GIỚI THIỆU VỀ ADOBE ILLUSTRATOR
Giới thiệu chung về Illustrator
Adobe Illustrator là một phần mềm được áp dụng trong công nghệ thiết kế quảng cáo, tạo mẫu và thiết kế ảnh cho Web
Adobe Illustrator có độ chính xác và uyển chuyển cao, dễ dàng áp dụng từ các mẫu thiết kế nhỏ cho đến các dự án lớn và phức tạp Ngoài ra Adobe Illustrator còn phối hợp rất tốt với các phần mềm khác của Adobe như Adobe Photoshop và Adobe PageMaker, Adobe InDesign
1.2 Một số khái niệm cơ bản Workspace là cửa sổ làm việc Artboard (bảng vẽ) là vùng hình chữ nhật hiện hành trong Workspace xác định những gì sẽ được in
Scratch (nháp) là khu vực phía ngoài bảng vẽ Các phần trong vùng Scratch vẫn được in nếu khổ giấy đủ lớn Có thể giấu Artboard bằng cách chọn View/Hide Artboard
1.3 Các công cụ và các tùy chọn công cụ
➔ Các công cụ chọn Selection
+ Selection: chọn và di chuyển các đối tượng + Direct Selection: chọn các đường hoặc đoạn riêng biệt của một đối tượng
+ Magic wantd: tạo các vùng chọn dựa vào mầu tô và mầu nét của đối tượng, bề dày nét, độ mờ đục đối tượng và chế độ hòa trộn
+ Lasso: tạo các vùng chọn bằng cách vừa nhấn vừa di chuyển chuột xung quanh các đối tượng cần chọn
➔ Các công cụ Drawing, paninting và Type
+ Pen: vẽ các đoạn đường thẳng và đường cong bedier
+ Type: chèn văn bản vào Artboard
+ Line Segment: tạo các đoạn thẳng, đường cong, đường xoắn ốc và lưới
+ Rectangle: vẽ các hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ nhật bo tròn, hình ellipse, hình đa giác, ngôi sao và ánh sáng lóe
+ Paintbrush: vẽ tô các đường và hình dạng
+ Pencil: vẽ các đường và hình dạng tự do
+ Blob brush: để tô các đường bằng các đường Path phức hợp
+ Rotate: xoay một đối tượng được chọn
+ Scale: định tỷ lệ một đối tượng được chọn
+ Warp: biến đổi một đối tượng được chọn
+ Free Transform: biến đổi một đối tượng được chọn
+ Symbol sprayer: tạo các Symbol và instance chính
+ Column graph: tạo các sơ đồ và biểu đồ được điều khiển bằng dữ liệu
+ Mesh: áp dụng các Gradient mạng lưới vào các đối tượng được chọn
+ Gradient: áp dụng các Gradient và các đối tượng được chọn
+ Eyedropper: chọn các đối tượng bằng các thuộc tính diện mạo
+ Blend: tạo các đối tượng trung gian giữa các đối tượng được chọn
+ Live paint bucket: trộn các vùng áp dụng live paint vào một nhóm paint
+ Live paint Selection: trộn các vùng xác định bên trong một nhóm live paint
➔ Công cụ slice, Artboard, movie và zoom
+ Artboard: vẽ các Layout 1 và nhiều Artboard
+ Slice: cắt ảnh được chọn thành các lát trước khi tối ưu hòa hình đồ họa cho web
+ Hand: định lại vị trí của khung xem artboard bên trong Workspace
+ Zoom: phóng to và thu nhỏ ảnh
➔ Các công cụ Stroke và fill Được sử dụng để xác định mầu nét và màu tô cho bất kỳ đối tượng Path được chọn Ta có thể chuyển đổi trạng thái hiện hành của các biểu tượng fill và Stroke bằng cách nhấn phím X trên bàn phím
+ Fill: Để xác định màu tô của các đối tượng được chọn, chọn biểu tượng fill hình vuông để kich hoạt fill và thay đổi màu sử dụng Panel Swatches hoặc Colors
+ Stroke: Để xác định màu nét của một đối tượng được chọn, chọn biểu tượng
Stroke để kích hoạt Stroke và thay đổi màu sử dụng Panel Swatches hoặc
➔ Các công cụ Screen mode Nhấn phím F trên bàn phím để chuyển đổi ba chế độ màn hình khác nhau cho Workspace:
+ Normal screen mode: Hoặc màn hình đầy đủ với thanh Application, thanh Document Groups, các thước đo (ruler) Panel Tools và các Panel
+ Full screen mode with menu bar: Hiển thị một màn hình đầy đủ với thanh application, Artboard Panel Tools và các Panel
+ Full screen mode: Hiển thị Artboard mở rộng với các thước đo tất cả tính năng
Workspace khác được ẩn Để thoát khỏi chế độ này nhấn phím F trên bàn phím
Panel tăng tốc tiến trình của công việc lặp đi lặp lại bằng cách ghi lại một loạt các bước hoặc thao tác (vi dụ: chọn một công cụ, chọn một đối tượng, biến đổi đối tượng đó
➢ Mở Panel Actions: Window | Actions
➢ Sử dụng Action: chọn đối tượng muốn áp dụng | kích chọn Action cần áp dụng trong Panel Actions
| chọn nút Play ở cuối Panel để chạy Action xuất hiện hộp thoại để người dùng nhập các thông số tùy ý
Bước 1 : Trong Panel Action, kích chọn nút Create new set ở cuối Panel xuất hiện hộp thoại New Set
Bước 2 : Gõ nhập tên folder mới tùy ý trong hộp Name | OK Bước 3: Với Folder Set mới vừa tạo đang được chọn, kích chọn nút Create new Action ở cuối Panel xuất hiện hộp thoại New Action
Bước 4: Gõ nhập tên cho Action trong hộp
Name và nếu muốn, gán một phím chức năng trong hộp Fuction Key và màu bật sáng trong hộp Color
{Các Action nên được đặt tên theo chức năng của chúng sao cho dễ nhận ra chẳng hạn như Rotate
Sau đó chọn Record xuất hiện một Action mới trên Panel
Bước 5: Chọn đối tượng trên arboard và thực thi các hành động Action
Bước 6: Sau khi chọn hết các hành động, muốn dừng Action lại kích chọn nút Stop ở cuối Panel để ngừng ghi
Có thể xóa toàn bộ Action, một bước trong một Action hoặc thậm chí toàn bộ một Set (folder) bằng cách chọn và thả Action, step (bước) hoặc set vào biểu tượng thùng rác Delete Selection nằm ở cuối Panel
➔ Tổng quan về các tính năng có trong Actions
Kích chuột vào Menu Option ở góc trên bên phải Panel Action xuất hiện
- New Actions: Tạo một File Actions
- New Set: Tạo một nhóm quản lý cho một file actions
- Duplicate: Nhân đôi một file action
- Delete: Xóa một file action
- Play: áp dụng cho một đối tượng mà ta cần sử dụng Action
- Start Recording: Bắt đầu ghi lại những thao tác làm việc
- Record Again: Thực hiện lại bước ghi trước đó
- Insert Menu Item: Tạo step menu item
- Insert Stop: Tạo Step Stop có lời giải thích do người dùng tạo ra
- Action Options: đổi tên một actions
- Clear Actions: Xóa tất cả các actions hiện tại có trong bảng điều khiển (Panel)
- Reset Actions: Thiết lập lại một actions nào đó
- Load Actions: Tìm một file actions (.aia) nào đó từ các ổ đĩa đã download về hoặc từ thư mục actions có sẵn của Illustrator
- Replace Actions: Thay thế một actions nào đó từ actions A này sang actions B
- Save Actions: Lưu lại tất cả các thao tác đã thực hiện trên một file action có định dạng aia - Button Mode Đây là chế độ cho các actions có một nút riêng biệt được phân biệt bằng các màu sắc khác nhau khi ta tạo một actions nào đó
1.5 Các thao tác cơ bản
Sau khi đã mở phần mềm illustrator bạn cần gọi ra bảng điều khiển tạo file làm việc mới bằng cách
- Bước 1: Từ thanh menu >> chọn File >> New (ctrl + N) để mở bảng điều khiển lên
- Bước 2: Thiết lập các thuộc tính cho file làm việc
+ Preset details: Bạn đặt tên cho file làm việc mới trong illustrator của mình
+ Width: Chiều rộng của file thiết kế với đơn vị đo ngay bên cạnh của lựa chọn này
+ Height: Chiều cao của file thiết kế trong illustrator
+ Orientation: Là hướng của giấy theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc
+ Artboads: Là số trang giấy, mà bạn cần tạo cho một file làm việc
1.5.2 Mở các file đã có sẵn
Trong một số trường hợp cần chỉnh sửa hoặc tiếp tục thiết kế file có sẵn trong Illustrator thì sử dụng chế độ mở các file có sẵn trên Illustrator
- Bước 1: Từ thanh menu >> chọn File >> Open (ctrl + O) để mở bảng điều khiển lên
- Bước 2: Chọn file có sẵn trong Illustrator >> Open
1.5.3 Lưu và xuất các file
Sau khi chỉnh sửa và thiết kế các sản phẩm trên Illustatror để lưu lại các sản phẩm đã thiết kế thì sử dụng chế độ lưu file trong Illustrator
