Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình như: Điểm, tuyến, diện, hình khối, không gian, ánh sáng, màu sắc, chất liệu, tỷ lệ, nhịp điệu, sự cân bằng, độ nặng nhẹ…... Ánh sáng làm tăng hi
Trang 11
BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ TẠO HÌNH 1
NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm
2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)
Hà Nội, năm 2021
Trang 33
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình được dùng cho trình độ Cao đẳng ngành thiết kế đồ họa, cấu trúc Giáo trình bao gồm:
CHƯƠNG 1: BÀI MỞ ĐẦU
- Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về cơ sở tạo hình như khái niệm, điều kiện để nhận thức thị giác trong cơ sở tạo hình
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ TẠO HÌNH
- Trang bị cho học sinh các kiến thức về các yếu tố như nét, màu sắc, chất liệu, cách bố cục trong tạo hình
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TĂC TRONG TẠO HÌNH
- Trang bị cho học sinh các kiến thức về một số nguyên tắc trong tạo hình
Giáo trình được viết lần thứ hai đã được chỉnh và bổ sung để phù hợp với chương trình đào tạo và đối tượng người học
Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên bộ môn Kiến Trúc Cơ Sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình rà soát, chỉnh sửa biên tập và
in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp tiếp theo
Trân trọng cảm ơn!
Trang 4- Về kỹ năng: Giúp người học có thể nắm vững được khái niệm về cơ sở tạo hình
và các điều kiện để nhận thức thị giác
1.1 Khái niệm về cơ sở tạo hình:
Tạo hình là việc tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối nghệ thuật Cơ sở tạo hình là một trong những môn học cơ sở ngành, giúp cho người học cũng như những người yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực này nắm được những quy luật cảm thụ thị giác, các yếu tố căn bản của nghệ thuật tạo hình Đây là
cơ sở, nền tảng cho việc sáng tác tạo hình các tác phẩm, sản phẩm mang tính thẩm
mỹ cao
Cơ sở tạo hình đề cấp đến các vấn đề:
Nghiên cứu các quy luật về cảm nhận thị giác
Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình như: Điểm, tuyến, diện, hình khối, không gian, ánh sáng, màu sắc, chất liệu, tỷ lệ, nhịp điệu, sự cân bằng, độ nặng nhẹ…
Trang 51.2 Điều kiện để nhận thức thị giác đối với trong cơ sở tạo hình
Sự tồn tại của không gian ba chiều là một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất xung quanh ta Chúng ta có thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều đó thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, và thị giác thu hút nhiều thông tin nhất, nó chiếm đến 80% sự thu hút Trong đó hai yếu tố chính tác động chủ yếu đến khả năng nhận thức thị giác là ánh sáng và màu sắc
Trang 66
1.2.1 Ánh sáng
Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể đó ánh sáng đập vào mắt thông qua hệ thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy loại ánh sáng, cường độ ánh sáng, màu sắc ánh sáng và nguồn sáng mà hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp Chính vì vậy vậy hiệu quả của vật tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng Thông qua ánh sáng làm rõ khối không gian, mầu sắc của vật thể
1.2.1.1 Cường độ ánh sáng:
Hình 1 - 1 Cường độ ánh sáng
Cường độ sáng của các tia sáng ảnh hưởng đến độ rõ của hình
Khi cường độ quá mạnh cảm nhận bị chói, cảm giác sai so với không gian thật Khi cường độ quá thấp cảm nhận mờ ảo, không rõ
Trang 77
Hình 1 - 2 Cường độ ánh sáng mạnh - trung bình - yếu
1.2.1.2 Hướng chiếu sáng:
Hướng chiếu sáng ảnh hưởng đến tác phẩm tạo hình
Tạo ra bóng đổ - bóng bản thân cho hình khối
- Ánh sáng chiếu thẳng: Giảm khả năng nhận biết của mắt về hình khối không gian
Trang 8Hình 1 - 6 Ánh sáng tự nhiên Hình 1 - 7 Ánh sáng nhân tạo
Đối với ánh sáng tự nhiên có trong cuộc sống như ánh sáng phát ra từ mặt trời,
mặt trăng, sao Những ánh sáng này sẽ cho hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào các
vấn đề như thời tiết, thời gian
Hình 1 - 8 Nội thất phòng khách với ánh sáng tự nhiên
Trang 99
Hình 1 - 9 Ánh sáng tự nhiên đạt hiệu quả khác nhau,
phụ thuộc vào các vấn đề như thời tiết, thời gian và việc bố trí cửa
Hình 1 - 10 Ánh sáng nhân tạo đạt hiệu quả khác nhau,
phụ thuộc vào việc bố trí dèn và màu sắc ánh sáng đèn vàng
Trang 10Ví dụ: như cũng những khung cảnh đó, đồ vật đó, khi được chiếu sáng bởi các
nguồn khác nhau cũng tạo nên những thay đổi khác nhau
Trang 11
Màu sắc khác nhau mang lại những cảm nhận thị giác khác nhau, tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau
Hình 1 - 13 Vòng tròn mầu sắc
Trang 1212
Hình 1 – 14 Chọn màu tương phản nhau khi cần sự hài hòa.
Khi cần có nhiều màu phối hợp với nhau nhưng vẫn giữ cảm giác về một màu bạn yêu thích nào đó Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra dòng chảy tự nhiên của màu sắc
Hình 1 - 15 Màu sắc tương tự liên tục trong một thiết kế nội thất phòng khách
Trang 1313
Hình 1 - 16 Chọn màu tương phản nhau khi cần sự nhấn mạnh, thu hút
Chọn màu theo cặp màu tương phản nhau
Các cặp màu tương phản, các cặp màu này nhiều năng lượng bởi vì trong tự chúng đối chọi nhau, trong vòng tròn màu chúng đối xứng nhau; màu tương phản thì đi theo cặp màu nóng (đỏ,cam,vàng ) và lạnh (xanh lá cây, lam, tím ) Dù bạn có chú tâm hay không nhưng trong não luôn tìm kiếm sự hài hòa của màu sắc, do vậy sự căng này của màu tương phản là bất thường với não và gây chú ý
Hình 1 - 17 Chọn màu tương phản trong một thiết kế nội thất phòng khách
Trang 1414
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1.Trình bày khái niệm về cơ sở tạo hình?
2 Trình bày các điều kiện cảm nhận thị giác trong cơ sở tạo hình?
Trang 15- Về kỹ năng: Giúp học sinh có thể tự làm, trang trí các sản phẩm đồ họa
2.1 Điểm, nét, diện trong tạo hình:
- Điểm là nguồn gốc ban đầu, điểm dùng để chỉ ra một vị trí trong không gian Điểm chuyển động sinh ra nét, nét chuyển động sinh ra diện, diện chuyển động sinh
ra khối
Hình 2 - 1 Điểm, nét, diện trong tạo hình trong tạo hình 2.1.1 Khái niệm về điểm, nét, diện:
2.1.1.1.Khái niệm về điểm:
- Điểm là nguồn gốc ban đầu để tạo nên hình Điểm còn dùng để chỉ một vị trí trong không gian
- Điểm không có phương hướng nhưng có tính tập trung, điểm không có chiều dài, chiều rộng và chiều sâu
Trang 1616
Hình 2 - 1 Điểm trong tạo hình
- Điểm là thành phần cơ bản và là cội nguồn của tạo hình Điểm cũng được coi như dấu hiệu của điểm mút của đường thẳng, điểm cắt của hai đường thẳng, là điểm chạm của một đường thẳng vào góc của một diện hay một tâm của khối Đồng thời điểm cũng có thể là tâm điểm của một trường hay một diện
Hình 2 - 2 Điểm trong tạo hình
- Điểm có thể được hình thành do phép chiếu một đường thẳng, một đoạn thẳng hay tuyến tính, ví dụ như: cột được đọc trên mặt bằng như là một điểm và giữ những đặc trưng thị giác như một điểm Như vậy, tâm vòng tròn, tâm đáy khối trụ, tâm của khối cầu cũng là những hình thức điểm mà ta cần phải quan tâm trong tạo hình
Hình 2 - 3 Điểm trong tạo hình
2.1.1.2 Khái niệm về nét:
- Một điểm được kéo dài sẽ tạo thành nét Nét có chiều dài, nhưng không có chiều rộng và chiều sâu Tuy nhiên nét vẫn phải có độ dày để mắt người có thể quan sát được
Trang 18Hình 2 - 7 Khả năng biểu hiện của nét thể hiện thông qua chiều hướng
2.1.1.3 Khái niệm về diện:
- Một đường trải dài theo một hướng sẽ tạo thành một diện Diện có hai chiều dài và rộng nhưng không có chiều sâu
- Đường chu vi là đặc điểm của một diện, do đó một diện xuất hiện từ những đường biên, được nhìn từ chính diện hoặc trong phối cảnh Sức mạnh thị cảm và độ bền vững của một diện phụ thuộc vào diện tích, chất cảm, màu sắc và nét trong diện
- Một diện ngoài chiều dài và chiều rộng còn có hình dáng, diện tích và phương hướng
Hình 2 - 8 Kết hợp diện theo kiểu đấu đỉnh Hình 2 - 9 Chia cắt và dịch chuyển diện
Trang 1919
Hình 2 - 10 Kết hợp các diện đen trắng và màu sắc 2.1.2 Hiệu quả rung:
2.1.2.1 Khái niệm:
- Mỗi một tín hiệu thị giác hình thành một trường lực riêng của mình Nếu các
tín hiệu ở gần nhau chúng sẽ hình thành một vùng giao nhau giữa các trường lực riêng
đó Và con mắt khi quan sát lúc thì bị hút bởi trường lực của tín hiệu thị giác này, lúc thì bị hút trường lực của tín hiệu thị giác kia Như vậy, đối với con mắt luôn có một vùng không ổn định, đấy chính là hiệu quả rung
2.1.2.2 Hiện tượng – Nguyên tắc:
- Hiện tượng: Giữa các điểm, các đường có một sức căng thị giác, một lực thị
giác tác động tương hỗ Mỗi điểm hình thành một trường lực riêng của mình Nếu chúng ở gần nhau, chúng sẽ hình thành một vùng giao thoa nhau giữa các trường lực riêng đó Ở vùng giao đó, con mắt khi thì bị hút bởi trường của điểm nạy, lúc thì bị hấp dẫn bởi trường của điểm kia Như vậy, đối với mắt luôn có một vùng không ổn định
- Nguyên tắc: Muốn tăng hiệu quả rung của điểm và nét, ta cần tạo nên sự đối
kháng của lực thị giác: Đối kháng về độ lớn, về hướng vận động Đối với điểm và nét
ta cần giữ một độ đều toàn cục, độ đều này có thể ở thể tĩnh hay biến đổi đều
Trang 20
20
Hình 2 - 11 Hiện tượng hiệu quả rung
2.1.2.4 Kỹ thuật tạo rung:
- Giảm (tăng) dần đều của nét : Khi ta tạo được sự tăng dần đều độ dày của nét, thì thực chất ta đã làm giảm dần đều khoảng cách gữa chúng Sự tăng - giảm này tạo nên hai chuyển động thị giác ngược chiều nhau → tạo độ rung
Hình 2 - 12 Kỹ thuật tạo rung bằng cách giảm (tăng) dần đều các nét
Trang 21- Từ những đặc tính của thị giác, ta có thể đảo lộn vị trí của nét, các mặt, các
khối trong không gian ba chiều để tạo nên cái không thật trong cái thật, tạo nên tính lập lờ, đa nghĩa trong hình Đó là hiệu quả ảo của đường nét
2.1.3.2 Các thủ pháp tạo hiệu quả ảo:
- Khi thay đổi vị trí của các điểm, nét trong không gian tạo nên hiệu quả ảo
Hình 2 - 15 Tạo hiệu quả ảo bằng cách thay đổi vị trí các điểm nét
- Tạo nên một hình có thể hiểu được nhiều cách:
Trang 2222
Nếu nhìn từ trên xuống thì sẽ là các bậc cầu thang đi lên Nếu nhìn từ dưới lên thì sẽ gầm của một cầu thang
Hình 2 - 16 Tạo ra hình ảnh với nhiều cách hiểu khác nhau
Với hình vẽ sau ta có thể nhìn nó là một khối lập phương có đỉnh đang hướng
về phía người quan sát Nhưng nhìn kỹ thì nó cũng có thể là một góc tường (2 bức tường và sàn)
Hình 2 - 17 Tạo ra hình ảnh với nhiều cách hiểu khác nhau
- Sự kết hợp giữa thực tế và tạo hình:
Sự kết hợp giữa thực tế và tạo hình trong cùng một không gian cũng tạo ra hiệu quả ảo rất mạnh
Trang 2323
Hình 2 - 18 Kết hợp tạo hình với thực tế
Trang 2424
BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1 Bài tập tạo điểm, diện, nét
Nội dung:
- Cho bài mẫu Chọn 1 trong 2 mẫu để thể hiện
Yêu cầu:
- Vẽ trên giấy A4 theo kích thước giáo viên quy định
- Dụng cụ: Bút chì, thước kẻ, tẩy, compa…
Trang 2525
Trang 2626
2.2 Phông và hình:
2.2.1 Vai trò của phông và hình:
- Hình bao: bao giờ cũng xuất hiện như một vật thể rõ nét dưới mọi dạng thức
và nỗi lên trên một cái nền Hình chỉ tồn tại khi nó đứng lên trên một cái nền
- Nền: Nền chỉ là nền khi nó làm cho hình rõ ra
-Ranh giới giữa hình và nền là đường bao
2.2.2 Các định luật của phông và hình:
2.2.2.1 Định luật của sự chuyển đổi:
- Cái nhỏ là hình, cái lớn là nền Định luật này còn được gọi là định luật âm –
dương, đen – trắng, lồi - lõm Khi hai nhóm tín hiệu thị giác xuất hiện trên một mặt phẳng mà có tỉ lệ kích thước đối tượng tương đồng nhau, đồng thời màu sắc của phông tín hiệu kia sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi
2.2.2.2 Định luật của sự tương phản:
- Định luật của sự tương phản (đối lập) là định luật được các nhà thiết kế sử dụng rộng rãi
- Sự tương phản là một trong những yếu tố để phân biệt giữa hình và nền Khi nói đến khái niệm tương phản là nói đến sự mâu thuẫn giữa to và nhỏ, sáng và tối…Các mâu thuẫn càng mạnh sự tương phản càng lớn, khi đó hình tượng nghệ thuật càng sinh động
Trang 27Hình 2 - 23 Ví dụ về phông hình lẫn lộn
Qua ví dụ ta thấy hai hình con cò, khi mảng hình con cò trắng là phông thì con
cò đen là hình và ngược lại Tương tự như vậy với hình khi thì mảng hình mặt người đóng vai trò là hình khi thì đóng vai trò là phông
Trang 2828
Muốn làm lẫn lộn phông hình ta cần chú ý đến các điểm sau:
+ Các nét giới hạn các mảng luôn phải là các nét đa nghĩa
+ Kích thước của các tín hiệu hình phải tương đối bằng nhau
+ Các tín hiệu hình phải đảm bảo tính liên tục và lưu thông từ điểm này đến điểm khác
+ Các tín hiệu hình phải thật sự đan quyện nhau, tránh các hiện tượng khác biệt của mỗi loại mảng và tình trạng chia nát các mảng
Hình 2 - 24 Ví dụ về phông hình lẫn lộn
2.3 Hình khối:
2.3.1 Khái niệm về hình khối:
Một diện chuyển động sinh ra khối, trên phương diện khái niệm thì khối có
ba chiều: chiều rộng, chiều dài và chiều sâu
Hình khối có thể phân tích và chia cắt ra thành:
+ Điểm (góc) là nơi hội tụ của nhiều diện
+ Tuyến ( cạnh ) là đường thẳng nơi hai diện gặp nhau
+ Diện (diện tích) là giới hạn của một khối
Hình 2 - 25 Điểm sinh ra nét, nét sinh ra diện, diện sinh ra khối
Di ệ n
Đ i ể m Tuy ế n ( Đươ ng
th ẳ ng)
Trang 2929
Hình khối có thể đặc hoặc rỗng Quan niệm thông thường của chúng ta cho rằng hình khối là hình dạng ba chiều và chúng tồn tại trong không gian ba chiều Trong không gian ba chiều, bất cứ mỗi quan hệ nào cũng bị đan xen bởi thành tố thuộc chiều thứ ba Điều này bắt buộc người thiết kế phải nghiên cứu vật thể từ nhiều góc độ của tầm nhìn Mặc dù cả hình khối và không gian đều được xác định ba chiều, nhưng chúng có sự khác biệt rõ ràng ở chỗ, hình khối có giới hạn còn không gian thì không có giới hạn
2.3.2 Các loại hình khối:
2.3.2.1 Khối đa diện đều:
- Đa diện đều là khối có các diện là các đa giác đều bằng nhau, các góc đa diện bằng nhau Ta gọi một đa diện đều là một khối, có các cạnh bằng nhau, các mắt của khối là giống nhau
Có 5 loại đa diện đều:
Tên khối Số mặt (
m )
Số cạnh ( c )
Số đỉnh ( d )
Trang 3030
- Các đa diện được phân thành 2 nhóm: hệ thanh và hệ vỏ
+ Hệ thanh: Các đa diện các mặt bên là các tam giác ký hiệu ∆, gồm các thanh cứng được liên kết với nhau bằng các khớp cầu (nút), lực sẽ được truyền dọc theo các thanh Thí nghiệm cho thấy các đa diện mà các mặt bên là các tam giác (∆) không bị biến dạng, đó là 3 mặt: tứ diện, bát diện, nhị thập diện
Hình 2 - 27 Đa diện đều hệ thanh
+ Hệ vỏ: Các đa diện mà các đỉnh có ba cạnh đồng quy ký hiệu Y, các đa diện có các đỉnh có 3 cạnh đồng quy, đó là các mặt: tứ diện, lập phương, thập nhị diện
Hình 2 - 28 Đa diện đều hệ vỏ
2.3.2.1 Khối đa diện bán đều:
- Một đa diện bán đều là một khối có các cạnh bằng nhau, còn các mặt của khối có tại một đỉnh gồm hơn hai loại mặt đa giác trở lên, được tổ chức theo một quy luật nhất định
- Sự biến hoá hình thái của khối đa diện cơ bản có thể bằng nhiều cách: + Thay đổi bề mặt
+ Thay đổi cạnh
+ Cắt giảm hoặc gia tăng các góc
- Quá trình cắt các đỉnh phải tính toán cắt sâu, nông để các mặt mới xuất hiện lại là các đa giác đều và các cạnh của chúng đều bằng nhau
Trang 3131
Hình 2 - 29 Biến đổi đa diện đều thành đa diện bán đều
Một lục diện (hình lập phương) nếu ta cắt ở 8 đỉnh không sâu lắm ta sẽ được mặt lục diện cụt gồm 6 hình bát giác đều và 8 hình tam giác đều (H2.29– b) Nếu cho lát cắt sâu hơn, hình bát giác trở thành hình vuông, tam giác ở đỉnh sẽ lớn hơn và ta
có mặt Mặt này gồm 6 hình vuông và 8 tam giác đều (H2.29 – c)
2.4 Ánh sáng:
2.4.1 Phân loại ánh sáng:
Ánh sáng được phân thành 2 loại: Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
- Ánh sáng tự nhiên: là ánh sáng phát ra từ mặt trời, mặt trăng, sao… Nhữn ánh sáng này sẽ cho hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào các vấn đề như thời tiết, thời gian…
Trang 3232
2.4.2 Ý nghĩa của ánh sáng khi kết hợp với hình khối, màu sắc:
Với các ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau Ví dụ như cũng những khung cảnh đó, đồ vật đó, khi được chiếu sáng bởi các nguồn khác nhau cũng tạo nên những thay đổi bất ngờ
- Ánh sáng mặt trời: Thực tế ánh sáng mặt trời là ánh sáng nhiều màu,
nhưng mắt người chỉ có thể nhìn thấy một màu trắng Ánh sáng này khi chiếu lên một hình khối tạo ra hình ảnh rõ nét
Hình 2 - 33 Màu sắc của ánh sáng ảnh hưởng bởi các bề mặt phản xạ
- Ánh sáng bóng đèn điện trong nhà: Là loại bóng đèn sáng nóng Đây là thứ
ánh sáng chúng ta gặp phổ biến trong cuộc sống, ta không cảm nhận được màu vàng
Trang 33- Ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn neon): Đèn huỳnh quang thường dùng
trong các khu vực tương đối lớn với nhiều đèn riêng lẻ, màu sắc ánh sáng thường có màu xanh lục và cho dù cho bộ não của chúng ta có thể tự cân bằng trắng nên ta vẫn
có cảm giác màu sắc vật thể rất thật
Hình 2 - 36 Ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn neon)
Trang 3434
Loại ánh sáng này thường thấy trong các văn phòng, nhà ga, các toà nhà công cộng và bất cứ nơi nào cần giảm chi phí của bóng đèn
Hình 2 - 37 Ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn neon) trong công trình công cộng
- Ánh sáng hỗ hợp: Là ánh sáng tổng hợp tự nhiên và nhân tạo thường xuyên
xuất hiện không chỉ trong nhà mà còn bên ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt khi trời nhá nhem tối hoặc vào ban đêm Ánh sáng hỗn hợp cho chúng ta những bức ảnh với màu sắc, cường độ ánh sáng rất thú vị, nhất là khi ánh sáng tự nhiên và dây tóc bóng đèn có màu xanh, da cam…
Hình 2 - 38 Ánh sáng hỗn hợp
Bất kỳ đối tượng nào ở gần cửa sổ vào buổi chiều hoặc tối sẽ có vài mảng màu pha trộn giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo lên nó Kiểu pha trộn này cũng rất thường thấy ở ngoài trời, ví dụ những đồ vật dưới ánh đèn đường cũng có 1 lượng ánh sáng tự nhiên lên nó Đèn trên các cao ốc cũng tạo ra màu sắc thú vị từ sự tương phản ấn tượng với ánh sáng tự nhiên của bầu trời
Trang 3535
Hình 2 - 39 Sự kết hợp của ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
- Ánh sáng từ lửa: Ánh sáng từ ngọn lửa thậm chí còn đỏ hơn ánh sáng của
đèn dây tóc, thực ra nhiệt độ màu của nó thấp đến mức mà bộ não chúng ta không thể cân bằng trắng mà phải cho ra 1 cảm nhận là màu cam hoặc đỏ
Hình 2 - 40 Ánh sáng từ lửa
Loại nguồn sáng này thường được đặt thấp hơn nhiều so với đèn dây tóc: lửa thường cháy từ mặt đất và nến thường ở trên mặt bàn hoặc trên các đồ nội thất khác, trong khi bóng đèn thường được chiếu sáng từ trên cao Điều này sẽ có tác động rõ ràng đến mọi thứ, từ cách ánh sáng chiếu lên các bề mặt khác nhau đến hướng đổ bóng và cả cách làm cho các vị trí nổi bật Ánh sáng tử lửa và ánh nến thường xuyên chuyển động nhấp nháy, khi ta nhìn vào ánh sáng này luôn tạo cho ta cảm giác ấm áp
Trang 3636
Hình 2 - 41 Ánh sáng từ lửa và nến
- Ánh sáng đèn cao áp (đèn đường): Ánh đèn cao áp có màu cam đậm và
chúng có phổ màu rất hẹp không cho phép hiển thị bất kỳ màu nào khác Điều này
có nghĩa là mọi thứ dưới ánh sáng đèn đường trở thành 1 màu cam đơn sắc
Hình 2 - 42 Ánh sáng đèn cao áp (đèn đường)
Giữa hai vật thể chịu tác động ánh sáng loại này sẽ có rất nhiều bóng đổ Các vùng sáng nhỏ và chuyển màu tối rất nhanh làm đường phố vào đêm có sự tương phản rất cao
Hình 2 - 43 Đèn cao áp (đèn đường)
- Ánh sáng trong nhiếp ảnh (ánh sáng flash): Có rất nhiều ánh sáng dùng
trong nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng chung nhất vẫn là ánh sáng nhẹ Flash dùng chụp
Trang 3737
ảnh chân dung hay những bức hình khác Loại ánh sáng này thường dễ nhận ra vì
nó không có bóng đổ vì vậy sử dụng loại ánh sáng này, bạn cần tính toán và điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu
Hình 2 - 44 Ánh sáng trog nhiếp ảnh
2.5 Màu sắc:
Màu sắc là hiệu quả hiển thị của các loại ánh sáng có bước sóng dài, ngắn khác nhau Mắt chúng ta nhận ra màu là nhờ có ánh sáng phản chiếu vào các vật thể tác động đến thị giác bằng các chùm ánh sáng màu
Màu sắc vật thể mà chúng ta nhìn thấy, đó là tổng hợp giữa các màu sắc: màu sắc của ánh sáng, màu sắc của chính bản thân nó, màu sắc của môi trường và màu sắc của khí quyển đang bao bọc xung quanh các vật thể ấy
Hình 2 - 45 Cảm nhận màu sắc 2.5.1 Bảng màu và một số hệ màu cơ bản:
2.5.1.1 Bảng màu :
Phân tích qua lăng kính một luồng ánh sáng trắng ta có được một dải màu quang phổ, mỗi màu đều nằm ở một vị trí nhất định và theo một qui luật nhất định, giới hạn đầu và cuối của dải mầu này là đỏ và tím trên dải màu không có ranh giới rành mạch, mầu gần như được ngả sang nhau vì bước sóng có sự chuyển đổi liên tục
Trang 38Hệ màu RGB (mô hình màu màu bù): là phương pháp trộn màu ánh sáng có
màu phát ra từ một nguồn sáng nào đó Chúng được dùng cho bất cứ thứ gì có thể phát ra ánh sáng, nhất là mặt trời Cách trộn màu bù này được gọi là mô hình RGB
RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản: Red (đỏ), Green (xanh lục) và Blue (xanh lam) và là 3 màu chính được tách ra bởi lăng kính Khi kết hợp 3 màu này lại với nhau theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 ta sẽ được màu trắng
- Cánh sen (Magenta M) = đỏ (Red) + xanh lam (Blue)
- Xanh lơ (Cyan C) = xanh lục (Green) + xanh lam (Blue)
- Vàng (Yellow Y) = đỏ (Red) + xanh lục (Green)
- Trắng ( White W) = đỏ ( Red) + xanh lục (Green) + xanh lam (Blue)
Hình 2 - 47 Hệ màu RGB
Trang 3939
Mô hình màu RGB là lựa chọn phù hợp cho Digital Design – Thiết kế kỹ thuật
số, các sản phẩm đồ họa cần hiển thị trên máy tính, smartphone, ipad, TV, máy ảnh,…
Ví dụ: Thiết kế web và ứng dụng, icon, buttons, graphics, branding (bộ nhận diện thương hiệu online), online logos (logo hiển thị online), online ads (quảng cáo trực tuyến), social media (truyền thông mạng xã hội), visual content, video, digital graphics, infographics,…
Hệ màu CMYK (mô hình màu trừ): là phương pháp pha màu ánh sáng,dựa vào sự hấp thụ ánh sáng để hiển thị màu
Màu trừ còn được gọi là mô hình CMYK.
CMYK là viết tắt của 4 màu cơ bản : Cyan (xanh), Magenta (hồng), Yellow (vàng), Key (đen) Trong đó, 3 màu Cyan, Magenta và Yellow (CMY) là 3 màu cơ bản thường được sử dụng trong máy in, khi kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 ta được màu đen
- Xanh lá cây (Green) = vàng (Yellow) + xanh (Cyan)
- Xanh lam (Blue) = hồng (Magenta) + xanh (Cyan)
- Đỏ (Red) = vàng (Yellow) + hồng (Magenta)
- Đen (Key) = xanh (Cyan) + vàng (Yellow) + hồng (Magenta)
Hình 2 - 48 Hệ màu CMYK
Hệ màu CMYK sử dụng cho tất cả sản phẩm thiết kế in ấn vì chế độ CMYK
sẽ hiển thị màu trên chất liệu in chính xác hơn
Các sản phẩm thiết kế nên sử dụng CMYK: Bộ nhận diện thương hiệu (danh thiếp, miếng dán sticker, bảng hiệu, logo in,…), biển quảng cáo, áp phích, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm, menu,…
Màu hữu cơ: Mô hình màu này chủ yếu dùng trong hội họa, lấy ba màu là
vàng, đỏ, lam làm màu gốc
Pha ba màu cơ bản theo phương pháp này, gồm đỏ, vàng và lam: