Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Quản trị kinh doanh 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ YÊN BÁI Phạm Thị Trầm, Nguyễn Thị Hằng Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Trên cơ sở thu thập, phân tích tài liệu và thực hiện khảo sát thực tế kết hợp phỏng vấn sâu, bài viết tập trung làm rõ thực trạng hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại hai tỉnh Hà Giang và Yên Bái. Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, cụ thể là phát triển chè và quế hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu bao gồm trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường, mở rộng diện tích canh tác hữu cơ, giải quyết việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương và nâng cao nhận thức của người dân về canh tác hữu cơ. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy sự hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ. Từ khóa: Doanh nghiệp nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, Hà Giang, Yên Bái. Nhận bài ngày 18.7.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 23.8.2022 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Trầm; Email: trampham.iesdgmail.com 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp. Những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao ngày càng được khẳng định trên thị trường quốc tế. Một phần kết quả đó được tạo bởi sự đóng góp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò là trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Doanh nghiệp vừa là một nhà đầu tư trong chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm hữu cơ và là người ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ,… Năm 2020, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm- thủy sản chiếm tỷ trọng 0,9, giảm 13,6 so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid nhưng tăng tới 45,2 so với năm 2016 7. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nông nghiệp có xu hướng tăng so với giai đoạn trước nhưng việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu cơ nói riêng còn khá hạn chế. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 4 doanh nghiệp TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 632022 53 tham gia sản xuất chè hữu cơ và 4 doanh nghiệp tại Yên Bái sản xuất chè và quế hữu cơ. Có thể thấy, số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này còn khá khiêm tốn. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn vì cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nguồn lao động tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp còn chưa phát huy,… tuy nhiên, các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng, mang tính quyết định trong định quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Hà Giang và Yên Bái trong những năm gần đây. 2. NỘI DUNG 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu để tìm hiểu về thực trạng hoạt động, các khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Yên Bái. Kết hợp với phương pháp phân tích so sánh, tham vấn ý kiến chuyên gia, bài viết cũng đã chỉ ra vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, cụ thể là phát triển chè và quế hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động của doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bài viết sử dụng dữ liệu được lấy chủ yếu từ kết quả khảo sát của đề tài khoa học cấp Bộ “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Hà Giang và Yên Bái” do Viện Địa lí nhân văn chủ trì. Bên cạnh đó, dữ liệu còn được khai thác từ các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đã công bố, các báo cáo của các sởngành tỉnh Hà Giang và Yên Bái. Đặc biệt, các thông tin thu thập từ quá trình khảo sát và phỏng vấn sâu đại diện doanh nghiệp sản xuất quế và chè hữu cơ trên địa bàn 2 tỉnh. TT Tên công ty Sản phẩm Chứng nhận hữu cơ Diện tích được chứng nhận(ha) 1 Công ty cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ (Tên ban đầu là Công ty TNHH chè Hùng Cường) Sản phẩm chè nguyên liệu, trà xanh, trà đen, trà Phổ Nhĩ USDA-NOP, IFOAM, Canada Organic Regime (COR-Chế độ hữu cơ Canada), EU Organic, ACT Organic 1.000 2 Công ty TNHH chè Sơn Thành Sản phẩm chè đen, chè xanh, hồng trà, trà phổ nhĩ, cao trà TCVN 11041:2-2017 235,7 3 Công ty TNHH trà Hoàng Long Sản phẩm chè khô TCVN 11041:2-2017 452,7 4 Công ty gia vị Sơn Hà Quế, bột quế, tinh dầu quế, hồi Control Union 3.541,5 54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 5 Công ty TNHH OLAM Việt Nam Vỏ quế Control Union 1044,6 6 Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam (VINA SAMEX) Vỏ quế, bột quế, tinh dầu quế, trà quế; hoa hồi nguyên cánh, bôt hồi, tinh dầu hồi, vụn hồi USDA-NOP, Organic EU, chứng nhận hữu cơ Hàn Quốc, tiêu chuẩn JAS 2.100 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ Năm 2019, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Hà Giang và Yên Bái chỉ có 12 và 21 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (NLTS) chiếm khoảng 1,7 và 1,5 tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp rất ít và số lượng đăng ký mới không nhiều. Trong số 15 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong tháng 12022 của tỉnh Hà Giang chỉ có 01 doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký trồng cây gia vị, cây dược liệu 3. Số lao động của doanh nghiệp NLTS hoạt động có kết quả sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2019 là 448 người (chiếm gần 2 tổng số lao động của các doanh nghiệp), có xu hướng giảm so với năm 2018 và giai đoạn 2011-2015. Đối với tỉnh Yên Bái, số lao động của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản năm 2019 là 771 chiếm 2,18 tổng số lao động của các doanh nghiệp 2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ, số lao động tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất hay sản phẩm nông nghiệp được sản xuất. Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn như công ty gia vị Sơn Hà, công ty sản xuất và xuất khẩu quế hồi, công ty cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ có số lượng công nhân nhiều hơn cả. Nhiều nhất là công ty gia vị Sơn Hà với 160 lao động thường xuyên và 220 lao động mùa vụ, đây là những người dân của tỉnh Yên Bái tham gia vào hoạt động sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ tại khu vực nghiên cứu hiện đang sản xuất các nguồn nguyên liệu thô xuất khẩu cho các nước trên thế giới theo đơn đặt hàng như: trà khô, trà đen, trà xanh, quế thanh, quế vụn, hoa hồi,… Có rất ít doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đã qua tinh chế và chiết xuất. Đối trà hữu cơ, hiện nay mới chỉ có Công ty TNHH chè Sơn Thành cho sản phẩm cao trà và trà hòa tan. Còn đối với các sản phẩm từ quế, một số công ty đã sản xuất tinh dầu quế từ lá quế như công ty gia vị Sơn Hà, VINASAMEX,… Tuy nhiên, số lượng các sản phẩm tinh chế chưa nhiều, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số sản phẩm của doanh nghiệp. Nguồn vốn của các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung, doanh nghiệp NNHC nói riêng còn rất khiêm tốn so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác. Nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động năm 2019 của tỉnh Yên Bái là 40.916 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho doanh nghiệp NLTS chỉ khoảng 843 tỷ đồng, chiếm 2,06. Trong khi đó, con số tương tự tại tỉnh Hà Giang là 41.732 và 802, tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp NLTS chỉ chiếm 1,9. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 632022 55 Tuy nhiên, mức độ đầu tư vốn của các doanh nghiệp NLTS đều có xu hướng tăng dần theo thời gian 1. Vốn đầu tư tăng hay giảm phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa cần sản xuất và các mặt hàng có thể xuất khẩu theo đơn đặt. Nhìn vào vốn đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp biến thiên hàng năm có thể phần nào đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ trên thị trường như thế nào. Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp NLTS trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2018 đều đạt giá trị âm (-6 và -5 tỷ đồng), nhưng đến năm 2019 đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn, giá trị lợi nhuận đạt 6 tỷ đồng, tăng 195,5 trong giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 1. Đối với Hà Giang, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp NLTS đều đạt âm, trong giai đoạn 2016-2019 có dấu hiệu tích cực hơn giai đoạn 2011-2015 (bình quân giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 là 119,2), chỉ số phát triển năm 2019 so với năm 2018 đạt 33,1. Điều này chứng tỏ, hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp đang có dấu hiệu khởi sắc, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Yên Bái - Đặc điểm sản phẩm và vùng nguyên liệu Trước hết cần phải khẳng định về sự phù hợp giữa các loại cây trồng hữu cơ tại địa bàn nghiên cứu với điều kiện tự nhiên. Tỉnh Hà Giang và Yên Bái có đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu với hàm lượng tinh chất cao. Yên Bái là khu vực có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của cây quế. Tỉnh Yên Bái cũng là một trong những địa phương trồng quế nhiều nhất cả nước với sản lượng và chất lượng cao. Đa số các đồi quế được trồng tự nhiên và phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu. Tại các khu vực vùng cao như Phìn Hồ (Hoàng Su Phì, Hà Giang), Cao Bồ (Vị Xuyên, Hà Giang), Lũng Phìn (Đồng Văn, Hà Giang), Phình Hồ, Làng Nhì (huyện Trạm Tấu, Yên Bái), Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái),… là những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chè Shan tuyết mang lại giá trị kinh tế cho người dân vùng cao. Các đặc trưng về khí hậu và đất đai đã tạo cho sản phẩm chè ở các vùng cao này có hàm lượng vi chất và giá trị dinh dưỡng cao, hương vị đặc trưng. Đây cũng chính là những vùng chè cổ thụ hàng trăm tuổi được chăm sóc và thu hoạch theo phương thức canh tác lâu đời của người dân địa phương. Các vùng nguyên liệu này được phát triển ở những khu vực núi cao, được chăm sóc tự nhiên, không bị can thiệp bởi các hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu hóa học. Tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp kinh doanh NNHC trên địa bàn đều phát triển trên cơ sở của các vùng nguyên liệu này, tận dụng nguồn lợi sẵn có trong sản xuất các sản phẩm hữu cơ phục vụ xuất khẩu. Tại Hà Giang, công ty Cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ và công ty chè Sơn Thành là những đơn vị đầu tiên trong kinh doanh và sản xuất trà hữu cơ đã có các nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác hiệu quả giá trị bản địa của sản phẩm và vùng nguyên liệu chè Shan tuyết tại Hà Giang. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu từ nguyên liệu vùng quế của địa phương như Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà, công ty TNHH Olam 56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Việt Nam, công ty Quế hồi Việt Nam,… - Thị trường tiêu thụ Hiện nay, các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam không chỉ tiêu dùng trong nước mà còn đảm bảo nhiều tiêu chuẩn quốc tế nhằm phuc vụ xuất khẩu. Các sản phẩm hữu cơ Việt Nam đã xuất khẩu tới 180 quốc gia trên thế giới , trong đó Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức,… là những thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất trên thế giới. Đóng góp vào thành quả này, các doanh nghiệp NNHC đã nỗ lực, từng bước thúc đẩy sản xuất sản phẩm ra thị trường quốc tế. Cây quế được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái và đang được khai thác nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm quế Yên Bái. Sản phẩm quế với thương hiệu là quế Văn Yên- tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, nhờ đó các sản phẩm từ quế đã được xuất khẩu đi gần 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thị trường chính xuất khẩu các sản phẩm từ quế hữu cơ bao gồm: Mỹ, EU, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… Sản phẩm từ quế được sử dụng làm gia vị, dược phẩm, mỹ phẩm và bổ sung vào các đồ uống như cà phê, matcha, các loại nước… Đặc biệt, sản phẩm quế hữu cơ ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm ở các nước trên thế giới, vì vậy thị trường tiêu thụ ngày càng ổn định và được mở rộng. Đây cũng là một trong những nhân tố tích cực tác động tới sự phát triển quế hữu cơ. Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, 100 doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển ổn định như hiện nay là do thị trường tiêu thụ luôn ổn định và từng bước được mở rộng. Sản phẩm hữu cơ của Việt Nam ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế, đồng thời chất lượng sản phẩm luôn duy trì đạt yêu cầu thị trường và người tiêu dùng. Đối với thị trường chè toàn cầu đang có xu hướng tăng trong thời gian ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, có tới 98 lượng chè xuất khẩu của Việt Nam ở dạng nguyên liệu thô, và có tới 70 sản lượng chè phục vụ xuất khẩu thông qua 3 con đường chính là doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh và công ty nước ngoài, công ty tư nhân 6. Có thể dễ nhận thấy, để xuất khẩu được các sản phẩm thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, các sản phẩm chè hữu cơ tại khu vưc nghiên cứu đang được xuất khẩu chủ yếu tới EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Mỗi thị trường đòi hòi các yêu cầu về chất lượng cũng như các chứng nhận khác nhau, vì vậy sản phẩm chè hữu cơ cần đa dạng hơn về các chứng nhận quốc tế. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị sản phẩm chè hữu cơ, các doanh nghiệp cần đầu tư những công nghệ, thiết bị có thể tinh chế thành sản phẩm chè từ những vùng nguyên liệu thô sẵn có. - Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển hoạt động của doanh nghiệp cũng như giao lưu hàng hóa. Yên Bái và Hà Giang là 2 tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình phức tạp ảnh hưởng đến giao thông cũng như tạo mặt bằng để xây dựng các nhà xưởng, chế biến. Mặc dù trong những năm gần đây, giao thông đi lại giữa các vùng miền đã tương đối thuận lợi, tuy nhiên, đối với các vùng nguyên liệu tại vùng sâu vùng xa thì doanh nghiệp vẫn phải có giải pháp khắc phục. Một trong những nguyên nhân hạn chế sự đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, vào các lĩnh vực khác nói chung tại 2 tỉnh là do khó khăn trong tạo mặt bằng để xây dựng cơ sở sản xuất chế biến. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 632022 57 “Đặc biệt, tỉnh Hà Giang là địa bàn vừa khó khăn trong xây dựng các nhà máy, nhà xưởng, lại có khoảng cách địa lý tới trung tâm vùng hay Thủ đô và các địa phương khác xa; không thuận lợi về giao thông nên việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất tại địa bàn tỉnh là vô cùng khó khăn” (Chia sẻ của cán bộ Sở NNPTNT tỉnh Hà Giang). - Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp. Trước tiên là sự hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, pháp lý giúp cho các doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động như: hỗ trợ thủ tục cấp phép mặt bằng, đất đai… để hình thành văn phòng, nhà xưởng sản xuất. Trong quá trình hoạt động, sự hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến tài chính của địa phương để ổn định nguồn vốn, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất quế ở tỉnh Yên Bái cho thấy, tất c...
Trang 1DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ YÊN BÁI
Phạm Thị Trầm, Nguyễn Thị Hằng
Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tóm tắt: Trên cơ sở thu thập, phân tích tài liệu và thực hiện khảo sát thực tế kết hợp phỏng
vấn sâu, bài viết tập trung làm rõ thực trạng hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại hai tỉnh Hà Giang và Yên Bái Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp hữu
cơ, cụ thể là phát triển chè và quế hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu bao gồm trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường, mở rộng diện tích canh tác hữu cơ, giải quyết việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương và nâng cao nhận thức của người dân về canh tác hữu cơ Từ đó, đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy sự hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ
Từ khóa: Doanh nghiệp nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, Hà Giang, Yên Bái
Nhận bài ngày 18.7.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 23.8.2022
Liên hệ tác giả: Phạm Thị Trầm; Email: trampham.iesd@gmail.com
1 MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp Những sản phẩm nông nghiệp
có giá trị kinh tế cao ngày càng được khẳng định trên thị trường quốc tế Một phần kết quả đó được tạo bởi sự đóng góp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này Doanh nghiệp nông nghiệp
có vai trò là trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam Doanh nghiệp vừa là một nhà đầu tư trong chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm hữu cơ và là người ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ,…
Năm 2020, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm- thủy sản chiếm
tỷ trọng 0,9%, giảm 13,6% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid nhưng tăng tới 45,2% so với năm 2016 [7] Mặc dù số lượng doanh nghiệp nông nghiệp có xu hướng tăng so với giai đoạn trước nhưng việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu cơ nói riêng còn khá hạn chế Theo kết quả khảo sát, chỉ có 4 doanh nghiệp
Trang 2tham gia sản xuất chè hữu cơ và 4 doanh nghiệp tại Yên Bái sản xuất chè và quế hữu cơ Có thể thấy, số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này còn khá khiêm tốn
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn vì cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nguồn lao động tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp còn chưa phát huy,… tuy nhiên, các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng, mang tính quyết định trong định quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Hà Giang và Yên Bái trong những năm gần đây
2 NỘI DUNG
2.1 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu để tìm hiểu về thực trạng hoạt động, các khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Yên Bái Kết hợp với phương pháp phân tích so sánh, tham vấn ý kiến chuyên gia, bài viết cũng đã chỉ ra vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, cụ thể là phát triển chè và quế hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động của doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp hữu cơ Bài viết sử dụng dữ liệu được lấy chủ yếu từ kết quả khảo sát của đề tài khoa học cấp Bộ “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Hà Giang và Yên Bái” do Viện Địa
lí nhân văn chủ trì Bên cạnh đó, dữ liệu còn được khai thác từ các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đã công bố, các báo cáo của các sở/ngành tỉnh Hà Giang và Yên Bái Đặc biệt, các thông tin thu thập từ quá trình khảo sát và phỏng vấn sâu đại diện doanh nghiệp sản xuất quế và chè hữu cơ trên địa bàn 2 tỉnh
TT Tên công ty Sản phẩm Chứng nhận hữu cơ Diện tích được
chứng nhận(ha)
1 Công ty cổ phần trà
hữu cơ Cao Bồ (Tên
ban đầu là Công ty
TNHH chè Hùng
Cường)
Sản phẩm chè nguyên liệu, trà xanh, trà đen, trà Phổ Nhĩ
USDA-NOP, IFOAM, Canada Organic Regime (COR-Chế độ hữu cơ Canada), EU Organic, ACT Organic
1.000
2 Công ty TNHH chè
Sơn Thành
Sản phẩm chè đen, chè xanh, hồng trà, trà phổ nhĩ, cao trà
3 Công ty TNHH trà
Hoàng Long
Sản phẩm chè khô
4 Công ty gia vị Sơn
Hà
Quế, bột quế, tinh dầu quế, hồi
Trang 35 Công ty TNHH
OLAM Việt Nam
6 Công ty Cổ phần sản
xuất và xuất khẩu
Quế Hồi Việt Nam
(VINA SAMEX)
Vỏ quế, bột quế, tinh dầu quế, trà quế;
hoa hồi nguyên cánh, bôt hồi, tinh dầu hồi, vụn hồi
USDA-NOP, Organic
EU, chứng nhận hữu
cơ Hàn Quốc, tiêu chuẩn JAS
2.100
2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ
Năm 2019, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Hà Giang và Yên Bái chỉ có 12 và 21 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (NLTS) chiếm khoảng 1,7% và 1,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp rất ít và số lượng đăng ký mới không nhiều Trong số 15 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong tháng 1/2022 của tỉnh Hà Giang chỉ có 01 doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký trồng cây gia vị, cây dược liệu [3]
Số lao động của doanh nghiệp NLTS hoạt động có kết quả sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2019 là 448 người (chiếm gần 2% tổng số lao động của các doanh nghiệp), có xu hướng giảm so với năm 2018 và giai đoạn 2011-2015 Đối với tỉnh Yên Bái, số lao động của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản năm 2019 là 771 chiếm 2,18% tổng số lao động của các doanh nghiệp [2] Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ, số lao động tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất hay sản phẩm nông nghiệp được sản xuất Các doanh nghiệp có quy
mô sản xuất lớn như công ty gia vị Sơn Hà, công ty sản xuất và xuất khẩu quế hồi, công ty cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ có số lượng công nhân nhiều hơn cả Nhiều nhất là công ty gia vị Sơn
Hà với 160 lao động thường xuyên và 220 lao động mùa vụ, đây là những người dân của tỉnh Yên Bái tham gia vào hoạt động sản xuất
Hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ tại khu vực nghiên cứu hiện đang sản xuất các nguồn nguyên liệu thô xuất khẩu cho các nước trên thế giới theo đơn đặt hàng như: trà khô, trà đen, trà xanh, quế thanh, quế vụn, hoa hồi,… Có rất ít doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
đã qua tinh chế và chiết xuất Đối trà hữu cơ, hiện nay mới chỉ có Công ty TNHH chè Sơn Thành cho sản phẩm cao trà và trà hòa tan Còn đối với các sản phẩm từ quế, một số công ty đã sản xuất tinh dầu quế từ lá quế như công ty gia vị Sơn Hà, VINASAMEX,… Tuy nhiên, số lượng các sản phẩm tinh chế chưa nhiều, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số sản phẩm của doanh nghiệp
Nguồn vốn của các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung, doanh nghiệp NNHC nói riêng còn rất khiêm tốn so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác Nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động năm 2019 của tỉnh Yên Bái là 40.916 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho doanh nghiệp NLTS chỉ khoảng 843 tỷ đồng, chiếm 2,06% Trong khi đó, con số tương
tự tại tỉnh Hà Giang là 41.732 và 802, tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp NLTS chỉ chiếm 1,9%
Trang 4Tuy nhiên, mức độ đầu tư vốn của các doanh nghiệp NLTS đều có xu hướng tăng dần theo thời gian [1] Vốn đầu tư tăng hay giảm phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa cần sản xuất và các mặt hàng có thể xuất khẩu theo đơn đặt Nhìn vào vốn đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp biến thiên hàng năm có thể phần nào đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ trên thị trường như thế nào
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp NLTS trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2018 đều đạt giá trị âm (-6 và -5 tỷ đồng), nhưng đến năm 2019 đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn, giá trị lợi nhuận đạt 6 tỷ đồng, tăng 195,5% trong giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 [1] Đối với Hà Giang, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp NLTS đều đạt
âm, trong giai đoạn 2016-2019 có dấu hiệu tích cực hơn giai đoạn 2011-2015 (bình quân giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 là 119,2%), chỉ số phát triển năm 2019 so với năm
2018 đạt 33,1% Điều này chứng tỏ, hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp đang có dấu hiệu khởi sắc, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Yên Bái
- Đặc điểm sản phẩm và vùng nguyên liệu
Trước hết cần phải khẳng định về sự phù hợp giữa các loại cây trồng hữu cơ tại địa bàn nghiên cứu với điều kiện tự nhiên Tỉnh Hà Giang và Yên Bái có đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu với hàm lượng tinh chất cao Yên Bái là khu vực có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu phù hợp với sự tăng trưởng
và phát triển của cây quế Tỉnh Yên Bái cũng là một trong những địa phương trồng quế nhiều nhất cả nước với sản lượng và chất lượng cao Đa số các đồi quế được trồng tự nhiên và phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu
Tại các khu vực vùng cao như Phìn Hồ (Hoàng Su Phì, Hà Giang), Cao Bồ (Vị Xuyên, Hà Giang), Lũng Phìn (Đồng Văn, Hà Giang), Phình Hồ, Làng Nhì (huyện Trạm Tấu, Yên Bái), Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái),… là những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chè Shan tuyết mang lại giá trị kinh tế cho người dân vùng cao Các đặc trưng về khí hậu
và đất đai đã tạo cho sản phẩm chè ở các vùng cao này có hàm lượng vi chất và giá trị dinh dưỡng cao, hương vị đặc trưng Đây cũng chính là những vùng chè cổ thụ hàng trăm tuổi được chăm sóc và thu hoạch theo phương thức canh tác lâu đời của người dân địa phương Các vùng nguyên liệu này được phát triển ở những khu vực núi cao, được chăm sóc tự nhiên, không bị can thiệp bởi các hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu hóa học
Tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp kinh doanh NNHC trên địa bàn đều phát triển trên
cơ sở của các vùng nguyên liệu này, tận dụng nguồn lợi sẵn có trong sản xuất các sản phẩm hữu cơ phục vụ xuất khẩu Tại Hà Giang, công ty Cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ và công ty chè Sơn Thành là những đơn vị đầu tiên trong kinh doanh và sản xuất trà hữu cơ đã có các nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác hiệu quả giá trị bản địa của sản phẩm và vùng nguyên liệu chè Shan tuyết tại Hà Giang Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu từ nguyên liệu vùng quế của địa phương như Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà, công ty TNHH Olam
Trang 5Việt Nam, công ty Quế hồi Việt Nam,…
- Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam không chỉ tiêu dùng trong nước mà còn đảm bảo nhiều tiêu chuẩn quốc tế nhằm phuc vụ xuất khẩu Các sản phẩm hữu cơ Việt Nam đã xuất khẩu tới 180 quốc gia trên thế giới , trong đó Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức,… là những thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất trên thế giới Đóng góp vào thành quả này, các doanh nghiệp NNHC đã nỗ lực, từng bước thúc đẩy sản xuất sản phẩm ra thị trường quốc tế
Cây quế được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái và đang được khai thác nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm quế Yên Bái Sản phẩm quế với thương hiệu là quế Văn Yên- tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, nhờ đó các sản phẩm từ quế đã được xuất khẩu đi gần 20 quốc gia, vùng lãnh thổ Thị trường chính xuất khẩu các sản phẩm từ quế hữu cơ bao gồm: Mỹ,
EU, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… Sản phẩm từ quế được sử dụng làm gia vị, dược phẩm, mỹ phẩm và bổ sung vào các đồ uống như cà phê, matcha, các loại nước… Đặc biệt, sản phẩm quế hữu cơ ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm ở các nước trên thế giới, vì vậy thị trường tiêu thụ ngày càng ổn định và được mở rộng Đây cũng là một trong những nhân tố tích cực tác động tới sự phát triển quế hữu cơ Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, 100% doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển ổn định như hiện nay là do thị trường tiêu thụ luôn ổn định và từng bước được mở rộng Sản phẩm hữu cơ của Việt Nam ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế, đồng thời chất lượng sản phẩm luôn duy trì đạt yêu cầu thị trường và người tiêu dùng
Đối với thị trường chè toàn cầu đang có xu hướng tăng trong thời gian ngắn và trung hạn Tuy nhiên, có tới 98% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam ở dạng nguyên liệu thô, và có tới 70% sản lượng chè phục vụ xuất khẩu thông qua 3 con đường chính là doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh và công ty nước ngoài, công ty tư nhân [6] Có thể dễ nhận thấy, để xuất khẩu được các sản phẩm thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng Hiện nay, các sản phẩm chè hữu cơ tại khu vưc nghiên cứu đang được xuất khẩu chủ yếu tới EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông Mỗi thị trường đòi hòi các yêu cầu về chất lượng cũng như các chứng nhận khác nhau, vì vậy sản phẩm chè hữu cơ cần đa dạng hơn về các chứng nhận quốc tế Tuy nhiên, để nâng cao giá trị sản phẩm chè hữu cơ, các doanh nghiệp cần đầu tư những công nghệ, thiết bị có thể tinh chế thành sản phẩm chè từ những vùng nguyên liệu thô sẵn có
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển hoạt động của doanh nghiệp cũng như giao lưu hàng hóa Yên Bái và Hà Giang là 2 tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình phức tạp ảnh hưởng đến giao thông cũng như tạo mặt bằng
để xây dựng các nhà xưởng, chế biến Mặc dù trong những năm gần đây, giao thông đi lại giữa các vùng miền đã tương đối thuận lợi, tuy nhiên, đối với các vùng nguyên liệu tại vùng sâu vùng xa thì doanh nghiệp vẫn phải có giải pháp khắc phục Một trong những nguyên nhân hạn chế sự đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, vào các lĩnh vực khác nói chung tại 2 tỉnh là do khó khăn trong tạo mặt bằng để xây dựng cơ sở sản xuất chế biến
Trang 6“Đặc biệt, tỉnh Hà Giang là địa bàn vừa khó khăn trong xây dựng các nhà máy, nhà xưởng, lại
có khoảng cách địa lý tới trung tâm vùng hay Thủ đô và các địa phương khác xa; không thuận
lợi về giao thông nên việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất tại địa bàn tỉnh là vô
cùng khó khăn” (Chia sẻ của cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang)
- Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của các
doanh nghiệp nông nghiệp Trước tiên là sự hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, pháp lý giúp cho
các doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động như: hỗ trợ thủ tục cấp phép mặt bằng, đất
đai… để hình thành văn phòng, nhà xưởng sản xuất Trong quá trình hoạt động, sự hỗ trợ về
các thủ tục liên quan đến tài chính của địa phương để ổn định nguồn vốn, duy trì và mở rộng
quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng Khảo sát tại các doanh
nghiệp sản xuất quế ở tỉnh Yên Bái cho thấy, tất cả các doanh nghiệp đều nhận được sự hỗ trợ
của chính quyền địa phương trong việc hoàn thiện các thủ tục hành chính của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tập huấn, nâng cao
trình độ kỹ thuật của người dân tham gia sản xuất hữu cơ thông qua hoạt động của Chi cục
khuyến nông tỉnh Thêm vào đó, việc kết hợp giám sát kỹ thuật, tiêu chuẩn của quá trình sản
xuất của các Sở ban ngành liên quan, của chính quyền địa phương nơi sản xuất, canh tác sản
phẩm hữu cơ đã tạo điều kiện thuận lợi và góp phần cùng doanh nghiệp đảm bảo chất lượng
đầu ra của sản phẩm đạt yêu cầu (Kết quả phỏng vấn đại diện Công ty TNHH gia vị Sơn Hà)
- Sự liên kết với người nông dân cung cấp nguyên liệu
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp Các
doanh nghiệp có được sự ổn định về số lượng và chất lượng của đầu vào nguyên liệu mới đảm
bảo được các yêu cầu về sản phẩm cung cấp cho thị trường Mặc dù đã có sự cam kết giữa
người nông dân và doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu nhưng vẫn thường xuyên xảy
ra trường hợp người dân không đảm bảo được số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp Nguyên
nhân của việc này có thể do sản lượng không cao, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do người
dân không thực hiện cam kết một cách nghiêm túc Các cam kết này thường bị ảnh hưởng bởi
giá cả thị trường, trong đó có vai trò của các thương lái Người nông dân vì lợi ích trước mắt
về giá cả mà thường bán sản phẩm, nguyên liệu cho thương lái với giá cao hơn, vì vậy không
đủ số lượng, khối lượng cung cấp cho doanh nghiệp Điều này đã có tác động tiêu cực tới sự ổn
định trong hoạt động của các doanh nghiệp Theo chia sẻ của quản lý sản xuất công ty Cổ phần
Trà hữu cơ Cao Bồ “Nhiều hộ gia đình cũng đã ký hợp đồng cung cấp chè tươi cho công ty
nhưng họ có thể sẵn sàng bán cho người khác do giá mua của các thương lái Trung Quốc hoặc
các máy chè mini cao hơn nên nguồn nguyên liệu đầu vào đôi lúc cũng thiếu” Tình trạng người
dân bán bên ngoài các doanh nghiệp cũng từng xảy ra tại các vùng quế hữu cơ ở Yên Bái “Mặc
dù công ty đã có nhiều chính sách hỗ trợ trong việc trồng trọt, xác định vùng nguyên liệu, giá
cả… với các hộ gia đình trồng quế tuy nhiên vẫn tình trạng hộ dân bán nguyên liệu cho các
đơn vị khác vẫn xảy ra hay việc trộn hàng bên ngoài vào công ty Do vậy, các nhân viên của
công ty sẽ thường xuyên thăm vườn, đánh giá, kiểm tra sổ ghi chép của mỗi hộ gia đình Ngoài
ra, mỗi người dân tham gia dự án quế hữu cơ đều là thành viên của dự án này nên nếu vi phạm
Trang 7sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ” (Chia sẻ của cán bộ dự án quế hữu cơ, công ty TNHH Olam Việt
Nam, tỉnh Yên Bái) Bên cạnh đó, sự liên kết, ràng buộc giữa các doanh nghiệp và người dân
còn ảnh hưởng tới việc quản lý chất lượng chè của doanh nghiệp “Việc quản lý chất lượng nguyên liệu chè được giám sát chủ yếu bởi các trưởng thôn, trưởng bản bằng việc tuyên truyền người dân không phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng hiện doanh nghiệp không đủ nhân lực tại chỗ giám sát kĩ thuật hay quy trình chất lượng, quá trình trồng trọt và thu hái Vì vậy, chất lượng chè tươi sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của người dân và những người đứng đầu thôn bản” (Chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp trà Hoàng Long, Hà Giang)
- Chứng nhận hữu cơ của các tổ chức theo yêu cầu của thị trường tiêu dùng
Hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ đều phải có chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của thị trường tiêu thị sản phẩm Các doanh nghiệp
có thị trường là các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… có sản phẩm đạt các chứng chỉ hàng đầu thế giới như: tiêu chuẩn hữu cơ EU của Liên minh châu Âu, tiêu chuẩn hữu cơ IFOAM của Liên đoàn hữu cơ thế giới, tiêu chuẩn hữu cơ COR của Chính phủ Canada, tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Ngoài ra, các công ty còn phải đạt các chứng nhận khác như chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP, ISO:9001-2015, BRC, KORSHER); tiêu chuẩn bền vững về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người lao động (Forlife, Fair Forlife, UEBT/RA) Để đạt được các chứng nhận này, các công
ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xây dựng vùng nguyên liệu, quá trình sản xuất sản phẩm và thực hiện các sứ mệnh, cam kết về môi trường và đóng góp cho xã hội, cộng đồng địa phương Điều này không chỉ đòi hỏi về nhân lực, quy định, đạo đức nghề nghiệp,… để thực hiện theo các nguyên tắc đã đặt ra mà còn phải cần một khoản kinh phí không nhỏ cho việc xác nhận và đánh giá Các kiểm định, theo dõi, giám sát quá trình sản xuất đều có sự tham gia của
các tổ chức độc lập để tránh tình trạng không nghiêm túc trong quá trình đánh giá “Vùng nguyên liệu hữu cơ của công ty được tổ chức IFOAM cấp chứng nhận hữu cơ Đối với lần đầu làm thủ tục chứng nhận, công ty cũng phải dành khoảng 1 năm chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, sau khi tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá vùng nguyên liệu thì mất thêm 1 năm mới được cấp chứng nhận Chi phí thủ tục cho giấy chứng nhận lần đầu vào khaongr 2 tỷ và chi phí cấp lại chứng nhận khoảng 300-500 triệu đồng/lần Các chứng nhận hữu cơ đều do công ty tự liên
hệ và thực hiện” (Chia sẻ của quản lý sản xuất, công ty cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ)
2.2.3 Vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ
- Trách nhiệm xã hội
Các doanh nghiệp NNHC tại khu vực nghiên cứu đã góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương Đồng thời, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định thị trường, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ của người dân Đối với các hộ gia đình canh tác theo phương thức hữu cơ, có cam kết với doanh nghiệp về số lượng và chất lượng sản phẩm luôn được thu mua với giá ổn định, không bị tình trạng ép giá của các lái thương Theo kết quả điều tra khảo sát, đối với các hộ trồng quế hữu cơ tại địa bàn tỉnh Yên Bái, ngoài việc doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định thì các hộ gia đình còn nhận được được “khoản tiền thưởng” hàng năm theo khối lượng quế từ các doanh nghiệp Đây chính là hình thức các doanh nghiệp
Trang 8thu mua sản phẩm quế hữu cơ với giá cao hơn giá thị trường nhưng thông qua hình thức “trả thưởng” hàng năm để các hộ dân yên tâm sản xuất và đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng cam kết Mặc dù giá trị “trả thưởng” của các hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất hữu cơ bằng 1.000đ/kg vỏ quế với tổng mức đạt khoảng 15-20 triệu đồng/năm/hộ gia đình nhưng đây là khoản thu nhập rất có ý nghĩa đối với các nông hộ ở vùng cao (Kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu các hộ gia đình tham gia trồng quế hữu cơ tại tỉnh Yên Bái)
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hỗ trợ người dân trong việc cung cấp các sản phẩm phân bón sinh học, hướng dẫn, tập huấn các phương thức canh tác áp dụng kỹ thuật hiện đại Ngoài
ra, doanh nghiệp còn chia sẻ cho người dân những kiến thức về thị trường, sản phẩm hữu cơ, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng
- Trách nhiệm môi trường: Các doanh nghiệp NNHC có đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường thông qua việc đảm bảo trách nhiệm và nguồn gốc sản phẩm với các cam kết quốc tế về môi trường Sản phẩm hữu cơ cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc: đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc bảo tồn các giống cây trồng bản địa, sử dụng bền vững đa dạng sinh học thông qua thúc đẩy các biện pháp canh tác đảm bảo cân bằng sinh thái, góp phần cải tạo và bảo tồn tài nguyên đất đai; chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác tài nguyên,
đa dạng sinh học; minh bạch về quyền sử dụng đất, quyền khai thác và sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng,…
Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích canh tác theo hướng hữu cơ còn góp phần cải tạo chất
lượng đất đai Theo ý kiến của người dân tham gia vào hệ thống canh tác hữu cơ, “trong những năm gần đây, khi tham gia trồng trọt theo tiêu chuẩn hữu cơ thì nhận thấy chất lượng đất tốt hơn rõ rệt Đất tơi xốp hơn do không dùng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón, thuốc diệt cỏ Đất có chất lượng tốt nên sản lượng quế thu hoạch được cũng tăng cao, vỏ quế dày hơn so với trước kia” (Kết quả phỏng vấn người dân tham gia trồng quế hữu cơ tại công ty VINASAMEX) Bên cạnh đó, người dân còn “thấy khỏe con, yên tâm hơn do không phải tiếp xúc với các loại hóa chất” Người dân cũng đánh giá, “công ty khuyến khích nông dân tham gia trồng quế hữu
cơ đã góp phần cải tạo môi trường trồng trọt, và còn góp phần cải thiện môi trường sống do không sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, hệ thống giao thông được cải thiện làm hạn chế bụi”
- Góp phần mở rộng diện tích canh tác hữu cơ: Diện tích quế hữu cơ tại Yên Bái và chè hữu cơ tại Hà Giang đang có xu hướng tăng và vùng nguyên liệu này đang được mở rộng bởi các doanh nghiệp Năm 2014, Hà Giang bắt đầu thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn NNHC trên cây chè Shan tuyết, khi đó có 175ha được cấp chứng nhận tại xã Tiên Yên, huyện Quang Bình Trong 5 năm 2016-2020, có 5.386,4 ha chè hữu cơ được chứng nhận Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang thì tính hết năm 2020, diện tích chè hữu cơ được cấp chứng chỉ hữu
cơ là 7.071,3 ha trên tổng 20.667 ha chè của tỉnh [5] Tại Yên Bái, hết năm 2021, diện tích chè
và quế đạt chứng nhận hữu cơ lần lượt là 368,8 ha và hơn 7.000 ha [4]
- Góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân địa phương: Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất của tỉnh Yên
Trang 9Bái năm 2019 là 6.156 nghìn đồng/tháng, trong đó các lao động trong các doanh nghiệp NLT
là 4.817 nghìn đồng/tháng Đối với tỉnh Hà Giang, con số tương đương là 6.235 nghìn đồng/tháng và 5.042 nghìn đồng/tháng và bình quân giai đoạn 2016-2019 cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 [1]
Doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn còn cam kết bao tiêu sản phẩm và thu mua sản phẩm với giá cao đối với người nông dân Đồng thời, doanh nghiệp còn hỗ trợ người dân
về cơ sở vật chất như bao tải đóng gói, công cụ thu hoạch,…
Các doanh nghiệp còn thực hiện các chương trình xã hội khác như: khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân nghèo trong sản xuất và tham gia, ủng hộ các chương trình thiện nguyện, hoạt động
xã hội của địa phương
- Nâng cao nhận thức của người dân về canh tác hữu cơ: Một trong những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ là nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nông nghiệp hữu cơ Bên cạnh việc tuyên truyền để người nông dân tham gia canh tác hữu cơ vì lợi ích về mặt kinh tế như giá thành sản phẩm cao hơn so với các hình thức canh tác khác, chất lượng và sản lượng nông sản cao hơn, khả năng cải thiện chất lượng đất cao hơn,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hướng dẫn người nông dân về kỹ thuật canh tác hữu cơ để đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng và tạo sự liên kết trong sản xuất, ổn định và mở rộng thị trường cho sản phẩm hữu cơ
3 KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp NNHC tại khu vực nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng cả về mặt xã hội, kinh tế và bảo vệ môi trường Đối với khía cạnh kinh tế, các doanh nghiệp nông nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã góp phần ổn định kinh tế hộ và đóng góp cho kinh tế địa phương, đặc biệt là ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ Đối với khía cạnh xã hội, doanh nghiệp nông nghiệp đã góp phần phát triển xã hội theo hướng bền vững, có
sự chia sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan, góp phần thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc gia
và quốc tế về sản xuất sản phẩm an toàn, minh bạch và đóng góp cho các hoạt động khác tại địa phương nơi sản xuất Đối với môi trường, các doanh nghiệp nông nghiệp thông qua sản xuất
và yêu cầu sản phẩm của mình đã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn, khôi phục và sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước
Các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ tại Hà Giang và Yên Bái đã cùng người dân vùng cao khẳng định được vị thế của sản phẩm đặc thù quế và chè Việt Nam tại thị trường quốc tế, đặc biệt là đối với các thị trường khó tính nhất : Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada,…
Để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung, đặc biệt là đầu
tư phát triển NNHC, các giải pháp tiên quyết cần được quan tâm bao gồm:
- Khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc xây dựng các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư bằng các hình thức ưu đãi thuế, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ các thủ tục hành chính để vay vốn Tuyên truyền cho người nông dân liên kết chặt chẽ với hoạt
Trang 10động của doanh nghiệp và tránh tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp địa phương
và doanh nghiệp ngoài địa phương
- Tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc trong đầu
tư, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại địa phương, từ đó có các giải
pháp hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
- Rà soát, đánh giá mức độ hiệu quả và khó khăn của việc triển khai các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp xem đã thực sự mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp,
cho các nhà đầu tư và người dân hay chưa Từ đó, có các chính sách hoàn thiện để thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất hữu cơ
Bài báo là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Bộ “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại
tỉnh Hà Giang và Yên Bái” theo Hợp đồng số 369/HĐKH-KHXH ngày 30/12/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2021), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021, Nxb Thống kê
2 Cục thống kê tỉnh Yên Bái (2022), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2020
3 Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Hà Giang (2022), Báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp từ
01/01/2022-31/01/2022, số 11/SKHĐT-ĐKKD ngày 08/2/2022
4 Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái (2021), Báo cáo kết quả việc triển khai thực
hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ban hành ngày 27/12/2021
5 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang (2020), Báo cáo số 465/BC-SNN về đánh giá
kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025, ban
hành ngày 20/7/2020
6 Tô Thế Nguyên và cộng sự (2021), Phân tích hành vi của người sản xuất: Trường hợp của các nông
hộ sản xuất chè hữu cơ ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
7 Tổng cục thống kê (2022), Tổng điều tra kinh tế năm 2021
AGRICULTURAL ENTERPRISES IN ORGANIC AGRICULTURE DEVELOPMENT: A CASE STUDY
IN HA GIANG PROVINCE AND YEN BAI PROVINCE
Abstract: By methods of data collection, analysis and fieldtrip with in-depth interview this
paper focuses on the activities of organic agricultural enterprises and the factors impacting
to them in Ha Giang and Yen Bai province Besides, the article also pointed out the role of
businesses in the development of organic tea and organic cinnamon, including: social
responsipilities, environmental responsipilities, increasing the area of organic farming,
bringing jobs and higher income to farmers and sharing values and knowledge of organic
farming with farmers Based on the results, some recommendations for promoting the
operation of organic agricultural enterprises are proposed
Keywords: Agricultural enterprise, organic agriculture, Ha Giang, Yen Bai