- Bước 1: Từ thanh menu >> chọn File >> Save as (Ctrl + S)
- Để thêm vào ảnh vào Illustrator >> từ thanh menu >> file File >> chọn Place
- Hộp thoại chứa các thư mục hiện ra >> lựa chọn hình ảnh cần thêm >> chọn Place >>
Chọn vị trí ảnh cần thêm >> Chọn ảnh >> Place
1.5.5 Các chế độ hiển thị của bản vẽ
Thay đổi chế độ hiển thị bản vẽ là một trong những thao tác quan trọng khi làm việc với Illustrator Cách thay đổi chế độ hiển thị bản vẽ:
Click trái chuột chọn menu View, tại đây có các thiết lập chế độ hiển thị bản vẽ như sau:
- Preview: View -> Preview (Ctrl+ Y): để hiển thị hình ảnh với đầy đủ các đường viền(
Out line) và màu tô( Fill)
- Chế độ Out line: View -> Outline (Ctrl + Y): hiển thị các đường bao (Outline) của hình ảnh
+ View/ Fit in Window ( Ctrl+0) + Hoặc Double Click vào công cụ hand (hình bàn tay)
+ Hoặc Double Click vào công cụ Zoom (hình thấu kính)
Hệ thống kiến thức Bài 1 1 Yêu cầu về lý thuyết
• Trình bày được tổng quan về Illustrator;
• Trình bày được các khái niệm trong Illusatrator;
• Trình bày được các thao tác cơ bản trên illustrator;
2 Yêu cầu về bài tập:
3 Hệ thống các kiến thức đã học:
- Adobe Illustrator là một phần mềm được áp dụng trong công nghệ thiết kế quảng cáo, tạo mẫu và thiết kế ảnh cho Web
- Adobe Illustrator có độ chính xác và uyển chuyển cao, dễ dàng áp dụng từ các mẫu thiết kế nhỏ cho đến các dự án lớn và phức tạp
❖ Một số khái niệm - Workspace là cửa sổ làm việc
- Artboard (bảng vẽ) là vùng hình chữ nhật hiện hành trong Workspace xác định những gì sẽ được in
- Scratch (nháp) là khu vực phía ngoài bảng vẽ
➔ Các cộng cụ trong IllustratorCác công cụ chọn Selection + Selection: chọn và di chuyển các đối tượng + Direct Selection: chọn các đường hoặc đoạn riêng biệt của một đối tượng
+ Magic wantd: tạo các vùng chọn dựa vào mầu tô và mầu nét của đối tượng, bề dày nét, độ mờ đục đối tượng và chế độ hòa trộn
+ Lasso: tạo các vùng chọn bằng cách vừa nhấn vừa di chuyển chuột xung quanh các đối tượng cần chọn
➔ Các công cụ Drawing, paninting và Type
+ Pen: vẽ các đoạn đường thẳng và đường cong bedier
+ Type: chèn văn bản vào Artboard
+ Line Segment: tạo các đoạn thẳng, đường cong, đường xoắn ốc và lưới
+ Rectangle: vẽ các hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ nhật bo tròn, hình ellipse, hình đa giác, ngôi sao và ánh sáng lóe
+ Paintbrush: vẽ tô các đường và hình dạng
+ Pencil: vẽ các đường và hình dạng tự do
+ Blob brush: để tô các đường bằng các đường Path phức hợp
+ Eraser: xóa các nét và các vùng tô ra khỏi các đối tượng
❖ Các thao tác cơ bản
- Tạo file mới: Từ thanh menu >> chọn File >> New (ctrl + N) để mở bảng điều khiển lên
- Mở các file đã có sẵn: Từ thanh menu >> chọn File >> Open (ctrl + O) để mở bảng điều khiển lên
- Lưu file: Từ thanh menu >> chọn File >> Save as (Ctrl + S)
- Thêm ảnh vào file: Để thêm vào ảnh vào Illustrator >> từ thanh menu >> file
4 Các bài tập Bài 1 Bài 1: Tạo 1 tập tin file illustrator với tên bai1.ai
Tạo 1 tập tin file illustrator với tên bai2.ai và vẽ các hình theo mẫu sau:
BÀI 2 TẠO CÁC HÌNH CƠ BẢN
1 Trình bày được các công cụ shape;
2 Sử dụng được các công cụ shape
BÀI 2 TẠO CÁC HÌNH CƠ BẢN 2.1 Các công cụ shape
➢ Chức năng: vẽ một hình chữ nhật và hình vuông có các góc mép cứng
➢ Cách sử dụng: chọn công cụ trên thanh công cụ Nhấn giữ và di con trỏ chuột theo đường chéo trên Artboard để tạo hình dạng, rồi nhả chuột
➢ Để vẽ hình chữ nhật một cách chính xác, kích chuột vào trang bản vẽ nhập tỉ lệ kích thước:
+ Width: nhập kích thước chiều rộng
+ Height: nhập kích thước chiều cao
Sử dụng các nút trên Panel Control để định dạng đối tượng đã được chọn:
- Thay đổi mầu nền cho đối tượng
- Nhấn giữ phím Shift trong khi chọn kích chọn vào công cụ này
chọn màu theo nhóm màu CMYK Nếu không đối tượng nào được chọn thì AI cho phép thay đổi mầu nền màn hình vẽ
: chèn thêm màu trong thư viện có sẵn vào bảng màu
: hiển thị bảng màu theo nhóm
: chọn màu theo màu kiểu màu CMYK
: tạo một nhóm màu màu mới trong bảng màu
: tạo một màu mới trong bảng màu
: xóa màu trong bảng màu
: nút Option cho phép thay đổi cách hiển thị màu, hiển thị các thư viện màu, …
- Thay đổi mầu đường viền - Các nút trong Panel tương tự như trong bảng trên
- Thay đổi độ rộng của đường viền
- Kiểu nét đường viền chiếu theo góc
- Độ đậm/trong suốt của đối tượng
- Kiểu của đối tượng - Các nút trong Panel tương tự như trong bảng trên - Đổi màu nghệ thuật
- Căn lề theo vùng chọn hoặc theo Artboard - Thay đổi kích thước, xoay, xô nghiêng đối tượng - Cô lập đối tượng được chọn
- Hoặc kích đúp chuột vào đối tượng cần cô lập
- Hoặc kích đúp chuột ra ngoài vùng Artboard để thoát khỏi chế độ cô lập đối tượng
- Chọn đối tượng tương tự
Chức năng: vẽ các hình dạng chữ nhật có các góc bo tròn
Cách sử dụng: chọn công cụ trên menu Flyout của công cụ Rectangle Nhấn giữ và di con trỏ chuột theo đường chéo trên Artboard để tạo hình dạng Để vẽ hình chữ nhật bo tròn một cách chính xác, kích chuột vào trang bản vẽ tại điểm góc trái phía trên (điểm gốc) của hình chữ nhật bo tròn xuất hiện hộp thoại Rouder Rectangle
+ Width: nhập kích thước chiều rộng
+ Height: nhập kích thước chiều cao
+ Corner Radius: góc bo tròn
Muốn điều chỉnh chính xác bán kính góc của hình vẽ đã được tạo: sử dụng hiệu ứng Convert to Shape bằng cách chọn đối tượng cần chỉnh sửa rồi chọn Effect | Convert to Shape Sau đó chọn một hình dạng (chẳng hạn như Rounded Rectangle) từ menu con
➢ Chức năng: dùng để vẽ hình elip
THAO TÁC VỚI ĐỐI TƯỢNG
Các thao tác chỉnh sửa cơ bản trên menu Edit
➔ Undo (Ctrl+Z): khôi phục lại các thao tác đã thực hiện trước đó
➔ Redo (Alt+Ctrl+Z): quay lại các thao tác được Undo trước đó
➔ Cut (Ctrl+X): xóa các đối tượng được chọn, đồng thời đặt nó vào Clipboard để có thể Paste vào Artboad
➔ Copy (Ctrl+ C): lưu các đối tượng được chọn vào clipboard để Paste vào
➔ Paste (Ctrl+V): dán mục hiện đang trong clipboard vào tài liệu
➔ Paste in front (Ctrl+F): đặt một bản sao của đối tượng đang trong Clipboard ở phía trước của đối tượng đang được chọn
➔ Paste in back (Ctrl+B): đặt một bản sao của đối tượng đang trong Clipboard ở phía sau của đối tượng đang được chọn
➔ Clear: xóa bỏ các sản phẩm được chọn mà không đặt nó vào clipboard
➔ Find and Replace…: Tìm và Thay thế một từ, một cụm từ
➔ Find Next… Tìm từ tiếp theo
➔ Check Spelling…Kiểm tra chính tả
➔ Edit Custom Dictionary…Tuỳ biến chỉnh sửa từ điển …
➔ Define Pattern…: Tạo mẫu tô
➔ Edit Color: chỉnh sửa màu, gồm các lệnh:
+ Recolor artword: thay đổi lại màu theo nhóm màu
+ Recolor with preset: thay đổi màu theo thư viện bảng màu có sẵn
+ Adjust color Balance: điều chỉnh cân bằng màu sắc
+ Convert To CMYK: chuyển sang hệ màu CMYK
+ Convert to RGB: chuyển sang hệ màu RGB + Invert Color: đảo ngược màu
+ Saturate: thay đổi độ bão hòa màu
➔ Edit Original: mở tập tin vào một hình ảnh được liên kết với các tài liệu Illustrator hiện hành để chỉnh sửa
➔ Transparency Flattener Presets…: chọn các vùng trong suốt sẽ được in Presets in…
➔ Color Settings…: Thiết lập màu sắc
➔ Assign Profile: xác định cấu hình màu sắc và các tùy chọn khác đang có hiệu lực
Thường dùng trong khi có nhiều khả năng lựa chọn máy in
➔ Keyboard Shortcuts: tạo phím tắt cho các công cụ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện.
