1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ MỸ THUẬT (10)
    • 1.1. Khái niệm. {1} (10)
    • 1.2. Sơ lược về lịch sử Mỹ thuật. {2} (13)
      • 1.2.1. Mỹ thuật phương Tây (13)
      • 1.2.2. Mỹ thuật phương Đông (19)
    • 1.3. Vai trò của mỹ thuật trong đời sống (24)
      • 1.3.1. Ảnh hưởng của mỹ thuật đến đời sống (24)
      • 1.3.2. Ứng dụng của mỹ thuật trong cuộc sống (24)
    • 1.4. Ôn tập kiến thức chương (26)
  • CHƯƠNG 2: HÌNH HỌA CƠ BẢN (27)
    • 2.1. Đường nét (27)
      • 2.1.1. Khái niệm (27)
      • 2.1.2. Các thuộc tính của đường nét (Hình 2 – 2) (27)
    • 2.2. Hình khối cơ bản (28)
      • 2.2.1. Khái niệm (28)
      • 2.2.2. Ánh sáng trong trong mỹ thuật (29)
        • 2.2.2.1. Quy luật ánh sáng trong mỹ thuật (29)
        • 2.2.2.2. Phương pháp vẽ bóng đổ (29)
        • 2.2.2.3. Quy luật ánh sáng của các khối cơ bản (30)
        • 2.2.2.4. Các kỹ thuật thể hiện sáng tối bằng bút chì (32)
      • 2.2.3. Biểu diễn khối lập phương (32)
        • 2.2.3.1. Khái niệm (32)
        • 2.2.3.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối lập phương (33)
      • 2.2.4. Biểu diễn khối lục giác (34)
        • 2.2.4.1. Khái niệm (34)
        • 2.2.4.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối lục giác (35)
      • 2.2.5. Biểu diễn khối chóp (36)
        • 2.2.5.1. Khái niệm (36)
        • 2.2.5.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối chóp tam giác (37)
      • 2.2.6. Biểu diễn khối cầu (38)
        • 2.2.6.1. Khái niệm (38)
        • 2.2.6.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối cầu (39)
      • 2.2.7. Biểu diễn khối trụ (40)
        • 2.2.7.1. Khái niệm (40)
        • 2.2.7.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối trụ (41)
      • 2.2.8. Biểu diễn khối nón (42)
        • 2.2.8.1. Khái niệm (42)
        • 2.2.8.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối nón (42)
      • 2.2.9. Tổ hợp khối (44)
        • 2.2.9.1. Khái niệm (44)
        • 2.2.9.2. Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của tổ hợp khối (44)
    • 2.3. Tĩnh vật (47)
      • 2.3.1. Tĩnh vật riêng lẻ (49)
        • 2.3.1.1. Khái niệm (49)
        • 2.3.1.2. Hướng dẫn vẽ tĩnh vật riêng lẻ bằng chì: vẽ trái táo (50)
        • 2.3.1.3. Các ví dụ về vẽ tĩnh vật riêng lẻ bằng chì (52)
      • 2.3.2. Bố cục tĩnh vật (56)
        • 2.3.2.1. Khái niệm (56)
        • 2.3.2.2. Kỹ thuật cản bản của bố cục tĩnh vật (57)
        • 2.3.2.3. Các dạng bố cục tĩnh vật (58)
    • 2.4. Ôn tập kiến thức chương (65)
    • 2.5. Bài tập thực hành (65)
  • CHƯƠNG 3: MÀU SẮC VÀ TRANG TRÍ (67)
    • 3.1. Màu sắc {6} (67)
      • 3.1.1. Tổng quan chung về màu sắc (67)
        • 3.1.1.1. Khái niệm (67)
        • 3.1.1.2. Ba yếu tố cơ bản của màu sắc (68)
      • 3.1.2. Vòng tròn màu sắc {8} (69)
        • 3.1.2.1. Khái niệm (69)
        • 3.1.2.2. Các màu trong vòng tròn màu sắc (0)
        • 3.1.2.3. Các bước vẽ vòng tròn màu (72)
      • 3.1.3. Hòa sắc (73)
        • 3.1.3.1. Khái niệm (73)
        • 3.1.3.2. Các phương pháp hòa sắc (73)
        • 3.1.3.3. Các bước phối màu (75)
    • 3.2. Màu nước {7} (76)
      • 3.2.1. Tổng quan chung về màu nước (76)
        • 3.2.1.1. Đặc điểm và tính chất (76)
        • 3.2.1.2. Vật liệu và dụng cụ vẽ màu nước (77)
      • 3.2.2. Các kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản (78)
        • 3.2.2.1. Kỹ thuật “ ướt trên ướt” (78)
        • 3.2.2.2. Kỹ thuật “ ướt trên khô” (79)
        • 3.2.2.3. Kỹ thuật “khô trên khô” (79)
        • 3.2.2.4. Kỹ thuật “khô trên ướt” (80)
        • 3.2.2.5. Kỹ thuật “trải màu đều” (80)
        • 3.2.2.6. Kỹ thuật “trải màu nhạt dần” (81)
        • 3.2.2.7. Kỹ thuật “trải nhiều màu loang” (81)
      • 3.2.3. Các bước vẽ màu nước cơ bản (82)
      • 3.2.4. Một số lưu ý khi vẽ màu nước (83)
    • 3.3. Trang trí {11} (84)
      • 3.3.1. Tổng quan chung về trang trí (84)
        • 3.3.1.1. Khái niệm (84)
        • 3.3.1.2. Mục đích và yêu cầu (84)
        • 3.3.1.3. Các loại hình trang trí cơ bản (85)
      • 3.3.2. Các hình thức bố cục trong trang trí. {12} (88)
        • 3.3.2.1. Bố cục đăng đối (88)
        • 3.3.2.2. Bố cục nhắc lại (88)
        • 3.3.2.3. Bố cục xen kẽ (89)
        • 3.3.2.4. Bố cục tự do (89)
      • 3.3.3. Trình tự vẽ 1 bài trang trí cơ bản {13} (89)
      • 3.3.4. Trang trí hình phẳng {14} (91)
        • 3.3.4.1. Trang trí hình vuông (91)
        • 3.3.4.2. Trang trí hình tròn (94)
      • 3.3.5. Màu sắc trong trang trí hình phẳng {15}, {16} (97)
    • 3.5. Ôn tập kiến thức chương (100)
    • 3.6. Bài tập thực hành (104)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (106)

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG VỀ MỸ THUẬT

Khái niệm {1}

Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông Mỹ thuật là từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa’ Đó là những ngành nghệ thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối

- Hội họa là loại hình nghệ thuật diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều bằng các ngôn ngữ đặc trưng như hình khối, màu sắc, đường nét, bố cục (Hình 1-1)

- Điêu khắc có tiếng nói riêng đó là khối hình Một tác phẩm điêu khắc được làm bằng các chất liệu như đá, gỗ, đồng, đất nung, … (Hình 1-2)

- Kiến trúc là loại hình nghệ thuật thẩm mỹ môi trường Cái đẹp của tác phẩm kiến trúc biểu hiện ở sự tạo dáng kiến trúc, đường nét, hình khối, tỉ lệ kiến trúc (Hình 1-3)

Hình 1-3 M ỹ thu ậ t đ ô th ị ph ả n ánh cái nhìn v ớ i th ế gi ớ i xung quanh

Nghệ thuật trang trí là nghệ thuật làm đẹp, nó gắn liền với nhiều lĩnh vực với con người và cuộc sống Trang trí cũng sử dụng ngôn ngữ tạo hình như hình vẽ, màu sắc, họa tiết, … (Hình 1 – 5)

Hình 1 – 5 Ngh ệ thu ậ t trang trí

Nếu Hội họa, điêu khắc và kiến trúc có tính độc bản thì đồ họa lại là loại hình nghệ thuật trên bề mặt hai chiều một cách gián tiếp có khả năng nhân bản với yếu tố ngôn ngữ đặc trưng là nét, mảng, chấm…Đồ họa thường được sử dụng cho những mục đích về truyền thông, quảng cáo, kinh doanh… Có rất nhiều loại đồ họa khác nhau như: đồ họa độc lập, đồ họa in ấn, đồ họa máy tính (Hình 1 – 6)

Bên cạnh đó còn bao gồm một số loại hình nghệ thuật khác như:

- Ngh ệ thu ậ t Trình di ễ n (Hình 1 – 8)

Hình 1 – 8 Ngh ệ thu ậ t trình di ễ n

- Ngh ệ thu ậ t Hình th ể (Hình 1 – 9)

Hình 1 – 9 Ngh ệ thu ậ t hình th ể

- Ngh ệ thu ậ t Đạ i chúng (Hình 1 – 10)

Hình 1 – 10 Ngh ệ thu ậ t đạ i chúng

Các loại hình nghệ thuật kể trên đều có một tiếng nói chung đó là tạo hình, tạo khối bằng một hoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình Sự phát triển của mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình.

Sơ lược về lịch sử Mỹ thuật {2}

Lịch sử mỹ thuật là nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật tạo hình theo tiến trình thời gian lịch sử qua đó giúp chúng ta biết được các giai đoạn phát triển của mỹ thuật Mỹ thuật, hay nói đúng hơn là nghệ thuật tạo hình, đã ra đời hàng nghìn năm trước đây Do xuất hiện trong quá trình lao động nên nó đã trở thành hình thức thể hiện ý nghĩa, tình cảm của con người, trở thành một phương tiện đắc lực của sự nhận thức hiện thực

Tìm hiểu lịch sử nghệ thuật là việc hiểu được bản chất của nghệ thuật, biết được vị trí của nền nghệ thuật đương thời thông qua dòng chảy của nó Do đặc điểm địa lý hoặc có thể có những lý do không rõ khác, văn hóa thế giới chia làm hai khu vực khá rõ: Văn hóa Phương Đông và Phương Tây phát triển theo những con đường khác nhau và nền nghệ thuật thế giới chia làm hai: Nghệ thuật Phương Đông và Phương Tây Có thể căn cứ vào sự phát triển có tính kế thừa, chung nhau cội nguồn văn hóa, địa giới của văn hóa Phương Tây gồm những nước Châu Âu, Tây Á, Bắc Phi và nền văn hóa Phương Đông gồm những nước từ Ấn Độ và các nước lân cận đổ về phía Đông đến Nhật Bản, các nước Đông Nam Á Sự hình thành dường như xuất phát từ hai trung tâm Phương Tây lấy Bắc Phi làm gốc và Phương Đông có cội nguồi quanh dãy Himalaya

1.2.1 M ỹ thu ậ t ph ươ ng Tây

1.2.1.1 Mỹ thuật thời nguyên thủy

Thời gian: từ 40.000 đến 10.000 năm TCN Đặc điểm nghệ thuật thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa, điêu khắc và kiến trúc mang các tính chất sau:

- Nghệ thuật hang động - Chủ yếu là tả thực, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống

- Giả thiết có nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống: do lao động, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng ma thuật hay để giải trí (Hình 1 – 11)

Các hình vẽ thú vật (bò, ngựa, hươu ) trên thành và trần hang động hình khắc trên đất sét rồi đắp lên thành hang Điêu khắc

Chủ yếu là hình người mang ý nghĩa phồn thực Chất liệu: các tượng tròn, phù điêu trên đá

Các hình thức sắp xếp đá tảng thành những công trình phục vụ cho tín ngưỡng, thờ cúng

Hình 1 – 11 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ờ i Nguyên th ủ y 1.2.1.2 Mỹ thuật Ai Cập cổ đại (Hình 1 – 12)

Thời gian: Từ 4.000 năm đến thế kỷ 4 TCN

* Đặc điểm nghệ thuật: Tồn tại đủ ba hình thức: hội họa, kiến trúc và điêu khắc

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Chủ yếu là bích hoạ, cách tạo hình giống như phù điêu nhưng trau truốt hơn

Tác phẩm là các pho tượng đá khổng lồ đứng gác trước cổng các lăng mộ

Nổi bật nhất là kiến trúc Kim Tự Tháp, và các lăng tẩm dựa lưng vào vách núi

Hình 1 – 12 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ờ i c ổ đạ i 1.2.1.3 Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại (Hình 1 – 13)

Sau Ai Cập cổ đại, Nhà nước Hy Lạp cổ đại ra đời vào khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ IX TCN, ở phía bên kia Địa Trung Hải, là xã hội chiếm hữu nô lệ

Là thời kỳ khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh Mỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi những câu chuyện thần thoại

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Nghệ thuật vẽ hình mang tính đồ hoạ, đó là những hình vẽ trên những chiếc bình cổ

Thể hiện nét đẹp cơ thể và biểu hiện cảm xúc gương mặt của từng nhân vật

Các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo

Hình 1 – 13 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ờ i Hy L ạ p c ổ đạ i

1.2.1.4 Mỹ thuật La mã cổ đại (Hình 1 – 14) { 3 }

Nền mỹ thuật La mã được hình thành do nhiều nguồn ảnh hưởng Người La Mã đã học theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn học, sử thi,

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Kế thừa nghệ thuật tranh bích họa của người Hy lạp

Tượng chân dung tôn vinh ca ngợi các vị hoàng đế La Mã

Các thể loại kiến trúc phong phú, tính thế tục được đặc biệt chú trọng và phát triển

Hình 1 – 14 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ờ i La Mã c ổ đạ i

1.2.1.5 Mỹ thuật thời trung cổ (Hình 1 – 15)

Nghệ thuật mang tính nhân văn của Hy Lạp: một nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần như chiếm độc quyền

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Các tác phẩm thời kì này là những bức tranh mang màu sắc tôn giáo phục vụ nhà thờ

Phục hồi trở lại vào thể kỉ XI và chủ yếu phát triển trong khuôn khổ nghệ thuật Gothic

Kiến trúc phát triển theo các giai đoạn mang phong cách:

Hình 1 – 15 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ờ i trung c ổ 1.2.1.6 Mỹ thuật Phục Hưng Ý (Hình 1 – 16)

- Phục hưng (Renaissance) theo tiếng Pháp có nghĩa là sự tái sinh, hồi phục.

- Nghệ thuật Phục hưng không chỉ có nghĩa là tái sinh mà còn phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở hoàn cảnh xã hội mới

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Các tác phẩm trong thời kỳ này đều mang tư tưởng nhân văn

- Điêu khắc Ảnh hưởng từ nghệ thuật, tư tưởng của Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc phục hưng theo phong cách Gothic và được kế tục bởi kiến trúc Baroque

Hình 1 – 16 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ờ i Ph ụ c h ư ng Ý 1.2.1.7 Mỹ thuật thế kỷ XVII – XX

Thời kỳ này chứng kiến những chuyển biến về chính trị, xã hội đã tác động đến tâm lí con người Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong triết học, văn học, nghệ thuật, đã diễn ra quyết liệt (Hình 1 – 17)

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Xuất hiện nhiều trường phái hội họa khác nhau: Ấn tượng, Dã thú, Lập thể, Siêu thực và Trừu tượng

Xu hướng lập thể, trừu tượng hình học; Chủ nghĩa Dada, siêu thực, vị lai …và nghệ thuật sắp đặt

Thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội, rời xa kiến trúc cổ điển

Hình 1 – 17 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t th ế k ỷ XVII – XX 1.2.2 M ỹ thu ậ t ph ươ ng Đ ông

Sự phát triển của lịch sử hội họa Phương Đông nhìn chung là song song với hội họa Phương Tây trong một vài thế kỉ đầu

1.2.2.1 Mỹ thuật Trung Quốc (Hình 1 – 18)

Nền mỹ thuật của Trung Quốc hình thành bởi 2 nhân tố chính : - Ảnh hưởng bởi những quan niệm, học thuyết, tư tưởng của các nhà hiền triết

- Nền mỹ thuật Trung Quốc gắn liền với kiến trúc ( Có thể nói mỹ thuật Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi các triều đại vua nhưng sự khác nhau lớn nhất của các triều đại là các công trình kiến trúc )

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Thường được cách điệu hình thức đơn giản và đều là các dạng hình học thô sơ

Phát triển với nhiều thể loại tượng Phật, tượng thờ, và các bức phù điêu thể hiện đề tài lịch sử

Kiến trúc Trung Quốc mang phong cách riêng biệt, sử dụng kết hợp các loại vật liệu gỗ, gạch và đá

Hình 1 – 18 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t Trung Qu ố c

1.2.2.2 Mỹ thuật Nhật Bản (Hình 1 – 19)

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Tranh gỗ Nhật Bản mang đặc điểm của các họa tiết về phong cảnh, sân khấu …

Phát triển nghệ thuật điêu khắc tượng và phù điêu trên gỗ

Kiến trúc truyền thống của Nhật Bản thường là nhà gỗ, sàn nâng cao, mái dốc

Hình 1 – 19 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t Nh ậ t B ả n 1.2.2.3 Mỹ thuật Ấn Độ Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn ở Nam Á, có quá trình dựng nước trên 5000 năm Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á

Mĩ thuật Ấn Độ được phát triển từ 3000 năm trước Công nguyên

21 Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo, và chi phối nhiều nhất trong tư tưởng và văn hóa Ấn Độ là đạo Hindu (hay còn gọi là Ấn Độ giáo) Phật giáo, Hồi giáo Đó chính là nền tảng phát triển cho nền mỹ thuật Ấn Độ về mọi phương diện: kiến trúc, điêu khắc, hội họa (Hình 1 – 20)

Hình thức mỹ thuật Hình ảnh minh họa

Bích họa thể hiện các nhân vật thần thoại, các vị thần/nữ thần, phong cảnh…

Chủ đề điêu khắc Ấn Độ hầu như luôn là tôn giáo, được trạm khắc tinh xảo bằng đá

Kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỷ VII - thế kỷ XI

Hình 1 – 20 Các hình th ứ c m ỹ thu ậ t Ấ n Độ 1.2.2.4 Mỹ thuật Việt Nam { 4 }

Nghệ thuật tạo hình Việt Nam thời nguyên thủy không có nhiều, nhất là trong thời kỳ đồ đá cũ Những di chỉ còn lại ở Núi Đọ, Trung Đội, Yên Lương không có giá trị nhiều về mỹ thuật

- Điêu khắc: Nền mỹ thuật cổ Việt Nam được bắt đầu với nghệ thuật điêu khắc bản địa thể hiện trên mặt trống đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt Trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê qua các công trình kiến trúc tôn giáo và cung điện, dinh thự các vương triều Bên cạnh các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Việt thì nền điêu khắc kiến trúc Việt Nam được bổ sung các kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm và người Khmer Nam Bộ

- Kiến trúc: mặc dù bị ảnh hưởng bởi phong cách Trung Quốc và phương Tây do thời thuộc địa nhưng kiến trúc Việt Nam cũng tạo ra những nét độc đáo của riêng mình Và sau chiến tranh, sự tinh tế của kiến trúc Việt Nam tiếp tục được thể hiện qua các công trình Khu phố cổ Hà Nội, những ngôi nhà dân tộc Việt Nam và các ngôi chùa, đình, làng cổ trên khắp đất nước

- Hội họa: xuất hiện muộn hơn với tranh lụa, tranh truyền thần, tranh thờ, tranh chân dung, tranh sơn mài, tranh khắc gỗ, hội họa cung đình và dòng tranh dân gian Việt Nam gồm tranh Tết, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống Đề tài tranh dân gian thường giản dị và gần gũi với đời sống dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách điệu hoá

Với quan niệm mở rộng, lịch sử mỹ thuật Việt Nam được khởi nguyên từ thời tiền sử và cơ sở, luôn bám sát tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Với vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam có được sự giao lưu rộng rãi để tiếp tục nhận tinh hoa văn hoá thế giới mà hoàn thiện mình và toả sáng

Cùng với sự ra đời và hoạt động của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Việt Nam đã có một trung tâm đào tạo các nghệ sỹ tạo hình chính quy ở cấp cao Bên cạnh chương trình và phương thức học mang tính hàn lâm của phương tây, còn tìm hiểu truyền thống dân tộc của Trung Quốc, Nhật Bản Do vậy tạo mối giao lưu nghệ thuật Đông – Tây Các hoạ sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam từ đây đã hướng cho mỹ thuật Việt Nam phát triển theo con đường mới – dân tộc hiện đại hoà nhập vào mỹ thuật Thế giới đương đại

Vai trò của mỹ thuật trong đời sống

1.3.1 Ả nh h ưở ng c ủ a m ỹ thu ậ t đế n đờ i s ố ng

Cùng với sự phát triển công nghệ hiện đại của xã hội, Mỹ thuật cũng được đã xuất hiện một số khái niệm mới về “ Mỹ thuật ứng dụng” dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày Khác với khái niệm "Mỹ thuật" - phục vụ cho các cảm xúc mỹ thuật hàn lâm

Cái đẹp do mỹ thuật tạo nên đem lại cho con người khoái cảm thẩm mỹ, niềm vui, tình yêu đôi lứa cuộc sống, sự thanh thản về tâm hồn, đồng thời cũng đem đến cho con người nỗi buồn, niềm thương nhớ, nó tác động đến tâm tư tình cảm, khiến cho con người phải suy nghĩ, hành động theo quy luật của cái đẹp, yêu mến, trân trọng bảo vệ cái đẹp, chống lại những gì xấu xa, ác độc, vì vậy mỹ thuật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục con người

1.3.2 Ứ ng d ụ ng c ủ a m ỹ thu ậ t trong cu ộ c s ố ng

“Mỹ thuật ứng dụng” hay “Mỹ thuật công nghiệp” hay “Tạo dáng Công nghiệp” đều được bắt nguồn từ “Design” Thuật ngữ quốc tế vào Việt Nam từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX, được tiếp cận với nền Design của Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ “Mỹ thuật ứng dụng” là một lĩnh vực thuộc phạm vi Nghệ thuật - Kinh tế - Kỹ thuật

Mỹ thuật ứng dụng rất thường gặp và quan trọng trong cuộc sống: cách trình bày một trang báo, kiểu dáng một chiếc áo mới, kiểu dáng và cách trang trí mới trên một đồ vật Các lĩnh vực thuộc Mỹ thuật ứng dụng bao gồm: Thiết kế đồ họa, Thiết kế tạo dáng công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Nghệ thuật trang trí

Hình 1 – 22 Thiết kế nội thất Nghệ thuật trong cuộc sống thời đại ngày nay và mãi mãi sau này không chỉ bao gồm những nhân tố vật chất mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần ngày càng

25 phong phú hơn, ngày càng tốt đẹp hơn Kinh tế có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế Kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học công nghệ, càng ngày càng đòi hỏi cao bắt kịp với thời đại của khoa học và công nghệ (Kỹ thuật - Khoa học - Công nghệ không tách rời)

Xã hội của con người từ xa xưa trong đời sống luôn được bao chùm bởi “Mỹ thuật ứng dụng”, con người nhìn thấy và cảm nhận mọi thứ tạo ra xung quanh cuộc sống được hiển thị bởi các ngành thiết kế: thiết kế nội thất (Interior design) đáp ứng được yếu tố sinh hoạt giao tiếp, ứng xử mọi hoạt động của con người bên trong nhà (không gian bên trong); thiết kế đồ họa; thiết kế tạo dáng công nghiệp; thiết kế thời trang là các ngành luôn đòi hỏi cần sự sáng tạo đổi mới (Hình 1 – 23)

Hình 1 – 23 M ỹ thu ậ t trong cu ộ c s ố ng

Thiết kế Kiến trúc (Architectural design) cần đáp ứng được yếu tố thiên nhiên con người và quy hoạch Mỹ thuật ứng dụng là một trong những ngành nghề quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước và rất cần thiết để góp phần trang bị một cách cơ bản, toàn diện cho con người Vai trò của mỹ thuật ứng dụng là:

Thiết kế kiểu dáng sản phẩm - thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa - tạo dựng nền văn hóa thẩm mỹ và nhận thức xã hội - tạo dựng bản sắc thương hiệu dân tộc

Hình 1 – 24 M ỹ thu ậ t trong ki ế n trúc

Ôn tập kiến thức chương

1 Trình bày khái niệm về mỹ thuật?

2 Trình bày sơ lược lịch sử mỹ thuật phương Tây?

3 Trình bày sơ lược lịch sử mỹ thuật phương Đông?

4 Sưu tầm hình ảnh lịch sử mỹ thuật thế giới qua các thời kỳ ? 5 Sưu tầm hình ảnh lịch sử mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ ? 6 Trình bày các loại hình mỹ thuật ứng dụng trong đời sống ?

