô thị hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng dẫn đến diện tích đất canh tác bị mất dần đi vì vậy nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã lựa chọn phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất Tuy nhiên, cùng với việc thâm canh

là việc lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu đã gây ra tình trạng ngày càng gia tăng suy thoái đất và ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đang trở thành một vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Trước tình hình đó, quay trở lại sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp khắc phục tình trạng này, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn của người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu Vì thế phát triển nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới, chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của nhiều nước và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ trong xu hướng đó

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng và chính sách liên quan đến đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ trên phạm vi cả nước, cụ thể: Ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội đại biểu lần

thứ XIII đã khẳng định cần: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát

huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới… Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến

về an toàn thực phẩm” trong “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm

2021-2030” và chỉ rõ “phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ” là nội dung quan trọng nhằm

cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở Việt Nam hướng đến các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đạt tiêu chuẩn phổ biến

và an toàn thực phẩm Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 Đặc biệt, đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày

01/8/2022, với nội dung chủ đạo của Nghị quyết này là “đến năm 2030, vùng Trung

du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện trên cơ sở đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô

Hà Nội; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng, nông nghiệp ứng

Trang 12

dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản”, đã khẳng định phát triển nông nghiệp hữu

cơ là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện phát triển xanh, bền vững

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có 408.109 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 28,93% tổng diện tích đất tự nhiên) (Cục thống kê tỉnh Sơn La, 2022), đất đai trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, tầng đất dầy, nhiều mùn, với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau… tạo ra lợi thế phát triển tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại cây trồng như cây công nghiệp (chè, cà phê…), cây ăn quả các loại (xoài, nhãn, chuối, cây có múi,…), rau (các loại, rau đặc sản), hoa, cây thực phẩm, đặc biệt là rau trái vụ, quả

ôn đới có chất lượng mang hương vị đặc trưng của tỉnh so với vùng khác Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Sơn La được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ Đặc biệt, phát triển nông nghiệp hữu cơ là một chủ trương lớn đang được tỉnh Sơn La quan tâm và đẩy mạnh, cụ thể: Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã khẳng định: “Tập trung phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước

và xuất khẩu”; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-UBND

ngày 28/2/2019 về hỗ trợ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2020… Tính đến hết năm

2022, tổng diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ của tỉnh là 187 ha Ngoài ra, toàn tỉnh có 395,9 ha được cấp chứng nhận chuyển đổi hữu cơ, 7.610 ha sản xuất theo hướng hữu cơ (UBND tỉnh Sơn La, 2022)

Tuy nhiên, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn còn khá khiêm tốn, quy mô sản xuất một số nông sản còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nông sản hữu cơ của tỉnh vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng nông nghiệp và giá trị xuất khẩu nông sản, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa nhiều, mức độ liên kết của các chủ thể tham gia sản xuất còn lỏng lẻo; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu thấp,… do quy trình sản xuất nông nghiệp hữu

cơ đòi hỏi khắt khe, sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần có vùng cách ly với nông nghiệp sản xuất truyền thống nhằm ngăn chặn tác động trực tiếp của hoá chất với sản phẩm Trong khi đó, tại địa bàn tỉnh hầu hết các vùng sản xuất cây trồng đều trên đất dốc nên rất khó khăn trong việc khoanh vùng (UBND tỉnh Sơn La, 2022) Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ mất nhiều chi phí, công sức và thời gian,

Trang 13

dẫn đến việc đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều hạn chế, trong khi đó thị trường tiêu thụ một số loại nông sản thiếu ổn định Ngoài ra, người nông dân còn gặp phải những vướng mắc trong quá trình sản xuất liên quan đến vốn, kỹ thuật sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hữu cơ… cần được nghiên cứu, đánh giá để có giải pháp tháo gỡ Cho đến nay, đây vẫn là khoảng trống và cần thiết để

tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La”

làm đề tài nghiên cứu cho luận án

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La, nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm, cải thiện đời sống của người nông dân và bảo vệ môi trường sinh thái

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, các yếu

tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của hộ nông dân trên

địa bàn tỉnh Sơn La;

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên

địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp hữu cơ và thực trạng, giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Sơn La

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung

Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu phát triển lĩnh vực trồng trọt hữu cơ, xem xét chủ yếu về khía cạnh kinh tế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ Trong đó, tác giả tập trung đánh giá về phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu

cơ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển thị

Trang 14

trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

* Phạm vi về không gian

Luận án được triển khai nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó tập trung chủ yếu tại 5 huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên, Mường La

* Phạm vi về thời gian

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2020-2022

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2023

- Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2030

4 Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp về mặt lý luận

- Thứ nhất, dựa trên nền tảng lý thuyết về nông nghiệp hữu cơ, luận án đã luận

giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp hữu cơ, bao gồm: Khái niệm về phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc điểm của phát triển nông nghiệp hữu cơ, nội dung của phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Thứ hai, trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu

trước đây, tác giả đã xác định các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Thứ ba, luận án đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đo

lường phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đóng góp về mặt thực tiễn

- Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận

có căn cứ khoa học về thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn

La dựa trên 4 khía cạnh: Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

- Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng có sử dụng kết hợp

phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng như phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi quy đa biến (logistic) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La mà trước đây chưa có nghiên cứu nào áp dụng cho tỉnh Sơn La Ngoài ra, luận án đã xác định được chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT

- Thứ ba, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung chuyên sâu về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên đia bàn tỉnh Sơn La Luận án là công trình khoa học

Trang 15

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, chính quyền các địa phương nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng có cách nhìn cụ thể, toàn diện, có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm mục đích thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ Tuy đề tài nghiên cứu của tác giả được tiến hành trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhưng những vấn đề đặt ra mang tính chung và tất yếu cho nhiều địa phương khác trên cả nước

5 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết

cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp

hữu cơ

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chương 5: Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ

1.1.1 Liên quan đến nội dung phát triển nông nghiệp hữu cơ

* Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp bền vững Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn thấp Chính vì vậy, để khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, cần hoạch định các bước đi vững chắc ngay

từ đầu, cần áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt cần giảm dần lượng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học và tiến tới chấm dứt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với phần diện tích đang canh tác theo thâm canh truyền thống (Mai Văn Quyền & Vũ Thị Quyền, 2017) Cùng quan điểm đó, nghiên cứu của Phạm Thị Huyền, Ngô Thế Nam (2020) đều khẳng định: sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp Hà Nội đang thực hiện, song việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ không hề dễ dàng, dưới sức ép ngày càng gia tăng từ quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá, hoạt động sản xuất đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm

về diện tích và sản lượng Do đó, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong chọn giống canh tác, bảo quản và chế biến nông sản hữu cơ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm

Theo quan điểm của các tác giả Rafi Grosglik (2015); Trần Thị Thu Huyền, Trương Quốc Hưng (2021) và Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2021) đều cho thấy, quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhỏ lẻ gây khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu

cơ, do đó cần tăng cường mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Rafi Grosglik (2015) đã nghiên cứu về sản xuất nông nghiêp hữu cơ của Israel, nghiên cứu đã cho thấy yêu cầu cấp thiết cần mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Israel nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu rộng rãi các sản phẩm hữu cơ, gia tăng sự xuất hiện của các sản phẩm hữu cơ tại các thị trường cao cấp trên thế giới

Tác giả Trần Thị Thu Huyền và Trương Quốc Hưng (2021) nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Hà Nam Nghiên cứu đã cho thấy, phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh còn gặp phải một số hạn chế

Trang 17

như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người dân còn thiếu, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản nông sản hữu cơ còn yếu, những đặc điểm này khá tương đồng với tỉnh Sơn La Chính vì vậy, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ thì việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện của tỉnh là yêu cầu hết sức cần thiết

Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ của các hợp tác xã nông nghiệp tại Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình mở rộng quy mô sản xuất lúa hữu cơ trên toàn tỉnh vẫn còn thấp, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn ít, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương Chính vì vậy, để nâng cao tiềm năng sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ, các hợp tác xã cần mở rộng quy mô sản xuất, ngoài ra cần tăng cường mở rộng các mối liên kết, hợp tác giữa các công ty giống – vật tư, các tác nhân tiêu thụ, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học

* Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mai (2020), Nguyễn Văn Thành và cộng sự (2020) và tác giả Bùi Thị Minh Hà và cộng sự (2022) đều cho thấy sự cần thiết phải liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cụ thể:

Nguyễn Thị Mai (2020) đã tiến hành nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu

cơ tại các huyện ngoại thành Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy, để phát triển nông nghiệp hữu cần xây dựng, phát triển và hoàn thiện các hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh bền vững trong nông nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, hướng tới phát triển nền nông nghiệp hàng hoá

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành và cộng sự (2020) cho thấy liên kết giữa nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ chưa chặt chẽ, liên kết này được thực hiện chủ yếu thông qua việc trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất, trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm Trong khi đó, liên kết giữa hộ nông dân với công ty doanh nghiệp được thực hiện khá chặt chẽ thông qua hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về giá cả và thời điểm bán sản phẩm Nhờ vậy, hiệu quả bao tiêu sản phẩm đầu ra trong hợp tác liên kết sản xuất lúa hữu cơ cao hơn so với lúa thường

Kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Minh Hà và cộng sự (2022) cho thấy,

có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia liên kết của nông dân sản xuất chè hữu cơ tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Việc thực hiện quy trình sản xuất;

Trang 18

tiếp cận vật tư cho sản xuất; nhân lực cho sản xuất, diện tích đất canh tác chè, thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá thu mua sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp Trong

đó giá thu mua sản phẩm và việc thực hiện quy trình sản xuất là hai yếu tố có quyết định trong việc tham gia vào liên kết của nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ

* Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Bên cạnh việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được xem là chìa khoá giúp phát triển nông nghiệp hữu cơ được bền vững Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có ý nghĩa hết sức cần thiết và là mắt xích quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đỗ Đình Long, Nguyễn Khánh Doanh và Bùi Thị Minh Hằng (2016) nghiên cứu về động lực và những yếu tố cản trở việc chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất chè của các tỉnh miền núi phía Bắc Kết quả nghiên cứu dựa trên việc điều tra 319 hộ sản xuất chè hữu cơ và 218 hộ sản xuất chè theo phương pháp truyền thống, nghiên cứu đã khẳng định được vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất chè hữu cơ, cụ thể: Động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang sản xuất chè hữu cơ là yếu tố thu nhập và thị trường tiêu thụ Trong khi đó, yếu tố cản trở lớn nhất là thị trường tiêu thụ chè hữu

cơ không ổn định, ngoài ra còn do quy trình sản xuất chè hữu cơ phức tạp và không

có kiến thức về sản xuất chè hữu cơ

Theo nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (2023) cho thấy, mặc dù tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; người nông dân có trình độ và đã từng bước hình thành thói quen

sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc trong sản xuất và quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng Tuy nhiên công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hữu cơ chưa được thực hiện rộng rãi, chủ yếu do doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường cho nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh (Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 2023)

* Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cụ thể:

Tác giả Lê Quý Kha và cộng sự (2017), Nguyễn Công Thành và Trần Thị Tuyết Vân (2021) đều nghiên cứu và đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trong sản xuất lúa hữu cơ, kết quả nghiên cứu đều cho thấy lợi nhuận sản xuất lúa hữu cơ cao

Trang 19

hơn so với lúa vô cơ Trong khi Lê Quý Kha và cộng sự đánh giá hiệu quả kinh tế trong mô hình liên kết bốn nhà sản xuất lúa gạo hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế tại Trà Vinh thông qua chỉ tiêu: tổng chi phí sản xuất; chênh lệch thu nhập lúa hữu cơ

so với lúa vô cơ/ha; lợi nhuận/ha Nguyễn Công Thành và cộng sự đã đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trong mô hình lúa hữu tại Đồng bằng sông Cửu Long thông qua một số chỉ tiêu như: Tổng chi phí; năng suất; giá bán; tổng thu nhập; lợi nhuận; giá vốn; lợi nhuận/kg gạo và hiệu quả sử dụng vốn hoặc tỷ lệ lợi ích/chi phí cận biên để tính toán dựa trên việc so sánh với mô hình lúa vô cơ

Tác giả Cao Đình Thanh (2019) đã nghiên cứu và cho thấy những lợi ích đạt được khi phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, đó là tạo lập giá trị kinh tế cao hơn các sản phẩm thông thường; đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng; không gây ảnh hưởng đến môi trường; có thể kết hợp với các loại hình kinh tế khác để mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, khoa học công nghệ là phải đi trước tiên, tiếp đến là nâng cao nhận thức về sản phẩm hữu cơ

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ đã được thực hiện chủ yếu bởi các học giả nước ngoài Căn cứ theo nội dung thì các yếu tố

ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ bao gồm:

Đặc điểm của chủ hộ: Đặc điểm của chủ hộ bao gồm giới tính, độ tuổi, trình

độ học vấn, dân tộc, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và quy mô hộ đã được

nhiều nghiên cứu chứng minh có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Tuổi: Một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy tuổi

của chủ hộ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lạc (2022) cho thấy chủ hộ càng trẻ tuổi thường có

xu hướng dễ chấp nhận và ứng dụng các kiến thức mới vào sản xuất cao hơn so với người lớn tuổi thường thực hành sản xuất bằng kinh nghiệm của mình Nghiên cứu của Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023), Xiaohong Zhou, Donghong Ding (2022) và Yongrui Hou và cộng sự (2022) cũng cùng quan điểm với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lạc và đều khẳng định, nông dân càng lớn tuổi thì khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của họ càng ít, do họ ít hiểu biết về sản xuất nông nghiệp hữu cơ Tuy nhiên, trái ngược với các nghiên cứu trên Yumei Xie và cộng sự (2015) tại Trung Quốc lại cho rằng khi các điều kiện khác không đổi, nông dân có nhiều khả năng canh tác hữu cơ khi họ già đi Lý do có thể là do những người nông dân càng lớn tuổi thì họ càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khoẻ

Trang 20

- Giới tính: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022) chỉ ra rằng

trong giai đoạn đầu phát triển nông nghiệp hữu cơ, nam giới không sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, họ ưa chuộng các kỹ thuật nông nghiệp truyền thống hơn để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và thu nhập từ nông nghiệp

- Trình độ học vấn: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022) và

Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023) đều cho thấy trình độ học vấn của hộ có ảnh hưởng tích cực đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, cụ thể: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022) đã cho thấy khi trình độ học vấn của người nông dân càng cao thì hiểu biết của họ càng tốt và khả năng họ tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ càng cao Cùng với quan điểm đó, theo Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023), khi người nông dân có trình độ học vấn càng cao thì họ càng nhận thức rõ hơn về canh tác hữu cơ, dần dần họ sẽ có thái độ tích cực hơn đối với việc áp dụng canh tác hữu cơ

- Kinh nghiệm sản xuất: Nghiên cứu của Xiaohong Zhou và cộng sự (2022)

chỉ ra rằng, khi người nông dân đã có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thì khả năng họ sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ càng ít, do họ đã quen với sản xuất nông nghiệp truyền thống Cùng quan điểm đó, kết quả nghiên cứu của Foyez Ahmed Prodhan và cộng sự (2023) cũng cho thấy những người nông dân khi họ có ít kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thì họ thường có thái độ tích cực hơn đối với việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Nguồn lực sản xuất của hộ:

- Đất đai: Nghiên cứu của Karki và cộng sự (2011) chỉ ra rằng đối với các hộ

nông dân trồng chè thì những hộ nào có diện tích đất nông nghiệp càng lớn thì càng

có xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ Bởi lẽ, chỉ có những hộ có trang trại lớn thì họ mới có đủ vốn để đầu tư, có thể chấp nhận rủi ro khi sử dụng kỹ thuật công nghệ mới và có thể chi trả những chi phí liên quan đến việc cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ

- Lao động: Nghiên cứu của Yongrui Hou và cộng sự (2022) và nghiên cứu của

Yumei Xie và cộng sự (2015) đều đã chỉ ra rằng lao động là một yếu tố quan trọng trong canh tác hữu cơ, lao động càng dồi dào thì nông dân càng sẵn sàng tiến hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ Ngoài ra, theo nghiên cứu của Xiaohong Zhou, Donghong Ding (2022) cho thấy, khi người nông dân được đào tạo về sản xuất nông nghiệp hữu

cơ thì họ càng hiểu rõ hơn về phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vì vậy họ dễ chấp nhận và sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn

- Vốn: Theo nghiên cứu của Đoàn Quang Huy (2022) cho thấy, nhu cầu về

Trang 21

vốn đối với các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ thường nhiều hơn các hộ sản xuất rau truyền thống, do các hộ sản xuất rau hữu cơ thường mất chi phí đầu tư ban đầu khá tốn kém về cơ sở hạ tầng, cũng như duy trì phương pháp sản xuất mới này trong một khoảng thời gian dài Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Batz, F J., Peter, K.J.,

&Janssen, W (1999), Xiaohong Zhou, Donghong Ding (2022) đều chỉ ra rằng, khi thu nhập của hộ càng cao thì hộ sản xuất càng có khả năng đầu tư sử dụng công nghệ mới, khả năng chịu rủi ro, khả năng tiếp cận thông tin và đầu tư vào nông nghiệp tốt hơn so với các hộ có thu nhập thấp Do đó, họ sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn hộ có thu nhập thấp

Nhận thức về nông nghiệp hữu cơ:

Padel,S (2001) đã chỉ ra những yếu tố phổ biến nhất mà nông dân hữu cơ quan tâm là sức khỏe gia đình; lo ngại về các vấn đề trong nông nghiệp như xói mòn đất, sức khỏe vật nuôi; lựa chọn lối sống (tư tưởng, triết lý, tôn giáo) và vấn đề tài chính

Kết quả nghiên cứu của Sarker và cộng sự (2010) và Bader Alhafi Alotaibi

và cộng sự (2021) đều cho thấy, nông dân tham gia canh tác hữu cơ khi họ nhận thấy những lợi ích của nông nghiệp hữu cơ đem lại

Theo Sarker và cộng sự (2010), sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần cải thiện thu nhập, cung cấp thực phẩm an toàn tốt hơn, và giảm ô nhiễm môi trường Trong khi đó, nghiên cứu của Bader Alhafi Alotaibi và cộng sự (2021) lại

đề cập những lợi ích liên quan đến lợi nhuận, bảo tồn đa dạng sinh học của các loại côn trùng tốt, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và mọi người, giữ gìn môi trường

Tác động của khoa học công nghệ:

Hầu hết các nghiên cứu của Nguyễn Anh Đức và Nguyễn Tuấn Sơn (2021), Đoàn Quang Huy (2022), Xiaohong Zhou, Donghong Ding (2022), đều cho thấy việc hiểu và làm chủ được công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân

Theo Nguyễn Anh Đức và Nguyễn Tuấn Sơn (2022), bên cạnh yếu tố liên quan đến tập huấn, kỹ thuật sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất hữu cơ của các hộ trồng cam và bưởi, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến sản xuất hữu cơ như

tỷ lệ diện tích trồng cam, bưởi trong tổng diện tích sản xuất và thu nhập trên một đơn

vị diện tích sản xuất

Trong khi đó, nghiên cứu của Đoàn Quang Huy (2022) chỉ ra rằng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi người nông dân phải có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật và công nghệ, do sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là kết quả của quá trình sản xuất có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát vật tư đầu vào như không sử dụng phân

Trang 22

bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất phụ gia, hạt giống biến đổi gen… trong quá trình sản xuất và kiểm soát rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển Cùng với quan điểm đó, theo Xiaohong Zhou và cộng

sự (2022), nông dân càng hiểu rõ về công nghệ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì họ càng có nhiều khả năng áp dụng các công cụ đó

Tác động của thị trường:

Nhiều nghiên cứu của các tác giả đều khẳng định tác động của thị trường có

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ Nghiên cứu của Wladyslawa Luczka, Slawomir Kalinowski (2020) cho thấy rào cản thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ, đó là những khó khăn trong việc bán hàng, giá bán sản phẩm quá thấp so với chi phí thực hiện, nhu cầu không đủ Nghịch lý là, mặc dù thiếu nguồn cung nhưng nhiều nông dân tham gia sản xuất

nông nghiệp hữu cơ đã thất bại trong việc cạnh tranh sản phẩm trên thị trường

Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Quang Huy (2022) cho thấy, khi người nông dân chưa thực sự hiểu biết về nhu cầu thị trường, sản lượng tiêu thụ rau hữu cơ… Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với người nông dân trong việc sản

xuất rau hữu cơ

Tác động của chính sách:

Theo nghiên cứu của Cranfield và cộng sự (2010), Asadollahpour và cộng sự (2016) cho thấy sự thiếu hỗ trợ của chính phủ hay quy định của chính phủ là một trong những yếu tố cản trở và trở thành rào cản trong việc sản xuất hữu cơ Thông thường sản xuất hữu cơ phải được triển khai trên một phạm vi nhất định do vậy chính sách có vai trò và tác động tích cực nhằm định hướng và dẫn dắt hoạt động sản xuất nông nghiệp cho một vùng, địa phương… nhằm tạo ra vùng sản xuất theo một định hướng nhất định như sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Nghiên cứu của Soltani và cộng sự (2013), Azam và Shaheen (2019) đều cho thấy rằng chính sách của chính phủ là yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc canh tác hữu cơ, hỗ trợ của chính phủ là một trong những yếu tố khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ Cùng quan điểm đó, nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Phượng (2023) cho thấy, nhờ có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các mô hình nông nghiệp hữu cơ ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã phát triển đáng kể và đã mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường Các mô hình này thu hút sự tham gia của các chủ thể, đồng thời tạo lập, củng cố và phát triển các liên kết chuỗi giữa các chủ thể Nhờ vậy, các nguồn lực được huy động tối đa, năng lực sản xuất được cải thiện và nâng cao nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn

Trang 23

Cơ sở hạ tầng:

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Dinh (2020) và Đoàn Quang Huy (2022) đều chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ Tuy nhiên, tác giả Đoàn Quang Huy nghiên cứu đối với hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc Trong khi đó, tác giả Phạm Thị Dinh nghiên cứu đối với sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap tại

Bắc Giang

Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí, địa hình, đất đai: Theo nghiên cứu của Scofield (1986) đã chỉ ra rằng

nông nghiệp hữu cơ không đơn thuần chỉ là việc sử dụng nguyên liệu sống, mà còn phải chú ý tới yếu tố tổng thể, đó là sự kết nối hệ thống hay sự phối hợp từng phần trong một tổng thể Những yếu tố thúc đẩy nông dân chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ bao gồm: Các vấn đề về tình trạng, cấu trúc đất trồng, tình trạng cạn kiệt phân bón nhân tạo, và sức khỏe con người

- Khí hậu, thời tiết: Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lạc (2022), yếu tố khí

hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người Các điều kiện khí hậu và thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa… có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương

- Nước: Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Nhung (2016) chỉ ra rằng, trong nông

nghiệp, tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để tồn tại và phát triển Nước tưới

và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu và có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt

độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…, do đó, việc cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp là biện pháp cơ bản để có năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt

Như vậy, có khá nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và tìm hiểu và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ

(Phụ lục 1.1) Để đảm bảo phản ánh đúng bối cảnh vấn đề nghiên cứu, tác giả đã kế

thừa các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng, đồng thời lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ

1.2 Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá chung kết quả các công trình khoa học đã nghiên cứu

Trên cơ sở tác giả tổng hợp phân tích và đánh giá nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án trên phạm vi không gian từ các tỉnh của Việt Nam bao

Trang 24

gồm: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Huế, Lâm Đồng, Trà Vinh đến các vùng trên cả nước: Vùng Trung du & miền núi phía Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu trên phạm vi cả nước đến những nghiên cứu liên quan đến các nước trên thế giới Trong phạm vi thời gian của các nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2023 tác giả đã đưa ra một số nhận xét đánh giá như sau:

- Các nghiên cứu đã có nhiều đóng góp vô cùng có ý nghĩa về mặt khoa học, đây chính là cơ sở để tác giả tham khảo, kế thừa có chọn lọc nhằm phục vụ cho nghiên cứu của tác giả góp phần làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Các công trình khoa học phân tích, luận giải và đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên phạm vi cả nước, thông qua đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được đề cập đến từ những nghiên cứu trước đây, là căn cứ để tác giả nghiên cứu các nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn một tỉnh

- Các nghiên cứu trước đã phân tích, sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng thông qua các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng như phân tích thống kê mô tả, mô hình hồi quy logistic… để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ Đây là những tài liệu quan trọng giúp cho tác giả có thêm nhiều thông tin để vận dụng phương pháp phù hợp cho đề tài luận

án và xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa bàn nghiên cứu

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài

Tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước cho thấy đã có khá nhiều công trình đề cập, nghiên cứu và phân tích liên quan đến đề tài Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ là nội dung quan trọng còn một số vấn đề cần quan tâm mà mà các công trình nghiên cứu trước chưa nghiên cứu, đây vẫn còn là khoảng trống nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn

Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu trước đây đã

nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn cấp tỉnh, đặc biệt là trước đây chưa có nghiên cứu nào về phát triển nông nghiệp hữu cơ áp dụng cho tỉnh Sơn La do vậy đây là một khoảng trống giúp định hình cho nghiên cứu của nghiên cứu sinh

Trang 25

Thứ hai, về nội dung nghiên cứu: Mặc dù các nhà nghiên cứu trước đây đã

nghiên cứu những nội dung liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên những khía cạnh khác nhau trong bối cảnh thời gian và không gian khác nhau Tuy nhiên, đến nay phát triển nông nghiêp hữu cơ vẫn đang là xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Đặc biệt, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ trên phạm vi cả nước, đây vẫn là vấn đề cần được quan tâm, tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ vẫn tập trung xoay quanh là phát triển quy mô, loại hình, thị trường và cũng đồng thời tập trung đánh giá hiệu quả dưới góc độ kinh tế do vậy nghiên cứu sẽ kế thừa và đánh giá các nội dung tương tự trên địa bàn tỉnh Sơn La

- Thứ ba, về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ: Các

nghiên cứu trước đây đã đề cập phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội ở các quốc gia và tại các tỉnh của Việt Nam là khác nhau nên việc nghiên cứu các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, có phù hợp với tỉnh Sơn La hay không vẫn đang là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Chính vì vậy, đề tài: “Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La”

mà tác giả lựa chọn là hoàn toàn và không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố cả trong nước và quốc tế Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giải quyết các khoảng trống nghiên cứu đã nêu trên, góp phần cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới và hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho một số địa phương và cơ quan hoạch định chính sách có liên quan ở cấp trung ương

Trang 26

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp hữu cơ

2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ

2.1.1.1 Nông nghiệp hữu cơ

Quá trình phát triển của nông nghiệp gắn liền với quá trình phát triển của lịch

sử xã hội loài người Nông nghiệp bắt nguồn từ các hoạt động tự nhiên, tiếp đến là nông nghiệp tự cấp tự túc Sản phẩm nông nghiệp làm ra sạch, không có hại cho sức khỏe con người và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nhưng giai đoạn đó không phải là sự phát triển Khi nhu cầu của con người về số lượng và chủng loại hàng hoá ngày càng tăng, hình thành nền nông nghiệp “nâu” sản xuất chạy theo sản lượng, phát triển theo chiều rộng Tuy nhiên, nền nông nghiệp “nâu”, nền nông nghiệp phát triển theo chiều rộng đã sử dụng tràn lan thuốc diệt cỏ hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học dẫn đến những tác động xấu tới môi trường, nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Để ngăn chặn những xu hướng tiêu cực trên của nông nghiệp “nâu” thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là đưa quá trình sản xuất nông nghiệp đi theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có của nó Tất yếu cần phải chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, chuyển từ nông nghiệp “nâu” sang nông nghiệp “xanh”, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ nhằm mục tiêu phát triển bền vững

* Nông nghiệp xanh

Theo Hans R.Herren (2011), nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp áp dụng những phương thức và kỹ thuật canh tác nhằm duy trì và tăng năng suất nông nghiệp và lợi nhuận của các sản phẩm nông nghiệp trong khi đó vẫn đảm bảo việc cung cấp lương thực cho một nền tảng của sự bền vững, giảm thiểu những tác động tiêu cực và tạo ra những tác động có lợi, khôi phục các nguồn tài nguyên sinh thái (như đất, nước, không khí và các hợp phần của đa dạng sinh học) bằng cách giảm thiểu sự ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn

Theo Bùi Đức Hùng (2016), nông nghiệp xanh được hiểu là mô hình canh tác nông nghiệp mới, giảm các tác nhân tiêu cực do phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống gây ra, nhờ áp dụng đồng bộ, hợp lý các quy trình sản xuất và

“công nghệ xanh” Nông nghiệp xanh vừa sử dụng hợp lý tài nguyên (đất đai, nước),

Trang 27

tiết kiệm chi phí đầu vào sản xuất, vừa giảm ô nhiễm môi trường Từ đó hài hòa mục tiêu kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường, góp phần giải quyết một số vấn đề

xã hội

* Nông nghiệp bền vững

Theo định nghĩa của Bill Mollison (1994): Nông nghiệp bền vững là một hệ thống, nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú trong thiên nhiên mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất

Theo định nghĩa của từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, nông nghiệp bền vững là phương pháp trồng trọt và chăn nuôi dựa vào việc bón phân hữu

cơ, bảo vệ đất màu, bảo vệ nước, hạn chế sâu bệnh bằng biện pháp sinh học và sử dụng ở mức ít nhất năng suất hóa thạch không tái tạo

Theo Đường Hồng Dật (2015), nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp tiến hành trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới đảm bảo được bền vững cho kinh tế, xã hội, sức khoẻ con người, tài nguyên, môi trường Nông nghiệp bền vững là bộ phận quan trọng của phát triển bền vững kinh tế - xã hội

* Nông nghiệp hữu cơ

Theo Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM): “ Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người Nó dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình thích nghi với các điều kiện địa phương chứ không phải sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất lợi Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, sự đổi mới và khoa học để có lợi cho môi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả các bên tham gia”

Theo Liên Hợp Quốc: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi

tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi”

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex của FAO/WHO (2012): “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường gìn giữ sự bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm đa dạng sinh học, chu trình sinh học và hoạt động sinh học của đất” Như vậy, nông nghiệp hữu cơ bao hàm hệ thống quản trị sản xuất (đối với mùa vụ và gia súc) và nhấn mạnh đến việc sử dụng các tập quán quản trị hơn là các yếu tố đầu vào Để thực hiện được điều này cần áp dụng các biện pháp hóa học, sinh học và văn hóa, hơn là nguyên liệu tổng hợp

Trang 28

Ngoài các định nghĩa khác nhau đã được đề cập trên đây, có rất nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ và đưa ra các quan điểm khác nhau về nông nghiệp hữu cơ, cụ thể:

Henning và cộng sự (1991) và Kilcher, L.(2006) đều cho rằng nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất nông nghiệp có sử dụng các yếu tố đầu vào hoàn toàn là hữu cơ, như vậy nông nghiệp hữu cơ cũng đồng nghĩa với nông nghiệp bền vững Theo đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ tạo ra một nền nông nghiệp bền vững khía cạnh môi trường mà còn bền vững về khía cạnh kinh tế (Bader Alhafi Alotaibi và cộng sự, 2021) Nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2012) cũng cùng quan điểm trên và khẳng định: “Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên Nói một cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình sản xuất đều theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có”

Trong khi đó khái niệm về nông nghiệp hữu cơ do Lampkin và Padel đưa ra lại mang nặng tính điều hành Họ cho rằng nông nghiệp hữu cơ nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, môi trường, có tính nhân văn và thống nhất Nông nghiệp hữu cơ cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên có thể tái tạo từ nông trại, quản lý quá trình sinh thái cùng với những tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây trồng, vật nuôi và dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được, ngăn ngừa sâu bệnh và mang lại lợi nhuận cho người sản xuất (Lampkin và cộng sự, 1994)

Cùng với quan điểm nhấn mạnh đến khía cạnh sinh thái của nông nghiệp hữu

cơ, tác giả Nguyễn Văn Bộ (2017) khẳng định: “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, các chất dinh dưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với một phương pháp quản lý hợp lý nhất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế” Tác giả Phạm S (2019) cho rằng: “Nông nghiệp hữu

cơ là quá trình sản xuất tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học; không sử dụng hoá chất trong suốt quá trình sản xuất; không sử dụng giống biến đổi gen; quá trình canh tác

có thể sử dụng kỹ thuật truyền thống đến kỹ thuật hiện đại; môi trường sinh thái bền vững nhằm đảm bảo sự công bằng của các bên tham gia; thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”

Trang 29

Mặc dù các định nghĩa được đề cập trên đây về nông nghiệp hữu cơ được định nghĩa và hiểu theo những cách khác nhau, tuy nhiên có thể thấy một cách tổng quát đó

là nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không có chất hoá học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền vững Tất

cả các định nghĩa trên đều cho rằng canh tác hữu cơ là một hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường và là một phương pháp nông nghiệp bền vững (Rafi Grosglik, 2015)

Từ những khái niệm của các tổ chức và của các nhà khoa học trong nước và

quốc tế, trên cơ sở đó theo quan điểm của nghiên cứu sinh: “Nông nghiệp hữu cơ là

một hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hoá học tổng hợp trong các vật tư đầu vào, chủ yếu dựa vào các chu trình sinh học có trong tự nhiên nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế.”

Trang 30

Bảng 2.1 Phân biệt giữa nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp sạch, nông nghiệp truyền thống

1 Đầu vào

Giống - Được dùng tất cả các loại giống xác nhận, có

nguồn gốc rõ ràng nhưng phải sạch, không bị nhiễm bẩn hay các loại sâu bệnh Có thể được dùng một số chất kích thích trong danh mục cho phép để xử lý hạt giống

Không sử dụng giống biến đổi gen, giống đột biến phóng xạ hay hoá chất, không dùng chất kích thích xử lý

Giống phải sạch, không bị nhiễm sâu bệnh

- Được phép sử dụng tất cả các loại giống cả giống biến đổi gen, giống đột biến, có thể dùng các chất kích thích

xử lý giống

Đất trồng - Đất: Kiểm tra chất lượng đất trồng trước

khi sản xuất theo tiêu chuẩn GAP Không cần thời gian cách ly Chỉ sản xuất trên loại đất có các chỉ tiêu đạt chuẩn quy định GAP

- Đất phải có thời gian cách ly để giảm thiểu các dư lượng hoá học tồn trữ trong đất trước khi sản xuất NNHC, thời gian cách ly tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm tuỳ loại cây, loại đất

Chỉ sản xuất NNHC khi đất đã đảm bảo đủ tiêu chuẩn của PGS đã quy định

- Đất thông thường

Nước tưới - Không dùng nguồn nước thải từ các khu

công nghiệp, khu vực bệnh viện, hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm để tưới

- Nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhưng

đã qua xử lý đủ tiêu chuẩn vẫn có thể sử dụng để tưới khi cần thiết

- Các nguồn nước trước khi sử dụng để tưới

- Không sử dụng nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, nước thải của bệnh viện hay các nguồn nước bị ô nhiễm khác để tưới

- Không dùng nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn để tưới

- Nguồn nước được coi là sạch phải

- Nước thông thường

Trang 31

cần được kiểm tra dựa theo tiêu chuẩn GAP, nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được sử dụng

- Áp dụng phương thức tiết kiệm tối đa phù hợp với sinh lý của cây và con gia súc cụ thể

dựa theo đúng quy định trong PGS của Việt Nam để sử dụng

- Sử dụng nguồn nước theo nguyên tắc tiết kiệm, chỉ cung cấp vừa đủ theo yêu cầu của từng loại cây, con gia súc theo từng giai đoạn cụ thể

Phân bón - Có thể sử dụng các loại phân bón hoá học

có nguồn gốc rõ ràng để bón, nhưng với tinh thần giảm thiểu dần dần để thay thế bằng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ khác nhau Không lạm dụng phân hoá học

- Tăng cường số lượng và tỷ lệ các loại phân hữu cơ được chế biến đúng kỹ thuật

để bón

- Không sử dụng phân bón tổng hợp

- Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã qua chế biến lỹ không chứa kim loại nặng và các vi sinh có hại

- Các loại phân gia súc, gia cầm cũng phải qua chế biến mới được sử dụng

ly sớm trước khi thu hoạch hay giết mổ

Khuyễn khích sử dụng các chế phẩm sinh học để thay thế dần các loại thuốc hoá học

- Không sử dụng thuốc có nguồn gốc hoá học nào để phòng trị sâu bệnh

Chỉ được sử dụng các loại chế phẩm sinh học để thay thế, khuyến khích sử dụng biện pháp canh tác là chính

- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng…

2 Công nghệ Sử dụng công nghệ thông tin; công nghệ

Trang 32

xuất hữu cơ không sử dụng tất cả các nguyên vật liệu hoặc sản phẩm có nguồn gốc GMO ở tất cả các giai đoạn đầu sản xuất hữu cơ; Không sử dụng bức xạ ion hoá để kiểm soát sinh vật gây hại; Không sử dụng các vật liệu nano trong sản xuất hữu cơ

- Sản phẩm sạch, chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cho người tiêu dùng và người sản xuất

- Sản phẩm chưa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

xuất thông thường

- Năng suất cao

Giá bán - Giá bán thấp hơn sản xuất hữu cơ nhưng

cao hơn sản xuất thông thường

Trang 33

2.1.1.2 Phát triển nông nghiệp hữu cơ

Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần

về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất (Nguyễn Ngọc Long, 2014)

Theo Bùi Thị Tiến (2022), phát triển nông nghiệp hữu cơ là quá trình thay đổi cả về lượng và chất trong sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng tối đa các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên của cây trồng, vật nuôi, không sử dụng hoá chất và giống biến đổi gen cũng như các yếu tố tác động tiêu cực tới môi trường để đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia và bảo vệ môi trường sinh thái

Theo Nguyễn Nguyên Cự (2023), phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là nhằm thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, phát huy tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền, các địa phương,… nhằm cung cấp sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Căn cứ vào những nội dung đã được trình bày trong phần tổng quan, từ góc

độ kinh tế, theo quan điểm của tác giả: Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một quá

trình thay đổi phương thức sản xuất từ nâu sang xanh, thân thiện với môi trường tự nhiên, sinh thái nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng dựa trên cơ sở phát triển về quy mô sản xuất, thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất dựa trên những nguyên tắc của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Từ khái niệm trên có thể hiểu, phát triển nông nghiệp hữu cơ trong bối cảnh hiện nay là quá trình vận động ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Phát triển nông nghiệp hữu cơ được thể hiện qua sự đổi mới

tổ chức sản xuất trong nông nghiệp hữu cơ; đó là thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp từ quy mô hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mô hình sản xuất quy mô lớn, tập trung dựa trên nguyên tắc của thị trường có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Như vậy có thể thấy 3 thành tố quan trọng tạo ra sự phát triển là: quy mô; tổ chức sản xuất và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với người tiêu dùng do vậy thị

Trang 34

trường trở thành yếu tố định hướng và dẫn dắt sự phát triển nông nghiệp theo hướng nhất định

2.1.2 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp hữu cơ

Haccius, M (1996) đã chỉ ra rằng nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm riêng biệt sau:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo đường hướng của hệ thống sinh thái Con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi là các mặt gắn kết với nhau trong một chỉnh thế thống nhất của phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Ý tưởng cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là hoạt động kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên Vì nếu các hoạt động ấy nằm chệch hướng vận động của các quy luật tự nhiên thì sẽ tạo ra những hệ quả xấu và tất yếu phát triển sẽ không bền vững

- Sản xuất sẽ phát triển tốt trên cơ sở sử dụng và tăng cường độ phì nhiêu tự nhiên của đất cũng như làm tăng sức đề kháng của cây trồng và vật nuôi đối với sâu bệnh

- Chăn nuôi là một hợp phần thích ứng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ

- Hệ thống canh tác không bị ảnh hưởng của việc sử dụng các nguyên liệu lạ ngoài nông trại như phân vô cơ dễ tan và thuốc hóa học bảo vệ thực vật

Từ những luận giải trên, theo tác giả, phát triển nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm cơ bản, cụ thể như sau:

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và thân thiện với môi trường Việc tuân thủ thực hiện các yêu cầu trong sản xuất trồng trọt hữu cơ sẽ đảm bảo sản phẩm sản xuất ra và cung cấp cho thị trường đáp ứng đủ tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Do đó, trong quá trình sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thực hiện kiểm soát tất cả các khâu trong quá trình sản xuất đặc biệt là quy trình sản xuất như: tạo vùng đệm cách ly, làm phân ủ nóng, xử lý đất, trồng và chăm sóc, quản lý dịch hại, thu hoạch và sơ chế, truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở những vùng, địa phương

có đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ của địa phương Ngoài ra, cần tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học ) trong sản xuất nông nghiệp

và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách hiệu quả và bền vững cần tăng cường sự hợp tác, liên

Trang 35

kết giữa các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất từ các khâu cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ đi đôi với bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn sản xuất đã được lựa chọn

2.1.3 Vai trò của phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Đảm bảo sức khoẻ của con người

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của con người về chất lượng lương thực, thực phẩm ngày càng cao Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, sản lượng nông nghiệp giảm sút, giá cả và chi phí đầu vào của nông nghiệp gia tăng… vì vậy, người nông dân đã lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và các chất kích thích tăng trưởng, điều đó đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Chính vì vậy, nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp để khắc phục những khó khăn trên

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần đảm bảo an ninh lương thực của mỗi quốc gia nói chung và đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội về nông sản sạch và an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người (Nguyễn Quốc Hùng, 2019), gia súc cũng như môi trường sống (Lampkin và cộng

sự, 1994), do đó khi con người sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, có thể loại trừ hầu hết các mối nguy cơ từ các chất hoá độc trong khẩu phần ăn hàng ngày

Ngoài ra, phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ có lợi đối với người tiêu dùng mà còn giúp đảm bảo sức khoẻ trực tiếp cho chính người sản xuất/nông dân Bởi vì nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc nghiêm cấm các chất hóa học tổng hợp như thuốc trừ sâu tổng hợp, kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen và hormone tăng trưởng Do đó, người nông dân giảm việc tiếp xúc trực tiếp với các chất hoá học vô cơ (như thuốc trừ sâu/bệnh vô cơ, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng…) nên giảm nguy cơ phơi nhiễm với các chất hoá học nguy hiểm trong quá trình sản xuất, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh ung thư

- Đảm bảo lợi ích kinh tế và lao động việc làm

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường đáp ứng cho nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng về sản phẩm nông sản sạch, an toàn Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đều hướng đến giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái, môi trường và giải quyết các vấn đề căn bản của xã hội như góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm Vì vậy,

Trang 36

việc áp dụng thành công các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng cho người sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người (Nguyễn Quốc Hùng, 2019), góp phần cải thiện đáng kể về thu nhập cho nông dân, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng hệ thống sản xuất lương thực bền vững (Soltani và cộng sự, 2013)

Thực tế, sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần nhiều lao động hơn sản xuất nông nghiệp thông thường và phụ thuộc vào đầu vào của mỗi địa phương Do đặc điểm của canh tác hữu cơ không sử dụng bất cứ loại thuốc có nguồn gốc hoá học nào để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế, khuyến khích sử dụng các biện pháp canh tác là chính, làm cỏ bằng tay… Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp hữu cơ có vai trò lớn đối với xã hội trong vấn đề lao động việc làm, góp phần tạo ra những cơ hội việc làm cho lao động nông nghiệp không thể hoặc khó chuyển đổi sang những lĩnh vực khác

- Đảm bảo sức khoẻ và độ màu mỡ của đất

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất chú trọng đến việc bảo vệ đất, bồi bổ dưỡng chất cho đất thông qua việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất thân thiện với môi trường nhằm duy trì và nâng cao độ phì và tính chất đất, bổ sung và tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, giảm thiểu xói mòn đất

Với việc loại bỏ hóa chất tổng hợp đầu vào trong quá trình sản xuất, tái sử dụng chất thải nhờ vậy mà sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần làm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và có tác động tích cực đến việc phục hồi các nguồn tài nguyên như đất, nước, đa dạng sinh học Bên cạnh đó, với việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ là các phế phụ phẩm nông nghiệp, các rác thải sinh hoạt, các loại phân xanh, bùn, ao, các loại chất thải của gia súc, gia cầm đều chứa hàm lượng hữu cơ cao Mặc dù tỷ lệ các chất dinh dưỡng tuy thấp nhưng khá cân đối nên khi sử dụng lâu ngày có thể làm cải thiện cấu trúc của đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất, khiến đất trồng được bảo vệ tốt hơn, giúp tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất (Đoàn Quang Huy, 2022)

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nông nghiệp thuốc trừ sâu, phân bón và chất thải động vật mà không được cây trồng, đất hấp thụ có thể làm cho phân bón nhiễm vào nước ngầm và nước chảy bề mặt, gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra nhiều mối nguy cho sức khỏe con người, cụ thể: Nước chảy bề mặt ô nhiễm làm cho tảo phát triển mất kiểm soát, làm cạn kiệt nguồn Ôxy trong nước và làm chết sinh vật biển

Trang 37

Phân bón Nitơ dư thừa cũng làm cho rong phát triển mạnh ở các hệ sinh thái đất ngập nước và có tác động đến các loài sinh vật có ích cũng như sự đa dạng sinh học Ngược lại, trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phân bón sinh học giải phóng các chất dinh dưỡng chậm theo thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật trong đất hấp thu dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng và năng lượng cũng được duy trì tính cân bằng và được chuyển hoá giữa các thành phần trong hệ sinh thái

- Đảm bảo đa dạng sinh học và môi trường

Phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần quan trong trong việc duy trì tính đa dạng sinh học tự nhiên trong các hệ sinh thái hay cảnh quan nông nghiệp, một khía cạnh quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất Sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần cải thiện và duy trì môi trường tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh (Đoàn Quang Huy, 2022) Khi đất và nước không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng hay dư thừa đạm nitrat sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất cũng như các động vật hay côn trùng có lợi (Bùi Thị Minh Hằng và cộng sự, 2016) Bởi lẽ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần đảm bảo sự tồn tại của mọi đối tượng gồm cả cây trồng, vật nuôi, động vật hoang dã, cỏ dại, côn trùng có ích và cả công trùng có hại, các hệ động vật

và vi sinh vật (trong đất, trong chuồng trại…) và đặc biệt duy trì tính cân bằng hay tính bình ổn trong mạng lưới thức ăn trên đồng ruộng, trang trại Bởi vì, mỗi đối tượng đều đóng một vai trò như nhau và không thể thiếu trong mạng lưới thức ăn, trong các mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ sinh thái

- Góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp hữu cơ có tiềm năng lớn trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu So với nông nghiệp thông thường, nông nghiệp hữu cơ được đánh giá là hiệu quả hơn trong việc giảm phát thải khí nhà kính như Mêtan (CH4), Nitơ - ôxýt (N2O), và Các bon điôxýt (CO2)

Nông nghiệp hữu cơ có đóng góp quan trọng trong việc hạn chế sinh ra CH4

vì theo nguyên lý chủ đạo về chu kỳ năng lượng và dinh dưỡng thông qua quản lý vật chất hữu cơ trong đất, thông qua sự kích thích vi sinh vật hảo khí và hoạt động sinh học cao trong đất làm cho sự Ôxy hóa của CH4 có thể gia tăng Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp chăn nuôi hữu cơ sẽ làm thay đổi trong việc ăn uống của động vật nhai lại có thể giảm việc sản sinh CH4

Nông nghiệp hữu cơ góp phần làm giảm đáng kể phát thải khí N2O: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo một chu kỳ dinh dưỡng khép kín, nên dinh dưỡng đạm được

Trang 38

chuyển hoá và sử dụng triệt để, không dư thừa nên cũng giảm thiểu sự thất thoát Bên cạnh đó, với việc không sử dụng phân Nitơ tổng hợp đã góp phần làm giảm phát thải khí N2O gây ra trong quá trình sản xuất Ngoài ra, trong chăn nuôi hữu cơ, mức độ dự trữ thức ăn được hạn chế, chúng được liên kết với các khu vực đất có sẵn và do đó tránh được việc sản xuất và ứng dụng phân chuồng quá mức

Nông nghiệp hữu cơ có thể giảm phát thải khí CO2 chủ yếu là do phương thức canh tác này ít sử dụng phân bón hoá học và nhiên liệu hóa thạch so với nông nghiệp hoá học Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên cung cấp vật chất hữu cơ cho đất là cách duy nhất để duy trì và gia tăng Các bon hữu cơ trong đất và phương pháp luân canh, canh tác đa dạng cây trồng và trồng cây họ đậu của nông nghiệp hữu cơ đã giúp gia tăng Các bon trong đất

Từ những phân tích trên có thể thấy, phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, phát triển ổn định và bền vững, bảo đảm chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm thiểu tối

đa các tác động của biến đổi khí hậu cũng như phát triển kinh tế-xã hội Ngoài ra, trong

xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, các sản phẩm hữu cơ có thể xuất khẩu với giá cao hơn những nông sản bình thường qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân, nhất là tại các nước đang phát triển (Đoàn Quang Huy, 2022) Chính vì vậy vai trò của chính phủ, các cơ quan, tổ chức khuyến nông và tổ chức nghiên cứu rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và chỉ ra những lợi ích của canh tác hữu cơ cho người dân (Soltani và cộng sự, 2013)

2.1.4 Nội dung của phát nông nghiệp hữu cơ

2.1.4.1 Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thì nông nghiệp đã trở thành giá đỡ chống lạm phát cho nền kinh tế, nông nghiệp hữu cơ là con đường và phương thức hữu hiệu nhất để khắc phục những khó khăn, thách thức đối với an ninh lương thực trong điều kiện mới (Nguyễn Quốc Hùng, 2019) Đặc biệt khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng gia tăng Chính vì vậy, việc gia tăng mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hết sức cần thiết (Lampkin, N, 1990)

Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn hướng đến phục vụ cho xuất khẩu (Đoàn Quang Huy, 2022), vì vậy để đáp ứng yêu cầu trên cần phải tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, quy mô lớn để thuận lợi trong việc áp dụng

Trang 39

các tiến bộ về công nghệ trong sản xuất, kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và tiện lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ được hiểu là sự gia tăng về diện tích, sản lượng và chủng loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện cho các nông hộ nhỏ phát triển để đạt được lợi thế về quy mô Để mở rộng quy mô sản xuất cần phải tích tụ, tập trung ruộng đất bằng nhiều hình thức khác nhau Bởi lẽ, quy mô diện tích sản xuất nhỏ, manh mún gây khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại dẫn đến không cải thiện được thu nhập cho nông hộ (Lu và cộng

sự, 2020), quy mô sản xuất được hiểu là ở cả cấp hộ và cấp vùng tức là tăng số lượng hộ tham gia tăng diện tích sản xuất hữu cơ Thông qua mở rộng quy mô sản xuất, người sản xuất sẽ có điều kiện tăng đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; Tạo điều kiện để tăng năng suất lao động và năng suất đất đai; Tạo điều kiện để thực hiện sự phân công lao động tốt nhất, tận dụng những kinh nghiệm và kỹ năng cao nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho những người tham gia lao động… Tuy nhiên, việc

mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên cơ sở quỹ đất nông nghiệp sẵn có và khả năng chuyển đổi các loại đất sản xuất nông nghiệp, dựa trên định hướng phát triển và quy hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ của cả nước cũng như của mỗi vùng, mỗi địa phương

2.1.4.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Hình thức tổ chức sản xuất là những chủ thể sản xuất hàng hóa tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại của mình trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Cùng với quá trình mở rộng quy mô sản xuất, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, các hình thức liên kết là hết sức cần thiết (Phạm Thị Dinh, 2020) Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay là hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp Các nhóm hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã được hình thành có thể giúp cho hộ sản xuất tăng sức mua, qua đó tăng khả năng tiếp cận với những nguồn cung và thiết bị kỹ thuật tốt hơn, tăng quy

mô và nâng cao khả năng cạnh tranh theo nhóm; quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, dễ dàng được cấp chứng nhận hàng hoá và nhãn mác sản phẩm sản xuất ra; có thể chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật, thông tin thị trường, khắc phục những bất lợi về quy mô sản xuất nhỏ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí giao dịch và giảm chi phí sản xuất cho mỗi một đơn vị sản phẩm đầu ra qua đó làm tăng thu nhập cho hộ (Phạm Thị Dinh, 2020) Bên cạnh đó, việc sản xuất theo hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã

Trang 40

có quy mô và năng lực lớn sẽ khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm (Yongrui Hou, 2022)

Trong xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ, việc liên kết trong sản xuất và giữa sản xuất với tiêu thụ đang là yêu cầu tất yếu Bởi lẽ, ngay cả ở những nước phát triển khi người nông dân sản xuất có tính đơn lẻ, cá nhân thì sản phẩm của họ sẽ khó cạnh tranh do đó sản xuất không ổn định và không bền vững (Phạm Thị Dinh, 2020) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, cách duy nhất để những nông dân sản xuất nhỏ có thể tham gia vào chuỗi giá trị một cách hiệu quả là phải phối hợp với nhau thành một khối tổ chức để tăng sức mạnh thương thảo trên thị trường, tăng khả năng đàm phám để mua sản phẩm đầu vào và bán sản phẩm đầu ra với giá hợp lý, đảm bảo được quyền lợi cho họ Chính vì vậy, cần đẩy mạnh các hình thức liên kết: Hộ nông dân - Hợp tác xã - Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nước - Nhà bắc (ngân hàng) nhằm khai thác được tối đa sức mạnh và ưu thế của các bên, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra, từ đó từng bước thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ Bên cạnh đó, cần khuyến khích các liên kết giữa các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp với sự tham gia của nhiều khâu theo phương thức hợp đồng nhằm đảm bảo sự phối hợp từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ Nếu sự liên kết được củng cố, bền chặt ở mức độ cao, hình thành các hợp đồng sẽ tạo được sức mạnh có tính chất hỗ trợ nhau, chia sẻ rủi ro khi gặp những điều kiện bất lợi và mang lại những lợi ích đáng kể về mặt kinh tế (Nguyễn Văn Lạc, 2022)

2.1.4.3 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Cũng giống như bất kỳ ngành kinh tế nào của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của thị trường trong nông nghiệp tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của ngành và của các vùng nông nghiệp Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp ổn định Việc tổ chức chưa tốt hệ thống thị trường tiêu thụ nông sản có thể dẫn đến tình trạng một số nông sản, thực phẩm… khi thì thiếu rất gay gắt, nhưng khi được mùa thì lại ứ đọng, dư thừa, gây thiệt hại cho người nông dân khi bán sản phẩm do họ sản xuất ra

Thực tế hiện nay, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường có giá thành cao hơn sản phẩm nông nghiệp truyền thống do đó khó có khả năng cạnh tranh về giá nếu chỉ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường truyền thống với khối lượng lớn Chính vì vậy cần sự liên kết hộ sản xuất, hợp tác xã với các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm cho xuất khẩu và chế biến; cần phải tổ chức tiêu thụ hợp lý gắn với xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, xây dựng kênh tiêu thụ ổn định, liên kết tiêu thụ

Ngày đăng: 02/07/2024, 07:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Phân biệt giữa nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp sạch, nông nghiệp truyền thống - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 2.1. Phân biệt giữa nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp sạch, nông nghiệp truyền thống (Trang 30)
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 61)
Bảng 3.1: Kết quả chọn hộ theo tiêu thức loại hình hộ - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 3.1 Kết quả chọn hộ theo tiêu thức loại hình hộ (Trang 64)
Bảng 3.2: Phân tích SWOT - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 3.2 Phân tích SWOT (Trang 67)
Bảng 3.5: Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 3.5 Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng (Trang 71)
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Sơn La - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Hình 4.1 Bản đồ tỉnh Sơn La (Trang 76)
Bảng 4.2: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 4.2 Sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 86)
Bảng 4.5: Thị trường xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 4.5 Thị trường xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 94)
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 95)
Bảng 4.6: Kết quả sản xuất lúa hữu cơ - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 4.6 Kết quả sản xuất lúa hữu cơ (Trang 97)
Bảng 4.9: Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau hữu cơ (Rau cải) - phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh sơn la
Bảng 4.9 Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau hữu cơ (Rau cải) (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w