Biến đổi hình vẽ bằng công cụ Transformation
➢ Chức năng: dùng để quay đối tượng
▪ Quay tự do xung quanh tâm của đối tượng:
- Chọn đối tượng | Chọn công cụ | Nhấn giữ và di chuyển chuột theo chuyển động tròn để quay đối tượng xung quanh tâm của nó
▪ Quay tự do xung quanh 1 tâm xác định:
- Chọn đối tượng | Chọn công cụ (R) | Di chuyển con trỏ chuột tới tâm của đối tượng rồi kích chuột con trỏ chuột có dạng hình mũi tên mầu đen, nhấn và kéo chuột để di chuyển tâm đối tượng sang vị trí mới rồi nhả chuột (xác định tâm quay) | Nhấn giữ và di chuyển chuột theo chuyển động tròn để quay đối tượng xung quanh tâm đã định
- Trong khi đang quay nhấn giữ thêm phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ, nhấn giữ phím Shift để quay đối tượng đi 1 bội số của 45
▪ Quay xung quanh tâm của đối tượng bởi một góc được xác định chính xác:
- Cách 1: Chọn đối tượng | Xác định tâm quay | Kích đúp chuột vào công cụ Rotate hoặc Object | Transform | Rotate xuất hiện hộp thoại Rotate | Nhập số góc quay trong hộp Angle | OK để chấp nhận quay { Nhấn nút lệnh Copy để tạo bản sao đối tượng Nhấn phím Ctrl+D để tạo đối tượng có thuộc tính tương tự}
- Cách 2: Chọn đối tượng | Chọn công cụ Rotate | Kích chuột vào vị trí tâm quay | Nhấn phím Alt rồi kích trái chuột xuất hiện hộp thoại Rotate
| Nhập số góc quay trong Angle {Nhấn nút lệnh Copy để tạo bản sao đối tượng
Nhấn phím Ctrl+D để tạo đối tượng có thuộc tính tương tự}
➢ Chức năng: dùng để co giãn đối tượng
▪ Chọn công cụ | Nhấn giữ phím Shift và di chuyển chuột theo:
- Phương ngang: co giãn đối tượng theo chiều ngang
- Phương dọc: co giãn đối tượng theo chiều dọc
- Phương xéo: co giãn đối tượng theo cả 2 chiều ngang và dọc
▪ Co giãn theo 1 tâm xác định: Chọn đối tượng | Chọn công cụ (S) và kích chuột vào vị trí tâm co giãn | Nhấn giữ phím Shift và di chuyển chuột theo:
- Phương ngang: co giãn đối tượng theo chiều ngang
- Phương dọc: co giãn đối tượng theo chiều dọc
- Phương xéo: co giãn đối tượng theo cả 2 chiều ngang và dọc
▪ Co giãn theo tâm của đối tượng bằng cách xác định tỷ lệ co giãn:
- Cách 1: Chọn đối tượng | Kích đúp chuột vào công cụ Scale hoặc chọn Object | Transform | Scale xuất hiện hộp thoại Scale Xác định thuộc tính:
+ Horizontal: tỷ lệ theo chiều ngang
+ Vertical: tỷ lệ theo chiều dọc
Cách 2: Chọn đối tượng | Chọn công cụ
Scale | Kích chuột vào vị trí tâm quay | Nhấn phím Alt rồi kích trái chuột xuất hiện hộp thoại Scale | Xác định thuộc tính như trên
➢ Chức năng: dùng để lật đối tượng
▪ Lật tương đối: Chọn đối tượng |
Chọn công cụ | Di chuyển chuột đến một điểm | Kích chuột để xác định điểm đầu của trục (Con trỏ chuột sẽ chuyển sang dạng mũi tên đen) | Di chuyển chuột đến một điểm khác trên trục, thực hiện một trong hai động tác sau:
- Kích chuột để các định điểm cuối của trục Đối tượng được chọn sẽ được đối xứng qua trục vừa xác định
- Di chuột để quay trục đối xứng rồi nhả chuột khi đạt đến vị trí mong muốn Đối tượng được chọn sẽ được đối xứng qua trục
▪ Lật đối xứng theo một trục đi qua tâm của đối tượng: Kích đúp chuột vào công cụ
Reflect hoặc chọn Object | Transform | Reflect xuất hiện hộp thoại Reflect
- Horizontal: theo theo trục ngang
- Vertical: lật theo trục đứng
➢ Chức năng: dùng để xô nghiêng đối tượng
▪ Nghiêng theo tâm của đối tượng: Chọn đối tượng | Nhấn giữ phím Shift và di chuyển chuột theo chuyển chuột theo phương dọc để xô nghiêng đối tượng theo chiều dọc Di chuyển chuột theo phương chéo để nghiêng đối tượng theo cả hai chiều ngang và dọc
▪ Làm nghiêng theo 1 tâm xác định: Chọn đối tượng | Chọn công cụ | Kích chuột vào vị trí tâm nghiêng | Nhấn giữ phím
Shift và di chuột theo phương ngang để nghiêng đối tượng theo chiều ngang Nhấn giữ Shift và di chuột theo phương dọc để nghiêng đối tượng theo chiều dọc Di chuột theo phương chéo để xô nghiêng đối tượng theo cả 2 chiều ngang và dọc
▪ Nghiêng theo tâm của đối tượng theo một góc và phương nghiêng chính xác: Chọn đối tượng | kích đúp chuột vào công cụ hoặc chọn Object | Transfrom | Shear xuất hiện hộp thoại
Shear Xác định các thuộc tính:
➢ Chức năng: dùng để chuyển đường thẳng thành đường cong
➢ Cách sử dụng: Chọn đường thẳng | Chọn công cụ | Kích chuột vào một điểm trên đường thẳng và kéo thành đường cong theo ý muốn, rồi nhả chuột
Nhấn giữ phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ.
Các thao tác với đối tượng
- Khóa đối tượng: chọn đối tượng cần khóa, sau đó chọn Object | Lock | Seclection hoặc nhấn Ctrl+2
- Khoá tất cả các đối tượng nằm bên trên đối tượng được chọn: Object | Lock | All
- Khoá các đối tượng của các layer khác : Object | Lock | Other Layers
- Mở khoá tất cả các đối tượng : Object | Unclock All hoặc nhấn Ctrl+Alt+2
➢ Chức năng: dấu các đối tượng không cần thiết để làm tăng tốc độ xử lý đối với các bản vẽ phức tạp
- Dấu các đối tượng được chọn: Object | Hide | Selection hoặc nhấn Ctrl+3
- Dấu các đối tượng nằm chồng bên trên đối tượng được chọn: Object | Hide | All
- Dấu các đối tượng của các layers khác: Object | Hide | Other Layers
➢ Hiện tất cả các đối tượng đã bị dấu: Object | Show All hoặc nhấn Ctrl+Alt+3
3.3.3 Sắp xếp thứ tự các đối tượng
➢ Chức năng: thay đổi thứ tự trên dưới cho các đối tượng
➢ Cách sử dụng: Chọn đối tượng cần thay đổi, sau đó chọn:
- Object | Arrange | Bring to Front hoặc nhấn Crtl+Shit+]: đưa đối tượng lên trên đầu
- Object | Arrange | Bring Forward hoặc nhấn Ctrl+]: đưa đối tượng lên trên 1 vị trí
- Object | Arrange | Send Backward hoặc nhấn Crtl+[: đưa đối tượng xuống dưới 1 vị trí
- Object | Arrange | Send To Back hoặc nhấn Crtl+Shift +]: đưa đối tượng xuống dưới cùng
3.3.4 Căn lề cho đối tượng
Bước 1 : Hiển thị Panel Align bằng cách nhấn tổ hợp phím Shift+F7 hoặc Windows |
Align xuất hiện Panel Align
Bước 2: Kích con trỏ chuột vào tam giác màu đen nhỏ phía trên bên phải Panel Align để mở Option cho thuộc tính Distribute
Bước 3: Chọn kiểu căn lề tương ứng
➢ Chức năng: nối, tách, lấy phần giao nhau giữa các đối tượng giao nhau
➢ Cách sử dụng: Mở bảng PathFinder bằng cách Window | PathFinder hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F9 xuất hiện bảng PathFinder | Chọn các đối tượng cần thao tác, nhấn công cụ:
- Unite: Nhóm đối tượng trở thành 1 đối tượng và mang màu của Fill và Stroke
- Minus Front: Xóa những phần thuộc đối tượng nằm trước kể cả phần chồng lấn lên đối tượng sau
- Intersect: Lấy phần giao nhau của 2 đối tượng và bỏ những phần khác đi
- Exclude: Bỏ phần giao nhau của 2 đối tượng và giữ những phần khác
Màu của nó sẽ là màu của đối tượng nằm tr6en cùng
- Devide: Tách 2 đối tượng phủ chồng thành những đối tượng riêng biệt
Có thể di chuyển hoặc tô màu mỗi phần riêng lẻ
- Trim: Loại bỏ bất kỳ phần được che giấu bởi đối tượng khác kể cả nét
- Merge: Giống lệnh Trim nhưng khác là lệnh này trộn các đối tượng cùng màu thành một đối tượng đơn còn Trim thì để lại chúng dưới dạng các đối tượng riêng biệt
- Crop: Xóa mọi thứ bên ngoài ranh giới của đối tượng đứng trước
- Outline: Tách các đối tượng riêng biệt không có màu tô
- Minus Back: Loại bỏ những phần trùng với đối tượng nằm ở sau và những gì thuộc đối tượng nằm ở sau
Hệ thống kiến thức Bài 3 1 Yêu cầu về lý thuyết
• Trình bày được cách các thao tác chỉnh sửa cơ bản;
• Trình bày được cách biến đổi hình;
• Trình bày được các thao tác với đối tượng;
2 Yêu cầu về bài tập: Làm bài tập của Bài 3 3 Hệ thống các kiến thức đã học:
- Chức năng: dùng để quay đối tượng
▪ Quay tự do xung quanh tâm của đối tượng:
- Chọn đối tượng | Chọn công cụ | Nhấn giữ và di chuyển chuột theo chuyển động tròn để quay đối tượng xung quanh tâm của nó
- Chức năng: dùng để co giãn đối tượng - Cách sử dụng:
Chọn công cụ | Nhấn giữ phím Shift và di chuyển chuột theo phương (ngang, dọc và xéo)
- Chức năng: dùng để lật đối tượng
Lật tương đối: Chọn đối tượng | Chọn công cụ | Di chuyển chuột đến một điểm | Kích chuột để xác định điểm đầu của trục
- Chức năng: dùng để xô nghiêng đối tượng - Cách sử dụng:
Nghiêng theo tâm của đối tượng: Chọn đối tượng | Nhấn giữ phím Shift và di chuyển
- Chức năng: dùng để chuyển đường thẳng thành đường cong
- Cách sử dụng: Chọn đường thẳng | Chọn công cụ | Kích chuột vào một điểm trên đường thẳng và kéo thành đường cong theo ý muốn, rồi nhả chuột
Nhấn giữ phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ
❖ Các thao tác với đối tượng
- Khóa đối tượng: chọn đối tượng cần khóa, sau đó chọn Object | Lock | Seclection
- Ấn đối tượng: Dấu các đối tượng được chọn: Object | Hide | Selection hoặc nhấn Ctrl+3
- Sắp xếp thứ tự các đối tượng: Object | Arrange
- Căn lề: Windows | Align xuất hiện Panel Align
TÔ MÀU CHO ĐỐI TƯỢNG
Thay đổi màu của một đối tượng
Bước 1 : Chọn đối tượng Bước 2 : Kích hoạt nét hoặc vùng tô bằng cách chọn hộp Stroke hoặc fill ở cuối Panel Tools, hoặc nhấn phím X
Bước 3: Thay đổi màu sử dụng trong các phương pháp sau đây:
- Chọn một mẫu màu từ Panel Swatches hoặc trên Panel Control - Chọn một màu từ Panel Color hoặc Color Guide
- Kích đúp chuột vào hộp Stroke hoặc fill để mở và chọn một màu từ hộp thoại
Color picker Để áp dụng một màu, kích chọn trong vùng Select Color để chọn một màu | OK
Các Panel Control màu
➔ Window | APPEARANCE (Shift+F6): cho phép sửa đổi, xóa các thuộc tính Fill,
Stroke của đối tượng được chọn và rồi lưu thành các styles để áp dụng chúng cho các đối tượng (objects), lớp (layers), và các nhóm (groups) khác
➔ Window | COLOR: cho phép hiển thị Fill và Stroke của đối tượng đang được chọn bằng tỷ lệ % của các chế độ màu RGB, CMYK, HSB, web safe RGB Dưới đáy
Panel là Color bar dùng để chọn màu cho Fill và Stroke
Thay đổi chế độ màu bằng cách kích chọn nút Option của thuộc tính:
✓ Grayscale: Chế độ màu này sử dụng một thang từ màu trắng thuần khiết (0%) đến màu đen thuần khiết (100%) Chuyển sang chế độ Grayscale để chuyển đổi các đối tượng màu sang ảnh đen trắng hoặc biến ảnh thang độ xám thành RGB hoặc
✓ RGB: Red, Green và Blue (RGB) là các màu bổ xung tượng trương cho ánh sáng nằm trong dãy từ 0 (cho đến màu đen) đến 255 (cho màu trắng) được phản chiếu trở lại mắt của người dùng Khi được kết hợp, ba màu ánh sáng phản chiếu này tạo ánh sáng màu trắng RGB là chế độ
✓ HSB: Hue, Saturation và Brightness (HSB) là chế độ màu dựa vào sự cảm nhận màu của con người Hue (sắc độ) tượng trưng cho màu được phản chiếu hoặc qua các đối tượng và có thể được nhận dạng bằng một tên màu như màu xanh lục (green) hoặc màu vàng (yellow) Saturation (hoặc chroma) ám chỉ đến cường độ của một màu tương ứng với lượng xám được thêm vào màu tương ứng với màu từ 0% - 100% Brightness (độ sáng) là độ sáng hoặc độ tối của một màu ( 0%) đến 100% trắng
✓ CMYK: Cyan, Meganta, Yellow, và Black (CMYK) là các màu bớt đi
(subtractive Color) tượng trưng cho các chất màu mực từ 0% (không có độ bão hòa) đến 100% (độ bão hòa) được sử dụng để tái tạo các màu trong bản in Trong khi có thể kết màu lục lam (Cyan), màu đỏ thẫm (Magenta), màu vàng (Yellow) để đạt được màu vốn là màu xám đen tối đục, màu sẽ vẫn thiếu một mật độ cần thiết cho màu đen thuần túy
✓ Web safe RGB: Chế độ màu này chỉ bao gồm 216 màu RGB nền chéo có thể được tượng trưng chính xác trên web khi xem chúng trên các monitor 8 bit Vì hầu hết các hệ thống ngày nay sử dụng màn hình 16 bit hoặc 23 bit, nhiều nhà thiết kế tin rằng sử dụng Panel web- safe không còn cần thiết nữa
➔ Window | Color Guide: chọn các màu và tạo các nhóm màu dựa vào màu đầu tiên hoặc màu cơ sở được chọn Nhóm màu là một nhóm gồm bốn màu trở lên hài hòa hợp với nhau
Color Guide làm việc giống như một Panel Swtaches cao cấp cho phép chọn và áp dụng màu vào các đối tượng được chọn trên Artboard
Nhấn nút Edit or Apply Colors ở dưới bảng Panel Color Guide xuất hiện hộp thoại Recolor Artwork Xác định cần sử dụng bằng cách kéo thanh trược trên dải mầu H, S, B | OK.
➔ Window | SWATCHES: cho phép tô, lưu giữ các ô màu (color), các mẫu tô (pattern) và các dải tô chuyển sắc(gradient)
- Swatch libradies: chọn thư viện màu và mẫu màu
- Show Swatch kinds: chọn các bảng màu và nhóm màu
- Swatch Option: biên tập tên, loại màu, tên của Swatch, loại màu, và các giá trị màu
- New Color Group: tạo một nhóm màu mới dựa vào các màu của đối tượng được chọn hoặc tạo một Folder nhóm rỗng
- New Swatch: tạo mẫu màu một trong Plette Swatch dựa vào màu hiện hành (Stroke hoặc fill) trong Panel Tools
- Delete Swatch: Xóa mẫu màu, các mẫu màu hoặc nhóm màu được chọn trong Palatte Swatch Sử dụng phương pháp nhấn phím Shift+kích chuột để thêm hoặc bớt khỏi vùng chọn trước khi xóa hoặc để chọn nhanh tất cả các mẫu màu chưa sử dụng Chọn Select All Unused từ menu Option của Panel rồi chọn Delete Swatch
✓ Window | STROKE: cho phép chỉnh sửa các nét để áp dụng vào các đối tượng để thay đổi nét của một đối tượng được chọn - Weight: Tăng hoặc giảm số để điều chỉnh độ dày của nét;
- Miter limit: Khi chều dài của một điểm nét (đầu nối) lớn hơn hoặc bằng 4 lần bề dày nét, đầu nối mộng vuông góc (miter join) tự động chuyển đổi thành một đầu nối vát (bevel join) Điều chỉnh giới hạn được xác lập thành 4 theo mặc định, để ghi đè xác lập này
- Caps & joins: Sáu nút này điều khiển các mũ (đầu mút) nét và các đầu nối (góc) hiển thị như tế nào Chọn từ butt, round, và projecting caps và từ miter, round, và bevel joins
- Align Stroke: căn chỉnh nét với tâm, phần bên
- trong hoặc phần bên ngoài của Path
- Dashed line: tạo một đường gạch gạch hoặc đường chấm chấm thay vì đường đậm nét Sử dụng các trường dash và gap để tạo các đường gạch gạch có mẫu hoa văn không đều Kết hợp các nút cap và join để tạo các mép gạch tròn hoặc dẹp Ví dụ, để tạo một đường chấm chấm như hình bên
Chọn Dashed line, nhập một đường gạch (dash) 0 pt và một khoảng hở (gap) 8pt, sau đó chọn nút Rounded Caps.
Tô màu chuyển sắc Gradient
Gradient là sự hòa trộn của hai hoặc nhiều màu (lên đến tối đa 32 màu) có thể được áp dụng vào vùng tô của bất kỳ hình dạng
➔ Hiển thị Panel Gradient: Window | Gradient (F9) xuất hiện Panel Gradient
- Gradient: Hiển thị Gradient hiện tại được chọn Kích chọn Gradient khác xuất hiện trong Panel Swatches
- Type: Kiểu Gradient gồm Radial và
- Fill/Stroke(X): mầu nền và màu đường viền
- Reverse Gradient: Chuyển đổi hướng của các màu xuất hiện trên thanh màu
- Aspect Ratio: Xác lập Aspect Ratio dọc theo tỷ lệ thẳng đướng cho các Gradient tỏa tròn Mặc định được xác lập sang 100%
- Gradient Slider: Điều chỉnh sự chuyển tiếp giữa các màu bên dưới nó trên thanh màu Gradient Kích đúp chuột vào vị trí muốn thêm màu chuyển tiếp để thêm màu mới vào thanh trượt
- Start Color: Màu tận cùng bên trái trên một Gradient tuyến tính hoặc màu tận cùng ở tâm trên một Gradient tỏa tròn Kích đúp chuột vào Start Color để thay đổi màu mới
- End Color: Màu tận cùng bên phải trên một Gradient tuyến tính hoặc màu tận bên ngoài trên một Gradient tỏa tròn Kích đúp chuột vào End Color để thay đổi màu mới
- Delete stop: Xóa điểm dừng màu được chọn ra khỏi thanh màu Gradient
- Opacity: Điều chỉnh độ mờ đục của được chọn trên thanh màu Gradient
- Location: Điều chỉnh vị trí của color widget được chọn trên thanh màu Gradient tương ứng với các màu khác
➔ Chọn màu cho các mốc tô chuyển bằng nhiều cách sau:
Cách 1 :Chọn đối tượng | Chọn một màu chuyển trong Panel Swatches (Trong
Panel Swatches | Chọn nút để sử dụng các thư viện dải mầu | Gradient và kích chọn danh sách chứa các Gradient theo chủ đề | Chọn một mẫu cần tô trong
Cách 2 : Chọn đối tượng | Chọn công cụ
Gradient (G) | Kích đúp chuột vào hộp màu muốn chuyển xuất hiện Panel Color | Chọn màu tương ứng
Kích chọn công cụ Fill trên thanh Toolbox | Chọn đối tượng | Kéo các con trượt để chọn màu | Nắm kéo màu vừa chọn từ hộp Fill thả vào trong Panel Swatches để lưu màu
| Chọn lại đối tượng Lúc này, hộp Fill đang được chọn | Chọn nút New Swatch ở ngay dưới Swatches hoặc chọn trong tam giác nhỏ phía trên chọn New Swatch.
Công cụ tô lưới Mesh
➢ Chức năng: tô nhiều màu trong đó màu sắc có thể chuyển theo chiều hướng khác nhau và chuyển nhẹ nhàng từ điểm này sang điểm khác
➢ Cách sử dụng: Chọn đối tượng | Chọn công cụ Mesh (U) | Kích chuột vào một vị trí bất kỳ trên đối tượng để tạo một điểm lưới (mesh point) với màu hiện hành
Khi đó các đường lưới (mesh lines ) sẽ tạo ra kéo dài từ điểm lưới đến biên của đối tượng Kích chuột vào một đường lưới sẵn có để tạo ra một đường lưới giao với đường sẵn có
- Tạo một điểm lưới mà không làm thay đổi màu hiện hành của đối tượng: Nhấn phím Shift và kích chuột vào một vị trí bất kỳ trên đối tượng
- Xoá điểm và 2 đường lưới ngang, dọc đi qua điểm lưới: Nhấn phím Alt và kích chuột vào điểm lưới
- Hiệu chỉnh điểm lưới: Dùng công cụ Mesh (U) hoặc Direct Selection (A) để chọn điểm lưới (Có thể điều chỉnh tiếp tuyến của điểm lưới) - Di chuyển điểm lưới tự do hoặc nhấn giữ phím Shift để di chuyển điểm chạy theo đường lưới
- Đổi màu của từng điểm lưới hoặc đổi màu cho cả mảng lưới (mesh patch): Chọn màu trong Color Panel, Swatches Panel hoặc sử dụng công cụ Paint Bucket để tô màu
- Tạo đối tượng tô lưới bằng lệnh: Chọn đối tượng | Chọn Object | Create Gradient
Mesh xuất hiện hộp thoại cho phép xác định các thông số lưới
Hệ thống kiến thức Bài 4 1 Yêu cầu về lý thuyết
• Trình bày được cách các thao tác thay đổi màu cho đối tượng
• Trình bày được cách tạo các panel màu;
• Trình bày được các thao tác tô màu chuyển sắc;
• Trình bày được các thao tác tô màu lưới
2 Yêu cầu về bài tập: bài tập Bài 4 3 Hệ thống các kiến thức đã học:
❖ Thay đổi chế độ màu File | Document Color Mode | CMYK Color hoặc RGB Color
❖ Thay đổi màu của một đối tượng
- Bước 2: Kích hoạt nét hoặc vùng tô bằng cách chọn hộp Stroke hoặc fill - Bước 3: Sử dụng Panel Swatches hoặc Panel Control
+ APPEARANCE (Shift+F6): cho phép sửa đổi
+ Window | COLOR: cho phép hiển thị Fill và Stroke
+ Window | Color Guide: chọn các màu và tạo các nhóm màu dựa vào màu đầu tiên hoặc màu cơ sở được chọn
+ Window | SWATCHES: cho phép tô, lưu giữ các ô màu (color) + Window | STROKE: cho phép chỉnh sửa các nét để áp dụng vào các đối tượng
LAYER
Tạo một Layer mới
Chọn nút Create new Layer ở đáy Panel Layer xuất hiện một layer mới nằm trên layer hiện được chọn.
Đổi tên Layer
Kích đúp chuột vào tên layer cần đổi tên xuất hiện hộp thoại Layer Options | Xác lập các tùy chọn:
- Name: nhập tên của Layer (hoặc Layer con)
- Color: Biểu thi mã màu của Layer Theo mặc định màu được xác lập nhưng có thay đổi bằng việc chọn một màu khác từ menu xổ xuống Color hoặc bằng cách kích đúp chuột vào mẫu màu nằm bên phải menu để chọn một màu khác
- Template: Chuyển đổi Template được chọn thành một Layer khuôn mẫu không in, điều này tự động khóa và làm mờ nội dung cùa Layer
- Lock: Khi được tích chọn, nội dung của Layer không thể được biên tập Khi được tắt, nội dung hoàn toàn có thể biên tập Chuyển đổi cùng một khóa vốn hiển thị trong cột Edit
- Show: Khi được tích chọn, nội dung của Layer sẽ được hiển thị trên Artboard Khi được tắt, nội dung của Layer sẽ được ẩn Chuyển đổi cùng một biểu tượng con mắt trong cột Visibility
- Print: Quyết định xem nội dung của Layer có thể in được hay không Theo mặc định, tất cả các Layer ngoại trừ các Layer khuôn mẫu có thể in Các Layer không in
- Preview: Hiển thị nội dung Layer bằng màu đầy đủ với cả nét và vùng tô Khi được tắt nội dung của Layer hiển thị dưới dạng các Outline
- Dim Images To: Làm mờ sự hiển thị của các ảnh được liên kết và ảnh bitmap được đặt trên Layer nhưng không thay đổi sự hiển thị của bất kỳ ảnh vector (trừ phi ảnh vector đó đã được rastedize).
Xóa Layer
Để xoá layer trong illustrator có thể thực hiện thao tác:
Kích đúp chuột vào tên layer cần xoá xuất hiện hộp thoại Layer Options | Xác lập các tùy chọn: Delete Selection
Sử dụng cột này để chuyển đổi sự hiển thị Layer, theo mặc định, biểu tượng con mắt được kích hoạt nghĩa là một nội dung của Layer nhìn thấy được trên màn hình Để tạm thời làm ẩn một Layer, kích chuột vào biểu tượng con mắt một lần Để hiển thị Layer, kích chuột tại vị trí đó một lần nữa Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng các phím tắt sau đây để thay đổi sự hiển thị Layer
- ALT + kích chuột vào biểu tượng : mở và tắt các Layer khác
- CTRL + kích chuột vào biểu tượng : chuyển đổi nội dung của Layer giữa chế độ Preview và chế độ Outline Trong chế độ Outline, biểu tượng con mắt xuất hiện rỗng
- CTRL + ALT + kích chuột vào biểu tượng : chuyển đổi tất cả ngoại trừ Layer được chọn sang chế độ Outline
- Cột lock: chuyển đổi giữa việc khóa và mở khóa khả năng biên tập nội dung của
Layer Khi rỗng, nội dung của Layer có thể biên tập đầy đủ và khi hiển thị một biểu tượng ổ khóa, Layer tạm thời không thể biên tập được
- Cột Color: hiển thị màu được sử dụng để bật sáng các vùng chọn trên Layer, bao gồm các hộp biên, đường Path, và điểm neo Mỗi Layer sử dụng một màu từ menu xổ xuống theo thứ tự chúng xuất hiện Ví dụ, Layer 1 luôn có màu xanh dương sáng, Layer 2 có màu đỏ và Layer 3 có máu xanh lá cây… Tuy nhiên, ta có thể chọn một màu khác nếu muốn trong hộp thoại Layer Option
- Cột Expand / Collapsed: hiển thị một tam giác nhỏ xám biểu thị Layer được mở rộng hoặc thu gọn Một mũi tên hướng sang phải ấn định chế độ Collapsed và mũi tên hướng xuống hiển thị chế độ Expanded
- Cột Name: đặt cho một Layer một tên duy nhất Để thay đổi tên của một Layer, kích đúp vào tên Layer để mở hộp thoại Layer Option nơi bạn có thể gõ nhập một tên tùy ý
- Cột Target: sử dụng biểu tượng Target trong cột này để chọn nhanh mọi thứ trên một Layer, Layer con, nhóm (Group) hoặc đường Path cụ thể Khi được chọn, biểu tượng Target hiển thị với một vòng kép
- Cột Selection: Cột chỉ báo Selection (ảnh được chọn) phục vụ hai chức năng Thứ nhất, nó cho biết khi nào một layer, Layer con, đối tượng hoặc nhóm được chọn Ta có thể biết được một Layer được chọn khi Layer được tô một bóng màu khác với các Layer khác và / hoặc khi một tam giác đen nhỏ xuất hiện tại mép phải trên cùng của Layer Khi một Layer, một Layer con của một Layer hoặc một đối tượng trên một Layer hoặc Layer con được chọn, một hình vuông màu nhỏ xuất hiện trong cột này Màu của hình vuông chỉ báo chọn khớp với màu được thể hiện trong cột Color, biểu thị màu được sử dụng cho các vùng chọn của Layer Ta có thể chỉnh sửa bất kỳ xác lập cột cho bất kỳ cột Layer bất cứ nơi nào
- Make / release clipping mask: Tạo các mặt nạ xén (clipping mask) từ bất kỳ hai hoặc nhiều đối tượng nằm đè lên nhau được chọn và giải phóng các đối tượng chứa bên trong một mặt nạ xén được chọn
- Create new subayer: Thêm một Layer con bên trong Layer hoặc Layer con chọn Mỗi Layer con có thể hiển thị thêm các Layer con, đường Path và nhóm Các Layer con được thụt vào để giúp nhận dạng nhanh chúng
- Create new Layer: Thêm một Layer mới ở trên Layer được chọn Để tạo
- Delete Selection: Xóa bất kỳ Layer, Layer con, đường Path hoặc nhóm được chọn Khi ảnh nằm trên Layer con, một hộp thoại cảnh báo xuất hiện giúp người sử dung n cơ hội hủy hoặc tiến hành việc xóa Bạn cũng có thể rê và thả các mục từ
Panel Layer trực tiếp vào thùng rác mini để xóa chúng mà không phải thấy hộp thoại cảnh báo
5.4.3 Menu Option của Panel Layer
- New Layer: Tạo một Layer mới nằm ngay trên Layer hiện được chọn
- New subLayer: Tạo một Layer con trong Layer hiện được chọn
- Duplicate "Layer Name": Tạo một bản sao của Layer hiện được chọn
- Delete "Layer name": Xóa Layer hiện được chọn và hiển thị tất cả nội dung của nó
- Option for "Layer Name": Mở hộp thoại Layer Options cho Layer được chọn
- Make / Release clippingMask: Tạo hoặc giải phóng một mặt nạ xén từ hai hoặc nhiều đối tượng được chọn
- Enter /Exit Iso lation mode: Đi vào hoặc thoát chế độ Isolation mode khi một đối tượng hoặc Layer được chọn trên Artboard qua Panel Layer
- Locate object: Giúp định vị một mục tương ứng trong Panel Layers khi đối tượng được chọn trong cửa sổ Document và có thể hữu dụng trong việc định vị các Layer được thu gọn
- Merge Selected: Trộn tất cả các Layer hoặc nhóm được chọn thành một Layer đơn
Ctrl + kích chuột vào các layer khác để chọn nhều Layer hoặc nhóm và trộn chúng thành Layer hoặc nhóm được chọn sau cùng Không trộn các đối tượng hoặc giữ lại các mặt nạ xén hoặc các thuộc tính cấp Layer
- Flatten Artwork: Di chuyển các ảnh bên trong tất cả Layer nhìn thấy được vào một
Layer và cung cấp tùy chọn để loại bỏ hoặc giữ lại ảnh trên các Layer được ẩn Tuy nhiên, không giữ lại các mặt nạ xén hoặc các thuộc tính Layer cấp
- Collect In New Layer: Di chuyển các đối tượng trên Artboard đến một Layer mới
- Release To Layers (sequence): Di chuyển mỗi đối tượng trên một Layer được chọn đến Layer riêng biệt của nó như được minh họa trong hình dưới đây:
- Release to Layers (Build): Di chuyển mỗi đối tượng trên một Layer được chọn đến
Layer riêng của nó và sao chép các đối tượng để tạo mooti trình tự hoạt hình tích lũy như được minh họa trong hình trên
- Reverse order: Đảo ngược thứ tự xếp tầng của các Layer, Layer con hoặc đường
Path được chọn bên trong Panel Layers
- Template: Tạo một Layer khuôn mẫu tự động khóa và làm mờ nội dung của Layer và làm ẩn một nội dung của Layer khi File được in
- Show All Layers / Hide others: Chuyển đổi sự hiển thị của tất cả ngoại trừ Layer được chọn
- Preview All Layers /outline others: Chuyển đổi chế độ xem của tất cả ngoại trừ
Layer được chọn từ khung xem Preview sang khung xem Outline Trong khung xem outline, biểu tượng con mắt trở nên rỗng để phân biệt nó với biểu tượng con mắt được thể hiện trong khung xem Preview
- Unlock All Layer / lock others: Chuyển đổi giữa khóa hoặc mở khóa khả năng hiển thị của tất cả, ngoại trừ Layer được chọn
- Paste Remember Layers: Tùy chọn này sẽ quyết định nơi ảnh được sao chép sẽ được đặt khi được dán trở lại một File hoặc được dán vào một File khác Theo mặc định tùy chọn này được tắt nhằm cho phép các mục được sao chép và được dán vào
CÔNG CỤ VẼ VÀ BIÊN TẬP HÌNH ẢNH
Nhóm công cụ Pencil (N)
➢ Chức năng: làm việc giống như cây bút chì, cho phép vẽ các đường Path (mở) và các hình dạng đóng dạng tự do, cả hai có thể có các thuộc tính Stroke và / hoặc fill
➢ Cách sử dụng: Chọn công cụ trên thanh công cụ | Vừa nhấn vừa di chuyển chuột để vẽ đối tượng | Nhả chuột để kết thúc vẽ đối tượng
➢ Chức năng: làm mềm biên các đối tượng, hình vẽ
➢ Cách sử dụng: Chọn công cụ được đặt trong menu Flyout của công cụ Pencil | Vừa nhấn vừa di chuyển chuột, nếu kích chuột tại điểm neo thì sẽ cho phép xóa bỏ điểm neo đó
➢ Chức năng: xóa bất kỳ các phần của đường Path được chọn trên cả các hình dạng tự do và các hình dạng đóng
➢ Cách sử dụng: Chọn công cụ được đặt trong menu Flyout của công cụ Pencil | Chọn đối tượng cần được chỉnh sửa | Vừa nhấn vừa di chuyển chuột để loại bỏ phần muốn xóa.
Nhóm công cụ Pen
➢ Chức năng: vẽ các đường thẳng, đường cong và ảnh có các đường Path phức tạp
➢ Cách sử dụng: Chọn công cụ trên thanh công cụ
| Lựa chọn các cách vẽ sau:
✓ Vẽ những đường line thẳng: kích chuột tại điểm neo đầu tiên, di chuyển chuột đến vị trí tiếp theo rồi kích chuột để tạo ra điểm thứ hai - 2 điểm neo sẽ kết nối với nhau… Muốn kết thúc đường line này để vẽ thêm đường line mới, nhấn giữ phím Ctrl xuất hiện khung bao quanh đường Path, kích chuột ra ngoài đường bao
✓ Khép kín một đường Path: Để khép kín một đường Path, kích về điểm bắt đầu
✓ Vẽ một đường Line cong: Nhấn giữ và di chuyển chuột để hiển thị ra các cần điều khiển tạo ra một điểm neo mềm
✓ Thay đổi hướng của đường Path: Nhấn giữ và di chuyển chuột để tạo ra một điểm neo mềm Trong khi chưa nhả chuột, nhấn giữ phím Atl và di chuyển cần điều khiển để thay đổi hướng của đường Path
✓ Vẽ một đường vòng tròn: Nhấn giữ và di chuyển chuột để tạo ra một điểm neo mềm Tiếp tục thêm các điểm và kích chuột quay về điểm bắt đầu để khép kín đường Path
✓ Xác định điểm neo là kết thúc cho hình vẽ: nhấn Crl+kích chuột ra ngoài Path hiện hành hoặc nhấn Ctrl+Shift+A hoặc Select | Deselect
✓ Di chuyển các điểm neo khi đang vẽ: trong khi đang nhấn giữ chuột để tạo điểm neo mới, hãy nhấn giữ phím SPACEBAR và di chuyển chuột để định lại vị trí cho điểm neo đó Nhả SPACEBAR và sau đó nhả chuột để đặt điểm neo
✓ Thay đổi hình dạng của các đường cong: sử dụng công cụ Direct Selection
✓ Thay đổi hướng cho các điểm neo: trong khi đang nhấn giữ chuột để xác định điểm neo, đồng thời nhấn phím Alt rồi kéo chuột vào đúng điểm neo để xóa bỏ hướng tiếp theo cho điểm neo kế tiếp, sau đó nhả chuột, nhả phím Alt hướng của điểm neo sẽ được xóa bỏ
✓ Định lại vị trí các đường chỉ hướng : Các đường chỉ hướng có thể được định lại vị trí bất cứ lúc nào trong khi đường được vẽ bằng cách rê một trong các núm chỉ hướng bằng công cụ Convert anchor point để tạo một điểm lùi hoặc rê bằng công cụ Direction Selection để di chuyển một điểm nhẵn
➢ Biên tập các đường Path
✓ Thêm điểm neo: Chọn công cụ Pen | Di chuyển chuột đến điểm muốn thêm một điểm neo mới trên đường Path Một biểu tượng dấu cộng (+) hiện lên cạnh cây bút | Kích chuột lên đường Path để tạo một điểm mới
✓ Xóa điểm neo: Chọn công cụ Pen | Di chuyển chuột Pen Tool đến gần một điểm neo Một biểu tượng dấu trừ (-) xuất hiện cạnh cây bút | Kích chuột lên điểm neo đó để xóa
✓ Chuyển đổi điểm neo: Để chuyển đổi một điểm neo mềm thành một điểm neo nhọn, di chuyển Pen Tool đến gần điểm neo và giữ phím Alt con trỏ chuột sẽ thay đổi thành hình mũi tên nhỏ | Kích chuột lên điểm neo mềm để chuyển đổi nó thành một điểm neo nhọn | Nhấn và di chuyển chuột lên điểm neo một lần nữa để thay đổi nó về thành một điểm neo mềm
✓ Di chuyển điểm neo: Chọn công cụ Direct Selection | Vừa nhấn vừa di chuyển lên điểm neo muốn thay đổi đến vị trí mới rồi nhả chuột
✓ Thay đổi hướng của điểm neo: Trong khi đối tượng đang được chọn | Giữ phím
Ctrl để chuyển nhanh thành công cụ Direct Selection rồi kích chọn vào điểm neo muốn chỉnh sửa | Nhả phím Ctrl và nhấn giữ phím Alt để chuyển nó thành công cụ Convert Anchor | Vừa nhấn vừa di chuyển cần điểu khiển để thay đổi hướng
✓ Kết nối hai đường Path: Chọn hai hình dạng cần nối, vẽ một đường Path để nối hai hình dạng, sau đó nhấn giữ phím CTRL Khi một biểu tượng trộn (merge) xuất hiện kế bên biểu tượng đây là một chỉ báo trực quan cho thấy bạn nối "thành
➢ Chức năng: chèn thêm một điểm neo mới tại vị trí bất kỳ trên đường Path được chọn
➢ Cách sử dụng: Trong khi đối tượng đang được chọn, chọn công cụ trong menu Flyout của công cụ Pen | Kích chuột vào vị trí muốn tạo điểm neo mới Hoặc di con trỏ chuột tới vị trí cần tạo neo mới, khi con trỏ chuột có dạng công cụ Add Anchor Point thì kích chuột
6.2.3 Công cụ Delete anchor point
➢ Chức năng: loại bỏ các điểm neo cụ thể ra khỏi đường Path được chọn
➢ Cách sử dụng: Trong khi đối tượng đang được chọn, chọn công cụ trong menu Flyout của công cụ Pen | Kích chuột vào điểm neo muốn xóa Hoặc di con trỏ chuột tới điểm neo cần xóa, khi con trỏ chuột có dạng công cụ Delete anchor point thì kích chuột
6.2.4 Công cụ Convert anchor point
➢ Chức năng: chuyển đổi một điểm góc thành một điểm nhẵn, và ngược lại Công cụ Convert anchor point cũng có thể chuyển đổi một điểm nhẵn thành một điểm lùi bằng cách di chuyển núm của một điểm nhẵn - một hành động tự động chuyển đổi núm thành một núm vốn hoạt động một cách độc lập
➢ Cách sư dụng: Trong khi đối tượng đang được chọn, chọn công cụ trong menu Flyout của công cụ Pen | Kích chuột vào điểm neo cần chuyển đổi Hoặc nhấn giữ phím Alt trong khi di con trỏ chuột tới điểm neo cần chuyển đổi, khi con trỏ chuột có dạng công cụ Convert Anchor Point Tool
Nhóm Công cụ Eraser
➢ Chức năng: xóa từng đoạn các đường Path, vùng tô, các đối tượng gồm các đường Path phức hợp hoặc bên trong các đường Path xén và thậm chí các đường Path bên trong các nhóm Live Paint Eraser làm việc hơi khác nhau khi các đối tượng được chọn so với khi không có các đối tượng được chọn trên Artboard
✓ Xóa không có các vùng chọn: Để xóa bất cứ nội dung trên Artboard, bất kể thứ tự xếp tầng hoặc vị trí trên các Layer riêng lẻ, đầu tiên hãy chắc chắn các đối tượng trên Artboard không được chọn, sau đó chọn công cụ Eraser trên thanh công cụ và rê qua vùng cần xóa
✓ Xóa với các vùng chọn: Để xóa một đối tượng cụ thể hoặc tập hợp đối tượng trong khi để nguyên vẹn tất cả đối tượng khác trên Artboard, chọn đối tượng trước khi chọn công cụ Eraser, sau đó rê qua chúng để xóa các phần mong muốn
✓ Ngoài việc xóa bằng tay bằng các phương pháp trước, ta cũng có thể xóa một cách sáng tạo sử dụng các phím tắt sau đây:
- Nhấn giữ phím SHIFT: Trong khi di chuyển chuột để ràng buộc đường xóa chỉ trong một góc 45 độ hoặc 90 độ Hình dưới minh họa một đường xóa góc 45 độ được ràng buộc
- Nhấn giữ phím ALT trong khi di chuyển chuột để tạo một Marquee xung quanh vùng mong muốn như được minh họa trong hình dưới đây
- Dùng phím [ để giảm kích thước và phím ] để tăng kích thước eraser tool
➢ Để điều chỉnh góc, độ tròn, và đường kính của "đầu" công cụ eraser (cục tẩy): Kích đúp chuột vào công cụ Eraser xuất hiện hộp thoại Eraser Tool Option - Angle: góc nghiêng của eraser
- Roundness: độ tròn/méo của eraser
- Size: đường kính của eraser
➢ Chức năng: cắt đối tượng theo đường thẳng
➢ Cách sử dụng: Chọn công cụ | Kích chuột vào 2 điểm tại 2 đầu đường Path muốn cắt
➢ Chức năng: cắt đối tượng theo hình dạng bất kỳ
➢ Cách sử dụng: Chọn công cụ | Nhấn giữ và kéo rê ngang qua các đối tượng để cắt rồi nhả chuột
Hệ thống kiến thức Bài 6 1 Yêu cầu về lý thuyết
• Trình bày được tổng quan về Illustrator;
• Trình bày được các khái niệm trong Illusatrator;
• Trình bày được các thao tác cơ bản trên illustrator;
2 Yêu cầu về bài tập: Bài tập bài 6
3 Hệ thống các kiến thức đã học:
Chọn nút Create new Layer ở đáy Panel Layer Chọn New Layer
Kích đúp chuột vào tên layer cần đổi tên xuất hiện hộp thoại Layer Options | Xác lập các tùy chọn:
- Name: nhập tên của Layer (hoặc Layer con)
- Color: Biểu thi mã màu của Layer
- Lock: Khi được tích chọn, nội dung của Layer không thể được biên tập
- Show: Khi được tích chọn, nội dung của Layer sẽ được hiển thị trên Artboard
- Để xoá layer trong illustrator có thể thực hiện thao tác:
- Kích đúp chuột vào tên layer cần xoá xuất hiện hộp thoại Layer Options | Xác lập các tùy chọn: Delete Selection
- Make / release clipping mask: Tạo các mặt nạ xén
- Create new subayer: Thêm một Layer con bên trong Layer
- Create new Layer: Thêm một Layer mới ở trên Layer được chọn
- Delete Selection: Xóa bất kỳ Layer 4 Các bài tập bài 6
VĂN BẢN TRONG ILLUSTRATOR
Công cụ tạo văn bản
➢ Chức năng: tạo văn bản trong Illustrator
- Bước 1: Chọn công cụ Type tool từ thanh công cụ
- Bước 2: Kích chuột vào bảng vẽ một lần để xác định điểm chèn văn bản (nơi Text sẽ bắt đầu) >> Gõ nhập nội dung Text Type sẽ chảy trong một dòng trừ khi muốn ngắt dòng (Line Break) bằng cách nhấn phím Enter
- Bước 3: Đặt lại thuộc tính tạo văn bản
+ : mầu tô và mầu đường viền chữ
+ : kích cỡ đường viền chữ
+ : độ trong suốt của mầu chữ
+ : thay đổi mầu theo chế độ bảng màu tùy chọn
- Bước 1: Chọn công cụ Type tool từ thanh công cụ
- Bước 2: Kích chuột vào bảng vẽ gõ chữ 2021
7.1.2 Công cụ Area Type Tool
➢ Chức năng: tạo khối văn bản theo hình dạng bất kỳ
- Bước 1: Chọn công cụ Area Type tool từ thanh công cụ - Bước 2: Vừa nhấn vừa kéo chuột theo đường chéo để xác định vị trí, kích cỡ khung cho đoạn văn bản | Gõ nhập nội dung Text
Chọn công cụ Selection | Kích chuột vào đoạn văn bản để chọn | Kích đúp chuột vào công cụ Type xuất hiện hộp thoại Area Type options cho phép điều chỉnh chiều rộng và chiều cao, số hàng và số cột, kích cỡ Gutter (gáy), khoảng cách inset (lề), và các tùy chọn đổ text trong một hộp Type Area hiện có
➔ Thay đổi hình dạng khung cho Type Area Tool:
Sử dụng công cụ Direct Selection để thêm, xóa, chỉnh sửa hình dạng khung tương tự như thao tác chỉnh sửa đối tượng
7.1.3 Công cụ Type on a Path
➢ Chức năng: Tạo văn bản trên đường dẫn
- Bước 1: Chọn công cụ từ thanh công cụ
- Bước 2: Kích chuột vào mép của đường Path rồi gõ nhập nội dung văn bản
➢ Định dạng văn bản trên đường dẫn: Chọn khối text Type on A path bằng công cụ
Selection | Kích đúp chuột vào công cụ Type on a path xuất hiện hộp thoại Type on a path options:
- Align to Path: căn lề văn bản so với đường dẫn
- Spacing: khoảng cách giữa các chữ
- Priview: tùy chọn được bật chế độ xem trước các thay đổi
Có thể định dạng văn bản bằng cách: Type | Type on a Path | Chọn một trong các tùy chọn tương ứng
➢ Lật và di chuyển văn bản: Sử dụng công cụ selection để vừa nhấn vừa di chuyển biểu tượng điểm giữa từ một phía của đường path sang phía kia rồi nhả chuột
❖ Chức năng: Soạn từng ký tự văn bản theo chiều dọc (như các ký tự tiếng Nhật)
- Bước 1: Chọn công cụ trên thanh công cụ
- Bước 2: Kích chuột vào điểm chèn | Gõ nhập văn bản
Sử dụng Panel Character, Paragraph và OpenType để áp dụng công cụ Vertical Type Hoặc kích đúp chuột vào công cụ Vertical Type xuất hiện hộp thoại Area Type Option
7.1.5 Công cụ Vertical Type on a Path
➢ Chức năng: chèn văn bản đứng vào một đường dẫn
➢ Cách sử dụng: Vẽ các đường bằng công cụ Pen, Pencil, Paintbrush, Line, Arc, Blob Brush hoặc một công cụ trong nhóm công cụ Shape
| Trong khi đường dẫn đang được chọn, chọn công cụ từ menu Flyout của công cụ Type
| Kích chuột vào mép của hình dạng | Gõ nhập nội dung văn bản
➢ Cách điều chỉnh văn bản nằm trên đường dẫn: Chọn khối văn bản Vertical Type on A path bằng công cụ Selection | Kích đúp chuột vào công cụ Vertical Type on
A path xuất hiện hộp thoại Type on a path options
- Effect: hiệu ứng cho văn bản
- Align to path: văn bản so với lề đường dẫn
- Spacing: khoảng cách giữa các ký tự.
Định dạng văn bản
➔ Chức năng: xác lập font, kích cỡ, khoảng cách giữa các ký tự, các từ
➔ Hiển thị Panel Character: Window | Type | Character hoặc nhấn Ctrl+T
- Font: danh sách các Font có sẵn trên máy tính
- Font style: các style riêng biệt theo font bao gồm Bold, Italic, Bold itallic, Semibold,
Semibold italic, Black, Roman, Light…
- Font size: kích cỡ point
- Leading: khoảng cách giữa dòng
- Kerning: khoảng cách giữa các từ
- Tracking: khoảng cách giữa các ký tự
➔ Chức năng: xác lập việc căn chỉnh (Alignmet), canh lề (justification), thụt dòng (indent), và khoảng cách (spacing) trước hoặc sau các đoạn
➔ Hiển thị Panel Paragraph: Windows | Type | paragraph
- : căn lề cho đoạn văn bản được chọn
- Left inden: Dịch chuyển mép trái của văn bản được chọn sang phải/sang trái so với lề khung dựa vào số point dương hoặc âm
- Dight indent: Dịch chuyển mép phải của văn bản đươợc chọn sang trái/sang phải so với lề khung dựa vào số point dương hoặc âm
- First - line left indent: Dịch chuyển dòng đầu tiên của đoạn văn bản được chọn sang bên phải/bên trái
- Space before paragraph: Khoảng cách giữa đoạn văn bản được chọn so với đoạn văn bản phía trên
- Space After paragraph: Khoảng cách giữa đoạn văn bản được chọn so với đoạn văn bản phía dưới
- Hyphenate: Khi được bật, các quy tắc thêm dấu nối mặc định được áp dụng
➔ Menu Options - Roman Hanging Punctuation: Khi được bật, định dạng ký hiệu đầu dòng văn bản nằm ở ngoài khung Type Area như được minh họa trong hình dưới đây:
- Adode single-line composer điều chỉnh cách đổ bên trong một hình dạng Type Area
- Adode every-line composer điều chỉnh composition dựa vào toàn bộ khối văn bản thay về điều chỉnh Type theo từng dòng
➢ Chức năng: sử dụng panel OpenType khi tận dụng các point Open Type để áp dụng các ký tự luân phiên vào Type như các chữ ghép chuẩn, phân số và số thứ tự Một Point là TrueType biểu tượng xuất hiện kế bên tên của point trong menu Type |
➢ Hiển thị Panel OpenType: Window | Type | OpenType hoặc nhấn Alt+Ctrl+Shift+T
➢ Cách sử dụng: chọn văn bản cần chỉnh sửa | Kích chọn vào các nút chuyển đổi trên
Panel OpenType Tuy nhiên không phải tất cả các tính năng đều được áp dụng với mọi kiểu chữ
Hệ thống kiến thức Bài 7 1 Yêu cầu về lý thuyết
• Trình bày được cách tạo văn bản;
• Trình bày được cách định dạng văn bản;
• Tạo và định dạng được văn bản
2 Yêu cầu về bài tập: Bài tập bài 7
3 Hệ thống các kiến thức đã học:
Chọn nút Create new Layer ở đáy Panel Layer Chọn New Layer
Kích đúp chuột vào tên layer cần đổi tên xuất hiện hộp thoại Layer Options | Xác lập các tùy chọn:
- Name: nhập tên của Layer (hoặc Layer con)
- Color: Biểu thi mã màu của Layer
- Lock: Khi được tích chọn, nội dung của Layer không thể được biên tập
- Show: Khi được tích chọn, nội dung của Layer sẽ được hiển thị trên Artboard
- Để xoá layer trong illustrator có thể thực hiện thao tác:
- Kích đúp chuột vào tên layer cần xoá xuất hiện hộp thoại Layer Options | Xác lập các tùy chọn: Delete Selection
- Make / release clipping mask: Tạo các mặt nạ xén
- Create new subayer: Thêm một Layer con bên trong Layer
- Create new Layer: Thêm một Layer mới ở trên Layer được chọn
- Delete Selection: Xóa bất kỳ Layer
Mở phần mềm thiết kế đồ hoạ thiết kế bản quảng cáo sau:
1 Pha dải màu cam vẽ các hình chữ nhật, hình thang, sử dụng pathfinder tạo hình theo mẫu
2 Vẽ các hình theo mẫu 3 Nhập chữ và hoàn thiện mẫu
HIỆU ỨNG
Hiệu ứng 3D
8.1.1 Hiệu ứng Extrude & Bevel Nhóm hiệu ứng
▪ Chức năng: Hiệu ứng Extrude & Bevel là nhóm hiệu ứng tạo khối và vát cạnh cho đối tượng
▪ Cách sử dụng : Để tạo hiệu ứng Extrude & Bevel | vào Effect | 3D | Extrude & Bevel
Ví dụ : Tạo hiệu ứng Extrude & Bevel cho hình chữ nhật
▪ Chức năng: Hiệu ứng Revolve là nhóm hiệu ứng tiện tròn shape tiết diện cho đối tượng
▪ Cách sử dụng: Để tạo hiệu ứng Rovole| vào Effect | 3D | Rovole|
▪ Chức năng: Hiệu ứng Revolve là nhóm hiệu ứng tiện tròn shape tiết diện cho đối tượng
▪ Cách sử dụng: Để tạo hiệu ứng Rotate vào Effect | 3D | Rotate |
Hiệu ứng Distor & Transform
▪ Chức năng: Hiệu ứng Distor & Transform là nhóm hiệu ứng biến dạng đối tượng
▪ Cách sử dụng: Để tạo hiệu ứng Distor & Transform vào Effect | Distor & Transform
- Free Distor: Dùng để biến dạng tự do một đối tượng hình học
– Pucket and Bloat: Nén ép hoặc thổi phồng một đối tượng
– Roughen: Làm cho các đường cong trở nên “gồ ghề” hoặc cách đối tượng bị
“rách” từ viền trở vào, theo cách ngẫu nhiên
– Transform: Thu/phóng, di chuyển, xoay… đối tượng theo những thông số nhất định
– Tweak: Cũng dùng để làm biến dạng đối tượng một cách ngẫu nhiên
– Twist: Dùng để vặn xoắn đối tượng
– ZigZag: Có tác dụng gần giống lệnh Roughen nhưng làm cho các điểm neo dịch chuyển những đoạn bằng nhau, chứ không biến dạng ngẫu nhiên như lệnh Roughen.
Hiệu ứng Stylize
▪ Chức năng: Hiệu ứng Stylize là nhóm hiệu ứng biến dạng đối tượng
▪ Cách sử dụng: Để tạo hiệu ứng Stylize vào Effect | Stylize
- Drop Shadow: Tạo bóng cho đối tượng
– Feather: Làm mờ từ viền vào trong
– Inner Glow: Tạo phát sáng phía trong (bị chiếu sáng)
– Outer Glow: Tạo phát sáng phía ngoài (tự phát sáng)
– Round Corners: Dùng để bo tròn các đỉnh nhọn của đối tượng thành đỉnh tròn tùy theo xác định bán kính góc bo tròn
– Scribble: Biến dạng bề mặt như bức vẽ nguệch ngoạc
- Rasterize: Chuyển đối tượng về thuộc tính Bitmap
- Nhóm SVG Filters: Các mẫu bộ lọc được tạo sẵn hoặc tự thêm vào các mẫu khác
Nhóm Warp: gồm 15 loại biến dạng đối tượng Kế bên có cái icon nhỏ mô tả rất dễ hiểu, bạn cứ thỏa mái trải nghiệm nha!
Hệ thống kiến thức: Bài 8 1 Yêu cầu về lý thuyết
• Trình bày được cách tạo văn bản;
• Trình bày được cách định dạng văn bản;
• Tạo và định dạng được văn bản
2 Yêu cầu về bài tập: Bài tập bài 8
3 Hệ thống các kiến thức đã học:
- Hiệu ứng Extrude & Bevel là nhóm hiệu ứng tạo khối và vát cạnh cho đối tượng
- Hiệu ứng Revolve là nhóm hiệu ứng tiện tròn shape tiết diện cho đối tượng
- Hiệu ứng Revolve là nhóm hiệu ứng tiện tròn shape tiết diện cho đối tượng
❖ Hiệu ứng Distor & Transform: Hiệu ứng Distor & Transform là nhóm hiệu ứng biến dạng đối tượng
- Free Distor: Dùng để biến dạng tự do một đối tượng hình học
– Pucket and Bloat: Nén ép hoặc thổi phồng một đối tượng
– Roughen: Làm cho các đường cong trở nên “gồ ghề” hoặc cách đối tượng bị
“rách” từ viền trở vào, theo cách ngẫu nhiên
– Transform: Thu/phóng, di chuyển, xoay… đối tượng theo những thông số nhất định
❖ Hiệu ứng Stylize: Hiệu ứng Stylize là nhóm hiệu ứng biến dạng đối tượng
- Drop Shadow: Tạo bóng cho đối tượng
– Feather: Làm mờ từ viền vào trong
– Inner Glow: Tạo phát sáng phía trong (bị chiếu sáng)
– Outer Glow: Tạo phát sáng phía ngoài (tự phát sáng)
Sử dụng hiệu ứng trong Illstratror để thiết kế các hình sau: