1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1

133 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 8,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ PHOTOSHOP (12)
    • 1.1 Phần mềm photoshop (12)
    • 1.2 Giao diện photoshop (12)
      • 1.2.1 Thanh tiêu đề (12)
      • 1.2.2 Thanh menu (13)
      • 1.2.3 Thanh tùy chọn (13)
      • 1.2.4 Thanh công cụ (14)
      • 1.2.5 Các bảng palette (15)
    • 1.3 Một số thao tác trên file (16)
      • 1.3.1 Mở file đã có (16)
      • 1.3.2 Tạo file mới (16)
      • 1.3.3 Lưu file (17)
    • 1.4 Phóng to/ thu nhỏ hình ảnh (17)
      • 1.4.1 Phóng to ảnh (17)
      • 1.4.2 Thu nhỏ ảnh (17)
    • 1.5 Làm việc với bảng Palette (18)
  • CHƯƠNG 2: LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN (19)
    • 2.1 Định nghĩa vùng chọn (19)
    • 2.2 Các công cụ tạo vùng chọn (19)
      • 2.2.1 Sử dụng menu Select (19)
      • 2.2.2 Nhóm công cụ Marquee (20)
      • 2.2.3 Nhóm công cụ Lasso (21)
      • 2.2.4 Nhóm công cụ tạo nhanh vùng chọn (23)
    • 2.3 Nhóm công cụ tạo shape (24)
      • 2.3.1 Rectangle Tool (24)
      • 2.3.2 Rounded Rectangle Tool (24)
      • 2.3.3 Polygon Tool (25)
      • 2.3.4 Line Tool (26)
      • 2.3.5 Custom Shape Tool (26)
    • 2.4 Công cụ Pen (28)
    • 2.5 Hiệu chỉnh vùng chọn (30)
    • 2.6 Tạo đường viền vùng chọn (30)
    • 2.7 Lưu và tải vùng chọn (31)
    • 2.8 Thao tác trên vùng chọn (32)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THAO TÁC VỚI LAYER (35)
    • 3.1 Khái niệm layer (35)
    • 3.2 Giới thiệu bảng layer (35)
    • 3.3 Các thao tác trên layer (36)
      • 3.3.1 Tạo layer mới (36)
      • 3.3.2 Chọn layer (37)
      • 3.3.3 Tạo bản sao layer (37)
      • 3.3.4 Xóa layer (37)
      • 3.3.5 Thêm viền layer (38)
      • 3.3.6 Liên kết các layer (38)
      • 3.3.7 Thay đổi thứ tự layer (38)
      • 3.3.8 Hợp nhất layer (39)
      • 3.3.9 Lồng ghép layer (39)
      • 3.3.10 Biến đổi layer (40)
    • 3.4 Layer style (42)
      • 3.4.1 Áp dụng hiệu ứng có sẵn (42)
      • 3.4.2 Tạo hiệu ứng mới cho layer (43)
      • 3.4.3 Danh sách hiệu ứng (43)
    • 3.5 Layer mask (48)
      • 3.5.1 Tạo layer mask (48)
      • 3.5.2 Các thao tác trên layer mask (48)
  • CHƯƠNG 4: VĂN BẢN (59)
    • 4.1 Tạo văn bản (59)
    • 4.2 Định dạng văn bản (59)
      • 4.2.1 Định dạng ký tự (59)
      • 4.2.2 Định dạng đoạn (60)
    • 4.3 Uốn cong văn bản (61)
    • 4.4 Văn bản chạy theo đường dẫn (62)
    • 4.5 Các lệnh liên quan đến văn bản (62)
  • CHƯƠNG 5: CỌ VẼ VÀ HIỆU CHỈNH MÀU (64)
    • 5.1 Brush (64)
      • 5.1.1 Sử dụng công cụ Brush (64)
      • 5.1.2 Tạo Brush (66)
      • 5.1.3 Một số thao tác brush (66)
    • 5.2 Công cụ Eraser (68)
      • 5.2.1 Công cụ Eraser (68)
      • 5.2.2 Công cụ Background Erasser (69)
      • 5.2.3 Công cụ Magic Eraser (69)
    • 5.3 Công cụ History Brush (70)
    • 5.4 Hiệu chỉnh màu (70)
      • 5.4.1 Level (70)
      • 5.4.2 Curves (71)
      • 5.4.3 Hue/Saturation (73)
      • 5.4.4 Channel mixer (74)
    • 5.5 Công cụ Gradient (75)
  • CHƯƠNG 6: PHỤC HỒI ẢNH (94)
    • 6.1 Nhóm sao chép mẫu (94)
      • 6.1.1 Spot healing brush tool (94)
      • 6.1.2 Healing brush tool (94)
      • 6.1.3 Patch tool (95)
      • 6.1.4 Clone stamp tool (95)
    • 6.2 Nhóm hiểu chỉnh hình ảnh (96)
      • 6.2.1 Blur tool (96)
      • 6.2.2 Sharpen tool (96)
      • 6.2.3 Smudge Tool (97)
      • 6.2.4 Dodge Tool (97)
  • CHƯƠNG 7: BỘ LỌC (110)
    • 7.1 Giới thiệu về bộ lọc (110)
      • 7.1.1 Bộ lọc (110)
      • 7.1.2 Đặc điểm áp dụng (110)
      • 7.1.3 Áp dụng bộ lọc từ menu Fillter (110)
      • 7.1.4 Hòa trộn màu và làm mờ hiệu ứng (110)
    • 7.2 Các bộ lọc (111)
      • 7.2.1 Bộ lọc Blur Gallery (111)
      • 7.2.2 Nhóm bộ lọc Blur (112)
      • 7.2.3 Nhóm bộ lọc Noise (114)
      • 7.2.4 Nhóm bộ lọc Render (116)
      • 7.2.5 Nhóm bộ lọc Sharpen (118)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ PHOTOSHOP

Phần mềm photoshop

Adobe Photoshop là một chương trình ứng dụng đặc biệt dành cho việc tô màu, sửa và hiệu chỉnh ảnh Photoshop còn là một công cụ tạo nghệ thuật có thể hòa trộn, hiệu chỉnh các ảnh màu, thiết kế đồ họa muốn tạo tác phẩm nghệ thuật gốc hoặc cắt ghép hình ảnh để in hoặc đưa lên web

Cài đặt phần mềm: Tải phần mềm và hướng dẫn cài đặt trên trang web https://chiasetructuyen.vn/download-adobe-photoshop-cc-2017-full-active/ Hoặc tìm trên mạng bộ cài photoshop CS5, CS6, CC2020,…cùng file crack phù hợp với cấu hình máy tính đang sử dụng.

Giao diện photoshop

Một số thao tác - Tab: Tắt mở cùng một lúc hộp công cụ, thanh option và các bảng lệnh

- Shift Tab: Tắt mở cùng lúc các bảng lệnh

- Chọn các kiểu giao diện làm việc khác nhau: Munu Window → Workspace

- Muốn mở một bảng lệnh cụ thể vào menu Window, tìm tên bảng cụ thể, ví dụ bảng Layer (lớp), bảng Options (công cụ), bảng kênh Channel, History (lịch sử),

- Muốn hiển thị các cửa sổ làm việc các dạng khác nhau có hai cửa sổ làm việc trở lên: Menu Window→ Arrange→ chọn kiểu xuất hiện cửa sổ

Hình 2: Cửa sổ chuyển đổi

- Muốn quay về chế độ hiển thị ban đầu: Window→Consolidate All to Tabs

Thanh Menu chứa các thao tác cơ bản trên photoshop như: thao tác với các file, thao tác với Layer, thao tác với vùng chọn (Select), thao tác lọc (Filter),

 Menu file: Gồm các thao tác mở mới, mở File đã có, lưu file, đóng, …

 Menu Edit: Dùng để chỉnh sửa cơ bản

 Menu Image: Thực hiện các lệnh cho một hình ảnh, từ màu sắc đậm nhạt đến chế độ màu của nó Trong Image có những chức năng sau:

 Menu Layer: Thực hiện các thao tác chỉnh sửa và làm việc với các lớp đối tượng

Bao gồm các thao tác sau:

 Menu Type: Các thao tác liên quan đến văn bản

 Menu Select: Chứa các lệnh điều khiển vùng chọn như: xóa, lưu, hủy vùng chọn,…

 Menu Filter: Chứa các nhóm bộ lọc trong Photoshop

 3D: Chứa các lệnh về hiệu ứng 3D

 Menu View: Chứa các lệnh điều khiển chế độ xem ảnh và vùng làm việc

 Menu Window: Chứa các lệnh dùng để hiển thị hoặc ẩn bảng điều khiển

Thanh công cụ chọn là thanh công cụ ứng với từng chức năng của công cụ chọn tương ứng trên hộp công cụ Ví dụ khi tích vào công cụ chọn Reactangular Marquee sẽ xuất hiện thanh công cụ chọn như sau:

Hình 4: Thanh tùy chọn 1.2.4 Thanh công cụ

Thanh công cụ là nơi chọn công cụ để sử dụng, hộp công cụ luôn ở trạng thái mở

Muốn hiển thị hộp công cụ vào Window/chọn Tools

Các công cụ tạo vùng chọn, cắt xén ảnh và đo lường

Biểu tượng Tên công cụ Cách dùng

Move (V) Di chuyển vùng chọn hoặc Layer

Marquee (M) Tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình vuông, hình bầu dục, hình tròn, hàng đơn, hay cột đơn

Lasso tool (L) Tạo vùng chọn tự do, đa giác có cạnh thẳng và vùng chọn bám dính biên

Quick Selection (W) Vẽ để tạo vùng chọn theo điểm màu

Crop (C) Cắt xén hình ảnh

Eyedropper (I) Đo màu từ điểm ảnh

Công cụ chỉnh sửa lại hình ảnh

Biểu tượng Tên công cụ Cách dùng

Spot healing(J) Loại bỏ lỗi trong hình

Brush tool (B): Vẽ bằng màu vẽ

Clone Stamp Tool (S) Nhân bản một mẫu hình ảnh

History brush tool (Y): Quay về thao tác trước

Eraser Tool Xóa điểm ảnh hoặc đưa về trạng thái đã lưu

Gradient Tool (G) Tạo hiệu ứng chuyển màu

Blur tool (R) Làm mờ điểm ảnh

Dodge tool (O) Làm sáng điểm ảnh

Các công cụ vẽ và nhập văn bản

Biểu tượng Tên công cụ Cách dùng

Pen (P) Cách vẽ đường path vector

Horizontal type (T) Tạo layer văn bản

Path Selection (A) Cho phép điều khiển đường path

Rectangle (U) Vẽ các hình shape vector

Các công cụ di chuyển

Biểu tượng Tên công cụ Cách dùng

Hand Tool (H): Di chuyển trang

Zoom tool Tăng giảm kích thước tương đối của chế độ hiển thị

Background/Foreground Công cụ đổ màu nền

Quick Mask Mode (Q): Tạo, biên tập mặt nạ

Bảng Layer: Vào Window → Layer (F7) để mở bảng layer

Bảng History: Vào Window → History Lịch sử các thao tác làm việc trên photoshop, muốn quay lại bước nào thì tích vào thao tác đó

Thanh công cụ Option: Vào Window → Option mở thanh công cụ option tương ứng với từng chức năng trên hộp công cụ Tool Ẩn/hiện thanh công cụ: Vào Window→ Wordspace →Reset Essentials

Một số thao tác trên file

 Bước 1: Nhấn Ctrl + O hoặc File Open Xuất hiện hộp thoại Open

 Bước 2: Chọn file cần mở

 Bước 3: Kích nút Open hoặc kích đúp chuột vào file cần mở o Hoặc có thể double click vào vùng làm việc để mở cửa sổ Open o Giữ Ctrl hay shift + Click để chọn nhiều file muốn mở một lúc

 Bước 1: Vào Menu File New (Hoặc Ctrl + N) xuất hiện hộp thoại

 Bước 2: Nhập tên File ở Name: Tên (đặt theo mục đích sử dụng)

 Bước 3: Thiết lập các thông số cơ bản sau:

Hình 6: Hộp thoại tạo file mới

Các tùy chọn: o Name: tên tệp o Width: độ rộng của ảnh (Pixel, cm,…) o Height: độ cao của ảnh (Pixel, cm,…) o Resolution: độ phân giải là số điểm ảnh trong một inch hoặc cm Độ phân giải là chất lượng ảnh o Color Mode: Chế độ màu ảnh o Background Contents: Chọn màu nền o White: Màu trắng, thông thường chọn màu trắng

16 o Background Color: Màu cho nền, chọn phông nền bất kỳ o Transparent: cung cấp một phông nền màu trong suốt

 Bước 4: Thay đổi xong ấn Create Xong ấn nút Lưu lại thiết lập này Hoặc không lưu lại thì ấn nút OK

Chú ý: Nguyên tắc khi thiết kế phải chú ý kích thước ảnh dùng để làm gì: Đưa lên

Web, Zalo hay in ấn Và chọn chế độ màu 8 bit là cơ bản thông dụng nhất

Không thể dùng ảnh vỡ để thiết kế

Thay đổi kích thước file ảnh: Vào Image Image Size  XHHT

Hình 7: Hộp thoại thay đổi kích thước ảnh

Tích bỏ ô Constrain Proportions, nhập lại width (độ rộng) và chiều cao (height)

Adobe Photoshop cho phép lưu file dưới nhiều định dạng khác nhau của hình ảnh

Khi làm với với hình ảnh tốt nhất là chúng ta lưu với định dạng mặc định của Photoshop, với tên file có phần mở rộng là psd

 Vào File save,…: lệnh này lưu mọi thay đổi trên file đang tồn tại

 File Save As: Lệnh này cho phép lưu file vào nơi khác trên máy tính hoặc có thể lưu theo định dạng khác nhau Photoshop có rất nhiều định dạng file: PSD, PNG, JPG, PDF,… o PSD: là dạng file photoshop, chứa các layer để giúp bạn chỉnh sửa lại ảnh o Muốn tải ảnh lên mạng hoặc xem thì lưu: PNG, JPG, PDF o PNG định dạng lưu ảnh tốt nhất o JPG tiết kiệm dung lượng

 FileSave For Web: đây là cách lưu file ảnh thành một trang Web.

Phóng to/ thu nhỏ hình ảnh

Nhấn giữ phím Alt và dùng con chuột lăn lên trên (hoặc ctrl + dấu +)

Nhấn giữ phím Alt và dùng con chuột lăn lên xuống dưới (Ctrl + -)

17 Ấn Ctrl + phím số 0: Về định dạng ban đầu.

Làm việc với bảng Palette

Bảng palette là bảng màu trong Photoshop, nó được dùng để chỉnh sửa màu sắc

Bảng Palette bao gồm cả layer Palette Bảng này thường nằm ở góc phải màn hình

 Layer: chứa các lớp đối tượng và hiệu ứng đối tượng

 History: chứa các kết quả thao tác trong quá trình làm việc Ta có thể chọn quay lại bất kỳ thời điểm nào trong khung công việc

1 Chế độ Full Screen là gì?

2 Hãy nêu hai cách hiển thị hình ảnh ra toàn màn hình?

3 Làm thế nào để lưu một không gian làm việc?

4 Định dạng nào là tốt nhất để in ấn trong đó lưu file chứa văn bản hoặc chứa các đối tượng vector khác nhau?

1 Chế độ Full Screen hiển thị một cửa sổ tài liệu trên nền đen và ẩn tất cả các thành phần khác

2 Phóng to hình ảnh toàn màn hình sử dụng menu view hoặc nhấp đúp chuột lên công cụ Hand, nhấn chuột phải khi bạn sử dụng công cụ Zoom hoặc công cụ hand Hoặc tổ hợp phím ctrl + 0

3 Khi muốn lưu một không gian làm việc chọn: window workspace new workspace

4 Nếu file chứa văn bản hoặc đối tượng vector, tốt nhất lưu file theo một trong ba định dạng sau: Photoshop (PSD), photoshop (EPS) hoặc Photoshop (PDF)

LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN

Định nghĩa vùng chọn

Vùng chọn trong Photoshop được hiểu là vùng bao lấy khu vực cần xử lý Nghĩa là, một bức ảnh được cấu tạo từ các điểm ảnh Khi muốn thay đổi màu sắc, cắt, ghép, chỉnh sửa một vùng cụ thể đó mà không muốn việc đó tác động lên những vùng xung quanh thì cần tạo ra vùng chọn

 Khái niệm: o Vùng chọn được tạo bởi các công cụ chọn o Vùng chọn thể hiện như đường kiến bò (hay đường nét đứt) o Chỉ những vùng nào nằm trong vùng chọn mới chịu tác tác động của các lệnh tiếp theo

 Mục đích: o Chỉnh màu theo một phạm vi nào đó o Tách nền ra khỏi hình o Cắt ghép ảnh.

Các công cụ tạo vùng chọn

 Bước 1: Vào menu Select  chọn

 Bước 2: Chọn một trong các lựa chọn sau:

Hình 8: Menu Select o All (ctrl + A ): Chọn tất cả vùng chọn

19 o Deselect (Ctrl + D): bỏ vùng chọn o Reselect (ctrl + shift + D): Lấy lại vùng chọn o Inverse (Ctrl + shift + I): Đảo ngược vùng chọn hiện hành o Color range: Tạo vùng chọn theo một màu sắc của bức ảnh o Modify: Chỉnh sửa vùng chọn o Lệnh Grow: Nới rộng vùng chọn có vùng màu gần nhất o Transform Selection: Phóng to thu nhỏ, xoay,… vùng chọn o Save Selection : Lưu vùng chọn o Load Selection : tải vùng chọn đã lưu trữ

- New selection: vùng chọn mới

- Add to selection: Thêm vùng chọn

- Subtract from selection: Bớt vùng chọn

- Intersect with selection: Chọn vùng giao của hai vùng chọn

 Bước 1: Chọn một công cụ trong nhóm công cụ Marquee sau: o Rectangular Marquee (M): tạo vùng chọn hình chữ nhật o Eliptical Marquee: Tạo vùng chọn hình elip o Single row hoặc Single collumn: để ấn định đường viền là một hàng hay một cột có độ rộng 1pixel

Hình 9: Nhóm công cụ Marquee

 Bước 2: Xác định Feather trên thanh Option: o New Selection : Tạo vùng chọn mới o Add to Selection (Phím Shift): Thêm vùng chọn o Subtract from Selection (Phím Alt): Bớt vùng chọn o Feather: Làm mờ biên vùng chọn, nếu vùng chọn được tạo rồi thì ấn Shift

 Bước 3: Đối với vùng chọn hình chữ nhật, hình chữ nhật bo tròn hay hình elip, chọn một trong các style trên thanh Option: o Normal: mặc định o Fixed Ratio: Tạo vùng chọn theo tỉ lệ nhất định

20 o Fixed Size: Vẽ vùng chọn theo kích thước nhất định, với thông số kích thước nhập vào ô Width (kích thước chiều rộng) & Height (kích thước chiều cao)

Ví dụ 1: Hình ảnh khi cắt hình

Feather =0, Cạnh đường viền sắc nét

Feather = 50, Đường biên cạnh mềm

Ví dụ 2: Ghép hình quả cầu 1 sang ảnh 2 để được mẫu ảnh 3

 Bước 1: Chọn công cụ Marquee Tool (Phím M)→ Chọn Eliptical Marquee

Tool → Vẽ hình tròn giữ shift →quét chuột trái qua hình mặt trăng → ấn ctrl + T kéo cho vùng chọn và hình mặt trăng

 Bước 2: Ấn ctrl + C → đưa sang file ảnh ghép → Ctrl + T thu nhỏ/ phóng to hình → Ấn Ctrl + Enter kết thúc lệnh thay đổi kích thước Ảnh 1 Ảnh 2 Ảnh ghép

 Nhấn Shift+M để chuyển đổi giữa 2 công cụ Rectangular và Elliptical

 Chọn Marquee Tool, giữ Phím Shift, con trỏ chuột sẽ xuất hiện dấu + ở bên cạnh, kéo chuột tạo thêm vùng chọn mới

 Giữ phím Alt, dấu – sẽ xuất hiện cạnh con trỏ chuột, kéo chuột tạo vùng chọn mới vùng này sẽ trừ bớt đi

 Xóa vùng chọn: nhấp phải chuột chọn Deselect hoặc ấn Ctrl + D

 Nhấn phím Space (phím dấu cách) để di chuyển vùng chọn trong khi vẽ vùng chọn

 Bước 1: Chọn công cụ Lasso Tool

 Bước 2: Chọn công cụ Lasso Tool → Dùng chuột trái vẽ một vùng chọn tự do Để vẽ một đường thẳng nhấn và giữ phím shift Để xóa các đoạn thẳng vẽ gần nhất ấn phím Delete

2.2.3.2 Công cụ Polygonal Lasso Tool

 Bước 1: Chọn công cụ Polygonal Lasso Tool

 Bước 2: Nháy chuột vào ảnh để chọn điểm đầu

 Bước 3: Thực hiện một trong các thao tác sau đây: o Để vẽ một đoạn tự do, nhấn giữ Alt và di chuột, thực hiện xong nhả Alt và nhả chuột o Để xóa các đoạn thẳng được vẽ gần nhất ấn Delete

 Bước 4 : Đóng viền chọn, chọn điểm đầu chạm vào điểm cuối

Ví dụ: Chọn cái thuyền

 Bước 1 : Phóng to ảnh alt + lăn chuột và dùng phím space (hình bàn tay) giữ chuột trái kéo ảnh đến vị trí mong muốn

 Bước 2 : Chọn Polygonal Lasso tích vào một điểm kéo chuột trái tích tiếp theo các dạng đường thẳng Xuất hiện hình tròn dưới công cụ thì chập lại thành vùng khép kín

Hình 10: Hình ảnh sử dụng công cụ Polygonal Lasso Tool Ưu điểm: chọn vật thể một cách chính xác hơn

Nhược điểm: chỉ vẽ được những vật thể theo dạng đường thẳng, những vật thể dạng hình cong hoặc hình khác không chọn được

Chú ý: Khi chọn các điểm nút nếu chọn sai một điểm thì ấn phím Backspace nó sẽ quay lại bước trước Muốn bỏ đi toàn bộ thì ấn phím ESC

2.2.3.3 Công cụ Magnetic Lasso Tool

Magnetic Lasso: Vùng chọn luôn bám vào biên của hình ảnh thích hợp cho đối tượng có độ tương phản cao về màu sắc giữa đối tượng và đường viền

Thao tác: Click điểm đầu tiên, nhả chuột di chuyển dọc theo biên của đối tượng

Xóa điểm chọn sai ấn Delete

Thanh công cụ chọn Magnetic Lasso

Hình 11: Thanh công cụ Magnetic Lasso

 Feather: Làm mờ vùng biên

 Width: khoảng cách lớn nhất mà đường Lasso di chuyển (10px)

 Contrast: Tạo độ sắc nét tại đường biên

 Frequency: Tần suất xuất hiện các điểm chốt, nếu tần số càng cao thì xuất hiện càng dày điểm chốt

2.2.4 Nhóm công cụ tạo nhanh vùng chọn

 Khái niệm: công cụ tạo vùng chọn có vùng màu giống nhau

 Thao tác: Chọn magic wand tool click vào một màu trên hình ảnh, thêm vùng chọn giữ shift click tiếp màu tương đồng

 Độ rộng của vùng chọn tùy thuộc giá trị Tolerance trên thanh Options

 Tolerance: Thay đổi biên độ màu so với vùng lấy mẫu

Hình 12: Nhóm công cụ Magic Wand

Ví dụ 1: Chọn vùng chọn chữ adidas

Chọn công cụ Magic Wand (W) → Click chuột vào vùng màu đen sẽ tự động chọn

Ví dụ 2: Dùng công cụ Magic Wand tạo vùng chọn nhân vật

Nhận xét do vùng màu nền gần giống nhau nên chọn Magic Wand

 Bước 1: Chọn công cụ Magic Wand (W) → Click chuột vào vùng màu đen sẽ tự động chọn

Tolerance: 10 biên độ lấy mẫu → tích vào một điểm lấy mẫu → ấn shift thêm vùng chọn

→tích vào các điểm lấy mẫu khác

 Bước 3: Thấy hình đang chọn không phải hình người: ta đảo ngược vùng chọn Ctrl + Shift + I

 Thanh công cụ chọn Magic Wand

Hình 13: Thanh công cụ chọn Magic Wand

Thuộc tính: o Tolerance: Biên độ lấy mẫu o Anti – Alias: Khử răng cưa

23 o Contiguous: Chọn màu cục bộ - màu được giới hạn bởi những vùng màu lân cận o Use All Layers: Chọn trên tất cả các Layer o Để mở rộng - thu hẹp vùng chọn, nhấn giữ phím Shift hoặc Alt trong lúc click chuột để tạo vùng chọn

 Khái niệm: là công cụ tạo vùng chọn bằng cách nhận diện điểm màu Thay đổi kích thước tùy thuộc vào đối tượng muốn chọn

 Thao tác: Nhấp rê chuột vẽ vào vùng hình ảnh ta muốn chọn Quick Selection: là sự kết hợp magic Wand Tool.

Nhóm công cụ tạo shape

Rectangle Tool: Dùng để vẽ hình Shape chữ nhật hoặc vuông

 Bước 1: Click chuột vào 1 vị trí bất kỳ, giữ và kéo chuột để tạo hình chữ nhật

 Bước 2: Khi vẽ kết hợp với phím Shift sẽ được hình vuông Giữ kèm khím

Alt sẽ được hình chữ nhật với độ lớn được mở rộng ra 4 phía Giữ phím Shift + Alt được hình vuông mở rộng độ lớn ra 4 phía

 Bước 1: Click đúp chuột vào vùng làm việc để xuất hiện hộp thoại

 Bước 2: Nhập thông số chiều ngang width, chiều cao height

 Bước 3: Click chọn From Center được hình vẽ như khi giữ Alt

- Sử dụng phím tắt U để gọi nhóm công cụ vẽ hình shape cơ bản - Kết hợp giữ phím Shift + U để chuyển đổi qua lại giữa các công cụ vẽ hình shape

Rounded Rectangle : Vẽ hình Shape chữ nhật hoặc vuông với góc bo tròn

 Bước 1: Chọn công cụ và điều chỉnh góc bo tròn ở phần Radius trên thanh

 Bước 2: Click chuột vào 1 vị trí bất kỳ, giữ và kéo chuột đến điểm thứ 2, thả chuột để tạo hình chữ nhật

 Bước 3: Kết hợp với phím Shift, Alt hoặc Shift+Alt giống công cụ Regtangle

 Bước 1: Click đúp chuột vào vùng làm việc để xuất hiện hộp thoại

 Bước 2: Nhập thông số chiều ngang width, chiều cao height

 Bước 3: Điều chỉnh các góc bo ở phần Radius

Hình 14: Hộp thoại Create Rounded Rectangle

Chú ý: Khi vẽ hình kết hợp với phím space bar sẽ dịch chuyển được hình đang vẽ

Polygon Tool: Vẽ hình đa giác hoặc hình sao

 Bước 1: Chọn công cụ và điều chỉnh số cạnh Polygon trên thanh Option bar ở phần Sides

 Bước 2: Click chuột vào 1 vị trí bất kỳ, giữ và kéo chuột đến điểm thứ 2, thả chuột để tạo hình Polygon

 Bước 3: Kết hợp với phím Shift để vẽ hình hợp với mặt phẳng nằm ngang những góc 45 độ

 Bước 1: Click đúp chuột vào vùng làm việc để xuất hiện hộp thoại

 Bước 2: Nhập thông số chiều ngang width, chiều cao height

 Number of Sides: số cạnh đa giác/ đỉnh hình sao

 Smooth Corners/ Smooth Indents: bo tròn góc/đỉnh

 Indent Sides By: điều chỉnh đỉnh hình sao

Hình 15: Hộp thoại tạo mới hình Polygon

 Bước 1: Click chuột vào 1 vị trí bất kỳ, giữ và kéo chuột đến điểm thứ 2, thả chuột để tạo đường thẳng

 Bước 2: Kết hợp với phím Shift để vẽ đường thẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang những góc 45 độ

Vẽ một hình từ thư viện có sẵn Custom Shape: Vẽ hình Shape có sẵn

 Bước 1: Chọn công cụ Custom Shape

 Bước 2: Trên thanh công cụ chọn hình cần vẽ

 Bước 1: Lựa chọn hoặc vẽ mới hình shape muốn tạo thành custom shape (khi chọn shape nên dùng Path selection hoặc Direct Selection Tool – Phím tắt A)

 Bước 2: Menu Edit/Define Custom Shape

 Bước 3: Bảng Shape Name xuất hiện, nhập tên custom shape vào ô Name

 Bước 4: Custom shape sẽ được tạo và lưu vào trong bảng Custom Shape

 Bước 1: Chọn Custom shape và mở bảng Customshape Preset

 Bước 2: Click nút hình bánh răng ở góc trên cùng bên phải

 Bước 3: Chọn 1 thư mục Preset Custom Shape ở phân mục cuối

 Bước 4: Khi chọn mở 1 thư viện Custom Shape

+ OK: Ẩn Custom Shape cũ và thay thế bởi Custom Shape mới vào bảng Preset

+ Append: Giữ Custom Shape cũ và thêm mới Custom Shape vừa mở vào bảng Preset

Load Custom Shape sẵn có

 Bước 1: Vào trang web chia sẻ Custom Shape và download về Giải nén sẽ được 1 file với đuôi mở rộng là csh

 Bước 2: Chọn công cụ Custom Shape, mở bảng Custom Shape Preset và click chọn nút bánh răng góc phải trên cùng

 Bước 3: Click chọn Load Shapes

 Bước 4: Tìm đường dẫn đến thư mục vừa giải nén, chọn file csh Chọn Load

Hình 16: Hộp thoại load shape

 Bước 4: Khi Load 1 thư viện Custom Shape

+ OK: Ẩn Custom Shape cũ và thay thế bởi Custom Shape mới vào bảng Preset

+ Append: Giữ Custom Shape cũ và thêm mới Custom Shape vừa mở vào bảng Preset

Chỉnh sửa hình Shape Chỉnh sửa hình regtangles và round regtangles

 Bước 1: Dùng công cụ Path Selection Tool (Phím tắt A) chọn hình cần chỉnh

- W: chiều rộng H: chiều cao - X,Y: tọa độ

- Fill: Mầu tô hình shape

- Stroke: Mầu tô đường viền

- Stroke width: độ dày đường viền

- Stroke type: kiểu dáng đường viền

- Align, Cap, Join Type: căn gióng, điểm mút, nối góc giữa đường path và stroke

- Corner Radius: điều khiển góc bo Hình 17: Hộp thoại định dạng shape

Công cụ Pen

Công cụ Pen cho phép tạp ra các đường thẳng, đường cong hoặc các hình với dạng khác nhau Công cụ pen cũng để tạo vùng chọn một cách chính xác nhất

Công cụ Pen dùng để vẽ những đường thẳng hoặc những đường cong gọi là Path

Có thể sử dụng công cụ Pen như là một công cụ tô vẽ hoặc nhu một công cụ lựa chọn

Khi được sử dụng như là công cụ lựa chọn, công cụ Pen luôn luôn tạo được một đường mềm mại

Trong photoshop pen được sử dụng chủ yếu là để tạo ra vùng chọn

Sử dụng để tô màu, cắt các đối tượng, hoặc khoanh vùng đối tượng để có thể chỉnh sửa hoặc thay đổi màu sắc của một vùng nào đó trên màn hình làm việc Click chuột phải vào công cụ sẽ có 4 lựa chọn sau:

Trong photoshop Nếu chỉ sử dụng các công cụ tạo vùng chọn thông thường, rectangle tool, lasso… thì bạn không thể nào tạo ra các vùng chọn chính xác bao lấy các đối tượng được chọn Chính vì vậy pen tool trong photoshop được tạo ra để khắc phục tất cả những nhược điểm của các công cụ này

Vẽ đoạn thẳng ( Line Segment)

+ Lựa chọn công cụ Pen Tool trên thanh Tool panel

+ Trên thanh Option Panel lựa chọn kiểu vẽ Shape ở ô Pick Tool Mode

+ Click chuột để tạo điểm neo Anchor

Point tại vị trí bất kỳ trong vùng làm việc Click để tạo điểm neo Anchor Point tiếp theo 2 điểm anchor point vừa tạo được nối với nhau bởi 1 đoạn thẳng (line segment)

A : Đường Segment B : Điểm định hướng

+ Giữ phím Ctrl + Click chuột ra vùng làm việc để kết thúc việc vẽ (hoặc ấn phím

ESC), nếu muốn vẽ tiếp chỉ việc tạo ra các điểm đặt Anchor Point, các đoạn thẳng sẽ được vẽ nối tiếp nhau

D: Điểm Anchor Point được chọn E: Điểm Anchor Point không được chọn

+ Giữ Shift để vẽ những đoạn thẳng tạo góc 45 độ

* Vẽ đoạn cong (Curves Line Segment)

+ Lựa chọn công cụ Pen Tool trên thanh Tool panel

+ Trên thanh Option Panel lựa chọn kiểu vẽ Shape ở ô Pick Tool Mode

+ Click chuột để tạo điểm neo Anchor Point tại vị trí bất kỳ trong vùng làm việc Click và giữ để tạo điểm neo Anchor Point tiếp theo, di chuột để tạo ra 2 đường định hướng với điểm định hướng (handle) ở mỗi đầu 2 điểm anchor point vừa tạo được nối với nhau bởi 1 đoạn cong (Curves line segment)

+ Giữ phím Ctrl + Click chuột ra vùng làm việc để kết thúc việc vẽ (hoặc ấn phím

ESC), nếu muốn vẽ tiếp lặp lại các bước trên, các đoạn cong sẽ được vẽ nối tiếp nhau

Các bước vẽ đoạn cong

+ Giữ Alt + Click chọn điểm handle để điều chỉnh độ lớn và phương hướng đường định hướng

+ Giữ Ctrl, chọn điểm Anchor Point để thay đổi vị trí

* Vẽ hình Shape phức hợp

+ Lựa chọn công cụ Pen Tool trên thanh Tool panel

+ Trên thanh Option Panel lựa chọn kiểu vẽ Shape ở ô Pick Tool Mode

+ Click chuột để tạo điểm neo Anchor

Point tại vị trí bất kỳ trong vùng làm việc Click để vẽ các điểm tiếp theo Kết hợp các cách vẽ để tạo ra các đoạn thẳng và đoạn cong theo hình dáng đối tượng cần vẽ

+ Click chuột vào điểm Anchor Point đầu tiên để tạo đường path đóng và kết thúc vẽ hình shape

+ Giữ Alt + Click vào điểm Anchor để hủy đường định hướng phía sau của điểm Anchor đó

+ Khi vẽ đường cong phức tạp, chia làm nhiều đoạn cong nhỏ và đặt 1 điểm anchor ở đầu, 1 điểm anchor point ở cuối đoạn cong đó

+ Giữ Alt khi sử dụng Pen Tool sẽ chuyển thành công cụ Convert Point Tool

Hiệu chỉnh vùng chọn

Điều chỉnh vùng chọn bằng menu: thay đổi đường viền, mở rộng vùng chọn, thu hẹp vùng chọn Ta thực hiện vào menu Select/ Modify

Hình 19: Điều chỉnh vùng chọn

 Di chuyển biền vùng chọn: Sử dụng công cụ Move Tool để di chuyển vùng chọn, kéo đến vị trí mong muốn hoặc tab khác

 Ẩn vùng chọn hiện hành: Ấn Ctrl + D để ấn đi vùng chọn, muốn hiển thị lại vùng chọn ấn ctrl + Shift + D (chọn ctrl và click vào ảnh thu nhỏ của vùng chọn

 Đảo ngược vùng chọn: Đôi khi việc chọn vùng ảnh cần chọn lại phức tạp hơn vùng ảnh ngược lại Sử dụng lệnh SelectInverse (Shift+ Ctrl + I) để đảo ngược vùng chọn

 Cách 1: SelectTransform Selection: xuất hiện đường bao hình chữ nhật xung quanh vùng chọn kéo chuột để thay đổi kích thước

 Cách 2: Select Modify  chọn Contrast: Thu hẹp vùng chọn Nhập thông số

 Mở rộng vùng chọn: SelectModify  chọn Expand

Tạo đường viền vùng chọn

Để tạo viền cho mục chọn ta làm như sau:

 Cách 1: Dùng lệnh Select ModifyBorder Xuất hiện hộp thoại nhập Border selection Width (độ rộng): khoảng từ 1 64 (pixel) cho độ rộng của đường viền/ Ấn Ok

Tạo vùng chọn dạng viền

Mở rộng vùng chọn Thu hẹp vùng chọn

Hình 20: Hộp thoại tạo border

 Cách 2: Thay đổi đường viền chọn nhấp phải chuột Chọn Stroke:

Hình 21:Hộp thoại viền stroke

- Width: độ rộng đường viền

- Color: màu sắc đường viền

- Center: viền chia đều hai bên trong và ngoài

Nhập độ rộng cho đường viền (Width), chọn màu viền (Color), xong ấn OK

Lưu và tải vùng chọn

 Bước 1: Chọn vùng chọn muốn lưu lại

 Bước 2: Chọn Select  Save Selection  Xuất hiện hộp thoại Save Selection

 Bước 3: Nhập tên cho vùng chọn trong mục Name  Ấn OK

 Bước 1: Chọn Select  Load Selection  Xuất hiện hộp thoại Load Selection

 Bước 2: Chọn tên vùng chọn trong hộp thoại Channel ấn OK

Hình 22 Hộp thoại tải vùng chọn

Thao tác trên vùng chọn

Sao chép bằng công cụ Move: Chọn công cụ Move  Giữ phím Alt  di chuyển vùng chọn đến vị trí mong muốn

Xóa Để xoá vùng chọn bạn có thể chọn một trong các cách sau:

 Cách 1: Chọn vùng chọn  nhấn phím Delete (Ctrl + D bỏ vùng chọn)

 Cách 2: Vào menu Edit Clear

Có thể điều chỉnh kích thước của vùng chọn, quay, làm nghiêng hoặc làm biến dạng vùng chọn, phối cảnh cho các đối tượng được chọn Cách làm như sau:

 Bước 1: Chọn đối tượng cần thay đổi

 Bước 2: Vào Edit  Chọn Transform  (ấn Ctrl + T) Nhấp phải chuột thực hiện lựa chọn Lựa chọn các phép biến đổi

 Free Transform: Thay đổi tự do thực hiện kéo chuột

 Scale: Điều chỉnh kích thước

 Distort: Tứ giác tự do

 Perspective: Phối cảnh (theo luật xa gần)

 90 0 CW: Xoay ảnh 90 0 theo chiều kim đồng hồ

 Flip Horizontal: lật ảnh theo chiều ngang

 Flip Vertical: lật ảnh theo chiều dọc

 Bước 3: Nhấn Enter nếu muốn thay đổi, ấn ESC để thoát

32 Định lại tỷ lệ vùng chọn Định lại tỷ lệ: Vào Trên thanh công cụ chọn, chọn Fixed Ratio, Đặt lại độ rộng (width) và chiều cao (Hight)

1 Khi đã thực hiện một vùng chọn, khu vực nào trong hình ảnh được chỉnh sửa?

2 Làm thế nào để thêm hoặc bớt đi một vùng chọn hiện hành?

3 Làm thế nào để di chuyển một cùng chọn trong khi đang vẽ nó?

4 Khi vẽ một vùng chọn bằng công cụ Lasso, làm thế nào để hoàn thành việc vẽ hình chọn giống như bạn muốn?

5 Công cụ Quick Selection có thể làm được những gì?

6 Làm thế nào để công cụ Magic Wand xác định những vùng của hình ảnh để lựa chọn? Tolerance là gì? Và nó có ảnh hưởng thế nào đến vùng chọn?

1 Khi đã thực hiện một vùng chọn, thì duy nhất khu vực bên trong vùng chọn đang hoạt động có thể được chỉnh sửa

2 Muốn thêm vùng chọn ấn phím Shift muốn bớt vùng chọn ấn phím Ctrl + chọn công cụ chọn

3 Muốn di chuyển một vùng chọn đang vẽ: không nhả chuột  ấn phím space (phím dấu cách) rồi kéo chuột

4 Công cụ Quick Selection mở rộng ra ngoài từ điểm click chuột và tự động tìm kiếm và bám theo các cạnh được định nghĩa của hình ảnh

5 Công cụ Magic Wand chọn điểm ảnh lân cận dựa trên sự giống nau của chúng về màu sắc Giá trị Tolerance sẽ xác định dải màu của công cụ Magic Wand sẽ chọn Giá trị Tolerance cao, dài màu được chọn sẽ càng rộng

BÀI TẬP THỰC HÀNH C2 BÀI 1: Thực hiện ghép ảnh 1, ảnh 2 vào khung Ảnh 3 Ảnh 1 Ảnh 2 Ảnh 3 Ảnh 4

C2 BÀI 2: Thực hiện cắt ghép ảnh vào khung

C2 BÀI 3: Thực hiện cắt ghép ảnh

 Hình nền: Sử dụng hình pháo hoa có sẵn

 Chiếc tivi: Lọc hình bằng các lệnh tạo vùng chọn: Quick Selection Tool (W)

 Rê chuột trái đến những vùng nền màu trắng chọn vùng màu nền trắng (nếu vùng chọn vào ti vi thì ấn phím Alt để trừ vùng chọn, ấn shift để cộng thêm vùng chọn) ấn Ctrl + Shift +I (và menu Select  Inverse) để đảo ngược vùng chọn chọn cái ti vi  dùng Move để di chuyển

 Vườn hoa: Copy vườn hoa sang  ấn ctrl + T để kéo và xoay hình  giữ ctrl và chuột trái lên nút trên để kéo hình hoa đúng hướng tivi  Dứt lệnh ấn Enter

 Hai em bé: sao chep hai em bé sang  Cắt bỏ phần hình ảnh nằm ngoài màn hình tivi bằng cach dùng lasso tool vẽ phần thừa  ấn Delete

 Các dòng chữ: Lấy từ hình có sẵn

MỘT SỐ THAO TÁC VỚI LAYER

Khái niệm layer

Layer (lớp) được hiểu như những tấm phim trong suốt được xếp chồng lên nhau

Tại những chỗ không có đối tượng nào tồn tại có thể nhìn xuyên qua Layer đó để thấy được các đối tượng nằm trong các layer bên dưới nó Bằng cách sử dụng layer, ta có thể tạo và chỉnh sửa các đối tượng trên một Layer này mà không tác động (hoặc bị tác động) bởi các đối tượng trên các layer khác

Khi thay đổi trên một Layer sẽ không làm thay đổi các Layer khác Việc chia các vùng ảnh ra các lớp riêng biệt sẽ tránh những thay đổi vùng ảnh khác khi thao tác với vùng ảnh hiện hành Để mở bảng Layer: WindowLayer (F7) nếu bảng Layer chưa mở.

Giới thiệu bảng layer

Tổ chức ảnh trên layer gồm có mắt layer, hình ảnh thu nhỏ layer, tên layer và thuộc tích layer khi tích vào vùng phía ngoài tên layer

: Chế độ ảnh : Tạo layer mới

Tổ chức ảnh trên layer gồm có mắt layer, hình ảnh thu nhỏ layer, tên layer và thuộc tích layer khi tích vào vùng phía ngoài tên layer

Hình 24: Tổ chức hình ảnh trên layer

Các thao tác trên layer

 Cách 1: Nhấn Ctrl + Alt + shift + N hoặc nhấn chọn biểu tượng Creat a

New Layer trên bảng Layer

 Cách 2: Vào menu Layer NewLayer Xuất hiện hộp thoại Layer:

Hình 25: Hộp thoại tạo layer mới

 Name: Tên layer (đặt tên theo mục đích sử dụng)

 Color: Gán một màu vào layer hay tập hợp các layer

 Mode: Chế độ hòa trộn cho lớp hay các lớp

 Opacity: Xác định độ mờ đục cho các lớp hay tập hợp các lớp Chú ý: Khi tạo một Layer mới luôn nằm trên Layer hiện hành Muốn tạo Layer nằm dưới Layer hiện hành, giữ phím Ctrl+click vào biểu tượng New Layer

 Cách 1: Giữ Ctrl  tích vào layer muốn chọn (phải chuột chọn layer ở trên)

 Cách 2: Tích chuột trái vào tên layer ở bảng layer Chọn nhiều Layer liên tiếp Giữ Ctrl + Shift đầu tiên và tích đến layer cuối cùng

Chọn nhiều layer: Chọn một layer Ctrl + Shift vào layer chọn Đổi tên layer: nhấp đúp vào layer nhập tên mới cho layer  nhấp chuột vào vùng bất kỳ bên ngoài

Chọn layer cần sao chép, thực hiện một trong ba cách sau:

 Cách 1: Chọn chế độ Move  Ấn Alt  kéo chuột

 Cách 2: Nhấp phải chuột vào tên layer  Duplicate Layer

 Cách 3: Layer New Layer Via copy (ấn Ctrl +J)  đối tượng được copy sẽ nằm phía trên  Dùng move (V) để dịch chuyển layer

 Cách 1: Chuột phải chọn Layer ở bảng Layer  Chọn Delete Layer

 Cách 2: Chọn chuột vào Layer cần xóa  chọn

 Cách 3: Chọn Layer cần xóa Layer  Delete  Layer

Chú ý: Muốn xóa nhiều layer thì ta thực hiện giữ Ctrl rồi chọn nhiều layer sau đó thực hiện thao tác xóa

 Bước 1: Chọn layer  giữ ctrl tích ảnh thu nhỏ của layer  xuất hiện vùng chọn

 Bước 2: Tạo Layer mới chọn đến vùng chọn  nhấp phải chuột chọn Stroke XHHT

 Bước 3: Thiết lập width (độ rộng viền), color (màu viền), Location (vị trí viền),

Hình 28: Hộp thoại tọa đường viền

Chú ý: Chèn ảnh vào layer: Copy ảnh dán vào layer muốn đưa ảnh  chọn layer ảnh  ấn Ctrl + Alt + G (hoặc chuột phải chọn Create clipping mask)

Merge link là liên kết các layer thành một layer để chúng ta dễ dàng thay đổi kích thước, di chuyển cùng một lúc các layer Để gộp các layer thành một layer ta thực hiện như sau:

Vào Layer  merge Layer (hoặc ấn Ctrl +E) Để gộp các layer đang hiển thị (bao gồm cả layer liên kết và không liên kết thành một layer ta thực hiện Layer  Merge Visible (Shift + Ctrl + E)

Tối ưu kích thước ảnh: Layer Flatten Image (Gộp tất cả các layer hiển thị và không hiển thị, liên kết và không liên kết thành một layer duy nhất)

3.3.7 Thay đổi thứ tự layer Để thay đổi trật tự của các layer, ta thực hiện theo một trong 3 cách sau: Độ rộng viền

Viền bên trong, giữa, ngoài

 Cách 1: Trực tiếp kéo thả các layer trong layer panel để đưa layer tới vị trí mới

 Cách 2: Sử dụng lệnh trong menu layer  Arrange Xuất hiện các lựa chọn:

 Bring To Front: đưa layer lên vị trí đầu

 Bring Forward: đưa layer chọn lên trên một layer

 Send Backward: đưa layer chọn xuống dưới một layer

 Send to Back: đưa layer chọn xuống cuối cùng

 Cách 3: Sử dụng phím tắt trên bàn phím:

 Ctrl+ phím [: về layer ngay sau

 Ctrl + shift + [: về layer cuối cùng

 Ctrl + shift + ]: về layer đầu tiên

 Ctrl + ]: về layer ngay trước

 Bước 1: Chọn các đối tượng cần group: bằng cách giữ crl để chọn nhiều đối tượng ở khung Layer hoặc ctrl + shift để tích trực tiếp vào các layer

 Bước 2: Ấn Ctrl + G (hoặc vào Layer Chọn Group layer)  Sau đó đặt tên cho group (theo mục đích của nhóm group)

Muốn tách Group: Ấn Ctrl + Shift + G

Xóa Group: Chọn Group Nhấp phải chuột  Chọn Delete Group 

Chèn ảnh vào layer ngay dưới: Copy ảnh dán vào layer muốn đưa ảnh  chọn layer ảnh  ấn Ctrl + Alt + G (hoặc chuột phải chọn Create clipping mask) Hoặc ấn Alt kéo layer muốn chèn vào

Ví dụ: Chèn hình ảnh dưới chữ

Biến đổi layer là chúng ta thực hiện việc thay đổi kích thước, xoay Kéo nghiêng, làm biến dạng, tạo phối cảnh,… cho layer Ta thực hiện các bước:

 Bước 1: Chọn layer cần biến đổi

 Bước 2: Thực hiện một trong hai cách sau:

 Cách 1: Vào Edit  Transform  Chọn lệnh cần thao tác

 Cách 2: Vào menu Edit  Free transform (Ctrl + T)  click chuột phải vào khung bao chọn lệnh cần thao tác:

 Scale: Thay đổi kích thước layer

- Nhập kích thước mới vào hai ô - Hoặc click chuột và kéo trên khung bao để thay đổi kích thước

Hình 31: Layer trước và sau khi thay đổi kích thước

- Nhập độ xoay vào ô - Hoặc click chuột và kéo bên ngoài khung bao để xoay layer

Hình 3.15 Hình ảnh tranh chèn dưới chữ Hình 1 Layer chèn hình ảnh dưới chữ Hình 30: chèn hình sau chữ

Hình 32: Layer trước và sau khi xoay

- Định vị tâm kéo nghiêng - Nhập độ nghiêng theo chiều ngang và chiều dọc vào hai ô hoặc click và kéo

Hình 33: Layer trước và sau khi kéo nghiêng

- Click và kéo cuột vào các nút để biến dạng layer một cách tự do

Hình 34: Layer trước và sau khi biến dạng tự do

 Perspective: Biến dạng theo phối cảnh

- Click và kéo chuột vào các nút kéo để tạo phối cảnh

Hình 35: Layer trước và sau khi phối cảnh

- Click và kéo vào tiếp tuyến của các nút trên khung lưới để uốn cong hình một cách tự do

- Hoặc chọn khung uốn cong sẵn có trong danh sách và xác định độ uốn cong ở ô chiều uốn cong

Ví dụ: Nhập dòng text: 2021 biến đổi chữ có dạng cong Arch và bend 30, độ rộng và chiều cao H:50 V:0

Hình 36: Layer trước và sau khi Warp

 90 0 CW: Xoay ảnh 90 0 theo chiều kim đồng hồ

 Flip Horizontal: lật ảnh theo chiều ngang

 Flip Vertical: lật ảnh theo chiều dọc.

Layer style

3.4.1 Áp dụng hiệu ứng có sẵn

Chúng ta có thể áp dụng các hiệu ứng có sẵn trong bảng styles Các hiệu ứng trên bảng Styles được nhóm thành các chức năng cụ thể Ví dụ một nhóm dành cho các nút web, một nhóm dành cho văn bản,… Để hiển thị bảng styles vào Window  styles  Xuất hiện hộp styles

Hình 37: Bảng layer style có sẵn

Chọn layer cần áp dụng styles  Tích chọn một kiểu styles

Muốn tải thêm mẫu hiệu ứng style thì click vào biểu tượng và chọn các nhóm hiệu ứng phía dưới danh sách

3.4.2 Tạo hiệu ứng mới cho layer Để tạo hiệu ứng mới cho layer, ta thực hiện các bước sau:

 Bước 1: chọn layer cần áp hiệu ứng

 Bước 2: layer  layer style  chọn hiệu ứng cần sử dụng Hoặc click vào nút hiệu ứng (add a layer style)

 Bước 3: xác lập giá trị cài đặt trên bảng layer style cho hiệu ứng đang chọn

Layer Styles là hiệu ứng đặc biệt có thể nhanh chóng và dễ dàng áp dụng vào những layer riêng biệt trong Photoshop

Layer  Layer Style  Blending Options, hoặc chuột phải vào Layer và chọn Blending Options hoặc kích chọn Add Layer Style trong bảng Layer:

 Bevel & Emboss: tạo hiệu ứng khối

- Contour: tạo các rãnh trên hiệu ứng

- Texture: trộn mẫu hoa văn vào đối tượng

 Stroke: tạo hiệu ứng đường viền

 Inner shadow: tạo bóng đổ bên trong đối tượng

 Inner Glow: tạo bóng sáng bên trong đối tượng

 Satin: phần thiết lập độ bóng

 Color Overlay: chuyển màu đơn sắc cho đối tượng

 Gradient Overlay: chuyển màu đối tượng thành gradient (có 2 màu trở lên)

 Parttern Overlay: gán bề mặt hoa văn vào đối tượng

 Outer glow: tạo hiệu ứng phát sáng bên ngoài đối tượng

 Drop shadow : tạo bóng đổ phía dưới đối tượng

Hiệu ứng đổ bóng (Drop Shadow): Tạo một cái bóng bên ngoài layer

 Bước 1: Chọn layer cần tạo hiệu ứng

 Bước 2: Chọn Layer Layer Style Drop Shadow  xuất hiện hộp thoại:

Hình 40: Hộp thoại Layer Style

 Blend mode: Các chế độ hòa trộn của hiệu ứng

 Opacity: Độ trong suốt hiệu ứng

 Spread: Độ nét của bóng

 Size: Độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe và có độ chuyển mềm

 Contour: kiểu viền của bóng

 Noise: Độ nhiễu của biên

 Distance: Khoảng cách hiệu ứng so với đối tượng gốc

Inner Shadow – Tạo một cái bóng trong layer, giống như khi chúng ta đặt một chiếc cốc trước nguồn sáng thì ngoài bóng đổ của chiếc cốc xuống nền còn có bóng của thành trước trên thành sau của chiếc cốc Thao tác và các tùy chọn tương tự Drop Shadow

Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Drop show

Màu hiệu ứng đổ bóng màu đen

Góc hiệu ứng đổ bóng là 90 độ

Khoảng cách hiệu ứng đổ bóng với chữ gốc là 20px

Kích thước của hiệu ứng là 15px

Sử dụng hiệu ứng Inner Shadow

Hiệu ứng sáng Outer Glow: Hiệu ứng này tạo quầng sáng phía bên ngoài của đối tượng trên Layer Các thao tác thực hiện như sau:

 Bước 1: Chọn lớp cần tạo hiệu ứng

 Bước 2: Chọn Layer Layer StyleOuter Glowxuất hiện hộp thoại:

Hình 41: Hộp thoại Outer Glow

- Nếu chọn màu tối thì blend mode nên chọn Multiply mới thấy rõ

- Ngược lại chọn màu sáng thì blend mode chọn screen hoặc Highlight thì sẽ thấy rõ

- Opacity: độ đậm nhạt của ánh sáng

- Noise: Nhiễu hạt màu của vầng sáng (màu đồng nhất)

: vầng sáng màu chuyển sắc

- Spread: độ căng của vầng sáng

- Size: độ lan tỏa của vầng sáng

- Contour: kiểu viền của vầng sáng

- Range: phạm vi lan tỏa

- Jitter: có hiệu quả với kiểu phát sáng màu Gradient

Inner Glow: hiệu ứng này tạo quầng sáng phía trong của đối tượng trên Layer

Hình 42: Hộp thoại Inner Glow

Ví dụ: Sử dụng hiệu ứng Inter glow và Outer glow

Không sử dụng hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng outer glow

Màu hiệu ứng phát sáng bên ngoài là màu xanh, độ đậm nhạt là 93%, kích thước là 73px

Sử dụng hiệu ứng inner glow

Hiệu ứng đường viền Stroke: cách tạo một đường viền cho chữ hay đối tượng nào đó bằng cách sử dụng Layer Style Thực hiện các bước sau:

 Bước 1: Chọn lớp cần tạo hiệu ứng

 Bước 2: Chọn Layer Layer Style Strokexuất hiện hộp thoại Layer

Ví dụ: Thực hiện tạo đường viền cho khối

Không viền Viền màu xanh bên ngoài, kích thước (size) 6px

Viền màu đỏ bên trong, kích thước (size) 6px

Chú ý: Muốn lưu lại hiệu ứng này để dùng lần sau ta thực hiện:

 Bước 1: Trong bảng chọn hiệu ứng (f5) chọn New Style → chọn Name

 Bước 2: Mở lại style vào window → Style sẽ thấy style vừa lưu ở cuối

 Bước 3: Sao chép style: Chọn layer style muốn sao chép → Nhấp phải chuột chọn Copy Style Layer

 Bước 4: Chọn layer muốn dán Style → Nhấp phải chuột chọn Paster style layer

Layer mask

Khái niệm: Layer mask là một tính năng giúp ta lồng ghép hai hình ảnh dễ dàng Nó giúp ta tạo một lớp mặt nạ che chắn hoặc hiển thị một phần hình ảnh của Layer hiện hành và những layer phía dưới

Tạo mặt nạ hiển thị hoặc ẩn toàn bộ layer

 Bước 1: Chọn layer cần tạo mặt nạ

 Bước 2: Để hiển thị toàn bộ layer  chọng menu layer  layer mask  Reveal All  tô màu đen lên những vị trí cần che khuất

 Bước 3: Để ẩn toàn bộ layer  chọn menu layer  layer mask hide all  tô màu trắng lên những vị trí cần hiển thị

Tạo mặt nạ ẩn một phần trên layer

 Bước 1: tạo vùng chọn phần hình ảnh cần che hoặc cần hiển thị

 Bước 2: chọn phía dưới bảng layer để hiển thị hình ảnh bên trong vùng chọn

 Bước 3: Ấn Alt và click chọn để che đi hình ảnh bên trong vùng chọn

3.5.2 Các thao tác trên layer mask

Click vào Mask và kéo vào thùng rác Một hộp thoại xuất hiện cho các lựa chọn:

 Apply: Mask sẽ được xóa và layer sẽ thay đổi như hiển thị hiện hành

 Discard (phiên bản photoshop mới là Delete): Mask sẽ được xóa và layer sẽ hiển thị như lúc chưa áp dụng Mask

 Cancel: Bỏ qua tác hoạt xóa Mask

BÀI TẬP THỰC HÀNH C3_BÀI 1: Tạo hiệu ứng chữ NEON, font: boen, và có hiệu ứng phát sáng Inner glow và hiệu ứng đổ bóng Drop shadow

 Bước 1: Mở hình nền (chọn màu tối để chữ phát sang dễ nhìn)

 Bước 2: Chọn công cụ Text (phím T) → Font: Beon, color: hồng → gõ chữ

 Bước 3: Tạo một layer mới (dưới layer chữ) → vẽ vùng chọn hình tròn quanh chữ → đổ màu hồng → bỏ vùng chọn

Làm mờ vùng màu hồng đổ xunh quanh chữ: chọn filter → blur → Gaussian blur (làm mờ), radius: 95.6 → Blend mode: Soft light

 Bước 4: Tạo hiệu ứng phát sáng trong layer

Chọn layer text: chọn layer style → chọn inner Glow

Chọn layer text: chọn layer style → chọn Drop Shadow

C3 Bài 2 Tạo hiệu ứng chữ như hình: có hiệu ứng viền, emboss

 Bước 1: Tạo một file có kích thước 1600 x 800 độ phân giải 72 Đổ màu đen cho nền bằng lệnh Alt + Delete

 Bước 2: Chọn chữ (T), font: time new roman bold Màu chữ R: 255, G: 255,

B: 255 Gõ chữ GOLD, sử dụng Ctrl + T kéo chữ to Sao chép 1 layer nữa (Ctrl + J)

 Bước 3: sử dụng layer style chọn Gradien Overlay: phủ một dải chuyển màu vàng) Màu đầu tiên R: 246, G: 238, B: 173 Màu thứ 2: R: 193, G: 172, B: 81

 Bước 4: Lưu lại Gradient với tên name: Gold và ấn New Ấn OK

 Bước 5: Chọn kiểu gradient Style: Reflected

 Bước 6: Chọn Bevel & Emboss với các thông số như hình:

 Bước 7: Chọn Inner Glow: hiệu ứng phát sang bên trong, thông số như hình:

 Bước 8: Chọn layer chữ copy: tạo hiệu ứng viền cho chữ, gradient vẫn chọn màu gradient gold

C3 BÀI 3: LAYER Làm quen các thao tác cơ bản khi làm việc với layer

51 o Hình nền: Sử dụng hình pháo hoa có sẵn o Chiếc tivi: Lọc hình bằng các lệnh tạo vùng chọn:

Quick Selection Tool (W)  Rê chuột trái đến những vùng nền màu trắng chọn vùng màu nền trắng (nếu vùng chọn vào ti vi thì ấn phím Alt để trừ vùng chọn, ấn shift để cộng thêm vùng chọn) ấn Ctrl + Shift +I (và menu Select  Inverse) để đảo ngược vùng chọn chọn cái ti vi  dùng Move để di chuyển o Vườn hoa: Copy vườn hoa sang  ấn ctrl + T để kéo và xoay hình  giữ ctrl và chuột trái lên nút trên để kéo hình hoa đúng hướng tivi  Dứt lệnh ấn Enter o o Hai em bé: sao chep hai em bé sang  Cắt bỏ phần hình ảnh nằm ngoài màn hình tivi bằng cach dùng lasso tool vẽ phần thừa  ấn Delete o Các dòng chữ: Lấy từ hình có sẵn

C3 BÀI 4: LAYER STYLE: Thiết lập Layer stylE, Tạo Chế độ hòa trộn o Nền chuyển sắc: Sử dụng nền có sẵn hoặc dùng Gradien để tạo nền o Hình ký tự: Sử dụng layer có sẵn trong file text.psd Kéo giãn cho đúng tỉ lệ Chọn chế độ hòa trộn thích hợp o Hình đồng hồ: Sử dụng hình đồng hồ có sẵnTạo hiệu ứng phát sáng o Bóng đồng hồ: Nhân đôi layer  Lật hình theo chiều dọc Giảm opacity o Chữ LONGINES phía dưới: Sử dụng layer có sẵn trong file text.psd Tạo hiệu ứng Gradient Overlay và Outer Glow  Giảm Opacity o Các dòng chữ còn lại: Sử dụng layer có sẵn trong file text.psd o Các vòng tròn, đường kẻ ngang: Vẽ đường thẳng  hòa trộn ảnh vệt sáng chọn chế độ lighten

C3 BÀI 5: Layer Style: Thiết lập Layer style, Tạo Chế độ hòa trộn o Nền:

- Sử dụng nền chuyển sắc có sẵn

- Mảng sọc màu vàng: Blending Mode: Soft Light, Opacity: 30%

- Hộp socola: chọn chế độ hòa trộn là Soft Light o Hộp kẹo:

- Chọn phần phát sáng bên trái bằng công cụ

- New Layer Via Copy (Ctrl+J)

- Chọn chế độ hòa trộn cho layer mới tạo là Color Dodge o Hình em bé: Làm khuôn mặt sáng hơn: Nhân đôi layer, chọn chế độ hòa trộn là

Screen, đồng thời giảm opacity o Tô má hồng: Tạo một layer mới  dùng công cụ Brush(B) với nét cọ mềm, mẫu cọ hình tròn, tô màu hồng với chế độ opacity rất thấp (khoảng 10%) hoặc chọn chế độ hòa trộn Color o Tô màu môi: chọn màu đậm hơn và độ opacity cao hơn (khoảng 70%), tô ngay vùng màu môi, sau đó chọn chế độ hòa trộn là Color

Lưu ý: tô má hồng và màu môi trên các layer riêng biệt o Cầu vồng: Sử dụng mẫu có sẵn  Sao chép ảnh và cho layer xuống dưới

- Dòng chữ “Baby Dream”: Sử dụng mẫu Tạo các hiệu ứng Gradient Overlay, Outer Glow, Bevel and Emboss

- Tạo bóng mờ bằng cách nhân đôi layer Ấn Ctrl + T  Nhấp phải chuột chọn Flip Vertical lật theo chiều dọc và giảm Opacity

C3 BÀI 6: LAYER MASK o Layer Mask: Dùng để ghép hình nhưng hai layer không bị phụ thuộc vào nhau o Mục đích: Layer mask là một tính năng giúp ta lồng ghép hai hình ảnh dễ dàng

Nó giúp ta tạo một lớp mặt nạ che chắn hoặc hiển thị một phần hình ảnh của Layer hiện hành và những layer phía dưới o Hình nền: Sử dụng hình nền là máy tính sao chép hình người nhện sang giảm opacity là 50% cho dễ chỉnh hình người nhện vào vị trí máy tính như hình ấn Ctrl + T để xoay hình người nhện o Tạo vùng chọn người nhện: Dùng pentool để tạo vùng chọn hình người nhện  add layer mask (những gì trong vùng chọn được giữ lại, ngoài vùng chọn sẽ mất)

Xử lý viền khi cắt hình vẫn còn thì ta vẽ lại nhưng chỗ lẹm

 ấn Backpace để xóa o Tạo bóng đổ cho hình bàn tay: vẽ một vùng chọn dưới hình bàn tay Tạo layer mới  kéo xuống layer nhện  đổ màu đen cho layer mới  chọn feather (shift + F6)  Ấn Delele tạo thành lớp bóng mờ b Tạo ảnh theo mẫu o Tạo file mới: 1280/720 độ phân dải 72, tên là out of frame

Tô màu cho hình nền o Sao chép khung trang sang hình  đưa công cụ Move để căn giữa chiều ngang và dọc của khung tranh với hình nền  dùng công cụ Quick Selection Tool tích vào màu nền trắng  ấn delete để bỏ viền trắng bên ngoài Bỏ vùng chọn o Sao chép người sang tranh Dùng penTool để vẽ lại hình người teo mẫu  ấn ctrl + Enter để thành vùng chọn  add layer mask

53 o Nhóm hai layer khung và hình người thành một đặt tên Farme  ấn ctrl + J (sao chép một frame nữa)  lật ngược frame ấn ctrl + T  Nhấp phải chuột chọn Flip Vertical

 Giảm opacity ở nhóm bóng đổ o Tạo chữ out of frame: Chọn công cụ Text gõ chữ  Chèn hình vào chữ  mở hình đưa sang  ấn alt + click và giữa hai layer TRANH CẦN CHÈN VÀ LAYER CHỮ

OUT OF FRAME o Hiệu ứng viền cho chữ: Chọn ấn f5 chọn blending Option (hoặc phải chuột vào fx ở bảng layer)  xh bảng layer style  chọn stroke và tô màu viền, kích thước viền

1 Chọn ảnh bầu trời làm ảnh gốc

2 Copy ảnh nền gạch sang: Ấn ctrl + A chọn tất cả ảnh/ đưa sang ảnh bầu trời ấn ctrl + V/ sử dụng công cụ Move kéo layer hình ảnh thấp xuống dưới/ tích đúp vào biểu tượng layer 1 và đổi tên thành nền gạch

 Bước 1: Bức tường Cần tách ra khỏi nền sử dụng công cụ Magic Wand, điều chỉnh lấy mẫu mầu Telorance = 20

 Bước 2: Kích vào background phía sau giữ phím shift để kích tiếp background nối tiếpđến khi vùng chọn bám sát xung quanh bức tường và không bị lấn bức tường

 Bước 3: Đảo ngược vùng chọn: Inverse (ctrl + Shift + I)  thực hiện copy rồi dán sang file ảnh gốc

 Bước 4: Đổi tên layer thành bức tường Thay đổi kích thước bước tường: Ấn tổ hợp phím Ctrl + T Giữ Alt + Shift kéo ảnh bức tường

 Bước 5: Kéo layer nền gạch đè lên layer bức tường

Chú ý: để không chọn vùng không liên tiếp

1 Mở ảnh cây cổ thụ

 Bước 1: sử dụng công cụ Magic Wand để chọn vùng nền ngoài của cây và tắt chức năng : để các kẻ lá trong cây cũng được chọn

 Bước 2: Chọn vùng thân cây vùng chọn bị lấn vào gốc cây ta lại bật chức năng: để ko chọn vùng liên tiếp

 Bước 3: Những vùng chọn thừa trong cây giữ alt và chọn công cụ lasso tool khoang xung quanh vùng chọn đó Đảo ngược vùng chọn: Ctrl + Shift + I

 Bước 4: Dùng công cụ Move kéo cái cây sang file ảnh gốc thực hiện di chuyển đúng vị trí đổi tên layer thành cây

 Bước 1: chọn ảnh cột đèn sử dụng magic Wand chọn Telorance = 30, kích vào nền ngoài cột đèntích bỏ dấu để chọn được những vùng không liên tiếp ctrl + Shift + I Đảo ngược vùng chọn sao chép sang file ảnh gốc

 Bước 2: Làm bóng đổ cho hình cột đèn Sử dụng layer style chọn hiệu ứng Drop shadow: Tạo bóng đổ cho layer tích vào chữ Drop Shadow XH thông số bên phải chọn Distance: 178 Khoảng cách bóng, size: 13 nhòe, opacity: 60 đậm nhạt vừa phải Ấn OK

 Bước 3: Tách thuộc tích Drop shadow: Nhìn bảng layer tại layer cột đèn có hiệu ứng Drop Shadow Nhấp phải chuột chọn Create Layerok

VĂN BẢN

Tạo văn bản

Văn bản trong Photoshop có hai dạng và click vào tài liệu và nhập nội dung

Hình 44: Công cụ tạo văn bản

Ví dụ: Nhập nội dung chữ Photoshop

Định dạng văn bản

4.2.1 Định dạng ký tự Để định dạng ký tự, chọn ký tự cần định dạng và xác lập các cài đặt định dạng trên thanh tùy chọn

Hình 45: Thanh tùy chọn của text

Hoặc chọn menu Window  Character mở bảng character để xác lập cài đặt định dạng cho các ký tự:

Hình 46: Hộp thoại định dạng chữ

 : Định dạng khoảng cách giữa hai ký tự Chọn ký tự giữ phím Alt + mũi tên dịch chuyển để chuyển vị trí của chữ

 : Chữ đậm, chữ nghiêng, chuyển thành chữ hoa, chuyển thành chữ hoa nhỏ, chuyển thành chỉ số trên, chuyển thành chỉ số dưới, chữ gạch chân, chữ gạch ngang

 Bước 1: Chọn đoạn văn cần định dạng

Hình 47: Hộp thoại định dạng đoạn

 : Căn thẳng 2 lề, dòng cuối canh trái

 : Căn thẳng 2 lề, dòng cuối căn giữa

 : Căn thẳng 2 lề, dòng cuối căn trái

Uốn cong văn bản

Để uốn cong văn bản, ta chọn văn bản  menu Type  Warp text

Hình 48: Hộp thoại chữ Warp text

Chọn kiểu chữ uốn cong  Chọn một trong nhưng dạng sau:

 Style: chọn kiểu uốn cong

 Horizontal: uốn cong chữ theo trục ngang

 Vertical: Uốn cong chữ theo trục dọc

 Horizontal Distortion: Biến dạng theo trục ngang

 Vertical Distortion: Biến dạng theo trục dọc

Hình 49: Hình ảnh chữ sử dụng warp text

Văn bản chạy theo đường dẫn

Để văn bản chạy theo một đường ta thực hiện các bước sau:

 Bước 2: Chọn công cụ văn bản click vào đường dẫn và nhập văn bản

Hình 50: hình ảnh chữ sử dụng đường path

Các lệnh liên quan đến văn bản

 Bước 1: Chọn văn bản cần chuyển

 Bước 2: Chọn Menu Type  Orientation Horizontal hay Vertical

Conver to shape: được sử dụng để chuyển layer văn bản thành layer shape

 Bước 2: Chọn menu Type Conver to shape

Rasterize Type: được sử dụng để chuyển layer văn bản thanh layer hình ảnh

 Bước 1: Chọn layer văn bản

 Bước 2: Chọn Menu Typpe  Rasterize Type

BÀI TẬP THỰC HÀNH C4 BÀI 1: tạo chữ theo mẫu

62 chọn font chữ: goeme, màu đen

Copy thêm một layer nữa: ctrl + J : đổi thành chữ màu đỏ → chọn convert to smart object → sử dụng công cụ polygonal Lasso tool vẽ vùng chọn như hình trên → nhấp phải chuột vào vùng chọn chọn layer via copy → tắt mắt layer dưới để chỉ hiển thị một nửa chữ màu đỏ ở trên → dùng phím mũi tên dịch chuyển chữ sang trái một ít

Layer chữ màu đỏ cũng làm tương tự để tạo nửa chữ màu đen ở dưới

C4 bài 2: Tạo chữ theo mẫu

CỌ VẼ VÀ HIỆU CHỈNH MÀU

Brush

5.1.1 Sử dụng công cụ Brush

Trong photoshop cung cấp công cụ Brush và Pencil để tô màu bằng tiền cảnh hiện hành Brush tạo các nét tô mịn còn Pencil tạo các đường vẽ tự do có nét cứng

Các lệnh trong Menu Brush Palette

 New Brush Preset: tạo một Brush vẽ mới

 Rename Brush: đổi tên cũ của Brush đang chọn sang tên mới

 Delete Brushes: xóa bỏ Brush vẽ đang chọn

 Reset Brushes: trả lại chế độ mặc định cho hộp Brushes

 Load Brushes: Tải Brush vẽ khác

 Save Brushes: lưu các Brush hiện hành thành file *.ABR

 Replace Brushes: thay Brush hiện tại trong Brushes thành dạng Brush khác

Ngoài ra, ta còn có thể xác lập một số tùy chọn cho từng nét Brush bằng cách kích vào biểu tượng Toggle the Brushes Palete (trên bảng Options) để thay đổi các hiệu ứng trên nét Brush

 Brush Tip shape: ấn định tùy chọn cho Brush vẽ:

- Master Diameter: kích cỡ Brush vẽ - Use sample Size: sử dụng lại nét Brush vẽ ban đầu

- Angle: góc lệch so với phương ngang của độ dài Brush vẽ hình Ellip

- Roundness: độ bo tròn của đầu Brush (100%: tròn,

 Shape Dynamics: Các kiểu tùy chọn khác của nét Brush

 Scattering: xác định độ phân tán, chi phối số lượng và vị trí hạt phun trên nét vẽ

 Texture: áp dụng mẫu họa tiết kết cấu vào nét vẽ

 Color Dynamics: quản lý việc thay đổi màu sắc trên đường đi của nét vẽ

 Wet Edges: sử dụng đường viền nét vẽ màu nước

 Shape Dynamics: thay đổi hình dáng nét Brush vẽ

 Airbrush: tạo hiệu ứng màu phun

 Smoothing: tạo ra nét vẽ trơn

 Protect texture: áp đặt cùng một loại họa tiết cho các đầu Brush khác nhau để đảm bảo tính đồng nhất

Nhóm công cụ Brush : là công cụ tô vẽ màu Foreground với nét Brush mờ hoặc nét brush cứng

 Bước 1: Xác định đối tượng cần vẽ lên và tạo ra một layer mới

 Bước 2: Chọn công cụ Brush Tool (B) hoặc công cụ Pencil

 Bước 3 Thực hiện thao tác trên thanh công cụ chọn:

Click chuột vào  Xuất hiện hộp thoại Màu của Brush tool sẽ phụ thuộc vào màu trên

Hình 53: Hộp thoại kích thước Brush

 Size: Chọn kích thước của đầu bút

 Hardness: Độ sắc nét (ngược với nhòe biên) của cọ vẽ

 Opacity độ trong suốt của đầu bút, 100% là rõ và cứ mờ dần

 Mode: Chế độ hòa trộn của đầu bút Brush

 Bước 4: Thực hiện tô màu

 Rê chuột vào vùng cần tô

 Để vẽ một đường thẳng, nhấp chuột vào một điểm khởi đầu trong ảnh Sau đó giữ phím Shift và nhấp vào điểm cuối

 Bảng thuộc tính Brush (ấn F5) xuất hiện hộp thoại

 Bước 1: Mở file ảnh  Lưu file với một tên khác  Sử dụng công cụ chọn vẽ một vùng chọn xung quanh hình vẽ

 Bước 2: Vào Edit Define Brush Prest (Tạo ra một ngòi bút mới vào trong danh sách ngòi bút Xuất hiện hộp thoại brush name  đặt tên cho ngòi bút Ok

 Bước 3: Chọn công cụ Brush(B)  Sau đó chọn Brush là hình vẽ mới tạo ra trong hộp brush trên thanh công cụ tùy chọn Mỗi lần kích con trỏ công cụ vào cửa sổ hình là một hình xuất hiện Vừa kích vừa kéo chuột thì sẽ có nhiều hình xuất hiện một lúc

Chú ý: Muốn sử dùng brush mới tạo ta vào Brush tool (B)  Chọn click các ngòi bút thường sẽ nằm cuối và click chuột là được

5.1.3 Một số thao tác brush

Muốn xóa ngòi bút Brush: Chọn ngòi bút cần xóa ở hộp công cụ chọn/ nhấp phải chuột chọn Delete Brush

Muốn đổi tên brush: Chọn brush  Nhấp phải chuột chọn Rename Brush

Cách làm to nhỏ đầu bút

 Cách 1: Dùng phím [: làm nhỏ đầu bút, ] tăng kích thước đầu bút

 Cách 2: Nhấp chuột phải chọn size bút kéo kích thước đầu bút sang trái hoặc sang phải

 Cách 3: Giữ phím Alt đồng thời ấn vào con chuột bên phải đầu bút sẽ to, ấn Kích thước vòng tròn vẽ

Các dạng ngòi bút khác nhau: Ngòi cứng, ngòi mềm, ngoài chiếc lá,

66 chuột sang trái thì đầu bút nhỏ

 Bước 1: Tạo một layer mới

 Bước 2: Chọn brush  chọn kích thước đầu bút (hay chính là kích thước hạt mưa to hay nhỏ) 66, bút cứng, chế độ màu trên là trắng  ấn phím f5 xuất hiện hộp thoại chỉnh đầu bút

 Bước 3: Chọn Brush Tip Shape chọn spacing: khoảng cách hạt mưa, quay góc quay

Hình 54: Hộp thoại Brush mưa

 Bước 4: Chọn shape Dynamics Điều chỉnh to nhỏ của hạt mưa Độ xoay và bóp bẹp của đầu bút, xoay 90 để hạt mưa rơi thẳng đứng

Khoảng cách giữa các đầu bút hay chính là khoảng cách hạt mưa

 Bước 5: Chọn Scattering: hạt mưa bay lung tung

 Bước 6: Chọn Transfor: Hạt mưa có xa gần

Công cụ Eraser

Khái niệm: Dùng để xóa các vùng ảnh mà không muốn tồn tại trên bức ảnh

 Bước 1: Chọn vào layer cần xóa

 Bước 2: Tích chọn / chọn / chọn kích thước đầu bút xóa/ thực hiện rê chuột xóa Khi đó nó sẽ hiển thị hình ảnh layer dưới nó

Eraser tool : Là nhóm công cụ để xóa hình ảnh Vùng bị xóa sẽ trở nên trong suốt

Nếu hình ảnh của bạn trên layer Background: Vùng bị xóa sẽ được tô màu của ô màu Background

Công cụ Eraser tool trên thanh Option

 Brush: tẩy xóa hình ảnh với biên vùng xóa mềm hoặc sắc cạnh

 Pencil: tẩy xóa hình ảnh vời con trỏ hình tròn, biên vùng xóa sắc cạnh

 Block: tẩy xóa hình ảnh với con trỏ hình vuông, biên vùng xóa sắc cạnh

 Opacity: cường độ vết tẩy

 Erase to history: Lấy lại điểm ảnh gốc ban đầu

Thực hiện: Tích chọn / Nhấp phải chuột chọn /

Chức năng: Dùng để xóa nền của hình ảnh Khi sử dụng Background Eraser

Tool trong nhóm công cụ vẽ Photoshop: Tô vào vùng giáp tuyến giữa chủ thể và nền

Photoshop tự động tính toán để xóa phần nền bên dưới chủ thể Đây là thanh công cụ của Background Eraser Tool

Hình 55: Thanh công cụ Background Eraser

 Continous: xóa tất cả các pixel màu kế cần khi kéo trỏ chuột

 One : Xóa các pixel giống màu được click đầu tiên

 Backgound Swatch : Xóa các pixel giống màu Background

 Limits : có ba chế độ lựa chọn tẩy

Thực hiện: Tích chọn / Nhấp phải chuột chọn

Chức năng: Dùng để xóa những vùng màu sắc giống nhau Giống Magic

Wand tool, khi sử dụng Magic Eraser tool Click vào một điểm trên hình: những màu sắc tương đồng màu của điểm ảnh bạn click sẽ bị xóa đi

Phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào thông số Tolerance trên thanh Option giống Magic Wand tool

Ví dụ: Thực hiện xóa hình nền màu trắng ở hình sau:

 Bước 1 : Thực hiện tích chuột vào công cụ / chọn /

 Bước 2 : Tích chuột trái vào vùng màu trắng xung quanh túi nó sẽ tự động xóa Do nó nhận diện được các vùng màu giống nhau để xóa.

Công cụ History Brush

Khái niệm: Điều chỉnh sáng tối của một bức ảnh

 Bước 1: Vào bảng layer chọn / phải chuột vào tam giác / chọn Levels/

(hoặc ấn ctrl + L điều chỉnh trực tiếp trên ảnh)

Thao tác: Thực hiện kéo chấm đen nằm bên trái ảnh tối đi, kéo thanh sáng làm ảnh sáng lên, kéo thanh giữa tăng cường vùng trung gian sáng và tối Hoặc có thể điều chỉnh trên từng kênh blue, green, red riêng biệt

Trên nút cancel muốn hủy lệnh chỉnh sửa màu lúc trước mà không muốn đóng bảng giữ phím alt trên bàn phím nó sẽ reset lại ảnh

Ngoài chỉnh cân bằng sáng tối có thể xóa được bản quyền của sản phẩm (màu đen và màu trắng)dựa vào bút Xóa màu đen, : Xóa mày ghi (Gray-50%), Xóa màu trắng

Màu sáng Màu trung gian

Bút đậm, trung gian, sáng

Hiệu chỉnh màu

Khái niệm: Điều chỉnh sáng tối của một bức ảnh

 Bước 1: Vào bảng layer chọn / phải chuột vào tam giác / chọn Levels/

(hoặc ấn ctrl + L điều chỉnh trực tiếp trên ảnh)

Thao tác: Thực hiện kéo chấm đen nằm bên trái ảnh tối đi, kéo thanh sáng làm ảnh sáng lên, kéo thanh giữa tăng cường vùng trung gian sáng và tối Hoặc có thể điều chỉnh trên từng kênh blue, green, red riêng biệt

Trên nút cancel muốn hủy lệnh chỉnh sửa màu lúc trước mà không muốn đóng bảng giữ phím alt trên bàn phím nó sẽ reset lại ảnh

Ngoài chỉnh cân bằng sáng tối có thể xóa được bản quyền của sản phẩm (màu đen và màu trắng)dựa vào bút Xóa màu đen, : Xóa mày ghi (Gray-50%), Xóa màu trắng

Màu sáng Màu trung gian

Bút đậm, trung gian, sáng

Khi mở một bức ảnh ra chúng ta nên biết một bức ảnh đủ sáng hay thừa sáng, thiếu sáng để làm được điều đó photoshop có một công cụ hiển thị dải màu sắc Histogram Vào window/ Histogaram dựa trên biểu đồ ta nhìn thấy

Ví dụ mở ảnh thấy biểu đồ Histogram bị khuyết phần bên phải, ảnh đang thiếu sáng

Chúng ta khắc phục thiếu sáng Điều chỉnh thanh trượt kéo thanh tối sang trái đến khi chạm vào phần tử điểm màu đầu tiên

Mở bảng levels: Điều chỉnh thanh trượt kéo thanh tối sang trái đến khi chạm vào phần tử điểm màu đầu tiên

Thực hiện chỉnh ảnh trên hai cách level trên lớp và menu lệnh

Trong tất cả các công cụ chỉnh dải sắc độ sáng tối thì ctrl + M là công cụ chỉnh tốt nhất Giống level công cụ cuvers cũng có thể dùng để blend màu và điều chỉnh trên ba kênh red, green, blue Hơn level chỉ chỉnh được dải sắc độ từ sáng tới tối nhưng cuvers tự tạo điểm trung gian nằm ở giữa

Ví dụ muốn tăng cường vùng sáng ở bầu trời và tăng vùng tối ở mặt đất làm tăng độ tương phản

Xác định vùng sáng của ảnh bằng cách đưa chuột ra kích vào vùng sáng

Có 4 ô: ô số 1 tượng trưng cho vùng tối, ô cuối cùng tượng trưng cho vùng sáng và hai ô giữa tượng trưng cho vùng trung gian

Ví Dụ: Ảnh trước Ảnh sau

Hướng dẫn: Vào Image  chọn Adjectments  curves  XHHT

Kéo chuột thẳng phần thiếu tối và phần thiếu sáng phía trên

Khái niệm: Thay đổi màu sắc của hình ảnh đối tượng

Thao tác: Image chọn adjustments  Hue/ saturation (ctrl + U) XHHT

Hue/ saturation là hòa trộn theo dải màu: đỏ tím xanh xanh lá cây vàng…với lớp màu của tấm ảnh để tạo ra một loại màu mới và tùy thuộc vào sáng tối ở dưới

Saturation: cường độ của màu chỉnh hết sang phải màu cực kỳ đỏ

Lightness: sáng tối Hình Ví dụ: Thay đổi màu sắc của ảnh Ảnh trước Ảnh sau

 Bước 1: Chọn ảnh sao chép ra một ảnh  ấn ctrl +U  XHHT Hue/ saturation

 Bước 2: Chọn  tích vào khu vực trong ảnh muốn thay đổi  rồi kéo thanh trượt Hue theo màu mong muốn  tích để chọn thêm vùng màu muốn thay đổi khi đó cả khung cảnh sẽ chuyển sang màu tím, con đối tượng là người giữ nguyên màu sắc

Chú ý: Nếu chọn kéo thanh trượt hue để trộn màu sắc tím thì cả người cũng bị chuyển sắc sẽ không đẹp

Kênh màu channel mixer: Trộn màu rất tốt, khi chỉnh màu nhớ không quên chỉnh màu theo điểm nhấn

Image chọn adjustments  channel mixer  XHHT

Chỉnh màu trên hai kênh chủ đạo đó là blue và green còn khi chỉnh màu trên kênh Red sẽ không được màu mình mong muốn

Ví dụ Ảnh trước Ảnh sau

Chọn kênh green Kéo thanh trượt Green sang trái thì sẽ được màu tím vi màu xanh green đối nghịch với màu tím, màu xanh giảm màu tím tăng Màu tím trộn màu vàng là màu đối nghịch của blue sẽ được một màu rất đẹp, tạo ra màu lạ Kênh màu sử dụng nhiều để tạo ra ảnh cổ điển

Công cụ Gradient

Khái niệm: Là dải màu chuyển sắc từ màu đậm sang màu nhạt và ngược lại

 Bước 1: Chọn vùng chọn hoặc layer muốn tô màu

 Bước 2: Chọn Công cụ Gradient (hoặc ấn G)/ Chọn

 Bước 3: Chọn kiểu Gradient trên thanh công cụ:

 Nhấp vào chọn kiểu Gradient có sẵn

 Mode Gradient : Lựa chọn các chế độ hoà trộn cho gradient

 Opacity Gradient: điều chỉnh độ trong suốt của giải màu chuyển sắc

 Dither Gradient: Là chế độ giúp tạo ra sự hoà trộn màu mượt mà hơn giữa các giải màu

 Reverse Gradient: chế độ đảo ngược các giải màu trong photoshop nghĩa là màu

 Transparency Gradient: chế độ sử dụng mặt nạ trong suốt cho hiệu ứng màu chuyển sắc

 Nhấp bên trong mẫu Gradient Edittor chọn kiểu tô gradient mới ấn OK

 Bước 4: Chọn dạng chuyển sắc áp dụng cho kiểu Gradient trên thanh công cụ:

 Linear Gradient : chuyển sắc dạng đường thẳng

 Radial Gradient : Chuyển sắc dạng đường tròn đồng tâm

 Angle Gradient (Góc): Chuyển sắc dạng đường thẳng hướng tâm

 Reflected Gradient (Gradient đối xứng): Chuyển sắc dạng phản chiếu

 Diamond Gradient (Gradient Kim cương): Chuyển sắc dạng kim cương

 Mode: các chế độ hòa trộn màu của dẫy chuyển sắc khi tô

 Opacity: Quy định độ mờ đục của dãy chuyển sắc khi tô

 Reverse: Đảo ngược dãy chuyển sắc

Giải màu biến thiên của gradient được tính từ điểm bắt đầu (nơi nhấn chuột); và điểm kết thúc (nơi thả chuột) Bạn có thể giữ shift để kéo chuột

 Bước 5: Đặt con trỏ trong ảnh tại nơi muốn xác định điểm khởi đầu của Gradient và ấn định điểm kết thúc Muốn theo một góc 45 0 thì ấn giữ Shift

Chú ý: Tích chuột trái vào các điểm chốt để chọn thêm màu trên dải chuyển sắc, dải chuyển sắc thông thường chuyển từ màu đậm sang màu nhạt dần, không chuyển từ một màu sang màu trắng (trừ khi làm bầu trời)

Hình Sử dụng tô màu chuyển sắc hình cầu vồng

BÀI TẬP THỰC HÀNH C5 BÀI 1: Tạo brush theo mẫu sau

 Bước 1: Tạo một layer mới: ấn Ctrl + Shift + N

 Bước 2: Vẽ những thứ mình thích bằng pen tool, hoặc hình, hoặc text, …

Chẳng hạn tạo brush như hình dưới

 Bước 3: Gộp các layer vào thành một layer: giữ ctrl/ chọn layer/ nhấp chuột phải chọn Merge Layer hoặc ấn Ctrl + E

 Bước 4: Chọn các đối tượng cần tạo chữ ký: Ấn Ctrl rồi click vào Thumbnails của layer khi các đối tượng có biểu tượng nháy nháy

 Bước 5: Vào Edit/ Define Brush Prest (Tạo ra một ngòi bút mới vào trong danh sách ngòi bút/ đặt tên cho ngòi bút/ Ấn Ok

Chú ý: Muốn sử dùng brush mới tạo ta vào Brush tool (B)/ Chọn click các ngòi bút thường sẽ nằm cuối và click chuột là được

Muốn xóa ngòi bút Brush: Chọn ngòi bút cần xóa/ nhấp phải chuột chọn Delete

C5 BÀI 2: Dùng Brush vẽ hình trái tim lên ảnh

 Bước 2: Chọn ảnh ánh sáng 1/ chọn chế độ hue: giữ nguyên khối hình giữ nguyên màu giống ảnh trên

 Bước 3: Chọn layer mới/ đổ nền màu đen/ chọn brush (b) Bút size: 51, opacity 100%, mở bảng f5 tại mục Brush tip Shape chọn:

 Bước 4: Spacing(khoảng cách đầu bút): 122%

 Bước 5: Thực hiện vẽ hình trái tim hoặc hình chữ

 Bước 6: Chỉnh shape Dynamics: Độ to nhỏ của đầu bút kéo thanh trượt size jitter Tạo đèn

C5 BÀI 3: Dùng Brush làm tuyết rơi

 Bước 2: Chọn bút B/ Màu trắng/ ấn f5/ XHHT

 Bước 3: Chọn shape Dynamics: Độ to nhỏ của đầu bút kéo thanh trượt size jitter: 100

 Bước 4: Chọn Scattering các hạt bay lung tung kéo thanh trượt Scatter

Bước 5: Transfer Độ xa gần đầu bút, Opacity khoảng 30 Vẽ lên ảnh tùy ý

C5 BÀI 4: Dùng Brush làm vệt nắng

 Bước 2: Chọn layer mới đổ màu đen chế độ color dodge

 Bước 3: Chọn bút B size: 171, Màu trắng ấn f5

 Bước 4: Chọn filter Blur Motion Blur xhht chọn angle: -58 Distance

: 1145 Muốn vệt nắng rõ ctrl + J layer sáng lên một độ

C5 BÀI 5: Dùng Brush tạo hạt mưa

 Bước 2: Chọn B/ size 47/ mở bảng F5

- Roundness: 1bóp bẹp hạt mưa - Angle (Góc): 90

- Spacing(khoảng cách hạt mưa có xa gần): 484%

- Shape Dynamics: Hạt mưa có to nhỏ, Jitter: 100%

- Scattering (Hạt mưa bay lung tung) Scatter : 100%

- Transfer: Hạt mưa có xa gần, Opacity Jitter:100%

 Bước 4: Vẽ hạt mưa C5 BÀI 6: Thực hiện làm trắng răng

 Cách 1: Sử dụng công cụ Dodge xoa lên vùng răng, chọn size bút phù hợp nhưng cách này nếu tay xoa không đều thì răng sẽ trắng không đều và không có màu trắng tự nhiên

 Cách 2: Thực hiện làm trăng răng sẽ đều hơn

 Bước 1: Nhân đôi ảnh: Ấn Ctrl + J/ Đổi tên thành Làm trắng răng

 Bước 2: Chọn layer Làm trắng răng/ Tạo vùng chọn/ Sử dụng Quick Select

Tool: size bút 8, kéo qua vùng răng, ấn alt bỏ những vùng lợi để chỉ chọn vùng răng ( hoặc Magic wand tool  Thực hiện click chuột vào vùng răng/ giữ shift chọn thêm vùng răng cho đến khi chọn được hết vùng răng.)

 Bước 3: Chỉnh trắng răng: Chọn Hue/Saturation  XHHT  Chọn master: yellow vì màu răng vàng chỉnh Saturation về hết bên trái và lightness (độ sáng) như mong muốn

C5 BÀI 7: Blend ảnh sử dụng kênh channel để blend ảnh

Một tấm ảnh làm từ 3 kênh màu: red, green, blue

 Bước 1: Xem hệ thống kênh màu: vào window  Channels  xuất hiện ba kênh red, green, blue để muốn hiển thị ba kênh màu này để chúng ta hiểu biết làm sao trộn được ra chọn Edit Preferences  Interface  Xuất hiện hộp thoại chọn

Hiển thị đúng kênh màu

 Bước 2: Trộn từ kênh màu này sang kênh màu khác để có màu khác biệt:

Nhân bản ra hai ảnh để so sánh  Trộn giữa kênh màu xanh lá cây với màu xanh blue thành màu xanh ngọc bích

 Bước 3: Chọn kênh green: chọn ctrl + A  ctrl + C  Chọn kênh màu blue rồi ấn Ctrl + V  Quay về ảnh gốc kênh RGB dứt lệnh vùng chọn ctrl + D (thấy ra màu xanh ngọc bích)

 Bước 4: Muốn ảnh sâu sắc thêm một độ nữa: Chọn ctrl + J  hòa trộn làm sáng ảnh Screen  ấn ctrl + J lần 2 làm tối ảnh chọn chế độ hòa trộn Multiply

C5 BÀI 8: Áp dụng với những ảnh có nền màu xanh lá cây, như những ảnh chụp ngoài trời sẽ có cây

Chú ý: Muốn ảnh thu hơn chút

Lập một layer mới đổ màu xanh đậm 001535 rồi dùng hòa trộn đảo ngược màu difference (vì màu xanh đậm nghịch đảo với màu vàng, ám thế nào tùy thuộc vào bạn chỉnh màu

Chọn layer mới chọn gradient màu nâu đỏ đậm và màu trắng rồi kéo từ trên xuống dưới  Chọn hòa trộn Hue  Tạo được ra một tông màu khác Nhưng tất cả cách hòa trộn vào Ctrl +L sẽ không bằng cách hòa trộn khi chọn Chọn levels  tốt hơn vì nó tạo ra một layer mới phía trên và có biểu tượng mặt lạ Khi tôi muốn chỉnh sáng gương mặt nhưng cảnh vẫn giữ nguyên thì sao

Chèn thêm dải sáng vào ảnh

Chèn ảnh tuyết vào ảnh cô gái: Dùng công cụ Pen Tool chọn vùng chọn cô gái →

Copy ảnh Tuyết sang rồi dán vào ảnh thiết kế→ Chọn chế độ hòa trộn Screen và giảm Opacity: 68% Được một dạng ảnh

C5 BÀI 9 Thực hiện Blend màu ảnh Ảnh trước Ảnh sau

Màu căn bản là màu xanh lá cây, Thanh trượt blue giảm vàng tăng Muốn sâu sắc thì chụp màn hình Ctrl + Shift + Alt + E ctrl + J sao chép ảnh  hòa trộn làm sáng ảnh chế độ screen và giảm Opacity 53%

Muốn điểm nhấn chỗ mặt cô gái sáng: Chọn ở bảng F7 Chọn Gradient  Chọn gradient trắng  ấn Ok  Chọn kiểu gradient là hình tròn tadial, tăng kích thước hình tròn Scale và chọn đảo ngược màu lại reverse Kéo điểm sáng vào vị trí mặt cô gái

C5 BÀI 10 THAY ĐỔI HÌNH ẢNH

 Bước 1: Sao chép layer ảnh: ấn ctrl + J

 Bước 2: Chọn biểu tượng ở bảng F7  Nhấp phải chuột chọn Hue/ saturation  Xuất hiện hộp thoại  kéo thanh trượt hue đến màu sắc mong muốn

 Bước 3: Chọn mặt nạ ảnh  chọn màu foreground là màu đen (để xóa lớp ảnh trên nhìn thấy lớp ảnh dưới) và công cụ bút brush để xóa màu sắc của khuôn mặt về ban đầu không bị ám màu khi thay đổi Khi xóa chọn ngòi nhỏ và mềm hoặc có thể chọn công cụ Pentool để khoanh vùng xóa màu sắc của đối tượng

Hoặc sử dùng thay đổi màu áo dùng

 Bước 1: Chọn ảnh sao chép ra một ảnh  ấn ctrl +U  XHHT Hue/ saturation

 Bước 2: Chọn  tích vào khu vực trong ảnh muốn thay đổi  rồi kéo thanh trượt Hue theo màu mong muốn  tích để chọn thêm vùng màu muốn thay đổi

Mở ảnh 3/ mở bảng levels (ctrl +L): thấy ảnh sáng quá (dư sáng) kéo thanh trượt sáng sang phải chạm vào điểm màu đầu tiên

84 a Mở ảnh/ mở bảng levels (ctrl +L): thấy ảnh thiếu sáng nhưng chú ý một số ảnh lại cần phải mở cụ thể ba kênh màu red, green, blue điều chỉnh kéo thanh trượt sáng và tối Ảnh trước Ảnh sau b Thực hiện chỉnh màu sáng cho ảnh Ảnh trước Ảnh sau Ảnh bản chất được làm từ màu red, green, blue

 Bước 1: Sao chép thêm một ảnh: ImageDuplicate đặt tên ảnh

 Bước 2: Chọn chế độ làm việc song song hai ảnh: window  Range  2- up Vertical

 Bước 4: Sao chép thêm một ảnh: tích vào layer ảnh  ấn Ctrl + J

 Bước 5:Vào image  Adjustments  chọn levels (hoặc ấn ctrl + L) XHHT

Cách 1: Kênh màu chọn RGB

Kéo thanh trượt về bên phải đến phần đen, kéo thanh trượt thiếu sáng về bên trái đến phần đen, ảnh sẽ cân bằng

Cách 2: Chỉnh theo từng kênh màu red, blue, green thì ảnh sẽ đẹp và thật hơn Và cũng kéo thanh trượt phần thiếu đậm và thiếu sáng của ảnh Ảnh có độ sâu có màu đậm nhạt Vì vây khi cân bằng sáng tối người ta sẽ chỉnh theo từng kênh màu

Hoặc chọn chỉnh ảnh Levels trên lớp layer, quan sát thấy ảnh chỉnh trên menu lệnh sẽ thay đổi trực tiếp trên ảnh gốc còn ảnh chỉnh sáng trên lớp thì sẽ có một lớp mặt nạ Bảo toàn được ảnh gốc

C5 BÀI 12 THAY MÀU CHO SẢN PHẨM

PHỤC HỒI ẢNH

Nhóm sao chép mẫu

Khái niệm: là công cụ chỉnh sửa ảnh Lấy khu vực xung quanh khu vực ta xử lý đắp vào khu vực cần xử lý

Thao tác: tích chuột trái vào vùng vùng đối tượng cần xử lý nó sẽ tự động lấy vùng da xung quanh đắp vào

Hình 56: Công cụ spot Healing Brush

Ví dụ: Trên ảnh cô gái muốn bỏ đi mụn trên mặt

Hình 57: Ảnh sử dụng công cụ Spot Healing Brush

 Bước 1: Chọn kích thước vòng tròn đầu bút bằng cách nhấp phải chuột màn hình xuất hiện bảng kéo thanh size: 33

 Bước 2: Tích chuột trái chấm vào mụn nó sẽ tự động đắp những khu vực da xung quanh mụn là vùng da khớp vùng mụn, không phải mụn biến mất mà nó lấy vùng da xung quanh đắp vào

 Bước 3: Khu vực sát vùng tóc chấm cẩn thận hoặc dùng vòng tròn nhỏ hơn không thì màu tóc sẽ lem vào (photoshop phân biệt theo vùng màu)

Chú ý: Không được di chuột kéo dài cho nhanh, chấm chi tiết

Khi vùng xung quanh của mụn cũng có mụn thì sẽ phải lấy vùng khác đắp vào Healing Brush Tool (J): Lấy vùng này đắp sang vùng khác Chọn những vùng tương đồng

 Bước 1: Bóc đối tượng bằng cạch giữ phím alt đến vùng dữ liệu muốn lấy để đắp

 Bước 2: Dùng miếng bóc đi tích chuột trái vào khu vực muốn thay thế

Hình 58: Công cụ Healing Brush

Ví dụ 1: Thực hiện ấn F12 ảnh cô gái về ảnh gốc thực hiện xóa mụn bằng healing brush tool

 Bước 1: Chọn vùng da sáng không mụn ở gần vị trí mụn giữ alt để bóc

 Bước 2: Nhả phím alt tích chuột trái đến vùng mụn muốn thay thế

Ví dụ 2: Xóa chữ more than 90 brands trên ảnh

 Bước 1: Lấy vùng nền xung quanh giữ Alt lấy mẫu

 Bước 2: Chấm vào chữ more than… nó xuất hiện vết do nó thực hiện hòa trộn miếng bóc với khu vực đắp vào, nhưng với da mặt hiệu quả vì hai vùng da tương đồng nhau

Khái niệm: Lấy vùng da khác thay thế vùng da muốn xử lý Thực hiện ngược lại so với Healing Brush Tool bóc trước rồi mới đắp, Patch Tool khoanh vào khu vực cần xử lý rồi mới kéo sang vùng muốn thay thế

Thao tác: Dùng chuột trái khoanh khu vực cần xử lý (hoặc kết hợp công cụ tạo vùng chọn marque tạo vùng chọn) kéo chuột trái sang khu vực cần thay đổi

Hình 59: Công cụ Patch Tool

Ví dụ 1: Chuột trái khoanh tròn mụn/ kéo và giữ chuột trái sang khu vực không có mụn

Chú ý: phải xử lý những vùng đối tượng tương đồng

Ví dụ 2: Thực hiện xóa dòng chữ More than 90 brands

 Bước 1: Chọn công cụ Patch Tool (phím J)

 Bước 2: Dùng Công cụ tạo vùng chọn M chọn hình chữ nhật quyét qua vùng chữ

 Bước 3: Chọn Công cụ Patch giữ chuột trái và kéo lên vùng trên cần thay thế

Công cụ Red eye Tool: Công cụ khử mắt đỏ khi ảnh bị hiện tượng mắt có màu đỏ

Công cụ Clone Stamp cho phép dùng các pixels từ một vùng nào đó của 1 bức ảnh để thay thế cho những pixels ở một vùng khác của bức ảnh ấy Với công cụ này không

95 những chỉ xóa bỏ những đối tượng không cần thiết ra khỏi bức ảnh mà ta còn có thể thay thế những vùng bị mất trong bức ảnh quét từ tài liệu nguyên thủy vốn đã bị hư hỏng bằng những chi tiết thích hợp lấy ra từ những vùng khác

Khái niệm: Lấy vùng này đắp sang vùng khác Nhưng không có sự hòa trộn như healing brush tool, nó đắp nguyên vùng dữ liệu lấy

 Bước 1: Chọn công cụ Clone Stamp Đưa chuột ra khu vực muốn bóc giữ phím Alt kích chuột trái một cái

 Bước 2: Trên thanh tùy chọn công cụ, chọn nét Brush cỡ cọ trung bình với đường viền xốp, chẳng hạn cọ mềm tròn cỡ 21 (tùy ảnh)

 Bước 3: Di chuyển vị trí con trỏ công cụ Clone Stamp vào phần ảnh chứa mẫu ảnh gần giống phần ảnh bị lỗi nhất Sau đó nhấn phím Alt để chọn lấy phần lấy mẫu, rồi nhả phím Alt

 Bước 4: Kích chuột tới vùng ảnh bị lỗi

 Bước 5: Nhả chuột và di chuyển trỏ đến vùng khác muốn xóa ảnh, tích chuột trái đắp lên ảnh cần xóa, cứ như vậy đến hết.

Nhóm hiểu chỉnh hình ảnh

Công cụ Blur : Dùng để làm mờ các rìa hoặc vùng sắc nét trong hình ảnh để giảm bớt chi tiết

Hình 60: Thanh công cụ Blur

 Brush: nơi chứa các loại Brush và kiểu Brush khác nhau

 Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ

 Strength: áp lực phun của công cụ

 Use All Layers: làm mờ hình ảnh được chứa trong các Layer đang hiển thị

- Xác lập các chế độ cần thiết trên thanh thuộc tính

- Kích và rê chuột liên tục lên hình ảnh

- Kết quả: hình ảnh sẽ bị mờ dần

Công cụ Sharpen: tập trung vào rìa nhằm tăng độ sắc nét, dựa trên nguyên tắc làm tăng độ tương phản giữa các pixel nằm cạnh nhau

Hình 61: Thanh công cụ Sharpen

 Brush: nơi chứa các loại Brush và kiểu Brush khác nhau

 Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ

 Strength: áp lực phun của công cụ

 Use All Layers: làm rõ nét hình ảnh được chứa trong các Layer

 Xác lập các tùy chọn thích hợp trên thanh options - Kích và rê chuột liên tục lên hình ảnh - Kết quả: hình ảnh sẽ rõ nét ở các biên

- Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều công cụ này

Công cụ Smudge được sử dụng khi chúng ta cần tạo vệt nhòe cho hình ảnh, gần giống hiện tượng miết ngón tay qua lớp sơn ướt

 Bước 1: Chọn công cụ Smudge

 Bước 2: Xá lập các cài đặt cho công cụ trên thanh tùy chọn:

Brush option: định kiểu, độ lớn, độ cứng cho đầu cọ

 Mode: Chọn chế độ hòa trộn màu cho đầu cọ

 Strength: độ mạnh của đầu cọ

 Sample all layer: nếu muốn công cụ có tác dụng trên tất cả layer

 Finger Painting: Sử dụng màu Foreground để làm mẫu

 Bước 3: Click và rê chuột lên vùng hình ảnh cần tạo nhòe

Hình 62: Hình ảnh trước và sau khi xử lý bằng công cụ Smudge

Công cụ Dodge được sử dụng để làm sáng chi tiết trong ảnh hoặc một phần của ảnh

 Bước 1: Chọn công cụ Dodge

 Bước 2: Xác lập các cài đặt cho công cụ trên thanh tùy chọn:

 Brush option: định kiểu, độ lớn, độ cúng cho đầu cọ sao cho phù hợp với vùng ảnh cần xử lý

 Range: Chọn vùng màu cần làm sáng (vùng tối, vùng trung tính hay vùng sáng)

 Expossure: Cường độ tác dụng của công cụ

 Protect Tones: Bảo toàn tông màu gốc của ảnh

 Bước 3: Click và rê chuột lên vùng hình ảnh cần làm sáng

Hình 63: Hình ảnh trước và sau sử dụng Dodge

Công cụ Burn được sử dụng để làm tối chi tiết trong ảnh hoặc một phần của ảnh

 Bước 1: Chọn công cụ Burn

 Bước 2: Xác lập các cài đặt cho công cụ trên thanh tùy chọn:

 Brush option: định kiểu, độ lớn, độ cúng cho đầu cọ sao cho phù hợp với vùng ảnh cần xử lý

 Range: Chọn vùng màu cần làm sáng (vùng tối, vùng trung tính hay vùng sáng)

 Expossure: Cường độ tác dụng của công cụ

 Protect Tones: Bảo toàn tông màu gốc của ảnh

 Bước 3: Click và rê chuột lên vùng hình ảnh cần làm tối

Hình 64: Hình ảnh trước và sau sử dụng Dodge

BÀI TẬP THỰC HÀNH C6 BÀI 1: Thực hiện xóa người bôi đỏ ở bức ảnh và thay đổi màu áo Ảnh trước Ảnh sau

 Bước 1: Nhân thêm layer ảnh ấn ctrl + J

 Bước 2: Dùng công cụ M quyét vùng chọn như mẫu/ ấn shift + F5/ XHHT chọn

 Bước 3: Còn những vùng lem xử lý bằng công cụ Clone Stamp tool, Giữ alt tích vào vùng muốn sao chép/ kích chuột trái dê vào vùng muốn dán

 Bước 4: Thay đổi màu váy thành màu khác: Ở bảng layer chọn  Phải chuột chọn Hue/ Saturation XHHT chọn tích chọn màu áo/ kéo thanh trượt hue

 Bước 5: Ctrl + Alt + Shift + E: Chụp ảnh sử dụng kết hợp chế độ blend mode:

Screen và giảm opacity phù hợp

 Bước 6: Lưu ảnh PNG C6 BÀI 2 Ảnh trước Ảnh sau

1 Thực hiện xóa hình người đàn ông

2 Chỉnh màu sáng tối 3 Đưa ảnh dải sáng sáng ảnh thiết kế và thực hiện chế độ hòa trộn

4 Đổi màu áo cô gái thành màu tím Lưu file ảnh JPEG

 Bước 1: ấn ctrl +J thêm layer ảnh

 Bước 2: vẽ vùng chọn bằng lasso tool như mẫu ấn shift + F5 để xóa hình ảnh Những phần còn lem nhem dùng công cụ Clone Stamp tool để xóa

 Bước 3: Chỉnh sáng tối của ảnh bằng levels hoặc curve chỉnh trên layer kéo ba kênh màu red, green, blue

 Bước 4: Ấn ctrl + Alt + Shift + E Chụp ảnh màn hình thành 1 layer đặt tên ảnh mới

 Bước 5: Copy ảnh dải sáng/ dán ảnh vào file thiết kế/ sử dụng chế độ hòa trộn screen

 Bước 6: Thay đổi màu áo: Chọn layer ảnh mới/ chọn phải chuột chọn

Hue/ Saturation XHHT  chọn tích chọn màu áo/ kéo thanh trượt hue

- Lưu file dạng ảnh JPEG

- Màu này bị sang cả màu mặt dùng bút brush ngòi mền, màu đen để che đi lớp ảnh trên lấy lớp ảnh mặt ở dưới Dùng bút brush dê chuột trái lên vùng mặt, tay chân

Muốn những khu vực chi tiết cho brush nhỏ lại

C6 BÀI 3: Chỉnh sửa mụn trên tấm ảnh dùng công cụ spot healing brush tool

Thực hiện: Sao chép một ảnh →Chọn spot healing brush tool →chọn ngòi bút mềm kích thước khoảng 19

Thực hiện di chuột quanh vùng mụn (nó sẽ lấy vùng bên cạnh đắp vào mụn), mụn bé cho kích thước nhỏ

Cách 1: Dùng patch tool (miếng vá) khoanh vùng mụn giữ chuột trái kéo sang vùng không có mụn và màu gần giống nhau

Cách 2: Dùng clone Stamp tool: Dùng vùng da màu đẹp bên cạnh đắp vào vùng màu mụn, giữ alt để chọn vùng da đẹp, nếu lộ thì giảm opacity nhưng nên dùng spot healing brush tool nó tự chọn màu xung quanh

C6 BÀI 4 Thay đổi màu môi, mắt

Chỉnh màu môi Ảnh trước Ảnh sau

 Bước 1: Dùng công cụ Pen tool (phím tắt P) vẽ vòng quanh vùng môi, để xác định được vùng chọn mình cần thay đổi màu môi Vẽ đường path quanh môi→Click điểm thứ nhất→ Click điểm thứ 2 và không nhả chuột trái di chuyển chuột bẻ cong đường cong vòng quanh môi đến khi mong muốn nhả chuột→Ấn phím Alt + click chuột vào điểm 2 (khóa điểm chuốt 2 lại)→Cứ như thế đến khi vẽ hết môi Ấn Ctrl + Enter: biến đường path thành vùng chọn

 Bước 2: Tạo layer mới→ Chọn màu xám→ ấn ctrl + D bỏ vùng chọn→ ẩn layer môi để nhìn tiếp

 Bước 3: Vùng khoang miệng: Chọn Layer ảnh→ Dùng công cụ chọn Pen

Tool để chọn vùng răng Hoặc dùng công cụ Magic Wand Tool:Tích chuột trái vào một điểm răng→ Giữ Shift tích chuột đến khi chọn hết vùng răng→ có thể kết hợp thêm vùng chọn và bỏ vùng chọn thừa để được vùng chọn như hình vẽ

 Bước 4: Xóa vùng khoang miệng: Chọn Layer môi → Tích vào con mắt hiển thị layer môi→Ấn xóa vùng chọn khoang miệng

 Bước 5: Chọn chế độ Blending Mode: Soft Light, thấy màu môi hơi thay đổi

 Bước 6: Vào bảng layer chọn Layer môi→ chọn → chọn Hue/

Saturation→ Xuất hiện hộp thoại → Nhấp phải chuột vào layer Hue/ Saturation chọn Create Clipping Mask tất cả thông số hiệu chỉnh chỉ áp dụng chỉnh sửa màu sắc ở trong phần vùng chọn môi

Trong bảng Hue/ Saturation tích chọn Colorize Tất cả màu thay đổi trong môi thôi

Kéo thanh hue là đổi màu môi, thanh Saturation: điều chỉnh màu tươi hoặc nhạt, thanh Lightness: chỉnh sáng tối cho màu Tùy chỉnh

Muốn chọn màu môi đặc biệt thêm chút nữa có thể chọn thêm chức năng Gradient Layer để có sự chuyển sắc màu môi

 Bước 7: Vào layer chọn Layer môi → chọn → Gradient → Tích vào layer Gradient → Chọn chuột phải chọn Create Clipping mask (nằm trong môi không bị lan ra ngoài) → Tích vào hình ảnh thu nhỏ của layer để mở bảng Gradient Fill → Chọn màu Gradient → Chọn Angle: 0 hướng nằm ngang

 Bước 8: Căn chỉnh độ tương phản của hình: Vào layer chọn → chọn

Levels → Phải chuột chọn Create Clipping mask (nằm trong môi không bị lan ra ngoài)

→ Căn chỉnh sáng tối trong bảng levels để có chiều sâu hơn

 Bước 9: Nhìn nét viền môi sắc nét chỉnh lại viền cho nhòe hơn: Chọn layer môi →Vào filter → chọn blur → chọn Gaussian Blur: Nhập Radius khoảng 2.0

 Bước 10: Chụp màn hình: Ctrl + Shift + Alt + E → tạo một layer mới

Chỉnh màu mắt Ảnh trước Ảnh sau

 Bước 1: Dùng công cụ Pen Tool ấn phím P trên bàn phím →Vẽ đường path theo hai chòng mắt rồi ấn ctrl + Enter tạo thành vùng chọn

Sử dụng phím Alt + lăn chuột để nhìn hình ảnh to

 Bước 2: Vào bảng layer chọn → chọn Hue/ Saturation→ Xuất hiện hộp thoại → Nhấp phải chuột vào tên layer Hue/ Saturation chọn Create Clipping Mask tất cả thông số hiệu chỉnh chỉ áp dụng chỉnh sửa màu sắc của mắt Ở bảng Hue/ Saturation + Kéo thanh trượt Hue sang trái hoặc sang phải đến màu sắc mong muốn

+ Kéo thanh trượt Saturation: sang trái phải để chỉnh màu tươi hoặc nhạt của màu mắt

C6 BÀI 5: LÀM CĂNG VÀ MỊN DA MẶT ẢNH CHÂN DUNG Ảnh trước Ảnh sau

 Cách 1: Chỉnh căng và mịn da mặt với bản CS 6

 Bước 1: Vào Image → Chọn Duplicate nhân đôi ảnh → thực hiện trên một ảnh → Nhân đôi ảnh ấn ctrl + J→ Đổi tên thành Ảnh sửa → phóng to ảnh quan sát da mặt ở ảnh cô gái chưa được mịn

 Bước 2: Vào Filter→ Blur (làm mờ)/ Surface Blur (làm căng, phẳng bề mặt chất liệu như gỗ kính hoặc da mặt)/ XHHT

Radius (thay đổi bán kính số lượng pixcel tạo ra được làm nhòe đi): 29 Thresold (Ngưỡng điều chỉnh hiệu ứng blur nhiều hay ít): 30

Hiệu ứng này sẽ làm nhẵn làm bóng vùng da kết hợp Opacity: 70% cho hiệu ứng da mặt phù hợp

 Bước 3: Muốn làm da đẹp hơn kết hợp thêm Layer mask trên layer Ảnh sửa

Do ảnh bị nhòe hết cả tóc, quần áo, da Muốn sử dụng vùng da nhòe là da thì sử dụng layer mask màu đen để tre đi ảnh trên: ấn Alt + Tích biểu tượng layer mask

/ Mặt nạ màu đen che đi lớp ảnh sửa

Sử dụng Brush (B) bút màu trắng, ngòi mền, opacity 40%: Tô làm mịn dần dần và từ từ Tô lên vùng da mặt cần làm mịn, Tô lên vùng tóc muốn làm mượt nếu muốn

 Cách 2: Sử dụng với phiên bản CC trở lên

 Bước 1: Nhấn Ctrl + J để sao chép ảnh đổi tên Ảnh sửa

 Bước 2: Vào Filter/ Camera Raw

Filter/ chọn Nhóm Basic (làm hình ảnh nhẵn hoặc sù lên)

Kéo thanh Clarity – 59 kéo sang trái bề mặt nhẵn mềm, kéo thanh trượt sang phải bề mặt xù xì, kéo sang trái cho đến khi thấy da căng mịn phù hợp Ấn OK

 Cách 1: Chỉnh màu môi nhanh

 Bước 1: Chọn vào layer ảnh Sửa/ Chọn chế độ Color Blance/ kéo thanh trượt Cyan đến màu sắc phù hợp

 Bước 2: Sử dụng Layer Mask màu đen để che đi ảnh/ sử dụng Brush chọn kích thước phù hợp, opacity 80% tô lên vùng môi muốn thể hiện ra

Nếu bị lem ra ngoài thì chọn màu trên là màu đen để che đi hình ảnh bị lem

 Cách 2: Dùng pen tool vẽ vùng chọn môi như bài trên

 Bước 1: Chọn layer vùng chọn răng bằng công cụ Magic Wand → Giữ shift tích chuột chọn hết vùng răng

 Bước 2: Chọn Layer ảnh sửa → phải chuột

→chọn Hue/ Saturation ở bảng layer→ XHHT

 Bước 3: Chọn kênh yellow ( có màu gốc ở răng) kéo thanh trượt Saturation sang trái hết cỡ thì màu vàng ở răng mất đi

Thực hiện đổi màu mắt Thực hiện đổi màu tóc

C6 BÀI 6: Thực hiện xóa mụn trên mặt cô gái

 Bước 1: Bỏ khóa hình ảnh bằng cách kích đúp chuột và sao chép ra một layer mới để chiều sửa trên layer sao chép

 Bước 2: Chọn ctrl + I Đảo ngược vùng chọn âm bản dương bản Chọn chế độ hòa trộn Vivid light

 Bước 3: Chọn filter  Blur  Gaussian Blur  chọn Radius 0.8 khi nó xuất hiện rõ các điểm mặt mũi

 Bước 4: filter  other  Hight pass làm chan hòa màu chọn radius: 9.4

 Bước 5: Tạo một layer mask đổ màu đen mục đích để lấy lại mắt, tai, tóc, những phần không có mụn Dùng phím X để đảo lại màu nền giữa hai lớp

 Bước 6: Đảo ngược nền trên màu trắng để dùng brush xóa đi những phần có mụn trên mặt, thực hiện cọn brush ngòi vừa, opacity 100%, xóa mụn khéo không chờm ra ngoài không vào mắt

 Bước 7: Tạo má hồng, môi đỏ cho mặt Chọn new layer mới  chọn brush ngòi mềm tô má thì chọn cỡ bút to, con tô môi chọn cỡ bút vừa rồi chọn chế độ hòa chọn color

C6 Bài 7: Khôi phục ảnh gốc Ảnh trước Ảnh sau

108 Ảnh trước Ảnh sau Ảnh trước Ảnh sau

BỘ LỌC

Giới thiệu về bộ lọc

Trong Photoshop, các bộ lọc là các thuật toán riêng lẻ làm thay đổi diện mạo của hình ảnh Ví dụ: bộ lịc đơn giản có thể làm mờ một vùng chọn trong khi bộ lọc nâng cao có thể làm cho bức tranh trông giống như một bản phác thảo, vẽ tay,…Chúng ta có thẻ sử dụng các bộ lọc để chỉnh sửa hoặc nâng cấp ảnh, có thể áp dung các hiệu ứng đặc biệt làm cho hình ảnh trở thành một bức tranh phác thảo hoặc tạo ra các tác tác phẩm bằng cách sử dụng các hiệu ứng biến dạng và ánh sáng

Các bộ lọc được cung cấp xuất hiện trong menu Filter Smart Filter là bộ lọc được áp dụng cho Smarrt Object Smarrt Filter được lưu trữ dưới dạng là một lớp hiêu ứng trong bảng Layer và có thể được điều chỉnh bất cứ lúc nào

Bộ lọc được áp dụng cho layer đang chọn, layer đang hiển thị hoặc vùng chọn

Bộ lọc không thể áp dụng cho ảnh Bimap hoặc ảnh indexed-color

Một số bộ lọc chỉ hoạt động trên hình ảnh RGB

Các bộ lọc sau đây có thẻ được áp dụng cho hình ảnh 16-bit: Liquify, Average Blur, Blur, Blure More, Gaussian Blur, Motion Blur, Radial Blur, Surface Blur, Shape Blur, Add Noise, Sharpen

Một số bộ lọc được sử lỹ hoàn toàn trong Ram, Nếu khổ đủ Ram để xử lý hiệu ứng bộ lọc, sẽ nhận được thông báo lỗi

7.1.3 Áp dụng bộ lọc từ menu Fillter Để áp dụng bộ lọc từ danh sách bộ lịc trong menu Filter, thực hiện các bước sau:

 Bước 1: Chọn layer hoặc chọn vùng hình ảnh hoặc chọn Smart Object cần áp dụng

 Bước 2: Chọn Menu Filter  Chọn nhóm bộ lọc  chọn bộ lọc cần áp dụng

 Bước 3: xuất hiện hộp thoại hoặc Filter Gallery xuất hiện, nhập giá trị hoặc chọn tùy chọn sau đó bấm OK

7.1.4 Hòa trộn màu và làm mờ hiệu ứng

Lệnh Fade thay đổi độ mờ và chế độ hòa trộn của bất kỳ bộ lọc, công cụ vẽ, công cụ xóa hoặc hiệu chỉnh màu nào Áp dụng lệnh Fade tương tự như áp dụng bộ lọc trên một lớp riêng biệt và sau đó điều khiển độ mờ đục và chế độ hào trộn của lớp đó

 Bước 1: áp dụng bộ lọc, công cụ vẽ hoặc hiệu chỉnh màu cho layer hoặc vùng chọn

 Bước 2: chọn menu Edit  Fade (ctrl + shift + F)

 Chọn Preview để xem trước hiệu ứng

 Opacity: thay đổi độ mờ của hiệu ứng

 Mode: chọn chế độ hòa trộn.

Các bộ lọc

Nhóm Blur Gallery là nhóm hiệu ứng làm mờ ảnh Blur lớn ảnh càng mờ nhiều

 Bước 1: Chọn layer ảnh hoặc vùng chọn cần làm mờ

 Bước 2: Vào Filter → Blur Gallery→ Chọn một trong các bộ lọc con

 Bước 3: Điều chỉnh thông số rồi ấn OK trên thanh Option Bar để làm mờ hình ảnh

 Chọn field Blur Làm mờ theo điểm

- Filter →Blur Gallery→ chọn Field Blur: Xuất hiện nút Pin

- Click vào hình ảnh để tạo thêm nhiều nút Pin

- Chọn 1 nút Pin có thể thao tác:

 Kéo đường Blur để tăng hoặc giảm độ mờ

 Dịch chuyển được nút Pin

 Nhấn phím Delete để xóa nút Pin

 Chọn Iris Blur: Làm ảnh nhòe xung quanh hình oval hoặc hình chữ nhật Ví dụ: Thực hiện làm mờ phong cảnh sau ảnh

 Bước 1: Làm mờ bằng Filter →Blur Gallery → Field Blur Mờ theo điểm hình ảnh mờ sẽ làn tỏa ra hai bên phụ thuộc vào độ làm mờ Blur

 Bước 2: Kích thêm điểm: khi chuột đưa ra ngoài con chuột có hình bút ghim thì click chuột vào điểm muốn làm mờ rồi kéo thanh trượt Blur

 Bước 1 Làm mờ bằng Filter →Blur Gallery→ Iris Blur Mờ theo hình elip hoặc hình chữ nhật

 Bước 2: Trong hình tròn hình ảnh không mờ, ngoài hình tròn hình ảnh mờ

 Bước 3: Có thể thực hiện kéo vùng elip làm mờ vào nút tròn khi mũi tên hai chiều kéo sang trái hoặc sang phải thu nhỏ hoặc phóng to hình làm mờ

 Bước 4: Muốn làm mờ hơn kéo thanh Blur sang phải

Làm mờ bằng Filter →Blur Gallery → Tilt-Shift mờ theo đường thẳng:

 Bước 1: Muốn mở rộng khung hình đặt chuột vào đường thẳng khi mũi tên hai chiều kéo sang phải

 Bước 2: Muốn dịch chuyển thì ấn vào nút tròn kéo chuột trái

 Bước 3: Xong ấn OK 7.2.2 Nhóm bộ lọc Blur

Nhóm hiệu ứng Blur: Hiệu ứng làm mờ hay nhòe hình ảnh, tạo cảm giác về sự mềm mại Các biên cạnh màu của hình ảnh cường độ mịn có giá trị thấp

Thực hiện vào Filter → Chọn Blur → Tích tam giác lựa chọn

 Average: Tự động tính điểm trung bình trong hình những điểm ảnh

 Blur: Tạo hiệu ứng nhòe

 Blur More: Thực hiện nhòe gấp 3-4 lần Blur

 Gassian Blur: Dùng nhiều nhất, có thông số Radius càng cao thì hình càng nhòe Nhòe ít hay nhiều ta kéo thanh Radius

 Motion Blur: Tăng blur lên thì nó có đường di chuyển trong hình Angle: hướng làm mờ, Distance: Khoảng cách từ vị trí ban đầu đến vị trí chuyển động

Hình 66: Hộp thoại Motion Blur

 Radial Blur: Tạo bức ảnh như bị xoáy theo hình tròn hay được phóng từ tâm của hình tròn

Hình 67: Hộp thoại Radial Blur

- Amount: Mật độ làm nhòe

- Spin: làm nhèo dọc theo các đường tròn đồng tâm (cuộn xoáy)

- Zoom: Vào tâm nhưng theo từng tia, dịch chuyển tia

- Quality: Chất lượng làm mờ

 Surface Blur: Làm mờ hình ảnh trong khi vẫn giữ các đường nét edges

Hình 68: Hộp thoại Surface Blur

- Radius: kích thước của khu vực được lấy mẫu để làm mờ

- Threshold: Ngưỡng tác dụng làm mờ

Nhóm bộ lọc Noise: Thêm hạt hay bỏ bớt hạt, áp dụng xóa bụi hay tạo độ hạt hỗ trợ cho các bộ lọc khác

Thực hiện Vào Filter → Chọn Noise → Chọn Add Noise (Hiệu ứng thêm Noise) → Xuất hiện hộp thoại:

 Amount: Mức độ noise thêm hạt nhiểu vào hình ảnh hoặc vùng chọn

 Distribtion: kiểu phân bố và dạng hạt nhiễu

 Uniform: đồng nhất kích thước và phân bố các hạt nhiễu

 Gaussian: Noise tương phản cao, dầy hơn

 Monochromatic: Khi tích chọn nó thì hạt

Noise chỉ có màu trắng đen, xám còn tích vào nó thì có các Hạt Noise có các màu khác nhau

 Ứng dụng: để tạo tranh cát hoặc lỗ chân lông trên da mặt

Hình 69: Hộp thoại Add Noise

Ví dụ 1: Sử dụng hiệu ứng noise và hiệu ứng Blur tạo bức ảnh trời mưa Ảnh trước Ảnh sau

 Bước 1: Mở ảnh Start → Nhân bản thêm ảnh ấn Ctrl + J

 Bước 2: Tạo một layer mới → Vào Filter → chọn Noise → chọn Add Noise

 Bước 3: Chọn Amount: Độ dày hạt Noise 150, Hạt noise chỉ có màu trắng xám do là hạt mưa

Hình 70: Hộp thoại add noise

 Bước 4: Chọn Filter → Blur → Gaussian Blur →Radius: 0.5

Hình 71: Hộp thoại Gassuan Blur

 Bước 5: Chọn đường chéo của hạt mưa, chọn Filter →Blur → Motion Blur

→ XHHT chọn Angle: góc của hạt mưa, Distance: Khoảng các các hạt

Hình 72: Hộp thoại Motion Blur

 Bước 6: Chọn layer Noise → Chọn chế độ hòa trộn Screen

Hình 73: hình ảnh sau khi sử dụng bộ lọc noise và blur

 Bước 7: Chụp ảnh màn hình Ctrl + Shift + Alt + E/ Chỉnh sáng levels trên layer trên ba kênh red, green, blue kéo phần thiếu tối trên ba kênh

Tạo hình dạng mô phỏng mẫu sản phẩm có thật như cây, mây, mẫu khúc xạ, mẫu phản chiếu ánh sáng trong hình ảnh

Thực hiện: Tạo ra một layer mới →vào Filter → Chọn Render → Chọn lần lượt

- Flame: hieeuk ứng ngọn lửa, bắt buộc phải có một đường path nó sẽ tự uốn cong theo đường path có theo nhiều loại

- Picture Frame: Tạo khung viền cho hình ảnh hoặc vùng chọn

- Diference Clouds: trắng đen tương phản cai hơn

- Lens Flare: Tự tạo nguồn sáng

- Lighting Effects: Hiệu ứng chiếu đèn Picture Frame: Tạo khung viền cho hình ảnh hoặc vùng chọn

- Margin: lề, khoảng cách với viền hình ảnh hoặc vùng chọn

- Size: Kích cỡ của khung

- Arrangement: sắp xếp các thành phần trong khung

- Flower: mẫu hoa sử dụng trong khung

- Flower Size: kích thước hoa

- Leaf: Mẫu lá sử dụng trong khung

- Leaf Size: Kích thước lá

 Thẻ Advance: Tùy thuộc kiểu Frame ở thẻ Basic mà có thêm tùy chọn được bật sáng ở thẻ Advance

- Number of Line: Số đường thẳng trong khung

- Thickness: Độ dày đường viền khung

- Angle: Độ lớn góc bo/góc khuyết đối với dạng line, góc xoay của các thành phần với dạng flower

- Fade: Độ mờ các thành phần trong khung

Nhóm bộ lọc Sharpen là làm rõ nét hoặc giản nét hình

 Bước 1: Vào Filter → Chọn Sharpen → Xuất hiện các lựa chọ

 Bước 2: Chọn Shake Reduction: Tự động điều chỉnh phần rung tay, trong trường hợp hình hơi rung một chút thì chọn vào đây nó sẽ tự động chỉnh phần rung của ảnh

 Bước 3: Chọn Smart Shapen: có nhiều hiệu chỉnh

 Amount: Mức độ sắc nét hình chọn

 Radius: độ xoay/ vát sắc cạnh của pixel, nên

Ngày đăng: 01/07/2024, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1: Thanh tiêu đề - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 1: Thanh tiêu đề (Trang 12)
Hình  2: Cửa sổ chuyển đổi - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 2: Cửa sổ chuyển đổi (Trang 13)
Hình  4: Thanh tùy chọn  1.2.4  Thanh công cụ - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 4: Thanh tùy chọn 1.2.4 Thanh công cụ (Trang 14)
Hình  5: Thanh công cụ - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 5: Thanh công cụ (Trang 14)
Bảng Layer: Vào Window → Layer (F7) để mở bảng layer. - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
ng Layer: Vào Window → Layer (F7) để mở bảng layer (Trang 15)
Hình  15: Hộp thoại tạo mới hình Polygon - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 15: Hộp thoại tạo mới hình Polygon (Trang 26)
Hình  18: công cụ Pen - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 18: công cụ Pen (Trang 28)
Hình  19:  Điều chỉnh vùng chọn - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 19: Điều chỉnh vùng chọn (Trang 30)
Hình  21:Hộp thoại viền stroke - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 21:Hộp thoại viền stroke (Trang 31)
Hình  tivi bằng cach dùng lasso tool vẽ phần thừa  ấn Delete. - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh tivi bằng cach dùng lasso tool vẽ phần thừa  ấn Delete (Trang 34)
Hình  23: Bảng layer - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 23: Bảng layer (Trang 35)
Hình  25: Hộp thoại tạo layer mới - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 25: Hộp thoại tạo layer mới (Trang 36)
Hình  26: Biến đổi layer - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 26: Biến đổi layer (Trang 37)
Hình  28: Hộp thoại tọa đường viền - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 28: Hộp thoại tọa đường viền (Trang 38)
Hình  31: Layer trước và sau khi thay đổi kích thước - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 31: Layer trước và sau khi thay đổi kích thước (Trang 40)
Hình  32: Layer trước và sau khi xoay - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 32: Layer trước và sau khi xoay (Trang 41)
Hình  39: Blending Opitions - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 39: Blending Opitions (Trang 44)
Hình  40: Hộp thoại Layer Style - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 40: Hộp thoại Layer Style (Trang 44)
Hình  42: Hộp thoại Inner Glow - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 42: Hộp thoại Inner Glow (Trang 46)
Hình  41: Hộp thoại Outer Glow - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 41: Hộp thoại Outer Glow (Trang 46)
Hình  43: Hộp thoại stroke - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 43: Hộp thoại stroke (Trang 47)
Hình  45: Thanh tùy chọn của text - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 45: Thanh tùy chọn của text (Trang 60)
Hình  52: Hộp thoại Brush - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 52: Hộp thoại Brush (Trang 64)
Hình  51: Brush Palette - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 51: Brush Palette (Trang 64)
Hình  53: Hộp thoại kích thước Brush - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 53: Hộp thoại kích thước Brush (Trang 66)
Hình  54: Hộp thoại Brush mưa - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 54: Hộp thoại Brush mưa (Trang 67)
Hình  62: Hình ảnh trước và sau khi xử lý bằng công cụ Smudge - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 62: Hình ảnh trước và sau khi xử lý bằng công cụ Smudge (Trang 97)
Hình  64: Hình ảnh trước và sau sử dụng Dodge - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 64: Hình ảnh trước và sau sử dụng Dodge (Trang 98)
Hình  65: Công cụ Bluer - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 65: Công cụ Bluer (Trang 113)
Hình  74: Hộp thoại Frame - giáo trình xử lý hình ảnh bằng phần mềm photoshop ngành thiết kế đồ họa trung cấp trường cao đẳng xây dựng số 1
nh 74: Hộp thoại Frame (Trang 117)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w