MỤC LỤC
- Điểm có thể được hình thành do phép chiếu một đường thẳng, một đoạn thẳng hay tuyến tính, ví dụ như: cột được đọc trên mặt bằng như là một điểm và giữ những đặc trưng thị giác như một điểm. - Từ những đặc tính của thị giác, ta có thể đảo lộn vị trí của nét, các mặt, các khối trong không gian ba chiều để tạo nên cái không thật trong cái thật, tạo nên tính lập lờ, đa nghĩa trong hình. Khi hai nhúm tớn hiệu thị giỏc xuất hiện trờn một mặt phẳng mà có tỉ lệ kích thước đối tượng tương đồng nhau, đồng thời màu sắc của phông tín hiệu kia sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi.
Khi ánh sáng lọt qua cửa sổ, nó cũng bị ảnh hưởng từ các bề mặt phản xạ ở trong phòng, và như vậy, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của tường, sàn nhà và các đồ nội thất bên trong. - Ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn neon): Đèn huỳnh quang thường dùng trong các khu vực tương đối lớn với nhiều đèn riêng lẻ, màu sắc ánh sáng thường có màu xanh lục và cho dù cho bộ não của chúng ta có thể tự cân bằng trắng nên ta vẫn có cảm giác màu sắc vật thể rất thật. Ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn neon) trong công trình công cộng - Ánh sáng hỗ hợp: Là ánh sáng tổng hợp tự nhiên và nhân tạo thường xuyên xuất hiện không chỉ trong nhà mà còn bên ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt khi trời nhá nhem tối hoặc vào ban đêm.
Ánh sáng hỗn hợp cho chúng ta những bức ảnh với màu sắc, cường độ ánh sáng rất thú vị, nhất là khi ánh sáng tự nhiên và dây tóc bóng đèn có màu xanh, da cam…. Sự kết hợp của ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo - Ánh sáng từ lửa: Ánh sáng từ ngọn lửa thậm chí còn đỏ hơn ánh sáng của đèn dây tóc, thực ra nhiệt độ màu của nó thấp đến mức mà bộ não chúng ta không thể cân bằng trắng mà phải cho ra 1 cảm nhận là màu cam hoặc đỏ. Loại nguồn sáng này thường được đặt thấp hơn nhiều so với đèn dây tóc: lửa thường cháy từ mặt đất và nến thường ở trên mặt bàn hoặc trên các đồ nội thất khác, trong khi búng đốn thường được chiếu sỏng từ trờn cao.
Màu sắc vật thể mà chúng ta nhìn thấy, đó là tổng hợp giữa các màu sắc: màu sắc của ánh sáng, màu sắc của chính bản thân nó, màu sắc của môi trường và màu sắc của khí quyển đang bao bọc xung quanh các vật thể ấy. Phân tích qua lăng kính một luồng ánh sáng trắng ta có được một dải màu quang phổ, mỗi màu đều nằm ở một vị trí nhất định và theo một qui luật nhất định, giới hạn đầu và cuối của dải mầu này là đỏ và tím trên dải màu không có ranh giới rành mạch, mầu gần như được ngả sang nhau vì bước sóng có sự chuyển đổi liên tục. 39 Mô hình màu RGB là lựa chọn phù hợp cho Digital Design – Thiết kế kỹ thuật số, các sản phẩm đồ họa cần hiển thị trên máy tính, smartphone, ipad, TV, máy ảnh,….
Cường độ vòng màu qua việc tăng sắc độ đỏ, xanh, vàng - Quang độ (Value) : Thuộc tính thứ ba tạo thành các sắc thái và độ đậm nhạt của mỗi màu, chỉ tính sáng hay tối của màu đó.
Là việc sử dụng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên, hoặc chất liệu do con người tạo ra với các mục đích khác (chất liệu tổng hợp ) để tạo ra một chất liệu mới phục vụ cho thiết kế tạo hình. Mảng chính: là những mảng hình quan trọng, những mảng hình chính thường được làm nổi bật, thu hút sự chú ý mắt người xem nhằm truyền trải những nội dung quan trọng mà người thiết kế muốn gửi đến người xem. Thường những mảng phụ được người thiết kế sử dụng những gam màu trầm nhằm làm nổi bật những mảng chính.
Là hình thức sắp xếp và sử dụng các họa tiết, hình ảnh đều nhau về kích thước, giống nhau về màu sắc, chi tiết, đậm nhạt và đặt đối xứng với nhau qua một trục, qua nhiều trục, hay đối xứng với nhau qua tâm. Là hình thức sắp xếp và sử dụng một họa tiết, hình ảnh (có thể là một hình hoặc một nhóm hình) vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng cách đều đặn, tạo nên một nhịp điệu, hoặc đối xứng nhau tạo ra sự thăng bằng. Khi phát triển theo đường ngang thì bố cục được giới hạn bởi trên và dưới, trong khi đó hai bên trái phải thì không có giới hạn.
Khi phát triển theo đường dọc thì bố cục lại được giới hạn bởi hai bên trái và phải, còn phía trên và phí dưới thì không có giới hạn. Là hình thức sắp xếp và sử dụng các họa tiết, hình ảnh vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần với một khoảng cách đều đặn, hoặc tạo thành một nhịp điệu đều đặn trên một hình phẳng diện rộng. 50 Bố cục tự do được ứng dụng linh hoạt trong tất cả các lĩnh vực thiết kế như thiết kế web, thiết kế poster.
Ở các ví dụ trên người ta thấy chủ yếu người thiết kế dựa trên những nguyên tắc trong tạo hình của nghệ thuật thị giác.
Nói một cách nôm na, tỷ lệ vàng là tỷ số chuẩn giữa các thành tố trong thiết kế, đã được đo đạc một cách kỹ lưỡng, sao cho chúng có thể vừa với mắt nhìn của những người thưởng thức các tác phẩm sáng tạo nhất. Từ hình chữ nhật có thể chia thành các ô vuông và chữ nhật nhỏ hơn Về mặt hình ảnh, tỷ lệ vàng xuất hiện dưới dạng đường xoắn ốc, còn được gọi là đường xoắn ốc Fibonacci hoặc đường xoắn ốc vàng. Tỷ lệ vàng (con số thần thánh – theo cách nói trong tác phẩm Mật mã Davinci) xuất hiện dày đặc trong thế giới tự nhiên, từ các quy luật vật lý (hãy xem hình dạng các cơn bão), đến thế giới thực vật, thế giới động vật đến kích thước nhân trắc học.
Trong kiến trúc, tỷ lệ vàng là tượng trưng cho thẩm mỹ, tính cân đối của tự nhiên và tạo hóa, giúp các nhà thiết kế biết cân đối kích thước các chi tiết trong công trình của mình để đạt được sự hài hòa. Khi xét đến tỷ lệ vàng, điều dường như bắt buộc đối với mọi nhà thiết kế đú là phải hiểu rừ bản chất cũng như cách vận dụng tỷ lệ này nếu muốn có được một sản phẩm tuyệt vời nhất.Trong thiết kế, tỷ lệ vàng giúp tác phẩm tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên, hay thường biết đến với khái niệm “sự hài lòng thị giác”. Khi logo sử dụng vào mục đích quảng cáo, hình ảnh logo có thể bị thay đổi kích thước, tuân thủ tỷ lệ vàng phiên bản logo được giữ vững, không bị bóp méo và được ứng dụng theo đúng bộ quy chuẩn logo.
Logo thương hiệu Pepsi - Được tạo ra bởi việc tổ hợp các hình tròn theo tỷ lệ tương tác với nhau – Tuân thủ tỷ lệ vàng trong thiết kế logo Với Pepsi, sự lồng ghép của đường tròn (b) đã tạo nên đường cong mềm mại cho logo của Pepsi - thứ phân định hai màu sắc đỏ và xanh (bằng một khối trắng ở giữa. Tỷ lệ vàng trong thiết kế Web của National Geographic Hãy thử ngắm nhìn lại ví dụ của National Geographic, bạn sẽ thấy một điểm thú vị rằng: Logo hình chữ nhật vàng nổi danh của tổ chức địa lý này nằm ở trung tâm của đường xoắn ốc vàng. Như vậy, tương phản là sự khỏc biệt rừ ràng, thậm chớ trỏi ngược nhau giữa hai vật thể (về hình dáng, đường nét, độ lớn, màu sắc) tạo cảm giác khác biệt để làm nổi bật lên những đặc điểm của chúng.
Ta thấy rằng hình (a) sự chênh lệch về sắc độ ít nên không nổi bật; ở hình (b) đó thấy được sự tỏch biệt rừ hơn; nhưng đối với hỡnh (c) thỡ rất nổi bật bởi sự tương phản mạnh mẽ về màu sắc nóng - lạnh. Hóy chỳ ý sự đối lập giữa màu sắc tươi sỏng của background đằng sau với màu đen của lớp nền phía trước (có thể là một tấm khăn bàn), và còn có sự tương phản giữa mặt tối của tách cà phê với nền tường đằng sau, và mặt sáng của tách với khung cửa sổ tối. Ngoài ra còn có sự tương phản giữa các đường mỏng và đậm trên tấm khăn trải bàn, giữa các đường cong và đường thẳng cũng như giữa các hình hình học (tách cà phê, bình cà phê) với các hình tự nhiên (khói, mây).