HÌNH HỌA CƠ BẢN

Đường nét

2.1.1 Khái ni ệ m Đường nét là tập hợp của nhiều điểm trong chuyển động, là ngôn ngữ cơ bản trong nghệ thuật tạo hình Có nhiều loại đường: đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong, đường tròn, đường xoắn ốc… (Hình 1 – 25) Đường chỉ ra phương hướng nhất định Nét thể hiện độ to nhỏ, dài ngắn, dày mỏng do đường vạch ra Vì vậy khái niệm đường nét thường song hành với nhau: muốn tạo ra nét phải có đường, đường nét sẽ tạo ra các đối tượng của nghệ thuật tạo hình trong không gian và trên mặt phẳng

Hình 2 – 1 Đườ ng nét trong ngh ệ thu ậ t

2.1.2 Các thu ộ c tính c ủ a đườ ng nét (Hình 2 – 2)

- Ngắn (short) – dài (long) - Dầy (thick) – mảnh (thin) - Đậm (bold) – nhạt (delicate) - Thẳng (straight) – cong (curved) - Gấp khúc (zigzag) – uốn lượn (wavy, curly) - Liền lạc (smooth) – đứt khúc (broken, Dotted line) - Nét đều (regular) – nét vuốt (changing)

Hình 2 – 2 Thu ộ c tính đườ ng nét

Hình khối cơ bản

Hình khối cơ bản là các dạng khối như khối lập phương, khối lục giác, khối cầu, khối trụ, khối nón, … kết cấu rất rõ ràng, chính xác, độ sáng tối của các khổi rất mạch lạc khiến người học có thể lý giải và nắm bắt một cách dễ dàng

Mỗi loại khối này có những đặc điểm, cấu trúc và có khả năng gây những cảm giác, tác động thị giác khác nhau

Các khối hình học cơ bản đều có các diện sáng, diện mờ (diện trung gian) và diện tối, ngoài ra người học cần chú ý thể hiện phần bóng đổ và phản quang của khối khi vẽ

2.2.2 Ánh sáng trong trong m ỹ thu ậ t 2.2.2.1 Quy luật ánh sáng trong mỹ thuật

Trong quá trình vẽ một vật thể hay một đối tượng xác định, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình vẽ Khi ánh sáng chiếu đến vật thể, sẽ có một phần của vật thể được soi sáng và một phần của vật thể trong bóng tối Tính chất này làm rõ hình khối, làm rõ sắc độ của vật thể

Có năm vùng của vật thể dưới tác động của ánh sáng: Vùng sáng nhất, vùng sáng, vùng tối, vùng bóng đổ và vùng phản quang (Hình 2 – 4)

Tùy theo các dạng hình khối, vị trí nguồn sáng chiếu vào sẽ tạo nên sự rõ nét, đậm nhạt khác nhau của vật thể Điều này cũng tác động lên vị trí và sắc độ của bóng đổ

Hình 2 – 4 N ă m vùng c ủ a v ậ t th ể d ướ i tác độ ng c ủ a ánh sáng

2.2.2.2 Phương pháp vẽ bóng đổ

Bóng đổ: chỉ vật thể có phần cao lên hay nhô ra che lấp nguồn sáng tạo ra bóng đổ ở trên các vị trí bộ phận khác Độ sáng của bóng đổ tùy theo sự cao thấp của vật chắn ánh sáng, độ mạnh yếu của nguồn sáng, độ gần xa của bề mặt bóng đổ (Hình 2 – 5)

Phương pháp vẽ bóng đổ:

- Bước 1: Xác định hướng chiếu sáng vật thể tức là xác định diện sáng diện tối Bóng đổ sẽ ngã về phía bên diện tối

- Bước 2: Vẽ bóng đổ, hình dạng bóng đổ phụ thuộc vào vật thể

2.2.2.3 Quy luật ánh sáng của các khối cơ bản

1: Vùng sáng nhất 2: Vùng sáng

3: Vùng tối (bóng bản thân) 4: Vùng phản quang

KHỐI LẬP PHƯƠNG KHỐI LỤC GIÁC

2.2.2.4 Các kỹ thuật thể hiện sáng tối bằng bút chì

- Đan một chiều: là kỹ thuật các nét vẽ giống nhau, cùng chiều, hướng và được xếp lớp chồng nhau để tạo ra các sắc thái đậm, nhạt

- Đan nét tự do: là kỹ thuật tương tự như đan một nhiều nhưng các nét khác nhau, khác hướng xếp chồng lên nhau để tạo các sắc thái đậm nhạt

- Nét chấm chấm: là kỹ thuật sử dụng nét chấm chấm gần hoặc xa nhau để đạt hiệu quả sắc thái đậm nhạt

- Di chì mịn: là kỹ thuật di chì tạo bóng mịn, đậm nhạt theo sắc độ cần thể hiện

2.2.3 Bi ể u di ễ n kh ố i l ậ p ph ươ ng 2.2.3.1 Khái niệm

Khối lập phương là một trong những khối cơ bản của hình họa, là khối có sáu mặt vuông góc nhau, các cạnh bên đều dài bằng nhau (Hình 2 – 7)

Khối lập phương được giới thiệu trong phần hình họa cơ bản vì chúng đáp ứng được các tiêu chí sau:

- Là khối góc cạnh, dễ nhìn ra được các mảng của chiều cao, chiều ngang, dễ nhìn thấy giới hạn chiều dài của các cạnh;

- Có thể nhìn rõ chiều sâu của các mặt phía trước và phía sau;

- Có thể dễ dàng nhận ra các mặt sáng, mặt mờ, mặt tối, mặt đổ bóng, mặt phản quang;

- Khối không có các chi tiết phức tạp cũng như không quá khó để dựng hình

Hình 2 – 7 Kh ố i l ậ p ph ươ ng

- Là khối tiền đề cho rất nhiều khối cơ bản và phức tạp sau này Khi đã tìm hiểu kỹ về khối lập phương, người học có thể hình dung ra bất kỳ vật thể nào trong không gian

2.2.3.2 Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối lập phương

- Cân đối bố cục trên giấy vẽ, xác định chiều cao tổng, chiều ngang tổng, xác định các điểm tượng trưng cho chiều cao tổng, chiều ngang tổng của khối trên giấy

Kiểm tra thêm một lần nữa, nếu không có gì thay đổi, ta bắt đầu vẽ phác;

- Quan sát diện bên trái và diện bên phải xem diện nào nhỏ hơn thì ưu tiên lấy làm chuẩn, so sánh chúng với nhau để tiếp tục để tiếp tục phác thảo cạnh giữa;

- Khi đã phác thảo được cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa, điểm cao nhất, điểm thấp nhất của khối lập phương ta tìm được chiều sâu của diện đỉnh;

- Khi đã có những tỷ lệ cần thiết, ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra một cách rõ ràng để xác định mặt đáy, từ đó xác định bóng đổ của khối;

- Vẽ đường cạnh bàn để phân chia mặt phẳng nền đứng và mặt phẳng nền nằm nhằm tạo điều kiện cho việc vẽ nền sau này

- Sử dụng chì để tiến hành lên đậm cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm đến nhạt dần (Nền → bóng đổ → đỉnh khối → diện tối → diện mờ → diện sáng);

- Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được

Tăng đậm các diện sáng tối theo quy luật gần rõ – xa mờ

- Độ đậm của nền và bóng đổ phải rõ ràng và tách ra khỏi mặt tối của khối;

- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời

Các b ướ c d ự ng hình và lên sáng t ố i c ơ b ả n c ủ a kh ố i l ậ p ph ươ ng 2.2.4 Bi ể u di ễ n kh ố i l ụ c giác

Khối lục giác có tính chất gần giống khối lập phương, đều là khối đa diện (Hình 2 – 12)

Khối lục giác có sáu mặt bên là sáu hình chữ nhật và hai mặt đáy là hai hình sáu cạnh song song với nhau và cùng vuông góc với các mặt bên

Khối lục giác kết hợp với khối lập phương sẽ là tiền đề của bất kỳ vật thể nào trong không gian

2.2.4.2 Các bước dựng hình và lên sáng tối cơ bản của khối lục giác

- Cân đối bố cục trên giấy vẽ, Đo tỉ lệ chiều cao tổng và chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), sau đó chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy Kiểm tra lại thêm một lần nữa, nếu không có gì thay đổi ta phác nét ra;

- Quan sát diện bên trái và diện bên phải xem diện nào nhỏ hơn thì ưu tiên lấy làm chuẩn, so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp hai cạnh ở giữa ngăn rõ chu vi của ba diện;

Tĩnh vật

Tĩnh vật là một loại tranh vẽ về những vật tĩnh như hoa,quả, bình hoa, …, đồ vật được sắp xếp theo một bố cục đã định sẵn của họa sĩ và được tính toán chiếu ánh sáng sao cho phù hợp để thể hiện được đồ vật hiện lên trên bức tranh được nổi bật nhất, đẹp nhất và phụ thuộc vào cảm xúc riêng của mỗi họa sĩ

Mặc dù tranh tĩnh vật thường mô tả những đồ vật giống nhau, nhưng trên mỗi bức tranh của mỗi họa sĩ khác nhau thường có những nét độc đáo riêng biệt

Tranh tĩnh vật thường được vẽ bằng chì hoặc bằng màu, cả hai phương pháp đều có nét ưu thế riêng Tranh tĩnh vật vẽ bằng màu thường mang lại nhiều cảm xúc cho người xem bởi màu sắc trên tranh hiện lên rõ nét và nổi bật Tranh tĩnh vật vẽ bằng chì thì lại thể hiện sự giản dị, thô mộc trên từng nét chì, mang lại cảm giác rất thật cho người xem (Hình 2 – 43,44)

Phương pháp vẽ tĩnh vật:

- Quan sát hình th ể : để có bức tranh tĩnh vật đẹp, đầu tiên người học phải chú ý đến mỗi quan hệ giữa bố cục và chỉnh thể Bất luận là tĩnh vật đơn thể hay tĩnh vật đa thể thì đều có chung một nguyên tắc biểu hiện là có độ dài, độ rộng và độ sâu, người vẽ cần phải có sự kết hợp giữa độ dài, độ rộng và độ sâu của vật thể

- K ế t c ấ u c ủ a hình th ể : kết cấu là chỉ sự cấu tạo và kết hợp giữa các bộ phận của vật thể với nhau Các vật thể tĩnh vật đều được cấu tạo bởi hình dạng bên ngoài và các bộ phận bên trong, người vẽ cần phải chú ý đến sự biến hóa của hình dạng bên ngoài chứ không cần phải hiểu nhiều kết cấu của các bộ phận bên trong

- Quan h ệ không gian h ư th ự c c ủ a hình th ể : Không gian là chỉ không gian trước và sau của tranh tĩnh vật, cũng như độ dài, độ rộng và độ sâu của vật thể Hư thực là chỉ sự biểu hiện của các mối quan hệ khác nhau như thấu thị, quan hệ xa gần, trước sau để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho tranh

Tĩnh vật riêng lẻ hay còn gọi là tranh tĩnh vật đơn thể là tranh vẽ các vật đơn thể như các loại rau, củ, quả, các vật dụng thường ngày như ly, cốc, bát, bình hoa,…(Hình 2 – 45a, b)

Tranh tĩnh vật riêng lẻ cũng thường được vẽ bằng chì hoặc bằng màu Khi vẽ tranh tĩnh vật riêng lẻ, người vẽ phải chú ý các điểm sau đây:

- Bố cục tốt: Không để vật thể quá nhỏ, quá nghiêng lệch sẽ tạo cảm giác không ổn định, không để vật thể có trạng thái đầu nhẹ chân nặng do đặt vật thể ở vị trí quá cao hoặc quá thấp;

- Vẽ chuẩn đặc điểm ngoại hình của vật thể: mọi vật thể đều có độ rộng, độ sâu và độ cao vì vậy người vẽ cần có sự kết hợp giữa độ rộng, độ dài và độ sâu của vật thể;

- Chú ý biểu hiện được cảm giác về thể tích của vật thể

- Nắm bắt ánh sáng để thể hiện độ đậm – nhạt của vật thể, tạo chiều sâu cho bức tranh

Hình 2 – 45a T ĩ nh v ậ t riêng l ẻ chì Hình 2 – 45b T ĩ nh v ậ t riêng l ẻ màu

2.3.1.2 Hướng dẫn vẽ tĩnh vật riêng lẻ bằng chì: vẽ trái táo

Khi bắt đầu vẽ tĩnh vật riêng lẻ, người vẽ nên bắt đầu vẽ những vật thể đơn giản như các loại quả vì có thể dễ dàng quy về các khối cơ bản để dựng hình cũng như lên sáng tối

Các bước dựng hình và lên bóng sáng tối trái táo:

- Khi dựng hình trái táo hãy tạo thói quen quy vật thể về các khối cơ bản Ở đây ta quy về khối cầu và dựng hình theo nền của khối cầu

- Trái táo sẽ có hình dạng oval Bước dựng hình đầu tiên nên dùng các nét thẳng

Sau nó chỉnh chi tiết để trái táo tròn trịa

- Trái táo nằm và đứng có trục dọc khác nhau do vậy có thể phác họa trước trục dọc để xác định đúng trục cuống của trái táo

Hình 2 – 46 D ự ng hình qu ả táo

- Sau khi đã vẽ xong quả táo, người vẽ phân tích các mảng sáng tối Điều này rất quan trọng, người vẽ phải hoàn thành các yêu cầu sau: mảng nào sáng nhất, mảng nào tối nhất, mảng nào sáng hơn mảng nào, mảng nào phản quang Tiếp theo, người vẽ phân chia các mảng sáng, tối bằng những nét như vậy để đánh bóng đúng chỗ

- Hình cầu có hình dạng tròn đều nên ranh giới sáng tối tròn đều Trái táo có ranh giới không tròn đều nên người vẽ nên xác định các ranh giới sáng tối, trung gian để dễ dàng cho việc đánh bóng

- Lưu ý bóng đổ của cuống táo Miêu tả chất của vỏ táo Để tả được chất bóng của táo ta lấy phần sáng ở phần phản chiếu sáng

Hình 2 – 47 Đ ánh bóng qu ả táo

Bước 3: Đánh bóng chi tiết (Hình 2 – 48)

Hình 2 – 48 Đ ánh bóng chi ti ế t qu ả táo

Hình 2 – 49 Hoàn thi ệ n qu ả táo

2.3.1.3 Các ví dụ về vẽ tĩnh vật riêng lẻ bằng chì

Hình 2 – 50 T ĩ nh v ậ t riêng l ẻ : trái chu ố i

Hình 2 – 51 T ĩ nh v ậ t riêng l ẻ : cây b ắ p c ả i th ả o

Hình 2 – 52 T ĩ nh v ậ t riêng l ẻ : cái đĩ a

Hình 2 – 53 T ĩ nh v ậ t riêng l ẻ : cái bình

Tĩnh vật là một loại tranh đặc biệt chú trọng về bố cục tạo hình Ấn tượng mà một bức tranh tĩnh vật tạo ra, cũng như những cảm xúc mà nó gợi nên rất ít phụ thuộc vào các yếu tố được thể hiện, hay nói cách khác, nó phụ thuộc vào bố cục của các yếu tố được đặt trong tranh

Nghệ thuật bố cục thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật ở mức độ cao nhất, một hành vi sáng tạo tuyệt vời Trên thực tế, đó là lúc mà người vẽ lượm lặt những yếu tố ở ngoài thực tế, sáng tạo lại, tổ chức lại theo ý mình và sắp xếp lại theo một trật tự không hề ngẫu nhiên, cũng như đã không còn là trật tự của thực tế nữa

Ôn tập kiến thức chương

1 Trình bày và vẽ hình minh họa quy luật ánh sáng trong mỹ thuật?

2 Dựng hình và lên sáng – tối khối lập phương?

3 Dựng hình và lên sáng – tối khối nón?

4 Dựng hình và lên sáng – tối khối cầu?

5 Trình bày khái niệm tranh tĩnh vật và phương pháp vẽ tranh tĩnh vật?

6 Dựng hình và lên sáng – tối trái táo bằng chì?

7 Dựng hình và lên sáng – tối cốc thủy tinh bằng chì?

8 Trình bày và vẽ hình minh họa kỹ thuật căn bản của bố cục tĩnh vật?

9 Trình bày và cho ví dụ minh họa (bằng chì và bằng màu) các dạng bố cục tĩnh vật?

Bài tập thực hành

Bài số 1: Dựng hình và lên sáng – tối khối chóp tam giác?

- Yêu cầu: Dựng hình và lên sáng tối khối chóp tam giác bằng chi theo các bước đã được học

- Thời gian: 5 tiết trên lớp Bài số 2: Dựng hình và lên sáng tối trái lê?

- Yêu cầu: Dựng hình và lên sàng – tối trái lê bằng chì theo các bước đã được học

- Thời gian: 6 tiết trên lớp

MÀU SẮC VÀ TRANG TRÍ

Màu sắc {6}

3.1.1 T ổ ng quan chung v ề màu s ắ c 3.1.1.1 Khái niệm

Màu sắc là con đẻ của ánh sáng Màu sắc là ánh sáng ->Nếu không có ánh sáng, sẽ không có màu sắc

Màu sắc là một yếu tố thuộc một chủ thể và ánh sáng, và nó bắt nguồn trong mắt hay não của người quan sát Nói cách khác, màu sắc là một sự kiện xảy ra giữa ba yếu tố: một nguồn ánh sáng, một đối tượng và một người quan sát (theo Wikipedia).- (Hình 3 – 1)

+ Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng

+ Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa

Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím (Hình 3 – 2)

- Màu: là từ chỉ các màu như đỏ, xanh, vàng - Sắc: là từ chỉ màu do một hoặc một tập hợp các màu khác nhau tạo nên

- Tất cả các màu sắc có thể được tạo ra bằng cách hòa lẫn ba màu cơ bản

Hình 3 – 3 Ba màu c ơ b ả n: đỏ , vàng, lam

Hình 3 – 4 Màu s ắ c trong cu ộ c s ố ng

3.1.1.2 Ba yếu tố cơ bản của màu sắc

- Sắc (Tone): chính là yếu tố quan trọng đầu tiên được đề cập đến Dựa vào vòng tuần hoàn màu sắc mà các nhà mỹ thuật, hội họa, thiết kế… có thể xác định và chọn được màu sắc (tông màu) cần sử dụng một cách phù hợp trong công việc

- Quang độ (Value): Thể hiện sự sáng hoặc tối của màu sắc Cách phối hợp yếu tố quang độ trong màu sắc như sau, muốn màu sáng hơn thì tăng thêm màu trắng, muốn màu tối hơn thì tăng thêm màu đen (Hình 3 – 5)

+ Pha thêm trắng để được các màu có sắc độ nhẹ hơn + Pha thêm đen để được các màu có sắc độ sậm hơn

Hình 3 – 5 Màu càng pha tr ắ ng thì quang độ càng sáng

- Cường độ (Intensity): Là mức độ tinh khiết của màu sắc Các màu cơ bản được xem là có mức độ "tinh khiết" nhất Cường độ được điều chỉnh bằng cách bổ sung thêm màu sắc cho màu tinh khiết và chỉ có thể giảm cường độ của màu sắc

+ Điều chỉnh cường độ bằng cách pha thêm màu xám:

Vd: trộn màu vàng và màu xám với nhau, ta được màu vàng sẫm

+ Điều chỉnh cường độ bằng cách pha thêm màu khác vào màu cơ bản:

Vd: trộn màu đỏ và xanh với nhau, ta được màu tím, nhưng cường độ của màu đỏ và xanh trong màu tím đã giảm

Vòng tròn màu sắc: còn có tên khác là bánh xe màu sắc, tên tiếng Anh là colour wheel hoặc hoặc color circle Nó là một bảng màu hình tròn được thiết kế dựa vào cấu trúc màu cầu vồng, là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các màu Ngày nay nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, thời trang, kiến trúc, đồ họa… (Hình 3 – 6)

Hình 3 – 6 Vòng tròn màu 3.1.2.2 Các màu trong vòng tròn màu sắc

- Màu c ấ p 1 : Là 3 màu chủ đạo, gồm 3 màu chính: đỏ, vàng, lam để tạo thành tất cả các màu sắc khác trong tự nhiên Ba màu này khi được hòa trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định nào đó sẽ tạo thành các màu sắc khác (Hình 3 – 7)

- Màu c ấ p 2 : được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản cấp 1 lại với nhau với cùng tỷ lệ (Hình 3 – 8) + Tím = xanh + đỏ; Cam = đỏ + vàng; Xanh lá cây = vàng + xanh

- Màu c ấ p 3 : gồm 6 màu được tạo ra bằng cách trộn một màu cơ bản cấp 1, và một màu cơ bản cấp 2 với tỉ lệ bằng nhau sẽ ra được màu màu cấp 3 (Hình 3 – 9) + Vàng(1) + cam(2) = vàng cam(3),

+ Vàng(1) + xanh lá cây(2) = xanh lá (3)

- Màu t ươ ng ph ả n : là những màu đối lập với nhau trên vòng tròn màu sắc, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại Các cặp màu tương phản: đỏ - xanh lá cây; lam – cam; vàng – tím….(Hình 3 – 10)

Hình 3 – 10 Màu t ươ ng ph ả n

- Màu t ươ ng đồ ng : Là 3 màu có vị trí liền kề nhau bất kỳ trên vòng tròn màu sắc, khi sử dụng những màu này có tác dụng thống nhất vì chúng thuộc cùng một họ màu (Hình 3 – 11)

Hình 3 – 11 Màu t ươ ng đồ ng

- Màu nóng : Là những màu được tạo ra từ nhóm màu chính như đỏ, da cam, vàng Gây cảm giác ấm áp, gần, kích thích thị giác (Hình 3 – 12) - Màu l ạ nh : là những màu được tạo ra từ nhóm màu chính như xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt… Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, xa

Hình 3 – 12 Màu nóng và màu l ạ nh

3.1.2.3 Các bước vẽ vòng tròn màu

- Bước 2: Chia hình tròn thành các phần đều nhau theo yêu cầu đề bài

- Bước 3: Xác định vị trí các cấp màu trên hình hình tròn

- Bước 4: Tiến hành tô màu theo màu đã được xác định trên hình tròn

Hình 3 – 13 Các b ướ c v ẽ hình tròn màu

- Khi pha trộn giữa các màu với nhau tạo ra màu mới, việc kết hợp các màu lại với nhau để thể hiện được dụng ý của người vẽ gọi là hòa sắc

+ Màu: chỉ màu nguyên chất: đỏ, vàng, lam

+ Sắc: chỉ những màu diễn biến theo ánh sáng hoặc pha trộn thành những sắc thái khác nhau của màu

- Ví dụ sự kết hợp giữa màu đỏ và màu vàng tạo ra sắc da cam Hoặc một màu gọi là đỏ nhưng lại có sắc cam (đỏ cam), một màu vàng nhưng lại có sắc xanh (vàng chanh)

- Có thể thiết lập rất nhiều mối quan hệ giữa màu này với màu khác nhưng về tổng thể có các dạng hòa sắc: hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng

3.1.3.2 Các phương pháp hòa sắc

- Không có màu xấu hay đẹp mà chỉ có người vẽ phối màu xấu hay đẹp mà thôi

Một bức tranh cần có màu chính, màu bổ trợ, màu trung gian Có chỗ nhấn, chỗ đậm, chỗ nhạt chỗ tươi, chỗ tối

- Sau đây là các phương pháp hòa sắc màu cơ bản:

- Hòa s ắ c đơ n s ắ c : Là một màu kết hợp với đen – trắng để tạo ra sắc độ

Màu nước {7}

3.2.1 T ổ ng quan chung v ề màu n ướ c 3.2.1.1 Đặc điểm và tính chất

- Màu nước là chất liệu vẽ phổ biến được sử dụng trong hội họa Là các hạt sắc - Màu nước có gốc nước nên khô nhanh, tiện lợi cho quá trình di chuyển

- Màu nước dễ chùi rửa, chỉ cần sử dụng nước để làm sạch họa cụ - Màu nước có thể được vẽ trên: giấy, vải, lụa, da…

- Tính thuần khiết: Những thuộc tính ấy là do các lớp màu mỏng luôn được đặt lên giấy và các lớp màu đó trở nên trong suốt khi có những tia sáng xuyên qua

Vì vậy, khi vẽ màu nước ta có thể lợi dụng độ trắng của giấy và chừa ánh sáng cũng như pha thật nhiều nước với màu để tạo ra các màu nhạt hơn

- Cường độ màu: Đối với màu nước, cường độ đậm nhạt của màu thay đổi tùy theo lượng màu nhiều hay ít cũng như những lớp được chồng lên Ngoài ra, cường độ màu còn được nhận biết qua tính nóng, lạnh và tươi trầm của chính màu sắc đó

- Vòng tròn màu: đối với màu nước cũng như các chất liệu màu khác, ba màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh lam ) kết hợp để tạo ra các màu thứ cấp khác, sự pha trộn trong nước hòa tan các tinh thể màu dễ dàng hơn các chất liệu khác (Hình 3- 21)

Hình 3 – 21 Màu n ướ c 3.2.1.2 Vật liệu và dụng cụ vẽ màu nước

- Bút lông: bút vẽ thường làm bằng lông tự nhiên, mềm, rất bền và không bị biến dạng do hóa chất hay tác động vật lý khi vẽ Trường hợp bút bị biến dạng thì chỉ cần nhúng đầu bút vào hồ nếp, vuốt lại cho đúng form, sau đó để khô và ngâm vào nước là sẽ trở về như ban đầu

- Bộ màu nước: có nhiều loại để lựa chọn:

+ Màu nước lỏng: là sản phẩm đã được pha loãng sẵn và đóng hộp Có thể sử dụng ngay hoặc pha loãng hơn khi dùng

+ Màu nước dạng tuýp: là sản phẩm dạng tuýp Khi dùng lấy lượng vừa đủ pha với nước

+ Màu nước dạng nén: là sản phẩm được nén thành viên để trong hộp Khi dùng chỉ cần làm ướt bút mà không phải pha nước

- Giấy vẽ màu nước chuyện dụng: giấy mặt nhám và có độ dầy đủ để thấm nước

- Khăn giấy: Một công cụ rất quan trọng, khăn giấy gần giống với một cục tẩy

‘handmade’ cho màu nước Khăn giấy cũng rất hữu dụng để sửa sai hoặc điều chỉnh bức vẽ ( Hình 3 – 24 )

Hình 3 – 24 Kh ă n gi ấ y 3.2.2 Các k ỹ thu ậ t v ẽ màu n ướ c c ơ b ả n

3.2.2.1 Kỹ thuật “ ướ t trên ướ t”

- Là kỹ thuật vẽ trên nền ướt Phủ lớp màu thứ 2 và thứ 3 khi lớp thứ nhất chưa khô, hoặc vẽ trực tiếp màu nước ướt lên mặt (giấy) khô mà không cần tạo các tầng màu trước

- Đối với cách vẽ này, ta nên chú ý tới cường độ màu Ở những bước sau, lượng màu được đưa vào nhiều hơn lượng nước để có được độ tương phản đậm nhạt và trong trẻo của màu

- Sử dụng nhiều nước và phù hợp sẽ làm cho tác phẩm có độ loang nhiều hơn

Hình 3 – 25 K ỹ thu ậ t “ ướ t trên ướ t”

3.2.2.2 Kỹ thuật “ ướ t trên khô”

- Là kỹ thuật vẽ cọ ướt trên giấy khô Cách này giúp ta kiểm soát được vùng cần tô màu; và ở các đoạn giao nhau giữa các màu, bạn sẽ thấy có sự loang màu và pha trộn tự nhiên

- Kỹ thuật ướt trên khô giúp màu không bị phai và loang màu như kỹ thuật ướt trên ướt (Hình 3 -26)

Hình 3 – 26 K ỹ thu ậ t “ ướ t trên khô”

3.2.2.3 Kỹ thuật “khô trên khô”

- Kỹ thuật này còn gọi tắt là kỹ thuật cọ khô Dùng một lượng rất ít nước để pha màu với cọ, sau đó làm khô một ít trên giấy thấm trước khi đưa lên giấy vẽ

- Kỹ thuật này cho phép ta kiểm soát vùng vẽ Màu chỉ phai hay loang một ít khi gặp các vùng màu khác không bị phai hay loang rộng (Hình 3 -27)

Hình 3 – 27 K ỹ thu ậ t “ khô trên khô”

3.2.2.4 Kỹ thuật “khô trên ướ t”

Là kỹ thuật cọ khô trên ướt Vì cọ không hoàn toàn ướt, có thể nhận thấy các bờ ranh giới của vệt màu không bị loang mạnh vì vậy dễ dàng kiểm soát được vùng vẽ (Hình 3 -28)

- Nếu muốn giảm sự loang màu có thể chờ màu khô bớt rồi vẽ lớp tiếp theo

Hình 3 – 28 K ỹ thu ậ t “ khô trên ướ t”

3.2.2.5 Kỹ thuật “tr ả i màu đề u”

- Là kỹ thuật vẽ một lớp màu mỏng nhẹ, đều Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, nhưng màu được tô đều đặc và nhẹ nhàng

- Làm ướt giấy bằng nước sạch, sau đó dùng cọ dẹt bản lớn, lấy ít màu nước rồi quét nhẹ lên bề mặt Có thể nghiêng giấy để tạo độ loang màu (Hình 3 – 29)

Hình 3 – 29 K ỹ thu ậ t “ tr ả i màu đề u”

3.2.2.6 Kỹ thuật “tr ả i màu nh ạ t d ầ n”

- Đây là một trong những kỹ thuật đặc trưng của màu nước Màu sẽ được trải đều từ trên xuống dưới nhưng loang nhẹ và nhạt dần

- Làm ướt giấy bằng nước sạch; sau đó lấy màu vừa đủ, không nhiều quá Ta bắt đầu tô màu theo đường ngang từ trên xuống dưới, rồi dựng bảng vẽ dốc lên; trọng lực sẽ giúp màu loang từ trên xuống dưới (Hình 3 – 30)

Hình 3 – 30 K ỹ thu ậ t “ tr ả i màu nh ạ t d ầ n”

3.2.2.7 Kỹ thuật “tr ả i nhi ề u màu loang”

- Kỹ thuật này thường được dùng nhiều để vẽ lớp màu đầu tiên của tranh, hoặc để miêu tả lớp nước nhiều màu sắc

- Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, giấy vẽ được làm ướt trước sau đó mới to màu (Hình 3 – 31)

Hình 3 – 31 K ỹ thu ậ t “ tr ả i nhi ề u màu loang”

- Bước 1: Dùng cọ phết nước sạch lên giấy để làm ẩm giấy

- Bước 2: Xác định kỹ thuật vẽ và vị trí màu trên hình Vẽ từ lớp nền, mảng to đến chi tiết Tiếp tục sử dụng các màu khác nhau, phù hợp với mục đích Chú ý kết hợp các màu sao cho hài hòa với nhau

- Bước 3: Chờ sau khi lớp màu thứ nhất khô thì tiếp tục đến lớp màu thứ hai để có màu sắc đẹp hơn

- Bước 4: Dùng bút lông phác họa đối tượng, sau đó vẽ lại bức tranh cho hoàn chỉnh

Hình 3 – 33 Các b ướ c v ẽ mi ế ng d ư a h ấ u

- Khi pha màu không nên dùng nhiều màu, chỉ nên tạo bằng ba màu trở xuống

- Khi muốn có một màu sắc mạnh, cần sử dụng những màu có sắc độ mạnh

- Khi cần những màu không bão hòa, sử dụng những chất màu hỗn hợp có độ bão hòa yếu hơn

- Trộn lẫn một màu trong suốt với một màu không trong suốt sẽ tạo ra một màu tái nhợt sau khi khô

- Trộn các màu trong suốt với nhau ta thu được một màu trong suốt

- Trộn lẫn các màu không trong suốt sẽ cho ra màu cùng loại

Trang trí {11}

3.3.1 T ổ ng quan chung v ề trang trí 3.3.1.1 Khái niệm

Nghệ thuật trang trí là một loại hình nghệ thuật tập trung vào yếu tố thiết kế và công dụng của sản phẩm Mặc dù không được phổ biến như các loại hình nghệ thuật khác nhưng nghệ thuật trang trí giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử nghệ thuật thế giới

Trang trí tạo cho người học vẽ có một kiến thức thẩm mĩ cơ bản và toàn diện nhất Trang trí còn là một bộ môn trong đồ họa để làm đẹp cho đời sống của con người Mọi đồ dùng của chúng ta đều có mặt của môn trang trí Từ cái bát ăn cơm, chiếc ghế ngồi, cách bố trí đồ đạc trong phòng, từ vẽ màu vài hoa may áo cho đến trình bày khẩu hiệu, bích báo, quyển sách nếu không có ý thức và bàn tay trang trí thì không những không nâng cao mà còn làm hỏng tác dụng của các vật dụng đó

Trang trí là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tạo hình để tạo nên những sản phẩm làm đẹp cuộc sống con người

3.3.1.2 Mục đích và yêu cầu

- Trang trí cơ bản có tác dụng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, giúp các bạn làm quen các thể loại trang trí nằm trong một khuôn khổ nhất định (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và đường diềm) với những nguyên tắc chung

- Biết áp dụng các nguyên tắc và biến đổi trên nền nguyên tắc chung đó là một cách linh hoạt, có sự tìm tòi và sáng tạo nhất Hiểu được phương pháp sắp xếp, bố cục các họa tiết trang trí trong khuôn khổ các hình: tròn, vuông, chữ nhật, đường diềm…

- Biết cách phân bố các mảng họa tiết lớn, nhỏ để tạo thành một tổng thể hài hòa, cân đối và đẹp mắt, bố cục có trọng tâm, phân bố màu hợp lý, biết tạo một gam màu chung một cách có chủ định

- Thể hiện được kỹ năng trong cách trình bày một bài trang trí với hình thức sạch đẹp, khéo léo, chuẩn xác về hình và màu, biết vận dụng các họa tiết trang trí đẹp, phù hợp với nội dung

- Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều thể loại trang trí, các hình trang trí đó được sắp xếp trong nhiều loại dạng hình khác nhau: vuông, tròn, dài, tam giác, ovan, v.v… Nhưng xét cho cùng, tất cả các loại hình đó đều nằm trong 3 dạng hình cơ bản là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật (Hình 3-35)

Hình 3 – 35 Các hình c ơ b ả n trong trang trí

3.3.1.3 Các loại hình trang trí cơ bản

- Trang trí thủ công, mĩ nghệ: Sử dụng đôi tay để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống, là hình thức lao động xuất hiện từ thuở sơ khai và gắn liền lịch sử phát triển của nhân loại Nghệ thuật trang trí, thủ công liên quan một số nghề cơ bản như:

Làm gốm; đan dệt thủ công; chạm khắc, chế tác đồ trang sức hay các tác phẩm nghệ thuật từ các chất liệu vàng bạc, đá quý, các vật liệu khác…; chế tạo đồ gia dụng từ nhiều chất liệu như gỗ, gốm sứ, kim loại … (Hình 3 – 36)

Hình 3 – 36 Trang trí th ủ công m ỹ ngh ệ

- Trang trí phục trang: Trang phục là thứ gắn liền với con người Ai cũng muốn mình có được những bộ trang phục đẹp, trẻ trung, phong cách… Tất cả mọi thứ: áo quần, kính, mũ, giày, dép, túi… nếu được thiết kế và sử dụng có thẩm mĩ sẽ làm tăng vẻ đẹp của mỗi người Trang phục thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc và mang tinh thần thời đại Bởi vậy trang trí thời trang luôn phản ánh tính dân tộc, tính thời đại Trang trí thời trang là một nghệ thuật luôn luôn vận động phát triển (Hình 3 – 37)

Hình 3 – 37 Trang trí trang ph ụ c

- Trang trí công nghiệp: Khi con người chế tạo được máy móc, chính chúng thay thế hai bàn tay người để làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống Trang trí công nghiệp chính là tạo mẫu kiểu dáng và trang trí bề ngoài cho các sản phẩm công nghiệp: máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình, đồ hộp, bao bì… (Hình 3 – 38)

Hình 3 – 38 Trang trí công nghi ệ p

- Trang trí sân khấu, điện ảnh: Thành công của các tác phẩm sân khấu, điện ảnh có sự đóng góp không nhỏ của hoạ sĩ trang trí Công việc của người nghệ sĩ này là thiết kế, dàn dựng phông, cảnh, phục trang, hoá trang, ánh sáng, đạo cụ Nếu không có các yếu tố đó, không thể thực hiện được các tác phẩm sân khấu, điện ảnh

Hình 3 – 39 Trang trí sân kh ấ u, đ i ệ n ả nh

- Trang trí đồ hoạ, ấn phẩm: Bao gồm việc trang trí những sản phẩm của công nghiệp ấn loát như: sách báo, tem thư, tranh cổ động Hiện nay, các tác phẩm sách báo, tem thư, tranh cổ động được phát hành với quy mô sản xuất lớn, khối lượng sản phẩm khổng lồ Cho thấy nghệ thuật trang trí là bạn đồng hành của con người (Hình 3 - 40)

- Trang trí đồ hoạ độc lập: Chữ viết được sử dụng trong trang trí đồ hoạ ấn phẩm, nhưng sáng tác chữ được coi là hoạt động độc lập Từ một vài kiểu chữ cơ bản, người ta sáng tạo ra hàng trăm kiểu chữ với những tính chất và vẻ đẹp khác nhau, mang dấu ấn cá nhân và tinh thần thời đại Thiết kế mẫu logo, biểu trưng gắn liền với

88 đời sống hiện đại và hoạt động Maketting trong nền kinh tế thị trường Đây cũng là một thể loại đồ hoạ có tính độc lập (Hình 3 – 41)

Hình 3 – 41 Trang trí đồ h ọ a độ c l ậ p

3.3.2 Các hình th ứ c b ố c ụ c trong trang trí { 12 }

- Là bố cục mà trong đó các họa tiết đối xứng hoặc tương xứng với nhau qua 1 trục Đây là hình thức bố cục được sử dụng nhiều nhất trong trang trí (Hình 3 – 42)

- Là bố cục các họa tiết được lặp đi lặp lại ( ít nhất 2 lần) Bố cục này thường sử dụng trong trang trí vải, diềm trang trí…(Hình 3 – 43)

- Là bố cục được tạo nên bởi hai hoặc nhiều họa tiết khác nhau, xen kẽ vào nhau theo 1 trình tự nhất định (Hình 3 – 44)

- Là bố cục mà các họa tiết được đặt ngẫu nhiên, không theo quy luật

Hình 3 – 45 B ố c ụ c t ự do 3.3.3 Trình t ự v ẽ 1 bài trang trí c ơ b ả n {13}

* B ướ c 1: Vẽ phác thảo (Hình 3 – 46)

- Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản dựa vào đặc điểm của từng thể loại để sắp xếp họa tiết sao cho phù hợp

Ôn tập kiến thức chương

1 Trình bày khái niệm và các yếu tố cơ bản của màu sắc ? 2 Trình bày và vẽ hình minh họa các màu trong vòng tròn màu ? 3 Trình bày các phương pháp hòa sắc và vẽ hình minh họa ? 4 Trình bày và vẽ hình minh họa các bước vẽ vòng tròn màu ? 5 Trình bày các dụng cụ vẽ màu nước?

6 Trình bày và vẽ hình minh họa các kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản ? 7 Thực hành vẽ màu nước:

- Thực hành công thức màu bằng màu nước

- Vẽ vòng tròn màu bằng màu nước 3 cấp độ: đậm, vừa và nhạt

- Thực hành vẽ quả bơ bằng màu nước

- Thực hành vẽ miếng dưa hấu bằng màu nước

8 Trình bày các loại hình trang trí cơ bản

9 Trình bày các bước trang trí hình vuông ? 10.Trình bày các bước trang trí hình tròn ? 11.Thực hành trang trí:

- Sao chép lại các hình mẫu họa tiết trang trí sau:

- Trang trí hình vuông bằng màu nước

- Trang trí hình tròn bằng màu nước

- Trang trí các ô cửa bằng màu nước theo các gọi ý sau:

+ Sử dụng màu tương phản

+ Sử dụng màu tương đồng + Sử dụng màu tự do

- Trang trí các vật dụng sau bằng màu.

Bài tập thực hành

Bài số 4: Hoàn thành vòng tròn màu và bảng màu

- Yêu cầu: Sử dụng màu nước tô vòng tròn màu và bảng công thức màu

- Thời gian: 5 tiết trên lớp

Bài số 5: Thực hành trang trí hình vuông hoặc hình tròn

- Yêu cầu: Sử dụng màu nước trang trí hình vuông hoặc hình tròn theo kích thước giáo viên cho

- Thời gian: 6 tiết trên lớp

Bài số 6: Trang trí bằng màu nước 2 đồ vật: bát hoặc cốc

- Yêu cầu: Trang trí cho vật dụng dựa trên kiến thức đã được học sau đấy sử dụng màu nước tô màu

- Thời gian: 6 tiết trên lớp

Ngày đăng: 01/07/2024, 19:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 – 4. Con đường gốm sứ - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1 – 4. Con đường gốm sứ (Trang 11)
Hình thức mỹ  thuật - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình th ức mỹ thuật (Trang 14)
Hình thức mỹ - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình th ức mỹ (Trang 17)
Hình thức mỹ thuật  Hình ảnh minh họa - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình th ức mỹ thuật Hình ảnh minh họa (Trang 23)
Hình 1 – 22. Thiết kế nội thất - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 1 – 22. Thiết kế nội thất (Trang 24)
Hình 2 – 6. Năm vùng sáng tối của vật thể - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2 – 6. Năm vùng sáng tối của vật thể (Trang 31)
Hình 2 - 35 Hình 2 - 36 - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2 35 Hình 2 - 36 (Trang 44)
Hình 2 – 38. Dựng hình - giáo trình mỹ thuật cơ bản ngành thiết kế đồ họa cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1
Hình 2 – 38. Dựng hình (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN