1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thương Nghiệp Tư Nhân Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng
Thể loại luận văn
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 146,06 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN (9)
    • 1.1 THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN (10)
      • 1.1.1. Khái niệm thương nghiệp tư nhân (10)
      • 1.1.2. Các loại hình thương nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay (11)
        • 1.1.2.1. Theo hình thức tổ chức (12)
        • 1.1.2.2. Theo phạm vi và hình thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp (14)
      • 1.1.3 Đặc điểm hoạt động của thương nghiệp tư nhân (16)
    • 1.2. VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (18)
      • 1.2.1 Vai trò của thương nghiệp tư nhân (18)
      • 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương nghiệp tư nhân ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (22)
    • 1.3 KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA ĐỂ THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN (26)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm ở một số địa phương (26)
        • 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh (26)
        • 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội (28)
      • 1.3.2. Các bài học kinh nghiệm được rút ra để phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (29)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (30)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (31)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng (31)
      • 2.1.2 Tình hình kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng (33)
    • 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (35)
      • 2.2.1 Những kết quả đạt được của thương nghiệp tư nhân trong những năm qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (36)
        • 2.2.1.1 Về mặt số lượng (36)
        • 2.2.1.2 Về mạng lưới hoạt động thương nghiệp tư nhân trên địa bàn37 (39)
        • 2.2.1.3 Về tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn (39)
        • 2.2.1.4 Tổng mức hàng hóa bán ra (42)
        • 2.2.1.5. Vốn đầu tư (49)
        • 2.2.1.6 Thương nghiệp tư nhân tạo việc làm và thu nhập cho người (50)
        • 2.2.1.7 Về hoạt động xuất nhập khẩu (53)
      • 2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (58)
        • 2.2.2.1. Những thuận lợi của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (58)
        • 2.2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên (62)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI (63)
    • 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI (65)
      • 3.2.2. Phát triển thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng với quy mô và phân bố hợp lý trên các địa bàn (67)
      • 3.2.3 Phát triển thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng phải phát triển xúc tiến thương mại (68)
      • 3.2.4. Phát triển thương nghiệp tư nhân Đà Nẵng phải đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất, thu hút lao động, tạo ngoại tệ để nhập khẩu. 65 3.2.5. Phát triển thương nghiệp tư nhân Đà Nẵng gắn với xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế (69)
    • 3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI (71)
      • 3.3.1 Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thương nghiệp tư nhân (71)
      • 3.3.2 Tổ chức, vận hành hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ hợp lý (74)
      • 3.3.3 Chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại, thị trường xuất khẩu (78)
      • 3.3.4 Mở rộng các hình thức liên kết của thương nghiệp tư nhân (80)
      • 3.3.5. Chính sách thuế và hỗ trợ vốn (82)
      • 3.3.6. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực (84)
      • 3.3.7. Tiếp tục nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thương nghiệp tư nhân (85)
  • KẾT LUẬN (88)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN

THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN

1.1.1 Khái niệm thương nghiệp tư nhân

Có thể nói, sự hình thành và phát triển các thành phần kinh tế là đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hoá, nhất là kinh tế thị trường - giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá.

Trong một nền kinh tế, trao đổi là một yếu tố, một giai đoạn quá độ của sản xuất; nó chỉ đơn thuần là sự thực hiện sản phẩm đã được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa và sự thay thế các yếu tố sản xuất để tiếp tục sản xuất với tư cách là hàng hóa Nhưng trong quá trình đó trao đổi lại trực tiếp làm xuất hiện một hình thái mới, đó là hoạt động thương nghiệp Xét bề ngoài tưởng như lưu thông tách biệt với sản xuất, nhưng thực chất lưu thông nói chung, hoạt động thương nghiệp nói riêng là một trong các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, trong đó hoạt động thương nghiệp có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở sản xuất Như Ph.Ăngghen đã khẳng định hai “chức năng” sản xuất và trao đổi là “đường hoành và đường tung của đường cong kinh tế” Vì giữa sản xuất và trao đổi có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội.

Sự tác động qua lại giữa sản xuất và trao đổi không dừng lại ở quy mô, mà còn tác động đến trình độ phát triển của nhau cả về mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Ở mỗi trình độ khác nhau, hoạt động thương nghiệp trong các nền kinh tế cũng khác nhau Khi nền sản xuất ở trình độ thấp, nhỏ lẻ, phân tán thì hoạt động trao đổi còn hạn chế ở phạm vi hẹp, hoạt động thương nghiệp cũng còn ở tình trạng manh mún với quy mô nhỏ Khi trình độ xã hội hóa sản xuất cao thì đòi hỏi hoạt động thương nghiệp cũng phải được xã hội hóa với trình độ tương ứng Sản xuất hàng hóa càng phát triển cao thì quá trình trao đổi càng mở rộng và ngược lại sự mở rộng và phát triển quá trình trao đổi sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất

Cũng như các nền kinh tế khác, thời kỳ đầu của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta sản phẩm thặng dư chưa nhiều nên hoạt động thương nghiệp chủ yếu là do tư nhân thu gom những sản phẩm thừa của những người sản xuất nhỏ như nông dân và thợ thủ công Do vậy hiệu quả của hoạt động thương nghiệp còn rất thấp Nhưng sự tồn tại của hoạt động thương đã làm cho sản xuất tách biệt tương đối với trao đổi, làm cho sản xuất ngày càng có tính chất trao đổi, nên nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tan rã những quan hệ sản xuất tự cung tự cấp Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì hình thức thương nghiệp do tư nhân thực hiện vẫn còn tồn tại nhưng nó khác về cơ cấu, quy mô, mô hình tổ chức và phương thức kinh doanh… và cũng có sự khác nhau giữa các nền kinh tế nhưng vẫn có đặc điểm chung về thương nghiệp tư nhân đó là loại hình kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về vốn và các điều kiện kinh doanh Điều kiện tồn tại của thương nghiệp tư nhân, theo Mác, là sự tồn tại của lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.

Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thì kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp dưới tác động của thị trường và yêu cầu không ngừng mở rộng của thị trường Vì vậy, hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp không chỉ đơn thuần bao gồm các hoạt động mua và bán thuần tuý mà còn được mở rộng thêm với các công đoạn có liên quan đến quá trình thúc đẩy nhanh việc mua bán hàng hóa Đến nay, để thực hiện quá trình lưu thông thuận lợi, các chủ thể kinh doanh thương nghiệp buộc phải thực hiện nhiều hoạt động trước và sau hoạt động mua, bán như: xúc tiến thương mại (quảng cáo, đại diện thương mại, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hóa…), gia công, chế biến, đóng gói hàng hóa, dịch vụ sau bán hàng (bảo hành, bảo dưỡng…)

1.1.2 Các loại hình thương nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay.

Thương nghiệp tư nhân tồn tại và hoạt động dưới nhiều hình thức, dựa vào hình thức tổ chức của thương nghiệp tư nhân có thể phân biệt thương nghiệp tư nhân theo hai tiêu chí là theo hình thức tổ chức và theo phạm vi và hình thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp.

1.1.2.1 Theo hình thức tổ chức:

Dựa theo hình thức tổ chức, thương nghiệp tư nhân được chia làm hai loại là loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư bản tư nhân.

* Loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ (các hộ cá thể, tiểu chủ kinh doanh thương nghiệp):

Loại hình này thường được tổ chức kinh doanh theo kiểu hộ gia đình, hay một cá nhân, hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về vốn và các điều kiện kinh doanh khác với việc sử dụng sử dụng sức lao động của chính hộ hay cá nhân đó, còn thuê mướn lao động làm thuê chỉ có vai trò bổ sung, mang tính thời vụ

* Loại hình thương nghiệp dựa trên sở hữu tư bản tư nhân : Đây là mô hình tổ chức của các hãng buôn lớn, tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư bản tư nhân về vốn, tài sản và các nguồn lực khác được thu hút vào kinh doanh, có tính năng động và nhạy bén cao Các doanh nghiệp này hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam Theo hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện hành thì hiện nay thương nghiệp tư nhân tư bản bao gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tự bỏ vốn thành lập và tự tổ chức kinh doanh Các doanh nghiệp này phải hoàn toàn tự chủ về vốn, bảo toàn vốn, tổ chức kinh doanh và tự tìm kiếm thị trường, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh (cả về mặt kinh tế, cả về mặt pháp luật) Các doanh nghiệp tư nhân lớn trong lĩnh vực thương nghiệp ở nước ta chưa nhiều, nhưng đã có tác động tích cực đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội Trong thời gian qua, tốc độ phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương nghiệp cao hơn trong lĩnh vực sản xuất. Hầu hết các ngành hàng hiện nay đều có các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh, song ít có doanh nghiệp nào chiếm ưu thế, có thị phần lớn trên thị trường.

- Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 81 và khoản 5, Điều 84 của Luật doanh nghiệp Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu các loại để huy động vốn.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiêp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Đây là hình thức biểu hiện sự kết hợp về vốn giữa các thành phần kinh tế Doanh nghiệp loại này có đặc điểm là chế độ sở hữu vốn, tài sản không thuần nhất Trong xu thế chung thì doanh nghiệp loại này đang có cơ hội phát triển mạnh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, bởi vì chúng thường có quy mô, khả năng thu hút vốn, trình độ tổ chức, quản lý, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường lớn hơn so với doanh nghiệp TNTN.

- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

1.1.2.2 Theo phạm vi và hình thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp:

Có thể phân biệt hoạt động của thương nghiệp tư nhân theo các loại hình sau:

Một là: Thương nghiệp tư nhân kinh doanh nội địa (bao gồm các hoạt động thu mua, bán buôn, bán lẻ).

Hoạt động thu mua, đây là một đòi hỏi khách quan đối với nền sản xuất hàng hoá nhỏ Việc tồn tại và phát triển lực lượng tiểu thương làm đại lý, thu gom hàng hoá là cần thiết Đó là công việc tập trung các nguồn hàng từ các kênh sản xuất khác nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiếp theo Tuy nhiên, khi đòi hỏi phải thu gom một số lượng hàng hoá lớn thì bản thân hoạt động thu mua lại đòi hỏi tiềm lực kinh tế, năng lực kinh doanh của các chủ thể mua phải ở mức đủ lớn mà thương nghiệp cá thể, tiểu chủ khó có thể đáp ứng Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trên các hộ tư thương buộc phải liên kết, hợp tác với nhau hoặc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh hơn Hoạt động thu mua phát triển sẽ có tác dụng khơi thông nguồn hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng.

Hoạt động bán buôn, là khâu phát luồng hàng hoá tới các kênh bán lẻ và một phần bán trực tiếp cho các chủ thể sản xuất (các yếu tố đầu vào) Mục tiêu hoạt động của các nhà bán buôn là tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn nhất Mô hình này đòi hỏi phải có những nhà buôn lớn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như:quy mô vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiên lợi cho việc chế biến bảo quản và vận chuyển hàng hoá, kênh phân phối rộng, kinh nghiệm kinh doanh phong phú Do đó, ở khâu này chủ yếu là các doanh nghiệp thương nghiệp tư bản tư nhân tham gia hoạt động.

VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.2.1 Vai trò của thương nghiệp tư nhân

Trước đây, hoạt động thương nghiệp ở nước ta chủ yếu do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán nắm giữ tỷ trọng lớn trên thị trường Bộ phận thương nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động ở thị trường “ngầm”.

Thời kỳ trước đổi mới (1986), ở nước ta có gần 5000 doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh, được phân bố khắp các địa bàn và kinh doanh mọi ngành hàng; lực lượng lao động rất lớn, khoảng 442,2 nghìn người Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn của những doanh nghiệp này hoàn toàn được Nhà nước bao cấp Tuy nhiên, cơ chế tập trung bao cấp đó đã làm cho các doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh rơi vào tình trạng ỉ lại, làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả Trước thời kỳ đổi mới doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh chiếm ưu thế và giữ vai trò chi phối (nắm trọn bán buôn, chi phối 80% tổng mức bán lẻ xã hội), nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các hình thức thương nghiệp tư nhân, chỉ có điều khi đó thương nghiệp tư nhân là đối tượng cần

“cải tạo” hoặc bị phủ nhận

Bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân nói chung và thương nghiệp tư nhân nói riêng được đánh dấu từ tháng 12/1986, lúc này vai trò của thương nghiệp tư nhân mới được nhìn nhận, Đại hội Đảng lần thứ VI đã thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần.

Như vậy quá trình nhận thức và chỉ đạo về việc xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam của Đảng và Nhà nước đã có thay đổi nhiều để thích ứng với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó kinh tế tư nhân từ chỗ không được thừa nhận, là đối tượng cải tạo XHCN, nay đã được thừa nhận là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Xuất phát từ quan điểm trên, các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong những năm qua đã có chuyển hướng rõ rệt Khu vực kinh tế này bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu hoạt động thông qua Luật doanh nghiệp (từ 1/7/2006).

Như vậy, kể từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân đặc biệt là thương nghiệp tư nhân Đảng ta đã xác định: Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế là giải pháp giải phóng lực lượng sản xuất đang bị kìm hãm, tạo môi trường kinh tế để giảm độc quyền, tăng cạnh tranh. Kinh tế tư nhân đang góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu ngân sách….

Trong thành phần kinh tế tư nhân thì thương nghiệp tư nhân đã đóng góp vai trò trọng đối với sự tăng trưởng phát triển nền kinh tế của đất nước Vai trò của thương nghiệp tư nhân thể hiện ở chỗ:

- Kích thích sản xuất phát triển

Sản xuất và lưu thông là hai phạm trù không thể tách rời trong nền sản xuất hàng hóa, nó là điều kiện tiền đề cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Thương nghiệp là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, lưu thông trì trệ sẽ gây cản trở duy trì và mở rộng sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Thương nghiệp tư nhân với tính năng động, nhạy bén trên thị trường một mặt cung ứng tư liệu sản xuất cho các chủ thể sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tái sản xuất Mặt khác, thương nghiệp tư nhân còn giúp cho nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa được thực hiện giá trị nhanh chóng sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, làm tăng tốc độ tái sản xuất

Thương nghiệp tư nhân có vai trò là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thông qua hoạt động thương nghiệp trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua, bán các hàng hóa, dịch vụ Điều đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ thông suốt Vì vậy, hoạt động thương nghiệp không phát triển thì sản xuất hàng hóa không thể phát triển được.

Thông qua việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, thương nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất, qua đó nâng cao lợi nhuận của nhà sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thương nghiệp tư nhân thông qua việc ký các hợp đồng mua – bán hàng hoá với các cơ sở sản xuất để giúp sản xuất những mặt hàng thích ứng với nhu cầu thị trường, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn của sản xuất.

- Thương nghiệp tư nhân có vai trò trong việc đáp ứng và hướng dẫn tiêu dùng xã hội

Hoạt động thương nghiệp với vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng; tức là vừa là địa chỉ để tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất, vừa là địa chỉ cung ứng hàng hoá cho tiêu dùng.

Trong những năm qua, hoạt động của thương nghiệp tư nhân đã đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng cao hơn cả về mặt lượng, về mặt chất Đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của thị trường để thực hiện mọi nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá.

Mặt khác, thông qua hoạt động của thương nghiệp nói chung và thương nghiệp tư nhân nói riêng có vai trò hướng dẫn tiêu dùng thông qua hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, bán hàng với hình thức linh hoạt để kích thích, khuyến khích tiêu dùng Đồng thời, với những hoạt động dịch vụ sau bán hàng thương nghiệp tư nhân đã hỗ trợ, giúp đỡ người tiêu dùng những vướng mắc trong qua trình tiêu dùng sản phẩm.

KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA ĐỂ THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN

1.3.1 Kinh nghiệm ở một số địa phương:

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dẫn đầu cả nước về phát triển thương nghiệp tư nhân Những kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại những năm qua là:

+ Đã kịp thời xây dựng chính sách và thực thi các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động kinh doanh của thương nghiệp tư nhân Như hỗ trợ vốn, đào tạo, thông tin, Thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản, đăng ký kinh doanh được tiến hành qua mạng internet và đầu mối đăng ký duy nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp mạnh quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, theo đó các quận, huyện quản lý sau đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho các quận, huyện theo quy định.

+ Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh Theo chương trình này các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt, như hỗ trợ về vốn, hỗ trợ việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến. Ngoài việc hỗ trợ đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước, mỗi doanh nghiệp sẽ được thành phố hỗ trợ đăng ký ít nhất một sản phẩm ở nước ngoài Bên cạnh đó thành phố còn có các chính sách như quảng bá các sản phẩm chủ lực và xây dựng biểu tượng các sản phẩm chủ lực, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như miễn giảm thuế từ 20-30% cho các dự án có tính khả thi cao

- Thành phố thành lập Hiệp hội Công thương, hội viên chủ yếu là chủ doanh nghiệp Hiệp hội Công thương là một tổ chức liên hiệp các hội ngành nghề (thành phố có 12 hộ ngành nghề, thành viên như: Hội Điện tử- Công nghệ viễn thông, Hội Doanh nghiệp xây dựng, Hội Cơ khí, Câu lạc bộ nữDoanh nghiệp vv ), tập hợp các doanh nghiệp Hiệp hội có chức năng đại diện quyền lợi và bảo vệ quyền lợi cho hội viên, tư vấn cho Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, mở các khoá đào tạo, tổ chức hội thảo, tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, tổ chức triển lãm hội chợ, phối hợp thực hiện các “đơn đặt hàng”, tổ chức hoạt động liên kết, môi giới góp phần gắn kết các doanh nghiệp thành viên.

- Thực hiện cải tiến thủ tục thuê đất theo hướng đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm khu công nghiệp, khu chế xuất cho các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp tư nhân thuê với giá cả phù hợp Trong nông nghiệp, chính quyền thành phố chú ý đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại

Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh còn giúp các nhà đầu tư những kiến thức cần thiết trong khởi sự doanh nghiệp, tiến hành các sinh hoạt xã hội nhằm tôn vinh các chủ doanh nghiệp trẻ làm ăn có hiệu quả, coi họ là những chiến sĩ tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

- Thành phố Hà Nội đưa ra nhiều cơ chế chính sách, biện pháp để phát triển thương nghiệp tư nhân, như ban hành Đề án tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho thương nghiệp tư nhân phát triển, nêu rõ trách nhiệm của chính quyền thành phố tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, rà soát bãi bỏ các giấy phép và quy định không còn phù hợp với Luật Doanh nghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ như mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ, thực hiện chính sách ưu đãi,khen thưởng đối với doanh nghiệp có bán sản phẩm chất lượng cao, quy trình bảo quản sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kinh phí cho các lớp học để nâng cao nghiệp vụ quản lý, các chương trình tư vấn về kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển thương nghiệp tư nhân theo từng giai đoạn và giao nhiệm vụ cho các Sở, Ban, Ngành triển khai cụ thể Về công tác hậu kiểm thực hiện mạnh việc phân cấp quản lý hành chính, như giao quyền quản lý chủ động cho cấp quận, huyện, phường, xã; tiến hành chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý, thả nổi với doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân

- Trong quá trình hình thành và để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú, mạng lưới kinh doanh của ngành thương nghiệp thành phố Hà Nội ngày càng có những chuyển biến đáng kể, nhất là hệ thống bán lẻ và dịch vụ Hàng nghìn cửa hàng, nhiều khu chợ, siêu thị mọc lên khắp nơi Mạng lưới kinh doanh ngày càng hợp lý và được trang bị cơ sở vật chất tốt hơn

- Tích cực tranh thủ các nguồn lực của bên ngoài phục vụ cho phát triển thương nghiệp tư nhân Đây sẽ là cơ hội to lớn để cho các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường, tham gia đầy đủ vào các hoạt động thương mại

1.3.2 Các bài học kinh nghiệm được rút ra để phát triển thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Từ thực tiễn về quá trình phát triển thương nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cơ bản cho thành phố Đà Nẵng như sau:

- Tiếp tục thực hiện mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế của thành phố Đối với thương nghiệp tư nhân, nếu không mở rộng được thị trường ra thế giới thì khả năng lưu chuyển hàng hoá và lưu thông tiền tệ sẽ giảm đáng kể Do vậy mở cửa thị trường được xem là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với kinh tế thương nghiệp nói chung, thương nghiệp tư nhân nói riêng.

- Tích cực điều chỉnh thể chế pháp luật, kể cả hiến pháp để có thể thích ứng được yêu cầu và bối cảnh mới Cần có đầy đủ khung pháp lý cần thiết cho hoạt động thương mại Điều này vừa tạo cho khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, vừa mở rộng ra sự hội nhập đầy đủ với “sân chơi” quốc tế mà không bị thua thiệt

- Cần phải tích cực tranh thủ các nguồn lực của bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và thương nghiệp nói riêng Đây sẽ là cơ hội to lớn để cho các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường, tham gia đầy đủ vào các hoạt động kinh doanh thương mại

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là thành phố lớn thứ

4 của Việt Nam Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ Đà Nẵng hiện là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía

Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng

6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-

23 °C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67- 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông quaHành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế,thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km² (phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²) Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km², các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48 km².

2.1.2 Tình hình kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng:

Năm 2009, do nền kinh tế thế giới suy thoái, nên làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của thành phố Mặt khác, do thời tiết biến động bất thường, do ảnh hưởng của cơn bão và lũ do bão số 9 gây ra, tình trạng dịch bệnh phát sinh ở người và gia súc, gia cầm đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và đã làm thiệt hại nhất định đến đời sống của nhân dân Do đó, UBND thành phố đã có nhiều giải pháp tích cực để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động như củng cố và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Hội doanh nghiệp hoạt động, làm việc với một số doanh nghiệp; tăng cường hoạt động Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, Tổ hỗ trợ pháp lý để tháo gỡ, giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, mở rộng quy mô, mặt bằng sản xuất, chính sách thuế, kịp thời khen thưởng, động viên các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh giỏi, làm ăn có hiệu quả; phối hợp với các ngành chức năng của thành phố để hướng dẫn cho hơn 4000 chủ doanh nghiệp, hộ cá thể vay vốn ưu đãi theo chủ trương kích cầu của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất thấp để phục hồi, phát triển sản xuất Từ những cố gắng đó, kinh tế thành phố năm

2009 đã có dấu hiệu phục hồi và có chiều hướng phát triển tích cực; tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) đạt 21.096 tỷ tăng 8,7% so cùng kỳ 2008; giá trị sản xuất công nghiệp 11.336 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 41.453 tỷ đồng, tăng 12,4%; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

1.006 triệu USD Nhiều công trình mới được khởi công, một số công trình lớn đang tích cực chuẩn bị triển khai; nhiều công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu tái định cư được được đẩy nhanh, hoàn thành đưa vào sử dụng. Hoạt động du lịch khá sôi động với nhiều sự kiện văn hóa - du lịch lớn; đã đón 1.203,2 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 945,3 tỷ đồng, bằng 121% KH, tăng 13,9%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 1728,7 tỷ đồng Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 640 tỷ đồng, bằng 115% KH, tăng 6,7%; sản lượng hải sản khai thác thực hiện 63.600 tấn, giảm 7,8%

Tổng thu ngân sách đạt 8.351 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương 5.676 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện 26.976 tỷ đồng, tăng 13,44% so với năm 2008; dư nợ cho vay thực hiện 42.369 tỷ đồng, tăng 12,5% so đầu năm; có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, với tổng vốn đầu tư 194,65 triệu USD; vận động nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) được 48 chương trình, dự án với tổng kinh phí 89,5 tỷ đồng.

* Về lĩnh vực văn hoá-xã hội

Thành phố đã thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hoá-xã hội; chú trọng giúp đỡ các gia đình đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, người lao động mất việc làm; vận động, tạo điều kiện học sinh bỏ học trở lại trường; cảm hoá, giáo dục thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn Kết thúc năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 90,95%, tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 38,36%; có hơn 6.000 học sinh các cấp học, ngành học đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi, năng khiếu Các tổ chức, đơn vị tích cực công tác tuyên truyền vận động, thực hiện 38 đợt hiến máu nhân đạo Thực hiện chính sách người có công, đã giải quyết trợ cấp ưu đãi, trợ cấp khó khăn, đột xuất, hỗ trợ các đối tượng chính sách cải thiện nhà ở, miễn giảm tiền sử dụng đất cho hơn 2.200 trường hợp chính sách, với số tiền gần 6 tỷ đồng; tặng 100 nhà tình nghĩa cho tỉnh Quảng Ngãi và hỗ trợ xây dựng 35 nhà tình nghĩa cho xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn), với kinh phí 2,35 tỉ đồng Đã tuyển sinh đào tạo nghề 13.700 học sinh; giải quyết việc làm 26.120 lao động; giải ngân 296 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm với số tiền 6,8 tỷ đồng; hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ (1 lần) cho 938 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đang lập danh sách hỗ trợ 800.000 đồng/hộ cho 1.000 hộ có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết cho 1.114 hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm nghèo; cấp 52.022 thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh cho người nghèo; xoá 52 nhà tạm, sửa chữa 32 nhà cho hộ nghèo; triển khai xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ chương trình “có nhà ở” Thành phố tập trung chỉ đạo tổ chức Đại hội thể dục thể thao cấp cơ sở, tiến tới Đại hội Thể dục Thể thao thành phố lần thứ VI-2009 và Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VI-2010 5 tháng đầu năm, các vận động viên thành tích cao thành phố đoạt 55 HCV, 50 HCB, 51 HCĐ tại các giải quốc gia và quốc tế.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong năm 2009 ổn định và phát triển, thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế, tạo nhiều cơ hội để quảng bá và nâng cao vị thế Đà Nẵng Thành phố cũng đã tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển đúng hướng, phát huy được tiềm năng sẵn có của từng thành phần kinh tế, nhờ vậy các cơ sở sản xuất – kinh doanh đã trứng bước thích nghi với cơ chế thị trường, năng động tìm kiếm thị trường, đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời, nhiều sản phẩm mới được thị trường chấp nhận Chương trình “người Việt dùng hàng Việt” được doanh nghiệp chú trọng đã góp phần làm tăng giá trị của ngành thương nghiệp.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1 Những kết quả đạt được của thương nghiệp tư nhân trong những năm qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

* Về số lượng các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân

Sau khi thực hiện công tác cổ phần hóa, sáp nhập, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước và triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, mạng lưới hoạt động thương nghiệp bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động trên địa bàn năm 2009 gồm có: 2.965 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động, trong đó có 127 doanh nghiệp Nhà nước (62 doanh nghiệp TW, 65 doanh nghiệp địa phương) và 2.838 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 765 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 472 Công ty cổ phần và 1.601 doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ĐVT: Doanh nghiệp

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng

Năm Tổng số Doanh nghiệp tư nhân

Qua bảng trên ta thấy số lượng các doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh trong ngành thương nghiệp có xu hướng ngày càng tăng và năm sau tăng nhiều hơn năm trước Sở dĩ như vậy là vì cơ sở hạ tầng của thành phố và các tỉnh lân cận đã phát triển hơn đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình giao lưu và buôn bán hàng hóa trong thành phố và với các tỉnh lân cận Kế thừa những thuận lợi đó, các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có lãi càng thu hút các nhà đầu tư trong nước đầu tư, hoặc một số nhân viên nhà nước ra thành lập doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp của tư nhân Cụ thể năm 2008 số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 2343 doanh nghiệp, năm 2009 là 2838 doanh nghiệp, so với năm 2008 thì năm 2009 số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng 495 doanh nghiệp, tương ứng tăng 21,16% so với năm 2008, so với năm 2005 thì năm 2009 số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đã tăng 1751 doanh nghiệp, tương ứng tăng 161,08%, như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số lượng các doanh nghiệp của tư nhân hoạt động trong ngành thương nghiệp đã tăng lên một cách đáng kể.

Trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong năm 2009 thì doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 56,41%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 26,96%, công ty cổ phần chiếm 16,63%.

Số lượng các doanh nghiệp thực tế hoạt động phân bố không đều trên địa bàn thành phố, chủ yếu tập trung trong khu vực trung tâm thành phố.

Năm Tổng số Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH Công ty

* Về số hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ kinh tế cá thể, tiểu chủ là một trong 5 thành phần kinh tế của nước ta và có vị trí quan trọng lâu dài; Nhà nước luôn tạo điều kiện và giúp đỡ thành phần kinh tế này phát triển Trong những năm qua với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ ở thành phố Đà Nẵng đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Bảng 2.2 : Số hộ kinh doanh cá thể của thành phố Đà Nẵng ĐVT: Hộ

Số hộ đăng ký kinh doanh

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng

Qua bảng trên ta thấy, hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn, phát triển rộng rãi nhiều năm nay Cụ thể, trong năm 2005 số hộ kinh doanh cá thể trong ngành thương nghiệp là 17.487 hộ, năm 2008 là 27.801 hộ, tăng 10.314 hộ so với năm 2005, tương ứng tăng 58,98% so với năm 2005; Năm 2009, số hộ đăng ký kinh doanh ngành thương nghiệp là 29.453 hộ, tăng 1.652 hộ so với năm 2008, tương ứng tăng 5,94% so với năm 2008 Hộ kinh tế cá thể từ năm

2005 đến năm 2009 bình quân mỗi năm tăng trên 2.990 hộ, số hộ kinh doanh thương nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2009 tăng bình quân 14,32%/năm Sỡ dĩ hộ kinh doanh cá thể có sự tăng cao như vậy một phần vì số lượng nông dân ở các khu vực khác, đặc biệt ở Quảng Nam ra thành thị hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nhiều, bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố ngày càng được nhà nước quan tâm, phát huy giữ gìn, và quan trọng hơn là các sản phẩm này ngày càng thu hút thị trường nước ngoài đặc biệt là sản phẩm đá non nước tại Ngũ Hành Sơn.

2.2.1.2 Về mạng lưới hoạt động thương nghiệp tư nhân trên địa bàn Đà Nẵng là một trung tâm bán buôn lớn ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên với một mạng lưới các trung tâm và các chợ được hình thành và đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới hoạt động thương nghiệp ở Đà Nẵng.

Theo số liệu của Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, hiện nay thành phố có 10 siêu thị và 79 chợ với số hộ kinh doanh tại chợ là 11438 hộ (trong đó quận Hải Châu có 17 chợ với số hộ kinh doanh là 4.201 hộ, quận Thanh Khê có 18 chợ với số hộ kinh doanh là 2.407 hộ, quận Liên Chiểu có 8 chợ với số hộ kinh doanh là 1.079 hộ, quận Sơn Trà có 8 chợ với số hộ kinh doanh là 1.152 hộ, quận Ngũ Hành Sơn có 6 chợ với số hộ kinh doanh là 718 hộ, quận Cẩm Lệ có 10 chợ với số hộ kinh doanh là 694 hộ và huyện Hoà Vang có 20 chợ với số hộ kinh doanh là 1.187 hộ Ngoài ra còn trên 30 chợ lều quán và 14 chợ họp ngoài trời.

Trong những năm gần đây ngành thương nghiệp của thành phố Đà Nẵng đã phát triển nhanh và khá toàn diện, tiếp cận nhanh với cơ chế thị trường, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh hiện đại như siêu thị và các cửa hàng, cửa hiệu tự chọn đã xuất hiện, chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú có chất lượng cao, việc hình thành các siêu thị góp phần to lớn hình thành nếp sống văn minh trong thương nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động của các chợ đã đi vào nề nếp, đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn Đà Nẵng cũng đã hình thành phố chợ như chợ chuyên bán xe máy, phụ tùng ô tô xe máy, phụ tùng xe đạp quạt điện, điện gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, văn hoá phẩm… Nhờ vậy ngành thương nghiệp trong thời gian qua đã tạo điều kiện thông thoáng, giao lưu giữa thị trường mua bán –sản xuất- xuất nhập khẩu

2.2.1.3 Về tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn Đà Nẵng là một trung tâm thương mại – dịch vụ quan trọng của tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên Đà Nẵng có một mạng lưới chợ đầu mối mà từ đó hàng hóa được đưa về các tỉnh, thành trong cả nước Mức độ ảnh hưởng của ngành thương nghiệp vượt ra khỏi phạm vi địa lý của thành phố, ngành thương nghiệp trên địa bàn không chỉ phục vụ cho nhu cầu của thành phố mà còn phục vụ cho nhu cầu của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

So với các ngành khác, ngành thương nghiệp tăng chậm hơn nhưng tăng một cách đều đặn và vững chắc Sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất nhất là ngành công nghiệp chế biến đã góp phần to lớn vào sự ổn định và phát triển của ngành thương nghiệp Mặt khác, mức sống dân cư ngày càng tăng sức mua các loại hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là các loại hàng hóa và dịch vụ cao cấp Điều này đã giải thích tốc độ tăng trưởng nhanh GDP của ngành thương nghiệp trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.3: GDP của một số ngành chủ yếu ĐVT: Triệu đồng

GDP 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng BQ 2005- 2009

Vận tải, bưu điện, kho bãi

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng

Xét trong ngành thương nghiệp, thì thương nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với thương nghiệp quốc doanh

Bảng 2.4: Tốc độ tăng về GDP của khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh trong ngành thương nghiệp ĐVT:%

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng

Qua bảng trên ta thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng cao nhưng do tỷ trọng còn nhỏ bé nên chưa tạo được ảnh hưởng lớn về tốc độ tăng trưởng chung của ngành thương nghiệp.

2.2.1.4 Tổng mức hàng hóa bán ra

Trong những năm qua, mặc dù thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khối lượng hàng hóa bán ra nhưng hoạt động thương nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả tích cực, tổng mức hàng hoá bán ra liên tục tăng qua các năm

Bảng 2.5: Tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ĐVT: Tỷ đồng

KT có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng

Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quyết định mua hàng là dân số và lối sống, tập quán tiêu dùng Quy mô, đặc điểm và tốc độ tăng dân số của thành phố là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán ra trên thị trường Hiện nay, với dân số khoảng gần 1 triệu người (cả khách vãng lai, sinh viên, công nhân, quân đội), đây là yếu tố cung cấp nguồn lao động, vừa quyết định nhu cầu mức tiêu dùng, cơ cấu dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn, sức tiêu dùng cao so với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, đang tỏ ra có sức hấp dẫn lớn đến sự phát triển của hàng hóa bán ra trên thị trường Ngoài ra, mức sống dân cư được nâng cao, sự gia tăng một khối lượng lớn khách nước ngoài vào Đà Nẵng là những yếu tố làm gia tăng tổng mức hàng hóa bán ra Sự phong phú và đa dạng của các loại hàng hóa trên địa bàn này đã làm phong phú và đa dạng thêm các hình thức bán hàng và khuyến mãi Cạnh tranh đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và tạo ra sự văn minh thương nghiệp Các hình thức bán hàng trả góp đã trở nên phổ biến và quen thuộc đối với người dân Người mua hàng được hưởng các dịch vụ hậu mãi Điều này cũng góp phần to lớn làm tăng lượng hàng hóa bán ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Xuất phát từ những dự báo trong việc phát triển thương nghiệp tư nhân trong thời gian, theo đó thương nghiệp tư nhân cần được thực hiện theo những hướng:

3.2.1 Phát triển thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng phải gắn với phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thương nghiệp nhà nước giữ vai trò quan trọng trong khâu bán buôn

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh Các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.” [9; 27- 28].

Với quan điểm trên, Nhà nước khuyến khích mọi cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực mà luật pháp không cấm Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong ngành thương nghiệp thì hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của thương nghiệp Nhà nước là phải được củng cố toàn diện hệ thống vốn, bộ máy tổ chức, trang thiết bị, phương thức lao động trong đó đặc biệt là các công ty có quy mô lớn đủ khả năng chi phối thị trường trong nước, tham gia hoạt động trong khu vực và thế giới, đảm bảo kinh doanh hiệu quả Từng bước cổ phần hóa các doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh trên địa bàn. Thương nghiệp nhà nước phải phát huy vai trò nòng cốt ở một số khâu, một số mặt hàng trọng yếu Cụ thể, thương nghiệp Nhà nước là lực lượng quan trọng trong hoạt động bán buôn, là hạt nhân cơ bản trong các tập đoàn kinh tế thương mại Việt Nam; xuất nhập khẩu một số mặt hàng vật tư chiến lược, trọng yếu như xăng, dầu, phân bón, sắt, thép, hoá chất, thuốc tân dược

Việc phát triển của thương nghiệp tư nhân nhằm khai thác mọi nguồn lực, mọi lợi thế để xây dựng kinh tế thành phố phát triển Thương nghiệp tư nhân tạo ra mạng lưới phục vụ rộng lớn, năng động trên các địa bàn, với các lĩnh vực dịch vụ phong phú đa dạng, nó phối hợp đan xen với các thành phần kinh tế khác tạo nên sự hoạt động minh bạch, năng động hiệu quả Do đó,trong hoạt động của thương nghiệp tư nhân, Nhà nước cần phải khuyến khích tạo điều kiện cho thương nghiệp tư nhân phát triển kinh doanh thương mại,không hạn chế về quy mô, địa bàn hoạt động, hình thức kinh doanh, Nhà nước hỗ trợ các thông tin về đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, các thông tin về thị trường, hỗ trợ vốn, công tác quản lý hiện đại để thương nghiệp tư nhân phát triển mạnh góp phần đáng kể vào mạng lưới thương nghiệp nhất là kênh phân phối bán lẻ Từng bước hỗ trợ cho các doanh nghiệp của thương nghiệp tư nhân trong hoạt động ngoại thương nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của thành phố.

3.2.2 Phát triển thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng với quy mô và phân bố hợp lý trên các địa bàn

Thành phố Đà Nẵng thực hiện phát triển mạng lưới thương nghiệp tư nhân trên địa bàn theo hướng hợp lý, đa dạng, nhiều tầng, với nhiều hình thức quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đa dạng và phong phú tại chỗ; đồng thời làm tốt chức năng là trung tâm thương mại lớn của miền Trung Thực hiện liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác dưới hình thức đại lý hoặc tổng đại lý Tuỳ theo sức mua và thị hiếu của mỗi khu vực thị trường mà doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân có hướng điều chỉnh quy mô, mật độ các đại lý, cửa hàng cho phù hợp Cơ sở để điều chỉnh là dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, doanh số bán của các đại lý, cửa hàng và thông tin phản hồi từ khách hàng mà các đại lý, cửa hàng thu thập được.

Từng bước tổ chức lại mạng lưới kinh doanh của thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng, dựa trên địa bàn thành phố sẽ hình thành hai loại thị trường: thị trường đô thị và thị trường nông thôn miền núi.

+ Thị trường đô thị: Đà Nẵng là trung tâm kinh tế thương mại có ý nghĩa vùng, miền và toàn quốc, là đầu mối tập trung các giao dịch buôn bán và xuất nhập khẩu, là trung tâm phát luồng bán buôn do đó phải hiện đại hóa ngành thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế Tổ chức thị trường theo các hướng sau :

Hình thành các tổng công ty, tập đoàn thương mại tổng hợp làm nhiệm vụ phát luồng bán buôn cho các công ty, chi nhánh, đại lý thuộc mọi thành phần kinh tế ở các vùng trong thành phố và cả nước.

Hình thành hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới các chợ, các cửa hàng bán lẻ theo từng cụm dân cư, từng đường phố, bảo đảm mua bán trật tự văn minh Hướng tổ chức lại là xác định quy hoạch và tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành các phố buôn bán theo từng ngành hàng (Phố chuyên doanh).

Là điểm tập trung đến và đi của các loại hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương và của cả nước Hình thành các đầu mối thu mua lớn các loại hàng hóa của cả nước chế biến tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu

+ Thị trường nông thôn và miền núi:

Tổ chức thị trường nông thôn miền núi bảo đảm yêu cầu giúp cho nông dân bán được nông sản, mua máy móc, vật tư cho sản xuất, hàng cho sinh hoạt và tiêu dùng được thuận lợi, giá cả hợp lý, phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Tập trung giải quyết các mặt hàng chính sách và tổ chức tiêu thụ hàng nông lâm sản, hoa quả của đồng bào, chú trọng những khu vực có sản lượng lớn và những vùng sâu vùng xa.

3.2.3 Phát triển thương nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng phải phát triển xúc tiến thương mại

Phải xây dựng và nâng cao uy tín của hàng hóa địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế thông qua việc thực hiện việc nâng cao chất lượng của hàng hóa bằng cách thay đổi công nghệ, kiểm tra chất lượng khi lưu thông Áp dụng các hình thức khen thưởng thích đáng đối với doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước Xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại như: Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam, nghiên cứu khảo sát thị trường, tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh; tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong nước và ngoài nước, quảng cáo hàng hóa, thông tin thương mại và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng khẩn trương và toàn diện, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những thách thức về cạnh tranh trên cả ba cấp độ: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của mặt hàng Vì vậy, để có thể phát huy nguồn lực trong nước phát triển kinh tế và thực hiện được những nội dung về đường lối của Đảng trong phương hướng phát triển thương nghiệp tư nhân của thành phố, cần phải coi thương nghiệp tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là một lực lượng kinh tế của nền kinh tế khi tham gia vào cuộc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ thực trạng phát triển thương nghiệp tư nhân và nguyên nhân của những hạn chế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cho ta thấy hoạt động của thương nghiệp tư nhân đang gặp những khó khăn nhất định,vì vậy trong thời gian tới, để hoạt động của thương nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, cần phải có những giải pháp phù hợp từ phía thành phố và các doanh nghiệp, cụ thể trong thời gian tới, cần hướng vào những giải pháp sau:

3.3.1 Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thương nghiệp tư nhân

Trong những năm qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển ngành thương nghiệp nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hoạch định cụ thể và trong công tác quy hoạch xây dựng còn thiếu tầm nhìn do đó các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương nghiệp chủ yếu phát triển một cách tự phát về mặt hàng và địa bàn đầu tư kinh doanh Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển ngành thương nghiệp nói chung và tạo điều kiện để thương nghiệp tư nhân phát triển, cụ thể là:

+ Cần phải xem công tác quy hoạch phát triển tổng thể ngành thương nghiệp là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương nghiệp là một bộ phận của quy hoạch sử dụng đất; các quy hoạch về thương nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cam kết đạt các tiêu chí do thành phố đặt ra, đồng thời thành phố cam kết những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp thương nghiệp.

+ Cần triển khai thực hiện tốt các quy hoạch liên quan lĩnh vực thương nghiệp, Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Đề án quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu phục vụ cung cầu và bình ổn thị trường thành phố đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí đốt hóa lỏng, quy hoạch phát triển hệ thống phân phối đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn theo quy định pháp luật, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

+ Bố trí hệ thống kho, khu trung chuyển hàng hóa tại các cửa ngõ ra vào nội thị và hình thành khu bán buôn, trung chuyển hàng hóa của thành phố; song song với việc đầu tư, phát triển hệ thống kho xăng dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và lưu thông hàng hóa Đối với khu vực trung tâm, bên cạnh mặt bằng cho thương mại dịch vụ được xác định thông qua quy hoạch giao thông vận tải được phê duyệt, mặt bằng cho phát triển các khu mua sắm tập trung sẽ được xác định thông qua việc tái bố trí các cơ sở hiện hữu, ưu tiên những vị trí thuận lợi cho phát triển thương nghiệp, phù hợp thiết kế quy hoạch khu trung tâm.

Bên cạnh những quy hoạch, định hướng phát triển ngành thương nghiệp từ phía Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực đổi mới và tự hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm uy tín, thì doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp như:

Về sản phẩm: doanh nghiệp phải đảm bảo hàng hóa bán ra phải là hàng chính hãng, chất lượng tốt.

Về giá bán: giá bán liên quan trực tiếp đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, trong mỗi thời kỳ thì giá bán cũng có sự thay đổi cho phù hợp, do vậy doanh nghiệp phải đưa ra được giá bán phù hợp cho từng thời kỳ

Về phân phối: Sản phẩm phải được phân phối qua hai kênh trực tiếp và gián tiếp, doanh nghiệp có thể sử dụng cả hai kênh nhưng tỉ lệ như thế nào thì tuỳ thuộc vào chi phí và mức độ thâm nhập thị trường của mỗi kênh.

Về tài chính: Cần có một chiến lược tài chính lâu dài, có độ chính xác cao, điều này sẽ làm cho doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn.

Về lao động: Cần có chiến lược để thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ và có kỹ năng về bán hàng.

Về marketing: Để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược marketing phù hợp giúp cho sản phẩm và dịch vụ có thể đến được tay người tiêu dùng và kích thích người tiêu dùng mua hàng hoá của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh

Như vậy, hoạt động trong kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng phù hợp với năng lực của mình, cần xác định rõ mục tiêu phát triển, căn cứ vào những chỉ số của doanh nghiệp để lập kế hoạch kinh doanh và đưa ra những cách thức để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

3.3.2 Tổ chức, vận hành hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ hợp lý

Về hệ thống chợ Ở Đà Nẵng hiện nay, hệ thống chợ vẫn đang là mạng lưới bán lẻ truyền thống những hàng hóa phục vụ nhu cầu thường ngày của người dân Với thói quen mua sắm của người dân thì có tới 80% số lượng hàng hóa tiêu dùng đuợc người dân mua sắm ở các chợ Tuy nhiên, hệ thống chợ trên địa bàn còn khá lộn xộn, vẫn còn hiện tượng phát triển tự phát các chợ cóc, chợ vỉa hè gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hệ thống chợ vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng kinh doanh của các hộ cá thể, các doanh nghiệp của tư nhân trong ngành thương nghiệp Vì vậy, thành phố cần có giải pháp cụ thể để xây dựng hệ thống chợ với cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho thương nghiệp tư nhân thực hiện phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại và thuận tiện cho việc mua sắm của người dân Cụ thể:

+ Nhanh chóng hoàn thành các hạng mục đầu tư của chợ, thực hiện quản lý khai thác kinh doanh theo thiết kế được phê duyệt, đồng thời trang bị hoàn chỉnh các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định củaNghị định số 02/2006/NÐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để cung ứng các dịch vụ phân loại, sơ chế, đóng gói bao bì đối với hàng hóa nông sản, thực phẩm Hàng hóa vào các chợ đầu mối thành phố phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được sơ chế, phân loại, đóng gói, bao bì, dán nhãn mác hàng hóa từ nơi thu hoạch đến nơi sản xuất, chế biến.

+ Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa đầu vào và đầu ra

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2:   Số hộ kinh doanh cá thể của thành phố Đà Nẵng - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.2 Số hộ kinh doanh cá thể của thành phố Đà Nẵng (Trang 38)
Bảng 2.3: GDP của một số ngành chủ yếu - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.3 GDP của một số ngành chủ yếu (Trang 40)
Bảng 2.4: Tốc độ tăng về GDP của khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.4 Tốc độ tăng về GDP của khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài (Trang 41)
Bảng 2.5: Tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.5 Tổng mức hàng hóa bán ra trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (Trang 43)
Bảng 2.7: Tổng mức bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.7 Tổng mức bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà (Trang 48)
Bảng 2.9: Lao động hoạt động trong ngành thương nghiệp tư nhân trên địa - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.9 Lao động hoạt động trong ngành thương nghiệp tư nhân trên địa (Trang 51)
Bảng 2.10: Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.10 Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của thương nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 54)
Bảng 2.11: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn thành phố - Phat trien thuong nghiep tu nhan tren dia ban 131818
Bảng 2.11 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn thành phố (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w